Trước và sau chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ, một điều dễ quan sát là khoảng thời gian này không có những động thái bắt bớ những nhà đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến. Đây có thể là một biện pháp tạm nhân nhượng với Hoa Kỳ trước những đòi hỏi gắt gao về nhân quyền, nhất là trước thềm TPP và những món tiền mà Hoa Kỳ hứa tài trợ như 500 triệu USD cho nông nghiệp, hơn 400 triệu USD về trạng bị và huấn luyện hải quân.
Tất nhiên thì không phải hạ bút ký kết là tiền sẽ được chuyển khoản ngay, tiền sẽ được chuyển dần theo từng tiến độ. Gần 1 tỷ USD chưa phải là nhiều so với sự khốn khó bội chi ngân sách của Việt Nam. Tuy nhiên thì để ẵm 1 tỷ trơn tru thì việc tạm ngừng bắt bớ vài nhân vật đấu tranh trong nước thì cũng là giá tương đối hời. Chưa kể đến việc tính xa xôi , nếu gần 1 tỷ này trót lọt suông sẻ, sẽ có những khoản mới tiếp theo.
Để đẩy nhanh tiến độ đón tiếp luồng sinh lực từ Hoa Kỳ, Việt Nam phải cải thiện luật lao động , hình sự, cải cách hệ thông kinh tế...tất cả những cải cách này đang được diễn ra, tốc độ chưa được khả quan lắm vì còn vướng nhiều sự lo ngại đến tồn vong của vai trò lãnh đạo ĐCVN. Việt Nam đang lược bỏ một số điều khoản luật tử hình, trưng cầu dân ý sửa đổi luật pháp, đặc xá tù nhân với con số lớn nhất từ trước đến nay.
Khái niệm nhân quyền khá rộng lớn. Những tội phạm hình sự, những tên tham nhũng cũng có quyền con người, CSVN cải thiện đối xử nhân quyền bằng cách sửa luật giảm nhẹ cho tội tham nhũng, đặc xá diện rộng cho tù nhân hình sự. Về mặt nào đó vẫn được xét là có cải thiện nhân quyền.
Với những người đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến thì các cải cách về các điều luật an ninh quốc gia vô lý như điều 258, 88, 79 vẫn còn treo trên đầu họ, cũng như việc đặc xá cũng chưa đến với họ.
Nhưng dù sao thì vẫn có một chút gì đó với những nhà đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến ( sẽ tạm viết tắt là NĐT ). Ví dụ họ có thể tiếp xúc với cơ quan ngoại giao quốc tế nhiều hơn, tất nhiên là vẫn bj cản nhưng số lần cản không triệt để như trước kia. An ninh Việt Nam tuỳ theo tính chất từng vụ, tuỳ theo từng đối tượng có thể làm ngơ để cho họ tiếp xúc với cơ quan quốc tế. Trong sự làm ngơ này có hai mặt. Một mặt là để quốc tế thấy những NĐT không phải bị cản trở hoàn toàn, họ vẫn có tự do chút ít. Mặt thứ hai là trong những NĐT ấy, có những người đưa thông điệp cho cơ quan quốc tế ở mức độ mà an ninh chấp nhận được. Ví dụ một NĐT kể lể gia cảnh của mình , hoặc đi vào những tiểu tiết của vụ việc nào đó sẽ được an ninh tạo điều kiện cho tiếp xúc hơn những nhà đấu tranh có kiến thức, tóm tắt, khái quát được tình hình chung.
Một điểm nữa là các tổ chức xã hội dân sự ( viết tắt XHDS ) dù bị áp chế, nhưng họ vẫn có thể hoạt động ở mức độ nào đó.
Những điều này cho thấy, có khả năng trong tương lai, những NĐT hay những tổ chức XHDS sẽ phát triển mạnh nếu như họ có hướng đi đúng đắn, chính xác, nắm bắt được xu thế của thời cuộc.
Chính vì lo ngại xu thế phát triển của những NĐT có kiến thức, những tổ chức XHDS nên cơ quan an ninh Việt Nam phải có biện pháp ngăn chặn. Như đã nói lúc đầu, chuyện bắt bớ, xét xử không còn được ưu tiên vì quan hệ với Phương Tây. Thế nên cơ quan an ninh phai tìm ra một biện pháp nào đó để ngăn cản tiến trình này.
Một trong những biện pháp đó là gây mâu thuẫn, triệt hạ uy tín những NĐT.
Đây là thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt rất khó nhận ra của an ninh Việt Nam, đây là một biện pháp cực hữu hiệu.. Để thực hiện được việc này, ANVN nghiên cứu kỹ giới đấu tranh, thu thập thông tin, phân tích từng đặc điểm của các nhóm, các cá nhân.
ANVN sau khi thu thập sẽ phân loại để đối phó, sử dụng.
Phân loại.
Có vô số dạng đấu tranh, loại cơ hội đấu tranh để kiếm danh lợi, loại để thoả mãn sự bức xúc cá nhân, loại muốn nổi tiếng, loại tham vọng chính trị muốn thâu tóm tất cả phong trào để mình làm thủ lĩnh.
1- Loại bức xúc cá nhân trước đời sống xã hội hoặc hoàn cảnh của mình, lên tiếng hay tham gia phong trào tuỳ hứng. Lúc mạnh mẽ, lúc thờ ơ. Bức xúc là tâm lý phản kháng trước cái sai nào đó, phải có thời gian dài để biến bức xúc thành nhận thức tổng thể thì những người bức xúc sẽ thành những NĐT chính nghĩa thực sự.
2-Loại kiếm danh lợi, loại này có vụ việc gì ngon lành, không hao tổn, được tài trợ, có hình ảnh thì tham gia. Vụ nào khó nhằn thì bỏ qua.
3-Loại muốn nổi tiếng, loại này thì cứ nói gì được nhiều người hưởng ứng là làm.
4-Loại muốn thâu tóm tất cả phong trào, để họ làm thủ lĩnh lực lượng, có thế mạnh để chờ cơ hội nào đó trong tương lại, thành một thế lực chính trường Việt Nam.
5- Loại cuối cùng, những NĐT chính nghĩa, xuất phát từ trình độ kiến thức cùng với lương tâm của mình, nhận thấy thể chế CSVN cản trở quá trình phát triển đất nước, họ vào cuộc làm NĐT.
( để khách quan, người viết bài này khẳng định mình không hề nằm trong loại thứ 5 ).
Xếp hạng thì loại 1 chiếm 40%, loại 2 và 3 chiếm 20 %. Loại 4 chiếm 10% và loại thứ 5 chiếm 20%. Còn 10% sót lại là Dư Luận Viên, An Ninh trá hình làm NĐT.
Đối phó.
Loại thứ 5 chiếm 20% là loại đối tượng tiềm tàng nguy hiểm nhất với chế độ cộng sản. Bởi họ có kiến thức, tấm lòng, uy tín trong nhân dân cũng như được quan tâm của các nước trên thế giới. Muốn đánh phá được uy tín của nhóm 5 này, cách tốt nhất là dùng chính những loại đấu tranh khác.
40% của loại đấu tranh bức xúc sẽ chả có lý do gì để tấn công nhóm 5.Họ thường thở dài nếu có cuộc đánh đấm giữa các nhóm, hoặc một số họ bênh nhóm 5 khi nhóm này bị tấn công.
Những nhóm còn lại có thể khai thác lợi dụng phần nào để tấn công nhóm 5. Nói là phần nào vì trong số nhóm này có những người vì danh lợi, vì nổi tiếng có khi họ chọn cách bênh nhóm 5.
Nhóm thứ 4 sẽ là lực lượng chính để tấn công nhóm 5, cùng với bọn DLV, AN và một phần nhóm thứ 2, 3.
Triển khai kế hoạch.
Đầu tiên các An ninh trá hình NĐT sẽ gieo rắc đến nhóm 4 những thông tin úp mở rằng môt số cá nhân trong nhóm 5 tương lai sẽ là lãnh đạo , chính khách ở Việt Nam với sự giúp đỡ của các nước phương Tây.
Nhóm 4 lập tức có hành động chiêu mộ những cá nhân này về nhóm họ, nhưng thường là thất bại. Vì những NĐT chính nghĩa có kiến thức, tầm cỡ họ không dễ dàng đầu quân cho một tổ chức như vậy. Không dùng được thì giết, nhóm 4 cho người đi tiếp xúc với những cá nhân nhóm 2, nhóm 3 để khích động nhóm này khởi động tấn công những người nhóm 5.
Nhóm thứ 2 và thứ 3 lao vào cuộc tấn công nhóm 5 một cách thụ động, họ nghĩ rằng họ đang làm việc đúng, việc phân định sai trái, vạch rõ cái không đúng của những cá nhân trong nhóm 5. Hơn nữa do một chút động cơ cá nhân họ tấn công nhóm 5, được nhiều người biết đến, được nổi tiếng, được cái danh là dũng cảm đột phá...
An ninh trá hình đấu tranh, DLV cùng với nhóm 4 theo dõi cuộc chiến, kích đông, tung hứng để lây lan.
Bởi sự phức tạp như thế, người bình thường hay những NĐT bức xúc sẽ không hiểu tại sao. Người ĐT ở nhóm 5 kia bị tấn công, mà trong đó không chỉ là an ninh, dư luận viên mà còn có cả những nhà đấu tranh khác. Chính điểm đó khiến họ hoài nghị về uy tín của người ở nhóm 5 đang bị tấn công.
Ví dụ.
Lê Công Định là trường hợp điển hình bị tấn công, cùng với Huỳnh Thục Vi. Đây là hai ví dụ nhóm 5 có hội tụ nhiều điểm sáng giá. Từ gương mặt ngoại hình dễ mến, trình độ khái quát nhận định xã hội, tính cách điềm đạm, khoan hoà. Cả hai đều có những điểm để người ta không nghi ngờ về tư cách đấu tranh, gia đình và bản thân họ đều phải trả giá rất đắt mà bất cứ ai cũng thấy. Ông Huỳnh Ngọc Tuấn gần 10 năm tù vì chống chế độ , Lê Công Định cũng 5 năm tù. Những hành động của họ luôn rõ ràng, sáng sủa về hướng đi của mình.
Họ là những đối tượng mà cơ quan an ninh cần phải có biện pháp huỷ diệt danh dự, không để nhen nhóm thành những nhà lãnh đạo đối lập trong tương lai. Và một lần nữa phải nhắc lại, cuộc huỷ diệt bằng phương pháp mới bây giờ là đánh phá vào uy tín, bôi nhọ đời tư.
Không phải ngẫu nhiên trùng lặp khi sự tấn công Lê Công Định nở rộ trên mạng, các cuộc phổ biến giáo dục an ninh quốc phòng trong tháng 8 năm 2015 này lại đưa hình ảnh Lê Công Định ra để làm ví dụ về những tổ chức phản động.
Những tấm ảnh trên chụp cách đây một tuần, trong một buổi giáo dục an ninh quốc phòng. Điều đó cho thấy chiến dich bôi nhọ, đánh phá uy tín những người nhóm 5 là sự thật.
Có những người trong nhóm 2, 3, 4 cũng bị đánh phá uy tín. Nhưng khác quan mà nói, sự đánh phá với họ không giống sự đánh phá những người nhóm 5. Họ bị chỉ trích bởi họ tấn công những người nhóm 5, đấy là hệ luỵ tất yếu đi kèm vì hành vi của họ. Nếu như họ không tấn công những người nhóm 5, chắc chẳng ai tấn công họ. Không như những người nhóm 5, dù họ không chỉ trích, tấn công ai nhưng họ vẫn là đối tượng để bị đánh phá về đời tư, lối sống.
Kết luận.
Giải pháp để dứt điểm chuyện tấn công này phải bắt đầu từ nhóm thứ 4, nhóm mà an ninh tác động để thông qua đó chủ trương gây nên cuộc chiến đánh phá các nhà đấu tranh nhóm 5.
Nam Cam, Khánh Trắng vốn dĩ thống trị được giang hồ xã hội đen một phần lớn là chủ trương dĩ độc trị độc của công an Việt Nam. Nhờ chủ trương này chúng được lựa chọn cho phép tồn tại để khống chế các băng nhóm khác.
Hồ Chí Minh lãnh tụ của ĐCS cùng dùng những biện pháp loại trừ các đồng chí của mình để được quốc tế cộng sản chọn lựa làm người đứng đầu nhận viện trợ và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chắc sẽ không có biện pháp nào dứt điểm được tham vọng cả. Những kẻ tham vọng làm lãnh tụ khác hẳn những người tham vọng mong muốn xã hội tốt lành hơn, đấu tranh làm lãnh tụ khác biệt hẳn với các loại đấu tranh cò
n lại vì luôn tàn nhẫn và nhiều thủ đoạn tinh vi,
Còn lâu nữa, cộng sản Việt Nam vẫn còn sử dụng được giấc mơ lãnh tụ của nhóm 4 đển triệt tiêu những nười nhóm 5. Tái bút : định viết như mọi khi, nhưng nhiều người nói rằng - anh biết mày là lưu manh rồi, học chưa hết cấp 3, mày từ giờ không phải tái bút thế đâu. Viết mãi thế đọc nhàm quá. Nên từ nay sẽ bỏ khoản tái bút như vậy. Blog Người Buôn Gió |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét