Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh


Cạnh tranh nội bộ Trung Quốc gây căng thẳng biển Đông?
14/01/2015 10:55 GMT+7
TTO - Viện Lowy (Úc) vừa công bố báo cáo cảnh báo sự cạnh tranh dữ dội giữa các cơ quan dân sự, bán quân sự và quân sự của Trung Quốc đang thổi bùng nguy cơ xung đột trên biển Đông.
Tàu của cảnh sát biển Nhật Bản bám sát tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển gần đảo Miyako hồi đầu tháng 2-2013 - Ảnh: Reuters Bản báo cáo dày 55 trang của chuyên gia Linda Jakobson có tên “Các đối tượng an ninh hàng hải khó dự đoán của Trung Quốc” cho rằng trên thực tế chính quyền Bắc Kinh không có một “kế hoạch tổng thể và đồng bộ” về chiến lược thực hiện các hành vi khiêu khích, đòi chủ quyền vô lý trên biển Đông.
Thay vào đó, các chính quyền địa phương, tập đoàn dầu quốc gia và ít nhất năm cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc đang cạnh tranh nhau dữ dội để mở rộng tầm ảnh hưởng hành chính ở biển Đông.
Báo cáo cho biết việc Trung Quốc tái cơ cấu các cơ quan hàng hải từ tháng 3-2013 đã dẫn tới một cuộc cạnh tranh quyền lực ngầm giữa Tổng cục Hải dương quốc gia (SOA) và Bộ An ninh.
“Bên cạnh lực lượng cảnh sát biển (CCG), các đối tượng khác như quan chức quân đội cao cấp, quan chức lãnh đạo các tỉnh ven biển, Bộ An ninh, SOA, Ủy ban Cải cách và phát triển (NDRC), lãnh đạo các tập đoàn dầu khí… sẽ tận dụng mọi cơ hội để giành lợi thế thương mại ở biển Đông” - báo cáo nhấn mạnh.
Chuyên gia Jakobson dự báo trong thời gian tới, các đối tượng an ninh hàng hải Trung Quốc này sẽ tiếp tục thực hiện những hành động thiếu tính tổ chức, mang tính cạnh tranh lẫn nhau. Không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền Trung Quốc có một kế hoach tổng thể để quản lý chiến lược của các đối tượng này.
“Có một kế hoạch tổng thể sẽ ít nguy hiểm hơn, bởi việc các đối tượng khác nhau ở Trung Quốc hành động vì lợi ích riêng sẽ dẫn tới sự bất ổn trên biển Đông. Do đó, nguy cơ Trung Quốc thổi bùng xung đột trên biển hoặc trên bầu trời biển Đông là có thật và đáng lo ngại” - báo cáo của Viện Lowy cảnh báo.
Dù vậy, một số chuyên gia khác cho rằng vẫn có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp cao nhất của chính quyền Trung Quốc trong những hành động gây hấn nghiêm trọng nhất trên biển Đông. Báo Sydney Morning Herald dẫn lời chuyên gia Andrew Chubb thuộc ĐH Tây Úc cho biết: “Những hành động khiêu khích nhất là những hành động có tính phối hợp cao nhất”.
Ông nhắc tới việc Trung Quốc đang cải tạo đất trên biển Đông để xây đảo nhân tạo, đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển Việt Nam, cải cách luật pháp để mở rộng hoạt động trên biển… Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cũng nhận định Bắc Kinh đang có một chiến lược lớn.
“Việc Trung Quốc cải tạo đất trên biển Đông cho thấy nước này đang theo đuổi một chiến lược lớn nhằm chiếm đoạt chủ quyền và kiểm soát cả khu vực phía nam biển Đông” - bà Glaser nhận định.
NGUYỆT PHƯƠNG

 
 
Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh
Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.


TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo Nanji (ảnh: Kyodo)
Trước đó, họ đã xây dựng một sân bay cũng ở khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. Những hình ảnh gần đây của Google Earth cho thấy một số máy bay Su 27 (hoặc phiên bản) ở phía tây và một số chiếc J-8 Finbacks ở giữa sân bay.
Căn cứ mới ở quần đảo Nanji chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư ít phút đi máy bay phản lực. Một hình ảnh mà Thời báo Nhật Bản có được cho thấy một quả đồi được san phẳng với ít nhất 8 bãi đỗ trực thăng.
Hành trình thông thường từ quần đảo Nanji đến Senkaku/Điếu Ngư là 600km. Trực thăng vận chuyển lính của TQ sẽ bay khoảng 800km trong hành trình tương tự. Nhật có các tàu phòng vệ bờ biển ở quanh Senkaku/Điếu Ngư nhưng không có vũ khí. Tàu TQ nếu đụng độ với tàu phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ bị coi là bên xâm lấn. Nhưng trực thăng có lại có thể bay qua các tàu Nhật và đổ bộ lính mà không bị phản đối.
Như vậy, chỉ trong vòng vài phút, cờ TQ sẽ xuất hiện trên các đảo và trên mạng. Khi đó, Nhật sẽ trở thành kẻ gây hấn nếu dỡ bỏ cờ TQ. Đó là lý do TQ lập khá nhiều bãi đáp trực thăng và cũng là cách họ bắt đầu một cuộc chiến mà không bị coi là kẻ gây hấn.
Bộ Ngoại giao Nhật đã đưa ra biểu đồ thể hiện số lần xâm nhập của TQ vào lãnh hải Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong mỗi tháng. Qua đó, có thể thấy, đây là một nỗ lực bền bỉ và có sự chỉ đạo. Giờ đây, TQ còn triển khai hàng trăm tàu tới quần đảo Osagawa thuộc chuỗi đảo thứ hai.
Với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, người TQ chưa từng sống ở bất kỳ đảo nào trong quần đảo. Về phía Nhật, thời điểm người Nhật sống nhiều nhất tại quần đảo này (hơn 200 người) là trước Thế chiến I. Nhật không hề có quân đội ở Senkaku/Điếu Ngư trong khi đó những động thái của TQ trên quần đảo Nanji được xem là đồng nghĩa với việc chuẩn bị chiến tranh.
Hồi cuối tháng 12, Thời báo Nhật nhấn mạnh, các diễn biến trên quần đảo Nanji có thể "đánh động" các chiến lược an ninh Nhật-Mỹ liên quan tới phòng thủ Senkaku/Điếu Ngư.
Báo này dẫn lời Li Jie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân TQ rằng, quân đội nước này đã thiết lập sự hiện diện quân sự - gồm cả hệ thống radar - trên quần đảo.
“Đây là vị trí chiến lược quan trọng vì khoảng cách gần với quần đảo Điếu Ngư - TQ gọi quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật là Điếu Ngư. Nó có thể hỗ trợ cho vùng nhận diện phòng không Hoa Đông và là địa điểm hải quân trọng yếu với các tuyến phòng thủ ven biển của TQ", ông này nói.
Theo Thái An (theo American Thinker, Japan Times
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32417 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét