Bà
Mẹ Say hay Những dòng đời nghiệt ngả (*) được tác giả Dạ Lệ Huỳnh
trình bày qua bối cảnh miền Nam sau ngày 30/04/1975 bị Cộng sản Việt
Nam chiếm đóng.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước Tập truyện hồi ký Bà Mẹ say.
(*) Tựa nhỏ do LSQSVN bổ túc
Dạ Lệ Huỳnh
Cựu Đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đơn vị sau cùng: Bộ Tổng Tham Mưu/QL.VNCH/TCQH
2 năm rưỡi tù Cộng sản.
Bà là mẹ vợ của tôi mỗi lần hành quân về tôi cùng mẹ hay mở tiệc tầy trần mừng ngày bình yên chiến thắng trở về…
Ngoài chuyện mẹ con ra tôi và mẹ còn tình chiến hữu bạn nhậu vong niên
là mẹ của cô con gái đẹp tôi xin cưới làm vợ. Chúng tôi quen nhau và
cảm phục nhau qua tính can trường dũng cảm của một người lính và biết
yêu lính của một cô gái Gia Long, nữ sinh trường áo tím Saigon…
Tôi cưới nàng làm vợ, khi gặp nàng trong đoàn ủy lạo chiến sĩ tại
chiến trường Pleiku, Kom tum ở Pleime trong trận đánh giành lại “Ngọn
đồi máu” -Căn cứ hỏa lực số 6 tại Dăktô, ngả ba biên giới nam hạ Lào
năm 71-72 mùa hè đỏ lửa…
Tôi có mặt tại Saigon trong đợt rút quân về gọi là “di tản chiến
thuật” ra khỏi Tây –Nguyên thuộc Quân Đoàn 2. Và từ đó, tôi về cố thủ,
bảo vệ vành đai lửa thủ đô Saigon…cho tới ngày gãy súng tan hang
30-4-1975
Kể từ đó tôi và gia đình nàng sum hợp một nhà và thường xuyên uống
rượu với “bà mẹ say”của tôi thường khi hơn, trong tâm trạng kẻ chiến
bại, chờ ngày cải tạo trong tù Cộng Sản…
Mẹ tôi vốn là một phật tử thuần hành, hay đi chùa lễ Phật, với mục
đích ăn chay, cầu nguyện cho hai vợ chồng tôi và đứa con trai của bà
còn sống kẹt ở chiến trường xa nhà, được bình an trong lửa đạn chiến
tranh…
Biết được nỗi đoạn trường chiến tranh của các bà mẹ miền nam đi đánh
trận hiểm nguy, nên các nhà chùa, sư sải trong giáo hội Phật giáo Ấn
Quang lợi dụng tình thương mẫu tử gia đình của các bà mẹ Saigon. Giáo
hội Phật giáo phản chiến này tổ chức tuần hành Phật tử, đem bàn thờ
phật tổ xuống đường phản đối chính quyền Saigon chấm dứt chiến tranh,
để đánh động mối thương tâm của các bà mẹ gia đình Phật Tử. Sau đó
phong trào phật giáo đấu tranh hướng dẫn mẹ tôi và đa số ni sư cách
che dấu đào hầm nuôi Viêt-cộng nằm vùng-đặc công Cộng Sản-để khủng bố
bom mìn, đặt chất nổ tại chợ búa và nơi công cộng,làm lung lạc ý chí
chống cộng của đồng bào Miền Nam, bắt buộc phải ủng hộ cho chúng thành
lập mặt trận “Giải Phòng Miền Nam”-MTGPMN-và gây tê liệt tinh thần
chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Mẹ tôi đã tham gia vào phong trào Phật giáo phản chiến Ấn Quang cùng
lực lượng xung kích biểu tình che chắn và nuôi dưỡng Việt Cộng nằm
vùng tại viện Hóa Đạo Việt Nam Quốc Tự và các chùa chiền trong thành
phố Saigon. Mẹ tôi đã che dấu, dối lòng với Phật tổ từ bi…lợi dụng cửa
chùa bao che Việt Cộng, ủng hộ các sư thầy làm chính trị phản dân hại
nước, mất vẽ tu hành chân chánh của vị phật tử xuất gia. Nhiều lúc mẹ
trầm ngâm ngồi uống rượu một mình để say, để quên những gì là tội
lỗi? mà câu kinh tiếng kệ, cùng tiếng mõ, chuông chùa ngân vang cũng
không đánh thức được hồn nước Tự-Do trong bà…Mẹ đã lậm say theo giáo
điều thiêng đàng Cộng Sản, trong đó có các con của bà trở về trong hòa
bình với Cộng Sản???...
Trước khi “Giải phóng” tháng tư, trong cơn say bà nói cười bí hiểm,
như sắp hoàn thành trọng trách của giáo hội phật giáo Ấn Quan-một tổ
chức Việt Cộng-giao cho. Và bà sắp đạt được ước nguyện sum hợp gia đình
cho con cháu bà không còn phải xa nhà. Sự thật mẹ không ưa gì cộng
Sản Miền bắc qua lời kể chuyện của người Bắc di cư vào Nam tìm Tự-Do,
ngay cả Chúa cũng vào Nam. Bà không muốn các con của bà xa nhà đi đánh
trận vùng xa và sẽ ở mãi bên bà cùng nhau uống rượu khi quê hương
được hòa bình theo rượu hứa ”Cá tháng tư” của giáo hội phật giáo phản
chiến?…
Sau ngày Saigon “giải phóng” Sự thật Cộng Sản đã được phơi bày, bà
cũng như hầu hết các bà mẹ Miền Nam Saigon không có tham vọng chính trị
và quyền lực chiếm đóng Saigon đi thu gom tài sản, cướp của người
dân, đuổi họ đi vùng kinh tế mới, bắt giam cầm tù cải tạo quân dân cán
chính Miền Nam VNCH.làm cho dân chúng Miền Nam chán chán ghét Việt
Cộng, bỏ nước ra đi tìm Tự-Do xứ khác…
Bà mẹ tôi cũng là nạn nhân bị Việt Cộng- “Giải phóng Miền Nam”dối lừa
và hứa hẹn đủ điều cho tính nhẹ lòng nhẹ dạ của các bà mẹ tham gia vào
các tổ chức phản chiến phật giáo Ấn Quang là tổ chức Việt Cộng trá
hình núp bóng các bà mẹ phật tử để lung lạc tinh thần chiến đấu của
các chiến sĩ VNCH để chúng cướp Miền Nam qua sự cả tin lợi dụng tình
mẫu tử thiêng liêng của các bà mẹ Saigon…
Nhà tôi cùng bà mẹ ở trong khu gia binh căn cứ quân cụ 20, gần” Quân
Tiếp Vụ “Hòa Hưng, là nơi có nhiều doanh trại quân đội nhất Saigon.
Sau ngày thất thủ 30-4-1975, các doanh trại gia binh chúng tôi là đối
tượng trả thù của Cộng Sản Miền Bắc. Các cán bộ Cách Mạng và dân 30 Cờ
Đỏ giờ thứ 24 thường xuyên đóng chốt chặn khu gia binh tôi ở và các
khu khác trong vùng Hòa Hưng…Không cho vợ con binh sĩ mang ra khỏi
trại bất cứ vật dụng gì? Ngoài cổng trại ngoại trừ cái áo dính thân…Và
khuyến cáo vợ con Quân Ngụy, đi vùng kinh tế mới do phường tổ chức và
chỉ định nông trường lao động “Lê Minh Xuân”Hốc Môn Cũ Chi…Nếu chịu
đi lao động cải tạo thì được “Cách Mạng cứu xét cho chồng đi cải tạo
sớm được về đoàn tụ gia đình theo chính sách khoan hồng của chính quyền
Cách Mạng cộng Sản”…
Sự vở mộng của mẹ tôi làm bà thêm buồn muốn con cháu bà gần mẹ giờ lại càng xa,
Con bà yêu nước bảo vệ Tư-Do chính nghĩa quốc gia giờ trở thành kẻ thù
của chúng bị nhốt tù cải tạo để trừng trị tội Ngụy quân Ngụy Quyền
phản quốc. Cách mạng thành công nó giống như sự trái khoái nghịch chiều
suy tư mong muốn của mẹ được sự cảnh báo của đồng bào Miền Bắc di cư
vào Miền Nam năm 19754 bằng tàu”Há mồm”để trốn chạy Cộng Sản.
