Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

VII- CỘNG SẢN HÓA MIỀN NAM

Xin xem tiếp...

VII- CỘNG SẢN HÓA MIỀN NAM


SÀI GÒN- Hệ quả biến cố 30 tháng 4/1975

Ngày Cuối 30/4/1975 Quân Đội Sài Gòn Tan Rã Và Tháo Chạy 

Xuất bản 24 thg 11, 2012
28 tháng 4, 1975, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô của chính quyền Sài Gòn không còn quân trừ bị để phòng thủ. Họ buộc phải rút 1 liên đoàn Biệt Ðộng Quân đang hành quân về quận lỵ Cần Đước và đặt dưới quyền điều động của Bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của Quân giải phóng tại cầu Nhị Thiên Đường vốn đã bị chiếm từ rạng sáng ngày 29 tháng 4, 1975.
Các đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lương Bà Quẹo, khu Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo, khu Bảy Hiền-Lăng Cha Cả đã cố gắng ngăn chận đối phương. Một chiến đoàn thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân và từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa và đánh bật đối phương ra khỏi trận địa.
Trực thăng trên Hàng không mẫu hạm USS Midway tháng 4-1975 bị đẩy xuống biển để dành thêm chỗ cho người tỵ nạn
4 giờ sáng ngày 29/4 tức 16 giờ theo giờ Washington, hỏa tiễn và đạn pháo Quân giải phóng đã nã tới tấp xuống Phi trường Tân Sơn Nhứt, phá hủy nhiều phi cơ trên mặt đất, vô hiệu hóa phi trường này và gây cho số người Việt đang tụ tập ở đấy sợ hãi trốn chạy, một sự hỗn loạn thực sự
Trong các ngày 28, 29 tháng 4 từ các hàng không mẫu hạm của Hạm đội số 7 ngoài khơi Thủy quân lục chiến Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác chặt chẽ với họ, trong đó có chiến dịch Babylift. Cuộc di tản đã diễn ra trong hỗn loạn vì rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được. Các điểm đỗ của trực thăng náo loạn. Lính Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã phải cố gắng mới duy trì được trật tự, họ dùng sức mạnh thô bạo gạt phăng các bạn đồng minh cũ đang trong cơn hoạn nạn. Người Mỹ đã phải bỏ lại nhiều người bạn lâu năm của mình vì số lượng phương tiện có hạn. Hình ảnh di tản đã in đậm trong trí óc nhiều người Mỹ và Việt như một kỷ niệm rất buồn. Đại sứ Graham Martin là một trong những người Mỹ cuối cùng ra đi. Trong số 120.000 người Việt và 20.000 người Mỹ được di tản trong đợt này, không có một người nào bị thiệt mạng do hoạt động quân sự của quân Giải phóng
Có 5 tướng VNCH đã tự sát là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ

 https://youtu.be/1qyphAqQNdo

Những ngày cuối cùng của chính quyền ngụy Sài gòn

15:19 | 02/05/2016
Trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta, thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 9/3/1975, quân đội ta từ nhiều hướng đã đánh vào Buôn Ma Thuột. Sau 32 giờ chiến đấu ác liệt, quân ta đã hoàn toàn làm chủ thị xã này. 

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng Quân giải phóng đã húc đổ hai cánh cổng sắt, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập trong tiếng hò reo vang trời dậy đất. 
Trước thất bại thảm hại đó, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ngoan cố ra lệnh cho ngụy quân Sài Gòn: "Phải giữ Buôn Ma Thuột bằng bất cứ giá nào". Nhưng trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, quân địch đã rút chạy khỏi Tây Nguyên về đồn trú ở các tỉnh ven biển miền Trung.
 Khi quân ngụy chạy được vào Huế, Nguyễn Văn Thiệu lên Đài truyền hình Sài Gòn tuyên bố sẽ bảo vệ Huế đến cùng. Khi tàn quân ngụy tẩu thoát đến Đà Nẵng thì Tổng thống Thiệu lại hò hét: "Tử thủ Đà Nẵng". Khi tàn quân ngụy chạy đến Nha Trang thì Tổng thống Thiệu mật đàm với Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên rằng: "Bỏ Nha Trang, Cam Ranh thì bằng mọi giá phải giữ lấy Phan Rang. Còn Phan Rang thì máy bay của ta còn đánh được tới Đà Nẵng, mà mất Phan Rang thì Cộng sản có thể dùng sân bay ở đó đánh tới Sài Gòn này...". Nhưng quân ngụy làm sao cản được dòng thác "thần tốc, táo bạo, bất ngờ" của quân và dân ta.
Thất bại cay đắng về quân sự, Tổng thống Thiệu đã mất sự ủng hộ của các nhà chính trị trung lập lẫn các nhà lãnh đạo quân sự của ngụy quân và không được ông chủ Mỹ làm ô dù nữa.
20 giờ 5 phút tối 21/4/1975, mặc chiếc áo hở cổ, Tổng thống Thiệu đứng trước cuộc họp gồm 200 người là tổng trưởng, thứ trưởng, tướng lĩnh, dân biểu... tại Dinh Độc Lập, đã đọc một bài diễn văn từ chức rõ dài, nhiều lần điểm xuyết bằng những giọt nước mắt, nhiếc móc Hoa Kỳ "là chơi không đẹp, là vô lương tâm, là vô nhân đạo, là vô trách nhiệm...". Thiệu còn bảo: "Các ông bỏ chạy, bắt buộc chúng tôi phải làm cái việc mà chính các ông cũng không làm nổi". Và đúng 20 giờ 45 phút, Thiệu tuyên bố từ chức, trao quyền cho Trần Văn Hương, một ông già 71 tuổi, ốm đau và gần như mù lòa, chấp chính.
Trong bảy ngày Trần Văn Hương lên ngôi, các chính trị gia Nam Việt Nam và các cố vấn Mỹ, Pháp đấu đá nhau kịch liệt để đưa người ra thay Hương. Giữa lúc ấy, ngày 25/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã phải nhục nhã ra sân bay trong đêm tối, rồi lên một máy bay cùng với những hòm của cải to lớn mà hắn kiếm được trong thời gian làm Tổng thống ngụy quyền, chuồn thẳng sang Đài Loan.
17 giờ 50 phút ngày 28/4/1975, Trần Văn Hương lên đài tuyên bố từ chức để trao lại ghế Tổng thống cho Dương Văn Minh. Dương Văn Minh liền tuyên bố thả tù chính trị, đòi Mỹ rút quân trong 24 giờ... nhằm thể hiện "thiện chí" thương thuyết với cách mạng. Các tướng lĩnh, nhân vật chóp bu Sài Gòn tranh nhau tìm đường bôn tẩu. Sài Gòn rơi vào hỗn loạn, trực thăng nối đuôi nhau lên xuống khắp thành phố để rước quân Mỹ và tay sai. Hơn 6.000 người Việt Nam và 1.373 người Mỹ được di tản bằng trực thăng trong cuộc "hành quân cơn lốc". Cuối cùng, vào lúc 5 giờ sáng ngày 30/4, đại sứ Mỹ Martin buộc phải rời Sài Gòn theo lệnh của Nhà Trắng. Khoảng 420 người bị bỏ lại trong khu vực rào kín của Tòa đại sứ Mỹ, khi chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 30/4/1975.
Vào thời điểm trên, Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng quân ngụy Sài Gòn, đã tái mặt khi nghe chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh báo cáo tình hình. Vĩnh Lộc không kịp bắt tay Nguyễn Hữu Hạnh và tướng Nguyễn Hữu Có để vội vã "chuồn", sau khi điện cho Dương Văn Minh.
6 giờ sáng ngày 30/4, Dương Văn Minh phải lên xe đến gặp Nguyễn Văn Huyền - Phó Tổng thống và Vũ Văn Mẫu - Thủ tướng, để bàn phương án cuối cùng. Hai viên tướng cao cấp còn bên cạnh Dương Văn Minh khi ấy là Nguyễn Hữu Hạnh và Nguyễn Hữu Có đã không còn xe và tài xế vì chúng đã bỏ chạy.
9 giờ 30 phút cùng ngày, băng ghi âm của Dương Văn Minh và "nhật lệnh" của Nguyễn Hữu Hạnh được thu vào hệ thống phát sóng tự động, nội dung kêu gọi binh sĩ Sài Gòn buông súng, bàn giao chính quyền.
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng Quân giải phóng đã húc đổ hai cánh cổng sắt, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập trong tiếng hò reo vang trời dậy đất. Tổng thống Dương Văn Minh cùng 45 người trong chính quyền ngụy đã đầu hàng vô điều kiện. Ngọn cờ giải phóng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, khẳng định sự thống nhất đất nước trải qua cuộc chiến tranh 30 năm của dân tộc Việt Nam.
Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng như sau: "Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân lực Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ Trung ương đến địa phương giải tán hoàn toàn, giao toàn bộ chính quyền từ Trung ương đến địa phương cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam".
Lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện của Dương Văn Minh được phát trên sóng của Đài Phát thanh Sài Gòn vào lúc 13 giờ ngày 30/4/1975 và truyền đi khắp nước.
Phóng viên người Đức là Ghe-lét-sơ đã ghi âm lời tuyên bố đó. Liền sau đó, phóng viên hãng UPI (Mỹ) đánh máy ngay điện hỏa tốc và trao nó cho nhân viên điều khiển máy tê-lê-típ. Bốn mươi giây sau, chuông của 7.500 máy tê-lê-típ vòng quanh thế giới reo lên 10 lần. Đám đông tụ tập lại trước mỗi máy và đây là cái họ đọc được:
          "ZCZC VILAO 25 NXI
          Hỏa tốc...
          Sài Gòn - Chính phủ Sài Gòn đầu hàng.
          NTL 1021 sáng".
Điện hỏa tốc luôn được lặp lại để tránh trường hợp nhầm lẫn hoặc giả mạo. Sau đó 60 giây, lại tiếp một bản tin:
          "ZCZ NNV
          Bản tin.
          Hòa bình - 30-4
          của Alen Dowson
          Sài Gòn - 30-4 (UPI) Tổng thống Dương Văn Minh hôm nay ra thông báo Nam Việt Nam đầu hàng và ra lệnh binh sĩ thuộc chính quyền ngừng chiến đấu.
          NTL 1002 sáng".
Các bức điện hỏa tốc và bản tin hỏa tốc được kịp thời truyền rộng ra khắp thế giới.
Dương Văn Minh, sau giờ phút nói trên, có vẻ ủ rũ, tư lự và hai má tóp lại. Những người thân tín của Minh cũng vậy.
Nguồn:http://khoahocthoidai.vn/nhung-ngay-cuoi-cung-cua-chinh-quyen-nguy-sai-gon-3053.html

Thứ Tư, ngày 15 tháng 6 năm 2016


Ký ức người dân Sài Gòn trong ngày 30/4 lịch sử


 “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”
 
Người dân Sài Gòn đổ ra đường đón quân giải phóng trong ngày 30/4/1975.
 

Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ký ức người dân Sài Gòn trong ngày 30/4 lịch sử

Trong ký ức người dân Sài Gòn hay những cán bộ từng tham gia “nội ứng”, ngày 30/4/1975 là một ngày đặc biệt với những dấu ấn không bao giờ quên trong cuộc đời.

Chuẩn bị cho “nội ứng”

Khi nhắc về thời khắc lịch sử trước ngày đất nước thống nhất, những ký ức của bà Trương Mỹ Lệ (bí danh Tư Liêm) - lúc đó được giao quyền Bí thư Thành đoàn, lại ùa về như mới diễn ra. Bà Tư Liêm cho biết: “Vào đầu tháng 3/1975, đồng chí Mai Chí Thọ triệu tập tôi lên và hỏi: Nếu Tổng tiến công và nổi dậy nổ ra, liệu lực lượng sinh viên học sinh trong nội thành có khả năng phát động nổi dậy ở những nơi nào?”. Để trả lời câu hỏi này, Thành đoàn phải rà soát lại và giao quyền Bí thư Thành đoàn Trương Mỹ Lệ chịu trách nhiệm nghiên cứu.

Người dân Sài Gòn đổ ra đường đón quân giải phóng trong ngày 30/4/1975.

Sau khi rà soát, quyền Bí thư Thành đoàn đã báo cáo với ban chỉ đạo tiền phương: Lực lượng thanh niên, sinh viên nội thành có thể công khai và bán công khai phát động khởi nghĩa tại 5 khu vực. “Khu vực 1 gồm: Ngã Bảy, Bàn Cờ, Vườn Chuối (quận 3) do lực lượng sinh viên học sinh các trường Kỹ thuật Cao Thắng, Gia Long và cở sở sỹ quan ngụy do ta thực hiện binh vận thành công đã trở thành cở sở cách mạng của mình. Khu vực 2 gồm: Khánh Hội- Xóm Chiếu thuộc quận 4 và một phần quận Nhì (quận 2) do lực lượng các trường đại học Y, Nha, Dược và Nông súc sản phụ trách. Khu vực 3 gồm Cầu Kiệu - Võ Dung Nghiệp, ngã tư Phú Nhuận (nay là Phan Đình Phùng) do Đoàn Công tác xã hội sinh viên học sinh Sài Gòn phụ trách. Khu vực 4 gồm Cầu Bông - chợ Bà Chiểu (nay là đường Đinh Tiên Hoàng) do các cơ sở của các trường nữ, khối trung học tư thục phụ trách. Khu vực vùng ven Tân Sơn, Tân Phú, Bà Điểm thuộc quận Tân Bình do là nơi quy tụ nhiều đồng bào công giáo nên thanh niên công giáo cùng với các sở, cha xứ... phụ trách”, bà Tư Liêm cho biết.

Khi các khu vực đã ổn định về tổ chức, nhiệm vụ đầu tiên của những người phụ trách và lực lượng nòng cốt được khẩn trương tiến hành là điều tra nắm lại dân cư, khu xóm cũng như các trạm chốt phòng vệ, công an, chỉ điểm của địch; đồng thời vận động quần chúng để khống chế, cảnh cáo các lực lượng này. “Lực lượng nòng cốt ít nhất có 5-7 gia đình và các việc phải làm là trang bị cơ sở vật chất, cả vũ khí mang từ bên ngoài vào (các loại súng ngắn, lựu đạn...). Học sinh, sinh viên trường Cao Thắng còn chế tạo một số vũ khí để tự vệ”, bà Tư Liêm kể. Cùng với đó, các lực lượng này còn chuẩn bị tài liệu, phương tiện để in, chuẩn bị sẵn vải để may cờ Mặt trận giải phóng và làm khẩu hiệu, cùng với loa phóng thanh, máy cát-sét dùng pin và băng thu các nội dung như “Lời kêu gọi của Uỷ ban nhân dân cách mạng Sài Gòn - Gia Định”, “Bảy điều chính sách binh vận của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”. Ngoài ra, lực lượng này cũng phải chuẩn bị cả lương khô (gạo, muối, mắm) bằng hình thức thuê mướn nhà để mở tiệm bán hàng xén, trà khô để thuận tiện mua lương thực mà không bị nghi ngờ.

