Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

VII- CỘNG SẢN HÓA MIỀN NAM VN

  Tiếp theo...

VII- CỘNG SẢN HÓA MIỀN NAM VN

Kết quả hình ảnh cho www. Xe tăng phá cổng dinh Dộc Lập  

 Dân Sài Gòn chào đón VC/MTGPMN

File:Người dân Sài Gòn chào đón Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong ngày 30-04-1975, Nguồn báo QĐND.jpg
File:Người dân Sài Gòn chào đón Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong ngày 30-04-1975, Nguồn báo QĐND.jpg 

No higher resolution available.
Người_dân_Sài_Gòn_chào_đón_Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam_trong_ngày_30-04-1975,_Nguồn_báo_QĐND.jpg(500 × 375 pixels, file size: 79 KB, MIME type: image/jpeg)

Xe tăng VC/GPMN húc đổ cổng dinh Độc Lập Sài gòn

 

Cảm nghĩ về ngày 30 tháng 4 và tương lai dân tộc


PDF Print E-mail
Written by Lê Quế Lâm   
Sunday, 28 April 2013 12:57

 Cảm nghĩ về ngày 30 tháng 4 và tương lai dân tộc
                                                                                                   Lê Quế Lâm
alt
Ngày 30/4/1975 vào lúc 10 giờ sáng, ông Dương Văn Minh lên tiếng trên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi toàn thể Quân lực VNCH hạ vũ khí và mời đại diện chính phủ Cộng hòa Miền Nam VN đến nhận bàn giao chính quyền để tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào. Không một giới chức nào của MTGPMN xuất hiện, chỉ thấy viên chính ủy Trung đoàn 203 xe tăng của BV. Ông Minh nói với y: “Chúng tôi đang chờ các anh đến bàn giao”. Viên chính ủy CS trả lời: “Chính quyền của các anh đã sụp đổ thì còn cái gì để bàn giao? Các anh đã bại trận và chỉ có đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó y đưa ông Minh đến đài phát thanh đọc lịnh đầu hàng. Ký giả Pháp nổi tiếng thân Cộng Jean Larteguy đã có mặt tại Sàigòn trong buổi trưa ngày 30/4/1975 đã ghi lại ngày VNCH thất thủ: “Sàigòn không được giải phóng. Nó bị một đội quân xa lạ từ Miền Bắc tới chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng tôi, 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy...Này anh bộ đội, anh đội mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra, cũng giống như bọn lái xe tăng Xô viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp Khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở Budapest, ở Bá Linh. Anh từ đâu tới? Từ Hà Nội, từ Hà Nội...”
 Cuộc chiến VN kết thúc vào ngày 30/4/1975. Ngày mà Cộng sản Miền Bắc dùng bạo lực buộc những người lãnh đạo Miền Nam Tự do yêu chuộng hòa bình, chủ trương hòa hợp và hòa giải dân tộc phải đầu hàng vô điều kiện. CSVN cho đó là chiến thắng vinh quang của Đảng. Đây cũng là ngày khởi đầu nỗi bất hạnh triền miên của dân tộc khi kẻ chiến thắng áp đặt chế độ độc tài để xây dựng XHCN. Nghị quyết SJ 139 của Quốc hội Tiểu bang Virginia năm 2002 xác định 30/4 là Ngày tưởng nhớ người VN (National Vietnamese Remembrance Day). Phải chăng người Mỹ muốn nhắc lại: Người Việt hai miền Nam Bắc đã hành sử như thế nào trong ngày 30/4 lịch sử của họ? Trong khi đa số người Việt hải ngoại nhớ đến ngày đau thương của dân tộc, xuất phát từ sự phản bội của HK và quyết định đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Trước 1975 đã có sự bất đồng quan điểm giữa TT Nixon và TT Thiệu về việc kết thúc chiến tranh. Gần 40 năm sau, hình như cái nhìn về ngày 30/4 giữa người VN và HK vẫn còn đối nghịch.
Năm nay 2013, Quốc hội tiểu bang Virginia lại ban hành thêm Nghị quyết SJ 455 và South Vietnamese Recognition Day, phải chăng người Mỹ muốn ghi nhận những cống hiến cho lịch sử của người dân Miền Nam VN nhân ngày kỷ niệm 30/4/1975? Theo tinh thần HĐ Paris 1973 chiến tranh VN sẽ kết thúc êm đẹp một khi ba thành phần chính trị ở MNVN ngồi lại với nhau, tổ chức cuộc tổng tuyển cử để người dân MN quyết định thể chế tương lai của dân tộc. Rất tiếc TT Thiệu không thừa nhận MTGPMN và Thành phần thứ ba. Đến giữa tháng Ba 1975, ông có những quyết định sai lầm, làm tan rã chính quyền VNCH quá nhanh chóng. Ông từ chức và chạy ra nước ngoài.
Ngày 27/4/1975 Sàigòn có nguy cơ bị tàn phá bởi hỏa tiễn 130 và 122 ly vì chiến thuật “tiền pháo hậu xung” của Cộng quân. Trong hoàn cảnh bi đát đó, cựu đại tướng Dương Văn Minh lãnh tụ Thành phần thứ ba cùng những nhân sĩ Công giáo và Phật giáo chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc như cụ Luật sư Nguyễn Văn Huyền, Giáo sư Vũ Văn Mẫu đứng ra nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử. Chủ trương của họ là hợp tác với hai thành phần VNCH và MTGPMN để góp phần cứu nước. Nay việc lớn không thành, thì sự hiện diện của họ trong giờ phút lâm nguy của tổ quốc, cũng để cứu dân, bảo vệ thủ đô miền Nam tự do khỏi bị đổ nát khi cuộc chiến sắp tàn. Công trình của tiền nhân để lại phải trao lại nguyên vẹn cho những người kế tục. Các triều đại lãnh đạo quốc gia thì thay đổi theo thời gian, nhưng non sông đất nước luôn trường tồn và ngày càng phát triển.
Cột trụ bảo vệ MNVN tự do là QLVNCH. Người chiến sĩ quốc gia, ngoài nhiệm vụ bảo quốc an dân, họ còn chiến đấu để tạo dựng những nền tảng vững chắc giúp đồng bào có cơ hội được hành sử quyền tự quyết đối với vận mạng của mình và đất nước. Do hoàn cảnh khắc nghiệt, họ tuân hành lệnh thượng cấp, hạ vũ khí để cứu dân...Nhưng vì Danh dự người chiến binh, năm vị tướng QLVNCH và nhiều sĩ quan binh sĩ đã tuẩn tiết. Không giúp được đồng bào thực hiện quyền tự quyết, thì họ tự quyết quyên sinh để bày tỏ tấm lòng son sắt đối với lý tưởng của mình.
Đối với người viết, ngày 30/4/1975 là một bước ngoặc lịch sử trên bước đường tiến hóa của dân tộc. Vào ngày này, những người lãnh đạo VNCH đã lấy đại nghĩa dân tộc để phá giải cái hung tàn của những người anh em ở phía bên kia. Thiện ý bất thành vì những người ôm ấp một chủ nghĩa ngoại lai chỉ muốn lấy hung tàn chế ngự nhân nghĩa. Tổng Bí thư Lê Duẩn phát động chiến tranh gọi là “chống Mỹ cứu nước” đã tuyên bố “Ta đánh Mỹ, là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”, có nghĩa là LX và TQ giúp CSVN đánh Mỹ, thì ta phải đánh bại Mỹ để bành trướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế sau khi thôn tính miền Nam, Lê Duẩn đổi tên nước thành Cộng hòa XHCN Việt Nam và ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác với LX. Đặng Tiểu Bình coi đây là hành động phản bội của Hà Nội, nên thiết lập bang giao với Mỹ và trừng phạt CSVN. Một thập niên sau LX và cả khối XHCN Đông Âu sụp đổ tan tành. Mất chỗ dựa, CSVN quay về hợp tác toàn diện với TC, nhờ Bắc Kinh bảo vệ VN duy trì chế độ XHCN khỏi sụp đổ như các nước Đông Âu. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh biện minh “Dù TQ là bành trướng, nhưng vẫn là XHCN”, có nghĩa là VN dù có bị Hán hóa cũng còn là Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trong mấy năm gần đây, hệ thống trang tin điện tử Wikileaks đe dọa công bố 251,287 tài liệu mà họ thu được trong các trao đổi thông tin giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và 250 sứ quán và lãnh sự của họ trên thế giới. Một trong hơn 2300 tài liệu có liên quan đến VN tiết lộ: đã có kế hoạch cho VN được hưởng quy chế Khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương ở Bắc Kinh. Đây là thỏa thuận giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng tại hội nghị Thành Đô trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Phía VN đề xuất ý kiến này và được phía TQ chấp nhận, cho “VN trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. Không biết nguồn tin trên thật hư như thế nào? Nhưng trong năm vừa qua, khi Tập Cận Bình đến thăm VN, việc học sinh VN vẫy cờ TQ có thêm một ngôi sao, để chào đón lãnh tụ TQ, là có thật.
Mục tiêu tiến tới XHCN chỉ mang lại thảm họa cho đất nước. Người dân có thể đã ý thức được điều đó nên trong quá trình góp ý sửa đổi Hiến pháp hiện nay, có rất nhiều người đề xuất đổi tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Theo họ, “tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám”. Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tán thành: “Đây là tên gọi có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời lại thuận lợi hơn cho ta trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới, góp phần phát huy và tranh thủ được các nguồn lực trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước”. (Bản tin của Quốc hội ngày 12/4/2013)
Tôi kỳ vọng, đóng góp trên của nhân dân và quốc hội có thể giúp TT Nguyễn Tấn Dũng có những quyết định lịch sử đối với đất nước. Ông là nhân vật có uy quyền nhất trong Đảng CSVN hiện nay, đảm nhận chức vụ thủ tướng từ tháng 6/2006 qua hai kỳ Đại hội Đảng X và XI. Ông thực hiện triệt để những chủ trương lớn của Đảng với quyết tâm xây dựng thành công XHCN. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, ông thành lập Tập đoàn Than và khoáng sản VN (Vinacomin) khai thác bâu xít ở Tây Nguyên, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin), Tập đoàn Điện lực VN (EVN), Tập đoàn Dầu khí.VN (PetroVN) và vô số tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước. Kết quả các đại xí nghiệp quốc doanh đều làm ăn thua lỗ nặng nề. Bộ Chính trị nhận trách nhiệm và đề nghị Ban Chấp Hành/Trung ương Đảng có hình thức kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí (ám chỉ NTD).
Uy thế của TT Nguyễn Tấn Dũng rất lớn, đến nỗi tập thể Bộ Chính trị là cơ quan đầu não của Đảng cũng không dám gọi đích danh. Như vậy, có thể nói uy thế của NTD ngang hàng với người sáng lập Đảng, người ta gọi HCM là “bác”, còn gọi NTD là “đồng chí X”. Như vậy làm sao BCH/TƯ Đảng có thể áp dụng kỷ luật đối “đồng chí X’ khi ông ta thực hiện “hoài bão” của bác. BCH/TƯ cũng không thể thi hành kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, đây là cơ quan đầu não của Đảng. Sở dĩ Nguyễn Tiến Dũng tạo được thế lực mạnh như vậy, vì ông đã sử dụng hầu hết cán bộ trung, cao cấp của Đảng, giao cho họ điều hành những cơ sở quốc doanh từ trung ương đến địa phương. Nhờ những đặc quyền, đặc lợi dành cho cán bộ Đảng cũng như đất đai và các phương tiện sản xuất là tài sản do Đảng quản lý, được Đảng tùy nghi sử dụng. Từ đó sản sinh một tầng lớp tư sản đỏ lãnh đạo đất nước. Ông HCM từng nói: “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa, cần có những người xã hội chủ nghĩa”, đó là những người vô sản chân chính. Những tư sản đỏ xây dựng XHCN, chỉ làm cho dân nghèo, đất nước chậm phát triển, còn giới lãnh đạo thì ngày càng giàu to. Muốn dân giàu nước mạnh, đất nước phải theo qui luật phát triển của thời đại: dân chủ tự do dính liền với kinh tế phát triển.
Bộ Chính trị và TT Nguyễn Tấn Dũng đã tận lực để đưa đất nước “tiến lên XHCN dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” như chủ trương của Đại hội XI tháng 6 năm 2011, nhưng đã thất bại hoàn toàn. Đó là lý do giúp Nguyễn Tấn Dũng thuyết phục BCH/Trung ương Đảng đình chỉ việc xây dựng XHCN. Xã hội chủ nghĩa lại là mục tiêu chính của Đảng CSVN. Từ đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng có thể tuyên bố vai trò lịch sử của Đảng CSVN đã chấm dứt. Bắc Kinh sẽ không còn lý do để chèn ép VN, nguy cơ bị Hán hóa chấm dứt. Đó là ý muốn của đồng bào vừa tạo được những lợi thế để kiến thiết và phát triển đất nước, như nhận định nêu trên của các Đại biểu Quốc hội trong Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Nhân ngày 30/4 năm nay, nhớ lại 38 năm trước, vào chiều tối ngày 28/4/1975, Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền đến Đài truyền hình, được ông Vũ Ánh đón tiếp vì các viên chức cao cấp của đài đã bỏ chạy. Cụ Huyền cho biết cụ đã nhịn nhục vào Tân Sơn Nhất gặp phái đoàn CS chỉ để yêu cầu họ đừng tấn công bằng hỏa tiễn vào Sàigòn, chết người thêm vô ích. Cụ nói khi ông Thiệu bỏ đi ai cũng biết tình hình cuối cùng sẽ bi đát như hiện nay. Cụ ra nhận trách nhiệm khi biết rõ không phương cách nào cứu vãn được. Trước khi cụ quyết định, nhiều người ngăn cản đừng dại gì làm việc trong hoàn cảnh này, nhưng là kẻ sĩ thì không thể thiếu trách nhiệm được, thời bình thì xe ngựa xênh xang, khi đất nước tan hoang thì bỏ trốn. (Bài viết của Vũ Ánh)
Ba mươi năm sau biến cố này, ông Võ Văn Kiệt mới dám nói lên cảm nghĩ của mình: “Đã đến lúc ta phải thừa nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong chế độ cũ. Bản thân tôi được giao tiếp quản Sàigòn năm 1975, một Sàigòn nguyên vẹn sau chiến tranh, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của Nội các Dương Văn Minh. Ông Minh nhậm chức chiều ngày 28/4/1975, ngày mà nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sàigòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông “tử thủ”, chúng ta vẫn thắng, Sàigòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của nhân dân mình nữa”. (Trả lời phóng viên Thạch Anh, Báo Quốc tế số 13-14 ngày 13/4/2005)
Ông Kiệt tiếp nhận Sàigòn -từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông- còn nguyên vẹn, nhưng đến năm 1978, chỉ vì chủ trương “tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN” mà thành phố hoa lệ này xuống cấp thê thảm. Chiến dịch cải tạo nông nghiệp của CS khiến người dân Sàigòn thiếu gạo, phải ăn độn bo bo là điều chưa từng có trong lịch sử miền Nam, vì nơi đây từng là vựa lớn nhứt nhì thế giới. Sau đó, mọi nhu yếu phẩm bị thiếu hụt trầm trọng vì chính sách cải tạo công thương nghiệp. Tự nhận là “Giải phóng” MNVN mà đưa người dân lâm vào cảnh khốn cùng, bắt buộc ông Kiệt phải “xé rào”, thực chất là cởi bỏ lần các kế hoạch kinh tế tập trung của Đảng. Nhờ đó, Sàigòn trở thành thành phố phát triển nhất nước, ông Kiệt được coi là kiến trúc sư của chính sách đổi mới, nhưng ông chỉ là nhân vật thứ ba, mọi quyền lực nằm trong tay Tổng bí thư. Năm 1977, nhóm bảo thủ giáo điều hạ bệ ông bằng cách yêu cầu ba nhân vật lãnh đạo tối cao là Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nhà nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt phải ra đi.
Ông Trần Bạch Đằng từng là bí thư Thành ủy Sàigòn hồi cuối thập niên 1960, cùng thời với ông Võ Văn Kiệt đã đề cao ý thức dân tộc của những người đứng đầu chính phủ Sàigòn hồi cuối tháng Tư năm 1975. Trong bài Tổng Luận, Quyển “Chung Một Bóng Cờ -viết về MTGPMN” do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1993, ông đã nhận xét: “Sàigòn là thủ đô miền Nam là thành phố lớn nhất nước, vào giờ phút chót dồn về đây một quân số không nhỏ, còn đầy đủ vũ khí.Thế mà Sàigòn được giải phóng ít đổ máu, tất cả hầu như còn nguyên vẹn. Không thể không nhấn mạnh rằng ý thức dân tộc trong một số người đứng đầu chính phủ Sàigòn chợt bùng lên vào thời điểm đó -đặc biệt ông Dương Văn Minh- đã cống hiến đáng trân trọng cho một kết thúc rất Việt Nam, đầy đặc thù Việt Nam”.
Cộng sản và Xã hội chủ nghĩa được ông HCM du nhập vào VN đã cáo chung ngay tại nơi sản sinh ra nó. Để cứu nhân dân thoát thảm họa CS, Tổng Bí thư Đảng CS LX Gorbachev đã xóa bỏ điều 6 trong Hiến pháp LX (dành quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng CSLX). Ông xây dựng chế độ tổng thống, chấp nhận hệ thống đa đảng...Gorbachev được bầu làm tổng thống liên bang, còn Bí thư Thành ủy Mạc Tư Khoa Yelsin được bầu làm tổng thống Cộng hòa Nga. Ông tuyên bố: “Chủ nghĩa CS chỉ có thể thay thế chớ không thể sửa đổi”.
Kế hoạch cải tổ của Gorbachev gặp sự chống đối của những lãnh tụ cực đoan bảo thủ. Họ tổ chức đảo chánh, quản thúc ông và ra lịnh quân đội và lực lượng KGB đột nhập tòa nhà Quốc hội Nga được xem là thành trì của lực lượng dân chủ. Quân đội, công an, mật vụ không nổ súng vào nhân dân đang kéo nhau đến bảo vệ Quốc hội Nga theo lời kêu gọi của TT Yelsin. Cuộc đảo chánh của phe cực đoan thất bại. Quyết định đầu tiên của Gorbachev khi trở lại chính quyền là đặt Đảng CS Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật, giải tán Ban Chấp hành TƯ Đảng và từ nhiệm chức vụ Tổng Bí thư. Gorbachev nêu lý do: “Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng hèn nhát, không lên tiếng chống lại cuộc đảo chánh. Còn các ủy ban và cơ quan truyền thông của Đảng lại ủng hộ hành động phản quốc”.
Tôi kỳ vọng chế độ CS cũng sẽ kết thúc ở quê hương chúng ta một cách “rất Việt Nam, đầy tính đặc thù Việt Nam”: những người lãnh đạo CS biết thức tỉnh trước thảm họa đất nước đang bị Hán hóa, thể hiện tinh thần dân tộc, đáp ứng ý nguyện của đồng bào, tuyên bố chấm dứt vai trò lịch sử của Đảng CSVN, mở đường cho dân tộc tiến lên
                                                                                                        Lê Quế Lâm (28/4/2013)
  
Nguồn: http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1828:cm-ngh-v-ngay-30-thang-4-va-tng-lai-dan-tc&catid=21:bn-c-tam-tinh&Itemid=31










Bộ Mặt Thứ Hai Của Sài Gòn Sau 30-4-1975



“Hãy sống dùm tôi
Hãy nói dùm tôi
Hãy thở dùm tôi…”

(Trịnh Công Sơn)
Buổi tối, tôi leo lên sân thượng. Trời tối đen, có một sự im lặng sâu thẳm. Nhưng trong bóng đêm, tôi đả nghe rõ được tiếng của im lặng. Cái im lặng của cõi đêm, của một trống rỗng, của một hố thẳm, của một mảnh đời đang sống đã khép lại. Chỉ mới hôm qua, những chiếc trực thăng còn lập lòe trên các mái nhà và biệt tăm ngay sau đó vào đêm tối. Rồi chốc lát đã mất hút.
Niềm hy vọng như cạn mòn.
Một triệu, một trăm mười ngàn (1.110.000) binh sĩ VNCH đâu rồi? Và 50 binh sĩ Hoa Kỳ còn sót lại? Mà Neil Sheenan trong Innocence perdu đã từng nói: “Cette guerre que nous n’aurons jamais gagné’’ (Trận chiến mà chúng ta đã chưa hề bao giờ thắng). Mà nay chúng ta chuẩn bị một cuộc hành trình qua sa mạc (une traversée du désert) với khô héo cạn kiệt hy vọng, một hành trình gian khổ với đầy bất trắc đe dọa, hiểm nguy.
Trưa 30-4-1975, ngồi một mình thấy tương lai vô định. Lòng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn được. Bụng tự nhiên nhói lên từng lời. Vui chưa thấy, lo thì như ứa tràn. Chẳng hiểu chính quyền mới đối xử ra sao? Đó cũng là mối lo của tất cả mọi nguời. Chiến tranh đã chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.
Hết rồi cảnh chạy đôn chạy đáo tìm đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đã xong. Ngoài đường, 8 chiến xa T-54 đã vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản nhiên nhìn đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác và kỷ luật. Họ dơ tay vẫy chào ngượng ngập.
Mãi vào lúc 16 chiều ngày 30-4-1975, ba vị thuyết khách của ông Dương Văn Minh, thuộc thành phần thứ ba là luật sư Trần Ngọc Liễng, giáo sư Châu Tâm Luân và Linh Mục Chân Tín mới từ trại David Tân Sơn Nhứt ra về. Các ông là những người được tướng DVM cử làm đại diện vào trại David chiều ngày 29-4-1975 để thuyết phục những người của Mặt trận với lời yêu cầu họ đừng đánh phá Sàigòn. Các tướng Nguyễn Anh Tuấn và Đại tá Võ Đông Giang đã hứa chỉ pháo chút ít để làm áp lực với tướng DVM mà thôi. Quân Bắc Việt đã tiến quân vào TSN nên các ông bị kẹt lại cho đến chiều 30 tháng tư mới ra về được.
21 năm sau, ngày 28-1-1996, Chân Tín trả lời phỏng vấn đài VNCR đã nói khác: “Chúng tôi ngồi yên nhìn cái ngu dốt và cái sa lầy của một chế độ đang trên đà tan rã”. Nay, mới đây nghe tin ông ra tờ báo chui. 82 tuổi đầu tưởng đã tự cho phép mình hưu tranh đấu. Ông vẫn chưa ngưng nghỉ. Điều gì khiến một nguời đã tạm quay mặt với Chúa để theo Cách mạng, nay trở thành kẻ đối đầu với chính những điều xác tín của mình?
Ngoài phố, chỉ còn nghe tiếng xích sắt khô khan của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa. Mặt đất như rung lên bần bật. Sài gòn như oặn mình dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên thì đã bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những đường phố lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào. Praha, Sài gòn, ngạo nghễ và tủi nhục.
Những chiến xa trên có cắm cờ của mặt trận Giải Phóng miền Nam như niềm hy vọng nhỏ nhoi của người Sài gòn. Niềm hy vọng mong manh mà đằng kia là cuối đuờng.
Những chiếc chiến xa đang chạy trên đường Tự Do, Catinat cho nguời ta có cảm tưởng đường Tự Do của miền Nam là đại lộ Champs-Élysées của Paris… Nhưng Champs-Élysées của Paris vào tháng 8-1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó là nỗi vui mừng giải thoát, chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.
Nhưng Champs Élysées thì không phải đưởng Tự Do ở Sài gòn. Đường Tự Do không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt. Ở một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nhìn chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ ngoài quần, chắp tay đứng nhìn. Không có biển ngưòi mà cũng không có tiếng vỗ tay reo hò. Và 125 nhà báo ngoại quốc đứng ở đâu đó.
Họ còn ở lại để chứng kiến cảnh tháo chạy, cái cảnh mà Bảo Ninh đã mô tả trong truyện ngắn Ba lẻ một: chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc và cảnh tiến tới ồ ạt của những T54 và K63, như một cơn lốc bẳng thép xé mặt lộ lướt tới với thần tốc kinh hồn, là phẳng mọi chướng ngại trên đường, nhắm hướng Nam truy kích…
Đài phát thanh Sàigòn mở đầu bằng tiếng hát Trịnh Công Sơn. Tiếng hát một thời. Tiếng hát của một đời người.
Anh cất tiếng hát không phải khúc ca da vàng, nhưng lạc lõng với bài: Nối Vòng tay lớn bên cạnh đám bạn bè anh, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, một SV tranh đấu.
Dân Sài gòn đã đón tiếp quân Giải Phóng như thế. Một nhúm người người dân ngơ ngác, 125 nhà báo và TCS với Nối Vòng Tay Lớn. 8 chiến xa có trang bị kính nhắm hồng ngoại tuyến dùng cho những cuộc đánh nhau ban đêm? Chả còn gì để dấu diếm nữa. Những chiến xa Liên Xô từ ngoài Bắc chạy thẳng vào chứ đâu phải của mặt trận giải phóng miền Nam? Trên chiến xa có cắm cờ MTGPMN. Nhưng cắm một lá cờ thì không lẽ đủ để thay đổi nguồn gốc một lịch sử.
Trong khi đó, ông Minh và toàn bộ chính phủ ông đã chờ sẵn tại dinh độc lập để trao quyền hành lại cho những người chủ mới. Người ta không thấy có một đại diện nào của MTGPMN. Nhiều người chê trách ông Minh hèn “bán đứng miền Nam”. Nếu ông Minh hèn thì những kẻ chạy vắt giò lên cổ từ những ngày cuối tháng tư phải gọi bằng tên gì? Kẻ trốn chạy và kẻ ở lại lãnh thẹo, ai hèn hơn ai? Sài gòn lúc đó như một bãi rác với đủ thứ rác: rác Mỹ, rác quân đội với súng ống, quân trang, quân dụng vứt bừa bãi, rác chính quyền tham nhũng. Cùng lắm, ông Minh chỉ là người không thức thời cúi mình xuống nhặt cái danh chính quyền bị người ta vứt lại từ đống rác đó.
Lại còn vấn đề trao cái chính quyền đó vào tay ai? Chẳng biết nữa, người nói ông Bùi Tín, người nói Chính ủy Tùng. Theo Stanley Karnov, trong Viet Nam viết: “Ngồi trên một chiến xa vào dinh độc lập, Ông Bùi Tin chuẩn bị đóng hai vai trò một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là sĩ quan cao cấp trong đơn vị của ông, ông muốn chính ông tiếp nhận sự đầu hàng này.Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông, đại tướng Minh đã nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành. Quyền hành của các ông còn đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có.”
Nhưng có lẽ câu nói quan trọng nhất của Bùi Tín vẫn là câu sau đây: “Cùng là người Việt Nam cả, sẽ không có kẻ thắng người bại. Chỉ có người Mỹ là kẻ bại trận. Nếu ông là người yêu nước, đây là lúc để vui mừng, vì chiến tranh đã không còn nữa trên quê hương của chúng ta”.
Từ đó đến nay, đã hơn 30 năm, người ta vẫn chờ đợi câu nói của Bùi Tín được thực hiện. và nó sẽ không bao giờ được thực hiện
Cũng trong tháng 9 năm 1975, các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy còn nhắc nhở mọi người rằng: Ai còn nói ngụy là ngụy…
Hồi mất Điện Biên Phủ, cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh phải mất 56 ngày đêm. Mất Sài gòn nhanh hơn, chỉ có 55 ngày. Ít hơn một ngày. Hồi ĐBP, chỉ mất một nữa. Lần này mất tất cả.
Phía những người thua trận.
Không kể những người đã tháo chạy, không kể những người còn kẹt lại trong gọng kìm lịch sử oan nghiệt. Còn có những người cất lên tiếng nói cuối cùng.
Thiếu Tá Long, Cảnh sát Quốc Gia đã đến đứng trước tượng TQLC trước tòa nhà Quốc Hội ở Sàigòn rồi rút súng tự sát. Ông đã nằm chết ngay dưới chân pho tượng.
Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, thuộc đại đội một quân cảnh phụ trách an ninh khu vực Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10 giờ 30, sau khi nghe tin đầu hàng, trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ TTM.
Thêm vào đó là những cái chết của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh. Chuẩn tướng Trần văn Hai, sư đoàn 7 bộ binh. Thiếu Tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân khu 2. Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn 4. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4. Những cái chết anh dũng. Nhưng đã thay đổi được gì và có thể đại diện cho những vị khác đã bỏ chạy không? Đó là những cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lý.
Và tự sát bao giờ cũng cần được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng (Ultimate sacrifice) đáng được trân trọng.
Không có cái chết vô ích mà chỉ có những cái sống vô ích.
Đó là số phận những người đã tự chọn cái chết. Những cái chết đó giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Còn số phận những người còn lại?
Tôi ghi lại đây hình ảnh một anh lính VNCH, đi chân đất, hai tay áo rách, đầu gối rách, chắp tay. Đằng sau anh là một bộ đội mặc đồ đen, cầm súng lăm lăm và sau chót là đám đông dân làng, khoảng 6, 7 chục người khoanh tay bất lực với lời ghi chú của nhiếp ảnh viên: *Un avenir qui ne s!annonce pas vraiment radieux pour ce soldat de Thiệu: pendant combien d!années sera-t-il rééduqué. (ảnh của Abbas. Gamma). Một tương lai không mấy sáng sủa cho người lính VNCH này. Người lính này sẽ bị đưa đi học tập cải tạo trong bao lâu?