Suốt ngày mẹ tôi cứ mãi say xỉn, cả khu gia binh thân thuộc người cũ,
ai cũng biết mẹ tôi say, khi nói bậy bạ nhảm nhí làm phiền lòng hàng
xóm…Nhưng người ta ai cũng thích và bênh vực bà mẹ say mỗi khi bà uống
rượu say…Bà trở thành bợm nhậu rất ghiền rượu. Sáng nào thức dậy,mẹ
tôi cũng súc miệng bằng một xị”ba xi đế”cho ấm bụng qua cơn đói, vì mẹ
chán ăn bobo thay cơm. Nhìn chén bobo, mẹ nội cơn điên la hét chửi
bới ôm xồm…làm cho đám con nít khu gia binh báo động rủ nhau tới
nhà”bà ngoại say”, đem theo muỗng đũa và những chiếc thau nhôm dung
đựng thức ăn còn trống rổng, gõ đập lóc cóc..leng keng;…đánh nhịp để
hướng dẩn bà ngoại say của chúng đến chốt chặn đầu ngỏ khu gia binh do
dân quân, bộ đội và cán bộ phường xuống đóng chốt, bao xây kinh tế
toàn khu vực các khu gia binh trong vùng hòa Hưng…
Đám con nít gia binh dẫn bà ngoại say đến khu đất trống làm hội trường
đang tập hợp vợ con của lính do cán bộ của phường và thành phố xuống
phổ biến chính sách nhà nước cách-mạng khuyến cáo đi” lao động kinh tế
mới “để cải thiện lương thực đang ăn độn sắn khoai từng bữa và được
cách mạng khoang hồng cho chồng sớm về đoàn tụ gia đình?…
Vừa nói đến đây thì lời nói cán bộ bị loãng trong tiếng la hét ồn ào
của nồi niêu xoang chảo gõ đập leng keng…trong tiếng cười sặc sụa chửi
bới của bà mẹ say;…làm buổi tập hợp bắt nghe của vợ con lính gián đoạn
giải tán. Cán bộ phường lẩm bẩm nói long bong bực bội;”bà già
điên”…Mấy đứa con nít cải lại:”ngoại tui say?”. Cứ thế ngày nào mẹ cũng
say và ngày nào đám con nít cũng khua soong- chảo nồi niêu đưa bà ra
trước cổng trại để chưởi bới cán bộ và bộ đội đóng chốt trong tiếng
reo hò khoái chí của con nhà lính.
Có một lần mẹ say giữ cháu ngoại bà tám tháng tuổi và trông nhà cho vợ
tôi đạp xe đạp ra bến xe xa cảng Phú Lâm, vì trời mưa lạnh không mang
theo con được sợ nó bệnh, chỉ chở được cái cân bàn theo cho khách mướn
cân hàng hóa chở về quê theo chuyến xe đò về miền lục tỉnh và người
ta cho chút tiền mướn cân, suốt ngày chỉ được vài đồng tiền “mới đổi”
để cải thiện cuộc sống cho hai bà cháu, có khi không đủ tiền mua rượu
cho bà…nhiều lúc vợ tôi ra chợ lượm đầu cá về cho heo ăn..thật ra
mình ăn thế cho heo, để có sức mong chồng cải tạo về…Mẹ tôi ờ nhà trông
cháu ngoại, nhưng mẹ vẫn say không tỉnh bao giờ…Bà nhờ đám con nít
gia binh mua rượu về cho bà uống bằng tiền ăn sang vợ tôi cho hai bà
cháu chỉ đủ cho bà súc miệng bằng rượu là đã no rồi…Ngày nào bà say là
ngày đó, vợ tôi không bị công an rượt đuổi lấy cân tịch thu phương
tiện kiếm sống của một người vợ sĩ quan cải tạo không bao giờ chịu
nhục trước kẻ thù cộng sản…
Mẹ tôi sợ không giữ nổi đứa cháu trong lúc say xỉn nên lấy sợi
dây dù trái sáng hỏa châu [khi tôi còn hành quân để lại nhà] cột chân
cháu lại…cùng cổ tay của mẹ thả ra cho cháu nó bò lòng vòng quang chổ
bà nằm khỏi sợ cháu bò xuống bếp phỏng lửa hay trèo lu nước nguy hiểm
và mẹ chìm vào cơn say quên hết muộn phiền…
...
Mấy ngày nay mẹ buồn lắm…cơm nước chẳng ăn, người của mẹ rày rạc thất
thần như nhuốm bệnh nhưng vẫn uống rượu ngày hai cữ chửi cán bộ cách
mạng ngày hai lần thay cơm cũng đủ no rồi…Nếu như không có ngoài Bắc
vào Nam “giải phóng” thì sự mê lầm của mẹ tôi không thấy được và không
chửi họ cho bỏ ghét như ngày hôm nay…
Vợ tôi cũng biết mẹ tôi ngả bệnh do rượu hành mẹ vì uống quá nhiều
rượu nên bị “sơ gan cổ trướng”. Nghèo vì chế độ đổi thay, con không có
quyền khuyên mẹ nên hậu quả thế này đành chịu thôi. Vợ tôi chỉ biết
viết thư vào trại cai tạo cho tôi hay. Trong trại tù cải tạo có rất
nhiều Bác Sĩ nổi tiếng Saigon đều bị tập trung nơi đây, đã hợp bàn
khám bệnh”Từ xa” cho mẹ tôi trong tù cai tạo, cũng đành chịu thua bệnh
tình ung thư gan cùa mẹ ở giai đoạn cuối, vả lại thiếu thuốc men sau
thời kỳ giải phóng, cùng thiếu thầy thuốc giỏi phương tiện tốt để cứu
chửa?, nên vô phương cho mẹ tôi. Bên ngoài chỉ có Y Bác Sĩ cứu thương
của Hà-Nội không đủ trình độ chuyên môn chửa trị. Họ đã phản bội lại
lời thề của ông tổ ngành Y Hypporat cứu chửa nhân đạo cho bệnh nhân dù
là kẽ thù trên chiến trường hay trong mặt trận, nhưng họ đã bỏ rơi
chúng tôi, không cứu chửa trong trận”Nổ kho đạn Long Khánh trại cải
tạo”. Các bác sĩ Ngụy quân Saigon phải tự cứu chữa lấy và cưa chân cưa
tay cho đồng đội mình bằng lưỡi cưa tự chế, không thuốc gây mê trong
tiếng thét ghê hồn của đồng tù cải tạo….Đây là chứng thực cho bài học
đã được lên lớp giảng dạy rõ ràng trong các trại tù cải tạo cho “chính
sách kẻ thù quân ngụy” của nhà nước cộng sản VN.
Tôi đợi cả tháng sau, mới đúng đợt cho phép viết thư về nhà từ trong
tù, và cho biết bệnh tình của mẹ được các bác sĩ cải tạo “khám từ
xa”Qua thư từ và khuyên vợ tôi chăm sóc cho bà cẩn thận…chiều chuộng
yêu thương mẹ tôi những ngày cuối đời…
Vợ tôi và đứa con gái bé nhỏ ở trại gia binh, vừa nhận danh sách thông
báo của phường khóm thông qua tổ đóng chốt của trại. Vợ con của sĩ
quan ngụy có chồng học tập cải tạo hãy thu xếp gia đinh chuẩn bị đi
vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân do quận 10 đảm nhận kết nghĩa với Củ
Chi-Sông Bé. Trước cái tin nầy vợ tôi chết khiếp, vì vợ tôi sống
Saigon nhỏ đến lớn chưa có về quê lần nào…nên rất sợ đỉa và rắn…nên
Việt cộng bắt đi cải tạo lao động vùng kinh tế mới cho biết mùi đời
nằm vùng kháng chiến…Vợ tôi sợ nó còn hơn sợ VC.
Mấy ngày nay nghĩ cho mướn cân tại bến xe xa cảng nên thiếu tiền ăn
uống và thuốc men cho mẹ nên bàn chiếc áo cưới của hai vợ chồng để tiêu
pha cho mẹ và con và có chút thời gian ở nhà chăn sóc mẹ. Lúc rảnh
chạy tìm cây cỏ thuốc nam do người ta mách bảo về trị bệnh cho mẹ cầm
chừng”Còn nước còn tát”…
Hôm nay mẹ thức dậy thật sớm và thấy tỉnh táo hơn mọi ngày, mẹ đi đứng
có vẽ khỏe khoắn hơn nhiều…làm cho vợ tôi đỡ lo và vui mừng ra mặt,
nên khi mẹ tôi bảo cho mẹ đi thăm thằng “Ba cụt giò”ở dưới chân cầu
Ông Lảnh bên Khánh Hội. Là lính chiến đấu của anh hai con cùng đơn vị
ngày xưa ờ vùng 1 Huế, Đà Nẵng, nghe nói đến anh Trung Sĩ Thành phế
binh VNCH, chợt buồn hiện diện lên đôi mắt giữa hai mẹ con bà. Cả hai
đều êm lặng mặc cho quá khứ thương đau trở về trước tháng tư năm 1975…
Vợ tôi gật đầu không kịp dạ thưa trả lời mẹ vì sức khỏe có cho phép bà
không?, và lấy tiền đâu mướn xe đưa mẹ đi cho được an toàn? Hơn cả
năm nay không thăm anh Thành, không biết anh bị đi vùng kinh tế mới nơi
đâu?. Sau suy nghĩ, chắc phải nhờ anh lính xích lô ở cùng khu gia
binh đưa mẹ tôi đi mới mới an toàn, còn tiền bạc sẽ tính toán sau, vì
cùng cảnh ngộ đời lính Ngụy nên thông cảm nhau…
Mẹ tôi lên xe xích lô đi… mà sao má sao cháu ngoại bà khóc nhiều quá?
Cháu mến và đòi theo ngoại làm bà rơi nước mắt trên khuôn mặt xanh xao
vàng bệch chưa khỏi bệnh của bà, phải chăng là một hiện ảnh chia ly
cuối cùng của bà mẹ say trong khu gia binh này? Anh Thành mà mẹ tôi
sắp thăm là lính chiến đấu của đơn vị anh vợ tôi chỉ huy trong đợt
“Rút quân chiến thuật”từ Quân Đoàn 1 về bảo vệ thủ phũ Saigon. Anh vợ
tôi chỉ huy tiểu đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 bộ binh đi đoạn hậu cuộc rút
quân sau cùng dưới trận mưa pháo kích của Cộng quân bắn bừa bải vào
đám dân chúng di tản chạy theo đoàn rút quân của sư đoàn gồm đàn bà,
trẻ con chạy ra cửa biển xuôi tàu vào Saigon hay ra hạm đội 7 Hoa kỳ
đậu ngoài khơi, đa số là vợ con lính tráng trong các khu gia binh các
đơn vị mọi quân binh chủng đóng trong quân khu 1 được lệnh rút quân của
Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu…
Dân thường và vợ con binh sĩ chết rất nhiều dọc theo bải biển Đà Nẵng
vì đạn pháo kích cộng quân muốn giữ dân ở lại không cho dân bỏ đi…nên
có hành động nhẫn tâm giết hại đồng bào một cách tàn bạo khát máu.
Trước sự chết chóc của đồng bào cùng vợ con lính, quá đau lòng, nên
đơn vị đoạn hậu tiểu đoàn anh vợ tôi không tuân lệnh cấp trên và tự ý
quay đầu tiến ngược vao bải biển, xung phong đánh chiếm các điểm cao có
đặt các giàn phóng hỏa tiễn, những ổ trọng pháo của giặc cộng bám
đuôi theo đoàn rút quân, để giết hại đòng bào…Anh Thành là Trung Sĩ 1
thuộc tiểu đội súng cối 81 ly tiểu đoàn pháo yểm trợ cho ba đại đội
tiến chiếm mục tiêu địch trên đỉnh cao. Bắn hết cấp số đạn mang theo,
chưa thanh toán được mục tiêu, tr/sĩ Thành phải xử dụng đến khẩu M72
là hỏa tiễn vác vai chống tăng để phá ổ trong pháo của quân cộng đang
nả đạn liên tục xuống bãi biển. Anh gan lì với thế thủ quỳ gối vác
vai, vương ống nhắm M72 và bình thảng bấm nút cò phá hủy ổ trọng pháo
của địch dưới lằn mưa đạn và anh đã bị thương ngả quỵ tại chỗ không
cón theo kịp đồng đội anh em tiến lên xung phong chiếm ổ trọng pháo.
Ông anh vợ tôi không thể bỏ rơi chiến hữu mình nên cõng Tr/sĩ Thành
tiếp tục cùng đồng đội tiến lên nhưng không may ông anh vợ bị trúng
đạn ngang đầu do viên đạn tàn quân bỏ chạy bắn trả tháo thân để lại
cái chết cho anh không kịp trối trăn. Tr/sĩ Thành không nhận được một
lời nào nhắn gởi từ cái chết tức tưởi của anh. Vì là cấp trên cũng là
Trưởng trại khu gia binh đơn vị có vợ con cùng di tản trong cuộc rút
quân, nên Tr/sĩ Thành biết cùng quê quán Saigon.
Sau khi nằm bệnh xá quân y bị cưa cụt hết hai chân chưa lành hẳn, thì
quân giải phóng cộng sản vào chiếm thành phố Đà Nẵng đuổi anh ra khỏi y
viện quân y một cách tàn nhẫn không thương tiếc người tàn tật phế
binh Miền Nam Cộng Hòa. Anh đợi lành lặn hai chân cụt và lê lết tìm
đường về Saigon trên những chuyến xe đò tỉnh thương không lấy tiền khi
biết được anh là thương binh Saigon chiến bại.
Anh lê tấm than tàn ma dại trên chiếc xe lăn tự chế bằng bốn cái bạt
đạn phế thải nằm dưới cái khung cây lót ván để anh ngồi lên đó…rồi anh
dùng hai tay xỏ trong đôi dép bơi đi như chèo thuyền trên đường nhựa
đá Saigon, kiếm sống bằng nghề bán vé số…Với chiếc xe lăn, anh lăn
cuộc đời tàn phế mất hai chân ở chiến trường trở về dưới chân cầu Ông
Lảnh bên kia Khánh Hội. Chiếc xe lăn hay chiếc xe”tăng” nghiến xích
sắt bằng bạt đạn rồ rồ… trên đường nhựa Saigon đầy ổ gà để tiến qua
chợ Saigon bán vé số nhưng không chịu ăn xin khi dân chúng đôi khi còn
khổ như mình.
Lái chiếc xe “Tăng 4.B.Đ” ngang qua cổng dinh Độc Lập lưu dấu một thời
oanh liệt nay không còn nữa? chỉ còn chiến tích trên chiếc xe tăng
nầy…thêm buồn. Thôi, cứ nhắm thẳng hướng chợ Hòa Hưng và trường đua Phú
Thọ hỏi thăm người cũ tìm nhà cấp trên. Vì không biết địa chỉ và thay
đổi tên đường xa lạ quá, có những “nhà không số, nhưng phố không
tên”bên cạnh những ngôi nhà sang trọng “ngói đỏ vôi hồng”của cán bộ,
mà nhằm hỏi thăm người cũ “Sĩ Quan Ngụy”thì chúng bắt chết…Dọ hỏi từng
khu nhà từng dảy phố, đến Quân Tiếp Vụ đường Tô Hiến Thành gặp người
lính cũ chì cho. Đoạn đường dài từ chân cầu Ông Lãnh qua Hòa Hưng-Phú
Thọ đường dài 5-6 cây số mà anh Thành phải lăn xe mất trọn nữa tháng
trời để tìm nhà cấp chỉ huy của mình, vừa đi tìm vừa bán vé số độ nhật
sinh nhai. Ngày đi, đêm ngủ dọc đường góc phố, vĩa hè. Cứ sợ sệt công
an bố ráp bắt bớ xin ăn không nhà cửa lang thang bỏ vào trại xã hội
phục hồi nhân phẫn đĩ điếm thì tàn đời…Quả là tình chiến hữu”Huynh đệ
chi binh” chiến sĩ VNCH,
Đoạn đường vượt qua của anh rất khổ sở giữa Saigon đói nghèo và phân
biệt đối xử Ngụy Quân Ngụy Quyền chế độ Saigon để bắt đi tù cai tạo,
đánh tư sản mại bản, đuổi đi vùng kinh tế mới làm dân chúng hoang mang
hốt hoảng sợ hải tìm đường bỏ nước ra đi…anh thấy gian nan vất vã còn
hơn một cuộc vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam của Bộ Đội Cụ Hồ đội của
cải tài sản Miền Nam về Bắc. Việc “Thay ngôi đổi chủ”chiến thắng Miền
Nam của Cộng Sản Miền Bắc, mà Bộ Đội Cụ Hồ chỉ là những người phu
khuân vác của cải từ người chủ cũ Miền Nam đem về cho người chủ mới
Miền Bắc còn dân chúng là kẻ trắng tay vô sản một đời chuyên chính
giai cấp bần cố nông?
Anh Thành quyết tâm tìm gặp lại gia đình cấp chỉ huy để báo tin buồn
mấy năm nay chưa gặp gia đình mẹ tôi khỏi phải đợi chờ tin con và chia
sẻ mất mát với gia đình chiến hữu hy sinh vì đồng đội cứu anh mà phải
chết cho nhau. Xin đa tạ nhớ ơn mẹ có người con dũng cảm anh hùng cứu
mạng anh và xin mẹ đừng khóc: “Chiến tranh có mấy khi trông người
trở lại?”.
Cuối cùng báo tin của anh thương phế binh Thành là tin vui ít buồn
nhiều…hay nói thẳng ra buồn nhiều hơn vui của “Sự thật chiến tranh”
không thề giấu giếm được nỗi đau thương người trong chiến cuộc đã chết
rồi…
Cấp chỉ huy của anh muốn nhân dịp di tản “Rút quân chiến thuật”về
Saigon…sẵn ra mắt trình diện với mẹ người vợ sắp cưới của con trai bà
đã mang thai cháu bà ba tháng…chính là em gái ruột của anh Tr/sĩ Thành
phế binh là cô nữ sinh Saigon ra thăm anh trong dịp hè nên hai người
đã duyên nợ với nhau và quyết định dịp di tản quân về kỳ nầy ra mắt
thú tội cùng mẹ xin cưới nhau tại Saigon.
Trong
chuyến di tản chiến thuật của quân đoàn 1, em của anh là vợ sắp cưới
của cấp chỉ huy cũng theo gia đình vợ con anh chị mình trở về Saigon
ra mắt “Bà mẹ say”. Cứ tưởng là buồn trong rút quân mà vui trong dịp
cưới. Các chị em trong khu gia binh đồn điếu với nhau và kéo nhau lên
trạm xá quân y xin cấp thuốc ngừa tránh thai cho đàn bà con gái trong
khu trại, gây nên hiện tượng sốt thuốc ngừa thai không có trong quân
đội. Vì không có thuốc, vợ con lính đổ đồ ra phố chợ bỏ tiền túi ra
mua thuốc ngừa tránh thai…tại các tiệm thuốc tây tư nhân hết sạch
thuốc, gây hoang mang “có lý” cho các phụ nữ bên ngoài đang có phong
trào vượt biên muống tránh đổ vở và bảo vệ hạnh phúc gia đình cho chồng
con, nếu vượt biển chẳng may bị cướp biển Thái Lan hãm hiếp, giết
người được chúng tha mạng sau khi thoã mãn thú tính dã man để trở lại
chồng con. Vừa nói anh vừa khóc nức nở cảm thương cho số phận nữ lưu
hào kiệt đàn bà Việt Nam trung trinh tiết nghĩa thời chồng thời loạn
lạc chiến tranh. Và anh khóc nhiều hơn cho vợ, hai con anh cùng em gái
phu nhân sắp cưới của cấp chi huy cứu sống mình, mang thai ba tháng
đã chết tức tưởi trên bải biển chưa kịp xuống tàu di tản, vì pháo kích
của giặc Cộng bắn chặn đầu dân chúng di tản làm chết vô số khá đông
dân thường và vợ con lính tráng của các đơn vị rút quân khỏi Quân Đoàn
1 đang chen chút lên tàu. Các tàu ra biển có hạm đội 7 của Mỹ rước
ngoài khơi cho người tỵ nạn, hoặc chạy theo chồng xuôi Nam vào
Saigon. Xác chết người dân nằm rải rác dọc bải biển, máu loang đỏ thắm
từng đợt sóng biển xô vào bờ bải đầy xác người…Thương tâm và đau lòng
nhất là chuyến tàu cuối của đoàn người di tản theo đoàn quân bị trúng
đạn phào của Cộng quân trong đất liền bắn vói theo…trúng tàu bốc cháy
dữ dội rồi chìm dần dưới biển không một người nào thoát chết. Vợ con
anh và em gái của anh mằn lại đây trong nghiệt ngã chiến tranh và tàn
bạo mất tính người của giặc cộng Miền Bắc.
Mẹ tôi đến thăm anh “Thành Cụt”phế binh trong tình trạng rất tỉnh táo
như chưa bao giờ biết say nên anh xích lô lính cũ yên tâm để mẹ tôi ở
lại thăm chơi với anh Thành Rồi đạp xích lô đi kiếm ăn.
Nhà anh Thành cụt chân nay dọn về chân cầu Ông Lãnh vì nhà của ba mẹ
anh sống nhờ bị nhà nước Cộng Sản đánh tư bản đuổi đi vùng kinh tế
mới hết rồi… còn lại mình anh phải bám vào thanh phố mà sống dưới chân
cầu kiếm sống hằng ngày bằng nghề bán vé số…nên nhà anh không có số
giữa cái phố đổi tên trên cái quê hương lưu đày nầy?...
