Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Dự đoán phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Đường 9 Đoạn

Dự đoán phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Đường 9 Đoạn

Ls Nguyễn Văn Thân (Danlambao) - Vụ kiện Đường 9 Đoạn của Phi Luật Tân đang đi vào hồi cuối. Tòa Trọng tài dự kiến sẽ ban hành phán quyết trong tháng 6 này. Đây sẽ là một phán quyết quan trọng nhất của Tòa Trọng tài trong lịch sử tài phán dưới Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Nguyên nhân dẫn đến quyết định kiện Trung Quốc của Phi Luật Tân là sự kiện bãi cạn Scarborough Shoal vào tháng 4 năm 2012. Trong lúc hải quân Phi Luật Tân tìm cách ngăn chận tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực mà Phi Luật Tân cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ thì lực lượng tuần duyên Trung Quốc can thiệp tạo ra một cuộc giằng co nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột. Sau khi Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian hòa giải thì cả hai bên cam kết đồng ý rút khỏi khu vực này. Phi Luật Tân thi hành đúng thỏa thuận nhưng Trung Quốc nuốt lời và đã kiểm soát bãi cạn Scarborough từ thời điểm đó.
Vào tháng Giêng năm 2013, Phi Luật Tân chính thức nộp đơn khởi kiện Trung Quốc dưới Điều 287 của UNCLOS. Qua một văn bản ngoại giao (Note Verbale) vào tháng hai 2013, Trung Quốc phản đối đơn kiện lập luận rằng nguyên đơn Phi Luật tân không chỉ chiếm đóng bất hợp pháp đảo mà Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi" mà con vi phạm cam kết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thương lượng song phương. Tuy nhiên, thủ tục trọng tài dưới Phụ Lục VII của UNCLOS cho phép hồ sơ kiện được tiến hành cho dù bị đơn từ chối và không tham gia vào vụ kiện. Tới giữa năm 2013 thì một hội đồng tòa trọng tài gồm có 5 vị thẩm phán được thành lập dưới Phụ Lục VII và đăng ký tại Văn Phòng Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở The Hague. Theo lịch trình của Tòa, nguyên đơn Phi Luật Tân nộp hồ sơ 4000 trang vào tháng 3 năm 2014. Tòa cho bị đơn Trung Quốc tới tháng 12 năm 2014 để nộp hồ sơ phản bác.
Trung Quốc không nộp hồ sơ với Tòa nhưng vào ngày 7/12/2014, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ban hành một văn bản lập trường (Position Paper) phủ nhận thẩm quyền xét xử vụ kiện của Tòa Trọng Tài được thành lập dưới Phụ Lục XII với lý do là bản chất của vụ kiện liên quan tới tranh chấp chủ quyền của các thực thể tại bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa. Cũng trong tháng 12, Việt Nam gửi đến Tòa một văn bản phản đối yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Thủ tục xét xử đi qua hai giai đoạn. Trước tiên là xác nhận Tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện này hay không? Khi tham gia vào UNCLOS, các quốc gia thành viên mặc nhiên chấp nhận câu hỏi này là do chính Tòa quyết định chớ không phải là do các bên trong vụ kiện.
Nếu câu trả lời là Tòa có thẩm quyền thì mới tiến tới xét xử về nội dung của vụ kiện. Tòa Trọng Tài tiến hành phiên xử thẩm quyền từ ngày 7 đến 13 tháng 7 năm 2015. Ngày 29/10/2015, Tòa ban hành phán quyết là Tòa có thẩm quyền xét xử đối với 7/15 luận điểm (claims) của nguyên đơn và tạm hoãn cứu xét 7 luận điểm kia cho tới khi Tòa xét xử nội dung vụ kiện. Tòa cũng yêu cầu nguyên đơn làm rõ ý nghĩa và phạm vi của luận điểm thứ 15.
Phiên xử về nội dung và thẩm quyền của 7 luận điểm còn lại diễn ra từ ngày 24 đến 30 tháng 11 năm 2015. Vì bị đơn không tham dự nên Tòa cho Trung Quốc tới ngày 1/1/2016 để nộp văn bản trình bày quan điểm hoặc phản bác. Sau đó Tòa sẽ tiến hành thảo luận phán quyết và dự đoán sẽ ban hành phán quyết trong tháng 6 này.
Những vấn đề cần phán quyết
15 luận điểm của nguyên đơn có thể tóm tắt qua 4 phần. Thứ nhất, nguyên đơn lập luận rằng yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn dựa trên quyền lịch sử (historic rights) của Trung Quốc vi phạm UNCLOS và vì vậy không có giá trị pháp lý. Thứ hai, một số thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng không phải là đảo theo định nghĩa của Điều 121(1) của UNCLOS mà chỉ là đá hoặc là đất nổi khi thủy triều xuống (Low Tide Elevations). Do đó, không có thực thể nào được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Đá chỉ hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý. Còn đất nổi khi thủy triều xuống không có quy chế nào cũng như không có bất cứ quốc gia nào có thể đặt ra yêu sách chủ quyền đối với chúng. Thứ ba, Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi ngăn cản ngư dân Phi Luật Tân thực thi quyền khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của nguyên đơn chẳng hạn như dùng tàu lớn của lực lượng tuần duyên đâm vào tàu đánh cá của Phi Luật Tân. Nguyên đơn cũng lập luận rằng các công tác tôn tạo đảo cũng như xây dựng phương tiện và cấu trúc trên các hòn đá mà Trung Quốc chiếm đóng vi phạm UNCLOS vì đã làm tổn hại đến môi trường biển.
Đường 9 Đoạn
Bản đồ Đường 9 Đoạn lần đầu tiên được đưa ra trong thập niên 1930 bao phủ 90% diện tích Biển Đông. Khi Trung Hoa Dân Quốc phát hành bản đồ này vào năm 1947 thì có 11 đoạn. Trong thập niên 1950, Trung Quốc (Cộng Sản) thoả thuận với Việt Nam bỏ bớt 2 đoạn. Vào năm 2009, Trung Quốc nộp Bản Đồ Đường 9 Đoạn với Ủy Hội Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền Đường 9 Đoạn. Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ nói rõ phạm vi của yêu sách này. Có nghĩa là có thể Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền của nguyên vùng biển trong phạm vi Đường 9 Đoạn hoặc mọi thực thể cộng với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chung quanh hoặc quyền được độc quyền đánh cá và khai thác dựa trên quyền lịch sử cho dù khu vực này nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Có hai cách mà Tòa Trọng tài có thể sử dụng để phán quyết yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn. Thứ nhất, Tòa có thể phán yêu sách này đơn giản không có cơ sở pháp lý dưới luật quốc tế và do đó là bất hợp pháp. Đây sẽ là một phán quyết rõ ràng và dứt khoát. Nhưng có lẽ Tòa sẽ không làm vậy vì chính Trung Quốc chưa xác định rõ ý nghĩa và phạm vi của yêu sách này. Cách thứ hai là Tòa sẽ phán yêu sách Đường 9 Đoạn phải được hiểu theo UNCLOS. Có nghĩa là Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền mọi thực thể nằm trong Đường 9 Đoạn cộng với quy chế hàng hải (maritime entitlements) chẳng hạn như lãnh hải 12 hải lý hoặc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tùy theo bản chất của các thực thể là đá hoặc đảo dưới Điều 121 của UNCLOS. Đây cũng là một hình thức giữ thể diện cho Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ yêu sách Đường 9 Đoạn nhưng phán quyết của Tòa sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành làm rõ và giới hạn yêu sách chủ quyền theo đúng tinh thần và điều khoản của UNCLOS.
Nếu Tòa ra phán quyết vô hiệu hóa yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn thì cũng sẽ tác động đến Đài Loan. Đài Loan không phải là thành viên UNCLOS và không áp đặt Đường 11 Đoạn như Trung Quốc. Yêu sách 9 Đoạn của Trung Quốc và 11 Đoạn của Đài Loan trên căn bản không có gì khác biệt. Phán quyết của Tòa có thể sẽ thúc đẩy chính quyền của Đảng Dân Tiến điều chỉnh yêu sách cho phù hợp với UNCLOS.
Đảo, đá và đá ngầm
Trong đơn kiện, Phi Luật Tân lập luận rằng các bãi đá ngầm gồm có Xu Bi (Subi Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Vành Khăn (Mischief Reef) đều là đất nổi khi thủy triều xuống. Các thực thể này thường trực ở dưới mặt nước và chỉ nổi lên khi thuỷ triều xuống. Chúng không có quy chế hàng hải và không có nước nào có thể đặt yêu sách chủ quyền đối với chúng dưói Điều 13 của UNCLOS. Vấn đề là từ khi Phi Luật Tân khởi kiện thì Trung Quốc đã bồi đắp đất và biến chúng thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đã biến Ga Ven nguyên thủy là một cồn cát cao hai thước thành đảo nhân tạo với diện tích 136,000 mét vuông. Đá Tư Nghĩa bây giờ có diện tích 76,000 mét vuông. Đá Vành Khăn mà Trung Quốc chiếm từ tay của Phi Luật Tân vào năm 1995 đã được biến thành một hòn đảo không lồ với diện tích 5.6 triệu mét vuông. Đá Xu Bi cũng biến thành đảo với diện tích gần 4 triệu mét vuông và chỉ cách đảo Thị Tứ mà Phi Luật Tân đang chiếm đóng có 14 km. Tuy nhiên, nguyên đơn đã nộp nhiều bằng chứng hải đồ và khảo sát của nhiều quốc gia xác nhận các thực thể này chỉ là đất nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống trươc khi Trung Quốc biến chúng thành đảo nhân tạo. Đảo nhân tạo không được công nhận là đảo có quy chế hàng hải dưới Điều 121 của UNCLOS.
Nguyên đơn cũng lập luận là các thực thể khác mà Trung Quốc chiếm đóng gồm có Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và bãi cạn Scarborough đều là đá chớ không phải đảo và do đó chỉ hưởng quy chế 12 hải lý dưới Điều 121(3) của UNCLOS. Tương như như các bãi đá ngầm, Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo trên các bãi đá này. Đá Gạc Ma bây giờ có diện tích 109,000 mét vuông và đá Châu Viên là 231,000 mét vuông có bãi đáp trực thăng. Riêng đá Chữ Thập đã biến thành một hòn đảo không lồ với diện tích 2.7 triệu mét vuông với đường băng dài 3,000 mét và một bến tàu nước sâu.
Một vấn đề có thể tạo bất lợi cho nguyên đơn liên quan tới Đảo Ba Bình. Phi Luật Tân lập luận rằng không có thực thể nào ở Trường Sa gồm cả Ba Bình có thể được gọi là đảo theo định nghĩa dưới Điều 121 của UNCLOS. Ba Bình đã do Đài Loan chiếm đóng từ năm 1946. Trong tháng 3 vừa qua, Hiệp Hội Luật Quốc Tế Đài Loan đã nộp một bản đệ trình gửi đến Tòa Trọng Tài khẳng định rằng Ba Bình là một hòn đảo thực thụ có nguồn nước ngọt có thể duy trì đời sống con người và một nền kinh tế độc lập. Nếu trong tương lai Trung Quốc chiếm được chủ quyền của cả Đài Loan và Ba Bình thì vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc sẽ bao phủ các thực thể mà họ đang chiếm đóng.
Thật ra, việc thực thể được coi là đảo dưới Điều 121 có đời sống và nền kinh tế độc lập không đương nhiên được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nếu vi phạm nguyên tắc bất tương xứng (disproportionality test). Nguyên tắc này đã có tiền lệ và được áp dụng trong vụ kiện giữa Romania và Ukraine vào năm 2012. Xà Đảo (Snake Island) của Ukraine nằm trong Biển Đen có diện tích khoảng 0.20 km vuông và dân số 100 người mà đa số là quân lính biên phòng và gia đình cư ngụ. Các phương tiện trên đảo gồm có bãi đáp trực thăng, cầu tàu, hải đăng, bưu điện, ngân hàng, hệ thống điện thoại và internet. Đảo không có nước ngọt và nhận cung cấp từ đất liền. Xà Đảo cách đảo Kubanskyi của Ukraine khoảng 35 km và thành phố Sulina của Romania khoảng 45 km. Trong vụ kiện này, Tòa Án Công Lý Quốc Tế đã áp dụng nguyên tắc bất tương xứng và không cho Xà Đảo được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế vì nếu làm thế thì một hòn đảo nhỏ nằm xa bờ sẽ gia tăng vùng đặc quyền kinh tế bất tương xứng với chiều dài bờ biển của Romania.
Tương tự như vậy, nguyên tắc này cũng được áp dụng trong vụ kiện giữa Nicaragua và Colombia vào năm 2012. Tòa Án Công Lý Quốc Tế đã phán rằng một số đảo nhỏ thuộc chủ quyền Colombia chỉ được quy chế 12 hải lý vì nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nicaragua. Nếu nguyên tắc bất tương xứng được Tòa Trọng Tài áp dụng thì sẽ có lợi cho Phi Luật Tân vì vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân tường đối khá rộng tính từ đường cơ sở quần đảo của Luzon, Mindoro và Palawan. Dù sao đì nữa thì Tòa Trọng Tài không nhất thiết phải có phán quyết về Ba Bình và có lẽ sẽ không làm việc đó vì 15 luận điểm của Phi Luật Tân không nhắc tới Ba Bình.
Tóm lại, phán quyết sắp tới của Tòa Trọng Tài sẽ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng không chỉ trực tiếp đến các bên trọng vụ kiện mà đối với tất cả các quốc gia cũng như cho nền an ninh và hòa bình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất từ yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn của Trung Quốc. Cụ thể là ngư dân miền Trung thường xuyên bị tàu Trung Quốc đánh phá, cướp bóc và quấy nhiễu. Hy vọng là phán quyết sắp tới của Tòa sẽ đóng góp vào tiến trình xây dựng một thế giới pháp quyền để giảm bớt tình trạng "nước lớn bắt nạt nước nhỏ" như Tổng Thống Obama đã nêu ra trong bài phát biểu vừa qua tại Việt Nam.
 
