Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

HOA KỲ VỠ OÀ VUI SƯỚNG khi BẮC KINH SỤP ĐỔ trước MỸ cơ hội DONALD TRUMP TÁI ĐẮC CỬ

HOA KỲ VỠ OÀ VUI SƯỚNG khi BẮC KINH SỤP ĐỔ trước MỸ cơ hội DONALD TRUMP TÁI ĐẮC CỬ
less than a minute agohttps://youtu.be/aIWuXoxLDKI

Ông Trump cảnh báo nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ nếu ông bị luận tội

Ngày 23/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo nền kinh tế số một thế giới sẽ sụp đổ nếu ông bị luận tội.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images)


Trả lời phỏng vấn trong chương trình truyền hình Fox and Friends, Tổng thống Trump cho rằng, nếu ông bị luận tội, thị trường tài chính của Mỹ sẽ sụp đổ và người dân nước này sẽ trở nên rất nghèo và ngược lại, ông có thể đưa nền kinh tế đầu tàu thế giới chứng kiến những con số "không ai có thể tin được."

Ông Trump đề cập tới những thành tựu về kinh tế và tạo việc làm đạt được kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông, đồng thời khẳng định người Mỹ sẽ trở nên nghèo hơn trước nếu bà Hillary Clinton chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Cảnh báo trên là câu trả lời của Tổng thống Trump khi được hỏi về mối lo ngại ngày càng gia tăng về khả năng ông phải đối mặt với pháp luật sau khi cựu luật sư riêng lâu năm của ông là Michael Cohen đã nhận tội vi phạm các quy định tài chính trong chiến dịch tranh cử của ông Trump hồi năm 2016 và đang đối mặt với khả năng bị kết án tù.

Trong khi đó, một bồi thẩm đoàn liên bang ở Virginia cũng đã kết tội ông Paul Manafort, cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, 8 tội danh liên quan đến những gian lận về thuế và ngân hàng, cũng như không khai báo các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Việc xét xử các ông Cohen và Manafort nằm trong cuộc điều tra đầu tiên đối với đội ngũ cố vấn tranh cử của Tổng thống Trump của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ, điều mà chính quyền Moskva luôn bác bỏ sự liên quan./.
Theo Vietnam+/TTXVN

CHẤN ĐỘNG HOA KỲ: S.O.S TRUẤT PHẾ DONALD TRUMP KINH TẾ MỸ SẼ SỤP ĐỔ DÂN MỸ HỎI TỘI ĐẢNG DÂN CHỦ-

 https://youtu.be/P-edNggRLcQ


ĐẢNG DÂN CHỦ BỎ RƠI TỔNG THỐNG OBAMA

https://youtu.be/igDzSJAUtxk

TÀI LIỆUCông ước Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh



Related image Image result for www. Trại tù cải tạo csVN

TÀI LIỆU

Công ước Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh

Công ước Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh là công ước về các quy tắc mà các nước đã phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn được khuyến cáo tuân theo khi đối xử với tù binh, hàng binh chiến tranh và dân thường trong vùng chiếm đóng.

Sự cần thiết

Lịch sử loài người gần như là lịch sử của các cuộc xung đột liên miên giành đất đai, tài sản, quyền lực giữa các phe nhóm, dân tộc và không tránh khỏi việc có nhiều người bị tổn hại tính mạng, tài sản, danh dự hoặc bị truy bức, chiụ nhục hình như các tù binh, hàng binh, dân thường trong vùng bị chiếm đóng. Để giảm bớt các tổn hại mà người của các bên đều gặp phải trong các cuộc xung đột, một số nước ở châu Âu đã lập ra công ước Genève và sau này nó được nhiều nước khác tham gia, phê chuẩn.

Các khái niệm

Tù binh chiến tranh là những quân nhân bị bắt khi tham gia chiến đấu trong một cuộc chiến giữa các bên.
Hàng binh chiến tranh là quân nhân đầu hàng trong một cuộc chiến giữa các bên.
Trong một cuộc chiếm đóng, một số người lính hoặc dân theo một tổ chức hoặc nhóm chống đối sự chiếm đóng bằng vũ lực không có đồng phục, phù hiệu, biên chế cụ thể còn gọi là các du kích vẫn được hưởng quy chế đối xử nhân đạo như là tù binh và hàng binh chiến tranh khi bị bắt hoặc đầu hàng lực lượng chiếm đóng.

Nội dung

Đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh là các hướng dẫn về việc bảo toàn an toàn tính mạng, danh dự, phẩm giá tù binh và hàng binh. Nó bao gồm các khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho người bị thương; các hành vi bị khuyến cáo không được phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác; các hình thức, các nhục hình và các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm người bị bắt hoặc xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lý tưởng người bị bắt; các khuyến cáo về việc không được dùng tù binh và hàng binh làm con tin hoặc bia đỡ đạn, hoặc lao động khổi sai... các hướng dẫn về việc sinh hoạt tối thiểu của người bị bắt về vệ sinh, lương thực, thuốc men, thực phẩm tuỳ theo điều kiện cho phép của các bên và tình hình chiến trường.
Công ước Genève cũng khuyến cáo các hành vi của lực lượng chiếm đóng đối với dân thường trong việc nhanh chóng lập lại trật tự xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của dân thường và việc cung cấp các phương tiện sống căn bản và chăm sóc y tế căn bản cho nạn nhân chiến tranh.
Công ước Genève cũng xác định các quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng chiếm đóng trong việc được tiếp tục sở hữu các tài sản và quyền lợi của chính quyền cũ về cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh tế nhưng lực lượng chiếm đóng phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ, kể cả các món nợ lương và lương hưu của các nhân viên dân sự phục vụ chính quyền cũ hoặc các món nợ kinh tế vay từ bên ngoài không phục vụ trực tiếp cho chiến tranh.

Thực hiện

Tuy rằng có phê chuẩn và mở rộng các khái niệm giúp cho các đối xử với tù binh, hàng binh và dân thường trong vùng bị chiếm đóng có tốt hơn, nhân đạo hơn so với trước khi có Công ước nhưng Công ước này chỉ được các bên thực hiện theo tình hình thực tế chiến trường và phần nào theo ý thức của cấp chỉ huy cũng như binh lính.

Phát xít Đức

Sau khi mở rộng khái niệm về lực lượng du kích người Đức đã xem các thành viên lực lượng này khi bị bắt là tù binh hoặc tù binh nhưng có nhiều nguồn cho thấy quân đội phát xít Đức đã không tuân thủ nghiêm Công ước và đã dùng nhục hình, ép buộc lao động khổ sai và giết hại tù binh Liên Xô cũng như các tù binh của nước đồng minh khác như trong các vụ Thảm sát tại Malmédy, Thảm sát tại Boves,

Phát xít Nhật

Quân đội Phát xít Nhật bị xem là vi phạm Công ước khi tàn sát thường dân ở Nam Kinh trong vùng họ chiếm đóng, họ cũng bị xem là vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève khi tiếp tục chính sách nhổ lúa trồng đay của Chính quyền thực dân Pháp đồng thời không tổ chức vận chuyển lương thực từ miền Nam ra Bắc đúng mức, bàng quang trước cái chết của gần 2 triệu người dân Việt trong Nạn đói Ất Dậu, họ được nhiều người biết đã truy bức, nhục hình và buộc lao động khổ sai các tù binh người da trắng trong các trại ở Thái Lan, Miến Điện khi thi công tuyến đường sắt qua sông Kwai[cần dẫn nguồn].

