Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Chất độc da cam-nỗi đau còn đó!!!

Chất độc da cam-nỗi đau còn đó!!!
Kết quả hình ảnh cho www. Chất độc Da Cam- Nỗi đau còn đó

 Kết quả hình ảnh cho www. Chất độc Da Cam- Nỗi đau còn đó

 https://youtu.be/G2blpBFagMs

Dạ Lê Huỳnh đăng bài. Lần xem: 295
Đăng bài thảo luận và sưu tầm Chất Độc Da Cam theo tham cứu của Wikipedia-Bách Khoa Toàn Thư trên Bl

18/01/2011 16:43 | 212 lượt xem
CHẤT ĐỘC DA CAM-NỖI ĐAU CÒN ĐÓ!!!Kết quả hình ảnh cho www. Chất độc Da Cam- Nỗi đau còn đó

Huỳnh-Mai St.8872

Bh.Dạ Lệ Huỳnh

Qua bài TIẾNG VỌNG NGÀY XƯA,vừa đăng trên blog YuMe.Vn 16-1-2011 đã nói lên hoàn cảnh đau khổ của một thành phần đa dân tộc của đa sắc tộc Việc Nam vừa kết thúc chiến tranh năn 1975.Cứ tưởng hòa bình đến cho dân tộc,đem lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Nhưng trớ trêu thay cho dân tộc ta gặp phải hậu quả chất độc Da Cam do chiến tranh Mỹ để lại làm cho cả một đại bộ phận dân tộc "Kháng chiến chống Mỹ cứu nước" bị phơi nhiễm chất độc Dioxin do quân đội Hoa Kỳ khai hoang để làm lộ diện các mật cứ"Kháng chiến quân Việt Nam"...Con số người dân bị phơi nhiễm chất độc diệt cỏ khai hoang của Mỹ lên cao con số trên cả 4 triệu người.Người bị phơi nhiễm chất độc Da Cam được Chính Phủ Việt Nam giải quyết chưa xong gánh nạn nầy của chiến tranh sau ngày "Giải Phóng"Miền Nam,thì một đại đa số người dân Miền Nam theo chế độ "Tư hữu" lại bỏ nước ra đi lên đến trên hằng triệu người...! mà người ta không ai giải thích được.Nước Việt Nam đã thống nhất,hòa bình rồi! sao không chịu ở lại chung sông hòa bình!? lại ra đi nhiều như thế??? chắc họ cũng có lý do nội tại của họ.Cung như những con người ở lại phải chịu nhiều bệnh tật khó khăn sẽ không đủ điều kiện chửa trị!? hay nhiều lý do khác nửa mà mọi người không dám lạm bàn đến vì nhạy cảm chính trị!...trước đại dịch độc chất Da Cam đang hoành hành cả nước...
 Kết quả hình ảnh cho www. Chất độc Da Cam- Nỗi đau còn đó
Kết quả hình ảnh cho www. Chất độc Da Cam- Nỗi đau còn đó
 Hình ảnh có liên quan
Phơi nhiễm chất độc Da Cam Dioxin là một đại dịch cho cả dân tộc,nó kéo dài lây nhiễm qua lòng đất bị ngấm sâu chất độc từ 80 cho đến 100 năm sau không bị phân hủy hay hết độc hại,..Nó chỉ bị phân hủy dưới nhiệt độ 350-400 độ c thì môi trường trông trọt cây trái mới trở lại bình thường.Riêng về bệnh tật con người mới là khủng khiếp nó làm suy kiệt cả một giống nòi dân tộc suy tàn nếu không sớm tìm cách tẩy rửa độc hại Dioxin...Chính Phủ Hoa Kỳ phải có trách nhiệm với dân tộc Việc Nam trong chiến tranh dù là kẻ gây chiến hay người bị gây chiến,đừng cho răng "Chất Da Cam là một thứ vũ khí đê tự vệ của quân đội Mỹ không có tính giết người...và được Quốc Tế LHQ không cấm đoán và cho phép mỹ sử dụng ở Vn một cách vô tội vạ không trách nhiệm...và cho rằng Hoa Kỳ chỉ rải thuốc khai hoang từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam không ra miền Bắc vì muốn chống lại sự xăm nhập của Bộ Đội Bắt Việt nên họ không bồi thường chiến tranh cho Việt Nam và họ được miễn quyền bị khởi tố theo luật pháp Quốc Tế về Chiến Tranh.Vã lại chưa có nghiên cứu độc hại của Quốc Tế điều tra ...

Phía Hoa Kỳ còn đổ lỗi cho phía Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam đã rãi 80.000 tấn hóa chất bột DDT là thuốc diệt trừ muỗi sốt rét cho vùng rừng núi của rặng núi Trường Sơn để diệt trừ bênh sốt rét cho Bộ Đội Miền Bắc xâm nhập Miền Nam Chất bột hóa học DDT độc hại nầy có chứa thành phần Dioxin không kém gì chất độc Da Cam của Mỹ đã bị Quốc Tế LHQ cấm xử dụng tại các nước Đông Âu và Bắc Âu là đồng minh cảu Liêng Bang Sô Viết Cộng Sản.Và sự tiếp trơ thuốc men trị bệnh của Trung Quốc cung cấp cho Bội Đội Miền Bắc có thứ thuốc" Hùng Tâm" kích thích bộ Đội hăng Say chiến Đấu,trong thuốc này có thành độc chất làm biến dạng và ung thư cơ thể!?Và vì trong danh sách VN kiện Mỹ bồi thường chất độc DaCam có tới mấy triệu người Miền Bắc và con cháu họ phơi nhiễm Da Cam phía bên kia vĩ tuyến mả ít thấy tên người Miền Nam bị lây nhiễm nên phía Hoa kỳ lấy lý do không thấy người Miền Nam mắc bệnh là không phải chất độc Da Cam của Mỹ gây nên...Và họ -người Mỹ-phủi tay vô trách nhiệm cho việc gây hại cho dân tộc Việt Nam..

Hoa Kỳ tắc trách và vô cảm,không tình người!...vô lương tâm với dân tộc Việt Nam.Họ chỉ giúp cho Chính Phủ Việt Nam vài triệu đô la để tẩy rửa chất độc hại Da Cam tại Đà Nẵng,Biên Hòa,Phù Cát và còn biết bao nhiêu địa điểm của 1/3 lãnh thổ Miền Nam này bị phơi nhiễm Dioxin và hằng trệu...triệu người chết vì chất độc và làm suy yếu cả một nguồn lực dân tọc thế hệ trẻ con Việt Nam bị quái thai dị tật thì ai gánh vác trách nhiệm mà Người Mỹ chỉ nói là họ chỉ làm"Nhân Đạo...!?"mà thôi!Nghe sao giống người thiếu văn minh!!!...

Cuộc chiến nầy,rồi ra...ai thắng,ai thua...!?Mỹ cho rằng Mỹ thắng lợi kinh tế với Trung Quốc...còn Việt Nam cho rằng thắng được đế quốc Mỹ...Thì lấy ai để mà thua đây!?-Vì trong chiến tranh phải có kẻ thắng người thua.?.Vậy có phải cả dân tộc việt Nam nầy là kẽ chiến bại!!!vi họ mang trong người độc chất Da Cam nên buồn tình bỏ nước ra đi...???

Những bài sưu khảo sau đây về chất độc Da Cam để thấy rỏ sự chiến bại của mình vì chất độc Da Cam,mà mình phải tự thắng lấy mình không nhờ vã một ai "Nước ngoài" giúp chúng ta độc lập,chủ quyền và dân chủ hòa bình dân tộc Việt Nam.
Chất độc da cam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chiếc máy bay số hiệu UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Không, 26/07/1969
Hormone thực vật, một phần của Chất độc da cam

Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam) là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971 và nhiều người cho rằng đã làm tổn thương sức khỏe của những người dân thường cũng như binh lính Việt Nam, lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).

Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
Mục lục
[ẩn]

* 1Ảnh hưởng đến con người
* 2Các vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam
o 2.1Vụ kiện của cựu binh Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam
o 2.2Vụ kiện cựu binh Úc
o 2.3Vụ kiện cựu binh Canada
o 2.4Vụ kiện cựu binh Hàn Quốc
o 2.5Vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam
* 3Chú thích
* 4Xem thêm
* 5Liên kết ngoài

[sửa]Ảnh hưởng đến con người
Kết quả hình ảnh cho www. Chất độc Da Cam- Nỗi đau còn đó

Xem thêm: Dioxin

Người ta đã tìm thấy CĐDC có chứa chất độc dioxin, nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ.
2,3,7,8-TCDD, một loại dioxin gây ô nhiễm

Tuy nhiên, Giáo sư Alvin L. Young - chuyên gia dioxin nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại."[1]. Còn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại VN ông Michael Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng[2].
[sửa]Các vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam
[sửa]Vụ kiện của cựu binh Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam

Năm 1984, từ phiên tòa của quan tòa Jack Weinstein, 7 công ty hóa chất Mỹ đã bồi thường 180 triệu đô la cho các cựu chiến binh Mỹ nhưng bác bỏ trách nhiệm về tác hại của chất diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội[3].
[sửa]Vụ kiện cựu binh Úc
[sửa]Vụ kiện cựu binh Canada
[sửa]Vụ kiện cựu binh Hàn Quốc
Kết quả hình ảnh cho www. Chất độc Da Cam- Nỗi đau còn đó
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, Toà án dân sự cấp cao Seoul đã ra phán quyết buộc hai công ty hoá chất Dow Chemical tại Midland, Michigan và Monsanto tại St. Louis, Missouri phải bồi thường 62 triệu USD phí chăm sóc sức khoẻ cho 6.800 người gồm các cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam và gia đình của họ. Đây là lần đầu tiên một toà án ở Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho nạn nhân chất độc hoá học da cam[4][5].
[sửa]Vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam

Bài chi tiết: Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam

Hình ảnh một số trẻ em VN bị hậu quả chất độc màu da cam

Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân CĐDC, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất CĐDC lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Trước đây nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã thắng một vụ kiện tương tự.

Các nạn nhân tham gia kiện gồm có:

1. Phan Thị Phi Phi
2. Nguyễn Văn Quý
3. Dương Quỳnh Hoa (đã mất tháng 2 năm 2006)

Vào ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein (thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng CĐDC đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó; rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền.

Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố (sovereign immunity), không phải là một bị cáo trong đơn kiện. Tuy nhiên, vào năm 1984 cũng từ phiên tòa của vị quan tòa này, chính các công ty trên đã chi khoảng 180 triệu USD cho các gia đình người Mỹ là cựu chiến binh Việt Nam mặc dù không thừa nhận có hành động sai trái.

Hai mươi mục trong phán quyết của thẩm phán Jack Weinstein ngày 10 tháng 3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất đã được phân tích của Mandrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển tiếng Anh (tiếng Việt phần 1, và tập 2).

Ngày 7 tháng 4 năm 2005 các nguyên đơn Việt Nam đã tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi lật lại quyết định của tòa sơ thẩm.

Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6 năm 2006, ra phán quyết vào tháng 2 năm 2007 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm.
[sửa]Chú thích
Hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.

Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam[1].

Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Nga Xofronov Ghenrik Alexandrovich và Giáo sư Rumax Vladimia Xtepanovich, đồng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga đã khẳng định rằng hậu quả về mặt y sinh học của chất độc da cam đối với con người và môi trường sinh thái là rất nghiêm trọng, vì điôxin là chất độc nhất mà loài người đã tổng hợp được. Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý. Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin. Cũng theo hai nhà khoa học Nga này, tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin không chỉ có 20 năm, mà có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người[2].

Theo Beatrice Eisman và Vivian Raineri[3], trong thập niên 1980, chỉ riêng tại bệnh viện Từ Dũ ở Thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày có một trẻ sơ sinh ra đời với dị tật bẩm sinh. Trong thập niên 1990, tỷ lệ này giảm xuống còn một ngày rưỡi có một trẻ. Cũng theo nguồn trên, một báo cáo của tạp chí American Journal of Public Health nói rằng mức độ đioxin trong sữa mẹ tại miền Nam Việt Nam cao gấp 50 lần ở miền Bắc, nơi không bị rải chất độc trong chiến tranh.
Nuvola apps kedit.png
Bài này hoặc đoạn này đang được viết.
Bạn có thể viết thêm cho bài này được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài.
[sửa]Tham khảo

1. ^ Bộ ngoại giao Việt Nam - Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/Đi-ô-xin
2. ^ Thông tấn xã Việt Nam Chất độc da cam gây hậu quả lâu dài đối với Việt Nam
3. ^ Beatrice Eisman, Vivian Raineri, Dioxin damage Scientists urge study of the effects of Agent Orange _ USVFA 4oct01, New Internationalist, tháng 5 năm 1996. Hoặc [1]

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Hậu_quả_chất_độc_da_cam_tại_Việt_Nam”
Thể loại: Bài đang được viết | Chất độc da cam
Công cụ cá nhân
* Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:07, ngày 20 tháng 9 năm 2010.
* Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Xem Điều khoản Sử dụng để biết thêm chi tiết.
Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận.

Huỳnh-Mai St.8872

{Sưu tầm từ Wikimedia}

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

‘The Vietnam War’ là chiến tranh gì?

Một người Mỹ quỳ gối ôm quốc kỳ đón đoàn xe Tổng thống Trump đi qua

Một người Mỹ quỳ gối ôm quốc kỳ đón đoàn xe Tổng thống Trump đi qua

Đoàn xe của Tổng thống Donald Trump trên đường ra Sân bay Quốc tế Indianapolis ngày 27/9 đã nhận được một sự chào đón bất ngờ sau khi ông có bài biểu về việc giảm thuế cho phần lớn người dân và doanh nghiệp Mỹ trong một sự kiện tại thủ phủ của bang Indiana, theo kênh CNN.
Cảnh chào đón đoàn xe là một người đàn ông quỳ gối trên vỉa hè, trên tay ôm một lá cờ của Mỹ đã được gấp lại.

Những bức ảnh về cảnh tượng trên đã được chụp lại ngày 27/9 bởi một nhiếp ảnh gia hộ tống Tổng thống Trump khi ông rời khỏi Indianapolis.

Bức ảnh không cung không cung cấp thông chi tiết nào khác về người đàn ông, và cũng không rõ liệu đó có phải là một cựu chiến binh.

Tuần trước, Tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích một số cầu thủ trong Giải Bóng bầu dục Quốc gia (NFL) vì đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với nước Mỹ qua hành động chào cờ không nghiêm túc.
Trong sự kiện ở Indianapolis, ông Trump tuyên bố đã đưa ra một kế hoạch “giảm thuế lịch sử đối với người dân Mỹ” nhằm hỗ trợ người lao động, kiến tạo công ăn việc làm, giúp luật thuế trở nên đơn giản và công bằng hơn.
Hạo Nhân
Nguồn: http://mb.daikynguyenvn.com/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/mot-nguoi-my-quy-goi-om-quoc-ky-don-doan-xe-tong-thong-trump-di-qua.html
Xem thêm:

Tổng thống Trump đề xuất cắt giảm thuế lớn nhất trong nhiều thập kỷ

Tổng thống Donald Trump ngày 27/9 đã đề xuất một gói biện pháp cải cách thuế lớn nhất trong vòng 3 thập kỷ, theo đó sẽ giảm thuế cho phần lớn người dân và doanh nghiệp Mỹ.
Đề xuất đó, theo Tổng thống Trump, là nhằm hỗ trợ những người lao động, tạo công ăn việc làm, giúp luật thuế trở nên đơn giản và công bằng hơn.
Kế hoạch này sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ, giảm thuế thu nhập cá nhân và miễn giảm một số khoản thuế được áp dụng rộng rãi tại Mỹ.
Cụ thể, Mỹ sẽ hạ thuế suất thuế thu nhập cá nhân cho những người thu nhập cao từ 39,6% xuống còn 35%, tăng mức khấu trừ thuế tiêu chuẩn, đưa ra quy định về một khoản thu nhập không phải đóng thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được đề xuất giảm xuống chỉ còn 20% từ mức 35% hiện nay.
Đề xuất này sẽ có lợi cho phần lớn người dân Mỹ, mang lại nhiều lợi ích cho tầng lớp trung lưu.
Phát biểu tại một sự kiện ở Indianapolis, Tổng thống Trump gọi đây là kế hoạch cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và là kế hoạch “giảm thuế lịch sử đối với người dân Mỹ”.

“Đây là cơ hội trăm năm có một. Chúng tôi muốn cải cách thuế để thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy việc làm, thúc đẩy người lao động, thúc đẩy các hộ gia đình và dĩ nhiên cải cách thuế là để ủng hộ người dân Mỹ”, ông Trump nói.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump từng cam kết sẽ cắt giảm thuế mạnh. Theo kế hoạch này, đây sẽ là lần cải cách thuế toàn diện nhất kể từ năm 1986.
Tuy nhiên, đề xuất này của chính quyền Trump có thể sẽ bị chỉ trích là tạo thuận lợi cho các tập đoàn lớn và tầng lớp người giàu, cũng như có thể làm trầm trọng tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ.
Minh Tuệ

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Nhà quan sát ‘không kỳ vọng ở tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam’

Nhà quan sát ‘không kỳ vọng ở tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam’


BBC

Một nhà quan sát ở Hà Nội nói với BBC rằng ông "không kỳ vọng ở người vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam."

Kritenbrink
Ông Daniel Kritenbrink đảm nhiệm vị trí cố vấn cao cấp về chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao Mỹ
Ông cũng nói thêm rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam "không quan trọng lắm trong quan điểm của chính quyền Mỹ".

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Daniel Kritenbrink, 49 tuổi, nhà ngoại giao chuyên nghiệp kỳ cựu về các vấn đề châu Á, làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Nhà Trắng cho hay.

AFP dẫn thông cáo của Nhà Trắng cho hay nhân vật này trở thành nhà ngoại giao từ năm 1994 và hiện đang đảm nhiệm vị trí cố vấn cao cấp về chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Kritenbrink từng làm Phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, thông thạo tiếng Trung và Nhật.

Hôm 27/7, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam, nói: "Theo như tôi biết thì ông Daniel Kritenbrink là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có vẻ thân cận Obama và xuất phát từ nhóm Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) của Obama."

"Ngoài ra thì không thấy ông có gì đặc biệt hoặc khác biệt như phong cách của ông Trump."

"Do vậy, tôi dự báo nếu ông ấy được chính thức bổ nhiệm, chắc sẽ chưa có gì thay đổi trong các chính sách của Mỹ về Việt Nam."

"Ông Kritenbrink nằm trong NSC từ thời Obama nên phe Dân chủ không có gì phản đối, phe Cộng hòa vì Trump đề cử nên cũng không phản đối."

'Chưa thực sự hiểu người Việt'

"Tôi không kỳ vọng gì ở tân đại sứ Mỹ. Nói theo kiểu ngoại giao thì hy vọng ông ấy thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ."

"Tuy vậy, dường như mối quan hệ này đang ở thế khó với Trump và với Việt Nam nên một đại sứ cũng khó làm được gì lúc này."

Theo cảm nhận của cá nhân, tôi thấy dường như họ [người Mỹ] cũng chưa thực sự hiểu người Việt Nam."
ông Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam

Tác giả cuốn Hiến Pháp Mỹ Được Làm Ra Như Thế Nào? nói thêm: "Quan hệ Việt - Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển như đã phát triển thời gian qua song chưa thấy tín hiệu gì khác biệt."

"Biển Đông cũng là thành tố quan trọng song cũng chỉ là một trong những việc quan trọng mà thôi."

"Theo cảm nhận của cá nhân, tôi thấy dường như họ [người Mỹ] cũng chưa thực sự hiểu người Việt Nam."

"Hoặc là họ chưa có mối quan hệ đủ sâu sắc với người Việt Nam."

Đề cập về những thách thức của tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Bình nói: "Thách thức với ông ấy nằm chung trong quan hệ tổng thể. Nào là duy trì sự cân bằng quan hệ Trung - Mỹ - Việt."

"Nào là tiếp tục tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực."

"Nào là thúc đẩy các hoạt động giữa Việt Nam và Mỹ, nhất là chuẩn bị cho APEC."

"Còn nếu thách thức lớn nhất là tìm ra hướng phát triển, hoặc bước chuyển cho quan hệ Việt - Mỹ thì không phải đại sứ mà do chính quyền Trump nghĩ ra."

"Thường thì một nhà ngoại giao chuyên nghiệp chỉ thực hiện định hướng và phụ thuộc tổng thống."

"Cũng có thể nói là vị trí của một đại sứ có quyền lực hạn chế nhất định."

