Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Đối với nhiều cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn

Đối với nhiều cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn

Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
Chủ nhật tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam, nơi mà nước Mỹ từng trú đóng hơn nửa triệu binh sĩ để chiến đấu trong một cuộc xung đột hết sức khốc liệt và đã làm cho nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng. Cuộc xung đột đó đến nay vẫn còn làm bùng ra những cuộc tranh luận, nhất là trong số những người từng tham gia chiến đấu. Thông tín viên Greg Flakus của đài VOA tường thuật.
Cuối tháng tư vừa qua, nhiều cựu chiến binh cùng với các cựu quan chức chính phủ và các nhà báo đã tụ tập tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson ở tiểu bang Texas để dự cuộc hội thảo được đặt tên Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam.
Trước một cử toạ gồm nhiều người từng chiến đấu ở Việt Nam và những người phản đối cuộc chiến tranh đó, nhạc sĩ Joe McDonald đã hát lại bài hát phản chiến nổi tiếng một thời của ông. Ông cho biết như sau về bài hát này.
"Điều đặc biệt của bài hát là nó không qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ. Tôi vẫn thường nói là qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ cũng giống như qui lỗi hoả hoạn cho lính cứu hoả."
Những cựu chiến binh có những cảm xúc lẫn lộn khi nghĩ tới cuộc xung đột đã kết thúc cách nay hơn 40 năm. Họ không đồng ý với nhau về vấn đề là cuộc chiến tranh đó có chính đáng hay không và có thể thắng hay không, nhưng tất cả đều cảm thấy cuộc chiến đó đã làm cho cuộc đời của họ thay đổi rất nhiều.
Ông Kerry Orr, một cựu chiến binh bị thương năm 1969 ở Việt Nam, cho biết như sau.
"Thật khó để nghĩ là chúng ta đã thua bởi vì chúng ta đã không muốn thắng và cho tới giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao chúng ta không muốn thắng."
Cảm giác đó còn mãnh liệt hơn đối với những người lính Việt Nam Cộng hoà, như cựu Đại uý Michael Đỗ.
"Tổng thống Nixon đã hứa là ông ấy sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng mọi cách để bảo vệ đất nước trong trường hợp phe Cộng Sản tấn công trở lại."
Nhà văn Robert Schenkkan cho biết công chúng Mỹ khi đó đã cảm thấy chán ngán đối với cuộc chiến tranh Việt Nam và các hồ sơ chính phủ cho thấy những nhà hoạch định chính sách tin rằng cuộc chiến tranh đó là một cuộc chiến không thể thắng.
"Những hồ sơ lịch sử cho thấy một cách rất rõ ràng là nhiều người không nghĩ là sẽ có được một chiến thắng quân sự, xét theo hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc đó."
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Kiến trúc sư trưởng của chính sách của Mỹ lúc đó là Ngoại trưởng Henry Kissinger. Nhiều người chỉ trích nói ông đã phạm tội ác chiến tranh qua việc đề nghị Tổng thống Richard Nixon dội bom Campuchia, một nước trung lập nằm cạnh Việt Nam.
Ông Kissinger nói rằng chiến dịch oanh tạc đó là một hành động chính đáng vì quân đội Bắc Việt đã đưa 4 sư đoàn tới Campuchia.
"Trong tuần lễ thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống của ông Nixon, họ đã phát động một chiến dịch phản công làm cho 500 người Mỹ bị thiệt mạng mỗi tuần."
Cuộc hội thảo Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại thư viện Tổng thống Lyndon Johnson, người đã quyết định tăng mạnh sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam.
Bà Luci Baines Johnson, con gái của cố Tổng thống Johnson, nói đã tới lúc để chữa lành vết thương.
"Có lẽ là tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, với tất cả những gì mà chúng ta có, đã thật sự cố gắng để làm những việc đúng đắn cho đất nước của mình."
Ngoại trưởng John Kerry là người từng tham chiến ở Việt Nam rồi trở thành một nhân vật hoạt động phản chiến. Ông cho rằng tiến trình chữa lành vết thương chiến tranh đang tiếp diễn với chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam. Ông nói rằng các mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội có thể là một kiểu mẫu cho sự hoà giải giữa các nước cựu thù.
\
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/doi-voi-nhieu-cuu-quan-nhan-my-chien-tranh-vietnam-van-tiep-dien/3335292.htm 
 
Ý kiến 
bởi: Thế chiến quốc
19.05.2016 01:31
Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn...Đúng, cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn, Mỹ có 'thua', có 'tháo chạy' khỏi Nam VN, điều đó không làm mất vị thế siêu cường của Mỹ trên thế giới, trái lại Mỹ đã đánh sập thành trì chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, Đông Âu. còn gì vui sướng hơn khi Liên xô tan rã, Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản trở về với cộng đồng quốc tế...

Đối với Cuộc chiến VN, Mỹ chí xóa bài làm lại...cuộc chiến vẫn còn ớ phía trước...Việt cộng sẽ tan rã từng mảnh!

bởi: Long Điền từ: Hoa Kỳ
19.05.2016 00:37
Long Điền : Vết thương từ Cuộc Chiến Việt Nam 1965-1975 do Mỹ tổ chức sở dĩ chưa lành là vì ngày nay chính phủ Mỹ vẫn lừa dối dân Mỹ và dân VN bằng cách vuốt ve CSVN làm đau lòng 58.000 oan hồn chiến binh Mỹ đã chiến đấu cho nền Dân Chủ non trẻ tại VNCH. Hàng năm Mỹ vẫn trợ giúp CSVN hàng tỷ USD để chúng cắt xén, ăn chận số tiền thuế của dân Mỹ, để chúng làm giàu trên xương máu dân VN. Nếu chính phủ Mỹ thật lòng vì Dân Chủ và Nhân Quyền thì phải truy tố những tên CSVN hà hiếp dân lành, đánh đập tù nhân lương tâm, liên tục chà đạp NQ trong khi đó chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục giao thương, huấn luyện nghiệp vụ cho cảnh sát CSVN cách thức đàn áp dân VN. Mỹ ban bố cho CSVN nhiều cơ hội, lơ là về Nhân Quyền, không có biện pháp chế tài thì CSVN liên tục vi phạm NQ ngày càng trầm trọng hơn!!! Trước mặt Mỹ thì CSVN thả 10 tù nhân lương tâm, sau lưng Mỹ thì CSVN bắt tiếp 100 tù nhân lương tâm khác. Mỹ chơi trò gì vậy, đây là hình thức khuyến khích kẻ ác.
Ngày 22 tháng 5 2016 TT. Obama sang thăm VN với ý đồ xóa bỏ cấm vận, (bán vũ khí tiên tiến cho tập đoàn bán nước, buôn dân CSVN để làm gì hay là để giết thêm con dân VN biểu tình chống chính phủ VC.) Kết nạp CSVN vào TPP, công nhận chính phủ mới do tên đại gian, đại ác Nguyễn Phú Trọng vừa thành lập. Chúng ta không cần Mỹ dựng lại VNCH, chỉ cần Mỹ không ủng hộ kẻ ác, Mỹ ũng hộ dân lành Việt Nam, trả lại công đạo cho 58.000 chiến binh Mỹ chết vì Tự Do của MNVN.
Tôi là người Mỹ gốc Việt đau buồn cho VN , còn người Mỹ chính thức, Mỹ có con em hy sinh trên chiến trường MNVN còn đau buồn gấp 1000 lần tôi.
Chính phủ Mỹ nên ra tay nghĩa hiệp, như đã từng cứu giúp nhiều quốc gia ĐNÁ dành độc lập, xây dựng chế độ Dân Chủ, xa lánh bọn Diều Hâu hiếu chiến, dành quyền tụ quyết cho các dân tộc đang nổ lực tìm Tự Do, Dân Chủ.
Ũng hộ công khai và manh mẽ các tổ chức Xã Hội Dân Sự chân chính để họ có phương tiên chống kẻ cầm quyền độc tài, độc đoán.Phê phán những chính phủ độc tài và thiết lập các biện pháp chế tài ôn hòa bằng kinh tế để các chế độ Độc Tài, phản Dân Chủ phải bị đào thải thì cả thế giới ghi ơn Hoa Kỳ như một quốc gia hàng đầu cần phải noi theo.

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
18.05.2016 23:58
Chữa lành vết thương Việt Mỹ mà vẫn còn csvn độc tài thì chẳng khác nào vỗ béo cho chế độc cs, có lợi gì đâu ?
Phải chăng nước Mỹ chỉ nhằm tới một chút lợi về kinh tế mà xét ra tôi nghĩ không nhiều bàng nước Mỹ cho đi !
Không thể lành được vết thương cho nhân Dân VN và cho người dân Mỹ nếu vẫn chế độ này, vẫn Hồ chồn cáo, vẫn cơ chế ba đầu, vẫn độc quyền độc đảng độc tôn !
Obama đi kỳ này cũng sẽ thất bại, vì những ngày qua với vụ cá chết, dân vẫn bị bịt mồm bịt miệng, bị đánh vùi dập, các nhà bất đồng phản biện, các fecebook vẫn bị chăn ngăn !
TPP vỗ béo cho chế độ cs này khi Donald Trump lên sẽ chìm xuồng, Quốc Hội Mỹ hầu như đa số là đảng viên CH chắc chắn chẳng theo lối chủ bại của Obama !
Bill Clinton và Obama đã nuôi csvn !