Liên Xô

Tập tin:Cheka 18-1.jpg
Nhân viên Mật vụ Cheka đang làm nhiệm vụ
Học giả Nicolas Werth cho biết chỉ trong 2 tháng năm 1918, số nạn nhân bị giết của tân chế độ Lenin là từ 10.000 đến 15.000. Con số này lấy từ báo cáo của Mật vụ Cheka, sau khi tác giả ghi lại các huấn thị của chính Lenin về việc phải trừng phạt những kẻ bất phục tùng được gọi là những "tên Gulaks. Dù vậy, số người bị giết ở mức ước lượng tối thiểu trong chỉ 2 tháng dưới chế độ Lenin đã nhiều gấp hơn 10 lần so với số nạn nhân của chế độ Nga Hoàng trọn năm 1906 là năm đàn áp dữ dội nhất do phản ứng chống cuộc cách mạng 1905. Theo tác giả trong vòng gần một thế kỷ dưới chế độ Nga hoàng kể từ 1825 đến 1917, tổng số người bị giết chỉ có 6.321 nạn nhân. Số người bị tống vào tù dưới chế độ Lenin thì trong 2 năm từ 1919 tới 1921 đã tăng từ 16 ngàn lên 70 ngàn không kể nhiều trại tù địa phương có nơi lên tới 50 ngàn trong mùa thu 1921[1].
Tại Estonia, ngày 14 tháng 1 năm 1920, trước khi rút lui vì thất bại, Hồng quân giết 250 người tại Tartu và hơn 1000 người tại Rakvere. Khi Wesenburg được giải phóng vào ngày 17 tháng 1 năm 1920, người ta khám phá ra 3 mồ chôn tập thể với 86 tử thi. Tại Tartu, các con tin bị bắn ngày 26 tháng 12 năm 1919 sau khi bị đập gẫy tay chân và có người bị khoét mắt. Ngày 14tháng 1 năm 1920, nhóm Bolshevik chỉ kịp giết 20 người trong số 200 người bị giam giữ ở Tartu. Tổng giám mục Plato bị giết vào dịp này nhưng "bởi vì những nạn nhân đã bị đánh túi bụi bằng búa rìu và báng súng nên cực kỳ khó khăn để nhận diện"[2].
Liên Xô là một nước có phê chuẩn công ước này nhưng cũng có nguồn cho rằng quân đội Liên Xô cũng có giết hại tù binh Đức hoặc tù binh Ba Lan.
Sau việc sáp nhập Ba Lan năm 1939, hàng ngàn sỹ quan Ba Lan gồm cả quân dự bị, đã bị hành quyết vào mùa xuân năm 1940, trong cái sau này được biết đến là cuộc Thảm sát Katyn.
Xô Viết còn quyết tâm trừng phạt những kẻ mà họ cho là hợp tác với Đức trong chiến tranh. Hàng triệu người Ba Lan, Latvia, Gruzia, Ukraina và các sắc tộc thiểu số khác bị trục xuất tới các Gulag ở Siberi, vào khoảng 13 triệu vào năm 1953 và giảm còn 5 triệu vào năm 1956-1957. Trong tổng số 12,4 triệu thường dân Liên Xô chết trong Đệ nhị Thế chiến, từ 2,5 cho tới 3,2 triệu người đã chết không phải do sự chiếm đóng của quân Đức mà do sự trả thù của chính quyền Xô viết với những người họ cho là đã cộng tác với quân Đức của chính quyền Xô viết[3]
Có tới 600.000 thường dân tại 3 quốc gia ven biển Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia[4], 2 triệu rưỡi người Ba Lan[5], 80.000 người Tiệp Khắc cùng 300.000 người Romania đã bị bắt giữ, tù đày hoặc sát hại bởi lực lượng Liên Xô[6]

Trung Quốc

Trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 một số tù binh Việt Nam Cộng hòa đã được Trung Quốc giao trả qua Hội chữ thập đỏ Hồng Kông. Trung Quốc cũng đã bị phê phán vi phạm Công ước trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 khi họ đâp phá trường học, bệnh xá, đâm lủng nồi, đổ thuốc độc xuống giếng nước, nhằm mục đích gây khó khăn cho cuộc sống 3,5 triệu người dân thường Việt Nam ở vùng biên giới. Việc cản trở cứu nạn các chiến sỹ hải quân của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở quần đảo Trường Sa sau khi bị Trung Quốc bắn chìm tàu cũng được xem là cố ý vi phạm công ước này[7]..

Việt Nam Cộng hoà

Theo thống kê, trong thời gian từ 1955 đến 1960, với các biện pháp đàn áp và củng cố quyền lực trong tay chính quyền Ngô Đình Diệm, đã ít nhất là có 24.000 người bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung.[8]. Đặc biệt là Đạo luật 10-59 nhằm triệt hạ những cán bộ Việt Minh và kháng chiến cũ với những cách thức tử hình thời trung cổ như chém đầu công khai.
Việt Nam Cộng hoà không có chủ trương giết hại tù binh nhưng trong thực tế đã có sự giết hại tù binh, truy bức nhục hình ở Nhà lao Cây Dừa , đảo Phú Quốc trong Chiến tranh Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Các dãy Chuồng cọp và các dụng cụ tra tấn ở Côn Đảo hiện vẫn được lưu giữ như chứng tích về tội ác chiến tranh. Vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết tù binh ngay giữa đường phố cũng từng gây chấn động thế giới. Nhưng quan điểm của Việt Nam Cộng hoà về các du kích, lính biệt động thành của Quân Giải phóng miền Nam cũng không rõ ràng. Toà án Việt Nam Cộng hoà đã xử tử hình Nguyễn Văn Trỗi mà không xem đó là tù binh chiến tranh do anh ta không mặc quân phục và việc đánh bom ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mc Namara được coi là hành vi khủng bố, dù trước đó họ đã có thỏa thuận trả tự do cho anh Trỗi để đổi lấy một Đại tá Mỹ bị du kích Venezuela bắt giữ.

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Theo Jean Louis Margolin, tác giả này xác nhận là không có tắm máu trong ngày phe Cộng sản đánh chiếm Sài Gòn nhưng sau đó đã đưa ra con số 200 ngàn người bị giam giữ theo xác nhận của Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên về việc này, tác giả ghi thêm: "Những ước tính nghiêm chỉnh nói từ 500 ngàn đến một triệu tù nhân trong tổng số dân là 20 triệu"[9].

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước đã phê chuẩn Công ước và Chính phủ Hoa Kỳ có ý thức bảo vệ công ước này cũng như chịu sự theo dõi của báo chí Hoa Kỳ cũng như Hội chữ thập đỏ quốc tế về việc thực hiện Công ước. Nhưng trong Chiến tranh Việt Nam binh lính Hoa Kỳ đã không nghiêm chỉnh chấp hành công ước, đã có bằng chứng về sự giết hại tù binh, hàng binh chiến tranh cũng như giết hại dân thường trong vùng họ chiếm đóng. Nhìn chung quân lính Hoa Kỳ, hoặc không phân biệt được du kích và dân thường, hoặc do tâm lý ám ảnh giết chóc và hoảng loạn nên đã giết nhiều dân thường vô tội ở các nơi trên thế giới. Tiêu biểu là Thảm sát Mỹ Lai bị vạch trần bởi cuộc điều tra độc lập của một nhà báo. Rút kinh nghiệm làn sóng phản chiến tại Việt Nam do các hành động tàn nhẫn của lính Mĩ bị phơi bày, chính phủ Mĩ đã có những biện pháp nhằm hạn chế các nhà báo tại các vùng chiến sự ở Iraq.
Không quân Hoa Kì cũng thường xuyên ném bom giết hại dân thường. Trong cuộc không kích Dredsen, ước tính có từ 50 tới 300 ngàn thường dân bị giết hại. Trong cuộc Ném bom Tokyo 1945, bom Napan giết hại hơn 200 ngàn dân thường Nhật. Đặc biệt là 2 vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki với tổng số nạn nhân bị chết là 250 ngàn, đa số là dân thường. Trong các vụ ném bom thuộc chiến dịch Sấm rền, ước tính đã có khoảng 72.000 dân thường bị chết
Ngày 13 tháng 1 năm 2001 trong cuộc Chiến tranh chống khủng bố lần đầu tiên sau Đệ nhị thế chiến, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush ký lệnh thiết lập tòa án quân đội để xét xử người nước ngoài nào bị nghi ngờ có liên hệ với kế hoạch khủng bố tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không công nhận các "chiến sỹ tử vì đạo" của các Tổ chức chiến đấu Hồi giáo hoặc các tổ chức mà Chính phủ Hoa Kỳ xác định là tổ chức khủng bố là các quân nhân hoặc du kích vì vậy các đối tượng này không được hưởng các chế độ dành cho tù binh, hàng binh của Hoa Kỳ, họ bị giam giữ không thông qua xét xử ở Guatanamo (Cuba) hoặc chuyên chở qua một số nước Châu Âu để giam trong các nhà tù bí mật mặc dù một phần trong số đó bị bắt trên chiến trường, có vũ khí, có tổ chức[cần dẫn nguồn]. Vụ bê bối nhà tù Guantanamo với việc binh lính Mĩ tra tấn và lăng nhục tù nhân, cùng với các cáo giác rằng CIA đã tra tấn các tù nhân ở châu Âu đã trở thành chủ đề tranh cãi lớn trên thế giới.

Anh

Chính phủ Anh đã phê chuẩn Công ước Genève nhưng quân lính của Hoàng gia Anh cũng bị phê phán là đã không chấp hành đúng công ước này trong khi cai trị các thuộc địa Anh. Chính phủ Hoàng gia Anh đã bị nhà thơ Rabindranath Tagore, người đạt được giải Nobel văn chương 1913 phản đối vì vi phạm công ước khi trong cuộc cuộc thảm sát Jaliyaanwala Bagh, Amritsar, Ấn Độ vào năm 1919, lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội.
Ngoài ra, Chính phủ Anh lại có cách hiểu tương tự Hoa Kỳ về cái gọi là "phần tử khủng bố". Một số thành viên của các tổ chức mà bị Chính phủ Anh liệt vào danh sách khủng bố hoặc một số người dân có các hành vi gây ra nghi ngờ là khủng bố có thể bị Cảnh sát Anh bắn chết ngay tại chỗ dù đã bị bắt. Những người này không được Chính phủ Anh xem là tù binh và hàng binh chiến tranh thậm chí trong trường hợp khi bị bắt họ có vũ khí và họ hành động có tổ chức. Chính phủ Anh đã bị báo chí tố cáo là ngầm cho phép các chuyến bay chở các nghi phạm khủng bố của Hoa Kỳ bay qua không phận Anh mà không xem xét tư cách của các người này vì rằng họ chưa qua xét xử tức không phải là tù nhân chiến tranh, họ cũng không phải là tù binh chiến tranh[cần dẫn nguồn].
Ngày nay nhiều nước phê chuẩn và mở rộng các khái niệm về tù binh và hàng binh chiến tranh, có nước quy định việc dùng tù binh hoặc dân thường làm bia đỡ đạn là tôi phạm chiến tranh, có nước còn nghiêm cấm việc đưa hình ảnh của tù binh có ý bôi bác nhân phẩm hoặc làm thay đổi cách nhìn của người dân lên báo chí, phim ảnh hoặc mạng Internet, có nước nghiêm cấm việc đưa các hình ảnh có cảnh hành hạ thi thể tù binh.
Nhưng chừng nào còn có xung đột, mâu thuẫn mà các bên không phổ biến công khai, rộng rãi nội dung của công ước này; không tổ chức học tập công ước đến tận người lính, người dân thường, thì việc vi phạm công ước lại càng dễ dàng xảy ra.
Đặc biệt là khi có sự chênh lệch lớn về lực lượng, trình độ vũ khí của các bên thì tù binh, hàng binh và người dân thường của bên mạnh hơn lại càng ít được công ước này bảo vệ, họ trở thành con tin và vũ khí tuyên truyền của bên yếu thế hơn.


Công Ước Genéva và Hiệp Định về vấn đề phần mộ:
 
Clip phim youtube "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà - Quốc Hận 30/4/1975 Phần II", có ghi lại những phần như sau : 
- Công Ước Genéva được ký ngày 12/08/1949, Chương III, Điều 120, và Điều 121: nói về trách nhiệm chôn cất tù binh và bảo vệ phần mộ của các phe lâm chiến. 
- Hiệp Định Genéva ngày 20/07/1954, Điều 23 : xác nhận trách nhiệm bảo toàn phần mộ của các tử sĩ đối phương trong lãnh thổ chiếm đóng. 
- Hiệp Định Hòa Bình Paris ký ngày 17/01/1973, Điều 8 : cũng ghi rõ nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ phần mộ của tử sĩ phe đối địch.
Để minh xác cho sự thật, chúng ta thử duyệt qua những trích đoạn trong Công Ước, Hiệp Định nêu trên, để một lần nữa không-còn-nghi-ngại đó là cách ngụy biện của kẻ thua cuộc bày ra. 
1. Công Ước ngày 12/08/1949 : 
Đây là Công Ước quốc tế lần thứ tư định nghĩa một cách rộng rãi về những quyền cơ bản của tù nhân chiến tranh (dân sự và quân nhân) trong chiến tranh, thành lập sự bảo vệ cho những người bị thương tích và dân sự trong vùng chiến, kể cả những nầm mồ, hài cốt của người tham chiến hay không dự phần. Công Ước nầy được những nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc ứng dụng trong thực thi lòng nhân đạo nhằm xoa dịu phần nào những đau thương, thống khổ, và mất mát trên cả hai phần của con người : vật chất/ (thể chất) và tinh thần. Dù trong chiến tranh, người ta cố gắng bảo vệ lý tưởng nào đó, nhưng trong đoạn kết, ngay cả kẻ chiến thắng cũng cảm thấy quá mõi mệt để đeo đuổi nó, khi nhìn lại những xác chết, nấm mồ của bạn-và-thù chưa từng quen biết. 
Nguồn trên trang mạng http://www.icrc.org có đăng toàn bộ Công Ước. Trong Phần IV: Mức hạn của sự giam cầm, Mục III: Sự tử vong của các tù nhân chiến tranh, và… 
a. Điều 120 có những đoạn như sau : 
"… The burial or cremation of a prisoner of war shall be preceded by a medical examination of the body with a view to confirming death and enabling a report to be made and, where necessary, establishing identity. 
The detaining authorities shall ensure that prisoners of war who have died in captivity are honourably buried, if possible according to the rites of the religion to which they belonged, and that their graves are respected, suitably maintained and marked so as to be found at any time. Wherever possible, deceased prisoners of war who depended on the same Power shall be interred in the same place. 
Deceased prisoners of war shall be buried in individual graves unless unavoidable circumstances require the use of collective graves." 
Tạm dịch : "… Việc chôn cất hoặc hỏa táng một tù sẽ được tiến hành sau một cuộc kiểm tra y tế trên thể xác với sự thẩm định để xác nhận về sự tử vong và cho phép làm bản báo cáo và, khi cần thiết, xác minh sự nhận dạng 
Các nhà chức trách giam giữ sẽ phải bảo đảm rằng các tù binh, những người đã tử vong trong sự giam cầm, được chôn cất một cách vinh dự, nếu có thể, theo các nghi thức của tôn giáo của họ, và phần mộ của họ được tôn trọng, duy trì một cách phù hợp và đánh dấu để có thể tìm lại được trong bất kỳ thời gian nào. Bất cứ khi nào có thể, những tù binh quá cố, những người dựa vào cùng chính quyền sẽ được táng cùng một nơi. 
Những tù binh quá cố sẽ được chôn trong những phần mộ riêng lẽ, trừ khi trong hoàn cảnh không thể tránh được, đòi hỏi phương cách của ngôi mồ tập thể." 
Trong trích đoạn của Điều 120 ở trên, có nhắc đến trách nhiệm của nhà chức trách trong tinh thần nghĩa vụ quốc tế về sự chôn cất, bảo vệ phần mộ đối phương, và "lòng cao thượng" của họ nên được thể hiện qua sự tôn trọng những chiến binh quá cố, sự đồng cảm về tình đồng đội. Và để nhấn mạnh thêm về trách nhiệm chăm sóc phần mộ là của nhà cầm quyền, phần cuối của Điều khoản viết : 
"… Responsibility for the care of these graves and for records of any subsequent moves of the bodies shall rest on the Power controlling the territory, if a Party to the present Convention" 
Tạm dịch : "… Trách nhiệm cho việc chăm sóc các phần mộ và hồ sơ của bất kỳ sự xê dịch xác chết tiếp theo sau đó sẽ vẫn là của nhà cầm quyền đang kiểm soát lãnh thổ, nếu nhóm đảng tham gia Công Ước này." 
b. Điều 121 có đoạn : 
"Every death or serious injury of a prisoner of war caused or suspected to have been caused by a sentry, another prisoner of war, or any other person, as well as any death the cause of which is unknown, shall be immediately followed by an official enquiry by the Detaining Power 
… If the enquiry indicates the guilt of one or more persons, the Detaining Power shall take all measures for the prosecution of the person or persons responsible." 
Tạm dịch : "Mỗi cái chết hoặc sự chấn thương nghiêm trọng của tù binh bị xãy ra hoặc nghi ngờ rằng đã bị gây ra bởi lính gác, tù binh khác, hoặc bất kỳ người nào khác, cũng như bất kỳ cái chết nào từ nguyên nhân chưa được biết, sẽ phải được theo dõi ngay lập tức bởi công cuộc điều tra chính thức của nhà cầm quyền." 
… Nếu cuộc điều tra chỉ rỏ tội của một hoặc nhiều người, nhà cầm quyền sẽ phải tiến hành các biện pháp truy tố cá nhân hoặc những người có trách nhiệm." 
Trong Điều 121, nói về "trách nhiệm" của nhà cầm quyền đối với "cái chết" của tù binh, dù với lý do nầy hay lý do khác, nhưng đó vẫn là trách nhiệm của họ ! 
2. Hiệp định Genéva ngày 20/07/1954, Điều 23: 
Đây là một Hiệp Định mà hầu hết người dân Việt biết đến, vì nó đánh dấu sự chia cắt hai miền Nam-Bắc nơi vĩ tuyến 17, cùng những đoàn người xuôi ngược giữa hai miền trước khi bước vào giai đoạn "hận thù" nhau, hơn nửa thế kỷ qua. 
Từ nguồn http://www.usshancockcv19.com/histories/xodesk3.htm là toàn bộ Hiệp Định 54. Một phần trích đoạn trong Điều 23 như sau : 
"In cases in which the place of burial is known and the existence of graves has been established, the Commander of the Forces of either party shall, within a specific period after the entry into force of the Armistice Agreement, permit the graves service personnel of the other party to enter the part of Vietnam territory under their military control for the purpose of finding and removing the bodies of deceased military personnel of that party, including the bodies of deceased prisoners of war. The Joint Commission shall determine the procedures and the time limit for the performance of this task. The Commanders of the Forces of the two parties shall communicate to each other all information in their possession as to the place of burial of military personnel of the other party." 
Tạm dịch : "Trong những trường hợp mà trong đó các địa điểm mai táng được biết đến và sự tồn tại của ngôi mộ đã được xây dựng, Tư lệnh Lực lượng của cả hai bên, trong khoảng thời gian cụ thể sau khi sự ghi nhận danh mục trở nên có hiệu lực trong Hiệp Định đình chiến, sẽ phải cho phép các nhân viên phục vụ mộ phần của bên kia vào phần lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát quân sự của họ cho mục đích của việc tìm kiếm và di chuyển xác của những quân nhân quá cố của bên đó, bao gồm xác của các tù binh đã mất. Ủy ban Hợp tác sẽ quyết định phương thức và thời hạn để thực hiện nhiệm vụ này. Tư lệnh Lực lượng của hai bên sẽ trao đổi với nhau tất cả các thông tin của họ như là nơi chôn cất các quân nhân của bên kia." 
Qua Điều 23, có nói về quyền hạn của nhân viên phục vụ mộ phần vào Nam hay ra Bắc, nhưng phải tuân theo phương thức và thời hạn của nhà cầm quyền trên miền của họ. Có nghĩa, dường như nó chỉ có hiệu lực trong thời gian ấn định nào đó, vì khi chiến tranh bùng nỗ sau 1954, xem như Hiệp Định 54 đã hết hữu hiệu. 
3. Hiệp định Paris ký ngày 17/01/1973, Điều 8 : 
Và đây cũng là một Hiệp Định được biết đến với đại đa số dân Việt. Hiệp Định nầy là cả sự hảnh diện của chình quyền Hà Nội trong thế chính trị khôn ngoan đã buộc Hoa Kỳ lui bước khỏi miền Nam Việt Nam và trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Hiệp Định Đình chiến Hòa Bình. 
Cũng từ nguồn http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/treaty.htm cung cấp một bản sao đầy đủ những Chương, Điều khoản. Trong đó, Điều 8 được viết như sau : 
"(a) The return of captured military personnel and foreign civilians of the parties shall be carried out simultaneously with and completed not later than the same day as the troop withdrawal mentioned in Article 5. The parties shall exchange complete lists of the above-mentioned captured military personnel and foreign civilians on the day of the signing of this Agreement. 
(b) The parties shall help each other to get information about those military personnel and foreign civilians of the parties missing in action, to determine the location and take care of the graves of the dead so as to facilitate the exhumation and repatriation of the remains, and to take any such other measures as may be required to get information about those still considered missing in action. 
(c) The question of the return of Vietnamese civilian personnel captured and detained in South Viet-Nam will be resolved by the two South Vietnamese parties on the basis of the principles of Article 21 (b) of the Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet-Nam of July 20, 1954. The two South Vietnamese parties will do so in a spirit of national reconciliation and concord, with a view to ending hatred and enmity, in order to ease suffering and to reunite families. The two South Vietnamese parties will do their utmost to resolve this question within ninety days after the cease-fire comes into effect." 
Tạm dịch : "(a) Sự trao trả quân nhân, thường dân nước ngoài bị bắt của các bên sẽ được tiến hành cùng lúc và hoàn tất không muộn hơn trong cùng ngày khi quân rút lui, được đề cập tại Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những quân nhân và thường dân nước ngoài bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này. 
(b) Các bên sẽ giúp đỡ lẫn nhau để có tin tức về những quân nhân và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong trận chiến, để xác định vị trí và chăm sóc các ngôi mộ của người chết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật và hồi hương các bộ hài cốt, và để thực hiện bất kỳ biện pháp khác như có thể được yêu cầu góp nhặt tin tức về những người vẫn được xem là mất tích trong trận chiến. 
(c) Những câu hỏi về sự trao trả nhân viên dân sự Việt bị bắt và bị giam giữ ở miền Nam Việt-Nam sẽ được giải quyết do hai đảng phái của miền Nam Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc của Điều 21 (b) của Hiệp Định về sự đình chiến ở Việt Nam ngày 20 tháng bảy, 1954. Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm như vậy trong một tinh thần quốc gia hòa giải và hòa hợp, với một quan điểm chấm dứt thù hận và thù nghịch, nhằm giảm bớt đau khổ và đoàn tụ với gia đình. Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giải quyết câu hỏi này trong vòng chín mươi ngày sau khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực." 
Vì đây là Hiệp Định giữa bốn bên (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam_ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hay Việt Minh_, và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) nên có những Điều khoản rất dễ làm người đọc hiểu sai, vì đôi khi cả ba bên được nói đến trong cùng một Điều khoản, hoặc chỉ nói đến 2 bên. Như trong Điều 23, phần (a) và (b) ứng dụng cho 3 bên (hơn là 4 bên, hay chỉ 2 bên Nam-Bắc), và phần (c) dành cho 2 bên, nhưng chỉ ứng dụng trong miền Nam giửa 2 nhóm thế lực. 
Và Điều 23(b) cũng nhắc đến sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên trong việc khai quật, hồi hương hài cốt, và chăm sóc phần mộ. Cũng như tin tức về những người mất tích trong chiến tranh. 
Xét qua những Điều khoản trên, đều có nhắc đến "phần mộ", và tùy theo mục đích của Công Ước hay Hiệp Định vấn đề đó được nhấn mạnh, hay chỉ sơ sài chi tiết. Cho dù là vậy, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/09/1977 nhưng vẫn cố tình không thực hiện những Điều khoản trong Công Ước Genéva quốc tế, và Hiệp Định đã từng ký kết về phần mộ của các tù nhân chiến tranh, hay chiến sĩ đối phương. 
Điều nầy chắc chắn sẽ gây nên trở ngại cho những cuộc bang giao của Việt Nam với quốc tế, ngoại trừ với khối cộng sản bé nhỏ. Sự tín nhiệm của nước khác vào Việt Nam trong cương vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, sẽ là một dấu hỏi không nhỏ. Nhất là khi NtQdBH - một nghĩa trang bậc quốc gia của chế độ cũ, còn sót lại - bị xóa mất dấu tích, sẽ khiến quốc tế có cái nhìn e ngại hơn về lòng nhân đạo của Việt Nam. 
Thử nhìn lại một góc cạnh nhỏ trong bối cảnh sau khi Hiệp Định Paris 1973 đã được ký kết, để có thể phán xét, ai là kẻ gây nên chiến tranh, trong sự công bằng và sự thật của lịch sử. Theo Wikipedia, "Le Duc Tho", bản tiếng Anh, có đoạn như sau : 
"Lê Đức Thọ and Henry Kissinger were jointly awarded the 1973 Nobel Peace Prize for their efforts in negotiating the Paris Peace Accords. However, Thọ declined to accept the award, stating, "There was never a peace deal with the U.S. We won the war." 
Tạm dịch : "(Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chính khách VNDCCH) Lê Đức Thọ và (Bộ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ) Henry Kissinger cùng được trao chung giải Hòa Bình Nobel năm 1973 cho những nỗ lực của họ trong cuộc đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris. Tuy nhiên, Thọ đã từ chối chấp nhận giải thưởng, nói rằng "Không bao giờ có một thỏa thuận hòa bình với Mỹ. Chúng tôi chiến thắng." 
Và vẫn theo Wikipedia, "Kissinger", bản tiếng Anh, đã viết : "Tho rejected the award, telling Kissinger that peace had not been really restored in South Vietnam." 
Tạm dịch : "Thọ từ chối giải thưởng, nói với Kissinger rằng hòa bình chưa thực sự được khôi phục ở miền Nam Việt Nam" 
Qua câu nói của Lê Đức Thọ_ chỉ vừa sau khi ký xong Hiệp Định_ đã đủ phô diển niềm tự kiêu của kẻ hiếu chiến (xâm phạm Hiệp Định Paris, nhất là nơi Điều 15) và chỉ mong chiến thắng (tiếp tục vận chuyển bộ đội, vũ khí Trung cộng, Liên Xô vào miền Nam) hơn là xây dựng nền hòa bình thực sự như trong bản Hiệp Định mang tên Hòa Bình đó. Có lẽ, cũng vì vậy, niềm hy vọng mong chờ một đặc ân trong hòa hợp hòa giải dân tộc từ phía nhà cầm quyền đương thời, cho những phần mộ của chiến sĩ "được nằm yên" trong NtQdBH, là một điều rất mong manh - chắc không bao giờ là hiện thực. Vả lại Việt Nam hôm nay có quá nhiều thay đổi; sức mạnh đồng tiền (đô la) không còn là hư ảo trong chủ nghĩa xã hội nữa, mà nó hiển hiện một cách trung thực, rõ ràng, và mãnh liệt nhất, hơn cả sinh mạng con người đang sống. Thì làm sao, có thể đặt chút hy vọng vào một đặc ân nào đó cho người quá cố của chế độ "thù nghịch" cũ ! (?).  

Nguồn:
  *http://maidayhoabnh.blogspot.com/2013/04/nghia-trang-buon-ten-inh-thien-thu.html

 *http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/nghia-trang-buon-tren-inh-thien-thu-thu.html

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

CÁI NÓN SẮT CỦA NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.


CÁI NÓN SẮT CỦA NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Hỡi người chiến sĩ đã để lại

Cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai? ….
Cái nón sắt đề cập trong bài hát nầy, chính là cái nón sắt được trang bị cho người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong nhu cầu bảo vệ sinh mạng ngoài mặt trận. Trong suốt chiều dài cuộc chiến 20 năm trên toàn lãnh thổ miền nam Việt Nam, cái nón sắt là một vật không thể nào thiếu trên người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đó là cái nón sắt M1. Cái nón sắt nầy của Quân Lực Việt  Nam Cộng Hòa phát xuất từ cái nón sắt của Quân đội Mỹ dùng từ Chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1985. Cái nón sắt nầy ngoài việc bảo vệ an toàn cho sinh mệnh người lính, nó còn là một vật rất đa dụng trong sinh hoạt cùa người lính như có thể: chứa nước uống, nấu cơm canh, để múc nước tắm, làm ghế ngồi, làm gối kê đầu, làm nón an toàn xe mô tô,  làm cối giã, ngoài ra còn đựng được nhiều loại đồ vật khác nhau…khi dừng quân. Người viết hoàn toàn không dám so sánh công dụng của cái mủ sắt  Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với cái nón cối của bộ đội  Bắc Việt.
Cái nón sắt của người lính Việt Nam Cộng Hòa với một cái hiểu thật đơn giản là dùng để che chở sinh mạng của một con ngưòi khi lâm chiến, khác với ý nghĩa của cái nón cối mà lính Bắc Việt sử dụng trong quá khứ, với tà thuyết do đảng giáo dục, nó được mang ý nghĩa là hy sinh hơn bảo đãm an toàn… như là đem thân mình chèn pháo, đem đầu mình giao cho đảng và boác. Khi ra trận chỉ cần nghĩ đến boác và đảng, thì cái nón cối sẽ che chở được cả bom B52 nổ trên đầu, chứ đừng nói đến những viên đạn thông thường đâu    (????).

CẤU TẠO:

Nón M1 được chế tạo theo tiêu chuẩn một cỡ duy nhất phù hợp cho mọi người. Độ sâu của mũ khoảng 18cm, chiều rộng 24cm, và chiều dài 28cm, khối lượng mũ khoảng 1,3 kg. Nón có hai lớp. Lớp bên ngoài của mũ là một vỏ kim loại còn gọi là ” nồi thép “, phần ngoài của vỏ được sơn theo sắc phục của các đơn vị sử dụng. Bên trong, lớp thứ nhì là một mủ bằng nhựa được chế tác bằng thứ nhựa đặc biệt tăng thêm độ cứng, từ đó gia tăng thêm mức độ anh toàn cho người lính; phần vỏ phía trong bằng hợp chất nhựa này là hệ thống dây treo có thể điều chỉnh để phù hợp với kích thước các cở đầu người sử dụng. Hệ thống dây trong nón nhựa là để đỉnh đầu không áp sát với nón nhựa, và có một khoãng cách nhất định..để đầu không bị nóng thái quá dưới ánh nắng.
Phần bên ngoài nón sắt có gắn thêm vào một băng cứu thương, và được bao bằng một lớp lưới để giảm độ phản chiếu ánh sáng từ vỏ sắt, hoặc để ngụy trang cây cối tùy theo địa hình khi tham chiến. Người dùng nón có thể gắn thêm cành, lá cây để tăng mức độ ngụy trang, tránh sự quan sát của địch quân. Chiếc nón sắt M1 được quân đội Mỹ sử dụng đến năm 1985, sau đó được thay thế bằng M1C và M2.
Chiếc nón sắt M1 đời 1969.
Nón sắt là một vật cần thiết cho người lính Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ cho người lính chiến, và nói lên được sự quan tâm đến sinh mạng của một người cầm súng khi ra trận. Qua đó chúng ta thấy mối chăm sóc đặc biệt của chính quyền với hàng ngủ bảo vệ quốc gia, họ cần được trang bị những nhu cầu cần thiết trong việc giãm thiểu mức độ sát thương của địch ngoài mặt trận.  Nhìn cung cách trang bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để thấy sự khác biệt về mức độ quan tâm đến sinh mạng người lính bộ đội  của đảng csVN. Điều mà đảng và boác chưa bao giờ biết quan tâm đúng mức với những người lính của họ. Đảng csVN, đã không có sự chăm sóc về mức độ an toàn cho những người lính bộ đội;  vì thế con số tử vong hay bị thương bao giờ cũng cao hơn con số của lính Việt Nam Cộng Hòa. Đảng coi sinh mạng con người như cỏ rác trong suốt cuộc chiến xâm lăng miền Nam Việt Nam.
Nón sắt M1 có công dụng giúp người lính ngoài mặt trận giảm được mức độ thương vong bởi các mảnh văng do bom, đạn, lựu đạn, mìn… từ phía địch gây ra. Nón sắt dùng để chống lại mức độ sát thương bởi các loại đạn bắn thẳng như AK-47 … Nếu khoảng cách bắn xa cũng như góc va chạm giữa đạn và mũ nhỏ, thì viên đạn sẽ bị nảy ra và gây ra một vết lõm trên mũ, tránh được thương vong cho người đội nón.
Nếu khoảng cách gần, và góc va chạm giữa đạn và mũ gần như vuông góc thì đạn sẽ dễ dàng xuyên qua mũ và gây sát thương. Rất nhiều chiếc mũ sót lại sau trận chiến với các vết thủng do đạn bắn thẳng gây ra đã chứng tỏ điều này.
Đến nàm 1971, khi cuốn phim ” Người tình không chân dung” được trình chiếu ở Sài Gòn, thì một bản nhạc rất hay, mang nhiều kinh nghiệm cho người lính Việt Nam Cộng Hòa trong quá khứ, đó là nhạc phim ” Người tình không chân dung”, nói về thân phận của của cái nón sắt, do ca sĩ Lệ Thu trình bày, làm xao xuyến không biết bao nhiêu trái tim của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, một sáng tác của Nhạc sĩ Hoàng Trọng.
Hỡi người chiến sĩ đã để lại
cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm
hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.

Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ
mộng mơ của anh mộng mơ của một con người.

***
Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà
khác chi bốn mùa êm trôi
có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ
và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền
phải thế không anh?
(Hát)
Trong cái nón sắt của anh
mặt trời vẫn còn đó ban ngày
và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn
triệu triệu vì sao vẫn còn đó
tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó.

Nhưng anh bây giờ anh ở đâu
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời.

Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt
trên bờ lau sậy này
Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai? ….

CÂU CHUYỆN VỀ  CÁI NÓN SẮT.

Quân lệnh của Tướng Nguyễn Khoa-Nam về cái nón sắt:

Cuối năm 1969, lúc bấy giờ, tình hình an ninh các xã ấp, quận lỵ thuộc tỉnh Ðịnh-Tường rất rối ren. Tin tức từ các chiến trường lớn nhỏ dồn dập báo về với bao sự chết chóc, bị thương và tổn thất. Ðúng vào thời điểm dầu sôi  lửa bỏng càng ngày càng gia tăng thì Ðại Tá Nguyễn Khoa Nam, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù, được Bộ Tổng Tham Mưu điều động về giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh khu chiến thuật Tiền Giang, thay thế cho Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được thăng tiến làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, Quân khu IV.
Tin tức được loan truyền nhanh chóng, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ các đơn vị tác chiến, đến những quân binh chủng ngành trực thuộc Sư Ðoàn, đều tỏ vẻ lạc quan thấy rõ, với sự lãnh đạo mới của Người Hùng oanh liệt thuộc binh chủng thiện chiến Nhảy Dù. Song song đó, một lệnh đặc biệt lần đầu tiên trong quân sử Sư Ðoàn, với công văn được gởi đi khắp các đơn vị trong Sư Ðoàn có nội dung:
– Tất cả quân nhân các cấp luôn luôn phải mang súng, và đội nón sắt khi di chuyển bất cứ ở nơi nào. Ngoài ra, xe Jeep đều phải tháo mui để trần.
Xe Jeep  tháo mui để trần.
Bấy lâu, người quân nhân Sư Ðoàn đội nón lưỡi trai bằng vải ka-ki xanh khi đi ra ngoài, còn chiếc nón sắt chỉ sử dụng lúc ban đêm đi trực, hay canh gác tiền đồn mà thôi! Phải công nhận, trọng lượng chiếc nón sắt của Mỹ mà bên trong còn có thêm một chiếc nón lót nhỏ hơn bằng nhựa, cùng với những dây da và vải để điều chỉnh khi đội chụp lên đầu không phải là nhẹ. Nếu ai không quen thì sẽ cảm thấy nặng nề và khó chịu lắm! Nhưng nay lệnh của Tư Lệnh Sư Ðoàn ban ra thì ai mà dám không thi hành? Cho nên, từ Ðại Tá Tư Lệnh trở xuống đến hàng binh, bắt buộc quân nhân các cấp đều phải kè kè bên khẩu súng lục, hay cây súng M-16, và chiếc nón sắt to tướng bên cạnh, lúc làm việc cũng như khi đi ra ngoài. Hiện tượng mới lạ nầy không chỉ thấy được trong căn cứ quân sự Ðồng Tâm ở Bình Ðức, mà ngay cả trong thành phố Mỹ Tho. Kể từ những tháng ngày cuối năm 1969, nhan nhản trên các đường phố và nơi chợ búa, người dân thành thị thấy lính Sư Ðoàn 7 đầu đội nón sắt.
Theo bài viết của Chiến hữu Huỳnh Công Minh: http://www.nguyenkhoanam.com/tam_tu16.html)
Trung Tá (1975) Nhảy Dù Nguyễn Ngọc Bắc đội nón sắt –
                             Trung Úy Trịnh Tân mang Carbine (Tử Trận 1965)                                   

PHIM NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG.  

Người tình không chân dung là một bộ phim điện ảnh miền Nam sản xuất năm 1971 của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, với sự tham gia diễn xuất của Tài tử Kiều Chinh. Bộ phim ca ngợi hình ảnh người lính của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ca khúc chính trong phim cũng tên Người tình không chân dung của Nhạc sĩ Hoàng Trọng.
image

Trong cái nón sắt của anh
mặt trời vẫn còn đó ban ngày
và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn
triệu triệu vì sao vẫn còn đó
tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó…..
Bài viết để lưu lại những hình ảnh của người lính năm xưa trên khắp 4 vùng chiến thuật, và tặng các cháu hậu duệ về dấu binh lửa của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Hình ảnh trong bài viết là hình ảnh sưu tầm trên mạng, rất mong các tác giả thứ lổi người viết vì không thể truy nguồn từng bức hình để xin phép. Người viết chỉ hy vọng là được sự thông cãm vì trong cùng mục tiêu là VINH DANH NGƯỜI CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA. Đa tạ!!
Trịnh Khánh Tuấn 10.6.2014
Hỡi người chiến sĩ đã để lại Cái nón sắt trên bờ lau sậy này Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai? Cái nón sắt đề cập trong bài hát nầy chính là cái nón sắt được trang bị cho người lính VNCH tron…

quang van truong ./.
Nguồn: 
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/06/09/cai-non-sat-cua-nguoi-linh-viet-nam-cong-hoa/ 


Viết về người lính VNCH bất hạnh

MƯỜNG GIANG
Cac chien si TD37BDQ chien dau tai Khe Sanh. Hinh tren sach VN khoi lua
Hai mươi năm chinh chiến, QLVNCH đã có 250.000 người gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Tuy nay chính phủ cũng như QLVNCH không còn nữa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.
Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực, mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ xảy ra từ năm 1861-1865, cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại Miền Bắc là kẻ thắng trận, đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người Miền Nam bại trận. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến, vì lý tưởng riêng của họ.
Thế Chiến 2 kết thúc, Tòa Án Quốc Tế Nuremburg chỉ kết tội những đầu sỏ trong phe Trục mà không hề bắt bớ hay gây khó khăn cho quân nhân các nước Ðức-Ý-Nhật… Năm 1920, lãnh tụ kháng chiến quân Libya là Tướng Mukhta bị người Ý bắt và tử hình, nhưng chính tổng tư lệnh Ý tại Bắc Phi là người đã ở lại pháp trường để lo lắng hậu sự cho vị anh hùng dân tộc Libya, vốn là kẻ thù của người Ý lúc đó.
Tại VN, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Phần năm 1867, sau đó là thành Hà Nội năm 1873. Các tướng lãnh thủ thành đương thời là Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.. đã oanh liệt tử tiết theo thành mất và được kẻ thù là người Pháp tôn kính mặc niệm như chính các tướng lãnh của họ. Sau rốt là số phận của 500.000 quân nhân Mỹ đã tham chiến tại VN, trong số này hơn 50.000 người tử trận. Ngày nay các chiến sĩ trên đã được quốc dân Hoa Kỳ trả lại công lý và danh dự, để họ hiên ngang ưỡn ngực, cũng như an giấc nghìn thu bên cạnh ông cha, một đời liệt sĩ. Tất cả đã chết cho lý tưởng quốc gia, sống vinh quang và yên nghỉ trong danh dự.
Người lính VNCH trong suốt hai mươi năm binh lửa cũng vậy, đã phơi gan trải mật để bảo vệ cho đất nước và mạng sống của đồng bào, bị Cộng Sản quốc tế Bắc Việt xâm lăng giết hại. Tóm lại gần hết cuộc chiến, ở đâu có Cộng Sản khủng bố cướp bóc giết hại dân lành, là ở đó có sự hiện diện của người lính miền Nam. Ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ, là ở đó người dân trong vùng chiến nạn, tìm đủ mọi cách trốn thoát sự kềm kẹp của giặc cộng, để trở về vùng quốc gia nhờ che chở đùm bọc. Ai có làm lính tác chiến hay người cán bộ áo đen Bình Ðịnh Nông Thôn, Cán Bộ Xã Hội.. mới biết được thế nào là nổi thống khổ, trên đe dưới búa, cá nằm giữa dao thớt, người dân tay không hứng hai lằn đạn bạn thù, của người VN trong thời ly loạn. Có là người dân bị kẹt trong vùng xôi đậu, lửa khói bom đạn, mới thấu hiểu đời người lính gian khổ chết chóc muôn trùng. Có là người dân quèn, nghèo sống đời cay cực, mới thương xót cho “ cảnh ba đồng, ba cộc “ của kiếp lính Miền Nam.
Nhức nhối và mai mĩa nhất, đó là hiện tượng ‘thuyền nhân tị nạn‘ sau ngày 30-4-1975. Ngoài tuyệt đại đa số nạn nhân đích thực của CSQT, trong số này không thiếu mặt “ những tên tuổi lớn “ một thời chạy theo VC đâm sau lưng người lính, những nhà văn, nhà báo, cha cố.. kể cả thành phần suốt đời chỉ biết sống ký sinh vào xã hội.. cũng lợi dụng “ danh nghĩa người lính “ để được tị nạn chính trị. Ứa gan hơn là những tên VC trà trộn trong hàng ngũ những người vượt biên, vượt biển, sau khi tới được bờ đất hứa, chúng trở mặt ngay, để lộ diện thành công an, cán bộ, đảng viên như ngày nào.. để nạt nộ, hăm dọa đồng hương, qua cái đòn “ nếu theo Ngụy “, sẽ không được về VN để thăm nhà, như đã thấy tới độ mù mắt khắp nơi tại hải ngoại.
Trong nổi chịu đựng hy sinh âm thầm nhưng thảm nhất là người lính đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh và lãnh đạo phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm trong đói nghèo tủi nhục.
Tiếp tay với những tâm hồn thác loạn, ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản, là bọn báo chí quốc tế bất tài, a dua, xu thời. Nhờ vậy mà cọng sản Bắc Việt, mới có cơ hội tung hoành một mình một cõi, thao túng vẽ vời huyền thoại, bóp mép lịch sử, để đầu độc các thế hệ VN đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ bạo tàn, độc đảng. Nhưng rồi gieo gió thì phải gặt bảo, chính sự khoắc lác dại khờ trên, đã đưa toàn bộ đảng cọng sản VN chìm trong cái vũng bùn ô nhục, khi bí mật lịch sử lần lượt được mọi phe phái bật mí và hồi tưởng.
Câu chuyện tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn,vì không thể chịu nổi hành động dã man, đẩy các trẻ em trong xóm ra làm lá chắn đở đạn cho đồng bọn tẩu thoát. Vì quá tức giận không kềm chế được, nên tướng Loan đã rút súng Rouleau ngắn nòng, bắn chết tên VC chỉ huy là Bảy Lốp, tại ngả ba Vườn Lài (góc đường Vạn Hạnh, Minh Mạng và Vĩnh Viễn), trước mặt phóng viên Mỹ là Eddie Asams, nên đã chụp được tấm hình này, đem bán rao khắp thế giới và nhận được giải thưởng quốc tế.
Sau ngày 30-4-1975 Tướng Loan tới tị nạn tại Hoa Kỳ, đã bị bọn phản chiến cùng với giới truyền thông Mỹ làm lớn chuyện. Thậm chí có Elizabeth Holtzman (nữ dân biểu DC bang New York) và Dân biểu Harold Sawyer (CH bang Michigan), đã kiện cáo, đòi Chính phủ Mỹ trục xuất tướng Loan ra khỏi Hoa Kỳ, vì tội vi phạm nhân quyền nhưng bị thất bại .
Trước và sau ngày tướng Loan từ trần 14-7-1998, người phóng viên chụp tấm hình năm xưa Eddic Adams, đã viết một bài báo xin lỗi tướng Loan vì sự ray rứt hối hận của mình, trong đó có đoạn “ Ông đã làm công việc của ông, còn tôi làm bổn phận của tôi “. Ngày tướng Loan qua đời, Eddic lại viết thêm môt bài báo khác đăng trên tờ Times, đồng thời gới tới một vòng hoa phúng điếu, trên đó có đính một danh thiếp viết tay “ General, I ‘am so,so,so.. sorry “. Bao nhiêu đó, chắc cũng đủ làm nhức óc những tên “ sống nhờ người tị nạn “ nhưng lúc nào cũng viết lách, làm báo ca tụng VC.
Ðau đớn nhất là trận Hạ Lào 1971, cho dù các đơn vị đã tham chiến như SD Dù, TQLC, Sư Ðoàn 1 BB, Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ và Liên Ðoàn 1 BDQ có bị tổn thất nặng nề. Nhưng cuối cùng QLVNCH cũng đã đạt được mục đích của cuộc hành quân, là phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở hậu cần, tiếp liệu tại các mật khu, binh trạm tại đây. Lúc đó, chỉ có Ðại Úy Trương Duy Hy, pháo đội trưởng PDC/44, tham dự cuộc hành quân, tại căn cứ Hỏa lực 30, là tác giả quyển Hồi ký “ Tử thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30, Hạ Lào “ là viết sự thật. Ngoài ra tất cả bọn phóng viên Mỹ&Tây phương đều ở Khe Sanh, hằng ngày nhìn cảnh máy bay tải thương xác lính và thương binh về tới tắp. Từ đó chụp hình, diễn dịch rồi gửi về nước, nói là QLVNCH đã thảm bại tại Hạ Lào, giống như hồi Tết Mậu Thân (1968).
Riêng làng báo Sài Gòn cũng vậy, vì không có ai vào tận chiến trường để chứng kiện sự thật, nên chỉ đành “chôm chĩa tin từ báo Mỹ“ rồi “Mao Tôn Cương thành trận đánh cuối cùng không có đại bàng “ rằng “ VC đâu có quân số đông đảo để đánh QLVNCH, mà chỉ sử sụng hỏa pháo. Ở đây làm gì có kho tàng như tình báo đã báo cáo láo”. Tóm lại theo họ thì QLVNCH vì sợ hỏa lực của VC nên bỏ chạy. Có đọc những tin tức của báo chí Sài Gòn lúc đó, mới thấy máu của người Lính Miền Nam đã đổ suốt cuộc chiến để bảo vệ cho “đám này“, thật là uổng phí và tội nghiệp cho những kẻ đã nằm xuống truớc ngày 30-4-1975.
