Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Đọc Vũ Ngọc Nhạ kể công mà cảm phục cố TT Ngô Đình Diệm và bà Trần Lệ Xuân


Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể chuyện thu "hồn vía" anh em Ngô Đình Diệm


Thứ Bảy, ngày 18 tháng 10 năm 2014


(ĐSPL) - Bằng tài trí và đức độ, nhân cách của mình, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã chiếm được cảm tình và sự tin yêu của cả gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm, được Diệm đặt tên riêng là Hoàng Long, xem như người nhà.

Từ vỏ bọc đó đã giúp Vũ Ngọc Nhạ lập được những chiến tích đáng nể trong vai trò của nhà tình báo chiến lược. Vũ Ngọc Nhạ từng bị Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu, em trai Ngô Đình Diệm) "để ý" và thử thách, nhưng ông đã khéo léo vượt qua.

Lấy tin tức tình báo từ quan chức cao cấp

Trả lời cho câu hỏi của tôi vì sao Vũ Ngọc Nhạ, một người ở miền Bắc, không hề có họ hàng thân thích, cũng chưa từng gặp gỡ, làm việc với anh em họ Ngô lại trở thành người nhà, là cố vấn thân cận của họ, ông Nhạ nói: "Chính bản thân tôi cũng không ngờ. Có điều, tôi đi tới được cái đích ấy là cả một chặng đường dài mưu tính mạo hiểm".

Tôi lại hỏi Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ: "Vượt mạo hiểm đã khó, chiếm được lòng kẻ đối địch với mình càng khó hơn, ông thu "hồn vía" anh em họ Ngô bằng cách nào?". Ông từ tốn trả lời: "Từ cái "vỏ bọc" mà tổ chức bọc cho tôi. Gia đình tôi đóng vai một gia đình giáo dân di cư vào Nam. Dựa vào ảnh hưởng của đức cha Lê (linh mục Lê Hữu Từ - PV), cha Hoàng (linh mục Hoàng Quỳnh - PV) ở nhà thờ Bình An và Phát Diệm mà tôi có dịp quen biết nhiều người. Chế độ Ngô Đình Diệm rất cần sự ủng hộ của các linh mục này. Tôi đã thể hiện mình là cái cầu nối cho họ đến với nhau. Từ đó, dần dần tôi chiếm được lòng tin của Ngô Đình Cẩn - cố vấn miền Trung. Cẩn "bắc cầu" cho tôi sang cha Thục, ông Nhu và Ngô Đình Diệm".

Hồi tưởng một lát, ông Nhạ nói tiếp: "Là phụ tá của đức cha Lê, cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, tôi có điều kiện tiếp cận với các quan chức cao cấp trong Chính phủ Ngụy quyền, với Toà thánh Va-ti-căng, Giáo chủ Pi-e XI, Khâm sứ Toà thánh Sài Gòn, Đức hồng y Xpen-man Mỹ. Qua đây tôi nắm được khá nhiều tin tức quan trọng của Mỹ và Ngụy để cung cấp về trung tâm của ta".


Tổng thống Mỹ Eisenhower tiếp đón Tổng thống Ngô Đình Diệm trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 5/1957 (Ảnh tư liệu).

"Là người Cộng sản nằm trong Phủ Tổng thống, có lúc nào ông bị nghi ngờ?". ông Nhạ nói: "Tôi thường xuyên bị bọn mật vụ theo dõi. Nhưng tôi luôn biến nghi ngờ thành đức tin để "bọc mình" và thoát hiểm". Vũ Ngọc Nhạ nói tiếp: "Anh em Ngô Tổng thống coi tôi như người ruột thịt. Một hôm họp gia đình có đủ Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn và tôi, Ngô Đình Diệm tự đặt biệt danh 5 con rồng cho 5 anh em. Diệm bảo: "Từ nay Ngô Đình Thục là Hồng Long, Ngô Đình Diệm là Bạch Long, chú Nhu là Thanh Long, chú Cẩn là Hắc Long, thầy Hai (tức Vũ Ngọc Nhạ) là Hoàng Long. Đã là anh em trong nhà, thầy Hai không cần phải ý tứ gì". Từ đó anh em Ngô Đình Diệm càng tin và quý tôi. Tuy nhiên, bọn CIA và mật vụ lại càng "để mắt" đến tôi".

Linh cảm trước cái chết của anh em họ Ngô

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể: "Trước một ngày xảy ra chuyện sát hại anh em họ Ngô, linh tính của tôi thật kỳ lạ. Có một điều gì rất mơ hồ mà tôi cảm nhận được qua giấc chiêm bao. Mơ hồ nhưng hệ trọng lắm, mách bảo tôi rằng: "Thầy Hai ơi, thầy nên biến khỏi cung phủ họ Ngô ngay, nếu thầy thấy mình cần sống, cần cho công việc về sau". Tôi đang phảng phất nỗi ám ảnh từ cái điều mơ hồ thì Ngô Đình Diệm cho người sang phòng tôi mời tôi sang phòng của ông ta. Tôi vội khoác chiếc áo dài, khép cửa phòng đi ra.

Vừa đặt chân vào phòng Tổng thống, tôi quan sát thấy sắc mặt Ngô Đình Diệm tối sạm. Hai hốc mắt ông ta như người mất ngủ lâu ngày thâm quầng. Vì mấy hôm trước Ngô Đình Nhu có nói với tôi về âm mưu của người Mỹ muốn "thay ngựa" giữa dòng. Tôi đoán hai anh em Diệm, Nhu đang vắt óc tìm kế đối phó nhưng chưa có cách chống đỡ. Linh tính như mách bảo tôi, sắp có điều gì rất quan trọng xảy ra trong phủ Tổng thống.

Tôi đứng nghiêm cúi chào Ngô Đình Diệm rồi lùi ra ngồi vào chiếc ghế gần đó vừa lúc Ngô Đình Nhu bước vào. Nhu cúi chào Tổng thống rồi đi tới chiếc ghế đối diện với tôi. Ngô Đình Diệm hỏi: "Chú Nhu và thầy Hai biết người Mỹ cùng các phe cánh đối lập đang làm gì không? Họ đang siết chặt cái mà họ ảo tưởng lật đổ thể chế Việt Nam Cộng hòa...".

Ngô Đình Diệm nói một hồi rất lâu về tình hình người Mỹ ép buộc Diệm những điều ông ta không thể nghe họ. Diệm nói về thời vận, thời cuộc rồi chỉ thị: "Chú Nhu phải đưa ngay mạng lưới mật vụ vào cuộc và huy động lực lượng quân đội sẵn sàng phòng thủ ứng phó". Tôi im lặng lắng nghe và gật đầu. Còn Ngô Đình Nhu, hình như ông ta đã thấu hiểu nỗi hoài nghi, có phần lo lắng của vị Tổng thống, người anh ruột của mình. ông Nhu phân tích tình hình và cố trấn an Tổng thống.

Tôi ngước nhìn Nhu, chợt nhận thấy thần thái trên khuôn mặt ông ta cũng rất u ám. Nhu vốn có nước da ngăm đen nhưng tươi tắn, lúc này bỗng tối ám, hai má xọm lại. Lúc ấy tôi không nghĩ khuôn mặt hai anh em Diệm, Nhu là điềm báo trước cho kết cục thảm hại.

Sau khi tiếp kiến Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, tôi quay về phòng làm việc, vừa lúc gặp Vũ Hữu Duật ở Tổng nha cảnh sát (người trong lưới A22 của ta) sang tìm tôi. Anh Duật với vẻ mặt thâm trầm thoáng lộ nét quan trọng, ghé sát tôi nói nhỏ về tình hình của anh em Diệm Nhu...".

Được đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân "để ý"

Trước câu hỏi: "Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thỉnh thoảng cũng "quan tâm" đến ông phải không?". Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ nói: "Lệ Xuân là một người đàn bà có sắc, có tài, hiếu thắng và kiêu kỳ. Ngô Đình Nhu nhiều hơn Lệ Xuân hàng chục tuổi. ông ấy làm việc căng thẳng, luôn vắt óc đối phó tình hình, ít quan tâm đến tình cảm của Lệ Xuân. Có lần Lệ Xuân "đến gần" tôi. Tôi sang nói lại với Ngô Đình Nhu thì ông ta bảo: "Quyền của bà ấy tôi không can thiệp". Có người bảo tôi rằng, Trần Lệ Xuân thử tôi. Người thì nói, bà ấy thật đấy. Tuy nhiên chỉ có bà ấy mới biết chính xác thôi".




Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể tiếp: "Một lần tôi cùng Ngô Đình Nhu và Lệ Xuân lên Đà Lạt. Lệ Xuân mời tôi sang phòng riêng làm việc. Tôi bước vào phòng, Ngô Đình Nhu đang ngủ say. Lệ Xuân rót nước mời tôi và ngồi nhìn tôi rất lạ. Lát sau Lệ Xuân hỏi: "Anh là Cộng sản à?". Tôi hỏi lại: "Sao bà nghĩ như vậy?". Lệ Xuân nói: "Anh không cần tiền, không cần tình, chỉ có Cộng sản mới thế". Tôi nói: "Tôi cũng từng là Cộng sản. Nhưng tôi đã "từ bỏ" Cộng sản lâu rồi".

Lệ Xuân lắc đầu: "Tôi thấy anh lạ thật, làm việc cho Chính phủ mà không nhận phụ cấp. Gia đình anh thì nghèo xác. Sáng nào trước khi vào Phủ Tổng Thống anh chả đèo rau ra chợ cho bà vợ anh bán, tôi biết chứ". Tôi im lặng. Lệ Xuân tiếp: "Nếu anh bằng lòng, tôi chỉ cần nói một lời, cả nhà anh sẽ sung sướng". Tôi nói: "Cảm ơn bà, gia đình tôi sống như hiện nay là ổn lắm rồi".

Vũ Ngọc Nhạ kể tiếp: "Lệ Xuân thấy anh em Ngô Đình Diệm tin quý tôi nên bà ta cũng mến, nhưng vẫn để mắt theo dõi tôi. Tôi nhận ra và ý thức được điều đó nên những thử thách của bà ta đều vô hiệu. Hơn nữa, thấy tôi tỏ ra hết lòng vì anh em Diệm Nhu nên dần dần Lệ Xuân cũng tin và yêu quý tôi. Đó là cơ hội tốt để tôi tạo thêm vỏ bọc và hoạt động trong lòng địch".

Làm tình báo phải tuyệt đối trung thành với anh em

Ông Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: "Điểm mấu chốt của người tình báo là phải "tuyệt đối trung thành với anh em" và phải bọc mình cho kín. Chúng tôi rất căng thẳng, căng thẳng 24/24h mỗi ngày và cứ thế, suốt tháng, suốt năm, năm này qua năm khác. Chỉ một tích tắc sơ hở là có thể đổ bể, mình chết đã đành, còn chết lây anh em khác, hỏng cả công việc chung, chết cả vợ con mình nữa".
Nhờ cái "vỏ bọc" tạo niềm tin mà mọi công việc, chủ trương, to nhỏ của chính quyền họ Ngô, Vũ Ngọc Nhạ đều nắm được. ông đã chắt lọc và bằng đường dây mật, những tin tức quan trọng đã được đưa về ta.

GHI CHÉP CHỦA NHÀ VĂN MINH CHUYÊN

(theo Tin Tức Hàng Ngày)

The Following User Says Thank You to M&M For This Useful Post:
saigonforever (hôm nay)
  #2  
Chưa đọc hôm nay, 01:35 PM
M&M M&M is offline
Tướng 4 sao
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 983
Thanks: 64
Được cảm ơn 627 lần trong 381 bài

Đem câu chuyện mà tên "ăn cơm quốc gia thờ ma cs, tớ phản chủ Vũ Ngọc Nhạ về trang Cựu Quân Nhân để chia xẻ với quý bạn đọc những gì tôi một người thuộc thế hệ đi sau cảm nhận từ hai nhân vật mà ban "tuyên láo" cs và bọn nằm vùng quá khích tôn giáo tốn rất nhiều nhiều bút mực để bôi lọ mà không xong: cố TT Ngô Đình Diệm và người em dâu, bà cố vấn Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân)
Chỉ hai đoạn (in đậm màu tím) ở trên khiến tôi cảm nhận hai điều :
1.Tổng Thống Ngô Đình Diệm dù cận kề cái chết vẩn chỉ lo nghĩ về sự tồn vong của thế chế Cộng Hòa non trẻ nhưng vô cùng cần thiết cho tiến trình dân chủ tự do của một đất nước vừa thoát ra khỏi vòng kim cô của thực dân phong kiến và đang đứng trên bờ vực trở thành miếng mồi ngon cho hệ thống cs quốc tế, mà quan thày không ai khác hơn là bè lũ xâm lược Bắc Kinh

2. Bà Trần Lệ Xuân: bà có phải là một người đàn bà lẳng lơ đĩ thõa hay không thì hơn nửa cuộc đời góa phụ của bà đã trả lời câu hỏi này ngoạn mục hơn bất cứ bài viết trần tình hằn học cay cú nào khác mà thế gian thường tình vẫn làm ! Giấy bút của những tên "tuyên láo", văn nô cs và quá khích tôn giáo không hề bôi lọ được thanh danh của bà, nay lời kể (công) của Vũ Ngọc Nhạ lại có tác dung xác minh thâm một lần nữa nhận định nếu còn mơ hồ của thế hệ đi sau về tư cách, tình cảm và vai trò của bà, một người vợ, em dâu, người công dân VNCH muốn cống hiến những gì mình có cho công cuộc duy trì và phát huy cái hay đẹp của thể chế Cộng Hòa non trẻ tại miền Nam VN. Tôi đã thấy trong lời tự sự cũa Vũ Ngọc Nhạ điểm này: bà Trần Lệ Xuân không hề lợi dụng sự sắc sảo và vị trí của mình đểmua chuộc tình cảm với tên vô lại Vũ Ngọc Nhạ, bà chỉ tìm cách tiếp cận (có thể do gợi ý của ông Nhu), để dò xét hắn bởi vì đàn bà vốn được trời ban cho một trực giác bén nhạy và sự thẳng thắn khi bày tỏ những khúc mắc trong lòng mình về người khác ....Ít ra, Vũ Ngọc Nhạ đã tỏ ra lương thiện hơn trong bút ký này khi không hoàn toàn bịa đặt chuyện "bà Nhu để mắt đến" vì lý do thuần túy tình cảm riêng tư !

Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31170

Tổng Thống Thiệu Đã Thoát Chết Như Thế Nào?



           
Mai Nguyễn Huỳnh
Mai Nguyễn Huỳnh Tổng Thống Thiệu Đã Thoát Chết Như Thế Nào?
Xin chia sẻ tư liệu lịch sử về Tông Thống Nguyễn Văn Thiệu, cho cái ngày " Hận Quốc- 30/4/75 ", trên Blog Mai Đây Hòa Bình- Rất cảm ơn bạn Việt Nam Cộng Hòa sống mãi

TT Thiệu 6 Lần Suýt Chết Vì Các Âm Mưu Đảo Chánh, Ám Sát
Nguyễn Tiến Hưng

Đại Sứ Martin tráo máy bay để đưa Tổng Thống Thiệu ra khỏi Việt Nam... Nhân dịp kỷ niệm ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tạ thế, 29 tháng Chín, xin đặc biệt giới thiệu một số chi tiết về những ngày cuối của ông tại Việt Nam, trong khung cảnh nhiễu nhương của miền Nam đang hấp hối.


Tran Nguyen Xin đừng chê hay đổ lỗi cho Tổng Thống Thiệu.
Ổng ko bỏ nước đi thì kết qủa cũng giống như TT Diệm thôi.

                                                    
             Ảnh của Việt Nam Cộng Hòa sống mãi · Trang của Việt Nam Cộng Hòa sống mãi
 
Tổng Thống Thiệu Đã Thoát Chết Như Thế Nào? 
TT Thiệu 6 Lần Suýt Chết Vì Các Âm Mưu Đảo Chánh, Ám Sát
Nguyễn Tiến Hưng

Đại Sứ Martin tráo máy bay để đưa Tổng Thống Thiệu ra khỏi Việt Nam... Nhân dịp kỷ niệm ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tạ thế, 29 tháng Chín, xin đặc biệt giới thiệu một số chi tiết về những ngày cuối của ông tại Việt Nam, trong khung cảnh nhiễu nhương của miền Nam đang hấp hối.

Tác giả là Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng tại một Đại học ở miền Đông Hoa Kỳ, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Ông có những quan hệ đặc biệt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại sứ Graham Martin và sau 1975 đã thu thập dữ kiện, kể cả tài liệu sống của những người trong cuộc, để viết về thân phận Việt Nam Cộng Hoà. Sau cuốn "The Palace Files" bằng Anh ngữ xuất bản năm 1986, được Cung Thúc Tiến chuyển qua Việt ngữ, ông đã viết cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" cho độc giả Việt Nam, xuất bản năm 2005. Tài liệu kế tiếp là cuốn sách có tựa đề "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" sẽ xuất bản nay mai.

Đây là một phần trong Chương 18 của cuốn sách trên, liên hệ đến hoàn cảnh của Tổng thống Thiệu sau khi phải từ chức và ra khỏi Việt Nam. Chúng tôi xin cảm tạ tác giả và xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả... THOÁT CHẾT LÚC RA ĐI Đám đông đứng dọc đại lộ ngước lên nhìn những chiếc phản lực xé mây tung cánh sắt. Trên đài danh dự, quan khách chăm chú theo rõi cuộc duyệt binh vĩ đại. Các binh chủng trong những bộ quân phục đủ mầu theo nhau diễn hành.

Từng lớp rồi lại từng lớp, xe tăng thiết giáp lừ lừ lăn bánh, trông thật oai hùng. Bất chợt, một chiếc xe dừng lại ngay trước khán đài. Viên sĩ quan chỉ huy bước xuống, rồi đứng vào thế nghiêm giơ tay chào. Người chủ tọa ngồi ghế giữa đứng lên để chào lại. Nhưng ông vừa đứng lên thì tiếng súng nổ đùng đùng, một loạt đạn bắn xả vào hàng ghế danh dự. Đó là quang cảnh tại Cairô vào ngày 6 tháng 10, 1981. Hôm ấy là ngày Ai Cập kỷ niệm chiến thắng Do Thái năm 1973. Tổng thống Anwar El Sadat hãnh diện chủ tọa cuộc diễn binh với những khí giới tối tân nhất. Khi ông đứng lên để chào người sĩ quan, những kẻ sát nhân từ trong xe nhảy bổ ra hô lên thật to "Death to Pharaoh," (Chết cho Pharaô) rồi bắn ông ngã gục. Cùng chịu số phận với ông là một số quan khách, gồm cả Đại sứ Cuba, một tướng lãnh, và một giám mục.
Ngồi xem tivi chiếu cảnh này buổi sáng hôm ấy, chúng tôi giật mình nhớ lại câu chuyện Tổng thống Thiệu kể chỉ mới gần một năm trước đó. Ông kể rằng vào ngày Quân Lực năm 1974 (20 tháng Sáu), ông rất ưu tư về nguy cơ bị hạ sát trong lúc duyệt binh. Mà cũng dễ thôi, vì ông phải ngồi ngay trên khán đài để duyệt từng đoàn quân với đầy đủ vũ khí các loại, trên không thì A-37, F5 bay rợp trời, làm sao mà kiểm soát cho hoàn toàn được là tất cả vũ khí đều không có nạp đạn như luật lệ về diễn binh quy định? Nếu có âm mưu ám sát thì chỉ cần gài một vài người ăn mặc quân phục đeo súng có nạp đạn đi lẫn vào đoàn quân diễn hành là đủ rồi. Trong Chương 21, chúng tôi có trích dẫn về dịp ông Thiệu đi duyệt binh một lực lượng năm ngàn nhân dân tự vệ đầy đủ võ trang đứng dàn chào. Ông nói với nữ ký giả Oriana Fallaci: "Muốn giết tôi thì chỉ cần một viên đạn đến từ một khẩu súng là xong." Đó là hè 1974. Đến mùa xuân 1975 thì có vụ ném bom Dinh Độc Lập.

Trong suốt thời gian lãnh đạo, ông Thiệu đã gặp nhiều nguy hiểm, nhưng vụ ném bom sáng ngày 8 tháng Tư là lần đầu tiên hành động sát hại trở nên rõ ràng và cụ thể. Lúc ấy tin đồn thổi về đảo chính âm ỷ từ ngày này sang ngày kia. Sau khi mất Đà Nẵng thì đêm đêm, chúng tôi cũng thấy có nhiều binh sĩ canh gác tại các hành lang Dinh Độc Lập. Dù sao, độ nguy hiểm của vụ ném bom tương đối cũng không cao lắm, vì khuôn viên tòa nhà này rất rộng, thả vài quả bom mà trúng đúng mục tiêu thì cũng khó: khi chiếc máy bay nhào xuống thả bom đợt đầu, hai quả đã rơi xuống khu sân vườn. Tuy nhiên, chỉ hơn vài tuần sau đó, âm mưu ám sát lần cuối cùng đã có xác suất thành công rất cao. Xuýt nữa thì ông Thiệu đi về thế giới bên kia chứ không phải sang Đài Loan. Và nếu như vậy thì hằng năm Lễ Tưởng Niệm ông sẽ là ngày 25 tháng Tư chứ không phải 29 tháng Chín.

Chuyện này thì cho tới ngày tạ thế, chính Tổng thống Thiệu cũng không biết rõ. Bản thân chúng tôi cũng chỉ mới biết gần đây. Đảo Chính, Đảo Chính! Theo như chuyện Tổng thống Thiệu kể lại và nghiên cứu thêm thì chúng tôi đếm ra cũng đã có tới ít nhất là sáu lần ông bị đe dọa, hoặc vì một lý do nào đó làm ông cảnh giác về đảo chính. Trước hết, để kiểm điểm lại những nguy hiểm trong thời gian ông lãnh đạo cho mạch lạc, chúng tôi xin nhắc lại vài trường hợp đã ghi trong cuốn KĐMTC: •Năm 1968 Nguy hiểm đầu tiên là vào dịp bầu cử Tổng thống Hoa kỳ năm 1968. Sau vụ ông tháu cáy với Tổng thống Johnson vào giây phút cuối (tuyên bố ngay trước ngày tuyển cử là không tham gia Hòa đàm Paris) để giúp ông Nixon thắng cử, chính phủ Johnson phẫn nộ và Bộ trưởng Quốc Phòng Clark Clifford đã tính lật đổ ông. Từ đảo chính tới sát hại thì cũng không bao xa, như đã xảy ra cho vị tiền nhiệm của ông. Tác giả Seymour Hersh trong cuốn “The Price of Power,” sau khi đúc kết các tài liệu về vụ này đã tiết lộ rằng sau cuộc bầu cử 1968, chính ông Kissinger đã báo động cho phía Nixon về mưu đồ của Bộ trưởng Quốc Phòng Clifford và cảnh cáo: “Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết” TT Thiệu kể lại rằng trên đường từ Dinh Độc Lập tới Quốc Hội, ông hết sức lo ngại có thể ông bị CIA ám sát nếu như TT Johnson và Phó TT Humphrey biết trước được là ông sắp sửa bác bỏ kế hoạch hòa bình của Hoa Kỳ và phá hoại cơ hội thắng cử của Humphrey. "Và nếu họ muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt cộng hoặc là do ‘âm mưu đảo chính.' ”

Khi kể về chuyện này, ông Thiệu cho rằng chính vì ông đã cưỡng lại áp lực của Mỹ lúc ấy mà kéo dài thêm đời sống của VNCH được gần sáu năm. •

Năm 1972 Vào mùa thu 1972, sau khi ông Thiệu nhất định không chấp nhận ký Hiệp Định Paris, TT Nixon áp đảo tinh thần ông bằng cách nhắn khéo về đảo chánh. Trong bức thư đề ngày 6 tháng 10, 1972, Nixon viết: “Tôi yêu cầu Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968.” Richard Nixon. Biến cố năm 1963 là đảo chánh và ám sát Tổng Thống Diệm mà chính ông Thiệu đã tham dự. Còn biến cố 1968 thì đã đề cập trên đây: chính Nixon và Kissinger cực lực phản đối và cứu được ông Thiệu. Nhưng tới 1972 thì lại đến lần hai ông này đi theo con đường cũ. Về đe dọa của các ông Nixon - Kissinger thì hai chuyên viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia là Roger Morris và Anthony Lake đã viết cho Kissinger một phúc trình (ngày 21 tháng 10, 1972) trong đó có nói tới các phương cách lật đổ ông Thiệu. Sau này Morris xác nhận: “Tôi bảo Tony rằng hai đứa mình phải cho Henry hiểu rõ là ta sẵn sàng thanh toán Thiệu”.

Chắc là có mặc cảm về những đe dọa ấy nên sau này ông Kissinger cũng đã viết cho ông Thiệu, vào đầu năm 1980: “Giá như ý định của Tổng Thống Nixon và của tôi là phản bội Ngài, thì chúng tôi đã có thể làm như thế từ đầu năm 1969 rồi.” •Năm 1973 Mặc dù có những lời đe dọa ghê gớm ấy, ông Thiệu vẫn chống đối không chấp nhận bản hiệp định. Nhưng khi ngày đăng quang nhiệm kỳ hai gần kề, Tổng thống Nixon muốn cho hình ảnh hòa bình chiếu sáng, ông không ngần ngại nói rõ hơn về việc đảo chánh. Ông viết cho ông Thiệu: “Tôi nhất quyết cho phê chuẩn bản Hiệp Định vào ngày 23 tháng Giêng, và sẽ ký vào ngày 27 tháng Giêng, 1973 tại Paris. Tôi sẽ làm việc này dù phải làm một mình… Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cắt viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong chính phủ của Ngài cũng không thể cứu vãn được…” (Thư ngày 14 tháng Năm, 1973). Trong ngôn ngữ chuyên môn về mối bang giao Hoa Kỳ-VNCH, “thay đổi nhân sự” là câu nói nhẹ, đồng nghĩa với việc đảo chính. Năm 1963, khi việc chuẩn bị lật đổ TT Ngô Đình Diệm đang tiến hành ráo riết, TT Kennedy, trong một buổi phỏng vấn với Walter Cronkite trên đài CBS, đã nhắc tới nhu cầu “thay đổi nhân sự.” Thông điệp ấy đã là tín hiệu ‘bật đèn xanh’ từ cấp cao nhất để cho tướng lãnh đảo chính.

•Ngày Quân Lực 1974 Về nguy hiểm vào ngày này như đã đề cập trên đây, chúng tôi hỏi Tổng thống Thiệu là tại sao trong ngày 20 tháng Sáu những năm trước cũng có duyệt binh mà ông không lo, chỉ có năm 1974? Ông Thiệu giải thích rằng sau Hiệp định Paris là tới lúc phải thành lập "Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc", một hình thức chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Cộng Sản. Tiến bộ về việc này thì hầu như không có gì, và cuộc đàm phán ở La Celle St. Cloud gần Paris thì bị ngừng từ ngày 16 tháng Tư, 1974. Ông Kissinger rất bất mãn và đang gây áp lực cho ông Thiệu phải làm lẹ việc này.
Lúc ấy thì ông Kissinger rất mạnh vì ông Nixon như bị tê liệt vì vụ Watergate, sắp phải từ chức. Ông Thiệu biết rằng vào lúc ấy ông không là người lãnh đạo thích hợp với kế hoạch ‘hòa bình trong danh dự’ của hai ông Kissinger và Nixon, nên luôn đề cao cảnh giác về khả năng bị loại trừ. Sự việc này có thể cắt nghĩa được là tại sao sau Hiệp định Paris ông cho thiết kế một trung tâm chỉ huy dưới lầu hầm Dinh Độc Lập. Đây là nơi được trang bị đầy đủ với máy phát điện, đường điện thoại riêng biệt, đài phát thanh, rađiô liên lạc với tướng lãnh, một cái giường nhỏ và một cái gối mây. Tổng thống Thiệu rất cẩn thận, luôn luôn sẵn sàng để đề phòng những trường hợp biến loạn có thể xẩy ra.

•Ngày tám tháng Tư, 1975 Một quả bom thật to chọc thủng bãi trực thăng trên nóc Dinh Độc lập, lọt xuống rồi nổ tung. Ông Thiệu vừa ngồi xuống bắt đầu ăn tô phở ở một bàn nhỏ ngoài hành lang trên lầu bốn, cận vệ vội tới đưa ông vào ngay thang máy để xuống lầu hầm. Đầu tháng 4 là thời gian có nhiều chống đối từ mọi phía đòi ông Thiệu phải từ chức. Chúng tôi nghe vậy cũng ái ngại, nhưng thấy ông vẫn bình tĩnh, chỉ hơi cáu kỉnh khi nghe báo cáo về một số quý vị thuộc đảng Dân Chủ tại Quốc Hội đã quay lại chống ông. Về biến cố hôm ấy, bà Thiệu kể là trái bom lại rơi trúng ngay chỗ mỏng nhất của bãi trực thăng. Mùi khét tỏa ra khắp nơi khi những tấm thảm giầy bốc cháy dữ dội. Lúc ấy bà bị kẹt cứng trong phòng vì cháu bé người làm đang lo sắp xếp quần áo đã sợ quýnh lên, tay run lẩy bẩy, không tìm và mở được cái khóa vào cầu thang. Một lúc sau mới có sĩ quan đến giúp bà xuống hầm trú ẩn. Khói bay lên nghi ngút làm bà như ngạt thở.

•Ngày 21 tháng Tư, 1975 “Tôi sẽ nói cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu từ chức thì các tướng lãnh dưới quyền ông sẽ bắt buộc ông làm điều này,” đại sứ Martin báo cáo (ngày 21 tháng Tư) cho Ngoại trưởng Kissinger về việc ông sẽ cố thuyết phục TT Thiệu từ chức. Ý ông đại sứ muốn nói là sẽ có đảo chính. Thoát chết lúc ra đi Sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, tân Tổng thống Hương vẫn để ông lưu lại trong Dinh Độc Lập. Nhưng rồi có nhiều áp lực đòi ông Thiệu phải rời khỏi Việt Nam, nếu không thì phía Cộng sản không chịu điều đình với “một chính phủ Thiệu không Thiệu.” Nhân dịp có tang lễ Tổng thống Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Đại sứ Martin báo cáo về Washington:
"Ông Hương nói ông ta sẽ đề cử cả hai ông Thiệu và Khiêm làm Đại sứ Lưu động và gửi hai người sang Đài Loan mệnh danh là một phái đoàn đại diện ông để phúng điếu tang lễ ông Tưởng Giới Thạch. Tôi nghĩ rằng mọi chuyện đã được sắp xếp với phía Đài Loan." Thực ra, ngoài việc ông Thiệu phải ra đi để dễ hơn cho việc đàm phán về một giải pháp chính trị, Tổng thống Hương còn lo ngại cho sự an toàn của ông. Ông Đại sứ thêm: "Tổng thống Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng Thống Thiệu…
Bởi vậy ông Hương yêu cầu chúng ta giúp cho ông Thiệu ra đi thật kín đáo và sớm nhất có thể." Ngoài những mưu toan nguy hiểm cho ông Thiệu từ các phe phái, Tổng thống Hương còn để ý tới một khía cạnh cá nhân: sự bất hòa giữa hai tướng lãnh Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh. Sự bất hòa đã có mầm mống từ lâu và mọi người đều biết.
Như chúng tôi đã đề cập tới trong Chương 11, chính ông Thiệu đã cố vấn Tổng thống Hương là chớ đề cử Tướng Minh làm Thủ tướng vì sẽ rất nguy hiểm. Việc ông Minh không ưa gì ông Thiệu thì cũng đã công khai. Bởi vậy vào giờ chót, Tổng thống Hương muốn đưa ông Thiệu ra khỏi Việt Nam trước khi ông Minh lên nắm chính quyền. Ông Martin viết: "Tổng Thống Hương nhất quyết là ông Thiệu phải ra khỏi nước đã rồi lúc đó ông ấy mới đi tới quyết định cuối cùng là trao quyền cho ông Big Minh." Đó là về sự cần thiết và thời điểm ra đi, nhưng còn cách ra đi thì làm sao cho được an toàn? Chi tiết chuyến đi của hai ông Thiệu và Khiêm từ Bộ Tổng Tham Mưu ra phi trường Tân Sơn Nhất thì nhân viên CIA là Frank Snepp đã kể lại và chúng tôi cũng có đề cập tới trong cuốn KĐMTC.

Ông Frank Snepp và một nhân viên khác là Joe đã giấu vũ khí dưới chỗ ngồi trong xe vì lo sợ tái diễn vụ sát hại như trường hợp hai anh em Tổng thống Diệm. Mới đây, câu chuyện từ lúc Tổng thống Thiệu rời bỏ Dinh Độc Lập tới Bộ TTM và ra phi trường được Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận kể lại rất chi tiết.
Ông Phận là một trong đoàn tùy tùng tám người (cuối cùng chỉ có bảy người) của Tổng thống Thiệu và bốn người của Thủ tướng Khiêm được Tổng thống Hương cho đi tháp tùng theo như yêu cầu của ông Thiệu. Diễn biến có thể tóm tắt như sau: "Vào khoảng 7 giờ 30 tối, Tổng Thống Thiệu thay bộ đồ bốn túi trong phòng ngủ rồi qua phòng nhỏ bên cạnh nghiêng đầu qua cửa sổ nhìn xuống. Dưới sân, bên cạnh thềm tam cấp một xe Mercedes mầu xanh đậm đã đậu sẵn.

Người lái xe là Đại Tá Nhan Văn Thiệt. Thấy mọi việc đã sẵn sàng, Tổng thống Thiệu vội vã rút trong hộc tủ cây Browning đã lắp đạn, ông khóa chốt an toàn rồi cho vào túi áo. Ông xuống tầng trệt bằng thang máy. Khi cánh cửa mở ra thì Đại Tá Trần Thanh Điền đã túc trực tại đó. Ông vừa bước xuống bậc tam cấp thì lại cũng vào lúc có hai binh sĩ (tên là Sanh và Khình) xuất hiện làm ông giật mình.

Thực ra là họ chỉ đến để đổi gác. Ông Thiệu và ông Điền lanh lẹ bước vào xe. Đại tá Điền ngồi bên phải của Tổng thống Thiệu ở băng sau. Như vậy là ông Điền đã ngồi vào chỗ chánh thức của Tổng thống và chịu làm Lê Lai cứu Chúa! Vừa ngồi vào xe, ông Thiệu hỏi ‘có mấy cây súng?’ Đại tá Điền đáp: ‘có hai cây, một cây dài, một cây ngắn.’" Theo như vậy thì vào lúc đó Tổng thống Thiệu đã nhận thấy ông bị nguy hiểm trên đường tới Bộ Tổng Tham Mưu (ta nhớ lại là Tổng thống Diệm đã bị sát hại trên đường tới Bộ TTM). Việc ông Điền ngồi vào chỗ chính thức của Tổng thống thì cũng trùng hợp với câu chuyện ông Thiệu kể cho chúng tôi là khi đi xe tới dự nghi lễ bên Quốc Hội hay nơi khác, ông thường ngồi ngay bên cạnh tài xế lái xe chứ không ngồi chỗ dành cho tổng thống ở băng sau.

Khi đoàn xe tới phi trường Tân Sơn Nhất, Thiếu tá Phận kể lại là đã "giật mình khi nhận ra cả khu vực phi trường tối om. Dường như hệ thống điện hoàn toàn bị cắt… Đoàn xe chạy vòng qua khu dành riêng cho hãng Air America của cơ quan tình báo Mỹ. Khi sắp tới đường băng, tất cả xe đều tắt đèn di chuyển trong bóng đêm. Sau đó một chiếc máy bay lù lù hiện ra dưới chân trời nhờ đèn trong buồng máy cháy sáng, một loại máy bay giống như DC6.

Khi tới gần chiếc máy bay, đoàn xe bất thần thắng gấp vì thấy có bóng người… Xe Tổng thống Thiệu bị bao vây bởi ba chiếc xe Chevrolet to lớn. Xa xa trong bóng đêm, xung quanh chúng tôi xuất hiện nhiều người Mỹ vạm vỡ, vận thường phục, súng M16 dựng đứng bên hông, trong thế tác chiến. Rồi hình ảnh ông Đại sứ Graham Martin hiện ra tại chân cầu thang máy như một vị thần hộ mạng." Chuyện này làm cho chúng tôi mới hiểu được tại sao khi nói về chuyến ra đi của Tổng thống Thiệu, Đại sứ Martin cứ nói úp úp mở mở là "Ông Thiệu đã ra đi trong điều kiện hết sức khó khăn," và "chúng tôi đã để ý và cố gắng sắp xếp mọi chi tiết." Thì ra, mọi chi tiết được sắp xếp gồm cả việc cắt điện để phi trường tối om và việc đoàn xe phải di chuyển trong bóng đêm.

Khi máy bay đáp xuống thì đã có sẵn một toán lính Mỹ canh gác để đề phòng những biến động có thể xẩy ra vào phút chót, thí dụ như việc ngăn chận không cho máy bay cất cánh. Vì sao như vậy? Vì một việc xẩy ra trước đó mấy ngày. Vào lúc 10 giờ đêm ngày Chủ nhật 20 tháng Tư t ại Tân Sơn Nhất, một nhóm binh sĩ với võ trang nặng bao vây, định ngăn chận chiếc C-141 của Mỹ chở người di tản không được cất cánh (xin xem Chương 7). Thiếu tá Phận cũng kể lại là "Trung tá Nguyễn Phú Hiệp, phi công chiếc máy bay Air Viet Nam 727 có lệnh ứng trực, chuẩn bị sẵn sàng, chỉ dành riêng cho Tổng thống Thiệu sử dụng… và cũng vào thời gian này thì một vài đơn vị trưởng các đơn vị phòng thủ thủ đô, và các đơn vị đóng quân gần khu vực phi trường Tân Sơn Nhất lại được nghe dư luận rỉ tai là 'ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam để ra khỏi nước.' ” Thật rõ ràng là lệnh cho phi công Hiệp ứng trực chiếc máy bay Air Viet Nam 727 và tin đồn về ‘ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam ra khỏi nước’ là những sắp xếp để đánh lạc hướng những kẻ mưu sát vì khi đó ông Martin đã nhận được nhiều thông tin tình báo về âm mưu sát hại ông Thiệu ở ngoài khơi.

Theo kế hoạch này thì chiếc máy bay Air Vietnam mà ông Thiệu định dùng để ra đi sẽ bị bắn rơi khi ra khỏi không phận Việt Nam. Bởi vậy, trong vòng bí mật, ông Martin đã gọi ngay chiếc máy bay riêng của mình từ Thái Lan sang Tân Sơn Nhất để bốc ông Thiệu. Để bảo mật tối đa thì dù có dùng điện thoại đặc biệt an toàn của tòa đại sứ để báo cáo về Tòa Bạch Ốc, ông Martin cũng vẫn không tiết lộ chi tiết mà chỉ nói mập mờ. Tuy nhiên, lúc tới sát nút rồi thì ông phải nói cho rõ.

Mời độc giả theo dõi vài đoạn trong thông điệp ngày 25 tháng 4 (in kèm chương này) của đại sứ Graham Martin gửi về Tòa Bạch Ốc: Số 250420 - Chỉ mình ông xem và qua đường giây Martin Sàigòn số 0736 - FLASH (Cấp tốc) Chuyển Ngay Ngày 25 tháng 4, 1975 Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft (Phụ Tá An Ninh Tổng Thống Ford) “Thông điệp này xác nhận câu chuyện tôi nói vòng vèo qua điện thoại vừa mới đây.

Lúc muộn chiều hôm qua, Tổng thống Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng Thống Thiệu. Nói chung, dường như ông ta cũng đã biết về một thông tin mà chúng tôi đã nhận được nhiều lần, đó là có một số phần tử của Không Quân Việt Nam là những người có ý kiến hết sức chống đối Thiệu và Khiêm, đã nói rằng hai ông này sẽ không rời khỏi Việt Nam mà còn sống nguyên vẹn (gạch dưới là do tác giả). Chúng tôi biết rằng những phần tử này đang để ý chiếc máy bay thường dùng để chuyên chở các nhân vật cao cấp VIP của chính phủ đi ngoại quốc... “Tôi đã xếp đặt với Tướng Hunt ở NKP (Nakhom Phanom, Thái Lan) để ông ta gửi một chiếc C-118 tới Sàigòn sẵn sàng chiều nay. Chúng tôi cũng sẽ sắp xếp hết sức kín đáo để đưa hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay và cất cánh thật nhanh.

Chúng tôi đã suy nghĩ về việc này và chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có thể làm hết sức nhanh để nếu có sự can thiệp nào thì chiếc máy bay đó cũng đã (cao bay xa chạy) ra quá tầm có thể truy kích được rồi... "Bởi vậy, trừ phi có chỉ thị ngược lại và ngay tức khắc từ chính ông Ngoại Trưởng, tôi sẽ tiến hành theo như trình bày trên đây. Ông Bộ trưởng không cần phải có hành động nào vào lúc này, trừ khi có người đặt vấn đề (tại sao lại) dùng máy bay quân sự, một điều tôi nghĩ khó có thể xẩy ra.… Trân trọng Martin Về việc này chúng tôi có hỏi Đại tá Nguyễn Quốc Hưng hiện ở Salem, Oregon.

Khi đó, ông là Phó Trưởng phòng Đặc trách Khu trục, thuộc Phòng Tham Muu Phó Hanh Quan tại Bộ Tư lệnh Không quân. Ông Hưng xác nhận là có chuyện này va nay vẫn còn nhiều nhân chứng. Chúng tôi hy vọng quý vị còn lại trong Không quân có thể giúp thêm chi tiết xác thực, nơi đây thì chỉ có thể trình bày lại ý kiến của Đại tá Hưng. Ông Hưng cho biết là có một nhóm trong Không Quân thực sự có âm mưu này và đã theo sát chiếc máy bay Boeing 727 là chiếc lãnh đạo cao cấp thường dùng trong những chuyến đi xuất ngoại. Sau cùng thì họ giao cho một sĩ quan ở Cần Thơ thuộc Sư Đoàn 4 Không Quân lo việc này.

Ở phi trường Cần Thơ có loại máy bay khu trục A-37 và cả phản lực F5. Kế hoạch là tại Tân Sơn Nhất có những người được chỉ định theo rõi thật sát các chuyến bay, đặc biệt là chiếc Air Vietnam Boeing 727. Khi nào thấy hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay thì sẽ báo cho Cần Thơ để phản lực cất cánh bay thẳng ra khơi và sẽ bắn rơi chiếc máy bay chở ông Thiệu và ông Khiêm, ở khoảng 100 cây số cách bờ biển.

Nếu như vậy thì cũng chẳng có tang tích, chẳng có chứng cớ gì về vụ sát hại. Trừ một số người rất nhỏ trực tiếp dính líu thì không ai biết tin tức gì về việc này. Lúc ấy là đêm 25 rạng ngày 26 tháng Tư rồi, khi dầu sôi lửa bỏng đã lên tới cực điểm, mọi người chỉ còn có thể lo cho chính bản thân, nên cũng chẳng ai để ý tới chuyện gì xảy ra cho ông Thiệu. Đại tá Hưng cũng cho biết lúc ấy ở ngoài khơi cũng có những máy bay luôn luôn thay nhau theo dõi. Chúng tôi hỏi ông xem nhóm người nào ra lệnh cho phi công ở Cần Thơ? Ông trả lời là do một phe nhỏ chống ông Thiệu ở ngay Bộ Tư Lệnh Không Quân.

Đại tá Hưng thêm rằng: về vấn đề đảo chính nói chung thì chính hai Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan đều không đồng ý và đã khuyên không được làm như vậy. Sau cùng thì hai ông Thiệu, Khiêm lại không đi chuyến Boeing 727 mà đi chiếc C-118 của Đại sứ Martin. Đại tá Hưng kể là vài ngày hôm ấy cứ thấy Đại sứ Martin ra ra vào vào phi trường Tân Sơn Nhất. Tối muộn cùng ngày 25 tháng 4, 1975, ông Martin báo cáo về Tòa Bạch Ốc: Số 251510Z - Chỉ mình ông xem và qua đường giây Martin Sàigòn - C738 - Cấp tốc Chuyển ngay Ngày 25 tháng 4, 1975 Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft Người gửi: Đại sứ Graham Martin Tham chiếu: Sàigòn 0736 1. Vào lúc 9 giờ 20 phút chiều nay, một chiếc C-118, có đuôi số 231 đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất cùng với cựu Tổng thống Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm.

Họ đã bay sang Đài Loan nơi mà anh ông Thiệu làm đại sứ VNCH. Công việc sắp xếp rất xuôi xẻ. Tôi đã tháp tùng họ lên máy bay và tôi cho rằng sự vắng mặt của họ ở đây sẽ giảm bớt được sự xôn xao có thể xẩy ra. 2. Chúng tôi sẽ không bình luận gì về việc này ở đây. Phi hành đoàn từ NKP (Nakhon Phanom, Thái Lan) bay chiếc C-118 của tôi tới Davis-Montohn và tới nơi nghĩa trang. Tôi nghĩ rằng hai ông cũng sẽ không tuyên bố gì cả trừ phi và cho tới khi chuyện này lộ ra ở Đài Loan. Trân trọng, Martin Khi chiếc máy bay có đuôi số 231 sửa soạn cất cánh, Đại sứ Martin đã có mặt tận cửa máy bay để tiễn ông Thiệu.

Dù buồn thảm và cam chịu số phận, ông Thiệu vẫn đi thủng thẳng, cố giữ phong độ. Ông quay lại cám ơn ông Martin đã dàn xếp chuyến đi. Với một giọng xúc động, ông Martin đáp lại: “Thưa tổng thống, đó là điều tối thiểu tôi có thể làm. Xin tạm biệt và chúc ngài may mắn.” Nhìn lại lịch sử thì thấy ông Thiệu đã thật may mắn. Không những chính ông, ông Khiêm mà cả chuyến Air Vietnam 727 cũng may mắn. Nếu như không có sự can thiệp của ông Martin thì những người khác cũng đã cùng chịu chung một số phận. Đó là phi công Hiệp, các nhân viên khác trong phi hành đoàn, và 12 người trong phái đoàn của cựu tổng thống và thủ tướng, họ đều đã bị chôn vùi dưới đáy biển cùng với chiếc Boeing 727. Trong số này có Đại tá Cầm, Chánh Văn Phòng và là người chúng tôi làm việc gần gũi, có Đại tá Đức, người đã ôm hồ sơ mật Dinh Độc Lập đưa đến tư gia trao chúng tôi vào đêm ngày 22 tháng Ba.

Rồi cả Thiếu tá Phận, người vừa kể lại câu chuyện về những ngày cuối của TT Thiệu ở Sàigòn. Những người khác gồm mấy sĩ quan gần gũi Tổng thống Thiệu (Đại tá Điền, Thiệt; Trung tá Chiêu, Bác sĩ Minh, Đại úy Hải, và binh sĩ Nghị); và phái đoàn của Thủ tướng Khiêm (Trung tá Châu, Thiếu tá Thông, và ông Đăng Vũ).

NGUYỄN TIẾN HƯNG
 
Nguồn: :https://www.facebook.com/459351390858375/photos/a.459354244191423.1073741828.459351390858375/507591499367697/?type=1

Cuộc đại di dân của Trung Quốc


Cuộc đại di dân của Trung Quốc

Chỉ trong năm 2013 đã có hơn 100 triệu người dân Trung Quốc xuất cảnh. Đa phần trong số họ là những khách du lịch và họ trở về nhà sau khi chuyến thăm thú nước ngoài kết thúc...

Chỉ trong năm 2013 đã có hơn 100 triệu người dân Trung Quốc xuất cảnh. Đa phần trong số họ là những khách du lịch và họ trở về nhà sau khi chuyến thăm thú nước ngoài kết thúc, song rất nhiều trong số những sinh viên và người giàu đã không quay về quê hương. Đây là lực lượng được xem là đã “kết dính Trung Quốc với thế giới”.

Theo thống kê của công ty Hurun Report, Thượng Hải có tới 64% người giàu Trung Quốc, tức những người có tài sản hơn 1,6 tỷ USD, đang di cư hoặc sẽ ra nước ngoài định cư. Những người này mong muốn được sống trong một bầu không khí sạch sẽ hơn, con cái được giáo dục tốt hơn và có thêm những cơ hội mới trong cuộc sống.

Ô nhiễm đang làm giảm đáng kể chất lượng sống tại Trung Quốc.

Quyết định ra đi, những người này cho rằng có thể có được một cuộc sống sung túc với một chi phí hợp lý tại Mỹ, Canada hay Australia... trong khi họ có tiền cũng không thể giải quyết được những vấn đề lớn đang tác động mạnh mẽ tới cuộc sống thành thị Trung Quốc. Đó là nạn ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và một hệ thống giáo dục không như ý. Bên cạnh đó, chính sách tiệt trừ tham nhũng của chính phủ cũng khiến nhiều người trong giới nhà giàu lo lắng.

Tuy vậy, với nhiều người, chính trị không phải là vấn đề quan trọng nhất, ví như lý do khăn gói ra đi của chị Sun, sống tại Bắc Kinh. Con gái 6 tuổi của Sun bị bệnh hen suyễn và tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại Bắc Kinh là kẻ thù đối với hai lá phổi của cô bé. Cô bé cũng rất có năng khiếu về âm nhạc, hội họa và kể chuyện do vậy, Sun sợ rằng hệ thống trường lớp của Trung Quốc sẽ không đem lại tương lai cho con mình. Mới đây, chị đã bay sang San Francisco để tìm kiếm một ngôi trường cho con gái, mua nhà và làm thủ tục để định cư ở Mỹ. “Tôi chỉ đem tới cho gia đình mình một lựa chọn khác”, Sun giải thích.

Số lượng học sinh, sinh viên Trung Quốc tới Mỹ học ngày càng tăng.

Tầng lớp doanh nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, những người hưởng lợi từ sự cất cánh của nền kinh tế nước này, nay cũng muốn được “hạ cánh mềm” tại các quốc gia như Mỹ và Canada. Năm ngoái, Mỹ đã cấp gần 7.000 thị thực cho công dân Trung Quốc theo chương trình EB-5, vốn cho phép người nước ngoài sinh sống tại Mỹ nếu họ đầu tư tối thiểu 500.000 USD. Canada hồi đầu năm nay cũng đã tạm dừng chương trình đầu tư - nhập cư (IIP), trong đó đa phần hồ sơ đến từ Trung Quốc. Ngay cả khi IIP bị dừng vẫn còn tới 66.000 hồ sơ, trong đó 45.000 hồ sơ là của người Trung Quốc, xin được đầu tư để nhận quy chế công dân.

Theo dự đoán, làn sóng xuất cảnh tiếp theo của người Trung Quốc là cho con cái theo học trung học phổ thông tại nước ngoài. Những gia đình giàu có không muốn cho con cái họ học ở một hệ thống giáo dục đề cao việc thi cử đầu vào song lại coi nhẹ tính sáng tạo. Xie Li, nhà quản trị của một công ty viễn thông tại Bắc Kinh, đang tìm cách cho con trai 16 tuổi của mình học trung học ở nước ngoài mặc dù cậu bé đang theo học tại một trường cấp hai liên kết với một đại học nổi tiếng tại Bắc Kinh.

Viện Giáo dục quốc tế cho biết năm 2013, số lượng sinh viên Trung Quốc tới Mỹ học đã tăng 21% so với năm trước, đạt 235.597 sinh viên và tới nay là nhóm học sinh nước ngoài lớn nhất tại các trường đại học của Mỹ. Số lượng này cũng đang tăng với cùng nhịp độ tại Australia, Anh, tới mức tại Anh, số sinh viên Trung Quốc học toàn thời gian sau đại học đã gần bằng với người dân sở tại.

Số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cũng tăng lên chóng mặt trong những năm gần đây và có tác động lớn tới kinh tế của nước sở tại. Người dân Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành những người chi tiêu mạnh tay nhất cho du lịch. Trung Quốc hiện nằm trong tốp ba nước có số du khách tới Nam Cực nhiều nhất và làn sóng này mới chỉ đang bắt đầu. Công ty môi giới CLSA có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) dự đoán, từ nay tới năm 2020, số lượng người xuất cảnh khỏi Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, đạt 200 triệu người.

Trong một cuốn sách, nhà sử học Odd Arne Westad viết: Những người Trung Quốc ở nước ngoài “đã và đang là chất keo kết dính mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới, cả trong lúc bình lặng hay quan hệ có sóng gió”. Điều này lý giải tại sao Bắc Kinh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các cư dân nước này ở ngoài nước. Với số lượng khoảng 48 triệu người, gấp đôi số lượng người Ấn Độ ở nước ngoài, người Trung Quốc có một ưu thế số đông để vươn lên dẫn đầu tại các khu vực họ sinh sống và làm việc, dù là ở Thung lũng Silicon hay các hành lang công nghệ cao ở Đông Nam Á. Chính vì vậy, dường như chính Bắc Kinh không có ý định tìm cách ngăn chặn làn sóng học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập.

Trở lại câu chuyện của Trung Quốc nhiều thập kỷ trước, Zbigniew Brzezinski, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nhớ lại, trong một cuộc gặp với Đặng Tiểu Bình, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter có hỏi về chính sách thắt chặt di cư của Bắc Kinh, ông Đặng trả lời: “Được thôi, chúng tôi sẽ để cho họ đi. Ngài có chuẩn bị để nhận 10 triệu người dân Trung Quốc không?”. Có lẽ ông Đặng chưa tưởng tượng ra số lượng người dân nước này sẽ ra nước ngoài khi Bắc Kinh thực hiện cải cách, bởi con số này nay đã gấp 10 lần và sẽ không chỉ dừng ở đó.

Thái Nguyễn

Quote:
Năm ngoái, Mỹ đã cấp gần 7.000 thị thực cho công dân Trung Quốc theo chương trình EB-5, vốn cho phép người nước ngoài sinh sống tại Mỹ nếu họ đầu tư tối thiểu 500.000 USD.
Chỉ trong vòng 1 năm, giới nhà giầu Trung Quốc đã đưa vào Mỹ 7,5 tỉ dollars. Đây chỉ là của nổi, của chìm còn kinh khủng hơn nhiều . Rốt cuộc, tiền của Tầu khựa lại chảy vào túi chú Sam .

 Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31160

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Sửa chữa sai lầm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Việt Nam


Sửa chữa sai lầm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Việt Nam

Bán vũ khí cho Việt Nam là bán đứng các nhà hoạt động
John Sifton - Tháng này chính quyền Hoa Kỳ đã mắc sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam - một quốc gia phi dân chủ, độc đảng với bảng thành tích nhân quyền tệ hại. Bước đi này của Hoa Kỳ, được công bố vào ngày mồng 2 tháng Mười trong chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, đã gây tổn hại cho các nhà hoạt động can đảm ở Việt Nam và phí phạm một đòn bẩy quan trọng đáng lẽ có thể sử dụng để thúc đẩy thêm nhiều cải cách hơn nữa.
Giới chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng Việt Nam đang đạt được những tiến bộ tuy nhỏ nhưng rất đáng kể về nhân quyền, nhấn mạnh vào các vụ thả tù nhân chính trị trong thời gian gần đây. Nhưng các tiến bộ được nêu làm dẫn chứng đều nhỏ lẻ, và một trong những tù nhân nổi tiếng nhất được phóng thích trong năm nay, tiến sỹ, luật gia Cù Huy Hà Vũ không hề được thả mà thật ra là bị ép đi lưu vong ở Hoa Kỳ.
Trên thực tế, con số các tù nhân chính trị bị giam giữ đã gia tăng trong những năm gần đây, tính đến thời điểm này đã có tới hơn 150 nhà bất đồng chính kiến đang bị giam, giữ. Với những vụ phóng thích mới đây nhất, người ta chỉ có thể nói một cách tích cực nhất là chính phủ Việt Nam đang vận hành một cánh cửa quay, những tù nhân cũ đi ra bên này thì những tù nhân mới lại vào bên kia. Và cho dù tổng số tù nhân trong các trại giam có thể tăng hay giảm, nhưng một xu hướng đáng báo động đang gia tăng: việc sử dụng côn đồ để tấn công và đe dọa những người phê phán chính quyền.
Khi đánh giá kết quả cải cách ở Việt Nam, chính quyền Obama cần phân tích nhiều yếu tố khác ngoài con số những người đang bị giam giữ và được thả, đồng thời cân nhắc những câu hỏi đặt trong bối cảnh cụ thể. Nếu Việt Nam thực sự nghiêm túc kiềm chế không đàn áp những người phê phán chính quyền một cách ôn hoà thì tại sao trong tháng Tám, tòa án Việt Nam lại xử ba nhà hoạt động (Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh) tội cản trở giao thông trong một lần biểu tình và kết án họ tới ba năm tù giam? Vì sao chính quyền Việt Nam lại bắt giữ blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) vào tháng Năm? Vì sao Việt Nam xử blogger Phạm Viết Đào trong tháng Ba? Và vì sao chính quyền đã kết án gần mười người Thượng vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nay với tội danh bị cho là chống nhà nước?
Câu hỏi lớn hơn đối với Việt Nam là liệu chính quyền có thực sự thể hiện rằng họ đang nghiêm túc thực hiện các thay đổi mang tính hệ thống để nới rộng các quyền tự do cho người dân hay không? Hà Nội đã có những bước đi quan trọng hay thể hiện thiện chí thực sự muốn cải cách luật pháp để loại bỏ điều luật trong bộ luật hình sự có nội dung hình sự hóa hành vi thể hiện quan điểm chính trị hay không? Các nhà lãnh đạo Hà Nội đã có những bước đi quan trọng hay thể hiện thiện chí thực sự muốn cải cách luật pháp để cho phép hình thành các công đoàn độc lập hay không? Hà Nội đã có những bước đi quan trọng hay thể hiện thiện chí thực sự để hủy bỏ yêu cầu đăng ký và hủy bỏ việc hình sự hóa các hoạt động tín ngưỡng độc lập hay chấm dứt đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số không? Câu trả lời cho tất cả và từng câu hỏi trên đây là không.
Thật đáng tiếc là quyết định nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương đã được ban hành. Tuy nhiên, chưa phải là quá muộn để sử dụng các đòn bẩy còn lại để đạt được những thay đổi. Vì vẫn chưa thấy có cải cách thật sự nào được thực hiện, và còn nhiều bước quan trọng phải đi tiếp, Hoa Kỳ cần nói rõ với Hà Nội rằng còn nhiều việc phải làm được trước khi lệnh cấm vận được nới lỏng hơn nữa.
Đây là lúc Hoa Kỳ cần nói với Việt Nam rằng, ngoài các hỗ trợ về hàng hải, việc bán và chuyển giao vũ khí trong tương lai chỉ được thực hiện nếu Việt Nam thả một số đáng kể tù nhân chính trị; có các bước đi tích cực về những vấn đề như tự do tôn giáo, tra tấn và quyền của người lao động; và có các động thái chính thức để loại bỏ các tội danh về chính trị ra khỏi bộ luật hình sự, như điều 87, hình sự hóa các hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết,” và điều 258 “lợi dụng quyền tự do dân chủ” để “xâm phạm lợi ích nhà nước.”
Chính quyền Hoa Kỳ có thể và cần làm rõ những điểm này trong các cuộc đối thoại vào cuối năm nay với Hà Nội, khi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel dự kiến sẽ tới thăm. Những thông điệp nói trên có thể còn có trọng lượng hơn nữa nếu được kết hợp với các thông điệp của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (đang đàm phán với Việt Nam trong khuôn khổ TPP) rằng Việt Nam đừng mong sẽ được tham gia hiệp định thương mại này nếu không cải cách pháp luật để các công đoàn độc lập được phép hoạt động.
Vẫn còn chưa muộn nếu muốn nắm giữ lại các đòn bẩy, dù quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã được ban hành một cách vội vã vào ngày mồng 2 tháng Mười. Vì các nhà bất đồng chính kiến can đảm ở Việt Nam, Hoa Kỳ cần cứng rắn hơn nữa trong thương lượng.
John Sifton là Giám đốc Vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Có thể theo trên tài khoản Twitter: @johnsifton.
Human Rights Watch gửi Danlambao
 
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/sua-chua-sai-lam-cua-hoa-ky-ve-nhan.html#more

NHỮNG KHOẢNH KHẮC CUỘC ĐỜI NGƯỜI LÍNH CHẾN QL.VNCH






 



 
MAI- Huỳnh Mai St.8872

Qua YouTube- https://www.youtube.com/watch?v=GQcAZi5dZaE

NHỮNG KHOẢNH KHẮC CUỘC ĐỜI NGƯỜI LÍNH CHẾN QL.VNCH

 TỰ DO & HÒA BÌNH VN.

Tự Do- Hòa bình là mục tiêu cao cả; là bản vị tâm hồn yêu nước của người Việt Quốc Gia Việt Nam, trong tinh thần DANH DỰ- TỔ QUỐC- TRÁCH NHIỆM, trao cho chiến sĩ Tự Do QL.VNCH.
" MAI ĐÂY HÒA BÌNH " Là niềm mơ ước... khát khao dân tộc của toàn dân, toàn quân cán chinh VNCH, nói riêng. Và chung cho cả nước VN, một khi tàn rồi chinh chiến, cho cuộc: GIÃ TỪ VŨ KHÍ, qua tiếng ca Trường Vũ còn âm vang nuối tiếc thương đau, khi Tự Do & Hòa Bình chưa trọn vẹn...Chiến tranh đã đi qua, nhưng thương đau dân tộc vẫn còn ở lại...!!!
Huỳnh Mai St.8872
 http://youtu.be/SwCQ9PoxDg4
 

 Xin chia sẻ nổi buồn chiến tranh sau ngày tàn chinh chiến của những tù binh cải tạo QL.VNCH.- Nghe để mà thương, để mà buồn cho những thân phận tù đày chiến tranh, sau ngày quốc hân 30/4/1975

     Những mãnh đời bất hạnh chiến tranh, cũng là phần thưởng tự hào nhất, vinh danh nhất, của người chiến sĩ QL.VNCH- DANH DỰ- TỔ QUỐC- TRÁCH NHIỆM trao cho chiến đấu...bảo vệ TỰ DO & HÒA BÌNH VIỆT NAM!
Mai Huỳnh Mai St.8872

Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa - Phần 3

Xuất bản 03-10-2013
Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa - Phần 3
http://youtu.be/qKJkLefJ2mY
Trả lời
 · 

1/ Với vai trò làm tay sai cho CS quốc tế : HCM đã dẫn Dân tộc ta đi hết cuộc chiến đẫm máu này, đến cuộc chiến đẫm máu khác. Nhiều thuộc địa nhờ không có CS, họ không phải đánh Pháp mà chẳng đánh Mỹ vẫn có được độc lập ngay sau Đại chiến Thể Giới lần thứ 2 như :" Indonesia độc lập năm 1945; Philippines năm 1946; Syrie và Liban độc lập năm 1946; Ấn Độ độc lập năm 1947; Miến Điện, Tích Lan độc lập năm 1948; Malaysia độc lập năm1957

2/ Lào độc lập năm 1954,Campuchia độc lập năm 1953 . HCM đưa CNCS vào VN đồng nghĩa với HCM là tội đồ. Không có HCM thì không có "đấu tranh giai cấp ", không có 172.008 người bị đem ra đấu tố bị giết hại oan khuất trong CCRĐ. Không có phe Cộng Sản Việt Nam không bị chia cắt thành 2 miền và không có cuộc chiến "Ý thức hệ Cộng Sản và Tư Bản" huynh đệ tương tàn suốt 21 năm, làm gần 4 triệu đồng bào chết oan ,
Trả lời
 · 

Kể từ khi Trung quốc đưa giàn khoan vào cắm chốt ở lãnh hải Việt Nam, ngày một tăng thêm những hành động xâm lấn, lòng dân một mặt sục sôi căm hận hành động của TQ, một mặt lại phẫn nộ vì nhà cầm quyền VN đã chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ đất nước, thậm chí còn cấm đoán, đàn áp  dân xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Nhiều câu hỏi đặt ra: Đất nước này đang thuộc về ai?

Trách nhiệm cứu nước đang dồn lên vai mọi công dân VN. Con đường nay đã khác.  Muốn thoát họa xâm lăng thì phải “thoát Trung”. Muốn “thoát Trung”, trước hết phải thoát ý thức hệ lạc hậu, phản tự nhiên, nền tảng của chính thể độc tài  để cải cách thể chế. Đó chính là thực hiện cuộc Cách mạng Nhung Việt Nam, vừa cứu nước, vừa tránh được thương đau cho muôn dân.

Kẻ dựa vào ngoại bang chính là HCM và đàng CSVN. Chúng đã nghe lời Tàu
khựa để giết nừa triệu đổng bào miền Bắc trong cuộc "cải cách ruộng đất" và
dùng súng đạn của chúng vào sát hại nhân dân miền Nam. Để tự vệ nhân dân
miền Nam mới phải nhờ vào sự tiếp viện của Hoa-Kỳ mà thôi. Đây là một điều
tất yếu. Và CSVN đã xé hiệp định Paris và xua quân vào cướp trắng miền Nam
.


"Thân-phận  người quân-nhân quân-lực VNCH
 sau cuộc chiến - p2 "
   http://youtu.be/GQcAZi5dZaE


                                    


Thưa chú Sơn. Chú cũng đừng buồn nữa và hãy hãnh diện cho cuộc sống người lính đã tận trung với nước, vì bổn phận vì đồng bào vì sự an cư cho người dân miền nam. Cháu đây trong đời mong một lần mặc quân phục lính VNCH để đối đầu với CSVN trên chiến trường mà không được đây. Cháu nói như vậy vì sao, bao nhiêu năm ăn học rồi chạy ăn rồi đi cày đời sống giống con vật hơn là con người.
tôi không trách ông Nguyễn Sơn ngược lại tôi thấy thương ông,tôi chỉ ghét con vợ bạt tình của ông,trong khi ông bị sa cơ con mẹ này có mới nới cũ,ông đi diện HO vì tương lai cho con ông nên ông bỏ qua chứ loại đàn bà này ông bỏ là đúng,ở quê tôi cũng vậy sau năm 1975 mấy ông VNCH đi cải tạo mấy mụ vợ ở nhà tòm tem đủ hạng đàn ông hết ông ở cấp xã,nếu có chút nhan sắc thì cấp huyện chuyện này tôi quá rành

Phuong Tran:mày rất thuộc bài cấp trên của mày đã nhồi nhét vào đầu mày.dât nước Việt nam nghèo đói dân tình điêu linh khốn khổ LÀ  vì cái chủ nghĩa xã hội ,vô sản chuyên chính,mà Việt nam đang theo, NÓ đã  quốc hửu hóa toàn bộ tài sản của nhân dân, tất cả đều đưa vào nhà nước quản lý, ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH  bế quan tỏa cảng không giao thương với các nước gọi là " tư bản" , ngăn sông cấm chợ,không cho hàng hóa lưu thông. và làm  nhiều chuyện ngu ngốc khác nửa như là liên tục đổi tiền , không cho nông dân có một mãnh ruộng tư cả nước sống và làm việc tập thể  giống như trong  quân đội..v . v và v. v  Mãi đến khi Liên xô sụp đổ không còn chổ dựa, và nhìn thấy Đặng Tiểu Bình thành công trong việc đổi mới mở cửa cho các nước" tư bản "( thời nầy từ "tư bản" đồng nghĩa với "phản động" )vào đâu tư  và bán được nhiều tài nguyên quốc gia cho họ , cho phép dân được tự do làm ăn ....dần dần  mới khá lên được như ngày nay.Mày nên học hỏi nhiều nủa rồi hãy đăng nhận xét lên nghe. Mày chỉ biết một mà chưa biết hai thì đưng nên ý kiến ý cò 

TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO: MỘT KIỂU NHÀ TÙ MAN RỢ NHẤT CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN MÀ NHÂN LOẠI TỪNG BIẾT ĐẾN 

Xuất bản 20-07-2014
TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO: MỘT KIỂU NHÀ TÙ MAN RỢ NHẤT CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN MÀ NHÂN LOẠI TỪNG BIẾT ĐẾN - MỘT TỘI ÁC DẬY TRỜI CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  http://youtu.be/FiR5sCwFpeA

Phan Nam Quoc
Toi va gia dinh, chan thanh cam ta su hy sinh dung cam cua nhung anh hung tu si,  da bi giet chet trong cac trai cai tao, va cua qui qui liet vi.  Xac cua ong Ho Chi Minh van con bi nam phoi kho trong lang Ba Dinh? linh hon ong se khong duoc sieu thoat? Au, day cung la luat qua bao? Da Dao Ho Chi Minh , Da Dao Cong San... · 
Hai Tran qua Google+
Con người theo cộng sản là loại MAN RỢ độc ác nhất trần gian .
Hiện nay, cả thế giới đều biết và dân Việt cả nước
đều biết rõ . 
Mấy tên cháu của Hổ tặc nghe đây :
- Đảng hồ tặc chiếm miền bắc thì hàng triệu dân bỏ nhà chạy vô nam .
- Đảng hồ tặc khi chiếm miền nam thì cũng hàng triệu dân bỏ nước chạy ra nước ngoài .
- Trên thế giới, dân các nước cộng sản tìm mọi cách chạy sang các nước tư bản dân chủ xin tị nạn . Ngay cả cán bộ lãnh đạo cũng dong sang Mỹ, anh, pháp...xin tị nạn.
- Dân và cán bộ các nước tư bản dân chủ, không có ai chạy sang các nước cộng sản xin tị nạn.
Từ những điều kể trên sẽ suy ra : Con cháu của hồ tặc chỉ là một loại động vật vô tri ngu dốt mới há mồm ca tụng và tôn kính cái đảng cộng sản do tên hồ tặc mang về hại nước hại dân . Rất kinh tởm con cháu Hồ tặc, phỉ nhổ !

TIẾT LỘ CỦA THIẾU TƯỚNG LÊ DUY MẬT VỀ HÀNH ĐỘNG BÁN NƯỚC CỦA ĐẢNG VÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM

Xuất bản 09-07-2014
NHÀ CẦM QUYỀN CSVN NGĂN CẤM NGƯỜI DÂN TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SỸ HY SINH TRONG CUỘC CHIẾN CHỒNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC - TIẾT LỘ CỦA THIẾU TƯỚNG LÊ DUY MẬT VỀ HÀNH ĐỘNG BÁN NƯỚC CỦA ĐẢNG VÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM
 http://youtu.be/h1njz1Z3vaM
Trả lời
 · 
Phan Nam Quoc
Khong can sung dan?, suc manh cua nguoi Viet Nam la o day?,nguoi dan Viet Nam da bay to long yeu nuoc nhu the nay, thi muoi thang Tau Cong cung khong dang so? da dao Viet Cong, hen voi giac,ma ac voi dan. Da dao Ho Chi Minh, Da Dao Viet Cong...
 thang nguyen 2 tuần trước
tướng cs là Lê duy Mật tất nhiên được hưởng rất nhiều quyền lợi mà đứng ra tố cáo csvn bán nước là dám bỏ tư lợi chỉ vì yêu nước,đã thấy rỏ cái thối nát của đảng cướp csvn này chỉ toàn bóc lột dân rất tàn nhẩn và bán nước cho tàu để giử mạng chó
Mẹ nó, nhân dân VN hãy vùng lên treo cổ hết bọn tay sai bán nước cho Tàu Cộng, lập lại nhà nước mới vì dân, dân tộc VN khốn khổ rồi, săp mất nước bởi tay Đang CSVN rôi.
Đúng là bọn tay sai cho TQ, chỉ đặt vòng hoa cho các chiến sĩ huy sinh vì bảo vệ đất nước mà chúng nó cũng cản trở.


Phỏng vấn - Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (full)  

Xuất bản 15-07-2013
Trả lời người việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ 1990
http://youtu.be/ExJCchefxdA

 Stream


DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỬI

"Đây là cơ hội ngàn năm một thuở để dân tộc Việt Nam giành lại quyền tự quyết và thoát khỏi sự nô lệ vào ngoại bang, qua hình thức viện trợ..."  (bài học của cựu TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu)
Trả lời
 · 

trận chiến " nam , bắc " là quân cờ cho các thế lực nước ngoài . " sung sướng gì cho ngày giải phóng " hãy lật những xác người nằm suống lên mà sem . đó đều là con dân nước việt
Trả lời
 · 

ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC PHỎNG VẤN MÀ LÀ SỰ TRA TẤN TINH THẦN CỦA CỐ TT NGUYỄN VĂN THIỆU.
Rất đau buồn khi xem đoạn phim này, đã mất Nước còn bị Dân đổ hết các tội lỗi lên Mình, xin chia sẻ nỗi thống khổ của CỐ TT NGUYỄN VĂN THIỆU..
Bạn có biết khi làm Tổng Thống có những điều bí mật không thể nói ra, dù điều đó đã để lại hậu quả tổn thất quá lớn đối với Dân ?
Trong khi trả lời những câu hòi CỐ TT NGUYỄN VĂN THIỆU đả vừa trả lời vừa dè chừng để tránh lộ bí mật của các Hiệp Định đã ký. Mất Nước là phải rồi, chỉ có một mình CỐ TT NGUYỄN VĂN THIỆU mới biết được tại sao phải ra đi, còn lại tất cả tướng Lĩnh của VNCH chẳng biết gì về các Hiệp Định, cứ mãi nuôi tư tưởng Ký Sinh.
Người Mỹ đâu cần phải cõng mãi đứa con nuôi da màu trên lưng, một điều quá rõ như ban ngày mà chẳng ai chịu hiểu.
Nhưng nếu Mình là CỐ TT NGUYỄN VĂN THIỆU Mình không để Việt Nam xảy ra sự kiện như hôm nay.

VC xin "ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN" năm 1973 

Xuất bản 10-08-2014
from:
VC xin "ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN" năm 1973
- VC đầu hàng 1973:
http://youtu.be/sFdxhVxoEbw

Giải mật 4 Mỹ - VC đầu hàng 1973



Mai Nguyễn Huỳnh đã chia sẻ bài đăng này đầu tiên

 QUÂN CSBV ĐẦU HÀNH VÔ ĐIỀU KIỆN- ĐỒNG MINH HOA KỲ & QL.VNCH- 1973

Ai thắng ai trong cuộc chiến tranh quốc cộng này!, giữa Việt gian Cộng Sản và chính nghĩa Quốc Gia VNCH. Thời gian 38 năm qua đã giải mả, phơi bày sự thật:quân Cộng Sản Bắc Việt- Hà Nội- đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh Hoa Kỳ & QL.VNCH trong chiến địch Operation Linebacker I & II san bằng Hà nội của không lực B.52 Hoa Kỳ.Nhưng rất tiếc Hoa Kỳ tráo trở chiến thắng... trở thành cuộc phản bội đồng minh VNCH để đổi lấy thị trường kinh tế đông dân tiêu thụ của 1 tỷ 3 dân Trung Cộng, cho cuộc đánh đổi Tự Do Miền Nam VNCH. Để rồi Quân Cộng Sản Băc Việt xoay trở tình hình và thắng ngược lại Miền nam VNCH ngày 30-4- 1975 khi Mỹ thỏa hiệp sống chung hòa bình- chia đôi ảnh hưởng quyền lực tại Đông Nam Châu á/TBD...

 Huỳnh Mai St.8872
Tổng hợp nguồn tin tức Việt Cộng đầu hàng năm 1973
{ một chứng nhân Điện thư đầu hàng của CSHN,
tại cơ quan Tình Báo- DAO/Hoa Kỳ- Bộ TTM/QL.VNCH }

 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/08/vc-xin-au-hang-vo-ieu-kien-nam-1973.html

       Huỳnh Mai St.8872
Cựu Đại Úy Bộ TTM/QL.VNCH
Sĩ quan Tù Binh Cải Tạo Sài Gòn-
        Miền Nam VNCH