- Chính quyền Việt Nam lần đầu tiên mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3.
Dù cuộc triển lãm có nhan đề là “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966,” ban tổ chức đã dành một gian riêng ở tầng hai ở một tòa nhà trong khuôn viên dinh Thống Nhất, dùng để giới thiệu diễn biến của cuộc đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, từ ngày ông làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại rồi trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
Nhận định về sự kiện chưa từng xảy ra tại Việt Nam kể từ ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị sụp đổ vào năm 1975, tiến sĩ sử gia Nguyễn Nhã ở thành phố Hồ Chí Minh nói cuộc triển lãm này phản ánh một phần của lịch sử Việt Nam và có một ý nghĩa nhất định.
“Dinh Norodom dưới thời ông Ngô Đình Diệm được xây lại và đặt tên là Dinh Độc Lập, ngay từ khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Đó là một kiến trúc, nhưng cũng là một phần lịch sử của Việt Nam.”
Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm được bầu làm tổng thống và ông đã đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.
Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã
“Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.”
Trong phòng trưng bày có bức ảnh gia đình ông Ngô Đình Diệm, kế bên là gia phả dòng họ Ngô Đình. Ngoài ra, còn có nhiều hình ảnh, tư liệu cuộc đời người thân của ông Ngô Đình Diệm như: Ngô Đình Khả, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Trần Lệ Xuân... được sắp xếp theo diễn tiến lịch sử.
Báo Thanh Niên mô tả rằng phòng trưng bày có hình ảnh ông Ngô Đình Diệm cùng binh sĩ sau chiến thắng quân Bình Xuyên tháng 5/1955. Ngoài ra còn có bức ảnh hai tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thành Phương và Trịnh Minh Thế đem quân về hợp tác và được ông Ngô Đình Diệm đón tiếp long trọng, trong khi tướng tư lệnh Lê Quang Vinh thì bị xét xử tại tòa án.
Báo VNexpress nói cuộc triển lãm là kết quả ba năm nghiên cứu và thực hiện do Hội trường Thống Nhất với sự cố vấn từ các chuyên gia sử học, bảo tàng như Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huy, Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, và Giáo sư sử học người Mỹ Edward Miller.
Theo tờ báo này, giáo sư sử học Edward Miller - tác giả cuốn sách "Liên minh sai lầm, Mỹ, Ngô Đình Diệm và số phận Nam Việt Nam" – là người đóng góp nhiều hình ảnh và tư liệu quý cho trưng bày gia đình Ngô Đình Diệm. Nguồn sử liệu của ông được thu thập ở nhiều trung tâm lưu trữ tại Việt Nam, Mỹ và Pháp.
Giáo sư Miller nói: "Chúng tôi muốn mang đến sự diễn giải lịch sử cho người xem chứ không phải chỉ đơn thuần là tái hiện sự kiện. Bởi bạn phải hiểu lịch sử trong một bối cảnh cụ thể, không phải là những khoảng thời gian đơn lẻ."
Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm lên làm Tổng thống và đổi tên Dinh Norodom, được chính quyền Pháp xây vào năm 1868, thành Dinh Độc Lập. Sau biến cố năm 1975 khi chế độ Việt Nam Cộng hòa bị giải thể, Dinh Độc Lập có tên mới là Dinh Thống Nhất hay Hội trường Thống Nhất cho đến ngày nay.
Truyền thông Việt Nam trích lời bà Trần Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Hội trường Thống Nhất nói: "Cuộc trưng bày lần này được tập hợp từ hàng trăm tài liệu, hình ảnh, được xem là quy mô nhất từ trước đến nay về lịch sử Dinh Độc Lập, đặc biệt trong giai đoạn 1868 đến 1966 vốn ít người biết đến.”
Trong thời gian làm chủ Dinh Độc lập, ông Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu bị ám sát vào ngày 2/11/1963, sau một cuộc đảo chánh do các tướng lĩnh miền Nam Việt Nam thực hiện.
Một tài liệu giải mật của CIA vào tháng 10 năm ngoái cho biết cựu Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và cho rằng vụ ám sát ông Kennedy là một ‘quả báo.’
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-mo-trung-bay-su-lieu-ve-bien-co-cuoc-doi-ong-ngo-dinh-diem/4284274.html
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018
Việt Nam mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018
Việt Nam cho triển lãm hình ảnh cuộc đời Tổng thống Ngô Đình Diệm
Việt Nam cho triển lãm hình ảnh cuộc đời Tổng thống Ngô Đình Diệm
RFA
2018-03-08
2018-03-08
Lần đầu tiên cuộc đời của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm được trưng bày tại Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một phần trong một cuộc triển lãm mang tên Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966, diễn ra tại một ngôi biệt thự trong khuôn viên dinh Độc Lập, nay là Hội trường Thống nhất, bắt đầu từ ngày 9/3 và được dự định là sẽ duy trì trong thời gian ba năm.
Đây là một cuộc triển lãm để kỷ niệm 150 năm ngày ngôi dinh thự này được người Pháp xây dựng nên.
Theo trang báo mạng Vnexpress, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm là người đã đổi tên Dinh Norodom của người Pháp thành Dinh Độc Lập, sau khi thành lập nền Đệ Nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam vào năm 1954.
Tại triển lãm này, cuộc đời của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm được kể lại từ thời ông làm quan dưới triều Nguyễn cho đến khi ông bị lật đổ và giết chết vào năm 1963.
Tòa dinh thự nay là Hội trường Thống Nhất đã được người Pháp xây dựng vào năm 1868, mang tên là Norodom, tên Hoàng gia Cam Pu Chia, làm nơi ở cho Thống đốc Nam Kỳ, thuộc địa Pháp, sau đó dinh này biết thành nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương mỗi khi ông này ghé Sài Gòn.
Năm 1954, người Pháp rút đi, dinh Norodom được đổi tên thành dinh Độc Lập, nơi ở và làm việc của các Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, sau khi các lực lượng cộng sản chiến thắng, thống nhất Việt Nam, dinh được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất. Dinh Thống nhất được xem là một di tích lịch sử, và cũng có khi được sử dụng làm nơi hội họp của các cơ quan chính phủ Việt Nam hiện nay.
Đây là một phần trong một cuộc triển lãm mang tên Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966, diễn ra tại một ngôi biệt thự trong khuôn viên dinh Độc Lập, nay là Hội trường Thống nhất, bắt đầu từ ngày 9/3 và được dự định là sẽ duy trì trong thời gian ba năm.
Đây là một cuộc triển lãm để kỷ niệm 150 năm ngày ngôi dinh thự này được người Pháp xây dựng nên.
Theo trang báo mạng Vnexpress, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm là người đã đổi tên Dinh Norodom của người Pháp thành Dinh Độc Lập, sau khi thành lập nền Đệ Nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam vào năm 1954.
Tại triển lãm này, cuộc đời của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm được kể lại từ thời ông làm quan dưới triều Nguyễn cho đến khi ông bị lật đổ và giết chết vào năm 1963.
Tòa dinh thự nay là Hội trường Thống Nhất đã được người Pháp xây dựng vào năm 1868, mang tên là Norodom, tên Hoàng gia Cam Pu Chia, làm nơi ở cho Thống đốc Nam Kỳ, thuộc địa Pháp, sau đó dinh này biết thành nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương mỗi khi ông này ghé Sài Gòn.
Năm 1954, người Pháp rút đi, dinh Norodom được đổi tên thành dinh Độc Lập, nơi ở và làm việc của các Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, sau khi các lực lượng cộng sản chiến thắng, thống nhất Việt Nam, dinh được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất. Dinh Thống nhất được xem là một di tích lịch sử, và cũng có khi được sử dụng làm nơi hội họp của các cơ quan chính phủ Việt Nam hiện nay.
Ý kiến
(3)
Ngu Dot
nơi gửi USA
Cong San muon cai gi Khi Trien lam ve Tong Thong
Ngo Ding Diem.Dung MI DAN,hay lam gi thuc te Cho Dan nhu Tong Thong
Diem da lam,hay tu bo Mac Le,tu bo Trung Cong,tu no Dang doc ton Cong
San,Cho Dan Tu Do va Am No the la du.
08/03/2018 12:49
Tăng xung Chấn
nơi gửi VN
Cuộc triển lảm về sự tích điện Nodorom .
Vì có sự đổi thay tên ,nên dính líu đến Ông Ngô đình Diệm .
Không dửng dưng mà có cuộc triển lảm này .
Để xem sự tiếp tục ra sao !
Ông NĐD là tượng trưng cho VNCH từ 1955 đến 1975 .
Vì có sự đổi thay tên ,nên dính líu đến Ông Ngô đình Diệm .
Không dửng dưng mà có cuộc triển lảm này .
Để xem sự tiếp tục ra sao !
Ông NĐD là tượng trưng cho VNCH từ 1955 đến 1975 .
08/03/2018 12:13
Tăng xung Chấn
nơi gửi VN
Ông Ngô đình Diệm là một nhà ái quốc ,nhân sĩ ,văn hiến . Ông không phải là nhà cách mạng hay chính khách .
Vì thế mà Ông không thễ cầm quyền tại miền Nam VN lâu dài .
Khuyết điểm thứ nhất là Ông cương quyuết không muốn cho Bắc Việt làm thành viên của LHQ ,cho nên Liên xô phủ quyết khi VNCH xin gia nhập LHQ .
Khuyết điểm thứ hai là cứng rắn khi HK muốn mở rộng chiến trường VN .
Vì thế mà Ông không thễ cầm quyền tại miền Nam VN lâu dài .
Khuyết điểm thứ nhất là Ông cương quyuết không muốn cho Bắc Việt làm thành viên của LHQ ,cho nên Liên xô phủ quyết khi VNCH xin gia nhập LHQ .
Khuyết điểm thứ hai là cứng rắn khi HK muốn mở rộng chiến trường VN .
08/03/2018 11:57
Nguồn https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ngo-dinh-diem-first-time-exhibition-saigon-03082018074822.html
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018
Những gì còn lại
Những gì còn lại
Blogger Tuấn Khanh
2018-03-07
2018-03-07
Trong đám tang của Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ,
qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một
đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân
đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.
Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle là người lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.
Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Hàng người đứng chào theo kiểu nhà binh trước đám tang của nhạc sĩ – đại tá Nguyễn Văn Đông, đem lại niềm xúc động lạ thường, tương tự như hình ảnh tiễn xe tang của Chris Kyle. Nhưng có lẽ còn đặc biệt hơn với câu chuyện Việt Nam, khi mọi thứ về con người và hệ thống của chính quyền miền Nam bị săn lùng, giam giữ và hủy diệt nhiều năm, nhưng vẫn ẩn khuất đâu đó, rồi bất ngờ hiển lộ.
Nhưng ngoài âm nhạc, vẫn còn đôi chuyện về đại tá Nguyễn Văn Đông chưa được nói hết. Bài viết này là những gì còn lại, chưa kể, sau cuộc tiễn đưa đó.
Đọc tiểu sử cá nhân sau năm 1975, người ta chỉ biết ngắn gọn rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đi trại tù của Nhà nước Bắc Việt trong 10 năm, và sau đó không đi Mỹ theo diện H.O (Humanitarian Operation). Đó là một chiến dịch nhân đạo do tổng thống Mỹ Ronald Reagan bật đèn xanh nhằm giải thoát hàng trăm ngàn quân nhân cựu quân nhân VNCH bị đưa đi tù, dưới danh nghĩa cải tạo (Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program). Mọi thứ về đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, lâu nay vẫn được mô tả thoáng qua, y như cách mà báo chí Nhà nước đưa tin ông mất. Ấy vậy mà vài ngày sau đám tang, nhiều tờ báo vẫn còn bị khiển trách vì đã có thái độ trân trọng thái quá với một “sĩ quan ngụy”.
Năm 1975, ngay sau khi đại tá Nguyễn Văn Đông ra trình diện, dù được chính quyền quân quản tuyên bố là chỉ đi “học tập tư tưởng mới” trong vài tháng. Thế nhưng, sự thật sau đó là 10 năm dài tù đày ở trại Suối Máu, Biên Hòa. Cho đến sau năm 1980 thì đưa về Chí Hòa. Đại tá Nguyễn Văn Đông được trả về nhà vào năm 1985 để được chết ở nhà, theo chính sách khoan hồng của cách mạng. Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể rằng khi chia tay ông 10 năm trước, bà vẫn còn nhớ hình dáng một người đàn ông gầy nhưng khỏe mạnh, để rồi khi nhận lại ông, thì lúc đó gần như chỉ là một cái xác, chỉ còn thoi thóp.
Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể lại rằng gia đình lúc đó chỉ còn đợi ngày để chôn ông, vì do ông mang quá nhiều căn bệnh cũng như thuốc men lại quá đắt đỏ và khan hiếm vào thời đó.
Rồi nhiều năm sau, ông sống lại như một kỳ tích, khỏe mạnh. Hai người im lặng sống trong căn nhà nhỏ chỉ có đôi vợ chồng già, không con cái, không nhiều sinh hoạt với xã hội. Bà Nguyệt Thư nói rằng cho đến nhiều năm sau khi ông được thả về, bà vẫn còn khả năng sinh con nhưng ông không còn có thể. Vì vậy hai người đã chọn sống cô đơn cùng nhau đến ngày chung cuộc.
Lời của bà kể như tiếng chuông chùa xa xăm về một nỗi đau không lời. Về với ông được 2 năm, thì bà bị chia cắt với đại tá bởi 10 năm tù không hề tòa án, cũng như không hề có lời giải thích. Khi được trả về nhà, thì ông đã như một phế nhân.
Bà nói rằng không muốn sinh con vì ông quá yếu. Nhưng cũng có thể bà không muốn có một đứa con, bởi cuộc sống như ác mộng mà bà và ông trãi qua, nếu có đơm hoa kết trái thì chắc cũng không thể có được lúc tỏa hương.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đến trại Suối Máu ngay sau khi trình diện. Thực tế là trại này tên là trại Tân Hiệp, Biên Hòa, từng là nơi giam giữ các binh sĩ Bắc Việt chờ trao trả theo các thỏa ước. Tên Suối Máu là do các tù nhân sau năm 1975 gọi thành quen mặc dù bị quản giáo cấm. Bởi năm 1968, cuộc đột kích thất bại ở cứ điểm này, mà dân trong vùng mô tả máu dân thường và của hai bên Nam Bắc chảy như suối, từ đó mà thành tên.
Trại Suối Máu giam giữ khoảng 5000 người, chia làm năm trại theo ký hiệu K. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ở K5.
Chỉ một năm ở trại này, do điều kiện giam giữ và ăn uống khắc nghiệt, không chỉ đại tá Nguyễn Văn Đông mang bệnh, mà rất nhiều người cũng đổ ra đủ thứ bệnh từ nội khoa đến ngoại khoa. Mà thuốc thì chủ yếu là một loại dược phẩm dân tộc được bào chế ở miền bắc có tên là Xuyên Tâm Liên. Bệnh gì cũng uống một loại ấy.
Nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả của tác phẩm Đại Học Máu, đã kể rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì bị mang bệnh ghẻ nhầy nhụa kỳ lạ, khiến cả mảng lưng của ông lở loét. Đã vậy nhiều chứng bệnh khác như đau bao tử, thấp khớp, huyết áp… ập tới hành hạ ông liên tục nhiều năm. Vào lúc thập tử nhất sinh, anh em khiêng lên trạm xá được ít bữa thì y tá ở đó đuổi về. Lý do là ở bệnh xá không có thuốc điều trị, cũng như cho về thì khỏi mang trách nhiệm.
Nhà văn Hà Thúc Sinh viết rằng mấy người bạn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiêng ông ra hố nước để tắm lại sau nhiều ngày nằm liệt, như một cách giúp duy nhất có thể. Nhưng do phải đi lao động nên mọi người chỉ kịp nhìn thấy ông Nguyễn Văn Đông nằm sấp trên mặt đất, chứ không còn đứng nổi, cố múc nước rồi nằm quơ quào cố tắm rửa một mình như vậy.
Nói về sáng tác trong giai đoạn đó, đại tá Nguyễn Văn Đông đã cố giữ lại cảm hứng của mình trong những năm đầu bị tù, vì nghĩ rằng cùng lắm 2-3 năm gì đó sẽ ra. Nhưng rồi dần dần mọi thứ thui chột theo sức khỏe và niềm hy vọng. Ngay lúc bệnh đã nặng, nhưng phát hiện tù nhân Đỗ Văn Phúc là em họ của ca sĩ Duy Khánh cũng bị tù chung trại, ông đã vui đến mức sáng tác lại. Cảm mến giọng hát của người này mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết riêng một bài hát để tặng, có tựa đề là “Sài Gòn trong trái tim tôi”. Tác phẩm này, giờ chắc đã tuyệt bút, chỉ còn được nhắc lại với đôi ba câu với những ai từng nghe qua như “Sài Gòn tiếc nuối không thôi, Hà Nội héo hắt răng môi, cho nhớ thương vời vợi. Ôi, Sài gòn trong trái tim tôi…”
Năm 1985, khi khiêng ông về nhà, bà Nguyệt Thu nói rằng không nghĩ ông sống qua được năm đó. Sự tuyệt vọng tràn ngập đến mức khi nhận được hồ sơ ghi danh đi chương trình H.O ngay trong nhóm đầu, ông đã từ chối vì muốn được chết trên quê hương mình. Bà cũng thuận theo ý ông. Ấy vậy mà với sự chăm sóc nhẫn nại và yêu thương của người vợ hiền, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã chậm chạp sống lại một lần nữa, cho đến ngày buộc phải chia tay trần thế.
Khác với cuộc đưa tiễn người lính Chris Kyle, buổi chia tay nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không có nhiều người khóc. Chỉ có những cánh tay đưa lên, im lặng chào đưa tiễn ông. Động tác rất quen thuộc khiến những người xa lạ nhau như gần lại. Có điều gì đó dâng lên trong suy nghĩ, đầy xúc động. Quả là có những triều đại nguy nga lộng lẫy, nhưng mọi thứ đã không còn. Nhưng cũng có những chế độ đã mất nhưng con người và tinh thần quốc gia thì còn sống mãi.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle là người lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.
Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Hàng người đứng chào theo kiểu nhà binh trước đám tang của nhạc sĩ – đại tá Nguyễn Văn Đông, đem lại niềm xúc động lạ thường, tương tự như hình ảnh tiễn xe tang của Chris Kyle. Nhưng có lẽ còn đặc biệt hơn với câu chuyện Việt Nam, khi mọi thứ về con người và hệ thống của chính quyền miền Nam bị săn lùng, giam giữ và hủy diệt nhiều năm, nhưng vẫn ẩn khuất đâu đó, rồi bất ngờ hiển lộ.
Nhưng ngoài âm nhạc, vẫn còn đôi chuyện về đại tá Nguyễn Văn Đông chưa được nói hết. Bài viết này là những gì còn lại, chưa kể, sau cuộc tiễn đưa đó.
Đọc tiểu sử cá nhân sau năm 1975, người ta chỉ biết ngắn gọn rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đi trại tù của Nhà nước Bắc Việt trong 10 năm, và sau đó không đi Mỹ theo diện H.O (Humanitarian Operation). Đó là một chiến dịch nhân đạo do tổng thống Mỹ Ronald Reagan bật đèn xanh nhằm giải thoát hàng trăm ngàn quân nhân cựu quân nhân VNCH bị đưa đi tù, dưới danh nghĩa cải tạo (Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program). Mọi thứ về đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, lâu nay vẫn được mô tả thoáng qua, y như cách mà báo chí Nhà nước đưa tin ông mất. Ấy vậy mà vài ngày sau đám tang, nhiều tờ báo vẫn còn bị khiển trách vì đã có thái độ trân trọng thái quá với một “sĩ quan ngụy”.
Năm 1975, ngay sau khi đại tá Nguyễn Văn Đông ra trình diện, dù được chính quyền quân quản tuyên bố là chỉ đi “học tập tư tưởng mới” trong vài tháng. Thế nhưng, sự thật sau đó là 10 năm dài tù đày ở trại Suối Máu, Biên Hòa. Cho đến sau năm 1980 thì đưa về Chí Hòa. Đại tá Nguyễn Văn Đông được trả về nhà vào năm 1985 để được chết ở nhà, theo chính sách khoan hồng của cách mạng. Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể rằng khi chia tay ông 10 năm trước, bà vẫn còn nhớ hình dáng một người đàn ông gầy nhưng khỏe mạnh, để rồi khi nhận lại ông, thì lúc đó gần như chỉ là một cái xác, chỉ còn thoi thóp.
Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể lại rằng gia đình lúc đó chỉ còn đợi ngày để chôn ông, vì do ông mang quá nhiều căn bệnh cũng như thuốc men lại quá đắt đỏ và khan hiếm vào thời đó.
Rồi nhiều năm sau, ông sống lại như một kỳ tích, khỏe mạnh. Hai người im lặng sống trong căn nhà nhỏ chỉ có đôi vợ chồng già, không con cái, không nhiều sinh hoạt với xã hội. Bà Nguyệt Thư nói rằng cho đến nhiều năm sau khi ông được thả về, bà vẫn còn khả năng sinh con nhưng ông không còn có thể. Vì vậy hai người đã chọn sống cô đơn cùng nhau đến ngày chung cuộc.
Lời của bà kể như tiếng chuông chùa xa xăm về một nỗi đau không lời. Về với ông được 2 năm, thì bà bị chia cắt với đại tá bởi 10 năm tù không hề tòa án, cũng như không hề có lời giải thích. Khi được trả về nhà, thì ông đã như một phế nhân.
Bà nói rằng không muốn sinh con vì ông quá yếu. Nhưng cũng có thể bà không muốn có một đứa con, bởi cuộc sống như ác mộng mà bà và ông trãi qua, nếu có đơm hoa kết trái thì chắc cũng không thể có được lúc tỏa hương.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đến trại Suối Máu ngay sau khi trình diện. Thực tế là trại này tên là trại Tân Hiệp, Biên Hòa, từng là nơi giam giữ các binh sĩ Bắc Việt chờ trao trả theo các thỏa ước. Tên Suối Máu là do các tù nhân sau năm 1975 gọi thành quen mặc dù bị quản giáo cấm. Bởi năm 1968, cuộc đột kích thất bại ở cứ điểm này, mà dân trong vùng mô tả máu dân thường và của hai bên Nam Bắc chảy như suối, từ đó mà thành tên.
Trại Suối Máu giam giữ khoảng 5000 người, chia làm năm trại theo ký hiệu K. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ở K5.
Chỉ một năm ở trại này, do điều kiện giam giữ và ăn uống khắc nghiệt, không chỉ đại tá Nguyễn Văn Đông mang bệnh, mà rất nhiều người cũng đổ ra đủ thứ bệnh từ nội khoa đến ngoại khoa. Mà thuốc thì chủ yếu là một loại dược phẩm dân tộc được bào chế ở miền bắc có tên là Xuyên Tâm Liên. Bệnh gì cũng uống một loại ấy.
Nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả của tác phẩm Đại Học Máu, đã kể rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì bị mang bệnh ghẻ nhầy nhụa kỳ lạ, khiến cả mảng lưng của ông lở loét. Đã vậy nhiều chứng bệnh khác như đau bao tử, thấp khớp, huyết áp… ập tới hành hạ ông liên tục nhiều năm. Vào lúc thập tử nhất sinh, anh em khiêng lên trạm xá được ít bữa thì y tá ở đó đuổi về. Lý do là ở bệnh xá không có thuốc điều trị, cũng như cho về thì khỏi mang trách nhiệm.
Nhà văn Hà Thúc Sinh viết rằng mấy người bạn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiêng ông ra hố nước để tắm lại sau nhiều ngày nằm liệt, như một cách giúp duy nhất có thể. Nhưng do phải đi lao động nên mọi người chỉ kịp nhìn thấy ông Nguyễn Văn Đông nằm sấp trên mặt đất, chứ không còn đứng nổi, cố múc nước rồi nằm quơ quào cố tắm rửa một mình như vậy.
