Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Nhà báo và mặt trận An Lộc (P3)

Bình Long, mùa hạ nhớ!

Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt
Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau
Quốc lộ 13 chan máu đỏ ngập đầu
Có vang dội cũng đổi nhiều xác chết
Xin hãy cho em nguyện cầu tha thiết
Mãi yên bình như tên của quê hương
An Lộc, Bình Long nỗi nhớ khôn lường
Cho em gởi trái tim về bên ấy.
Phạm ngọc Phi
Mùa hạ 2000
http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_LS/ANLOC/LHCCSHTD_LS_ANLOC_AnLocBinhLongAnhDungVNCH_2011OCT08.htm

Nhà báo và mặt trận An Lộc (P3)

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-02

000_SAPA990223249350.jpg
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa được di tản bằng trực thăng tại Quảng Trị ngày 30 tháng 6 năm 1972. Ảnh minh họa.
AFP photo 
 
 Trong hai bài trước, Nam Nguyên đã kể lại câu chuyện trực thăng vận thành công vào An Lộc ngày 13/6/1972, anh phỏng vấn tướng tử thủ Lê Văn Hưng và gởi tường trình đặc biệt về Hệ thống Truyền thanh Quốc gia; Trong bài thứ 2, Nam Nguyên thuật lại sự kiện anh trở lại An Lộc ngày 7/7/1972 tham gia chuyến đi được bảo mật chặt chẽ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hôm nay trong bài thứ ba, Nam Nguyên lúc đó là Đặc phái viên Hệ thống truyền thanh Quốc gia ghi nhớ những kỷ niệm khó quên, khi mặt trận An Lộc đang ở đỉnh điểm các cuộc tấn công của đại quân Cộng sản Bắc việt.
Ba phóng viên rơi trực thăng giữa rừng An Lộc
Mùa hè năm 1972, An Lộc là chiến trường thách đố với các nhà báo, một thị xã nhỏ bé cách thủ đô VNCH non 60 km bị 40.000 quân Cộng sản Bắc Việt có xe tăng, pháo binh, pháo phòng không yểm trợ vây hãm tấn công gần ba tháng. Các phóng viên chiến trường ở Nam Việt Nam lúc đó đều muốn vượt vòng vây vào An Lộc để làm phóng sự. Ở giai đoạn ác liệt của mặt trận An Lộc, vào ngày 29/4/1972 chúng tôi lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống truyền thanh quốc gia (VTVN) đã cùng hai nhà báo khác đi vào An Lộc, nhưng trực thăng bị trúng đạn phải hạ cánh khẩn cấp trong vòng vây của quân Cộng sản.
Ngày 29/4/1972 là ngày thứ 22 An Lộc bị phong tỏa, đường bộ từ Chơn Thành theo QL13 bị cắt ở chốt Suối Tầu Ô xóm Ruộng, hỏa lực địch mạnh đến nỗi lực lượng giải vây với các đơn vị tinh nhuệ như nhảy dù, thiết giáp và bộ binh chịu nhiều thiệt hại nhưng đều không thể phá chốt được. Vì thế chúng tôi quyết định thử lửa với trực thăng của Phi đoàn 223 Sư đoàn 3 Không quân VNCH. Nhóm anh em nhà báo gồm chúng tôi Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ thống truyền thanh quốc gia (VTVN), Thế Hải Đài Tiếng Nói Tự Do (VOF) và Dương Phục Đài Tiếng Nói Quân Đội. Chúng tôi đã lên tàu ở bãi đáp cạnh rừng cao su non Lai Khê. Lúc đó chúng tôi nghĩ là bay vào tử địa thì kiếm một chỗ ngồi bệt trên sàn trực thăng sẽ chẳng ai đuổi xuống.
Nhưng không phải như vậy, ở mốc thời gian 41 năm sau chiến trường An Lộc, năm 2013 chúng tôi tình cờ gặp lại cựu Trung úy phi công Võ Văn Cơ, phi công chính của chuyến bay định mệnh tháng 4/1972 và mời ông thăm Đài RFA. Diễm Thi của Ban Việt Ngữ đã đề nghị cựu trung úy phi công Võ Văn Cơ cùng chúng tôi tham gia chương trình Video Cuộc Sống Quanh Ta với cuộc hội ngộ đầy bất ngờ và cảm động. Cựu Trung Úy phi công Võ Văn Cơ cho biết phi công phụ của chuyến bay là Thiếu úy Trương Phương Tuyên hiện cũng định cư ở Hoa Kỳ. Nhớ lại câu chuyện 41 năm trước cựu phi công Võ Văn Cơ nói:
“Tư lệnh của chiến trường cấm tất cả các phóng viên sợ nguy hiểm cho họ, thứ nhất là để giữ bí mật quân số vì lực lượng đối phương lúc đó tới ba công trường với ý đồ của đối phương là chiếm lĩnh tỉnh Bình Long, cuối cùng thì họ không khuất phục được ý chí chiến đấu của mình, ta vẫn chiếm lại được. Ngày mà tôi gặp anh Tiến này tại bãi đổ quân của nhảy dù ở phi trường Lai Khê, khi anh lên phi cơ rồi thì tôi trình lại cấp trên là tại sao có phóng viên lên máy bay? cuối cùng ông Chỉ huy trưởng nói thôi được cứ cho phóng viên lên.”
Trong thời gian này áp lực của cộng quân đang mạnh nhất, đối phương đã mở đợt tấn công thứ 4 thứ 5 và trong tháng 5 /72 thì thêm vài đợt tấn công nữa, tất cả đều có xe tăng, pháo binh và pháo phòng không yểm trợ. Trước các đợt tấn công có lúc địch quân pháo tới hơn 8.000 quả đạn trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Cựu Trung tá nhảy dù Bùi Quyền lúc đó là Thiếu tá trưởng Ban 3 hành quân Lữ đoàn 1 nhảy dù, đơn vị tiếp viện trực tiếp chiến đấu bên trong An Lộc. Từ Bắc California Hoa Kỳ ông Bùi Quyền kể lại là quân đội và thường dân thương vong rất nhiều vì các trận mưa pháo của của địch quân.
“Thời gian đó trung bình cứ 2-3 giây là có một quả đạn rơi vào An Lộc rồi thành thử không chỗ nào không trúng.”
Trở lại chuyến đi ngày 29/4/1972 của nhóm nhà báo chúng tôi, tôi nhớ lại đường bay vào An Lộc rất gần, suốt dọc phi trình phi công bay sát đầu ngọn cây cao su để tránh hỏa tiễn tầm nhiệt SA7, tránh cao xạ phòng không đạn nổ hai lần, nhưng không tránh được đại liên và ngay cả súng AK.
Hôm đó đoàn trực thăng trong đó có chiếc chở chúng tôi không đáp được xuống bãi Xa Cam, địch quân pháo kích mù trời, không một chiếc nào nào đáp được hẳn xuống đất để tản thương. Trực thăng giữ độ cao lơ lửng và bốc lên ngay, nhìn qua khoảng trống của chiếc UH1D chúng tôi nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, một số thương binh còn đủ sức đã đu càng trực thăng, người chậm hơn yếu hơn lại nắm lấy cổ chân đồng đội,  trực thăng bốc lên cùng với chiếc thang người đong đưa.
Cả ba chúng tôi Thế Hải, Dương Phục và Nguyễn mạnh Tiến chưa kịp nhảy xuống thì trực thăng bốc lên, bên tai tiếng súng liên thanh bắn vào máy bay, tiếng đạn cối, hỏa tiễn 122 ly nổ liên hồi trên bãi đáp mù mịt khói lửa; hai xạ thủ trên trực thăng cũng khạc đại liên về hướng rừng cao su. Anh Thế Hải cựu phóng viên Đài Tiếng nói Tự do (VOF) hiện nay định cư ở Hawaii Hoa Kỳ, lần đầu tiên sau 40 năm tôi tìm được số điện thoại và liên lạc với anh. Anh Thế Hải rất xúc động kể lại câu chuyện cũ như hệt một đoạn phim quay chậm:
“Lúc đến bãi Xa Cam nhìn một chiếc xuống trước, Việt Cộng họ pháo kinh khủng từ các đồi xung quanh kinh hoàng vô cùng, các thương binh ra để được chở đi pháo Việt Cộng ‘phơ’ tới bãi đáp tung bụi mù. Chiếc máy bay của mình với Tiến và Dương Phục đảo qua một cái thì phi công không thể xuống được vì máy bay đã bị trúng đạn. Trong lúc đó mình nhiệm vụ vừa là phóng viên truyền thanh VOF vừa cầm cái máy chụp hình vừa nói vào máy hình ảnh diễn ra tại đó…trong lúc bấm máy thì thấy máy bay trước mình binh sĩ họ nhào lên, họ bám vào càng trực thăng, máy bay bốc lên vì không thể chở nhiều thương binh…Lúc đó mình hoảng loạn rồi cứ thế bấm máy, phía xa thấy một máy bay tự nhiên có một móc xích mấy người binh sĩ bám vào càng rồi hai ba anh lại bám vào chân người bám vào càng nữa. Mình ghi được cảnh trực thăng  bay cao lên, chắc là sức gió và sức chuyển động mạnh quá, có một anh đã rớt khỏi cái chân của anh binh sĩ bám trên càng đó. Mình bấm, ai ngờ về sau họ đưa lên tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ thì lúc bấy giờ mình mới biết hình ảnh mình đã ghi được.” 

4253555048_6f1ab5ccd8_z.jpg
Trực thăng đổ quân Dù tăng viện, đồng thời vội vã tải thương binh ra khỏi mặt trận An Lộc năm 1972.
Cựu Trung úy phi công Võ Văn Cơ, trong cuộc hội ngộ với chúng tôi ở phòng thu hình của RFA năm 2013 đã làm rõ hơn về việc ông bị thương và máy bay bị hư hại nên không thể đáp xuống bãi đáp. Ông nói:
“Khi tôi trúng đạn bên vai phải rồi thì tôi báo cho chiếc CNC liền xác nhận tôi bị thương rồi, máy bay tôi vẫn còn lơ lửng tôi thấy không đưa được phóng viên xuống, hỏa lực địch bắn rát, mũi phi cơ khói xịt lên như vậy trúng bình điện rồi, may mà nó không bị gián đoạn. Nhưng tôi nhận xét âm thanh máy bay vẫn còn đều nên tôi quyết định bay ra. Nếu tôi đáp xuống ở lại đó thì anh và tôi giờ này cũng là đống xương nằm đó thôi chứ không còn nữa! Địch bắt đầu pháo, nhảy dù cáng thương binh đi ra thì mấy chiếc kia bốc về luôn, chiếc nào ra được là đi chiếc đó không có chần chừ, vừa bị pháo mà hai bên ở thế cài răng lược với nhau không thể chần chừ được. Tôi cất cánh đi ra không dám bay trên QL13 nữa bởi vì đối phương hai bên đã án ngữ nhau rồi. Tôi lên khoảng 5 hoặc 6 dậm thì nhìn thấy ở Đông Nam tay trái có một khu rừng nguyên si chưa có vết bom đạn nào hết là tôi xuống liền. Khi tôi báo CNC trong hợp đoàn tôi họ nghe hết, lúc này tôi không còn liên lạc được với ai nữa, hệ thống vô tuyến đứt luôn rồi. Lúc đó có chiếc Gunship đã xả hết rocket và đạn mini gun rồi, nó nhẹ hơn và xà xuống sau lưng tôi liền. Nó bốc được cho tôi một copilot hai xạ thủ và 3 anh phóng viên này. Tới giờ này tôi vẫn nghĩ là nhờ ơn trên mà còn nguyên vẹn hết chỉ phải bỏ chiếc máy bay.”
Tôi nhớ lại Trung úy Võ Văn Cơ là người cuối cùng rời chiếc trực thăng bị trúng đạn bốc khói và phải đáp khẩn cấp, trong lúc người xạ thủ bên trực thăng vũ trang Gunship vẫy tay lia lịa gọi chúng tôi chạy qua mau. Trung Úy Cơ còn làm một số thao tác trên bảng điều khiển, tôi nghĩ là ông Cơ đã vô hiệu hóa các tần số liên lạc.
Thật ra lúc đó mọi sự diễn ra nhanh lắm, bây giờ hồi tưởng lại như một khúc phim quay chậm hiện rõ sự khủng khiếp của chiến tranh. Lần đầu tiên liên lạc với anh Thế Hải sau 40 năm, anh Thế Hải đã kể lại tâm trạng của anh khi máy bay chở chúng tôi phải đáp khẩn cấp trong khu vực do địch quân kiểm soát. Cựu phóng viên VOF Thế Hải kể lại:
“Mình nghĩ chắc đây là ngày cuối cùng của đời phóng viên rồi…Tôi lại sinh ngày 20/4 ngày bị nạn là 29/4, từ đó mình coi như ngày sinh nhật thứ hai của mình được sống lại. Lúc máy bay đáp khẩn cấp xuống một bãi cỏ, tôi còn nhớ rằng anh em mình hò nhau là phải ra khỏi máy bay sợ nó cháy. Rồi một chiếc Gunship từ đâu xà tới, một chiếc nó bắn yểm trợ xung quanh, một chiếc nó bốc anh em mình lên; trong lúc đó nghe tiếng súng AK nổ chát chúa cứ mỗi lúc một gần, mình nghĩ chắc là anh em mình kể như bị bắt rồi, trong lúc đó mình bảo thôi nếu bị bắt rất đau khổ thì thà rằng xin được chết ngay tại trận.”
Ngay từ khi lơ lửng ở bãi Xa Cam với cảnh pháo kích, tiếng súng của xạ thủ quạt lia lịa về hướng các bờ từng cao su, chúng tôi đã tường thuật vào trong máy, khi lên được chiếc Gunship tôi cũng tiếp tục nói vào máy. Khi về tới Lai Khê, cả ba chúng tôi xúm lại để phỏng vấn người phi công bị thương. Cả ba Đài Phát Thanh hôm đó đều có bài tường thuật sôi nổi. sau đó, chúng tôi cũng viết bài phóng sự trên báo Sóng Thần. Cựu Trung úy phi công Võ Văn Cơ nhớ lại:
“Sau chuyến bay ngày 29/4 và cứu được phóng viên rồi, thì ba ngày sau trên tờ báo Sóng Thần tôi đọc được bài viết ‘ cảm ơn nhân viên phi  đoàn 223 đã cứu mạng sống các phóng viên’ hôm đó tờ báo Sóng Thần ra ngày 2 tháng 5, tôi vẫn còn nhớ.”
Bay trực thăng vào An Lộc những ngày đó thật là nguy hiểm, sau chúng tôi hai ngày hôm 1/5/1972,  Điện ảnh viên quân đội Nguyễn Ngọc Bình ở trong số 11 người kể cả phi hành đoàn, đã hy sinh vì trực thăng của họ bị bắn rơi trên phi trình vào An Lộc. Sau này, một đồng nghiệp của phóng viên Nguyễn Ngọc Bình là anh Đỗ Văn Mỹ đã theo cánh quân Trung đoàn 15 giải tỏa quốc lộ 13, anh đi bộ 15 km đường rừng từ Tân Khai theo hướng An Lộc và tìm thấy chỗ trực thăng bị bắn rơi. Di hài phóng viên điện ảnh Nguyễn Ngọc Bình chỉ còn xương cốt nhưng các reel phim 16 ly và máy quay cháy nám vẫn quàng trên xương ngực. Đỗ Văn Mỹ được biết nhiều hơn với tục danh Mỹ Voi vì người anh cao lớn, Mỹ Voi đã gom xương cốt người bạn thân vào hai thùng đạn súng cối và xin trực thăng tản thương chuyển về Saigon. Bà quả phụ Nguyễn Ngọc Bình sau đó xác nhận đúng là di cốt của chồng, nhờ một vết tích riêng ở răng của anh.
Sau chuyến bay định mệnh ngày 29/4/1972, phải 44 ngày sau tức 13/6/1972 chúng tôi mới vào được An Lộc phỏng vấn Tướng Lê Văn Hưng để gởi về bài tường trình tại chỗ và đến ngày 7/7/1972 chúng tôi trở lại An Lộc theo chân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Mặt trận An Lộc là một chiến trường đầy thách đố với các nhà báo. Riêng đối với chúng tôi nó là phần quan trọng nhất trong cuộc đời phóng viên của mình.

Cuộc hội ngộ 41 năm từ chiến trường An Lộc 

http://youtu.be/8exy5Ne0zIo

  

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-radio-journalist-n-battle-of-an-loc-p3-nn-01022015131417.html

Cựu quân nhân hoàn thành khu mộ Tử Sĩ Charlie





Huỳnh Mai St.8872- Đồng đội chiến hữu




TRI ÂN TPB/QL.VNCH
3-1-2015, 11: 30 PM
Nghĩa cữ cao đẹp của các anh tìm lại mồ mã, hài cốt các bạn bè, chiến hữu năm xưa, trên khắp cá mặt trậ 4 vùng chiến thuật, để qui tựu về vùng 5 chiến thuật của mỗi địa phương tỉnh thàh, cho đồng bào chiến sĩ mỗi vùng chiến thuật chăm sót mồ mã và hương khói nhớ ơn anh chiến sĩ Ql.VNCH bảo vệ Tự Do Miền Nam VN .
Các anh chiến sĩ Thương Phế Binh QL.VNCH rất can trường và can đãm vượt qua mọi thử thách hoàn cảnh khó khăn cũa một chế độ đối xử phân biệt TPB Ngụy quân VNCH. Các anh bất chấp sức khỏe, bệnh tật vì một phần cơ thể của các anh bỏ lại chiến trường năm xưa. Các anh đã thể hiện sự hy sinh cao cả bảo vệ cấp chỉ và đồng đội mình trên con đường hoạn lộ rút quân ra khỏi vùng chiến thuật...Thật sự các anh là lá chắn, làm bia đở đạn cho cấp chỉ huy và đơn vị mình rút quân được an toàn. Hôm nay các anh một lần nũa hy sinh thân xác già nua, thiếu phần thân thể của các anh. Và đã thể hiện Tình Đồng Đôi; Tình Chiến Hữu, là tính thần Huynh Đệ Chi Binh, có tính chiến đấu ngoan cường, bất khuất dân quân Miền Nam trước giặc công miền Bắc Xăm lăng Miền Nam
Toàn thể chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhớ ơn , và Tổ quốc vinh danh chiến sĩ TPB./QL.VNCH

Huỳnh Mai St.8872




  
 
 
 
   
Tòng Thanh Phạm đã thêm 12 ảnh mới.
 
Tòng Thanh Phạm 
 
Ngày 1/1/2015
Cựu quân nhân hoàn thành khu mộ Tử Sĩ Charlie

Hôm nay, ngày đầu năm 2015 chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH cùng với anh em thương phế binh và một số hậu duệ từ nhiều nơi cùng tiến về Chơn Thành, Bình Phước để cúng viếng những ngôi mộ vừa hoàn thành do các Tình nguyện viên đi tìm hài cốt tử sĩ tại Dakto -Tân Cảnh, Kontum trong 2 đợt, đợt 1 ngày 7/11/2014 và đợt 2 ngày 22/11/2014, câu chuyện bắt đầu từ ngày 15/10/2014 do anh Phạm Trung Hiếu khởi xướng gây qủy vận động.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 1/1/2015 từ khắp các nơi bằng nhiều phương tiện các anh em tề tựu đông đủ tiến về khu mộ vừa hoàn thành, trong số đó có anh Bình TPB cụt 2 chân, 2 phụ nữ đại diện Nữ Quân Nhân, và anh Dương Tiểu đoàn 52 BĐQ bị cụt một chân phải là người trách nhiệm xây dựng bảo quản khu mộ này…
Sau khi sắp xếp lễ vật hoa quả, anh em cùng nhau thắp nhang đều khắp các mộ và hóa vãng gởi những đồ dùng cho người âm.
Sau đó anh em đã cùng nhau dùng bữa dã ngoại hàn huyên tâm sự về một thời đã qua …
Ảnh 1 :Đọng lại trong tôi sau chuyến thăm khu mộ các Tử sĩ Charlie là hình ảnh anh TPB cụt 2 chân chống nạn đi thăm những chiến hữu đã nằm xuống.


VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM CHARLIE
VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM TRI ÂN TỬ SĨ CHARLIE (đầu năm 2015)

Kính thưa Trời Đất và hồn thiêng sông núi Tổ Quốc Việt Nam,
Hôm nay là ngày đầu năm 2015, nhằm ngày 11 tháng 11 năm Giáp Ngọ.
Hôm nay tại đây, chúng tôi là những cựu quân nhân QLVNCH cùng với anh em thương phế binh và một số hậu duệ từ nhiều nơi đến đây xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các Anh hùng Tử sĩ đã “vị quốc vong thân” hy sinh vì một tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta.
Riêng câu chuyện ngày hôm nay bắt đầu từ ngày 15/10/2014 do anh Phạm Trung Hiếu khởi xướng gây qủy vận động và tuyển Tình nguyện viên đi tìm hài cốt tử sĩ tại Dakto -Tân Cảnh, Kontum.
Ngày 7/11/2014 khởi đầu đợt 1 kết qủa tìm được một ngôi mộ tập thể 20 hài cốt của Sư Đoàn 23 Bộ Binh trong số đó có Trung úy Nguyển Chánh và 19 chiến sĩ vô danh, 01 hài cốt của anh Vỏ văn Đô TĐ34 BĐQ. Ngày 22/11/2014 tiếp tục đợt 2 tìm được 04 ngôi mộ không tên của toán biệt kích tại xã Kroom gần huyện Sa Thầy Komtum.
Kính thưa, mục đích chính của chúng tôi là muốn tìm cho được hài cốt cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo tại đồi Charlie, nhóm tình nguyện viên do anh Vỏ Phùng Dương TPB BĐQ cụt một chân làm Trưởng nhóm cùng với vợ chồng Trang Phạm người địa phương tìm đường lên được đến đỉnh đồi và phải dã trại ròng rả 3 ngày... khi đến được hầm chôn người anh cả Tiểu Đoàn 11 nhảy dù thì còn thấy được vài mẩu xương vì đã trên 40 năm tất cả đã bị mục rữa theo thời gian, anh em bèn lấy một số đất cát tro bụi và gom nhặt những di vật của TĐ 11 Nhảy Dù còn sót lại rải rác trên đồi đem về chôn cất lập đền thờ tưởng niệm Tri Ân các Anh Hùng Tử Sĩ.
Riêng một số hài cốt đã lưu giử từ trước được tìm thấy tại BCH của Tướng Lê Văn Hưng ở An Lộc, gồm 06 bộ hài cốt trong đó có một hài cốt có thẻ bài tên là Phạm văn Hiệp.
Chúng tôi kính cẩn cúi đầu thành kính tri ân trước vong linh các chiến sĩ đã hy sinh vì chính nghĩa cho lý tưởng Tự Do. Chúng tôi khấn nguyện cầu mong thế hệ đi trước “sống hiển hách, thác linh thiêng” xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc và dân tộc Việt Nam sớm được sống trong một xã hội được tôn trọng đầy đủ quyền con người. Cầu mong vong linh các Anh hùng Tử sĩ sẽ dẫn dắt thế hệ tương lai của đất nước tiếp nối con đường cha ông đã đi một lòng vì Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam.
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Huỳnh Công Thuận

 https://www.facebook.com/vietnamCH?fref=photo

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Nhà báo và mặt trận An Lộc (P2)

Nhà báo và mặt trận An Lộc (P2)

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-02
an-loc-tt-thieu-622.jpg
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (thứ 2 từ phải sang) đã có một quyết định dũng cảm, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất để tôn vinh những chiến binh tử thủ An Lộc, ngày 7/7/1972.
Hình chụp từ báo trước đây

Tháp tùng TT Nguyễn Văn Thiệu vào An Lộc

An Lộc tỉnh lỵ Bình Long là một trong ba mặt trận ác liệt nhất trong mùa hè đỏ lửa 1972.  Đại quân Cộng sản Bắc việt quân số 40.000 người có xe tăng pháo binh yểm trợ đã phong tỏa thị xã này trong gần ba tháng. Ngày 7/7/1972 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định dũng cảm, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất để tôn vinh những chiến binh tử thủ An Lộc, thăm quân cán chính và người dân còn kẹt trong thị xã. Nam Nguyên lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại chuyến đi mà chỉ có mình anh là phóng viên tường thuật và một thu hình viên được tháp tùng.
Công tác đặc trách mặt trận An Lộc của tôi thực sự kết thúc vào ngày 7/7/1972 với kỷ niệm không bao giờ quên. Hôm đó tôi được lệnh vào Đài Phát Thanh Saigon rất sớm, lệnh trên là chuẩn bị máy cassette và băng pin đầy đủ… đi đâu làm gì không biết và thêm một lệnh đặc biệt nữa, từ lúc này không được điện thoại liên lạc với bất kỳ ai.
Mọi việc dần dần sáng tỏ trong chuyến đi được bảo mật khác thường, tôi là hành khách của một trong hai chiếc trực thăng UH1D nhưng dành cho VIP có ghế đàng hoàng, người ngồi đàng trước tôi là Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng QL.VNCH. Máy bay bên kia là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã, Tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi một người có nhiều ảnh hưởng với Tổng thống…
An Lộc là chiến trường cô đơn, nguyên thủ quốc gia đến thăm thì tinh thần quân dân ai cũng lên dữ lắm…
-Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường
Cho đến khi nhận ra những hàng cây cao su bạt ngàn và màu đất đỏ, tôi biết mình đang một lần nữa bay vào An Lộc…Bởi vì những ngày tháng đặc trách mặt trận An Lộc, tôi đã từng bị rơi trực thăng trong rừng vào ngày 29/4/1972 cũng như đã vào được An Lộc ngày 13/6/1972 để gửi về bài tường trình tại chỗ có lời tướng tử thủ Lê Văn Hưng…
Lần này ngày 7/7/1972 cũng bãi B15 gần thị xã, trực thăng đáp an toàn, có lẽ vòng vây địch đã bị đẩy ra xa hơn, các cao điểm như đồi Đồng Long, đồi 100 đã được tái chiếm, nhưng Đồi Gió, phi trường Quản Lợi vẫn ở trong tay quân Bắc Việt. Nói theo các nhà quân sự, vòng vây đã dãn ra xa hơn nhưng địch quân vẫn chiếm những vị trí có thể quan sát thành phố An Lộc đổ nát…Địch không pháo kích lúc máy bay đáp xuống bãi B15 gần thị xã mà mật danh truyền tin là Khánh Ly, hơn nữa Không quân sẽ phải dọn vùng rất cẩn thận để bảo vệ Tổng thống.
Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường là một sĩ quan tử thủ An Lộc, lúc đó ông là Đại tá Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8 SĐ5 BB. Ông Mạch Văn Trường và gia đình hiện định cư ở Houston Texas Hoa Kỳ, do sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn sau khi lâm trọng bệnh, cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường nói vắn tắt:
“An Lộc là chiến trường cô đơn, nguyên thủ quốc gia đến thăm thì tinh thần quân dân ai cũng lên dữ lắm…”
Ngày 7/7/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong tư cách Tổng tư lệnh quân đội đã có một chuyến đi lịch sử, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất nơi mà ông đã ra lệnh tử thủ, thăm quân cán chính và người dân còn kẹt trong thị xã. Tôi đã chứng kiến những hình ảnh bi hùng, có lẽ Tổng thống Thiệu đã đọc bài diễn văn ứng khẩu hay nhất trong sự nghiệp chính trị của mình. Ông leo lên một chiếc PT76, một trong hàng chục chiến xa của địch bị bắn hạ ngổn ngang trên Dốc Tử Thần. Cử toạ của ông không phải là những nghị sĩ dân biểu com-lê cà vạt, họ là những chiến binh áo trận tả tơi, dân quân cán chính thiếu ăn ở Bình Long, những người sống sót sau những tháng dài bị vây hãm. Những tràng pháo tay này mới thực sự xuất phát từ trái tim, không phải những tràng pháo tay từng làm gián đoạn những bài diễn văn về chính sách quốc gia, khi ông đọc trước lưỡng viện Quốc hội. Ở những nơi chốn đó có những tràng pháo tay vì lợi nhuận chính trị, vì tham vọng quyền lực.
anloc1211-622.jpg
Nghiã trang Biệt Cách Dù bên hông chợ nhỏ An Lộc. Thời gian này, Liên đoàn 81 Biệt cách dù đã rời An Lộc nhưng trước khi đi họ đã xây dựng khu nghĩa trang tươm tất hơn, có đài tưởng niệm khắc hai câu thơ huyền thoại: “An Lộc địa sử lưu chiến tích-Biệt cách dù vị quốc vong thân.” Hình chụp từ sách của Lê Đắc Lực.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được tướng Lê Văn Hưng lái xe Jeep đưa đi thăm thị xã An Lộc, lúc ông đứng trên Đại lộ Hoàng Hôn địch quân đã pháo một lượt đạn vào An Lộc. Ông Nguyễn Văn Thiệu cười và nói đấy là họ chào mừng tôi. Tất nhiên vị nguyên thủ quốc gia đã không quên viếng thăm nghiã trang Biệt Cách Dù bên hông chợ nhỏ An Lộc. Thời gian này, Liên đoàn 81 Biệt cách dù đã rời An Lộc nhưng trước khi đi họ đã xây dựng khu nghĩa trang tươm tất hơn, có đài tưởng niệm khắc hai câu thơ huyền thoại: “An Lộc địa sử lưu chiến tích-Biệt cách dù vị quốc vong thân.”
Công việc của tôi trong chuyến đi đặc biệt ngày 7/7/1972 là tường thuật tại chỗ ghi âm ngay từ khi trực thăng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống bãi B15. Tường thuật liên tục ngoại trừ những khi Tổng thống phát biểu. Tôi được lệnh khi về Đài chỉ cắt đi những đoạn trống và cho phát ngay trên Hệ thống Truyền thanh toàn quốc. Đi cùng với tôi có một Cameramen và bên Đài Truyền hình được chỉ thị sử dụng toàn bộ bài tường thuật tại chỗ của tôi và hình ảnh lồng theo đó.
Địch quân đã không chiếm được An Lộc để làm Thủ đô cho MTGP, nhưng thị xã hoang tàn đổ nát này vẫn chưa hết nguy hiểm. Ngày 9/7/1972, sau chuyến đi của Tổng thống Thiệu hai ngày, tướng một sao Richard Tallman của Quân đội Hoa Kỳ đã tử thương tại bãi B15 vì đạn pháo kích, ngay khi ông vừa rời trực thăng. Ông là vị tướng cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tử trận trong chiến tranh Việt Nam.

Vì sao CS không thể chiếm An Lộc?

Giữ cho được phần đất của mình đấy là quan niệm cuối cùng của người lính. Khi đã ở trong đó rồi thứ nhất lệnh của ông Tổng tư lệnh là giữ cho bằng được… chết hết thì thôi và người dân cũng chấp nhận như vậy vì người ta không có lối chạy, còn quân đội bắt buộc phải ở tại chỗ rồi.
-Cựu Trung tá Bùi Quyền
Tại sao, với quân số 4 sư đoàn có xe tăng, pháo binh, pháo phòng không yểm trợ mà quân cộng sản Bắc việt lại không thể chiếm được An Lộc hoặc buộc quân tử thủ phải đầu hàng? Cựu Trung tá Bùi Quyền vào tháng 4/1972 mang cấp bậc Thiếu tá Trưởng ban 3 hành quân của Lữ đoàn 1 Nhảy dù, đơn vị tăng viện trực tiếp chiến đấu bên trong An Lộc. 40 năm sau khi giã từ vũ khí, cựu Trung tá Bùi Quyền từ Bắc California Hoa Kỳ nhận định:
“Giữ cho được phần đất của mình đấy là quan niệm cuối cùng của người lính. Khi đã ở trong đó rồi thứ nhất lệnh của ông Tổng tư lệnh là giữ cho bằng được… chết hết thì thôi và người dân cũng chấp nhận như vậy vì người ta không có lối chạy, còn quân đội bắt buộc phải ở tại chỗ rồi. Địch quân có thể tính lầm chuyện họ nghĩ với bom đạn pháo kích như vậy thì người lính sẽ nao lòng, sẽ phải bỏ ngũ mà họ quyên rằng, bỏ ngũ cũng chết vì ra khỏi cái hố của mình thì có thể chết rồi. Đó là lý do mà dân cũng như quân đều chấp nhận. Có những người dân thuần túy như nhân dân tự vệ mấy em trong đó họ cũng cầm súng họ đánh như thường vì biết rằng không đánh thì cũng chết…Đó là lý do chính còn những danh dự trách nhiệm thì nó hơi cao, thực sự lúc đó trước cái chết thì ai cũng phải chống cự để mà sống. An Lộc vững là vì thứ nhất quân ở trong đó thừa lệnh giữ và thứ hai nữa là trên phương diện chiến trường địch bao vây chung quanh ra rồi còn chết dễ hơn ở trong đó.”
Với 7 trận tấn công thẳng vào An Lộc trong hai tháng 4 và 5/1972  quân CSBV tổn thất 27 xe tăng bên trong thị xã. Trong hồi ký “Trận An Lộc 93 ngày”, Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường kể lại trong trận tấn công đầu tiên vào An Lộc ngày 13/4/1972  địch quân đã bị tổn thất 15 chiến xa, 3 chiếc do trực thăng vũ trang Cobra của Hoa Kỳ bắn hạ, còn 12 chiếc khác bị quân trú phòng hạ. Từ Houston Texas cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường phát biểu:
123-400.jpg
Chiến trường An Lộc 1972. Hình chụp từ sách của Lê Đắc Lực.
“Trung đoàn 8 của tôi, lúc đó là Trung đoàn mạnh nhất thành ra ông tướng Hưng giao cho Trung đoàn 8 giữ mặt Bắc là hướng chính địch đánh từ Bắc xuống Nam từ Lộc Ninh xuống An Lộc. Thành ra tôi cũng có ý kiến là bây giờ nếu địch đánh cấp sư đoàn mà địch có chiến xa thì phải đối phó bằng cách nào? Chuyện đối phó bằng ly cách giữa bộ binh và chiến xa chuyện này nếu mà còn có sức để kể thì nghe hay lắm….có nhiều cái đặc biệt lắm tôi rất tiếc không có sức khỏe …”
Trong số các đơn vị VNCH bên trong An Lộc, chỉ có nhảy dù từng thử lửa với chiến xa địch ở mặt trận ngoại biên, tuy nhiên không phải ở mức độ qui mô như trong trận An Lộc.
Cựu Trung tá nhảy dù Bùi Quyền nhận định về sự kiện xe tăng địch quân chạy vào bên trong An Lộc đều bị hạ. Ông nói:
“Đánh xe tăng thì có thể các đơn bị bộ binh ở trong đó họ chưa đánh bao giờ nhưng nhảy dù thì đã đánh với xe tăng nhiều lần, từ Hạ Lào cho tới Cămpuchia…Thực sự cũng không có gì đáng sợ lắm vì nó (xe tăng) chỉ có hỏa lực thôi, nó không có bộ binh đi kèm thì chỉ là những mồi ngon thôi…nó đóng kín và chạy thì có thấy gì đâu, trong An Lộc xe tăng nó bắn nhưng không ngóc được đại bác lên trên cao cho nên ở trên những tầng lầu ‘sút’ nó…thứ hai An Lộc nhỏ lắm, bắn phía sau nó tất cả vũ khí bắn phía sau nó là nó tiêu, hoặc là bắn cháy xích nó thì nó tiêu…An Lộc nhiều hẻm lắm mà dân ở trong đó những toán đi diệt tăng là dân địa phương từ phía sau xịt M72 trúng là nó bị… sau này Mỹ đưa loại hỏa tiền chống chiến xa trang bị trên trực thăng Cobra thì bắn trúng là tiêu.”
Cựu Đại úy Biệt Cách dù Lê Đắc Lực người từng được trực thăng vận vào An Lộc ngày 15/4/1972. Từ Houston Texas nơi quê hương tạm dung, ông Lê Đắc Lực hồi tưởng:
“Từ trước tới nay chúng tôi chưa bao giờ chạm địch mà có chiến xa yểm trợ, là những người chuyên nghiệp trên các mặt trận chúng tôi có giao động một đôi phút đầu tiên thôi. Bọn tôi nhảy vào trong đó thấy được chiến trường lúc đó đã quá bi đát rồi, hơn nữa lại đụng phải chiến xa của địch, chúng tôi rất giao động, nhưng chúng tôi là lực lượng đưa vào để giải quyết và tiếp cứu chiến trường nên tinh thần chiến đấu vẫn vững vàng, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Phan Văn huấn chúng tôi đã được tác động rất mãnh liệt và không chùn bước chiến đấu diệt tăng, chúng tôi đã thành công với chiến thuật diệt tăng bằng những quả đạn đại bác nhét TNT vô và dùng con cóc của mìn Claymore để bắt vào đó và đặt trên đường. Khi chiến xa đi qua chúng tôi bấm cho nổ quả đạn, ngoài việc sử dụng XM 202 và M72 chúng tôi sử dụng cách đó rất có hiệu quả, xe tăng địch bị phá hủy và trên đường tạo ra những lỗ hổng lớn xe tăng tới sau không vượt qua được. Nhờ phát kiến của Trung tá Huấn cho nên xe tăng không còn là một trở ngại lớn đối với Liên đoàn 81 Biệt cách chúng tôi.”
Mặt trận An Lộc để lại những ký ức mà tôi không thể quên trong đời phóng viên. Từ việc trực thăng bị bắn rơi ở vành đai An Lộc ngày 29/4/1972 tới dấu ấn 13/6/1972 vào được An Lộc gởi về bài tường trình tại chỗ với cuộc phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng và sau cùng là chuyến tháp tùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào An Lộc ngày 7/7/1972.     Một giai đoạn lịch sử đã kết thúc, nhưng trong giấc ngủ đôi khi tôi nghe tiếng cánh quạt trực thăng phần phật gió và tiếng đạn pháo nổ nháng lên ánh lửa màu da cam.


Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/radio-journalist-n-an-loc-p2-nn-01022015115714.html

 
Xuân_Lộc -> RE: Những bài thơ về người lính VNCH ! (5/26/2008 5:09:50 AM)

Anh Là Lính !

Giã từ nghiên bút mang đồ trận,
Lưng vác ba lô giữ nước nhà,
Nón sắt như nửa vầng trăng lạnh,
Tay súng - anh giày trận bước ra.
Chân giẫm đường quê giữa bóng đêm,
Rừng khuya sương lạnh ướt vai mềm,
Rền trời đại bác không ngừng nổ,
Anh thức cho người dân ngủ yên.
Mặc cho đạn réo, mặc mưa bom,
Gian khổ theo anh khắp nẻo đường,
Hy vọng, tình yêu và nỗi nhớ,
Đặt trên đầu khẩu súng thân thương.
Xa lạ anh qua những địa danh:
A Shau, A Lưới, La Drang,
Dòng song Thạch Hãn trôi lừng lững,
Ấp Bắc, Đồng Xoài tới Phước Long.
Máu tươi anh đổ cho đồng xanh,
Những long xương khô, những chí tình,
Trải khắp đường quê hương muôn ngã,
Cho người dân no ấm, an lành.
Hạnh phúc của anh rất giản đơn,
Mái gia đình nhỏ để yêu thương,
Tiếng khóc con thơ, người vợ trẻ,
Hình ảnh anh mơ giữa chiến trường.
Dù anh chết trên cao nguyên lộng gió,
Hay bước cuối đời cổng thủ đô,
Cuộc chiến đổi thay không báo trước,
Hàng binh buông súng thật không ngờ.
Trái tim người lính như tan vỡ,
Lịch sử sang trang - nước thái bình,
Ai biết tháng Tư ba mươi ấy,
Cả đất trời vần vũ hãi kinh!
Anh lưu vong giữa lòng dân tộc,
Anh lưu đày ở chính quê hương,
Mẹ Việt Nam đoạn trường tiếng khóc,
Con - hàng binh - chịu kiếp trầm luân.
Chiến trường mới không nghe tiếng súng,
Từ trong tim, trong óc tù nhân,
Người chiến sĩ sức cùng lực kiệt,
Treo cuộc đời trên mốc thời gian.
Đói trên vồng khoai, khát nơi suối sâu,
Anh chết cuộc đời cô đơn buồn tủi,
Chết gữa trùng vây hai chữ căm hờn,
Không!.
Anh sống chờ qua ngày tăm tối.
Trả cho tròn món nợ non song,
Cám ơn anh và các bậc cha ông,
Một phút ngẫng đầu - Vinh danh người lính. 
  
http://dactrung.net/phorum/printable.aspx?m=380366

VC mở thùng “mắm thối Việt kiều” trao cho Mỹ

 
Ba Việt kiều nhận tội hối lộ quan chức Việt Nam - Truong Trung Hoc ...
thuanan.net640 × 480Tìm kiếm bằng hình ảnh
... kiều thuộc một công ty Mỹ vừa nhận tội đã hối lộ các quan chức Việt Nam để giành các hợp đồng cung cấp thiết bị và công nghệ, Bộ Tư pháp Mỹ cho hay.
 
 
VC mở thùng “mắm thối Việt kiều” trao cho Mỹ

Từ nhiều năm nay nước Mỹ đã ban hành luật đàng hoàng bắt các công dân Hoa Kỳ phải khai báo để đóng thuế tài nguyên thu nhập và tài sản đầu tư và làm ăn ở ngoại quốc.

Những mẫu này dành cho các công dân và công ty Hoa Kỳ hoạt động đầu tư tại ngoại quốc phải khai rõ ràng thu nhập trong các ngân hàng tại ngoại quốc để đóng thuế cho chính phủ Mỹ. Nhiều công dân Hoa Kỳ sợ hãi quá vì phải đóng thuế những tài sản gồm cả triệu, triệu đôla tại các nhà băng ngoại quốc như Thụy Sĩ chẳng hạn để trốn thuế, nay bị phát giác nên đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để sinh sống tại ngoại quốc.

“Nhà nước” CSVN vừa tổng kết và loan báo cho cả thế giới biết là Kiều hối năm nay (2014) họ nhận được là trên 12 tỷ đô la.

Ngoài ra họ còn thống kê là số "Việt Kiều" về nước du lịch lên đến hơn 800,000 người trong năm 2014 vừa qua.

Chính quyền của TT Obama liền đặt câu hỏi với sở IRS là số 12 tỷ MK gửi về VIỆT-NAM là như thế nào. IRS với sự giúp đỡ của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ qua tòa đại sứ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết rằng 12 tỷ MK kia thì 11 tỷ MK là gửi về từ Hoa Kỳ. Và trong 11 tỷ đô la kia thì 90% gồm tiền gửi về để đầu tư tại VIỆT-NAM. Hiện IRS đã có danh sách các công ty và cá nhân công dân Mỹ đầu tư tại VIỆT-NAM do chính phủ CSVN cung cấp. Trong số những công dân Mỹ này 3/4 là người Mỹ gốc Việt gồm cả những người đem tiền về mua nhà, sửa sang nhà cửa cũng được kể là đầu tư, đặc biệt những công ty đầu tư mang danh "Từ Thiện" cũng nằm trong danh sách này.

Trong buổi nói chuyện trong show TKN show trên đài SBTN thì vị khách đối thoại là CPA KB cho biết là tiền phạt việc trốn thuế là từ $10,000 cho mỗi năm cho đến $500,000 và phạt tù từ 1 năm cho đến 10 năm. Hiện nay chưa biết IRS sẽ làm gì với danh sách này. Chúng ta hãy chờ xem có ông Việt Kiều nào bỏ quốc tịch Mỹ để về VIỆT-NAM sinh sống luôn không.

Xin nhắc thêm là đã có nhiều vụ việc các công ty Mỹ làm ăn tại VIỆT-NAM bị truy tố ra tòa:

1.- Công ty NEXUS TECHNOLOGIES tại Philadelphia đã bị truy tố về tội hối lộ quan chức VIỆT-NAM để lãnh được các giáo kèo béo bở. Các phạm nhân gồm 3 anh em người Việt đang bị ở tù và mất hết tài sản.

2.- Công ty Med-Tech BIO-RAD cũng đã ra tòa và chịu phạt $55 triệu MK về tội hối lộ tại Nga Sô, Iran và VIỆT-NAM. Vì chịu phạt tiền nên đã không bị điều tra kết án về hình sự.

3.- Cách đây hai 3 năm, cả thế giới bàng hoàng về vụ nhân viên người Mỹ là ông Michael Sestak tại TLS Mỹ tại Saigon ăn tiền hối lộ mỗi hồ sơ cấp VISA sang Mỹ là khoảng $70,000 USD. Nhân viên này đã bị bắt và có lẽ cũng vì lý do đó mà chức TLS Mỹ tại Sài Gòn của ông Lê Thành Ân (người Việt) đã bị thay thế bằng bà RENA BITTER. Ông LT. Ân có tham vọng cao hơn là trở thành đại sứ MỸ tại Việt-Nam nhưng vụ ăn hối lộ visa này bị phát giác đã làm hại ông.

Quý vị "Việt Kiều" về VIỆT-NAM làm ăn, bắt buộc phải chi tiền hối lộ để được giao kèo đầu tư nhưng đó là con dao 2 lưỡi vì một ngày nào đó, "cơm không lành canh không ngọt" hay vì một "chiến thuật" nào đó có lợi hơn cho toàn thể quan chức VNCS đang cầm quyền thì tên tuổi của công ty quý vị sẽ được chuyển cho chính phủ Mỹ để đưa quý vị ra tòa. Đó là một bài học mà đáng lẽ quý vị phải biết trước khi mang tiền về Việt-Nam đầu tư là trong một quốc gia không có luật pháp đàng hoàng ( "luật là ta đây!!!" ) thì quý vị muốn làm ăn đầu tư thì bắt buộc phải hối lộ;.và hối lộ thì chắc chắn sẽ có ngày quý vị sẽ bị tan gia bại sản phải ra tòa bị phạt tù và tiền.

Kỳ này Chính phủ Mỹ đã có danh sách các công ty và công dân Hoa Kỳ chuyển về VIỆT-NAM gần 10 tỷ đôla đầu tư, để xem họ điều tra ra sao. Chắc chắn sẽ có nhiều đại gia bỏ quốc tịch Mỹ về ở luôn tại Việt-Nam. Khi đó hết quốc tịch Mỹ xem CSVN sẽ đối xử với họ ra sao đây và có lẽ về sau cũng sẽ có cựu công dân Mỹ xếp hàng làm dân oan khiếu kiện... Gương của các ông Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, triệu phú Trịnh Vĩnh Bình và "anh hùng" Trần Trường hãy còn sờ sờ ra đó.
Nguồn:  http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=27002

Mỹ có thể phát động chiến tranh toàn cầu trong năm 2015


Học giả Stephen Lendman:

Mỹ có thể phát động chiến tranh toàn cầu trong năm 2015


Đăng Bởi Một Thế Giới - 11:02 02-01-2015


Mỹ có thể phát động một cuộc chiến tranh toàn cầu cho dù một mặt họ vẫn nói hòa bình đàm phán. 150 chiếc xe tăng chuyển tới châu Âu là động tác chuẩn bị củi để nhóm lửa chiến tranh.

Đó là những lời cảnh báo của nhà phân tích chính trị Stephen Lendman, cây viết nổi tiếng trên trang Cựu chiến binh Mỹ. "Chính phủ Mỹ chẳng tốt đẹp gì, có nguy cơ cao về khả năng một cuộc chiến tranh toàn cầu mà thậm chí có thể sẽ nổ ra trong năm 2015", ông Lendmannói với Press TV hôm thứ Năm.
Ông đã phát biểu như vậy sau khi nhận ra các mối đe dọa mới của Mỹ đối với Nga mà cụ thể là kế hoạch để triển khai hơn 150 xe tăng và xe bọc thép ở châu Âu.
Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy của quân đội Mỹ ở châu Âu, đã cho biết Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch để triển khai xe tăng và xe bọc thép vào cuối năm 2015.
Ông Lendman đánh giá "khả năng hai cường quốc hạt nhân ghê gớm nhất thế giới xung đột với nhau có thể tới trong năm mới". Rõ ràng, đó là viễn cảnh mà tất cả mọi người đều lo sợ.
Mỹ thực hiện các hành động đe dọa căng thẳng mới giữa lúc phương tiện truyền thông nói rằng Washington và Moscow đang gắng đàm phán nhằm giảm căng thẳng giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, Lendman nói "Đừng nhìn vào các báo cáo mà Washington đưa ra mà phải nhìn vào các chính sách đã được họ ban hành và dựa vào đó mà phán xét Mỹ. Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, Mỹ ngày càng gia tăng hoạt động hiếu chiến chống lại Nga", ông nói.
Ông tiếp tục nói rằng "cái gọi là Đạo luật Tự do cho Ukraine ... cho phép viện trợ vũ khí sát thương và không sát thương của Mỹ cho “phát xít” chứng tỏ Mỹ đang muốn trang bị vũ khí để Ukraine có thể tiến hành chiến tranh chống lại người dân của họ (ám chỉ cuộc chiến chống lại phe ly khai) và biến Ukraine là tiền đồn chống lại Nga".
"NATO do Mỹ giật dây đang tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Đông Âu cùng với các nước NATO khác, đặc biệt là các nước Đông Âu cũ – những kẻ cực kỳ hiếu chiến, cực kỳ thù địch với nước Nga", ông lưu ý.
Mỹ và các đồng minh cáo buộc Nga hậu thuẫn các hoạt động quân sự ở Ukraine. Điện Kremlin đã kiên quyết bác bỏ những cáo buộc trên. Cho đến giờ phương Tây chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể nào nhưng họ mượn cớ “mối nguy hiểm từ Nga” để tăng cường quân sự sát biên giới Nga.
Thậm chí, quốc hội Mỹ đòi viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine và điều này bị giới phân tích cho rằng có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ xung đột, thậm chí tạo thành chiến tranh thế giới lần thứ 3. Nga cũng đã lên tiếng cảnh báo về chuyện này.
Thậm chí, hai viện của Nga đều đã có tiếng nói đòi Nga phải động binh nếu cảm thấy mối đe dọa từ Ukraine quá lớn sau khi nhận vũ khí từ Mỹ.Anh Tú (theo Press TV)

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32226

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Nhà báo và mặt trận An Lộc (P1)


Nhà báo và mặt trận An Lộc (P1)

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-01

ANLOC1-622.jpg
Chiến trường An Lộc năm 1972.
Screen capture
Lịch sử đã sang trang vào ngày 30/4/1975, nhưng những dấu ấn của chiến tranh khó phai mờ. Mùa hè 1972 chiến cuộc diễn biến ác liệt, quân Cộng sản Bắc Việt công khai vượt vĩ tuyến 17 mở các mặt trận lớn, đưa xe tăng, pháo binh và phòng không hiện đại tiến công lấn chiếm lãnh thổ VNCH. Ở phía Nam, địch quân từ Campuchia tràn sang mở mặt trận Bình Long, cuộc vây hãm thị xã An Lộc gần ba tháng là một chiến trường thách đố đối với các nhà báo. Nam Nguyên, lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại câu chuyện của mình.

Chiến trường thách đố

Báo chí gọi đây là chiến trường thách đố vì lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, 40.000 quân cộng sản phong tỏa hoàn toàn một thành phố của Nam Việt Nam cả trên bộ cũng như trên không. Đường bộ vào An Lộc theo QL 13 bị cắt, địch quân tạo lưới lửa phòng không và pháo kích không ngừng, trực thăng không thể đổ quân vì không có một bãi đáp nào đủ an toàn. Tiếp tế đạn dược và lương thực toàn thả dù với hơn phân nửa lọt vào vùng địch. Đối với các phóng viên vào An Lộc đã khó mà khi vào được rồi thì lại không có đường ra.
Nhật báo Sóng Thần ở Saigon vào năm 1972 có số phát hành kỷ lục, tờ báo vào thời gian này chú trọng tin tức phóng sự chiến trường và đầy ắp hình ảnh. Chúng tôi ngoài công việc chính ở Đài Phát thanh Saigon còn cộng tác với nhật báo này. Ông Uyên Thao lúc đó là Tổng thư ký báo Sóng Thần, từ Virginia ông phát biểu:
Cái đặc biệt nhất là hình ảnh nghĩa trang của biệt cách trong vùng đó với câu thơ ghi khắc ‘An Lộc địa sử lưu chiến tích - Biệt cách dù vị quốc vong thân.’ Chúng tôi đã là người đầu tiên phổ biến trong làng báo lúc đó.
-Ông Uyên Thao
“Trận An Lộc, phóng viên tại mặt trận đó của chúng tôi là anh Nguyễn Mạnh Tiến đưa về cho chúng tôi khá nhiều tài liệu hình ảnh như các xe tăng của cộng quân bị bắn phá, những hình ảnh đổ nát của mình. Cái đặc biệt nhất là hình ảnh nghĩa trang của biệt cách trong vùng đó với câu thơ ghi khắc ‘An Lộc địa sử lưu chiến tích - Biệt cách dù vị quốc vong thân.’ Chúng tôi đã là người đầu tiên phổ biến trong làng báo lúc đó.”
An Lộc tỉnh lỵ của Bình Long là cửa ngõ phía Tây Bắc và chỉ cách Thủ đô VNCH khoảng 60 km. Từ Saigon đi Thủ Dầu Một rồi theo Quốc Lộ 13 sẽ đến An Lộc. Đầu tháng 4/1972 sau khi chiếm được quận Lộc Ninh, đại quân cộng sản tiến về bao vây thị xã An Lộc. Tại Hội đàm Paris, Bà Nguyễn Thị Bình lúc đó tuyên bố trong vòng 10 ngày An Lộc sẽ là Thủ đô của Mặt trận Giải phóng, điều này đã không xảy ra. Những trận đánh ác liệt với quân số áp đảo có xe tăng và pháo binh yểm trợ với 7 trận tấn công quyết thắng, nhưng Bắc quân vẫn không chiếm được An Lộc.
An Lộc là câu chuyện của cuộc vây hãm, 40.000 quân cộng sản với xe tăng pháo binh đã vùi dập một thị xã diện tích 4 km2. Lực lượng VNCH tử thủ An Lộc gồm 6.350 quân, chủ lực là Sư Đoàn 5 BB với tướng Tư lệnh mặt trận Lê Văn Hưng, cùng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, hai tiểu đoàn của SĐ 18 và Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long. Ở ngày phong tỏa thứ 10, phía VNCH tăng viện cho An Lộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù. Các đơn vị này được trực thăng vận ngay trong vòng vây và vào được An Lộc.
ANLOC1-400.jpg
Chiến trường An Lộc năm 1972. Screen capture.
Trong chiến dịch An Lộc VNCH đã tung lực lượng giải vây 20.000 quân để khai thông QL13 phá vòng vây An Lộc, nhưng cũng phải hơn 2 tháng lực lượng này mới bắt tay được với các đơn vị bên trong An Lộc. Yểm trợ quan trọng cho quân tử thủ An Lộc phải kể tới hàng ngàn phi xuất các loại của của không lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ, trong đó có cả pháo đài bay B52. Xin nhắc lại trong giai đoạn này Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Việt Nam, trận An Lộc quân bộ chiến của đồng minh không tham gia.
Sau nhiều tuần lễ hướng về An Lộc bằng đường bộ, trực thăng vận không thành công, kể cả chuyện máy bay bị trúng đạn phải đáp khẩn cấp trong vùng địch. Ngày 13/6/1972 chúng tôi đã thực hiện được mục đích của mình là vào An Lộc và từ đó gởi về bản tường trình tại chỗ với cuộc phỏng vấn tướng tử thủ Lê Văn Hưng. Sau đây là hồi ức của chúng tôi về chuyến đi này.
Số người lên trực thăng gồm Đại úy Nguyễn Văn Quý sĩ quan báo chí SĐ5 BB và nhóm báo chí gồm chúng tôi Nguyễn Mạnh Tiến Vô Tuyến Việt Nam, Dương Phục Đài Tiếng nói Quân Đội, Anh Thuần báo Tiền Tuyến, Tam Phong Slao Quắn SĐ5 và Gérard Hebert phóng viên tự do (Free lance) người Canada lúc đó có hợp đồng với UPI. Ít lâu sau chuyến vào An Lộc, ngày 22/7/1972 nhà báo 54 tuổi này đã tử thương ở mặt trận Quảng Trị. Sau này chúng tôi được biết những thước phim được đổi bằng sinh mệnh của người quay, đã được trình chiếu trên Truyền Hình Canada theo cách không có dẫn giải, các đạo diễn đã chọn hình thức phim không lời vì những hình ảnh khủng khiếp của địa ngục An Lộc Bình Long, của đại lộ kinh hoàng Quảng Trị Thừa Thiên đã nói thay bất cứ lời thoại nào cho phim.
Đoàn trực thăng 5 chiếc chở binh sĩ tiểu đoàn 2/31 SĐ 21 BB tăng viện cho mặt trận An Lộc đáp vội xuống Xa Cam lúc 11g sáng ngày 13/6/1972. Trực thăng chưa chạm đất đã nghe những tiếng xé gió, những tiếng nổ đinh tai nháng lửa, như thường lệ địch quân pháo kích mỗi khi trực thăng xuất hiện.
Địch quân chào 5 chiếc trực thăng và nhóm nhà báo chừng 15 trái đạn. Tất cả chúng tôi mạnh ai nấy chạy túa vào hai bên rừng cao su và lao mình xuống những hố đạn cũ gần nhất.
Dứt tiếng pháo, chúng tôi chạy theo hai ven rừng cao su, phía trước là các toán quân vừa được trực thăng vận tới. Khi kiểm điểm nhân số thiếu Dương Phục và Slao Quắn, một lát sau hai người bắt kịp chúng tôi. Nhưng Dương Phục nói, trong khi chạy pháo kích văng mất chiếc túi đeo, sức ép của tiếng nổ và từ cánh quạt trực thăng đã làm những đồ vật trong túi bay như bươm bướm. Duơng Phục đã bị mất hết các vật dụng, ngoại trừ tìm được cái máy cassette đã trở thành vô dụng. Đó cũng là lý do tại sao ngày hôm đó bài tường trình từ An Lộc của chúng tôi được phát cùng lúc trên Hệ thống Truyền thanh Quốc gia và Đài Tiếng Nói Quân Đội.
An Lộc trong tầm mắt, nhiều xác T54 nằm rải rác, 1 chiếc xe be vàng chói đầy vết đạn pháo kích nằm vắt ngang con dốc. Đây là khúc quanh tử thần vì chỉ riêng tại nơi này hơn 200 thương binh và những người được phép di tản đã chết trên đường đón trực thăng ở bãi đáp.

