QUÂN DÂN VNCH CHUNG LÒNG TRONG VIỆC
BẢO VỆ HOÀNG SA
Một tâm niệm bất di bất dịch cho các chiến sĩ của Việt tộc từ xưa cho
tới nay: "người lính yêu nước phải có trách nhiệm bảo vệ sự toàn chủ
quyền, bảo vệ ngưòi dân của minh trước sự đe dọa bằng bạo lực trước các
thế lực ngoại bang". Từ 8 thế kỷ trước, vua Đại Việt Trần Nhân Tông
(1258-1308) từng căn dặn với quốc dân và con cháu:
"Các người phải nhớ lời ta dặn
không để mất một tấc đất của tiền nhân để lại,
hãy đề phòng quân đại hán Trung Hoa!"
Lời nhắn nhủ trên cũng là lời di chúc cho muôn đời con cháu nước Nam ta.
Tiếng súng Hoàng Sa của Nguỵ văn Thà tuy đã im từ 41 năm qua, Hoàng Sa
giờ đây đang tạm thời nằm trong tay Trung cộng, nhưng người dân Việt
Nam dù ở trong hay ngoài nước, đều cảm nhận một nỗi đau mất mát to lớn
khi một phần lãnh thổ bị rơi vào tay ngoại bang. Người chiến sĩ VNCH, đã
hết mình trong trọng trách bảo vệ tổ quốc trước dã tâm của người láng
giềng nước lớn xấu tính. Thiếu tá Hạm trưởng tàu HQ 10 của Hải quân VNCH
đã ý thức được lời dặn của tiền nhân, tiếng hờn của tổ quốc trước hiễm
hoạ xâm lăng của quân bắc phương....anh đã hiên ngang chỉ huy con tàu
của anh đi vào lịch sử. Tiếng súng từ tàu HQ 10 do anh chỉ huy cùng đồng
đội đã anh dũng nã súng vào đầu giặc xâm lược, để nói lên tiếng nói bất
khuất của nhân dân miền nam về quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của
mình.
VNCH VỚI QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN HOÀNG -TRƯỜNG SA
Trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 đầy biến động, Việt Nam cũng như nhiều
nước khác bị thực dân đế quốc đô hộ, nhưng nhà nước phong kiến Việt Nam
đã khéo léo trong việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây là việc kế thừa văn hóa biển lâu đời của người Việt, mà bằng chứng
thể hiện trên Trống Đồng Ngọc Lũ hay các di chỉ ven biển Đông cũng như
các di tích khảo cổ ven bờ và các hòn đảo.
Triều đình nhà Nguyễn
tiếp nhận sự quản lý đối với Hoàng Sa từ triều Lê với nhiều văn bản cấp
quốc gia quản lý Hoàng Sa. Năm 1802 dưới thời vua Gia Long đã thiết lập
Đội Hoàng Sa đã kiểm soát và khai khẩn quần đảo.
Những năm đầu
thập niên 1920, Pháp thường xuyên cho tàu tuần hành khu vực Hoàng Sa,
từng khám xét tàu Nhật chuyên chở phốt phát từ đảo Phú Lâm, như sự ghi
nhận của tác giả người Pháp:
“Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản cầm
đầu doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ti Mitsui Bussan Kaisha
của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà
không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này,
đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán...
chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như
chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì)
người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ
không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa.”
Tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Pháp.
Từ giữa đến cuối thập niên 1920, nhiều đoàn khảo sát khoa học của chính
quyền Đông Dương thực hiện nghiên cứu ở Hoàng Sa (và Trường Sa), bao
gồm chuyến đi đến đảo Phú Lâm.
Nghị định ra ngày 15/6/1932 toàn
quyền Đông Dương đã đặt Hoàng Sa thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
Thừa Thiên, tức là dưới sự quản lý trực tiếp của Triều đình Huế. Binh
lính được đưa ra đảo đồn trú. Năm 1938 có chỉ dụ của Đại Nam Hoàng Đế
Bảo Đại số 10, ngày 30/3/1938 về Hoàng Sa. Mặc dù đất nước chịu họa xâm
lăng của người Pháp, nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn là nhà nước nắm giữ
chính quyền, đặc biệt là sự kiểm soát chặt chẽ địa lý hành chính khu
vực miền Trung nơi có kinh đô Huế.
Tháng 6 năm 1938, Pháp cho
xây trên đảo Phú Lâm “một đài khí tượng phòng mưa bão và một hoả đăng
thường trực nhằm bảo đảm an toàn hàng hải”.
Trong những năm đầu
Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Đông Dương tiếp tục quản lý
đảo Phú Lâm nói riêng và Hoàng Sa-Trường Sa nói chung.
Cuối năm
1946 sang đầu năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên Hoàng
Sa-Trường Sa, dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật. Khi quân Tưởng đến
đảo Phú Lâm, Pháp phản đối. Chính quyền Tưởng bác bỏ đề nghị để quốc tế
giải quyết của Pháp. Đầu năm 1950, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú Lâm.
Tháng 10 năm 1950, sau khi ký kết Hiệp ước Elysée, Pháp chính thức trao quyền kiểm soát Hoàng Sa-Trường Sa cho QGVN
Sau khi hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7/1954. Sau thời gian ổn
định quốc gia VNCH, phía nam vĩ tuyến 17, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã
tái xác nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ VNCH bằng
một văn bản do ngoại trưởng Vũ văn Mẫu ký ngày 8/6/1956, để đáp lại văn
thư do Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố ngày 29/5/1956, qua đó quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 20/2/1957
Chính phủ VNCH cũng tái xác nhận chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, hai quần đảo nầy cũng được đặt dưới quyền kiễm soát của quân
đội VNCH.
Để củng cố vấn đề hải phận VNCH đã cụ thể hóa bằng Sắc
lệnh số 81-NG của Thủ tướng chính phủ VNCH ngày 27/5/1965 ấn định hai
khu vực: Một khu vực gọi là Khu vực phòng vệ trong giới hạn 03 Hải lý kể
từ bờ. Một khu vực gọi là Khu vực kế cận kể từ ranh giới ngoài hải phận
đến giới hạn 12 hải lý kể từ bờ. Trong khu vực kế cận, văn kiện ấn định
cho quốc gia những thẩm quyền tương đương với quyền mà thỏa ước Geneve
quy định cho một quốc gia ven biển, đối với vùng kế cận hải phận của
mình.
Năm 1969, VNCH đã thành lập một Ủy ban Liên bộ soạn thảo dự luật quy định hải phận quốc gia.
Vấn đề thềm lục địa cũng nóng lên cùng với những hoạt động con thoi:
Một bản tuyên cáo của Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia ngày 7/9/1967
xác định phần lòng đất và đáy biển thềm lục địa là một phần lãnh thổ
quốc gia, và thuộc thẩm quyền của Chính phủ VNCH.
Năm 1968, VNCH thành lập một Ủy ban nghiên cứu thềm lục địa, sau đó giao công việc lại cho Ủy ban Quốc gia dầu hỏa 2/6/1971.
Ngày 13/7/1961 dưới thời Đệ nhất cộng hòa, Tổng thống VNCH đã ban hành
sắc lệnh 174NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay vì tỉnh
Thừa Thiên và thành lập lại quần đảo này thành xã Định Hải, quận Hòa
Vang.
Dưới thời Đệ nhị cộng hòa, Nghị định số 709-BNV/HC ngày
21/10/1969 của Thủ tướng chính phủ VNCH đã sáp nhập xã Định Hải vào xã
Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.
Trong việc bảo
vệ chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, chính quyền VNCH đã
tích cực làm đúng theo di chúc của tiền nhân và thể hiện đúng trách
nhiệm của một chế độ vì dân và vi tổ quốc VN.
Trách nhiệm lớn nhất
của một chính quyền là phải bảo quốc an dân. Trong suốt thời gian hiện
hữu, chính quyền VNCH trong quá khứ đã làm hết trách nhiệm về việc bảo
vệ đất nước và người dân. Với sức mạnh quân đội dồn hầu hết vào không
quân và bộ binh, Hải quân VNCH trước 1975, chỉ có một số chiến hạm chiến
đỉnh khiêm tốn, nhưng tất cả đã được trưng dụng vào mục tiêu bảo vệ từ
sông đến biển của tổ quốc ngày đêm, chứ không “bám bờ” hay thỉnh thoảng
khoe đã đi “tuần tiễu chung” với hải quân (kẻ thù) Trung Cộng như
CHXHCNVN ngày nay.
Tất cã tàu lạ lẩn các tàu đánh cá Thái Lan
mổi khi vi phạm hải phận Việt Nam đều bị HQ.VNCH bắt đưa về Phú Quốc hay
Kiên Giang, bất kể Thái Lan đang là một đồng minh quan trọng. Nhìn qua
việc bảo vệ chặt chẻ bờ biển miền nam VN của chính quyền VNCH, cho thấy
rõ được bản chất của chê độ hết lòng trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh
thổ. Ngày nay thì tàu lạ liên tục đâm chìm tàu của ngư dân VN, mà hải
quân hay lực lượng Cảnh Sát Biển đều không can thiệp được sự an toàn cho
ngư dân trong lúc nguy khốn trước tàu lạ.
Trước các vấn nạn lớn
của đất nước, người dân miền nam VN vào thời điễm đó đã tự động tham
gia góp phần cùng lo lắng, cùng báo động, cùng góp ý giải quyết chứ
không chờ xin phép ai. Một trường hợp điển hình là Tập San Sử Địa thời
đó. Đây là một tập san sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư,
sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn tự
đứng ra thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng. Số cuối cùng “Đặc Khảo về
Trường Sa và Hoàng Sa”, thu thập và trình bày nhiều tài liệu lịch sử
chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo này mà hiện nay nhà
nước CSVN đang phải dùng tới.
BẢN CHẤT HÈN CỦA NGỤY QUYỀN HÀ NỘI TRONG VẤN ĐỀ HOÀNG-TRƯỜNG SA
Trong thời điễm anh hùng Nguy văn Thà hiên ngang chống giặc ngoài biển
đông thì Hải quân miền bắc và nguy quyền Hà Nội đã có thái độ đồng loã
với giặc trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo với bọn xâm lược Tàu
Cộng, ngụy quyền cộng sản Hà Nội đã hoàn toàn giữ im lặng và bất động
khi Trung Cộng tung ra huyền thoại về chủ quyền của họ trên quần đảo
Hoàng Sa cũng như khi Trung Cộng ngang nhiên dùng vũ lực cướp đoạt quần
đảo. Hà Nội đã không nói một lời ủng hộ nào, hay phác họa một cử chỉ nào
để yểm trợ Việt Nam Cộng Hòa trong nỗ lực phải đối, chống trả bọn xâm
lăng nước ngoài và yêu sách chúng phải hoàn trả Hoàng Sa cho Việt Nam.
Thái độ bàng quan tiêu cực ấy dĩ nhiên đã làm cho bọn xâm lược vững lòng
hơn để tiếp tục hành động trái phép, cũng như đã triệt tiêu phần lớn
tín lực và hiệu quả của những điều khẳng quyết của Việt Nam Cộng Hòa,
theo đó quần đảo Hoàng Sa chính thức thuộc chủ quyền của mình và toàn
dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền này.
Chất hèn muôn năm
của đám đầu lĩnh Ba Đình không những có từ 40 năm về trước nay cũng
không kém gì xưa. Khi giàn khoan HD 981 tiến vào vùng biển VN, chắc hẳn
nhân dân VN không quên câu nói lịch sử của Hán ngụy Phùng Quang Thanh,
Bộ trưởng BQP nước CHXHCNVN, một người trong đám đầu lĩnh Ba Đình, đã
phát biểu vào ngày 31.5.2014 tại "Đối Thoại Shangri-La" ở Singapore:
"..... đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế;
lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn
quan hệ hữu nghị giữa các nước........ không sử dụng máy bay, tàu tên
lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá
của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không
chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc...."
Mật độ hèn đã lên tới đỉnh khi súng nước của Cảnh sát Biển mà chúng
cũng không dám dùng để tắm cho các đại ca xâm lược. Đã vậy chúng còn sợ
người yêu nước tổ chức biểu tình tuần hành chống lại hành động ngang
ngược của Tàu khựa, nên chúng lên tiếng khuyên những ngưòi yêu nước đừng
có manh động với Tàu khựa. Hán Ngụy Phùng Quang Thanh nói : "Xu thế
ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc" ?! Tủi hổ cho một đất nước mà
hàng ngủ lãnh đạo toàn là một đám hèn cao cấp.
Thật là nhục nhã cho những con người khi họ mang một căn cước mà trong đó có ghi là quốc tịch VN.
Xin mời đọc tiếp bài viết "QUÂN DÂN VNCH CHUNG LÒNG TRONG VIỆC BẢO VỆ HOÀNG SA" tại blog:
http://lybichthuy.blogspot.de/
Nguyen Thi Hong (12/1/2015
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=320463125016571&id=100011586582626