Lấy giạ chân cầu làm nhà cùng với vài ba gia đình đồng cảnh ngộ như
anh không muốn đi vùng kinh tế mới để lại nhà cho chính quyền Cách
Mạng Cộng Sản chia nhau chiếm giữ nhà dân. Chỗ anh ở chỉ đễ đủ chiếc
xe lăn bán vé số và bộ vạc giường lót trên đất trải chiếu ngủ qua đêm
những khi mưa gió trở trời.Nơi anh ở không phải là nhà, giữa phố đổi
tên sửa đường nên khó tìm nơi anh ở trên đất Saigon biến đổi chiến
tranh cho những mãnh đời khốn khổ của những kẻ chiến bại như anh…
Bà rất vui khi gặp lại anh và cái vui nào cũng có rượu đi kèm đó là
đặc tính của dân Miền Nam người Saigon chân thành hiếu khách “Không
say Không về” của bợm nhậu như bà mẹ say của tôi. Cũng vì khề khà nhậu
nhẹt nên bao nhiêu chuyện buồn đời…họ điều trút bỏ vào ly rượu rồi
cùng nhau uống chén đắng cay nồng thế sự sau hồi cuộc chiến…
Bà mẹ say bất kể bệnh tình con bà khuyên bảo…một hai chun rượu đế Hốc
Môn Bà Điểm đâu thỏa tình quân dân cá nước lâu ngày gặp lại…Con sâu
rượu trong bà bắt đầu ngọa-nguậy nói lên khí thế hào hùng trong nỗi nhớ
thương con bà trổi dậy trong lòng nên rủ Thành Cụt lên xe tăng cải
tiến cho bà kéo đi mua thêm rượu và mồi nhậu…Thành cũng là tay”lưu
linh”-bợm nhậu- thổ địa nơi nầy nên biết nơi đâu có rượu ngon và đồ
nhấm rượu sành điệu nghệ dân nhậu.
Tuân lệnh mẹ. Thành leo-lên chiếc “tăng” cho bà kéo đi trong hơi men chếnh choáng của vài ly sơ-khởi cho nóng người…
Thật ra trong túi hai người bạn say vong niên nầy như hai mẹ con lâu
ngày gặp lại nhau nhưng không tiền nhậu rượu.Sẵn trong túi còn một sắp
vé số mới lảnh về chưa kịp bán ở đại lý xé số trả tiền sau giờ xổ-có
thế chân-Thành yên chí và hăm hởi lên xe cho mẹ kéo vừa đi bán vé số
vừa có tiền mua rượu.
Chiếc tăng ộp ẹp phát tiếng kêu rồ rồ…của bốn bánh thiếu dầu mở nghiến
trên mặt đường nhựa đá gồ ghề đầy ổ gà nham nhở phát ra tiếng kêu
khủng khiếp, rít thét trong không gian hỗn độn xe và người bát nháo
chạy vại kiếm cái ăn…Thành Cụt phải lấy hai tay xỏ vào đôi dép chõi phụ
xuống đất, phụ sức đẩy cho mẹ kéo đi và vỗ về chiếc tăng- tank-: ”Thôi đừng khóc
nữa chiến hữu của tôi…”có mẹ đến thăm và không kéo nồi em đâu?.., vì
mẹ yếu sức lắm rồi.
Ra tới đoạn đường bằng phẳng dưới dốc chân cầu và tiếp tục lộ trình
bán vé số nhắm hướng chợ Saigon bươn tới để kiếm tiền mua rượu hai mẹ
con uống.
Các chị bán hàng rong buôn gánh bán bưng hay bị công an rượt bắt,
những anh lái xe ôm, những chú xe ba gác đạp, những bác xích lô già
toàn là lính ngụy và vợ con họ phải lao động nô dịch-phục dịch- như
thế nầy để kiếm sống. Vì lý lịch ba đời quân ngụy khó mà tìm công ăn
việc làm công sở chính quyền, hay làm công nhân quốc doanh cho chúng.
Dân ngụy là bị gạt qua bên lề xã hội của chúng phân biệt đối xử như kẽ
thù bị chiếm đóng của phát xít Nhật Bản. Họ thương quen biết người
bạn già cụt chân bán vé số, nay lại có thêm một bà lão đáng mẹ kéo
chiếc tăng cho bạn già, thật tội nghiệp đáng thương cho bà lão. Để
chứng tỏ cho giới lao động nô dịch thường quen biết, mọi chuyện vẫn
bình thường như mọi ngày không gì thay đổi, anh cất tiếng ca vé số
bắng chiếc loa phóng thanh,dụng cụ hành nghề của người bán vé số dạo
kiếm ăn…Ca bài Sắc hoa màu nhớ, Tình anh lính chiến, và Kỹ vật cho em,
Nỗi buồn hoa phượng…làm xúc động lòng người nghe đến rơi nước mắt…Đây
là những bài hát nhà nước cộng sản cấm, nhưng đây là”thương hiệu ca
của vé số do người già tàn tật sinh sống, do đó người ta cùng không
muống bắt giam người già cụt chân cho đỡ tốn cơm nuôi họ.Vả lại họ cụt
chân cũng không chạy đi đặt bom mìn khủng bố phá hoại chính quyền
cách mạng thì lý do gì để bắt?. Không như ngày xưa tại các chợ búa
trướng học khu vui chơi giải trí công cộng đều bị Viêt Cộng đặt mìn và
pháo kích vào dân trước 30-4-1975. So với vé số chỉ mang đến vận hên
may mắn hy vọng cho mọi người không phải là khủng bố…
Trái lại bằng một ý nghĩ hay nhận thức nào đó? sự hiện diện các thương
phế binh, cô nhi, tử sĩ chế độ Saigon sống lầm than khổ não đã nói lên
được sự chiến thắng của họ, nhưng cái thắng trong bạo ngược và hung
tàn…mà họ cần phải nhân ái, có tỉnh thương hơn hỡi con người Cộng
Sản VN?...Cần cám ơn kẻ chiến bại…để có chiến thắng cho họ ngày hôm
nay??? Thật đau xót vô cùng nói lên sự nghiệt ngã của chiến tranh của
người lính VNCH vì Tự-Do mà trở thành kẻ mất tự-do trong “Cụt chân đi
đứng” và bỏ xác trong tù cải tạo. Bằng lời ca tiếng hát thương tâm
trách hận của người lính chiến bại: “…Viên đạn đồng đen anh cho em làm
kỷ vật…anh trở về là viên tướng cụt chân…”
Lời ca thảm thiết chiến tranh làm mẹ tôi choàng tỉnh cơn say và bật
khóc òa giữa phố chơ đông người. Bao nhiêu người cứ tưởng mẹ tôi điên.
Không, mẹ tôi không điên, mẹ khóc vì không gặp mặt lại đứa con chết ở
mặt trận chiến trường để mẹ cài hoa tên hòm gổ phủ cờ cho con. Tiếng
ca trong loa vội vàng cắt đứt, mọi người xúm lại dìu mẹ tôi vào vệ
đường để bà ngồi một mình khóc ngất cho vơi nỗi đau thương chất chứa
trong lòng bà mẹ lính say…
Trên bước đường xuôi ngược đủ mọi thành phần của phố chợ đa đoan tất
tả cho cuộc sống, người ta cũng vẫn dành những phút mặc niệm “Anh hùng
chiến bại Saigon”cho những người lính cũ VNCH và mọi người xúm lại mua
hết vé số…để đưa bà cụ về sớm nghỉ ngơi…
Mẹ tôi không chịu về và muống tiếp tục lang thang trên đường phố khu
vực chợ Saigon và ôn lại những kỹ niệm lỗi lầm đau thương của mẹ đi
biểu tình phản chiến,tổ chức Ni Sư tuyệt thực, các Sư Thầy tự thiêu,
phật tử giữ chùa chống đối chính quyền Saigon là những nguyên nhân sâu
xa dẫn đến mất Miền Nam do những hành động “Đâm sau lưng chiến sĩ”,
“Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của giáo hội Phật Giáo phản chiến.
Gây nên cái chết của con trai bà cùng con dâu và cháu nội chưa gặp mặt
của bà…
Tâm tư mẹ ray rứt muộn phiền hơn chiếc lá héo
mùa thu của than xác bà đang trở lại giữa dòng Saigon với tâm trạng
nuối tiếc quê hương mất mát có phần tham dự của bà cùng tại công
trường Quách Thị Trang chợ Bến Thành. Thu Saigon nay xao-xác qúa…và bà
đã sống lại tâm trạng con bà người lính chiến mất Tự-Do cho quê hương
nếu con vẫn còn sống tới ngày hôm nay, thì cũng trên chiếc xe lăn nầy
mà ngâm khúc tình ca
“Súng gãy tan hàng”.
“Giữa quê hương sao súng…phải cong nồng???
Tiếng khóc quê hương…chìm trong góc phố,
Quan tài phủ bạt …đẫm mưa lề đường…
Quê hương ta đó vỉa hè…làm chứng,
Buồn cố hương …chìm-nổi biết bao Thu…
Dạ Lệ Huỳnh.8872
Được
tiền bán vé số sớm hơn mọi khi, trời cũng sắp tan sở về chiều, những
cột khói bốc cao của làng thịt nướng “Chó thui” làm cay mờ con mắt
đông người mà bơm nhậu gọi “Lệ khói…Saigon”, chó nướng thui bay mùi
thơm phưng phức, hấp dẫn giới sành điệu công nhân, lao động ít tiền
mỗi khi tan sở chiều về. Dù cho hoàn cảnh khó khăn của đất nước còn
khoai, sắn độn cơm, từ người chiến thắng đến kẻ chiến bại đều thích
nhậu món “cầy tơ” vì nó là truyền thống “Nước mắt quê hương” không
phân biệt hận thù Nam Bắc…
Bà mẹ say và Thành Cụt nghe mùi chó nướng thui đều cắt đứt dòng tâm
tưởng suy tư trở về thực tại thấy thèm rượu và chó nướng vô cùng…Nghĩ
đến nhậu mẹ tôi phấn chấn lại ngay không còn biết buồn là gì chắc mẹ sẽ
khỏe lại sau những ngày cay rượu chữa bệnh. Nếu có chết cũng là con
ma say không biết buồn đời.
Cùng đồng ý nghĩ đó của bà mẹ say ghiền rượu, anh Thành Cụt cố gắng
lăn xe dẫn đường không để mẹ kéo, đi vào quán nhậu đông người chen lấn
mua cho bằng được những túi thịt chó đủ món dồi, chã, lòng, gia vị
nước chấm v.v… cho chung vào một túi lớn, kèm theo ba lít rượu đế ngâm
thuốc và một can 10 lít bia hơi. Thành Cụt phải chen lấn dưới làn đạp
của người lành lặn đủ hai chân nhưng vì muốn nhậu nên phải khổ đời
tranh đấu giành giựt miếng ăn…
Tất cả thức nhậu cụ bị sẵn sàng chất đầy một chiếc tăng và cùng mẹ say
lăn ra bến song Saigon gần bến đò Thủ Thiêm, dưới chân tượng đài
tưởng niệm Đức Thánh Trần Hưng Đạo có gió nước sông mát rười rượi làm
người say mau tỉnh. Nếu lỡ say không biết đường về cũng có chỗ nằm ngủ
dưới chân tượng đài qua đêm, nơi khánh sạn “ ngàn sao trăng nước”
này, sáng tỉnh ra về…Người giàu cũng phải thua hai mẹ con chiến sĩ say
này?...
Hai người tuy cách biệt tuổi tác đáng mẹ và con nhưng có cùng chung
nỗi đau mất mát gia đình trong cuộc chiến tranh, dù trước kia mẹ cùng
họ có đứng về phía bên nào cuộc chiến, có khác nhau tư tưởng nhưng họ
vẫn là kẻ chiến bại theo vận nước mất TỰ-DO, nên họ phải buồn và say
cho hoàn cảnh quê hương đổ nát trong màng “Lệ khói Saigon”, một lối
sống tức tưởi, u ẩn, vội vàng và đầy phản bội của một Sàigon mất
Tự-Do?...
Thơ,
Saigon…lệ khói,
Huỳnh-Mai.St.8872
Bh.Dạ Lê Huỳnh
Giả biệt Saigon…nghẹn tiếng tạ từ,
Lệ nào tôi khóc giữa trời Tháng Tư…
Saigon tan tác trong cơn bức tử…
Cuộc chiến tàn rồi nỗi chết riêng tôi,
xox
Khói sung vệ thành hướng về phương Bắc,
Ngược gió trở chiều…đôi mắt cay…cay,
Cong nồng súng gảy…thấy lòng đăng đắng,
Mắt cay không khóc…đắng cay nghẹn lời,
xox
Anh đi cải tạo… chiến trường tan khói súng,
Mắt mờ nhang khói…em đi lễ chùa…
Siêu sinh tịnh độ cho anh cải tạo,
Cán bộ làm chồng…giải phóng đời em?
Xox
Khói hương ảnh hiện…hồn anh có biết,
Hương lửa ba sinh…ảo vọng cuộc đời,
Thiên đàng Xã Nghĩa…em lần bước đến,
Cuộc sống ngàn lần…trên cả Tự-Do,
Xox
Vì đời chiến đấu… nên anh phải chết,
Phật Chúa độ đời Xã Nghĩa thành công,
Lệ khói nầy đây…tình em xin trả,
Xin anh tha thứ…cho em lấy chồng,
Xox
Còn thương còn nhớ cũng đã qua rồi,
Ngồi đây khóc mướt chì có mình tôi…
Đem thân chiến đấu cho đời quên lãng,
Khói súng xây thành…lệ khói còn cay…
Xox
Ba lâm năm rồi…lệ nầy vẫn đổ,
Nhưng khóc lần nầy…lệ khói làng say,
Làng thịt nướng… khói bay cay mắt,
Lệ khói nhòa …xuyên thấu quán cầy tơ,
Xox
Duệ quốc tương lai…cháu con hỷ-hả…
Tưng bừng nhậu nhẹt…một bải chiến trường,
Có đứa thảm bại “Hello”rồi gục ngả…
Đứa còn sức tỉnh…cũng nhòa khói say,
xox
Lệ khói Saigon bao năm vẫn đổ…
Mất cả quê hương dang dở cuộc tình,
Phục quốc mê mờ…cơn say thế hệ?
Sương trắng bạc mái đầu chiến sĩ ca…
Xox
Saigon gục chết…Saigon vẫn đẹp,
Như những anh hùng súng gảy trong Tay,
Cho một lũ còn… say men chiến thắng?
Cay đắng tình người…ráo lệ quê hương,
Huỳnh-Mai
Làng chó nướng thui
Từ làng thịt chó nướng-thui, cửa Tây chợ Saigon về bến Bạch Đằng công
trường Mê Linh -cũ- mất hơn nữa tiếng đồng hồ xe lăn chất đầy đồ nhậu:
thịt chó, bia hơi và rượu ngâm thuốc. Quả hạnh phúc cho đời khốn khổ
của mẹ say tôi, bao năm qua mẹ uống để say và say để có dịp chửi cán
bộ Việt Cộng nằm vùng, nguyên nhân đưa đến cảnh mất nước miền Nan cùng
cái chết của con cháu bà và cướp mất những gì là hạnh phúc bà có…kể
cả Tự-Do, nay chỉ là nhà tù Cộng Sản???
Con đường để đến điểm nhậu dưới chân tượng đài Thánh Trần Hưng Đạo
phải xuyên qua lòng phố chợ Saigon đông người chen lấn dẫm đạp lên
nhau giành lấy một miếng thịt “Cầy nướng”cùng một chiếc ghế tốt để ngồi
nhậu được sau khi tranh giành thành công “chiến thắng”với các bợm
nhậu khác thì đôi mắt đã nhòa trong”lệ khói Saigon”của làng chó
nướng-thui rồi?
Thành Cụt giò và mẹ say một già một cụt cùng chiếc xe tăng chỉ là hình
ảnh biểu trưng của kẻ chiến bại trong đám đông ham mồi nhậu của
Saigon. Cuối cùng chỉ giành giữ lại cho mình một phần thịt của con chó
già ốm đói trơ xương bị cụt mất hai chân…Sao mà nó giống phận đời mẹ
say và Thành Phế binh cụt giò quá?. Nó cũng biết chiến đấu cho Tự-Do
cuộc sống…nhưng nó cũng không thoát khỏi bợm nhậu cho dù bị cụt mất
hai cẵng sau cũng phải lên bàn nhậu với đám người say…Thôi, thì ta hãy
nhậu với chính ta trước đã?... Sự hiện diện của đám người say bất cần
đời nầy nói lên sự bất dung Cộng Sản trong cái xã hội miền nam thiếu
vắng Tự-Do. Họ là những mẹ say đổi đời chiến sĩ bên cạnh thương phế
binh như Thành Cụt bán vé số, cô nhi tử sĩ bán hang rong, chợ trời,
lính ngụy lái xe ôm, làm phu bốc vác v.v…một đời lao động nô dịch khổ
sai của một chế độ phân biệt dối xử Cộng Sản, chứng tỏ Tự-Do không hề
bị khuất phục và vẫn đang tồn tại Sàigon Miền Nam nầy, chờ ngày quật
khởi?...
...
Tôi không trách được mẹ tôi thường say rượu…vì trước kia. Mỗi lần ra
qua đánh trận tôi thường hay uống rượu với anh em lính tráng để không
thấy buồn khi mình phải chiến đấu sống còn cho Tự-Do miền Nam thì ngày
nay mẹ tôi có quyền say để tỉnh thức nhận thấy con bà hành động đúng
Tự-Do nhân bản của người lính chiến VNCH. Thể hiện tinh thần quốc gia
dân tộc. Mẹ cứ say…để thấy mình thức tỉnh hơn những người còn say men
chiến thắng Tự-Do Miền Nam nầy?...
“Túy ngọa sa trường quân mạc vấn,
Cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
Thành. Anh cụt chân thì còn tay. Hãy lê đời tàn theo mẹ thay tôi, anh hãy uống để thấy ta là một “Chiến Sĩ Say
Chiến Sĩ Say…
Huỳnh-Mai.st.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
Ảo thực đôi bờ ranh giới chiến tranh,
Dân tình nước Việt kiếp sống mong manh,
Chiến sĩ vì đời Tự-Do…chiến đấu…
Sống chết tình vờ…ảo ảnh cơn say?
xox
Chiến sĩ có say… chiến đấu mới thực?
Trọn tình non nước…vẹn nghĩa Tự-Do,
Vì say đâu biết…đời là phản bội?
Sau lưng Chiến Sĩ…đau thương ngút ngàn,
Xox
Qua cơn say thấy đời là cõi thực…
Có Tự-Do mới biết được… mình say,
Mất Tự-Do rồi…vì ai mà chiến đấu,
Quê hương còn trong giấc ngủ…mê say?
Xox
Rượu nầy ta uống dưới cờ lâm chiến…
Cho thật say…không gớm máu quân thù,
Máu loang đổ thấy lòng mình … cũng chết,
Tái tê lòng dân Việt…tỉnh mà chi…
Xox
Say men chiến đấu xây dời hạnh phúc
Máu thân nầy xây đắp đời Tự-Do,
Có ai thương tiếc phận đời chiến sĩ,
Cuộc chiến tàn rồi…ảo ảnh cơn say?
Xox
Sau cơn say Tháng Tư…hồn thức tỉnh,
Giữa trời Tự-Do máu đổ đầm đìa…
Ta thấy sợ cho lòng người phản bội?
Trở ngược cờ…cho máu thắm Tự-Do,
Xox
Chiến sĩ say trong tay cây súng gảy,
Bẻ súng cong nòng…khóc ngất tỉnh say,
Tỉnh thấy chiến bào…tả tơi rào kẽm,
Say khỏi nhìn bội phản, cho lòng đau?
Xox
Cơn say chợt tỉnh …trong tù cải tạo,
Men Tự-Do đâu thắm …thế gian tình,
Thiên đàng Xã Nghĩa một thời mộng tưởng,
Bỏ mặc nhà tù…ảo ảnh cơn say…
Xox
Giờ, chiến sĩ say là trong dĩ-vãng,
Tìm lại mình…nỗi nhớ chiến trường xưa…
Mượn rượu khỏa khuây…đời bất đắc chí,
Kinh Kha bại tướng vở mộng không thành,
Xox
Có say mới biết đời là lẽ thật…
Địa ngục…thiên đàng Phật Chúa phân ngôi…
Tự-Do …Cộng Sản con người định đoạt,
Khôn nhờ…dại chịu say thời cứ say?
Xox
Giận thời nói vậy…lòng thêm tan nát,
Vở mãnh trăng thề…non nước mây che,
Nước non rèo gọi…hồn người lính chiến…
Say tỉnh đi nào…chiến sĩ Tự-Do…
Xox
Chiều Saigon khói cay mùi thịt nướng…
Phồn vinh giả tạo…lũ trẻ ăn-chơi,
Quên đi đất nước…cha ông là chiến sĩ…
Một thời chết dở…lũ chó nướng thui,
Xox
Hãy chén nó đi…vong nô tổ quốc,
Chó săn cho Cộng…chủ Tàu xâm-lăng,
Canh chừng phát hiện…người tù trốn trại,
Rượt đuổi thuyền nhân…ra tận biển khơi…
Xox
Rượu cạn mềm môi…tinh thần chiến sĩ,
Phơi xác trên lò…xác chó cộng nô…
Nghe mùi thịt nướng…/bomb cày xác giặc…
Cũng vì mồi chó rượu vào…thêm say???
Xox
Ảo ảnh say…xác thù thay xác chó?
“Nước mắt quê hương”…ta uống thật say…
Cơn say nào cũng chìm…vào áo ảnh?
Thực tại chính mình…một chiến sĩ say…
Huỳnh-Mai
[Mùi chó nướng thui]
Trên
thềm đá dưới chân tượng đài Đức Thánh Hưng Đạo la liệt thức ăn “xà
bần” lẫn lộn xương chó, một đóng mằm dưới bình bia hơi 10 lít hết cạn
sạch, cùng ba chai rượu đế lăn lóc…chỉ còn ít rượu dính đáy, Thành rót
cạn vào ly mời mẹ uống…Mẹ cầm ly rượu bằng một tay, tay kia mẹ bới
trong đóng xương tìm mồi nhậu tiếp…Bới tìm hoài, không thấy khút
xương “củ lẳng” chân chó` đâu?...Không biết mẹ tìm để nhậu…hay để ráp
lại đôi chân nguyên vẹn cho Thành?. Gió mát con sông Saigon làm mẹ
tỉnh rượu, và không chửi bới bong long Cách mạng nằm vùng nữa, quay lại
thực tế hiển hiện trước mắt mẹ, thấy chân của Thành không có. Mẹ ứa
nước mắt và khóc thật nhiều cho hối tiếc những năm tháng qua bà đã
phản lại những chiến sĩ Tự-Do nầy để chuốc lấy bất hạnh của ngày hôm
nay khi cách mạng về. Bà nâng ly rượu cuối cùng uống cạn như để tạ tội
với đời, với mọi người đang đau khổ hôm nay mà bà đã có phần trách
nhiệm…
Thành cụt cứ tưởng mẹ vẫn còn say nên bảo mẹ: “Chó nầy không có chân,
vì con đã bỏ nó ở chiến trường năm 75 rồi mẹ”. Mẹ như bị khơi dậy nỗi
đau buồn, tâm tư chất ngất bị dồn nén từ lâu, nay cơn say làm làm vở
òa…Sức suy tàn căn bệnh của mẹ cùng trầm uất suy tư đã thật sự vở tung
ra rồi?. Mẹ khóc, mẹ la, mẹ cười không kiểm soát…Ảo ảnh cơn say đã
hiện về. Hình ảnh con bà chết trận trong chiến trường năm xưa qua bóng
dáng uy nghi Đức Thánh Trần Hưng Đạo mặc áo chiến bào tuốt gươm xông
trận…Ngước nhìn lên cũng thấy con bà đang tuốt gươm thiêng chỉ ra bến
sông Saigon trong tiếng thét hải hùng… “Mẹ…mẹ…cứu vợ con và cháu nội
của mẹ…Tàu sắp chìm rồi mẹ ơi…”Tiếng thét đau lòng làm mẹ say hoảng
hốt nhìn theo tay chỉ con bà qua tay bức tượng ra bến sông Saigon,
thấy lờ mờ ảo ảnh cơn say…con dâu của mẹ ẵm cháu nội đang chới-với
sắp chìm trong sóng nước sông Saigon bên cạnh “Bắc”-đò Thủ Thiêm. Mẹ
vội quăng ly rượu cầm tay chưa uống cạn và thét lớn lên…chạy nhanh ra
bờ sông, bên cạnh chiếc “Bắc”đưa đò nằm êm chờ khách bến sông và nhảy
ùm xuống sông cứu cháu nội cùng con dâu của bà…Mẹ chìm chìm mất
xác…để lại trên mặt nước còn những gợn sóng lao xao vào nạm bở trước
sự ngơ ngác đau lòng người chứng kiến.
Anh Thành quá bi thảm uất lòng…thấy không bảo vệ dược người mẹ của
chiến hữu chỉ huy mình và vợ con gia đình trong cuộc di tản 75…cũng
như để mất Tự-Do Saigon 30-4-75, anh sống cũng thừa với hai chân cụt
không giúp được gì, cho đất nước, dân tộc lầm than trong tay Cộng Sản.
Anh Thành Cụt đã chấm dứt cuộc đời theo bà mẹ say cùng chiếc xe lăn
hết tốc độ trong cái đẩy mạnh cánh tay của ngưới chiến sĩ đã từng gảy
súng tan hàng ngày 30-4. Và anh đã chết; “Như những anh hùng chiến trận
hôm qua…”
Xin đề thơ cho mẹ để tưởng nhớ người mẹ tôi say….
Bà Mẹ Say…
Huỳnh-Mai st.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
Mẹ tôi không phải mẹ hùng Liệt Cộng
Say men chiến đấu rước quân giặc về,
Mẹ say vì buồn con bà chiến bại…
Gảy súng tan hàng bỏ dở cuộc chơi,
Cuộc chiến chưa tàn Sàigon vội mất,
Miền Nam nầy chưa đánh đã bại thua…
Thắng thua cũng chỉ “Dọn chè cho chó”
Thời nầy chinh chiến vạn khối người say…
Rượu thắng ta, chớ nào ta thắng rượu,
Dân tộc nầy chiến bại…cũng vì say?
Xox
Đông số người say…đền công Liệt Cộng,
Đào hầm giấu giặc…đến lúc thành công,
Mẹ uống thật say…tiễn con cải tạo…
Chốn nhà tù là…khuất bóng Tự-Do…
Quê nhà mẹ lấp hầm…moi xác cộng,
Cuốc mã đào mồ…phản quốc Việt Gian
Mẹ say lệ đổ tuôn trào nước mắt…
Cơn say choáng váng như gió trở cờ,
Cờ Sao vải đỏ chúng may mẹ mặc?
Máu-tim se thắt …vận nước hồn đau,
xox
Đa số mẹ say…mừng công chiến thắng,
“Cách mạng” nằm vùng nay đã thành công,
Mẹ say sao mẹ…tuông trào nước mắt?
Mẹ khóc thật rồi…không phải mẹ say…
Cay nồng rượu đắng…cho đời Phật Tử,
Đem Phật xuống đường …cản lối Tự-Do,
Chuông chùa cảnh báo…đào hầm giấu giặc,
Khoát áo Di Đà…cản chiến Tự-Do,
Nhà thờ chuông đổ… Thiên Thần có cánh
Đầu đội nón cối…tay cầm AK…
Xox
Thiên thần nón cối…bay quanh nhốt chúa,
Đặc công Cộng Sàn …hộ pháp Di Đà,
Bại quốc vong gia …vô thần Xã Nghĩa,
Chảy máu Phật …nhốt Chúa lại lừa dân
Mẹ uống thật say…quên lời Cộng hứa,
Không biết ngày mai…xẩy đến những gì
Cháu bà vượt biển… bị tù không thoát…
Say đi không thấy…xác con trong tù,
Mẹ say… mẹ khóc cho đời hoang phế…
Thiên đàng Cộng hứa…có phải là đây,
Xox
Mẹ say mẹ biết…bà là mẹ “Ngụy”
Nhường cơm xẻ áo…nhường nhà ra đi,
Vỉa hè góc phố…một đời lang-bạt,
Lê la phố chợ…hằng ngày ăn xin,
Có tiền mua rượu thật say… mẹ uống,
La cà kết bạn…phế binh không nhà,
Mẹ say mẹ khóc… kéo xe vé số,
Cất lên tiếng hát tử sĩ cô nhi,
Nạn nhân chiến cuộc…mà bà phản chiến,
Thiên đàng chỉ thấy…ngục tù trần gian,
Xox
Đời mẹ “Ngụy” khổ đau không chấm dứt,
Tự-Do mất rối…mẹ phải lầm than,
“Cách mạng” thành công…sao bà chiến bại
Tổ quốc gia đình con cháu bỏ đi…
Đứa vào cải tạo…đứa đi vượt biển,
Của cải gia tải…mũ cối thế chân,
Mẹ chỉ là mẹ say…của lính “Ngụy”,
Công Cách Mạng…Phật Chúa chứng cho bà
Xã nghĩa này của thiên đàng Cộng Sản,
Không chỗ Chúa Phật…ngự trị Tự-Do,
Xox
Một buổi chiều mùa đông đầy gió lạnh…
Gió bấc lạnh lung…thổi thóc vào Nam,
Men rượu say không ấm lòng mẹ “Ngụy”
Co ro dưới tượng Hưng Đạo Vương Đài…
Bến sông Saigon mẹ nhìn rồi khóc…
Lần theo hướng chỉ Hưng Đạo Thánh Trần,
Ảo ảnh nhớ thương cháu con vượt biển,
Mẹ ôm chai rượu…làm thuyền ra khơi…
Mẹ say chìm xác nhưng hồn bay bổng…
Bỏ lại quê hương…vạn khối say buồn…
Huỳnh-Mai
[Tưởng nhớ mẹ say…]
Nhớ mẹ biết thuở nào nguôi!