Nhưng người lính VNCH từ trước tới nay chỉ biết có cầm súng để chiến đấu giữ nước và bảo vệ sinh mạng cho người khác, chứ không quen viết lịch sử để ca tụng một chiều. Cho nên nếu có được một tiếng cảm ơn hay sự hồi phục danh dự, thì đó cũng chỉ là sự phản tỉnh của thế giới tự do khi đã biết được sự thật cùng ý nghĩa của cuộc chiến mà người Miền Nam phải bán mạng để chống ngăn giặc Bắc xâm lăng tới giờ phút cuối cùng. Ngoài ra còn có sự tưởng tiếc muộn màng của đồng bào hậu phương, đối với người chiến sĩ VNCH, khi chính bản thân và gia đình người dân qua cuộc đổi đời, cũng đã trở thành nạn nhân tận tuyệt, của một chế độ bạo tàn, của những con người không có nhân tính, mà hôm qua chính người dân coi như thần thành, nên đã công khai giúp và theo chúng, đâm sau lưng đồng đội, đồng bào mình.
Trong lúc đất nước đang lâm nguy vì giặc xâm lăng phương Bắc, trong lúc gần hết thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội miền Nam, không phân biệt sang hèn, kinh thượng, bỏ nhà, bỏ lớp, bỏ hết tương lai của tuổi trẻ và đời người để lên đường ra biên cương chống giặc thù. Giữa lúc đất nước lầm than, muôn người khốn khổ vì chiến tranh do Hồ Chí Minh và cọng sản mang từ Liên Xô-Trung Cộng vào để dầy xéo non sông tổ quốc, thì tại hậu phương Miền Nam có một số người tự nhận mình là trí thức, giáo sư, tu sĩ, hầu hết đều đang độ xuân thì, mập mạnh nhưng lại tìm cách đứng bên lề cuộc chiến bằng đủ mọi lý do để được hoãn dịch, trốn nghĩa vụ làm trai trong thời tao loạn. Nếu vì sợ chết mà trốn đi lính, thì cũng còn có thể tha thứ nhưng những hạng người này, không bao giờ chịu để yên cho đồng bào và đất nước mình đang trăn trở trong cơn đau bom đạn, hận thù, đói nghèo và ly biệt. Họ hoàn toàn không thông cảm cho ai hết, ngoài cái lý tưởng đã thu lượm được, qua sách báo tây phương phản chiến và các kinh điển nhật tụng của thiên đàng xã hội chủ nghĩa, trong lúc được sống ở hậu phương, thừa mứa vật chất, đàn bà và thời gian để đâm thọt, phá hoại những người đang liều mạng xã thân bảo vệ mạng sống thừa thải ký sinh của mình.
Ngày nay ai cũng biết, cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1955-1975) rất đa dạng, phức tạp, khó có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Nói chung tùy theo lý tưởng, ai muốn gọi thế nào cũng đều có ý nghĩa riêng với người trong cuộc. Cho nên với người Miền Nam VN, thì đây là một cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Cuộc chiến này hoàn toàn khác biệt với cuộc phân tranh của hai họ Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, lúc đó chỉ là cuộc tương tàn nồi da xáo thịt để tranh giành quyền lãnh đạo của đất nước. Trái lại cuộc chiến lần này, người Miền Nam chiến đấu, vừa để tự vệ, vừa bảo vệ phân nửa mảnh đất VN, để khỏi bị Bắc Việt nhuộm đỏ bằng chủ thuyết cọng sản. Nhưng với bọn trí thức thiên tả, phản chiến nằm vùng lúc đó, lại trắng trợn phỉ báng, gọi QLVNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.
Chính bọn trí thức thiên tả này đã lợi dụng quyền tự do báo chí ngôn luận của VNCH, để viết lách, bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tiền tuyến, đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng.
Cuối cùng, VNCH đã sụp đổ, kéo theo sự mất mát toàn diện mà người Việt QG đã tốn xương máu xây dựng. Người chạy thoát ra nước ngoài tuy không bị đau đớn thể xác nhưng tinh thần và sự dằn vặt, cũng đã làm cho họ điên đảo suốt quảng đời lưu vong nơi xứ người. Tội nghiệp nhất, cũng vẫn là Lính phải còng lưng cúi đầu gánh chịu những thảm tuyệt của kẻ thù man rợ, những điều mà chắc chắn thế giới tự do không hề nghĩ tới, vậy mà vẫn tới trong địa ngục trần gian của các nước Cộng Sản, trong đó có CSVN.
Ngoại trừ một số rất ít khôn ngoan hay có thân nhân VC bảo lãnh, hầu hết các cấp Quân, Công, Cán, Cảnh của Nam VN đều chịu sự hành hạ nơi chốn lao tù. Chúng bắt tất cả Sĩ quan và cán bộ, công chức, cảnh sát VNCH vào tù, qua cái gọi là “ Trại Cải Tạo “ để đánh lừa thế giới, về sự dã man tàn ác đối với tù nhân chiến tranh, trái với công pháp quốc tế đã qui định. Hầu hết các trại tù đều lập ở Miền Bắc và Bắc Trung Phần, phía bên kia vĩ tuyến 17. Tại Miền Nam, trại tù nằm trong rừng núi cheo leo, ma thiêng nước độc, để lao động khổ sai, chết dần mòn vì sự hành hạ của quản giáo và nổi cực khổ, đói lạnh nhưng ăn uống thì thiếu thốn với khẩu phần hằng ngày, chỉ lưng chén cơm gạo xấu, trộn với khoai bắp, còn những người bị biệt giam thì đói khát vì phần ăn phát rất ít. Nói chung là không còn bút mực nào để kể cho hết nổi hận hờn tủi nhục của người tù dưới chế độ CS. Ðói quá nên người tù phải ăn tất cả những gì có trước mặt như rắn, rít, ếch nhái, chuột, trùn đất, cào cào.. kể cả cỏ chai và cỏ diệu, thay cơm để đủ sức chống chọi với tử thần, lúc nào cũng như chực chờ sẳn bên cạnh :
‘Ngày hành xác giữa núi rừng hoang vắng,
đêm ôm đầu thương tiếc chuyện ngày xưa
bạn bè đến đây càng lúc càng thưa
thằng nằm xuống, thằng đày sang trại khác
thằng chống lại thì xác thân tan nát
thằng bệnh đau thân xác cũng không còn
đem xác người đi phá núi dời non
đem mạng sống để gở mìn tháo đạn
thay trời dẫn nước vào sông đã cạn
thay trâu kéo cầy phá vỡ ruộng hoang
buổi sáng gượng vui nhìn lúa trổ bông
nữa đêm khóc thầm đời lính bất hạnh
tôi đã sống qua những ngày đói lạnh
tôi đã nhét đầy tài liệu buồn nôn
kiểm điểm nghìn câu cho tốt tốt hơn
để theo đảng biến người thành khỉ vượn “.
(thơ mường giang).
Lính sống bị trả thù đã đành, cho tới những người lính đã chết , CSQT cũng không tha, thì nói chi thành phần Thương Phế Binh, Cô Nhi Tư Sĩ của VNCH, lại càng bị đoạ đày thê thảm.Tất cả năm tháng dù nay đã đi vào quân sử nhưng sự thật vẵn còn nguyên trước mắt, với hai cảnh đời hiển hiện như một chứng tích nghìn đời không phai mờ : Ðó là địa ngục VN sau 38 năm bị giặc chiếm đóng và giá trị đích thực của QLVNCH từ 1960-1975, đã có rất nhiều cấp chỉ huy tài ba lẫn đạo đức, văn võ vẹn toàn, được đào tạo từ các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á thời đó gồm các Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, Bộ Binh Thủ Ðức, Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị, Các Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Cảnh Sát,Trường Ðại Học Quân Sự.. chứ đâu phải chỉ có những tướng tá từ thời Pháp thuộc ?!
Ngày xưa người Lính VN, chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang, giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa :
‘..xin vì chàng, xếp bào cởi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng.. ’
(Chinh Phụ Ngâm Ðặng Trần Côn và Ðoàn Thị Ðiểm)
Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nổi cô độc. Khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.
Thử hỏi giữa cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Ngày nay, đã có không biết bao nhiêu người ,đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của lính. Không biết trong tâm tư đó, có một giây phút nào do lương tâm xao động, khiến trái tim người, chợt nghĩ tới những kẻ bất hạnh đã VỊ QUỐC VONG THÂN ?
Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, cũng đã và đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.
‘..tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí
sa trường dung ruổi đã phơi thây
đoàn quân hùng liệt nay về đất
hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy
chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
mà khóc quê hương khuất bến bờ
nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa
mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô‘
(thơ Mường Giang)
Xin nghiêng mình trước đồng đội đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa Dân Tộc Việt. Cũng xin chân thành biết ơn Quý Ân nhân đồng hương khắp mọi nẻo đường viễn xứ, đã và đang hướng về những người lính cũ ngày xưa, giờ họ là Quả phụ, cô nhi và thương phế binh VNCH. đang kẹt ở quê nhà.
T Xóm Cn H Uy Di
Tháng 4-2013
MƯỜNG GIANG