Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

5 “núi đôi” kỳ quặc nhất thế giới


5 “núi đôi” kỳ quặc nhất thế giới

Thứ bảy, 2015-01-17 - Nguồn: 24h.com.vn
5 người phụ nữ không có sắc vóc nổi trội nhưng vẫn gây chú ý vì vòng 1 kỳ quặc.

1. Cặp núi đôi nặng 20 kg của cô người mẫu thân gầy
Beshine, một người mẫu Đức có bộ ngực nặng tới gần 20 kg trong khi thân hình lại rất mảnh khảnh. Vòng 1 của cô cso kích thước tới 1 mét rưỡi. Chúng khiến cô đi lại khó khăn và gây đau lưng.
Cô cũng tự cho rằng vòng 1 cỡ 32Z của mình là lớn nhất thế giới.

2. Cô gái có vòng 1 nở nang hơn nhờ mặc áo nịt corset
Ai cũng biết việc mặc áo nịt corset ôm sát cơ thể sẽ giúp vòng eo thon gọn nhưng tác dụng kích nở vòng 1 của nó thì lại có lẽ hiếm người tin có thật.
Cô nàng Penny Brown lấy cảm hứng từ nhân vật Jessica Rabbit để chỉnh hình cơ thể. Cô từng nâng ngực từ cỡ H lên cỡ O. Tuy nhiên vòng 1 của Penny vẫn chưa có vẻ lớn như ý muốn, vì thế nên cô mặc áo corset hàng ngày trong nhiều tiếng để có được thân hình đồng hồ cát.
Vòng eo siêu bé được tạo nên bởi chiếc corset khiến ngực của cô Penny Brown đồ sộ hơn nhiều do hiệu ứng thị giác và tỉ lệ cơ thể.

Rabbit Brown có vòng 1 ngoại cỡ nhờ vòng eo cực bé
3. Trở thành người mẫu nhờ vòng 1 "nhựa"
Việc chi hơn 400 triệu bơm ngực lên cỡ G giúp cô Victoria Wild bắt đầu bước chân vào làng người mẫu. Cô tiết lộ mình muốn trở thành bản sao của những người mẫu ngực khủng như Katie Price hay Jourdan.

4. Đôi gò bồng đảo được ví như "quả bom hẹn giờ"
Elizabeth Star có cặp núi đôi cỡ O thuộc hàng lớn nhất thế giới. Tất nhiên đây là một tác phẩm của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ.
Elizabeth chọn hình thức cấy ghép vú chuỗi khiến vòng 1 lớn lên không ngừng mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ thêm. Điều này làm bộ ngực của cô như một quả bom hẹn giờ chỉ chực nổ. Các bác sĩ đã phải khuyên cô nên đi phẫu thuật loại bỏ núi đôi để giữ lại mạng sống.


Cô Elizabeth Star và bộ ngực "giết người"
5. Phẫu thuật vòng 1 để thành búp bê sống
Cô nàng tóc vàng Blondie Bennett bơm vòng 1 để trở thành một nàng búp bê sống. Không chỉ bơm độn tới 5 lần mà cô còn tới lớp thôi miên để khiến mình trở nên ngớ ngẩn giống búp bê.

Búp bê tóc vàng Blonde Bennett
 
Chưa đọc hôm nay, 02:59 AM
Tướng 1 sao



Bộ không biết nặng sao hả các mợ? 
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32431

Default Gia tăng áp lực đòi CSVN tôn trọng nhân quyền

Gia tăng áp lực đòi CSVN tôn trọng nhân quyền
Friday, January 16, 2015 1:44:57 PM

HÀ NỘI (NV) - Đó là đề nghị của Liên Đoàn Quốc Tế Vì Nhân Quyền (FIDH) với Liên Hiệp Châu Âu (EU) trước cuộc đối thoại lần thứ năm về nhân quyền giữa EU với Việt Nam.




Đàn áp những người phản kháng cưỡng chế - thu hồi đất ở Văn Giang, Hưng Yên.
Nếu không chú trọng nhân quyền, các hiệp định thương mại sẽ khiến xâm hại
nhân quyền ở Việt Nam thêm trầm trọng. (Hình: Internet)
FIDH bao gồm 178 tổ chức hoạt động cho nhân quyền ở hàng trăm quốc gia. Theo dự kiến thì cuộc đối thoại lần thứ năm về nhân quyền giữa EU với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 1 tại Brussels, Bỉ.
Trong văn bản gửi EU, FIDH nhận định, đến nay, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ, không có dấu hiệu được cải thiện, cũng vì vậy, tại cuộc đối thoại sắp tới về nhân quyền với Việt Nam, EU nên đưa ra khuyến nghị rõ rang. kèm thời hạn cụ thể để buộc Việt Nam phải thực thi những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Một trong những biện pháp mà FIDH khuyến nghị EU cần đề ra đối với Việt Nam, đó là Việt Nam phải chấm dứt sách nhiễu và bắt bớ tùy tiện những người bất đồng chính kiến, những cá nhân hoạt động cho nhân quyền, các blogger, tín đồ các tôn giáo và phóng thích ngay toàn bộ tù chính trị.

Theo FIDH thì EU cần thúc giục Việt Nam thực thi tất cả các khuyến nghị do Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa (CESCR) đề ra hồi giữa tháng 12 năm ngoái. Trong đó có yêu cầu thành lập một cơ quan nhân quyền cấp quốc gia, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự và công đoàn hoạt động độc lập, cải thiện quyền của người lao động, xóa bỏ tệ nạn sử dụng lao động trẻ em.

Trong một cuộc trò chuyện với VOA về khuyến nghị của FIDH, ông Andrea Giorgetta, người đứng đầu bộ phận phụ trách khu vực Châu Á của FIDH, nhấn mạnh, quan trọng nhất là EU cần yêu cầu Việt Nam hủy các điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 87 (phá hoại chính sách đoàn kết), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước), trong Bộ Luật Hình Sự hiện hành, bởi những điều này đang được Việt Nam sử dụng để giam cầm những người bày tỏ chính kiến của họ một cách ôn hòa.

Theo ông Giorgetta, yêu cầu hủy bỏ hoặc sửa đổi các qui định mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự hiện hành của Việt Nam đã từng được Hoa Kỳ nêu ra nhiều lần và EU cũng nên làm như vậy. Đã tới lúc cộng đồng quốc tế phải nói với Việt Nam một cách rõ ràng rằng, "Việt Nam phải điều chỉnh để luật pháp phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.”

“Phải tôn trọng luật pháp”

Ông Giorgetta nói thêm, các cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU với Việt Nam tuy không phải là một “cây đũa thần” song EU cần tận dụng lợi thế là được Việt Nam xem như một “đòn bẩy kinh tế” để yêu cầu Việt Nam xóa bỏ những vi phạm trầm trọng về nhân quyền và cổ xúy cho thay đổi tích cực hơn.

EU là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam đang hưởng nhiều lợi ích trong quan hệ với EU và để tiếp tục được hưởng các quyền lợi ấy, Việt Nam phải chứng tỏ mình là một thành viên có trách nhiệm trên sân chơi của thế giới - tôn trọng luật pháp quốc tế.
Việt Nam hiện có khoảng 200 tù nhân chính trị và được xem là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về việc giam giữ tù chính trị.

Năm ngoái, sau khi EU từ chối không đánh giá về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong các cuộc thương lượng về Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại với Việt Nam, vì đã có các cơ chế khác để làm điều này, chẳng hạn như các cuộc đối thoại nhân quyền giữ EU với Việt Nam, FIDH đã khiếu nại với thanh tra của EU. Thanh tra của EU đã tiếp nhận khiếu nại vừa kể và đang xem xét.

(Người Việt)


Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32436 

Màu Cờ và Hồn Nước

 
 Ảnh thêm- Huỳnh Mai St.8872- Việt Nam Cộng Hòa Bất Diệt

MÀU CỜ VÀ HỒN NƯỚC

Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954 Việt Nam bị phân chia thành hai lãnh thổ. Cả hai đều được công nhận trên trường Quốc Tế. Mỗi bên thành lập chính phủ riêng và xây dựng xã hội theo một thể chế chính trị khác nhau. Từ đó, tạo ra hai truyền thống, lịch sử và nền văn hóa, giáo dục công dân hoàn toàn khác nhau.

Miền Bắc được gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đặt dưới sự lãnh đạo và quản chế của khối cộng sản quốc tế. Nửa phần đất nước này có dân số đông hơn ở miền Nam, được lèo lái, được (bịt mắt) dẫn đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản chủ trương xây dựng xã hội miền Bắc theo thuyết Tam Vô: Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo. Lấy bạo lực chính trị và dối trá làm nền tảng để áp đặt và cai trị đất nước. Vì theo chủ nghĩa Tam Vô, CS đã có những quy trình và học tập nhằm tiêu diệt nền tảng văn hóa nhân bản của xã hội và của gia đình. Khởi đầu là bài giáo khoa cơ bản dùng để đào tạo các đoàn đảng viên, và buộc mọi học viên phải đạt trong học tập. Bài giáo khoa này vừa được Trần Đĩnh, một cựu đảng viên từ thời 1949-50 tiết lộ trong Đèn Cù "Định nghĩa đảng viên là ngọc là vàng của đảng cho nên vào tổng kiểm thảo, Tố Hữu yêu cầu học viên rất ngặt... Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình (mới thôi)” (trang 74-75). Kế đến là bản cáo trạng phi nhân tính, phi đạo nghĩa “Địa chủ ác ghê” do Hồ Chí Minh viết ra để khởi đầu và làm nền tảng, không phải chỉ cho cuộc đấu tố nhân dân Việt Nam thời 1953-56, nhưng còn là cho cuộc sống của đảng.

Việc định nghĩa và thực tế áp dụng những bài giáo khoa cho các đoàn đảng viên, song hành với việc triệt để tuân thủ tinh thần bản cáo trạng “địa chủ ác ghê” vào cuộc sống của đảng, Cộng sản đã tạo ra hỗn loạn và làm đảo lộn mọi sinh hoạt trong xã hội. Ở đó là cuộc sống vô văn hóa, vô kỷ cương, vô luân thường, vô đạo lý. Chỉ có bạo lực khủng bố và dối trá làm chủ thể trên cả luật pháp và xã hội. Ở đó, lá cờ màu đỏ có một sao vàng là tâm huyết của đảng cộng sản Phúc Kiến, (Đây là cờ của đảng cộng sản Phúc Kiến do Li Ji Shen (Lý Kỳ Thân) sáng lập vào khoảng 11.1933 đến 1-1934. Sau cuộc nổi dậy ở Phúc Châu, Phúc Kiến bị phe Tưởng Giới Thạch dẹp yên, Li Ji Shen đem tàn quân sáp nhập vào với Mao Trạch Đông. Sau này Y làm phó chủ tịch nhà nước Trung cộng vào năm 1949) được thiếu tá Hồ Chí Minh, trong đội quân giải phóng nhân dân Trung cộng, (theo tài liệu còn lưu trữ của Quân ủy trung ương Trung Cộng) đem vào Việt Nam khoảng 1940 và trở thành biểu tượng màu cờ sắc áo cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong việc thực hiện mọi chỉ thị từ Trung cộng. Rồi sau khi Cộng sản chiếm trọn miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975, lá cờ Phúc Kiến của nhà nước CHXHCNVN trở thành một bàn đạp cho Trung cộng tràn xuống phương Nam.

Miền Nam Việt Nam sau ngày 20-7-1954 vẫn còn là một nước theo hệ quân chủ Lập Hiến với tên gọi Quốc Gia Việt Nam. Chính phủ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh dạo được thành lập vào ngày 7-7-1954. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, miền Nam xây dựng xã hội theo con đường Tự Do, Dân Chủ, dần đổi sang thể chế Cộng Hòa. Về văn hóa và giáo dục công dân được mở rộng theo hướng đi nhân bản, lấy Công Bình, Bác Ái, Nhân Bản Vị (nay gọi là Nhân Quyền) làm gốc sinh. Tất cả đều hướng đến mục đích phục vụ con người trong công ích và Công Lý theo tiêu chuẩn của luật pháp. Miền Nam cương quyết bảo vệ sự Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ nên ngoại trưởng Trần Văn Đỗ không ký vào bản hiệp định chia đôi đất nước.

Trong chủ trương bảo vệ đời sống an sinh của đồng bào và nhằm đem lại hạnh phúc, ấm no và đời sống yên vui, thanh bình cho công dân. Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam đã được thành lập. Vào ngày Ủy Ban 28-4-1954 đã tìm cách kêu gọi dân chúng và bảo vệ dân chúng trốn thoát chế độ cộng sản tại miền Bắc. Kết quả của chính sách đúng đắn này là có hơn một triệu người đạp trên cái chết để trốn chạy cộng sản, di cư vào Nam tìm tự do. Lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, trước đó và cho đến ngày 30-4-1975 (nhiều nơi đến ngày 01-5-1975) là nghi biểu, là màu cờ sắc áo, biểu tượng cho dân tộc và Quốc Gia Việt Nam. Sau đổi là Việt Nam Cộng Hòa.

Sau ngày quốc hận 30-4-1975, màu cờ của Quốc Gia Việt Nam đã tung bay trên khắp nẻo đường thế giới. Bất cứ nơi nào có người Việt Nam trốn chạy cộng sản đến sinh sống, nơi ấy có Cờ Vàng tung bay, và chính phủ sở tại đã có những văn bản chính thức công nhận đây là màu cờ của người Việt Nam Tự Do. Từ đó, Cờ Vàng là biểu tượng, là màu cờ của những người yêu và được sống trong Tự Do, sống trong nền văn hóa Nhân Bàn, tôn trọng Công Lý và Nhân Quyền.

I. Truyền thống và lịch sử của màu cờ nói gì?

Trên đây là vài nét về hai màu cờ sắc áo riêng biệt của hai thể chế tại Việt Nam. Nhưng màu cờ nào sẽ là cuộc sống, là Niềm Tin Yêu và Hy Vọng của chúng ta và của đất nước hôm nay và mai sau?

Khi nói về Truyền Thống và Lịch Sử của một màu cờ, tôi cho rằng có viết hàng trăm trang sách cũng chưa hết những điều cần viết, nói chi đến một vài trang giấy ngắn. Ở đây, tôi xin đưa ra hai hình ảnh mang tính truyền thống, bao gồm cả tính lịch sử và giáo dục công dân, mà hai tấm ảnh là biểu tượng từ hai màu cờ này muốn truyền đi. Truyền đi như là một chứng minh căn bản nhất, hùng hồn nhất, chính xác nhất và có thể là câu trả lời, giải nghĩa hoàn hảo nhất cho màu cờ và sắc áo mà nó đại điện.

1. Tấm hình thứ nhất



Tấm hình ghi lại cảnh có một đứa bé độ lên ba, mặt mũi lem luốc, mặc áo quá khổ, không có quần, hai tay cầm lá Cờ Đỏ lớn quá khổ so với tuổi đời. Tuy thế, nó diễn một dáng diệu đầy uy phong khi đi vòng quanh đấu trường, nơi được gọi là tòa án nhân dân. Ở đó không thấy có quan tòa, nhưng có hai đấu tố viên tuổi chưa quá 6,7 tuổi, vẻ như đang hạch tội và kết án một tên “địa chủ” ác ôn, hay viên cựu lý trưởng, chánh tổng, viên chức nào đó. Ông ta đang cúi mặt nhận tội trước khi bị xử tử? Rồi trong vòng vây của người, và dưới sự hướng dẫn đầy khí thế của đứa trẻ lên ba, tay cầm cờ quét lê trên mặt đất là hai tên du kích với cây súng dài lăm lăm trong tay. Đây là một tấm hình rất đặc biệt. Nó nói lên toàn bộ nền văn hóa giáo dục cũng như truyền thống và lịch sử của lá Cờ Đỏ do Hồ Quang đem từ bên Tàu sang. Rồi chẳng bao lâu sau, nó đã tạo nên một “chiến thắng long trời lở đất” trong mùa đấu tố 1953-56.

a, Về Truyền thống, Tấm hình truyền đi một truyền thống giết người man rợ của chế độ. Chỉ trong vòng có khoảng ba bốn năm, nó đã giết chết gần 200,000 ngàn người Việt Nam và làm tan hoang hàng triệu gia đình khác. Theo truyền thống này, việc xử án giết người (qua tấm hình) không cần luật lệ, đôi khi không cần cả quan tòa. Chỉ cần những kẻ vô tri, ngây ngô, bất giáo, không có một chút hiểu biết gì giống như đứa trẻ lên ba, chưa biết mặc quần kia, nhưng biết cầm cờ, biết hò hét, trợ thủ cho vài ba đứa trẻ vô tri khác làm quan tòa như hai đứa trẻ trong hình là đạt, là có thể tạo ra một thành tích lẫy lừng cho đảng theo khẩu hiệu “thà giết lầm hơn bỏ xót”. (Đỗ Mười là tác giả của khẩu hiệu này?). Ngẫm, nhìn. Tấm hình đã nói lên trọn những điều nó cần nói. Chỉ những kẻ vô tri làm điều bất giáo mới mở ra được cái truyền thống này.

b, Về Lịch sử. Tấm hình ghi lại và truyền đi một hình ảnh tạo nên lịch sử của lá Cờ Đỏ và CS là, những kẻ vô tri kia, áo thì quá khổ, quần không có, đồng nghĩa với việc CS tự khoác cho nhau cái áo thụng cách mạng, nhưng không thể che được phần ngây ngô, vô kiến thức như một đứa trẻ lên ba. Nó không có quần, giống như kẻ trong thời ăn lông ở lỗ chưa được giáo hóa. Tuy thế, thành phần chưa được giáo hóa này lại được coi là những kẻ tiên phong cầm cờ đi tạo lịch sử, đi làm cách mạng. Tiếc rằng, những nhà “cách mạng” chưa biết mặc quần này thuộc diện vô tri, chẳng biết cái cờ nó cầm trên tay là cái gì, có nguồn gốc lịch sử ra sao. Tất cả, từ trên xuống dưới đều giống như các hạng mục voi giấy, ngựa giấy, chó giấy quay tít trong cái Đèn Cù mà Trần Đĩnh diễn tả. Đó là lịch sử của gian trá và tội ác!

c, Về Giáo dục, văn hóa. Tấm hình truyền đi một lối, một nền văn hóa man rợ, đầy dối trá, không có hàm tính người của Cộng sản. Nó dạy cho người, cho trẻ thơ còn vô tri biết vui mừng, hồ hởi phấn khởi đi theo đảng giết người vô tội. Nó dạy cho trẻ bài học vô giáo dục, vô văn hóa để đạp đổ lễ giáo, tôn nghiêm trong trật tự gia đình và xã hội. Chúng dạy cho trẻ thuộc lòng những vô lễ, tao, mày, thằng trọc phú, thằng lý trưởng ác ôn… để tạo khi thế giết người. Ai cũng biết, trong nội bộ, CS đã thành công trong việc huấn luyện, đào tạo các học viên qua bài giáo khoa "phải căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ" thì đây, tấm hình này chính là cảnh diễn lại bài học lịch sử mà rất nhiều đứa trẻ đã phải học, phải tập trước khi được đẩy vào đấu trường. Cô tôi, một người chứng kiến nhiều cuộc đấu tố ở Thái Bình kể lại là: “Nó chỉ tay vào mặt bố mẹ đẻ mà đấu theo lời dặn dò, mớm mồi của những kẻ vô tri bất giáo trong đội đấu”. Đội xúi bảo chúng, “Cháu có muốn cứu bố mẹ cháu không? Nếu muốn thì cứ ra làm như thế. Có tự tay ra đấu tố bố mẹ cháu thì mới cứu bố mẹ cháu khỏi chết!” Đến khi, đứa bé vừa diễn xong lời dạy của đội. Những nhà cách mạng không có quần kia, liền vỗ tay, bác loa mồm oang oang: “Đấy đồng bào nghe rõ cả rồi đấy. Chính con cái của tên trọc phú này đã ra lời tố cáo tội ác của nó, thì nó còn chối vào đâu được nữa”! Hỡi ôi, một bài học mà Lưu cộng Hòa, một đảng viên CS từ thời 1949-50 đã phải thốt lên “Nay phải nhận mình là con vật mới đúng!” (Đèn Cù tr.75)

Đó là sự nghiệp lớn mang trọn ý nghĩa, chủ đích, truyền thống, lịch sử rồi giáo dục và văn hóa của Cờ Đỏ. Hỏi thử xem, nơi có Cờ Đỏ quản trị có phải là nơi để cho những ước mơ, cho những con người đã có trí khôn, đã được giáo hóa, tìm về để nương náu và đặt tin yêu hy vọng vào nó hay không?

2. Tấm hình thứ hai

Tấm hình của Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng bạn đã hy sinh cùng với con tàu ở Hoàng Sa. Họ chết cho quê hương trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.



a, Về Truyền thống. Tấm hình truyền đi hình ảnh người chiến binh Ngụy Văn Thà đã hiên ngang bước đi theo truyền thống bất khuất của người xưa Anh đã nối theo chí hùng ngàn năm của tiền nhân, nêu cao ý chí của dân tộc, lấy chính máu xương của mình để bảo vệ lấy bờ cõi của non sông.

Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời!

Như thế, máu hồng từ trái tim anh nhỏ xuống trên chiến trường Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 chính là dòng máu nêu cao một truyền thống bất di bất dịch từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống bảo vệ màu cờ sắc áo Độc Lập tự chủ của dân tộc.

b, Về Lịch sử. Tấm hình ghi lại một chiến tích lẫy lừng của con dân Việt Nam trước cảnh ngoại xâm. Vào cuộc chiến, sinh tử, thắng bại là lẽ thường tình, người ta không luận một chiến thắng, một cái chết trong cuộc thắng, thua. Nhưng lịch sử là sử luận về một thiên anh hùng ca của những người đã hy sinh vì màu cờ sắc áo của dân tộc mà Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của anh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang mang trên vai. Lịch sử cũng còn ghi lại rằng. Trong ngày người chiến binh Ngụy Văn Thà và đồng đội của anh hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ nền Độc Lập và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, thì ở nơi phương Bắc kia, một nửa phần đất của quê hương bị dẫn đi theo chủ nghĩa Tam Vô, Tập đoàn cộng sản đã đứng dưới lá cờ Phúc Kiến, hát ca, nhảy mừng khi quân Tàu Ô chiếm được Hoàng Sa, là phần đất Việt Nam, trực thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Genève 1954, nhưng CS đã ký giao, bán chủ quyền cho Trung cộng vào năm 1958. Lịch sử này ngàn năm đã dễ phôi pha!

c, Về văn hóa giáo dục công dân. Tấm hình ấy truyền đi nét cao đẹp và trân quý của nền Văn Hóa nhân bản dân tộc mà những người trai Ngụy Văn Thà và các đồng đội của anh đã thụ hưởng tại miền Nam ở dưới lá Cờ Vàng. Họ đã hy sinh bản thân mình vì cuộc sống của dân tộc. Tấm hình ấy chính là di sản thuộc nền Văn Hóa Nhân Bản của Quốc Gia Việt Nam sẽ còn mãi mãi truyền lại mai sau. Nói gì, nghĩ gì? Hẳn nhiên là không còn một truyền thống, một lịch sử, một nền văn hóa giáo dục công dân nào hoàn hảo và cao quý hơn thế nữa.

Như thế, màu CỜ VÀNG lẫm liệt, phủ trên quê hương Việt Nam, phủ trên thân xác Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông, có phải là Màu Cờ của mọi ước mơ nhân bản Việt Nam sẽ tìm về để giữ gìn và lưu truyền lại cho dòng sử mai sau hay không? Nơi có Cờ Vàng tung bay, có phải là nơi có đủ tin yêu hy vọng để cho con người tìm về nương thân không? Hay trên phần đất có đứa trẻ kéo lê cái CỜ ĐỎ trên mặt đất kia, với những cuộc đấu tố kinh hoàng trong lịch sử, mới chính là nơi để mọi người cùng tìm về để sống bên nó, hưởng yên vui, hạnh phúc với nó? Tôi cho rằng, không có câu trả lời nào chính xác hơn là việc nhìn vào cuộc sống của người dân ở dưới mỗi màu cờ này.

II. Cuộc sống dưới mỗi màu cờ cho ta thấy những gì?

1. Cờ Vàng: Màu cờ có mang theo Hồn Nước, có mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau hay không?

Phải. Tôi khẳng định là như thế. Tôi khẳng định không phải vì có người thân, cũng không phải vì đã có hàng triệu quân dân cán chính miền Nam, ròng rã trong hơn hai mươi năm cuối cùng trước ngày 30-4-1975 đã hy sinh vì màu cờ, và sắc áo của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng khẳng định vì Đại Nghĩa của dân tộc Việt. Khẳng định vì Truyền Thống, vì Lịch sử, vì nền Văn hóa và giáo dục công dân mà màu cớ ấy đã tiếp nhận từ tiền nhân, rồi mang theo trong dòng sinh mệnh của lịch sử mà truyền đến hôm nay. Màu cờ này được tạo ra từ tâm huyết Việt Nam. Tâm huyết bảo vệ sự trường tồn và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Tâm huyết bảo toàn trọn vẹn nền văn hóa nhân bản dân tộc. Tâm huyết bảo vệ trọn vẹn ý nghĩa Đồng Bào trong dòng sử lập quốc Việt Nam. Hơn thế, còn là tâm nguyện của ngàn ngàn sau. Bởi vì người Việt Nam chưa bao giờ ngừng đi tìm sự Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền. Người dân Việt Nam chưa bao giờ rút lui trong cuộc chiến bảo toàn nền Độc Lập và phần lãnh thổ của tiền nhân để lại. Như thế, truyền thống này, lịch sử này, văn hóa này là của chúng ta và thuộc về chúng ta, thuộc về con cháu chúng ta.

Bạn cho rằng tôi ca quá lời chăng? Nếu thế, tôi mời bạn nhìn xem những cảnh thực tế trước mắt bạn đây. Xem xong rồi, tự bạn hãy trả lời cho bạn, cho thân nhân, cho người quen của bạn nghe, biết về câu trả lời của bạn ra sao nhá. Bạn có thấy bất cứ một người thuyền nhân Việt Nam nào, kể cả cán cộng cho đến công dân đi trên nhưng chiếc thuyền ra khơi, hay chạy băng qua đồi núi để ra khỏi Việt Nam sau ngày 30-4-1975, có ai trong đó muốn xin đến tỵ nạn, xây nhà, lập nghiệp tại một nước là bằng hữu, là đồng chí của lá Cờ Đỏ của Việt Cộng như, trước kia thì có Liên Xô, Tàu, khối Đông Âu... Nhưng nay chỉ còn lại Trung Cộng, bắc Triều Tiên và Cu Ba không?

Tôi quả quyết là không. Những kẻ điên cũng không dám xin đến những nơi ấy. Trái lại, tất cả những người kể trên, bao gồm luôn cả những người chết trên biển hay những người không có cái may mắn xuống được thuyền ra khơi, đều ước mơ đến được bến bờ tự do, bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Đức… và các đồng minh trong khối Tây Âu, là bằng hữu đồng vai sát cánh với là Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 để xây nhà dựng nghiệp, để mưu cầu cho con cái được hưởng lấy một nền giáo dục nhân bản. Cách riêng, bản thân được hưởng tự do, được công lý bảo vệ và được sống trong yên bình. Tôi chẳng thấy một ma dại nào dám xin đến những nước bằng hữu, đồng chí với Cờ Đỏ. Tại sao thế?

Thực tế hơn, bạn hãy nhìn xem, những Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, hay những Triết, Hùng, Phúc, Thanh, Quang, thậm chí, Mười, Anh… và con cái, thân nhân của những Đồng, Chinh, Giáp, Duẩn và của tất cả những cán cộng có quyền chức từ hàng tướng tá, tỉnh thành đến phường quận huyện xem. Tại sao họ không mua đất, mua nhà, mua dinh thự, mua xe, mua tàu du lịch, không đưa con cái đi học, lập nghiệp ở những quốc gia mang tên Trung cộng, Bắc Triều Tiên, Cu Ba là những anh em đồng chí với Cờ Đỏ, mà lại đua nhau lén lút, đi chui lòn, tìm đến những nước họ luôn mồm gọi là thuộc thế lực thù địch bao gồm Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức…. là bằng hữu với Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa vào trước năm 1975 mà nương thân? Họ là những thằng người điên loạn, hay là những “bọn ma cô đĩ điếm” chính hiệu như lời Phạm Văn Đồng đã nói?

Tôi chẳng bảo họ điên, cũng chẳng bảo họ là những "ma cô đĩ điếm" như lời Phạm Văn Đồng, nhưng là những đa trá. Mồm thì oang oang chống Cờ Vàng, nhưng thực trong bụng thì ngày đêm mơ ước tìm về nương náu, mong hưởng nhờ ân huệ ở những nơi chốn có lá Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa hiện diện. Có lạ lắm không? Thử hỏi xem, tại sao những quan cán cộng, từ nhớn đến nhỏ, từ trung ương đến địa phương đều âm thầm, lặng lẽ tìm đến những nơi có Cờ Vàng “thù địch” để nương nhờ? Họ là những kẻ đã phản đảng, hay những nơi đây có trọn tin yêu hy vọng và bao dung, khoan hậu, nhân bản. Là nơi đặt ước mơ của mọi người? Tại sao họ không đến nương nhờ những nơi có Cờ Đỏ tung bay? Chẳng lẽ, nơi đó chỉ có sự chết và dối trá?

2. Cờ Đỏ: Cờ của sự chết, của man rợ, của dối trá làm cho người người sợ hãi, phải chạy trốn. Hay của hy vọng để cho mọi người tìm về với thiên đàng CS?

Trước hết, bạn có thấy gia đình nào phải lén lút trốn vùng Cờ Vàng để tìm đến sinh sống và nương nhờ dưới ánh Cờ Đỏ để mong cầu có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và được công lý bảo vệ trong cuộc sống yên vui không? Nếu có, nay họ ra sao rồi? Xin bạn đừng vẽ vời ra câu chuyện là có dăm ba kẻ chui lòn từ phía Cờ Vàng vào nơi có Cờ Đỏ quản trị để kiếm năm ba miếng ăn qua ngày đấy nhá. Đấy không phải là một cuộc di cư tìm sống, xây nhà dựng nghiệp, không phải là một ý thức đứng đắn, nhưng là cuộc chui lòn tìm miếng ăn nhất thời mà thôi. Và những người vì lý do này, lý do khác, phải trở lại nơi đó năm ba tuần, nửa tháng, cũng không thuộc về câu hỏi này. Xác định như thế thì tôi không thấy bất cứ ai từ phía Cờ Vàng tìm về với Cờ Đỏ để hưởng phúc. Tôi chỉ thấy người bỏ ra đi.

Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập. Bởi vì, sau đêm Việt Minh về là ngay sáng hôm sau, trên đầu cái cọc cắm giữa đường làng, nơi có nhiều người qua lại là có cái đầu của một viên chức, hay của người có con em làm việc trong thành phố, đôi khi là những phú hộ, treo ở đó. Rồi ở ngay phía bên dưới là một cái lá Cờ Đỏ với hàng chữ có khi sai cả chính tả. “Việt Minh xử tử Việt gian bán nước”! Ghê chưa! Họ có luật về đêm và luật ấy viết rằng. Việt Minh đến gõ cửa nhà nào vào ban đêm thì sáng hôm sau sẽ có cái đầu của nạn nhân treo ở ngã ba đầu làng hay giữa chợ! Chẳng cần nói thêm, dân chúng nhìn thấy cảnh khủng bố ấy là mặt không còn giọt máu. Kẻ có phương tiện thì âm thầm lặng lẽ bỏ làng mà về thành. Có nhiều nơi, cả làng cùng bảo nhau bỏ chạy hay vào tề. Làng tôi ở Thái Bình là một làng tề nổi tiếng. Sau ngày 20-7-54 cả làng đã di cư vào Nam.

Đến sau ngày 20-7-1954, không phải một vài người, một vài làng, mà khéo toàn miền Bắc đã lên cơn sốt, bỏ chạy khi biết tin Cờ Đỏ sẽ kéo vào thành phố. Kết quả, có khoảng một triệu người may mắn chạy thoát. Mà xúi quẩy làm sao, đã chạy vào Nam rồi vẫn chưa yên. Ông già 54 vào chiều ngày 30-4-1975, chống cái gậy ra đến đầu ngõ. Mắt mờ chưa nhìn rõ mặt người, tai chỉ nghe được câu nói Việt cộng đã vào làng, cái gậy rời khỏi tay. Ông run rẩy ngã sấp mặt xuống đất khi có tiếng hoan hô “cách mạng” thành công! Tội cho ông, chạy trốn đã hai mươi năm ròng, vẫn không thoát được cái ách cộng!

Trước khi đó, đồng bào Việt Nam từ Gio Linh, Quảng Trị đến cao nguyên miền Trung, hay Bình Long, Tây Ninh, Xuân Lộc đã phải gồng gánh, bồng bế nhau trên tay, trên vai, dù phải chết trên đường vì đạn pháo của Cờ Đỏ đuổi theo. Họ vẫn quyết đạp lên cả xác người để tìm về nơi có Cờ Vàng tung bay (1972). Rồi đến những đoạn đường… chết, Pleku, Kon Tum, Tư Hiền, Hội An, Đà Nẵng… bạn thấy những gì? Tại sao đồng bào Việt Nam phải đạp trên cái chết, chồng mất vợ, cha lìa con, anh mất em, người mất sản nghiệp… để trốn cái Cờ Đỏ như thế? Rồi đến hàng triệu người ra khơi, vượt biển trên những chiếc thuyền mong manh để đi tìm Cờ Vàng Tự Do? Mà nào họ có được thoải mái ra đi đâu. Tất cả đều lặng lẽ trốn mà đi. Khi đi, lại cũng đạp trên cái chết mà đi. Có người chưa kịp xuống thuyền, một loạt đạn của Cờ Đỏ vang lên trong đêm tối, máu đỏ của người vượt biên thấm vào lòng biển đen! Người sống vội lao xuống thuyền đã trúng đạn. Sóng gào đưa họ vào lòng biển đen. Cõi chết hay Tự Do?

