Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

VIỆT NAM CỘNG HÒA SẼ TRỞ LẠI

 
VIỆT NAM CỘNG HÒA SẼ TRỞ LẠI

http://www.dailymotion.com/video/x2talx4

· Không những có thể giải quyết những tranh chấp, xung đột căng thẳng hiện nay tại Biển Đông mà VNCH còn có thể thu hồi lại Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Cộng đã và đang chiếm đóng.
· Không những VNCH có thể thu hồi lại lãnh hãi chủ quyền của mình mà còn có thể thu hồi lại lãnh thổ của VNCH cũng đã và đang bị Việt Cộng xâm lăng cưởng chiếm trái phép.
· VNCH trở lại mới có thể bảo đãm về nhân quyền, tự do, dân chủ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Vậy VNCH trở lại như thế nào ? Làm sao trở lại ?
Vì thời gian quá cấp bách. Qua Thông báo nầy.
Ban Vận Động Cho VNCH trở lại. Trân trọng kính mời :
Quý Cộng Đồng, Tổ chức, Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào, Lực Lượng đấu tranh chống Cộng và Quý Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đến tham dự Buổi ra mắt Phong Trào Vận Động và Ùng Hộ cho VIỆT NAM CỘNG HÒA TRỞ LẠI.
Vào lúc 2:00 giờ Chiều Thứ Bảy Ngày 6/6/2015
Tại Hội Trường VNCR
14861 Moran St, Westminster, CA 92683.
Sự hiện diện của quý vị nói lên tinh thần đoàn kết của Quân, dân, Cán, Chính VNCH trước tình thế mới.
Trưởng Ban Vận Động HỒ VĂN SINH
Thường Vụ Việt nam Cộng Hòa Foundation. Trân Trọng Kính Mời.
Mọi liên lạc xin gọi 714-305-9025
dien dan paltalk: vietnamconghoa 


Nguồn:  http://www.dailymotion.com/video/x2talx4

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Hãy góp sức lập danh sách cán bộ CSVN vi phạm nhân quyền cho QH Mỹ

 Luật chế tài vi phạm nhân quyền ở VN: Đang lập và cung cấp danh sách quan chức vi phạm cho Quốc hội Mỹ

TS (VNTB) - Vào đầu tháng 9/2015, một số nghị sĩ Mỹ đã đưa ra trước Thượng viện nước này hai dự luật quan trọng liên quan đến Việt Nam: Dự luật nhân quyền VN và dự luật chế tài nhân quyền ở VN. Trong đó, vấn đề chế tài nhân quyền đối với các quan chức VN vi phạm được đặc biệt chú ý.





4 bước vận động

Theo trang Mạch Sống ở Mỹ, để thực hiện có hiệu quả cơ chế chế tài nhân quyền, cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ tiến hành 4 bước cụ thể:

Thứ nhất, sẽ phổ biến danh sách thủ phạm và yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và truy tố. Các thủ phạm ở cấp thừa hành có lẽ chẳng nghĩ mình có bao giờ sẽ công tác ở Hoa Kỳ hay cho con cái du học Hoa Kỳ; do đó bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ không phải là điều quan tâm. Tuy nhiên, chắc họ sẽ phải dè chừng vì có tên trong "bảng phong thần" có nghĩa là các hành vi đàn áp tôn giáo của họ đã được cả thế giới biết đến và đang bị theo dõi - trong con mắt của công luận quốc tế, họ là những thủ phạm bị lên án. Đồng thời, nếu cấp trên không hành động thì chính họ sẽ được đưa vào danh sách đề nghị chế tài vì đã dung dưỡng cho hành động đàn áp tôn giáo. Đó là cách để truy ra những giới chức ném đá dấu tây - núp trong bóng tối và chỉ thị thuộc cấp thừa hành.

Thứ hai, danh sách thủ phạm này sẽ được dùng cho cuộc tổng vận động vào tháng 3 sang năm, khi mà gần một nghìn đồng hương sẽ lại đổ về thủ đô Hoa Kỳ từ nhiều thành phố và tiểu bang trong ngày Vận Động Cho Việt Nam 2016. Một trong những trọng tâm sẽ là vận động Bộ Ngoại Giao lên danh sách chế tài những thủ phạm được nêu tên.

Thứ ba, hàng trăm hồ sơ vi phạm và danh sách thủ phạm sẽ được cung cấp để Quốc Hội đánh giá sự tuân thủ của Hành Pháp đối với điều kiện trong "Luật Về Quyền Đàm Phán Nhanh". Đối mặt với lượng lớn hồ sơ vi phạm và danh sách dài về thủ phạm, Hành Pháp sẽ ở thế khó giải thích cho Quốc Hội là họ đã tuân thủ ra sao điều kiện về tự do tôn giáo khi đàm phán mậu dịch với Việt Nam, và tại sao chưa áp dụng các biện pháp chế tài đối với chính quyền và thủ phạm.

Thứ tư, dùng các hồ sơ vi phạm để vận động quốc tế áp lực Việt Nam phải cải tổ luật nhằm bảo đảm quyền tự do tôn giáo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, vì bằng không thì sự vi phạm sẽ tiếp tục xảy ra.

Luật TDo Tôn Giáo Quốc Tế

Cần nhắc lại, Luật chế tài vi phạm nhân quyền ở VN liên đới mật thiết với chuỗi vi phạm quyền tự do tôn giáo xảy ra như cơm bữa ở VN.

Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua năm 1998 có 2 biện pháp chế tài: chế tài chính quyền của quốc gia nào bị chỉ định là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC), và chế tài cá nhân những giới chức chính quyền có hành động vi phạm tự do tôn giáo "một cách đặc biệt nghiêm trọng."

Theo luật, bất kỳ giới chức chính quyền nào mà vi phạm tự do tôn giáo một cách "đặc biệt nghiêm trọng" thì sẽ bị từ chối visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ, dù là đi công tác hay công du, trong vòng 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Vợ hay chồng và con của họ nếu đang du lịch, du học, hay làm việc ở Hoa Kỳ lập tức bị trục xuất.

"Đặc biệt nghiêm trọng" là các hành động có hệ thống, đang tiếp diễn và trầm trọng như là:
- Tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn bạo, bất nhân hay hạ thấp nhân phẩm;
- Giam giữ lâu ngày mà không nêu tội trạng;
- Làm mất tích bằng cách bắt cóc hay giam kín;
- Thực hiện các hành vi trắng trợn nhằm tước đoạt quyền sống, tự do và an toàn của con người.

Năm 2014, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua tu chính án để bổ sung thêm một hành vi nữa: đập phá hay xúc phạm nghĩa trang tôn giáo (như trong vụ nghĩa trang của Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng).

Năm 2014, cộng đồng người Việt hải ngoại đã vận động cài điều kiện tự do tôn giáo vào "Luật Về Quyền Đàm Phán Nhanh" (TPA, liên quan đến Hiệp định TPP). Luật này, được ban hành cuối tháng 6/2015, ấn định rằng Hành Pháp Hoa Kỳ phải đặt tự do tôn giáo làm mục tiêu khi đàm phán mậu dịch với bất kỳ quốc gia nào. Tổng hợp 2 luật này lại sẽ tăng áp lực lên Hành Pháp Hoa Kỳ phải giải quyết tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam nếu muốn Quốc Hội ủng hộ TPP mà vẫn giữ Việt Nam ở trong đó.

(VNTB)


***

Đồng bào trong nước hãy mạnh dạn tiếp tay cho tiến trình này bằng cách cung cấp thông tin về những tên côn an, cán bộ ác ôn côn đồ ...nếu không muốn mãi sống phận nô lệ cho nhà cầm quyền độc tài cs. Đây là cơ hội duy nhất để chúng ta đổi đời và xây đắp hy vọng vào tương lai một nước VN dân chủ, hùng cường và nhân bản- di sản cho những thế hệ mai sau.

Lên tiếng hay là chết !

Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35873

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị

 

Tướng 3 sao
Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị

Những Hiểm Hoạ Mất Nước
Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị
Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?
Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối-Hải Vân: Mưu đồ thâm độc của Trung Quốc?
Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái-Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?
Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước
Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ?



Tác giả chụp ảnh với một lão nông ở địa phương, người có hơn 8 sào đất thuộc diện sẽ bị thu hồi, hôm 4.2.2014, trên con đường đất đỏ dẫn xuống biển (khu đất dự án nằm ngay trước mặt chúng tôi; sau lưng chúng tôi, cách gần 1km, là Hải đội 202, Vùng Cảnh sá

Lê Anh Hùng
11.02.2014
Trong những năm qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng trước tình trạng người Trung Quốc, thông qua chiêu bài lập dự án kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, đã chiếm lĩnh được những khu vực hiểm yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước trước sự “ưu ái” và “chủ quan” đến mức khó hiểu của những người có trách nhiệm.

Các dự án trồng rừng đầu nguồn ở một số tỉnh miền núi phía bắc của tập đoàn InnovGreen và việc tập đoàn Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng là những ví dụ điển hình.
Mới đây, trong lần ghé thăm Cửa Việt (Quảng Trị), chúng tôi lại nhận được một tin hết sức đáng lo ngại: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km.



Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt.



Nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về Cửa Việt như sau:

Những năm đánh Mỹ, nếu Quảng Trị là cửa ngõ của cả hai thế lực tiêu biểu của loài người thì Cửa Việt chính là cuống họng của ống thực quản nuôi sống sức mạnh của kẻ xâm lược cho vành đai trắng nam giới tuyến để kháng cự với sức mạnh tổng lực của chúng ta từ Miền Bắc tràn vào. Lính thủy đánh bộ, vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ vào cảng Cửa Việt, lên Đông Hà rồi theo con sông Hiếu để lên Cam Lộ, Khe Sanh... Cùng với các điểm chốt thiết yếu trên bờ từ biển lên rừng như cao điểm 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, lên đồi 241, Phulo, Đầu Mầu, Động Tri, Tà Cơn v..v.. Con sông Cửa Việt (hoặc sông Hiếu) hợp thành một phòng tuyến mà McNamara coi là bất khả xâm phạm. Và vì thế, cuộc chiến đập tan phòng tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh (hàng rào điên tử McNamara) nói chung, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.

Như vậy, có thể nói Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.

Khu đất dự kiến thu hồi cho Công ty C.P. Việt Nam nằm gọn trong vùng đất canh tác của làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, dự án này đã manh nha từ năm 2011. Chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vài lần gặp gỡ với dân để trao đổi về dự án, lần gần nhất là vào ngày 12.1.2014.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cán bộ địa phương hầu như không “lấn cấn” gì với dự án.

Điều này là vì một số lý do. Thứ nhất, do họ nằm trong bộ máy nên luôn đề cao ý thức chấp hành những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước. Thứ hai, đất đai của họ chủ yếu cho người khác thuê mướn chứ họ hiếm khi trực tiếp canh tác nên việc bị thu hồi đất đối với họ không quan trọng. Thứ ba, có lẽ là quan trọng hơn cả, những mảnh đất công, bờ ruộng, lối đi… nằm rải rác trong khu đất dự án (không thuộc đất canh tác của các hộ dân) sẽ được họ tìm cách “phù phép” để chia nhau bỏ túi theo kiểu “sống chết mặc bay…”, một hiện tượng phổ biến khắp cả nước.

Với người dân thì họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thiết thân với mình: (i) sau khi bị thu hồi đất đai canh tác thì họ sẽ làm gì để mưu sinh? (ii) giá đền bù sẽ được áp như thế nào, liệu có tương xứng với giá trị đất đai canh tác của họ hay không, hay lại rẻ mạt như khắp các tỉnh thành khác? (iii) khi dự án đi vào hoạt động, nếu phần đất xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm (điều rất dễ xẩy ra, đặc biệt là những ao nuôi tôm nằm sát biển của bà con) khiến họ không tiếp tục canh tác hay nuôi trồng thuỷ sản được thì xử lý thế nào, ai là người phải chịu trách nhiệm.

Những người nông dân chất phác, thuần hậu ở đây không biết được đằng sau Công ty C.P. Việt Nam là Trung Quốc, và việc người Trung Quốc (mà gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị) kéo sang theo dự án rồi sinh cơ lập nghiệp, xâm chiếm không gian sống của họ là điều không khó đoán, qua những “dự án” mà người Trung Quốc thực hiện trên khắp cả nước thời gian qua. Họ lại càng không ý thức được những hệ luỵ tiềm tàng về an ninh - quốc phòng của một dự án do người Trung Quốc làm chủ ngay sát nách Cửa Việt như thế gây ra. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đòi hỏi sự lên tiếng kịp thời của công luận.



Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II, nơi chỉ cách dự án do Cty Trung Quốc làm chủ chưa đầy 1km về phía Nam




Default Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?



Công ty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.
14.09.2015
Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.



Tiểu quốc' Silver Shores của Đại Hán ở Đà Nẵng (ảnh: Lê Anh Hùng)

Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Quốc


Người Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?

Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà – Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.

Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35851

Lời ru mộ gió

Lời ru mộ gió

Tuấn Khanh - Trong những câu chuyện về biển, mộ gió là một trong những điều khi nói đến, bất kỳ ai cũng cảm nhận được sự bi ai của kiếp người. Mộ gió là nơi gọi hồn trở về đại dương mênh mông sau khi người đi biển đã đặt cược đời mình với biển cả.
Từ đời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 -1635 ), cùng với lời khuyên của học giả Đào Duy Từ (1572-1634), biển được lưu tâm là nơi đánh dấu bờ cõi Việt Nam, nhưng cũng là nơi mà những người lính – ngư dân đầu tiên đi mà không hẹn ngày về. Mộ gió có từ đó. Những ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là những ngày mà người ta vẽ lại hình người bằng đất sét, thương nhớ thịt xương đã nằm sâu dưới đáy biển hay trong bụng cá. Lúc đó, kẻ thù của ngư dân chỉ là bọn cướp vặt hoặc là thời tiết chứ chưa đầy hiểm nguy như hôm nay, bởi những chiếc tàu Trung Quốc dữ tợn vượt hơn tất cả.
Mộ gió hôm nay, lại nhiều hơn bao giờ hết. Nhìn những nắm đất xếp cạnh nhau trãi dài trên bờ cát mới thấy thiên nhiên không thể khốc liệt bằng con người. Con người không có bão táp không tay như sẳn sàng nhấn chìm đồng loại của mình, sẳn sàng tàn phá mọi thứ không phải vì quá nghèo khó, không phải vì thù hận, mà chỉ điên cuồng vì thách thức và cưỡng đoạt. Những ngôi mộ gió giờ không còn lính, chỉ những người đàn ông hiền lành đi biển, mong kiếm thêm bữa cơm cho gia đình mình. Những ngôi mộ gió đó uất nghẹn và bàng hoàng không hiểu vì sao mình lại ở đây.
“Giờ thì ít ai dám đi biển xa. Cách bờ biển mình chừng 12 hải lý tàu cá Trung Quốc nó đậu dày đặc. Mà không biết nó có phải là tàu cá chi không vì cần thì tụi nó rút súng bắn đùng đùng như cơm bữa”, một người dân miền Trung kể với chúng tôi, những người ở thành phố vẫn ăn cá mà thật là thờ ơ, ít khi nào hình dung sự sống và cái chết chung quanh thuyền cá Việt hôm nay ra sao.
Trên bãi biển mà chúng tôi thấy, những chiếc tàu đánh cá vội vã trở về lúc bình minh ở bãi. Họ đi và canh cánh nỗi sợ hãi ngay trên mép biển của mình, sẳn sàng quay đầu chạy khi xa xa có bóng cờ của Trung Quốc láng giềng. Giờ thì lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc ban hành, ngư dân Việt Nam cũng thì thầm nhắc nhau vì không khéo, đó là những chuyến đi đầy mạo phạm không có ngày về. Tổ quốc trong lời thì thầm. Tổ quốc mộ gió.
Chuyện mộ gió hôm nay với ngư dân không chỉ là sự thương tiếc cho người ở lại biển, mà còn là sự cảnh báo: Biển không còn bình yên bởi con người và trò chơi chính trị. Biển bị bao vây trong những cái bắt tay và nụ cười hữu nghị cộng sản, trao về mộ gió.
Tôi gọi điện thoại cho một ngư dân ở Quảng Ngãi, khi nghe tin Việt Nam có nghị định mới (71/2015 ) về chuyện tàu hải quân Việt Nam được phép dùng vũ khí để truy đuổi những tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải. Người đi biển này im lặng một hồi rồi nói "liệu mọi thứ rồi sẽ tốt hơn không?”. Chuyến đi dọc miền Trung mới đây, tôi chợt nhận ra rằng người miền Trung trực tính, hay nói và dễ gần... như đã thay đổi. Họ hay nói lãng sang chuyện khác và né tránh về những câu chuyện biển mà họ đang sống chết với nó. Ở trên biển, họ lo sợ tàu Trung Quốc, nhưng ở trên bờ, họ ngại ngùng điều gì đó thật khó hiểu. Thậm chí, có người lỡ bộc bạch, đã canh cánh gọi vào 2, 3 lần chỉ để dặn rằng thôi đừng nhắc gì về những điều ông đã nói. Ngay cả trong đời sống, nỗi niềm của những ngư dân Việt cũng đã chôn vào mộ gió sao?
Thật võ đoán, nếu liên hệ chuyện tàu hải quân Việt Nam được dùng vũ khí với chuyện có đến 4 tàu cá của ngư dân Việt bất ngờ bị “tàu lạ” liên tục tấn công ở vùng biển Kiên Giang, kề với người bạn láng giềng tính tình khó đoán Campuchia. Nhưng chắc chắn phải có điều gì đó khiến các vụ tấn công dã man này hoàn toàn khác, so với những vụ cướp và tấn công vặt trước khi Việt Nam có tuyên bố mạnh hơn trên biển. Các “tàu lạ” này xông thẳng và nhắm bắn trực diện vào ngư dân. Anh Ngô Văn Sinh, 38 tuổi, người cha của một gia đình, người đứng lái tàu, đã bị những “kẻ lạ” biết nói tiếng Việt bắn thẳng vào mặt và chết ngay trên buồng lái. Kể từ khi Campuchia có vẻ gần hơn với Trung Quốc, biển Việt Nam ở phương nào cũng đầy nguy nan.
Mọi thứ dường như hiện rõ hơn, chứ không khó khăn để phỏng đoán. Cách thức của “kẻ lạ” tấn công ngư dân Việt chẳng khác gì tàu cá Trung Quốc áp sát bờ biển miền Trung. Ông Lê Thế Hưng, đại tá Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng nói rằng từ đầu năm đến nay, lượng tàu Trung Quốc tiến vào biển Việt Nam ngày càng có thái độ nguy hiểm. Ngoài chuyện đánh bắt, tàu Trung Quốc còn đưa máy móc vào thăm dò biển Việt Nam, uy hiếp, cướp tài sản của tàu cá Việt... Thậm chí tàu đánh bắt gần bờ hướng Hoàng Sa cũng bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và cướp.
Kiên Giang không có mộ gió, vì lâu nay, nơi này chỉ là vùng làm ăn thanh bình của cực Nam nước Việt. Nhưng có lẽ đến lúc người dân đi biển ở đây nghĩ về mộ gió, thứ mà biển đã muốn giữ lại con người hiền lành chăm chỉ, chỉ trả lại gió – như cái kết buồn của những số phận vô danh và luôn yêu đất nước này.
Một người quen từng kể về câu chuyện bà mẹ hóa điên khi đứa con trai út đi biển, và không trở về. Bà hay ngồi trên mộ gió của con mình và hát như một bài hát ru vào vô tận. Giọng hát miền Trung à ơi mà tôi đã được nghe khi đi qua vùng đất này – liệu có đổi giọng thành những giọng hát miền Nam hay miền Bắc vào những ngày sắp tới? Những tiếng hát Việt Nam đau thắt trong vòng vây của tình hữu nghị.
Để ghi lại những gì mình thấy, tôi hỏi ông chủ nhà trọ rằng nơi đây có internet không. Ông ngớ người ra giây lát rồi nói "Dạ chụ, nơi đây không cọ internet, chỉ có wifi thôi". Thật buồn cười và dễ thương. Người miền Trung vậy đó, hiền lành và chất phác với đời sống. Con cá không có tổ quốc, nhưng người đi biển biết mình thuộc về nơi nào. Họ không quá dũng cảm để chọn hy sinh nhưng ra khơi là bổn phận sinh tồn mà họ không thể làm khác.
Vì vậy, dù bên tai có văng vẳng tiếng hát ru Việt Nam của bà mẹ hoá điên trên mộ gió, ngư dân Việt lại vẫn im lặng giong buồm ra biển - như một cách để tự nhận thấy mình thật cô đơn, ngay trên chính tổ quốc của mình.
Tuấn Khanh
https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/09/15/loi-ru-mo-gio-2/

Bài đọc thêm


The lullaby from thousands of THE ''WINDY GRAVES''
***********************************

THE ''WINDY GRAVES''
By the soft-sand beaches
That licks the East Sea
But the dead men are not in the ''WINDY GRAVES''
They have never returned home
Their old mothers and their young widows
With single footpaths of pain
and silence reached the deep water
and single footpaths of pure sorrow
reaching the sea waves's foam


“TP.HCM quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la...”

“TP.HCM quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la...”

Ảnh: Zing.vn
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Nước reo vui thành sông trên phố... xế lôi ghe... bọt tung… giữa đường...” (Đó là âm hưởng nhại theo lời một bài ca “cách mạng”).
“Lướt theo giòng đời” 
Trong 10 năm qua, TPHCM đã chi 24.300 tỷ đồng để thực hiện các dự án chống ngập nhưng chỉ đạt khối lượng công việc rất hạn chế. Dự kiến, giai đoạn 2016 – 2020, thành phố cần chi tiếp 100.241 tỷ đồng để giải quyết ngập. Cụ thể mới đây UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt thêm một dự án quản lý chống ngập nước trên địa bàn với tổng số vốn 461 triệu USD (gần 9.900 tỷ đồng) – Đáng lưu ý trong số gần 24.300 tỷ đồng đã chi ra trước đó có 18.700 tỷ đồng đầu tư các dự án cải tạo, nạo vét cho thông thoáng kênh rạch nhưng... Phố vẫn thành sông... Dù con kênh Nhiêu Lộc vắt ngang thành phố!? sẵn sàng thoát nước.
Những cánh sen phô trương... Nhưng không giúp gì được cho người dân.... 
Lao đao giữ dòng 
Con thuyền không bến 
Chung sức qua sông 
Bến vắng đò ngang 
Sông hắt đèn vàng 
Đò ngang thời Air lắc (Blade) 
Phố Sông 
Kẻ đẩy ngươi bơi 
Ước gì... Xe cũng biết... bơi....
Đêm nay thu sang cùng... sông, mưa...
“Bác” vô đây có ích gì? Tượng đài ngạo nghễ, phố thì thành sông!
Người xe bì bỏm giữa dòng 
Bỏ thương,vương tội, nỗi lòng ngổn ngang 
Nhà mới mua trăm lượng vàng 
Nhưng mưa vẫn cứ ngập tràn thành sông
 
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2015/09/tphcm-que-ta-khap-at-troi-bien-rong-bao.html#more

Vấn Đề Thương Phế BInh VNCH Định Cư Tại Hoa Kỳ

1

Vấn Đề Thương Phế BInh VNCH Định Cư Tại Hoa Kỳ

Hôm nay ngồi đọc bài viết ” Cuộc Hội Ngộ Của Hai Thương Phế Binh” của Huỳnh Tú Anh trong Dân Làm Báo rồi xem luôn cái Video, của một độc giả post trong mục bình luận, về việc thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn trả lời những câu phỏng vấn liên quan đến dự luật SJR-5 của bà đệ trình vừa được quốc hội tiểu bang California thông qua và đang chuyển lên quốc hội liên bang Hoa Kỳ nhắm mục đích xin chính phủ Mỹ tái thực hiện chương trình HO và ODP nhằm giúp đở tất cả thương phế binh VNCH được định cư tại Hoa Kỳ mà nước mắt khô cằn của tôi cứ như chực dâng trào, một lát sau tôi mới bắt đầu hiểu thế nào là tình huynh đệ chi binh hoặc câu nói muối xát lòng ai nấy mặn mòi nên tôi ngồi vào bàn viết trình bày vài ý kiến của mình để góp một bàn tay may ra có thể đưa các chiến hữu kém may mắn của mình vào đất Mỹ.
Trước hết chúng ta nên cám ơn và biểu dương tinh thần bà Janet Nguyễn, thượng nghị sĩ tiểu bang California, một người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai của Người Việt Tỵ Nạn Cọng Sản thành công trên chính trường nước Hoa Kỳ, đã có lòng nghĩ đến những chú bác kém may mắn trong Quân Lực VNCH đã hy sinh một phần cơ thể mình để bảo vệ tự do và MNVN đang bị bọn cọng sản hất hủi, đối xử thâm tệ và đói khát tại quê nhà nên đã đem hết tâm trí mình làm ra dự luật SJR-5 giúp các chú bác thương phế binh VNCH có cơ hội được định cư tại Hoa kỳ để thay đổi cuộc đời và nhất là thay đổi luôn cả cuộc sống của con cháu họ nếu có.
ADVERTISEMENT
Dự luật SJR-5 vừa được quốc hội tiểu bang California thông qua đang trên đường đi đến quốc hội liên bang Hoa Kỳ. Để cho các vị dân biểu liên bang đồng thuận biến dự luật này thành được một đạo luật cộng đồng Người Việt Hải Ngoại cần phải bàn thảo góp ý và  xăn tay áo bổ túc thêm những gì thiếu sót hủy những gì dư thừa để cho dự luật khi đến tay các dân biểu liên bang, họ cảm thấy nên thực hiện để xếp lại trang cuối của lịch sử đau buồn hợp với đạo đức con người mà không tốn kém và mang xáo trộn cho xã hội Hoa Kỳ.
Dự luật SJR-5 mới nhìn thì đã nhận ra được sẽ có nhiều vị dân biểu của cả hai viện của liên bang Hoa Kỳ ủng hộ vì ngưởi Mỹ đã hiểu rằng việc chính quyền Hoa Kỳ bán đứng Miền Nam Việt Nam cho cọng sản là một việc thất lương tâm, là tội ác đáng phỉ nhổ và bỏ rơi những người đã cùng chiến đấu chống làn sóng cọng sản bên cạnh mình đã hy sinh một phần cơ thể để bảo vệ mình thì không đúng với tinh thần thượng võ của người Hoa Kỳ nếu chống đối dự luật SJR-5 và cứ để mặc cho kể thù tiếp tục hành hạ chiến hữu của mình thì sẽ có tội cùng lương tâm và nhất là sẽ bị mất phiếu bầu của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và kể cả phiếu bầu của các cựu chiến binh và cả những chiến binh Hoa Kỳ về tội bỏ rơi đồng đội.
Nhưng dự luật SJR-5 nếu được phân tích và nhìn sâu thêm thì sẽ thấy dự luật này có chiều hướng sẽ bị quốc hội liên bang Hoa Kỳ cho ” ngâm tôm” cho đến lúc các “chú bác” thương phế binh VNCH qua đời để đi vào quên lãng bởi vì thiếu thực tế và khó thực hiện mà còn tạo nên những phiền toái khác cho xã hội Hoa Kỳ nếu cộng đồng Người việt Hải Ngoại không nhúng tay vào yễm trợ.
Lấy thí dụ dự luật được quốc hội liên bang thông qua thành một đạo luật thì đạo luật đó sẽ chuyển xuống cho các tổ chức di trú lo việc thủ tục giấy tờ và chuyên chở các thương phế binh VNCH và gia đình họ sang Hoa Kỳ, các tổ chức xã hội lo cung cấp cho các thương phế binh VNCH một số tiền vài trăm đô hàng tháng đủ sống và giấy tờ được tham gia các dịch vụ y tế miễn phí trong nước nhưng lấy ai để có thể lo cho các thương phế binh một chổ ở trong xã hội Hoa Kỳ nơi mà người dân thường muốn thuê 1 căn phòng trong một apartment loại đẹt cũng phải trưng cái tấm ngân phiếu vừa lãnh lương không dưới 10 đô một giờ trong tháng để chứng minh là mình đang có công ăn việc làm mới được chủ apartment cho vào và lấy săn sóc các thương phế binh khi họ đau ốm.
Nước Hoa Kỳ đã và đang mang quân tham chiến nhiều nơi, số lượng thương phế binh của Hoa Kỳ có lẽ là con số cao nhất thế giới, nay dự luật SJR-5 lại mang thêm vào đất nước họ con số khoảng 20.000 thương phế binh VNCH thì các nhà chính trị trong hai viện buộc lòng phải làm lơ nhất là 20.000 con người đó và gia đình họ có cơ thành người vô gia cư (homeless) lang bang trên đường phố với bất đồng ngôn ngữ.
Thế thì 2 triệu Người Việt Hải Ngoại phải làm thế nào để “lobby” cho các vị dân biểu liên bang thấy được dự luật không gây tốn kém cho ngân sách và khó khăn cho xã hội mà lại giúp cho nước Hoa Kỳ được cả thế giới cảm phục vì hành động đạo đức của những con người ngồi trong hai viện của quốc hội.
Đây là ý kiến thô sơ đầu tiên của người viết :
  1. -Sửa đổi dự luật hay thỉnh cầu quốc hội liên bang
– Cho định cư tại Hoa Kỳ những Thương Phế binh có gia đình và có con cái có khả năng lao động để có thể kiếm việc làm hay để săn sóc thương phế binh khi đau ốm.
– Cho định cư tại Hoa Kỳ những Thương Phế Binh độc thân có mức độ tàn phế ít nếu họ muốn và cho định cư tại chỗ thương phế binh độc thân có mức độ tàn phế nặng với một số tiền lớn để họ đủ sống.
2.-Tổ chức ” Cám Ơn Anh ” của Trung Tá Hạnh Nhân nên tạm ngưng gởi tiền về Việt Nam cho thương phế binh để có ngân quỉ hổ trợ dự luật SJR-5 bằng cách
– Lập danh sách để biết tổng số lượng thương phế binh VNCH muốn hoặc không muốn định cư tại Hoa Kỳ.
– Phân loại mức độ thương tật từng thương phế binh và phân loại những gia đình thương phế binh có bao nhiêu con cháu trai gái đủ khả năng lao động.
– Gởi mẩu đơn bảo trợ đến các hội đoàn quân đội, CSQG, hội đồng hương, chùa, nhà thờ Việt Nam trên toàn nước Hoa Kỳ để nhờ các hội đoàn kêu gọi các đoàn viên giàu có, thành công, có cơ sở làm ăn cần người làm ký giấy bảo trợ những thương phế binh cùng đơn vị, cùng quê quán hoặc là đã quen biết từ trước.
– Hổ trợ tài chánh trong việc lập thủ tục cho các thương phế binh được định cư tại Hoa Kỳ.
3.- Hiện nay chính phủ Hoa Kỳ còn nợ chính phủ VNCH số tiền viện trợ năm 1975 là  300 triệu đô mà quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn nhưng chính phủ Hoa Kỳ chưa chi ra.  Đó là cái phao và cái cớ để cho các tổ chức ” Chính phủ VNCH lưu vong” và các tổ chức người Việt có liên hệ với các dân biểu liên bang làm những công việc thiết thực hơn bằng cách lên tiếng “lobby” từng vị dân biểu để nhờ họ nhắc nhở chính phủ Hoa Kỳ tháo khoán số tiền 300 triệu đô la đó để trả món nợ ân tình bằng việc chi tiêu vào đạo luật định cư thương phế binh VNCH tại Hoa Kỳ hoặc cho họ một số tiền đủ sống để định cư họ tại Việt Nam cho lịch sử đau buồn sang trang.
Những việc cấp bách trên cần làm nhanh trước khi các hội đoàn gặp mặt mừng xuân năm nay và trước khi dự luật SJR-5 được đưa vào quốc hội liên bang nước Hoa Kỳ thảo luận. Làm thế nào đó để cho dự luật SJR-5 hiện ra trong con mắt của các nhà lập pháp Hoa Kỳ như một dự luật đoàn tụ, trong các gia đình đoàn tụ có một người thương tật là thương phế binh VNCH. Sự đoàn tụ này được bảo trợ bởi những mgười Mỹ gốc Việt thành công trên nước Hoa Kỳ mà không làm hao tổn ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ hiện nay không làm cho xã hội Hoa Kỳ xáo trộn mà còn làm cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia có đạo đức. Có như thế dự luật SJR-5 mới có hy vọng được hai viện quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết thành một đạo luật.
Hỡi các anh em quân cán chính VNCH đã hội nhập và thành công ở xứ Hoa Kỳ, các thương phế binh cùng đơn vị và cùng chỗ làm với các anh em đang mong đợi các anh em ký giấy bảo trợ. Hỡi những người Mỹ gốc Việt giàu có, các anh chị em làm chủ tiệm nail, tiệm tóc ở Hoa Kỳ hãy ký giấy bảo trợ 1 gia đình thương phế binh, con cái họ đang mong sự trợ giúp của quí vị để có thể đổi đời và họ sẽ làm việc cho quí vị rất chăm chỉ . Các chùa và nhà thờ Việt Nam cũng nên bảo trợ một vài thương phế binh, họ sẽ làm vệ sinh hay canh giữ các cơ sở khi các người vắng mặt. Danh sách bảo trợ đính kèm cùng dự luật SJR-5 thì dự luật có cơ được thông qua thành 1 đạo luật. Thương phế binh VNCH rất xứng đáng được Người Việt Hải Ngoại giúp đỡ bằng việc bảo trợ. Thương phế binh VNCH cũng cần biết xã hội Hoa Kỳ cũng không phải là nơi dễ sống, rất cô đơn và lắm phủ phàng nếu may ra chính phủ Hoa Kỳ cho một số tiền để định cư tại Việt Nam thì cũng nên mừng rỡ vì có người cùng ngôn ngữ để cùng nâng ly rượu.
                                                                              Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh
Nguồn: http://baotoquoc.com/2015/09/16/van-de-thuong-phe-binh-vnch-dinh-cu-tai-hoa-ky/

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Trung Quốc tuyên bố: Trường Ngoại trưởng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố Trường Sa là của Trung QuốcSa là của Trung Quốc

 Ngoại trưởng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố Trường Sa là của Trung Quốc

16/09/2015 21:31

(TNO) Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, ngoại trưởng Trung Quốc lớn lối tuyên bố vào ngày 16.9, hai ngày sau khi có ảnh vệ tinh cho thấy nước này đang tiến hành xây trái phép đường băng ở Đá Vành Khăn.


Trung Quốc đang xây trái phép đường băng ở Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo ảnh vệ tinh chụp ngày 8.9.2015 - Ảnh: CSIS/DigitalGlobe

“Tôi muốn lặp lại một lần nữa rằng Quần đảo Nam Sa (cách gọi Trường Sa của Trung Quốc) là lãnh thổ của Trung Quốc”, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị phát biểu trong một bài diễn văn dành cho các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh.
“Điều này hoàn toàn được củng cố bởi các cơ sở lịch sử và pháp lý. Việc Trung Quốc duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, cũng như bảo vệ các lợi ích hợp pháp khỏi bị xâm phạm là điều hoàn toàn hợp lý”, ông Vương bao biện.
Ngoại trưởng Trung Quốc còn cho rằng hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông là nhằm thực thi “nghĩa vụ quốc tế” của Trung Quốc. Bắc Kinh từng tuyên bố việc xây đảo nhân tạo, cùng các cơ sở trên đảo là nhằm mục đích dân sự lẫn quân sự.
“Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, đồng thời đảm bảo quyền tự do lưu thông và các chuyến bay ngang vùng biển này”, ông Vương nói.
AFP cho biết công trình xây dựng đường băng dài 3.000 m trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã được bắt đầu hồi năm ngoái. Công trình này hiện “đang tiến triển nhanh”, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS) ngày 14.9.
Những bức ảnh ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy hoạt động san ủi đất và xây dựng đường băng khác cũng đang được tiến hành tại Đá Xu Bi, nơi đã được bồi đắp thành một hòn đảo với diện tích lên đến gần 4 triệu m2, theo CSIS.
Vệ tinh Mỹ hồi tuần trước cũng chụp được bức tường bao bọc một diện tích được cho là nơi chuẩn bị xây dựng một đường băng tại Đá Vành Khăn.
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh tại Đá Vành Khăn cho thấy điều hoàn toàn trái ngược với tuyên bố hoạt động bồi đắp đảo đã hoàn tất do chính Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra tại hội nghị ASEAN hồi tháng 8.
Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại CSIS, bình luận công trình xây đường băng thứ 3 của Trung Quốc “cho thấy Bắc Kinh không hề muốn thể hiện sự kiềm chế và tìm kiếm giải pháp ngoại giao để làm giảm căng thẳng với các nước láng giềng, với Mỹ và các quốc gia khác”.
“Bắc Kinh có vẻ như đang gửi đi một thông điệp đến Tổng thống Mỹ Barack Obama, đó là Trung Quốc quyết tâm thực thi lợi ích của mình tại Biển Đông ngay cả khi điều nay có thể khiến căng thẳng với Mỹ leo thang”, bà Glaser cho hay.


 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35830

Khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu: Bài học từ Việt Nam


Khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu: Bài học từ Việt Nam


Làn sóng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi ồ ạt tràn vào Châu Âu bằng mọi giá đã khiến các chính phủ và tổ chức quốc tế phải đưa ra nhiều biện pháp đối phó với tình trạng này. Trong khi các kế hoạch giải quyết chung giữa các nước vẫn chưa ngã ngũ, một số chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay có thể được giải quyết tốt hơn nhờ những bài học từ cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam trước đây. Khánh An của đài VOA tìm hiểu thêm chi tiết.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh
Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết có khoảng 3.800 di dân đã bị chết đuối ở vùng biển Địa Trung Hải khi họ cố đến Châu Âu trên những con tàu thiếu an toàn. Theo Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), số người tị nạn Syria chiếm đến 53% trong số khoảng 400.000 người vượt biển đến Châu Âu bất hợp pháp tính cho đến nay.

Thuyền nhân Việt Nam
Tình trạng khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu đã khiến nhiều người Việt và cả cộng đồng quốc tế nhớ lại tình cảnh tương tự của người tị nạn Việt Nam cách đây 3 thập niên, khi hàng triệu người Việt ở miền Nam bất chấp tính mạng, vượt biển mưu tìm tự do.

Tờ SCMP nói có hơn 230.000 thuyền nhân Việt Nam đến Hồng Kông. Nơi đây được xem là lựa chọn đầu tiên của người tị nạn Việt Nam. Họ đã được đưa đến các trại tị nạn trong thành phố thuộc quyền quản lý của Anh lúc đó. Ngoài nhóm tị nạn đầu tiên được đưa đi định cư ở các nước khác trong vòng 1 năm, những nhóm sau kém may mắn hơn. Chính quyền Hồng Kông bắt đầu áp dụng hệ thống ‘sàng lọc’ di dân vào tháng 6/1988 nhằm loại bỏ những người xin tị nạn vì lý do kinh tế. Trong khi thời gian xét duyện kéo dài ra, làn sóng thuyền nhân Việt Nam lại liên tục đổ tới Hồng Kông, khiến thành phố này bị quá tải và mất khả năng kiểm soát.

Các trẻ em Việt Nam trong một trại tị nạn tại Hồng Kông, ngày 9/3/1997.
Các trẻ em Việt Nam trong một trại tị nạn tại Hồng Kông, ngày 9/3/1997.
Anh Phạm Hoàng Hải, một người từng ở trại tị nạn Hồng Kông trước đây, kể lại:
“Ồ, Hồng Kông thì te tua lắm. Trời đất ơi! Nói chung là có một cái phòng 4 x 10 met với khoảng 15 – 17 cái giường 3 tầng, không phải 2 mà là 3 tầng. Ai trẻ như mình thì phải lên tầng 3, tức cao khoảng 3 – 4 met, 1 giường 2 người. Tầng giữa là vợ chồng, con cái. Khi ngủ phải kéo màn vô. Nói chung giống như trong tù vậy đó.”
Hồng Kông sau đó vào năm 2000 đã đóng cửa trại tị nạn cuối cùng, kết thúc thời kỳ bị xem là ‘hỗn loạn’ và cho đến nay vẫn bị mang tiếng vì cách tiếp nhận và đối xử với người tị nạn.

Tình trạng tương tự
Các chuyên gia về vấn đề di dân cho rằng tình huống hiện nay ở Châu Âu cũng tương tự như Hồng Kông trước đây nhưng có thể được giải quyết tốt hơn nếu các chính phủ nghiên cứu lại cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam đế tránh đi vào những vết xe đổ trước đây.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS), cho rằng vấn đề quan trọng là phải giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này.
“Với dòng người tị nạn đột biến tăng lên như vậy thì có 2 nhu cầu. Thứ nhất là nhu cầu nhân đạo, phải bảo vệ cho họ ngay lập tức, bởi những người tị nạn là những người rất dễ bị tổn thương và luôn đứng trước hiểm nguy. Tuy nhiên, quốc tế cần phải có cái nhìn xa hơn (đó) là giải quyết tận gốc. Bởi vì ở Việt Nam trước đây, chế độ tiếp tục đàn áp thì người dân tiếp tục ra đi. Cho đến khi quốc tế mệt mỏi thì quay lưng lại với họ như (trường hợp của) thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông và tại các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á.”
TS. Thắng nói chiến tranh biên giới Việt-Trung đã dẫn đến chính sách đuổi Hoa kiều ra khỏi Việt Nam, khiến cho làn sóng thuyền nhân Việt Nam tăng mạnh vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980. Chiến tranh, đàn áp, bạo lực là những vấn đề tuy khó nhưng các nước buộc phải giải quyết cùng nhau.
“Thành ra đó là những vấn đề rất lớn của một quốc gia mà nó ảnh hưởng đến toàn vùng. Do đó, toàn vùng cũng như quốc tế phải quan tâm giải quyết, chứ không thể nào chỉ thuần túy lo phần đằng ngọn. Phần đằng ngọn có nghĩa là hậu quả, hậu quả là những người phải bỏ nước ra đi ồ ạt, rất nguy hiểm, chết chóc rất nhiều. Đó là thảm nạn thuyền nhân.”
Tiến sĩ Anne Hammerstad, một chuyên gia về lĩnh vực chính trị nhân đạo, thất tán và xung đột, trong bài viết dành riêng cho Reuters cho biết cuộc khủng hoảng tị nạn Đông Dương trước đây được giải quyết phần lớn qua việc tái định cư họ ở các nước phát triển. Tuy nhiên theo TS Hammerstad, thời thế nay đã thay đổi. Các nước giàu xem việc tái định cư là một giải pháp để tránh gánh nặng hơn là một công cụ hữu dụng để bảo vệ người tị nạn. Chỉ một phần nhỏ trong làn sóng người tị nạn được tái định cư, trong khi phần lớn phải chờ đợi mòn mỏi trong các trại tị nạn trong nhiều năm.
Theo TS. Hammerstad, việc tái định cư trên quy mô lớn đôi khi là cần thiết trong lúc không có dấu hiệu nào cho thấy xung đột ở Syria sẽ sớm kết thúc.

Trong khi đó lại có những quan ngại về khả năng những kẻ khủng bố có thể trà trộn vào dòng người di cư để vào các nước Châu Âu. Tiến sĩ Thắng nhận định:
“Cái đó là cái lúng túng đối với thế giới tự do - hành động dựa trên nguyên tắc nhân bản. Nguyên tắc nhân bản đó là thà rằng cứu lầm còn hơn để hàm oan cho những người vô tội”.
Châu Âu lo sợ rằng cuộc khủng hoảng di trú làm rúng động EU cuối cùng sẽ đe dọa đến tương lai của vùng không-biên-giới của châu lục này.
Châu Âu lo sợ rằng cuộc khủng hoảng di trú làm rúng động EU cuối cùng sẽ đe dọa đến tương lai của vùng không-biên-giới của châu lục này.
Tiến sĩ Thắng cho biết quan ngại này cũng từng có trong làn sóng tị nạn người Việt trước đây.

Vết thương tinh thần
“Nhưng con số đó rất nhỏ, thành ra chúng ta (thế giới) không thể nào vì con số nhỏ mình muốn loại trừ mà không đón nhận và bảo vệ cho phần lớn là những nạn nhân vô tội. Trong sự bảo vệ ấy, nếu lỡ có những thành phần không xứng đáng lọt được vào quốc gia của mình, thì phải có hệ thống luật rất chặt chẽ, cùng với sự hợp tác của người dân để truy tìm những người ấy và trục xuất”.
Các nghiên cứu về người tị nạn được tái định cư ở Hoa Kỳ cho thấy những người bị chấn thương về tinh thần sau hành trình vượt biển nguy hiểm đã không thể hòa nhập vào cuộc sống mới tốt như những người được đi theo diện ODP.
Chính vì vậy, Tiến sĩ Hammerstad cho rằng người tị nạn cần phải được đi định cư bằng những con đường an toàn, hợp pháp khác để họ có thể làm lại cuộc đời ở một đất nước mới. Ngoài ra, các chính phủ, tổ chức cần đưa ra một chương trình tái định cư toàn diện cho người tị nạn Syria ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Li băng, Jordan, Ai Cập và Iraq.

Chương trình này đòi hỏi quốc tế phải có những cuộc đàm phán nghiêm túc vì đây không phải là vấn đề riêng của Châu Âu. Ngoài ra, Tiến sĩ Hammerstad đề nghị phải có những hỗ trợ về kinh tế và chính trị cho các quốc gia ở tuyến đầu của thảm họa nhân đạo này vì ‘bạn không thể cắt giảm khẩu phần lương thực ở Jordan rồi tự hỏi tại sao người ta lại bỏ đi để tìm chỗ nương náu ở những nơi xa hơn’.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/khung-hoang-ti-nan-o-chau-au/2966294.html
Ý kiến   
bởi: Cố Hương Xa Nửa Địa Cầu. từ: Breckenridge,Colorado.USA
17.09.2015 01:49
Những người tỵ nạn này quá có phúc,sung sướng hơn gấp trăm ngàn lần đồng bào tôi,dân miền Nam Việt Nam đành chấp nhận đau xé tâm can rời bỏ quê hương để lánh nạn cộng sản sau biến cố 1975,họ vượt trùng dương bao la cực kỳ nguy hiểm,hàng trăm người nhồi nhét trên những con tàu mỏng manh lênh đênh mấy tháng trời chịu đựng đói,khát,ngày phơi nắng,đêm lạnh cóng,bảo tố,cướp biển bắn giết đàn ông,cụ già,em bé, hãm hiếp phụ nữ hay tàu tuần tra của đám công an biên phòng,cảnh sát bảo vệ giả dạng đi đánh cá tìm người vượt biên cướp hết tài sản sau đó thủ tiêu tất cả vào lòng biển khơi nhằm xóa dấu vết,các hiểm họa này luôn luôn chực chờ nuốt chửng họ bất cứ lúc nào không ai biết được,đường bộ thì lội suối, xuyên rừng thiêng nước độc liều chết băng qua biên giới Campuchia,Thailand nếu thoát được thú dữ,bệnh tật nhưng gặp phải bọn Khmer đỏ Pol Pot thì đời tàn,đã có không ít người bỏ thây trong rừng sâu núi thẳm đến tận hôm nay thân nhân không biết còn sống hay đã chết...Một cực hình tột đỉnh không gì sánh bằng,oán hận ngút trời,máu,nước mắt chảy thành sông.Thà chịu đau vì làm kẻ tha hương vong quốc còn hơn cúi đầu trước lũ gian manh độc ác tàn bạo cộng sản Việt gian.

bởi: Listener
17.09.2015 01:03
Tôi làm việc đến 2:30 sáng định đi ngủ thì thấy bài này quá khẩn cấp nên phải viết ngay.
Bài học từ vấn đề người tỵ nạn cộng sản Việt Nam?

Chắc không học đựơc gì nhiều đâu, ngoại trử một điều rất cơ bản mà tác giả đã nêu ra: Triệt tiêu căn nguyên của vấn đề tỵ nạn. Người Việt chạy ra khỏi Việt Nam để tránh cộng sản vì họ bị đàn áp, bị bọn cộng sản tước mất quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phuc, quyền tự do tư tưởng và tôn giáo – những quyền làm người cơ bản. Làn sóng người tỵ nạn cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấm dứt nếu các nước không dứt khoát từ chối, vì người Việt Nam đã có câu: Nếu mà cây trụ điện có chân nó cũng bỏ chạy.

Nhưng cái căn nguyên của vấn đề tỵ nạn của Việt Nam đã được giải quyết chưa? Thưa chưa, vì cộng sản vẫn còn đó, và sự đàn áp cũng chưa chấm dứt, tuy có bớt đi nhiều vì cộng sản đã biến thành tư bản đỏ! Chúng có ăn, có để và đã giành hết cơ hội làm giàu, xuất du, cho con cái du học…còn hơn người VNCH trước kia, nên chúng đã thỏa mãn rồi, chỉ còn triệt tiêu những ai chống đối mà thôi, chứ không phải tất cả, mà những người chống đối hiện nay thì không phải chỉ có những người của VNCH cũ, mà còn có cả những người cộng sản đã giác ngộ tự do, dân chủ, tôn giáo và dân chúng Miền Bắc đã được “sáng mắt, sáng lòng”! (“Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” – nhạc Phạm Tuyên) (“…và ta đã tỏ tường rồi…” – nhạc Việt Khang!).

Còn cái căn nguyên của tỵ nạn Trung Đông tràn vào Âu Châu là gì? Là nạn khủng bố của bọn Hồi giáo cực đoan và xung đột, bạo loạn, chiến tranh để lật đổ các chế độ độc tài còn lại nhằm thiết lập một thế giới mới – New World Order! Những người Trung Đông này không có đất sống nếu không cải đạo và theo bọn khủng bố, trở thành những tên “zombies” như trong nhiều phim thể loại này đã mô tả một cách rùng rợn.

Cả hai nguyên nhân – cộng sản và khủng bố Hồi giáo – đều trầm trọng, nhưng cách thể hiện của chúng chỉ khác thôi và đều khó triệt tiêu nguyên nhân, tức là các thế lực đó.

Phải chăng những người tỵ nạn hiện nay đã đựơc “gợi hứng” và học tập từ phong trào tỵ nạn của Việt Nam trong các thập niên 1975-1980? Tôi cảm thấy như vậy! Họ cũng dùng cả đường bộ lẫn đường biển, tự đi từng người, từng nhóm hoặc có tổ chức. Cũng có những người bán bãi và đưa đón, cũng lừa gạt và giết chóc, cướp bóc, hãm hiếp, đói khát, chìm tàu trên biển! Ôi, thật là thương tâm!

Nhưng nổi bật nhất trong các tấn bi kịch này là những tay chơi sau đây: Cộng sản, Hồi giáo cực đoan, các chế độ chuyên chế chống Mỹ, và Mỹ! Vậy thì triệt tiêu các nguyên nhân phải chăng là tiêu diệt bọn cộng sản, bọn Hồi giáo khủng bố, các chế độ độc tài chống Mỹ (vì Mỹ nếu không phải là thành trì của tự do, dân chủ và nhân quyền thì là gì???) và chính Mỹ nếu Mỹ không rat ay tiêu diệt các thế lực kia! Nhưng một mình Mỹ có làm đựơc không nếu cả thế giới đứng nhìn? Phải chăng thế giới đang bị đập ra từng mảnh nhỏ để có thể được xây dựng trở lại theo một “New World Order”!
Trả lời
bởi: Không ghi tên
17.09.2015 03:12
Ngụy biện một cách láo khoét .

bởi: Quên Ghi Tên
17.09.2015 00:58
Tôi cảm thấy buồn và nước mắt lưng tròng vì bạn đã nhắc lại quá khứ của tôi. Tôi hận ai đó đã gây ra nông nổi cho người Việt tị nạn.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
17.09.2015 01:57
Hãy hỏi Mỹ tại sao có những dòng người tỵ nạn như thế nầy....?

bởi: Người có não
17.09.2015 00:37
Tỵ nạn Việt Nam và tỵ nạn Trung Đông, Bắc Phi hiện nay rất khác.
Việt Nam tỵ nạn CS. Người dân đói khổ, bất công, nghèo đói và tính mạng lệ thuộc vào CS, người dân mất hết tự do, nhân quyền. KhiKhi vượt biên tính mạng như chỉ mành treo chuông.
Tỵ nạn Trung Đông, Bắc Phi chỉ trốn tránh bom đạn là chính. Khi vượt biên không lo sợ bị chính quyền bắt, bị bắn chết hay bị tù. Họ chỉ làm như đi dân đi nơi khác. Khác xa lắm ông Tiến Sĩ Thắng ơi.
Chưa hết đâu còn rất nhiều khác biệt thể thảm khác. Vì vậy khi phát biểu phải suy nghĩ chín chắn đừng hời hợt, nông cạn.
Nói đúng khó lắm. Nói láo, nói tầm bậy vo trách nhiệm dễ lắm.

Thư Mời Tham Gia Buổi Sinh Hoạt Người Việt Toàn Thế Giới

 
 
 
 
 
Thư Mời Tham Gia Buổi Sinh Hoạt Người Việt Toàn Thế Giới

VIỆT NAM CỘNG HOÀ TRỞ LẠI
Kính gởi đồng bào Việt khắp nơi trên thế giới:
Vào lúc 7 GIỜ SÁNG THỨ BẢY NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 2015 (GIỜ TIỂU BANG CALIFORNIA, HOA KỲ),
tức 4 GIỜ CHIỀU THỨ BẢY GIỜ PARIS, PHÁP,
tức 9 GIỜ TỐI THỨ BẢY GIỜ VIỆT NAM,
tức 12 GIỜ KHUYA CHÚA NHẬT NGÀY 20 THÁNG 9 CỦA ÚC
sẽ có buổi họp người Việt toàn thế giới tại diễn đàn www.express.paltalk.com
room (phòng họp): VietNamCongHoa
để thông báo cuộc vận động VIỆT NAM CỘNG HÒA TRỞ LẠI qua công pháp quốc tế và những bước đi sơ khởi để tiến hành việc đưa Hiệp Định Paris năm 1973 trở lại hội nghị quốc tế, với mục đích đưa Tàu cộng ra toà án quốc tế về tội xâm lấn biển đảo của Việt Nam, và kiện đảng cộng sản Việt Nam đã vi phạm Hiệp Định Paris 1973 khi xua quân cưỡng chiếm VIỆT NAM CỘNG HOÀ.
Xin quý vị hãy vui lòng vào www.express.paltalk.com để ghi danh trước. Có thể dùng biệt danh (nick name) và mọi thông tin đều được bảo mật để bảo đảm an ninh cho đồng bào trong quốc nội.
Khi đến Rooms Browser, hãy điền VietNamCongHoa vào chữ Search, chọn ngôn ngữ All Languages và bấm vào chữ Go để đưa quý vị đến đúng phòng họp VietNamCongHoa. Khi nhìn thấy chữ VietNamCongHoa, xin bấm chuột 2 lần vào chữ VietNamCongHoa sẽ đưa quý vị vào phòng họp.
Mọi thắc mắc, xin liên lạc với cô Kelly Đài-Trang Lê qua facebook. Đây là buổi họp mặt đầu tiên và mỗi thứ bảy hàng tuần cũng có buổi họp mặt vào giờ nêu ra ở trên để chúng ta bàn thảo và chia sẻ những điều cần làm cho cuộc vận động thành công.
Trong lúc họp, quý vị hãy mở loa để có âm thanh. Mỗi khi muốn đặt câu hỏi, xin hãy bấm vào hình bàn tay giơ lên (Raise) để chủ toạ kêu tên quý vị và lúc đó quý vị hãy bấm vào chữ PUSH TO TALK để đặt câu hỏi cho mọi người trong phòng họp cùng nghe.
Ban Tổ Chức buổi họp mặt sẽ thông báo các thành viên chủ toạ buổi họp trong thời gian sớm nhất.
Xin quý vị hãy phổ biến thông tin này đến mọi người Việt khắp nơi.
Thay mặt Ban Vận Động VIỆT NAM CỘNG HÒA TRỞ LẠI,
Kelly Dai-Trang Le