"Ngoài ra, cũng cần nói rằng vị tân đại sứ sẽ bắt đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong mắt chính quyền Mỹ không quan trọng lắm."

ted
Đại sứ Mỹ đương nhiệm Ted Osius tỏ ra khá gần gũi trong tiếp xúc với truyền thông trong nước và báo chí tiếng Việt tại hải ngoại

'Thành tố quan trọng'

Hồi tháng 5/2016, ông Daniel Kritenbrink, thời điểm đó là Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, được VOA dẫn lời: "Nhân quyền vẫn luôn là một thành tố quan trọng, nếu không nói là trung tâm, trong việc đưa mối quan hệ song phương Mỹ - Việt tiến về phía trước."

"Việc xét tới yếu tố nhân quyền sẽ vẫn là một điều quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào".

Theo Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (USCC), vợ chồng ông Kritenbrink có hai con.

Hồi tháng 1/2017, Nhóm chuyển giao của Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã có lệnh chung yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ phải rời nhiệm sở của họ trước ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại New Zealand nói với Reuters.

Lệnh này không bao gồm các đại sứ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, như Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.

Ông Osius được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận làm đại sứ tại Việt Nam vào tháng 11/2014. Nhiệm kỳ của ông tại Việt Nam dài ba năm.

Nhiều chính trị gia làm đại sứ là những người đóng góp tài chính nhiều cho chính quyền và được bổ nhiệm vì có quan hệ gần gũi với tổng thống. Họ thường làm việc đến hết nhiệm kỳ tổng thống, còn các vị đại sứ là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thì làm việc theo nhiệm kỳ của ngành ngoại giao.

Theo tờ New York Times, lệnh này đã làm đảo lộn cuộc sống riêng của nhiều vị đại sứ. Nhiều người đang chật vật thu xếp việc gia đình và xin visa ở lại các nước họ đang làm việc để con cái họ được tiếp tục học hết năm học, một số nhà ngoại giao Mỹ cho biết.

Nguồn: http://www.ijavn.org/2017/07/nha-quan-sat-khong-ky-vong-o-tan-ai-su.html

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long

Nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-06-24
Phơi lúa đóng bao ở tỉnh Hậu Giang, ảnh minh họa chụp hôm 2/3/2016.
Phơi lúa đóng bao ở tỉnh Hậu Giang, ảnh minh họa chụp hôm 2/3/2016.
AFP

Kêu gọi phá đê bao, bỏ vụ ba cứu ĐBSCL

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn vẫn muốn sản xuất thật nhiều lúa để có gạo xuất khẩu, trong khi báo chí và các nhà khoa học cảnh báo “nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long cần xác định lại chiến lược an ninh lương thực.”
Thời báo kinh tế Saigon Online ngày 22/6/2016 đưa tin, ông Lê Quốc Doanh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, kêu gọi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng sản xuất vụ lúa hè thu và thu đông 2016 lên mức tối đa, ở những nơi nằm trong phạm vi an toàn để bù vào sản lượng sụt giảm trong vụ đông xuân 2015-2016 vừa qua. Nhà báo lưu ý rằng, việc mở rộng diện tích sản xuất lúa, nhất là ở vụ thu đông tức vụ lúa thứ ba bên trong các đê bao, có thể dẫn đến nguy cơ khiến hạn và xâm nhập mặn tiếp tục hoành hành trong vụ đông xuân 2016-2017 sắp tới.
Trong dịp trả lời chúng tôi TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường Viện Đại học Cần Thơ từng phân tích:
Hệ thống đó góp phần tăng sản lượng lúa nhưng mà mặt khác nó làm cho lượng nước dự trữ tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long mất đi rất là nhanh chóng.
-TS Dương Văn Ni
“Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trữ lũ rất lớn là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên, nhưng trong những năm gần đây do chạy theo sản lượng lúa đã đắp rất nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này, để tăng diện tích canh tác lúa vào mùa lũ lên. Cái đó làm cho lượng nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long không được giữ lại, do đó khi mùa hạn đến thì lượng nước ngọt tại chỗ của đồng bằng sông Cửu Long không còn để mà đẩy bớt mặn ra. Một mặt khác, các công trình thủy nông của đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây lại thiên về xu thế là làm sao tiêu nước ra thật nhanh vào mùa mưa và ngăn chặn nước vào mùa lũ, để tăng diện tích canh tác lên. Hệ thống đó góp phần tăng sản lượng lúa nhưng mà mặt khác nó làm cho lượng nước dự trữ tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long mất đi rất là nhanh chóng. Và do đó khi thiếu nguồn cung cấp nước từ phía thượng nguồn thì đồng bằng sông Cửu Long rơi vào tình trạng hạn nặng rất là nghiêm trọng…”
Báo Thanh Niên Online trong những ngày từ 20 tới 23/6 có loạt bài viết cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long đang nghèo đi, xét từ góc độ phù sa. Nguyên nhân bao gồm việc các đập thủy điện từ Trung Quốc và các nước thượng nguồn cùng nhau khống chế dòng Mê kông, khiến lượng nước về đồng bằng sông Cửu Long không những ít đi mà còn mất cả lượng phù sa trong đó.
Bên cạnh đó, chính sách xây dựng đê bao để làm thêm lúa vụ ba ở đồng bằng sông Cửu Long từ giữa thập niên 1990 đến nay, cũng đã làm cho tình hình đất nghèo phù sa càng thêm trầm trọng. Qua chính sách đê bao để tăng vụ, Việt Nam đã gia tăng sản lượng gạo, mỗi năm xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo. Nhưng kết quả nghịch lý là người nông dân vẫn cứ nghèo. Tờ Thanh Niên trích lời chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho biết, GDP Tổng sản phẩm nội địa đầu người của Lào năm 2013 là 1.638 USD/người/năm, trong khi năm 2014 GDP bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới đạt 1.242 USD/người/năm.
000_Hkg10259050-400
Một cánh đồng thiếu nước ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 2/3/2016. AFP PHOTO. Photo: RFA
Trong nhiều năm liền, GSTS Võ Tòng Xuân nhà nông học nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phân tích sự lợi bất cập hại của việc làm lúa bằng mọi giá, mà ông gọi là kém thông minh, qua việc xây dựng đê bao khép kín để làm lúa vụ ba trong mùa lũ. Trong những dịp trò chuyện với chúng tôi, GSTS Võ Tòng Xuân nhiều lần nhấn mạnh
“Làm vụ ba rất là tốn kém, tốn kém về mặt đầu tư và công sức của người nông dân, rồi tốn kém về mặt mất phù sa trong đồng ruộng. Thứ ba là phải dùng phân bón nhiều hơn bình thường, dẫn tới sâu bệnh cũng nhiều hơn. Người nông dân muốn có năng suất mong muốn đã bón phân nhiều hơn, thừa phân bón, nhưng thực tế phân bón không được hấp thu hữu hiệu. Số liệu nghiên cứu của Viện lúa Quốc tế cho thấy rất rõ là khoảng 60% lượng phân bón bị bốc hơi thành khí ammonia hoặc ôxít nitơ nitrous oxide là hai loại khí nhà kiếng rất độc, nó làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. Người ta không thấy được những điều này, chỉ thấy có thêm hạt lúa, theo tôi làm với bất cứ giá nào thì không phải là thông minh lắm.”
Trong bài “Nguy cơ tan rã đồng bằng sông Cửu Long: Xác định lại chiến lược an ninh lương thực” trên Thanh Niên Online, nhà báo Chí Nhân trích lời PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ cho biết, tính đến năm 2012 tổng chiều dài của các con kênh đã được đào ở Đồng bằng sông Cửu Long là 91.064 km dài gấp đôi đường xích đạo. Đê bao được đắp cao chừng 1,5 tới 2 mét ngăn cách dòng kênh với đồng ruộng. Những con kênh, đê bao được tạo nên để phục vụ mục đích chính là sản xuất lúa vụ 3, bên cạnh các mục tiêu như cải thiện điều kiện sống cho người dân và giao thông…Nhưng mặt trái là kênh, đê tăng làm cho nước thoát ra biển nhanh hơn, gây thiếu nước vào mùa khô, gây ngập ở khu vực đô thị trong mùa mưa lũ là những thiệt hại mà chưa ai tính đến.

Vắt kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá

Báo Thanh Niên dẫn nghiên cứu của ông Nguyễn Hữu Thiện chuyên gia sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, 1 ha lúa sản xuất 2 vụ, lợi nhuận đạt 31 triệu đồng/năm. Làm 3 vụ lợi nhuận tối đa cũng chỉ đạt chưa tới 38 triệu đồng/ năm, nhưng phải tốn chi phí đắp đê, duy tu bảo dưỡng, trạm bơm. Vẫn theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện và báo Thanh Niên, tổng chi phí đầu tư làm đê và trạm bơm để có thể sản xuất lúa vụ 3 lên tới hơn 29 triệu đồng cho một ha, chưa kể những hệ lụy như vừa phân tích. Trung bình mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 25 triệu tấn lúa, trong đó xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn tương đương 6-7 triệu tấn gạo. Như vậy, ông Thiện cho rằng, tăng vụ tăng sản lượng không hoàn toàn vì vấn đề an ninh lương thực, mà chủ yếu tăng lượng gạo xuất khẩu. Ông Nguyễn Hữu Thiện nhận định, trong khi vùng châu thổ sông Cửu Long ngày càng nghèo đi về mặt dinh dưỡng do giảm phù sa và có thể dẫn tới nguy cơ tan rã trong một tương lai không xa thì trước mắt chúng ta lại đang vắt kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này để xuất khẩu.
Mình làm hai vụ lúa thì mình cắt vụ để sâu rầy không tiếp nối, người ta vẫn đạt được năng suất 14-15 tấn như đồng bào di cư ở Cái Sắn huyện Tân Hiệp, ở đây không bao giờ làm ba vụ.
-GS Võ Tòng Xuân
Trong dịp trả lời chúng tôi, Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cũng nhiều lần đề xuất chỉ nên làm hai vụ lúa một năm ở đồng bằng sông Cửu Long:
“Mình làm hai vụ lúa thì mình cắt vụ để sâu rầy không tiếp nối, người ta vẫn đạt được năng suất 14-15 tấn như đồng bào di cư ở Cái Sắn huyện Tân Hiệp, ở đây không bao giờ làm ba vụ. Còn mấy ông làm ba vụ ở Đồng Tháp An Giang thì cũng đạt 13-14 tấn cỡ đó mà chi phí cao gấp rưỡi bên Tân Hiệp. Mình phải biết làm kinh tế, chứ mấy ông lãnh đạo cứ đè dân xuống cho họ làm ra thêm lúa để được thăng quan tiến chức. Bỏ đê bao đi mình làm hai vụ, vụ kia để cho phù sa vào mình nuôi trồng thủy sản trong vụ mùa mưa. Thí dụ ở Tam Nông Đồng Tháp làm ba vụ nhưng vụ giữa họ nuôi tôm càng xanh…”
Các nhà khoa học đã mòn mỏi khuyến cáo, cần phá bỏ đê bao trả lại môi trường thiên nhiên cho đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân chỉ nên làm hai vụ lúa, mùa mưa lũ về nên để thiên nhiên làm vệ sinh đồng ruộng và bồi đắp phù sa. Nhất là trong giai đoạn hiện nay sông Mê Kông bị khống chế về lượng nước và nước đã bị mất nhiều phù sa qua các đập thủy điện và hồ chứa.
Trong bài trên báo Thanh Niên, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, dẫn nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore cho thấy lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 160 triệu tấn/năm xuống 75 triệu tấn, sau khi Trung Quốc xây dựng và vận hành đập thủy điện Mạn Loan. Chuyên gia ước tính lượng phù sa sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn khoảng 42 triệu tấn/năm, một khi các đập trên dòng chính sông Mê Kông ở Lào và Campuchia đi vào hoạt động.
Cảnh báo “nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long cần xác định lại chiến lược an ninh lương thực” qua loạt bài của báo Thanh Niên Online, chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện kêu gọi, cần đổi mới tư duy về an ninh lương thực với tầm nhìn dài hạn. Cần làm rõ nội hàm an ninh lương thực cho ai và vì ai. Thay vì vắt kiệt sức khỏe của đất, thì cần phải tìm cách duy trì sự màu mỡ của nó để có thể khai thác càng lâu càng tốt. Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho rằng đó mới là chính sách an ninh lương thực cho quốc gia về lâu dài.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/ReviewOnlineDomesticPress/destroy-dyke-sytem-no-more-third-crop-scientists-urge-nn-06232016222057.html


Ý kiến:

Nam

nơi gửi USA
Dân VN là "đám nô lệ đỏ hèn hạ" của csvn thì chúng vắc hết sức lao động để bọn mafia đỏ có nhiều tiền bỏ vào ngân hàng ngoại quốc trước khi bỏ nước chạy ra ngoại quốc sống.Vì "đám nô lệ đỏ"nầy quá hèn hạ nên bọn csvn muốn làm gì thì làm từ 70 năm qua.70 năm quá đủ rồi:10 triệu dân VN chết vì hồ chí minh, lê duẩn, linh,..và đảng csvn làm lủ đánh thuê cho tàu khựa làm băng hoại Dân Tộc VN, làm đất nước nghèo đói, vô đạo đức… Hởi dân tộc VN ơi! Cùng hát bài “Anh Là Ai-VN Tôi Dâu”,”DMCS”,” Đáp Lời Sông Núi”,”Người việt nam hèn hạ”… trong youtube. Đã đến lúc toàn dân VN trong và ngoài nước PHẢI VƯỢT QUA VÔ CÃM, SỢ HẢI như người VN đã can đãm ra ĐI TÌM TỰ DO TRONG CÁI CHẾT sau 30-4-1975, dân tộc Ukraine chống độc tài và sinh viên Hồng Kông đòi tự do dân chủ, đứng lên cứu mình, gia đình và Quê Hương VN. Bọn mafia đỏ csvn bán nước rồi làm chó săn cho tàu khựa, độc tài, gian manh, vô đạo đức, bất tài, tham nhũng để vinh thân. Vượt qua sợ hải, cùng nhau đứng lên với các Nhà Dân Chủ VN để cứu mình, gia đình và Quê Hương VN! Nếu không, Dân Tộc VN sẽ mãi mãi làm "nô lệ đỏ" cho bọn csvn và tàu khựa và chờ ngày mất nước VN. FREEDOM IS NOT FREE. CHÍNH NGHĨA DÂN TỘC VN SẼ CHIẾN THẮNG BẠO TÀN MAFIA ĐỎ CSVN. TOÀN DÂN ĐỨNG LÊN VỚI CÁC NHÀ DÂN CHỦ YÊU NƯỚC ĐỂ CỨU MÌNH,GIA ĐÌNH VÀ QUÊ HƯƠNG VN. #FREE LS NGUYỄN VĂN ĐÀI VÀ NHỮNG NHÀ DÂN CHỦ VN! Bài học Miến Điện trước mắt cho Dân Tộc VN noi theo để cứu mình và gia đình.
25/06/2016 00:11

Việt Nam Cộng Hòa và người lính

Việt Nam Cộng Hòa và người lính

Nguyên Thạch (Danlambao) - Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, các anh là những đứa con yêu của Tổ Quốc, của Tự Do và Nhân Bản. Cho dẫu hôm nay các anh còn sống trong sự tàn tạ như một phế nhân hay đã chết trong niềm đau tức tưởi căm hờn thì các anh vẫn luôn là những chàng trai kiêu hùng của nước Việt.
*
Thật sự cho dẫu có nói muôn triệu lần đi nữa thì cũng vẫn chưa nêu hết được ý nghĩa sự hy sinh của người lính thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời chinh chiến, một thời mà các anh là những người chiến sĩ đã quên thân mình để xả thân chiến đấu một cách hào hùng cho quê hương miền Nam được ấm no hạnh phúc, cho một thể chế Tự Do Dân Chủ đầy Nhân Bản.
Dòng trôi của đời sống giờ đây đã hội đủ yếu tố thời gian để giải mã hầu hết những gì mà cuộc chiến cần phải giữ bí mật. Ngày hôm nay người dân trên cả hai miền đất nước cũng như thành phần trong quân ngũ còn hiện hữu mặc dù đã luống tuổi, nhưng đa số dường như đã hiểu được mục đích cùng ý nghĩa của cuộc chiến đấu vừa qua.
Những người còn sống đã hiểu, tôi hy vọng rằng những người nằm xuống cũng đã nhìn thấy được, bởi vong hồn của những người đã ra đi vĩnh viễn cho chính nghĩa đầy tính đạo lý này thì chắc hẳn là những vong linh.
Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, các anh là những đứa con yêu của Tổ Quốc, của Tự Do và Nhân Bản. 
Cho dẫu hôm nay các anh còn sống trong sự tàn tạ như một phế nhân hay đã chết trong niềm đau tức tưởi căm hờn thì các anh vẫn luôn là những chàng trai kiêu hùng của nước Việt. 
Những đứa em thuộc thế hệ đi sau, nguyện noi bước đàn anh để tiếp tục trên con đường chiến đấu cho một Việt Nam Độc lập Dân Chủ Tự Do Nhân Bản và Hưng Thịnh hầu an ủi cho vong hồn các anh nơi chín suối cũng như ân cần chia sẻ cho những người lính bất hạnh còn lại trong hoang phế nhọc nhằn. 
Bài viết cho một Quê Hương đã bị quân hung tàn bức hại và cũng để vinh danh các anh, người chiến sĩ VNCH bất khuất đã chiến đấu anh dũng hầu nêu lên niềm tự hào của các thế hệ đi sau.
Quê Hương và kỷ niệm 
Tôi với anh chung thôn xóm nhỏ 
Nơi Quê hương có tên gọi Việt Nam 
Anh lớn trước, chống quân thù giặc đỏ 
Tôi sinh sau, còn đủng ghế trường làng. 
Đêm đêm về bom vẳng âm vang 
Miền xa thẳm, anh dặm ngàn chiến tuyến 
Hòa tiếng bom... tôi gởi lời cầu nguyện 
Chiến trường xa mong trận chiến an lành 
Núi thẳm rừng sâu thương quá lớp đàn anh 
Hỏa châu chiếu, mắt long lanh lính trận. 
Miền Nam của chúng ta, đầy yêu thương, không thù hận 
Giặc Bắc tràn về, giặc xâm lấn quê hương 
Giặc đến đây, nhuộm máu khắp nẻo đường 
Gieo rắc thù hận đau thương tang tóc! 
Trai thời loạn... giã biệt áo thư sinh, rời trường học 
Những em thơ chiều khóc nhớ anh mình 
Sáu tuổi đầu đời, đã sớm nhận hung tin 
Người anh ấy đã hy sinh trong chiến trận 
Sáu tuổi đời, đã khắc ghi niềm căm hận 
Tuổi thơ ơi, sao sớm đón nhận đau thương!
Thế là từ đây... 
Đường làng bước đến trường 
Vốn trống vắng, lại càng thêm hoang vắng 
Chiều tan học, nhìn ra mộ anh, tôi lẳng lặng 
Nước mắt rơi trong tiềm thức ngậm ngùi 
Chiến tranh bạo tàn đã cướp lấy anh tôi 
Còn đâu nữa những ngày vui chim sáo nhỏ. 
Tháng Tư đến đất trời lộng gió 
Mùa tang thương cây cỏ cũng tàn theo... 
Mẹ anh, mẹ tôi, tất cả đều nghèo 
Thương bác quá, ngày dài trông theo bóng nhạn 
Sức già mỏi mòn úa theo ngày tháng 
Lá vàng đi tìm dạng bóng lá xanh. 
Tháng Tư ơi, tôi đã thấu ngọn ngành 
Người ở lại tuổi xanh nhưng đầu trắng bạc 
Ôi quê hương!
Đau dân tôi... một đàn cừu ngơ ngác... 
Sau đây là một vài thí dụ điển hình của một số nhân vật quan trọng có liên quan đến cuộc chiến vừa qua mà người viết mạn phép được đưa ra để chứng minh rằng người dân miền Nam và Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã sống và chiến đấu cho nền Tự Do Dân Chủ và Nhân Bản của mình một cách có chính nghĩa, cũng như sự hy sinh lớn lao của miền Nam Việt Nam trên bình diện toàn thế giới qua những diễn tiến của cuộc “Chiến tranh lạnh” mà mục đích của nó là cố gắng tránh đi nhiều thảm họa cho cả nhân loại về nguy cơ nhuộm đỏ toàn cầu từ Chủ nghĩa cộng sản lúc ấy đang là những cơn dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn khắp thế giới.
Với 2.500 tài liệu, trên tổng số 28.000 trang, thiết tưởng cũng đủ để nói lên tầm mức quan trọng của cuộc chiến này.