Ảnh của Abbas (Magnum Photos)
Thật ra người lính lúc đó chỉ có 3 chọn lựa: di tản ra nước ngoài, nhẫn nhục để đi học tập cải tạo hoặc tìm đến cái chết. Cạnh đó là bức hình của kẻ chiến thắng. Hình một anh bộ đội chống nạng, cụt hẳn một giò đến háng, đi bên cạnh một xe tăng đã bốc cháy với lời ghi: *Après les vingt-cinq années de guerre, une photo qui résume tout (ảnh của Leroy-Gamma). Sau 25 năm cuộc chiến, một bức hình nói lên tất cả.
Cũng khoảng 2 giờ rưỡi trưa hôm ấy, những chiến xa đã từ trong dinh Độc Lập chạy dọc theo đại lộ Catinat-Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà ra hướng bờ sông. Có tới mười người dụt dè dơ cánh tay vẫy chào. Nhiệm vụ của người chiến thắng không phải là dễ. Chiếm được Sài gòn rồi, nhưng làm sao thay vì chỉ có 10 cánh tay dụt dè dơ lên, phải nhân lên bao nhiêu triệu lần? Phải chờ xem vậy thôi.
Vào cái giờ này của ngày chiến thắng. Toàn bộ báo chí đã ngưng xuất bản. Gần 50 chục báo hằng ngày của Sài gòn sáng nay vắng mặt. Họ đâu cả rồi? Tất cả liên lạc viễn thông với thế giới bên ngoài cũng bị cắt. Họa chăng còn lại đại diện của các tòa đại sứ sau đây: Pháp, Bỉ, Nhật, Khâm sứ tòa thánh, Thụy Sĩ và lãnh sự Ấn độ. Chế độ mới hầu như tạm thời cắt đứt với thế giới bên ngoài. Cho mãi đến ngày 23 tháng năm, liên lạc với thế giới bên ngoài mới được nối lại và chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài vào ngày 24 tháng năm. Chuyến bay này chở một số người ngoại quốc còn kẹt lại trong thành phố mà phần lớn là người Pháp.
Theo Ngũ Giác Đài, có khoảng 50 ngưởi Mỹ bị kẹt lại VN sau ngày 30 tháng tư, cộng thêm 26 người VN là vợ con của những người Mỹ này. Sát cạnh nhà tôi, có hai vợ chồng người Việt cũng ra đi theo diện quốc tịch Pháp. Trong tình huống này mới thấy người Pháp là những người tử tế. Chị họ con ông bác tên Diệp, làm y tá nhà thương Grall cũng được đi và sang Pháp cũng làm y tá lại, lương bổng ngạch trật như cũ. Chẳng bao lâu sau, có vợ chồng một đại tá, đã đến cư ngụ ờ căn nhà đó. Sau này, suốt vài năm ở cạnh nhà như hàng xóm, ra vào đụng mặt nhau, ông bà chưa bao giờ nói chuyện, hoặc chào hỏi chúng tôi lấy một lần. Điều này phải được hiểu là thế nào? Không dễ dàng gì để những người đại diện đó được nhìn nhận. Họ không có trong mắt của người Sài gòn.
Chiến thắng thì đã xong, nhưng chinh phục thì chưa tới và sẽ không bao giờ tới!
Phía trí thức miền Nam: Mặt trận Giải Phóng, ảo tưởng và ảo ảnh.
Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc đã để lại một di sản thừa như một cục bướu ung thư cần nhổ. Đó là MTGPMN. Mặt trận này đối với trí thức thành phần thứ ba hay đối với sinh viên VN hải ngoại chỉ dẫn đưa họ đến một kết quả là: những ảo tưởng vĩ đại (grandes illusions) và đối với toàn thể thế giới là một âm mưu lừa bịp trắng trợn.
Xin nhắc để mọi người cùng nhớ: những trí thức đi theo Mặt trận hồi đó gồm có các ông luật sư Trịnh Đình Thảo, Chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, phó chủ tịch HĐCV CPLTCHMNVN, chủ tịch UBTUMTTQVN và vợ là Ngô Thị Phú, ở Sóc Trăng. Lâm Văn Tết, Phùng Văn Cung, Trần Kim Bảng, bút hiệu Thiên Giang, vợ nữ sĩ Vân Trang. Nguyễn Văn Chì, Chánh án Phạm Ngọc Thu, dược sĩ Đỗ Thu, Kỹ sư Cao Văn Bổn, Kỹ sư Tô Văn Cang, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, chức sắc Cao Đài Nguyễn Văn Ngưỡi, kỹ sư Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, bà Nguyễn Thị Bình, Huỳnh Tấn Phát, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Lữ Phương, bà Bùi Thị Nga, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, nhà văn Thanh Nghị Hoàng Trọng Quỳ và vợ ca sĩ Tâm Vấn. Thêm vào đó gs Lê Văn Hảo theo vào năm 1968, chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, thêm chủ tịch UBKNHTT. Trong dịp tờ Quê Mẹ phỏng vấn ông năm, 1999 ở Pháp, ông Hảo giải thích: dư luận gán cho ông về cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế là không đúng. Thứ nhất, lúc quân đội CS đánh Huế, tôi không có mặt trong thành phố. Trước tết 5 ngày, tôi được dẫn lên núi, nói là mời họp rồi giữ tôi ở lại luôn, không về thành phố lần nào. Cùng với tôi có Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chỉ có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân đã theo bộ đội về Huế và tôi được biết Phan và Xuân đã từng ngồi xét xử nhiều người có quan hệ với chính quyền Sài gòn, trong những phiên xử của cái gọi là Toà Án Nhân Dân.
Sau này, các ông Trần Quang Long, Trần Triệu Luật đã chết vì bom Mỹ. Những người còn lại may mắn sống sót.
Sau 30 tháng 4, đám trí thức trên vỡ mộng. Họ không có một vị trí nào trong chính quyền Cộng Sản tương lai và danh xưng MTGPMN cũng không ai muốn nhắc tới. Chẳng bao lâu sau ngày giải phóng, cờ của Mặt trận bị cuốn gói, xếp một chỗ.
Có thể bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa là người đầu tiên xin ra khỏi đảng CS và không tham dự phái đoàn nhân sĩ trí thức miền Nam ra ngoài Bắc. Lý do chính là hai vợ chồng chính thức phản đối việc thống nhất hai miền như một thứ bội phản đối với miền Nam. Đơn xin rút tên ra khỏi đảng đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra một điều kiện: Phải 10 năm sau mới được quyền công bố chính thức rút tên ra khỏi đảng. Sau này, trong bài phỏng vấn trả lời trên tờ Far Eastern economic review (Feer) ngày 17-10-1996, Dương Quỳnh Hoa đã trả lời câu hỏi: «Quel est l’évènement le plus marquant pendant les 50 années passées?» bằng một phán quyết: «L’effondrement du mur de Berlin qui mit un terme à la ‘grande illusion’.» (Biến cố nào được coi là nổi bật nhất trong 50 năm đã qua? Trả lời: Sự sụp đổ bức tường Bá Linh chấm dứt một thời kỳ cuả ‘ảo tưởng lớn’).
Và nói như ông Hồ Sĩ Khuê: “Thành viên Mặt trận thực sự chẳng có bao nhiêu. Nhưng ở Sài Gòn, sao mà ai cũng có vẻ là người của Mặt trận quá.” Nhưng bên trong, họ chỉ làm bù nhìn. Hình nộm” ngồi chơi xơi nước” như theo lời tường thuật của kỹ sư Trương Như Tảng. Ông Tảng vốn là một sinh viên du học bên Pháp, có dịp gặp Hồ Chí Minh, coi HCM như khuôn mặt lãnh tụ sáng chói nhất để chống lại người Mỹ, và trước mắt, chống lại chính quyền Ngô Ðình Diệm đã viết: Hồi ký của một Việt cộng (A Viet Cong Memoir) cho thấy MTGPMN chỉ là một sự dàn dựng, họ được đưa vào bưng để làm bung xung, đánh lừa cả thế giới. Họ bị bịt mắt, dẫn đi quanh co trong rừng. Những buổi họp, để giữ bí mật, các thành viên mặt trận đều bịt mặt, vì thế chẳng biết ai vào với ai. Ai là thật, ai là giả? Ðó là kinh nghiệm đau xót của một số ít trí thức miền Nam. Trong The Myth of Libération, Trương Như Tảng tố cáo sự dàn dựng giả dối của chính quyền Cộng sản Hà Nội: “Trong nhiều năm, họ đã nghe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa long trọng tuyên bố cam kết”, qua lời Tổng bí thư Lê Duẩn, rằng “Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam”. Hay như lời Thủ tướng Phạm Văn Ðồng tuyên bố với phóng viên nước ngoài: “Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam”.
William Shawcross, trên tờ Washington Post, nhận xét:* “He became the Viet Cong’s Minister of Justice, but at the end of the war, he fled the country in disillusionment and despair. He now lives in exile in Paris, the highest level official to have defected from Viet Nam to the West. This is his candid, revealing and unforgettable autobiography.” (Tạm dịch: “Ông trở thành Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Việt cộng, nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, ông đã trốn thoát khỏi Việt Nam với tâm trạng bị vỡ mộng và thất vọng. Nay ông tỵ nạn ở Paris. Ông là một trong những viên chức cao cấp nhất đã đào thoát ra khỏi Việt Nam sang Tây Phương. Ðây là cuốn tự truyện đáng nhớ, phơi bày (nhiều chuyện) và thành thật.”)
Vai trò bù nhìn của MTGPMN cũng được đề cập đến trong hồi ký của Vũ Thư Hiên. Ông viết: “Trẻ con miền Bắc cũng biết Mặt trận Giải phóng là do miền Bắc dựng nên”. Người trí thức miền Nam một lần nữa bị lừa gạt.
Riêng Nguyễn Hữu Thọ, sau 1975 được làm phó chủ tịch nước. 1981, phó chủ tịch quốc hội, 1988, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc… Nhưng cuối cùng thì ông cũng phải thốt ra một câu như sau: “Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn, mà bằng sự đấu tranh”.
Sau ngày miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, nhiều người trong bọn họ trước đó mang ảo tưởng sẽ có vai trò, sẽ được dùng, sẽ được lãnh đạo miền Nam, bị gạt ra bên lề một cách thảm hại, có chức mà không có quyền. Màn lường gạt, tráo trở này chắc chắn không phải lần đầu mà chắc chắn cũng không phải lần cuối. Những người trí thức này chỉ quên một điều: Người Cộng Sản bao giờ cũng ăn thịt trước tiên những đứa con đẻ của mình.
Niên lịch mới, Sài gòn thời của những tiên tri giả.
Bộ đội chính quy, cán bộ miền Bắc đã đành là có mặt. Nhưng đám 30 tháng tư, bọn cách mạng 30 cơ hội nhố nhăng thì đầy đường, đầy ngõ. Không biết ở đâu ra mà họ đông thế. Chúng là những tiên tri giả, bán rao thời cuộc. Gọi theo một thứ ngôn ngữ chuyên dùng hơn thì đó là bọn tiêu bạc giả, vốn liếng là sự bịp bợm, sự tráo trở và tư cách vô liêm xỉ. Có thể bọn họ tuần trước, tháng trước, năm trước còn “đả đảo Cộng Sản” nay thì hoan hô… Bên cạnh đó, có một số trí thức đã có dính dáng, hoạt động bí mật trong Mặt Trận nay xuất đầu lộ diện. Trong số này, có Giáo sư Lý Chánh Trung, sau làm đại biểu Quốc hộI, Nguyễn Ngọc Lan trên tờ Đối Diện nay đổi là Đứng Dậy. Đổi tên tờ báo đã khéo, chơi chữ đã khéo. Nhưng Đứng Dậy có thể hiểu lầm là nổi dậy. Hãy coi chừng. Một số người khác như Nguyễn Đình Đầu, luôn luôn dấu mặt sau hội trường dật giây và em rể, giáo sư Trần Đức Quảng, gs Châu Tâm Luân, LM Chân Tín, Trần Bá Cường v.v.
Và nếu nói như người Pháp: «Il n’y a que le premier pas qui compte», có nghĩa chỉ bước đầu tiên mới quan trọng, thì những người trên là những người đầu tiên ló mặt sau ngày Giải Phóng tìm một vị trí quan trọng?
Ngày 4-5-1975, xung đột với Campuchia.
Nhũng tin tức nóng hổi sau đây nhiều bạn đọc, sau hơn 30 năm, có thể đây là lần đầu tiên đuợc nghe nói tới. Điều đó không lạ, vì tin tức thông tin nằm trong mạng lưới tuyên truyền của chế độ CS. Vào ngày 4-5-1975, có nghĩa là chỉ bốn ngày sau khi miền Nam thua trận, quân đội Khờ me của Pol Pot đã đổ bộ xâm chiếm đảo Phú Quốc. Ngày mồng 8, quân đội trên bộ của Pol Pot đột nhập vào tỉnh Tây Ninh. Ngày 10, chiếm đảo Thổ Chu và bắt hơn 500 thường dân. Để trả đũa, bộ đội VN chiếm đảo Poulo Way, sau đó thì rút lui. Tất cả những biến cố trên xảy ra dân chúng đều không hay biết vì các báo bị đình bản. Nhưng đài phát thanh cũng không thông báo cho dân chúng biết.
Nòng súng của bộ đội Bắc Việt chưa kịp nguội thì đã chuẩn bị cho một cuộc chiến khác. Hai cuộc chiến trước đây là chiến tranh chống chủ nghĩa Đế quốc thực dân, vậy thì sẽ gọi tên cuộc chiến sắp tới là gì? Cho đến nay, có hai cuộc chiến đã xảy ra, một phía Nam và một phía Bắc VN. Vẫn chưa có một tên gọi thích đáng. Chúng vẫn chưa có một giấy khai sinh hộ tịch. Phải gọi đó là những cuộc chiến tranh gì? Cũng không ai nhắc tới nửa lời về lẽ thắng thua của hai cuộc chiến ấy. Mọi chuyện được bung bít dấu nhẹm như thường lệ. Nói gian dối là cái lệ của người làm chính trị chẳng khác gì rỉ sét là cái đương nhiên của vỏ tầu biển. Nói gian dối riết rồi bị lộ, bị chìm chẳng khác gì rỉ sét lâu ngày đục vỡ sàn tầu.
Quân đội Khờ Me Ðỏ mới vào Nam Vang hôm 17 tháng 4, thì ngay ngày hôm sau đã chuyển quân về hướng biên giới VN. Và như đã trình bày ở trên, đã chiếm đảo Phú Quốc. Theo ông Phan Hiền thì sau đó, nhiều cuộc thương thuyết đã diễn ra từ tháng 4-1976, nhưng kết quả không đi tới đâu và hai bên đã ngưng mọi thương thuyết vào ngày 18-5-1976. Sang đến tháng 4-1977 thì tranh chấp giữa hai bên càng trở nên ác liệt. Các tỉnh biên giới của VN như Tây Ninh, Hà Tiên phải di tản dân chúng. Tây Ninh thì một phần dân chúng phải bỏ nhà, Hà Tiên đến ba chục ngàn người phải di tản đi nơi khác. Phóng biên Roland-Pierre Paringaux đã nhìn thấy hàng đống thây người bị giết, bị cắt cổ ở các ruộng thuộc tỉnh Hà Tiên. Francois Nivolon cũng đã nhìn thấy những cảnh chém giết, dốt nhà tàn bạo như thế ở làng Mỹ Đức, cách biên giới Cam Pu Chia chỉ 4 km. Có gia đình cả bố mẹ, 4 anh chị em đều bị giết, trừ một người con gái sống sót kể lại như một nhân chứng. Sau này, Ông Ngô Diên tố cáo có cố vấn Trung Quốc trong các binh đội quân Khờ me đỏ. Phải chăng, đằng sau Pol Pot là kẻ thù cố cựu của VN? Thật vậy, do sự xúi dục của Bắc kinh, chính quyền Căm bốt mới dám gây chiến tranh biên giới với Việt Nam và cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31-12-1977.
Ông Trần Văn An, một cán bộ tỉnh, cho biết từ 1975, tại tỉnh Tây Ninh, tỉnh giáp ranh với Cam bốt, có một 1,090 thường dân bị giết do quân đội Pol Pot gây ra. 70,000 dân chúng phải dời bỏ ruộng vườn đi nơi khác. 15,000 mẫu hoa mầu bỏ không canh tác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những con số đưa ra, sự thẩm định độ chính xác cần được dè dặt.
Trong một tài liệu sau này VN thu nhặt được cho thấy Pol Pot coi cuộc đối đầu giữa Cam bốt và VN là một đối đầu giữa Sống hoặc Chết. Sự thù ghét của Pol Pốt đã rõ ràng và minh bạch trong cuốn Sách đen ghi nhận: “Dân tộc Cam Bốt nuôi một mối hận quốc gia đối với Việt Nam, một kẻ hiếu chiến đi xâm lược, nuốt chửng đất đai của Cam bốt. Người Cam Bốt biết rõ ràng tính xảo trá, mưu mô quỷ quyệt và giả hình của VN. VN hành động như một Hitler đối với Cam bốt một cách man rợ và Phát xít. Chúng ta phải bằng mọi cách giết người VN, một đổi 30.’’
Cũng sau này, trên mặt báo Le Figaro đã cho chạy một hàng tít lớn, phóng viên Yves-Guy Berges xác nhận: «Hà nội đang tiến hành một cách khoa học một cuộc diệt chủng lớn nhất trong lịch sử». Điều này xem ra có vẻ không đúng sự thật. Le Figaro tỏ ra thiếu ngay thẳng và trung thực. Hà nội đã không đến mỗi ngu dại như thế, vì họ có cách xử lý khôn ngoan và khéo léo hơn. Nhưng mặc dù Pol pot gây hấn trước đã mang quân sang chiếm đóng Phú Quốc, việc VN mang quân sang chiếm đóng Campuchia đã bị cộng đồng thế giới lên án khiến uy tín ngoại giao của VN bị suy giảm, nhất là đối với các nước Đông Nam Á. Về phía người Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance nói : “Các cuộc nói chuyện Mỹ-Việt Nam về bình thường hoá đã tan vỡ do cuộc xâm lược Cam pu chia của Việt Nam.”
Ngày 5-5-1975, Thông cáo của tòa Tổng Giám Mục Sài gòn.
Sau tiếng hát của TCS trên đài phát thanh Sàigòn, dấu hiệu thứ hai đón tiếp chính quyền mới là vị đại diện của Thiên Chúa giáo.
Chưa đầy một tuần sau ngày Giải phóng, TGM Nguyễn văn Bình gửi tâm thư kêu gọi giáo dân phải hòa mình vào nhịp sống mới, nỗ lực đón nhận trong tinh thần hoà hợp, hòa giải dân tộc. Lá thư có đoạn như sau: ”Một trang sử mới đã mở ra cho dân tộc VN. Đây là một niềm vui chung của cả dân tộc, và với cái nhìn theo đức tin của người tín hữu, đây cũng chính là một hồng ân của Thiên Chúa. Hơn mọi lúc, giờ đây người công giáo phải hoà mình vào nhịp sống của toàn dân, đi sâu vào lòng dân tộc… người công giáo chúng ta phải phải sẵn sàng thi hành một cách tích cực mọi nghĩa vụ công dân do Chính phủ cách mạng lâm thời chỉ dẫn.”
Nội trong năm 1975, có cả thảy ba lá thư chung như thế. 12 tháng 6 một lá thứ hai và nhân dịp Hội nghị Hiệp thương thống nhất tổ quốc diễn ra tại TP Sàigòn, một lá thứ ba mà nội dung nhằm thứ nhất trấn an người TCG, linh mục, tu sĩ trong toàn địa phận. Thứ hai bảo đảm với chính quyền CM về sự sẵn sàng hợp tác trong hoàn cảnh mới. Theo tinh thần hiến chế: Gaudium et Spes. Anh em ơi, hãy vui mừng.
Một vài Kitô giáo trí thức cấp tiến như Nguyễn Ngọc Lan đã dùng thánh kinh để gọi Ngày Giải Phóng: đó là tin mừng cứu độ đã được gửi đến.
Bảo Hãy đừng sợ thì còn nghe được. Bảo hãy vui mừng thì quả thực không dễ.
Một số khác thì tỏ ra lo ngại về đường lối hòa giải của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình. Sài gòn có khoảng 600 linh mục, trong đó có hơn 100 vị đã du học nước ngoài và 2,000 tu sĩ phần đông khép mình dưới sự chỉ đạo của đức cha Bình. Tất cả những cơ sở trường tư thục TCG như đại học, đại chủng viện như cơ sở dòng Tên, Đồng Công, Chúa Cứu thế, học viện thánh Piô 10, Đàlạt, các cơ sở thương mại như nhà in Nguyễn Bá Tòng, trại gà Đà lạt, thương xá Eden, nhà sách, cơ sở nhà in Tân Định đều phải giao nạp cho chính quyền mới. Theo Georg Evers, Missio 2003, CHLB Đức trong bài Tình trạng nhân quyền tại CHXHCNVN, tự do tôn giáo, bản dịch Việt ngữ của Liên Đoàn công giáo Việt Nam tại Đức thì Giáo Hội miền Nam có 226 trường trung học, 1,030 trường tiểu học. Ngoài ra theo niên giám 2004, vào năm 1962-1963, giáo hội TCG miền Nam có có 58 cô nhi viện nuôi hơn 6,000 trẻ em, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong và 159 phòng phát thuốc phát thuốc cho khoảng gần 2 triệu lượt người. Tất cả đều bị trưng thâu, nộp cho nhà nước.
Sự chọn lựa của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã hẳn không phải dễ. Một tháng trước ngày qua đời, phóng viên Hải Nam, tức Trương Bá Cần, báo CGVDT đã phỏng vấn cụ trong 20 năm “sống phúc âm giữa lòng Dân tộc”, cụ là người đứng đầu CGVN, xin cụ cho biết cảm tưởng của cụ trong 20 năm qua sống dưới chế độ VNDCCH, cụ còn thấy sợ không. Trả lởi “vẫn còn sợ” và cụ nói tiếp: “Đời con người giống như một cuộc leo núi. 50 năm đầu là thời gian leo núi và những năm còn lại sau này là xuống núi. Khi leo lên núi thì thời gian kéo dài và khó khăn, còn khi xuống núi thì dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng với tôi, 20 năm qua, cảm tưởng sâu đậm của tôi là đã phải sống một thời gian dài nhất của đời người “.
Sau này, tác giả Tuệ Không, trong một bài viết vào 10-5-1995, cho rằng tất cả bài phỏng vấn trên là ngụy tạo của Uỷ Ban Tôn giáo chính phủ dựng đứng lên. Toà TGM Sàigòn cũng xác nhận cụ Nguyễn Văn Bình đã quá suy yếu, kiệt sức để có thể trả lời một bài phỏng vấn như thế. Bài phỏng vấn từ câu hỏi đến câu trả lời là của ông Trương Bá Cần dàn dựng viết ra. Ông có đưa tới trình Đức Cha vẫn đang đau yếu, chỉ đọc mấy câu, câu được, câu mất và yêu cầu đừng đăng. Nhưng ông Trương Bá cần đã viện cớ là bài đã lên chữ rồi, ở nhà in, để rồi xin cứ đăng.
Theo tôi, có lẽ tâm trạng và lòng mong ước của cụ Giám Mục Bình thể hiện rõ nhất trong câu trả lời lúc 80 tuổi của báo Iregno Attualita, đăng lại trên Église d’Asie là: “Lúc này đức cha ước vọng gì nhất. Trả lời: Sau những biến cố Đông Âu, tôi hy vọng mọi sự sẻ tiến triển tốt đẹp.”
Phía Phật Giáo, cả hai vị lãnh đạo của hai khối đều không có tiếng nói. Thượng toạ Thích Tâm Châu chọn lựa ra đi như nhiều người. Thượng toạ Trí Quang thì tịnh khẩu suốt hơn 30 năm nay. Phật tử như rắn không đầu. Người cần lên tiếng và đáng nhẽ phải lên tiếng là TT Trí Quang. Còn ai uy tín hơn ông trong lúc này, người đã từng được nước Mỹ qua phóng viên James Wilde và Frank Mc Culloch trên tờ Time mệnh danh “politician from the pagoda” hay “a most extraordinary man” (người phi thường nhất). Tôi chỉ muốn đổi một vài chữ như sau. Trước 1975, ông là một politician outside the pagoda và sau 1975, một politician inside the pagoda.
Nhưng ông Diệm, ông Thiệu không còn, Thượng toạ Trí Quang không có giá nữa. Ông chỉ có thể là *người của thời cuộc* dưới một chế độ kiểu ông Diệm, ông Thiệu mà thôi. Trong suốt hơn 30 năm quy ẩn và ngồi dịch rất nhiều kinh sách, ông chỉ làm được một thứ chính trị inside the pagoda, một điều hữu ích cho chính ông và cho những kẻ thù của ông ở bất cứ phía nào. Đó là: Ta bảo cho các người hay, ta không bao giờ là người Cộng Sản như các người nghĩ, nhưng ta là nhà *tu thật* trong chế độ Cộng Sản. Và TGM Bình thì có thể nói: “Ta bảo cho các người hay, có người chê ta ba phải. Nhưng trước sau, ta là nhà tu thật dưới thời ông Diệm, ông Thiệu. Nhưng ta trở thành nhà chính trị bất đắc dĩ dưới thời Cộng Sản.”
Và có lẽ, tôi thích nhất câu nói để đời sau đây của nhà tu bất đắc dĩ: “Nó giết mình hôm trước, hôm sau nó đem vòng hoa đến phúng điếu mình.”
Có lẽ chính nhờ hiểu cái lẽ quyền biến của câu trên đã giúp ông không phải nhận một vòng hoa phúng điếu.
Sau 1975, chúng ta có chủ nghĩa CS và có thêm chủ nghĩa bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ để Thượng toạ Trí Quang phải quy ẩn trong chùa và bất đắc dĩ, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình phải làm chính trị. Kẻ làm chính trị phải đi tu và kẻ đi tu phải làm chính trị.
Và cả miền Nam đều làm những công việc bất đắc dĩ như thế.


Khách Sạn Caravell tháng 5 1975

Ngày 6 tháng 5-1975, bộ mặt thứ hai của Sài gòn sau Giải Phóng. Bộ mặt thứ nhất là những tiên tri giả ở trên, bộ mặt thứ hai là những người buôn bán giả. Chỉ sau một tuần, cái điểm nỗi bật của một thành phố chết vừa mới trỗi dậy là sự xuất hiện rất nhiều những người buôn bán lẻ. Họ ngồi dọc theo các đường, từ đầu phố hay đầu con hẻm. Bán đủ thứ và mua cũng đủ thứ.
Người buôn bán phần đông là những người chưa bao giờ buôn bán. Đây là lần đầu họ làm nghề buôn bán bất đắc dĩ. Sự buôn bán này là một bài toán trắc nghiệm người chủ mới trong thế chờ đợi thời thế, nghe ngóng động tĩnh.
Nghĩ đến hoàn cảnh bất đắc dĩ của cả miền Nam, xin mượn lời hát của TCS:
Hãy sống dùm tôi
Hãy nói dùm tôi
Hãy thở dùm tôi…

Nhiều người không muốn sống, không muốn thở và đã hẳn không muốn nói nữa.
Nguyễn Văn Lục

Nguồn:  https://ongvove.wordpress.com/2012/04/18/b%E1%BB%99-m%E1%BA%B7t-th%E1%BB%A9-hai-c%E1%BB%A7a-sai-gon-sau-30-4-1975/

LE QUE LAM :Con ngựa thành Troie đã trở lại sân khấu, vận nước sẽ đổi thay (NPLF)

Tuần qua các thân hữu của Hoa Tự Do có nhận được bài 30/4 và “Con ngựa thành Troie” của Nguyễn Thị Cỏ May. Nội dung chính viết về Thành phần thứ ba hay Lực lượng thứ ba và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam.Trong phần cuối tác giả đề cập đến Con ngựa gổ thành Troie: “Sau 10 năm bao vây, không vào được Thành Troie, quân Hi-Lạp có sáng kiến làm một con ngựa gổ khổng lồ, giấu trong bụng ngựa một số lính tinh nhuệ, đem tới cho Thành Troie như một món quà lớn. Dân Troie nhận quà, mở tiệc ăn mừng, say xỉn ngã lăn ra đất. Lính Hi-Lạp chui ra, chiếm thành, cướp sạch thành Troie, giết hết đàn ông, con trai, bắt hết đàn bà, trẻ con gái làm nô lệ. Khi nói tới “Thành Phần Thứ Ba” trong chiến tranh Việt Nam hay “Mặt trận Giải phóng Miền nam” người ta gọi đó là “Con Ngựa Thành Troie”.
Tác giả kết luận: “Võ Văn Kiệt tỏ ra chia sẻ với bên thua cuộc “Ngày 30/04 có triệu người vui ,có triệu người buồn. Một triệu người buồn thì hãy còn đây. Cón 1 triệu người vui kia, nay còn mấy người vui thật tình? Nhìn dân chúng trong nước ngày nay, sau 40 năm được “giải phóng” thì hiểu”.
Người viết xin góp ý với tác giả vốn là chỗ thân tình, một người anh cùng quê hương (Cần Giuộc) về vai trò của MTGPMN và Thành phần Thứ ba trong việc kết thúc chiến tranh VN năm 1975.
Đầu tháng 9/1960, Đảng Lao động VN triệu tập Đại hội III, phát động chiến tranh giải phóng miền Nam. Ba tháng sau MTGPMN ra đời (20/12/1960). Hơn 4 năm sau, ngày 8/3/1965 HK đưa hai tiểu đoàn TQLC đổ bộ lên Đà Nẵng khởi đầu giai đoạn tham dự trực tiếp vào chiến tranh VN. Hai tháng sau, trong diễn văn đọc tại Đại học John Hopkins (Baltimore, Maryland) TT Johnson tuyên bố HK sẳn sàng thương lượng vô điều kiện với các chính phủ liên hệ dựa trên những hiệp ước cũ hoặc được bổ túc bằng những hiệp ước mới. HK sẽ làm mọi thứ cần thiết để đạt cho bằng được mục tiêu là “nền độc lập của Nam VN được bảo đảm vững chắc để họ có thể hoạch định mối liên hệ riêng của họ đối với các nước khác mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Nơi đây không phải là căn cứ quân sự cho nước nào và cũng không liên minh với nước nào”.
Hôm sau trong kỳ họp Quốc hội khóa 3, TT Phạm Văn Đồng bác bỏ đề nghị hòa bình của Johnson và đưa ra đề nghị 4 điểm của chính phủ VNDCCH: 1-Yêu cầu HK rút quân khỏi MN. 2-Đình chỉ hành động chiến tranh với Miền Bắc. 3-Công việc MN sẽ do nhân dân MN giải quyết theo Cương lĩnh của MTGPMN. 4- Việc thống nhất VN sẽ do nhân dân hai miền tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. Ông Đồng còn khẳng định: “Mọi giải pháp trái với lập trường trên đây đều không thích hợp, giải pháp muốn dùng Liên Hiệp Quốc để can thiệp vào tình hình nước Việt Nam cũng đều không thích hợp”.
Từ đó, HK chỉ còn cách từng bước tăng quân vào miền Nam và mở rộng diện ném bom miền Bắc tùy mức độ xâm nhập của Hà Nội. Đến cuối tháng 10/1966, do đề nghị của tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos, lãnh tụ các nước đồng minh có quân tham chiến ở VN đã gặp giới lãnh đạo VNCH tại Manila. Họ đưa sáng kiến hòa bình, chấm dứt chiến tranh bằng đề nghị quân ngoại nhập cùng rút khỏi miền Nam VN để nhân dân NVN thực hiện việc hòa giải dân tộc. Đồng thời họ đề xướng việc thành lập Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và đưa ra 2 tuyên ngôn về tự do, hòa bình và tiến bộ ở VN và toàn khu vực Á châu Thái Bình Dương.
Chính quyền BV phủ nhận việc can dự của họ ở MN nên bác bỏ đề nghị song phương rút quân. Trước thái độ cứng rắn của Hà Nội, cuối năm 1966 HK gia tăng các cuộc không tập liên tiếp và dữ dội nhằm vào các mục tiêu quân sự ở ngay khu vực ngoại thành Hà Nội. Ông HCM phải chấp nhận đàm phán. Ngày 21/1/1967 BCH/TƯ Đảng Lao động VN ban hành Nghị quyết 13 mở ra giai đoạn đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị.
Đầu tháng 2/1967, Thủ tướng Liên Sô Kosygin đến Luân Đôn hội đàm với Thủ tướng Anh Wilson. Hai bên lên tiếng yêu cầu HK chấm dứt không điều kiện việc oanh tạc miền Bắc để khởi đầu việc thương thuyết hòa bình. Anh Quốc và Liên Sô là đồng chủ tịch Hội nghị Genève 1954. Ngày 8/2/1967 TT Johnson chính thức gởi đến Chủ tịch HCM lời đề nghị: HK sẽ ngưng ném bom miền Bắc và ngưng tăng cường quân lực Mỹ ở miền Nam VN, nếu BV cũng đình chỉ việc gởi người và vũ khí vào MN. Sau đó Mỹ và BV sẽ tiến hành những cuộc mật đàm để giải quyết vấn đề MNVN.
Trong thư trả lời, ông HCM lập lại đề nghị 4 điểm của Hà Nội, coi đó là cơ sở để giải quyết cuộc chiến ở MN. Ông cho biết “Nước VNDCCH không thể thương lượng dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ. Hoa Kỳ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và hành động chống lại nước VNDCCH, khi đó hai bên mới có thể đàm phán và thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm”.
Từ đó có nhiều nổ lực quốc tế giúp HK và Hànội đến bàn hội nghị, đáng kể nhất là trung gian của Pháp từ tháng 6/1967. Ông Raymond Aubrac (một người CS từng quen biết HCM hồi năm 1946) và Hervert Marcovich -cả hai là khoa học gia Pháp, nhiều lần đi Hànội gặp HCM và TT Phạm Văn Đồng để giúp BV và HK trao đổi những đề nghị. Phía Hànội do đại sứ Mai Văn Bộ ở Paris phụ trách, còn phía HK là Henry Kissinger. Cuộc tiếp xúc kéo dài đến thương tuần tháng 10/1967 thì chấm dứt.
Để đạt thắng lợi trên chiến trường làm cơ sở cho thắng lợi trên bàn đàm phán sẽ diễn ra, từ giữa năm 1967 Hà Nội tích cực chuẩn bị kế hoạch tổng tấn công toàn Miền Nam. Đầu tháng 12/1967 Bộ Chính trị ra nghị quyết: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Đó là cuộc Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968.
Sau này, Thượng tướng Trần Văn Trà nhận xét: “Đi vào tổ chức thực hiện một quyết định lớn như vậy mà Bộ Chính trị chỉ dành cho các cấp ở chiến trường có ba tháng, thật là quá ngắn ngũi”. Ông cho biết mục tiêu đề ra là “Tiêu diệt và làm rã tuyệt đại bộ phận quân đội Sàigòn, đánh đổ chính quyền các cấp và giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân” và “tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ” thì thật là vượt quá nhiều khả năng thực tế ta có. Thứ nhất ta không đủ sức -lực lượng ta chỉ bằng 1/5 của Mỹ và quân đội Sàigòn về bộ binh. Còn không quân, hải quân và cơ giới thì chúng có ưu thế tuyệt đối”… Ông chua chát kết luận: “Như vậy đề ra chủ trương TCK-TKN để giành toàn bộ chánh quyền về tay nhân dân” mà cán bộ và chiến sĩ ta diễn đạt gọn và đơn giản lúc đó là “dứt điểm” thì thật là hoàn toàn không thực tế, không thể thực hiện nổi, vượt quá sức của ta và coi thường khả năng và phản ứng của Mỹ”.
Trong khi Hà Nội tiếp xúc với Mỹ ở Paris và chuẩn bị TCK-TKN ở MN, thì MTGPMN cũng tiếp xúc với Đại sứ Mỹ ở Sàigòn. Lúc bấy giờ Trần Bạch Đằng là Thường vụ Khu ủy T4 Sàigòn-Gia định, phụ trách Bí thư nội thành Sàigòn. Hai mươi năm sau (1988), ông đã dành cho ký giả Úc Clayton Jones (Báo The Christian Science Monitor) một cuộc phỏng vấn về biến cố này. Ông nói: “Chúng tôi bị dồn vào thế phải tổng công kích, dù chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp chính trị khác. Tôi đã thông báo điều này với chính Đại sứ Bunker vào năm 1967 khi chiến tranh sẽ là một điều tất yếu”. Đằng cho biết từ năm 1966 đến 1969, ông đã tiếp xúc nhiều lần với Mỹ để trao đổi tù binh. Chính Bunker đã can thiệp để VNCH trả tự do cho vợ của Đằng (bà Mai Thị Vàng hay Nguyễn Thị Chơn phụ tá của bà Nguyễn Thị Bình tại bàn đàm phán Paris) Trong cuộc phỏng vấn trên, TBĐ còn tiết lộ, mỗi lần muốn gặp Đs Bunker, ông nhắn mật hiệu trên báo “Sao và Sọc” của quân đội Mỹ ở VN, sau đó tòa đại sứ cho xe đến đón trước Tòa Đô chánh Sàigòn.
Ngoài ra, vợ Trần Bửu Kiếm là bà Dược sĩ Phạm Thị Yên cũng được Mỹ phóng thích năm 1967 “để thực hiện một âm mưu chính trị mới”. Ông TBK là trưởng phái đoàn đầu tiên của MTGPMN tại hòa đàm Paris. Bà Dược sĩ Yên là trưởng ban trí vận thành phố Sàigòn bị VNCH bắt khoảng năm 1961, bị giam ở Côn Đảo. Năm 1967, Mỹ đưa bà về Sàigòn vào bệnh viện tư của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, cho gia đình đến thăm nom. Vài tuần sau Mỹ chở bà lên biên giới Tây Ninh, đưa ít tiền ria và bảo: Bà đi thẳng thì lên Pnôm Pênh, có sứ quán của Việt Cộng ở đó. Bà rẽ tay mặt, thì vào chiến khu Việt Cộng. Tùy bà lựa chọn. Bà quyết định lên Pnôm Pênh. Năm 1968, bà xin trở về Nam, được phân công giúp đỡ các nhân sĩ trí thức trong Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ở khu giải phóng. Bà qua đời sau một cơn sốt ác tính hồi 1971.
Ông Đằng cho biết từ năm 1965, ông cư ngụ ở Sàigòn, có lần ở kế cận nhà Phó Đại sứ HK ở đường Lê Thánh Tôn. Ngoài việc lãnh đạo chung, nghiệp vụ chuyên môn của ông là “trí vận”. Trong cương vị này, ông đã vận động móc nối nhiều giới trẻ, lãnh tụ các phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh như: Hồ Hữu Nhựt, Trần Thiện Trí, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, Lê Quang Lộc, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng… Và một số trí thức tên tuổi Sàigòn như: ông bà Ls Trịnh Đình Thảo, vợ chồng ông Phú hữu Nguyễn Thạnh Cường -một kỹ nghệ gia tên tuổi Sàigòn, Bs Dương Quỳnh Hoa, Gs Nguyễn Văn Kiết, Gs Nguyễn Văn Chì, Gs Lê Văn Chí, Gs Lê Văn Giáp, Ks Lâm Văn Tết, Ks Cao Văn Bổn, Ks Nguyễn Hữu Khương, nhà văn Thiếu Sơn, Thanh Nghị, Lữ Phương, nhà báo Võ Ngọc Thành, Thiên giang Trần Kim Bảng…Đó là một tổ chức ‘đệm’ giữa MTGPDT và các thế lực khác, gọi là “lực lượng thứ ba”. Đây là chủ trương của TBĐ nhằm tranh thủ những ai tán thành độc lập dân tộc, trung lập và hòa bình ở MN. Một số đã thành lập “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN”. Tổ chức này có lập trường tương tự MTGPMN là tạo dựng một MN hòa bình, trung lập.
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân được CS gọi là “Tổng công kích & Tổng khởi nghĩa” (TCK & TKN): Lực lượng vũ trang đảm nhận việc TCK. Còn “Liên minh các lực lượng…” kêu gọi nhân dân tổng nổi dậy cùng quân giải phóng giành chính quyền. Tại khu Sàigòn-Gia định, Liên minh do Gs Lê Văn Giáp làm chủ tịch và sinh viên Hồ hữu Nhựt phó chủ tịch. Ủy ban Nhân dân Cách mạng do Gs Nguyễn Văn Chì làm chủ tịch và Dược sĩ Phạm thị Yên phó chủ tịch. Đến ngày 10/4/1968, Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN ra đời do Ls Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, Hoà thượng Thích Đôn Hậu và Ks Lâm Văn Tết đồng phó chủ tịch Ngày 8/6/1969 Liên minh kết hợp với MTDTGP thành lập Hội đồng Cố vấn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN.
Được Mỹ cam kết sẽ “án binh bất động” để Lực lượng vũ trang GPMN dốc toàn lực vào cuộc TCK-TKN khắp các thị trấn, đô thị miền Nam trong khi QLVNCH hưu chiến trong những ngày Tết cổ truyền. Nếu quả thật MTGPMN sự ủng hộ của dân chúng, tổng nổi dậy giành được chính quyền thì HK sẳn sàng rút quân để MTGP quản lý công việc MN theo cương lĩnh của họ. Nếu không thắng, MTGP sẽ cùng chính quyền Sàigòn đàm phán, giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình.
Trong mấy tháng đầu của cuộc đàm phán bốn bên, Hànội vẫn chưa có giải pháp nào mới cho vấn đề MN. Họ vẫn căn cứ vào lập trường 4 điểm đề ra từ 8/4/1965. Còn MTGP thì dựa vào cương lĩnh ngày 20/12/1960 do Hànội soạn thảo: đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút quân và từ bỏ chính quyền Sàigòn.
Bất ngờ, ngày 7/5/1969 trong cuộc mật đàm với Xuân Thủy, đại sứ Lodge cho biết sẽ đề nghị một giải pháp mới cho vấn đề MNVN theo như tuyên bố của ông Trần Bửu Kiếm (MTGP) trong phiên họp thứ 14 ngày 26/4/69: “Tổng tuyển cử tự do có thể mở đường cho một cuộc thảo luận bổ ích và đề nghị MTGP nói chuyện thẳng với Sàigòn”.
Lúc bấy giờ, thực lực của MTGPMN ngày càng suy yếu: lực lượng vũ trang hầu như bị nướng sạch trong ba đợt tổng công kích hồi năm 1968, hạ tầng cơ sở bị đánh bật khỏi nông thôn, số lực lượng vũ trang còn sót lại phải chạy sang bên kia bên giới Miên. Thượng tướng Trần Văn Trà đã nhận định: “Trong Tết Mậu Thân, ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu cao quá sức thực tế ta có. Nghĩa là ta không dựa vào sự tính toán khoa học, cân nhắc sâu sắc mọi yếu tố mà có phần ảo tưởng dựa vào sự mong muốn chủ quan. Chính vì vậy chúng ta đã phải chịu một hy sinh thiệt hại lớn lao về sức người, sức của, đặc biệt là cán bộ các cấp, làm cho sức ta yếu xuống rõ rệt. Sau đó không những ta không giữ được tất cả các thành tựu đã đạt được mà còn chịu muôn vàn khó khăn tiếp theo trong những năm 1969-1970”.
Trong tình thế đó, lập trường mới của MTGPMN rất mềm dẻo, khác xa nhiều với Cương lĩnh 10 điểm trước đây. Họ không còn đòi giải quyết công việc nội bộ MN theo cương lĩnh của họ, mà sẽ do nhân dân MN tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Và “trong thời gian từ khi hòa bình đươc lập lại cho đến khi tổng tuyển cử không một bên nào được cưỡng bức nhân dân miền Nam VN phải chấp nhận chế độ chính trị của mình” (điểm 4 & 5). Ngày 8/6/1969, MTGPMN kết hợp với Liên minh của Ls Trịnh Đình Thảo thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MNVN. Sau đó, Trần Bửu Kiếm, trưởng phái đoàn CP/CMLT công bố toàn văn “Lập trường 10 điểm” ngày 8/5/1969 trong một phiên họp công khai tại hội nghị bốn bên.
Mấy ngày sau, trong cuộc mật đàm, Kissinger nói với Lê ĐứcThọ: khi TT Phạm Văn Đồng đưa ra “lập trường 4 điểm” ngày 8/4/1965 để trả lời đề nghị đàm phán của TT Johnson, tổng thống Mỹ chấp nhận ba điểm. Duy chỉ có một điểm, HK không thể chấp nhận, đó là nội dung điểm 3: “Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của MTGPMN, không có sự can thiệp bên ngoài”. Từ đó đến nay quý vị vẫn duy trì “lập trường trước sau như một của nước VNDCCH”, nay cương lĩnh của MTGPMN đã thay đổi. Chúng tôi thấy lập trường 10 điểm của Chính phủ CMTL có nhiều điểm trùng họp với kế hoạch hòa bình 8 điểm của HK. Hai bên HK và VNDCCH có thể dung hòa hai đề nghị trên để kết thúc chiến tranh. Kế hoạch 8 điểm của Mỹ được TT Nixon trình bày trên hệ thống truyền hình ngày 14/5/1969: Mỹ muốn rút quân nhanh chóng, không muốn tìm kiếm căn cứ quân sự ở NVN, hai bên cùng rút quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định để nhân dân miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. HK đồng ý để MTGPMN tham gia vào đời sống chính trị ở NVN, tham gia vào tổng tuyển cử tự do có giám sát và kiểm soát quốc tế.
Từ đó cuộc đàm phán Paris đi thẳng vào vấn đề chính là giải quyết cuộc chiến tại miền Nam VN. Sau này, ông Lưu Văn Lợi phụ tá Lê Đức Thọ tiết lộ: “Đây là một bất ngờ” mà Hànội không tiên liệu vì lập trường mới của MTGPMN. Từ trước đến giờ, trên bàn đàm phán chỉ có hai kế hoạch giải quyết vấn đề VN. Mỹ với hai điểm chủ yếu là quân miền Bắc cùng rút với quân Mỹ và giữ chính quyền Sàigòn. Còn phía VNDCCH thì đòi giữ quân miền Bắc ở lại MN sau khi Mỹ rút, xóa bỏ chính quyền Sàigòn”. Nay lập trường 10 điểm của Chính phủ CMLT chủ trương liên hiệp giữa hai chính phủ ở miền Nam. Hànội nhận xét: “Mỹ đang có ưu thế ở MN và tất nhiên muốn giải quyết vấn đề trên thế mạnh. Phía VN phải chờ đợi thời cơ. Cần có thời gian để khôi phục lại tình thế cách mạng và chiến tranh nhân dân ở MN”. Họ phê phán MTGP: “Ngay trong vấn đề chính phủ liên hiệp đưa ra trong hoàn cảnh hạ tầng cơ sở của ta tan rã như lúc đó, nếu địch nhận ra thì có thể cũng là một khó khăn cho ta
MTGPMN mong muốn trung lập MN, điều này phù hợp với chủ trương của Mỹ. Miền Nam trung lập là giải pháp duy nhất giúp MN tự do tồn tại sau khi Mỹ kết thúc chiến tranh. Còn CS Bắc Việt chủ trương “vừa đánh vừa đàm” để gia tăng lực lượng xâm nhập vào Nam, củng cố sức mạnh, chờ đợi thời cơ đánh chiếm Miền Nam. Theo Lê Tùng Minh một cán bộ Việt Minh từ thời Thanh niên Tiền Phong đến Nam bộ kháng chiến và MTGPMN tiết lộ: Cuối năm 1969, Lê Duẫn triệu Trần Bạch Đằng ra Hànội báo cáo tình hình. Lúc bấy giờ vùng “nông thôn giải phóng” thuộc quyền kiểm soát của MTGPMN gồm ¾ nông thôn Nam Bộ, đã bị liên quân Việt Mỹ tái chiếm và bình định gần hết. Từ Hànội trở về, với tư cách Bí thư Khu ủy T4, TBĐ triệu tập hội nghị Bình Giã 5, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Linh –Phó bí thư TWCục. Lúc này Phạm Hùng (Bảy Hồng) phụ trách Bí thư. Trong báo cáo chính trị, TBĐ nêu hai vấn đề về tư tưởng có tầm chiến lược trong công tác lãnh đạo giải phóng đô thị:
– Một là, trong nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, bản chất của giai cấp công nhân đã biến chất, không còn đóng vai trò tiền phong, lãnh đạo phong trào cách mạng ở đô thị như trước năm 1945 nữa. Chủ lực quân của phong trào cách mạng ở đô thị hiện thời, qua thực tiễn đấu tranh từ 1955 đến nay đã cho thấy: học sinh-sinh viên, thanh niên các tầng lớp nói chung không phân biệt giai cấp, tôn giáo là quân chủ lực của phong trào cách mạng đô thị. Trí thức và tôn giáo yêu nước là lực lượng liên minh rất quan trọng trong công cuộc giải phóng đô thị.
– Hai là, tư tưởng chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị” của Mao Trạch Đông, đã lỗi thời đối với tình thế cách mạng giải phóng của miền Nam hiện nay! Nông thôn giải phóng của chúng ta hiện đã nằm trong sự kiểm soát của địch, làm gì có nông thôn giải phóng để bao vây thành thị? (cả hội trường vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt đối với luận điểm này)
TBĐ bị Nguyễn Văn Linh phê phán “đã phạm sai lầm hữu khuynh rất nghiêm trọng về mặt tư tưởng lãnh đạo của Đảng”, cụ thể như: Một là, coi thường vai trò tiền phong và lãnh đạo của giai cấp công nhân. Hai là, coi trọng vai trò của trí thức, sinh viên học sinh và tôn giáo, thậm chí đưa “thành phần không có lập trường kiên định” lên vai trò xung kích. Ba là xa rời “tư tưởng chiến lược” có tính kinh điển trong cách mạng giải phóng miền Nam: “lấy nông thôn bao vây thành thị”, cũng có nghĩa là không triệt để chấp hành đường lối cách mạng giải phóng miền Nam của Đảng”.
TBĐ phản bác: “Tôi nói thật lòng với các đồng chí có mặt trong cuộc họp bất thường không theo nguyên tắc dân chủ này rằng: mấy hôm nay tôi đã suy xét cặn kẽ những lời phê phán của đồng chí Mười Cúc, và cuối cùng tôi khẳng định trên tinh thần khách quan là, tôi không phạm sai lầm như những lời phê phán nặng mùi Bảo thủ Cực tả và Giáo điều chủ nghĩa của đồng chí Mười Cúc! Tôi quyết bảo lưu ý kiến này”. Phát biểu xong, TBĐ tự động bỏ cuộc họp trước khi hội nghị bế mạc. Sau đó, theo đề nghị của Nguyễn Văn Linh, Thường vụ TWC quyết định hạ chức TBĐ từ Bí thư xuống Phó bí thư Thứ hai. Nguyễn Văn Linh thay Đằng giữ chức Bí thư, Mai Chí Thọ -Phó bí thư thứ nhất. Đến đầu năm 1972, TBĐ bị mất luôn chức Phó bí thư thứ hai, bị rút về TWC để kiểm thảo tư tưởng hữu khuynh đã phạm trong thời gian lãnh đạo Đặc khu ủy T4. (Hết phần trích dẫn bài của Lê Tùng Minh: TBĐ một người CS đa tài, nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời)
Lúc Trần Bạch Đằng bị hạ bệ cũng là thời điểm Thành phần Thứ ba ra đời. Đây là những trí thức có tinh thần dân tộc, mong muốn hòa bình, nên họ chống TT Thiệu, không ưa Mỹ và dĩ nhiên không chấp nhận CS. Từ khi HĐ Paris ra đời, HK chuẩn bị rút khỏi MN, họ muốn MN trung lập thì chế độ tự do mới tồn tại. Lực lượng thứ ba càng phát triển mạnh qua các hoạt động hòa giải hòa hợp dân tộc do một nhân sĩ Phật giáo cầm đầu -Giáo sư Vũ Văn Mẫu cựu Ngoại trưởng, sau đó được sự ủng hộ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền -một nhân sĩ Công giáo cựu Chủ tịch Thượng Nghị Viện. Luật sư Trần Ngọc Liễng thành lập “Tổ chức đòi thi hành HĐ Paris” được sự tán đồng của ông Triệu Quốc Mạnh, chánh biện lý Sàigòn. Theo tinh thần HĐ Paris 1973, Hội đồng Quốc gia Hòa giải& Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau: VNCH, Cộng hòa MNVN và Thành phần Thứ ba sẽ đứng ra tổ chức cuộc tuyển cử tự do dân chủ để người dân thực hiện quyền tự quyết của họ.
Ngày 21/4/1975 TT Thiệu từ chức. Hai hôm sau, TT Ford tuyên bố cuộc chiến VN đối với Mỹ đã chấm dứt. TT Trần văn Hương cử Nguyễn Xuân Phong Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm cùng Đại sứ Pháp Merillon đến Hà Nội thảo luận việc thi hành HĐ Paris. Bắc Việt từ chối, họ chỉ thảo luận với cựu Đại tướng Dương Văn Minh lãnh tụ Thành phần thứ ba. Quốc hội VNCH biểu quyết đưa ông Minh làm tổng thống. Ông cử Phó TT Nguyễn Văn Huyền vào trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất gặp Đại diện CSBV. Họ cho biết thời gian thương thuyết đã qua, VNCH phải đầu hàng. Ông Minh mời đại diện Chính phủ Lâm thời Cộng hòa MNVN vào Sài Gòn để ông bàn giao chính quyền MN. Không một nhân vật MTGPMN nào xuất hiện, chỉ thấy quân CSBV buộc ông phải đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 30/4/1975 được ký giả nổi tiếng thân Cộng là nhà văn Jean Larteguy ghi lại trong quyển “L’Adieu Saigon”: “Sàigòn không được giải phóng. Nó bị một đạo quân xa lạ từ miền Bắc đến chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng tôi 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy…Này anh bộ đội, anh đội mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra cũng giống như bọn lái xe tăng Sô Viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở Budepest, ở Berlin. Anh từ đâu tới? Từ Hànội, từ Hànội…
Bốn mươi năm sau ngày 30/4/2015, con ngựa gổ thành Troie trở thành con ngựa “chứng” trở lại sân khấu, thủ vai chính trong ván cờ chính trị. Đó là TT Nguyễn tấn Dũng, ông vừa được phiếu tín nhiệm cao cao nhất của Ban Chấp hành TƯ Đảng, vì thế ông thay mặt Đảng đọc diễn văn chào mừng ngày chiến thắng 30/4/1975.
Trong diễn văn, TT Nguyễn Tấn Dũng lập lại những lập luận của Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc trong ngày mừng Chiến thắng 15/5/1975 tại vườnTao Đàn Sàigòn như: “Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam VN thành căn cứ quân sự của Mỹ. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”. “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc bằng sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”. “Chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Sô, Trung Quốc”…Nhưng 40 năm sau, tình thế đã đảo ngược. LS đã tan rã từ lâu. HK trở thành siêu cường duy nhất. Còn TQ đã tấn công dạy cho CSVN một bài học vì vong ân bội nghĩa hồi tháng 2/1979. Các nước XHCH Đông Âu cũng không còn. Chỉ có Cuba, Lào và Campuchia gởi người đến tham dự. Cuba đang bình thường hóa bang giao với Mỹ. Còn Lào và Campuchia thì “Tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương” không còn nữa, hai nước này đứng về phía Bắc Kinh trong tranh chấp biển đảo giữa VN và TQ.
Đối với HK, 10 năm sau biến cố 30/4/1975, Nguyễn Cơ Thạch Uỷ viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã nhận xét: Mỹ không muốn biến VN thành thuộc địa, Mỹ xâm lược VN để ngăn chặn sự bành trướng của LS và TC. Còn Trần Bạch Đằng trong bài Tổng luận về MTGPMN xuất bản năm 1992 đã viết: “Chế độ thực dân kiểu mới với tham vọng biến miền Nam VN thành một tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do kiểu Mỹ ở Đông Nam Á”. Và mới đây ông Phạm Đình Trọng cựu Đại tá Quân độ NDVN đã nhận xét: Năm 1965, quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam…không có mục đích xâm lược, không đánh chiếm lãnh thổ mà chỉ làm trách nhiệm của một đồng minh và làm trách nhiệm của một nước lớn bảo đảm một thế giới ổn định, công bằng, bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ của con người, ngăn chặn thảm họa cộng sản đang như bệnh dịch nhấn chìm thế giới vào hận thù đấu tranh giai cấp, vào bạo lực chuyên chính vô sản và nô dịch con người “.
Lập luận bêu xấu Mỹ của NTD làm vừa lòng giới lãnh đạo CS lão thành các cựu chiến binh, nhưng sẽ tạo cho TBT Nguyễn Phú Trọng vào tình huống khó xử trong chuyến đi Mỹ sắp tới. Giả sử, TT Obama đặt câu hỏi: Mới đây TT Nguyễn Tấn Dũng vừa chữi Mỹ nay ông Tổng Bí thư đến đây ông còn lời nào chữi Mỹ nữa hay không? Chả lẽ ông Trọng trả lời: NTD chữi Mỹ còn “Chúng tôi biết thế nào là nước Mỹ, thế nào là nhân dân Mỹ và vai trò của Mỹ trên thế giới như thế nào. Chúng tôi chủ trương phải có một giai đoạn mới, tốt hơn trong quan hệ của chúng ta”. (Gorbachev trả lời tạp chí Time của Mỹ ngày 28/8/1985)
Còn đại thắng mùa Xuân 1975 thì CSVN đã thắng ai? Họ chiến thắng những người miền Nam yêu chuộng hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc, chiến thắng những lính MN đã buông súng và sau đó dứt điểm MTGPMN một cách không thương tiếc. Kỹ sư Trương Như Tảng, Ủy viên TƯ/MTGPMN, Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa MNVN đã bày tỏ sự bất mãn khi CS chiến thắng MN: “Hàng trăm ngàn người của quân đội và chính phủ Sàigòn đã bị bắt giam vào các trại cải tạo. Hàng triệu thường dân đang sinh sống ở Sàigòn và nhiều nơi khác tại miền Nam VN bị cưỡng bức phải bỏ nhà cửa, tài sản, để đi về các vùng kinh tế mới xa xôi hẻo lánh, một quyền lực sắt thép bao trùm khắp nước VN”.
Về MTGPMN, Tảng chua chát cho biết thêm “lúc thắng trận cũng là lúc Cộng sản bắt đầu loại bỏ MTGPMN. Trong buổi tiệc đơn sơ được tổ chức vào năm 1977 để chính thức giải thể MTGPMN, đảng CS và chính quyền Hà Nội không thèm cử đại diện đến tham dự. Đó là một cử chỉ miệt thị xem thường những quy tắc về chủ nghĩa quốc gia mà những ngườ Việt “thân” Cộng đã hết lòng tôn sùng, một chủ nghĩa mà các quốc gia trong cộng đồng Thế giới Tự do đã dốc hết lòng vả bằng mọi giá để giữ lấy nó”.
Ngày 30/4/1975, ông Võ Văn Kiệt nói: “Có triệu người vui, có triệu người buồn”. Ngày nay, triệu người buồn vẫn buồn, còn triệu người vui có lẽ không thể nào vui được nữa mà còn xấu hổ.
Câu nói của HCM “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”; “thành công, thành công, đại thành công” chính là khẩu hiệu của Quốc tế CS: “Vô sản các nước đoàn kết lại”; chớ không phải đoàn kết với dân tộc vì mục tiêu của CS là giai cấp đấu tranh là hận thù dân tộc. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, thế giới chứng kiến “Vô sản các nước đánh nhau”, đưa QTCS đến chỗ tan rã. Câu nói của HCM, đối với Quốc tế CS đã đổi lại: “Chia rẽ, chia rẽ, đại chia rẽ” và “Thất bại, thất bại, đại thất bại”. Còn đối với dân tộc thì qua cải cách ruộng đất ở miền Bắc, thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế và đày ải cướp của nhân dân miền Nam sau 1975, câu nói của ông Hồ nên đổi lại “Hận thù, hận thù, đại hận thù” và “Thức tỉnh, thức tỉnh, đại thức tỉnh”
Hội nghị TƯ 10 đã xác nhận vai trò lãnh đạo của NTD và khẳng định “lấy dân là gốc” và quyền lợi quốc gia dân tộc là tối thượng. Bốn mươi năm trước, diễn văn mừng đại thắng của Tổng bí thư Lê Duẩn là để Tổng kết chặng đường thắng lợi của Đảng CSVN trong Đại hội IV tháng 12/1976. Còn diễn văn chào mừng đại thắng của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày nay là Tổng kết chặng đường thất bại để Kết thúc vai trò lịch sử của Đảng CSVN. Công việc kế tiếp của thủ tướng là đưa Dự Luật Trưng Cầu Ý Dân đến các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết trong kỳ họp Quốc hội thứ 9 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây. Rồi đây người dân sẽ trực tiếp quyết định việc thay đổi thể chế mà TT Nguyễn Tấn Dũng đề cập từ đầu năm 2014.
Lê Quế Lâm
(Sydney 08/5/2
Nguồn: http://www.kinhtevimo.org/2015/05/le-que-lam-con-ngua-thanh-troie-da-tro-lai-san-khau-van-nuoc-se-doi-thay-nplf/

 QL.VNCH CHIẾN BẠI TRONG VINH QUANG- 30-4-1975

Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến
PDF
Print
E-mail
Tác Giả: SE sưu tầm   
Thứ Sáu, 23 Tháng 3 Năm 2012 20:19
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua(*)


Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:
1/ Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ – chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ.Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29/4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.
Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh”. 2/ Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón” quân Cộng Sản. Trong ngày 29 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy dù, Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến… phải ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh… Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon. Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có…radio! Họ không cần biết rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hi vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng… Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng…bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe tăng.
Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập thì bị quân Nhảy Dù án ngữ. Quân Nhảy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Đại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon. Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.
Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho tướng Lâm Văn Phát, thiếu tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.
Một câu chuyện khác do tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng”, rồi rút súng bắn vào đầu tự tử. Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hườm súng vào… lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Đến 1 giờ trưa, tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó tướng Ba Hồng mời tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đường vòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998) Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má… 3/ Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Điệu Nam Việt Nam” “…Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy… Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn”
4/ Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4-75. Thứ Hai 28/4/75 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. “Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”
Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn- ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”
Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” Vì sao? – Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! “…Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòa…
Bộ binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng…” Darcourt cho biết đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.

  Lịch Sử Quân Sự Việt Nam.

Thiên Đàng Xã Nghĩa

        Xã Hội Hận Thù, Phân Biệt…Quên lãng!
 
Chỉ Còn Là Quê Hương!

Huỳnh-Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh

Quê hương tôi là chuổi ngày chinh chiến,
Tiếng bomb rền ru hát suốt canh đêm,
Ru con chiếc bóng chờ bên song cữa,
Đèn tàn hiu hắt mỏi bóng chinh nhân,
Khuất nẽo chiều hôm át tiếng bomb rền,
Con thơ mẹ yếu quê nhà xế bóng,
Hỏa châu soi bóng đất mẹ lối về,;
Đường hành quân vạn lối biết về đâu,
Đường về quê cũ hảo châu mờ lệ,
Chỉ là ảo mộng, còn là quê hương,
xox
Chinh chiến tàn rồi gió bụi chiến tranh,
Nắng nhạt hồng phai kiếp sống mông manh,
Lối xưa nhà cũ nay đâu còn nữa,
Mộng hồn non nước thôi phải tan tành,
Quê hương réo gọi vào đời chinh chiến
Cho Tự-Do nhưng ước vọng không thành,
Cong nòng súng gẩy dập vùi chiến đấu,
Tự Do gẩy cánh ta chết không đành,
Nữa hồn chinh chiến đi vào cải tạo,
Nữa mãnh sơn hà tan tác biển khơi;...
xox
Bao rừng cay đắng sau hồi chinh chiến,
Bỏ lại quê này mãnh vở quê hương,
"Giải phóng Tụ-do", do tự mình chọn,
Một đời Xã Nghĩa trên cả Tự-Do,
Sáng khoai chiều sắn thỏa đời khát vọng,
Dân chủ bình quyền gái điếm tự do,
Bán thân chuộc đất lấy chồng xứ lạ,
Báo hiếu kiểu nầy nhục quốc vong gia,
"Giải phóng dục tình" nữ lưu Xã Nghĩa,
Còn gì;?...đâu nữa...chỉ là quê hương,
xox
Vì đời mà thương;... đem thân  chiến đấu;...
Thất bại rồi...sao nỡ lòng nào quên…?
Quên chi những đêm nồng an giấc ngủ,
Mặc cho sương gió dạn dày chinh nhân.
Ơn anh đó tháng ngày trong lao cải,
Mai này rảnh nợ cho em lấy chồng,
"Tiếc hạnh bất phong" lấy chồng Bắc Bộ
Một đời "giải phóng" của tiền tự do,
Nữ lưu bất hạnh một thời mất nước;?...
Còn lại gì; một chút cho quê hương,
xox
Chuông chùa thúc giục tuần hành phật tử,
Đem Phật xuống đường cản lối Tự Do,
Kẽng nhà thờ;...Linh Mục đi hốt rác,
Xôn xao báo chí rũ nhau ăn mày,
Sinh viên trí thức những đêm không ngủ,
Mất Tự Do rồi, có mất quê hương;???...
Giật mình chợt tỉnh "Chân Trời Đỏ" máu,
Đêm dài;...cảnh tỉnh điểm tiếng chuông chúa,
Sáng mai héo hắc;... chuông nhà thờ đổ,
Đỏ cả sao trời;...đỏ cả quê hương,
xox 
Trời sao lấp lánh thiên đường Xã Nghĩa,
Dưới trời lệ đổ "ngục đàng'Tự DO,
Con anh quốc tế làm tròn nghĩa vụ,
Cháu anh trả nợ xung phong núi rừng,
Thế hệ tàn quân cháu con nợ máu,
Lao động công trường Xã Nghĩa cộng nô,
Bán thân nô lệ phận người dân ngụy,
Cho con Cộng Sản một thời xuất du,
Nhà lầu gái đẹp con tư bản Đỏ,
Tình người hun húc ;...chì còn quê hương,
xox 
Rừng xanh biển rộng một màu non nước,
Thác ngàn Bản Giốc nghìn năm mất rồi,
Trấn ải Địa Đầu Nam Quan dời mốc,
Tốp teo biển vịnh "Lai khứ qui Tàu";...
Hoàng -Trường Sa Giọt lệ Việt Nam đổ,
Nước mắt tuôn tràn ngập cả biển Dông,
Trong biển lệ mẹ tìm đường vượt sóng,
 Bỏ lại sau lưng mãnh vở tương-tàn,
 Biển mặn trên môi nghe hồn  chất ngất,
Ta lại nhìn ta;...còn là quê hương;;;...  
xox
Nặng nợ quê hương vượt thuyền không thoát,
Súng đạn nầy;... ta trả lại biển khơi,
Vùi Trong lòng biển ba hài cốt Mỹ;...
Đồng minh chiến hữu trách nhiệm không thành,
Sống lại quê nhà lưu đày kiếp phận,
Đường đời hẹp lối ta lại;... gặp ta;.
Mang thân súng gãy tủi hờn nhục quốc,
Nhìn lại chính mình xác chết Tự Do,
Trần truồng nhân thế;... người đời quên lãng;.
Còn gì;...cho ta,chỉ là quê hươmg,;...
xox
Bạn bè chiến đấu bỏ đi biền biệt,
Đứa chết trong tù đứa Mỹ rước đi,
Còn tôi ở lại trong cơn chiến bại,
Búa rìu dư luận;...người chối "Tự-Do",
Nhiều khi bật khóc mà không thành tiếng,;...
Nuốt lệ vào lòng cho cõi chết Tự-Do...
Trời hỡi…Tự-Do sao mà đắt thế…???
Pháo hoa chiến thắng…chôn vùi mừng vui,
Một đời chinh chiến giọt buồn biết khóc,
Tiếc thương chi;...Chỉ còn;..là quê hương,
xox
Phố cũ lên đèn hoàng hôn tắt nắng,
Buồn trong kỹ niệm đếm lá me bay,
Công viên ghế đá chờ ai muôn thưở,
Bạc tình chi lắm hỡi;?....thế nhân ơi;?.
Đèn đường hiu-hắt nhòa trong mắt lệ,
Nhớ bóng người xưa nhớ cả chiến trường,
Đường xưa lối cũ Tự- Do khuất tất.
Để lại nơi nầy môt bóng hình ai…?
Hình ai khốn khổ...lưu đày tổ quốc,
Mang khối tình chung;...chỉ là quê hương;;;...

Huỳnh-Mai
[Chỉ Còn Là Quê Hương]  
Nguồn: http://www.tvvn.org/forums/xfa-blog-entry/bi%C3%AAn-kh%E1%BA%A3o-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-vi%E1%BB%87t-nam-t%E1%BA%ADp-h%E1%BB%93i-k%C3%BD-ng%C6%AF%E1%BB%9Ci-m%E1%BA%B8-say.1708/

  http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/03/song-e-chien-tranhchet-cho-hoa-binh7.html

 

Biên khảo Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập hồi ký NGƯỜI MẸ SAY!


 NGÀY CỦA MẸ!!!
Mother`day-13-5-2012          
 NGƯỜI MẸ MỘT THỜI CHINH CHIẾN,
                          Bà Mẹ Say!!!

Huỳnh Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh
May 13, 2012
5: 47 PM

         Mỗi năm, "Ngày Của Mẹ" lại về! liền kề với ngày quốc hận 30-4-1975,mang lại biết  là bao nỗi buồn thổn thức nhớ thương mẹ trở lại trong tôi, của một thời dĩ vãng chiến tranh!Tuy đã 37 năm qua mà hình ảnh gầy còm, yếu ớt ,đi thăm thăm con trong trại tù Cải Tạo!là nơi chia cắt tình mẫu tử thân thương. Tuy mẹ và con vẫn còn sống trên đời này!? nhưng hồn mẹ đã chết tự lâu rồi; từ lúc "Giải Phóng"mới vào Miền Nam,Chia cắt mẫu tử tình thâm của biết bao nhiêu hàng vạn gia đình,trong đó có mẹ với con.
   Biết mẹ là người chịu nhiều oan ức chiến tranh, có con đi tù cải tạo,nên phải chịu nhiều nghiệt ngã chiến tranh đổ trút lên đầu của mẹ,thay tội lỗi cho con trong cái xã hội đầy phân biệt bất công thiếu tình người...Mẹ mất tất cả tự do cuộc sống và chịu nhiều đòn thù thay con trên một thân thể khô cằn,yếu đuối của mẹ,chỉ biết sống lây lất nhờ tình thương con!. Nhưng Mẹ đã tuyệt vọng mong chờ ngày trở về của đứa thân thương trong lao tù Cộng Sản, nên mẹ đã mất hết ý hướng cuộc sống tương lai của cái Thiên Đàng Xã Nghĩa Cộng Sản mù mờ,không tưởng.Và bà mẹ tôi mượn rượu ống say,để sống trong cỏi ảo Tự Do hơn là sống thực trong địa nhục trần gian của kẻ vô thần Cộng Sản,vì thế mẹ tôi mắc chứng bệnh sơ gan do nghiện rượu.Tôi và các Bác sĩ trong trại cải tạo,gỏi nhất Sài gòn cũng đành bó tay không không cứu chữa cho mẹ kịp thời, nên bà đã chết,và đã tự mình giải thoát ra khỏi thiên đàng Xã Nghĩa Cộng Sản VN.
  Vì thế,Ngày Của Mẹ- Mother`day- là  ngày trân trọng và quý nhất của những ai còn mẹ trên đời này sau 30-4-1975,hãy hết lòng thương yêu mẹ,với tất cả tấm lòng biết ợn của một đấng từ phụ, ban cho cháu con cuộc sống lần thứ 2,thoát chết vì thiên đàng Xã Nghĩa,đã đưa mẹ tôi mau sớm về cõi xum hợp ông bà...!!?
   Cho tôi giây phút tỉnh tâm,im lặng để hồi tưởng lại tình mẹ thương con qua hình ảnh"Người Mẹ Say!!!" của một thời:"Tàng cuộc chiến tranh",mấy ai còn thương nhớ!!?

Dạ Lê Huỳnh đăng bài. Lần xem: 69
Lịch Sử Của Việt Nam

Bà Mẹ Say hay Những Dòng Đời Nghiệt Ngã (*) được tác giả Dạ Lệ Huỳnh trình bày qua bối cảnh miền Nam sau ngày 30/04/1975 bị Cộng Sản Việt Nam chiếm đóng.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước tập truyện hồi ký Bà Mẹ Say.
S
Ban biên tập Lịch Sử Quân Sử Việt Nam (
).

(*) Tựa nhỏ do LSQSVN bổ túc

Tập truyện Hồi ký: Người Mẹ Say…

11:30 am Huỳnh-Mai.St:8872
October.27/2010 Bh.Dạ Lệ Huỳnh

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Dạ Lệ Huỳnh
Cựu đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đơn vị sau cùng: Bộ Tổng Tham Mưu/QL.VNCH/TCQH
2 năm rưỡi tù Cộng Sản.

Hồi ký: Người Mẹ Say…!

11:30 am Huỳnh-Mai.St:8872

October.27/2010 B.h .Dạ Lệ Huỳnh



Bà là mẹ vợ của tôi mỗi lần hành quân về tôi cùng mẹ hay mở tiệc tầy trần mừng ngày bình yên chiến thắng trở về…

Ngoài chuyện mẹ con ra tôi và mẹ còn tình chiến hữu bạn nhậu vong niên là mẹ của cô con gái đẹp tôi xin cưới làm vợ.Chúng tôi quen nhau và cảm phục nhau qua tính can trường dũng cảm của một người lính và biết yêu lính của một cô gái Gia Long nữ sinh trường áo tím Sai gon…

Tôi cưới nàng làm vợ,khi gặp nàng trong đoàn ủy lạo chiến sĩ tại chiến trường Pleiku,KomTum ở pleime.trong trận đánh giành lại “Ngọn đồi máu”-Căn cứ hỏa lực số 6 tại ĐăckTô,ngả ba biên giới nam hạ lào năm 71-72 mùa hè đỏ lửa…

Tôi có mặt tại Sai gon trong đợt rút quân về gọi là “di tản chiến thuật”ra khỏi Tây –Nguyên thuộc Quân Đoàn 2.Và từ đó ,tôi về cố thủ,bảo vệ vành đai lửa thủ đô Sai gon…cho tới ngày gảy sung tan hang 30-4-1975

Kể từ đó tôi và gia đình nàng sum hợp một nhà và thường xuyên uống rượu với “bà mẹ say”của tôi thường khi hơn,trong tâm trạng kẽ chiến bại, chờ ngày cải tạo trong tù Cộng Sản…

Mẹ tôi vốn là một phật tử thuần hành,hay đi chùa lễ Phật,với mục đích ăn chay,cầu nguyện cho hai vợ chồng tôi và đứa con trai của bà còn sống kẹt ở chiến trường xa nhà,được bình an trong lửa đạn chiến tranh…

Biết được nỗi đoạn trường chiến tranh của các bà mẹ miền nam có con đi đánh trận hiểm nguy,nên các nhà chùa,sư sải trong giáo hội Phật giáo Ấn Quang lợi dụng tình thương mẫu tử gia đình của các bà mẹ Sai gon.Giáo hội Phật giáo phản chiến này tổ chức tuần hành Phật Từ,đem bàn thờ phật tổ xuống đường phản đối chính quyền Sai gon chấm dứt chiến tranh,để đánh động mối thương tâm của các bà mẹ gia đình Phật Tử.Sau đó phong trào phật giáo đấu tranh hướng dẩn mẹ tôi và đa số ni sư canh chừng,che dấu,đào hầm nuôi Việt-Cộng nằm vùng-đặc công Cộng Sản-để khủng bố bom mìn,đặt chất nổ tại chợ búa và nơi công cộng,làm lung lạc ý chí chống cộng của đồng bào Miền Nam ,bắt buộc phải ủng hộ cho chúng thành lập mặt trận “Giải Phòng Miền Nam”-MTGPMN-và gây tê liệt tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Mẹ tôi đã tham gia vào phong trào Phật giáo phản chiến Ấn Quang cung lực lượng xung kích biểu tình che chắn và nuôi dưỡng Việt Cộng nằm vùng tại viện Hóa Đạo Việt Nam Quốc Tự và các chùa chiền trong thành phố Sai gon .Mẹ tôi đã che dấu,dối long với Phật tổ từ bi…lợi dụng cửa chùa bao che Việt Cộng,ủng hộ các sư thầy làm chính trị phản dân hại nước,mất vẽ tu hành chân chánh của vị phật tử xuất gia.Nhiều lúc mẹ trầm ngâm ngồi uống rượu một mình dể say,để quên những gì là tội lỗi?mà câu kinh tiếng kệ,cùng tiếng mõ,chuông chùa ngân vang cũng không đánh thức được hồn nước Tự-Do trong bà…Mẹ đã lặm say theo giáo điều thiêng đàng Cộng Sản,trong đó có các con của bà trởve62 trong hòa bình với Cộng Sản???...

Trước khi “Giải phóng” tháng tư,trong cơn say bà nói cười bí hiểm,như sắp hoàn thành trọng trách của giáo hội phật giáo Ấn Quan-một tổ chức Việt Cộng-giao cho.và bà sắp đạt được ước nguyện sum hợp gia đình cho con cháu bà không còn phải xa nhà.Sự thật mẹ không ưa gì cộng Sản Miền bắc qua lời kể chuyện của người Bắc di cư vào Nam tìm Tự-Do,ngay cả Chúa cũng vào nam.Bà không muốn các con của bà xa nhà đi đánh trận vùng xa và sẽ ở mãi bên bà cùng nhau uống rượu khi quê hương được hòa bình theo rượu hứa”Cá tháng tư” của giáo hội phật giáo phản chiến?…

Sau ngày Sai gon “giải phóng” Sự thật Cộng Sản đã được phơi bày bà cũng như hầu hết các bà mẹ Miến Nam Sai gon không có tham vọng chính trị và quyền lực chiến đóng Sai gon đi thu gom tài sản cướp của người dân đuổi họ đi vùng kinh tế mới,bắt giam cầm tù cải tạo quân dân cán chính Miên Nam VNCH.làm cho dân chúng Miền Nam chán chán ghét Việt Cộng,bỏ nước ra đi tìm Tự-Do xứ khác…

Bà mẹ tôi cũng là nạn nhân bị Việt Cộng-“Giải phóng Miền Nam”dối lừa và hứa hẹn đủ điều cho tính nhẹ long nhẹ dạ của các bà mẹ tham gia vào các tổ chức phản chiến phật giáo Ấn Quang là tổ chức Việt Cộng trá hình núp bong các bà mẹ phật tử dể lung lạc tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ VNCH để chúng cướp Miền Nam qua sự cả tin lợi dụng tình mẫu tử thiêng liêng của các bà mẹ Sai gon…

Nhà tôi cùng bà mẹ ơ trong khu gia binh căn cứ quân cụ 20,gần” Quân Tiếp Vụ “Hòa Hưng ,là nơi có nhiều doanh trại quân đội nhất Sai gon .Sau ngày thất thủ 30-4-1975,các doanh trại gia binh chúng tôi là đối tượng trả thù của Cộng Sản Miền Bắc .Các cán bộ Cách Mạng và dân 30 Cờ Đỏ giờ thứ 24 thường xuyên đóng chốt chặn khu gia binh tôi ở và các khu khác trong vùng Hòa Hưng…Không cho vợ con binh sĩ mang ra khỏi trại bất cứ vật dụng gi? Ngoài cổng trại ngoại trừ cái áo dính thân…Và khuyến cáo vợ con Quân Ngụy, đi vùng kinh tế mới do phường tổ chức và chỉ định nông trường lao động “Lê Minh Xuân”Hốc Môn Cũ Chi…Nếu chịu đi lao động cải tạo thì được “Cách Mạng cứu xét cho chồng đi cải tạo sớm được về đoàn tụ gia đình theo chính sách khoan hồng của chính quyền Cách Mạng cộng Sản”…

Sự vở mộng của mẹ tôi làm bà thêm buồn muốn con cháu bà gần mẹ giờ lại càng xa,

Con bà yêu nước bảo vệ Tư-Do chính nghĩa quốc gia giờ trở thành kẽ thù của chúng bị nhốt tù cải tạo để trừng trị tội Ngụy quân Ngụy Quyền phản quốc.Cách mạng thành công nó giống như sự trái khoái nghịch chiều suy tư mong muốn của mẹ được sự cảnh báo của đồng bào Miền Bắc di cư vào Miền Nam năm 19754 bằng tàu”Há mồm”để trốn chạy Cộng Sả.

Suốt ngày mẹ tôi cứ mãi say xỉn,cả khu gia binh thân thuộc người cũ,ai cũng biết mẹ tôi say,khi nói bậy bạ nhảm nhí làm phiền lòng hàng xóm…Nhưng người ta ai cũng thích và bênh vực bà mẹ say mỗi khiba2 uống rượu say…Bà trở thành bợm nhậu rất ghiền rượu .Sáng nào thức dậy,mẹ tôi cũng súc miệng bằng một xị”ba xi đế”cho ấm bụng qua cơn đói,vì mẹ chán ăn bo,bo thay cơm.Nhìn chén bo,bo,mẹ nội cơn điên la hét chửi bới ôm xồm…làm cho đám con nít khu gia binh báo động rủ nhau tới nhà”bà ngoại say”,đem theo muỗng đũa và những chiếc thau nhôm dung đựng thức ăn còn trống rổng ,gõ đập lóc cóc..leng keng;…đánh nhịp đẻ hướng dẩn bà ngoại say của chúng đến chốt chặn đầu ngỏ khu gia binh do dân quân,bộ đội và cán bộ phường xuống đóng chốt,bao xây kinh tế toàn khu vực các khu gia bình trong vùng hòa Hưng…

Đám con nít gia binh dẩn bà ngoại say đến khu đất trống làm hội trường đang tập hợp vợ con của lính do cán bộ của phường và thành phố xuống phổ biến chính sách nhà nước cách-mạng khuyến cáo đi” lao động kinh tế mới “để cải thiện lương thực đang ăn độn sắn khoai từng bữa và được cách mạng khoang hồng cho chồng sớm về đoàn tụ gia đình?…

Vừa nói đến đây thì lời nói cán bộ bị loãng trong tiếng la hét ồn ào của nồi niêu xoang chảo gõ đập leng keng…trong tiếng cười sặc sụa chửi bới của bà mẹ say;…làm buổi tập hợp bắt nghe của vơ con lính gián đoạn giải tán.Cán bộ phường lẩm bẩm nói long bong bực bội;”bà già điên”…Mấy đứa con nít cải lại:”ngoại tui say?”.Cứ thế ngày nào mẹ cũng say và ngày nào đám con nít cũng khua soong- chảo nồi niêu đưa bà ra trước cổng trại để chưởi bới cán bộ và bộ đội đóng chốt trong tiếng reo hò khoái chi của con nhà lính.

Có một lần mẹ say giữ cháu ngoại bà tám tháng tuổi và trông nhà cho vợ tôi đạp xe đạp ra bến xe xa cảng Phú Lâm,vì trời mưa lạnh không mang theo con được sợ nó bệnh,chỉ chở được cái cân bàn theo cho khách mướn cân hàng hóa chở về quê theo chuyến xe đò về miền lục tỉnh và người ta cho chút tiền mướn cân,suốt ngày chì được vài đồng tiền “mới đổi”dể cải thiện cuộc sống cho hai bà cháu,có khi không đủ tiền mua rượu cho bà…nhiều lúc vợ tôi ra chợ lượm đầu cá về cho heo ăn..thật ra mình ăn thế cho heo,để có sức mong chồng cải tạo về…Mẹ tôi ờ nhà trông cháu ngoại,nhưng mẹ vẫn say không tỉnh bao giờ…Bà nhờ đám con nít gia binh mua rượu về cho bà uống bằng tiền ăn sang vợ tôi cho hai bà cháu chỉ đủ cho bà súc miệng bằng rượu là đã no rồi…Ngày nào bà say là ngày đó , vợ tôi không bị công an rượt đuổi lấy cân tịch thu phương tiện kiếm sống của một người vợ sĩ quan cải tạo không bao giờ chịu nhục trước kẽ thù cộng sản…

Mẹ tôi sợ không giữ nổi đứa cháu trong lúc say xỉn nên lấy sợi dây dù trái sáng hỏa châu [khi tôi còn hành quân để lại nhà] cột chân cháu lại…cùng cổ tay của mẹ thả ra cho cháu nó bò long vòng quang chỗ bà nằm khỏi sợ cháu bò xuống bếp phỏng lửa hay trèo lu nước nguy hiểm và mẹ chìm vào cơn say quên hết muộn phiền…

Cũng đám con nít đến cửa réo gọi bà thức dậy trong tiếng soong chảo leng…keng,làm con tôi-cháu ngoại bà- toe toét cười vui vì có đám con nít đến chơi,nên vội bò ra cửa kéo theo cánh tay bà giựt mình thức dậy.Đám con nít xúm nhau ẩm bế em giùm ngoại và kéo bà đi theo sợi dây dù dưới cổ chân bé dã nối liền với cánh tay mẹ.Đi theo đám con nít ra ngoài cổng chửi bới cán bộ V.C nằm vùng đả đuổi nhà mẹ lấy bớt một căn nhà cấp cho cán bộ ở?Mẹ phải dọn sang nhà con gái ở…lệnh trong vòng một tiếng đồng hồ phải giao nhà cho cán bộ Miền Bắc vào công tác?...Mẹ tôi không kịp dọn nhà phải vứt đồ đạc ra sân,nhờ trẻ con khuân vác phụ,nay mượn rượu say bà chưởi cho hả cơn giận…Thật thảm thương cho con tôi,đám trẻ như một đoàn làm xiếc đang điều khiển con “khỉ con”cháu bà nhe răng cười,nghe ngoại chửi…thề “Cộng Sàn”.Người ta thường nói”Điếc không sợ súng”nhưng với mẹ”say không sợ cộng sản”,làm các bà vợ lính lo ngại cho bà chắc sớm đi kinh tế mới cho con cải tạo sớm về?...nếu không thì tù “mút mùa lệ thủy”.

Mấy ngày nay mẹ buồn lắm…cơm nước chẵn ăn người của mẹ rày rạc thất thần như nhuốm bệnh nhưng vẫn uống rượu ngày hai cữ chửi cán bộ cách mạng ngày hai lần thay cơm cũng đủ no rồi…Nếu như không có ngoài Bắc vào Nam “giải phóng”thì sự mê lầm của mẹ tôi không thấy được và không chửi họ cho bỏ ghét như ngày hôm nay…

Vơ tôi cũng biết mẹ tôi ngả bệnh do rượu hành mẹ vì uống quá nhiều rượu nên bị “sơ gan cổ trướng”.Nghèo vì chế độ đổi thay,con không có quyền khuyên mẹ nên hậu quả thế này đành chịu thôi.Vợ tôi chì biết viết thư vào trại cai tạo cho tôi hay.Trong trại tù cải tạo có rất nhiều Bác Sĩ nổi tiếng Sai gon đều bị tập trung nơi đây,đã hợp bàn khám bệnh”Từ xa” cho mẹ tôi trong tù cai tạo, cũng đành chịu thua bệnh bệnh tình ung thư gan của mẹ ở giai đoạn cuối,vã lại thiếu thuốc men sau thời kỳ giai phóng,cùng thiếu thầy thuốc giỏi phương tiện tốt để cứu chửa?,nên vô phương cho mẹ tôi.Bên ngoài chỉ có Y.Bác Si cứu thương của Hà-Nội không đủ trình độ chuyên môn chửa trị.Họ đã phản bội lại lời thề của ông tổ ngành Y Hyporat cứu chửa nhân đạo cho bệnh nhân dù là kẽ thù trên chiến trường hay trong mặt trận,nhưng họ đã bỏ rơi chúng tôi,không cứu chửa trong trận”Nổ kho đạn Long Khánh trại cải tạo”.Các bác sĩ Ngụy quân Sai gon phải tự cứu chữa lấy và cưa chân cưa tay cho đồng đội mình bằng lưỡi cưa tự chế,không thuốc gây mê trong tiếng thét ghê hồn của đồng tù cải tạo….Đây là chứng thực cho bài học đã được lên lớp giảng dạy rò rang trong các trại tù cải tạo cho “chính sách kẽ thù quân ngụy” của nhà nước cộng sản VN.

Tôi đợi cả tháng sau, mới đúng đợt cho phép viết thư về nhà từ trong tù,và cho biết bệnh tình của mẹ được các bác sĩ cai tạo “khám từ xa”Qua thư từ và khuyên vợ tôi cha7m sóc cho bà cẩn thận…chiều chuộng yêu thương mẹ tôi những ngày cuối đời…

Vợ tôi và đứa con gái bé nhỏ ở trại gia binh,vừa nhận danh sách thong báo của phường khóm thong qua tổ đóng chốt của trại.Vợ con của sĩ quan ngụy có chồng học tập cải tạo hãy thu xếp gia đinh chuẩn bị đi vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân do quận 10 đảm nhận kết nghĩa với Củ Chi-Sông Bé.Trước cái tin nầy vợ tôi chết khiếp,vì vợ tôi sống Sai gon nhỏ đến lớn chưa có về quê lần nào…nên rất sợ đỉa và rắn…nên Việt cộng bắt đi cải tạo lao động vùng kinh tế mới cho biết mùi đời nằm vùng kháng chiến…Vợ tôi sợ nó còn hơn sợ V.C.

Mấy ngày nay nghỉ cho mướn cân tại bến xe xa cảng nên thiếu tiền ăn uống và thuốc men cho mẹ nên bàn chiếc áo cưới của hai vợ chồng dể tiêu pha cho mẹ và con và có chút thời gian ở nhà chăn sóc mẹ.Lúc rảnh chạy tìm cây cỏ thuốc nam do người ta mách bảo về trị bệnh cho mẹ cầm chừng”Còn nước còn tát”…

Hôm nay mẹ thức dậy thật sớm và thấy tỉnh táo hơn mọi ngày,mẹ đi đứng có vẽ khỏe khoắn hơn nhiều…làm cho vợ tôi đỡ lo và vui mừng ra mặt,nên khi mẹ tôi bảo cho mẹ đi thăm thằng “Ba cụt giò”ở dưới chân cầu Ông Lảnh bên Khánh Hội.Là lính chiến đấu của anh hai con cùng đơn vị ngày xưa vùng 1 ở Huế ,Đà Nẵng,nghe nói đến anh Trung Sĩ Thành phế binh VNCH,chợt buồn hiện diện lên đôi mắt giữa hai mẹ con bà.Cả hai đều êm lặng mặc cho quá khứ thương đau trở về trước tháng tư năm 1975…

Vợ tôi gật đầu không kịp dạ thưa trả lời mẹ vì sức khỏe có cho phép bà không?,và lấy tiền đâu mướn xe đưa mẹ đi cho được an toàn?Hơn cả năm nay không thăm anh Thành,không biết anh bị đi vùng kinh tế mới nơi đâu?.Sau suy nghĩ,chắc phải nhờ anh lính xích lô ở cùng khu gia binh đưa mẹ tôi đi mới mới an toàn,còn tiền bạc sẽ tính toán sau,vì cùng cảnh ngộ đời lính Ngụy nên thong cảm nhau…

Mẹ tôi lên xe xích lô đi… mà sao má sao cháu ngoại bà khóc nhiều quá?Cháu mến và đòi theo ngoại làm bà rơi nước mắt trên khuôn mặt xanh xao vàng bệch chưa khỏi bệnh của bà ,phải chăng là một hiện ảnh chia ly cuối cùng của bà mẹ say trong khu gia binh này?Anh Thành mà mẹ tôi sắp thăm là lính chiến đấu của đơn vị anh vợ tôi chì huy trong đợt “Rút quân chiến thuật”từ Quân Đoàn 1 về bảo vệ thủ phũ Sai gon.Anh vợ tôi chỉ huy tiểu đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 bộ binh đi đoạn hậu cuộc rút quân sau cùng dưới trận mưa pháo kích của Cộng quân bắn bừa bải vào đám dân chúng di tản chạy theo đoàn rút quân của sư đoàn gồm đàn bà,trẻ con chạy ra cửa biển xuôi tàu vào Sai gon hay ra hạm đội 7 Hoa kỳ đậu ngoài khơi,đa số là vợ con lính tráng trong các khu gia binh các đơn vị mọi quân binh chủng đóng trong quân khu 1.được lệnh rút quân của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu…

Dân thường và vợ con binh sĩ chết rất nhiều dọc theo bải biển Đà Nẵng vì đạn pháo kích cộng quân muống giữ dân ở lại không cho dân bỏ đi…nên có hành động nhẫn tâm giết hại đồng bào một cách tàn bạo khát máu.

Trước sự chết chóc của đồng bào cùng vợ con lính,quá đau lòng,nên đơn vị đoạn hậu tiểu đoàn anh vợ tôi không tuân lệnh cấp trên và tự ý quay đầu tiến ngược vao bải biển,xung phong đánh chiếm các điểm cao có đặt các giàn phóng hỏa tiễn,những ổ trọng pháo của giặc cộng bám đuôi theo đoàn rút quân,để giết hại đòng bào…Anh Thành là Trung Sĩ1thuộc tiểu đội súng cối 81 ly tiểu đoàn pháo yểm trợ cho ba đại đội tiến chiếm mục tiêu địch trên đỉnh cao.Bắn hết cấp số đạn mang theo,chưa thanh toán được mục tiêu,Tr/sĩ Thành phải xử dụng đến khẩu M72 là hỏa tiễn vác vai chống tăng để phá ổ trong pháo của quân cộng đang nả đạn liên tục xuống bãi biển.Anh gan lì với thế thủ quỳ gối vác vai,vương ống nhắm M72 và bình thảm bấm nút cò phá hủy ổ trọng pháo Của địch dưới lằn mưa đạn và anh đã bị thương ngả quỵ tại chỗ không còn theo kịp đồng đội an hem tiến lên xung phong chiếm ổ trọng pháo.

Ông anh vợ tôi không thể bỏ rơi chiến hữu mình nên cõng Tr/sĩ Thành tiếp tục cùng đồng đội tiến lên nhưng không may ông anh vợ bị trúng đạn ngang đầu do viên đạn tàn quân bỏ chạy bắn trả tháu thân để lại cái chết cho anh không kịp trối trăn.Tr/sĩ Thành không nhận được một lời nào nhắn gởi từ cái chết tức tưởi của anh.vì là cấp trên cũng là Trưởng trại khu gia binh đơn vị có vơ con cùng di tản trong cuộc rút quân,nên tr/sĩ Thành biết cùng quê quán Sai gon.

Sau khi nằm bệnh xá quân y bị cưa cụt hết hai chân chưa lành hẳn thì quân giải phóng cộng Sản vào chiếm thành phố Đà Nẵng đuổi anh ra khỏi y viện quân y một cách tàn nhẫn không thương tiếc người tàn tật phế binh Miên Nam Công Hòa.Anh đợi lành lặn hai chân cụt và lê lết tìm đường về Sai gon trên những chuyến xe đò tỉnh thương không lấy tiền khi biết được anh là thương binh Sai gon chiến bại.

Anh lê tấm than tàn ma dại trên chiếc xe lăn tự chế bằng bốn cái bạt đạn phế thải nằm dưới cái khung cây lót ván để anh ngồi lên đó…rồi anh dung hai tay xỏ trong đôi dép bơi đi như chèo thuyền trên đường nhựa đá Sai gon,kiếm sống bằng nghề bán vé số…Với chiếc xe lăn,anh lăn cuộc đời tàn phế mất hai chân ở chiến trường trở về dưới chân cầu Ông Lảnh bên kia Khánh Hội .Chiếc xe lăn hay chiếc xe”tăng” nghiến xích sắt bằng bạt đạn rồ rồ… trên đường nhựa Sai gon đầy ổ gà để tiến qua chợ Sai gon bán vé số nhưng không chịu ăn xin khi dân chúng đôi khi còn khổ như mình.

Lái chiếc xe “Tăng 4.Bạc Đạn” ngang qua cổng dinh Độc Lập lưu dấu một thời oanh liệt nay không còn nữa? chỉ còn chiến tích trên chiếc xe tăng nầy…thêm buồn.Thôi,cứ nhắm thẳng hướng chợ Hòa Hưng và trường đua Phú Thọ hỏi thăm người cũ tìm nhà cấp trên.Vì không biết địa chỉ và thay đổi tên đường xa lạ quá,có những “nhà không số,nhưng phố không tên”bên cạnh những ngôi nhà sang trọng “ngói đỏ vôi hồng”của cán bộ,mà nhằm hỏi thăm người cũ “Sĩ Quan Ngụy”thì chúng bắt chết…Dò hỏi từng khu nhà từng dảy phố,đến Quân Tiếp Vụ đường Tô Hiến Thành gặp người lính cũ chì cho.Đoạn đường dài từ chân cầu Ông Lãnh qua Hòa Hưng-Phú Thọ đường dài 5-6 cây số mà anh Thành phải lăn xe mất trọn nữa tháng trời để tìm nhà cấp chì huy của mình,vừa đi tìm vừa bán vé số độ nhật sinh nhai.Ngày đi,đêm ngủ dọc đường góc phố,vỉa hè.Cứ sợ sệt công an bố ráp bắt bới xin ăn không nhà cửa lang thang bỏ vào trại xã hội phục hồi nhân phẫn đĩ điếm thì tàn đời…Quả là tình chiến hữu”Huynh đệ chi binh” chiến sĩ VNCH,

Đoạn đường vượt qua của anh rất khổ sở giữa Sai gon đói nghèo và phân biệt đối xử Ngụy Quân Ngụy Quyền chế độ Sai gon để bắt đi tù cai tạo,đánh tư sản mại bản,đuổi đi vùng kinh tế mới làm dân chúng hoang mang hốt hoảng,sợ hải tỉm đường bỏ nước ra đi…anh thấy gian nan vất vã còn hơn một cuộc vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam của Bộ Đội Cụ Hồ đội của cải tài sản Miền Nam về Bắc.Việc “Thay ngôi đổi chủ”chiến thắng Miền Nam của Cộng Sản Miền Bắc,mà Bộ Đội Cụ Hồ chỉ là những người phu khuân vác của cải từ người chủ cũ Miền Nam đem về cho người chủ mới Miền Bắc còn dânchu1ng là kẽ trắng tay vô sản một đời chuyên chính giai cấp bần cố nông?.

Anh Thành quyết tâm tìm gặp lại gia đình cấp chì huy để báo tin buồn mấy năm nay chưa gặp gia đình mẹ tôi khỏi phải đợi chờ tin conva2 chia sẻ mất mát với gia đình chiến hữu hy sinh vì đồng đội cứu anh mà phải chết cho nhau.Xin đa tạ nhớ ơn mẹ có người con dũng cảm anh hùng cứu mạng anh và xin mẹ đừng khóc: “Chiến tranh có mấy khi trông người trở lại?”.

Cuối cùng báo tin của anh thương phế binh Thành là tin vui ít buồn nhiều…hayno1i thẳng ra buồn nhiều hơn vui của “Sự thật chiến tranh” không thề giấu giếm được nỗi đau thương người trong chiến cuộc dã chết rồi…

Cấp chỉ huy của anh muốn nhân dịp di tản “Rút quân chiến thuật”về Sai gon…sẵn ra mắt trình diện với mẹ người vợ sắp cưới của con trai bà đã nang thai cháu bà ba tháng…chính là em gái ruột của anh Tr/sĩ Thành phế binh là cô nữ sinh Sai gon ra thăm anh trong dịp hè nên hai người đã duyên nợ với nhau và quyết định dịp di tản quân về nầy ra mắt thú tội cùng mẹ xin cưới nhau tại Sai gon.

Trong chuyến di tản chiến thuật của quân đoàn 1,em của anh là vợ sắp cưới của cấp chì huy cũng theo gia đình vợ con anh chị mình trở về Sai gon ra mắt “Bà mẹ say”.Cứ tưởng là buồn trong rút quân mà vui trong dịp cưới.Các chị em trong khu gia binh đồn điếu với nhau và kéo nhau lên trạmxa1 quân y xin cấp thuốc ngừa tránh thai cho đàn bà con gái trong khu trại,gây nên hiện tượng sốt thuốc ngừa thai không có trong quân đội.Vì không có thuốc,vợ con lính đổ dồn ra phố chợ bỏ tiền túi ra mua thuốc ngừa tránh thai…tại các tiệm thuốc tây tư nhân hết sạch thuốc,gây hoang mang “có lý” cho các phụ nữ bên ngoài đang có phong trào vượt biên muống tránh đổ vở và bảo vệ hạnh phúc gia đình cho chồng con,nếu vượt biển chẵn may bị cướp biển Thái Lan hãm hiếp,giết người được chúng tha mạng sau khi thảo mãn thú tính dã man để trở lại chồng con.Vừa nói anh vừa khóc nức nở cảm thương cho số phận nữ lưu hào kiệt đàn bà Việt Nam trung trinh tiết nghĩa thời chồng thời loạn lạc chiến tranh.Và anh khóc nhiều hơn cho vợ ,hai con anh cùng em gái phu nhân sắp cưới của cấp chi huy cứu sống mình,mang thai ba tháng dã chết tức tưởi trên bải biển chưa kịp xuống tàu di tản,vì pháo kích của giặc Cộng bắn chặn đầu dân chúng di tản làm chết vô số khá đông dân thường và vợ con lính tráng của các đơn vị rút quân khỏi Quân Đoàn 1 đang chen chút lên tàu.Các tàu ra biển có hạm đội 7 của Mỹ rước ngoài khơi cho người tỵ nạn,hoặc chạy theo chồng xuôi Nam vào Sai gon.Xác chết người dân nằm rải rác dọc bải biển,máu loang đỏ thắm từng đợt sóng biển xô vào bờ bải đầy xác người…Thương tâm và đau lòng nhất là chuyến tàu cuối của đoàn người di tản theo đoàn quân bị trúng đạn phào của Cộng quân trong đất liền bắn vói theo…trúng tàu bốc cháy dữ dội rồi chìm dần dưới biển không một người nào thoát chết.Vợ con anh và em gái của anh mằn lại đây trong nghiệt ngã chiến tranh và tàn bạo mất tính người của giặc cộng Miền Bắc.

Mẹ tôi đến thăm anh “Thành Cụt”phế binh trong tình trạng rất tỉnh táo như chưa bao giờ biết say nên anh xích lô lính cũ yên tâm để mẹ tôi ở lại thăm chơi với anh Thành Rồi đạp xích lô đi kiếm ăn.

Nhà anh Thành cụt chân nay dọn về chân cầu Ông Lãnh vì nhà của ba mẹ anh sống nhờ bị nhà nước Công Sản đánh tư bản đuổi đi vùng kinh tế mới hết rồi… còn lại mình anh phải bám vào thanh phố mà sống dưới chân cầu kiếm sống hằng ngày bằng nghề bán vé số…nên nhà anh không có số giữa cái phố đổi tên trên cái quê hương lưu đày nầy?...

Lấy giạ chân cầu làm nhà cùng với vài ba gia đình đồng cảnh ngộ như anh không muốn đi vùng kinh tế mới để lại nhà cho chính quyền Cách Mạng Cộng Sản chia nhau chiếm giữ nhà dân.Chỗ anh ở chỉ dễ đủ chiếc xe lăn bán vé số và bộ vạc giường lót trên đất trải chiếu ngủ qua đêm những khi mưa gió trở trời.Nơi anh ở không phải là nhà,giữa phố đổi tên sửa đường nên khó tìm nơi anh ở trên đất Sai gon biến đổi chiến tranh cho những mãnh đời khốn khổ của những kẽ chiến bại như anh…

Bà rất vui khi gặp lại anh và cái vui nào cũng có rượu đi kèm đó là đặc tính của dân Miền Nam người Sai gon chân thành hiếu khách “Không say Không về” của bợm nhậu như bà mẹ say của tôi.Cũng vì khề khà nhậu nhẹt nên bao nhiêu chuyện buồn đời…họ điều trút bỏ vào ly rượu rồi cùng nhau uống chén đắng cay nồng thế sự sau hồi cuộc chiến…

Bà mẹ say bất kể bệnh tình con bà khuyên bảo…một hai chun rượu đế Hốc Môn Bà Điểm đâu thỏa tình quân dân cá nước lâu ngày gặp lại…Con sâu rượu trong bà bắt đầu ngọ-ngậy nổi lên khí thế hào hùng trong nỗi nhớ thương con bà trổi dậy trong lòng nên rủ Thành Cụt lên xe tăng cải tiến cho bà kéo đi mua thêm rượu và mồi nhậu…Thành cũng là tay”lưu linh”-bợm nhậu-thổ địa nơi nầy nên biết nơi đâu có rượu ngon và đồ nhấm rượu sành điệu nghệ dân nhậu.

Tuân lệnh mẹ.Thành leo- lên chiếc “tăng” cho bà kéo đi trong hơi men chếnh choáng của vài ly sơ- khởi cho nóng người…

Thật ra trong túi hai người bạn say vong niên nầy như hai mẹ con lâu ngày gặp lại nhau nhưng không tiền nhậu rượu.Sẵn trong túi còn một sắp vé số mới lảnh về chưa kịp bán ở đại lý xé số trả tiền sau giờ xổ-có thế chân-Thành yên chí và hăm hởi lên xe cho mẹ kéo vừa đi bán vé số vừa có tiền mua rượu.

Chiếc tăng ộp ẹp phát tiếng kêu rồ rồ…của bốn bánh thiếu dầu mở nghiến trên mặt đường nhựa đá gồ ghề đầy ổ gà nham nhở phát ra tiếng kêu khủng khiếp,rít thét trong không gian hổn độn xe và người bát nháo chạy vại kiếm cái ăn…Thành Cụt phải lấy hai tay xỏ vào đôi dép chống xuống phụ sức đẩy cho mẹ kéo đi và vỗ về chiếc tăng:”Thôi đừng khóc nữa chiến hữu của tôi…”có mẹ đến thăm và không kéo nồi em đâu?..,vì mẹ yếu sức lắm rồi.

Ra tới đoạn đường bằng phẳng dưới dốc chân cầu và tiếp tục lộ trình bán vé số nhắm hướng chợ Sai gon bươn tới để kiếm tiền mua rượu hai mẹ con uống.

Các chị bán hàng rong buôn gánh bán bưng hay bị công an rượt bắt,những anh lái xe ôm,những chú xe ba gác đạp ,những bác xích lô già toàn là lính ngụy và vợ con họ phải lao động nô dịch-phục dịch- như thế nầy để kiếm sống.Vì lý lịch ba đời quân ngụy khó mà tìm công ăn việc làm công sở chính quyền,hay làm công nhân quốc doanh cho chúng.Dân ngụy là bị gạt qua bên lề xã hội của chúng phân biệt đối xử như kẽ thù bị chiếm đóng của phát xít Nhật Bản.Họ thương quen biết người bạn già cụt chân bán vé số,nay lại có thêm một bà lão đáng mẹ kéo chiếc tăng cho bạn già,thật tội nghiệp đáng thương cho bà lão.Để chứng tỏ cho giới lao động nô dịch thường quen biết,mọi chuyện vẫn bình thường như mọi ngày không gì thay đổi,anh cất tiếng ca vé số bắng chiếc loa phóng thanh,dụng cụ hành nghề của người bán vé số dạo kiếm ăn…Ca bài Sắc hoa màu nhớ,Tình anh lính chiến,và Kỹ vật cho em,Nỗi buồn hoa phượng…làm xúc động lòng người nghe đến rơi nước mắt…Đây là những bài hát nhà nước cộng sản cấm,nhưng đây là”thương hiệu ca của vé số do người già tàn tật sinh sống,do đó người ta cùng không muống bắt giam người già cụt chân cho đỡ tốn cơm nuôi họ.Vã lại họ cụt chân cũng không chạy đi đặt bom mìn khủng bố phá hoại chính quyền cách mạng thì lý do gì để bắt?.Không như ngày xưa tại các chợ búa trướng học khu vui chơi giải trí công cộng đều bị Việt Cộng đặt mìn và pháo kích vào dân trước 3o-4-i975.So với vé số chỉ mang đến vận hên may mắn hy vọng cho mọi người không phải là khủng bố…

Trái lại bằng một ý nghĩ hay nhận thức nào đó? sự hiện diện các thương phế binh,cô nhi ,tử sĩ chế độ Sai gon sống lầm than khổ não đã nói lên được sự chiến thắng của họ,nhưng cái thắng trong bạo ngược và hung tàn…mà họ cần phải nhân ái,có tỉnh thương hơn hởi con người Cộng Sản VN?...Cần cám ơn kẽ chiến bại…để có chiến thắng cho họ ngày hôm nay???Thật đau xót vô cùng nói lên sự nghiệt ngã của chiến tranh của người lính VNCH vì Tự-Do mà trở thành kẽ mất tự-do trong “Cụt chân đi đứng”và bỏ xác trong tù cải tạo.bằng lời ca tiếng hát thương tâm trách hận của người lính chiến bại: “…Viên đạn đồng đen anh cho em làm kỹ vật…anh trở về là viên tướng cụt chân…”

Lời ca thảm thiết chiến tranh làm mẹ tôi choàng tỉnh cơn say và bật khóc òa giữa phố chơ đông người.Bao nhiêu người cứ tưởng mẹ tôi điên.Không,mẹ tôi không điên ,mẹ khóc vì không gặp mặt lại đứa con chết ở mặt trận chiến trường để mẹ cài hoa tên hòm gổ phủ cờ cho con.Tiếng ca trong loa vội vàng cắt đứt,mọi người xúm lại dìu mẹ tôi vào vệ đường Để bà ngồi một mình khóc ngất cho vơi nỗi đau thương chất chứa trong lòng bà mẹ lính say…

Trên bước đường xuôi ngược đủ mọi thành phần của phố chợ đa đoan tất tả cho cuộc sống,người ta cũng vẫn dành những phút mật niệm “Anh hùng chiến bại Sai gon”cho những người lính cũ VNCH và mọi người xúm lại mua hết vé số…để đưa bà cụ về sớm nghỉ ngơi…

Mẹ tôi không chịu về và muống tiếp tục lang thang trên đường phố khu vực chợ Sai gon và ôn lại những kỹ niệm lỗi lầm đau thương của mẹ đi biểu tình phản chiến,tổ chức Ni Sư tuyệt thực,các Sư Thầy tự thiêu,phật tử giữ chùa chống đối chính quyền Sai gon là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất Miền Nam do những hành động “Đâm sau lưng chiến sĩ”, “Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của giáo hội Phật Giáo phản chiến.Gây nên cái chết của con trai bà cùng con dâu và cháu nội chưa gặp mặt của bà…

Tâm tư mẹ ray rứt muộn phiền hơn chiếc lá héo mùa thu của than xác bà đang trở lại giữa dòng Sai gon với tâm trạng nuối tiếc quê hương mất mát có phần tham dự của bà cùng tại công trường Quách Thị Trang chợ Bến Thành.Thu Sai gon nay xao-xác quá!…và bà đã sống lại tâm trạng con bà người lính chiến mất Tự-Do cho quê hương nếu con vẫn còn sống tới ngày hôm nay,thì cũng trên chiếc xe lăn nầy mà ngâm khúc tinh ca “Súng gảy tan hàng”.

“Giữa quê hương sao súng…phải cong nồng???

Tiếng khóc quê hương….chìm trong góc phố,

Quan tài phủ bạt …đẫm mưa lề đường,

Quê hương ta đó vỉa hè…làm chứng,

Buồn cố hương …chìm-nổi biết bao Thu!

Dạ Lệ Huỳnh.8872

Được tiền bán vé số sớm hơn mọi khi,trời cũng sắp tan sở về chiều,những cột khói bốc cao của làng thịt nướng “Chó thui”làm cay mờ con mắt đông người mà bơm nhậu gọi “Lệ khói…Sai gon”,chó nương thui bay mùi thơm phưng phức,hấp dẫn giới sành điệu cọng nhân,lao động ít tiền mỗi khi tan sở chiều về.Dù cho hoàn cảnh khó khăn của đất nước còn khoai,sắn độn cơm ,từ người chiến thắng đến kẽ chiến bại đều thích nhậu món “cầy tơ” vì nó là truyền thống “Nước mắt quê hương” khôngpha6n biệt hận thù Nam Bắc…

Bà mẹ say và Thành Cụt nghe mùi chó nướng thui đều cắt đứt dòng tâm tưởng suy tư trở về thực tại thấy thèm rượu và chó nướng vô cùng…Nghĩ đến nhậu mẹ tôi phấn chấn lại ngay không còn biết buồn là gì chắc mẹ sẽ khỏe lại sau những ngày cai rượu chửa bệnh.Nếu có chết cũng là con ma say không biết buồn đời.

Cùng đồng ý nghĩ đó của bà mẹ say ghiền rượu,anh Thành Cụt cố gắng lăn xe dẩn đường không để mẹ kéo, đi vào quán nhậu đông người chen lấn.mua cho bằng được những túi thịt chó đủ món dồi,chã,lòng,gia vị nước chấm v.v… cho chung vào một túi lớn,kèm theo ba lít rượu đế ngâm thuốc và một can 10lít bia hơi.Thành Cụt phải chen lấn dưới làn đạp của người lành lặn đủ hai chân nhưng vì muống nhậu nên phải khổ đời tranh đấu giành giựt miếng ăn…

Tất cả thức nhậu cụ bị sẵn sàng chất đầy một chiếc tăng và cùng mẹ say lăn ra bến song Sai gon gần bến đò Thủ Thiêm,dưới chân tượng đài tưởng niệm Đức Thánh Trần Hưng Đạo có gió nước sông mát rười rượi làm người say mau tỉnh.Nếu lở say không biết đường về cũng có chỗ nằm ngủ dưới chân tượng đài qua đêm,nơi khánh sạn “ ngàn sao trăng nước” này,sáng tỉnh ra về…Người giàu cũng phải thua hai mẹ con chiến sĩ say này?...

Hai người tuy cách biệt tuổi tác đáng mẹ và con nhưng có cùng chung nỗi đau mất mát gia đình trong cuộc chiến tranh,dù trước kia mẹ cùng họ có đứng về phía bên nào cuộc chiến,có khác nhau tư tưởng nhưng họ vẫn là kẽ chiến bại theo vận nước mất TỰ-Do,nên họ phải buồn và say cho hoàn cảnh quê hương đổ nát trong màng “Lệ khói Sai gon”,một lối sống tức tưởi,u ẩn,vội vàng và đầy phàn bội của một Sai gon mất Tự-Do?...

Thơ,

Saigon…lệ khói…!!

Huỳnh-Mai.St.8872
Bh.Dạ Lê Huỳnh


Giã biệt Sai gon…nghẹn tiếng tạ từ,

Lệ nào tôi khóc giữa trời Tháng Tư…

Sai gon tan tác trong cơn bức tử…

Cuộc chiến tàn rồi nỗi chết riêng tôi,

xox

Khói sung vệ thành hướng về phương Bắc,

Ngược gió trở chiều…đôi mắt cay…cay,

Cong nồng súng gảy…thấy lòng đăng đắng,

Mắt cay không khóc…đắng cay nghẹn lời,

xox

Anh đi cải tạo… chiến trường tan khói súng,

Mắt mờ nhang khói…em đi lể chùa,

Siêu sinh tịnh độ cho anh cải tạo,

Cán bộ làm chồng…giải phóng đời em?

Xox

Khói hương ảnh hiện…hồn anh có biết,

Hương lửa ba sinh…ảo vọng cuộc đời,

Thiên đàng Xã Nghĩa…em lần bước đến,

Cuộc sống ngàn lần…trên cả Tự-Do,

Xox

Vì đời chiến đấu… nên anh phải chết,

Phật Chúa độ đời Xã Nghĩa thành công,

Lệ khói nầy đây…tình em xin trả,

Xin anh tha thứ…cho em lấy chồng,

Xox

Còn thương còn nhớ cũng đã qua rồi,

Ngồi đây khóc mướt chì có mình tôi…

Đem thân chiến đấu cho đời quên lãng,

Khói súng xây thành…lệ khói còn cay…

Xox

Ba lâm năm rồi…lệ nầy vẫn đổ,

Nhưng khóc lần nầy…lệ khói làng say,

Làng thịt nướng… khói bay cay mắt,

Lệ khói nhòa …xuyên thấu quán cầy tơ,

Xox

Duệ quốc tương lai…cháu con hỉ-hả…

Tưng bừng nhậu nhẹt…một bải chiến trường,

Có đứa thảm bại “Hello”rồi gục ngả…

Đứa còn sức tỉnh…củng nhòa khói say,

xox

Lệ khói Sai gon bao năm vẫn đổ!

Mất cả quê hương dang dở cuộc tình,

Phục quốc mê mờ…cơn say thế hệ?

Sương trắng bạc mái đầu chiến sĩ ca!

Xox

Sai gon gục chết…Sai gon vẫn đẹp,

Như những anh hùng súng gảy trong Tay,

Cho một lủ còn… say men chiến thắng?

Cay đắng tình người…ráo lệ quê hương,

Huỳnh-Mai

[Làng chó nướng thui]



Từ làng thịt chó nướng -thui ,của Tây chợ Sai gon về bến Bạch Đằng công trường Mê Linh -cũ- mất hơn nữa tiếng đồng hồ xe lăn chất đầy đồ nhậu:thịt chó, bia hơi và rượu ngâm thuốc.Quả hạnh phúc cho đời khốn khổ của mẹ say tôi.,bao năm qua mẹ uống để say và say để có dịp chửi cán bộ Việt Cộng nằm vùng, nguyên nhân đưa đến cảnh mất nước miền man cùng cái chết của con cháu bà và cướpma61t những gì là hạnh phúc bà có…kể cả Tự-Do,nay chỉ là nhà tù Cộng Sản???

Con đường để đến điểm nhậu dưới chân tượng đài Thánh Trần Hưng Đạo phải xuyên qua lòng phố chợ Sai gon đông người chen lấn dẫm đạp lên nhau giành lấy một miếng thịt “Cầy nướng”cùng một chiếc ghế tốt để ngồi nhậu được sau khi tranh giành thành công “chiến thắng”với các bợm nhậu khác thì đôi mắt đã nhòa trong”lệ khói Sai gon”của làng chó nướng-thui rồi?

Thành Cụt giò và mẹ say một già một cụt cùng chiếc xe tăng chỉ là hình ảnh biểu trưng của kẽ chiến bại trong đám đông ham mồi nhậu của Sai gon.cuối cùng chỉ giành giữ lại cho mình một phần thịt của con chó già ốm đói trơ xương bị cụt mất hai chân…Sao mà nó giống phận đời mẹ say và Thành Phế binh cụt giò quá?.Nó củng biết chiến đấu cho Tự-Do cuộc sống…nhưng nó cũng không thoát khỏi bợm nhậu cho dù bị cụt mất hai cẵng sau cũng phải lên bàn nhậu với đám người say…Thôi,thì ta hãy nhậu với chính ta trước đã?...Sự hiện diện của đám người say bất cần đời nầy nói lên sự bất dung Cộng Sản trong cái xã hội miền nam thiếu vắng Tự-Do.họ là những mẹ say đổi đời chiến sĩ bên cạnh thương phế binh như Thành Cụt bán vé số,cô nhi tử sĩ bán hang rong,chợ trời,lính ngụy lái xe ôm,làm phu bốc vác v.v…một đời lao động nô dịch khổ sai của một chế độ phân biệt dối xử Cộng Sản,chứng tỏ Tự-Do không hề bị khuất phục và vẫn đang tồn tại Sai gon Miên Nam nầy,chờ ngày quật khởi?...

Tôi không trách được mẹ tôi thường say rượu…vì trước kia.Mỗi lần ra quân đánh trận tôi thường hay uống rượu với anh em lính tráng để không thấy buồn khi mình phải chiến đấu sống còn cho Tự-Do miền Nam thì ngày nay mẹ tôi có quyền say để tỉnh thức nhận thấy con bà hành động đúng Tự-Do nhân bản của người lính chiến VNCH.thể hiện tinh thần quốc gia dân tộc.Mẹ cứ say…để thấy mình thức tỉnh hơn những người còn say men chiến thắng Tự-Do Miền Nam nầy?...

“Túy ngạo sa trường quân mạc vấn,

Cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”

Thành.Anh cụt chân thì còn tay.Hãy lê đời tàn cùng mẹ thay tôi anh hãy uống để thấy ta là một “Chiến Sĩ Say…”


Thơ,

Chiến-sĩ Say…!!

Huỳnh-Mai.st.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh

Ảo thực đôi bờ ranh giới chiến tranh,

Dân tình nước Việt kiếp sống mong manh,

Chiến sĩ vì đời Tự-Do…chiến đấu…

Sống chết tình vờ…ảo ảnh cơn say?

xox

Chiến sĩ có say… chiến đấu mới thực?!

Trọn tình non nước…vẹn nghĩa Tự-Do,

Vì say đâu biết…đời là phản bội?

Sau lưng Chiến Sĩ…đau thương ngút ngàn,

Xox

Qua cơn say thấy đời là cõi thực,

Có Tự-Do mới biết được mình say,

Mất Tự-Do rồi…vì ai mà chiến đấu,

Quê hương còn trong giấc ngủ…mê say?1

Xox

Rượu nầy ta uống dưới cờ lâm chiến!

Cho thật say…không gớm máu quân thù,

Máu loang đổ thấy lòng mình … cũng chết,

Tái tê lòng dân Việt…tỉnh mà chi,

Xox

Say men chiến đấu xây dời hạnh phúc

Máu thân nầy xây đắp đời Tự-Do,

Có ai thương tiếc phận đời chiến sĩ,

Cuộc chiến tàn rồi…ảo ảnh cơn say?

Xox

Sau cơn say Tháng Tư…hồn thức tỉnh,

Giữa trời Tự-Do máu đổ đầm đìa…

Ta thấy sợ cho lòng người phản bội?

Trở ngược cờ…cho máu thắm Tự-Do,

Xox

Chiến sĩ say trong Tay cây sung gảy,

Bẻ súng cong nồng…khóc ngất tỉnh say,

Tỉnh thấy chiến bào…tả tơi rào kẽm,

Say khỏi nhìn bội phản, cho lòng đau?

Xox

Cơn say chợt tỉnh trong tù cải tạo,

Men Tự-Do đâu thắm …thế gian tình,

Thiên đàng Xã Nghĩa một thời mộng tưởng,

Bỏ mặc nhà tù…ảo ảnh cơn say,

Xox

Giờ, chiến sĩ say là trong dĩ-vãng,

Tìm lại mình nỗi nhớ chiến trường xưa!

Mượn rượu khỏa khuây…đời bất đắc chí,

Kinh Kha bại tướng vở mộng không thành,

Xox

Có say mới biết đời là lẽ thật!

Địa ngục…thiên đàng Phật Chúa phân ngôi,

Tự-Do …Cộng Sản con người định đoạt,

Khôn nhờ dại chịu say thời cứ say?

Xox

Giận thời nói vậy…lòng thêm tan nát,

Vở mãnh trăng thề…non nước mây che,

Nước non rèo gọi…hồn người lính chiến!

Say tỉnh đi nào…chiến sĩ Tự-Do,

Xox

Chiều Sai gon khói cay mùi thịt nướng,

Phồn vinh giả tạo…lủ trẻ ăn-chơi,

Quên đi đất nước…cha ông là chiến sĩ!

Một thời chết dở…lủ chó nướng thui,

Xox

Hãy chén nó đi…vong nô tổ quốc,

Chó săn cho Cộng…chủ Tàu xâm-lăng,

Canh chừng phát hiện…người tù trốn trại,

Rượt đuổi thuyền nhân…ra tận biển khơi!

Xox

Rượu cạn mền môi…tinh thần chiến sĩ,

Phơi xác trên lò…xác chó cộng nô,

Nghe mùi thịt nướng…bomb cày xác giặc,

Củng vì mồi chó rượu vào…thêm say???

Xox

Ảo ảnh say…xác thù thay xác chó?

“Nước mắt quê hương”…ta uống thật say!

Cơn say nào cũng chìm…vào áo ảnh?!

Thực tại chinh mình…một chiến sĩ say,

Huỳnh-Mai

[Mùi chó nướng thui]



Trên thềm đá dưới chân tượng đài Đức Thánh Hưng Đạo la liệt thức ăn “xà bần” lẩn lộn xương chó,một đóng mằn dưới bình bia hơi 10 lít hết cạn sạch,cùng ba chai rượu đế lăn lóc…chỉ còn ít rượu dính đáy,Thành rót cạn vào ly mời mẹ uống…Mẹ cầm ly rượu bằng một tay,tay kia mẹ bới trong đóng xương tìm mồi nhậu tiếp…Bới tìm hoài,không thấy khúc xương “củ lẳng” chân chó` đâu?...Không biết mẹ tìm dể nhậu…hay để ráp lại đôi chân nguyên vẹn cho Thành?.Gió mát con sông Sai gon làm mẹ tỉnh rượu,và không chửi bới bong long Cách mạng nằm vùng nữa,quay lại thực tế hiển hiện trước mắt mẹ,thấy chân của Thành không có.Mẹ ứa nước mắt và khóc thật nhiều cho hối tiếc những năm tháng qua bà đã phản lại những chiến sĩ Tự-Do nầy để chuốt lấy bất hạnh của ngày hôm nay khi cách mạng về…Bà nâng ly rượu cuối cùng uống cạn như để tạ tội với đời,với mọi người đang đau khổ hôm nay mà bà đã có phần trách nhiệm…

Thành cụt cứ tưởng mẹ vẫn còn say nên bảo mẹ: “Chó` nầy không có chân, vì con đã bỏ nó ở chiến trường năm 75 rồi me”.Mẹ như bị khơi dậy nỗi đau buồn,tâm tư chất ngất bị dồn nén tứ lâu ,nay cơn say làm làm vở òa…Sức suy tàn căn bệnh của mẹ cùng trầm uất suy tư dã thật sự vở tung ra rồi?...Mẹ khóc, mẹ la, mẹ cười không kiểm soát…Ảo ảnh cơn say đã hiện về.Hình ảnh con bà chết trận trong chiến trường năm xưa qua bóng dáng uy nghi Đức Thánh Trần Hưng Đạo mặc áo chiến bào tuốt gươm xông trận…Ngước nhìn lên cũng thấy con bà đang tuốt gươm thiêng chỉ ra bến sông Sai gon trong tiếng thét hải hùng… “Mẹ…mẹ…cứu vợ con và cháu nội của mẹ…Tàu sắp chìm rồi mẹ ơi…”Tiếng thét đau lòng làm mẹ say hoảng hốt nhìn theo tay chỉ con bà qua tay bức tượng ra bến sông Sai gon,thấy lờ mờ ảo ảnh co8n say…con dâu của mẹ ẵm cháu nội đang chới-với sắp chìm trong sóng nước sông Sai gon bên cạnh “Bắc”-đò Thủ Thiêm.Mẹ vội quăng ly rượu cầm tay chưa uống cạn và thét lớn lên…chạy nhanh ra bờ sông ,bên cạnh chiếc “Bắc”đưa đò nằm êm chờ khách bến sông và nhảy ùm xuống sông cứu cháu nội cung con dâu cúa bà…Mẹ chìm chìm mất xác…để lại trên mặt nước còn những gợn sóng lao xao vào nạm bở trước sự ngơ ngác đau lòng người chứng kiến.

Anh Thành quá bi thảm uất lòng…thấy không bảo vệ dược người mẹ của chiến hữu chỉ huy mình và vợ con gia đình trong cuộc di tản 75…cũng như để mất Tự-Do Sai gon 30-4-75,anh sống cũng thừa với hai chân cụt không giúp được gì,cho đất nước,dân tộc lầm than trong tay Cộng Sản.Anh Thành Cụt đã chấm dứt cuộc đời theo bà mẹ say cùng chiếc xe lăn hết tốc độ trong cái đẩy mạnh cánh tay của người chiến sĩ đã từng gảy súng tan hàng ngày 30-4.Và anh đã chết; “Như nhũng anh hùng chiến trận hôm qua…”

Xin đề thơ cho mẹ để tưởng nhớ người mẹ tôi say….

THƠ,

BÀ MẸ SAY…!!

Huỳnh-Mai

Bh.Dạ Lệ Huỳnh

Mẹ tôi không phải mẹ hùng Liệt Cộng

Say men chiến đấu rước quân giặc về,

Mẹ say vì buồn con bà chiến bại!

Gảy súng tan hàng bỏ dở cuộc chơi,

Cuộc chiến chưa tàn Sai gon vội mất,

Miền Nam nầy chưa đánh đã bại thua…!

Thắng thua cũng chỉ “Dọn chè cho chó”

Thời nầy chinh chiến vạn khối người say,

Rượu thắng ta, chớ nào ta thắng rượu,

Dân tộc nầy chiến bại…cũng vì say?

Xox

Đông số người say…đền công Liệt Cộng,

Đào hầm giấu giặc đến lúc thành công,

Mẹ uống thật say…tiễn con cải tạo,

Chốn nhà tù là…khuất bóng Tự-Do!

Quê nhà mẹ lấp hầm,moi xác Cộng,

Cuốc mã đào mồ…phản quốc Việt Gian!

Mẹ say lệ đổ tuôn trào nước mắt…!

Cơn say choáng váng như gió trở cờ,

Cờ Sao vải đỏ chúng may mẹ mặc?

Máu-tim se thắt …vận nước hồn đau,

xox

Đa số mẹ say…mừng công chiến thắng,

“Cách mạng” nằm vùng nay đã thành công,

Mẹ say sao mẹ…tuông trào nước mắt!?

Mẹ khóc thật rồi…không phải mẹ say,

Cay nồng rượu đắng…cho đời Phật Tử,

Đem Phật xuống đường …cản lối Tự-Do,

Chuông chùa cảnh báo…đào hầm giấu giặc,

Khoát áo Di Đà…phản chiến Tự-Do,

Nhà thờ chuông đổ… Thiên Thần có cánh

Đầu đội nón cối…tay cầm A.K…!

Xox

Thiên thần nón cối…bay quanh nhốt chúa,

Đặc công Cộng Sàn …hộ pháp Di Đà,

Bại quốc vong gia …vô thần Xã Nghĩa,

Chảy máu Phật ,nhốt Chúa lại lừa dân!?

Mẹ uống thật say…quên lời Cộng hứa,

Không biết ngày mai…xẩy đến những gì!?

Cháu bà vượt biển bị tù không thoát,

Say đi không thấy…xác con trong tù,

Mẹ say… mẹ khóc cho đời hoang phế,

Thiên đàng Cộng hứa…có phải là đây,

Xox

Mẹ say mẹ biết…bà là mẹ “Ngụy”

Nhường cơm xẻ áo…nhường nhà ra đi,

Vỉa hè góc phố…một đời lang-bạt,

Lê la phố chợ…hằng ngày ăn xin,

Có tiền mua rượu thật say… mẹ uống,

La cà kết bạn phế binh không nhà,

Mẹ say mẹ khóc… kéo xe vé số,

Cất lên tiếng hát tử sĩ cô nhi,

Nạn nhân chiến cuộc mà bà phản chiến,

Thiên đàng chỉ thấy…ngục tù trần gian,

Xox

Đời mẹ “Ngụy” khổ đau không chấm dứt,

Tự-Do mất rối…mẹ phải lầm than,

“Cách mạng” thành công sao bà chiến bại!?

Tổ quốc gia đinh con cháu bỏ đi,

Đứa vào cải tạo…đứa đi vượt biển,

Của cải gia tài,mũ cối thế chân,

Mẹ chỉ là mẹ say…của lính “Ngụy”,

Công Cách Mạng…Phật Chúa chứng cho bà,

Xã nghĩa này của thiêng đàng Cộng Sản,

Không chỗ Chúa Phật…ngự trị Tự-Do,

Xox

Một buổi chiều mùa đông đầy gió lạnh!

Gió bấc lạnh lung…thổi thóc vào Nam,

Men rượu say không ấm lòng mẹ “Ngụy”

Co ro dưới tượng Hưng Đạo Vương Đài,

Bến sông Sai gon mẹ nhìn rồi khóc,

Lần, theo hướng chỉ Hưng Đạo Thánh Trần,

Ảo ảnh nhớ thương cháu con vượt biển,

Mẹ ôm chai rượu…làm thuyền ra khơi...!

Mẹ say chìm xác nhưng hồn bay bổng,

Bỏ lại quê hương…vạn khối say buồn!!!

Huỳnh-Mai

[Tưởng nhớ mẹ say…]
 

NỖI LÒNG NGƯỜI CHA CHIẾN TRANH!


      NỖI LÒNG NGƯỜI CHA CHIẾN TRANH!
      {Ngày của cha- Father`s day- 17/6/2012}
Hồi ký gởi cho con…!
Nhân ngày Father Day của cha,
17-6-2012
Tg: Huỳnh Mai St.8872
Bh: Dạ Lệ Huỳnh
    Người cha thời chinh chiến. Và người mẹ lúc chiến tranh.
   Suốt 37 năm qua, đây mới là ngày thật sự của cha dám nói lên nỗi lòng của người cha chiến tranh. Vì các cha, và chú các con đã bị dập vùi trong chiến tranh huynh đệ tương tàn, giữa thắng và thua cho cái mất Tự Do, Hòa bình dân tộc trong thế giới lưỡng cực Cộng Sản và Tư Bản.
   Vì tương lai dân tộc và thế hệ tuổi trẻ các con, các chú bác, cha anh, phải hy sinh đời trai trẻ, chiến đấu bảo vệ  độc lập, tự do, hòa bình dân việt trước sự thôn tín của ngoại bang quốc tế Cộng Sản Nga-Tàu. Và vì quyền lợi,cùng sự phản bội đồng minh chiến hữu Hoa Kỳ, đã đưa cha-ông các con vào vòng lao lý tù tội của người Cộng Sản anh em,mất nhân tính, đối xử hận thù dân tộc- “Ngụy Quân ,Ngụy Quyền” Cái ngày “gảy súng tan hàng” bao nhiêu tội lỗi, và lở lầm dân tộc;bị đánh mất Tự Do Miền Nam VNCH, đề bị người dân đổ trút trên đôi vai đầy tránh nhiệm của người chiến sĩ VNCH, thậm chí còn “Đâm sau lưng chiến sĩ” bằng một đòn phản quốc chạy theo Việt cộng nằm vù MTGPMN. Và sẵn sàng bỏ rơi họ trong nhà tù Cộng Sản VN vì họ hết giá trị bảo vệ Tụ Do cho miền nam VN, và mang tất cả ảnh tượng “Xui xẻo, tai họa…!?”, đến nỗi thân nhân, gia đình, bạn bè không dám tiếp xúc tù cải tạo,vì sợ mang họa, mất công ăn việc làm và ghép tội phản động chế độ!-CNXH/CS. Cha bị bắc buộc phải nói lên tất cả sự thật phủ phàng dân tộc, vì cha bị cáo buộc phản động của chính quyền Cộng Sản hóa Miền Nam! bắc nhốt tù cải tạo, mà không ngày tuyên án vì yêu tổ quốc Tự do Việt Nam!?.
    Biết bao nhiêu nỗi oan hờn chế độ đổ trút lên đầu chiến sĩ VNCH. Nó oan hơn cả đám “Dân Oan” bị chính quyền CS/HN đàn áp,cưỡng chế đất đai của người dân có công với cách mạng “Giải phóng Miền Nam VN”, được CS/HN chia chát chiến lợi phẩm đất đai, nhà cửa ruộng vườn dân quân miền Nam. Nay họ không còn gì để mất…!? Trái lại Dân Oan bây giờ mất phần chiến lợi phẩm từ dân miền Nam, lại kêu ngược lại: “Chiến Sĩ VNCH Ơi!!!- các anh hãy cứu chúng tôi với!” có phải chăng, người dân cả nước, dù có là Cộng Sản, hay không Cộng Sản!? đã được phản tỉnh Tự Do, và biết tin yêu dân chủ,nhân quyền và bảo vệ quyền tư hữu người dân của chiến sĩ tự do VNCH.
   Trước vận nước, đổi thay tư tưởng, vì chính nghĩa quốc gia dân tộc của người Việt yêu nước, đã đánh thức tỉnh lòng dân, nhưng tiếc thay trong nước đang tồn tại một số người tuổi trẻ thanh niên rương cột quốc gia. đang chìm ngập trong ăn chơi, bất cần đời, theo chủ nghĩa “Mặc Kê Nô” Sống chết “Cha bây!?”… chì biết có tiền và giá đẹp, xe hơi, nhà lầu. Mặc cho kẽ ăn mày ngoài sương gió, những người khối rách áo ôm,bán từng tấm vé số nuôi thân, của các thương phế binh, cô nhi quả phụ, và các em bé Quốc gia Nghĩa Tử, chie61nn tranh không nhà! Họ là ai!? Là cha mẹ, cô chú, ông bà, anh em ruột thịt đã từng dành dụm chia sẻ từng chén bo bo, từng củ sắn mì, để nuôi họ lớn thành người có sức vốc, lớn khôn. Để rồi! họ “Bưng bô, bợ đít” chạy theo kẽ thù Cộng Sản,phản bội cha ông mình!?
   Nay cũng là ngày của cha, ngày của quốc tế làm cha- Father Day, 17/6/2012. Cha các con,. phải lấy quyền làm cha, nhắc nhở, và đặc trách nhiệm với các con trước cảnh “Quốc gia Hưng vong; thất phu hữu trách” hãy quay trở lại với lương tâm dân tộc, và dừng vô cảm trước dọa đầy dân tộc, trước ngu7oi2 anh em Cộng Sản tán tận lương tâm, trả thù dân tộc theo âm mưu xích hóa giặc Tàu Bắc Phương
   Xin viết ra đây: “ Nỗi lòng của người cha chiến tranh” để tạo một hướng đi đúng trong lòng dân tộc. Và là miền hãnh diện cho tổ quốc mai sau. Vận nước, tự do- dân tộc nằm trong lòng tay tuổi trẻ Việt Mam. Xóa nhòa mặc cảm tội lỗi tiền nhân- Tội tổ tiên- và mạnh dạn; tự tin xây dựng tổ quốc hòa bình; dân tộc tự do!!!
 NGƯỜI LÍNH GIÀ TRÊN XE XÍCH LÔ.
Huỳnh Mai St.8872
Bh Dạ Lệ Huỳnh           
August 23,2011                                         -&-
3:13 PM
    Người lính già trên xe xích lô
Không biết bắt đầu từ đâu để kể lại chuyện đời của một người lính già trên chiếc xe xích lô trong bối cảnh quê hương tàn rồi chinh chiến..!
Sau biến cố lịch sử 30-4-1975 nhà nước CHXHCNVN khuyến khích và cổ động người dân thành phố đi xây dựng vùng kinh tế mới để cai tạo lương thực cho người dân khi quê hương vừa mới “ Giai phóng...”Cũng như hầu hết các Sĩ Quan,quân,dân,cán,chánh chế độ Sàigon dược lệnh tập trung cải tạo của Quân Quản Sàigon trong thời gian ngắn 10 ngày cho đến 01 tháng,tùy theo cấp bậc trong quân đội mà họ đã tham gia chính quyền Sàigon,hầu có điều kiện và tư tưởng tư duy nhận thức và bắt kịp nhip sống đổi mới,gia nhập Xã Hội Chủ Nghĩa- XHCNVN- sau khi gia nhập quyền công dân xã hội mới này...
  Bác Thọ là người Sĩ Quan đồng ngũ Cải Tạo rất tốt và lao động cũng tốt, nên được chính phủ Cách mạng “Khoan hồng”cho trở về xum hợp gia đình sớm các bạn cùng trại.Vì cải tạo dưới 3 năm, chỉ mới được 2 năm 11 tháng 24 ngày nếu tính tới Nóel và tết tây mới đủ 3 năm để đủ tiêu chuẩn tù cải tạo của Cộng Sản thì Mỹ mới chịu chấp nhận rước đi theo diện tị nạn H.O{Humainright-Object]...
  Như vậy bác Thọ cùng số anh em cải tạo khác ra trại sớm đều bị Mỹ đồng minh bỏ rơi thêm một lần nữa!?.Nhưng bác vẫn không lấy làm buồn và sẵn sàng nhận lấy hậu quả trách nhiệm mà mình đã gây ra với dân với nước mà phía Cách Mạng gọi là kẻ thù tay sai “Mỹ- Ngụy” hay Ngụy Quân ,Ngụy quyền .Sự nhục nhã nầy có ai biết và ai hay!?...
 Vì bổn phận và trách nhiệm của một người công dân Xã Hội mới với sự khuyến khích của chính quyền địa phương thành phố phường khóm...nên bác theo vợ con khăn gói gia đình và giao nhà ở trong trại khu gia binh lại cho chính quyền địa phương cùng vợ con và nồi niêu xoong chảo ra đi xây dựng vùng kinh tế mới để xây dựng lại đời mới theo tiếng gọi quê hương XHCN.
   Sau được chính quyền phường-khóm địa phương giải phóng Quận 10 Tp/HCM kêu lên hợp liên tổ trong khu vực thành một hội đồng nhân dân, như một tòa án để cứu xét phục hồi quyền công dân cho đám “Ngụy Quân,Ngụy quyền”học tập cải tạo mới về.Nơi đây khác với cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất nắm 1954 ngoài Bắc.Họ là cán bộ Cộng sản nằm vùng chính quyền địa phương chủ trì phiên xử trong hôi đồng tòa án nhân dân này bắt an hem cải tạo chúng tôi phải tự thú kê khai những hành động làm tay sai cho đế quốc Mỹ;giết hại đồng bào,o ép biểu tình và chống lại nhân dân chống Mỹ giải phóng dân tộc v.v.Họ là kẻ chiến thắng nhờ sự ủng hộ đồng tình của nhân dân Sài gòn/Miền Nam nằm vùng và nuôi dưỡng bao che cho Việt Cộng theo lời xúi giục của chúng,nên có ngày nhục nhả hôm nay của anh em cải tạo chiến sĩ VNCH một đời chiến đấu vì dân ,vì nước,nay bị Việt Cộng sĩ nhục là kẻ phản Quốc trước bà con khu phố mình ở! Thì nổi nhục này nào ai biết chăng trước sự im lặng của đồng bào khu phố mình đang sống.Vì vậy nên phải khăn gói ra đi vùng kinh tế mới để tránh nhục này.Thà chết sướng hơn!Để tỏ lòng căm phẩm và khí tiết của một người quân nhân chiến sĩ VNCH trong buổi hợp khu phố này có anh sĩ quan cải tạo nhà ở sát vách nơi hội trường xét xử cải tạo phục hồi quyền công dân,anh ta ném đá trên mái tole hội trường ầm ầm…làm cắt đứt những lời tự thú không có thật do ép buộc của Việt Công nằm vùng khu phố để được người dân biểu quyết cho phục hồi quyền công dân thì mới đựợc cán bộ VC  địa phương cấp quyền công dân.Tiêng ném đá ầm…ầm! át cả tiếng sĩ nhục.đê hèn này,cam tâm làm nô lệ cộng sản chung cùng người dân bị Cộng Sản đánh lừa vào thiên dàng Xã Nghĩa Cộng sản.Riêng số phận của chiến hữu cải tạo chúng tôi bị các Cờ Đỏ/30 dân phòng lùng xục ví bắt, và trở về báo cáo thủ trưởng hội đồng nhân dân là bọn phản động sợ xét xử của nhân dân nên nhảy từ trên cao mái nhà, rớt xuống đất Tự Tử chết rồi!...Anh em Cải Tạo chúng tôi có mặt trong hôi trường xét xử chỉ biết xót xa,ngâm ngùi cho một khí tiết anh hùng của người lính VNCH và cảm thấy xấu hổ khi cầm lấy tờ giấy sĩ nhục quyền công dân của kẻ thù cộng Sản cấp cho.Tại sao nhục nhả đến vậy!?Phải chăng vì gia đình vợ con phải nhục nhả.Hay kỳ vọng vào sự phục hồi Tự Do dân tộc mà tổ quốc thiêng liêng vinh dự giao phó trách nhiệm cho chiến sĩ VNCH!.
 Suốt mấy năm trời cật lực lao động cả vợ chồng con cái nơi vùng kinh tế mới, cũng không đem lại  cho mãnh đất  mầu mỡ  xinh tươi hơn lên...Thảo nào người dân vùng nầy bỏ đất ra đi cũng vì nơi nầy đồng khô cỏ cháy,đất mặn phèn chua,đất cày lên sỏi đá,cỏ cây còi cọc không mọc nổi.Rắn rít,bò cạp,muỗi rừng,đỉa -vắt lềnh khênh làm vợ con tôi khóc rắm ra rắm rức than khổ đời!cho vợ con “Lính Ngụy”.nơi.mãnh đất không nuôi nổi cuộc sống con người!?...làm bác Thọ buồn mà không nói ra thân phận người lính chiến bại không bảo vệ được cuộc sống vợ con trong cái xã hội lấy sức người “Cày lên sòi đá thành cơm”…Nơi đây là mãnh đất vun thân-Vùng Kinh Tế Mới- cho những mãnh đời cô thân thất thế từ thành phố ra đi cải tạo lao động theo chính sách của người Cộng Sản”Giải phóng Miền Nam”để tránh ngồi mát ăn bát vàng,hay sự trả thù theo lý tưởng Cộng Sản với Dân-Quân Cán Chính Miền Nam!?
Thơ,

Cánh Đồng Tha Phương!

Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huynh

Từ cõi chết trở về trong căm lặng!
Người thân không đón xóm giềng ngẩn ngơ,
Một màu đỏ thắm con tim băng giá,
Lạc lỏng quê hương không chút tình người,
Vinh quang kẻ thắng người tù sỉ nhục!?
Nhìn nhau ứa lệ ngập lòng thương đau,
Cải Tạo-Ngụy Dân…chung đường rẻ lối,
Chuồng nhỏ chuồng to cũng chỉ là chuồng!?
                      ***
Khi xưa tình nghĩa tối đèn tắt lửa!
Ngày nay cháy lửa đèn lòng tối thui,
Gia Binh trại lính…về trong cải tạo!
Cờ đỏ sao vàng che khuất nhà xưa,
Nằm vùng phục kích người đi kinh tế,
Thế chỗ nhà dân Cộng Sản chiếm nhà,
Gồng gánh nhau đi chân rung bụng đói,
Chân trời hoang phế cánh đồng tha phương,
***
Trong trại ngoài tù buồn sao lên mắt!
Đưa tiễn người đi theo diện HO
Bạn tù chiến đấu phục hồi danh dự,
Bỏ lại mình tôi một chút tình khờ!
Trách chi quê hương còn sầu hận quốc,
Cùng nhau ẩm hận suối nguồn núi song
Mai-kia hòa bình quê hương trở lại,
Đồng xanh phủ mộ bạt ngàng lãng quên!
                               ***
Nhìn trăng soi dõi hồn theo lối nhỏ!
Tìm về trận chiến những hố hầm hoang,
Ta biết cỏ cây còn hơn bom dạn,
Dáng đứng ngả nghiêng vết đạn bom cày,
Ta đi tìm lại trăng thề nữa mãnh,
Đường trăng lối nhỏ đủ mãnh trăng soi,
Đồng hoang rực rở trăng vàng lúa chin,
Tha hương rạng rở hẹn một ngày về…!

                                      Huynh Mai
                           {Mùa trăng Kinh tế Mới}
  Còn bác Thọ thì trải thân gánh vác mọi việc thay thế vợ con vì chúng còn nhỏ thiếu học hành nơi rừng sâu nước độc đầy rẩy bom mìn và chất độc da cam do Mỹ khai hoang nơi căn cứ mật khu Việt Cộng nằm vùng.Nay chiến thắng chúng bỏ vùng đất chết này để về thành phô chiếm nhà dân dể ở và đày ải dân thành phố thay thế mạng chúng nơi đồng hoang cỏ cháy này!?...Bà vợ là con nhà giàu tư bản Sàigon,nữ sinh Gia Long trường Áo Tím {có tiếng ngày xưa}nên chân yếu tay mềm không kham nổi công việc đồng áng xó rừng quanh năm vắng bóng người...Còn bác là một quân nhân lính chiến có tinh thần vượt khó và có trách nhiệm tiêu chuẩn sản xuất lương thực có thừa nhưng khổ nổi bác không quen việc hay chuyên môn đồng áng ở nông trường trồng cây lương thực, bác chỉ quen tay cầm súng.Nay súng thay cày thay cuốc thì bác thiếu kinh nghiệm lẩn kỷ thuật trồng trọt làm mất năng xuất lao động sản xuất lương thực theo tiêu chuẩn đề ra của hợp tác xã nông trường.cho xã viên phải đạt yêu cầu.
  Thấy không lợi ích gì cho chính sách cải tạo lương thực do chinh phủ Miền Bắc CS đề ra để cải thiện khẩu phần ăn của người dân ngoài hai món thực phẩm sắn,khoai,cơm độn khi linh tế nhà nước còn khó khăn.Thất bại đó vì hai nguyên do.Một đất xấu không thích hợp cay trồng và con giống...Hai người lao động không chuyên nghiệp không kỹ thuật cánh tác hiệu quả,họ làm với tính cách đối phó để trả nợ "Quỉ thần",vì họ là dân thành phố không quen lao động "ngồi mát ăn bát vàng"chuyên lo buôn bán làm ăn ,thuộc thành phần tiễu thương tư sản mạii bản,đem họ đi lao động sản xuất thay thế nông dân thì sai chức năng tính toán bằng cái đầu óc mưu sinh đem lại phúc lợi cho xã hội mà họ có vai trò trách nhiệm của họ.Thành phần tiểu tư sàn tư nhân,họ lao động bằng trí óc và không ăn bám Xã hội như mọi người Cộng Sản thường quan niệm không đúng,nên dùng chính sách "Vùng kinh tế mới" để "cải tạo lao  động"cho tư bàn  chủ nghĩa Miền Nam,làm sai biệt ý nghĩa tốt đẹp của nhà nước XHCN biết lo cho cái đói, cai no cho dân Miền Nam vừa được giai phóng!???
  Vì không phải chức năng nghề nghiệp nhà nông sản xuất nông sản theo chỉ tiêu nhà nước Cộng sản đề ra trên mỗi đầu người bằng cách tính công chấm điểm nên thất bại hoàn toàn mô hình “ Kinh Tế Mới” của chính quyền giải phóng miền nam.Nên ai muốn ờ lại nông trường kinh tế thì ở .Ai muốn trở về  thành phố thì về…sau khi giao lại đất khu kinh tế mới vừa được thành khoảnh, được dọn dẹp sạch sẻ bomb mìn chiến tranh trở thành khu vườn cây trái và ruộng lúa xum xê chín vàng, nhờ công sức khai hoang khẩn đất của người dân thành phố đi cải tạo lao động miệt mài sau bao năn giải nắng dầm mưa…Đất này giờ trở thành khu nông trường kinh tế của nhà nước đê cấp đất cho đồng bào Miền Bắc vào Nam theo chính sách phân phối đất đai và cải cách ruộng đất đồng đều cho dân miền Bắc thiếu đất trồng trọt và cải thiện lương thực{sắn khoai} cho Miền Nam tiêu dung vì thiếu lương thực…Nếu người dân nào muốn bám đất giữ làng-vì tiếc công khai phá đất hoang thì phải di chuyển vào sâu trong hẻm núi ,lại  phải cất nhà,xây lại trường học và lập khu y-tế, mở đường vận chuyển sản phẩm lương thực thêm một lần nữa mà không ai,người dân kinh tế mới mong muốn khi bị nhà nước giải phóng bắt buộc đuổi dân vào vùng sâu và xa hơn.Đây là hình thức cướp đất và tài sản của cãi lương thực của dân Miền Nam một cách thâm độc, tinh vi của bản chất Công Sản khi giải phóng được miền nam.
   Nhà nước Cộng Sản VC/GPMN không cấm đoán người dân kinh tế khi có chính sách đổi mới và mở rộng thị trường làm ăn với nước ngoài được phía Mỹ bải bỏ lệnh cấm vận và bang giao với Việt Nam 1995 làm cuộc sống người dân sung túc và tinh thần thoải mái hơn hết thời ăn khoai sắn độn cơm !...nên người dân liều bỏ khu kinh tế mới trở về thành phố làm ăn buôn bán sinh nhai bằng sức lao động sản xuất, kinh doanh thích hợp với nghề của chàng hơ cày cấy nơi đồng khô cỏ cháy.Vì vậy họ-Người đi kinh tế- quyết định trở về thành phố sinh sống hơn là phải vào sâu thêm ở vùng xa kinh tế,khi bị nhà nước lấy đất đuổi dân.Và đem dân dân Miền Bắc vào lấn chiếm tạo thành vùng đất hứa theo sách lược bành trướng Cộng sản quốc tế HCM...
   Dân kinh tế mới trở về thành phố,giờ đây là là của HCM và mang tên bác.Họ về với hai bàn tay trắng,quần áo tả tơi với bầy trẻ thơ bụng ỏng,lưng eo, ốm gầy đầy tật bệnh rừng thiêng nước độc:sốt rét rừng và chất độc da cam- Dioxin.Họ về đây để sống trên các vỉa hè,phố chợ bến xe…để tránh gió mưa,mà không còn nơi cư ngụ vì nhà của họ bị cơ quan chính quyền cách mạng chiếm dụng,đuổi đi kinh tế mới dể phân phát lại nhà cửa cho cán bộ miền Bắc vào Nam công tác mang cả vợ con theo có nhà ở để phục vụ nhân dân giải phóng miền Nam.Tất cả nhà của,đất đai của của tiểu tư sản miền nam đều bị chinh quyền cách mạng giải phóng hết về Bắc chỉ còn khoai sắn độn cơm hằng ngày là không thèm giải phóng và nó vẫn cò tự-do dân chủ công khai,bình đẵng hiện diện trong xã hội miền nam và trân trọng trong các bữa ăn hằng ngày đói nghèo của dân miền nam.
   Họ là người kinh tế mới về không có gì để sống!,nên họ chấp nhận kiếp lang thang không nhà, không nghề nghiệp và  cũng không được thừa nhận quyền sống của một công dân của một xã hội chủ nghĩa cộng sản đổi đời họ.Dù cho họ có thật sự là chuyên chính vô sản dúng theo đường lối chính sách của Đãng  và nhà nước cộng sản đề ra chủ nghĩa tam vô quốc tế vô sản:Vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô quyền sống vì phân biệt đối xử chế độ.Nay đám người khốn khổ này phải tự tìm kế sinh nhai bằng nhửng nghề mạc kiếp tư bản mà cộng sản tự cho là vô sản cũng không làm,vì họ-cộng sản là chủ nhân ông của miền đất hứa cai trị miền nam,và vì vậy nghề bán vé số,chạy xe ôm kéo xe thồ,làm phu bốc vác bén xe bến tàu là nghề của chàng!-Của người dân miền nam độc chiếm thị trường lao động khổ sai của dân miền cai trị.Người miền nam dù mất quyền tự do sống và chọn nghề nghiệp để sống,nhưng họ không mất tình người trong cuộc sống họ biết nhường cơm xẻ áo cho nhau trng những ngày tang thương đất nước,như nghề xin ăn vỉa hè phố chỉ dành cho các cô nhi tử sĩ,góa phụ chết chồng cuộc chiến miền nam.Hay những người ăn xin đầu đường xó chợ cho các thương phế binh VNCH đã hy sinh một phần thân thê thân thể cho bảo vệ tự-do miền nam chăng may đui mù, cụt tay,cụt chân đang lê lết hè phố trên chiếc xe lăn ọt ẹp kêu gọi tình thương của đồng loại bất cứ phe nào cả cuộc chiến vùa qua với tiếng hát câu ca,lời mời mua vé số thảm thương.Dù cho là Cộng Sản HCM có là thiên đường trần gian ngay tại miền nam này cũng không xóa nhòa hình ảnh đau thương dân tộc mình trong cơn oằn-oại rên xiết trong cái áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai trên cái Tụ-Do Dân Chủ Miền Nam nói riêng và cho cả dân tộc Bắc Nam nói chung.


                Anh thương phế binh vé số ngồi trên chiếc xe tăng tự chế cho cuộc đời mình sau ngày tàn  chinh chiến!

           Hậu thân người lính già trên xe xích- lô

            Bà Mẹ Tử Sĩ VNCH gánh gồng bán rau…nuôi sống một mình... côi cút không nhà!

  Riêng gia đình bác Thọ,người lính cũ Sàigon tiến thoái lưỡng nan không dám quyết định đừng nào,nên ở hay nên về thành phố...Nếu ở lại nông trường kinh tế thì chôn vùi tương lai hai đứa con không học hành và trở nên thất học.Người ở núi rừng còn muốn ra thành phố sống,tại sao phải chôn chặt cuộc đời hai con mình trên mãnh đất khô cằn khó sống này.Nếu cùng nhau bồng bế trở lại chốn cũ,thì nhà đâu để về,nhà cửa đã giao lại cho nhà nước quản lý hết rồi,và đã được chính quyền địa phương bố trí cấp nhà cho cán bộ hết rồi!...
...Rồi  một ngày sau 3 năm gian khổ đói khát,thiếu cái ăn cái mặc nơi khỉ ho cò gáy vắng bóng người vì nơi đây là vùng oanh kích tư -do của máy bay ném bom Mỹ và là nơi giải chất độc Da Cam dioxin khai hoang diệt cỏ triệt phá cơ sở mật khu nằm của cách mạng,nay thì hoang tàn toàn là vùng lá chết héo vàng màu da cam.Người dân kinh tế mới chúng tôi cày lên toàn là mãnh bom đạn trong xình lầy mà cây cối không bao giờ muốn mộc huống chi sự sống con người.?Nhiều lúc người dân kinh tế mới tự hỏi có phải nhà nước thương dân Không?...mà cứ tiếp tục đưa dân miền Bắc vào đây cùng chúng tôi tiếp tục khai hoang lập ấp làm gì cho bị phơi nhiễm chất độc Da Cam,khổ đời con cháu...
  Bác thọ đã có dịp và có lý do chánh đáng!..để trở lại Sàigon bỏ hẳn vùng kinh tế chết người để thoát nạn Da Cam {Dioxin}.và sau này bác biết minh cũng không thoát được phơi nhiễm Da Cam....Bác về Sàigon,mang cả gia đình đi theo để làm hồ sơ và nộp đơn xuất cảnh tái định cư tại Mỹ theo diện H.O{Humainright Obiject} chương trình tỵ nạn của phía Hoa Kỳ có thỏa thuận với Việt Nam,chỉ giành cho các Sĩ Quan Cai Tạo trên 3 năm hay 10 năm cao hơn...mới đạt chuẩn của phía Mỹ lấy người ra đi tái định cư...Còn bác và một số bạn bè cai tạo dưới 3 năm dù có thiếu một ngày dưới 3 năm vẩn bị từ chối thẳng thừng! không cho tham gia chương trình phong vấn H.O được Mỹ rước đi.Mỹ cho rằng chúng tôi "Ở tù non" còn thiếu tháng,thiếu ngày trong sự dạy dổ,trừng phạt lẫn sự trả thù của người cộng sản vì anh còn thiếu tinh thần chiến cho Tự-Do của Miền Nam nước anh !?...Cứ"Bóng đổ thầy, thầy đổ bống" chính giữa  Sĩ Quan Cải Tạo bị ở lại lãnh đủ trách nhiệm đổ lên đầu "làm mất Tư-Do"và bị người anh em Cộn Sản chiến thắng của mình nguyền rủa là tay sai Mỹ Ngụy đau  đớn,thê thảm vô cùng!?,chết không thể nhắm mắt được!?...Nhưng dù sao cũng còn một số người biết  thông cảm đời lính của nhau và biết cái lẽ thắng thua trong luật nhà binh của mấy anh công an sở Ngoại Vụ xuất cảnh CS Việt Nam thương tình thông cảm cho tình thế kẹt cứng của bác Thọ, nên chỉ bảo và mách nhỏ với bác tìm lối thoát tình thế bỏ rơi của Mỹ giúp bác được ra đi...bằng cách chỉnh lại hô sơ và sửa lại bản gốc giấy ra trại từ 2 năm rưởi thành 6 năm rưởi cho quá tiêu chuẩn đề ra để qua mặt phía Mỹ.Để Mỹ khỏi nghi ngờ gian lận hồ sơ thì phải đem về bản gốc tại trại cai tạo nơi đả cấp cho mình mãnh bằng "Đại học máu- Cải Tạo" phải mất 7 cây vàng thì chuyện này mới xong!? làm bác chới với  chết điếng người,lấy đâu ra tiền để mà chạy với chọt..!???
  Nếu có đủ số tiền nầy thì bác Thọ vượt biên từ lâu rồi,theo những chuyến tàu bán chính thức của các chú Ba Tàu Chợ Lớn bỏ tiền ra dút lót công an địa phương thuê mua bến bãi,đi tàu lớn an toàn có công an hộ tống ra khỏi vùng biển quốc tế...có đã ngồi đây năn nỉ kẻ phản bội đồng minh chiến hữu và kẻ thù làn tiền trắng trợn cho cuộc ra đi này không có danh dự  của người lính!.
  Quá thất vọng bác bỏ ra về trong sự nuối tiếc và thương cảm của Công an sở ngoại vụ TP/HCM cho một công dân"mới" vì chuyên chính vô sản không có tiền như bác.Trên đường về trở lại khu phố gia binh không còn nhà,bác đi ngang qua con đường me xưa {Tôn Đức Thắng bây giờ bên cạnh Sở Ngoại vụ và Dinh Độc Lập ngó ra },bác dừng lại và nhặt những quả me già chín rụng mà bác thường hay đùa nghịch,chơi giỡn ngày nào dưới gốc me già lúc thiếu thời còn đi học...nay bác mới biết giá trị và ý nghĩa của trái me già chín rụng giúp cho bác giải khát và đỡ đói lòng như lúc nầy không tiền dính túi mua cơm và khát nước.Chất chua lè của trái me làm bác nhăn mặt như thắm thía cái chua chát cuộc đời bác đang hứng chịu...Cố nuốt vào lòng nhưng sợ chột dạ,bụng đau vì chưa có hạt cơm nào dằn bụng từ lúc sáng đến giờ trước sự chứng kiến lạnh lùng của hàng me già đang thay lá non để loại bỏ những trái me già chín rụng...giữa bầu trời Sàigon đầy mây lảng đãng vô tình trôi qua!?.
      Sài gòn, con đường thả lá me bay trong chiều lộng gió...!
       Con đường me Sài gòn thay lá!.Me già chín rụng ngập đường đi!

...Bác Thọ cố quên đi những gì thân thương của kỹ niệm,nay chính nó cũng muốn lãng quên mình như chính những gốc me già kia...Bác mau chân trở về khu xóm xưa như người chạy trốn một thực tại phủ phàng...Bác nhớ buổi ban sáng,trên chuyến xe đò khuya trở về thành phố,hai đứa con của bác đói bụng lắm nên khi xuống xe tại bến,hai đứa con bác mừng rở vô cùng xen lẩn ngơ ngác và bở ngỡ đáng thương như chú "Máng lên thành" thấy cảnh người tấp nập,buôn bán rộn ràng nơi phố chợ đông người như trong giấc mơ chúng ước được.Đi qua  một hàng bán cơm tấm bì chả trứng chiên,hai đứa dừng lại, thòm thèm muốn ăn mà chả dám xin,sợ ba má la rầy làm xấu hổ trước đám đông .Biết hai con thèm ăn cũng như người vợ yêu quý của bác cũng chả dám kêu chồng cho ăn!...Biết được tâm trạng đói lòng của ba mẹ con nên bác đành bấm bụng rút ruột cái hầu bao,là của tiền chất mót,dành-dụm lâu nay bán bán mấy rẩy bắp ngô, những giồng khoai sắn để lo đi làm hồ sơ xuất cảnh chương trình H.O3.Mong sao được phía mỹ kêu lên phỏng vấn và khám sức khỏe cho ra đi.và thoát được lầm tham khốn khổ của vợ con.
   Kêu chủ quán bốn dỉa cơm tấm chả bì trứng cho cả nhà cùng ăn.Khi bà chủ mang ra,thấy hai đứa con bác đở hai dĩa cơm trong cánh tay bé nhỏ gầy guột run run lên vì đói khát thèm cơm lâu ngày không có ăn...toàn là rau củ luộc cùng sắn khoai thế cơm hằng ngày, nên khi gặp cơm tấm chả bì là món khoái khẩu nhất nên chúng rưng rưng nước mắt vì sung sướng....Bác ngồi đó nhìn hai con ăn ngấu nghiến vét sạch đỉa cơm không cần dạy bảo như hằng ngày.Thấy chúng còn thèm ăn,nên bác san-sớt dĩa cơm của bác phân đôi cho hai đứa ăn tiếp,còn vợ bác nhìn bác bẽn lẻn xấu hổ thấy mà thương!.
  Về lại xóm cũ của khu gia binh ngày xưa không còn nhà để ở vì người ta đã chiếm mất rồi...Thấy vậy người hàng xóm cũ, vốn bạn bè tốt bụng kêu cả nhà bác về tá túc vỉa hè còn trống lối đi.Nhờ thế nên bác che được mái bạt bằng nilon ở tạm không muốn trơ lại chốn rừng xưa khu kinh tế mới...Bạn bè lính tráng ngày xưa trong trại gia binh cố sống nếu kéo lại không đi vùng kinh tế thì khỏi mất nhà!?.Nay thấy bác trở về tất cả đều mừng,mõi người giúp một tay dựng lại cái chòi vĩa hè góp tiền mua cho bác một chiếc xích lô cà tàng làm phương kế sinh sống.Còn vợ bác được các bà hàng xóm rủ nhau ra bến xe miền tây xa cảng cho thuê cân hàng hóa chở về miền lục tỉnh bán buôn,nên cuộc ống dần dần ổn định và còn nuôi thêm một bà mẹ vợ say-xỉn tối ngày,bà say vì nỗi buồn quá bất đắc chí:gia đình bà bị đánh tư sản sập tiệm mấy cửa hàng ngoài chợ, nên chạy về sống tá túc với con gái và ông rễ đạp xích lô như bác Thọ....
  Nhờ chính sách kinh tế nhà nước XHCNVN càng lúc càng cởi mở hơn với nghị định 34 CP thời Vỏ Văn Kiệt  nới lỏng quyền làm ăn cá thể,biết chấp nhận quyền tư hữu tư nhân cho làm ăn và kinh doanh cá thể không vào tập đoàn hợp tác xã,quốc doanh và theo mô hình kinh tế thị trường,nên người dân làm ăn khấm khá hơn lên và chình quyền nhà nước XHCN cũng cởi mở ,tư tưởng thông thoáng hơn.nên bác Thọ với chiếc xe xích lô cà tàng kiếm sống qua ngày và có dịp đi đó đây tiếp xúc với bạn bè cùng mọi thành phần cuộc sống xã hội có liên quan đến anh em cải tạo và các  gia đình cô nhi tử sĩ,các góa phụ và thương thương phế binh VNCH vẫn còn khó khăn trong cuộc sống không bắt kịp nhịp sống xã hội đang tiến lên XHCN mà họ bị đẩy lùi lại đằng sau của sự lạc hậu nghèo nàn trong kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam.Tôi thấy họ vẫn dậm chân tại chỗ,nghèo vẫn hoàn nghèo dù nhà nước Vn nói họ không còn phân biệt đối xử như xưa,có phải chăng chúng ta mất khả năng phục hồi cái tính năng động thị trường kinh doanh làm ăn vốn có sẳn của Miến Nam mà nhà nước XHCN đa chấp nhận kinh tế thị trường tự-do là đúng với sở trường của chúng ta.Là vì những người cải tao và quân dân cán chính VNCH vẫn là kẻ thù truyền kiếp Cộng Sản nên lý lịch đen tối suốt 3 đời con cháu “Ngụy” không chen chân được vào thị trường quốc doanh nhà nước tổ chức,chỉ dàng cho con em liệt sĩ,cán bộ nằm vùng hay có công với cách mạng.. Không trách được xã hội đổi đời Cộng Sản mà sao vẫn còn những  người ăn mày bu  quanh nhửng đại gia tư bản đỏ để xin xõ việc làm và vòi vỉnh xin tiền thù lao chùi rừa chiếc xe bống lộn đắt tiền của đại gia.Họ là những tiến sĩ học bằng cấp đầy người,họ là giam đốc,tổng giám đốc,viên chức chính quyền có đủ mọi bằng cấp học vị đầy đường như kẹt xe  vào giờ cao điểm...
  Ở Sàigon này người ta dể nhận ra người  quen lắm!...cứ ra đường thấy ai đạp xích lô  bán vé số  ăn mày, ăn xin hỏi thăm đường đi là khỏi bị lạc đường vì họ là người cũ Sàigon ,chớ nên hỏi nhầm các đại gia,tiến sĩ,thạc sỉ hay những trí thức xách cặp chỉm chệ,toàn là cán bộ đổi đời xã nghĩa, tuy học vị họ cao nhưng hiểu biết kinh nghiệm sống thua kẽ ăn mày...vì ở nhà cao chì thấy bầu trời là của riêng họ,nên dể đạp nhầm kẽ ăn mày đang quì lạy,xin xỏ dưới chân mình.
Nhờ có chiếc xe xích lô hướng dẫn đường theo khách gọi mời chuyến đi,nên hang cùng xó xỉn nào bác củng biết tin tức cuộc sống dân tình khu phố bác đi qua!Nhưng khi nhin lại chính bàn thân mình, bác không biết là mình bị nhiễm chất độc Da Cam- dioxin- từ lâu rồi khi uống nước suối rừng trong vùng hành quân có nhiều lá chết Da Cam trôi theo dòng suối ,dù có đun sôi,nấu chín hay khử chất cloruaquin cũng vẫn bị phơi nhiễm Dioxin như thường!?vã lại sau giải phóng phải bị đi công trường lao động xây dựng nhà máy Nguyên Tử tại Đà Lạt do Mỹ bỏ lại  phía Bắc Vn vào tiếp thu lò phản ứng hạt nhân và vì không có chuyên gia kỷ thuật nguyên tử về rò rỉ hạt nhân ,nên cứ đưa bừa cao  công nhân vào xây dựng,thiết kế lại nhà máy nguyên tử Đà Lạt.Và không rành kỹ thuật phản ứng hạt nhân và không có chuyên viên giám giám sát nên bị rò rỉ nguyên từ làm cho một số công nhân nhiễm phóng xạ phải bỏ việc trở về nhà vì ói mửa nhức đầu...Từ đó sức khỏe cua bác yếu dần mà không ai có trách nhiệm xét nghiệm để định bệnh Da Cam hay nhiễm phóng xạ  nguyên tử Đà Lạt .dù có khác lạ sức khõe trong người nhưng không phương tiện  không tiền nên đành phó mặc cho số phận đẩy đưa đến cái chết!...Nay thì nó phát tác bệnh mỗi lúc một trâm trọng hơn,bác biết,bác buồn lắm mà không dám cho vợ con,bạn bè hay!chỉ làm lo lắng thêm mà thôi !?
  Mấy lúc gần đây sức khõe bác yếu dần không cho phép bác đạp xich lô nửa,bác thường hay ghế xe nằm ngủ trưa dưới bóng mát của con đường me sau một cuốc đi xa của khách trong một thân thể uể oải mệt nhoài chán nản bị cơn bệnh hành hạ. những lúc bác không đạp nỗi chiếc xích lô vì nó lớn  và năng hơn bác lúc về già đau yếu bệnh hoạn trổi dậy trong thân xác gầy còm ho hen của bác.Có một lần ông chở khách du lịch người Mỹ đi ngang tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ bác cùng hơi kiệt sức không đến dược điểm hẹn đúng giờ của khách Mỹ,bác được người Mỹ to con nặng ký nầy đuổi bác xuông xe và bắt bác leo ngồi tren xe dể cho người mỹ này chở dến diểm hẹn kịp giờ.Bác ngồi trên xe tuy mệt nhưng vẫn thoải mái trong lòng khi thấy người Mỹ giờ đây biết phục vụ lại Việt Nam trong cái lổi lầm phản bội miềm Nam VN để có cái hậu quả đau đớn cho gả phu xe người Việt Nam và thay thế vai trò đạp xích lô đưa người Việt Nam này đến điểm hẹn tương lai mà khách Mỹ muốn đến!? tại Việt Nam.
   Bác Thọ xích lô thấy đây là sự kiện hiếm có xẩy ra cách cư xử rất tình người của người Mỹ phương tây của các nước Tự-Do dân chủ không có phân biệt và có tinh thần bình đăng trong thành phần lao động xã hội .Không như Việt Nam Công sản phân biệt đối xử thành phần xích lô ,vé số, xe ôm, ăn mày là tang dư xã hội Mỹ Ngụy để lại  và không còn chút tình người để lại trong lương tâm của kẻ chiến thắng. Bác Thọ vừa vui lại vừa buồn tủi của hai thái cực cư xử của hai trạng thái kẻ chiến thắng và người phản bội bạn bè…làm cho bác không biết phải giải thích ra sao!? Khi kẻ thù dân tộc chinh là anh em máu ruột có cùng một quê hương tổ quốc và kẻ mình mang ơn trên cùng một chiến tuyến chống cộng lại là kẻ bán đứng Miền Nam của người Mỹ.Trong giây phút suy tư,tinh thần bất định của một thể xác suy kiệt mỗi mòn của bênh tật,bác đạp xe chạy vội đến khu chợ bán rượu cho giới bình dân xích lô, xe ôm hay tụ tập giải buồn băng ly rượu,mua về bằng một chai ba xi đế hảo hạng bằng tất cả số tiền vừa kiếm được của người Mỹ tốt bụng vừa đạp xe chở người vừa trả tiền cho người được chở là bác Thọ.Bác muốn uống rượu một mình nơi con đừng me xưa ấy cho một thời kỹ niệm sài gòn trước chiến tranh.Bác uống rượu một mình với những  trái me già chín rụng  theo từng cơn gió thoảng qua của buổi chiều mưa sắp đến dưới cội me già đang thay lá.
Thơ,
                   CHIẾN SĨ SAY! 
                                Huỳnh-Mai.St.8872
                                   Bh.Dạ lệ Huỳnh
Ảo thực đôi bờ ranh giới chiến tranh,
Dân tình nước Việt kiếp sống mong manh,
Chiến sĩ vì đời Tự-Do chiến đấu,
Sống chết tình vờ ảo-ảnh cơn say,
                      xox
Chiến sĩ, say mới là chiến đấu thực
Trọn tình non nước vẹn nghĩa Tự-Do
Vì say đâu biết đời là phản bội
Sau lưng chiến sĩ thương đau ngút ngàn
                        xox
Qua cơn say thấy đời là cõi thực
Có Tự-Do mới thấy được mình say
Mất Tự-Do rồi vì ai...chiến đấu…!?
Quê hương còn trong giấc ngủ nồng say
                         xox
Rượu nầy ta uống dưới cờ lâm chiến
Cho thật say; không gớm máu cộng thù
Máu loang đỏ thấy lòng mình cũng chết
Tái tê lòng dân Việt tỉnh mà chi
                         xox
Say men chiến đấu xây đời hạnh phúc
Xác thân nầy xây đắp ngày Tự-Do
Có ai thương tiếc phận đời chiến Sĩ
Cuộc chiến tàn rồi ảo ảnh cơn say
                           xox
Sau cơn say Tháng –Tư hồn thức tỉnh
Giữa trời Tự-Do máu đổ đầm đìa
Ta thấy sợ cho lòng người phản bội
Trở ngược cờ cho máu thắm Tự-Do
                            xox
Chiến sĩ, say trong tay cây súng gảy…
Bẻ súng cong nồng khóc ngất tỉnh say,
Tỉnh thấy chiến bào tả tơi rào thép
Say khói nhìn bội phản cho lòng đau
                        xox
Cơn say chợt tỉnh trong tù cải tạo
Men Tự-Do đâu thắm thế gian tình
Thiên đàng Xã Nghĩa một trời mộng tưởng
Bỏ mặc tù đày ảo ảnh cơn say,
                      xox
Giờ, chiến sĩ say là trong dĩ vãng!
Tìm lại mình nỗi nhớ chiến trương xưa,
Mượn rượu khỏa khuây Đời bất đắc chí,
Kinh kha bại tướng vở mộng không thành,
                          Xox
Chiều Saigon khói bay mùi thịt nướng,
Phồn vinh giả tạo…lủ trẻ ăn-chơi,
Quên đất nước cha ông là chiến sĩ,
Một thời chết dở lủ chó nướng thui…
                      Xox
Hãy chén nó đi vong nô phản quốc,
Chó săn, chó cộng chủ nó xâm-lăng,
Canh tù phát hiện tù nhân trốn trại
Rượt đuổi thuyền nhân tới tận biển khơi,
                        Xox
Rượu cạn mềm môi tinh thần chiến sĩ,
Phơi xác trên lò xác chó cộng nô,
Nghe mùi chó nướng.bomb cày xác giặc,
Cũng vì mồi chó.rượu vào càng say;
                        Xox
Có say mới biết đời là lẽ thật,
Địa ngục, thiên đàng Phật Chúa chia ngôi
Tư-Do là của con người định đoạt,
Khôn nhờ dạy chịu ta thời cứ say,
                        Xox
Giận thời nói vậy lòng thêm tan nát,
Vở mãnh trăng thề non nước mây che,
Hồn non nước réo gọi người chiến sĩ
Tỉnh say; đi nào chiến sĩ Tư-Do,
                        Xox
Ảo ảnh say; xác thù thay xác chó,
Nước mất ‘quê hương ‘ta nhậu thật say,
Ta thấy sợ cho lòng ngươi phản bội,
Trở ngược cờ cho máu thắm Tự-Do,
                             Huỳnh-Mai
                          [Ba lăm năm sau]
Bác chợt giật mình tỉnh thức vì một trái me rơi chín rụng trúng cái nón che khuất mặt trời ngủ trưa của bác chung quanh bác là dám nhò học trò lấy đá ném me chúng la hét ồn ào thấy vui ghê! chúng ném đá hoài mà me không rụng thấy vậy nóng lòng bác gượng ngồi dậy bước xuống xe theo lũ nhò thi trổ trồ tài ném me bác là tay bác thiện xạ bắn mẹ của thưởbé học trò trốn học hái me leo nhà Tây hái trộm mận xoài  bị chó Tây rượt chạy về nhà, bị mẹ đánh đòn bắt ăn phải hết một  thúng me chua mua ở chợ cho bỏ tội trốn học đi bắn me!.Bi đau bụng ỉa chảy hai ba ngày nên thấy me là phát sợ!?.sao bây giờ bác lại hái me cùng lủ trẻ học trò trong một thân thể già yếu bệnh hoạn suy tàn kiệt lực.Phải chăng là triệu chứng hiện ảnh ra đi của một người sắp chết mà nguyện ước chưa hoàn thành khi danh dự trách nhiệm tổ quốc bị tước đoạt trắng trợn không thương tiếc.Sự hồi sinh sống lại vui chơi với lủ trẻ học trò chỉ là ào ảnh hiện về!? của thời niên thiếu là phần thưởng cuối cùng của Thượng Đế ban cho loài người và cho bác Thọ không thỏa nguyện ước mơ cho dân,cho nước.Sau phúc vui chơi với trẻ nhỏ để sống lại thời dĩ vãng xa xưa cho thỏa lòng,bác cảm thấy hơi mệt mỏi buồn ngủ nên bác leo lên chiếc xe xích lô thân yêu kiếm sống hằng ngày của bác và ngủ một giấc dài vô tận đến nghìn thu...mặc cho mây trời vẫn bay và lá me vàng lã tả rơi trên thân xác bác như những giọt nước mắt tiễn đưa sau chiếc xe tang xích lô chở xác bác mà không có người  đưa  tiễn khóc cho thân phận chiến tranh của bác!!!-Một người lính già trên chiếc xe xích lô là cổ quan tài còn xót lại của quê hương đổ vở Việt Nam!!!