Ảnh: Tư liệu TTXVN

Những ngày cuối tháng 4/1975, tình hình của địch rất căng thẳng do liên tiếp thất bại trên chiến trường, mất dần các tỉnh, nhất là sau khi mất Phước Long. Tại Sài Gòn, quân địch lồng lộn, hầu như suốt đêm địch tuần tra, khám xét, thậm chí ra lệnh ai ra đường là bắn bỏ. “Đến 9 giờ sáng 30/4, vừa từ khu vực cầu Bông về trụ sở chỉ huy ở Bàn Cờ, tôi nhận được chỉ đạo của đồng chí Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) từ người giao liên chạy từ quận 11 truyền đạt: Anh Năm Nghị yêu cầu chị Tư cho khởi nghĩa ngay. Ngay lập tức, tôi thông báo cho anh em cơ sở đồng loạt nổi dậy. Tại khu vực trụ sở chỉ huy, hai lá cờ nhanh chóng được treo lên căn nhà 115 Bàn Cờ và ở hai đầu đường Bàn Cờ băng rôn có nội dung “Hoan hô chính chủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được căng lên”, bà Tư Liêm nhớ lại.

Người dân nô nức ra đường

Bà Trương Mỹ Lệ cho biết: Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, lúc này bộ đội chủ lực chưa vào được khu vực mé Tây Nam, vì vậy lực lượng thanh niên tự vệ võ trang Sài Gòn – Gia Định đứng ra tuyên tuyền, nắm các vị trí mà quân địch bỏ lại. Dùng loa phóng thanh phát đi các thông điệp đã được ghi âm sẵn phát, đọc lời kêu gọi và treo cờ giải phóng khắp nơi.

Để phân biệt, lực lượng cách mạng đeo băng đỏ ở tay có hình hai ngôi sao vàng. Nhiều bà con thấy lực lượng cách mạng rất ngạc nhiên, ai cũng hỏi: “Tụi mày là Việt cộng hả”, bởi người dân đâu có thể hình dung được những người hôm qua là học sinh, thanh niên quen thuộc sinh sống xung quanh lại là chiến sĩ cách mạng.

Những trang sử hào hùng của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh ghi lại sự kiện ngày 30/4/1975: Đại quân ta ồ ạt tiến vào thành phố. Quần chúng rầm rộ đổ ra đường. Thanh niên và đồng bào Sài Gòn – Gia Đình đã dẫn đường, đưa quân tiến chiếm các mục tiêu quân sự, hành chánh của địch và ngay sau đó trở thành lực lượng tiếp quản mang băng đỏ vào tay, cầm vũ khí canh gác các cơ sở trước đây còn là của nguỵ quân, nguỵ quyền. Chỉ trong vòng một buổi sáng 30/4/1975, dòng thác người xuống đường cướp chính quyền với khí thế rực lửa cách mạng đã phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng cách mạng đang tiến vào giải phóng hoàn toàn thành phố.
Đến trưa 30/4, sau khi địch đầu hàng, lực lượng thanh niên võ trang trở thành những người nắm chính quyền lâm thời trước khi bàn giao lại cho lực lượng quân quản. “Như đã chuẩn bị từ trước, ngay sau khi khởi nghĩa thành công, lực lượng thanh niên võ trang đã tiến hành các công việc tuyên tuyền, vận động quần chúng ổn định cuộc sống. Thanh niên đứng ra tổ chức các bàn đăng ký trình diện của quân địch, tổ chức thu gom vũ khí, quân tư trang do quân địch tháo chạy bỏ lại. Khi đó, hai căn nhà bên cạnh nhà 115 Bàn Cờ, từng là trụ sở của phòng vệ quân sự của địch được trưng dụng để chứa vũ khí đã đầy ắp”, bà Tư Liêm cho biết.

Tại nhiều điểm, nhân dân đã mang máy may, vải và cùng hỗ trợ may cờ giải phóng. Nhiều thanh niên, sinh viên và người dân ra đăng ký xin tham gia công tác. Thanh niên, sinh viên đứng ra vận động người dân góp sơn để đi xóa cờ “ba que” và vẽ lên trên cờ mặt trận.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hảo (tại khu vực Xóm Chiếu - Khánh Hội, quận 4), cho biết: “Trước khi cuộc nổi dậy nổ ra, gần một nửa cơ sở của ta đã bị địch phát hiện, bắt bớ. Tuy chỉ còn một nửa cơ sở nhưng do chuẩn bị kỹ cùng với sự giúp sức của người dân nên nổi dậy diễn ra thành công. Lúc này, ta đã quy tụ được rất nhiều lực lượng từ các Đoàn công tác xã hội, sinh viên Y, Dược, Nha và những người có tình cảm với cách mạng sáp vào giúp lực lượng cách mạng. Họ giúp lập danh sách những người ra đầu hàng, thu gom súng đạn của địch bỏ lại. Ngoài ra, bọn du đãng lợi dụng tình hình hỗn loạn để gây mất trật tự an ninh nhưng người dân đứng ra hỗ trợ nên an ninh khu vực đó đã diễn ra rất trật tự và thuận lợi”.

Là một “cựu dân” Sài Gòn, được chứng kiến những thời khắc lịch sử diễn ra trong ngày 30/4, ông Nguyễn Đức Khôi ( nhà ở quận Tân Bình) chia sẻ: “Sáng hôm đó, tôi xuống trung tâm thành phố, nghe người dân râm rang kháo nhau rằng Cách mạng đã về, Sài Gòn sắp được giải phóng, tự dưng tôi thấy bồi hồi trong lòng. Đến trưa ngày 30/4, khi tôi đang ở quận 5, thấy mọi người cùng ùa ra đường, thanh niên thì cầm cờ Giải phóng, người già thì hô vang “Sài Gòn giải phóng rồi bà còn ơi”. Thật sự lúc đó trong lòng tôi dâng lên một cảm giác khó tả. Tôi hoà vào dòng người, đi hết tuyến phố này qua tuyến phố khác, ra đến quận 1 lúc nào không hay. Khi ấy, dòng người từ các quận lại hoà vào cùng dòng người đang reo hò ở trung tâm quận 1. Đến chiều, đường phố Sài Gòn vẫn còn ngổn ngang quần áo, mũ nón của lính nguỵ vứt lại khi bỏ chạy thoát thân vì sợ quân Cách mạng bắt giữ”, ông nhớ lại.

Nhiều người dân từng sống ở Sài Gòn trước 1975 cũng cho rằng, ngày 30/4 cách đây 40 năm cũng đã để lại cho họ nhiều ấn tượng khi chứng kiến thời khắc lịch sử trọng đại của đất nước. “Chỉ cần một tin loan báo là quân giải phóng đang tiến vào Sài Gòn thì hầu như người dân nào cũng bỏ dở cả việc đang làm mà chộn rộn chờ đợi để đến khi thấy bóng quân giải phóng thì cứ như vỡ oà. Lòng dân lúc đó khao khát lắm”, bà Trần Thị Bích Liên - sinh sống ở khu vực Thị Nghè trước năm 1975, chia sẻ.

Hoàng Tuấn - M.T

Nguồn: http://baotintuc.vn/tu-lieu/ky-uc-nguoi-dan-sai-gon-trong-ngay-304-lich-su-20150428234106474.htm

Về bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập 

 Có mặt trong “tổ mũi nhọn” của Thông tấn xã Việt Nam, nhà báo Trần Mai Hưởng (nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam) đã có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. Bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975” do ông chụp vào thời khắc lịch sử trọng đại ấy đã trở thành tác phẩm tiêu biểu, có giá trị lịch sử, được nhiều báo trong nước và quốc tế đăng tải.

Sự tình cờ ngẫu nhiên

Dịp kỷ niệm 39 năm giải phóng miền Nam, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đỗ Phượng trong một lần trò chuyện với chúng tôi đã kể, tháng 3/1975, tổ phóng viên mà ông cử đi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm phóng viên ảnh Vũ Tạo, Lâm Hồng Long, Hứa Kiểm, Hoàng Thiểm, Ngọc Đản (sau này là Tổng Biên tập Tạp chí Truyền hình), về sau có Đinh Quang Thành và phóng viên tin là Trần Mai Hưởng - người mà ông gọi đi cuối cùng, lái xe Ngô Văn Bình, điện báo viên Lê Thái. Lực lượng dự trữ của Tổng xã đến tổ ấy là cuối cùng ném vào chiến trường.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Sau khi giải phóng Đà Nẵng ngày 29/3, tổ công tác quay trở về Huế và nhận được điện mật từ Hà Nội do Phó Tổng Biên tập Đỗ Phượng ký, nội dung là: “Đưa các phóng viên ảnh Vũ Tạo, Lâm Hồng Long, Hứa Kiểm, Đinh Quang Thành cùng phóng viên tin Mai Hưởng đi tiếp vào trong…”. Tổ mũi nhọn đã chính thức được thành lập do phóng viên ảnh Vũ Tạo, phóng viên thông tấn quân sự làm tổ trưởng, lái xe là Ngô Bình, điện báo viên Thái.

Nhưng có một sự tình cờ ngẫu nhiên là, tổ phóng viên ấy đã gặp Sư đoàn 304, đi theo xe tăng của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 và Trung đoàn 66 bộ binh. “Tổ phóng viên mũi nhọn được cử đi từ Huế đã gặp được Nguyên Trưởng phòng thông tấn quân sự Trần Bình, lúc đó là Chính ủy sư đoàn 304 và đi cùng đội hình của Sư đoàn 304. Cũng chính vì đi theo đội quân chủ lực mũi thọc sâu mà nhóm phóng viên này cũng là nhóm phóng viên đầu tiên vào Sài Gòn và có mặt ở Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đỗ Phượng nói.


Nhắc tới sự tình cờ này, nhà báo Trần Mai Hưởng cũng khẳng định rằng, ngoài việc ông nhất quyết xin đi chiến dịch vào tháng 3/1975 khi còn đang học dở dang trường Đại học Kinh tế Quốc dân và được Phó Tổng Biên tập Đỗ Phượng khi ấy đồng ý, thì có nhiều việc sau đó, nhất là khi chụp bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975” là một sự tình cờ, ngẫu nhiên và cũng đầy may mắn.

“Khoảng 10/4, tất cả đi trên chiếc xe commăngca đít vuông của Liên Xô do Ngô Bình lái rời Huế, vào Đà Nẵng rồi đi thẳng vào phía Nam. Chỉ có điều chúng tôi không thể hình dung ra rằng, chỉ vài tuần sau đó đã có mặt ở Sài Gòn vào đúng ngày chiến thắng”, nhà báo Trần Mai Hưởng kể.

Bức ảnh nổi tiếng

Trong đội hình thọc sâu của Sư đoàn 304, đêm 29/4/1975, từ khu đồn điền cao su Ông Quế (Long Thành, Đồng Nai), tổ mũi nhọn tiến vào Sài Gòn. Ban đầu, phóng viên Đinh Quang Thành và Hứa Kiểm đi cùng xe với Trung đoàn 66 bộ binh. Các phóng viên Vũ Tạo, Trần Mai Hưởng, điện báo viên Thái đi xe do Ngô Bình lái. Chiếc xe commăngca lọt thỏm giữa những chiếc tăng T54, xe thiết giáp, xe tải quân sự GMC.

Phóng viên tổ mũi nhọn của TTXVN, phóng viên Báo Quân đội Nhân dân, các chiến sĩ xe tăng 846 trong buổi gặp mặt ngày 8/3/2015. Trong ảnh: Hàng phía trước, từ trái sang: Lái xe tăng 846 Trần Bình Yên, chỉ huy xe tăng 846 Nguyễn Quang Hòa (người cầm bức ảnh), pháo thủ số 2 Nguyễn Bá Tứ. Hàng phía sau, từ trái sang: phóng viên ảnh Đinh Quang Thành, nhà báo Trần Mai Hưởng, nhà báo Nguyễn Mạnh Hùng (báo Quân đội Nhân dân), phóng viên ảnh Hứa Kiểm (hàng sau, ngoài cùng bên phải).

Rạng sáng ngày 30/4, mũi đột kích tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, mục tiêu là Dinh Độc Lập. “Từng đoàn xe nối đuôi nhau, xe tăng dẫn đầu, rồi đến xe thiết giáp, xe chở bộ binh. Từ trong thành phố, từng đoàn người bị dồn ép đang bung ra, đi ngược chiều về phía Biên Hòa bằng đủ loại phương tiện”, nhà báo Trần Mai Hưởng kể.

Khoảng 10 giờ sáng 30/4, khi gần đến cầu Thị Nghè, phóng viên Đinh Quang Thành và Hứa Kiểm gặp xe của nhóm phóng viên Vũ Tạo, Trần Mai Hưởng thì lên đi cùng. Cũng chính ở cầu Thị Nghè, phóng viên Nguyễn Mạnh Hùng (báo Quân đội nhân dân) khi đang đi trên một chiếc xe mui trần của Trung đoàn 66 cũng xuống đi nhờ tổ phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam vì lúc ấy ngay giữa cầu Thị Nghè có một xe thiết giáp của địch bị ta bắn cháy, đạn trong xe nổ tung từng đợt trùm lửa lên khắp mặt cầu. Các xe to khó có thể lách qua được.

Đường phố Sài Gòn có nhiều ngả rẽ, sau nhiều lần hỏi đường, xe của tổ phóng viên cũng tới nơi. Khi vào tới Dinh Độc Lập, điều đầu tiên đập vào mắt cả nhóm phóng viên là cánh cửa sắt đã bị hất tung. Các phóng viên nhảy ra khỏi xe. Lúc đó, xe tăng và bộ binh của ta vẫn đang tiếp tục tiến vào Dinh Độc Lập. Một chiếc xe tăng trong đội hình thọc sâu đang tiến qua cổng chính.

Một hình ảnh rất đẹp, mà sau này trong hồi ký “Năm tháng xa xanh”, nhà báo Trần Mai Hưởng đã viết: “Nắng rực rỡ, xe tăng vừa vào ngang cổng, cánh cửa sắt đổ sập vẫn nằm trên mặt đất, lá cờ giải phóng trên tháp pháo tung bay. Cùng với những người lính tăng là các chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn 66 cùng hành tiến hiên ngang bên tháp pháo”.

Đúng lúc đó, phóng viên Trần Mai Hưởng giơ máy lên chụp. Đấy chính là bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975”, chụp xe tăng 846 (Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2). Sáng sớm 1/5/1975, toàn bộ phim của tổ phóng viên mũi nhọn với những thước phim có giá trị tư liệu lịch sử như xe tăng quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh, cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập… đã được phóng viên Hứa Kiểm trực tiếp cầm lại để chuyển ra Hà Nội.

Bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1075” của phóng viên Trần Mai Hưởng trong suốt những năm sau này cũng được nhiều báo lớn chọn làm biểu tượng khi tổ chức các chuyên trang, chuyên mục dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4. Hiện nay, phim gốc của bức ảnh được lưu giữ tại kho Tư liệu ảnh quốc gia Thông tấn xã Việt Nam.

“Anh Vũ Tạo cũng chụp cảnh này nhưng khi xe tăng đã vào sâu hơn trong Dinh một chút. Phim này cũng được lưu giữ tại kho Tư liệu ảnh quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam”, nhà báo Trần Mai Hưởng cho biết.

Tháng 3/2015, nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tác giả của bức ảnh, những phóng viên của tổ mũi nhọn Hứa Kiểm, Đinh Quang Thành, nhà báo Nguyễn Mạnh Hùng (Báo Quân đội nhân dân) - những người có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 và những chiến sĩ trên chiếc xe tăng 846 - chiếc xe tăng mà phóng viên Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975 đã gặp lại nhau. Lúc này, các chiến sĩ xe tăng, gồm chỉ huy Nguyễn Quang Hòa, lái xe Trần Bình Yên, pháo thủ số 2 Nguyễn Bá Tứ (thiếu pháo thủ số 1 Trần Quý ở Hải Phòng do chưa liên lạc được) mới biết tác giả của bức ảnh.

Lời kể những người trong cuộc
Nguyên Tổng giám đốc TTXVN Đỗ Phượng: “Có ý kiến nói bức ảnh đó được dựng lại hiện trường là không đúng. Trong chiến tranh, chưa bao giờ có chuyện Thông tấn xã dựng lại hiện trường để chụp. Thông tấn xã không bao giờ được phép làm việc đó. Chúng ta có nhiều phóng viên và thực tế ảnh xe tăng vào Dinh Độc Lập nhiều phóng viên chụp. Hơn nữa, những chứng nhân lịch sử còn cả. Anh Phạm Xuân Thệ là người tổ chức cho tổ phóng viên ấy đi cùng Trung đoàn vào Dinh Độc Lập, anh ấy thuộc lòng chuyện đó”.
Chỉ huy xe tăng 846 Nguyễn Quang Hòa: “Khi vào Dinh Độc Lập, anh em vẫn được lệnh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nếu như địch phản ứng lại. Đến 4 giờ chiều 30/4/1975, đội hình tăng được lệnh rút ra tập kết ở Tổng kho Long Bình. Về đến tổng kho Long Bình, anh em nhận vị trí, nhà ở và không có lúc nào quay lại Dinh Độc Lập nữa. Vì vậy, không thể có tái diễn lần nào để mà chụp lại cả”.
Pháo thủ số 2 Nguyễn Bá Tứ: “Lần vào Sài Gòn nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, khi vào phòng truyền thống của Dinh Độc Lập, thấy bức ảnh “Xe tăng chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4”, tôi nhận ngay ra mình là người ngồi trên tháp pháo xe tăng trong bức ảnh. Tôi đã gọi điện cho anh Nguyễn Quang Hòa, nói rằng: Đúng ảnh xe tăng của mình anh ạ”.
Nhà báo, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng (Báo Quân đội nhân dân): “Khi lái xe Ngô Bình cho xe vọt qua cánh cổng vào trong, mọi người lập tức nhảy xuống. Xe tăng ta và các xe bộ binh của ta tiếp tục tiến vào Dinh Độc lập, tiến vào đường Thống Nhất. Có một chiếc xe tăng tiến qua cổng Dinh, đấy là lúc anh Trần Mai Hưởng bấm kiểu ảnh chính xác về xe tăng 846 mà sau này đã trở thành bức ảnh mà tôi cho rằng đấy là bức ảnh tiêu biểu. Tôi thấy anh Hưởng và các phóng viêc khác của tổ mũi nhọn Thông tấn xã Việt Nam chụp ảnh, nhưng bản thân tôi lúc ấy thì đang đi tìm người cắm cờ. Phần khác máy ảnh đã hết phim”.
Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng đi đầu của của Trung đoàn 66 cùng với lực lượng xe tăng lữ đoàn 203 đánh chiếm Dinh Độc Lập. Cùng đi với chúng tôi có một tổ phóng viên báo chí từ Sư đoàn đưa xuống… Khi tiến công vào Sài Gòn, bộ binh chúng tôi mỗi tiểu đội trên một chiếc xe tăng, số còn lại ngồi trên xe thiết giáp, đội hình phía sau ngồi trên các xe ô tô. Khi xe tăng húc bật cánh cửa cổng Dinh Độc Lập là các xe ào vào liên tiếp rất nhanh… Sáng 1/5/1975 toàn bộ xe tăng và bộ binh chúng tôi rút ra tập kết tại Tổng kho Long Bình… Vậy tôi khẳng định ngày 30/4 hoặc 1/5/1975 không có dựng lại cảnh xe tăng và bộ binh để chụp ảnh”.
Phóng viên ảnh Hứa Kiểm: “Đến trưa ngày 30/4/1975 chúng tôi là một trong những nhóm phóng viên đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập. Tuy vậy chúng tôi vẫn không kịp chụp những tốp xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Những tốp xe tăng sau vẫn tiếp tục vào dinh, anh Hưởng chụp được hình ảnh một trong những chiếc xe tăng đó. Kết quả Trần Mai Hưởng đã có tác phẩm ảnh đẹp: Xe tăng tiến vào cổng Dinh và lăn qua cánh cổng đã đổ. Tôi chứng nhận đây là tấm ảnh chụp tại chỗ xảy ra ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn. Không phải là ảnh dựng lại hay chụp lại. Vả lại nhiệm vụ của anh Hưởng là viết tin và tìm cách chuyển phát nhanh về Hà Nội”.
Phóng viên ảnh Ngọc Đản: “Tôi cũng có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Tôi khẳng định, việc bố trí lại hiện trường là không có, làm sao lúc ấy bố trí được và bố trí để làm gì? Không phóng viên nào có ý nghĩ ấy trong những giờ phút huy hoàng của cả dân tộc”.
Hoàng Linh


Xuân Phong
Nguồn:http://baotintuc.vn/tu-lieu/ve-buc-anh-xe-tang-tien-vao-dinh-doc-lap-20150428203620677.htm



Ảnh hồ sơMai Nguyễn Huỳnh
21 Tháng 4 2015 lúc 17:23 ·
█▬█ █ ▀█▀ Cô gái lột đồ vừa đi vừa khóc trên đường phố Sài Gòn !
Là hiện tương gì đây?!
Ngày xưa, trước năm 1975 có hiện tượng " Truồng Chạy " của nam giới trong phong trào phản đối chiến tranh tại Sài Gòn, của giới sinh viên phản chiến Huỳnh Tấn Mẫm làm Sài Gòn sụp đổ 30 Tháng 4?! Kế tiếp là cộng sản Băc Việt vào Sài Gòn trương cờ Trung Quốc 6 ngôi sao, để đánh tư sản mại bản, làm cho dân Ba Tàu Chợ Lớn nổi điên lên...cởi bỏ quần áo, trần truồng chạy rong trong khu phố Chợ lớn và leo lầu, nhẩy xuống tự tử. Cũng là hiên lột tả sự thật trần truồng miền Nam bị " Phỏng Giái sau 30 tháng 4 "
Ngày nay sau 40 năm qua, phụ nữ VN " Lột truồng " giũa đường phố là hiện tượng gì đây??!. Có phải chăng con người VN mất tất cả tình thương, hạnh phúc và quyền làm chủ gia đình, đất nước.. và phản bội với nhau, nên mất ý thức làm người...trong Thiên Đàng XHCN.VC- Vô nhân tánh . Và muốn " Đại đồng hóa với muôn loài cầm thú thời ăn lông ờ lổ "- Thật là Công Xúc Tu sĩ với dân tộc Á Đông- Việt Nam chúng ta!!!