1- Lực lượng tham chiến giữa VNCH & Đồng minh với Cộng sản
Dựa vào tài liệu trong Wikileaks mà cái mốc thời gian là năm 1968, được coi xem như là đỉnh cao của cuộc chiến Việt Nam với quân số của QLVNCH, Hoa Kỳ và các đồng minh lên đến con số chóng mặt 1,830,000 người, phân chia như sau:
– QLVNCH 850,000 (có lúc lên trên 1,1 triệu)
– Mỹ 536,000
Quân đồng minh trên dưới 80,000, gồm có:
– Đại Hàn 50,000
– Thái Lan 11,570
– Úc 7,672
– Phi Luật Tân 2,020
– Tân Tây Lan 552
* Lực lượng cộng sản tham chiến, không kể đến các đại đơn vị và các đơn vị địa phương của cộng sản tại miền Nam (đều do CSBV chỉ huy), được gọi cái tên khá mỹ miều là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (gồm những cán bịnh CS tập kết ra Bắc năm 1954, xâm nhập vào Miền Nam và những cán binh VC được cài đặt lại gọi là nằm vùng). Tài liệu Wikileaks không có con số thống kê những thành phần to lớn này, chỉ có các con số các đơn vị chính quy xâm nhập từ Miền Bắc VN cùng với các “đồng chí” cộng sản quốc tế khác trực tiếp tham chiến. Tổng cộng là 461,000:
– Cộng sản Bắc Việt 287,465 (quân chính huy CSBV tương đương với quân số chính quy trực tiếp tác chiến của QLVNCH).
– Trung cộng 170,000 (từ năm 1965 đến năm 1969)
– Liên xô 3,000
– Bắc Hàn từ 300 đến 600
Số thương vong của 2 phía
* Số chiến sĩ QLVNCH & Đồng Minh tử trận và bị thương:
– QLVNCH từ 220,357 đến 313,000 tử trận & 1,170,000 bị thương
* Số thương vong của của Quân đội Mỹ và đồng minh:
– Mỹ 58,307 chết & 303,644 bị thương, trong đó có 153,300 bị thương nặng.
– Đại Hàn 5,099 chết – 10,962 bị thương & 4 mất tích
– Úc 500 chết & 3,129 bị thương
– Thái Lan 351 chết & 1,358 bị thương
– Tân Tây Lan 37 chết & 187 bị thương
– Phi Luật Tân 9 chết.
Tổng số quân VNCH – Mỹ và đồng minh:
– Tử trận: từ 479,660 đến 807,303
– Bị thương: 1,490,000.
* Số thương vong của phe cộng sản:
– Cộng sản BV và VC chết từ 444,000 đến 1,100,000 (hay cao hơn nhiều mà CSBV còn
che giấu) & hơn 600,000 bị thương
– Trung cộng 1,100 chết & 4,200 bị thương
– Liên sô 16 chết
Tổng cộng khối cộng sản:
– CSBV & VC và các “đồng chí” Trung cộng & Liên sô chết từ 455,462 đến 1,170,462
và bị thương 608,000.
Đây là con số phỏng đoán của bên phía Mỹ, cộng sản Bắc Việt hoàn toàn bưng bít giấu kín, có thể số thương vong của phía công sản tăng lên cao gắp đôi, ba…(1)
2- Thống Tướng Westmoreland xin lỗi các Cựu Quân Nhân QL/VNCH 
Thống Tướng Westmoreland xin lỗi các Cựu Quân Nhân QLVNCH. 
"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng minh của chúng ta." 

"Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn Cựu Quân Nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn!"

"On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys." (General William C. Westmoreland) (2)
Đau đớn thay một quân lực, chỉ vì quyền lợi của những cường quốc, những tham vọng thỏa hiệp trên bàn cờ quốc tế, đồng minh tin cậy nhất đã phản bội họ, đâm sau lưng họ, bằng "một nụ hôn Du Đa bán Chúa" qua Hiệp Định Bàn Tròn Ba Lê năm 1972, từ đó ngưng tiếp tế vũ khí, trói tay bạn trên chiến trường, lũng loạn hậu trường chính trị để làm nản chí và mất niềm tin chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi và dọn đường cho bọn Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam. Người Lính Lê Văn Hải
3- Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi

"Why don't these people die fast? The worst thing could happen would be for them to linger on" câu này đã được ghi tại trang 641, phần nói về The Fall of Viet Nam, April 1975, trong cuốn Kissinger the Biography của Walter Isaacson (3)

“Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on” nghĩa là “Tại sao chúng nó không chết cho nhanh? Điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho họ là cứ sống kéo dài mãi”.
Henry Kissinger
4- Cựu Đại tá QĐND Bùi Tín: Cuộc chiến huynh đệ tương tàn: “cuộc chiến tranh kéo dài, khốc liệt, huynh đệ tương tàn, với hậu quả còn kéo dài đến tận ngày nay.” (4)
5- Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu hay được phương Tây gọi Cuộc cách mạng năm 1989 (cũng được gọi là Mùa thu của Cộng sản, Sự sụp đổ của khối Cộng sản chủ nghĩa, Các cuộc cách mạng ở Đông Âu và Mùa thu của Quốc gia [2]) là sự sụp đổ của các nhà nước cộng sản theo mô hình kế hoạch hóa của Liên Xô ở Đông Âu. (5)
6- Sự sụp đổ của thành trì cộng sản: Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chính thức chấm dứt tồn tại ngày 26 tháng 12 năm 1991 bởi bản tuyên bố số 142-H của Hội đồng tối cao Liên bang Xô Viết. Tuyên bố này công nhận nền độc lập của mười hai nước cộng hòa của Liên bang Xô viết còn lại (tổng cộng 15 nước) và thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập(CIS). Một ngày trước đó, 25 tháng 12 năm 1991, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã từ chức và bàn giao mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân của Xô Viết cho tổng thống Nga Boris Yeltsin. Vào hồi 7:32 tối cùng ngày, quốc kỳ Liên Xô đã được hạ xuống từ điện Kremli và thay thế bằng quốc kỳ Nga.(6)

7- Ngày 19/8/1991, tôi đang ở Việt Nam thực hiện phi vụ đánh áo gió sang Ba Lan. Cả nhà đang quây quần quanh mâm cơm chào đón tôi thì đài truyền hình thông báo tin thời sự đặc biệt "Ủy ban tình trạng khẩn cấp Liên Xô thay thế tổng thống Gorbachev tạm thời quản lí đất nước".
8- Năm 1948, Mỹ bắt đầu thực hiện Kế hoạch Marshall, viện trợ khoảng 17 tỷ USD cho các nước Tây Âu, giúp các nước này hồi phục sau chiến tranh. Kế hoạch Marshall bao gồm các biện pháp nhằm “ngăn chặn” sức mạnh Liên Xô qua hai giai đoạn: tái thiết Châu Âu “phi cộng sản” về mặt kinh tế chính trị, tăng khả năng để chống lại Liên Xô, đồng thời, duy trì sức mạnh hạt nhân và sự tin cậy vào việc bảo vệ các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ. Nhóm G7 được thành lập bao gồm các quốc gia mạnh nhất của phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước thế giới thứ ba (vốn đã từng gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1913 nhằm gây áp lực cho phương Tây). Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, thành lập năm 1949) cũng được cho là sự phản ứng của Mỹ và đồng minh trước ưu thế quân sự truyền thống của Liên Xô. (8)
Boris Yeltsin 
9- VNCH không thua trong cuộc chiến và câu tuyên bố của cựu TBT ĐCSVN Lê Duẩn: Miền Nam mất trọn vẹn trong tay CS Bắc Việt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc chiến không cân đối một bên là súng đạn Nga Tàu và khối Warsaw do Nga đứng đầu, một bên đã không còn bạn bè viện trợ. Cái chết tức tưởi của VNCH là sai lầm khi chỉ nhận một nguồn viện trợ, như TT Nguyễn Văn Thiệu trong một cuộc họp báo tại hải ngoại đã nhận trách nhiệm để thua cuộc đồng thời ông cũng tự trách là lệ thuộc vào viện trợ. Phàm ở đời người ta đã có lời khuyên đừng bao giờ bỏ trứng chung một cái giỏ, giỏ bể là mất hết. Cũng vì lẻ đó mà nhiều nước nhược tiểu nhìn thấy bài học VN họ kết bạn càng nhiều nước càng tốt là thế.
Con cờ kẻ gây chiến tranh để nhuộm đỏ miền Nam là quá rõ ràng. Chính Lê Duẩn đã nói: “Ta đánh là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Người thua trong cuộc chiến không ai khác là dân chúng hai miền Nam Bắc. Dân miền Bắc đã bị đảng bắt buộc hay bị nhồi sọ để rồi hy sinh thân mạng và tài sản vì đảng CSVN tuyên truyền gian dối lừa lọc “Mỹ ngụy bóc lột dân đói rách” “Mỹ ngụy kềm kẹp không có tự do”… Dân miền Nam chịu cực hình bóp nghẹt kinh tế như đánh tư sản, lùa đi khu kinh tế mới, cướp tài sản bằng báng súng, trả thù chính trị như bắt quân cán chính trình diện học tập cải tạo (tù khổ sai), lấy cơ mơ hồ “đồi trụy” để hủy hoại nền văn hóa nhân bản bằng cách tịch thu đốt sách vở, tiêu hủy băng đĩa nhạc đồng thời bắt bớ giam cầm giới nhà báo, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ…(9)
10- Đặng Chí Hùng: Mỹ không hề xâm lược Việt Nam: Trong bài “Những sự thật cần phải biết - Sự thật về Đại thắng mùa xuân 1975” tôi đã chứng minh thất bại của VNCH không phải do hèn kém như cộng sản bịa đặt. Họ bị đồng minh bỏ rơi và bị ép phải chết yểu trong bàn cờ chính trị Mỹ-Trung cộng-Liên Xô. Mỹ cũng có lỗi của mình trong việc bỏ rơi đồng minh nhưng cũng nên biết rằng nước Mỹ cần phải tự cứu mình trong lĩnh vực kinh tế và cũng do chính sách nhân bản, không muốn lún sâu chiến tranh, đồng thời phần nào đấy là việc họ để cho chính bản thân những người dân Việt Nam nhận ra sự thật về cộng sản. 
11- Trung tướng QĐND Trần Độ VNCH không thua trận: https://youtu.be/DtmgrXvrf7w
12- TS sử học Nguyễn Nhã: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".
13- VNCH có chính nghĩa trong trận Hải chiến Hoàng Sa:
14- Nguyên Thạch: Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh Việt Nam nhưng với tri thức rất hạn hữu về những gì sau bức màn bí mật về cuộc chiến này bởi nó mang nhiều ẩn số sâu kín của cuộc chiến ý thức hệ trên cục diện toàn cầu giữa Cộng sản Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa. Với kiến thức cùng tầm nhìn có giới hạn cho một đề tài khá rộng lớn, nên những điều mà tôi trình bày, dĩ nhiên sẽ có nhiều thiếu sót và có thể đôi khi mang tính phiến diện. Tuy nhiên, không vì vậy mà tôi chọn thái độ câm lặng. Hơn thế nữa, điều tôi nêu ra đây không phải là chỉ để phê phán, bất đồng hoặc ngay cả việc thù oán người Mỹ, mà là tôi muốn bày tỏ những cảm nhận và sự nhận định của một con dân Việt Nam qua những giai đoạn dâu bể của cuộc đời mà sự đau đớn, buồn tủi tưởng như tận cùng của bất hạnh và sự bất hạnh ấy vẫn kéo dài cho mãi tận hôm nay. (14)
Cuộc chiến Việt Nam, còn được nhiều người của cả 2 bên Nam Bắc có liên quan trực tiếp đã gọi là “Cuộc chiến huynh đệ tương tàn”. Cuộc chiến này, không phải ai cũng biết nhiều về nó, nhất là người dân miền Bắc cũng như hầu hết lớp trẻ của cả nước hiện nay đã bị hệ thống giáo dục độc đạo XHCN nhồi nhét vào thế hệ trẻ những gì mà ĐCSVN cùng Ban tư tưởng trung ương muốn. Cho nên người dân cùng tuổi trẻ VN đã có những cái nhìn lệch lạc về một thể chế đầy chính nghĩa VNCH. Vì vậy chúng ta không nên chê trách họ mà phải cố gắng góp sức mỗi người là một chiến sĩ thông tin hầu giải thích giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn. Được như vậy, ngoài nâng cao trình độ Dân Trí, chúng ta còn có thể đẩy mạnh một cuộc cách mạng tương lai nhằm thay thế chế độ độc tài vô nhân tính với chủ trương nô lệ ngoại bang Tàu cộng bằng một thể chế Tự Do Dân Chủ Nhân Bản Nhân Quyền và hưng thịnh để Việt Nam còn được tồn tại trên bản đồ thế giới.
Ronold W. Reagon
Cuộc đấu tranh hôm nay là một cuộc đấu tranh đầy cam go vì sự bất cân xứng giữa bọn tà quyền tay sai cho Trung cộng có cả hệ thống quân đội, côn an, nhà tù và nòng súng với những người đấu tranh mà trong tay không tấc sắt ngoài tấm lòng yêu nước. Những chiến sĩ chân chính này rất cần sự tiếp tay của các bạn trong ngoài nước về mọi mặt để góp phần giải cứu Quê Hương sớm thoát khỏi vòng vây nô lệ Tàu cộng.
Hẳn nhiên là những trích dẫn trên là còn thiếu sót rất nhiều, mong quí còm sĩ cùng các bạn đọc góp bàn tay tra cứu để bổ sung thêm những thiếu sót không thể tránh khỏi này, bởi nhiều cái đầu bao giờ cũng hơn một. Cảm ơn các bạn trước.
Tôi xin mượn câu nói của cố Tổng thống Ronold W. Reagon để kết thúc bài viết.: “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau”.

27/9/2017