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/06/du-oan-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-ve.html#more 

Ý kiến: 
Tòa La Hare phán quyết: "Hèn với Giặc Chệt, ác với Dân VN, nên mọi chuyện biển Đông do Giặc Chệt kiểm soát, vì Nô Cộng không bảo vệ nỗi 1 con cá chết, nói chi bảo vệ một Biển Đông!"

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Khát vọng bình an

Khát vọng bình an

Con người sống trên đời, kẻ đẹp người xấu, kẻ giàu người nghèo, người sang kẻ hèn, kẻ may mắn, người bất hạnh... âu cũng là bức tranh muôn màu của xã hội. Nhưng tất cả đều mưu cầu hạnh phúc, cầu sao được sống bình an.
Ngày giỗ kỵ ông bà, gia chủ thắp nén nhang lên bàn thờ, cầu xin ông bà phù hộ,  độ trì cho con cháu được bình an. Ngày lễ tết người ta đi chùa, nhà thờ cầu nguyện cho gia đình được bình an. Đi làm ăn xa nơi đất khách quê người, nghĩ đến gia đình, ta cầu mong sao cha mẹ, gia đình ở quê nhà được khỏe mạnh, bình an.
Quả thật, sự bình an có giá trị biết bao! Có người nói, an hay không là ở trong tâm mình. Tâm an thì mọi sự sẽ lành, sẽ ổn. Khổng Tử trong Luận ngữ đã nói rằng : “Người trí không bị mê hoặc, người nhân không phải lo âu, người dũng không phải sợ sệt”. Nói tóm lại, có trí - nhân - dũng thì sẽ an vui. Phật giáo nói rằng, bỏ “tham, sân, si” thì lòng thanh tịnh, sống sẽ an vui. Lão giáo cho rằng: “Dưỡng tâm không bằng bớt ham muốn”, tức bớt dục vọng là cách dưỡng tâm hoàn hảo nhất. Dale Carnegie, một nhà văn Mỹ cũng từng truyền đi thông điệp nổi tiếng là  “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.
Và còn nhiều lắm những lời khuyên răn, dạy bảo chúng ta làm sao để sống bình an. Nhưng tất cả đều ở phương diện cá nhân, mà con người sống còn ở phương diện xã hội nữa. Làm sao con người có thể tách riêng mình để cầu cái tâm an trong môi trường sống, môi trường xã hội thiếu ổn định hiện nay ở Việt Nam. Con người cá thể chúng ta bị ràng buộc bởi mối quan hệ xã hội chằng chịt. Bởi vậy, con người không thể bình an bằng cái tâm nội tại của mình.
Vì sao? Vì xã hội Việt Nam còn đó những nỗi bất an. Không riêng gì người hoài nghi bi quan, mà ngay cả người lạc quan, vô tư nhất cũng không tránh khỏi sự lo âu, nếu không phải là người vô tâm, vô tình.
Sự lo âu đó chẳng phải là “chuyện bao đồng” mà nó rất cụ thể hiển hiện trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Cách đây không lâu, cả nước, nhất là nhân dân miền Trung đang bất an về môi trường biển, cá chết hàng loạt dạt trắng bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Đà Nẵng. Ngư dân bất an, người tiêu dùng bất an. Một số lãnh đạo các tỉnh miền Trung tổ chức ăn cá biển, tắm biển để trấn an dư luận.
Sự bất an trên, mong sao chỉ là sự cố đột xuất. Còn sau đây là những nỗi bất an thường trực trong lòng người dân. Chúng ta an tâm sao được khi mỗi ngày trung bình cả nước xảy ra gần 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và 34 người bị thương. Chỉ riêng kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, cả nước xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm chết 111 người, bị thương 138 người. Những kỳ nghỉ lễ, nghỉ tết nào số vụ tai nạn giao thông cũng tăng đột biến, làm người ta phải lo lắng, bất an. Ai có con nhỏ đi học sẽ thấy, con dắt xe ra khỏi cổng, cha mẹ đã thấy lo rồi - “Đi cẩn thận nghe con !”. Dặn là dặn vậy thôi, chứ ai không biết rằng cháu nó có cẩn thận mà người khác không cẩn thận hoặc đi ẩu, phóng nhanh thì tránh sao tránh được ? Đến giờ về nhà nhưng cháu chưa về, bỗng nghe cuộc điện thoại từ số máy lạ, chưa kịp bắt máy để biết chuyện gì, trong lòng người mẹ đã thấy lo âu. Trẻ con đến trường đang đối mặt với nạn bạo lực học đường. Một cháu gái học Tiểu học ở tỉnh Lào Cai, chẳng nghịch ngợm, phá phách hay vô lễ, chỉ vì viết sai chính tả mà bị cô giáo đánh bầm tím cả mặt. Và mới đây, tại Tuyên Quang, một cô giáo đã đánh học sinh bầm tím hai chân vì em này viết sai ... 1 lỗi chính tả ! Chính con tôi vì không chú ý cũng đã bị cô giáo đánh vào chân, khiến cháu đi cà nhắc một tuần lễ. Đến gặp nhà trường để có ý kiến, hiệu trưởng “phán” một câu lạnh lùng : “Bằng chứng đâu ?”.
Gần đây thực phẩm bẩn, độc tràn lan từ mớ rau, con cá, miếng thịt đến hạt gạo, khiến chúng ta bất an ngay từ bàn ăn của gia đình. Thông tin của Bộ Y tế hồi đầu tháng Tư cho biết, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư. Con số này làm ai cũng phải giật mình. Bạn có thể bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia - những tác nhân gây ung thư cao, nhưng làm sao không ăn uống mà sống ? Mà ăn uống thì khó mà tránh thực phẩm bẩn và độc. Thực phẩm bẩn rất tinh vi, giả như thật. Đừng nói tại người ta ham của rẻ hoặc không biết nhận dạng thực phẩm bẩn nên không thể làm “người tiêu dùng thông thái”. Chẳng biết thế nào mà lần, không phải tất cả thực phẩm đều được kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm rồi mới đem bán ngoài chợ. Người mua chỉ biết cảm quan bằng mắt, mũi mà thôi, làm sao biết thịt, cá, rau không có hóa chất độc, làm sao biết gạo không nhiễm độc bởi thuốc trừ sâu, thạch tín, chất tạo thơm, chất chống mốc và sâu mọt ?
Đi một mình qua đoạn đường vắng ban đêm, ai có thể an tâm khi mà trộm cướp “dẹp hoài” mà không hề giảm ?
Những vấn nạn trên dù sao cũng chỉ là hiện tượng xã hội, sớm muộn gì con người cũng sẽ khắc phục được, nếu cộng đồng cùng trách nhiệm và chung tay góp sức.
Nhưng xin thưa, chúng ta vẫn đang bất an trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng El Nino đang đe dọa loài người, cảnh báo bất ổn về an ninh lương thực trong lai không xa. Việt Nam, nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, đang điêu đứng vì hạn hán chưa từng thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Song hành với El Nino là La Nina, hiện tượng bão lũ đang đe dọa vùng hạ lưu. Các đập thủy điện xã lũ, và tất nhiên, Trung Quốc cũng xả lũ trên thượng nguồn sông Mekong... một số khu vực bị ngập nặng là điều không thể tránh khỏi.

Rừng bị tàn phá, đất liền bị xâm thực, ruộng bị hạn hán và nhiễm mặn, rồi chẳng mấy tháng nữa là đến mùa mưa bão, triều cường... từ miền xuôi đến miền ngược, từ nông thôn đến thành thị đều không thể sống trọn với hai chữ “bình an”.
Và còn đây nữa, nếu ai có cái tâm với đất nước, hẳn không thể an lòng với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Biển đảo quê hương đang bị xâm chiếm, tàu ngư dân bị “tàu lạ” đâm chìm, đốt phá. Nghi án Formosa thải xả chất độc ra biển và nghi án Trung Quốc cho tàu đổ hóa chất ở biển miền Trung làm chết hàng loạt hải sản đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức từ phía chính phủ và các cơ quan chức năng. Là người Việt chân chính, không ai có thể  an phận riêng mình được.
Vấn nạn tham nhũng tràn lan, “chống” nhưng chưa được và càng ngày càng khó “chống”. Ai chống? Chống ai? Câu hỏi chưa có lời giải đáp. Không chỉ tham nhũng về tài sản mà còn tham những về quyền lực, địa vị. Không chỉ tham nhũng cá nhân mà còn tham nhũng tập thể, cái mà người ta gọi là “lợi ích nhóm”. Chống một người tham nhũng đã khó, chống một nhóm tham nhũng càng khó, chống một hệ thống tham nhũng có lẽ là điều không tưởng.
Xây dựng đất nước cần những bàn tay và khối óc, thế nhưng người thực tài thì du học không về, làm chảy máu chất xám. Còn trí thức hư danh thì nhiều lắm. Nếu tính ngày làm việc (trừ thứ 7 và chủ nhật) thì chỉ 1 ngày, 1 tiếng, 15 phút, Việt Nam cho “ra lò” được 1 tiến sỹ! Đất nước của 24 nghìn tiến sỹ mà nghèo vẫn nghèo, nợ công ngập đầu, từ em nhỏ đến cụ già, trung bình mỗi người gánh 30 triệu đồng tiền nợ công. Liệu rằng khoản nợ “khủng” này đến đời con, cháu, chắt của chúng ta có trả hết được không?  Thế thì bảo sao người dân an lòng được ?
Dẫu có người nói rằng “Hãy vui đi mà sống”, hay gần đây ở Việt Nam có câu “Hãy bình tĩnh sống”, nhưng “cây muốn lặng mà gió chằng dừng”. Những ai sống có trách nhiệm, biết hòa mình vào thời cuộc của đất nước, biết vui buồn cùng nhân dân, hẳn không khỏi trăn trở, lo âu trước sự “trở mình” nhức nhối của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Xưa Khổng Tử nói, ông muốn ba điều: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi” (người già được an vui, bạn bè tin tưởng nhau, trẻ con được bảo vệ, chăm sóc). Ngó vậy mà không đơn giản, ngày nay chúng ta vẫn đang phấn đấu vì điều ấy đó thôi. Cũng như “bình an”, hai chữ giản dị biết bao nhưng đâu phải muốn là được. Bởi vì bình an chỉ là kết quả chứ không phải là mục đích. Bình an vốn ở ngay trong lòng mình và trong lòng xã hội nữa. Người Việt Nam hiện đang khao khát sự bình an.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.     
Nguồn:  http://www.voatiengviet.com/content/khat-vong-binh-an/3350788.html                                  

Ý kiến
     
bởi: Hoàng Hồ
30.05.2016 04:47
Bài viết quá hay . Tác giả chỉ nêu sự kiện mà không nói về nguyên nhân , nhưng nguyên nhân thì ai cũng đã biết !

bởi: Ca sĩ Bùi cam Táo. từ: Nghệ An.
30.05.2016 00:54
Những gì được viết lên trong bài nầy là hiện thực trong xã hội VN. Một đại biểu quốc hội cũng đã phát biểu liên quan đến vấn đề nầy trong một kì họp quốc hội VC mới đây. Qua bài phát biểu của vị đại biểu quốc hội, 92 triệu dân cũng thông cảm vì sao đương chức thủ tướng, phó thủ tương, bộ trưởng, thứ trưởng VC đều có nhà , cơ sở kinh doanh, có con cháu du học rồi ở luôn các nước tư bản đang Giẫy Chết..........để Hòa Nhập....kết Thông gia .....với Việt Cùi Phản Động.....bởi trong xã hội các quốc gia tư bản đang Giẫy Chết, nơi Việt Cùi đang sống họ mới cảm thấy sự Bình An thật sự.....

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Quan hệ Việt - Mỹ: lật ngửa lá bài?

Quan hệ Việt - Mỹ: lật ngửa lá bài?