Khi nhìn lại những cảnh thực này, bạn có cho rằng người Việt Nam dại đột khi đem mạng sống của mình ra để đánh đổi, một là Tự Do, hai là cái chết, khi họ tìm về với Cờ Vàng hay không? Nếu không dại, có phải là họ điên chăng? Nghe nói, những kẻ điên cũng sợ chết. Chỉ có người Việt Nam yêu Tự Do mới không sợ chết, mới đạp trên cái chết mà đi khi thấy Cờ Đỏ kéo đến. Tại sao? Tại vì nó còn kinh hoàng hơn cả sự chết!

Tóm lại, truyền thống, lịch sử văn hóa và thực tế trong đời sống chứng minh rằng:

Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân Tộc.

Cờ Đỏ là cờ của sự chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Tháng 1, 2015


Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32426

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Họ không còn sợ hãi


Họ không còn sợ hãi

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-01-16

toi_khong_so_hai-622.jpg
Hình minh họa chụp từ bìa Cuốn tiểu thuyết Tôi không sợ hãi của tác giả Niccolò Ammaniti.
Photo courtesy of NXBPN
Mặc dù chính quyền đàn áp tiếng nói của người dân bằng mọi cách nhưng người tranh đấu mỗi ngày lại nghĩ ra một phương pháp mới để tiếng nói của họ vượt ra khỏi sự cấm đoán, bưng bít của chế độ. Điều gì đã thúc đẩy họ vượt qua nỗi sợ hãi này.

Bị dồn tới tận cùng của uất ức

Khi người ta bị dồn tới tận cùng của uất ức thì nỗi sợ hãi sẽ bị đẩy ra xa. Điều này đang thể hiện rất rõ trên những người đang theo đuổi mục tiêu lên tiếng cho toàn xã hội biết những sai trái, bóp nghẹt công luận hay vận động cho một phong trào mà tự nó có thể giải thích tất cả bản chất của sự việc.
Các vụ giật băng tang ghi tên, tổ chức người phúng điếu nếu tên hay tổ chức ấy có vấn đề với nhà nước đang gây phẫn nộ trong dư luận khắp nơi. Điều này động chạm tới truyển thống đạo đức văn hóa của dân tộc và người ta không thể im lặng khi thấy cách hành xử vượt mọi chuẩn mực này.
Những thằng sĩ quan trẻ chúng nó chưa biết cái gì, chúng nó chưa trải nghiệm cuộc đời nên chưa hiểu nỗi đau, nỗi mất mát của người ta. Nó chưa thấm đạo lý của cha ông.
-Blogger Nguyễn Chí Tuyến
Vụ mới nhất xảy ra trong đám tang thân mẫu anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, kẻ được nhận diện là một đại tá công an đã lớn tuổi và người phản ứng công khai trên công luận là blogger Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí với status nhấn mạnh tới sự thiếu nhân cách này. Anh Nguyễn Chí Tuyến cho biết phản ứng của mình trong việc giật băng tang:
“Những thằng sĩ quan trẻ chúng nó chưa biết cái gì, chúng nó chưa trải nghiệm cuộc đời nên chưa hiểu nỗi đau, nỗi mất mát của người ta. Nó chưa thấm đạo lý của cha ông còn ông đại tá này không thể như những thằng khốn nạn còn trẻ nên tôi không chửi mà ở đây tôi tâm sự thật với ông ấy bởi có thể ngày mai ông ấy sẽ chết. Tầm tuổi của ông ấy thì có thể ngày mai ông ấy sẽ gặp ung thư hay gặp một tai nạn và sẽ chết cho nên tôi nói ra quan điểm có thực chứ không sai một tí nào.”
Khi được hỏi việc nói trực tiếp tới một đại tá công an có tên họ chức vụ hẳn hoi như vậy anh có sợ hậu quả hay không, anh Tuyến cho biết:
GHETDCSVN01-400.jpg
Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo.
“Đối với cá nhân tôi tôi đâu có gì phải sợ họ? Tôi không sợ họ từ rất lâu rồi chứ không phải đến bây giờ. Tại sao tôi phải sợ họ? Tôi và các anh em khác đang đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Bởi vì xã hội này dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản Việt Nam mấy chục năm nay nó quá khốn nạn phải có những người quét nhửng rác rưỡi ấy đi. Hành động của chúng tôi là đem ánh sáng ra cho người dân người ta biết. Nhân dân Việt Nam vốn dĩ mù lòa có mắt như mù có tai như điếc có mồm như câm. Chúng tôi đã nhìn thấy và phải nói cho họ biết vượt qua nỗi sợ, còn đối với những người như chúng tôi có gì phải sợ?
Chúng tôi sẵn sàng lấy cái chết của chúng tôi ra để nếu như chế độ cộng sản này nó sụp đổ thì tôi sẵn sàng lấy thân mình cho nhân dân con cháu chúng tôi cũng như con cháu của những người đang thụ hưởng của chế độ này được có cuộc sống mai sau không bị chà đạp, không chém giết nahu để mà sống mà tồn tại như những con sinh vật, những con vật chứ không xứng đáng như con người. Chúng tôi có gì nghĩ cho cá nhân mà phải sợ?”

Miễn nhiễm sợ hãi

Cái sợ tuy dễ lây nhưng cũng có những con người miễn nhiễm nếu va chạm nỗi sợ hãi hàng ngày nhất là sự va chạm ấy nảy sinh từ việc làm hướng thiện. Anh Huỳnh Công Thuận, một blogger đóng góp rất nhiều trong chương trình giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài gòn tổ chức. Anh kể lại những chặng đường của mình:
“Trước đó khi đưa ra những phong trào này chúng tôi chịu bầm dập rất nhiều rồi nhưng riết rồi nó cũng quen đi. Thứ hai nữa người ta muốn làm gì mình như muốn bắt, muốn nhốt, muốn ghép bất cứ tội gì thì người ta đều gán cho mình được hết vì vậy bây giờ mình có sợ có tránh có né cũng có được đâu? Đó là sự thật tôi nói thẳng với mấy người công an rồi, muốn bắt, muốn nhốt, muốn bắn là quyền của mấy anh tôi không thay đổi cái đầu của anh được tôi làm đúng với lương tâm thôi nhất là đúng với luật pháp của mấy anh thì tôi cứ làm. Mấy ngày đó họ chận cửa chặn nẻo tụi tôi phải tránh né đi chỗ khác chứ không phải dễ đâu anh.”
Từ trước đến nay khi đi tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam chỗ nào khi chúng tôi ngồi hàn huyên hiện tình đất nước thì hầu như người ta không chấp nhận chế độc độc tài toàn trị này.
-Anh Trương Văn Dũng
Một người khác nữa là anh Trương Văn Dũng, anh nổi tiếng bị công an, côn đồ nhiều lần tấn công nhất trong tất cả những người theo đuổi công việc đấu tranh giúp đỡ dân oan. Anh bị đánh, bị bắt, bị mang vào nhà thương nhiều lần với những vết thương trầm trọng vậy mà vẫn liên tục tham gia bất cứ một phong trào nào nhằm chống lại bất công, chống lại cái ác, bạo lực trên đất nước. Nói về phong trào mới nhất mang tên: “Tôi ghét đảng cộng sản” đang rầm rộ khắp nơi hiện nay anh Trương Văn Dũng chia sẻ:
“Từ trước đến nay khi đi tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam chỗ nào khi chúng tôi ngồi hàn huyên hiện tình đất nước thì hầu như người ta không chấp nhận chế độc độc tài toàn trị này. Người dân ở đâu bất kể từ Nam ra Bắc ngay cả vùng sâu vùng xa họ đều có quan điểm như vậy nên vì thế chúng tôi mới có chương trình gọi là “Tôi không thích đảng cộng sản”. Đây là mình muốn nói cho toàn dân để người ta hưởng ứng chương trình này, dậy lên phong trào cho mọi người ta thấy thực chất chế độ độc tài toàn trị này, nhất là thời gian rơi vào chuẩn bị đại hội đảng.
Chúng tôi làm việc này khởi đầu vì những người bị đàn áp, bị bóc lột. Những người dân oan bị cướp đất họ rất đồng lòng, hưởng ứng. Tôi hy vọng từ việc làm nhỏ bé của chúng tôi sẽ có sự lan tỏa rộng lớn hơn.”
Anh Nguyễn Chí Tuyến chia sẻ quan điểm của anh về phong trào này:
“Cái phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam” thì ngay pháp luật ở Việt Nam mà người ta gọi là củ chuối thì nó cũng không có điều khoản nào nó quy định rằng người dân Việt Nam sinh ra là phải yêu cộng sản Việt Nam cả. Tôi có quyền yêu có quyền ghét có quyền thích ai hay không thích. Chúng tôi muốn dùng cái phong trào này để người dân biết và hiểu rằng ngay cả pháp luật này cũng không có quy định người ta sinh ra phải yêu đảng cộng sản cả.”
Cũng có người chưa bao giờ xuất hiện trước đám đông nhưng lại công bố thư ngỏ với chính quyền trên mạng lề trái vạch trần những sai trái của chế độ. Những khuyết tật ấy phơi ra trước công luận như một cách phản ứng sự trì trệ và làm ngơ trước sự đấu tranh của quần chúng.
Ông Nguyễn Tiến Dân, một viên chức giáo dục bình thường đã có bức thư gửi Chủ tịch nước với lời lẽ không chút sợ hãi. Nói với chúng tôi ông cho biết cũng lo lắng cho bản thân lằm nhưng lo lắng cho vận mệnh đất nước mạnh hơn khiến ông không còn sợ hãi nữa:
“Tôi suy nghĩ rất nhiều cái điều ấy và tôi cũng như nhiều người khác là chúng tôi trăn trở với tình hình đất nước hiện nay. Tôi biết hệ quả nó đến có thể rất nặng nề với tôi thế nhưng tôi cũng như những người khác buộc phải lên tiếng, buộc phải nói những sự thực đắng cay này. Những sự thực mà bây giờ ông Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ chính trị công khai nói là “ý đảng tức là lòng dân” thì như vậy cay đắng vô cùng cho đảng cộng sản và cho cả dân tộc này nữa.”
Từ xưa tới nay, người trẻ tuổi trong nước ít theo đuổi việc đấu tranh chống bất công vì gánh nặng học hành và miếng cơm manh áo. Nếu sinh viên trong nước lo một thì sinh viên du học lại lo mười. Họ không còn thời gian suy nghĩ bất cứ điều gì khác khi sách vở và tiền ăn học đè nặng tâm trí họ. Nhưng đối với Nguyễn Vũ Sơn, một du học sinh đang theo học tại Oklahoma lại khác, anh công khai sáng tác ca khúc chống lại đảng cộng sản và viết thư gửi cho Đảng và người dân Việt Nam tuyên bố mục tiêu của mình. Anh có sợ không và tại sao lại vượt qua được nỗi sợ hãi ấy? anh Nguyễn Vũ Sơn tức Na Sơn, bút danh của một Rapper chia sẻ:
“Sau khi đắn đo thì em nghĩ là nếu bây giờ mình không làm thì không ai làm hết, không có ai làm chuyện này hết thành ra bây giờ mình làm mà có được thì mừng còn nếu mà không được thì coi như mình đã cố gắng rồi còn nếu chưa cố gắng thì làm sao biết được hay không? Thành tra em cứ làm thôi, ba mẹ có nói thì em cũng rất buồn, phải nói là em rất buồn nhưng mà biết sao được? Nhiều người thân của em, bạn gái em, gia đình bạn gái em, bạn bè em những người rất thân từ bảy tám năm cũng quay lưng với mình.
Một khi đã làm thì chấp nhận hậu quả, em nghĩ như vậy. Nếu như những du học sinh khác cứ cái kiểu sợ không về được thì nó sẽ không đi tới đâu hết. Em cảm thấy là mình cũng có chút tiếng nói trong giới trẻ vì nhiều bạn trẻ nghe nhạc của em thì em nghĩ rằng mình nên dựa vào điều đó để làm gì đấy tốt hơn chứ nếu suốt ngày cũng chỉ lo học rồi về đi chơi hay làm nhạc linh tinh thì nó phí hoài tuổi trẻ và chút tên tuổi của mình.”
Mỗi người một gánh nặng sợ hãi ẩn dấu trong tiềm thức tuy nhiên điều đáng quý ở họ và hàng ngàn người khác là gánh nặng đất nước vẫn đáng gánh vác hơn, có lẽ do vậy mà họ không còn sợ hãi nữa.