bởi: HÒANG KỲ(NPCN)Btn từ: "phục phản"
18.05.2016 23:08
Chiến tranh VN người Mỹ không muốn thắng.Và,những chiến binh Hoa-kỳ chiến đấu bằng một cánh tay bị trói,bởi đám chính trị hoạt đầu,và bọn phản chiến.Sau lưng là đại tư bản MỸ đang hướng về lục điạ TQ,để bắt tay với CS Mao,trong cả một chiến lược đánh sập NGA XÔ và khối CS Đông Âu.
Chủ trương cuả Mao và đám lãnh đạo BK đã manh nha từ những năm 60,là kéo MỸ về gần mình,để bán đứng Đ/c XÔ VIẾT,hòng leo lên ngôi siêu cường với sự mở cưả lục điạ nghèo khổ cuả Đại tư bản MỸ.
Từ năm 65 trở đi người ta thấy những cuộc đối thoại trong bóng đêm giưã Trung Cộng và MỸ,cho đến năm 72 MỸ và TQ đã hoàn chỉnh những chính sách,những thoả thuận.Bề mặt cuả nó thị hiện qua cuộc ngoại giao "BÓNG BÀN và GẤU TRÚC".Từ năm 72 số phận miền Nam,VNCH đã được quyết định.Người MỸ trả giá bằng sự rút khỏi Miền Nam qua danh từ mĩ miều "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH"...nhưng thực chất là bỏ rơi đồng minh VNCH trong cả một chiến lược cuả MỸ là đánh xụm khối CS,và tiến hành cuộc Viễn chinh TĐ,để giật xập các chế độ Độc tài Hồi giáo.Nhưng MỸ đã buớc vào một sai lâm khác là đã tham chiến tại TĐ,một nơi mà cả nghìn năm không bao giờ có thể ổn định vì giaó phái,chủng tộc và tư tưởng Thần quyền.
Cái sai lầm ấy là cả vùng BIỂN ĐÔNG và một phần TBD hoàn toàn bỏ trống sau chiến tranh VN,với sự triệt thoái toàn diện từ Subic Bay,Miền Nam VN,các căn cứ chiến lược tại THÁI.
Vì vậy đã tạo cơ hội cho TQ chiếm đoạt gần như toàn bộ HS,và một phần TS.Đây là cái giá Mỹ phải trả,và việc "xoay trục" cuả MỸ để ngăn chặn tham vọng bành trướng TQ coi như là đã trễ,nhưng không thể để TQ đạt được tham vọng,tuy nhiên đây cũng chính là "CÁI BẪY KHỔNG LỒ" vưà đủ để nhốt tên bành trướng TQ vào rọ,bằng cuộc chạy đua vũ trang vô vọng với MỸ,những gì Mỹ tạo cho TQ nay đã đến lúc Mỹ cần cho nó tan rã bằng kinh tế,và dấu hiệu ấy đã và đang xẩy ra cho nền KT khổng lồ này...mức độ chống Tập Cận Bành cũng dâng cao,trong hệ thống chính trị TQ.
41 năm vết thương chiến tranh VN vẫn rỉ máu.Nếu Mỹ chỉ muốn chưã lành với CSVN thì e rằng chỉ làm hồi sức cho một bọn độc tài,bất xứng đang lãnh đạo VN.
Nhân dận VN đã cắn răng tự chưã vết thương,nhưng hàng triệu người ngã xuống,hàng trăm ngàn nguời chết thảm sau 75 dưới bàn tay đẫm maú cuả CS,nưả triệu người VN chết chìm ngoài BIỂN ĐÔNG,và hàng trệu gia đình ly tán CSVN chưa hề có chính sách hoà giải,ngoài việc hoà giải mang ý nghiã phải quy thuận Đảng CS,và nhìn nhận họ là lãnh đạo duy nhất.
Chính vì cái "KHÔNG MUỐN CHIẾN THẮNG" cuả chính sách MỸ thời ấy,mà vết thương VN vẫn rỉ máu.
Vết thương ấy chỉ có thể lành lại khi Đảng CSVN cần phải trả lại Nhân quyền,Dân chủ và Tự do cho NDVN,trả lại Độc lập,tự chủ cho tổ quốc VN...thì sự hoà giải,chưã lành vết thương mới có cơ may thưc hiện.
Tại HK cho đến hôm nay bức tường đá đen vẫn còn ghi tên hơn 52 ngàn chiến binh HK...và bọn phản chiến năm xưa nhiều người đã phản tỉnh.Nhưng vết thẹo chiến tranh VN vẫn in hằn trong lịch sử VN,và lịch sử HK.
Nó không bao giờ lành lặn cả.Kể cả khi CSVN biến mất!!!

bởi: A Pẩu
18.05.2016 23:04
Dù muốn hay không thì China mới là bên ngồi mát mà vẫn thắng Mỹ và ẳm trọn biển Nam ngon lành. Xét đến công trạng thì phải nói miền Bắc VN có công lớn đã tuyên truyền tốt và dân miền Bắc sẳn sành chết để cho China có thành quả như hôm nay. Có điều lãnh đạo miền Bắc toàn thành phần ngu dốt nên đã biến công thành tội và bị China đánh bầm dập. Nếu lãnh đạo VN tiếp tục ngu thì lại bị đánh nữa nhưng lần này China đánh thắng mà không cần súng đạn và dân VN sẳng sàng để đập đầu bọn lãnh đạo dốt của họ
Trả lời
bởi: Cung
19.05.2016 01:09
Chai mặt na mà thắng Mỹ thì chắc cá chục ngàn năm.. dễ hiểu thôi: còn ăn cắp, sao chép, còn làm gián điệp, còn không dám rờ tới cái đảo nhỏ chút xíu Senkaku.. Còn bị bắn chìm tan xác tàu vả còn che trung hoa rốn.. trốn qua Mẻo, thì còn bị Cấm Cẩu.. dài dài..

bởi: Dan trong nuoc
18.05.2016 23:04
TT OBAMA sap den VN day la mot co hoi cho nguoi dan vn doi quyen loi dan chu, vay moi nguoi dan trong nuoc hay dung len to chuc bieu tinh. CONG SAN se khong dam dan ap nguoi dan .vi ho rat so du luan cho Ong OBAMA.

bởi: Người có đuôi
18.05.2016 22:56
Mỹ không dội bom lên thẳng đầu Bắc cộng, nhưng cứ bỏ bom long vòng: Nghĩa là làm sao? Như thế chiến tranh không muốn thắng là phải rồi.


bởi: VNCH từ: Chết không kịp ngáp
18.05.2016 22:45
không chỉ đối với cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn, mà đối với cả nước Mỹ hàng ngàn năm sau, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn.
Vì sự cay đắng của một đại siêu cường lần đầu tiên và có lẽ là lần duy nhất lại thua một nước nhược tiểu.
Vì lịch sử quốc gia Mỹ phải ghi nhận sự bại trận nhục nhã nhất kể thừ khi lập quốc.
Tóm lại, hội chứng chiến tranh Việt Nam vĩnh viễn ẩm ỉ trong lòng nước Mỹ, không bao giờ chấm dứt.

bởi: Không ghi tên
18.05.2016 22:27
Một vấn đề,một đối tượng mà Hoa kỳ vẫn tiếp tục theo đuổi đã trên 60 năm nay ,chưa ngã ngũ . Cựu quân nhân HK đã thấu rỏ vấn đề ,nên nói rằng chiến tranh VN chưa kết thúc .
Chủ nghĩa CS toàn cầu đã sụp đỗ rồi ,số còn lại,không can hệ gì với khối tự do cho nhiều lắm .chả có chiến tranh lạnh ,nóng gì đâu .
Cái uy thế và kinh tế của HK đang vận hành trong gai gốc ,khó khăn .Chắc chắn còn nhiều TT Hoa kỳ cũng còn tiếp nối ,không riêng gì Ô Obana .
Cục tình báo Hoa nam và các chuyên viên của BCT Bắc kinh,chắc cũng đã đến Hanoi mấy tuần nay rồi .

bởi: Dung từ: Dallas
18.05.2016 22:12
Chúng ta hãy vui mừng là cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc cách đây 41 năm. Cuộc chiến đã sát hại 58.000 người lính Mỹ và 3 triệu người Việt! Những ảnh hưởng trên tinh thần của người trong cuộc vẫn kéo dài cho đền ngày nay. Chúng ta cảm thông với những đau thương đó của người dân Mỹ cũng như Việt trong và ngoài nước. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta tiếp tục cuộc chiến cho đến hủy diệt hòa toàn.
Cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến vô nghĩa, một cuộc đọ sức giữa một anh khổng lồ và một người tí hon. Thế nhưng anh khổng lồ bị quật ngã! Mấy ông chống cọng sẽ bảo có Nga Tàu tham chiến. Thế có bắt được anh lính Nga Tàu nào không? Trong khi Mỹ đưa nửa triệu lính vào Việt Nam. Còn chuyện viện trợ vũ khí là chuyện cần thiết để chống lại anh khổng lồ này.
Mấy ông HO già bên này cứ một hai đòi đánh cho chết hết ba thằng cọng sản. Thế nhưng khi cọng sản vào năm 1975 thì các ông cổi quần, vất súng, bỏ cờ vào thùng rác.. hèn nhác bỏ chạy trước hết. Hồi đó sao các ông không giỏi mà tiếp tục đánh cọng sản? Sau 75 các ông không ở lại trong nước mà đòi dân chủ, nhân quyền? Bây giờ sang đây chỉ ngồi nói doóc!
Các ông thù cọng sản vì họ bắt các ông đi học tập? Thử hỏi hồi đó nếu các ông thắng miền Bắc thì các ông có để cho các cán bộ cọng sản sống sót đi học tập cải tạo hay không? Hay là các ông sẽ tắm máu họ như Ngô Đình Diệm đã từng giết Quốc Dân Đảng, Cao Đài, Bình Xuyên, Hòa Hảo, Phật Giáo? Các ông nên cám ơn cọng sản đã nhân đạo không giết các ông và nhờ học tập cải tạo, chào cờ đỏ sao vàng và hát quốc ca cọng sản mỗi ngày mà ngày nay các ông được sang Mỹ để ngồi nói doóc!
Trả lời
bởi: Không ghi tên
19.05.2016 01:44
Chị Dung bảo "một cuộc đọ sức giữa một anh khổng lồ và một người tí hon" làm mình cười....văng cả tăm xỉa răng. Đúng là nhân chứng vừa điêu vừa tồi nếu không chột mắt thì cũng ti hí mắt luôn, không thể nào tin được. Mình thì thấy cuộc chiến giống như đấu đá giữa hai con gà chọi. Con nào cũng có những đại gia bảo kê, gà phía Nam thì chỉ có đại gia Mỹ hùng hổ bặm trợn,ỷ giầu có cá độ trọn gói, chỉ thuê mướn thêm mấy tay lau nhau vào cuộc vỗ tay, xoa bóp gà cho rôm rả. Còn gà phía Bắc thì của cả một tập đoàn Mác Lê ngoan cường chung vốn,tay nào cũng thuộc loại đầu gấu,vét hết tiền nhà cũng vẫn chơi xả láng, nếu cần gắn cựa giả ăn gian cho gà mình cũng gắn, chọi phải máu lửa chết bỏ. Thế thì gà phía Bắc sao lại không thắng. Nhưng thắng rồi thì te tua, gà chọi thành gà rù.Các đại gia Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc,...phá sản cả lũ, thế là đại gia TQ còn vốn, còn hung hăng cậy gần chuồng thì lôi về...đấm bóp,nếu không chọi được nữa thì bỏ vào nồi hầm thuốc Bắc! Bây giờ hai con gà Nam, Bắc, một con đã chết thối, vì Mỹ không thèm ăn; một con một mình một chuồng nhởn nhơ bươi chải nuốt đủ thứ, béo phì chả biết còn chọi được nữa không nhưng vẫn gáy cho lũ gà mái nó cười.
Trả lời
bởi: Oklahoman
18.05.2016 23:49
Không có Nga Tàu thì Việt Cộng lấy gậy trường sơn chống lại súng ống hã ông Dung? Cái ngu của Việt Cộng là làm theo lệnh Nga Tàu để bành trướng thế giới cộng sản, nhưng lại đem xương máu nhân dân ra hy sinh. Củng may mà Mỹ nó nhúng tay vào cho nên Liên Sô và Đông Âu mới sụp đổ, còn Việt Cộng thì kiệt quệ không đánh nổi Thái Lan. Cộng sản ngày nay xem như hoàn toàn bị tiêu diệt, chỉ còn lại bọn mafia đỏ ngồi đó mà tiếp tục đàn áp dân, nhưng rồi củng chờ ngày rụng thôi.
Trả lời
bởi: UT từ: USA
18.05.2016 23:09
DUNG tu DALLAS = Thich CS sao lai sang My lam gi ?
Trả lời
bởi: Dung từ: Dallas
19.05.2016 01:40
Sao không phản biện lại? Cứ cái câu này lặp đi lặp lại hoài không biết chán!
Trả lời
bởi: Oklahoman
18.05.2016 23:41
Nằm vùng để theo dõi cộng đồng và báo cáo với chính quyền Việt Cộng.

bởi: Nhan Ai Nguyen từ: USA
18.05.2016 21:59
Xin một tập đoàn độc tài đảng trị, một kẻ thù đã từng giết hại đồng bào trong nước họ và 58 ngàn quân nhân Mỹ được ban giao vô điều kiện là một hành động gọi là "Hoà Giải Hòa Họp" đó sao? Đó cũng là hành động gọi là "Hàn gắn viết thương chiến tranh" đó ư? Thật là miả mai thay. Hơn thế nửa đưa Ô. Kissinger ra nói chuyện theo tôi chằng những không hàn gắn được vết thương mà lại còn đâm sâu và khoét rộng thêm viết thương đã và đang mưng mủ.

bởi: Không ghi tên
18.05.2016 21:47
Nỗi ân hận mãi mãi dằn vặt trong tâm trí bố tôi là ông đã cầm súng trực tiếp chiến đấu chống lại những người bạn kính trọng nhất ngày hôm nay là những người Mỹ.

bởi: Trớ Trêu từ: San Jose, CA
18.05.2016 21:45
Dù cho có ngụy biện bằng bất cứ lý lẽ nào đi nữa, Mỹ vẫn bị xem như đã thua trận tại VN. Mỹ chỉ có thể thắng trong điều kiện được quyền xử dụng toàn lực bất chấp quốc hội hay có sự đồng thuận của nhân dân mà thôi. Cũng vì điều nầy mà Trung Quốc sẽ điều nghiên rất kỹ khi có đụng trận với Mỹ và nhất định họ sẽ lôi Mỹ vào thế chiến lược như khi Mỹ đụng VN...

bởi: Nguyễn Đức Băǹg từ: California, USA
18.05.2016 21:39
Chính Phủ HK và người CS Bắc Việt đã phạm lối sai lầm lớn lao, là họ nghĩ chiến tranh đã chậm dứt và các vết thương được hàn gắn.
Điều này chưa có, và không bao giờ có khi các con dân, và cưu quân nhân VNCH cỏn bị đối xử như công dân không có hạng ngay trong quốc gia của họ - và chính phu HK và nhân dân HK đứng lên XIN LỔI nhân dân VNCH đã hy sinh làm tiền đồn chống Cộng cho họ.
Những hàn gắn trên bề mặt không giải toả được sự đau thương, hy sinh vô bờ bến của nhân dân miền Nam VN cũng như cuả nhửng chiến sĩ HK đã dũng cãm chiến đấu bên caṇh ̣đồng minh bị ph̉an bôị́ cuả họ là VNCH.

bởi: Du non vien từ: Viet Nam
18.05.2016 21:37
Đã hơn 40 năm ,vết thuơng tuy đã lành ,nhưng vẫn còn để lại những vết thẹo.
Và mỗi khi nhìn lại những vết thẹo thì những ký ức ,những hình ảnh ,những kỷ niệm như những thuớc phim sống động tuần tự sống lại.
Chỉ có điều ,chiến tranh đã qua và lòng hận thù không còn thì con người được thảnh thơi.
Về phía quân nhân người Mỹ thì phân đông họ coi cuộc chiến là một phần ký ức của họ ,họ có những cuộc phản đối ,họ phản đối những nhân vật đã phản bội xương máu của họ để làm lợi cho địch.
Cho đến giờ ,nhiều quân nhân đã lợi dụng phản chiến mà có một địa vị chính trị vẫn bị các đồng đội không được coi trọng.
Còn về những quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa họ cũng còn nhiều vết thẹo ,họ bị phân biệt đối xử một cách hà khắc ,con cái họ phải bỏ học vì cha của họ là Lính . Chưa kể nhiều quân nhân phải đi tù cả chục năm ,
Chính họ và gia đinh họ là những nạn nhân của đảng Cộng Sản.
Sau 40 năm chiến tranh ,thời gian đã gần nửa thế kỷ ,nhưng bạo quyền vẫn tiếp diễn ,những ký ức có phai mờ cho lớp người đi trước ,nhưng nó lại hằn sâu cho lớp người đi sau .

bởi: VƯƠNG LIỂU CHI
18.05.2016 20:36
toi thích VIỆT NAM làm bạn được với nước MỸ , nhưng...đâu phải tôi thích là được đâu ! Buồn nhỉ !

bởi: Không ghi tên
18.05.2016 19:58
Xoa sach Che do cong san Viet nam thi chien tranh viet nam khong con la mot vet thuong cho nuoc My ma la mot kinh nghiem cho nguoi My 
bởi: Không ghi tên
18.05.2016 19:53
"Đã đến lúc chữa lanh vết thương " chẳng khác nào nói các chiên binh từng tham chiến chết hết cho rồi ,buồn quá.
 

Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?

Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?

TP - Đàm phán về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ thường xuyên lâm vào thế bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA)… Năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết “bồi thường” 3,25 tỷ USD cho Việt Nam.
 
Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam? Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại Paris cuối tháng 1/1973. Ảnh: AP
Ông Phan Doãn Nam, thư ký của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thời kỳ Việt Nam và Mỹ đang đàm phán Hiệp định Paris, kể lại những câu chuyện liên quan quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, trong đó có vấn đề bồi thường chiến tranh và MIA.
Nhà máy thép không thành

“Quá khứ không dễ quên, nhất là khi bị in hằn bởi những vết sẹo do chiến tranh để lại nhưng với tư duy luôn hướng về phía trước, Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang nỗ lực rất nhiều để vượt lên trên quá khứ và định hình quan hệ tương lai”.

            Phó Thủ tướng, 
Bộ trưởng 
Bộ Ngoại  giao 
Phạm Bình Minh
Ông Nam kể, năm 1973, phía Việt Nam muốn nhận tiền bồi thường chiến tranh để xây dựng nhà máy thép 3 triệu tấn; phía Mỹ đồng ý thương lượng về vấn đề này, nhưng không gọi là bồi thường chiến tranh, mà là khoản đóng góp vào quá trình tái thiết Việt Nam. Phía Việt Nam lúc đầu đưa ra con số 5 tỷ USD, sau thương lượng thì rút xuống 3,25 tỷ USD. Tháng 2/1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng với nội dung Mỹ sẽ trả khoản tiền 3,25 tỷ USD. Ông Nam nói rằng, lúc đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tập trung ký cho xong Hiệp định Paris, nên không phân tích kỹ một câu gần cuối thư có nội dung hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận ghi trong thư đúng theo hiến pháp của mỗi nước. Theo ông Nam, chính câu này trở thành cớ để Mỹ sau đó không thực hiện cam kết trả 3,25 tỷ USD; vấn đề bồi thường nếu đưa ra Quốc hội Mỹ chắc chắn không được thông qua vì Quốc hội Mỹ hồi đó chống đối Việt Nam. Báo chí Mỹ về sau đưa tin, tác giả của câu đó chính là ông Henry Kissinger (cố vấn của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau trở thành Ngoại trưởng), ông Nam nói.
Ông Phan Doãn Nam (từng là Thư ký/Trợ lý của Thứ trưởng/Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch) trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong. Ảnh: Trúc Quỳnh
Trước đó, đoàn đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Mỹ vẫn tư vấn cho Việt Nam cách chia nhỏ nhà máy thép công suất lớn thành nhiều nhà máy công suất nhỏ để tránh bị Quốc hội Mỹ gạt bỏ nếu cho rằng Việt Nam sản xuất nhiều thép để tiếp tục chiến tranh. Đoàn của USAID còn đưa ra yêu cầu tiền bồi thường phải được dùng để mua hàng của Mỹ và vận chuyển bằng tàu Mỹ, chứ không được trả bằng tiền mặt. Sau mấy tháng làm việc và tư vấn cho Việt Nam, đoàn này về nước và không hồi âm gì, ông Nam kể.
Ông Nam nói rằng, sau đó, Việt Nam mới nhận ra Mỹ chỉ muốn thăm dò xem nước ta có thực sự muốn xây dựng lại đất nước hay tiếp tục chiến tranh. Nhân có dòng chữ cuối thư mà phía Mỹ không đề cập chuyện viện trợ 3,25 tỷ USD nữa. Năm 1975, Mỹ cho rằng Việt Nam không thi hành Hiệp định Paris nên cũng không thực hiện cam kết của họ, trong đó có khoản bồi thường chiến tranh, ông Nam nói. Những cuộc đàm phán sau đó về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, MIA… Thời gian đó, Mỹ luôn cho rằng, Việt Nam giữ lại hài cốt lính Mỹ và giấu tù binh Mỹ.
Từ năm 1977 đến 1978, Việt Nam có ba cuộc thương lượng với Mỹ về bình thường hóa quan hệ, nhưng đều bế tắc vì hai vấn đề này, ông Nam kể. Sau đó, các cuộc đàm phán còn bị ảnh hưởng khi Trung Quốc chủ động thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ông nói. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hồi đó không chống Việt Nam, nhưng cho rằng thời cơ đến thì bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trước, sau đó với Việt Nam.
Về vấn đề MIA, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết vấn đề tìm kiếm, trao trả nhiều hài cốt cho Mỹ. Phía Việt Nam phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thậm chí thương vong trong quá trình đi tìm hài cốt lính Mỹ. Ông Nam kể rằng, một người bạn ông làm việc ở Bộ Ngoại giao đã tử nạn khi có mặt trên chiếc máy bay bị nổ trên đường đi tìm hài cốt Mỹ. Năm 2000, vợ chồng Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Việt Nam được mời ra tận thực địa để chứng kiến việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ khó khăn như thế nào.
Ông Nam kể, phía ta nói với phía Mỹ rằng, Việt Nam còn có hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh chưa nhận dạng được, chưa biết mồ mả ở đâu; phía Mỹ dần dần hiểu ra rằng Việt Nam cũng đau lắm. Đến năm 1989, Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, xóa bỏ trở ngại cuối cùng trong tiến trình đàm phán. Đại sứ Mỹ lúc đó tuyên bố sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Henry Kissinger: Chúng tôi kính phục các ông
Ông Nam nói rằng, trong quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ, thái độ của phía Việt Nam rất nghiêm túc, biết “đánh đúng chỗ họ cần”, và được phía Mỹ đánh giá cao. Là người tham gia quá trình đàm phán Hiệp định Paris, ông Nam kể lại câu chuyện sau 5 năm đàm phán ở Paris, buổi cuối cùng vào tháng 1/1973, đoàn Việt Nam mời cơm thân mật đoàn Mỹ. Ông Lê Đức Thọ trong bữa đó đã hỏi ông Henry Kissinger nghĩ sao về đoàn Việt Nam.
“Không phải là người thân Việt Nam, nhưng Kissinger đã nói rằng, chuyện các ông chiến đấu oanh liệt là không ai chối cãi. Nhưng nếu các ông chỉ gan dạ, anh dũng thì chúng tôi cũng dễ đối phó. Nhưng đằng này các ông còn rất khôn ngoan, mưu lược, nên 5 năm nay chúng tôi phải đấu với các ông không phải dễ. Chúng tôi rất kính phục các ông”, ông Nam kể.
Sau khi ký Hiệp định Paris, Mỹ vẫn không đồng ý Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, nhưng Tổng thống Nixon nói rằng, Mỹ sẽ không bao giờ xem Việt Nam là kẻ thù, và trong thời gian chưa bình thường hóa quan hệ, sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ lưu vong nào chống lại chính phủ Việt Nam, ông Nam cho biết.
Ông Nam cho rằng, Việt Nam và Mỹ từng có không ít cơ hội để có thể “chơi” với nhau từ rất sớm. Ông kể, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã tổ chức năm cuộc hội thảo tại Việt Nam và một hội thảo ở Ý để tìm ra trong quan hệ Việt - Mỹ có cơ hội nào bị bỏ lỡ. Sau khi Việt Nam độc lập, Bác Hồ gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman.
Chiến tranh Lạnh khi đó chưa đến, và Tổng thống Truman vẫn nói ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc. Bác Hồ tin tưởng như vậy nên mới gửi thư cho Tổng thống Truman, nhưng ông này không trả lời, ông Nam kể. Bản thân ông McNamara ít nhất 7 lần đề nghị chính phủ Mỹ đàm phán, nhưng cũng bị bỏ qua…

Quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển thuận lợi
Trong bức thư gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Việt Nam là “độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Người cũng khẳng định Việt Nam “sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”. Thế giới ngày nay đang vận động rất nhanh, đòi hỏi hai nước không được phép bỏ lỡ những cơ hội lịch sử như những giai đoạn trước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định. Chặng đường 20 năm qua, nhất là từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện tháng 7/2013, đã chỉ ra rằng, hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung có nhiều điều kiện được duy trì hơn khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thuận lợi; quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp với lợi ích chung của tất cả các nước trong khu vực, Phó Thủ tướng khẳng định.
Trúc Quỳnh
Nguồn: http://m.tienphong.vn/the-gioi/tai-sao-my-khong-boi-thuong-chien-tranh-viet-nam-883031.tpo#ref-https://www.google.com

Quan hệ Mỹ-Việt : Bài học POW/MIA và vấn đề nhân quyền hiện nay

Quan hệ Mỹ-Việt : Bài học POW/MIA và vấn đề nhân quyền hiện nay

Quan hệ Mỹ-Việt : Bài học POW/MIA và vấn đề nhân quyền hiện nay
 
Cờ hiệu của Liên đoàn các gia đình Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh (The National League of Families' POW/MIA), thành lập năm 1971. Ảnh : Wikipedia

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 Tháng Tư (1975-2015), và 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt (1995-2015), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ-Việt, đã có một bài nghiên cứu lý thú đăng trên số mùa xuân 2015 của tập san The Cairo Review of Global Affairs, do Đại học Mỹ tại Cairo (The American University in Cairo) xuất bản.

Mang tựa đề "After the Fall of Saigon" – tạm dịch "Sau khi Saigon thất thủ" - trong vòng 15 trang, tác giả đã lược lại một số nét chính trong tình hình Việt Nam và quan hệ Mỹ-Việt, trải dài trong 70 năm (1945-2015). Sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài nghiên cứu đã được nêu bật trong hàng tiểu tựa : Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, và tình bạn bất ngờ nối tiếp theo sau.
Điểm đáng chú ý là bài viết là không chỉ giới hạn sự can dự của Mỹ trong giai đoạn thường được giới sử học gọi là Cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ II (1955-1975) – tức là thời kỳ Mỹ rầm rộ tham chiến tại Việt Nam – mà gộp luôn cả hai cuộc chiến trước (1946-1954) và sau (1979-1989) đó.
Tác giả giải thích : “Bên ngoài Việt Nam, đôi khi người ta quên rằng Hoa Kỳ cũng đã dấn sâu vào cuộc Chiến tranh Đông Dương đầu tiên 1946-1954, và cũng sẽ can dự vào cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ III từ năm 1979 đến năm 1989.
Hậu quả của sự can dự này, theo tác giả, rất nghiêm trọng : “Ba cuộc chiến đó đã mang lại những đổ vỡ to lớn về vật chất, kinh tế, xã hội, đạo đức cho Việt Nam, và gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như sự phân cực giữa người Việt Nam với nhau.”
Đối với tác giả, chính các hệ quả đó đã khiến mọi người phải kinh ngac khi thấy rằng 40 năm sau ngày 30 tháng Tư 1975, quan hệ đã trở nên rất tốt đẹp giữa hai nước từng là đối thủ - “đã không chỉ hòa giải với nhau, mà quan hệ song phương lại còn đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh.” Và tiến trình xích lại gần nhau đó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã giúp thúc đẩy sự hòa giải ngay giữa những người Việt trước đây từng đối đầu gay gắt với nhau.
Dàn dựng ‘vấn đề POW/MIA’ và chơi ‘lá bài Trung Quốc’
Trong phần điểm lại vai trò của Mỹ trong ba cuộc Chiến tranh Đông Dương, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã nêu lên nhiều yếu tố ít được nói đến một cách rộng rãi.
Một trong những yếu tố này là vấn đề Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh - gọi tắt là POW/MIA - mà theo Giáo sư Long, đã được phía Mỹ dàn dựng lên và thổi phồng thành cản lực chính để từ chối giải hòa với Việt Nam : “Đây là một vấn đề mà giới vận động hành lang chống Việt Nam và chống Cộng tại Hoa Kỳ đã dàn dựng để ngăn chặn việc cải thiện bang giao.”
Một nhận xét thứ hai đáng lưu ý là sự kiện trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là từ năm 1979 đến 1989, Mỹ đã về hùa với Trung Quốc để thúc ép Việt Nam trên vấn đề Cam Bốt. Theo Giáo sư Long, chính điều đó đã có tác dụng đẩy Hà Nội về phía Bắc Kinh sau khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc tái lập bang giao vào năm 1992 :
Cũng nên ghi nhận rằng chính hậu thuẫn mà Mỹ dành cho Trung Quốc trong giai đoạn đó đã có hệ quả là đẩy Việt Nam vào sâu trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ. Khi chơi “lá bài Trung Quốc”, Hoa Kỳ đã xô Việt Nam vào sâu trong vòng tay Trung Quốc và cho Trung Quốc cơ hội thâm nhập sâu vào trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam.”
Lợi ích chiến lược của quan hệ tốt Mỹ-Việt
Tuy vậy, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, ngày nay, khi bang giao Mỹ-Việt đã được bình thường hóa, Hoa Kỳ đã “thấy rõ mối lợi về phương diện địa lý chính trị của việc tăng cường quan hệ với Việt Nam vào lúc Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc kinh tế và quân sự tại Châu Á. Một trong những quan ngại của Mỹ là Trung Quốc thống trị Biển Đông, trong lúc Việt Nam là quốc gia có bờ biển chạy dọc theo gần như toàn bộ chiều dài của tuyến hàng hải nơi qua lại của khoảng 60% hàng hóa chuyển vận bằng đường biển.”
Trong phần kết luận của bài nghiên cứu, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã không ngần ngại lưu ý Hoa Kỳ là phải biết rút tỉa kinh nghiệm từ quá khứ để xử lý tốt hai vấn đề nhạy cảm và gắn với nhau là bán vũ khí cho Việt Nam và Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Theo Giáo sư Long : “Hoa Kỳ không nên đi quá trớn trong lãnh vực nhân quyền như họ đã từng làm trên vấn đề POW/MIA. Vũ khí của Mỹ sẽ giúp Việt Nam chia sẻ gánh nặng an ninh của khu vực Đông Á với Hoa Kỳ, trong tư cách một đối tác tự lực cánh sinh chứ không phải là một con rối của Mỹ.”
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã giải thích rõ hơn về một số nhận định đã nêu lên trong bài viết đăng trên tập san của Đại học Mỹ ở Cairo, đặc biệt là cách thức mà cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger dàn dựng “Vấn đề POW/MIA”, tức là Tù nhân và Người Mỹ mất tích, để phá vỡ kết quả của Hòa đàm Paris, tiếp tục chiến tranh cho đến tận 1975, rồi sau đó vẫn viện cớ này để phá hoại các nỗ lực bình thường hóa bang giao.
Sau đây là toàn bộ cuộc phỏng vấn với Giáo sư Ngô Vĩnh Long.
Toàn bộ phỏng vấn với Giáo sư Ngô Vĩnh Long 20/04/2015 Nghe
Các ý chính trong bài viết
Ngô Vĩnh Long : Bài tôi viết chủ yếu là để kiểm lại một số vấn đề trong quan hệ Mỹ-Việt trong 70 năm qua:
(1) Vấn đề thứ nhất tôi muốn nhắc là từ năm 1945 cho tới mãi gần đây sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam chưa bao giờ vì người Việt Nam hay vì đất nước Việt Nam.
(2) Vấn đề thứ hai tôi muốn nêu lên là những lý do mà Mỹ đã dùng để nhúng tay vào nội tình Việt Nam và để biện minh cho 3 cuộc “Chiến tranh Đông Dương” từ năm 1946 đến năm 1989 đã gây rất nhiều khó khăn cho việc “bình thường hóa quan hệ” giữa hai nước.
(3) Và vấn đề thứ 3 tôi muốn độc giả chú ý là những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai nước từ năm 1995 đến nay, đặc biệt là từ sau năm 2005 - vì lý do lợi ích của đôi bên chứ không phải vì lợi ích của Mỹ là chính - đã đem lại được nhiều kết quả khả quan, nếu không nói là phi thường.
Do đó, tôi thiết nghĩ là hai bên nên thận trọng không để những áp lực ngoại vi chi phối những thành quả đã đạt được mà nên củng cố và phát huy quan hệ, không chỉ vì lợi ích song phương mà còn vì lợi ích chung của khu vực và thế giới.
POW/MIA : Một ‘vấn đề’ được dàn dựng (concocted)
Ngô Vĩnh Long : Trước hết tôi xin giải thích từ tiếng Anh ‘concocted’ mà tôi dùng, có thể nghĩa là dàn dựng, là ngụy tạo, là thổi phồng, tùy theo trường hợp của từng thời kỳ. Tội lựa từ này một cách rất kỹ lưỡng.
Tại sao tôi nói như thế ?
Trước hết, trong suốt quá trình can thiệp của Mỹ ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1968, chưa bao giờ có vấn đề mà sau này Mỹ gọi là “vấn đề tù nhân chiến tranh và người mất tích” (Prisoner of War/Missing in Action, gọi tắt là POW/MIA issue).
Vấn đề POW/MIA được dựng lên để làm cớ nuốt lời hứa
Đây là vấn đề mà Richard Nixon dàn dựng sau khi lên làm Tổng thống để phá hủy những gì mà phía Mỹ đã đồng ý với các phía Việt Nam tại hòa đàm Paris trong những tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Lyndon B. Johnson.
Nên nhắc lại là từ tháng 11/1968 đến khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/01/1969, Richard Nixon đã bảo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tìm đủ mọi cách để phá hủy những kết quả đã đạt được tại hòa đàm Paris.
Năm ngày sau khi lên nhậm chức Tổng thống, Nixon đã bảo Henry Cabot Lodge, người đã được phái sang Paris thay ông Averell Harriman làm trưởng đoàn đàm phán, lập tức đưa ra điều kiện tiên quyết là miền Bắc phải “tính sổ đầy đủ hoàn toàn” (full accounting) đối với người Mỹ bị mất tích và phải thả hết những tù nhân chiến tranh (prisoners of war, POW) trước khi có thể tiếp tục đàm phán các việc khác. Nixon đã cố tình dàn dựng việc này để làm tê liệt hòa đàm ở Paris suốt 4 năm sau đó.
Khi nói vấn đề này, tôi muốn cho biết là không những Nixon muốn làm việc đó, mà một tháng sau khi phía Mỹ đưa ra vấn đề POW/MIA nói trên như là một điều kiện tiên quyết, thì các quan chức của Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ bắt đầu bay đến khắp nơi trên đất Mỹ để thiết lập một hệ thống, dùng vấn đề này để gầy dựng một phong trào vận động quần chúng Mỹ tiếp tục ủng hộ chiến tranh.
Trong việc này Nixon cũng đã nhờ sự giúp đỡ của một người bạn thân, nhà kinh doanh các hệ thống điện tử tên H. Ross Perot, để cùng với các quan chức trong các cơ quan chính quyền của Mỹ thành lập nhiều tổ chức. Tổ chức nổi bật nhất được ra đời vào tháng 6 năm 1969 được gọi là “Liên minh Quốc gia Gia đình Tù nhân Mỹ ở Đông Nam Á” - National League of Families of American Prisoners in Southeast Asia.
Người được đưa ra đứng đầu tổ chức này là Sybil Stockdale, vợ của một sĩ quan hải quân cao cấp nhất đang bị giam ở miền Bắc, nhưng Henry Kissinger là cố vấn rất thường trực của tổ chức này; và Nhà Trắng hướng dẫn mọi bước đi của tổ chức một cách hết sức tỉ mỉ trong quá trình thành lập và hoạt động.
Sau khi Nhà Trắng đã vận động nhiều Thượng nghị sĩ và nhiều nhân vật trong chính giới ủng hộ, ngày 01/05/1970 tổ chức được giới thiệu một cách hết sức qui mô trên toàn quốc với tên mới là “Liên minh Quốc gia Gia đình Tù nhân và Người Mỹ Mất tích ở Đông Nam Á” - The National League of Families of American Prisoners and Missing in Southeast Asia.
Liên minh này đã đóng những vai trò rất quan trọng, cùng với vài tổ chức khác, trong viêc dùng vấn đề POW/MIA vận động duy trì chiến tranh ở Việt Nam và cản trở quan hệ Việt-Mỹ sau chiến tranh.
Hiện nay, ở bất cứ nơi nào có tòa nhà hay văn phòng của chính phủ Liên bang và các tiểu bang (thậm chí ngay cả tại các chỗ thu cước phí trên các xa lộ), người ta cũng có thể thấy lá cờ có ảnh đen một người cúi mặt và hàng chữ POW-MIA treo cùng với cờ Mỹ và cờ tiểu bang.
Trở lại thời kỳ Nixon, thì đến đầu năm 1971, vấn đề dàn dựng này đã có kết quả đến nỗi mà ông ta đã dám tuyên bố công khai và rõ ràng rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì quân đội và không quân ở Việt Nam cho đến “khi nào còn một người tù nhân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam”.
Vì vấn đề trao đổi tù binh chỉ có thể được giải quyết sau khi có một hòa ước, việc Nixon nói quả quyết như trên đã buộc một nhà báo nổi tiếng của Mỹ, Tom Wicker, viết trong một bài đăng ngày 25 tháng 5 năm 1971 là theo định nghĩa của Nixon thì Mỹ “có thể sẽ phải tiếp tục giữ quân và tù binh vĩnh viễn ở đó (Việt Nam).”
Rõ ràng là chính người Mỹ cũng thấy cái ý của Nixon trong việc dàn dựng này.
Vai trò và hành động của Henry Kissinger
Ngô Vĩnh Long : Sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết thì hai bên phải trao đổi tù binh trong thời hạn là 60 ngày. Phía Bắc Việt Nam đã trao cho phía Mỹ còn nhiều tù binh hơn là trong danh sách mà phía Mỹ đã chính thức đưa cho phía Việt Nam trước khi ký hiệp định.
Mỹ đã rất thỏa mãn và Tổng thống Nixon đã tuyên bố trong một buổi tiệc chào đón các cựu tù binh tại Nhà Trắng ngày 24/05/1973 là “tất cả các tù binh đã được trả về.” Buổi tiệc này đã được truyền hình đến mọi nơi trên đất Mỹ.
Ngày 01/02/1973, Nixon đã viết một lá thư riêng - không công bố nhưng sau này mới được biết - cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói là Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 3,25 tỷ Mỹ kim để hàn gắn vết thương chiến tranh, một vấn đề đã được đề cập đến trong Hiệp định Paris.
Danh sách ‘ngụy tạo’ 80 trường hợp để bắt bí Việt Nam
Nhưng Nixon và Kissinger không muốn giữ lời hứa cho nên sau đó Kissinger đưa cho phía Việt Nam một danh sách ngụy tạo, nêu lên 80 trường hợp mà tiếng Anh gọi là “discrepancy cases” - có thể dịch là những trường hợp mà hai bên chưa thống nhất, tức là Mỹ nghĩ là có mất tích và phía Việt Nam có thể biết nhưng không cho thông tin đầy đủ.
Thật ra, trong hồ sơ chính thức của Mỹ thì tối đa là 56 trường hợp mà chính phủ Mỹ biết là Việt Nam khó có thể cho thông tin đầy đủ được, bởi vì một số trường hợp ở bên Lào, chứ không phải ở bên Việt Nam.
Vậy mà trong một cuộc tường trình trước Quốc hội Mỹ sau này (20/09/1992), ông Roger Shield, người đứng đầu chương trình POW/MIA của Lầu Năm Góc năm 1973, cho biết rằng Hoa Thịnh Đốn đã cố tình ngụy tạo một danh sách với những tên mà phía Mỹ biết chắc chắn là phía Việt Nam không thể nào biết được và không bao giờ có thể trả lời cho phía Mỹ được.
Kissinger dùng việc ngụy tạo này để có thể nói trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ để được cử làm Ngoại trưởng vào ngày 7;10; 11 và 14/09/1973 rằng : Vì phía Việt Nam không trả lời thỏa đáng về vấn đề người Mỹ mất tích, phía Mỹ sẽ không thi hành một số lãnh vực của Hiệp định Paris như là việc viện trợ kinh tế - “We cannot proceed in certain other area such as economic aid.”
Tất nhiên là Mỹ muốn “chạy làng” cái việc hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nhưng ngược lại, Kissinger đã dùng việc POW/MIA ngụy tạo đó trong cùng các buổi tường trình trước Quốc hội Mỹ vừa kể để đòi tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Tiếp tục phá với vụ ‘hàng trăm tù binh Mỹ bị giết và giấu xác’
Sau khi Bill Clinton lên làm Tổng thống và có bàn bạc về vấn đề phát triển quan hệ với Việt Nam, thì Kissinger và Zbigniew Brezinski, cựu Cố vấn An ninh cho Tổng thống Carter, đã rất sợ là Mỹ sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cho nên cả hai đã dùng vấn đề POW/MIA để tìm cách phá Tổng thống Clinton.
Một ví dụ là vào ngày 13/04/1993, trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình MacNeil/Lehrer NewsHour, cả hai nói rằng hàng trăm tù binh Mỹ đã bị Hà Nội giết và chôn cất bí mật và do đó không thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Trước đó, tờ Wall Street Journal ngày 12/04/1993, và tờ New York Times ngày 13/04/1993, đã trích Brezinzki nói rằng phía Việt Nam đã giết hàng trăm sĩ quan Mỹ một cách tàn nhẫn - “The Vietnamese took hundreds of American officers and shot them in cold blood.”
Brezinzki đã phát biểu như thế - và Kisinger đồng ý – dựa trên một tài liệu mà một học trò của ông Brezinski đã ngụy tạo và đã được các nhà nghiên cứu Mỹ phủ định rất nhiều lần hai năm trước đó, từ năm 1991.
Điều này chứng tỏ là Kissinger và Brezinzki đã cố tình dùng tài liệu ngụy tạo để quan hệ Mỹ-Việt không thể cải thiện và phát triển được.
Việc chậm cải thiện quan hệ đã đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc
Ngô Vĩnh Long : Tôi nhắc đến vấn đề này để người ta nghiên cứu lại, vì suốt từ năm 1971 cho đến năm 1993, Mỹ đã “chơi lá bài Trung Quốc” (play the China Card) để chống Việt Nam và Liên Xô, và Việt Nam được dùng như con vật hi sinh trong vấn đề chống Liên Xô.
Mỹ nói rõ – và Brezinski đã nói rõ - là Chiến tranh Đông Dương Lần III là “chiến tranh ủy nhiệm (proxy war)” chống Liên Xô, cho nên sở dĩ Trung Quốc và Mỹ đánh Việt Nam và gây bao nhiêu khó khăn cho Việt Nam, đó là để làm suy yếu Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Mỹ vẫn còn bao vây kinh tế Việt Nam, liên tiếp dùng các áp lực khác cùng với Trung Quốc, để tiếp tục “dạy Việt Nam một bài học” và dằn mặt các nước khác trên thế giới—trong đó có các nước Trung Đông như Irak, Iran.
Sau khi “thắng trận” ở Irak, chính Tổng thống Bush đã qua vùng đó và nói : “Bây giờ chúng ta có thể chôn vùi cái nỗi niềm Việt Nam ở trong các bãi cát vùng Vịnh”. Thành ra dùng Việt Nam để dằn mặt các nước khác là vấn đề rất quan trọng.
Một ví dụ mà tôi chắc là ít người biết rõ là ngay trong cái người ta thường gọi là “Giải pháp Đỏ” đối với vấn đề Kampuchea, thật ra cũng có bàn tay Mỹ ở trong đó. Mỹ đã bàn cãi vấn đề này rất nhiều năm, Mỹ đã nói là không muốn Việt Nam đơn phương rút quân ra khỏi Kampuchea mà muốn có sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc trong các đợt rút quân với sự đồng ý trước của Mỹ và Trung Quốc.
Một trong những lý do là để biện minh cho vai trò của chính Mỹ trong việc ủng hộ Pol Pot, và để dằn mặt Việt Nam. Một nhân vật cao cấp trong Bộ Ngoại Giao của Mỹ đã nói rõ tại Hoa Thịnh Đốn trong một buổi họp của các nhà làm chính sách tại các bộ cũng như Quốc Hội Mỹ là phải “chà mặt của Việt Nam trên cát” – Rub Vietnam’s face in the dirt.
Đây cũng là một trong những lý do tại sao ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị mất hết chức tước sau khi đã vận động cho việc rút quân đơn phương khỏi Kampuchea tháng 09/1989.
Tránh vết xe đổ MIA/POW trong vấn đề nhân quyền hiện nay
Ngô Vĩnh Long : Tôi muốn nhắc lại là trong vấn đề MIA, Mỹ vẫn còn bắt Việt Nam phải giải quyết cho đến full accounting, mà chữ full accounting này là để Mỹ hoàn toàn thỏa mãn. MIA cũng còn là vấn đề chứ không phải là đã được giải quyết hoàn toàn. Vấn đề còn treo lơ lửng, vẫn còn ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam và Mỹ.
Cho nên chúng ta phải thận trọng trong hiện tại và trong tương lai, đừng cột các vấn đề ngoại vi - những vấn đề cần thời gian để giải quyết hay có thể giải quyết riêng lẻ - vào vấn đề an ninh cho khu vực và thế giới hiện nay.
Thì hiện nay ở Mỹ, có nhiều tổ chức và đoàn thể dùng vấn đề nhân quyền để cản trở sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Như tôi nói trong bài, vấn đề nhân quyền là vấn đề rất quan trọng, cho mỗi cá nhân, cho mỗi nước.
Nhũng tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được giải quyết một cách riêng rẽ, rõ ràng, minh bạch. Chứ bó vấn đề này vào vấn đề an ninh khu vực hay những vấn đề khác thì chỉ có hại cho vấn đề tranh đấu cho nhân quyền cũng như bảo vệ lợi ích của hai nước và các nước khác trong khu vực.
Ôn cố tri tân : Bài học cần rút ra
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ trong bất cứ một quan hệ nào người ta cũng phải nghĩ đến lợi ích chung, nếu không nói là lợi ích của đối tác trước, thì mới có thể thúc đẩy quan hệ tốt hơn được.
Một nước lớn có mạnh đến đâu đi nữa thì cũng phải biết điều và cũng phải hiểu điều này. Những thành quả rất khích lệ của bang giao Việt-Mỹ trong 10 năm qua một phần cũng là vì Mỹ đã chú ý đến lợi ích song phương, trong đó có đóng góp của hai nước trong vấn đề cùng nhau xây dựng một hệ thống an ninh chung cho khu vực.
Đây là lúc cả Việt Nam và Mỹ cần nhau trong việc bảo vệ an ninh như tôi vừa đề cập, trong đó có vấn đề đe dọa và lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hiện nay đang có những thế lực muốn trói tay cả Mỹ và Việt Nam bằng những yêu cầu liên quan đến nhân quyền, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và một lô các vấn đề khác. Những vấn đề về nhân quyền, về TPP..., cần được bàn cãi và giải quyết một cách độc lập và minh bạch..., không nên buộc tất cả vào một gói lùng nhùng rồi làm tê liệt quan hệ như bài học POW/MIA đã cho thấy.
Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay vấn đề an ninh chung cho khu vực rất quan trọng. Không nên đem vấn đề an ninh chung làm con tin cho bất cứ vấn đề gì và đặc biệt là các vấn đề cần thời gian giải quyết. Cần có sự tin tưởng lẫn nhau để giải quyết
Có rất nhiều người, cả bên Mỹ lẫn Việt Nam, muốn phá vỡ sự tin tưởng giữa Mỹ và Việt Nam để cho quan hệ hai bên không được cải thiện hay khó được cải thiện.
Xin cảm ơn Giáo sư Ngô Vĩnh Long.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150420-quan-he-my-viet-bai-hoc-powmia-va-van-de-nhan-quyen-hien-nay

Phi công Liên Xô lộ chuyện hỏi cung tù binh Mỹ ở VN



Kiến Thức) - "Các tù binh Mỹ phải nói về trang bị kỹ thuật không quân của mình, còn nhiệm vụ của tôi là cố xác định xem tù binh có nói dối hay không..."

Năm 1999, nhà báo Nikolai Konovalov có cuộc trò chuyện với ông Vladimir Khusainov, lúc đó là Tổng giám đốc hãng hàng không Tatar, nguyên phi công không quân vận tải, phi công công huân Liên Xô, thiếu tá quân dự bị về giai đoạn ở Việt Nam của mình.
Trong cuộc trò chuyện về giai đoạn ông này thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam (lái chuyên cơ chở Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), ông này cũng đã tiết lộ một vài chi tiết về việc tham gia hỏi cung tù binh phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam:
Thưa ông, các ông đã không lần nào trực tiếp nhìn thấy kẻ địch, bởi vì toàn chạm trán nhau về đêm?
Trong hoàn cảnh chiến đấu, trong thời gian các chuyến bay thì không, nhưng trên mặt đất thì có chạm trán nhau. Có lần các bạn Việt Nam đã đề nghị tôi có mặt khi hỏi cung tù binh phi công Mỹ. Các tù binh phải nói về trang bị kỹ thuật không quân của mình, còn nhiệm vụ của tôi là cố xác định xem tù binh có nói dối hay không.
 Phi công máy bay Mỹ bị bắt sống ở miền Bắc Việt Nam.
Chúng tôi đến một trại tù binh lớn gần Hà Nội mà tù binh Mỹ gọi đùa là “Hilton– Hà Nội”. Chính ở đó tôi đã thấy những phi công Mỹ còn sống. Chúng tôi hỏi cung một thiếu tá và một đại úy, hai chàng trai khỏe mạnh cắt trọc. Tù binh ở đó, mặc áo liền quần tù nhân xọc xám - đen, có đến gần 1.000 - ngay khi đó, năm 1969, người Mỹ đã bị tổn thất nặng về máy bay và các trại tù binh hàng ngày nhận thêm các phi công may mắn nhảy dù thoát chết sau khi gặp phải tên lửa phòng không.
Chỉ có trong phim Hollywood, mọi phi công bị bắn rơi ngay lập tức được trực thăng đến cứu. Trên thực tế việc nhanh chóng tìm ra người trong rừng rậm nhiệt đới và cứu anh ta hầu như là việc tuyệt vọng. Phần lớn các phi công sống sót bị các đội quân tìm kiếm và dân chúng bắt giữ, nhiều người đã chết trong đầm lầy hoặc bị rắn độc và côn trùng cắn. Dẫu sao cùng phải công nhận nỗ lực của đối phương, họ đã cố cứu người của mình. Có lần, thậm chí người Mỹ đã thử dùng lực lượng đổ bộ lớn bằng trực thăng chở toàn bộ tù binh ở trại giam Sơn Tây. Nhưng chiến dịch vô tiền khoáng hậu này đã thất bại, không tù binh nào được giải thoát.
- Ông có nhớ cuộc hỏi cung đề cập đến gì không?
Nhớ chứ, tất nhiên. Trước hết người Việt Nam quan tâm đến việc vì sao quân Mỹ thay đổi chiến thuật dùng máy bay cường kích: chúng bắt đầu bay thấp, chứ không bay cao như trước.
Phi công trả lời có cơ sở là sau khi tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô S-75 Dvina xuất hiện ở Bắc Việt Nam thì độ cao không còn là biện pháp tự bảo vệ nữa, máy bay buộc phải hạ độ cao để tránh không bị radar phòng không phát hiện càng lâu càng tốt.
Câu hỏi thứ hai cho phi công là nhiệt độ cháy của bom napan. Vấn đề là, chất cháy mà quân Mỹ dùng trước đây không đến nỗi “nóng” như loại đã cải tiến. Hỗn hợp hóa chất thả từ máy bay những năm 1968-1969 làm “chiến thuật đốt sạch” đúng từ nghĩa đen, bời vì lớp đất mầu mỡ trên mặt bị cháy sâu 20-40 cm, sau đó không cây gì mọc lên được trong hàng chục năm. Những tên bị hỏi cung đã không thể hoặc không muốn trả lời câu hỏi này. Cũng như chúng không trả lời câu hỏi tiếp theo về đặc điểm sử dụng máy bay trinh sát không người lái.
 Phi công Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch Điện Biện phủ trên không 1972.
Những máy bay loại này được người Mỹ dùng nhiều để trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên Vịnh Bắc Bộ, máy bay ném bom B-52MT được trang bị chuyên dùng quần đảo rất lâu để hiệu chỉnh các máy bay gián điệp điều khiển bằng vô tuyến điện. Tôi nghĩ là phi công Mỹ có thể nói nhiều về vấn đề này, nhưng chúng đã im lặng. Điều này chả có gì lạ - tôi mà, ví dụ, bị rơi vào hoàn cảnh đó thì cũng chả vội để lộ bí mật quân sự. Hơn nữa, người Việt Nam không áp dụng các biện pháp hỏi cung “cứng rắn”.
Đồng thời, tù binh được hỏi cả về việc ở trại họ được đối xử ra sao, có gì kêu ca không. Tù binh tuyên bố họ không có đòi hỏi gì. “Hilton Hà Nội” đúng không phải nơi giam giữ khắc nghiệt: tù binh được nuôi dưỡng tử tế, họ chỉ đi làm theo nguyện vọng cá nhân (việc là trồng cây). Chắc chắn đây là cách đối xử khá nhân đạo từ phía người Việt Nam đối với những kẻ ném napan và chất độc hóa học xuống xóm làng của họ.
- Có giả thiết rất phổ biến, là các phi công tiêm kích Liên Xô, cũng như các ông, đến chỉ để làm giáo viên, đã thực hiện không chỉ các chuyến bay huấn luyện, mà cả các chuyến bay chiến đấu và thậm chí trong những lần đó đã bắn rơi máy bay địch. Ông có biết gì về những trường hợp như vậy không?
Không ít lần tôi được nghe về các trận đánh của các phi công Liên Xô với phi công Mỹ, nhưng những lần đụng độ đó thường là do bắt buộc. Như tôi đã nói, F-4 Phantom có thể bất ngờ xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên bầu trời Việt Nam. Đã có trường hợp, khi bay huấn luyện cặp “giáo viên Liên Xô - học viên Việt Nam” nằm trong khu vực máy bay Mỹ bay qua, còn bị F-4 Mỹ tấn công nữa. Nhưng theo như tôi được biết, ý định sử dụng các phi công của chúng ta trong các trận không chiến chưa bao giờ có. Chả lẽ ai đó trong họ tự ý bay “đi săn”, điều đó thật khó có thể xảy ra.
 Tù binh Mỹ trước khi được trao trả theo các điều khoản Hiệp định Paris, năm 1973.
- Ông có phần thưởng vì đã chiến đấu chứ?
Có, sau khi về nước tôi được thưởng huân chương “Hữu nghị”. Còn ở Việt Nam, tự tay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao huân chương “Chiến công” hạng nhất, còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng trao huy chương “Vì tình đoàn kết chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ”. Còn một kỷ vật nữa, chiếc lược làm từ cánh máy bay F-4 Phantom bị bắn rơi. Đây là chiếc máy bay thứ 3.300 bị phòng không bắn rơi, các tặng phẩm “thưởng” được làm từ chiếc máy bay này.
- Sau ngần ấy năm, quan điểm của ông về cuộc chiến tranh ở Việt Nam và sự tham gia của ông vào cuộc chiến đó có gì thay đổi không?
Không. Bây giờ tôi vẫn cho rằng chúng ta đã làm việc thiện chí, bảo vệ nhân dân trước các cuộc ném bom tàn bạo của Mỹ và giúp đỡ đất nước bị chia cắt thống nhất lại. Sau năm 1975, Việt Nam là đất nước thống nhất, và các công dân nước này tự mình quyết định phát triển đất nước theo con đường nào và thân thiện với ai. Quân Mỹ đã bị đánh đuổi, các quân nhân của chúng ta tự rút về ngay sau chiến thắng. Với sự hỗ trợ từ Liên Xô và nhiều nước anh em xã hội chủ nghĩa, Việt Nam trở thành đất nước độc lập thống nhất, nhân dân nước này thoát khỏi các cuộc ném bom ác liệt của Mỹ, bom napan và chất độc hóa học. Chúng ta đã làm đúng đắn tất cả. 
Nguyễn Vũ
Nguồn:http://kienthuc.net.vn/vu-khi/phi-cong-lien-xo-lo-chuyen-hoi-cung-tu-binh-my-o-vn-295382.html

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Loan Nguyen đã thêm một ảnh mới vào album: INFO VIETPRESS USA.
3 giờ ·
LỊCH TRÌNH CHUYẾN THĂM NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN CỦA TT BARACK OBAMA CÓ NHIỀU THAY ĐỔI VÀO PHÚT CHÓT.
VietPress USA (16-5-2016): Một nguồn tin cao cấp từ Thủ đô Washington D.C. sáng nay Thứ Hai 16/5/2016 cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vừa thông báo đến Bộ Ngoại giao csVN tại Hà Nội rằng chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã được thay đổi không như lịch trình được công bố trong những ngày vừa qua.
Sự thay đổi nầy theo tin tiết lộ vì tình hình bất an tại Việt Nam đang trong giai đoạn tranh chấp quyền lực với sự nhúng tay của Trung Quốc.
Trước đây có dự tính TT Barack Obama sẽ rời phi trường quân sự Andrews Air Force Base gần Washington D.C. vào chiều ngày 21/5/2016 và đến Hà Nội vào giữa ngày 22/5. Chiều lại sẽ gặp gỡ các viên chức Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. TT Barack Obama, Đệ I Phu nhân, 2 tiểu thư và phái đoàn sẽ ngủ lại Hà Nội đêm 22/5 để sáng 23/5 sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cuộc tiếp đón quốc khách tại Phủ Chủ Tịch.
Vào trưa ngày 23/5/2016, TT Barack Obama sẽ thăm xã giao Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng và buổi chiều cùng ngày sẽ thăm tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở trụ sở văn phòng Chính phủ.
Thế nhưng nay nguồn tin từ Washington D.C. cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, vì tình hình bất ổn tại Việt Nam nên lịch trình chuyến viếng thăm Việt Nam dự trù bắt đầu ngày Chủ Nhật 22/5/2016 đến Hà Nội và sẽ rời Hà Nội vào trưa 24/5 để bay vào Saigon và sau đó sẽ rời Saigon bay di Tokyo Nhật Bản vào chiều ngày 25/5/2016.. Nay vì tình hình bất ổn tại Việt Nam nên lịch thăm Việt Nam đã được thay đổi như sau:
1- Máy bay Air Force One của TT Barack Obama sẽ đáp xuống phi trường Nội Bài vào nửa khuya ngày Chủ Nhật 22/5 đến rạng sáng 23/5/2016 giữa lúc phi trường Nội Bài sẽ không có ai ngoài nhân viên an ninh Hoa Kỳ và nhân viên không lưu thuộc Cụm Cảng Hàng Không phía Bắc của CsVN.
ViệViệc máy bay đáp vào nửa đêm đã từng thực hiện trong chuyến TT Bill Clinton đến Hà Nội vào năm 2000; nhưng nay các vấn đề bố phòng nghiêm ngặt hơn.
2- Đệ I Phu Nhân Michelle Obama và 2 ái nữ là Malia Ann Obama, Natasha Obama đều không đi theo TT Barack Obama đến thăm Việt Nam vì lý do an ninh không bảo đảm.
3- Phái đoàn của TT Barack Obama được giảm bớt số lượng nhân viên chính phủ và các thành viên khác tháp tùng.
4- Hoa Kỳ đã đưa đến Hà Nội 5 chiếc máy bay vận tải lớn loại C5A với các xe chống đạn, xe cho đoàn tùy tùng an ninh, các trang thiết bị đặc biệt cho viễn thông, thông tin, an ninh tình báo, chống gián điệp, chống khủng bố.
5- Chiếc máy bay trực thăng đặc biệt của TT Barack Obama là chiếc Marine One cũng đã được tháo cánh quạt để chở đến phi trường quân sự của Hà Nội và đang được lắp ráp lại cánh quạt và bay thử. TT Barack Obama khi di chuyển trên đường phố thì có thể chiếc Marine One sẽ bay bên trên đoàn xe cùng với bán tiểu đội lính Siêu Đặc nhiệm SEALs.
SEALs là lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Navy’s SEALs) viết tắt của “Sea, Air and Land Teams” thường gọi tắt và biết đến là SEALs.
Chuyến đi của TT Barack Obama đến Việt Nam lần nầy có 2 Tiểu đội SEALs, bao gồm 6 người ngồi trên Trục thăng Marine One, 12 người ngồi trong 2 xe Chevrolet chạy theo sau xe của TT Barack Obama và 6 người giữ nhiệm vụ đặc biệt. Trong số nầy có những thiện xa chuyên bắn nhanh và bắn sẻ.
6- Số lượng Quân khuyển (Chó nghiệp vụ) với cấp bậc cao trong chiến công và quân vụ đã được đưa đến Việt Nam tăng gấp 3 lần so với chuyến viếng thăm trước đây của TT Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000.
7- Hoa Kỳ đưa đến Việt Nam mọi thực phẩm, nước uống cho TT Barack Obama và phái đoàn tùy tùng; kể cả bục của Tổng thống đứng đọc diễn văn và bục lên xuống máy bay. Các thức ăn của Việt Nam mời TT Barack Obama trong yến tiệc sẽ được an ninh Hoa Kỳ dùng kỹ thuật Scan chớp nhoáng để biết được có hay không thuốc độc hoặc chất phóng xạ chứa trong thức ăn, nước uống và rượu mời.
8- Về lịch trình làm việc, theo tin tiết lộ cho hay đúng 9:05AM sáng Thứ Hai 23/5/2016 thì xe của TT Barack Obama sẽ đến ngay cỗng của Phủ Chủ tịch nước để thăm tân Chủ tịch Trần Đại Quang. Cuộc chào đón theo nghi lễ quốc khách diễn ra tại Phủ Chủ tịch nước với hàng quân danh dự.
Phía Bắc kinh can thiệp cấm csVN bắn 21 phát súng đại bác đón chào TT Barack Obama như đã từng bắn đại bác chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hà Nội vào ngày 05-11-2015 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón.
11:00am TT Barack Obama sẽ đến văn phòng Trung ương đảng csVN để thăm xã giao Tân Tổng bí thư nối ngôi Nguyễn Phú Trọng.
Buổi chiều Thứ Hai 23/5/2016 TT Barack Obama sẽ thăm tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hội đàm về 3 vấn đề quan trọng.
Buổi tối Thứ Hai 23/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ tổ chức quốc yến khoản đãi TT Barack Obama và phái đoàn Hoa Kỳ tại Phủ Chủ tịch nước.
Sáng Thứ Ba 24/5/2016, TT Barack Obam,a sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề TPP và Biển Đông và có thể sẽ có một diễn văn trước khi rồi Hà Nội để vào Saigon vào buổi trưa 24/5.
Tại Saigon, TT Obama sẽ có cuộc họp với các doanh nghiệp Việt Nam và có đọc một diễn văn với Tổ chức Thanh Niên Trẻ Á Châu. TT Obama và phái đoàn sẽ ngủ đêm 24/5 tại Saigon và trưa hôm sau 25/5/2015 sẽ bay đi Nhật Bản dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 trong hai ngày 26 và 27/5/2016. Ngày 28/5 TT Barack Obama sẽ thăm thành phố bị Mỹ dội bom Nguyên tử Hiroshima.
Trong thời gian đến Hà Nội, TT Barack Obama sẽ đề cập tới 3 vấn đề trọng yếu:
a/. TT Barack Obama sẽ hỏi thẳng và muốn Thủ tướng csVN Nguyễn Xuân Phúc trả lời dứt khoát là chế độ csVN còn giam giữ người chiến binh Hoa Kỳ nào từng tham gia chiến tranh Việt Nam trước khi Cộng sản Bắc Việt chiếm Saigon vào 30-4-1975 hay không? Hoa Kỳ muốn câu trả lời dứt khoát Có (Yes) hay Không (No) để Hoa Kỳ sẽ có chính sách tiếp theo về vấn đề tù binh Hoa Kỳ và chương trình MIA thu hồi hài cốt quân nhân Mỹ hy sinh tại chiến trường Việt Nam.
Hiệp hội các cựu tù binh và cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam cho hay csVN hiện còn giam giữ một số tù binh Hoa Kỳ và chuyển qua cho Trung Quốc giam giữ rất tàn ác. Trung quốc đang muốn dùng số tù binh nầy do csVN gời giam để làm điều kiện ép buộc Hoa Kỳ nhượng bộ trên Biển Đông. Hiện có tin Trung Quốc đã chuyển số tù binh Hoa Kỳ do csVN gởi giam nay đưa ra các khu đảo do Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự trên Biển Đông để làm bình phong đỡ đạn vì sợ Hoa Kỳ có thể tấn công!
b/. Vấn đề nhân quyền cho Việt Nam là trọng tâm chính sách của Hoa Kỳ đối với nước Việt Nam Cộng sản. Qua các thương thuyết với đại diện Bộ Ngoại giao trong thời gian gần đây, Hà Nội đồng ý trả tự do cho một số nhân vật tranh đấu cho nhân quyền, tranh đấu cho tự do báo chí hay tự do tôn giáo đã bị csVN bắt bớ, xử án. Hà Nội đề nghị trả tự do cho vài nhân vật như Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, thôi quản chế đối với Lê Thị Công Nhân; trả tự do cho Blogger Người Buôn Gió tức ông Bùi Thanh Hiếu.. Danh sách lối 7 người. Nhưng quan điểm của Hoa Kỳ không phải chỉ đòi hỏi tự do cho một vài tù nhân, mà đòi buộc CsVN phải thay đổi chính sách tôn trọng nhân quyền theo Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc mà nước CHXHCNVN đã ký tên tôn trọng.
Về vấn đề nầy, tin tiết lộ cho hay rằng tình hình nội bộ của csVN nay chia thành 2 phe rất rõ rệt. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang theo Trung Quốc và dùng lực lượng Công an đàn áp, bắt bớ dân chúng biểu tình đòi môi trường sạch và đòi minh bạch vụ cá biển chết hằng loạt ở các tỉnh miền Trung. Trong khi phía Quân đội Nhân dân, sau khi đã loại trừ Đại tướng thân Trung Quốc Phùng Quang Thanh ra khỏi hàng ngũ, nay muốn độc lập với Trung Quốc để bảo vệ đất nước và nhân dân Việt Nam mặc dầu ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quân Ủy Trung ương scVN.
Vì lập trường của Quân đội Nhân dân Việt Nam như thế nên Hoa Kỳ đồng ý sẽ tháo bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương và công nghệ cao cấp cho Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chương trình nầy đã bị Trung Quốc tìm cách ngăn cản trong tháng vừa qua.
Tin tiết lộ cho hay rằng với sự tiếp tay của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Công an nay là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đã thỏa thuận cho Trung Quốc thả chất độc vào Biển Đông qua ống xả ngầm nước thải của Nhà máy Formosa trong khu Công nghiệp nhượng quyền tô giới 70 năm của csVN giao cho Trung Quốc toàn quyền quản lý ở Vũng Áng.
Vụ xả chất độc vào Biển Đông giết chết mọi mầm sống và sẽ theo nước biển ngập tràn vào Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ làm cho Ngư dân lẫn Nông dân Việt Nam chết thảm.. Điều nầy sẽ tạo nên cơn phẩn nộ của dân chúng đứng lên biểu tình.. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi thấy dân biểu tình, đã đến Vũng Áng thăm như một hành động xác minh sự đồng lõa với Trung Quốc; trong khi cả Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Công an Chủ tịch nước cho lệnh đàn áp dân chúng tối đa theo chỉ thị của Bắc Kinh.
Trung Quốc nghĩ rằng khi đàn áp như thế sẽ gây chấn động khắp thế giới và làm cho Quốc hội Hoa Kỳ ngăn cản TT Barack Obama không giải tỏa cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Thế nhưng điều mà Trung Quốc và phe của Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang đang chủ trương sẽ không đạt kết quả vì TT Barack Obama sẽ quyết định tháo gỡ lệnh cấm vận và sẽ bán vũ khí sát thương và công nghệ cao cấp cho Bộ Quốc phòng csVN trong dịp TT Obama viếng thăm Hà Nội.
c/. Vấn đề Biển Đông và TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – Trans-Pacific Partnership).
Về vấn đế Biển Đông, tin cho hay rằng lập trường của Hoa Kỳ không can thiệp vào tranh chấp; nhưng Hoa Kỳ khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên toàn thể Biển Đông và trên các đảo tranh chấp là bất hợp pháp và Hoa Kỳ không công nhận. Hoa Kỳ khẳng định quyền lợi của Hoa Kỳ trên Biển Đông qua các thăm dò dầu khí trước năm 1975 và Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không quốc tế đi qua Biển Đông.
Tàu ngầm không người lái của Hoa Kỳ
Lập trường của Hoa Kỳ là nếu Việt Nam cần bảo vệ chủ quyền đúng theo luật pháp quốc tế thì Hoa Kỳ sẽ giúp; nhưng nếu csVN theo Trung Quốc hay Nga để đối chọi lại quyền lợi Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực thì Hoa Kỳ sẽ có biện pháp để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ.

Về TPP, TT Barack Obama vừa phát biểu tại buổi nói chuyện ở Hoa Kỳ rằng "Không đáp ứng các điều kiện về công đoàn, Việt Nam sẽ bị loại khỏi TPP". Hoa Kỳ cảnh báo csVN về các tệ nạn vệ sinh thực phẩm, gian xảo trong cách chế biến, sản xuất và dùng lao động trẻ em. Bên cạnh đó, vấn đề nhân quyền cũng sẽ là điều kiện TT Barack Obama đặt ra các tiêu chuẩn mà csVN cần phải thực thi để được tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Tin tiết lộ nói rằng việc TT Barack Obama quyết định thay đổi vào phút chót lịch trình đến thăm Việt Nam là hoàn toàn vì lý do an ninh. Hạm Đội Thứ 7 đang bố phòng sẵn sàng, trong khi 4 Chiến Hạm với hệ thống Hỏa tiển hành trình tầm xa sẵn sàng ứng phó nếu có những manh động nào từ phía Trung Quốc hay phe thân Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo csVN gây ra bất trắc cho chuyến công du Việt Nam của TT Barack Obama.
Hải Quân Hoa Kỳ cũng dùng số lượng lớn các loại Tàu ngầm không người lái “Robotic Submarine” để sẵn sàng đối phó với các Tàu ngầm của Trung Quốc hoạt động dưới lòng Biển Đông. Trong khi rất cao trên không phận Việt Nam, vùng Biển Đông và trên bầu trời các nước ASEAN, rất nhiều máy bay không người lái “Drones” sẽ bay quan sát và sẵn sàng chiến đấu. Những máy Không người lái nầy được điều khiển từ một căn cứ ở sa mạc Nevada Hoa Kỳ.
TT Barack Obama sẽ ở một đêm và một ngày rưởi tại Hà Nội từ sáng 23/5 đến trưa 24/5 sẽ đến Saigon và cũng sẽ ở lại một đêm và một ngày rười làm việc tại Saigon cho đến khi ông rời Tân Sơn Nhất vào chiều 25/5/2016. Tại mỗi nơi, có 3 khách sạn được dự kiến TT Obama ngủ đêm nhưng chưa xác định nơi nào cụ thể. Tuy nhiên khách sạn nơi TT Barack Obama ngủ đêm phải có chỗ đậu trực thăng trên nóc và có chỗ cho các trực thăng từ các chiến hạm Hoa Kỳ bay vào giải cứu can thiệp nếu có bất trắc xảy ra.
Có dự kiến các nhân vật đối kháng và tổ chức Xã hội Dân sự Việt Nam muốn gặp TT Barack Obama nhưng chưa có tin tức cuộc gặp gỡ cụ thể.
Trong một chương trình công nghệ cao, có tin cho hay Hoa Kỳ đã cho phép dân sự hóa một số các công nghệ kỹ thuật cao lâu nay sử dụng trong quốc phòng nay được dùng cho ngành viễn thông (Telecom) hoàn toàn không qua Cáp Quang học (Optic Cable) như đang sử dụng trên thế giới. Hiện nay khả năng truyền dẫn số liệu Data dùng cho viễn thông chỉ ở mức 100 Mb cho các điện thoại Smart Phones để chuyển cuộc gọi hay tải xuống các hình ảnh. Ngành viễn thông đang cố gắng mức truyền tải lên đến G5 tức khoảng đến 3 Gb.
Các loại hỏa tiễn tự hành và định vị mục tiêu trong Không quân Hoa Kỳ sử dụng mức chuyển tải tín hiệu tối 250 Gb trong 1 giây đồng hồ. Nay Không lực Hoa Kỳ cho phép nhà phát minh lâu nay làm việc độc quyền cho US Air Force được quyền bán ra một phần của Patent truyền dẫn số liệu data lên tới 50 Gb trong 1 Giây đồng hồ (50.000 Mbs/Second) có nghĩa là khả năng vừa chuyển lên và tải xuống 25 cuốn phim truyện trong 1 Giây đồng hồ.
Hiện nay Việt Nam phải dùng Cáp Quang từ HongKong kéo về đến Hải phòng để qua cỗng chuyển vào đất liền rồi theo cáp dây đồng chôn dọc quốc lộ chuyển các cuộc gọi đến mỗi tỉnh thành khắp Việt Nam. Mức chuyển tải chỉ lối 50 Mb/1 Phút. Cáp Quang thường bị Trung Quốc dùng tàu cắt phá. Nếu khi có chiến tranh, Cáp Quang bị cắt sẽ kho6ngt thể nào liên lạc được.
Một Công ty Hoa Kỳ có tên là “Pea Talk, Inc.” đã đấu thần được công nghệ cao về Viễn thông nầy và đang bắt đầu chuyển công nghệ nầy hướng đến Châu Á mà Việt Nam sẽ có thể là nước đầu tiên được hỗ trợ để thoái ách Trung Quốc cắt Cáp Quang! Theo công nghệ mới, chỉ cần đặt những hộp nhỏ chứa con “chip điện tử” phát tín hiệu lên và xuống thẳng từ vệ tinh quốc phòng cao nhất của Hoa Kỳ, sau đó các “chip điện tử” nầy đặt cách nhau khoảng 26 Km thì toàn vùng được phủ sóng Wireless. Ví dụ ở Thủ Đức đặt 1 con “Chip”, trung tâm Chợ Bến Thành đặt 1 con “Chip” và Phú Lâm xa cảng Miền Tây đặt 1 con “chip” viễn thông thì toàn bộ thành phố Saigon được phủ sóng Wireless. Các Quốc gia nhiều đảo nhỏ cách nhau như Philippines, Indonesia đang thương thuyết với Công ty Pea Talk để ký kết nối mạng Wireless cho tất cả các đảo thuộc quốc gia của họ. Việt Nam có thể sẽ được hưởng nhiều chương trình công nghệ cao sau khi TT Barack Obama hủy bỏ lệnh cấm vận và cho phép bán vũ khí sát thương và công nghệ kỹ thuật cao cho csVN.
Thích
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10207979495876723&set=a.10207260200294783.1073741865.1577629832&type=3&theater