Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Giờ hành động đã điểm

Giờ hành động đã điểm

Thứ Ba, ngày 26 tháng 5 năm 2015

Lê Quang Trung. Đồng Xa, Cầu Giấy, HN




Bây giờ thì Liên Xô đã chết, nước Nga đã mất phương hướng và đang suy yếu, Trung Cộng cũng vậy, hoàn toàn mất phương hướng tuy có đôi chút hung hăng vì sĩ diện sau khi được Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ dẫn dụ vào con đường tư bản đỏ, nhưng chắc chắn không thể chiến thắng Hoa Kỳ nếu chiến tranh Thế Giới III xảy ra, cho nên Hoa Kỳ đã trở lại Đông Dương trong chiến lược xoay trục sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương để khẳng định vai trò bá chủ toàn cầu và bảo vệ quyền lợi của mình và các đồng minh của mình.

Đã đến lúc Việt Cộng cần nhận rõ điều này và đứng hẳn về phía Hoa Kỳ, nếu không muốn bị Hoa Kỳ và các đồng minh xem là một kẻ thù phụ cùng với kẻ thù chính TC.

Chiến lược của VC hiện nay là đu dây, để duy trì lợi quyền và tính mạng trước sự phẫn nộ của nhân dân, nhưng chiến lược này rất khó áp dụng, có thể nói là không thể được, vì vị trí của VN quá sát TC và TC đã hớp hồn đảng cộng sản VN rồi. Thật ra thì TC đã được dâng một phần biển đảo và biên giới, xâm nhập và chiếm giữ nhiều vị trí chiến lược trong nước VN dưới danh nghĩa đầu tư, đợi đến khi có chiến tranh thì biến các nơi đó thành tiền đồn, cứ điểm quân sự để đánh nhau với quân Mỹ và đồng minh. VC dù không muốn làm theo lệnh của TC cũng không được vì cả hai đều cùng theo ý thức hệ cộng sản quốc tế (dù tàn dư), trong đó sự liên hệ trên dưới giữa hai đảng cộng sản “anh em” sẽ quyết định tất cả, chỉ huy tất cả guồng máy cai trị tại Việt Nam, từ đảng cho đến công an và quân đội. Ngay cả các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp cũng bị chỉ huy tập trung tuyệt đối vì tất cả chỉ là các cơ quan bù nhìn, hoặc nói cách khác, là các biểu hiện, hiện thân, phân thân, khác nhau của đảng cộng sản mà thôi.

Kết luận: Việt Nam chắc chắn sẽ phải đóng vai trò đồng minh của TC, tức kẻ thù phụ của Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến này, nếu không có một hoặc nhiều yếu tố sau đây xảy ra:

1. Toàn dân VN trong và ngoài nước, thuộc mọi tầng lớp, từ nông dân, công nhân, đến sinh viên học sinh, trí thức, cán bộ lão thành, cán bộ đã về hưu… đứng lên lật đổ bạo quyền VC ngay trong năm nay.

2. Có sự tham gia/ ủng hộ của các cán bộ, đảng viên cộng sản đã tỉnh ngộ.

3. Có sự tham/gia ủng hộ của các tướng lãnh, sĩ quan, binh lính ngành công an, bộ đội (lập lại cho cụ thể mà thôi vì hầu như chỉ dùng 2 từ “đảng viên” là đã bao gồm hết rồi) đã tỉnh ngộ

4. Có sự tham/gia ủng hộ của các “quan chức” cộng sản (lập lại cho cụ thể mà thôi vì hầu như chỉ dùng 2 từ “đảng viên” là đã bao gồm hết rồi) đã tỉnh ngộ.

5. Có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các đồng minh cho cuộc cách mạng “Hoa mồng gà” này. (vì Hoa mồng gà đã được nhà “văn hóa Tàu” Khiêu Vũ/Vũ Khiêu “nổi tiếng” gần đây đề xuất là quốc hoa!)

Giờ hành động đã điểm. Tất cả những ai đã thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản, đã tỉnh ngộ, chán ghét cộng sản, hãy vùng lên, hành động dứt khoát để tự cứu mình, gia đình mình và cứu cả quê hương, dân tộc, vì đây là cơ hội cuối cùng. Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ thắng lợi. Dù có theo Mỹ và đồng minh hay không thì cái sống và cái chết cũng sẽ tự nó đến, do may rủi cũng nhiều, chứ không nhất thiết là phải chết. Nhưng nếu theo TC thì chắc chắn 100% sẽ phải chết, dù có chạy sang TC lánh nạn, vì sau cuộc chiến này, toàn bộ đất nước TC sẽ được giải phóng, TC sẽ phải trả lại các nước bị TC chiếm giữ phi pháp, và phải dẫn độ những tay Lê Chiêu Thống…nên TQ sẽ không còn đất dung thân cho bất cứ tên đồ tể và Việt gian cộng sản nào!

(Đàn Chim Việt)
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34201

Ai bảo vệ Việt Nam?

Ai bảo vệ Việt Nam?

Khi mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 27/5 tuyên bố tái cam kết bảo vệ Philippines và kêu gọi Trung Quốc dừng ngay lại việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông. Ông Carter đã nhắc lại thỏa thuận an ninh mà Mỹ và Philippines đã ký tại Manila năm 2013 khẳng định “quyết tâm sắt đá” của Mỹ trong việc bảo vệ Philippines (trước Trung Quốc).(VOV-28/5)

Ngược lại thì trước đó Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên bố với Quốc Hội/VN rằng:…. (voatiengviet.02-04-2015)

BT/QP Phùng Quang Thanh


Trong khi mới nhất, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 27.5, trả lời báo chí về đánh giá tình hình tại Trường Sa sau chuyến đi trực tiếp kiểm tra thực địa, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nói:


“Trung Quốc đang công khai và ráo riết thực hiện các hoạt động lấn biển, thi công công trình với quy mô rất lớn ở trên tất cả cấu trúc mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam ở Trường Sa, đặc biệt ở 5 điểm Ga Ven, Huy Gơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, trong đó công trình ở Chữ Thập lớn nhất. Việc làm của Trung Quốc bất chấp phản đối của ta. Đó là bước đi chiến lược của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, không loại trừ tiến tới khống chế và kiểm soát toàn bộ phía nam biển Đông. Vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá là cũng không loại trừ sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng công và chính hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng tuyên bố DOC, đe dọa an ninh trên biển Đông”, (VNExpress‎)


Trước sự việc diễn ra công khai không còn che đậy như vậy thì 450.000 anh em trong lực lượng quân đội của nhân dân Việt Nam ngày hôm nay phải hiểu như thế nào về một nhận định nhất quán trong đánh giá kẻ thù truyền kiếp của dân tộc? Khi mà ông tướng họ Phùng người chỉ huy cao nhất của mình (bộ trưởng quốc phòng) công khai như một kẻ nội gián mà kẻ thù cài cắm trong lòng quân đội? (lưu ý rằng ông Phùng Quang Thanh phát biểu trước Quốc Hội mang tiếng là cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân).


Chúng ta, toàn dân toàn quân hãy nhìn xem cái tư duy “cảnh giác với kẻ thù, làm gương cho quân đội và trung thành với nhân dân” được thể hiện như thế này (lời của Phùng Quang Thanh trước Quốc Hội):


- “Tôi thấy lo lắng lắm… Không biết tuyên truyền như thế nào”? chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại?


Bọn bành trướng Trung Quốc đang công khai hoành hành trên biển Đông, không riêng Việt Nam mà thế giới cũng đứng ngồi không yên đồng loạt lên án thì Phùng Quang Thanh lại “lo”… một cái lo rất khốn nạn (xin lỗi bạn đọc) là lo: Người dân Việt Nam không “thương” Trung Quốc!? Không chịu nói “tích cực” về Trung Quốc!?.


Hỡi ơi, trời cao đất dày ngó xuống mà coi, bọn đầu trâu mặt ngựa “đồng chí” của đảng CSVN nó ăn cướp tài sản ngay trong chính ngôi nhà Việt Nam mình mà lại bảo người Việt Nam trong nhà hãy “thương” nó, tích cực ngợi khen tung hô nó!?


Đã vậy Phùng Quang Thanh lại còn đe dọa, nếu toàn dân toàn quân Việt Nam không chịu “thương” không chịu nói “tích cực” về Trung Quốc thì: “cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”!?.


Trời hỡi! Một người tướng cầm quân chưa đánh mà đã thay mặt kẻ thù hù dọa quân mình, ru ngủ toàn dân, tâng bốc kẻ thù… Trong khi đó thì sự căm ghét Trung Quốc là một “xu thế” rất phổ biến, “từ trẻ con đến người già” tại Việt Nam hiện nay.


Nói về tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, chúng ta điểm qua vài gương mặt mà chuẩn mực của họ trong vấn đề Biển Đông khác rất xa với tư cách của Bộ trưởng QP/Việt Nam Phùng Quang Thanh.


Ngày 27/6/14, trong chuyến thăm 2 ngày tới Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định Nhật Bản sẽ sát cánh với Philippines bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông. Trong chuyến thăm xã giao này, ông Onodera đã cam kết với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với Philippines để giải quyết các tranh chấp trên biển với Trung Quốc.


Nhật Bản sẽ sát cánh với Philippines bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông


Bộ trưởng QP Mỹ -Phi - “quyết tâm sắt đá” của Mỹ trong việc bảo vệ Philippines (trước Trung Quốc).(VOV-28/5)


Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đề xuất thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình của Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)


Còn đây là tư cách BT/QP Việt Nam: “Tôi thấy lo lắng lắm… Không biết tuyên truyền như thế nào? chứ từ trẻ con đến người già Việt Nam đều có xu thế ghét Trung Quốc, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc (!?) - (Bộ trưởng- Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng QP/TQ- Thường Vạn Toàn -15/5 tại Lào Cai mới đây).

Thường thì ngay cả con chó nó vẫn rất trung thành với chủ dù nuôi bằng cơm cặn canh thừa để lo giữ nhà – Hiếm khi có con chó nào ve vẩy đuôi với loài trộm cướp phá cửa vào nhà, trừ khi đó là loài chó điên phản chủ.

28/05/2015

Thống soái
Đừng có lo, Việt Nam sắp sửa tấn công Trung Quốc ...
Bấm vào đây để xem nội dung đã được giấu ở trong
Reply With Quote
UH1 UH1 đã nối mạng
Tướng 3 sao
 
Mấy thằng cán bự, thằng nào cũng mang họ tên tàu cộng vậy thì đánh đấm cái gì nữa . Những thằng gốc tàu đang nẵm quân đội nhăn răng 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34171

Tướng TQ: VN, TQ có thể giải quyết ổn thỏa tranh chấp biển Đông

Tướng TQ: VN, TQ có thể giải quyết ổn thỏa tranh chấp biển Đông


Tân Hoa Xã cho biết một tướng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm thứ Sáu nói rằng Trung Quốc và Việt Nam xử lý ổn thỏa vấn đề Biển Đông thông qua các nỗ lực chung.
Cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc dẫn lời Phó Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói rằng, "Trung Quốc sẵn sàng chung tay với Việt Nam tiếp thêm động lực cho quan hệ giữa quân đội hai nước."
Trong cuộc gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh bên lề cuộc Đối thoại Shangri-La, ông Tôn cho biết hai nước đã mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của mình kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 65 năm.

Ông Tôn hy vọng phía Việt Nam cần hiểu rõ hơn động cơ của những nước ngoài khu vực đang tìm cách can thiệp vào vấn đề Biển Đông, và tin rằng thông qua những nỗ lực chung, hai nước láng giềng có thể giải quyết ổn thỏa tranh chấp Biển Đông.

Về phần mình, ông Vịnh nói rằng quân đội Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành những hoạt động trao đổi về kiểm soát biên giới và sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực đối thoại chiến lược, đào tạo nhân lực và những nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Việt Nam sẵn sàng để trao đổi quan điểm với Trung Quốc trên tinh thần đồng chí về vấn đề Biển Đông, giải quyết những khác biệt thông qua đàm phán và cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định khu vực, Tân Hoa Xã cho biết.
Nguồn: Xinhua
https://youtu.be/mutTzKSbgRA

Nguồn:  http://www.voatiengviet.com/content/tuong-tq-viet-trung-co-the-giai-quyet-on-thoa-tranh-chap-bien-dong/2799209.html

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Mỹ chuộc lỗi trách nhiệm để mất Hoàng Sa vào tay TQ năm 1974 sẵn sàng đương đầu tại Trường Sa

527
Mỹ chuộc lỗi trách nhiệm để mất Hoàng Sa vào tay TQ năm 1974 sẵn sàng đương đầu tại Trường Sa
Lợi dụng vừa thiết lập quan hệ bình thường hóa Trung Quốc-Mỹ năm 1972 và căng thẳng Xô-Trung,Trung Quốc đả đưa quân chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong sự cầu cứu hạm đội 7 Mỹ gần đó của Việt Nam Cộng Hòa.Mỹ đả để Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc .
Máy bay quân sự Mỹ. (Ảnh: National Interest)
Máy bay quân sự Mỹ. (Ảnh: National Interest)
Tuần trước tờ Nhật báo phố Wall đưa tin Lầu Năm góc “đang cân nhắc việc sử dụng máy bay chiến đấu và tàu quân sự để trực tiếp đối đầu với những yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đối với một loạt các đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông.
Vào tháng 4/2014, báo trên đã đưa tin “quân đội Mỹ đang chuẩn bị các khả năng đáp trả mạnh bất cứ những khiêu khích nào của Trung Quốc trong tương lai ở khu vực Biển Đông” và rằng “bất cứ một động thái đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khẳng định những yêu cầu ngang ngược của họ sẽ có thể gặp sự thách thức từ phía quân đội Mỹ, nhằm đưa Trung Quốc thức tỉnh trở lại”.
Tại thời điểm đó thì những nỗ lực lấn chiếm đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã được thực hiện. Có thể chính quyền Obama hy vọng những tiết lộ về kế hoạch quân sự mới của họ sẽ ngăn Bắc Kinh tiếp tục hành động, nhưng rõ ràng là ông Tập Cận Bình đã không nao núng. Trên thực tế, ngay cuối tuần đó Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu lớn đến vùng Biển đang tranh chấp, rõ ràng đây là một động thái đơn phương nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Hiện Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền của 7 công trình xây dựng tại khu vực Biển Đông. Họ đang xây đảo nhân tạo trên các bãi đá rồi xây các công trình kiên cố ở trên bề mặt nơi này, bao gồm cả các cơ sở quân sự.
Hành động như vậy, Bắc Kinh đang tạo ra những tình huống quá khó để các quốc gia khác có thể thỏa hiệp.Dường như Mỹ hoặc quốc tế sẽ tìm cách thuyết phục Trung Quốc rút lại những gì họ đã làm, nhưng làm như vậy vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trở nên yếu đi kể cả trong nước và quốc tế. Thật nghịch lý là tại thời điểm này ông Tập Cận Bình lại có ít “đất” để xoay sở nhằm sửa lại những ứng xử của Trung Quốc với việc tranh chấp lãnh thổ.
Đến gần đây, bên cạnh những tuyên bố mạnh mẽ bằng lời nói, Mỹ đã chính thức thông báo kế hoạch sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ những lợi ích của mình ở khu vực Biển Đông. Những lợi ích này bao gồm cả việc tự do hàng hải và duy trì hòa bình ổn định trong khu vực.
Tất nhiên là Trung Quốc cũng đang ở trong thế báo động. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mô tả những hành động có thể của Mỹ trong tương lai là “nguy hiểm và khiêu khích”.
Tuy nhiên, xét cho đến cùng, nếu kế hoạch điều máy bay tàu chiến đến Biển Đông được thực hiện, leo thang căng thẳng cũng khó có thể xảy ra. Đối với quyết định của Trung Quốc trong việc xây dựng đảo và sử dụng tàu hải quân để bảo vệ và củng cố những công trình xây dựng trái phép thì đáp trả quân sự cũng là thích đáng.

Tàu chiến Mỹ tại Biển Đông. (Ảnh: AP)

Trong trường hợp này thì hành động của Mỹ cho dù có muộn cũng còn hơn không. Mặc dù những đảo nhân tạo mới gần như là chắc chắn vẫn sẽ tồn tại nhưng hành động của Mỹ đã đem lại 3 điều tích cực.
Thứ nhất, hành động mạnh mẽ của Washington sẽ làm cho ông Tập điều chỉnh bớt thái độ của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sẽ sẽ hạn chế xây dựng những đảo mới và có thể sẽ sử dụng tàu của lực lượng bảo vệ biển thay vì tàu chiến tại các cảng biển trên các đảo nhân tạo.
Thứ hai, mặc dù các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực đều chào đón việc chính quyền của ông Obama “cân bằng lại” châu Á nhưng họ vẫn còn nghi ngờ cam kết của Washington về việc đảm bảo an ninh cũng như duy trì vai trò truyền thống là người canh giữ hòa bình cho khu vực. Sự sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh vốn là điều vắng bóng quá lâu – theo một cách đầy ý nghĩa – có thể sẽ làm an lòng các đồng minh của Mỹ tại khu vực.
Thứ ba, bằng việc bay phía trên những cơ sở xây dựng không được coi là đảo (để có thể yêu cầu chủ quyền) và chạy tàu phía trong phạm vi 12 hải lý của những nơi trước kia từng là bãi đá ngầm sẽ là cách để hải quân Mỹ bảo vệ tự do của cả vùng biển. Hành động này là vô cùng quan trọng đối với Không quân và Hải quân Mỹ, giúp các lực lượng này có thể hoạt động tự do không chỉ ở khu vực Biển Đôngmà còn cả trên toàn thế giới. Việc đưa Trung Quốc quay trở lại với cách cư xử theo qui chuẩn và tuân thủ luật quốc tế sẽ không chỉ có tác dụng trong phạm vi khu vực.
155
Tóm lại, các hoạt động nhằm khẳng định tự do hàng hải mà Lầu Năm Góc đang dự tính sẽ đem lại những mặt tốt tiềm tàng. Hiện nay Washington đã đưa ra cảnh báo nhưng quan trọng là Tổng thống Obama phải đưa ra quyết định hành động, và phải đưa ra sớm. Nếu như ông Obama càng trì hoãn thì các cơ sở xây dựng mới của Trung Quốc sẽ càng được củng cố, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tờ Nhật báo phố Wall đưa tin rằng nếu quân đội Mỹ không hoạt động tại vùng 12 hải lý tính từ các cơ sở xây dựng mà Trung Quốc đang lấn chiếm, điều này, theo cách hiểu thông thường, cũng có nghĩa là Mỹ đang liều lĩnh ngầm ưng thuận những hạn chế trong tự do hàng hải. Điều này cũng có nghĩa làTrung Quốc đã đạt được một bước tiến trong việc giàn xếp lại khu vực Biển Đông để có thể phù hợp hơn với lợi ích của họ, và cũng có nghĩa là họ sẽ tiếp tục làm như vậy mà không gặp phải sự phản đối của Mỹ.
Chưa phải là đã quá muộn để Mỹ hành động nhưng sức ép về thời gian đang đè nặng lên vai nước Mỹ.
Theo Online
 
Nguồn: http://vdexpress.de/my-chuoc-loi-trach-nhiem-de-mat-hoang-sa-vao-tay-trung-quoc-nam-1974-san-sang-duong-dau-tai-truong-sa/

TQ sẽ bất chiến tự nhiên thành?

TQ sẽ bất chiến tự nhiên thành?

Bãi Subi làm thay đổi cục diện chiến lược ở Biển Đông
Hoạt động xây cất đã được 800 ha của Trung Quốc ở Trường Sa có vẻ sẽ là tâm điểm của hoạt động ngoại giao tại Đối thoại An ninh Shangri-La ở Singapore cuối tuần này.
Nhưng đây có phải chỉ là chuyện ngoại giao?
Hay Trung Quốc xây cất còn vì lý do kinh tế?
Christopher Helman viết trên trang Forbes mới đây thì Trung Quốc cơi nới không phải vì dầu khí.
Lý do 'chặn' các hải lộ quốc tế cũng không có vì như ông Chen Dingding từ Đại học Macau nói, bản thân Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến hàng hải này.
Trong bài ‘China’s Master Plan in the South China Sea”, ông Chen đồng ý rằng công tác xây cất có thể có ý nghĩa quân sự nhưng “chỉ mang tính phòng thủ”.
Như thế, việc cơi nới ở Trường Sa là để phục vụ nhu cầu quân sự dù trước mắt còn chưa lớn.
Nó lớn hay không là tùy cách đánh giá trong không gian và thời gian thế nào.
Vậy ta thử nhìn một số cuộc chiến và kinh nghiệm lịch sử xem sao.

Thế ỷ dốc hai đầu tương trợ

Binh pháp cả Đông và Tây đều đã nói đến cách làm lập hai cứ điểm quan trọng tiếp ứng lẫn nhau trong quân sự.
 
Việt Nam chú tâm quan sát các diễn biến ở Biển Đông
Gia Cát Lượng (181-234) thời Tam Quốc đã cùng Chu Du chia quân đóng hai bờ Trường Giang.
Gọi là ‘thế ỷ dốc’, đây là cách liên quân Thục – Ngô chia sức kiềm chế và cuối cùng đã đánh tan 80 vạn hùng binh của Tào Tháo.
Nhưng trận pháp thời nay không còn là chuyện lập hai đồn binh hỗ trợ nhau.
Nhờ công nghệ mới, hải quân, không quân và các binh đoàn cơ giới có thể cơ động kết nối các cứ điểm và linh hoạt biến đổi thế trận khi cần.
Năm 1939, quân Đức đã sử dụng thần tốc hai cánh quân từ phía Đông Phổ và Tây Nam, kẹp quân Ba Lan vào giữa và tiêu diệt nhanh chóng cả một nước cộng hòa.
Nhưng vào năm 1944, chính Đức lại bị kẹt vào thế 'lưỡng đầu thọ địch' và Hitler đã đặt cược vào trận quyết tử đưa các binh đoàn thiết giáp SS-Panzer xuyên vùng núi Ardennes, tạo hành lang phá thế bao vây của quân Đồng Minh.
Trận Battle of the Bulge (12/1944 -01/1945) với 1.5 triệu quân tham gia đã làm hàng vạn binh sỹ bị giết nhưng cuối cùng, các quân đoàn Mỹ và Anh đã thắng Đức.
Giới quân sự luôn cần các tuyến đường và những các điểm chốt, to hay nhỏ không quá quan trọng, tại những địa bàn mới.
Trong Thế Chiến 2, Nhật Bản chiếm Đông Dương nhưng không trực trị mà để Pháp quản vì cần lập căn cứ cho chiến dịch đánh Singapore của Anh.
Đảo san hô Midway chẳng có giá trị kinh tế nhưng lại là điểm đọ găng của đô đốc Chester Nimitz (Mỹ) và Isoroku Yamamoto (Nhật) trong trận hải chiến Thái Bình Dương năm 1942, quyết định vận mệnh toàn châu Á.
Và ngay trong cuộc chiến Nam Bắc 40 năm trước, đường mòn Hồ Chí Minh không to nhưng giúp Hà Nội tạo hành lang dọc Trường Sơn liên tục đưa quân vào sát nách khu vực đầu não của Sài Gòn.
Vì thế, bãi đá Subi nay nhìn chưa to, chỉ đang phình ra nhưng vị trí của nó quả là lớn về lâu dài.

Bị chặn hai đằng phải ra tay

Trong lịch sử Việt Nam, vị thế tự nhiên của nước này luôn đặt ra vấn đề ‘đầu đuôi’ có ứng cứu kịp hay không và có bị bao vây hay không.
 
Chiến hạm của Hoa Kỳ trợ giúp Philippines
Năm 1075, nhà Lý đã rơi vào tình thế Tống cam kết với Chiêm Thành hẹn cùng đánh Đại Việt.
Lý Thường Kiệt ra tay trước tiêu diệt cơ sở hậu cần mà tể tướng Vương An Thạch chuẩn bị cho cuộc viễn chinh.
Đại Việt chỉ rút quân về vào tháng 3/1076 sau khi các chiến dịch thủy bộ, dùng cả voi trận tập kích và vây hãm thành trì ba châu của Tống đã giết tới 100 nghìn quân dân nước này, gồm hơn 50 nghìn dân thành Ung Châu bị xử tử vì không đầu hàng.
Nhưng trận xâm nhập tập kích của Lý Thường Kiệt cũng khiến cuộc Nam chinh phục thù do Quách Quỳ chỉ huy cùng năm đã không tiến quá được phòng tuyến Như Nguyệt và Tống phải nghị hòa.
Cuộc chiến đã đem lại hòa bình 182 năm giữa hai nước, tới khi quân Nguyên Mông đem quân đánh nhà Trần năm 1258.
Nhưng nhà Lý đã nhân cơ hội đó đưa quân trừng phạt Chiêm Thành vào tận Panduranga (Phan Rang).
Tới năm 1471, dưới triều Lê, vua Lê Thánh Tông vào phá tan thành Đồ Bàn, tiêu diệt hoàn toàn mối nguy bị Chiêm Thành đánh tập hậu.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình cho tấn công sáu tỉnh biên giới Việt Nam cũng là để ‘ứng cứu’ cho phe Khmer Đỏ ở phía Tây Nam và nếu không có hỗ trợ của Moscow thì tình hình đã rất khác.
Chiến sự ngày nay sẽ không xảy ra tàn khốc trên bộ mà có khi chỉ ùng oàng trên biển và trên không.
Nhưng các nguyên tắc cơ bản của chiến tranh thì vẫn thế.

Chỉ còn phòng thủ ven bờ?

Lấy căn cứ Tam Á làm điểm xuất phát, Hoàng Sa là điểm trung chuyển và điểm mới xây cất ở Trường Sa là tiền đồn, Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra một hành lang 600 dặm cho chiến hạm và không quân tuần tra.
Bất chiến tự nhiên thành, hoạt động này sẽ khiến Vịnh Cam Ranh và quân cảng nổi tiếng của Việt Nam mất đi ưu thế chiến lược.
Một bài báo của Mark Valencia gần đây có trích dẫn cấp chỉ huy Quân Giải phóng Trung Quốc nói thẳng rằng họ “không thấy đe dọa gì từ các nước ASEAN”, trên biển.
Trung Quốc chắc chắn phải có cơ sở để phát biểu như vậy.
 
Tàu ngầm Hà Nội hạng Kilo-636 của Việt Nam tại Cam Ranh
Philippines nay đã ‘nằm trong tầm ngắm’ nếu Trung Quốc khai hỏa vì chỉ còn cách đá Subi 20 km mà không có hải quân mạnh để đối phó.
Cam Ranh của Việt Nam là lợi điểm chính của nước này khiến hải quân của họ có thể tiến từ phía trong ra, chặn giữa tuyến tuần tiễu, phá thế ỷ dốc của hai vùng đảo Trung Quốc có cơ sở quân sự.
Nhưng lâm chiến hay không lại là một quyết định chính trị.
Cho tới gần đây, chiến lược của nước này là liên kết quốc tế và tự cường.
Nhưng dù mua sắm nhiều vũ khí hiện đại, câu hỏi là lãnh đạo Việt Nam có dám hành động, kể cả mang tính chiến thuật hay không.
Giáo sư Hugh White từ Đại học Quốc gia Úc ở Canberra cho rằng Hoa Kỳ không nên đặt ra một ‘lằn ranh đỏ’ với Trung Quốc ở Biển Đông vì kinh nghiệm lập ‘red line’ ở Syria đã phản pháo quá tệ hại cho chính quyền Obama.
Ông đề nghị Mỹ – Trung không nên coi vấn đề Biển Đông là cuộc đấu sống còn, mà cần tìm ra nhiều giải pháp khác nhau.
Cách nhìn này hoàn toàn có lý với Hoa Kỳ và các đồng minh ở xa như Úc.
Nhưng với Việt Nam, điều này có ý nghĩa thế nào thì lại là chuyện hoàn toàn chưa rõ.

Nguồn:  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/05/150529_east_sea_and_history

Chuyên gia cảnh báo: chiến tranh với TQ đang chờ VN ở biển Đông

Chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng cảnh báo: chiến tranh với Trung quốc đang chờ Việt Nam ở biển Đông

Lời người viết: Cường độ xung khích bằng lời nói giữa Việt Nam, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ với quyết tâm bành trướng lãnh thổ mau chóng của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã gia tăng hiểm họa chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Lý do vì Trung Quốc đã đặt Hoa Kỳ vá các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt Việt Nam và Phi Luật Tân, vào “tình trạng đã rồi” qua việc họ tấp nập ngày đêm tân tạo các bãi đá ngầm thành đảo có phòng tuyến quân sự ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc còn dự tính thiết lập mạng lưới “nhận diện phòng không” để kiểm soát không lưu ở Biển Đông, sau khi dựng 2 ngọn Hải Đăng ở Gạc Ma và Châu Viên.

Việc làm của Trung Quốc không chỉ nhằm chặn đường tiến của Việt Nam ra Biển Đông mà còn đe dọa an ninh hàng hải huyết mạch của Thế giới.

Vậy Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền?

Theo quan điểm của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế của Đại học George Mason thì “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ”.

Trong cuộc Phỏng vấn riêng với chúng tôi (Phạm Trần), Giáo sư Hùng, một Học giả không thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế nổi tiếng ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (CSIS, Center for Strategic&International Studies) còn thảo luận về mối quan hệ tay ba phức tạp trước tình hình Biển Đông giữa Việt Nam-Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Cuộc Phỏng vấn này được đài Truyền hình SBTN phát sóng trên toàn Bắc Mỹ vào lúc 11:00 PM tối Thứ Sáu, 29/05/2015, giờ miền Đông Hoa Kỳ, hay 8:00 PM giờ California.

Sau đây là toàn văn cuộc Phỏng vấn:

Biển đông căng thẳng
Hỏi: Thưa Giáo sư, là Nhà nghiên cứu, ông thấy sự gia tăng cường độ hiềm khích giữa Việt Nam và Trung Quốc về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây như thế nào?

Đáp: Rất căng thẳng và khó chịu, khởi đầu bằng việc Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò năm 2009 đòi chủ quyền trên 80 phần 100 Biển Đông, và cao điểm là việc họ đem giàn khoang khổng lồ HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của VN mùa Hè năm ngoái (từ ngày 02/05 đến 15/07/2014) dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống các cơ sở thương mại của Trung Quốc tại Việt Nam.

Gần đây, họ gấp rút lấp biển, biến các đá ngầm thành các đảo nhân tạo có tiềm năng quân sự, tăng cường khả năng khống chế và kiểm soát của TQ trong một vùng quan yếu tại Biển Đông và chặn đường tiến của VN ra biển. Có người gọi việc làm này của TQ là việc xây dựng một “trường thành trên biển.”

Hỏi: Trong bối cảnh dân chúng Việt Nam nói với Quốc hội rằng họ rất bất bình trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà họ chiếm được của Việt Nam trong khu vực Trường Sa năm 1988, và đề nghị Chính phủ có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Theo ông thì Việt Nam có thể làm được gì vào lúc này?

Đáp: TQ biến các đá chìm thành đảo là việc đã rồi, không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ.

Riêng đối với Việt Nam, việc cần làm là cố giữ các đảo đã có, làm áp lực để TQ ngưng xây thêm, và ngăn cản không cho TQ độc quyền kiểm soát, tuần tra, và khai thác trong vùng biển tranh chấp.

Tất cà những việc này, Việt Nam không thể làm một mình có hiệu quả, mà cần có thêm sự phối hợp với các nước ASEAN có cùng quyền lợi, nhất là sự trơ giúp của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn. v.v…

Hỏi: Đại sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius nói rằng chiến lược bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông của Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã khiến cho Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội xích lại gần nhau hơn, tiêu biểu là Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton (Ash) Carter sẽ thăm Việt Nam nay mai và sẽ có tới 5 Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN sẽ thăm Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tôi biết Giáo sư là người theo dõi các biến chuyển này rất chặt chẽ, vậy ông đánh giá các chuyến thăm cao cấp của hai nước Việt-Mỹ như thế nào và liệu Bắc Kinh có quan tâm không?

Đáp: Các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thường kêu gọi hai bên phải xây dựng niềm tin chiến lược. Những hoạt đông mà ông vừa kể là cốt để gia tăng niềm tin ấy, đặt căn bản cho sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sau hội nghị Đối thoại Sanghri-La (tại Tân Gia Ba từ ngày 29 đến 31/5/2015), và của một phái đoàn các nhà lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Thượng Viện Mỹ trước khi họ đi Sanghri-La chắc chắn là để chuẩn bị cho nội dung hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư (Nguyễn Phú)Trọng.

Tiến trình này chắc chắn buộc TQ phải quan tâm.

(Chú thích: Trước khi đến dự Hội nghị Sanghri-La, Phái đoàn Nghị sỹ Cộng hòa John McCain (Arizona), Chủ tịch Ủy ban Quân viện Thượng nghị Viện và thành viên cao cấp của Ủy ban, Nghị sỹ Dân chủ Jack Reed (Rhode Island) và 2 Nghĩ sỹ Cộng Hòa Joni Earnst (Iowa) và Dan Sullivan (Alska) đã gặp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 27/5/2015.

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam,) viết tại cuộc họp này: “Thượng Nghị sỹ John McCain và Đoàn bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực nói chung và những diễn biến gần đây ở Biển Đông nói riêng; khẳng định ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.”

Về phía ông Trọng, VOV cho biết: “Về tình hình Biển Đông, Tổng Bí thư khẳng định lập trường kiên định của Việt Nam bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trước hết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); phản đối mọi hành vi coi thường luật pháp quốc tế, phá vỡ hiện trạng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.”

DOC hay Declaration of Conduct là Thỏa hiệp không có tính ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ký tại Nam Vang (Kampuchia) năm 2002. Trung Quốc đã công khai vi phạn để dành phần thắng về cho mình ở Biển Đông. Và từ năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã họp nhiều lần để thảo luận đi đến ký kết Thỏa hiệp COC (Code of Conduct) có ràng buộc pháp lý, nước nào vi phạm sẽ bị trừng phạt. Nhưng Trung Quốc đã tìm mọi lý do để trì hoãn, kể cả thi hành mánh khóe gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN và lập luận rằng tranh chấp trên Biển Đông là chuyện riêng giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp mà không liên hệ đến cả tập thể 10 nước ASEAN, hay các nước ngoài khu vực, ám chỉ Hoa Kỳ.

Chiến tranh - Nguyễn Phú Trọng

Hỏi: Thưa Giáo sư, phần trên ông có nói đến tình hình "căng thẳng rất khó chịu" do những hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông và vị thế khó xử của Việt Nam và Hoa Kỳ, vậy ông có lo ngại sẽ xẩy một cuộc chiến tranh không?"

Đáp: “Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây cất một cách gấp rút ở cách bờ biển TQ 600 hải lý (trên 1,000 cây số), nằm giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á, và Nam Dương. Hoa Kỳ quan tâm đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở đây sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng của Trung Quốc kiểm soát và chế ngự một tuyến giao thông quan trọng ngay giữa Biển Đông, đe dọa trầm trọng tư do hang hải và quyền lợi của Mỹ.

Hơn nữa, theo luật quốc tế, không nước nào có chủ quyền trên đá chìm khi thủy triều lên, nếu chúng nằm ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Những đảo nhân tạo mà TQ đang xây nằm rất xa ngoài vùng đặc quyền kinh tế của TQ. Khi biến đá ngầm thành đảo, TQ đã thay đổi nguyên trạng một cách trầm trọng, áp đặt chủ quyền và nới rộng vùng kiểm soát của mình trên vùng biển tranh chấp. Nếu không bị chặn lại, TQ có thể dần dần biến toàn thể vùng biển ở trong khu vực đương lưỡi bò thành vùng biển của riêng mình.

Vì thế, Mỹ phản ứng bằng cách nêu rõ quan tâm của mình với TQ trong chuyến thăm TQ của Ngoại trương John Kerry, đồng thời cho phi cơ tuần thám hải quân P-8A Poseidon bay qua đảo nhân tạo của TQ, bất kể cảnh báo của TQ, để chứng tỏ Mỹ không công nhận chủ quyền của TQ trên những đảo ấy. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn tuyên bố Mỹ dự tính gửi tầu hải quân đi sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo để xác định lập trường của mình.

Trước thái độ ấy, TQ đã chính thức đưa văn thư phản đối đòi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền của TQ và tránh những hành động “khiêu khích.” Ngoại trương TQ Vương Nghị còn xác quyết “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ của TQ vững như đá và không thể lay chuyển.”

Hai lập trường đối nghịch này khi còn trong trạng thái các tuyên bố và cảnh báo cũng đủ gây căng thẳng, nhưng nếu được thực hiên bằng hành động nó sẽ tạo ra thế đối đầu quân sự ở trên không cũng như trên biển với rất nhiều rủi ro đi quá đà và dẫn đến xung đột. Chính vì thê mà Cựu Phó Giám Đốc Trung Ương Tinh Báo Mỹ, ông Mike Morell, cho rằng tình trạng đôi đầu này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến chiến tranh Trung-Mỹ trong tương lai.

Hỏi: Cũng nhân tiện nói về các cuộc thăm nhau hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi muốn biết sự thẩm định của Giáo sư về chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên đến Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng có thể nào được coi như “một canh bạc ngoại giao và an ninh chính trị” của đảng CSVN, sau khi ông Trọng đã gặp Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 4 vừa qua hay không?

Đáp: Chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư Đảng CSVN có tính cáchlịch sử vì đây là lần đầu tiên một TBT ĐCSVN, công du Mỹ. Nó càng có tính cách lịch sử hơn nếu ông Trọng được ông Obama tiếp như lời nói úp mở của Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ hôm 19/5 tại Hà Nội rằng “TT Obama mong được tiếp TBT Trọng” ở Washington, DC, vì đây sẽ là lần đầu tiên người lãnh đạo quốc gia Mỹ tiếp người lãnh đạo một đảng của nước nhỏ, một biệt lệ trong nghi lễ ngoại giao của Mỹ.

Trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông và những cuộc viếng thăm Việt Nam dồn dập của các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ --cả hành pháp lẫn lập pháp-- chuyến đi của ông Trọng sẽ bị coi là một thất bại nếu ông không tạo được bước tiến quyết liệt trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ.

Nếu ông thành công, thì việc mà Việt Nam rất mong muốn là chuyến công du Việt Nam của TT Obama cuối năm nay sẽ dễ thành sự thật.

TPP và Nhân quyền - Công đoàn

Hỏi: Thưa Giáo sư, như ông biết là 12 nước, kể cả Hoa Kỳ và Việt Nam,đang cố gắng kết thúc đàm phán về Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP), nhưng có một số Dân biểu và Nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ cho biết họ chưa sẵn sàng bỏ phiếu tán thành chừng nào Việt Nam còn tiếp tục đàn áp phi pháp người dân, chưa thả tù chính trị và chưa đồng ý cho phép công nhân được thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi.

Ông có nghĩ rằng Hiệp ước TPP đang gặp những khó khăn chính trị khó vượt qua giữa Mỹ và Việt Nam không?

Đáp: Tình trạng nhân quyền ở VN là một nguyên nhân chống đối, nhưng nguyên nhân ấy không quan trọng bằng quyền lơi kinh tế của nghiệp đoàn lao động, một nguồn phiếu và tài chính quan trọng của các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ.

TPP không phải chỉ là một vấn đề thuần kinh tế mà nó có tầm quan trọng chiến lược lơn đối với Mỹ. Thất bại trong việc hoàn tất hiệp ước TPP sẽ là một thất bại của nước Mỹ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ở Á châu-Thái binh dương với hậu quả biến Mỹ thành một cường quốc hạng hai ở một khu vực có tầm quan trọng kinh tế và chiến lược bậc nhất thế giới hiện nay và trong tương lai.

Tôi nghĩ rằng cuối cùng các chính trị gia Mỹ dù thiển cận, ích kỷ, và chịu áp lực của nhóm lơi ích đến đâu cũng nhận ra đâu là quyền lợi quốc gia quan trọng của nước Mỹ mà bỏ phiếu thông qua thủ tục phê chuẩn nhanh TPA (Trade Promotion Authority) và hiệp ước TPP.

Hỏi: Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi với Giáo sư là vào tháng 9 tới đây, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Hoa Kỳ, vậy ông kỳ vọng gì về chuyến đi này trong bối cảnh Hoa Kỳ đã công khai khó chịu trước kế hoạch trang bị quân sự mới và bành trướng Quốc phòng của Bắc Kinh ở Á Châu và Thái Bình Dương?

Đáp: Nếu không có biến cố gì làm chuyến đi bị hủy hay trì hoãn, TQ sẽ tìm cách xoa dịu và ru ngủ Mỹ và hai bên sẽ tìm cách đạt được một số thỏa thuận trong khung cảnh xây dựng một “quan hệ đại cường kiểu mới.”

Quốc hội CSVN sẽ họp phiên đặc biệt vào ngày 5/6/2015 để nghe Chính phủ tường trình về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, nếu chỉ nói để cho Quốc hội nghe mà không có thảo luận và không công khai thì có họp cũng như không.

Chuyện họp kín về tình hình Biển Đông đã xảy ra vài lần tại Quốc hội trong quá khứ, cũng như chuyện Quốc hội không dám đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc khi nước này đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5/2014 đã gây bất bình trong số đông Đại biểu Quốc hội và người dân.

Vậy liệu người dân có nên kỳ vọng gì vào phiên họp ngày 5/6 sắp tới của Quốc hội hay cứ tiếp tục cắn răng mà nghe Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng: “Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến ai… Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong khu vực của người khác. Chúng tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của chúng tôi”?

(Trích phát biểu ngày 08/03/1015 tại Bắc Kinh)

Vào cuộc bằng nước bọt

Chính phủ CSVN đã không có “ăn miếng trả miếng” với tuyên bố của Vương Nghị mà để cho một số báo và cá nhân lên tiếng chống lại quan điểm tiếm nhận chủ quyền trắng trợn của họ Vương.

Mãi cho đến chiều ngày 27/5/ (2015), trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, mới thấy Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn lên tiếng xác nhận: “Hiện nay Trung Quốc đang công khai và ráo riết triển khai các hoạt động lấn biển, thi công các công trình với quy mô rất lớn trên tất cả các cấu trúc mà Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa của Việt Nam.”

Theo ông Tuấn: “Đặc biệt hiện nay các hoạt động này diễn ra nhiều tại 5 địa điểm, cụ thể là Gaven khoảng 15 héc-ta, Gạc Ma khoảng 13,2 héc-ta, Châu Viên khoảng 24 héc-ta; Huy Gơ khoảng 9,2 héc-ta và lớn nhất là chữ Thập khoảng 180 héc-ta.

“Tất cả các đoàn đi Trường Sa thì đều phát hiện điều đó. Ba cấu trúc mà Trung Quốc xây dựng thành đảo là Gaven, Huy Gơ và Gạc Ma. Hiện nay hầu hết ở các điểm đó hầu hết họ tạo các luồng lạch để cho tàu đi vào.

Ở một số đảo họ xây công trình cao tầng, thí dụ như ở Huy Gơ và Gạc Ma có công trình cao bảy, tám tầng. Ngoài ra, họ xây dựng các công trình cao như đèn biển hoặc trung tâm hướng dẫn bay”.

Những tiết lộ của ông Tuấn không mới vì đã được một số báo chuyên về Quốc phòng của nước ngoài tiết lộ rồi.

Có khác chăng là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã vào cuộc lên án việc làm của Trung Quốc mà đảng và nhà nước CSVN từ lâu vẫn ca ngợi “vừa là đồng chí vừa là anh em”, hay “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”!

Thứ trưởng Tuấn nói: “Các hành vi xâm lấn trái phép biển đảo của Việt Nam do phía Trung Quốc thực hiện đã diễn ra trong nhiều năm nay. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khắng định: “Việc làm của Trung Quốc là bất chấp phản ứng của ta và cộng đồng quốc tế.

Có thể nói tình hình Biển Đông chưa có xảy ra đụng độ, nhưng việc làm đó là một bước đi chiến lược của Trung Quốc để nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, không loại trừ khống chế và kiểm soát toàn bộ phía Nam của Biển Đông. Thí dụ như vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá và cũng không loại trừ trường hợp họ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không”. (Trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Vậy Việt Nam sẽ làm gì để lấy lại niềm tin trong dân và sự tin cậy của các nước trong khu vực hay Hà Nội cứ tiếp tục “nói cho qua cầu” với hy vọng áp lực của Quốc tế sẽ ngăn chận các bước đi tiếp theo của Bắc Kinh?

Nên biết Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và đánh chiếm 8 bãi đã ở Trường Sa từ năm 1988 mà đảng CSVN chưa làm gì để chiếm lại hay ít ra ngăn chận Trung Cộng không thể biến bãi thành đảo như đang diễn ra ở vùng Trường Sa.

Vì lãnh đạo Việt Nam đã không làm gì cả nên biển đảo Việt Nam cứ mất dần vào tay Trung Quốc như ai cũng đã thấy.

Bằng chứng, như chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng cảnh giác về việc TrungQuốc hình thành các đảo nhân tạo “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ", mà Thứ trưởng Trương Minh Tuấn vẫn cứ đề nghị hoang tưởng: “Trong thời gian tới chúng tôi rất mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền về chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020, tuyên truyền về mô hình phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển.”

Ông nói: “Tôi rất mong các cơ quan báo chí có những tin bài sắc bén, có lýlẽ và thuyết phục để đấu tranh với Trung Quốc trước những hoạt động lấn biển vi phạm DOC và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982”. (trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Đề nghị của ông Tuấn sẽ như khua trống thùng rỗng chỉ đủ nghe cho Bộ Thông tin và Truyền Thông và Ban Tuyên giáo đảng. Nhà nước “bành trướng và bá quyền” Bắc Kinh ở cách xa thủ đô Hà Nội tới 2,322 cây số, và phải mất 4 giờ bay thẳng mới tới nơi thì làm sao Lãnh tụ Tập Cận Bình nghe thấu?

Rõ là chuyện chỉ biết “nói cho xong chuyện” mà quên rằng kẻ thù đã đến sau lưng. -/-

28/05/2012
Phạm Trần
danlambaovn.blogspot.com

Nguồn; http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34173; 


Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Mỹ Hết Lý Do Giúp VNCS

 
 Chửi Mỹ, nhưng diễn binh ăn mừng thắng Mỹ bằng súng Mỹ - vn-share-news
vn-share-news.com720 × 576Tìm kiếm bằng hình ảnh
Dù mạnh miệng chửi bới 'Mỹ-Ngụy', nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang là sui gia với ông Nguyễn Bang, một cựu viên chức VNCH
Mỹ Hết Lý Do Giúp VNCS

25/05/2015 - Vi Anh
Kiểu tráo bài ba lá của CSVN đã bị bể mánh. Kiểu đi du dây của CSVN cũng bị đứt dây. Mỹ không còn lý do gì nữa để giúp VNCS lấy lại biển đảo bị Trung Cộng chiếm cứ. Đừng nói Ngoại Trưởng Kerry người “nhiệt tình” ủng hộ Mỹ bình thường hoá bang giao và giao thương với CS Hà nội, ngay Đệ Nhứt Phu Nhân Mỹ Michelle Obama đầu ấp tay gối với TT Obama giả sử có năn nỉ, ỉ ôi TT Obama và dù Mỹ có tung hạm đội, tăng cường tàu chiến tuần tra vùng Biển Đông, chống TC lập vùng nhân dạng phòng không đi nữa -- Mỹ cũng không giúp VN giành lại chủ quyền ở Biển Đông. Lý do:
Một, về tâm lý chánh trị, chánh quyền Mỹ không thể thuyết phục công luận để Mỹ giúp VNCS. Chánh quyền Mỹ là chánh quyền của dân, vì dân, do dân, do dân bầu. Mà CSVN chửi mắng Mỹ thậm tệ thì làm sao chánh quyền có thể đi ngược lại lòng dân, lấy tiền thuế của dân giúp, đưa quân nhân Mỹ giúp bảo vệ Biển Đông của CSVN là chế độ đã chửi mắng Mỹ thâm tệ gần đây.

Thực tế đã cho thấy CSVN đã theo đuôi TC một cách rõ ràng như hai với hai là bốn rồi. Bằng cớ rõ rệt nhứt là sau chuyến đi của Tổng bí thư CSVN sang Bắc Kinh, diện kiến Tập cận Bình, thì CSVN chuyển hướng ngoại giao với Mỹ ngược 180 độ. Tiêu biểu nhứt là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đọc bài diễn văn 30/4 tại Saigon trong cuộc duyệt binh, chửi mắng Mỹ là “đế quốc”, là “dã man” và cám ơn CS Nga Tàu giúp CS Bắc Việt đánh cho “Mỹ cút, Ngụy nhào”, chửi còn bạo hơn thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước nữa.

Theo tinh lý hiến pháp, luật pháp Mỹ, Mỹ chưa bao giờ giúp quân sự cho một chế độ CS. Nhưng mấy năm nay vì vấn đề TC bành trướng lấn chiếm Biển Đông, Mỹ gia giảm có phát triển họp tác toàn diện với VNCS, chỉ hứa bán vũ khí sát thương từng vụ cho CSVN. Bây giờ CSVN chửi mắng Mỹ như vậy, hỏi có tổng thông, ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng, đại sứ, nghị sĩ, dân biểu nào giả câm, giả điếc mở miệng đề nghị Mỹ giúp VNCS trong vấn đề biển đảo ở Biển Đông.

Hai, về hiện tình tương quan quân sự, nếu Mỹ giúp cho VNCS là nối giáo cho TC. Hiện nay hai bộ trưởng quốc phòng của CS TQ và VN tuy hai nhưng là một rồi. Ngày 15/5 vừa qua Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh của VNCS và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn của TC “ hồ hỡi, phấn khởi” gặp nhau ở biên giới, ca ngợi hai Quân đội “quyết tâm hợp tác, đoàn kết hữu nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển triển kinh tế của nhân dân ở hai nước.” Cả hai hôn hít nhau, siết chặt tay như hai người đồng tinh luyến ái, chứng tỏ hợp tác chiến lược hết súc toàn diện và thấm thía”. Tin VOA cho biết hai người còn còn trồng cây lưu niệm, chứng kiến cuộc tuần tra chung của lực lượng biên phòng hai phía, Tướng Toàn còn tặng cho Tướng Thanh một chiếc bình gốm mà báo chí của Đang Nhà Nước CSVN ca ngợi đó là “đặc trưng phong cách Trung Hoa”.

Với tình thế đó, nếu Mỹ chia xẻ tin tình báo với quân đội, cảnh sát biển, bán vũ khí kỹ thuật cao và mật cho VNCS là giao trứng cho ác, nhắm con mắt cũng biết là quân đội VNCS sẽ chia xẻ, chuyển giao bí mật cho TC.

Ba, về tình hình Biển Đông, VN không có một vai trò kinh tế, chánh trị, quân sự, ngoại giao nào thiết yếu cho Mỹ trong chiến lược chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương. Vị trí địa lý chiến thuật của VN có thể thành tiền đồn kiểm soát đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai đi lên, Cảng Cam Ranh Mỹ cần thời Chiến tranh VN bây giờ đã lỗi thời vì chiến lược, chiến thuật đã thay đổi, chánh yếu là dùng không lực và hải lực của hàng không mẫu hạm, Mỹ có cả thảy 11 chiếc và dự trù chuyển 60% về đây.

Về kinh tế, VNCS cần thị trường Mỹ, chớ Mỹ không cần VN làm nơi bỏ vốn đầu tư. Trong khi VNCS qua lệ thuộc kinh tế của TC. VNCS không thể thoát Trung về kinh tế. Bất chấp cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, kim ngạch thương mại Việt-Trung tăng 17% hồi năm ngoái, lên tới 58,77 tỉ đôla, theo các dữ liệu của nhà nước Việt Nam. Nhưng mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc gia tăng lên tới gần 29 tỉ trong năm 2014, so với năm trước đó chỉ có 23,7 tỉ đôla.

Bốn, Mỹ ngăn cản TC ở Biển Đông của VN, hoàn toàn không phải vì VN. Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương và ngăn chận TC chiếm cứ Biển Đông vì quyền lợi tự do hàng hải trước tiên là của Mỹ và đồng minh của Mỹ, Nhựt, Nam Hàn, chớ không phải vì muốn giúp cho VN tái chiếm lại biển đảo. Có thế thấy trong suốt 7 ngày USS Fort Worth, tàu chiến cận duyên lớp Freedom của Mỹ tiến vào gần khu vực quần đảo Trường Sa mà TC đang xây cất các công trình, Mỹ cũng tự chế không đi sâu vào bên trong hải phận quá 12 hải lý của các đảo và bãi đá mà TC đang chiếm. USS Fort Worth cũng thông báo qua radio để nhắc nhở phía Trung Quốc rằng chiến hạm Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. TC cũng vậy, tàu Yancheng Type 054A của TC theo dõi chặt chẽ nhưng không có hành dộng cản trở nào. Tin mới đây hai bên tàu của Mỹ và TC đều biết và tỏ ra tuân thủ hiệp ước của Mỹ và TC đã ký để tránh đối đầu trong những tao ngô, bất trắc.

Và quan trọng nhứt là Mỹ lúc nào cũng tuyên bố không đứng phía bên nào trong các tranh chấp, chỉ khuyên dùng biện pháp ngoại giao và luật biển như chính Mỹ cũng không có ký gia nhập luật biển, thử hỏi khuyên ai.

Trong khi Á châu Thái bình dương căng thẳng vì TC xây Vạn lý Trướng Thành Bằng cát ở Biển Đông, và toan lập vùng nhân dang phong không trên không phận vùng này, Ngoại Trưởng Mỹ Kerry đi Bắc Kinh gặp Chủ Tịch Tập cận Bình, hai bên không có một lời nào về Biển Đông. Quyền lợi của Mỹ và TC vạn lần lớn hơn đối với Biển Đông, hai siêu cường nương nhau làm bá chủ trong vùng, có lợi hơn để đụng chạm vì một vấn đề nhỏ.

Năm và sau cung, CSVN ắt phải đi với TC. Ắt phải đi với TC vì con đường CSVN đi không phải do CSVN chọn, mà do Đảng CS Trung Quốc sấp xếp, vạch ra, dàn dựng. CSVN về ý thức hệ như đệ tử đối với quan thầy TC, về tổ chức chánh quyền như thần tử đối với long nhan là Hán Triều. Hai đảng, nhà nước CS tách người dân Việt qua một bên, nhà cầm quyền hoàn toàn của đảng, vì đảng, do đảng. Người dân hoàn toàn không có tiếng nói trong thương lượng và đảng nhà nước không cần mất thì giờ giải trình một thoả ước quốc gia đại sư như thế cho quốc dân.

Khi Tổng bí Thư Đảng CSVN đi triều kiến TC, cùng đi theo gần hết những người nắm quyền bính của Đảng Nhà Nước CSVN. Trọng đi với 1/3 thành viên của Bộ Chánh trị gồm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân.

Mỹ hoàn toàn hết lý do giúp VNCS dù TT Obama quen thuật hùng biện nói đạo lý nghe cho êm tai, là chống kẻ mạnh TC hiếp VN yếu. Nhưng bây giờ kẻ yếu ấy đã theo phe mạnh là TC và chửi mắng Mỹ công khai, trịch thượng, thì dù có uống cả kí lô thuốc liều, TT Obama, Quốc Hội Mỹ cũng thể liều mạng chánh trị giúp cho một chế độ CS chửi mắng Mỹ thậm tệ hơn thời Chiến tranh VN nữa./.(Vi Anh)

(E-mail)
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
(YTKCPQ)

"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34172

Mỹ khẳng định sẽ bảo đảm tự do hàng hải trên biển Đông

Mỹ khẳng định sẽ bảo đảm tự do hàng hải trên biển Đông
27/05/2015 11:17 GMT+7
TTO - Sau khi Trung Quốc tuyên bố động thổ hai hải đăng trên biển Đông và công bố chiến lược hải quân mới, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng hòa bình và ổn định khu vực.


Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông - Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke khẳng định: “Washington kêu gọi Bắc Kinh sử dụng năng lực quốc phòng theo cách phù hợp với việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
Ông Rathke cũng nhấn mạnh quan điểm của Mỹ là hành xi xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc làm leo thang căng thẳng trên biển Đông và sẽ không giúp Bắc Kinh đòi “chủ quyền” ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông cho biết Mỹ sẽ theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên biển Đông.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cũng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama coi an ninh biển Đông là vấn đề tối quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu. Do đó, Mỹ quyết tâm hợp tác với các nước khu vực để đảm bảo dòng tự do thương mại trên biển Đông.
Báo New York Times dẫn lời giáo sư Bernard Cole thuộc ĐH Hải quân Mỹ nhận định việc Trung Quốc leo thang căng thẳng khi động thổ hai hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như đổ lỗi cho các nước láng giềng “gây hấn” trong sách trắng quốc phòng, cho thấy Bắc Kinh quyết chiếm biển Đông.
“Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ dừng hoạt động xây đảo nhân tạo” - giáo sư Cole cho biết. Báo Washington Post dẫn lời chuyên gia Patrick Cronin của Trung tâm Chiến lược Mỹ đánh giá sách trắng quốc phòng Trung Quốc là “kế hoạch bá quyền khu vực”.
Ông Cronin cho rằng đây dù không phải là lời tuyên chiến của Trung Quốc đối với khu vực, nhưng là kế hoạch quân sự của Trung Quốc để kiểm soát các khu vực xung quanh nước này. Họ dùng sức mạnh quân sự như một mối đe dọa ngầm để khẳng định vị thế. Họ muốn dọa cho các nước khu vực sợ hãi khi mở rộng bá quyền”.
Chuyên gia Cronin kêu gọi Mỹ phản ứng lại một cách mạnh mẽ ý đồ của Trung Quốc bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với Nhật và Úc, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ các nước Đông Nam Á như Philippines.
Và phản ứng hiệu quả nhất đối với những tuyên bố ngông cuồng của Trung Quốc là tàu chiến và máy bay Mỹ tiếp tục tuần tra trên biển Đông, gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép. “Bằng việc tuần tra, chúng ta có thể khẳng định quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải” - ông Cronin nhấn mạnh.
NGUYỆT PHƯƠNG

Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34160

Ngũ Giác Đài kêu gọi TQ dừng xây dựng ở biển Đông


Ngũ Giác Đài kêu gọi TQ dừng xây dựng ở biển Đông
28/05/2015 06:51 GMT+7
TTO - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, hôm 27-4, kêu gọi Bắc Kinh và các bên liên quan dừng xây dựng ở biển Đông.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter Ảnh:Reuters

Ông Ash Carter cũng kêu gọi dừng mọi động thái liên quan đến việc quân sự hóa ở các vùng biển đang có tranh chấp trong khu vực. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Cartercho biết Mỹ vẫn sẽ là một quốc gia bảo đảm an ninh cơ bản ở khu vực này trong vài chục năm tới.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhấn mạnh máy bay và tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở biển Đông bất cứ khi nào được phép theo luật pháp quốc tế.
“Với những động thái của mình ở biển Đông, Trung Quốc đang bước ra ngoài những nguyên tắc quốc tế mà cấu trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương đã vạch ra, cũng như sự nhất trí của khu vực vốn ủng hộ những cách tiếp cận không ép buộc đối với các vùng tranh chấp ở biển Đông’- Bộ trưởng Carter nói và khẳng định rằng Mỹ cần giải pháp hòa bình cho tất cả các vùng tranh chấp và kêu gọi các bên dừng ngay lập tức việc bồi đắp xây dựng đảo ở khu vực này.
“Chúng tôi cũng phản đối thêm bất kỳ việc quân sự hóa ở các vùng tranh chấp”- Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Giới chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã xây dựng và bồi đắp trái phép khoảng 800 hecta ở các bãi cạn, bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hồi tuần rồi, Washington đã điều máy bay trinh sát đến gần khu vực Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng ở khu vực này. Hình ảnh được hải quân Mỹ quay lại từ máy bay cho thấy nhiều tàu kéo của Trung Quốc đang hoạt động rầm rộ để biến trái phép các bãi đá thành đảo và cảng biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter sẽ đến Đối thoại Shangri-la ở Singapore vào cuối tuần này. Sau đó ông sẽ đến Việt Nam và Ấn Độ, nơi mà ông sẽ cùng với giới chức cấp cao của các nước sở tại bàn về các vấn đề an ninh biển cũng như các mối quan hệ an ninh khác.
MỸ LOAN
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34160 

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

CSVN: Bộ Chính Trị kêu gọi người Việt ở nước ngoài xóa bỏ mặc cảm, định kiến


CSVN: Bộ Chính Trị kêu gọi người Việt ở nước ngoài xóa bỏ mặc cảm, định kiến

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Ngày 19/5/2015, Bộ Chính Trị (BCT) ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Họ kêu gọi người VN ở nước ngoài "xóa bỏ mặc cảm, định kiến".
Câu hỏi được đặt ra là ai, bên nào, mới thực sự là còn mang "mặc cảm" của bạo lực khủng bố và "định kiến" rằng ta là kẻ chiến thắng nên chính nghĩa thuộc về ta. Sau 40 năm ta vẫn muốn ăn mày dĩ vãng, bởi vì ta tuy có sức mạnh tức thời của bạo lực nhưng không có sức mạnh nội lực lâu dài của văn minh nhân loại. Cho nên kẻ cần "xóa bỏ mặc cảm, định kiến" là lãnh đạo và đảng viên của đảng CSVN, chứ không phải người Việt hải ngoại, vì họ đã rất thành công và được đất nước mới của họ trân trọng, đến độ Tổng Thống Obama hồi tháng Sáu năm 2013 khi cùng ông Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang công khai gặp gỡ báo chí đã khuyên ông Sang nên liên hệ tốt với người Mỹ gốc Việt nếu muốn quan hệ hai nước tiến lên tầm cao chiến lược.
CSVN nói rằng "...mọi người Việt Nam... mong muốn góp phần... đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc."
Cho đến hôm nay, CSVN vẫn chưa có một lãnh tụ nào, hay một chính sách nào có chủ trương HOÀ GIẢI (ngồi ngang tầm trong một môi trường hoàn toàn tự do, không ràng buộc, để đối diện với sự thật lịch sử mà nói chuyện phải quấy, trước khi đi xa hơn để có thể nói hay giải quyết những bế tắc của đất nước) với bên phía thua cuộc, tức người Việt trong nước và ngoài nước của phía Việt Nam Cộng Hòa. CSVN mang mặc cảm bất an và cao ngạo, họ chỉ chủ trương HOÀ HỢP, ĐẠI ĐOÀN KẾT, tức muốn người ta chung vào cái rọ độc tài, chim có hót thì hót trong chiếc lồng sắt của chế độ CS.
Có lẽ ông Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ (dư luận là tháng Sáu 2015) nên CS có nhu cầu xoa dịu theo lối cha chú và trịch thượng với người Việt hải ngoại, BCT viết "BCT cũng khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời... Mọi người VN ở nước ngoài đều được khuyến khích... Các vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai..."
Ai là kẻ không khép lại quá khứ mà tối ngày cứ đi ăn mày dĩ vãng, nào chống Mỹ cứu nước, nào chị du kích bắn rớt máy bay, nào chiến thắng Ngụy nơi này nơi kia, nào ca ngợi và lải nhải các hành động bạo lực, khủng bố, ám sát, đấp mô, ném bom vào dân chúng...?
Người CS dối trá trong thế kỷ 20 thì bùa này của họ có linh do thiếu thông tin đa chiều và đại chúng lúc bấy giờ, ngày nay là thế kỷ 21 của Thời Đại Thông Tin rồi, bùa tuyên truyền và dối trá không còn linh thiêng nữa đâu, tiếc là CS không có khả năng thay đổi qua chân thật, cho nên là sinh vật sắp tuyệt chủng vì không tự điều chỉnh được qua môi trường sống hoàn toàn mới và khác xưa.
BCT viết "Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú..." Câu này thật khôi hài, ai cần CS "hỗ trợ"? Người Việt hải ngoại nhìn về VN với những nạn nhân của CS mặt đầy máu me, chân bị đánh gãy... những khúc ruột trong lòng đất nước mà còn như vậy thì những khúc ruột ngàn dặm có ý nghĩa gì, ngoài việc không thể tránh được, khi CS muốn làm thân với các chính quyền trên đất nước mới của người Việt hải ngoại.
Người CS chỉ muốn đi tắt với chính quyền Mỹ và các nước dân chủ tự do, nhưng khổ nỗi là KHÔNG THỂ ĐƯỢC vì trong các nước dân chủ, chính quyền không thể bỏ dân hay khinh dân như trong các nước CS. TT W Bush thắng ông Al Gore ở Florida chỉ khoảng 200 phiếu, người Mỹ gốc Việt đóng góp khoảng một triệu phiếu cho các kỳ bầu cử, tuy không phải là sức mạnh đa số, nhưng là sức mạnh của quả lắc, có thể làm thay đổi kết quả bầu cử.
Con đường CS đi đến Hoa Thịnh Đốn nó bắt buộc phải đi ngang qua cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Trong khi đó, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã quá đầy đủ trong sự bảo vệ của chính quyền Mỹ, họ không cần gì từ CSVN cả, điều họ cần là những người dân cùng giòng máu của họ đang ở VN cũng có được những điều kiện và môi trường sống tương tự như họ. Cuối cùng rồi thì CSVN phải đối diện với chính người dân trong nước. CS chối bỏ cái thực tế này thì tức là họ chọn tiến trình tự hủy.
Nghị Quyết 36 chỉ có tác dụng nuôi dưỡng tham nhũng trong đảng qua "các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại…" vì qua hơn 10 năm nghị quyết này chẳng có tác dụng gì, hải ngoại vẫn càng ngày càng nhiệt tình hỗ trợ nhân quyền dân chủ trong nước hơn, các lãnh tụ CS khi qua Mỹ vẫn giữ bí mật thời gian và địa điểm, vẫn đi cửa sau, trốn chạy cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nghị Quyết 36 là một thất bại thảm hại dù cho nó có răng (có ngân sách).
BCT làm như Mỹ và các nước tây phương là VN khi viết "nghiên cứu thí điểm công nhận các chi hội người Việt Nam ở nước ngoài là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam…" CS lấy hệ thống giá trị độc tài của mình để phán các môi trường hoàn toàn tự do, thật duy ý chí!
Ở Mỹ và các nước tự do dân chủ, quyền tự do lập hội được triệt để tôn trọng, hoạt động không cần đăng ký, nếu hội nào muốn có tư cách pháp nhân để mở trương mục ngân hàng v.v.. thì đăng ký, các hội đoàn tư được khuyến khích hoạt động và hoàn toàn độc lập, không có kiểu chính quyền tìm cách kiểm soát và khống chế như ở VN.
Để kết luận, CS nên dẹp Nghị Quyết 36 vì nó tốn tiền thuế của dân để nuôi tham nhũng, chẳng có tác dụng thu phục gì với người Việt hải ngoại cả. CS nên hiểu rằng họ không thể đi tắt/short cut cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên con đường tiến đến Washington ở tầm chiến lược cao hơn. Để không đi tắt, CS nên HOÀ GIẢI với những người dân chủ ôn hòa trong nước trước, thả họ ra, tôn trọng họ, xem họ là lực lượng đối lập ngang tầm. Vì lợi ích của chính những người CS, họ nên hiểu là thời thế đã đổi thay.
26/5/2015
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2015/05/csvn-bo-chinh-tri-keu-goi-nguoi-viet-o.html#more
Bình luận


"Mọi người VN ở nước ngoài đều được khuyến khích... Các vấn đề còn tồn
đọng sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá
khứ, hướng tới tương lai..." Khô hài quá! các ông VC ơi!!


Nguyễn Chí Vịnh "tự ti", nguyễn Tấn Dũng "chửi Mỹ" thì đó mới là những người bị ám ảnh bởi "mặc cảm, định kiến" của tết mậu thân 1968, "mối hận" hãy còn đó nên không thể tự hào ăn mừng trọn vẹn của ngày 30/4/1975.



Mặc cảm cái lồn mẹ thằng trọng lú?
chỉ có bọn cướp quyền bằng bắn giết, giữ quyền bằng độc tài toàn trị, cấm cacs đảng phái cạnh tranh, thủ tiêu tam quyền phân lập,áp đặt khủng bố bắt giam người yêu tự do, yêu nước mới phải mặc cảm trước cộng đồng thế giới, không dám vênh vang như ở trong nước, chứ người Việt khi đã đến các nước TB, được bảo vệ và tôn trọng quyền làm người, được tự do, sống sung sướng thì mặc cảm cái lồn bà thằng trọng lú và bè lũ lừa đảo cướp giật csVN à?

Mặc cảm cái mả cha của chúng nó! có ai đời thuở nào con người mà mặc cảm với lủ chó không? có ác cảm với lủ chó mất dại cắn càn người vô tội, bảo hoài không được, đành chịu thua vậy thôi.

bộ chính trị, tiếng kêu nghe cho đẹp vậy thôi, chứ thực chất là 1 cái chuồng chó, trong đó có những con chó gân cổ sủa lấy được, sủa riết thành ngây dại, không cần biết người ta có nghe không, chỉ biết sủa, cắn càn, táp bậy, chớ không biết lý lẻ.




Là người Việt hải ngoại, mau mau tham gia giúp người dân trong nước, bằng tất cả mọi phương tiện sẳn có, xoá bỏ bạo quyền cs, hùng, Dủng, sang, trọng đầu óc cức trâu, phải dùng bạo lực mới dẹp bỏ được bọn nó.



Vãi cả mặc cảm! Mặc cảm gì trong khi cầm trong tay hộ chiếu quyền lực của hợp chủng quốc Hoa Kỳ đi đâu cũng được, còn hộ chiếu zịt + đi đâu cũng bị khinh như dog, sorry hơi xúc phạm con chó.
Bọn Vẹm ăn xin ăn mày mà còn cứ huênh hoang, trịch thưởng. Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại mỗi năm đem về trên 10 tỷ đô la xây dựng Quê Hương, bộ giờ muốn Người Việt Hải ngoại trở về để đem tim óc khom lưng cúi đầu "Cầm C cho bọn Tàu phù đái"... như mấy tay Hùng Dũng Sang Trong?
Người Việt HN không thể ngồi chung với bọn bán nước giết dân csVN, không sùng bái một tên đồ tể làm "cha già dân tộc", không học tập theo đạo đức của một tên điếm đàng, làm nô tài chó cho Nga Tàu. Con dân Việt ở nước ngoài chỉ có thể xóa bỏ định kiến và ác cảm với quân bán nước buôn dân csVN, trừ phi chúng biết ăn năn thức tỉnh, xấu hổ với những gì đã gây ra cho dân tộc và làm những hành động thiết thực mang lại hạnh phúc ấm no cho hơn 80 triệu dân Việt Nam quốc nội. Tóm lai, chỉ có cái đứa nghèo nàn, lạc hậu và ngu dốt thì mới cần mặc cảm thôi. Tội nghiệp cho những kẻ khát máu, độc tài, ngu dốt dưới áo giáp dân chủ với tham vọng phục quốc.



Người Việt hải ngoại quan tâm về tình hình đất nước, nếu muốn dẹp cái bọn trong bộ chính trị nầy đi, những điều nên làm, không du lịch về VN, không gởi tiền nuôi cho bọn nó béo bổ, không kinh doanh, tham gia tố cáo những tên trong bộ chính trị, trung ương đảng, đả đang chuyển tiền bạc, vợ con, mua nhà, đầu tư, chính sách nghị quyết 36 là cơ hội để bọn nó chuyển tiền, một mặt vẩn bám lấy quyền lực để vơ vét, có biến động là cao bay xa chạy, để lại một VN hoang tàng đổ nát.


"Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú...".
Đây là số dân XHCN mới qua lậu, ở chui, trốn khi du lịch... có mục đích của Đảng... gặp rắc rối pháp lý là phổ biến... nên chỉ thị Cục an ninh, tài chính hài ngoại và sứ quan phải lo cho đầy đủ đừng ăn kinh phí đã chi mà bỏ rơi con "đem con bỏ chợ...". bảo đảm cuộc sống xâm nhập phá hoại công đồng.... tỵ nạn đấu tranh... Hiểu chưa bà con. CS mà!
 ........

Những cây cầu tự nhiên độc đáo ở Ấn Độ

Những cây cầu tự nhiên độc đáo ở Ấn Độ

Dân bộ tộc Khasi ở bang Meghalaya thuần hóa rễ cây qua hàng trăm năm thành những cây cầu vững chắc vượt sông. 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/05/150526_indias-amazing-living-root-bridges_pix_vert_cul
Ament
Adverti
t