Nói về sáng tác trong giai đoạn đó, đại tá Nguyễn Văn Đông đã cố giữ lại cảm hứng của mình trong những năm đầu bị tù, vì nghĩ rằng cùng lắm 2-3 năm gì đó sẽ ra. Nhưng rồi dần dần mọi thứ thui chột theo sức khỏe và niềm hy vọng. Ngay lúc bệnh đã nặng, nhưng phát hiện tù nhân Đỗ Văn Phúc là em họ của ca sĩ Duy Khánh cũng bị tù chung trại, ông đã vui đến mức sáng tác lại. Cảm mến giọng hát của người này mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết riêng một bài hát để tặng, có tựa đề là “Sài Gòn trong trái tim tôi”. Tác phẩm này, giờ chắc đã tuyệt bút, chỉ còn được nhắc lại với đôi ba câu với những ai từng nghe qua như “Sài Gòn tiếc nuối không thôi, Hà Nội héo hắt răng môi, cho nhớ thương vời vợi. Ôi, Sài gòn trong trái tim tôi…”
Năm 1985, khi khiêng ông về nhà, bà Nguyệt Thu nói rằng không nghĩ ông sống qua được năm đó. Sự tuyệt vọng tràn ngập đến mức khi nhận được hồ sơ ghi danh đi chương trình H.O ngay trong nhóm đầu, ông đã từ chối vì muốn được chết trên quê hương mình. Bà cũng thuận theo ý ông. Ấy vậy mà với sự chăm sóc nhẫn nại và yêu thương của người vợ hiền, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã chậm chạp sống lại một lần nữa, cho đến ngày buộc phải chia tay trần thế.
Khác với cuộc đưa tiễn người lính Chris Kyle, buổi chia tay nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không có nhiều người khóc. Chỉ có những cánh tay đưa lên, im lặng chào đưa tiễn ông. Động tác rất quen thuộc khiến những người xa lạ nhau như gần lại. Có điều gì đó dâng lên trong suy nghĩ, đầy xúc động. Quả là có những triều đại nguy nga lộng lẫy, nhưng mọi thứ đã không còn. Nhưng cũng có những chế độ đã mất nhưng con người và tinh thần quốc gia thì còn sống mãi.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/the-remain-things-03072018084211.html
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018
Liên Hợp Quốc, tòa nhà mang tính hình thức?
Liên Hợp Quốc, tòa nhà mang tính hình thức?
Nguyễn Quang Hồng Nhân
Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng vấn đề liên quan đến Việt Nam, nạn nhân trong vụ án Formosa, những người dân vì hoạt động hợp pháp “nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được." Baskut Tuncak, Đặc ủy nhân quyền phát biểu.
Người dân Việt Nam từ lâu vẫn trông đợi sự công bình, văn minh từ LHQ. Trong vô số các Hiệp Định có sự chủ trì của LHQ, Hiệp định Paris vẫn còn đó và vai trò, trách nhiệm thật to lớn trong sự thực hiện quyền dân tộc tự quyết cho các dân tộc. Nếu LHQ không giương cậy gậy dẫn đường, các dân tộc cũng theo chữ Thời, rồi đến lúc “vật cùng tất biến”, nhưng chắc chắn mọi sự sẽ không xảy ra trong hòa bình trật tự.
Từ Hội Quốc Liên đến Liên Hiệp Quốc nơi thể hiện niềm hy vọng của nhân loại hay vẫn chỉ là ước mơ từ tác phẩm về Một Nền Hòa Bình Vĩnh Cửu của Immanuel Kant, triết gia Đức. Giấc mơ của bao người chân chất trên hành tinh muốn sự thật, công lý, hòa bình được thể hiện dưới đất hay nơi đây mãi còn làm diễn đàn của những nhà mỵ dân ngụy biện trong một thế giới với những nền tảng khoa học thay đổi nhanh chóng từ căn để như những bệ phóng đưa nhân loại ra khỏi hành tinh này nếu có nhu cầu.
Thế nhưng về mặt nhân văn hầu hết các nhà lãnh đạo về thế quyền độc đoán và thần quyền cực đoan đều muốn giựt lùi con người lại về mặt tiến hóa, còn hơn thế nữa với những phương cách xấu xa nhất để tồn tại của nhóm bè đảng ‘mọi phương tiện để đạt mục đích nắm chính quyền thay vì là một nhà nước phục vụ dân, họ trở thành các tập đoàn mafia tham nhũng, hối mại quyền thế cướp của, giết người một cách tinh vi cũng nhân danh tôn giáo, nhân bản, triết học tiến bộ nhưng thật ra chỉ là ngụy thuyết. Và chuyện tha hóa về mặt nhà nước này chẳng may rơi vào các nước trong đó có Việt Nam, Miến Điện, Bắc Triều Tiên…
Rõ ràng nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện đã đàn áp dân chúng, bắt giam sư sãi, các nhà đấu tranh dân chủ, nhưng nghiệt ngã thay khi phe dân chủ thắng thế xảy ra khủng hoảng…. khiến cả nửa triệu người phải bỏ nhà cửa ruộng vườn, chưa kể hết những vụ hãm hiếp phụ nữ, sát hại trẻ em, và bệnh tật trên đường tỵ nạn.
Rõ ràng nhà cầm quyền Bắc Triều tiên trong sự tha hóa trụy lạc của giới cầm quyền trong lúc dân chúng đói khổ, thậm chí dồn tiền để cố chế cho được trái bom nguyên tử, còn về mặt quân phiệt đã từng bị Hoa Kỳ xếp vào trục liên minh ma quỷ hỗ trợ khủng bố.
Rõ ràng người dân Việt Nam trong nước không có cái quyền cơ bản nào cả theo lẽ của thân phận một hữu thể khi sinh ra làm người, hiện tại chỉ ngoài cái quyền được ăn như một con lợn, nhưng con heo còn có chủ vì sợ lỗ lã nên được canh chừng không cho ăn bậy. Còn con người tha hồ được tự do ngốn thuốc độc vào thân đến họa ung thư nhất là đường ruột đã báo động tại Việt Nam và nạn ghiền sex trong mọi giới của Việt Nam ngày nay do chính quyền chỉ kiểm duyệt, dùng bức tường lửa ngăn chận đối với các quyền tự do tư tưởng ngôn luận, còn thả cửa những trang dâm ô. Trong khi đó kẻ cầm quyền cũng tự do ăn bẩn từ thượng tầng đến hạ tầng của một cơ chế thối nát.
Thế nhưng giới lãnh đạo của các nước này cũng ra trước LHQ, cũng áo mão, cũng họp báo cũng nói nhân quyền, có khi còn hay hơn nhiều chính trị gia trong sự lãnh hội Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị thuộc nhân quyền, vậy đâu là phương cách thực hiện của tổ chức này. Hay tòa nhà kia nay chỉ còn là văn phòng của các ủy ban mang tính hình thức?
Người viết chứng kiến các tù nhân lương tâm trước cái chết đã từng đánh đổi với lời nói cuối cùng hô vang các câu khẩu hiệu, hoặc kêu gọi đến LHQ hãy xem xét sự vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng sản Việt Nam, trong hy vọng ‘của tin còn một chút này’ cho dù đó là chỗ tuyệt vọng của con người. Tất nhiên lời kêu gọi từ lời nói cuối cùng trước tòa không mang ảo tưởng mọi sự sẽ được cứu vớt từ LHQ, nhưng ở đây từ vực sâu con người vẫn kỳ vọng: bao lâu nhân loại còn tồn tại đều có thể ngồi lại với nhau và trong tinh thần đối thoại – Đó là đặc điểm của con người.
Theo Aristote triết gia Hy Lạp một nhà nước phải quân bình giữa lý trí như cây gậy dẫn đường cho dân tộc đó gồm những tư tưởng, học thuyết minh triết. Hai là trái tim quả cảm tức lòng nhiệt thành nếu không biết kiềm chế sẽ sinh ra bao cuộc chiến tranh đến chủ nghĩa quân phiệt. Ba là những dục vọng khả giác, nếu không có sự quân bình nhất là giáo dục sẽ tạo ra một xã hội trụy lạc tha hóa trong tính nhân văn với đồng loại. Và đây là hình ảnh của Việt Nam hiện tại dưới sự cai trị của Cộng sản: cây gậy dẫn đường đến cái que cũng không có, lòng nhiệt huyết của thanh niên khi lãnh hải, lãnh thổ mất dần vào tay Trung Quốc nhưng bao sự phản kháng của thanh niên, sinh viên, học sinh đều bị nhà cầm quyền ngăn chận. Món quà mà đảng Cộng sản Việt Nam tặng cho thanh niên nam nữ đó là sex thỏa mái, trụy lạc ăn chơi sa đọa hay nói khác đi đây là chiến lược lâu dài của nhà cầm quyền Đại Hán qua các Lê Chiêu Thống thời hiện đại.
Nhưng của may còn một chút này theo Tôn Dật Tiên định nghĩa Trung Quốc chỉ là ‘một thau cát vĩ đại’. Cho nên ‘mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột’ qua tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, nay chúng ta có thể yên tâm vì hiểu rằng: dù vĩ đại đến đâu Trung Quốc cũng chỉ là một thau cát. Nên có thể nói được rằng vẫn là cơ may của các các dân tộc trong họa Đại Hán này. Các dân tộc Ngoại Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Đông, Quảng Tây… đều có quyền đòi lại tự do cho dân tộc mình và đây là điều tất yếu xoay vần theo sự biến dịch của thời gian mà lịch sử Trung Hoa đã chứng minh.
Con đường tất yếu mang lại thẩm quyền cho người dân Trung Hoa, con đường của Tự Do, Dân Chủ như một hệ luận tất yếu và chỉ còn là vấn đề thời gian. Tôi không tin là các nhà chiến lược Phương Tây nhất là Hoa Kỳ không thể không nhận ra vấn đề này nhưng phương cách thực hiện để người dân Trung Hoa có được Tự Do dân chủ thời có thể nói được rằng Phương Tây chưa có những nhà chiến lược tầm cỡ đủ để tạo nên sự biến đổi lịch sử mang tính nhân loại này. Hay có quá nhiều bộ óc vượt tầm cỡ, nhưng không chọn ra được tính trội của một phương cách khả thi.
Người Việt Nam trong nước cũng như bên ngoài không thể chờ mong có sự giúp đỡ của người Mỹ để có Tự Do, Dân Chủ cho dù theo sát kiểu Mỹ đi nữa, chỉ có thể từ trong ra ngoài hãy cùng nhau nghĩ về cội rễ của mình mà thương đến thân phận làm người bị ngược đãi trên quê hương hầu dốc sức góp tay vào nhằm biến đổi đất nước, biến đổi chính mình. Hãy làm lại tất cả ngay với chính mỗi người như không tự viết sách hay nhờ thuê người khác viết mà khen tặng chính mình như Trần Dân Tiên, không học giả để lấy danh, hãy thực hiện nhân quyền, lòng tự trọng nơi chính bản thân mình trước.
Từ LHQ trở về cái tiểu vũ trụ trong mỗi cá nhân người Việt, không thể trong tâm còn là ‘một bồ dao găm’ mà bảo đi cứu người, đó chính là cái họa thêm cho dân tộc. Cho nên cuộc chiến để giành lại quyền làm người cho dân Việt – đây là một cuộc chiến làm lại chính mỗi người để chiến thắng cái xấu xa sự ác. Tôi không thể giao hoan với toàn gái mười lăm, mười sáu, đánh vợ hành hạ con, song cũng tìm tới nhân danh nhân quyền và ngay cả những người gọi là đại diện cho nhân quyền cũng cần xét lại tư cách nghiêm túc trong công việc của mình.
Quả vậy, cuộc đổi thay này sẽ không như các cuộc cách mạng trước đây, nỗi oan khiêng của mọi người dân đó là ngòi nổ sẽ là những ngọn đuốc dần đốt cháy chế độ cộng sản này. Nhưng để đến thành công bền vững mỗi người dân Việt ít nhiều phải làm lại chính mình để làm lại toàn xã hội, chứ không thể như hiện nay ‘nhà nhà gian dối, người người gian dối, gian dối từ ngay học đường với các thầy cô giáo làm chuyện đồi bại rồi bày vẻ cho các em học sinh chuyện hư đốn. Có như vậy chúng ta mới có một bộ mặt nhân văn thật sự trong cộng đồng nhân loại mai hậu.
Chúng ta cùng nhớ lại lá thư lịch sử từ các nhà lãnh đạo đại diện mọi lục địa và kêu gọi tổng thư ký LHQ hãy có hành động can thiệp vào Miến Điện theo lời của chủ tịch Freedom Now, Jared Genser cho báo chí được biết thông tin này.
Những người ký tên vào bức thư gửi cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon trước đây để kêu gọi ông hãy đến Miến Điện để kêu gọi chính quyền quân sự nơi đây trả tự do cho nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị khác và hiện nay Bà đang được trả tự do.
Họ gồm cả hai cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George H.W. Bush và Jimmy Carter, cựu Tổng Thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, cựu Thủ Tướng Úc John Howard, cựu Thủ Tướng Pháp Lionel Jospin, cựu Thủ Tướng Nhật Junichiro Koizumi và các cựu tổng thống Phi Luật Tân Fidel Ramos cùng Corazone Aquino.
“Đây là một nỗ lực chưa từng có của cả thế giới đối với người dân Burma, và tôi rất vui sướng là có nhiều người đã cùng với tôi nêu lên vấn đề quan trọng này,” theo lời Kjell Magne Bondevik, cựu Thủ Tướng Na Uy.
Các nhà cựu lãnh đạo từ hơn 50 quốc gia đã kêu gọi ông Ban hãy tự mình đến Miến Điện vào thời điểm đó để yêu cầu chế độ tại đây trả tự do cho 2.100 tù nhân chính trị. Và nay họ đã được tự do.
Thế giới tự do cũng không ngoảnh mặt với chúng ta vì trong đó có cả tiếng kêu than quằn quại của gần nửa triệu người chết trên biển Đông và trong ngục tù dưới chế độ bạo tàn Cộng sản. Nhân loại từ khi hình thành bên dòng lịch sử luôn là tiếng vọng như lời cầu bên dòng sông Babylon ‘Con cầu xin Chúa Chúa ơi…’ Nhưng ở đây và bây giờ với người dân Việt, chỉ có thể thay đổi được cục diện man rợ này khi tôi niệm với chính mình: tôi đang làm lại chính mình để xã hội tôi được thanh sạch, người dân có cùng màu da, anh em cội nguồn của tôi nay được tự do, dân chủ. Vì theo cách hiểu một người không có lòng ngay lời cầu sẽ khó được thuận theo ý Trời – cuộc chiến không binh đao nhưng có sức mạnh vô cùng này là một cuộc chiến từ lời cầu nguyện và hãy niệm!
Hãy cùng nhau biến LHQ thành một tổ chức hành động, tòa nhà kia không còn là những tường đá vô tri!
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-mang-tinh-hinh-thuc/4270928.html
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018
Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên tàu sân bay USS Carl Vinson
Việt Nam
Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt
Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng
hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông
từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời
gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế
bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho
biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong
những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự
kiện lịch sử trong quan hệ Việt - Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò
chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm
trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson.
VOA: Ông có thể cho chúng tôi biết đôi chút về nguồn gốc Việt của mình được không?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi sinh ra ở Sài Gòn. Gia đình tôi gốc Hà Nội, nhưng chuyển vào Nam năm 1954 khi Việt Nam đang bị chia cắt.
Bố tôi phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa và đồn trú tại Nhà Bè
trong suốt thời kỳ chiến tranh. Ông chỉ huy một đơn vị ở đó. Vì thế,
khi Việt Nam Cộng hòa thất thủ năm 1975, chúng tôi phải trốn chạy.
Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.
Thăm Việt Nam, tàu sân bay Mỹ ‘duy trì hòa bình khu vực’
Tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam, báo Trung Quốc lên tiếng
VOA: Lý do vì sao ông lại quyết định gia nhập hải quân và phục vụ trên USS Carl Vinson? Nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt hay nói với chúng tôi rằng họ làm vậy để trả ơn quê hương thứ hai đã đón nhận. Còn ông thì sao?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi cũng có lý do giống như vậy. Như những gì ba mẹ tôi kể, sau khi trốn chạy, chiếc tàu đánh cá của chúng tôi tới được Singapore. Nhưng nước này không nhận người tỵ nạn nên họ lại cho phép chúng tôi ra khơi. Sau đó, chúng tôi may mắn được một tàu hải quân Mỹ phát hiện và đưa tới Vịnh Subic, Wake Island [nằm giữa Honolulu và Guam], Hawaii rồi cuối cùng là trại tị nạn Fort Chaffee ở Arkansas.
Sau đó, chúng tôi đã được một nhà thờ Cơ đốc ở Lansing, Michigan, bảo
lãnh. Và đó là lúc gia đình tôi bắt đầu Giấc mơ Mỹ. Thoạt đầu, gia đình
chúng tôi cũng chật vật, nhưng sau đó anh em chúng tôi đều tốt nghiệp
đại học Michigan State University, lập gia đình và thành công trong cuộc
sống. Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ
hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.
Tôi đã phục vụ trong hải quân khoảng 15 năm. Tôi từng làm thủy thủ
trên ba tàu khác nhau. Tôi muốn làm việc trên Vinson vì muốn đó là đỉnh
cao của sự nghiệp của mình và tôi đã không thất vọng. Làm việc trên hàng
không mẫu hạm này là trải nghiệp thực sự khác biệt. Thật tuyệt vời khi
chứng kiến khối lượng công việc cũng như con người tham gia để vận hành
con tàu này.
Chứng kiến những người trẻ tuổi dám đảm nhận trách nhiệm mà những
người khác phải rùng mình khiến tôi tin tưởng vào tương lai. Chứng kiến
nhiều người thuộc đủ mọi thành phần cùng nhau nỗ lực để hoàn thành nhiệm
vụ thực sự truyền cảm hứng cho tôi.
Trong phần còn lại của sự nghiệp của tôi sau chuyến đi lần này, tôi sẽ giảng dạy hoặc điều hành các phòng khám trên bờ, nên tôi muốn chuyến đi này trở thành đỉnh cao của sức mạnh hải quân.
VOA: Cảm xúc của Trung tá ra sao khi trở lại nơi mình sinh ra? Người thân của ông nói gì về chuyến đi đầu tiên của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam kể từ những năm 60?
Trung tá Hiền Trịnh: Khoảng 10 năm trước tôi đã trở lại Việt Nam một lần trong chuyến đi tình nguyện với các hoạt động về nha khoa với bạn gái tôi (nay đã trở thành vợ). Và cũng giống như khi ấy, tôi rất vui khi tận mắt chứng kiến những nơi trước đây chỉ tồn tại trong lời kể của cha mẹ tôi.
Tôi từng có lúc có những cảm xúc vui buồn lẫn lộn vì cuộc chiến vẫn
còn hằn rõ trong tâm trí cha mẹ tôi và các thành viên khác trong gia
đình. Tôi có nhiều thành viên gia đình không sống sót trong cuộc chiến.
Nhưng cùng với thời gian, những cảm xúc tiêu cực đó và những điều tôi
được dạy đã dần được thay thế bằng tình yêu mến dành cho văn hóa và
người dân ở đó.
Còn về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm, tôi thực sự vui mừng khi trở thành một phần của sự kiện lịch sử này. Tôi hy vọng nó sẽ mang lại mối quan hệ chân tình và nồng ấm trong nhiều năm tới.
VOA: Ông muốn làm gì nhất khi USS Carl Vinson cập cảng ở Việt Nam?
Trung tá Hiền Trịnh: Đây là câu hỏi dễ trả lời nhất. Tôi muốn ăn, ăn thật nhiều. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để biết về một nền văn hóa là qua ẩm thực. Tôi thích món ăn Việt Nam vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nước như Trung Quốc, Thái hay Pháp. Và cũng giống như đồ ăn kiểu Cajun ở Mỹ, món ăn Việt Nam hòa trộn hoàn hảo tất cả những ảnh hưởng đó thành những món độc đáo và ngon.
VOA: Ông nghĩ sao về mối quan hệ nồng ấm hiện nay giữa hai quốc gia cựu thù?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi rất vui. Đất nước này còn có nhiều điều mời gọi và tôi rất muốn chia sẻ văn hóa Việt Nam tuyệt vời mà tôi yêu thích với nhiều người nhất có thể. Từ những bãi biển cát trắng tới các ngọn núi tuyệt đẹp, những cánh rừng rậm, các ngôi đền cổ và sự trầm mặc của những ngày đông trên mặt hồ ở Hà Nội. Việt Nam là một nơi đẹp với những con người thân thiện. Tôi hy vọng có thể tới thăm nhiều lần nữa.
VOA: Ông có thể cho chúng tôi biết đôi chút về nguồn gốc Việt của mình được không?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi sinh ra ở Sài Gòn. Gia đình tôi gốc Hà Nội, nhưng chuyển vào Nam năm 1954 khi Việt Nam đang bị chia cắt.
Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.Trung tá Hiền Trịnh nói.
Gia đình tôi gồm ba mẹ, năm anh chị em và tôi, khi ấy mới hai tuổi, lên một chiếc tàu đánh cá để chạy khỏi một nơi bất định để tới một nơi bất định khác.
Thăm Việt Nam, tàu sân bay Mỹ ‘duy trì hòa bình khu vực’
Tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam, báo Trung Quốc lên tiếng
VOA: Lý do vì sao ông lại quyết định gia nhập hải quân và phục vụ trên USS Carl Vinson? Nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt hay nói với chúng tôi rằng họ làm vậy để trả ơn quê hương thứ hai đã đón nhận. Còn ông thì sao?
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi cũng có lý do giống như vậy. Như những gì ba mẹ tôi kể, sau khi trốn chạy, chiếc tàu đánh cá của chúng tôi tới được Singapore. Nhưng nước này không nhận người tỵ nạn nên họ lại cho phép chúng tôi ra khơi. Sau đó, chúng tôi may mắn được một tàu hải quân Mỹ phát hiện và đưa tới Vịnh Subic, Wake Island [nằm giữa Honolulu và Guam], Hawaii rồi cuối cùng là trại tị nạn Fort Chaffee ở Arkansas.
Nếu không có sự cứu giúp của hải quân Mỹ và quan trọng hơn là cơ hội ở Hoa Kỳ, tất cả những điều đó có lẽ đã không thể xảy ra.Trung tá Hiền Trịnh nói.
Tôi muốn làm việc trên Vinson vì muốn đó là đỉnh cao của sự nghiệp của mình và tôi đã không thất vọng.Trung tá Hiền Trịnh nói.
Trong phần còn lại của sự nghiệp của tôi sau chuyến đi lần này, tôi sẽ giảng dạy hoặc điều hành các phòng khám trên bờ, nên tôi muốn chuyến đi này trở thành đỉnh cao của sức mạnh hải quân.
VOA: Cảm xúc của Trung tá ra sao khi trở lại nơi mình sinh ra? Người thân của ông nói gì về chuyến đi đầu tiên của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam kể từ những năm 60?
Trung tá Hiền Trịnh: Khoảng 10 năm trước tôi đã trở lại Việt Nam một lần trong chuyến đi tình nguyện với các hoạt động về nha khoa với bạn gái tôi (nay đã trở thành vợ). Và cũng giống như khi ấy, tôi rất vui khi tận mắt chứng kiến những nơi trước đây chỉ tồn tại trong lời kể của cha mẹ tôi.
Còn về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm, tôi thực sự vui mừng khi trở thành một phần của sự kiện lịch sử này. Tôi hy vọng nó sẽ mang lại mối quan hệ chân tình và nồng ấm trong nhiều năm tới.
VOA: Ông muốn làm gì nhất khi USS Carl Vinson cập cảng ở Việt Nam?
Trung tá Hiền Trịnh: Đây là câu hỏi dễ trả lời nhất. Tôi muốn ăn, ăn thật nhiều. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để biết về một nền văn hóa là qua ẩm thực. Tôi thích món ăn Việt Nam vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nước như Trung Quốc, Thái hay Pháp. Và cũng giống như đồ ăn kiểu Cajun ở Mỹ, món ăn Việt Nam hòa trộn hoàn hảo tất cả những ảnh hưởng đó thành những món độc đáo và ngon.
Trung tá Hiền Trịnh: Tôi rất vui. Đất nước này còn có nhiều điều mời gọi và tôi rất muốn chia sẻ văn hóa Việt Nam tuyệt vời mà tôi yêu thích với nhiều người nhất có thể. Từ những bãi biển cát trắng tới các ngọn núi tuyệt đẹp, những cánh rừng rậm, các ngôi đền cổ và sự trầm mặc của những ngày đông trên mặt hồ ở Hà Nội. Việt Nam là một nơi đẹp với những con người thân thiện. Tôi hy vọng có thể tới thăm nhiều lần nữa.
No media source currently available
0:00
0:01:27
0:33
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)