Bao Thien (Danlambao) - Sau khi lật ngửa lá bài “Việt Nam” trong thế cờ South China Sea (biển Đông), Hoa Kỳ sẽ tiến hành kế hoạch gì tiếp theo? Hãy thử dự báo.
1. Mặt trận "chưa tiếng súng" 
Lật ngửa lá bài Việt Nam (một lá bài then chốt) chính là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng dưới thời Barack Obama. 
Nhiệm vụ và cả trách nhiệm của Obama đã hoàn thành một cách mỹ mãn. 
Tiếp đến nhiệm kỳ của tổng thống mới dù Dân Chủ hay Cộng Hòa ngồi vào Nhà Trắng thì tổng thể chính sách đối ngoại và nhất là quân sự của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ không có gì khác biệt trong toàn bộ kế hoạch lớn cho 20-30 năm tới. 
Với lá bài Việt Nam nước đi tiếp theo có thể dự đoán là Hà Nội và Washington trong năm 2017 sẽ tiến tới hợp tác mạnh hơn về hải quân và tất nhiên mục đích của cả hai phía không nằm ngoài “Cam Ranh”. 
Cam Ranh sẽ bổ sung vào thế kẹp Đông (các căn cứ ở Subic, Philippines) – Tây (Cam Ranh) mà Hải quân Hoa Kỳ đã và đang muốn bố trí. Vấn đề chỉ còn là thời điểm thực hiện (chứ không còn là có hay không nữa). 
Thế kẹp Đông-Tây này sẽ là đối trọng không hề nhỏ đối với các “căn cứ” hải / không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Paracel Islands (Hoàng Sa) và Spratly Islands (Trường Sa). 
Vòng vây hải quân Hoa Kỳ ở bờ Tây Thái Bình Dương xem như hoàn tất từ phía bắc (Hàn Quốc, Nhật Bản) xuống Đài Loan (thông qua các gói vũ khí đã cung cấp) sang Philippines, chốt ở điểm nối cuối Singapore, và điểm cuối quan trọng chính là Cam Ranh được dự báo sẽ hoàn tất sớm trong vòng cung vây hãm này. 
Với thế đang bị bủa vây Bắc Kinh cần phải đẩy nhanh kế hoạch cửa ngõ sinh tử của họ ở South China Sea nên sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ áp lực, hay răn đe nào. Kế hoạch quân sự hóa và kiểm soát vùng nhận diện phòng không ở South China Sea sẽ được tiến hành sớm hơn. 
Hoa Kỳ sẽ vì thế trực tiếp tham gia vào mặt trận ngoại giao và thực thi nhiệm vụ sen đầm quốc tế thông qua việc tiếp tục duy trì và gia tăng các đợt tuần dương, không thám trong khu vực South China Sea. Và đây là điểm “đối đầu” yếu trước mưu đồ của Trung Quốc. Vì nó không có tác dụng răn đe để cản bước Trung Quốc và với hiện trạng đã được thay đổi, các căn cứ không / hải quân của Trung Quốc đã tồn tại mà không thể “dẹp bỏ” được. 
Để ngăn cản việc biến khu vực South China Sea thành căn cứ hải / không quân của Bắc Kinh trong tình hình như nói trên thì các bên liên quan sẽ cần làm gì? Không có nhiều chọn lựa kiểu đối đầu trực tiếp. Đối đầu hay xung đột trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở South China Sea (cho dù Hoa Kỳ ở thế và lực trên Trung Quốc rất nhiều lần) là thất sách cho cả hai nên họ sẽ né tránh.
Dự báo ngoài nước cờ “Cam Ranh” sẽ là cuộc chạy đua “quân sự hóa” khu vực đang kiểm soát của các bên liên quan trực tiếp ở South China Sea. Tức những quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc ở South China Sea sẽ được hổ trợ (ngầm hoặc công khai) từ Hoa Kỳ và các đồng minh để mở rộng đảo, bãi đá ngầm như Việt Nam đã và đang triển khai ở ít nhất 7 đảo. Philippines, và cả Đài Loan, Malaysia sẽ tham gia vào cuộc đua “xây đảo” này. Đó là lý do tại sao trong vài tuần qua truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế đã và đang đề cập đến các công trường xây dựng, mở rộng đảo của Việt Nam ở Spratly Islands (Trường Sa) mặc dù việc này đã được diễn ra song song với các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này nhưng không được đề cập nhiều.
Thời gian tới, có thể sẽ được thấy các sân bay hiện hữu ở South China Sea sẽ được nâng cấp, sân bay mới sẽ được xây dựng, các đảo nhân tạo sẽ được xuất hiện từ các bãi đá ngầm... với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn bởi các quốc gia trong khu vực tranh chấp này để tạo thế cân bằng ít nhiều với sự kiểm soát Trung Quốc. 
Hiện trạng đã bị thay đổi, tất cả sẽ cùng tham gia vào các bước đi để bắt kịp với sự thay đổi đó. Đây là những dự báo có thể “đọc” được trong các bước đi của các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp tại điểm tranh chấp – South China Sea. 
2. Mặt trận ngoại giao
Trên mặt trận ngoại giao và luật quốc tế có thể thấy phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế cho đơn kiện của Philippines sẽ bị Bắc Kinh bác bỏ hoàn toàn. Bước tiếp theo có thể dự đoán rằng các bên có liên quan được cho là có lợi ích ở khu vực này (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật) sẽ đưa “điểm nóng South China Sea” ra Hội đồng Bảo an LHQ để thảo luận và tìm kiếm cho được một nghị quyết.
Các tuyên bố của Hoa Kỳ, Anh Quốc với tư cách thành viên thường trực đang cho thấy họ đã chuẩn bị bước đi này. Chưa thấy tuyên bố trực tiếp để ủng hộ việc này từ Pháp nhưng có thể dự báo thông qua các tuyên bố của EU về South China Sea để thấy khả năng ủng hộ của Pháp. 
Nhật Bản với tư cách thành viên không thường trực cho nhiệm kỳ 2016-2017 cho thấy họ ủng hộ kế hoạch này. 
Riêng hai quốc gia thành viên thường trực khác là Nga và Trung Quốc sẽ phản đối và ra sức ngăn cản việc đưa vấn để này lên Hội đồng Bảo an.
Hãy chờ xem các diễn biến trên hai “mặt trận” sẽ được triển khai thế nào trong thời gian tới.

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/quan-he-viet-my-lat-ngua-la-bai.html#more

Ý kiến
 
Tôi vẫn thấy mục đích của Mỷ , cuối cùng là nắm trong tay khối dân Á CHÂU là thị trường tiêu thụ .Họ đã thất bại trong chuyến làm ăn với Trung cộng vì thị trường một tỷ người này không có lời khi bị đảng cộng sản thao túng , mọi bản quyền của họ đều bị sao chép,làm giã .bị cạnh tranh và lần lần bị ép phải thua lổ ,từ thời CLINTON bao nhiêu tư bản Mỹ đã kêu trời , Clinton VẪN CẮN RĂNG CHỊU ĐỰNG CHO TỚI BÂY GIỜ BẮT BUỘC HỌ XOAY TRỤC ,Ngoài xoay trục qua Á CHÂU không còn con đường nào khác , thời OBAMA cũng muốn hai cường quốc kinh tế chia nhau quyền lợi , nhưng Trung cộng không bằng lòng , họ muốn là số một của địa cầu ,ông OBAMA phải kêu lên , nước Mỷ không thể ở vị trí số 2 , nước Mỹ phải ở vị trí số một .Tôi vẫn nghỉ rằng tất cả những tiếng kêu và bao nhiêu nhân nhượng chỉ là một màn kịch , chỉ là thả lưởi câu , chỉ là cái bẫy , làm như Mỷ suy yếu , làm như Mỹ không có khã năng ,và qủa thực Trung cộng đã quá kiêu ngạo , hung bạo xâm lăng biển đông không cần luật pháp quốc tế , ra tay cướp như xâm lăng Tây Tạng , như xâm lăng Hoàng Trường Sa .những gì Trung cộng làm người MỸ VẪN TỈNH BƠ TUYÊN BỐ KHÔNG LIÊN QUAN , KHÔNG ĐỨNG BÊN NÀO V. V...Nay thì Trung cộng làm cã thế giới giật mình tỉnh cơn mê .Mỷ và Nga tha hồ bán súng ,Mỷ vẫn không tin Nga nên đưa Nga vào thế bị cầm chân ỡ ÂU CHÂU bị bao vây ở ÂU CHÂU ,Trung cộng hiện nay đơn độc một mình , về nội trị kinh tế gặp khó khăn , vì ruộng vườn không còn , nhân công thất nghiệp , nông dân không có ,ruộng đồntg bị lệ thuộc vào , phân và thuốc trừ sâu không còn chuột rắn nhái ếch cá , cua đồng .về chính trị dân muốn tam quyền phân lập , muốn độc lập , muốn Chinnese Dream ,biên cương thì tứ phương là những mặt trận chính đòi lại quê hương bị xâm chiếm ,hội nghị G7 vừa rồi ,đã lên án Trung cộng và khi cần họ sẽ tuyên bố CẤM VẬN TRUNG CỘNG vì không tuân theo luật quốc tế ,ai không tuân theo lệnh của G7 ban ra ?Campuchia hay Lào ?Phi Luật Tân đã có căn cứ đóng quân , rồi đây toàn Đông Dương cũng có những căn cứ đóng quân .Đông Dương đi về đâu ?Asean đi về đâu ,khi Mỷ là thị trường tiêu thụ của Asean ,VÀ NHẬT VÀ MỸ LÀ CHŨ NHÂN ĐẦU TƯ CHÍNH VÀ TUÂN THEO NHỮNG luật lệ môi trường , còn những hảng xưỡng của Tàu làm sao hoạt động ?chính phũ Việt Nam lúc đó là ai , ai nắm quyền lãnh đạo đất nước nếu không là giới trẻ đã ra mặt khi ông OBAMA qua nói chuyện .tôi tin đãng cộng sản phải chấm dứt và thị trường CHÂU Á đi vào TPP ,đất Hoa Lục phải trả lại độc lập cho những xứ đòi độc lập.và họ sẽ cũng phải đi vào luật của TPP , Mỷ sẽ nắm thị trường tiêu thụ Á CHÂU mấy tỷ người ,kể cã ẤN ĐỘ̣ ,Trung cộng nhất định phải bể ra như Liên Bang Sô Viết ,vì bị cấm vận trong nước nỗi loạn ,việt cộng đã chết hết rồi , phải trao quyền lại cho lớp người trẻ , lớp người này họ được đào tạo ở đâu , họ theo ai ?mọi chuyện đã quá rỏ ràng ,y như trong kinh chừng nào sen mộc biển Đông , sen đầm Mỷ đã mộc ở biễn Đông ,

Let's not "dream on" because the facts are:
( Hãy nhìn vào vài sự thật VN & Đừng có mộng du nữa)

1) " Việt cộng không là Mỹ ái khanh." = 1 sự thật như là sự thật => cho nên đừng có mộng du , cũng như "phê & tư phê" ( = tự sướng) quá độ nữa.
2) Một nước Tàu ngưng ở Ài Nam Quan ( còn không?) hay kéo dài tới mũi Cà Mau "có lẽ" cũng không khác mấy - kế đến, so với hiện trạng - thì VN chỉ châm hơn Tây Tạng vài bước => Nếu cần, thì Mỹ chỉ phải điều chỉnh lại chiến lược cho phù hợp. => cho dễ "thấy vấn đề" => cứ lấy Cam Ranh ra khỏi "chiến lược" của Mỹ đi ...
3) Tố chức LHQ, như thấy, là một cơ cấu "không răng" và tệ hơn nữa ( based on the facts only) LHQ chỉ là 1 công cụ phục vụ cho (quyền lợi) của những "nước lớn" là chính . =>???!!!
4) Và vấn đề quan trọng nhất - cho VN- là : con người cũng như đất nước VN hiện nay đang "khá giống" như tấm ảnh ở dưới ..
Non sông / đất nước => linh khí khô cạn
Con người => tinh hoa VN héo úa , không đủ nhựa sống.... => đang chết dần mòn và sẽ "'mất / tiệt giống"

Thấy rằng, đã có một sự tiếp cận rất mới mẻ và tiến bộ trong quan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhìn nhận một số vấn đề được xem là lực cản trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Việc cùng theo đuổi mục tiêu kép trong mối quan hệ với Việt Nam đã khiến người Mỹ không thể vượt quá khỏi lằn ranh giới và những mặc cảm được đã có trong quá khứ. Và việc cởi bỏ nó hoặc lựa chọn một trong 02 mục tiêu (hoặc là phát triển hoặc là nhân quyền) đang trở thành một yêu cầu hàng đầu nếu Mỹ không muốn Việt Nam mãi chỉ là một đối tác tiềm năng của mình trong thời gian tới.
Hiểu như thế để tTquan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhìn nhận một số vấn đề được xem là lực cản trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Việc cùng theo đuổi mục tiêu kép trong mối quan hệ với Việt Nam đã khiến người Mỹ không thể vượt quá khỏi lằn ranh giới và những mặc cảm được đã có trong quá khứ. Và việc cởi bỏ nó hoặc lựa chọn một trong 02 mục tiêu (hoặc là phát triển hoặc là nhân quyền) đang trở thành một yêu cầu hàng đầu nếu Mỹ không muốn Việt Nam mãi chỉ là một đối tác tiềm năng của mình trong thời gian tới.

Hiểu như thế để thấy rằng, đã có một sự tiếp cận rất mới mẻ và tiến bộ trong quan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhìn nhận một số vấn đề được xem là lực cản trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Việc cùng theo đuổi mục tiêu kép trong mối quan hệ với Việt Nam đã khiến người Mỹ không thể vượt quá khỏi lằn ranh giới và những mặc cảm được đã có trong quá khứ. Và việc cởi bỏ nó hoặc lựa chọn một trong 02 mục tiêu (hoặc là phát triển hoặc là nhân quyền) đang trở thành một yêu cầu hàng đầu nếu Mỹ không muốn Việt Nam mãi chỉ là một đối tác tiềm năng của mình trong thời gian tới.

Ngay cả bây giờ, Lào vốn dĩ là sân nhà của thằng CS Hà Nội từ mấy chục năm qua mà giờ cũng chơi bắt tay theo Trung Cộng thọc ngang sườn miền Bắc VN. Miên thì khỏi nói trở mặt với Hà nội từ lâu, Nga thì xa và yếu. Thằng Hà nội giờ hết đường chạy rồi chỉ có bắt buộc theo Mỹ (mà tụi CS Hà nội và đám CS con còn bày đặt "làm chảnh").
Lịch sữ VN chơi thằng CS Hà nội rồi, chửi nát nước VNCH là "tay sai Mỹ Ngụy" thì giờ CS Hà nội chuẩn bị làm "tay sai Mỹ Ngụy" đời mới.
Hy vọng dưới sức ép của Hoa Kỳ VN rồi sẽ có được tự do dân chủ như dưới thời VNCH của 2 vị Cố Tống Thống VNCH, cố TT Ngô Đình Diệm và cố TT Nguyễn Văn Thiệu.

Trần Trung Đạo: Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc



Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Thứ Sáu 23-5-2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, trong cuộc họp báo với mục đích “làm rõ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” đã đưa ra các lý luận để phản bác các quan điểm của Trung Cộng.

Điều kiện quốc tế dẫn tới công hàm Phạm Văn Đồng

Trước 1958, Trung Cộng không có một quan điểm rõ ràng nào về lãnh hải. Nhà văn Trung Quốc Wei Wen-han nghiên cứu về lãnh hải nhắc lại cho đến tháng Sáu 1957 Trung Cộng vẫn chưa có một xác định nào về hải phận và thềm lục địa thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tháng 12 năm 1957, Nam Dương tuyên bố mở rộng lãnh hải từ 3 hải lý theo truyền thống mà hầu hết các quốc gia áp dụng sang 12 hải lý và được tính từ điểm ngoài cùng của các đảo thuộc lãnh thổ Nam Dương. Vì Nam Dương là quốc gia quần đảo, nếu tính như vậy, một vùng biển rộng lớn của vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều thuộc quyền kiểm soát của Nam Dương. Anh, Hòa Lan và nhiều quốc gia khác cùng lên tiếng phản đối. Trung Cộng chụp lấy thời cơ binh vực Nam Dương và ngày 4 tháng 9 năm 1958 công bố riêng một Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc (Declaration on China's Territorial Sea) với các điểm chính như mọi người đều biết: “Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý”“áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh, Quần đảo Bành Hồ (Penghu), Quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), Quần đảo Chungsha, Quần đảo Nansha (Nam Sa), và các đảo khác thuộc Trung Quốc”.

Công tâm mà nói, bản tuyên bố của Trung Cộng trong thời điểm đó nhắm vào Mỹ đang bảo vệ các tàu hàng Đài Loan trong các vùng đảo Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hồ hơn là các nước Đông Nam Á. Người soạn thảo bản tuyên bố của Trung Cộng áp dụng phương pháp tính lãnh hải của Nam Dương và có tầm nhìn Đại Hán nên đã đưa các đảo Tây Sa (Hsisha) tức Hoàng Sa và Nam Sa (Nansha) tức Trường Sa trong vùng biển Đông vào. Chính phủ Mỹ tức khắc bác bỏ bản tuyên bố của Trung Cộng và các chiến hạm Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ an ninh cho các tàu hàng Đài Loan trong vùng 3 hải lý của đảo Kim Môn, Bành Hồ chung quanh Đài Loan. Trung Cộng không dám bắn. Bộ quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch tấn công Trung Cộng bằng bom nguyên tử. Để giữ thể diện, Bành Đức Hoài tuyên bố ngưng bắn vào Kim Môn nếu tàu chiến Mỹ ngưng bảo vệ tàu hàng Đài Loan. Mỹ chẳng những không đáp lại đòi hỏi của Trung Cộng mà còn gởi Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles thăm Đài Loan để bàn kế hoạch phòng thủ Đài Loan lâu dài.

Hai lý do Trần Duy Hải dùng để bác bỏ công hàm Phạm Văn Đồng

Thứ nhất. Công hàm Phạm Văn Đồng “hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Lý luận này không thuyết phục được ai. Không cần phải đứng về phía Trung Cộng mà chỉ một người có chút hiểu biết và dù đứng về phía Việt Nam cũng phản bác lại dễ dàng. Đưa ra lý do không đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa là một cách tự kết án mình. Bản tuyên bố của phía Trung Cộng ghi rõ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng và Việt Nam đáp lại bằng cách “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố”. CSVN có nhiều cách để lấy lòng đàn anh Trung Cộng mà vẫn giữ được chủ quyền đất nước. Chẳng hạn, Phạm Văn Đồng chỉ nhấn mạnh đến sự ủng hộ của đảng và nhà nước CSVN đối với các chính sách của Trung Cộng trong xung đột Đài Loan mà không nhắc nhở gì đến Hoàng Sa, Trường Sa và coi như không biết đến “Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc”. May ra còn có thể cãi cọ được. Tiếc thay, lãnh đạo đảng sợ viết như vậy chưa vừa lòng đàn anh và chưa tỏ bày hết lòng dạ trung kiên, kết cỏ ngậm vành của mình.

Không giống thái độ của các nước Mỹ, Anh, Hòa Lan, CSVN tự nguyện đưa cổ vào tròng. Không có một văn bản nào cho thấy Trung Cộng áp lực Việt Nam phải đồng ý với bản tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng. Không có tài liệu nào cho thấy Trung Cộng đe dọa nếu CSVN không ủng hộ sẽ đưa quân sang “dạy cho một bài học” hay cắt đứt viện trợ. Thời điểm năm 1958 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của Trung Cộng, tuy nhiên những người soạn thảo bản công bố chủ quyền biển của Trung Cộng đã biết phòng xa. CSVN thì không. Nếu sự kiện được trình lên toàn án quốc tế, không một quan tòa nào sơ đẳng đến mức đánh giá hai văn bản một cách độc lập với nhau.

Phân tích để thấy, lãnh đạo CSVN trong lúc phủ nhận giá trị của công hàm Phạm Văn Đồng trước dư luận quốc tế, cũng đồng thời thừa nhận trước nhân dân Việt Nam công hàm Phạm Văn Đồng là công hàm bán nước.

Lý do thứ hai cũng do Trần Duy Hải đưa ra “Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa”.

Trong hai lý do, chỉ có lý do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là có sức thuyết phục về mặt pháp lý cũng như gây được cảm tình của thế giới tự do. Tuyên cáo của chính phủ VNCH công bố ngày 14 tháng Hai năm 1974 xác định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Bạch thư của Bộ Ngoại Giao VNCH đầu năm 1975 đanh thép bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng không thể công nhận những gì không thuộc lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. VNCH là một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về VNCH đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, lý luận VNCH có gây được cảm tình nhân loại và có thể dùng để tranh luận trong bàn hội nghị cũng chưa thắng được bởi vì VNCH không còn là một thực thể chính trị.

Phản bác của nhà nghiên cứu Trung Quốc 

Ngô Viễn Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam và từng du học tại Việt Nam đã bác bỏ các luận điểm của CSVN. Ngô Viễn Phú cho rằng “Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh).

Đàn anh Cộng Sản Trung Quốc công nhận đàn em CSVN là chuyện đương nhiên và thể theo lời yêu cầu của CSVN chứ không phải của VNCH. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước thay đổi theo từng thời kỳ. Singapore là một nước nhỏ nhưng mãi đến 1990 mới công nhận Trung Cộng. Liên Xô là một nước lớn nhưng Mỹ bắt chờ 16 năm sau cách mạng CS Nga mới công nhận Liên Xô. Thời điểm 1933 Nhật bắt đầu bành trướng ở phương Đông nên Mỹ cần làm dịu căng thẳng ở phương Tây, nếu không Tổng thống Franklin Roosevelt còn cô lập Liên Xô thêm nhiều năm nữa.

Việc “Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam” cũng chỉ giá trị giữa miền Bắc CS và Trung Cộng không ảnh hưởng gì với quốc tế và không liên hệ gì đến nước thứ ba, trong trường hợp này là VNCH. Trung Cộng có quyền công nhận miền Bắc Cộng Sản và không công nhận VNCH về mặt ngoại giao nhưng vẫn phải thừa nhận VNCH là một quốc gia độc lập được quốc tế và các quốc gia tham dự hội nghị Geneva, trong đó có Trung Cộng tham dự và ký kết.

Trong khi phản bác Ngô Viễn Phú lại cũng dựa trên lý luận CSVN đã xâm lược VNCH và không có quyền “thừa kế” lãnh thổ của nước bị chiếm: “Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.”

Về mặt công pháp quốc tế cũng như cả lãnh đạo CSVN lẫn phe phản bác lý luận của CSVN đều công nhận rằng chủ nhân thật sự của Hoàng Sa vẫn là VNCH. Do đó, điều kiện tiên quyết, chọn lựa duy nhất và con đường thích hợp nhất không chỉ để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Công mà mở đường cho tự do, dân chủ và thịnh vượng là tập trung vào công cuộc phục hưng VNCH.

Lối thoát VNCH

Đọc tới đây, một số độc giả có thể sẽ dừng lại vì cho người viết không tưởng, hư cấu hay chủ trương đi lại một vết xe đổ. Không. Phục hưng VNCH không phải là đi lùi vào quá khứ mà hướng tới tương lai, không phải lập lại mà thăng tiến cao hơn. VNCH không phải là vết nhăn trên trán của thế hệ cha chú đã qua mà là hành trang và ước vọng của tuổi trẻ ngày nay. Chủ nghĩa CS mới thật sự là lạc hậu và việc cáo chung của chủ nghĩa này chỉ là vấn đề thời gian. Thác nước Niagara không thể nào chảy ngược. Không phải người viết, phần đông độc giả mà ngay cả các lãnh đạo CSVN cũng không thể chối cãi sự thật đó. Chủ nghĩa CS còn kéo dài ở Á Châu cho đến hôm nay là nhờ họ biết núp bóng sau tấm bình phong chống thực dân đế quốc. Tấm bình phong do họ dựng lên đang rã mục. Năm 1954 tại miền Bắc, nhiều người thật sự tin rằng đảng CS và dân tộc Việt Nam là một, như nước với sữa, như máu với thịt, hay như Hồ Chí Minh nói “đảng là con nòi của dân tộc”. Năm 1975, khi đối diện với miền Nam từ lối sống đến phương tiện hoàn toàn khác với những gì bộ máy tuyên truyền CS đã thêu dệt nhiều người bắt đầu nhận ra đảng đã lợi dụng máu xương của những người ngã xuống vì khát vọng hòa bình, vì mơ ước đoàn viên, vì cơm no áo ấm chỉ để CS hóa toàn đất nước. Và hôm nay, 2014, đông đảo nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ cơ chế độc tài là trở lực duy nhất trên con đường dẫn đến một Việt Nam tự do, dân chủ, văn minh. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.

Và khi đó, thể chế nào khác sẽ thay thế chế độ CS nếu không phải là thể chế cộng hòa? Thực tế chính trị rất hiển nhiên đó đang là một khải hoàn ca tại hầu hết các quốc gia cựu Cộng Sản như Cộng hòa Czech, Cộng hòa Hungary, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Lithuania, Cộng hòa Estonia, Cộng hòa Mông Cổ v.v... Tiến trình dân chủ hóa diễn ra nhanh hay chậm tùy theo điều kiện của mỗi nước nhưng là hướng phát triển của văn minh nhân loại trong thời đại này.

Giá trị của VNCH

Trong suốt 60 năm từ 1954, bộ máy tuyên truyền của đảng đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. Suốt 60 năm qua, VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ đều được dạy để biết VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.

Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas 8 năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.

Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Chẳng những có mà còn vô cùng trầm trọng.

Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có, không chỉ đàn áp một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm.

Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có, không chỉ 300 triệu dollars “viện trợ đặc biệt” như nhiều người hay nhắc mà nhiều tỉ đô la.

Vâng, tất cả điều đó đều có. Chế độ cộng hòa tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hòa hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi. Miền Nam có tất cả sắc thái của một xã hội dân chủ đang từng bước đi lên. Dân chủ không phải là lô độc đắc giúp một người trở nên giàu sang trong một sớm một chiều mà là quá trình tích lũy vốn liếng từ những chắt chiu của mẹ, tần tảo của cha, thăng trầm và thử thách của cả dân tộc.

Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nam Hàn cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.

Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”

Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền. Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 39 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến. Công nhận các giá trị được đề ra trong hiến pháp VNCH không có nghĩa là đầu hàng, chiêu hồi. Không. Không ai có quyền chiêu hồi ai hay kêu gọi ai đầu hàng. Đây là cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa dân tộc và phản dân tộc, giữa cộng hòa và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa nhân bản và toàn trị. Mỗi người Việt sẽ chọn một chỗ đứng cho chính mình phù hợp với quyền lợi bản thân, gia đình, con cháu và sự sống còn của dân tộc.

Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi 1954 mà đã có từ hàng trăm năm trước.

Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hòa sau này. Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt của nhiều người. Đó không phải là tài sản của riêng miền Nam mà của tất cả những người Việt cùng ôm ấp một ước mơ dân chủ. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, tháo gỡ lớp màn “căm thù Mỹ Ngụy” ra khỏi nhận thức, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Không cần phải tìm giải pháp từ Miến Điện, Nam Phi, Ai Cập, Libya hay tìm chân lý ở Anh, ở Mỹ mà ngay ở đây, giữa lòng đất nước Việt Nam.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phủ nhận công lao của những người đã hy sinh trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Như kẻ viết bài này đã nhấn mạnh nhiều lần, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Việc tham gia vào đảng phái, kể cả việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập nhưng đối với đảng CS chiếc phao lại chính là dân tộc.

Nhiều người yêu nước chọn tham gia vào đảng CS nhưng bản thân đảng CS như một tổ chức chính trị dựa trên ý thức hệ CS chưa bao giờ là một đảng yêu nước. Những nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay. Dù sao, người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, tổ quốc sẽ ghi công họ một cách công bằng.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là tái thực thi hiệp định Paris. Dân tộc Việt Nam là một thực thể thống nhất và tất cả các hòa ước Patenôtre, hiệp định Geneva hay hiệp định Paris đều là những chiếc còng của thực dân và đế quốc áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam yếu kém và phân hóa. Trước 1975, trong đáy lòng của bất cứ một người Việt yêu nước nào cũng mong một ngày dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau sẽ được đoàn viên trong tự do, dân chủ và thịnh vượng. Tuy nhiên, ngoài trừ lãnh đạo CSVN chủ trương CS hóa toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn của Nga, Tàu, không ai muốn đoàn viên phải trả bằng giá của nhiều triệu sinh mạng người dân vô tội, đốt cháy một phần đất nước, để lại một gia tài nghèo nàn lạc hậu cho con cháu. Hôm nay, dù không tự mình chọn lựa, dân tộc Việt Nam cũng đã là một và không có một thế lực nào làm Việt Nam phân ly lần nữa.

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật. Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới trong đó người dân gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào thân thương và trìu mến. Đối mặt với một kẻ thù đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay. Đảng CS có 3 triệu đảng viên nhưng đa số trong số 3 triệu người này trong thực tế cũng chỉ là nạn nhân của một tập đoàn lãnh đạo đảng tham quyền và bán nước. Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.

Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.

Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 39 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên. Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người lãnh đạo được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước. Như người viết đã trình bày trong bài trước, rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy. Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN.

Sau hải chiến Hoàng Sa đầy hy sinh xương máu, VNCH lần nữa lại được lịch sử giao trọng trách đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa trong tay Trung Cộng. Cuộc tranh đấu mới sẽ khó khăn nhưng là con đường đúng nhất của dân tộc trong cùng hướng phát triển của nhân loại. Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS. Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới. Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.

Trần Trung Đạo
Nguồn:

Trần Trung Đạo: Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc



Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Thứ Sáu 23-5-2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, trong cuộc họp báo với mục đích “làm rõ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” đã đưa ra các lý luận để phản bác các quan điểm của Trung Cộng.

Điều kiện quốc tế dẫn tới công hàm Phạm Văn Đồng

Trước 1958, Trung Cộng không có một quan điểm rõ ràng nào về lãnh hải. Nhà văn Trung Quốc Wei Wen-han nghiên cứu về lãnh hải nhắc lại cho đến tháng Sáu 1957 Trung Cộng vẫn chưa có một xác định nào về hải phận và thềm lục địa thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tháng 12 năm 1957, Nam Dương tuyên bố mở rộng lãnh hải từ 3 hải lý theo truyền thống mà hầu hết các quốc gia áp dụng sang 12 hải lý và được tính từ điểm ngoài cùng của các đảo thuộc lãnh thổ Nam Dương. Vì Nam Dương là quốc gia quần đảo, nếu tính như vậy, một vùng biển rộng lớn của vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều thuộc quyền kiểm soát của Nam Dương. Anh, Hòa Lan và nhiều quốc gia khác cùng lên tiếng phản đối. Trung Cộng chụp lấy thời cơ binh vực Nam Dương và ngày 4 tháng 9 năm 1958 công bố riêng một Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc (Declaration on China's Territorial Sea) với các điểm chính như mọi người đều biết: “Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý”“áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh, Quần đảo Bành Hồ (Penghu), Quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), Quần đảo Chungsha, Quần đảo Nansha (Nam Sa), và các đảo khác thuộc Trung Quốc”.

Công tâm mà nói, bản tuyên bố của Trung Cộng trong thời điểm đó nhắm vào Mỹ đang bảo vệ các tàu hàng Đài Loan trong các vùng đảo Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hồ hơn là các nước Đông Nam Á. Người soạn thảo bản tuyên bố của Trung Cộng áp dụng phương pháp tính lãnh hải của Nam Dương và có tầm nhìn Đại Hán nên đã đưa các đảo Tây Sa (Hsisha) tức Hoàng Sa và Nam Sa (Nansha) tức Trường Sa trong vùng biển Đông vào. Chính phủ Mỹ tức khắc bác bỏ bản tuyên bố của Trung Cộng và các chiến hạm Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ an ninh cho các tàu hàng Đài Loan trong vùng 3 hải lý của đảo Kim Môn, Bành Hồ chung quanh Đài Loan. Trung Cộng không dám bắn. Bộ quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch tấn công Trung Cộng bằng bom nguyên tử. Để giữ thể diện, Bành Đức Hoài tuyên bố ngưng bắn vào Kim Môn nếu tàu chiến Mỹ ngưng bảo vệ tàu hàng Đài Loan. Mỹ chẳng những không đáp lại đòi hỏi của Trung Cộng mà còn gởi Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles thăm Đài Loan để bàn kế hoạch phòng thủ Đài Loan lâu dài.

Hai lý do Trần Duy Hải dùng để bác bỏ công hàm Phạm Văn Đồng

Thứ nhất. Công hàm Phạm Văn Đồng “hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Lý luận này không thuyết phục được ai. Không cần phải đứng về phía Trung Cộng mà chỉ một người có chút hiểu biết và dù đứng về phía Việt Nam cũng phản bác lại dễ dàng. Đưa ra lý do không đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa là một cách tự kết án mình. Bản tuyên bố của phía Trung Cộng ghi rõ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng và Việt Nam đáp lại bằng cách “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố”. CSVN có nhiều cách để lấy lòng đàn anh Trung Cộng mà vẫn giữ được chủ quyền đất nước. Chẳng hạn, Phạm Văn Đồng chỉ nhấn mạnh đến sự ủng hộ của đảng và nhà nước CSVN đối với các chính sách của Trung Cộng trong xung đột Đài Loan mà không nhắc nhở gì đến Hoàng Sa, Trường Sa và coi như không biết đến “Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc”. May ra còn có thể cãi cọ được. Tiếc thay, lãnh đạo đảng sợ viết như vậy chưa vừa lòng đàn anh và chưa tỏ bày hết lòng dạ trung kiên, kết cỏ ngậm vành của mình.

Không giống thái độ của các nước Mỹ, Anh, Hòa Lan, CSVN tự nguyện đưa cổ vào tròng. Không có một văn bản nào cho thấy Trung Cộng áp lực Việt Nam phải đồng ý với bản tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng. Không có tài liệu nào cho thấy Trung Cộng đe dọa nếu CSVN không ủng hộ sẽ đưa quân sang “dạy cho một bài học” hay cắt đứt viện trợ. Thời điểm năm 1958 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của Trung Cộng, tuy nhiên những người soạn thảo bản công bố chủ quyền biển của Trung Cộng đã biết phòng xa. CSVN thì không. Nếu sự kiện được trình lên toàn án quốc tế, không một quan tòa nào sơ đẳng đến mức đánh giá hai văn bản một cách độc lập với nhau.

Phân tích để thấy, lãnh đạo CSVN trong lúc phủ nhận giá trị của công hàm Phạm Văn Đồng trước dư luận quốc tế, cũng đồng thời thừa nhận trước nhân dân Việt Nam công hàm Phạm Văn Đồng là công hàm bán nước.

Lý do thứ hai cũng do Trần Duy Hải đưa ra “Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa”.

Trong hai lý do, chỉ có lý do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là có sức thuyết phục về mặt pháp lý cũng như gây được cảm tình của thế giới tự do. Tuyên cáo của chính phủ VNCH công bố ngày 14 tháng Hai năm 1974 xác định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Bạch thư của Bộ Ngoại Giao VNCH đầu năm 1975 đanh thép bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng không thể công nhận những gì không thuộc lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. VNCH là một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về VNCH đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, lý luận VNCH có gây được cảm tình nhân loại và có thể dùng để tranh luận trong bàn hội nghị cũng chưa thắng được bởi vì VNCH không còn là một thực thể chính trị.

Phản bác của nhà nghiên cứu Trung Quốc 

Ngô Viễn Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam và từng du học tại Việt Nam đã bác bỏ các luận điểm của CSVN. Ngô Viễn Phú cho rằng “Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh).

Đàn anh Cộng Sản Trung Quốc công nhận đàn em CSVN là chuyện đương nhiên và thể theo lời yêu cầu của CSVN chứ không phải của VNCH. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước thay đổi theo từng thời kỳ. Singapore là một nước nhỏ nhưng mãi đến 1990 mới công nhận Trung Cộng. Liên Xô là một nước lớn nhưng Mỹ bắt chờ 16 năm sau cách mạng CS Nga mới công nhận Liên Xô. Thời điểm 1933 Nhật bắt đầu bành trướng ở phương Đông nên Mỹ cần làm dịu căng thẳng ở phương Tây, nếu không Tổng thống Franklin Roosevelt còn cô lập Liên Xô thêm nhiều năm nữa.

Việc “Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam” cũng chỉ giá trị giữa miền Bắc CS và Trung Cộng không ảnh hưởng gì với quốc tế và không liên hệ gì đến nước thứ ba, trong trường hợp này là VNCH. Trung Cộng có quyền công nhận miền Bắc Cộng Sản và không công nhận VNCH về mặt ngoại giao nhưng vẫn phải thừa nhận VNCH là một quốc gia độc lập được quốc tế và các quốc gia tham dự hội nghị Geneva, trong đó có Trung Cộng tham dự và ký kết.

Trong khi phản bác Ngô Viễn Phú lại cũng dựa trên lý luận CSVN đã xâm lược VNCH và không có quyền “thừa kế” lãnh thổ của nước bị chiếm: “Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.”

Về mặt công pháp quốc tế cũng như cả lãnh đạo CSVN lẫn phe phản bác lý luận của CSVN đều công nhận rằng chủ nhân thật sự của Hoàng Sa vẫn là VNCH. Do đó, điều kiện tiên quyết, chọn lựa duy nhất và con đường thích hợp nhất không chỉ để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Công mà mở đường cho tự do, dân chủ và thịnh vượng là tập trung vào công cuộc phục hưng VNCH.

Lối thoát VNCH

Đọc tới đây, một số độc giả có thể sẽ dừng lại vì cho người viết không tưởng, hư cấu hay chủ trương đi lại một vết xe đổ. Không. Phục hưng VNCH không phải là đi lùi vào quá khứ mà hướng tới tương lai, không phải lập lại mà thăng tiến cao hơn. VNCH không phải là vết nhăn trên trán của thế hệ cha chú đã qua mà là hành trang và ước vọng của tuổi trẻ ngày nay. Chủ nghĩa CS mới thật sự là lạc hậu và việc cáo chung của chủ nghĩa này chỉ là vấn đề thời gian. Thác nước Niagara không thể nào chảy ngược. Không phải người viết, phần đông độc giả mà ngay cả các lãnh đạo CSVN cũng không thể chối cãi sự thật đó. Chủ nghĩa CS còn kéo dài ở Á Châu cho đến hôm nay là nhờ họ biết núp bóng sau tấm bình phong chống thực dân đế quốc. Tấm bình phong do họ dựng lên đang rã mục. Năm 1954 tại miền Bắc, nhiều người thật sự tin rằng đảng CS và dân tộc Việt Nam là một, như nước với sữa, như máu với thịt, hay như Hồ Chí Minh nói “đảng là con nòi của dân tộc”. Năm 1975, khi đối diện với miền Nam từ lối sống đến phương tiện hoàn toàn khác với những gì bộ máy tuyên truyền CS đã thêu dệt nhiều người bắt đầu nhận ra đảng đã lợi dụng máu xương của những người ngã xuống vì khát vọng hòa bình, vì mơ ước đoàn viên, vì cơm no áo ấm chỉ để CS hóa toàn đất nước. Và hôm nay, 2014, đông đảo nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ cơ chế độc tài là trở lực duy nhất trên con đường dẫn đến một Việt Nam tự do, dân chủ, văn minh. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.

Và khi đó, thể chế nào khác sẽ thay thế chế độ CS nếu không phải là thể chế cộng hòa? Thực tế chính trị rất hiển nhiên đó đang là một khải hoàn ca tại hầu hết các quốc gia cựu Cộng Sản như Cộng hòa Czech, Cộng hòa Hungary, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Lithuania, Cộng hòa Estonia, Cộng hòa Mông Cổ v.v... Tiến trình dân chủ hóa diễn ra nhanh hay chậm tùy theo điều kiện của mỗi nước nhưng là hướng phát triển của văn minh nhân loại trong thời đại này.

Giá trị của VNCH

Trong suốt 60 năm từ 1954, bộ máy tuyên truyền của đảng đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. Suốt 60 năm qua, VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ đều được dạy để biết VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.

Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas 8 năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.

Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Chẳng những có mà còn vô cùng trầm trọng.

Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có, không chỉ đàn áp một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm.

Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có, không chỉ 300 triệu dollars “viện trợ đặc biệt” như nhiều người hay nhắc mà nhiều tỉ đô la.

Vâng, tất cả điều đó đều có. Chế độ cộng hòa tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hòa hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi. Miền Nam có tất cả sắc thái của một xã hội dân chủ đang từng bước đi lên. Dân chủ không phải là lô độc đắc giúp một người trở nên giàu sang trong một sớm một chiều mà là quá trình tích lũy vốn liếng từ những chắt chiu của mẹ, tần tảo của cha, thăng trầm và thử thách của cả dân tộc.

Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nam Hàn cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.

Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”

Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền. Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 39 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến. Công nhận các giá trị được đề ra trong hiến pháp VNCH không có nghĩa là đầu hàng, chiêu hồi. Không. Không ai có quyền chiêu hồi ai hay kêu gọi ai đầu hàng. Đây là cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa dân tộc và phản dân tộc, giữa cộng hòa và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa nhân bản và toàn trị. Mỗi người Việt sẽ chọn một chỗ đứng cho chính mình phù hợp với quyền lợi bản thân, gia đình, con cháu và sự sống còn của dân tộc.

Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi 1954 mà đã có từ hàng trăm năm trước.

Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hòa sau này. Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt của nhiều người. Đó không phải là tài sản của riêng miền Nam mà của tất cả những người Việt cùng ôm ấp một ước mơ dân chủ. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, tháo gỡ lớp màn “căm thù Mỹ Ngụy” ra khỏi nhận thức, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Không cần phải tìm giải pháp từ Miến Điện, Nam Phi, Ai Cập, Libya hay tìm chân lý ở Anh, ở Mỹ mà ngay ở đây, giữa lòng đất nước Việt Nam.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phủ nhận công lao của những người đã hy sinh trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Như kẻ viết bài này đã nhấn mạnh nhiều lần, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Việc tham gia vào đảng phái, kể cả việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập nhưng đối với đảng CS chiếc phao lại chính là dân tộc.

Nhiều người yêu nước chọn tham gia vào đảng CS nhưng bản thân đảng CS như một tổ chức chính trị dựa trên ý thức hệ CS chưa bao giờ là một đảng yêu nước. Những nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay. Dù sao, người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, tổ quốc sẽ ghi công họ một cách công bằng.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là tái thực thi hiệp định Paris. Dân tộc Việt Nam là một thực thể thống nhất và tất cả các hòa ước Patenôtre, hiệp định Geneva hay hiệp định Paris đều là những chiếc còng của thực dân và đế quốc áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam yếu kém và phân hóa. Trước 1975, trong đáy lòng của bất cứ một người Việt yêu nước nào cũng mong một ngày dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau sẽ được đoàn viên trong tự do, dân chủ và thịnh vượng. Tuy nhiên, ngoài trừ lãnh đạo CSVN chủ trương CS hóa toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn của Nga, Tàu, không ai muốn đoàn viên phải trả bằng giá của nhiều triệu sinh mạng người dân vô tội, đốt cháy một phần đất nước, để lại một gia tài nghèo nàn lạc hậu cho con cháu. Hôm nay, dù không tự mình chọn lựa, dân tộc Việt Nam cũng đã là một và không có một thế lực nào làm Việt Nam phân ly lần nữa.

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật. Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới trong đó người dân gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào thân thương và trìu mến. Đối mặt với một kẻ thù đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay. Đảng CS có 3 triệu đảng viên nhưng đa số trong số 3 triệu người này trong thực tế cũng chỉ là nạn nhân của một tập đoàn lãnh đạo đảng tham quyền và bán nước. Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.

Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.

Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 39 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên. Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người lãnh đạo được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước. Như người viết đã trình bày trong bài trước, rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy. Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN.

Sau hải chiến Hoàng Sa đầy hy sinh xương máu, VNCH lần nữa lại được lịch sử giao trọng trách đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa trong tay Trung Cộng. Cuộc tranh đấu mới sẽ khó khăn nhưng là con đường đúng nhất của dân tộc trong cùng hướng phát triển của nhân loại. Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS. Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới. Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.

Trần Trung Đạo
https://www.facebook.com/notes/795024147188240/