SỐNG ĐỂ CHIẾN TRANH…CHẾT CHO HÒA BÌNH…!!!{1}

 





I –VIỆT NAM, CÁI GIÁ TỰ-DO!!!
                QL.VNCH-MỘT ĐẠO QUÂN CÒN QUÊN LÃNG…!!!
Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô
   Xin mượn trích đoạn sau đây đễ làm đề tài Vinh Danh và tưởng nhớ Chiến Sĩ Tự Do QL.VNCH, anh hùng “Vị Quốc Vong Thân” của một đạo quân còn quên lảng sau ngay tàn cuộc chiến tranh 30-4-1975.
“Riêng Quân Lực VNCH, thoát thai từ một đội quân phụ thuộc vào lực lượng viễn chinh Pháp, không có chính nghĩa quốc gia, nhưng sau này đã trở thành một quân lực hùng mạnh dưới thời đệ nhất Cộng Hòa vào năm 1955 cho tới khi tàn cuộc chiến. Biến cố đau thương vào tháng 4 năm 1975 đã bức tử quân đội miền Nam, nhưng dư âm và hình ảnh oai hùng của người lính chiến VNCH vì dân trừ bạo vẫn còn ghi sâu vào tâm khảm mọi người.
Cuộc đời như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao, như "bóng câu qua cửa sổ. Mười mấy tám năm trôi qua như gió thoảng ngoài hiên, nhưng đối với người lính chiến Việt Nam, dù lưu lạc nơi đâu vẫn tưởng như đêm nào còn ôm súng chờ giặc nơi tuyến đầu. Mỗi khi nhắc đến quá khứ, người ta cho đó chỉ là "vang bóng một thời " Nhưng đối với những chiến sĩ QLVNCH, những người trong cuộc, những người đã từng cầm súng đánh lại bọn Cộng Sản vong nô, những chứng nhân hào hùng và đau thương của cuộc chiến, sẽ không thể nào quên được một tập thể trong đó họ đã đóng góp biết bao xương máu và cả tuổi hoa niên. Mỗi khi nhắc đến lịch sử oai hùng của QLVNCH, những người lính chiến Việt Nam tưởng như nhắc lại chính cuộc đời mình và những trách nhiệm cũng như bổn phận đối với đất nước chưa làm tròn.
 Vì vậy, dù không còn được cầm súng giết giặc ngoài chiến trường, nhưng người lính QLVNCH vẫn bền gan đấu tranh trên các mặt trận chính trị, văn hóa, kinh tế, cho đến khi nào gót thù không còn giầy xéo trên quê hương và thanh bình thịnh vượng thật sự trở về với quốc gia dân tộc. Nếu vì hoàn cảnh bó buộc không thể trực diện đấu tranh với bọn Cộng Sản bạo tàn, ít ra chúng ta cũng không hèn nhát, không phản bội quê hương hay đâm sau lưng đồng đội bằng cách bắt tay với giặc thù dù dưới chiêu bài đẹp đẽ đến đâu đi nữa.
 Mọi ý đồ, tham vọng đen tối, ngông cuồng và man rợ của bất cứ cá nhân, đoàn thể hay đảng phái nào đi ngược lại với quyền lợi tối thượng của dân tộc trước sau thế nào cũng bị thất bại. Những chiến sĩ QLVNCH chân chính và xứng đáng luôn luôn sáng suốt để phục vụ cho chính nghĩa quốc gia dân tộc.”
Trần Hội & Trần Ðỗ Cẩm (camtran11@yahoo.com)
 (Trích Nguyệt San Ðoàn Kết (Austin, TX) số 40, tháng 6 năm 1993)
 

Huyền Sử về Người Lính Việt Nam Cộng Hoà
   Sau năm 1975, đã có một số tác giả ở Mỹ và phương Tây viết những cuốn sách nói lên sự thật, mà cuốn mới nhất có lẽ là Ride The Thunder của Richard Botkin, do WorldNetDaily xuất bản năm 2009. Đây là một cuốn sách được viết bằng lương tâm của một người lính Mỹ về người lính Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam – một cuộc chiến thảm khốc với nhiều toan tính bất lương từ bên ngoài và bên trong, với những nhân danh giả tạo từ phiá bên này và phiá bên kia.Chỉ có máu của người lính là thật.Sự hy sinh vô bờ bến của họ là thật.
Trong cuộc chiến tàn khốc kéo dài ba thập niên ấy, người lính Pháp đã chiến đấu cho tham vọng thuộc địa của thực dân Pháp, người lính miền Bắc Việt Nam đã chết cho chủ nghiã cộng sản dưới chiêu bài kháng chiến chống ngoại xâm, người lính Mỹ tới Việt Nam rồi ra đi theo lệnh của những chính khách con buôn ở Washington, chỉ có người lính miền Nam Việt Nam đã chiến đấu để bảo vệ chính đất nước của mình, bảo vệ gia đình mình, làng xóm của mình và tự do của chính mình.
Người lính ấy đã miệt mài chiến đấu cho đến khi ngã xuống hay trở thành phế nhân. Họ không cần biết tới những toan tính ở Washington, ở Mac-tư-khoa, ở Bắc Kinh, ở Hà-nội, hay Sài-gòn. Họ không quan tâm tới tiếng chê,lời khen phù phiếm của những nhà báo, nhà văn đi tìm danh lợi ở phương Tây xa xôi và an lạc.
Người lính ấy cũng không cần ai “phục hồi danh dự”, vì họ đã có danh dự do chính họ tạo ra bằng những hy sinh cao quý không gì sánh được. Trên mỗi vùng đất miền Nam Việt Nam, từ An Lộc, Bình Long, tới Gio Linh, Quảng Trị, đều có thấm những giọt máu của người lính đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng mà huyền sử đã được ghi trên đá, trên hoa.
Danh dự và huyền sử bi hùng của người lính Việt Nam Cộng Hoà không có gì làm bợn nhơ được với hàng trăm người – từ tướng tới quân – đã tự chọn cái chết trước cuộc tan hàng oan nghiệt vào Tháng Tư 1975.
Sơn Tùng(nguồn: hungviet.org)Posted on 11/06/2010 by Lê Thy http://baovecovang.wordpress.com/2010/06/11/huyền-sử-về-người-linh-việt-nam-cộng-hoa/
 
Quốc Tế Hóa Chiến Tranh Việt Nam
   Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến lâu dài nhất thế giới, vì nó là cuộc chiến vệ quốc Miền Nam.Thời gian gấp hai lần cộng lại cuộc thế chiến thứ 1và 2 trước sức tấn cộng vũ bảo của ý thức hệ Cộng sản Đại Đồng do Đệ Tam Quốc Tế Hồ Chí Minh Miền Bắc lãnh đạo và đối đầu với Đồng Mimh chiến hữu Hoa Kỳ tại Miền Nam VN.
   Một cuộc chiến phá sản lòng yêu nước dân tộc Việt Nam từ khi Pháp trao trả lại quyền độc lập chù quyền cho Việt Nam theo hiệp ước Élysée ký ngày 8-3-1949 giữa Quốc Trưởng Việt Nam Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol.Nước Việt Nam được trao trả nền độc lập có quân đội và chính sách ngoại giao riêng.Do đó quân đội Việt Nam được chính thức thành lập và lấy tên là Quân Đội Quốc Gia Việt nam.
   khi tách rời khỏi liên quân quân sự - Khối Liên Hiệp Pháp- dưới sự tài trợ đở đầu huấn luyện,thành lập và tổ chức Quân Đội Quốc GiaViệt Nam còn non trẻ .Và bắt đầu nhận trợ giúp yểm trợ khí tài quân sự của đồng minh Hoa Kỳ cho cuộc chiến chống lại nền quốc Cộng Miềm Bắc do Hồ Chí Minh-Đệ Tam Cộng Sản Quốc tế lãnh đạo trong giai đoạn chiến tranh vệ quốc Miền Nam VNCH- 1954->1975-khi đất nứơc bị chia đôi ,vĩ tuyến 17 định bởi Hiệp ước Gènève/54 dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm thời Đệ Nhất cộng Hòa.Và có một quân đội hùng mạnh QL.VNCH,hậu thuẫn bảo vệ nền Cộng Hòa Tự Do Miền Nam/VN,cùng Quân Lực Hoa Kỳ-Đồng Minh.
 QL.VNCH…HAY MỘT NGHIỆT NGÃ CHIẾN TRANH!!!
 thức hệ quốc Cộng Miền Bắc tiến đánh Tự Do Miền Nam.Và vượt thoát qua cuộc nội chiến lý tưởng lòng yêu nước của Cuộc chiến vệ quốc Miền Nam/VN đã đưa chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến ý ngườiViệt Quốc Gia.Chiến trường Miền Nam VN trở thành thị trường buôn bán vũ khí và là bia trường thử nghiệm hằng loạt khí cụ tối tân của các cường quốc chạy đua  vũ khí:Nga-Tàu-Khối cộng sản;Mỹ- Pháp- Anh- Khối Tự Do.Riêng  Chiến trường Miền Nam/VNCH là nơi tiêu thụ vũ khí lỗi thời cũa thế chiến thứ 1 và 2 cuả Pháp và Mỹ trang bị cho quân đội VNCH.Và biến Miền Nam là nơi trả giá, trao đổi quyền lợi kinh tế cũa các siêu cường Nga-Tàu và Pháp -Mỹ…Họ lấy chiến tranh và xương máu người dân Việt Nam làm phương tiện chia vùng ảnh hưởng kinh tế cho nhau.Lại không phải vì an ninh hòa bình thế giới hay Tự Do-Độc lập- Chủ quyền Việt Nam.
   QL.VNCH được hình thành vào một hoàn cảnh đất nước biến động chính trị,và là giải pháp có tính toán quyền lợi của Pháp lâu dài tại Miền Nam,sau khi thi hành Hiệp ước Genève/54 chia đôi đất nước.Tuy Quân Pháp trao trả chủ quyền lãnh thổ Việt Nam cho Quốc Trưởng Bảo đại-8-3-1949 do áp lực quốc tế,trao trả thuộc địa các nước.Nhưng dân chúng vẫn nghi ngờ dã tâm của Pháp thuộc địa,nên vẫn nương tựa vào phong trào Việt Minh chống Pháp do Hồ Chí Minh Cộng sản lãnh đạo và biến thể thành MTGP/MN.Để rồi thành phần Việt Cộng Miền Nam-VC/GPMN-là đối thù nội tại Miền Nam,tiếp tay Cộng Sản BắcViệt đánh chiếm Tự Do Miền Nam/VNCH theo lệnh Quốc Tế Cộng Sản Nga-Tàu.Cái nghiệt ngã và trớ trêu thay! cho QL.VNCH phải phối hợp lực lượng quân sự Đồng Minh Hoa kỳ đánh bại VC nằn Vùng –MTGPMN-thì găp phải phản ứng người dân Miền Nam nghe lời xui giục VC đào hầm,che dấu và nuôi dưởng VC nằm vùng chống lại quân dân cán chính VNCH,hết lòng bảo vệ Tự-Do Miền Nam trong đó có chính họ.nên có hiện tượng:”Ăn cơm Quốc Gia,thờ ma Cộng Sản” mà người dân Miền Nam đã vô tình: “Đâm sau lưng chiến sĩ”.Và chính quyền Qân Sự Hóa Sài gòn của VNCH đang bận tâm đối phó những đổi thay chiến lược do Pháp-Mỹ ảnh hưởng quyền lực quân sự,chi phối sách lươc chiến đấu của QL.VNCH trong chiến tranh chiến tranh vệ Quốc Tự Do Miền nam VN,và đã vô tâm bỏ mặc không bảo vệ được an ninh cuộc sống trước sự khủng bố,đe dọa tinh thần khủng hoảng người dân phải đi theo lời dụ dổ tuyên truyền của VC nằm Vùng  “Giải Phóng Miền Nam” cho Cộng Sản Bắc Việt/HCM chực chờ đánh chiếm Miền Nam  và đang đối dầu QL.VNCH tại vùng biên giới địa đầu Vĩ tuyến 17…
 Một đạo quân chiến sĩ anh hùng bị lạm dụng tự do,lòng yêu nước!
   QL.VNCH dưới sự lãnh đạo sáng suốt của chí sĩ Ngô Đình Diệm-Quốc Trưởng VNCH được toàn dân ủng hộ bầu lên Tổng Thống do dân cử,đã đem lại cho nhân dân Miền Nam VN chín năm được hưởng thụ an bình,thịnh trị dù cho đất nước vẫn còn đe dọa chiến tranh của người cộng sản Miền Bắc.
   Với chin năm,từ năm 1954- 1963 của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam bị sụp đổ do đảo chánh của Hội Đồng Quân Nhân Tứớng Lãnh làm cách mạng ngày 1-11-1963,QL/VNCH xứng đáng là một Quân Đội  Quốc Gia của Người Việt yêu nước,lập được nhiều chiến công hiển hách và thấy đầy đủ vai trò trách nhiệm,vinh dự của một quân đội có độc lập chủ quyền và được dân quí mến…Trong chính sách bình định nông thôn:lập ấp chiến lược thanh lộc 76.000 cán bộ nằm vùng và cơ sở bí mật Cộng Sản Bắc Việt còn cài đặt trong Nam khi thi hành Hiệp Ước Genève/54 để lại.Và các chính sách hòa hợp,.cộng tác với các lực lương kháng chiến chống Pháp Cao Đài-Hòa Hảo-Bình Xuyên cùng gia nhập vào Quân Đội QL.VNCH cùng chiến đấu chống cộng nằm vùng.Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lâp gai cấp Nhân Vị Cần Lao có lực lượng Thanh Niên Cộng Hòa lên vùng Tây Nguyên trung phần lập khu Trù Mật Dinh Điền:trồng:trà- cà phê-thuốc lá-cao su. Đem lại sự sống sung túc no ấm cho đồng bào di cư miền bắc vào nam cùng người Binh Định phú yên Tuy Hòa Qui Nhơn lên Tây Nguyên lập nghiệp.
   Sự di dân lập ấp và bảo vệ vùng Tây Nguyên của chính phủ Ngô Đình Diệm đã va chạm và xâm hại quyền lợi của người Pháp còn nhiều tài tài,cơ sở máy móc đồn điền trà,cà phê gổ quí V.V…đang sinh lợi trước khi rời bỏ Tây Nguyên trả lại độc lập chủ Quyền cho Việt Nam.
   Người Pháp trao quyền trục tiếp viện trợ Quân sự và trang bi khí cụ cho Việt Nam và trực tiếp đổ 2 tiểu đoàn thũy quân Lục Chiến Hoa Kỳ và 5.000 đầu tiên vào bải biển đà nẵng VNCH,nên gặp phản ứng quyết liệt của tổng thống Ngô Đình Diệm không cho quân Mỹ vào,để Cộng Sản bắc Việt Tọa bằng cớ chống Mỹ cứu nước và chống tay sai VNCH.Nếu Mỹ nhất quyết đưa quân vào Miền Nam thì bắt buộc phải làm đảo chánh giết Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963.Đưa Hội Đồng Quân Nhân Tướng Lãnh lên câm quyền.là lầm kế trả thù của Pháp tìm cách lấy lại của cải,tài sản,cơi ngơi an dưởng của người Pháp trên Tây Nguyên Lạt của nhóm quyền lợi thuộc địa Pháp.
   Trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của Ql.VNCH được chính phủ dân sự Phan Huy Quát trao lại quyền điều hành đất nước,lên cầm quyền lãnh đạo.Đa số Tướng lãnh QL.VNCH được huấn luyện,đạo tạo từ Pháp và xuất thân trong khối Liên Hiệp Pháp thì họ đương nhiên chụi ảnh hưởng mạnh của Pháp về quyền lợi trên Tây Nguyên trung phần VN.
   Khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa-Ngô Đinh Diệm sụp đổ,các Tướng Lãnh QL.VNCH lên nắm quyền điều khiển quốc gia Miền Nam và trở thành độc tài quân phiệt, dưới quyền ảnh hưởng sách lược chiến tranh của hai đồng minh Pháp-Mỹ khi họ toàn quyền quyết định chiến tranh qua cung cấp,trang bị vũ khí và quân cụ cho QL.VNCH,làm mất tính tính cách thuần túy truyền thống yêu nước của Quân Đội VNCH.
Tham khảo thêm sử liệu Nguyễn Hùng Kiệt:
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=9077
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=9220
Nguồn: http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/03/song-e-chien-tranhchet-cho-hoa-binh-1.html
 
Còn tiếp

Huỳnh Mai St.8872
Nghiên Huấn Tu Thư Bộ TTM/TCQH

Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh


Cạnh tranh nội bộ Trung Quốc gây căng thẳng biển Đông?
14/01/2015 10:55 GMT+7
TTO - Viện Lowy (Úc) vừa công bố báo cáo cảnh báo sự cạnh tranh dữ dội giữa các cơ quan dân sự, bán quân sự và quân sự của Trung Quốc đang thổi bùng nguy cơ xung đột trên biển Đông.
Tàu của cảnh sát biển Nhật Bản bám sát tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển gần đảo Miyako hồi đầu tháng 2-2013 - Ảnh: Reuters Bản báo cáo dày 55 trang của chuyên gia Linda Jakobson có tên “Các đối tượng an ninh hàng hải khó dự đoán của Trung Quốc” cho rằng trên thực tế chính quyền Bắc Kinh không có một “kế hoạch tổng thể và đồng bộ” về chiến lược thực hiện các hành vi khiêu khích, đòi chủ quyền vô lý trên biển Đông.
Thay vào đó, các chính quyền địa phương, tập đoàn dầu quốc gia và ít nhất năm cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc đang cạnh tranh nhau dữ dội để mở rộng tầm ảnh hưởng hành chính ở biển Đông.
Báo cáo cho biết việc Trung Quốc tái cơ cấu các cơ quan hàng hải từ tháng 3-2013 đã dẫn tới một cuộc cạnh tranh quyền lực ngầm giữa Tổng cục Hải dương quốc gia (SOA) và Bộ An ninh.
“Bên cạnh lực lượng cảnh sát biển (CCG), các đối tượng khác như quan chức quân đội cao cấp, quan chức lãnh đạo các tỉnh ven biển, Bộ An ninh, SOA, Ủy ban Cải cách và phát triển (NDRC), lãnh đạo các tập đoàn dầu khí… sẽ tận dụng mọi cơ hội để giành lợi thế thương mại ở biển Đông” - báo cáo nhấn mạnh.
Chuyên gia Jakobson dự báo trong thời gian tới, các đối tượng an ninh hàng hải Trung Quốc này sẽ tiếp tục thực hiện những hành động thiếu tính tổ chức, mang tính cạnh tranh lẫn nhau. Không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền Trung Quốc có một kế hoach tổng thể để quản lý chiến lược của các đối tượng này.
“Có một kế hoạch tổng thể sẽ ít nguy hiểm hơn, bởi việc các đối tượng khác nhau ở Trung Quốc hành động vì lợi ích riêng sẽ dẫn tới sự bất ổn trên biển Đông. Do đó, nguy cơ Trung Quốc thổi bùng xung đột trên biển hoặc trên bầu trời biển Đông là có thật và đáng lo ngại” - báo cáo của Viện Lowy cảnh báo.
Dù vậy, một số chuyên gia khác cho rằng vẫn có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp cao nhất của chính quyền Trung Quốc trong những hành động gây hấn nghiêm trọng nhất trên biển Đông. Báo Sydney Morning Herald dẫn lời chuyên gia Andrew Chubb thuộc ĐH Tây Úc cho biết: “Những hành động khiêu khích nhất là những hành động có tính phối hợp cao nhất”.
Ông nhắc tới việc Trung Quốc đang cải tạo đất trên biển Đông để xây đảo nhân tạo, đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển Việt Nam, cải cách luật pháp để mở rộng hoạt động trên biển… Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cũng nhận định Bắc Kinh đang có một chiến lược lớn.
“Việc Trung Quốc cải tạo đất trên biển Đông cho thấy nước này đang theo đuổi một chiến lược lớn nhằm chiếm đoạt chủ quyền và kiểm soát cả khu vực phía nam biển Đông” - bà Glaser nhận định.
NGUYỆT PHƯƠNG

 
 
Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh
Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.


TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo Nanji (ảnh: Kyodo)
Trước đó, họ đã xây dựng một sân bay cũng ở khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. Những hình ảnh gần đây của Google Earth cho thấy một số máy bay Su 27 (hoặc phiên bản) ở phía tây và một số chiếc J-8 Finbacks ở giữa sân bay.
Căn cứ mới ở quần đảo Nanji chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư ít phút đi máy bay phản lực. Một hình ảnh mà Thời báo Nhật Bản có được cho thấy một quả đồi được san phẳng với ít nhất 8 bãi đỗ trực thăng.
Hành trình thông thường từ quần đảo Nanji đến Senkaku/Điếu Ngư là 600km. Trực thăng vận chuyển lính của TQ sẽ bay khoảng 800km trong hành trình tương tự. Nhật có các tàu phòng vệ bờ biển ở quanh Senkaku/Điếu Ngư nhưng không có vũ khí. Tàu TQ nếu đụng độ với tàu phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ bị coi là bên xâm lấn. Nhưng trực thăng có lại có thể bay qua các tàu Nhật và đổ bộ lính mà không bị phản đối.
Như vậy, chỉ trong vòng vài phút, cờ TQ sẽ xuất hiện trên các đảo và trên mạng. Khi đó, Nhật sẽ trở thành kẻ gây hấn nếu dỡ bỏ cờ TQ. Đó là lý do TQ lập khá nhiều bãi đáp trực thăng và cũng là cách họ bắt đầu một cuộc chiến mà không bị coi là kẻ gây hấn.
Bộ Ngoại giao Nhật đã đưa ra biểu đồ thể hiện số lần xâm nhập của TQ vào lãnh hải Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong mỗi tháng. Qua đó, có thể thấy, đây là một nỗ lực bền bỉ và có sự chỉ đạo. Giờ đây, TQ còn triển khai hàng trăm tàu tới quần đảo Osagawa thuộc chuỗi đảo thứ hai.
Với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, người TQ chưa từng sống ở bất kỳ đảo nào trong quần đảo. Về phía Nhật, thời điểm người Nhật sống nhiều nhất tại quần đảo này (hơn 200 người) là trước Thế chiến I. Nhật không hề có quân đội ở Senkaku/Điếu Ngư trong khi đó những động thái của TQ trên quần đảo Nanji được xem là đồng nghĩa với việc chuẩn bị chiến tranh.
Hồi cuối tháng 12, Thời báo Nhật nhấn mạnh, các diễn biến trên quần đảo Nanji có thể "đánh động" các chiến lược an ninh Nhật-Mỹ liên quan tới phòng thủ Senkaku/Điếu Ngư.
Báo này dẫn lời Li Jie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân TQ rằng, quân đội nước này đã thiết lập sự hiện diện quân sự - gồm cả hệ thống radar - trên quần đảo.
“Đây là vị trí chiến lược quan trọng vì khoảng cách gần với quần đảo Điếu Ngư - TQ gọi quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật là Điếu Ngư. Nó có thể hỗ trợ cho vùng nhận diện phòng không Hoa Đông và là địa điểm hải quân trọng yếu với các tuyến phòng thủ ven biển của TQ", ông này nói.
Theo Thái An (theo American Thinker, Japan Times
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32417 
 

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015


Năm Dê nói chuyện Dê! với Vo Thilinh
Vo thillinh & Hậu Duệ QL.VNCH
Dê cựu chiến binh thảm hại sau ngày tàn chinh chiến. Còn lại gì đây một chút tình buồn...Và chỉ xin nhau một chút: " Tình Người Sau cuộc Chiến ! "


Ảnh đẹp- Con dê thảm bại!