https://youtu.be/SEHPy4KGH60  

Loạt Bài Về Saigon SAU 1975
GNA: Loạt bài về Saigon TRƯỚC 1975 đã gây nhiều phản hồi: những người dân Saigon cũ và mới nhìn lại những hình ảnh cũ và nhận ra một “biển dâu” thực sự đã thay đổi cuộc đời của chục triệu người và không gian sống của họ đã chìm khuất hoàn toàn vào một “hành tinh” khác.
Để tìm một góc nhìn khác, GNA sẽ lần lượt cho đăng lại những mẩu chuyện và hình ảnh về Saigon SAU 1975. Lăng kính của Đảng và Nhà Nước thì chúng ta đã quá rõ, GNA không cần đăng lại nơi đây (đã có hơn 700 loa phường khắp xứ lảm nhảm hàng ngày). Chúng tôi sẽ chỉ ghi lại những suy ngẫm, hồi ức và tâm tư của những NGƯỜI DÂN (Saigon cũ hay nhập cư mới) để chúng ta có chút đồng cảm về một giai đoạn lịch sử vô cùng khác biệt của Saigon.
GNA sẽ tránh đề cập về chính trị, lãnh tụ hay lịch sử. Chỉ có những mảnh đời rất DÂN, rất Saigon. (Xin các BCA khó tính tha lỗi cho tính cẩn thận của GNA với những điều cấm kỵ liên quan đến quyền lực).
Tuy nhiên, để các dư luận viên im mồm, chúng tôi xin nhắc lại trước hết quan điểm của chính phủ về ngày đại thắng 30/4:
Theo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) vừa được UBND TP HCM ban hành, thành phố sẽ tổ chức khánh thành các công trình: cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm trước ngày 15/3; tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước ngày 30/3……..
Các điểm bắn pháo hoa gồm: khu vực đường hầm sông Sài Gòn (quận 2); Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi); Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn); Khu di tích Láng Le – Bàu Cò (huyện Bình Chánh); Sân bóng đá huyện Cần Giờ; Công viên lịch sử – Văn hóa Dân tộc (quận 9) và Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11).…..
Trước đó, Thủ tướng đã phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước. Theo đó, các bộ, ngành trung ương sẽ chủ trì lễ mitting tại lễ đài ngã tư Lê Duẩn – Pasteur, Công viên 30/4 (quận 1). Thời gian tổng duyệt vào lúc 7h ngày 26/4 và chính thức diễn ra lúc 7h ngày 30/4, trong lễ mitting sẽ có tiết mục thả bong bóng và chim bồ câu. 

Sau đó sẽ là lễ diễu binh, diễu hành với sự tham dự của khối nghi trượng, các khối diễu binh (các khối đi tay không, các khối đi có súng, có khí tài) và các khối diễu hành quần chúng.
Bây giờ đến lượt NGƯỜI DÂN:
saigon sau 75
Bài 1: Hồi ức Việt Nam
Hà Trinh – VOA – 7 April 2015
Những hồi ức về Việt Nam, với tôi, là những hồi ức buồn.
Hơn hai mươi năm rời xa quê hương, mỗi khi giấc mơ Việt Nam trở về trong tôi, nó chỉ nhuốm toàn nỗi buồn, niềm lo sợ, đến mức nó có thể đánh thức tôi vào lúc nửa đêm. Rồi, tôi chỉ biết nằm thao thức, miên man suy nghĩ về những điều đã xa vẫn ám ảnh tôi như mới hôm nào.
Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt khi tôi vừa chín tuổi. Sài Gòn khi ấy, tháng Tư 1975, náo loạn bởi tiếng bom rơi, tiếng đạn nổ chát chúa, trong sự hoảng loạn của một thành phố hoa lệ. Tôi không quên nổi hình ảnh mẹ tôi, một người đàn bà trẻ mới ngoài ba mươi, đang ôm đứa em gái đỏ hỏn vài tháng tuổi của tôi, ngồi khóc nức nở. Tôi không quên được hình ảnh bà nội tôi, già yếu tóc bạc trắng xóa, nắm lấy tay bố tôi, vừa van xin, vừa mắng mỏ bắt ông phải di tản khỏi Sài Gòn, bởi ông là sĩ quan của quân đội miền Nam. Tôi không quên nổi hình ảnh bố tôi, mắt tràn mi năn nỉ bà nội tôi cho ông ở lại vì ông không bỏ được gia đình và cha mẹ già ở quê nhà, khi lệnh di tản cuối cùng chỉ cho một mình ông được phép ra đi. Ông ngoại tôi, như chiếc bóng, ngồi lặng lẽ, bất động trong một góc tối trên ghế sofa. Đôi mắt ông nhìn xa xăm vào một góc nào đó khi bên tai văng vẳng tiếng nói từ trên chiếc radio kêu gọi buông súng đầu hàng.
Trong đêm hai mươi chín tháng Tư lịch sử đó, cả nhà tôi núp trốn trong một cái hầm cá nhân tại nhà. Cái đêm dài lịch sử ấy, tôi vẫn không quên được tiếng bom rơi, đạn nổ, tiếng khóc nức nở của mẹ, tiếng cầu nguyện của bà, tiếng còi báo động xé màn đêm, tiếng gầm rú của những chiếc máy bay phản lực trên bầu trời, rồi tiếng quạt gió xình xịch của những chiếc trực thăng vần vũ trên bầu trời, tiếng bánh xích của những chiếc xe tăng nghiến trên đường nhựa, nghe rào rạo…Tôi không thể nào nhận biết những tiếng đó từ phe ta hay phe Cộng. Tôi chỉ ngồi im lặng nghe lời đoán: quân ta, quân địch của hai ông anh của mình. Và rồi, có lúc tôi lại nghe tiếng thét hãi hùng của những người, có lẽ bị thương đâu đó…
Trong cơn hoảng loạn, tôi bừng hiểu: chiến tranh đã chạm đến Sài Gòn của tôi.
Mới chín tuổi đầu, tôi đã phải tiễn bố tôi lên đường vào trại cải tạo. Bố ôm từng đứa con nhỏ, an ủi, vỗ về, bảo “mấy con chóng ngoan, bố học tập chừng một tháng sẽ trở về phụ giúp mẹ, bà và bác nuôi dạy tụi con”. Bố vỗ vai người anh lớn của tôi, bảo ráng phụ giúp ông  bà, mẹ và bác dạy dỗ các em, làm gương tốt cho các em noi theo. Anh tôi, nước mắt ngần ngật, đong trên khóe mắt, gật đầu. Tôi biết rằng, ở lứa tuổi mười ba ấy, anh tôi chẳng hiểu nổi làm gương tốt là như thế nào để dạy cái đám em đang tuổi lớn, ăn như tằm ăn rỗi.
Mẹ tôi ngồi khóc lặng lẽ, ôm đứa em mới hai tháng tuổi, nhìn bất động vào khuôn mặt măng sữa kia. Bố tiến đến gần, chỉ biết ôm lấy vai mẹ, rồi đưa tay đỡ đứa bé, xiết chặt vào lòng. Đứa em tôi vẫn thiêm thiếp ngủ sau khi no sữa mẹ.  Trao em lại cho mẹ, bố quay đi, lầm lũi ra ngoài đầu xóm. Cả nhà tôi, lủi thủi đi theo bố trông như một đám tang buồn.
Một người lính bộ đội Bắc Việt cầm súng, nhìn bố tôi thúc giục, leo lên chiếc xe cam nhông bít bùng. Trên đó đã có những con người ngồi co ro, cúi mặt. Bố chỉ xách chiếc ba lô quân đội, trong đó chỉ gói ghém vài bộ đồ, những vật dụng cần thiết cho “một tháng học tập”. Bố lặng lẽ lên xe, không quay đầu lại. Chiếc xe lăn bánh khi tấm bạt phủ xuống. Cuộc đày ải bắt đầu!  Bố đi suốt mười năm biền biệt…
Làm sao tôi quên được!
Miền nam sau tháng Tư 1975 oằn mình thay đổi. Sài Gòn cũng rướm máu đổi thịt thay da. Tôi còn quá nhỏ để có thể làm một cuộc so sánh, dẫu chỉ mang tính ước lệ của cái thủ đô từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn đông” với thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đang sinh sống. Chỉ biết một điều tôi không còn được nghe những bản nhạc mình yêu thích, không được đọc các truyện tranh dành cho trẻ con, không được mặc áo đầm đi học, không được mẹ cho tiền ăn sáng trước khi đến trường…Và còn nhiều “cái mất”, cũng như “cái không” xuất hiện sau khi miền Nam đổi chủ.
Những ngày sau đó, nếp sống náo nhiệt, năng động, ồn ào của một thành phố mệnh danh là thủ đô của miền nam, bất chợt đổi thay, bất chợt khép kín. Mọi người  ra đường lầm lũi, len lén nhìn nhau. Nỗi bất an, nỗi lo sợ đọng trong mắt từng người Sài Gòn. Những nét hào nhoáng của một thủ đô hoa lệ chợt biến đi để thay vào một thành phố ảm đạm, bất an. Những chiếc xe đạp ùa ra đường thay cho những chiếc xe hơi, xe gắn máy. Áo bà ba trở thành loại y phục thường ngày của người Sài Gòn, thay cho chiếc áo dài thướt tha, cổ điển, hay những chiếc quần tây ống loe, chiếc áo đầm hiện đại. Người Sài Gòn khép kín, ngơ ngác, vêu vao. Đường phố Sài Gòn vắng vẻ, đìu hiu, cam chịu.
Hồi ức của tôi về Việt Nam sau ngày thống nhất là những mất mát, những đau thương. Tôi đã chứng kiến những chiến dịch chống tư sản mại bản được phát động trong thành phố. Từng đoàn học sinh, sinh viên được khuyến khích tố cáo những đám người mà chính quyền kết tội là bọn tư bản lũng đoạn kinh tế nước nhà. Để chứng minh lòng yêu nước, lớp thanh thiếu niên mới phải tố cáo họ với chính quyền, cho dẫu những người đó là ông bà, cha mẹ, anh em hay là bạn bè, người thân.
Tôi đã thấy những người bạn tôi, vì rơi trong diện Tư Sản Mại Bản, mà bị đuổi khỏi căn nhà nơi họ sinh sống, bị phân biệt đối xử không chỉ ngoài xã hội mà cả trong học đường. Những cái chết tức tưởi vì bị cướp đất, cướp nhà. Những căn nhà bị đập nát, những đoàn người bị xua đuổi khỏi thành phố về các vùng nông thôn hẻo lánh. Để rồi vài tháng sau, họ, những những con người đó lại âm thầm trở về thành phố, gia nhập vào đám người ăn mày như những thây ma vất vưởng, sống lê la dưới gầm cầu, dưới mái hiên nhà, chỉ mơ một ngày trở lại căn nhà chôn nhau cắt rún mà nay đã thay tên đổi chủ.
Trong lớp học, tôi và các bạn tôi nói về những chuyến vượt biển nhiều hơn là những phương trình toán học. Chúng tôi  xì xào với nhau về những chuyến ra đi của bạn bè nhiều hơn là thảo luận Chủ Nghĩa Marxist, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi vui với nhau khi nghe chuyến vượt biên của một đứa bạn thành công, hoặc cầu nguyện cùng nhau khi nghe một đứa bạn mất tích trong chuyến hải hành của nó.  Lâu lâu, trong lớp tôi lại vắng bóng một đứa học trò mà không rõ ly’ do. Nhưng chỉ sau một tuần, chúng tôi có thể kết luận chắc như đinh đóng cột rằng: “Nó dã đi vượt biên rồi”. Rồi một tháng sau, cô giáo hay thầy giáo chúng tôi lại “buồn rầu”, “long trọng” báo tin cho đám học trò biết rằng: “Em X sẽ không đến lớp nữa.”  Đám học trò lại hùa nhau đồn thổi tin tức vượt biển thành công hay mất tích của đứa bạn. “Hôm nay còn đây, mai đã ra đi” trở thành một hiện tượng bình thường trong quãng đời học sinh của thế hệ chúng tôi.
Tin đồn thổi về những nạn nhân của Khờ me Đỏ bay đến tai chúng tôi ngày một nhiều, dẫu rằng chính quyền ra sức che giấu. Không một tờ báo chính thức nào của nhà nước thông báo tin người dân Việt Nam đang bị bọn Khơ-me đỏ giết hại tàn bạo bên kia bên giới. Xác chết thả trôi trên hồ Tông-Lê-Sáp, trôi theo dòng Cửu Long về đến Việt Nam.  Cho đến khi chiến tranh thật sự nổ ra ở dọc Tây Ninh, người dân mới giật mình hoảng sợ. Mùi tử khí của cuộc chiến hai mươi năm tương tàn chưa tan hết, lại đến cuộc chiến tranh giữa “những người đồng chí anh em quốc tế”.
Tôi không thể nào quên về một người bạn kể chuyện lúc anh làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Anh đã rưng rưng nước mắt khi kể về sự tàn ác của quân đội Khơ Me đỏ tàn sát dân Khơ Me cũng như dân Việt mà anh chứng kiến.  Chúng tôi cùng sùi sụt theo lời kể của anh. Để rồi vài tháng sau, chúng tôi lại nhận tin anh hi sinh trên chiến trường Cam Bốt. Chúng tôi đã reo vui khi nghe Campuchia giải phóng, rồi lại  nhức nhối khi nghe tin bạn mình đã bỏ mình trên đất bạn.
Những ai vào tuổi tôi, có lẽ sẽ chẳng quên về Sài Gòn với những ngày sôi động vào chiến dịch đổi tiền. Đồng tiền ngày hôm qua có thể mua được một chiếc xe Honda, ngày hôm sau không mua nổi một bó rau lang, rau muống. Thứ chiến dịch ăn cướp đó đã đẩy biết bao người lao đầu qua thành cửa sổ, chết tức tưởi vì của cải mình gom góp hàng chục năm, trong một đêm đã tan tành mây khói. Nhưng chính nhờ nó, qua bàn tay ảo thuật của những kẻ đẻ ra nền kinh tế đổi tiền đó, lại trôi vào trong túi của những người nắm giữ chức danh, quyền thế. Chỉ trong một đêm, hắn đang là một anh bộ đội chân mang dép râu, đầu đội mũ cối, hút thuốc rê nâu, bỗng chốc hóa thành một thứ quan viên giàu sụ. Trong cái tranh tối, tranh sáng của một thể chế kinh tế “vật đổi sao dời” đến chóng mặt kia, đạo đức xã hội chuẩn mực mà người Sài Gòn được thừa hưởng từ cha ông ngàn năm xây dựng, phút chốc biến thành thứ đạo đức lừa thầy, phản bạn, chém chúa, lộn chồng của một xã hội hỗn loạn, nhiễu nhương, khi ăn cướp trở thành một chính sách.
Vẻ đẹp Sài Gòn chỉ còn trong cổ tích.
Hồi ức Việt Nam của tôi là một mảng tranh buồn màu xám.  Bởi khi tôi ra đi còn biết bao điều dang dở, méo mó ở sau lưng. Ngày ra đi, phía trước tôi là đường tương lai mờ mịt, sau lưng tôi là quá khứ tối tăm của một thế hệ bị quăng bên lề xã hội. Chúng tôi đã sống như thứ hình nhân câm nín, một thứ công dân hạng hai.Luôn luôn được nhắc nhở rằng hơi thở mà chúng tôi đang có được là nhờ ơn cách mạng khoan hồng. Thế hệ chúng tôi chỉ là lớp vỏ đệm của những biến cố lịch sử ở Việt Nam sau cuộc chiến “một mất một còn” giữa những người chung dòng máu Lạc.
Dẫu thế nào, tôi vẫn mơ có một ngày quê hương sẽ rũ bỏ hết những vết thương quá khứ. Những vết thương cần khép miệng để lành hẳn theo thời gian. Ta cần phải làm hòa với quá khứ để đi tiếp ở hiện tại và ở tương lai. Không chỉ thế hệ tôi, thế hệ trước tôi, thế hệ sau tôi, sẽ tiếp nối không còn ranh giới. Cái ranh giới: địch và ta sẽ không còn tồn tại.  Cho dẫu lịch sử Việt đã ghi dấu đất nước bao lần chia cắt, nhưng người Việt Nam vẫn luôn hướng về nhau với tấm lòng sắt son: máu chảy, ruột mềm.
Gần bốn mươi năm kết thúc cuộc chiến tranh tương tàn lịch sử. Dấu vết chiến tranh đã không lại gì trên những vùng đất giao tranh xưa. Sự sống hồi sinh sau bao năm tháng người dân Việt phải vật lộn với cuộc mưu sinh. Có mấy ai nghĩ nhiều về những người đã nằm xuống. Có thể nào, chúng ta hi vọng một ngày, sẽ thấy một nơi chốn được dựng lên trên nền đất Việt, để con cháu Việt đời sau, được đến nơi, được tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam cho dẫu họ ở bên này hay bên kia chiến tuyến.  Người ta không ai biết chắc có bao nhiêu người đã mất trong cuộc chiến này. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả những con người đó chỉ hy sinh cho điều duy nhất: lòng yêu quê hương và sự trường tồn của dân tộc.
 

1- Đánh tư sản mại bản Sài gòn miền Nam VN
“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975


Sài Gòn trước 1975.

I. ĐÁNH TƯ SẢN

ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam

Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

Đợt X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm.

Đợt X2 được Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.

Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa, xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh,… etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa.

Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí vốn đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc

Riêng về chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị vào tháng Năm năm 1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đát đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.

Tình trạng ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.

Tổng số lúa mà nông dân miền Nam bị chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.

Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt thu lúa từ năm 1977 trở đi.

Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.

Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm trưởng ban cải tạo TW Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực tiếp đợt thực hiện này.

Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3, ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!

Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị trắng tay, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.

Riêng về tổng số vàng, nữ trang tịch tư từ tư bản ở miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trưng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương thu trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN ở miền Nam.

Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.

Trung bình, mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai, nhà cửa, phụ tùng thiết bị, đồ cổ, và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.

II. KINH TẾ MỚI:

Tất cả những ai tại Sài Gòn bị Sản Hà Nội tịch thu nhà, tài sản điều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý.



Những người bị tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới.

Chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho Hà Nội quản lý. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN như sau:


THỜI KỲ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ THỰC HIỆN GHI CHÚ
1976-1979 4 triệu người 1,5 triệu người 95% là từ Sài Gòn
1979-1984 1 triệu người 1,3 triệu người 50% là từ Sài Gòn

Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:

  • 30% trả thuế

  • 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;

  • 15% trả lương cho cán bộ quản lý;

  • 30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động
Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng tịch thu hết 70% và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa sống trong vùng Kinh Tế Mới.

Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Hà Nội đối với những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản.

Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh.

Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn.

III. Quyết Định 111/CP của Hà Nội về việc “Đánh tư sản” ở miền Nam Việt Nam

Quyết định 111/CP của Hà Nội là một tài liệu chứng quan trọng. Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt, đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.

Xem Nguyên văn quyết định 111/CP:
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=1585

Trích:
(IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGỤY QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG
  1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.

  2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:
    • Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
    • Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
    • Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
    • Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.

Điều IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.

Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu: “Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.” Bởi không có định nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.

Không khí hoảng sợ, đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.

IV. Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Hà Nội:

Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.

Cho đến giờ phút này, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Hà Nội.

Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.

Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.

Sang đến năm 1989, báo SGGP từ Sài Gòn chịu 90% ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo)

Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ cải thiện khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp.

Mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh của Đảng cũng bị dẹp dần đi.

Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động này.

__________________

[Tham khảo: Bên Thắng Cuộc: PHẦN I: MIỀN NAM / CHƯƠNG III: ĐÁNH TƯ SẢN (Huy Đức)]
Sign in|Recent Site Activity|Repor

Nguồn:  https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/e-f-g-h/huy-dhuc/-dhanh-tu-san-o-mien-nam-sau-1975

 BỘ PHIM: CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG
Bộ phim: Chúng Tôi Muốn Sống Xin giới thiệu bạn đọc bộ phim “Chúng Tôi Muốn Sống” tái hiện lại những
thảm cảnh đau thương, man rợ trong cuộc ‘Cải cách ruộng đất’ vào thập
niên 50 tại Miền Bắc. Bộ phim được sản su...
anhnghi • một giờ trước
Phim " Chúng tôi muốn sống " được VNCH thực hiện 1956 , đến nay hơn nữa thế kỷ rồi , xem lại những thước phim này thế hệ trẻ ngày nay mới thắm thía chế độ cộng sản là thế nào ? con người hay thú vât ? . . 1954 CCRĐ là thế đó ? 1975 đánh tư sản mại bản , cải tạo công thương nghiệp miền Nam ? bao nhiêu bất công , tàn nhẫn với người miền Nam ? . . xây dựng định hướng XHCN là thế đó ? . . We want to know ???
one eyed • 4 giờ trước Hoan nghênh DLB còn ghi lại được tài liệu là phim CTMS nắm 1956 để nói lên bộ mặt thật của chính sách CCRĐ của Cộng sản Bắc Việt tàn ác , vô nhân đạo với nhân dân thế nào ? để phản biện lại cái mà HN vừa mở cuộc triển lãm CCRĐ 1954 ? sự thật vẫn là sự thật ? ... hiện nay " Chúng tôi muốn biết ! " ???
Xem thêm

 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/09/bo-phim-chung-toi-muon-song.html?spref=fb

Nguồn: https://plus.google.com/109586918239522307642/posts/V458DedaQrH

Có phải vi cái "Đánh tư sản mại bản" năm 1978 mà dẫn đến Chiến tranh biên giới năm 1979 không? 

Kết quả hình ảnh cho chiến tranh biên giới việt trung 1979 Kết quả hình ảnh cho chiến tranh biên giới việt trung 1979Kết quả hình ảnh cho chiến tranh biên giới việt trung 1979Kết quả hình ảnh cho chiến tranh biên giới việt trung 1979

Mìn nghe nói là tháng 3 hay tháng 9 năm 1978 gì đó, nước ta mở chiến dịch "Đánh tư sản mại bản", mục đích là "tịch thu tài sản của những kẻ tư bản, và đẩy chúng đi Kinh tế mới để chúng biết mùi lao động mà chúng đã bóc lột của nhân dân". Mình thấy nó cũng giống Cải cách ruộng đất năm 54 vậy, nhưng ít tàn bạo hơn. Cũng nghe nói ngoài những người Việt Nam giàu, Đa số cộng đồng người Hoa khu Chợ Lớn đều bị tịch thu tài sản, và từ đó tình hình VN-TQ xấu đi cho đến cái Chiến tranh biên giới năm 1979 phải không?
 Nguồn: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20110616193659AAtBvo0

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét