KẾ HOẠCH TÂM LÝ CHIẾN 34- A
Chiến-tranh tâm-lý, mật hiệu Forae được chấp thuận ngày 14 tháng Ba năm 1968. Tướng Westmoreland cho phép bằng lời nói chứ không có trên giấy tờ. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì đường lối hoạt động của đơn-vị SOG và những kế-hoạch bí mật.
Forae bắt đầu với sáu kế-hoạch, ba trong số đó được giao cho đơn-vị Đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG) để áp-dụng trong chương trình Chiến-Tranh Tâm-Lý. Ba kế-hoạch còn lại nằm trong kế-hoạch 34-A và trở nên rường cột trong chương trình ‘Trở mặt’. Chương trình Forae nhằm mục đích làm cho địch bối rối về mặt tâm-lý. Bob Kingston quyết định ‘Đặt máy phát thanh trên miền Bắc Việt-Nam’, một số máy do các toán biệt-kích đem theo gài, số khác thả bằng dù. Những máy phát thanh đó đã được điều chỉnh trước để phát đi hai đài phát thanh ‘đen’, đài Gươm-Thiêng Ái-Quốc và đài Cờ-Đỏ. Điều này sẽ làm địch phải xử dụng lực lượng an-ninh biên-phòng đi lùng những toán quân biệt-kích mà thực ra chỉ là những máy phát thanh. Ngoài ra những đài phát thanh đen này còn gửi những mật điện cho những toán biệt-kích đang hoạt động ngoài Bắc hoặc những mật điện giả làm bối rối địch quân.
Năm 1968, vị đảm trách kế-hoạch 34-A là Bob McKnight, ông ta có một tổ nhỏ gồm những sĩ quan lo việc điều nghiên, tìm hiểu hệ thống an-ninh nội bộ trong hàng ngũ địch quân. Họ cấu tạo một hệ thống ‘trở mặt tay ba’ rất phức tạp. Kế-hoạch này gồm ba chương trình.
Chương trình Borden do Đại-Úy Bert Spivy đảm nhiệm, tuyển mộ tù binh Bắc Việt làm gián điệp cho đơn vị SOG. Họ đến những ttrại giam tù binh Bắc Việt do quân đội Hoa-Kỳ bắt được, chiêu dụ những tù binh ‘biết-điều’ mời hợp tác (Họ không dùng những tù binh do QLVNCH bắt được). Một điều các tù binh được chọn lựa không biết rằng người Hoa-Kỳ có thật lòng hay không? Thực ra, trong hồ sơ của chương trình Borden, họ hy vọng phần lớn những tù binh này sẽ ra trình diện và báo cáo cho cấp chỉ huy trong quân đội Bắc Việt về nhiệm vụ của họ. Những nhiệm vụ này đều giả tạo cũng như những tin tức tình báo mà người Hoa-Kỳ đã trao cho những điệp viên ‘đi hàng ba’ này.
Khi được thả dù trở ra ngoài Bắc, những cựu tù binh sẽ hoạt-động cho kế-hoạch 34-A một cách mù-quáng mà họ không biết. Trùm đơn vị MACV-SOG, Đại Tá Steve Cavanaugh thay thế Jack Singlaub trong tháng Chín năm 1968 cắt nghiã ‘Trong thời gian huấn luyện, chúng tôi cho người điệp viên biết về nhiệm vụ liên lạc với các toán biệt-kích đang hoạt động ngoài Bắc và trao cho họ những tin tức, lệnh lạc... Lẽ dĩ nhiên là không có toán biệt-kích nào ở toạ độ đó cả. Tất cả đều giả tạo, cúng tôi mong họ ra trình diện hoặc bị bắt để họ báo cáo cho các sĩ quan trong quân đội Bắc Việt về những toán quân ‘biệt-kích ma’ đang hoạt động trong hậu phương của họ.
Trong chương trình huấn luyện, những quân nhân thuộc Nha-Kỹ-Thuật VNCH được gài vào để thỉnh thoảng ‘rỉ-tai’ cho tù binh Bắc Việt về những toán đã ra hoạt động ngoài miền Bắc “phe ta đang làm ăn khấm-khá” và tin đồn về những tổ chức kháng chiến đang được xây dựng ở ngoài Bắc. Họ cũng cung cấp cho tù binh những tin tức sai-lầm hoặc báo cáo giả do điệp viên hay những toán biệt-kích gửi về. Lúc thả dù xuống miền Bắc, tù binh ‘hàng ba’ cũng được trao cho vinh dự nhẩy ra trước vì đâu thủ khoa trong khoá huấn luyện. Những người trong toán sẽ nhẩy theo anh ta. Điều người cựu tù binh không được biết là khi anh ta đã rơi vào màn đêm, toán biệt-kích thứ thiệt sẽ tháo dây móc dù ra và ngồi xuống ghế. Mọi chuyện đều xắp đặt trước, đến khi quân Bắc Việt tìm thấy dù vướng trên ngọn cây, toán biệt-kích đã biến mất... Thực ra đó là những tảng nước đá đã tan ra nước.
Cũng theo Spivy, lúc bắt đầu chương trình Borden, họ dự trù thả xuống miền Bắc hàng trăm điệp-viên ‘tù-binh’ mỗi năm. Trong năm 1968, lúc chương trình bắt tiến hành, hồ-sơ có ghi rõ là 98 tù-binh được tuyển mộ, năm mươi người bị loại và 44 người được thả xuống những khu vực do quân-đội Bắc Việt hoặc Việt-Cộng kiểm soát... Bốn người khác sẽ được thả dù xuống vào tháng Giêng năm 1969. Năm 1968 được coi như thành công, rồi đến cuối năm Washington ra lệnh chấm dứt tất cả những kế hoạch vượt biên ra ngoài miền Bắc.
Chương-trình Urgency gồm hai lãnh vực. Lãnh vực một đối với lính Bắc Việt, đảng viên cộng-sản không chịu hợp tác. Thành phần tin tưởng vào Bác và Đảng. Kế-hoạch 34-A có hai cách giải quyết, cách thứ nhất tìm họ trong những trại giam tù binh hoặc bắt cóc trong chương trình Plowman, hành-quân biển bắt cóc dân sống ngoài miền Bắc của đơn vị SOG. Những người này sẽ được đem ra đảo Paradise (Hải-đảo Thần-Tiên) hay cù-lao Chàm ngoài khơi Đà-Nẵng. Họ bị nhồi sọ về những tổ chức kháng chiến ngoài Bắc, đài phát thanh Gươm-Thiêng Ái-Quốc do khối Chiến-Tranh Tâm-Lý của đơn vị SOG điều hành. Theo Bob McKnight, những tay cứng đầu này bị dàn cảnh chụp mũ làm điệp viên cho người Hoa-Kỳ rồi thả ra trở lại miền Bắc... Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ bị bắt, bị tra tấn và bị giết... bởi chính bàn tay của họ.
Cách thứ hai dành cho những tù binh ngoài cù-lao Chàm muốn hợp tác, họ được huấn luyện để trở thành điệp viên, được gửi ra miền Bắc nằm chờ lệnh, sẽ liên lạc sau. Thực ra kế hoạch 34-A đã bắt đầu chương trình này từ năm 1967, hai điệp viên bí danh Goldfish và Pergola đã trở ra ngoài Bắc trong tháng Chín năm 1967. Cả hai đều biệt tăm.
Chương-trình Oodles dùng hệ thống phát thanh, truyền tin đánh lạc hướng quân Bắc Việt. Trong hồ-sơ của đơn-vị SOG, chương trình Oodles nguỵ tạo ra một màng lưới điệp viên đang hoạt động rất hữu hiệu trong một số vùng chọn lưạ ngoài Bắc. Cho đến khi chương trình chấm dứt, có 14 toán biệt-kích ma hoạt động trong lòng địch. Để làm như thật, nhiều điện văn giả được gửi đi những toán biệt-kích ma. Những điện văn giả bao gồm, lệnh hành quân lấy tin tình báo cho những mục tiêu, báo cáo về những hoạt động của các toán biệt-kích khác, những chuyến thả dù tiếp tế sắp tới, và tăng cường thêm nhân lực. Họ cũng làm những chuyến thả dù tiếp tế, nhưng khi quân biên-phòng Bắc Việt đến chỉ thấy những kiện hàng trống rỗng còn đồ tiếp liệu đã biến mất, điều này làm cho địch quân càng tin là những toán quân biệt-kích là có thật. Cũng như Borden và Urgency, tất cả đều chấm dứt vào cuối năm 1968.
Chương trình Strata là những toán biệt-kích hoạt động ngắn hạn. Những toán Strata cũng được thả ra ngoài Bắc với nhiệm vụ dò-thám đường xá, và tìm mục tiêu chiến lược. Chương trình này bắt đầu từ tháng Năm năm 1967. Hai toán Strata đầu tiên xâm nhập miền Bắc vào cuối năm đó. Vùng hoạt động của những toán biệt-kích Strata nằm dưới vĩ tuyến 20, khoảng 150 dặm phiá bắc vùng phi-quân-sự. Toán xâm nhập lấy tin tức về hệ thống đường mòn dẫn đến ba ngọn đèo để cuối cùng sẽ nhập vào đường mòn Hồ-Chí-Minh trên đất Lào. Những toán biệt-kích Strata chỉ hoạt động trong thời gian ngắn do đó họ có cơ-hội sống-sót nhiều hơn những toán biệt kích thả sâu ngoài miền bắc trước đây.
Những toán Strata thường gồm từ 5 đến 15 biệt-kích quân Việt-Nam hoặc người thiểu số xâm nhập miền Bắc bằng trực thăng Hoa-Kỳ hoặc Việt-Nam... Thời gian hoạt-động trong lòng địch khoảng 15 cho tới 30 ngày. Hai mươi bốn toán như vậy đã xâm nhập miền Bắc trong năm 1968. Ngoài nhiệm vụ dò thám đường, các toán Strata còn thêm nhiệm vụ gài mìn bẫy, bắt tù binh và rải truyền đơn trên những lộ trình có dân hoặc quân đội Bắc Việt di chuyển qua. Đến năm 1969, các toán biệt-kích Strata chuyển hướng hoạt động qua đất Lào và Kampuchia.
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=422532648145557&id=100011664762642
Huynh Duc Tất cả các tin tức tình báo cảu CIA ,cỦA SOG và nhiều đơn vị khác chỉ để phục vụ cho chính sách đã được hoạch định sẵn của người Mỹ.....Đáng tiếc cho tất cả nỗ lực và sự hy sinh của các quân nhân thực hiện và và tìm kiếm tin tức tình báo..............hông tin hỏi Sếp Ngoan Phan của tui.
Huỳnh Mai St.8872- Người sưu tầm " Nhảy toán 34.A "- Nha Kỹ thuật B.TTM/QL.VNCH
Chiến-tranh tâm-lý, mật hiệu Forae được chấp thuận ngày 14 tháng Ba năm 1968. Tướng Westmoreland cho phép bằng lời nói chứ không có trên giấy tờ. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì đường lối hoạt động của đơn-vị SOG và những kế-hoạch bí mật.
Forae bắt đầu với sáu kế-hoạch, ba trong số đó được giao cho đơn-vị Đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG) để áp-dụng trong chương trình Chiến-Tranh Tâm-Lý. Ba kế-hoạch còn lại nằm trong kế-hoạch 34-A và trở nên rường cột trong chương trình ‘Trở mặt’. Chương trình Forae nhằm mục đích làm cho địch bối rối về mặt tâm-lý. Bob Kingston quyết định ‘Đặt máy phát thanh trên miền Bắc Việt-Nam’, một số máy do các toán biệt-kích đem theo gài, số khác thả bằng dù. Những máy phát thanh đó đã được điều chỉnh trước để phát đi hai đài phát thanh ‘đen’, đài Gươm-Thiêng Ái-Quốc và đài Cờ-Đỏ. Điều này sẽ làm địch phải xử dụng lực lượng an-ninh biên-phòng đi lùng những toán quân biệt-kích mà thực ra chỉ là những máy phát thanh. Ngoài ra những đài phát thanh đen này còn gửi những mật điện cho những toán biệt-kích đang hoạt động ngoài Bắc hoặc những mật điện giả làm bối rối địch quân.
Năm 1968, vị đảm trách kế-hoạch 34-A là Bob McKnight, ông ta có một tổ nhỏ gồm những sĩ quan lo việc điều nghiên, tìm hiểu hệ thống an-ninh nội bộ trong hàng ngũ địch quân. Họ cấu tạo một hệ thống ‘trở mặt tay ba’ rất phức tạp. Kế-hoạch này gồm ba chương trình.