Tình Người Sau Cuộc Chiến!
                                                                                 Huỳnh-Mai.St.8872
                                                                                    Bh.Dạ Lệ Huỳnh 
Saigon gẫy súng giả từ phố thị,
Trở lại rừng xưa thân phận tù đày,
Đồi cao heo hút mơ về phố củ,
Cũng gió mưa này ai đón em về;
Giữa hàng cỏ thụ me già rụng lá,
Bay...bay trong gió vương tóc mây bồng,
Phủ kín vai anh sa trường áo chiến,
Lặng lẽ bên nhau suốt chặn đường mưa,
Trên đường chiến trận anh đây gẩy súng,
Mưa gió còn nhiều ai đón đưa em;
xox
Xin em đừng nói;...cố nhân đừng gọi;...
Đường xưa ướt lối đơn côi nẽo về,
Chim bàng gẩy cánh người xưa đâu nữa,
Vắng anh rồi phố cũ cũng buồn mưa,
Lối xưa trường cũ phủ màu cờ đỏ,
Như máu con tim… đỏ thắm chiến bào,
Anh trở về đây trong cơn chiến bại
Gặp nhau rồi còn biết nói gì đây,
Em lên xe hoa người hút điếu cáng,
Đâu còn mưa gió ướt lối chân em,
xox
Xin đừng gọi nhau tiếng cố nhân ôi;...
Chinh chiến mà chi…chia rẻ phận đời,
Anh là chiến bại…em theo chiến thắng…,
Bỏ mặc tình ta trong lúc gió mưa,
Me già đứng lặng bên đường khóc lá,
Rơi...rơi…phủ kín bạc đầu chiến binh…
Anh hùng...nay đành bán vé số;...
Bán phận đời vận nước chẵng ai mua,
Tiếng ca cải tạo buồn trôi trong gió,
Phận đời quên lãng sống kiếp chinh nhân,
xox
Ba mươi lăm năm trời vẫn đổ mưa,
Nỗi buồn chinh chiến biết mấy cho vừa,
Mưa buồn chiến bại ươm sầu dân tộc,
Me già thay lá Saigon đổi tên,
Tôi đi giữa phố không tên nhà không số,
Lều bạt che mưa khắp phố…vĩa hè,
Xích lô gác trọ cho người thua cuộc,
Đường về kinh tế sỏi đá thành cơm,
Người lính cũ sao trời làm khách sạn,
Mưa gió não nề…ừng khóc chinh nhân,...
xox
Tắm gội gió mưa mái đầu bạc trắng,
Mắt mờ đẵm lệ vọng ướcxa xăm,
Đường mưa,.chung lối ,ai về chinh chiến…?,
Cho tôi góp sức một chút hơi tàn,
Thay ngôi đổi chủ đổi đời dân tộc,
Tìm lại người xưa một chút hương thừa,
Đường mưa ướt át không đành quên lãng,
Tổ quốc vinh quang trách nhiệm hẹn thề,
Dù ai phản bội đâm lưng chiến sĩ,
Vẫn nguyện thề non nước được bình an,
xox
Nơi góc phố lén nhìn hoa pháo hội,
Người vui chiến thắng mắt tôi lệ trào,
Saigon chiến bại kêu sa lộng lẩy,
Con đường nào rực rở bước chân em,
Chiến lũy hào sâu không ngăn bước giặc,
Mưa ướt lối…đâu cản bước em đi;
Saigon chiến hữu, người thương tôi mất,
Tất cả về đâu hởi cố nhân ôi;?
Nhìn trời chỉ thấy vì sao rơi rụng,
Kiếp đời lính chiến cố hương không nhà,


 
Huỳnh-Mai @ Trúc-Lâm Yên-Tử
[Tình người sau cuộc chiến]
Thư Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Nguồn; http://www.truclamyentu.info/tlls_nhungdongtho/tinnguoisaucuocchien.htm

Tiếng hát bên-kia đồi núi!

 Câu chuyện đầu năm Dê, nói chuyện chiến tranh: Một cú dê lừa, cứu mạng!

. Đó cũng là nghệ thuật tâm lý chiến tranh chính trị của một sĩ quan tình báo tác chiến trên các mặt trận chiến trường đối với một nữ cán binh VC nằm vùng moi tin túc đich tình đối phương. Để rồi sau đó, hận thù... thương nhớ xen nhau tiếpdiễn đến tận ngày tàn chinh chiến! Hậu quả buồn cho một chuyến "Dê hoang..."

 


Huỳnh Mai St.8872

  Vùng Xôi Đậu Chiến Tranh-Nỗi Buồn Chinh Chiến!
  Những nỗi xót thương cho các bà mẹ trong vùng xôi đậu chiến tranh, ban ngày là của quốc gia, ban đêm là của cộng sản.khi trời sáng thì họ rút lên rừng núi ẩn trốn trong chiến khu mật cứ…Chạng dạng tối trời thì VC tràn xuống thôn làng:vác gạo,thu thuế và có dịp thăm nhà của các cán binh Cộng Sản thăm lại nhà xưa nhà.
   Nửa tháng trước đây Đoàn Xây Dựng Nông Thôn về xã nho lâm Núi Miếu Tuy Hòa tạp huấn chiến dấu bảo vệ thôn làng thay thế cho quân đội chính quy Trung Đoàn 47/SĐ 22 BB chuyển địa bàn hoạt động từ du kích chiến sang trận địa chiến qui ước chiến tranh trên Tây nguyên PleiKu-Kom Tum.
Tiếng hát bên-kia đồi núi!
Bên kia núi đồi là vùng oanh kích tự do,là biên khu, mật cứ du kích quân VC nằm vùng.là dãy núi trùng trùng,điệp điệp tiếp giáp liên tỉnh lộ Cheo Reo-Phú Bổn và bao bọc xung quanh đồng bằng ven biển Tuy Hòa -Phú Yên.
Chúng tôi đóng quân trên ngọn đồi cao Núi Miếu, nằm chơi vơi giữa vùng đồng bằng bao la cạnh núi Ngũ Hành và sắp xẩy ra trận đánh ác liệt…Theo tin tình báo Trung Đoàn và đặc tình giao liên VC nằm vùng của các bà chị nuôi,bán nước vệ đường,cùng các trẻ em chăn trâu cho biết: tối nayVC mời dân làng lên núi xem trình diễn văn nghệ và có đoàn văn công từ miền bắc vào ca múa-hát ,và thông báo hai báo cáo quyết định của chinh ũy quân khu,huyện ủy MTGPMN lên án tử hình,và treo đầu hai sĩ quan “ Ngụy” có thưởng công và miễn thuế nạp tô lúa gạo trong 3 năm…Danh sách đó có tên tôi đứng đầu bảng, kế tiếp là anh bạn cùng khóa sĩ quan ra trường, có vợ con tại tỉnh lỵ Tuy Hòa mà tôi tá túc,nương nhờ mỗi lúc hành quân về nghỉ ngơi!...khi xa nhà tận Sàigon.
   Trời đêm nay trăng sao hôi tụ dày dặc,như chào mời …thôn làng đi hội hè đình đám.Đứng trên cao của ngọn đồi,nhìn xuống bằng ống nhồm Hồng Ngọai Tuyến của Mỹ trang bị mỗi Đại đội một chiếc máy để nhìn rỏ trong đêm khi đi phục kích VC.
 bị dân quân du kích Việt Cộng về làng tấn công. Họ là con em dân chúng thôn làng trong vùng trốn lính Quốc gia chạy sang hàng ngủ VC nằm vùng, có mật cứ trong vùng núi bao quanh đồng bằng Tuy Hòa.Cộng thêm 3 trung đoàn chánh quy cộng sản Bắc Việt hồi kết vào Nam.Được trang bị vụ khí tối tân hiện đại Nga Tàu.
   Chúng cho 3 tiểu đoàn cộng quân cùng du kích nằm vùng địa phương bao vây dưới chân núi Miếu-Ngũ hành sơn-và tấn công tiểu đoàn 4/TĐ47/SĐ22BB cùng Đoàn Xây Dựng Nông Thôn tại núi Miếu,để yễm trợ đồng bào trong vùng xôi đậu,tạm chiếm của chúng đi dự lễ dâng công,văn nghệ.Và phải mang theo lúa thóc,tiền bạc cóng nạp thuế tô,kinh tài cho chúng trên mật cứ phía bên kia núi đồi.
  Tiếng AK 47 nổ nghe ròn rả, chát chúa, âm thanh rùng rợn hơn hẳn tiếng đì đùng từ phát một của carbin M1 và bán liên thanh cùa garant M1,M2.Để đối phó lại với trung liên nồi Trung Cộng,lính chúng tôi phải tập trung 3 khẩu garant M1 lại thành một khẩu trung liên BAR giữ bốn góc sườn núi, còn 3 cây trung liên BAR làm mục tiêu di động đánh lừa địch,ngỡ là hỏa lực mạnh, có nhiều của quân ta. Quả thật mấy cây trung liên BAR di động phản công và hoạt động liên tục làm làm nồng súng đỏ rực trong bóng đêm,phải sai phụ xạ thủ lấy nón sắt múc nước bờ ruộng tưới lên nồng súng giải nhiệt và bắn tiếp đến khi địch chịu  rút lui.
  Vũ khí phe ta thuộc lỗi thời của thế chiến thứ 2 mà đồng minh trang bị cho QL.VNCH không bằng tối tân hiện đại của khối Nga Tàu trang bị cho cho du kích quân VC địa phương.Quân lực VNCH là con vật hy sinh và là sức tiêu thụ các loại vũ khi tồn động kho vũ khí thăng dự thế chiến thứ 2 của đồng minh Pháp Mỹ.
   Và lợi dụng trận chiến này,tôi bị hăm dọa thanh toán tại mặt trận của tập đoàn tham nhũng quân phiệt sư đoàn có hệ thống quân giai xuống đến cấp tiểu đoàn,đại đội.Chúng cho lính bắn dọa,cảnh cáo tôi vào đội chỉ huy hành quân từ phía sau nội tuyến trong lúc đụng trận với địch quân,là gì Đại tá Di văn Bình,Trung Đoàn Trưỏng- Một Mắt} ăn chặn tiền tiếp tế lương thực hành quân của lính suốt một tháng nay không phát lương ,và tiếp tế lương thực khô trong hai cuộc hành quân qua, nên phải lấy tiền vợ con lính mua lương thực đem theo hành quân, nên lính chúng tôi phản đối đi hành quân vì không có lương thực mang theo, nên bị chúng mật lệnh của cấp trên thanh toán cấp chỉ huy dưới quyền dám tố giác.
    Tiếng súng thưa thớt, báo hiệu quân du kích và chinh qui việt cộng rút đi dần lên núi, mà tiếng hát bên kia đồi vẫn còn vang vọng vào đá núi xa xa của đòan văn công văn nghệ miền Bắc vào Nam giúp vui và tuyên truyền cộng sản trong vùng xôi đậu nơi đây…Và chỉ chấm dứt tiếng ca bên kia núi đồi khi hàng loạt tiếng nổ của bom oanh kích vùng tự do đổ xuống trong tiếng gầm rú của F105 xạ kích sát bên kia sườn đồi núi.
   Trời về sáng, dân làng trên núi đổ xuống trong vẽ thê lương nhếch- nhoát vì đã bỏ lại bên kia núi đồi những thân thương mất mát mà họ chôn dấu, tiếp tế, cưu mang đùm bọc.Nay thì tiếng hát thao thức trong nỗi xót xa dân tộc dã chìm tắt trong tiếng bom rền.
   Cũng trong trận này, tôi mới thấy được nỗi buồn chiến tranh của người dân trong vùng xôi-đậu, nhất là những bà mẹ già khóc con, khóc chồng trong vùng, sáng quốc gia tối về là Công Sản…
   Theo tin tình báo giao liên nữ VC,đêm nay đám du kích quân sẽ về xã Liên Trì làm giỗ cho đồng bọn chết trận đánh vừa qua.Trời về chiều,lính tôi cơm nước xong xuôi đợi màn đêm buông xuống là đi rải quân kích giặc.Áng ngữ theo các khe suối mương rạch vào làng.Trước khi đi phải ngang qua làng có đám giỗ;thì được bà mẹ nằm vùng cùng các em nhỏ chạy theo và gởi một ít chè xôi,bánh mức cúng giỗ cho cấp chỉ huy,đem theo ăn cho  đỡ dạ đói lòng trong khuya hành quân.Thật cảm động tình quân dân cá nước…Nhưng không ngờ đây làm tiếc lộ hành quân  để cho các bà mẹ,em gái  lấy tin tức và ra ám hiệu bằng chiếc đèn và bóng cái quần treo cao…cao! bên song cửa sổ phản chiếu ánh đèn, cho du kích quân nhìn thấy không dám về,hoặc tránh ổ phục kích trước khi vào làng ăn đám giỗ.Và QL.VNCH không bao giờ giao tranh với giặc trong thôn làng vì sợ chết dân!. Lợi dụng tính nhân bản và tình người của lính VNCH, các bà mẹ du kích nằm vùng còn xin tha mạng cho các du kích bị thương trong cuộc truy lùng lục soát sau một trận đánh, họ bỏ chạy vào xóm làng. Nếu không được tha thứ thì thương binh VC uy hiếp và xúi giục dân biểu tình chống đối lại lính VNCH cứu nguy cho con em họ-VC năm vùng.nhưng khi rút quân chưa ra khỏi làng,thì những trái pháo kích của cộng quân từ trên sừn núi bắn xuống trúng nhằm dân chết và dân tình ta thán,biểu tình,do linh quốc gia giết chết dân lành.Chiến tranh là thế đó,hởi tự do và dân chủ của ta ơi!!!
Nỗi buồn ở ... 2 chiến tuyến : không có người chiến thắng chỉ có người Việt thua ?

   Huỳnh Mai.St.8872
Tiếng hát bên kia đồi núi

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

NHẤT QUỶ NHÌ MA THỨ BA LÍNH VNCH





THIẾU NIÊN CỘNG HOÀ, bởi họa sĩ Vy Vy, trước khi có computer.
Vo Thilinh- — cùng với Van Vu49 người khác.

NĂM DÊ NÓI CHUYỆN DÊ

Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm. Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm. Dê sống trên đồi núi hoang giả tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu.

Dê là loài động vật thuộc họ Bovidae (họ nầy có khoảng 137 loài như trâu, bò, dê, cừu v.v...). Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn mực nước biển ).

Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...), dê cái và dê đực đều có râu.

Dê được nuôi nhằm mục đích trước tiên là lấy sữa. Trung bình một con dê cái cho khoảng 3-4 lít sữa/ngày. Lập kỷ lục lượng sữa vắt được hàng năm cao nhất là một con dê giống Toggenburg được gia đình Katrina Western ở Chico (bang Texas, Mỹ) nuôi. Kỷ lục này được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guiness là 4.068kg sữa trong 365 ngày, tức gấp đôi mức trung bình đối với dê nuôi.

CON DÊ TRONG THƠ CA

Con dê trong thơ ca mang nhiều tiếng xấu do người đời gán cho một cách vô tội vạ, vì con vật và con người khác nhau. Con vật vô tri sống theo dục tính, còn con người có lý trí sống theo đạo đức. Lấy hình tượng con vật mà nói về con người hoặc ngược lại, chỉ là một lối ẩn dụ.
Con dê vốn ngoan ngoãn, hiền lành, có sức sống mãnh liệt sung mãn. Thịt ngon, sữa tốt. Thật ra, con dê dễ thương hơn là đáng ghét như con người đã có thành kiến từ lâu trong dân gian.

Người ta cũng thường liên hệ giữa con dê và người có máu dê. Bà con thường chỉ trích và cảnh cáo những kẻ già đa tình hay sàm sỡ một cách bừa bãi, có ngày gặp tai nạn:

Dê sồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm.
(Vè)

Thói dê của những người tình ái lung tung không chính chắn bị người đời nguyền rủa khá nặng nề.

Phụng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi.
(Ca dao)

Muốn biết hết câu chuyện dài về DÊ, xin các bạn đọc tiếp bài" NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ" tại Blog: http://kimanhl.blogspot.de/

Vo Thilinh (14/1/2015)
— cùng với PeterThanh Nguyen, Nguyen Thanh Thuy, Van Vu47 người khác

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1392499107719241&set=a.1392358917733260.1073741833.100008774956176&type=1&theater&notif_t=like_tagged 





  
Mai Nguyễn Huỳnh               Căn cứ Hàm Rồng

 NIỀM TIN HẬU DUỆ QL.VNCH
Rất thích bài viết của Vo Thilinh và các ý kiến nói vè" Dê" của các bạn sưu tầm góp ý. Làm cho tôi phấn khởi, vui lên một niền tin hy vọng trong năm mới 2915, có một sự đổi thay nào đó cho Tự Do dân tộc Việt Nam !
Sự vui vẻ qua niền tin yêu tất thắng năm " Con Dê " rạng rở trên khuộn mặt tuổi trẻ Hậu Duệ QL.VNCH

 

Pleiku ngày cũ

 


 Thử thách thần linh núi rừng PleiKu
  NHẤT QUỶ NHÌ MA THỨ BA LÍNH VNCH
               - Mua dê lổ vốn -
Huỳnh Mai St.8872

Lính VNCH, dù sao cũng còn mang bản tính học trò của sinh viên các trường đại học Sài gòn, bị tổng đông viên đi lính... Tuy khoát áo chiến binh ra sa trường ,trận mạc xa nhà...nhưng không hề bỏ tính nghịch ngợm học tr
ò, nên quậy phá cho vui, và đở nhớ nhà cuối năm cắm trai không về phép.
Đơn vị tôi đóng quân trê núi Hàm Rồng Plei Ku, Tôi được người yêu từ sài Gòn ra thăm và ở lại khu gia binh của đơn vị của mấy bà vợ lính. Nơi núi rừng quanh hui, không có gì đải khách yêu. nên tôi và 2 lính Ô ĐÔ cận vệ rũ mấy bà vợ lính lái xe jeep ra cổng sau căn cứ đơn vị, có một làng dân tộc Thượng để mua dê về đải tiệc cuối năm cho cả một đại đội và gia đinh binh sĩ đóng quân trên núi cao đón giao thùa...
Bảo đãm với quý vị tuổi trẻ gia đình trên Facebok và các cháu Hậu Duệ QL.VNCH, chúng tôi mua dê không lổ, mà lại lời...Là vì có cố vấn là lính Thương ở bản đại làng này: - " Ông Thầy " lựa con đực- Dê Xồm, đầu Đàn, để em cột, đẫn nó và kéo theo sau xe...Nge lời lái dê lính Thương { Fulro}, tôi lái xe jeep ra khỏi buông làng, thì một đàn dê cái và dê con, dê mẹ chạy theo sau xe, có con dê đực xồm chạy trước.vì tính kết đoàn của thú vật . Làm cả làng Thượng, già trẻ, bé lớn bản làng túa ra, vây bắt lại mấy con dê không mua lại, tạo nên một hoạt cảnh náo loạn núi rừng PleiKu tĩnh mịch những ngày giáp tết cuối năm- Được 5 con, dũ cho cả tiểu đoàn ăn tết vui vẽ.
Xe tôi về đến trại...Trẻ nhỏ khu gia binh lại túa ra vây bắt 5 con dê theo sau cột chiến lợi phẩm lại. Chúng tôi, lại một lần nữa được lính đầu bếp tiểu đoàn, vốn là lính bị bắt quân dịch của nhà hàng Xoáy Kinh Lâm Chợ lớn bày cách làm thịt dê và nấu các món ăn thịt dê theo kiểu Bắc kinh, mà không nhe mùi hôi đặc trưng của dê.
Bàng cách, bắt mấy em nhỏ đè dê ra, đổ rượu đế vào mồn cho dê uống và cột phía sau xe jeep, lái chạy vòng vòng, cho đến khi dê mệt lả, chảy mồ hôi, là tuôn hết chất dê có mùi hôi xạ ra theo mồ hôi dê, cho chất thit dê ngon. Cái phần " Dái dê xồm " là thưởng cho ai cóng bày trò bắt dê làng Thượng về làm quà thưởng cho vợ con lính tráng trong khu gia binh: tạo ra cái tết vui vẻ nơi xứ Thượng buồn thiu.
Những tưởng cái tế trôi qua trong an lành vui vẻ. Không ngờ tối 30 tết năm đó, dân làng xứ Thượng kéo nhau đến đòi lại mấy con dê mất. Nên tôi phải xuất tiền túi mới lảnh lương tết, và mượm thêm tiền tài vụ quân lương Trung Đoàn đền cho dân làng Thượng, họ mới chịu kéo nhau ra về, trả lại sự vui vẻ, no say, ấm cúng nơi cái lạnh xa nhà, buồn vui lính chiến!!!

Huỳnh Mai St.8872
Lời bình
 
Vo Thilinh Woww! Cám ơn câu chuyện câu chuyện đầy thú vị và rất vui về việc mua chú dê xồm của bác Mai Nguyễn Huỳnh. Tính ra bác mua kiểu nầy, không lời mà cũng không lổ.
Một hồi ức khó quên của người lính cộng hoà về bầy dê 6 con trong ngày cuối năm Tết đến.

       HuỳnhMai St.8872
Chuyện Dê xưa bây giời mới kể lại!