Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?
Tháng Tám năm 2017, lần đầu tiên từ thời điểm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đã diễn ra một sự kiện rất đặc biệt và hoàn toàn chưa có tiền lệ: Bộ sách Lịch sử Việt Nam - đã “nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...”.
Tin tức trên được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 18/8/2017.
“Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”
PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ với một nội dung đáng chú ý: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
Diễn giải của ông Trần Đức Cường cũng là phát ngôn đầu tiên, hoặc đã có nhưng rất hiếm hoi, của một quan chức bậc trung về “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, dù được báo Tuổi Trẻ cẩn trọng giải thích là “bên lề buổi giới thiệu sách…”, tức có thể hiểu là phát ngôn này không phải được phát ra trên diễn đàn chính thức.
Bằng chứng quá rõ về tính hiếm hoi trên là kể từ Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng cầm quyền về “thực hiện công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” từ năm 2003, kèm theo chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc”, chỉ đến năm 2015 mới le lói một cách nhìn ngấm ngầm trong nội bộ đảng về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”, nhưng từ đó đến nay lại chưa có một phát ngôn chính thức nào của giới quan chức về điều này, càng không có bất kỳ đảng văn hay văn bản pháp quy nào đề cập đến vấn đề được xem là rất nhạy cảm chính trị này. Trong thời gian đó, hệ thống tuyên truyền của tuyên giáo đảng và công an vẫn sắt máu duy trì cụm từ “ngụy quân ngụy quyền”, đặc biệt thể hiện trên các diễn đàn của giới dư luận viên, tuy mật độ nhắc đến cụm từ này có thuyên giảm đôi chút.
Nhưng dù “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam không còn xem Việt Nam Cộng Hòa là “nguỵ quân ngụy quyền” vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về tính chủ trương chưa được công bố, cùng lúc được “bật đèn xanh” từ một cấp trên nào đó.
Vậy “cấp trên” đó là cơ quan nào? Là ai?
Ai và vì sao?
Thông thường và theo “đúng quy trình”, người ta nghĩ ngay đến Ban Tuyên giáo trung ương. Còn “cao” hơn nữa chỉ có thể là Ban Bí thư hoặc Tổng bí thư.
Thế nhưng điều trớ trêu là từ trước đến nay, hầu hết phát ngôn công khai của giới chóp bu Việt Nam, từ Tổng bí thư Trọng trở xuống Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng hay các quan chức cấp cao khác…, đều chưa từng xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”.
Dấu chỉ duy nhất về “hòa hợp dân tộc” liên quan đến Tổng bí thư Trọng được tiết lộ chỉ là việc vào đầu năm 2017, nhân vật này đã “gật” với đề xuất của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về “mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”.
Chưa có bằng chừng nào để khẳng định rằng Nguyễn Phú Trọng là người chủ xướng cho hội nghị đặc biệt trên, trong khi từ đó tới nay ông Trọng còn phải “căng mình” đối phó với đủ thứ chuyện đấu đá trong nội bộ đảng cùng nhiều mầm mống khủng hoảng kinh tế và xã hội. Và cả với cuộc khủng hoảng đối ngoại mới nhất mang tên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”…
Cần nhắc lại, “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” đã phải gánh chịu một thất bại - một phá sản cay đắng. Ngay sau khi ông Hữu Thỉnh phát ra tuyên bố về này, khắp các diễn đàn trong nước và đặc biệt ở hải ngoại đã phản ứng như sóng lừng. Rất nhiều ý kiến của nhà văn, nhà báo hải ngoại cho rằng sự kiện này về thực chất chỉ mang tính “cuội.” Họ tung ra một câu hỏi quá khó để trả lời rằng Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về “công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” đã ra đời mười mấy năm trước mà hầu như chưa làm được gì cả, nhưng tại sao đến nay mới sinh ra mới cái cử chỉ như thể “chiêu dụ người Việt hải ngoại” như thế?
Nhiều ý kiến từ hải ngoại cũng thấu tim gan “đảng quang vinh” về chuyện suốt từ năm 1975 đến nay, đảng chỉ quan tâm đến “khúc ruột ngàn dặm” nhằm hút đô la “làm giàu cho đất nước” càng nhiều càng tốt, nhưng ai cũng hiểu là không có đô la thì chế độ không thể nào tồn tại.
Nhưng lại quá hiếm trường hợp trí thức của “khúc ruột ngàn dặm” được đảng ưu ái tạo cho đất dụng võ ở quê nhà. Sau hơn bốn chục năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” vẫn còn quá nhiều cảnh kỳ thị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ hải ngoại. Nhiều trí thức hải ngoại ôm mộng trở về Việt Nam để “cống hiến,” nhưng cuối cùng đã phải chua chát biệt ly khỏi “vòng tay của đảng.” Nếu tạm gác lại nhu cầu đô la, “khúc ruột ngàn dặm” đã chẳng có gì khác hơn là “ruột dư”…
Một câu hỏi “day dứt” khác: tại sao không phải những năm trước mà đến năm nay - 2017 - đảng mới lấp ló xác nhận gián tiếp về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”?
Sự thật quá hiển nhiên là giờ đây, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đã khiến đang manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần theo xu hướng “cải cách”. Trong những “cải cách” đó, lần đầu tiên từ sau năm 1975 đã bộc lộ tín hiệu có vẻ đôi chút thực chất về “lấy lòng người Việt hải ngoại”.
Kể cả làm thế nào để đạt được một thâm ý sống còn hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu tình hình trong nước “có biến”?
“Những người lính ở phía bên kia chiến tuyến”
Nằm trong khoảng giữa của “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” tháng 4/2017 và bộ sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam tháng 8/2017, lễ kỷ niệm “Ngày thương binh liệt sĩ 27/7” năm 2017 lại có cái gì đó là lạ…
Ngày 25/7/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Quỹ Mãi mãi tuổi 20… tổ chức hội thảo khoa học “Những bức thư thời chiến với truyền thống và văn hóa dân tộc”.
Điểm nhấn của cuộc hội thảo trên là nhà văn Lê Thị Bích Hồng tìm được ở những lá thư thời chiến tinh thần và khát vọng hoà hợp dân tộc của những người lính “Việt cộng” và cả những người lính Việt Nam Cộng hòa “phía bên kia”.
Báo chí nhà nước bình luận: Khát vọng hòa hợp dân tộc, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh cũng là động lực để nhà văn Đặng Vương Hưng đưa vào tuyển tập những lá thư thời chiến của những người lính ở phía bên kia chiến tuyến.
Khác với một số lần “trình diễn” trước với cụm từ “chế độ cũ”, lần này có đôi chút “cách tân” hơn khi cuộc hội thảo trên và được báo chí nhà nước đưa tin đã lấp ló cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa” như một hàm ý thừa nhận chế độ chính trị ở miền Nam trước năm 1975.
Chỉ sau hội thảo trên một ngày, Đài truyền hình Việt Nam như thể “vô tình” phát hình ảnh những người lính VNCH và lính quân giải phóng lồng với nhau, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7…
Một tiền đề “tự chuyển hóa”?
Tháng Tám năm 2017. Hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam gián tiếp xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” có thể được xem là một sự kiện lịch sử, và có thể là một tiền đề dẫn đến một giai đoạn “tự chuyển hóa” về quan điểm chính trị của đảng, hay nói chính xác hơn là bắt đầu từ một bộ phận nào đó của đảng cầm quyền. Tiến trình chuyển đổi này có thể nhanh hơn hoặc tăng tốc vào năm sau - 2018.
Ngân sách đang hiện ra nhiều dấu hiệu cạn kiệt nhanh khó lường. Trong tình thế hầu hết các nguồn “ngoại viện” đều đóng cửa, không “tự chuyển hóa” thì đảng thì đảng sẽ.. hy sinh.
Bối cảnh của thái độ dần thừa nhận “khúc ruột ngàn dặm” lại đậm đà dấu ấn “thu nhập ngân sách”: sau 23 năm tăng trưởng liên tục, lượng kiều hối do “kiều bào ta” gửi về Việt Nam đã sụt giảm nặng nề vào năm 2016, chỉ còn 9 tỷ USD so với 13,5 tỷ USD của năm 2015. Vào nửa đầu của năm 2017, lượng kiều hối thậm chí còn “suy thoái tư tưởng” ghê gớm hơn, đến mức cho tới thời điểm này Tổng cục Thống kê còn không dám công bố con số kiều hối về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017.
Trong khi đó, một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ còn cho thấy trong năm 2017 này, lượng kiều hối về Việt Nam có thể chỉ còn 5,4 tỷ USD. Tức “tụt hậu” đến chẵn một thập kỷ…
Một bài toán quá khốn quẫn đang dựng đứng: nếu không thu hút được đủ nhiều kiều hối của “kiều bào ta”, chính phủ đào đâu ra ngoại tệ mạnh để bù đắp hố nhập siêu đến năm chục tỷ đô la từ Trung Quốc và trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm?
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018
Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Đại Tá HỒ NGỌC CẨN : " Huỷ hoại thân thể"
Chia sẻ bài viết và ảnh của Ngọan Phan- Facebook
Ngoan Phan
Đại Tá HỒ NGỌC CẨN : " Huỷ hoại thân thể"
Trốn lính có nhiều lý do khác nhau, nhưng đê tiện hèn hạ nhất là những thằng có điều kiện sức khỏe, thông
Ngoan Phan
---------------
NXQuý31
*************
Kim Lien Le đã chia sẻ bài viết của Ngoan Phan.
Ngoan Phan
Trốn lính có nhiều lý do khác nhau, nhưng đê tiện hèn hạ nhất là những thằng có điều kiện sức khỏe, thông
Ngoan Phan
Đại Tá HỒ NGỌC CẨN : " Huỷ hoại thân thể"
Trốn lính có nhiều lý do khác nhau, nhưng đê tiện hèn hạ nhất là những thằng có điều kiện sức khỏe, thông minh hơn người, gia đình khá giả nhưng bản chất ích kỷ, kiêu căng, tự cho chúng nó là giai cấp thượng đẳng, một loại "narcissist" chỉ biết cá nhân độc tôn của chính nó mà thôi, nên xem thường sự hy sinh của người lính.
Trốn lính có nhiều lý do khác nhau, nhưng đê tiện hèn hạ nhất là những thằng có điều kiện sức khỏe, thông minh hơn người, gia đình khá giả nhưng bản chất ích kỷ, kiêu căng, tự cho chúng nó là giai cấp thượng đẳng, một loại "narcissist" chỉ biết cá nhân độc tôn của chính nó mà thôi, nên xem thường sự hy sinh của người lính.
Bọn này ra hải ngoại lại xưng hùng, xưng bá, lên diễn đàn chữi xa xả
tha nhân là ngu, ngốc; chỉ có chúng nó là tri thức tột đỉnh, mặc dù
chúng nó chỉ là bọn ăn bám, học vị của chúng chỉ là hạng tầm thường, sự
nghiệp của chúng ở quê nhà cũng như ở hải ngoại chỉ là con số không
"ZERO" .
Nói đến bọn này, Lính Già Nam Ngưu không dằn lòng được, phải tuông một tràng tiếng Đan Mạch lên đầu chúng nó.
2018-02-24 18:04 GMT-05:00 Đặng Mỹ Dung
Kính chuyển đến các bạn.
Tôi nghĩ người trốn lính là người không biết yêu nước, một người sống không có lý tưởng chứ không phải người sợ chết. MD
_______________________
Một kỷ niệm về đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Nghiêm Hữu Hùng
Tôi thuộc lòng bài thơ "Après la bataille" cuả Victor Hugo và luôn xem đó là hành trang vào đời khi nhập ngũ:
"Làm cách nào đối xử với con người cả bạn lẫn thù với lòng nhân"
Tuy nhiên, những gì xảy ra ngoài chiến trường nhiều khi khác hẳn với thơ Victor Hugo, nhân vật chính (mon père ...) trong bài thơ là một vị tổng chỉ huy, có toàn quyền quyết định về hành động của mình, còn tôi chỉ là Y Sĩ Trung Úy, một cấp bậc rất nhỏ, ngoài phạm vi chuyên môn ra, có rất nhiều hoàn cảnh không thể tự mình quyết định được như câu chuyện sau đây:
Thời Chiến Tranh Việt Nam, thông thường các Sĩ Quan cao cấp đối xử với Bác Sĩ rất tốt, cả hai bên đều tỏ lòng qúy trọng lẫn nhau.
Nhưng cũng có rất nhiều nghịch cảnh, một chuyện ai cũng biết là đôi khi có vài binh sĩ vì sợ chết nên đã "tự huỷ hoại thân thể" bằng nhiều cách, như:
- Chích mủ xương rồng vào ngón tay để gây gangrène (mất ngón trỏ bàn tay phải thì sẽ được giải ngũ vì không thể bóp cò súng)
- Tự bắn vào lòng bàn tay
- Đào một cái hố, thò bàn chân vào trong rồi ném kíp lựu đạn xuống hố, tự hủy hoại bàn chân v.v...
Đại khái có rất nhiều cách mà chỉ trong thời gian ngắn một Bác Sĩ có thể phân biệt được vết thương nào là thật, vết thương nào tự tạo.
Tuy nhiên, cái khó nhất là xử sự ra sao với tình trạng hủy hoại thân thể. Trong phần lớn trường hợp, dù biết tôi cũng bỏ qua không báo cáo, vẫn cho xe cứu thương hoặc gọi trực thăng tải thương.
Lần đầu, tôi phải đối phó với sự trớ trêu là tháng 8 năm 1974 khi đi hành quân tăng phái cho Tiểu Khu Chương Thiện, lúc đó Tỉnh Trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (Đại Tá Cẩn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bị Việt Cộng kết án tử hình và xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ).
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, có vẻ mặt thư sinh và nho nhã, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, nhưng trái với những huyền thoại về một chiến binh can trường, cách nói chuyện cuả ông lại rất từ tốn và chín chắn, tuy ông vẫn lấy làm tiếc là không được học cao nhưng là một quân nhân đúng nghĩa, thương binh sĩ, chiến đấu hết mình và rất trọng người có học.
Ông tỏ ra rất qúy mến tôi, mỗi buổi chiều thường mời ăn cơm chung và những lúc rảnh rỗi ông bỏ ra cả giờ để tâm sự về cuộc đời.
Nhưng một buổi sáng giao tình của chúng tôi đột nhiên trở nên căng thẳng khi ông "mời" tôi đến thăm "chuồng cọp", nơi giam giữ các quân nhân bị kỷ luật và các quân nhân tự hủy hoại thân thể.
Đại Tá Cẩn chỉ một anh lính bị vết thương hoại tử (gangrène) ở mắt cá chân rồi hỏi tôi, rất lịch sự:
"Xin Bác Sĩ cho biết trường hợp này nếu đưa vào Bệnh Viện sẽ phải cưa chân tới đâu ?".
"Tôi thấy là phải tải thương anh ta ngay, còn cưa chân tới đâu thì Bác Sĩ ở Bệnh Viện mới quyết định được".
Rồi tôi cũng gần như quên chuyện này vì quân nhân đó là thuộc cấp của ông ta, không thuộc quyền tôi.
Nhưng hai, ba hôm sau Đại Tá Cẩn lại mời tôi tới thăm "chuồng cọp".
Tôi ngạc nhiên tới mức không còn phản ứng gì khi thấy vẫn là anh lính cũ mà vết thương đã nặng hơn nhiều, sốt cao và gangrène đã tới gần đầu gối, Đại Tá Cẩn vẫn nói rất từ tốn nhưng có vẻ hơi lạnh lùng:
"Bác Sĩ cho biết nếu bây giờ tải thương thì cưa chân tới đâu?"
Tôi trả lời:
"Xin Đại Tá cho tải thương ngay đi, vì cầm chắc phải cưa tới đầu gối"
"Vậy tôi nhờ Bác Sĩ mỗi ngày ghé qua đây một lần, khi nào cưa tới háng thì báo cho tôi biết".
Bây giờ thì tới lượt tôi nổi nóng:
"Đại Tá có đùa với tôi không đấy? là y sĩ tôi không thể mất nhân tính như vậy được".
Mặt ông ta đột nhiên đỏ bừng và chuyển thái độ xưng hô:
"Anh có biết là chưa có một ai trong Tỉnh này dám trái lệnh tôi
không?"
Và cũng là lần đầu tôi lớn tiếng với một Sĩ Quan cao cấp:
"Tôi biết, người đầu tiên dám trái lệnh ông là tôi, ngay từ bây giờ ông có thể kiếm bất cứ ai không dám trái lệnh ông mà hỏi, tôi sẽ không làm việc với ông nữa".
Rồi cả hai chúng tôi đều quay mặt bỏ đi không nói với nhau thêm lời nào.
Một điều tôi biết chắc chắn là ngoài chiến trường những Sĩ Quan cao cấp và có toàn quyền như Đại Tá Cẩn, nếu muốn giết một Quân Y Sĩ như tôi rất dễ dàng, có thể sai bất cứ một thuộc cấp nào làm rồi đổ cho chiến tranh là xong.
Tối hôm đó khi trở về phòng ngủ, mấy người lính Quân Y và người cận vệ lo ngại lắm, tổ chức gác vòng trong vòng ngoài, nhưng tôi chỉ biết cám ơn và nói với họ:
"Nếu họ muốn giết mình thì canh gác được tới bao giờ?".
Tôi ngồi viết một bản tường trình nhờ người cận vệ cất giữ để "nếu có gì xẩy ra" sẽ trao cho gia đình tôi.
Qua hai ngày như thế, tới đêm thứ ba thì bỗng nhiên Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đích thân tới phòng tôi mời lên tư dinh để "nhậu chơi" với thái độ rất hòa hoãn và lịch thiệp.
Trong bữa tiệc rượu chỉ có hai người, ông tâm sự:
"Bác Sĩ có thể xem thường tôi nhưng thử nghĩ xem, tôi là một quân nhân thuần túy, phải trừng phạt họ để cảnh cáo chứ tôi cũng biết đau lòng, và nếu ai cũng hủy hoại thân thể thì lấy ai đánh Việt Cộng?
"Khi đất nước mất rồi thì chúng nó "cưa đầu" tất cả anh em mình, thành ra cái chân của một thằng hèn đâu có nghĩa lý gì?".
Tôi thật sự cảm động với thái độ hết sức lý lẽ của ông ta nên cũng đáp lại:
"Tôi cũng suy nghĩ nhiều mấy ngày nay, tôi hiểu và cảm phục Đại Tá nhưng mong Đại Tá cũng hiểu cho là những gì tôi được dạy dỗ từ trong gia đình tới học đường đều là đúng và tôi không thể thay đổi cách suy nghĩ được".
Đaị Tá Hồ Ngọc Cẩn đã đứng dậy bắt tay tôi rồi nói:
"Tôi thành thật xin lỗi việc vừa qua, sáng mai nhờ Bác Sĩ tải thương binh này sang Quân Y Viện”.
Câu chuyện đã gần 40 năm mà mỗi tháng tư đến, tôi vẫn nhớ tới Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn như chuyện mới xảy ra hôm qua và rất khâm phục thái độ “quân tử” của ông.
Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn tiếc là ngày đó mình còn quá trẻ đầy tự ái và cao ngạo.
Đúng ra, tôi phải tìm đến trước để nói chuyện với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn thì mới phải lẽ !
Mong hương hồn Đại Tá xem đây là một lời tạ lỗi của tôi, dù có hơi muộn màng.
Bác sĩ Nghiêm Hữu Hùng
Nói đến bọn này, Lính Già Nam Ngưu không dằn lòng được, phải tuông một tràng tiếng Đan Mạch lên đầu chúng nó.
2018-02-24 18:04 GMT-05:00 Đặng Mỹ Dung
Kính chuyển đến các bạn.
Tôi nghĩ người trốn lính là người không biết yêu nước, một người sống không có lý tưởng chứ không phải người sợ chết. MD
_______________________
Một kỷ niệm về đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Nghiêm Hữu Hùng
Tôi thuộc lòng bài thơ "Après la bataille" cuả Victor Hugo và luôn xem đó là hành trang vào đời khi nhập ngũ:
"Làm cách nào đối xử với con người cả bạn lẫn thù với lòng nhân"
Tuy nhiên, những gì xảy ra ngoài chiến trường nhiều khi khác hẳn với thơ Victor Hugo, nhân vật chính (mon père ...) trong bài thơ là một vị tổng chỉ huy, có toàn quyền quyết định về hành động của mình, còn tôi chỉ là Y Sĩ Trung Úy, một cấp bậc rất nhỏ, ngoài phạm vi chuyên môn ra, có rất nhiều hoàn cảnh không thể tự mình quyết định được như câu chuyện sau đây:
Thời Chiến Tranh Việt Nam, thông thường các Sĩ Quan cao cấp đối xử với Bác Sĩ rất tốt, cả hai bên đều tỏ lòng qúy trọng lẫn nhau.
Nhưng cũng có rất nhiều nghịch cảnh, một chuyện ai cũng biết là đôi khi có vài binh sĩ vì sợ chết nên đã "tự huỷ hoại thân thể" bằng nhiều cách, như:
- Chích mủ xương rồng vào ngón tay để gây gangrène (mất ngón trỏ bàn tay phải thì sẽ được giải ngũ vì không thể bóp cò súng)
- Tự bắn vào lòng bàn tay
- Đào một cái hố, thò bàn chân vào trong rồi ném kíp lựu đạn xuống hố, tự hủy hoại bàn chân v.v...
Đại khái có rất nhiều cách mà chỉ trong thời gian ngắn một Bác Sĩ có thể phân biệt được vết thương nào là thật, vết thương nào tự tạo.
Tuy nhiên, cái khó nhất là xử sự ra sao với tình trạng hủy hoại thân thể. Trong phần lớn trường hợp, dù biết tôi cũng bỏ qua không báo cáo, vẫn cho xe cứu thương hoặc gọi trực thăng tải thương.
Lần đầu, tôi phải đối phó với sự trớ trêu là tháng 8 năm 1974 khi đi hành quân tăng phái cho Tiểu Khu Chương Thiện, lúc đó Tỉnh Trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (Đại Tá Cẩn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bị Việt Cộng kết án tử hình và xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ).
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, có vẻ mặt thư sinh và nho nhã, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, nhưng trái với những huyền thoại về một chiến binh can trường, cách nói chuyện cuả ông lại rất từ tốn và chín chắn, tuy ông vẫn lấy làm tiếc là không được học cao nhưng là một quân nhân đúng nghĩa, thương binh sĩ, chiến đấu hết mình và rất trọng người có học.
Ông tỏ ra rất qúy mến tôi, mỗi buổi chiều thường mời ăn cơm chung và những lúc rảnh rỗi ông bỏ ra cả giờ để tâm sự về cuộc đời.
Nhưng một buổi sáng giao tình của chúng tôi đột nhiên trở nên căng thẳng khi ông "mời" tôi đến thăm "chuồng cọp", nơi giam giữ các quân nhân bị kỷ luật và các quân nhân tự hủy hoại thân thể.
Đại Tá Cẩn chỉ một anh lính bị vết thương hoại tử (gangrène) ở mắt cá chân rồi hỏi tôi, rất lịch sự:
"Xin Bác Sĩ cho biết trường hợp này nếu đưa vào Bệnh Viện sẽ phải cưa chân tới đâu ?".
"Tôi thấy là phải tải thương anh ta ngay, còn cưa chân tới đâu thì Bác Sĩ ở Bệnh Viện mới quyết định được".
Rồi tôi cũng gần như quên chuyện này vì quân nhân đó là thuộc cấp của ông ta, không thuộc quyền tôi.
Nhưng hai, ba hôm sau Đại Tá Cẩn lại mời tôi tới thăm "chuồng cọp".
Tôi ngạc nhiên tới mức không còn phản ứng gì khi thấy vẫn là anh lính cũ mà vết thương đã nặng hơn nhiều, sốt cao và gangrène đã tới gần đầu gối, Đại Tá Cẩn vẫn nói rất từ tốn nhưng có vẻ hơi lạnh lùng:
"Bác Sĩ cho biết nếu bây giờ tải thương thì cưa chân tới đâu?"
Tôi trả lời:
"Xin Đại Tá cho tải thương ngay đi, vì cầm chắc phải cưa tới đầu gối"
"Vậy tôi nhờ Bác Sĩ mỗi ngày ghé qua đây một lần, khi nào cưa tới háng thì báo cho tôi biết".
Bây giờ thì tới lượt tôi nổi nóng:
"Đại Tá có đùa với tôi không đấy? là y sĩ tôi không thể mất nhân tính như vậy được".
Mặt ông ta đột nhiên đỏ bừng và chuyển thái độ xưng hô:
"Anh có biết là chưa có một ai trong Tỉnh này dám trái lệnh tôi
không?"
Và cũng là lần đầu tôi lớn tiếng với một Sĩ Quan cao cấp:
"Tôi biết, người đầu tiên dám trái lệnh ông là tôi, ngay từ bây giờ ông có thể kiếm bất cứ ai không dám trái lệnh ông mà hỏi, tôi sẽ không làm việc với ông nữa".
Rồi cả hai chúng tôi đều quay mặt bỏ đi không nói với nhau thêm lời nào.
Một điều tôi biết chắc chắn là ngoài chiến trường những Sĩ Quan cao cấp và có toàn quyền như Đại Tá Cẩn, nếu muốn giết một Quân Y Sĩ như tôi rất dễ dàng, có thể sai bất cứ một thuộc cấp nào làm rồi đổ cho chiến tranh là xong.
Tối hôm đó khi trở về phòng ngủ, mấy người lính Quân Y và người cận vệ lo ngại lắm, tổ chức gác vòng trong vòng ngoài, nhưng tôi chỉ biết cám ơn và nói với họ:
"Nếu họ muốn giết mình thì canh gác được tới bao giờ?".
Tôi ngồi viết một bản tường trình nhờ người cận vệ cất giữ để "nếu có gì xẩy ra" sẽ trao cho gia đình tôi.
Qua hai ngày như thế, tới đêm thứ ba thì bỗng nhiên Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đích thân tới phòng tôi mời lên tư dinh để "nhậu chơi" với thái độ rất hòa hoãn và lịch thiệp.
Trong bữa tiệc rượu chỉ có hai người, ông tâm sự:
"Bác Sĩ có thể xem thường tôi nhưng thử nghĩ xem, tôi là một quân nhân thuần túy, phải trừng phạt họ để cảnh cáo chứ tôi cũng biết đau lòng, và nếu ai cũng hủy hoại thân thể thì lấy ai đánh Việt Cộng?
"Khi đất nước mất rồi thì chúng nó "cưa đầu" tất cả anh em mình, thành ra cái chân của một thằng hèn đâu có nghĩa lý gì?".
Tôi thật sự cảm động với thái độ hết sức lý lẽ của ông ta nên cũng đáp lại:
"Tôi cũng suy nghĩ nhiều mấy ngày nay, tôi hiểu và cảm phục Đại Tá nhưng mong Đại Tá cũng hiểu cho là những gì tôi được dạy dỗ từ trong gia đình tới học đường đều là đúng và tôi không thể thay đổi cách suy nghĩ được".
Đaị Tá Hồ Ngọc Cẩn đã đứng dậy bắt tay tôi rồi nói:
"Tôi thành thật xin lỗi việc vừa qua, sáng mai nhờ Bác Sĩ tải thương binh này sang Quân Y Viện”.
Câu chuyện đã gần 40 năm mà mỗi tháng tư đến, tôi vẫn nhớ tới Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn như chuyện mới xảy ra hôm qua và rất khâm phục thái độ “quân tử” của ông.
Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn tiếc là ngày đó mình còn quá trẻ đầy tự ái và cao ngạo.
Đúng ra, tôi phải tìm đến trước để nói chuyện với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn thì mới phải lẽ !
Mong hương hồn Đại Tá xem đây là một lời tạ lỗi của tôi, dù có hơi muộn màng.
Bác sĩ Nghiêm Hữu Hùng
---------------
NXQuý31
*************
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018
Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?
- Đây là một câu hỏi rất xứng đáng được đặt lên bàn cờ chế độ vào lúc điểm giao thời chuyển tiếp chính trị đang dần lộ diện.
Từ Hồ sơ Panama đến đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm qua.
Nhưng sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.
Chỉ đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta - một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.
Hẳn nhiên với lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về việc công dân Việt Nam không được có hai quốc tịch, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất để bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Hường.
Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội xen kẽ tư cách “công dân Malta” của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác thực về chuyện đến cả đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay chuồn ra nước ngoài nếu Tổ quốc “có biến”.
‘Đặt vé chưa?’ và nhìn từ Trung Quốc
Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.
Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…
Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung Quốc”.
Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.
Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.
Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.
Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:
- Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.
- Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.
- Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.
- Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài.
- Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.
- Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng. Người thắng bạc có thể được trả bằng đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi…
Thế giới thu hồi tài sản tham nhũng ra sao?
Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã lên đến 19 tỷ USD. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ cũng như vậy.
Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500.000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.
Nhưng cho tới nay, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán vẫn hoàn toàn chưa có biện pháp chế tài. Việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài vẫn rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.
Năm 2014, trong một bài viết cho đài VOA, nhà báo Bùi Tín đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý về cơ chế nhằm thu hồi tài sản tham nhũng từ các chế độ độc tài. Một kinh nghiệm từng có là khi chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia đỏ hậu cộng sản,” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm quyền cũ; nhờ thế số người này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang.
Tháng 3 năm 2007, cuộc họp liên tịch giữa Tổ chức chống buôn lậu và tội ác của LHQ (UNODC) và một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã lập ra một cơ chế mang tên Stolen Asset Recovery Initiative (StAR– Chương trình thu hồi tài sản phi pháp) nhằm hướng dẫn và giúp đỡ các nước thực hiện việc thu hồi các tài sản phi pháp bị mất bởi nạn hối lộ, tham nhũng, buôn lậu cấp quốc gia và nộp các tài sản được thu hồi đó vào ngân sách nhà nước hoặc vào các quỹ từ thiện quốc tế nhằm giúp các nước đói nghèo trên thế giới.
Trước đó ở châu Âu đã có tổ chức Serious Organized Crime Agency (SOCA – Cơ quan chống tội ác có tổ chức nghiêm trọng) mang tính chất nghiệp vụ pháp lý chuyên giúp đỡ việc truy tìm những người phạm tội ác nghiêm trọng trong đó có tội tham nhũng ở mọi nơi, mọi nước, cũng như tổ chức Financial Crimes Enforcement Network (FICEN - Mạng luới chống tội ác về tài chính), hay tổ chức Agence Gestion et Recourement des Avoirs Confisqués (AGRAC - Cơ quan quản lý và giải quyết tài sản bị tịch thu). Chính những tổ chức này đã tham gia có hiệu quả vào việc giúp cho Indonesia và Philippines thu hồi một số tài sản phi pháp khá lớn của 2 cựu Tổng thống Suharto và Ferdinand Marcos sau khi 2 ông này bị lật đổ và truy tố. Riêng tài sản phi pháp của vợ chồng Marcos đã được thu về cho ngân sách nhà nước là 4 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ họ đã tước đoạt của công quỹ và nhân dân.
Các tổ chức trên đã giúp cho chính quyền mới ở Libya thu về hơn 1 tỷ USD của nhà độc tài Gaddafi để trao cho Hội đồng Chuyển tiếp sung vào ngân sách quốc gia; ngoài ra các ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã tự nguyện trao trả cho chính quyền mới ở Tunisia 60 triệu Francs Thụy Sỹ, cho chính quyền mới ở Ai Cập 410 triệu Francs Thụy Sỹ và cho chính quyền mới ở Libya 650 triệu Francs Thụy Sỹ là tiền ký gửi của các nhà độc tài tham ô Ben Bella, Mubarak và Gaddafi…
Còn với trường hợp Việt Nam thì sao?
Nếu không gấp rút có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nhieu-quan-chuc-viet-nam-dang-len-ke-hoach-di-ti-nan-o-nuoc-ngoai/3438976.html
-
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
-
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018
MỸ TỐ CỘNG SẢN VN LÊN WTO
Chia sẻ ảnh bài củaBichthuy Ly đã thêm 2 ảnh mới — cùng với Vo Thilinh và 89 người khác.
:https://www.facebook.com/bichthuy.ly.5/posts/1009794369170675
Mai Nguyễn Huỳnh WTO-KINH TẾ QUỐC DOANH ĐỘC TÀI csVN?!
VNcs được Mỹ cứu xét và đỡ đầu- bỏ danh sách cấm vận csVN ra khỏi CPC - và được tham gia WTO, với những điểu kiện Việt Nam phải có dân chũ và nhân quyền... để người dân có quyền bình đẵng và tham gia kinh doanh kinh tế trong thị trường tự do kinh doanh của các nước kinh tế tư bản, mục đich WTO muốn chia đều lợi nhuận đến người dân bả n xứ các nước XHCH/Cộng sản,
Nhưng bản chất tham lam, muốn làm giàu cho riêng Đảng csVN, nên chính quyền csVN cho quốc hữu hóa vốn liếng, cơ sơ và kỹ thuât toàn dân tư bản miền Nam VN,đã bị tich thu trước đó- 30/4/1975- Để tạo nguồn vốn tư bản lớn mạnh đầu tư, làm ăn với nước ngoài, trong tư tế độc tài kinh tế theo "Đnh hướng kinh tế XHCH "- Có nghĩa là bắt buộc các doanh nghiệp tư nhân cá thể nhỏ lẽ...phãi làm bộ phận ' vệ tinh dich vụ ' hổ trợ cho hạt nhân kinh tế nhà nước csVN mà thôi!!. Nên kinh tế toàn dân chỉ là những nhu cầu dich vụ cung cấp, để hổ trợ cần thiết cho nền kinh tế quốc doanh- Lợi nhuận kinh tế WTO- thị trường tự do tư bản... đều chảy vào túi quan tham của chính quyền độc kinh tế nhà nước csVN- Cựu chiến binh QL.VNCH
:https://www.facebook.com/bichthuy.ly.5/posts/1009794369170675
MỸ TỐ CỘNG SẢN VN LÊN WTO
Hôm 11/1/2018, Mỹ cho biết đã “thay mặt Việt Nam” thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về 8 công ty mà lẽ ra Việt Nam phải đăng ký là “doanh nghiệp nhà nước” theo quy tắc thương mại toàn cầu. Việc khai báo các con số thật về các Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) của CHXHCNVN đã được các đỉnh cao của đảng che dấu bớt, đã làm Mỹ phẩn nộ tố lên WTO.
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
VNDCCH và CHXHCN sau những năm dài xây dựng đất nước tiến lên XHCN giàu mạnh bằng cách áp dụng nền kinh tế tập trung mà hầu hết những nước trong hệ thống các nước XHCN đều áp dụng. Là một nền Kinh Tế, qua đó nhà nước sở hữu và chi phối mọi nguồn lực. Có nghĩa là, nhà nước có quyền quyết định hàng hóa và dịch vụ nào được sản xuất, với số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và giá cả ra sao. Ví dụ, trong một nền kinh tế thị trường, nếu chính phủ muốn có nhiều ô tô hơn, chính phủ đó phải thu thuế và mua xe từ thị trường. Còn trong nền kinh tế tập trung, bàn tay vô hình của chính phủ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất ô tô do nhà nước sở hữu và điều khiển phỉa sản xuất nhiều xe hơn mà không cần quan tâm đến giá cả.
Tại VN nền KT tập trung hoàn toàn phá sản sau nhiều năm áp dụng nhưng các đỉnh cao trí tuệ của đảng không bao giờ dám nhìn nhận sự thất bại trong việc làm kinh tế, chỉ âm thầm chuyển đổi để tồn tại sau nhiều năm làm cả miền bắc đói khổ. Sau 1975, đảng vẩn giử việc xây dựng nền kinh tế tập trung trên 3 miến đất nước nên Việt Nam ì ạch và tiếp tục trì trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém không đáp ứng được nhu cầu trong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; nhiều mặt hành tiêu dùng thiếu trầm trọng, dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế - xã hội đã dần dần xuất hiện và bộc lộ rõ nét vào cuối những năm 1970 và suốt những năm tiếp theo sau đó. Nhưng vì bị kềm chế trong quỉ đạo của đệ tam cộng sản, nên cả một hệ thống XHCN đều chung số phận nghèo đói như nhau. Đến khi Trung Cộng quyết định từ bỏ để xây dựng một nền kinh tế “XHCN theo màu sắc Trung Quốc”, thì Việt Nam chạy theo cũng tuyên bố xây dựng một nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, lấy “chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng”. Đây là một thứ KT nửa nạc nửa mỡ. Vì muốn tạo thông lộ cho nền KT Thị Trường cất cánh thì phải có một thể chế hoàn toàn Tư Do Dân Chủ, với cái đuôi Định Hướng XHCN kèm theo sau nền kinh tế quốc dân chỉ là một thứ quái thai của Đảng csVN. Mắc vào cái tên Kinh Tế Thị trường, đảng đã cố gắng cổ phần các công ty quốc doanh cho phù hợp với các nước thành viên, rồi từ đó mới được bước vào sân chơi WTO của của các nước tư bản. Nhưng bản chất gian manh láu cá gian dối cố hữu, mà VN học từ thằng đàn anh TC trong việc khai báo các doanh nghiệp quốc doanh và các cơ sở cổ phần (giải tư) nên bị Mỹ phát giác và tố lên WTO. Đó là điều mà Mỹ cho là không minh bạch làm mất đi tính cạnh tranh công bằng của các nước thành viên WTO.
Trong hồ sơ tố giác của Mỹ lên WTO có đưa ra tên 8 công ty thuộc dạng DNNN ( Doanh Nghiệp Nhà Nườc) nhưng VN chỉ khai dưới dạng Cty Cồ Phần: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), cũng như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco/SKYPEC) là những công ty lẽ ra phải được khai báo là doanh nghiệp thương mại nhà nước theo quy định của WTO. Danh sách này bao gồm cả Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam, được gọi là Vinafood I và Vinafood II, Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Đó là cách gian manh lập lờ của CSVN trong việc khai báo, lúc thì họ bảo chỉ có 100 DNNN, khi thì họ bảo có 3.800 DNNN. Khi nào bị lổ lả trong việc làm ăn được đem ra tường trình trước Quốc hội Việt Nam, thì đám chóp bu chỉ đưa ra số nợ của 100 công ty DNNN, chứ không phải các con số của 3.800 công ty chưa khai báo. Nhưng thực tế trong bản báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì VN hiệnc ó 3.800 công ty xếp vào dạng doanh nghiệp nhà nước. Có nghĩa là con số làm ăn lỗ lã có thể gấp 38 lần hơn, con số này đã bị dấu bớt.