Chương trình Borden do Đại-Úy Bert Spivy đảm nhiệm, tuyển mộ tù binh Bắc Việt làm gián điệp cho đơn vị SOG. Họ đến những ttrại giam tù binh Bắc Việt do quân đội Hoa-Kỳ bắt được, chiêu dụ những tù binh ‘biết-điều’ mời hợp tác (Họ không dùng những tù binh do QLVNCH bắt được). Một điều các tù binh được chọn lựa không biết rằng người Hoa-Kỳ có thật lòng hay không? Thực ra, trong hồ sơ của chương trình Borden, họ hy vọng phần lớn những tù binh này sẽ ra trình diện và báo cáo cho cấp chỉ huy trong quân đội Bắc Việt về nhiệm vụ của họ. Những nhiệm vụ này đều giả tạo cũng như những tin tức tình báo mà người Hoa-Kỳ đã trao cho những điệp viên ‘đi hàng ba’ này.
Khi được thả dù trở ra ngoài Bắc, những cựu tù binh sẽ hoạt-động cho kế-hoạch 34-A một cách mù-quáng mà họ không biết. Trùm đơn vị MACV-SOG, Đại Tá Steve Cavanaugh thay thế Jack Singlaub trong tháng Chín năm 1968 cắt nghiã ‘Trong thời gian huấn luyện, chúng tôi cho người điệp viên biết về nhiệm vụ liên lạc với các toán biệt-kích đang hoạt động ngoài Bắc và trao cho họ những tin tức, lệnh lạc... Lẽ dĩ nhiên là không có toán biệt-kích nào ở toạ độ đó cả. Tất cả đều giả tạo, cúng tôi mong họ ra trình diện hoặc bị bắt để họ báo cáo cho các sĩ quan trong quân đội Bắc Việt về những toán quân ‘biệt-kích ma’ đang hoạt động trong hậu phương của họ.
Trong chương trình huấn luyện, những quân nhân thuộc Nha-Kỹ-Thuật VNCH được gài vào để thỉnh thoảng ‘rỉ-tai’ cho tù binh Bắc Việt về những toán đã ra hoạt động ngoài miền Bắc “phe ta đang làm ăn khấm-khá” và tin đồn về những tổ chức kháng chiến đang được xây dựng ở ngoài Bắc. Họ cũng cung cấp cho tù binh những tin tức sai-lầm hoặc báo cáo giả do điệp viên hay những toán biệt-kích gửi về. Lúc thả dù xuống miền Bắc, tù binh ‘hàng ba’ cũng được trao cho vinh dự nhẩy ra trước vì đâu thủ khoa trong khoá huấn luyện. Những người trong toán sẽ nhẩy theo anh ta. Điều người cựu tù binh không được biết là khi anh ta đã rơi vào màn đêm, toán biệt-kích thứ thiệt sẽ tháo dây móc dù ra và ngồi xuống ghế. Mọi chuyện đều xắp đặt trước, đến khi quân Bắc Việt tìm thấy dù vướng trên ngọn cây, toán biệt-kích đã biến mất... Thực ra đó là những tảng nước đá đã tan ra nước.
Cũng theo Spivy, lúc bắt đầu chương trình Borden, họ dự trù thả xuống miền Bắc hàng trăm điệp-viên ‘tù-binh’ mỗi năm. Trong năm 1968, lúc chương trình bắt tiến hành, hồ-sơ có ghi rõ là 98 tù-binh được tuyển mộ, năm mươi người bị loại và 44 người được thả xuống những khu vực do quân-đội Bắc Việt hoặc Việt-Cộng kiểm soát... Bốn người khác sẽ được thả dù xuống vào tháng Giêng năm 1969. Năm 1968 được coi như thành công, rồi đến cuối năm Washington ra lệnh chấm dứt tất cả những kế hoạch vượt biên ra ngoài miền Bắc.
Chương-trình Urgency gồm hai lãnh vực. Lãnh vực một đối với lính Bắc Việt, đảng viên cộng-sản không chịu hợp tác. Thành phần tin tưởng vào Bác và Đảng. Kế-hoạch 34-A có hai cách giải quyết, cách thứ nhất tìm họ trong những trại giam tù binh hoặc bắt cóc trong chương trình Plowman, hành-quân biển bắt cóc dân sống ngoài miền Bắc của đơn vị SOG. Những người này sẽ được đem ra đảo Paradise (Hải-đảo Thần-Tiên) hay cù-lao Chàm ngoài khơi Đà-Nẵng. Họ bị nhồi sọ về những tổ chức kháng chiến ngoài Bắc, đài phát thanh Gươm-Thiêng Ái-Quốc do khối Chiến-Tranh Tâm-Lý của đơn vị SOG điều hành. Theo Bob McKnight, những tay cứng đầu này bị dàn cảnh chụp mũ làm điệp viên cho người Hoa-Kỳ rồi thả ra trở lại miền Bắc... Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ bị bắt, bị tra tấn và bị giết... bởi chính bàn tay của họ.
Cách thứ hai dành cho những tù binh ngoài cù-lao Chàm muốn hợp tác, họ được huấn luyện để trở thành điệp viên, được gửi ra miền Bắc nằm chờ lệnh, sẽ liên lạc sau. Thực ra kế hoạch 34-A đã bắt đầu chương trình này từ năm 1967, hai điệp viên bí danh Goldfish và Pergola đã trở ra ngoài Bắc trong tháng Chín năm 1967. Cả hai đều biệt tăm.
Chương-trình Oodles dùng hệ thống phát thanh, truyền tin đánh lạc hướng quân Bắc Việt. Trong hồ-sơ của đơn-vị SOG, chương trình Oodles nguỵ tạo ra một màng lưới điệp viên đang hoạt động rất hữu hiệu trong một số vùng chọn lưạ ngoài Bắc. Cho đến khi chương trình chấm dứt, có 14 toán biệt-kích ma hoạt động trong lòng địch. Để làm như thật, nhiều điện văn giả được gửi đi những toán biệt-kích ma. Những điện văn giả bao gồm, lệnh hành quân lấy tin tình báo cho những mục tiêu, báo cáo về những hoạt động của các toán biệt-kích khác, những chuyến thả dù tiếp tế sắp tới, và tăng cường thêm nhân lực. Họ cũng làm những chuyến thả dù tiếp tế, nhưng khi quân biên-phòng Bắc Việt đến chỉ thấy những kiện hàng trống rỗng còn đồ tiếp liệu đã biến mất, điều này làm cho địch quân càng tin là những toán quân biệt-kích là có thật. Cũng như Borden và Urgency, tất cả đều chấm dứt vào cuối năm 1968.
Chương trình Strata là những toán biệt-kích hoạt động ngắn hạn. Những toán Strata cũng được thả ra ngoài Bắc với nhiệm vụ dò-thám đường xá, và tìm mục tiêu chiến lược. Chương trình này bắt đầu từ tháng Năm năm 1967. Hai toán Strata đầu tiên xâm nhập miền Bắc vào cuối năm đó. Vùng hoạt động của những toán biệt-kích Strata nằm dưới vĩ tuyến 20, khoảng 150 dặm phiá bắc vùng phi-quân-sự. Toán xâm nhập lấy tin tức về hệ thống đường mòn dẫn đến ba ngọn đèo để cuối cùng sẽ nhập vào đường mòn Hồ-Chí-Minh trên đất Lào. Những toán biệt-kích Strata chỉ hoạt động trong thời gian ngắn do đó họ có cơ-hội sống-sót nhiều hơn những toán biệt kích thả sâu ngoài miền bắc trước đây.
Những toán Strata thường gồm từ 5 đến 15 biệt-kích quân Việt-Nam hoặc người thiểu số xâm nhập miền Bắc bằng trực thăng Hoa-Kỳ hoặc Việt-Nam... Thời gian hoạt-động trong lòng địch khoảng 15 cho tới 30 ngày. Hai mươi bốn toán như vậy đã xâm nhập miền Bắc trong năm 1968. Ngoài nhiệm vụ dò thám đường, các toán Strata còn thêm nhiệm vụ gài mìn bẫy, bắt tù binh và rải truyền đơn trên những lộ trình có dân hoặc quân đội Bắc Việt di chuyển qua. Đến năm 1969, các toán biệt-kích Strata chuyển hướng hoạt động qua đất Lào và Kampuchia.
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=422532648145557&id=100011664762642
Huynh Duc Tất cả các tin tức tình báo cảu CIA ,cỦA SOG và nhiều đơn vị khác chỉ để phục vụ cho chính sách đã được hoạch định sẵn của người Mỹ.....Đáng tiếc cho tất cả nỗ lực và sự hy sinh của các quân nhân thực hiện và và tìm kiếm tin tức tình báo..............hông tin hỏi Sếp Ngoan Phan của tui.
Huỳnh Mai St.8872- Người sưu tầm " Nhảy toán 34.A "- Nha Kỹ thuật B.TTM/QL.VNCH