 Thơ,
 Quê Hương Tàn Chinh Chiến…                     {Một người lính già đã ra đi}                                                                                                   Huỳnh-Mai.St.8872                  
                                                                                                             Bh.Dạ Lệ Huỳnh

Ngồi ngắm mây qua khung trời Cải-Tạo,
Lắng tiếng bomb rền…vọng tiếng rừng sâu,
Mắt lệ hỏa châu hết buồn chinh chiến,
Pháo hoa chiến thắng nhỏ lệ trong tù,
Một đời chinh chiến trọn giành tổ quốc,
Một thưở hòa bình cho đất nước tôi,
Mà sao cay đắng dành riêng Cải Tạo,
Góc tối tù đày phần thưởng chiến tranh,
Thương đau chấp nhận vì anh chiến sĩ,
Ngục tù cải tạo…quê hương hòa bình,
                          -0- 
Quê hương một dảy nước non dân tộc,
Một thoáng hòa bình…phải giá đắng cay,
Đời là hạnh phúc “Thiên-đàng Cộng-Sản”
Sống đời nô cộng chịu kiếp sắn khoai,
Bắp ngô độn bửa người thành trâu ngựa,
Hòa bình êm-ả trên đồng cỏ xanh,
Đó là hạnh phúc cho người phản chiến,
Con vật tế thần chủ nghĩa cộng nô,
 Đành lở rồi quê hương tàn chinh chiến,
Hòa bình không thấy…thấy toàn thương đau!?
                               -0- 
Hởi người chiến sĩ đừng buồn cải tạo,
Quê hương mình vận nước…hãy chưa thôi,
“Hòa bình phản chiến”ý người dân muốn,
Anh phải ngồi tù…phản chiến theo dân,
“Hòa bình gảy súng” thôi đành chấp nhận,
Danh dự trách nhiệm…đâu bằng hiếu dân,
Chiến đấu hy sinh cũng vì tổ quốc,
Cải tạo tù đày chết cũng vì dân,
Dù chiến bại chí hùng anh bất khuất,
Không hổ thẹn lòng chết cũng vì dân,
                         -0-
Lâu lắm rồi vận nước chưa đổi thay,
Ba lăm năm chiến thắng giấc ngủ dài,
Thở ngắn than dài mình ta thức trọn,
Canh xác Tự-Do cạnh xác người say,
Người dân chưa tỉnh…Tự-Do còn chết
Đấu tranh đơn độc…hiểm nguy riêng mình,
Chiến hữu Tự-Do tìm đường xứ ngoại,
Bỏ lại mình ta chôn xác Tự-Do,
Không kèn không trống… không ai đưa tiễn,
Tù trong, tù ngoài mộ chí Tự-Do,
                          -0-
Ta biết tủi hờn…hồn thiêng sông nùi,
Sống chặt đời thà nát với cỏ cây,
Thấy được mình.làm phân cho hoa lá,
Tô điểm thêm đời…thiếu vắng Tự-Do,
Mất Tự-Do rồi…đời đâu nghĩa sống,
Mồ hoang chiến sĩ…súng gảy vẫn còn,
Lưu dấu một thời hòa bình chiến đấu,
Để lại lòng người….một chút nhớ thương,
Sống chi một kiếp…đời người nô cộng!?
Quê hương tàn chinh chiến…mất Tự-Do,
                                        Huỳnh-Mai
                                   {Tàn chinh chiến} 

                                                                       
       Huỳnh Mai St.8872
        Bh. Dạ Lệ Huỳnh
{Một ngày được làm cha…!}
  Father Day- 17/6/2012
B

Thứ Năm, ngày 19 tháng 2 năm 2015


TIẾNG VỌNG NGÀY XƯA

 

                                 TIẾNG VỌNG NGÀY XƯA
                                             Huỳnh Mai St8872
                                              Bh.Dạ Lệ Huỳnh
   Khi trời rét lạnh cuối đông mọi sức sống con người thu-tàng trong cái bó gối ngồi co ro bên bếp lửa hồng ấm cúng quanh nồi bánh tét bánh chưng ngày tết.
   Anh từ vùng đất hứa kinh tế xa xôi trở về đây trở về một thành phố Sài gon xa xưa đầy ấp kỹ niệm thân thương từ thưở ấu thời mag nhiều vết tích chiến tranh để lại,
   anh trở về đây với tấm thân tàn ma dại của hậu quả "Chất Độc Da Cam"nơi vùng đất hứa cải tạo đời mình của một vùng kinh tế mới sau chiến tranh sau khi Cải Tạo ra về...Gia đình anh bị nhiễm chất độc Da Cam nơi vùng kinh tế mà anh mớii đến làm ba đứa con anh mới sinh sau nầy,cả ba điều có hình dạng dị kỳ,dị tật vì mất chứng bệnh Da Cam,đưa đến chứng thiểu năng trí não như dại như khờ...Anh buồn lắm!cuộc chiến nầy ai thắng lẩ ai thua!?Nhưng riêng anh và cả dân tộc này...luôn luôn là kẽ chiến bại mang nhiều hậu quả thương đau do chiến tranh để lại,trong sư hơn thua,thù hận và sự chà đạp lẩn nhau trong cuộc sống mất hẳn tình người...
   Mùa đông năm nay trời hơi rét lạnh hơn mọi năm căn bệnh nhiễm độc Da Cam đang hoành hành dử dội trong anh theo sức yếu tuổi già anh phải ngồi trên chiếc xe lăn phế thải của một ông bạn già tốt bụng vừa mới qua đời...! Ông ta cũng là một "Chinh nhân hành Khất" truyền nối lại gia tài sản nghiệp lại cho anh!
  Có thể nói anh là tất cả hội chứng của chiến tranh để lại từ tinh thần lẩn vật chất cơ thể trên người anh.Cái đói nghèo bệnh tật là gia tài luôn luôn đồng hành với anh trong cuộc phần đời còn lại của anh...!
   Trên chiếc xe lăn giờ đây anh là kẻ ăn mày xin ăn từng bữa nơi đầu đường xó chợ nhờ cũa ít lòng nhiều thương hại của mọi người.Hy vọng những người những ai còn có cơ may trong cuộc sống vẫn còn biết nghĩ đến anh và kém may mắn hơn họ...!"Sinh bất phùng thời"nên chịu lắm nỗi gian truân...
   Ngày xưa anh xuất thân từ trường Quốc Gia Âm Nhạc-Nhạc Viện Sài gòn-Vì thời cuộc chiến tranh anh phải phục vụ trong quân đội Sài gon Miền Nam trong ngành Chiến Tranh Tâm Lý đem tiếng hát câu ca của mình phục vụ các tiền đồn xa xôi...Nay nhờ tình xưa nghĩa cũ qua tiếng đờn câu ca để ăn xin độ nhật qua ngày trong tình trạng chất độc Da Cam phát tác mỗi lúc mỗi nặng thêm..
   Anh trổ hết những ngón nghề xử dụng nhạc cụ rất điêu luyện,độc đáo riêng anh mà nghệ thuật,âm thanh cùng khí cụ đời đã ban tặng cho anhd9e63 trả lại cho đời cái kiếp con tằm phải nhả tơ!.
   Tuy ăn-xin và nhờ lòng bố thí nhưng anh rất hãnh diện tự hào của một quân nhân chiến sĩ!, nếu mình không làm cho lợi ích dân tộc nước non! thì mình cũng đem được điệu đờn, tiếng hát câu ca để an ủi cho đời. Vã lại vì danh dự trách nhiệm của một người lính không xin-cho hay sống bám mọi người như một kẻ hèn!?
   Biết mìmh không thể trụ lại cuộc đời nầy bao lâu nữa với chất độc phơi nhiễm Dioxin Da Cam nên anh đem sức tàn hơi kiệt của mình cống hiến cho đời thổi vào cây sáo trúc 11 lổ của mình trên chiếc xe lăn với vài sắp vé số phất phơi trong gió có một thiếu phụ -vợ của anh-nhếch nhoách nghèo nàn phía sau đẩy xe lăn bánh dưới con đường mke Sài gon đầy lá rụng..Không hiểu lá me bay...bay rụng lá hay vì tiếng sáo trầm bổng u-buồn nức nở của anh trong bản nhạc "Con Thuyền Không Bến"của Đặng Thế Phong lấy hơi bằng giọng mũi của anh-Tiếng sáo bằng làn hơi lổ mũi-làm me lá xúc động buồn tình rơi lã-tả...!cảm thương cho một kiếp tài hoa.Tiếng sáo rất tài tình,điêu luyện không kém "Tiếng Sáo Thần" của Nguyễn Đình Nghĩa.
   Trời sắp tết...Anh và chị trở lại thành đô Sàii gon,bỏ lại vùng quê đất hứa kinh tế cho 3 đứa con ở lại với bệnh tật dị hình chất độc Da Cam trong những cánh đồng lá chết màu vàng da cam hoang sơ vùng lá thắp...Anh và chị về lại Sài gon vớii hy vọng đem tiếng sáo bằng giọng mũi của mình đổi lấy bộ đồ tết mới may cho con mặc mừng năm mới...Chúng cũng như bao trẻ con khác cũng thích mặc áo mới trong ngày tết để khoe bạn bè!...nhưng trời vân không thương tình cho áo mới  khoe xóm giềng vì chúng không bình thường với bệnh Da Cam.,phó tháccho trời!
   Tết này người ta hay mua vé số cầu may mắn.Ở nơi phồn hoa đô hội này người ta đã sớm đổi đời từ tầng lớp giai cấp nghèo nàn đó kém sắn khoai ăn độn hằng ngày nay đã ăn nên làm ra theo đà phát triển kinh tế giàu ra,bỏ đi những ngày gian khổ cơ cực.vật chất,nên người ta có nhu cầu về tinh thần để xoa dịu phần nào linh hồn đau khổ. trong tranh giành cuộc sống...Và anh chị cũng muốn đổi đời cho con mình bằng những bộ quần áo mới trong ngày tết mợt cách sòng phẳng,không phải, xin cho của cuộc đời mà phải bằng câu ca tếng hát trả ơn đời!cùng với những tấm vé số đem lại may mắn cho mọi người!
   Anh chị cũng biết ngại ngùng và biết tủi thân khi thấy có khách thập phương dừng lại chiếc xe hơi bóng lộn và những thiếu phụ sang trọng ghé lại cho tiền như tỏ chút tình xưa nghĩa cũ mà không cần lấy tấm vé số đổi đời vì họ đã từng "Lên voi xuống chó"nhiều rồi trong cuộc đổi thay đời này...!
   Cũng có những vị khách xa lạ hợm hỉnh ăn mặc diêm dúa quân short ngắn mang giày đầy lông chân tua tủa mặt vênh váo theo kiểu phương tây của Việt Kiều "Áo gấm"về làng mà quên thưở te-tua! Họ về đây để hái chùm "Khế Ngọt" và thăm viếng cháu bác Hồ của thành phố Sài gon xưa.chớ nào nhớ lại những gì đã đổi thay cuộc đời vốn có của họ hiện nay!
   Tiếng sáo của anh dìu dặt trầm bổng buồn thương cho những ai chung đồng số phận cùng một cảnh đời...mới khắc ghi được lòng người thổi sáo.Tiếng sáo của anh sao mà khoan thai trều mến như xoa diệu nỗi lòng khắc khoải còn đang giẩy chết ở lòng đường phố chợ đầy dẩy Sài gòn của những người nghèo cơ nhở lang thang không nhà.Họ là ai!?Sao mây trời vẩn vô tình bay...?trong cái lạnh lùng rét mướt cuối đông mà trời sắp sang xuân,nhưng họ vẫn thiếu vắng vòng tay ấm áp cuộc đòi...Họ ở tận miền xa,khắp nẽo quê hương trở về phố thị thành đô,tìm lại chút ấm tình người chia sẻ cô đơn lạc lỏng không nhà cho cái tết cận kề tới nơi...Tiếng sáo của anh bức bối và thúc giục hơn nữa như tiếng gọi sâu lắng quê hương hồn nước của 3 đứa trẻ đòi cha mẹ trở vê quê cho chúng áo mới trong mùa tết đến!???
 Thơ,         
              TIẾNG XƯA!
                         Huỳnh Mai St.8872
                                Dạ Lệ Huỳnh
Nghe đâu đây gió thoảng gọi hồn về!
Vừa thương vừa nhớ cho sầu tái tê,
Chơi Vơi tiếng sáo ôi buồn tê tái,
Bạc đầu lá đổ thương hoài tiếng xưa,
Nhị bước quân hành xưa kia tấu khúc,
Ngày nay dìu dặt vút cao cung buồn,
Tiếng sầu sáo lổ vùi sâu than phận,
Trang trải lòng mình theo tiếng sáo đưa!!!
                                        Huỳnh-Mai
                                 {Viết cho bạn bè tôi}

http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2015/02/tieng-vong-ngay-xua.html

MỘT ĐOẢN VĂN CHO " CON ĐƯỜNG ME THAY LÁ "

Huỳnh Mai St.8872
Thứ ba, 28/12/2010 13:50 pm

Con Đường Me ấy... bây giờ!

Viết thay cho lời bình bài truyện ngắn"Người Lính Già Trên Xe Xích Lô". Bác lính già âm thầm ra đi mọt cách lặng lẽ bỏ lại cho đời bao nỗi ngổn ngang còn ray rứt trong lòng trước sự diễn biến cuộc đời không mấy ai hài lòng với cuộc sống.

Một xích lô, một cái chết và cũng là chiếc xe tang, theo sau không người đưa tiễn,chỉ có lá me già nhỏ lệ khóc thương người linh già tự giải thoát trách nhiệm với chính mình mà mọi người không ai muốn như thế !...

Củng con đường me ấy !...bây giờ nổi lên những tụ điểm ăn chơi,hẹn hò,lễ cứơi rình rang ,thắp đèn kết hoa,nhạc nhúng ca hát suốt thâu đêm của các câu lạc bộ Karaok đèn mờ xanh đỏ trá hình ăn chơi ,bỏ lại tiếng thét thảm thương của lời ca mời vé số của các thương phế binh và cô nhi góa phụ còn chút tàn hơi vừa oằn mình sau cuộc chiến...

Những ngôi nhà ngói đỏ vôi hồng là dấu ghi qua rồi một thời ăn độn sắn khoai của những thiếu phụ cô đơn sau một thời chinh chiến đã trở thành những mệnh phụ phu nhân trong những ngôi nhà tường cao ngói đỏ,có những chiếc xe nhà bống lộn đậu dưới gốc me già,đã một thời hẹn hò với người tình lính cũ năm xưa.Con cái của họ bây giờ đổ đạt thành tài nhờ công bố !...Họ hát xướng ăn chơi cho bỏ công lao nuôi nấng cực khổ ngày xưa của mẹ già biết xoay sơ nuôi khôn lớn bây giờ!?...

Thỉnh thoảng các phu nhân đi lễ chùa cầu siêu tịnh độ,giải oan siêu thoát cho người chồng lính cũ năm xưa :"Bén chút hương lòng...người thương tôi mất !

Tỏa khói nhang mờ...cho mắt cay cay...!

Anh ơi...đời là thế,em đâu muốn !!!

Thôi anh yên nghỉ... cho em lấy chồng !"

dalehuynh8872

Bên ngoài chùa có kẽ ăn xin trên đôi nạng gổ,từng nhịp bước đi theo câu kinh,tiếng mõ...hòa lời ca trầm buồn muôn thưở quê hương của người thương binh bán vé số,bán cả đời mình cho số phận lãng quên...trong chiến bại."Có phải anh về theo hương khói !...Tha thứ cho em...đã lỗi hẹn rồi !!! Biết cho em chỉ chiến thắng sang giàu, nhưng em vẫn là kẽ chiến bại của lòng anh,thương tất cả mọi,cho quê hương,đất nước được bình an !...

Ngoài cổng chùa,lá me cứ rơi ! theo tiếng kinh cầu,hòa trong điệu buồn lời ca vé số...Bên kia đường me vọng lại tiếng hát Karaok của đám trẻ bây giờ theo nhịp sống mới mà quên đi những gì đi trứơc họ và đang trải mình theo lời ca vé số,tìm lại cho mình một chút hương xưa.!!!

Huỳnh-Mai
{ Me đường thay lá !}

https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xtf1/v/t1.0-9/10245457_980206322052578_1534319297661282084_n.jpg?oh=d0596b888a71387b8136b444eaf72df8&oe=5714C779



Nguồn:  https://plus.google.com/109586918239522307642/posts/Gag8nusAbwL


Sài Gòn đổi tên

Một thuyền nhân Bidong
2015-03-25


bidong-600.jpg
Một góc khu tưởng niệm các thuyền nhân vượt biển trên đảo Pulau Bidong.
Photo courtesy: visit-terengganu.net
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới chỉ là một cậu bé 10 tuổi. Sài Gòn hoảng loạn, người hối hả tìm đường ra đi, kẻ bàng hoàng trước một sự kiện không tưởng.
Sài Gòn đổi tên nhưng chẳng bao giờ mất tên vì trong tâm tư của mỗi con người Sài Gòn thì Sài Gòn vẫn tồn tại. Người Sài Gòn cho ra đời những câu châm biếm phản ảnh những sự thay đổi này như "Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng khởi vùng lên mất Tự Do!" ...
Một buổi sáng trước khi vào lớp, đá banh cùng bè bạn chẳng may tôi bị gãy tay. Gia đình báo tin cho mẹ tôi hay nơi bà đang làm việc thì bà được trả lời rằng : con chị bị gãy tay chứ đâu phải chị mà phải về .... lãng phí lao động !
Anh cả của ba tôi, Nguyễn Huỳnh Phước, một sĩ quan cảnh sát quốc gia và cũng là soạn giả của vở cải lương nổi tiếng Tướng cướp Bạch Hải Đường, sau ngày mất nước đã bị những tên "ba mươi" chỉ điểm bắt ông với tội danh làm việc cho CIA. Đến thăm ông tại khám lớn Biên Hòa, tôi đã chứng kiến cảnh ông gần như lết từ buồng giam ra đến nơi thăm nuôi. Ông được "cách mạng khoan hồng" cho về một thời gian sau đó để rồi đúng 1 tuần lễ sau ông đã ra người thiên cổ.  Ông hộc máu ra mà chết trên chiếc xích lô đạp đưa ông đi cấp cứu.
Dưới chiêu bài "nhân dân làm chủ" và "công bằng xã hội", nhà cầm quyền đã tiến hành những cuộc "đánh tư sản mại bản mà thực ra ai cũng đều biết đó chỉ là một hình thức ăn cướp. Gia đình tôi cũng không ngoại lệ! Không những 1 mà tới 2 lần bị "đánh" bởi nhà cầm quyền bốn chữ V (vào vơ vét về).
Năm 79 khi phòng trào vượt biên bán chính thức được tổ chức 1 cách gần như công khai, tôi cũng được mẹ tôi lo cho đi cùng 1 số thành viên khác trong gia đình nhưng không may cho chúng tôi là chúng tôi đã bị công an gài bẫy bắt để đòi tiền chuộc. Một tháng trời bị giam giữ tại trại giam Rạch Giá tôi lại chứng kiến thêm những hình ảnh khó quên. Trại giam quá đông không còn đủ chỗ nhốt tù, chúng tôi những tù vô sau được cho ở "khách sạn 5 sao" có nghĩa là trong suốt thời gian bị bắt chúng đã nhốt chúng tôi ngoài trời không một mái che.
Tù nhân làm nhiệm vụ rửa tô chén sau các buổi ăn nếu lỡ tay làm bể thì cứ cộng thêm thời gian tù. Chiếc đồng hồ seiko "không người lái, 5 cửa sổ" của tôi bị tịch thu không biên nhận khi bị bắt thì khi đi cung tôi đã thấy nó đã được nhà cách mạng quản giáo "quản lý" dùm trên cổ tay của ông ta. Bị bắt và ở tù cùng tôi khi ấy còn có mấy đứa em họ khi đó chỉ mới 6,7,8 tuổi.
Cuối cùng rồi năm 1980 tôi cũng thoát được khỏi "thiên đường xã hội chủ nghĩa". Lênh đênh trên biển 7 ngày đêm, tàu chết máy, không lương thực, phải thay phiên nhau tát nước 24/24 vì máy bơm không hoạt động đến ngày thứ 7 của cuộc vượt biển thì tàu chúng tôi gặp 1 con tàu đánh cá. Tàu chúng tôi cũng bị họ cướp nhưng may mắn cho chúng tôi là họ không phải là cướp biển chuyên nghiệp. Họ lấy những gì họ nhìn thấy và tìm kiếm được, không xâm phạm phụ nữ trên tàu và sau đó còn cho chúng tôi nước uống rồi kéo tàu chúng tôi đến khu vực giàn khoan Hoa Lan. Hơn 90 sinh mạng đã được cứu sống!  Sau gần 5 tháng trải qua các trại tỵ nạn từ Bidong, Galang, Singapore...cuối cùng rồi tôi cũng đến được Hoa Kỳ.
"Nhìn lại quá khứ để tiến tới tương lai" tôi chỉ mong muốn rằng các con cháu của tôi là những thế hệ sinh ra và lớn lên trên xứ sở tự do Hoa Kỳ này hãy nhìn quá khứ của những thế hệ đi trước mà sống cho xứng đáng. Kim chỉ nam cho tương lai của chúng không gì quan trọng hơn là xây dựng một đất nước Việt Nam thật sự tự do - dân chủ - phú cường và luôn nhớ rằng đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!

Nguồn:  http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/saigon-lost-name-kyuc-032515-03252015081656.html

Ý kiến (4)

Maĩ Maĩ

nơi gửi VN
Cờ về tay ai nấy phất . Cứ đổi thêm nũa ,VN cò nhiều địa danh trên nhiều thành phố . Tha hồ mà đổi .Nhưng 100 năm sau ,còn nữa không ? Chắc ai cũng biết ,chỉ mấy kẻ say mê ,cuồng tín ,dại dột mới nghĩ rằng ' muôn thở "
14/04/2015 13:53

Duc

Dung nhu bai viet, viet that, ta that. Dau long cho me VN.
28/03/2015 18:11

Hoàng Ngôn

nơi gửi VN
Sao không đổi tên Hà nội thành " Lê duẩn hay Trương Chinh ' mà chỉ đổi Saigon ?
Hay là giải phóng Saigon thì đổi Saigon thôi . Thói ăn cướp đã quen ,nên lúc nào cũng thò thói ăn cướp .
27/03/2015 10:47

NVL

nơi gửi LONGXUYEN ANGIANG VN
việt nam đổi tên, đổi tiền mấy lần ???
25/03/2015 14:25


Jun 15, 2016
Mai Nguyễn Huỳnh đã chia sẻ ảnh của Duong Truong.
15 Tháng 6 2015 lúc 8:20 ·

" CỘNG SẢN HÓA MIỀN NAM VN "
Cảnh thương tâm nghèo khổ thế này! của nông dân miền NamVN trong lúc chiến tranh; thường thấy xẩy ra tại các vùng ' xôi đậu ' nông thôn miền Nam. Nơi vùng ' không kích tự do' có Việt Cộng đeo bám để lấy thuế dân nuôi quân cộng sản, và mượn lấy dân làm bia đở đạn cho chúng...mỗi khi có cuộc hành quân của lính Cộng hòa. Có thể nói thật: " Sáng quốc gia- tối về...cộng sản "
Chiến tranh đã chấm dứt 40 năm qua rồi. Tại sao hình ảnh và cảnh tượng đói ngèo, thiếu vắng tương lai cho thế con trẻ trong tương lai, nó mãi mãi... là " Sự Thật " cho tới tận bây giờ. Đó cũng là điều minh chúng hùng hồn cái thiếu vắng TỰ DO- DÂN CHỦ là yếu tố cần thiết phát triển văn minh và no ấm, hạnh phúc của Xã hội Việt Nam, sau 40 năm chặn đường dài...cộng sản hóa VN?!
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=844684562253429&set=a.171545856233973.50856.100001356797045&type=3&theater

Huỳnh Mai St.8872
Ảnh của Duong Truong.
Ảnh 
 
 Xem tiếp:
Cô nhi- Quả phụ- Tử sĩ- Quân dân, Cán chính VNCH
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/tiep-theoco-nhi-qua-phu-quan-dan-can.html