Đấy chính là những sự bất nhất của các đỉnh cao của đảng trong việc khai báo số lượng doanh nghiệp nhà nước ngay trong cả các báo cáo trong nước lẫn quốc tế. “VC chỉ khai báo có 100 doanh nghiệp nhà nước. 100 công ty này là công ty mà họ nắm 100% cổ phần. Còn nếu nắm 98% cổ phần thì họ cũng xếp là công ty tư nhân ( đả được giải ngân). Đó là sự gian manh thương mại của csVN với thế giới, họ dối trá luôn cả Quốc Hội lẩn đồng bào và thế giới.
Theo các chuyên viên về KT nhận định, CHXHCN Việt Nam không khai báo thực số lượng doanh nghiệp nhà nước đối với quốc tế, là nhằm để chứng minh Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Hiện trạng thực với con số công ty doanh nghiệp nhà nước còn quá nhiều chưa được cổ phần hóa. CHXHCN chỉ được xếp vào loại nước có nền "KT phi thị trương", nhưng khai gian để được chơi chung với các thành viên có nền KT thị trường thật sự trong WTO.
Một cựu chuyên gia Liên Hiệp Quốc cảnh báo về nhiều hệ lụy có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi Mỹ “tố giác” lên WTO về việc 8 công ty Việt Nam không khai báo là doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cho đây là một động thái “bất thường”, có thể nằm trong chuỗi phản ứng qua lại liên quan đến việc Mỹ áp thuế nặng lên một số sản phẩm nhập từ Việt Nam .
Trong trường hợp nếu Việt Nam không đưa ra được các chứng cứ có tính thuyết phục để bác bỏ cáo buộc từ phía Hoa Kỳ, mà điều này thì quá khó, rất có thể việc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ – thị trường đang giúp cho Việt Nam xuất siêu đến gần 30 tỷ USD/năm – sẽ giảm sút. Và sau đó, các nước phát triển có thể sẽ ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ, dẫn đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu của 8 doanh nghiệp nhà nước trên sẽ giảm sút, thậm chí các doanh nghiệp khác ngoài 8 doanh nghiệp nhà nước bị cáo buộc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cũng có thể gặp khó khăn.
Bichthuy Ly 24.2.2018
Hôm 11/1/2018, Mỹ cho biết đã “thay mặt Việt Nam” thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về 8 công ty mà lẽ ra Việt Nam phải đăng ký là “doanh nghiệp nhà nước” theo quy tắc thương mại toàn cầu. Việc khai báo các con số thật về các Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) của CHXHCNVN đã được các đỉnh cao của đảng che dấu bớt, đã làm Mỹ phẩn nộ tố lên WTO.
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
VNDCCH và CHXHCN sau những năm dài xây dựng đất nước tiến lên XHCN giàu mạnh bằng cách áp dụng nền kinh tế tập trung mà hầu hết những nước trong hệ thống các nước XHCN đều áp dụng. Là một nền Kinh Tế, qua đó nhà nước sở hữu và chi phối mọi nguồn lực. Có nghĩa là, nhà nước có quyền quyết định hàng hóa và dịch vụ nào được sản xuất, với số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và giá cả ra sao. Ví dụ, trong một nền kinh tế thị trường, nếu chính phủ muốn có nhiều ô tô hơn, chính phủ đó phải thu thuế và mua xe từ thị trường. Còn trong nền kinh tế tập trung, bàn tay vô hình của chính phủ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất ô tô do nhà nước sở hữu và điều khiển phỉa sản xuất nhiều xe hơn mà không cần quan tâm đến giá cả.
Tại VN nền KT tập trung hoàn toàn phá sản sau nhiều năm áp dụng nhưng các đỉnh cao trí tuệ của đảng không bao giờ dám nhìn nhận sự thất bại trong việc làm kinh tế, chỉ âm thầm chuyển đổi để tồn tại sau nhiều năm làm cả miền bắc đói khổ. Sau 1975, đảng vẩn giử việc xây dựng nền kinh tế tập trung trên 3 miến đất nước nên Việt Nam ì ạch và tiếp tục trì trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém không đáp ứng được nhu cầu trong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; nhiều mặt hành tiêu dùng thiếu trầm trọng, dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế - xã hội đã dần dần xuất hiện và bộc lộ rõ nét vào cuối những năm 1970 và suốt những năm tiếp theo sau đó. Nhưng vì bị kềm chế trong quỉ đạo của đệ tam cộng sản, nên cả một hệ thống XHCN đều chung số phận nghèo đói như nhau. Đến khi Trung Cộng quyết định từ bỏ để xây dựng một nền kinh tế “XHCN theo màu sắc Trung Quốc”, thì Việt Nam chạy theo cũng tuyên bố xây dựng một nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, lấy “chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng”. Đây là một thứ KT nửa nạc nửa mỡ. Vì muốn tạo thông lộ cho nền KT Thị Trường cất cánh thì phải có một thể chế hoàn toàn Tư Do Dân Chủ, với cái đuôi Định Hướng XHCN kèm theo sau nền kinh tế quốc dân chỉ là một thứ quái thai của Đảng csVN. Mắc vào cái tên Kinh Tế Thị trường, đảng đã cố gắng cổ phần các công ty quốc doanh cho phù hợp với các nước thành viên, rồi từ đó mới được bước vào sân chơi WTO của của các nước tư bản. Nhưng bản chất gian manh láu cá gian dối cố hữu, mà VN học từ thằng đàn anh TC trong việc khai báo các doanh nghiệp quốc doanh và các cơ sở cổ phần (giải tư) nên bị Mỹ phát giác và tố lên WTO. Đó là điều mà Mỹ cho là không minh bạch làm mất đi tính cạnh tranh công bằng của các nước thành viên WTO.
Trong hồ sơ tố giác của Mỹ lên WTO có đưa ra tên 8 công ty thuộc dạng DNNN ( Doanh Nghiệp Nhà Nườc) nhưng VN chỉ khai dưới dạng Cty Cồ Phần: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), cũng như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco/SKYPEC) là những công ty lẽ ra phải được khai báo là doanh nghiệp thương mại nhà nước theo quy định của WTO. Danh sách này bao gồm cả Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam, được gọi là Vinafood I và Vinafood II, Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Đó là cách gian manh lập lờ của CSVN trong việc khai báo, lúc thì họ bảo chỉ có 100 DNNN, khi thì họ bảo có 3.800 DNNN. Khi nào bị lổ lả trong việc làm ăn được đem ra tường trình trước Quốc hội Việt Nam, thì đám chóp bu chỉ đưa ra số nợ của 100 công ty DNNN, chứ không phải các con số của 3.800 công ty chưa khai báo. Nhưng thực tế trong bản báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì VN hiệnc ó 3.800 công ty xếp vào dạng doanh nghiệp nhà nước. Có nghĩa là con số làm ăn lỗ lã có thể gấp 38 lần hơn, con số này đã bị dấu bớt.
Đấy chính là những sự bất nhất của các đỉnh cao của đảng trong việc khai báo số lượng doanh nghiệp nhà nước ngay trong cả các báo cáo trong nước lẫn quốc tế. “VC chỉ khai báo có 100 doanh nghiệp nhà nước. 100 công ty này là công ty mà họ nắm 100% cổ phần. Còn nếu nắm 98% cổ phần thì họ cũng xếp là công ty tư nhân ( đả được giải ngân). Đó là sự gian manh thương mại của csVN với thế giới, họ dối trá luôn cả Quốc Hội lẩn đồng bào và thế giới.
Theo các chuyên viên về KT nhận định, CHXHCN Việt Nam không khai báo thực số lượng doanh nghiệp nhà nước đối với quốc tế, là nhằm để chứng minh Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Hiện trạng thực với con số công ty doanh nghiệp nhà nước còn quá nhiều chưa được cổ phần hóa. CHXHCN chỉ được xếp vào loại nước có nền "KT phi thị trương", nhưng khai gian để được chơi chung với các thành viên có nền KT thị trường thật sự trong WTO.
Một cựu chuyên gia Liên Hiệp Quốc cảnh báo về nhiều hệ lụy có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi Mỹ “tố giác” lên WTO về việc 8 công ty Việt Nam không khai báo là doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cho đây là một động thái “bất thường”, có thể nằm trong chuỗi phản ứng qua lại liên quan đến việc Mỹ áp thuế nặng lên một số sản phẩm nhập từ Việt Nam .
Trong trường hợp nếu Việt Nam không đưa ra được các chứng cứ có tính thuyết phục để bác bỏ cáo buộc từ phía Hoa Kỳ, mà điều này thì quá khó, rất có thể việc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ – thị trường đang giúp cho Việt Nam xuất siêu đến gần 30 tỷ USD/năm – sẽ giảm sút. Và sau đó, các nước phát triển có thể sẽ ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ, dẫn đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu của 8 doanh nghiệp nhà nước trên sẽ giảm sút, thậm chí các doanh nghiệp khác ngoài 8 doanh nghiệp nhà nước bị cáo buộc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cũng có thể gặp khó khăn.
Bichthuy Ly 24.2.2018
Nguồn: https://www.facebook.com/bichthuy.ly.5/posts/1009794369170675
VNcs được Mỹ cứu xét và đỡ đầu- bỏ danh sách cấm vận csVN ra khỏi CPC - và được tham gia WTO, với những điểu kiện Việt Nam phải có dân chũ và nhân quyền... để người dân có quyền bình đẵng và tham gia kinh doanh kinh tế trong thị trường tự do kinh doanh của các nước kinh tế tư bản, mục đich WTO muốn chia đều lợi nhuận đến người dân bả n xứ các nước XHCH/Cộng sản,
Nhưng bản chất tham lam, muốn làm giàu cho riêng Đảng csVN, nên chính quyền csVN cho quốc hữu hóa vốn liếng, cơ sơ và kỹ thuât toàn dân tư bản miền Nam VN,đã bị tich thu trước đó- 30/4/1975- Để tạo nguồn vốn tư bản lớn mạnh đầu tư, làm ăn với nước ngoài, trong tư tế độc tài kinh tế theo "Đnh hướng kinh tế XHCH "- Có nghĩa là bắt buộc các doanh nghiệp tư nhân cá thể nhỏ lẽ...phãi làm bộ phận ' vệ tinh dich vụ ' hổ trợ cho hạt nhân kinh tế nhà nước csVN mà thôi!!. Nên kinh tế toàn dân chỉ là những nhu cầu dich vụ cung cấp, để hổ trợ cần thiết cho nền kinh tế quốc doanh- Lợi nhuận kinh tế WTO- thị trường tự do tư bản... đều chảy vào túi quan tham của chính quyền độc kinh tế nhà nước csVN- Cựu chiến binh QL.VNCH
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Ý kiến của bạn
Tất cả các bình luận (55)
Hãy sống tốt với đồng bào, hãy hòa giải dân tộc để dân mình có hạnh phúc.
Không Diên Hồng sẽ không có Hưng đạo, Không Nguyễn Huệ xưng hùng sẽ chẳng có Quang Trung !
Trước khi tầu đắm, chuột chạy trước. Các con chuột đục khoét của dân ở TQ hay VN đang tìm đường chạy trốn, kèm theo khối tài sản kếch xù mà chúng đục khoét, vơ vét được. Ngay chỗ tôi ở, có mấy gia đình mới di dân theo diện gọi là đầu tư chi đó, đã mua liền bốn năm căn nhà lớn cho thuê. Chỉ có vợ và con, cùng cháu ở đó, còn chồng vẫn là một ÔNG QUAN, còn mải làm ĐẦY TỚ NHÂN DÂN ở VN. Khi nào dân chưa lật đổ , vẫn được ĐẢNG tin cậy, giao phó công việc béo bở, thì ngu gì mà không nấp sau bình quý của đảng mà gặm nhấm, bốc hốt.
Thậm chí, con quan VN sang du học, nhưng không học, đi làm vớ vẩn, ngay cả phục vụ nhà hàng, rồi tìm cách ở lại nước ngoài rất nhiều.
Kể cũng lạ: Đất nước được bầu là HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI ở TOP 5 và lại được sống trong XH dân chủ bằng vạn lần tư bản, lại được lãnh đạo bởi đảng ANH MINH, ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ , mà các đảng viên cuả đảng ta, cứ tìm đường bỏ đi sớm thế này, chân trong chân ngoài thế này, thì cũng khí không vui cho đảng, nhỉ?