Không một nhà nào còn nguyên vẹn

Leo hết con dốc tử thần là bắt đầu vào An Lộc, đồng hồ chỉ 11g 20, chúng tôi đã chạy trong 20 phút từ bãi đáp Xa Cam vào An Lộc. Càng vào sâu cảnh điêu tàn càng hiện rõ, trên con đường chúng tôi đi, không một thước vuông đất nào không ghi lại những vết tích của chiến tranh. An Lộc không một nhà nào còn nguyên vẹn, những mái nhà sụp đổ, thân tường nghiêng ngả lỗ chỗ vết miểng, những cột đèn siêu vẹo, dây điện đứt lung tung và điểm thể hiện duy nhất cho sự kiện An Lộc không chiến đấu cô đơn chính là những cánh dù tiếp tế phủ đầy mặt lộ.
ANLOC1-400B.jpg
Chiến trường An Lộc năm 1972. Screen capture.
An Lộc chẳng còn gì, nhưng tất cả những vết tích điêu tàn đổ nát chính là biểu hiện vững chắc nhất, cho tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng tột cùng của tất cả những ai đã góp công giữ vững thành phố này vào năm đó.
Chúng tôi được hướng dẫn gặp tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh SĐ5BB kiêm tư lệnh mặt trận An Lộc trong hầm chỉ huy của ông. Ông tướng dáng vẻ xanh xao và có nụ cười hiền từ, tất cả bộ tham mưu của ông đều mặc áo thun hoặc ở trần. Vào buổi chiều, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng người hùng tử thủ An Lộc đã lên mặt đất để trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Những lời ông nói được thu vào máy cassette của tôi, tướng Hưng không nói về mình, chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của tất cả các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long.
Tôi xin tướng Hưng cho dùng Hot Line Bộ Tổng Tham Mưu để chuyển bản tường trình có ghi âm lời ông về Đài Phát Thanh Saigon. Người trực tiếp nhận và phát bản tường trình này là ông Lê Phú Nhuận, lúc đó là Trưởng phòng Phóng viên. Từ Houston Texas ông Lê Phú Nhuận phát biểu:
Sau khi bản tường trình đặc biệt phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng ngay tại mặt trận của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến được phát đi trên hệ thống truyền thanh toàn quốc, thì hầu như tất cả mọi nơi đều hứng khởi.
-Ông Lê Phú Nhuận
“Sau khi bản tường trình đặc biệt phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng ngay tại mặt trận của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến được phát đi trên hệ thống truyền thanh toàn quốc, thì hầu như tất cả mọi nơi đều hứng khởi. Phủ Tổng thống và đặc biệt lúc đó ông Hoàng Đức Nhã đã ra lệnh cho Hệ thống Truyền hình và Điện ảnh Quốc gia là phải vào ngay An Lộc và có trực thăng riêng để vào An Lộc làm phóng sự. Chính vì nhờ có chuyến bay đặc biệt đó mà Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến mới có thể đi ra khỏi An Lộc được.”
Chiều 13/6/1972, chúng tôi đi trong buổi hoàng hôn điêu tàn của An Lộc và bắt gặp ở khu phố chợ những dãy mộ mới vun đắp, một vài thánh giá đóng tạm bằng ván thùng, những cành hoa dại trên các ngôi mộ và đặc biệt trên một tấm bảng có câu thơ viết bằng sơn trắng “An Lộc địa Sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”.
Ông Lê Đắc Lực cựu đại úy thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù hiện định cư ở Houston Texas nhớ lại:
“Trong 68 ngày chúng tôi ở trong đó chiến đấu thì hơn 300 quân nhân của chúng tôi bị thương và 88 chiến sĩ đã nằm xuống tại chiến trường An Lộc. Chúng tôi vừa chiến đấu vừa đi thu những xác chết đồng đội của chúng tôi theo lệnh của Trung tá Phan Văn Huấn là không bỏ anh em nào cả, dưới làn mưa đạn chúng tôi đã chôn đồng đội bên hông chợ nhỏ của An Lộc… Cô Pha là một cô giáo dạy ở An Lộc, cô bị pháo kích bị thương nơi bắp chân, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã đưa cô về trạm xá và chữa trị cho cô, chúng tôi đã làm nạng gỗ để cho cô sử dụng. Từ trong ngôi nhà gọi là Tân Huệ Xương cô nhìn ra thấy bọn tôi cặm cụi đào hố chôn xác đồng đội dưới làn mưa đạn, cảm động cô mới viết ra câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”
Hai câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”mà tác giả là người con gái Bình Long có cái tên mộc mạc giản dị đã đi vào huyền thoại.
Tại toàn bộ mặt trận Bình Long phía VNCH có 8.000 thương vong, riêng tại Thị xã An Lộc là 2.300 binh sĩ. Theo nguồn tin Hoa Kỳ, tổn thất về phía lực lượng cộng sản Bắc Việt gồm có 27 xe tăng bị bắn hạ ngay trong thị xã An Lộc, 10.000 binh sĩ chết 15.000 bị thương, tổn thất nhân mạng lớn là vì bị bom B52. Tuy vậy, phía cộng sản chỉ nhìn nhận 2.000 bộ đội chết và 5.000 người bị thương. Tổn thất của thường dân vào khoảng hơn 10.000 thương vong.
Kỳ tới, Nam Nguyên sẽ tường thuật chuyến viếng thăm An Lộc ngày 7/7/1972 của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu; cũng như một số chi tiết khác ở mặt trận An Lộc, mời quí vị đón theo dõi.



Cuộc hội ngộ 41 năm từ chiến trường An Lộc  

 http://youtu.be/8exy5Ne0zIo

  Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-radio-journalist-n-an-loc-p-1-nn-01012015104146.html

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Nghệ sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh viết tác phẩm ca ngợi sức mạnh tinh thần người Việt

Nghệ sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh viết tác phẩm ca ngợi sức mạnh tinh thần người Việt



Ảnh: Christine Jade
Ảnh: Christine Jade
Giải Grammy của Mỹ được biết đến là giải thưởng danh giá nhất trong ngành công nghiệp thu âm, tương đương với giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh, giải Emmy trong lĩnh vực truyền hình, và giải Tony trong lĩnh vực sân khấu. Vào tháng 9 năm 2014, một nghệ sĩ đàn tranh của Việt Nam đã được mời trở thành thành viên của hội đồng vòng loại giải Grammy bao gồm 15 nghệ sĩ có chuyên môn về lĩnh vực âm nhạc thế giới và đã hoạt động trong lĩnh vực này nhiều năm. Người nghệ sĩ Việt Nam này không ai khác mà chính là nghệ sĩ Võ Vân Ánh (Vanessa Vo) và VOA Tiếng Việt đã có dịp trò chuyện cùng chị trước đây.
Nghệ sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh viết tác phẩm ca ngợi sức mạnh tinh thần người Việt
Quay trở lại với VOA lần này, bên cạnh những buổi biểu diễn thông thường của một nghệ sĩ đàn tranh, nghệ sĩ Vân Ánh cho biết chị đã bắt đầu các chuyến đi giảng dạy về âm nhạc truyền thống Việt Nam tại nhiều trường đại học ở khắp Mỹ như Western Michigan, UC Santa Cruz cùng những buổi hội thảo ở các tiểu bang như Washingon, Massachusetts, Texas, Ohio, Indiana v..v… Chia sẻ về công việc mới giảng dạy của mình, chị nói:
"Khi nói dạy ở các trường đại học thì mọi người sẽ hỏi là chị sẽ dạy gì vì chị làm về nhạc dân tộc Việt Nam mà các cây nhạc cụ dân tộc Việt Nam thì các trường đại học ở Mỹ là không có. Âm nhạc là một phương tiện chị nghĩ rất mạnh để hiểu văn hóa nước khác. Công việc chính của chị giảng dạy ở trường đại học là dạy cho nhạc sĩ tương lai, những sinh viên học sáng tác nhạc nhưng phải sáng tác cho những cây đàn không phải của phương Tây. Khi mình đem cây đàn của mình sang nhạc phương Tây thì mình phải học và hiểu nhạc phương Tây như thế nào, truyền thống lề lối của họ như thế nào để tránh việc râu ông nọ cắm cằm bà kia. Những residency của chị rất vui làm cái đó vì những cái bước nhỏ này thôi, những bạn sinh viên học ở trường đại học, họ có cơ hội làm quen với âm nhạc và văn hóa của người Việt mình, thì mai kia khi tỏa đi khắp nơi, họ đã có chút gì đó thật sự đem văn hóa người Việt mình và chia sẻ với cộng đồng khác khi họ đi.”

Nghệ sĩ Vân Ánh biểu diễn trong Liên hoan Đàn tranh Quốc gia. Ảnh: Nguyễn ANghệ sĩ Vân Ánh biểu diễn trong Liên hoan Đàn tranh Quốc gia. Ảnh: Nguyễn A
Âm nhạc và những nét văn hóa Việt Nam đó đã được nghệ sĩ Vân Ánh truyền tải lại cho các bạn sinh viên một cách chân thực và sâu sắc, bao gồm thế mạnh, thế yếu của cây đàn dân tộc, và thậm chí cả những điều mà theo chị, ngay cả người Việt nhiều khi cũng chưa hiểu hết:
"Chị giới thiệu thể loại âm nhạc khác nhau của VN, từ Bắc Trung Nam, như làn điệu chèo, dân ca quan họ Bắc Ninh, cho đến hò Huế, lý miền Nam, hay tài tử miền nam, nhạc cải lương. Nhưng nếu họ chỉ nghe nhạc không thôi họ sẽ bị mất đi hẳn một phần quan trọng là cái âm nhạc đấy được dùng với mục đích gì, như thế nào. Như bài Trống Cơm rất đơn giản, trống mà lại có cơm, thật chẳng liên quan. Nhưng Trống cơm của người miền Bắc, khi chơi nhạc thì mình phải có thỏa thuận nào đó ở tông giọng nào đó, không phải mạnh ai nấy chơi. Các cụ ngày xưa chẳng bao giờ có ý thức phải lên dây, cũng có ý thức phải thay đổi nhưng không dùng từ lên dây như phương Tây. Nên khi đó nghĩ ra việc nhai cơm cho mềm ra, dính như kẹo cao su, lấy ra một cục gắn vào hai đầu trống, nếu cục cơm to thì tiếng trống trầm xuống, nếu cục nhỏ thì tiếng cao. Cứ thử rồi thêm bớt sao cho vừa giọng người hát thì sẽ xong. Từ đó mới gọi Trống cơm là vì thế. Hay những bài Lý Con Sáo miền nam, lời nhắn nhủ của bài đó không đơn giản là ai mang con sáo sang sông để cho con sáo sổ lồng bay đi. Không phải thế. Lời nhắn nhủ sâu sắc hơn là nếu bạn có gì quý báu trong tay thì phải biết giữ chứ mất rồi ngồi khóc chẳng làm được gì. Đó là nét văn hóa của người Việt mình, nói thì không nói thẳng mà rất sâu. Nếu những điều đó mình không có giải thích thì ngay cả người Việt không để ý không biết được chứ không nói người phương Tây."
Âm nhạc truyền thống của Việt Nam không chỉ vang lên trong những khu giảng đường trước những nhạc sĩ tương lai của một nền âm nhạc phương Tây mà nó còn được tái hiện trên nhiều sân khấu trong các buổi biểu diễn chuyên nghiệp trên khắp Mỹ của nghệ sĩ Vân Ánh. Sau những lần biểu diễn như vậy, chị nói đã có những lần giao lưu với khán giả để lại cho chị nhiều ấn tượng và khiến chị không khỏi xúc động. Một trong những lần như vậy là trong chuyến lưu diễn của chị ở Chicago hồi tháng 9 vừa rồi. Nghệ sĩ Vân Ánh kể lại câu chuyện mà chị được nghe từ một vị khán giả đã nhẫn nại chờ chị nửa tiếng sau buổi biểu diễn và khi các khán giả đã về hết:
"Năm 1968, lúc đó ở bên Mỹ là chính phủ Mỹ cần phải tuyển nhập ngũ, trên 18 tuổi. Những người Mỹ da đen không những thường xuyện được chọn mà còn bắt phải vào quân ngũ tại khi đó cuộc chiến tranh rất tệ rồi. Chồng của cô (vị khán giả nói trên) bị bắt vào quân ngũ. Trước khi đi họ làm đám cưới thì không biết như thế nào. Làm đám cưới xong, trao nhẫn xong, rồi lúc đi thì đến năm 1972 chồng cô tử trận ở Việt Nam nhưng không thấy xác, họ chỉ đem biển tên về thôi."

Ảnh: Jason LewẢnh: Jason Lew
Nghệ sĩ Vân Ánh nói rằng, người phụ nữ này đã cắt đứt mọi mối liên hệ với Việt Nam sau khi nhận được tin về cái chết của người chồng, ví dụ như từ chối đến nhà hàng hay các tiệm làm móng của người Việt Nam tại Mỹ. Tuy nhiên, sau khoảng 40 năm, người ta lại thấy cô xuất hiện tại một buổi hòa nhạc của một nghệ sĩ Việt Nam:
"Lý do cô đến buổi concert là nhìn thấy trên báo Chicago Tribune là chị sẽ đến và cô ấy muốn thử và xem đó có phải là cách để hàn gắn vết thương không. Đến lúc cô ấy nghe chị giải thích về bài Qua cầu gió bay, cô ấy thấy giống câu chuyện của cô ấy."
Chính nhờ những làn điệu và hiểu được nội dung của ca khúc Qua cầu gió bay rất đỗi Việt Nam đó mà theo lời kể của nghệ sĩ Vân Ánh, vị khán giả này cuối cùng cũng có can đảm đến nói chuyện với chị và thậm chí cám ơn chị. Nghệ sĩ Vân Ánh nói rằng trong những lần biểu diễn ở Mỹ, chị đã gặp nhiều cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam và có rất nhiều người trong số họ đã tới gặp và cám ơn chị, nhưng đây là lần đầu tiên chị nhận được lời cám ơn từ vợ của một cựu chiến binh. Người nghệ sĩ này chia sẻ rằng bởi lẽ thông qua bức thư của chồng cô ấy và âm nhạc của chị, người góa phụ ấy đã có thể hình dung ra cuộc sống của chồng mình ở Việt Nam như thế nào trước khi chết. Nghệ sĩ Vân Ánh nói rằng nhiều khi chị cảm thấy có những điều chị làm rất nhỏ nhưng cũng có thể giúp cả hai bên thấu hiểu nhau hơn.
Trong khi âm nhạc truyền thống của Việt Nam do nghệ sĩ Vân Ánh đem tới cho những khán giả ở Mỹ có thể phần nào hàn gắn vết thương mà người thân của những binh sĩ Mỹ đã tử trận trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam phải chịu, thì cùng lúc đó, với số tiền 40.000 đôla mà tổ chức Asian American for Community Involvements trao tặng, nghệ sĩ Vân Ánh cho biết dự án The Odyssey-từ Việt Nam đến Mỹ (From Vietnam to America), một tác phẩm được viết để ca ngợi sức mạnh tinh thần của người Việt, sẽ được trình diễn vào cuối năm 2015 ở San Francisco. Tác phẩm này của nghệ sĩ Vân Ánh biểu diễn cùng hai nghệ sĩ Mỹ Alex Kelly và PC Munoz, là hai thành viên trong nhóm VA’V Trio mới của chị, sau đó sẽ cũng đến với khán giả ở New York, Houston, và Kennedy Center vào năm 2016. Chia sẻ thêm về dự án này, nghệ sĩ Vân Anh nói:

Ảnh: Jason LewẢnh: Jason Lew
"Đối với những người dân thường như chúng ta thì cuộc chiến tranh nào đi chăng nữa cũng đem lại những mất mát, tổn thương cho dân thường chứ không có gì tốt đẹp. Chương trình The Odyssey From Vietnam To America thì chị viết về âm nhạc để ca ngợi sức mạnh tinh thần của người Việt mình. Chị rất tự hào sức sống của người Việt mình mạnh như tre. Tại sao nhiều người cũng ví người Việt mình, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam, như cây tre? Tại vì đây là một thứ cây không bao giờ hủy diệt được, có chặt đến tận gốc, đào, cho dù còn sót một chút nó sẽ nhảy sang chỗ khác vẫn mọc lại được. Nó tổn thương cỡ nào đi nữa, gần như sắp chết, mọi người nghĩ nó chết rồi, nhưng mà nó vẫn có hy vọng, sức mạnh nào đó để sống trở lại. Chị thấy sức mạnh của người Việt mình mạnh như thế."
Nghệ sĩ Vân Ánh cho biết thêm rằng nguồn cảm hứng để viết tác phẩm này của chị đó chính là từ chuyến vượt biển của những người Việt Nam:
"The Odyssey From Vietnam to America chủ yếu ca ngợi tinh thần sức mạnh của con người nhưng niềm cảm hứng là câu chuyện từ chuyến vượt biển của những người Việt Nam, làm sao họ có thể tìm được sức mạnh để vượt qua khó khăn, chị nghĩ là khó nhất trong cuộc đời người ta. Khi làm tác phẩm này, chị phải làm rất nhiều nghiên cứu và phỏng vấn nhiều người thì điều chị tìm được để khẳng định suy nghĩ của chị, chị rất vui là: sự yêu thương rất con người của người Việt mình, đó là cái lý do tại sao giúp những người rơi vào trường hợp như thế có thể vượt lên được."
Thành công hiện giờ của nghệ sĩ Vân Ánh có được có lẽ nhờ vào sự ủng hộ từ khán giả, gia đình, và đồng nghiệp. Tiếng đàn của người nghệ sĩ này cũng đã và đang đi vào lòng của nhiều khán giả của mọi lứa tuổi và mọi sắc tộc. Nhưng mục tiêu lớn nhất mà nghệ sĩ Vân Ánh hy vọng làm được đó là:
"Mình muốn làm sao để mai kia người Việt Nam mình đi đâu hay âm thanh của âm nhạc dân tộc Việt Nam cất lên, không quan trọng bạn là ai. Bạn là người Việt thì bạn có thể nói là ôi đó là nhạc cụ, âm nhạc của đất nước tôi, còn nếu đó là người nước ngoài thì họ có thể nói ô, đó là âm nhạc Việt Nam. Đó là điều mà chị muốn làm."

 Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/nghe-si-dan-tranh-vo-van-anh-viet-tac-pham-ca-ngoi-suc-manh-tinh-than-nguoi-viet/2579984.html

Ý kiến

bởi: HOÀNG KỲ(NPCN)Btn
31.12.2014 22:55
Dù chưa có dịp được ngồi nghe "ngôn ngữ âm nhạc" của nghệ sĩ VÂN ANH.Nhưng rất tâm đắc những lời phát biểu của cô.
"không quan trọng bạn là ai.Bạn là người VIỆT thì bạn có thể nói là ôi đó là nhạc cụ,âm nhạc nước tôi"
Ngôn ngữ của âm nhạc chì thuộc về Tổ quốc,quê hương,đất nước,nó chính là hồn phách của cả dân tộc,nó không thuộc về nhóm người chính trị,và âm nhạc sẽ bao giờ là công cụ để tuyên truyền,để phục vụ cho Đảng,đoàn,lãnh tụ.
Và,nó chính là Tre,trúc VN không một thế lực nào tiêu diệt nổi.Nó cũng chính là "Văn Hóa VN" để chúng ta: Ô! đó là âm nhạc của Đất nước tôi.

bởi: hung binh dong từ: q8
31.12.2014 08:50
Rất đúng. Người ta vẫn sống khi mất tất cả nhưng sẽ chết khi hết hy vọng.Sức mạnh tinh thần chỉ bộc lộ khi có niềm tin.


NIỀM TIN & HY VỌNG!- CHÀO MỪNG MĂM MỚI 2015

                                
PSC - fireworks from Pullman Saigon Centre view
             

 

Huỳnh Mai St.8872

NIỀM TIN & HY VỌNG!- CHÀO MỪNG MĂM MỚI 2015

CÁC CỰU CHIẾN BINH QL.VNCH- QUÂN DÂN; CÁN CHÁNH; CÔ NHI, QUẢ PHỤ TỬ SĨ QL.VNCH; THƯƠNG PHẾ BINH QL.VNCH; THẾ HỆ TƯƠNG LAI HẬU DUỆ QL.VNCH. CHÚNG TA ĐÃ VÀ ĐANG SỐNG SUỐT 4O NĂM QUA TRÊN MẢNH VỞ QUÊ HƯƠNG THIẾU VẮNG TỰ DO. VÀ CHÚNG TA ĐÃ LÂM HOÀN CẢNH SỐNG NÔ LỆ CỦA CỘNG SẢN HÓA MIỀN NAM VN DƯỚI CHIÊU BÀI " GIẢI PHÓNG MIỀN NAM " CỦA VIỆT CỘNG NẰM VÙNG MTGP/VN, LÀ CON ĐẺ CỦA ĐỆ TAM QUỐC CS/ HCM- CS BẮC VIỆT- HÀ NỘI.
MOỊ SỰ XIỀNG XÍCH, ÁP BỨC VÀ NÔ LỆ HÓA DÂN VIỆT, LÀ NHẰM ĐƯA VIỆT NAM VÀO QUỶ ĐẠO..".LIÊN BANG ĐẠI HÁN CỘNG SẢN Á ĐÔNG TRUNG HHOA " THAY CHO " CỘNG SÃN ĐÔNG DƯƠNG XÔ VIẾT "
DÙ THẾ NÀO ĐI NŨA?! NGƯỜI VIỆT QUÓC GIA BIẾT YÊU CHUỘNG TỰ DO HÒA BÌNH,BIẾT HÒA NHẬP VÀO DÒNG THÁC DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI. VÀ BIẾT ĐẶT NIỀM TIN & HY VỌNG TUỔI TRẺ TƯƠNG LAI THẾ HỆ HẬU DUỆ QL.VNCH- ĐANG ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI ỦNG HỘ QUANG PHỤC LẠI DÂN CHỦ, TỰ DO CHO VN.
CHÚNG TA, LÀ DÂN VIÊT, CÓ QUYỀN ĐẶT HẾT NIỀM TIN VÀ HY VÀO NĂM MỚI - 2015- LÀ NĂM THẮNG LỢI HÒA BÌNH CH TỰ DO DÂN TỘC VIỆT NAM- KHÔNG CÒN CỘNG SẢN NỮA...!!!
CHÚC MỪNG HÒA BÌNH VIỆT NAM - KHÔNG CỘNG SẢN...!!!


   Mai Huỳnh Mai St.8872
 Niêm tin & Hy vọng- 2015