Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

NHẤT QUỶ NHÌ MA THỨ BA LÍNH VNCH





THIẾU NIÊN CỘNG HOÀ, bởi họa sĩ Vy Vy, trước khi có computer.
Vo Thilinh- — cùng với Van Vu49 người khác.

NĂM DÊ NÓI CHUYỆN DÊ

Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm. Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm. Dê sống trên đồi núi hoang giả tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu.

Dê là loài động vật thuộc họ Bovidae (họ nầy có khoảng 137 loài như trâu, bò, dê, cừu v.v...). Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn mực nước biển ).

Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...), dê cái và dê đực đều có râu.

Dê được nuôi nhằm mục đích trước tiên là lấy sữa. Trung bình một con dê cái cho khoảng 3-4 lít sữa/ngày. Lập kỷ lục lượng sữa vắt được hàng năm cao nhất là một con dê giống Toggenburg được gia đình Katrina Western ở Chico (bang Texas, Mỹ) nuôi. Kỷ lục này được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guiness là 4.068kg sữa trong 365 ngày, tức gấp đôi mức trung bình đối với dê nuôi.

CON DÊ TRONG THƠ CA

Con dê trong thơ ca mang nhiều tiếng xấu do người đời gán cho một cách vô tội vạ, vì con vật và con người khác nhau. Con vật vô tri sống theo dục tính, còn con người có lý trí sống theo đạo đức. Lấy hình tượng con vật mà nói về con người hoặc ngược lại, chỉ là một lối ẩn dụ.
Con dê vốn ngoan ngoãn, hiền lành, có sức sống mãnh liệt sung mãn. Thịt ngon, sữa tốt. Thật ra, con dê dễ thương hơn là đáng ghét như con người đã có thành kiến từ lâu trong dân gian.

Người ta cũng thường liên hệ giữa con dê và người có máu dê. Bà con thường chỉ trích và cảnh cáo những kẻ già đa tình hay sàm sỡ một cách bừa bãi, có ngày gặp tai nạn:

Dê sồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm.
(Vè)

Thói dê của những người tình ái lung tung không chính chắn bị người đời nguyền rủa khá nặng nề.

Phụng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi.
(Ca dao)

Muốn biết hết câu chuyện dài về DÊ, xin các bạn đọc tiếp bài" NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ" tại Blog: http://kimanhl.blogspot.de/

Vo Thilinh (14/1/2015)
— cùng với PeterThanh Nguyen, Nguyen Thanh Thuy, Van Vu47 người khác

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1392499107719241&set=a.1392358917733260.1073741833.100008774956176&type=1&theater&notif_t=like_tagged 





  
Mai Nguyễn Huỳnh               Căn cứ Hàm Rồng

 NIỀM TIN HẬU DUỆ QL.VNCH
Rất thích bài viết của Vo Thilinh và các ý kiến nói vè" Dê" của các bạn sưu tầm góp ý. Làm cho tôi phấn khởi, vui lên một niền tin hy vọng trong năm mới 2915, có một sự đổi thay nào đó cho Tự Do dân tộc Việt Nam !
Sự vui vẻ qua niền tin yêu tất thắng năm " Con Dê " rạng rở trên khuộn mặt tuổi trẻ Hậu Duệ QL.VNCH

 

Pleiku ngày cũ

 


 Thử thách thần linh núi rừng PleiKu
  NHẤT QUỶ NHÌ MA THỨ BA LÍNH VNCH
               - Mua dê lổ vốn -
Huỳnh Mai St.8872

Lính VNCH, dù sao cũng còn mang bản tính học trò của sinh viên các trường đại học Sài gòn, bị tổng đông viên đi lính... Tuy khoát áo chiến binh ra sa trường ,trận mạc xa nhà...nhưng không hề bỏ tính nghịch ngợm học tr
ò, nên quậy phá cho vui, và đở nhớ nhà cuối năm cắm trai không về phép.
Đơn vị tôi đóng quân trê núi Hàm Rồng Plei Ku, Tôi được người yêu từ sài Gòn ra thăm và ở lại khu gia binh của đơn vị của mấy bà vợ lính. Nơi núi rừng quanh hui, không có gì đải khách yêu. nên tôi và 2 lính Ô ĐÔ cận vệ rũ mấy bà vợ lính lái xe jeep ra cổng sau căn cứ đơn vị, có một làng dân tộc Thượng để mua dê về đải tiệc cuối năm cho cả một đại đội và gia đinh binh sĩ đóng quân trên núi cao đón giao thùa...
Bảo đãm với quý vị tuổi trẻ gia đình trên Facebok và các cháu Hậu Duệ QL.VNCH, chúng tôi mua dê không lổ, mà lại lời...Là vì có cố vấn là lính Thương ở bản đại làng này: - " Ông Thầy " lựa con đực- Dê Xồm, đầu Đàn, để em cột, đẫn nó và kéo theo sau xe...Nge lời lái dê lính Thương { Fulro}, tôi lái xe jeep ra khỏi buông làng, thì một đàn dê cái và dê con, dê mẹ chạy theo sau xe, có con dê đực xồm chạy trước.vì tính kết đoàn của thú vật . Làm cả làng Thượng, già trẻ, bé lớn bản làng túa ra, vây bắt lại mấy con dê không mua lại, tạo nên một hoạt cảnh náo loạn núi rừng PleiKu tĩnh mịch những ngày giáp tết cuối năm- Được 5 con, dũ cho cả tiểu đoàn ăn tết vui vẽ.
Xe tôi về đến trại...Trẻ nhỏ khu gia binh lại túa ra vây bắt 5 con dê theo sau cột chiến lợi phẩm lại. Chúng tôi, lại một lần nữa được lính đầu bếp tiểu đoàn, vốn là lính bị bắt quân dịch của nhà hàng Xoáy Kinh Lâm Chợ lớn bày cách làm thịt dê và nấu các món ăn thịt dê theo kiểu Bắc kinh, mà không nhe mùi hôi đặc trưng của dê.
Bàng cách, bắt mấy em nhỏ đè dê ra, đổ rượu đế vào mồn cho dê uống và cột phía sau xe jeep, lái chạy vòng vòng, cho đến khi dê mệt lả, chảy mồ hôi, là tuôn hết chất dê có mùi hôi xạ ra theo mồ hôi dê, cho chất thit dê ngon. Cái phần " Dái dê xồm " là thưởng cho ai cóng bày trò bắt dê làng Thượng về làm quà thưởng cho vợ con lính tráng trong khu gia binh: tạo ra cái tết vui vẻ nơi xứ Thượng buồn thiu.
Những tưởng cái tế trôi qua trong an lành vui vẻ. Không ngờ tối 30 tết năm đó, dân làng xứ Thượng kéo nhau đến đòi lại mấy con dê mất. Nên tôi phải xuất tiền túi mới lảnh lương tết, và mượm thêm tiền tài vụ quân lương Trung Đoàn đền cho dân làng Thượng, họ mới chịu kéo nhau ra về, trả lại sự vui vẻ, no say, ấm cúng nơi cái lạnh xa nhà, buồn vui lính chiến!!!

Huỳnh Mai St.8872
Lời bình
 
Vo Thilinh Woww! Cám ơn câu chuyện câu chuyện đầy thú vị và rất vui về việc mua chú dê xồm của bác Mai Nguyễn Huỳnh. Tính ra bác mua kiểu nầy, không lời mà cũng không lổ.
Một hồi ức khó quên của người lính cộng hoà về bầy dê 6 con trong ngày cuối năm Tết đến.

       HuỳnhMai St.8872
Chuyện Dê xưa bây giời mới kể lại!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét