Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Phong trào phản chiến P2

Tiếp theo...
PHONG TRÀO PHẢN CHIẾN VIỆT NAM-{ P2}

Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản Trịnh Công Sơn & Khánh Ly

Mấy hôm nay thấy quãng cáo trên TV, một chương trình ca nhạc thật “hoành tráng” với những ca khúc của Phạm Duy & Trịnh công Sơn và những giọng ca tên tuổi trong nước cũng như hãi ngoại, vào cuối tháng nầy tại San José và nam Cali. Lãng Tử tôi thấy buồn cười, tại sao không là tháng nào khác mà là tháng 4?
Chẳng qua là có một số người vẫn còn mê muội ca tụng TCS xem hắn như một thiên tài, một hiện tượng của nền âm nhạc VN…mỗi năm cứ đến đầu tháng 4 thì lại làm giổ, tổ chức tưởng niệm, vinh danh… cho tên cs nằm vùng họ Trịnh nầy.
Năm nay nhằm để tránh những chống đối nếu chỉ có tên TCS đơn độc, những tên con buôn âm nhạc ma mị kéo thêm tên lão già mất nết P.Duy vào đứng chung với TCS (thật ra cái tên P.Duy cũng chẳng thơm tho gì).
Họ ra rã nói là chúng tôi vì nghệ thuật chứ không vì tiền, chi phí tổ chức rất tốn kém, nếu vé bán không được 2/3 coi như lỗ nặng…Ha!Ha!Ha!!! biết lỗ mà vẫn bỏ ra bao công sức để làm, vì nghệ thuật hay vì muốn tiếp tục ru ngủ cộng đồng NVHN để họ bớt chống đối nhà nước csVN, như là bọn csVN đã từng dùng TCS (một thành viên trong cái gọi là Tổ chức trí vận của Thành Ủy Việt cộng Huế) để ru ngủ gây suy sụp tinh thần yêu nước của thanh niên, sinh viên, học sinh miền nam trước 1975, tạo nên phong trào chống chiến tranh (một chiều) khắp nơi để gây hổn loạn, bất mãn trong miền nam, đòi người Mỹ rút quân…tiếp tay cho bọn cs chiếm trọn miền nam Việt Nam.
Miền nam Việt Nam không mất trên chiến trường mà mất trên bàn hội nghị Ba lê, mất ngay tại thủ đô Washington DC của Mỹ, hậu quả của những cuộc biểu tình phản chiến (một chiều) khắp nơi do bọn cs quốc tế giựt dây. Không ai chịu hiểu rằng người dân miền nam chúng tôi cũng đã chịu quá nhiều đau thương từ cuộc chiến tranh triền miên đó, chúng tôi cũng mong ước có hòa bình trên đất nước mình, nhưng không thể đứng yên để kẻ cướp vào nhà cướp đi hết mọi thứ, trói tay chủ nhà và gọi đó là giãi pháp hòa bình, chúng tôi phải tự vệ mà thôi.
Thế mà bây giờ vẫn còn một số người chưa tỉnh thức, vẫn cho rằng Trịnh Công Sơn là một “thần thoại”, một “di sãn văn hóa” cần phải bảo tồn (?). Nếu là những thành phần trẻ sinh sau 1975 hay thành phần ở lại sống dưới chế độ csVN nhiều năm thì còn có thể châm chế được, tuy nhiên cũng còn một số người thuộc thành phần trí thức trước 75 mà vẫn còn u mê không nhận thức được những ngôn từ được dùng trong các bài nhạc của người ns họ Trịnh nầy chỉ là vay mượn trong các tác phẩm triết học của các triết gia hiện sinh thời bấy giờ như Jean Paul Sartre, Albert Camus…(xem bài viết của tác giả Kim Phạm người bạn học của TCS tại trường Jean-Jacques Rousseau dưới đây).
Mỗi năm vào đầu tháng 4, cùng với trong nước họ dựng cái xác TCS lên để sơn phết lại cho xứng với bản chất “siêu phàm” của một tên cs trá hình, đã từng là cánh tay đắc lực của cs để làm sụp đỗ miền nam VN. Hãy nghe những lời kêu gọi của TCS trong ngày “giải phóng” 30-4-75 dưới đây.
Cũng đừng quên cs Khánh Ly như là “cái bóng” của TCS (đó là do chính KL nói), bà ta đã tiếp tay TCS để phổ biến những ca khúc “phản chiến một chiều” của TCS như: Ca Khúc Da Vàng, Ca Khúc TCS, Kinh Việt Nam…gần đây bà ta còn hát trong một buổi tiếp tân tại nam Cali. của tên phó LS csVN  Trần như  Sơn (xem video).
Lãng Tử 75
Tài liệu âm thanh kèm theo đây là tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh vào trưa ngày 30.4.1975.
Tiếp theo là lời của ông Nguyễn Hữu Thái, cựu lãnh đạo sinh viên miền Nam,
Lời chấp nhận đầu hàng của một sĩ quan Quân đội Nhân dân.
Rồi ông Nguyễn Hữu Thái giới thiệu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trước khi nhạc sĩ phát biểu.
Nguyên văn phát biểu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
Tôi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em văn nghệ sĩ ở miền nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta, đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này.
Cũng như những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả những kết quả đó.
Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền nam Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.
Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.
Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước chúng ta.
Chính phủ Cách mạng Lâm thời sẽ đến đây với thái độ hoà giải tốt đẹp.
Các bạn không có lí do gì sợ hãi để phải ra đi cả.
Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay.
Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi xin ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng Lâm thời để góp tiếng nói xây dựng đất miền Nam Việt Nam này
(Không rõ) Gặp tất cả anh em ở trong Ủy ban Cách mạng Lâm thời.
Hiện tại chúng tôi đang ở tại đài phát thanh Sài Gòn và tôi mong các bạn chuẩn bị sãn sàng để đến đây góp tiếng nói, lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm.
Và tôi xin tất cả các anh em sinh viên học sinh của miền nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau, khóm phường đều kết hợp chặt chẽ chuẩn bị để đón chờ Ủy ban Cách mạng Lâm thời đến.
Xin chấm dứt. Và tôi xin hát một bài.
Hiện tại ở trên đài thì không có đàn ghi-ta.
Tôi xin hát lại cái bài “Nối vòng tay lớn”.
Hôm nay thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết.
Trịnh Công Sơn: Phản Chiến Hay Việt Cộng Nằm Vùng
Trước Ngày 30-4-1975?
Mường Giang

Tháng 5-1970 tại Ðại Học Kent State ở tiểu bang Ohio (Hoa Kỳ), đã trở thành trung tâm của một cuộc bạo loạn đẩm máu chưa từng có, giữa đám biểu tình phản chiến chống chiến tranh VN và lực lượng vệ binh quốc gia. Kết quả có nhiều sinh viên trúng đạn chết và bị thương. Thảm kịch trên đã tạo nên một sự chia rẽ trầm trọng trong chính quyền Mỹ và người dân Hoa Kỳ. Hậu quả sau đó khiến Tổng Thống Nixon không còn con đường nào lựa chọn, nên đã ra lệnh triệt thoái quân đội Mỹ ra khỏi VN, bỏ mặc Miền Nam cho Cộng Sản Bắc Việt cưởng chiếm vào trưa ngày 30-4-1975 bằng súng đạn mua chịu của Nga Tàu.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, tại Mạc tư Khoa, Nguyễn Hửu Thọ đã bày tỏ lòng tri ân xâu xa tới “ các phóng viên và báo chí phương tây “, trong số này quan trong nhất vẫn là Hoa Kỳ, vì đã mang lại chiến thắng “ từ trên trời rớt xuống “ cho VC một cách bất ngờ, mà ngay các chóp bu của đảng, cũng ngơ ngơ ngẩn ngẩn không biết đâu mà mò.
Chính bọn trí thức bất lương này, đã lợi dụng thiên chức “ báo chí “ để bẻ cong ngòi bút, đổi trắng thay đen, loan tin bừa bãi một chiều, ca ngợi Cộng Sản xâm lăng bắn giết đồng bào vô tội. Tất cả cũng chỉ với mục đích làm mất uy tín của chính phủ Miền Nam trên diễn đàn quốc tế và xuyên tạc cuộc chiến đấu chính nghĩa của QLVNCH.
Nhờ vậy, Việt Cộng dù đã bại trận khắp chiến trường Miền Nam, từ Mậu Thân 1968 tới trận chiến long trời lở đất tại Quảng Trị, An Lộc, Kon Tum năm 1972 .. nhưng cuối cùng lại “ đại thắng mùa xuân “ ngay trên bàn giấy thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, làm cho siêu cường số 1 của thế giới, phải cúi mặt nhục nhã từ ấy đến nay vẫn chưa hết nhục vì bị chính đồng bào mình đâm sau lưng mình một cách tận tuyệt.
Ðó là chuyện của nước Mỹ. Tại VN, hiệp định Genève chia đôi đất nước được cái gọi là Liên Hiệp Quốc, áp đặt vào dân tộc nhược tiểu VN từ tháng 7-1954, trong khi chính người dân cả nước đã hy sinh máu xương suốt chín năm kháng chiến, để giành lại đất nước mình trong tay thực dân Pháp. Giữa lúc chính phủ miền Nam dồn hết nhân vật lực để kiến tạo lại quê hương bị tàn phá sau 100 năm bị giặc Tây đô hộ, hầu mang ấm no hạnh phúc cho muôn dân, thì trên đất Bắc, không khí chiến tranh gần như nguyên vẹn. Bức tranh vân cẩu đã được nhà thơ Phùng Quán vào tháng 10-1956 , vẽ lên khi ông chứng kiến được những sự thật não lòng.
“ Ta đã đi qua những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt
Tôi đã gặp những bà mẹ già quấn giẽ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng
Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa
Tôi đã gặp những cô gái trồng bông
Hai mươi ? ba mươi ? Tôi không nhìn ra nữa
Mồ hôi sôi trên lưng, mặt trời như mõ hàn xì lửa
Ðốt đôi vai cháy hồng .. “.

Ðiều này cũng dễ hiểu, vì Hà Nội lúc nào cũng phải trường kỳ chiến đấu trong thân phận của một mũi xung kích, do cọng đảng quốc tế giao phó. Bao nhiêu khuôn vàng thước ngọc của Mao Trạch Ðông ban truyền từ năm 1942 tại Diên An, đều đước các đảng viên cao cấp mang về VN xào nấu lại thành cái lý thuyết chỉ đạo văn nghệ tập thể vô sản chuyên chính. Sau cùng để cho hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn chiến tranh, những lập thuyết đề cương văn nghệ mới lại tiếp tục ra đời như thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng, qua cái bình phong hội văn nghệ giải phóng miền Nam, giải văn nghệ Nguyễn đình Chiểu..
Ðọc văn biết người nhưng trong dòng văn học miền Bắc, thì chỉ cần nhìn tựa sách cũng đủ biết hết nội dung.Tất cả các văn thi sĩ đã thành danh thời tiền chiến như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn công Hoan, Thanh Tịnh, Cù huy Cận, Thế Lữ, Xuân Diệu.. cho tới những người mới nổi như Nguyễn Ngọc, Lê Lựu, Nguyễn Sáng.. kể luôn nhóm cọng sản đang nằm vùng tại miền Nam như Giang Nam, Ðoàn Giỏi, Nguyễn văn Bổng.(trong bưng) , Thái Ngọc San, Ðông Trình, Trần Duy Phiên, Trần Hồng Quang, Trường Sơn, Tần Hoài Dạ Vũ, Huỳnh Ngọc Sơn, Trần Hữu Lục, Tiêu Dao Bảo Cự, Ngụy Ngữ, Võ Quê. Bửu Chỉ, Ngô Kha..(trong mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung).. đều viết theo đơn đặt hàng, đằng đằng sát khí, cổ võ hờn căm, phân chia bạn thù , chống Mỹ, chống ngụy, để cứu nước.
Vì là nền văn học nghệ thuật chuyên chính, nên mọi người viết hay sáng tạo gần giống nhau, cách mạng đánh đâu thắng đó, còn Mỹ-Ngụy thì thua chạy bò càng, máy bay bị bắn rớt liên tục và người chết như rạ. Ðảng ta thì nhân ái vì dân vì nước, trái lại Mỹ Ngụy thì hung ác bao tàn hiếu sát.. Tóm lại người làm văn nghệ mìền Bắc hay bọn “ văn nghệ sỷ nằm vùng miền Nam “ chỉ như một cái máy hay con vẹt của đảng, không biết đau lòng trước mọi hoàn cảnh, không có cảm xúc nhưng phải biết đề cao để làm sáng chói tính đảng, tính giai cấp, tính siêu việt của xã nghĩa. Không có cái ta hiện hữu ở đây mà chỉ có tập thể, chỉ có niềm vui chung do đảng quyết định, còn mọi thứ khác phải cất giữ trong đáy lòng, hó hé , kêu than sẽ bị mút mùa cải tạo hay đi mò tôm kể luôn gia đình cũng bị liên lụy. Phải đổ hết mọi tội lỗi ‘ gây chiến tranh ‘ cho Mỹ-Ngụy, để đảng có chính nghĩa dân tộc. Ðó mới chính sự thành công của người ‘ Sáng Tạo ‘ dù viết văn, làm thơ hay kịch nhạc..
Bao nhiêu năm trời phải bịa đặt, lừa dối, từ trẻ nít cho tới kẻ bạc đầu để có tem phiếu mà sống. Rồi nhà văn, thi sĩ còn phải biết hèn cúi, nịnh nọt để yên thân, khỏi bị hạ tầng công tác hay tống vào Nam làm bia đỡ đạn. Một vài con chim lạc đàn, vô tình hay cố ý bay lệch bầu trời , sẽ bị trừng trị không thương tiếc, những Nguyễn Kiên Giang ( nằm vùng), Hoàng minh Chính, Nguyễn Duy, Phạm tiến Duật, kể cả Việt Phương, thư ký của Phạm văn Ðồng, làm thơ, viết văn lệch hướng đảng đều bị nghiêm phạt. Dòng thơ phản kháng của Nguyễn chí Thiện hay Bút Tre chẳng qua cũng chỉ là những con đom đóm , cho một chút ánh sáng le lói, rồi lại vụt tắt trong bóng đêm trùng trùng :
“..anh đi công tác Pơ Lây
Cu dài giằngđặc, biết ngày nào ra..
Anh đi công tác Buôn Me
Thuột xong một cái lại về với Em..
Chị em du kích tài thay
Bắn tầu bay Mỹ rơi ngay cửa mình.”.
( Bút Tre)
Ở miền Bắc, thiên đường xã hội chủ nghĩa là thế đó, trong khi tại miền Nam, dù bị chiến tranh, mọi người vẫn có hoàn cảnh tự do tối thiểu để sáng tạo theo ý mình, cũng như không hề có dòng văn nghệ một chiều hay chuyên chính. Bởi vậy mới có trăm hoa đua nở, từ văn chương chống cộng lúc đầu, sau đó thành chống chiến tranh dù chiến tranh được cọng sản mang từ miền Bắc vào. Cũng do chiến tranh quá dài và dai dẳng, nên ai cũng buồn phiền và chán ghét chiến tranh. Rốt cục, chính phủ và người lính miền Nam phải gồng mình ôm đồm tất cả, trong lúc hậu phương buông thả hững hờ. Mọi người gần như bế tắc và chỉ còn biết bơi lội quanh quẩn trong kiếp sống hiện sinh.
Giữa lúc thời cuộc quay cuồng theo tiếng bom đạn , thì một bọn ký sinh đứng ngoài lề cuộc sống khổ đau của miền Nam, lợi dụng tự do, nhân danh tôn giáo , khơi dậy trong lòng phiền muộn của những người trong cuộc bằng trò hề phản chiến, chống chính phủ, chấp tay cầu nguyện cho bồ câu trắng hiện hình trên bầu trời miền Nam, trong lúc xe tăng, đại pháo và cả triệu bộ đội miền Bắc đang hiện diện.
Góp phần hoàn thành “ cảnh địa ngục trần gian “ của VN ngày nay dưới cùm gông cộng sản, là công đức của những kẻ “ tu hành có lộng “ và công sức của đám phản tặc học đường, bàn giấy “ no cơm ấm cật, no lòng rửng mỡ “ trên đường phố, với bom xăng trong chiến dịch “ đốt xe Mỹ”  và dòng nhạc tuyên truyền một chiều của Trịnh Công Sơn, mới nghe tưởng là “phản chiến”. Nhưng thật sự đó là những vết dao trí mạng của kẻ thù , nhắm vào người lính trận Miền Nam, dù họ ngày đêm bán mạng, bán máu, bán cả tương lai đời mình, để tạo sự an toàn cho thiên hạ tại hậu phương nhởn nhơ đờn ca nhảy nhót, đổi vợ thay chồng..như thay áo..
Sau ngày 30-4-1975, chân tướng của họ Trịnh được phơi bày qua bia miệng. Từ đó chúng ta mới biết được nhiệm vụ của con tắc kè nửa xanh nửa đỏ, được đảng cho thay da đổi lốt tuỳ theo giai đoạn, từ vai trò “ phản chiến công khai giữa đám đông “ trước Tết Mậu Thân (1968) ,tới “ nằm vùng trong bóng tối “đến khi tàn cuộc chiến..
1 - CHÂN TƯỚNG CỦA HỌ TRỊNH QUA BIA MIỆNG LƯU TRUYỀN:
Trước năm 1960, trong cảnh thanh bình khắp chốn tại miền Nam, chiến tranh thật sự tạm vắng bóng trên chiến trường, nhưng trong văn chương chữ nghĩa miền Nam, nó vẫn hiện hữu bên cạnh các tác phẩm khác viết về tình yêu, tuổi trẻ, phong tục và triết lý. Sau đó nhóm “ Sáng Tạo”  ra đời, bắt đầu một cuộc phá phách, gây xáo trộn trong thị trường chữ nghĩa một thời, dù thực tế họ chỉ là những kẻ đi tiếp con đường vạch sẵn của phong trào thơ mới, của tiểu thuyết hiện sinh, của nhóm đệ tứ cọng sản quốc tế đả tàn lụn tại VN vì sự thanh trừng nội bộ.
Những thơ văn sáng tác của Thanh tâm Tuyền, Quách Thoại, Tô thùy Yên, Duy Thanh, .. mang cái ám ảnh của chiến tranh, dù trong tưởng tượng lúc đó, để có cái cớ sống hiện sinh, cá nhân, triết lý siêu hình.. như kiểu cách của các triết gia tây phương Albert Camus, Alain Robbegrillet, Nathalie Sarraute.. nghĩa là phải sống cho cái bản ngã riêng mình vì hoài nghi hết mọi người chung quanh.
Nhưng trong cái không khí sống chết mặc bây, may thay đã thấy xuất hiện Nhã Ca (đêm nghe tiếng đại bác, người tình ngoài mặt trận, giãi khăn sô cho Huế.), Ý Uyên (bão khô, tượng đá sườn non, ngựa tía.), Dương nghiễm Mậu ( địa ngục có thật, khi người chết có mặt..) Trang Châu (y sĩ tuyền tuyến), Văn Quang, Ðổ Tấn, Võ hữu Hanh, Phan nhật Nam, Vũ ngự Chiêu.. viết về tình yêu, tình đồng đội và thảm trạng chiến tranh, bằng lương tâm của người cầm bút trong cuộc, những người lính sống thật với lửa đạn chiến trường.
Cuộc binh biến 1-11-1963, tiếp tới ba năm xáo trộn (1964-1967) khiến xã hội miền Nam bắt đầu quây cuồng trong cơn lốc chính trị, do lòng tham lãnh tụ của bọn “ loạn tướng kiêu tăng”  tạo cơ hội cho cọng sản miền Bắc trỗi dậy và hiện diện trùng trùng khắp ngõ ngách VNCH. Những trận đánh đẫm máu, những cái chết của đồng đội, sự thương vong đổ vở của đồng bào trong vùng chiến nạn, cộng với cảnh lố lăng, tham nhũng, trò lộng hành của đám lãnh tụ sa lông cuồng ngông ở đô thành.. và cuộc sống sa đọa theo đồng đô la xanh đỏ, của gái điếm, me Mẽo, Ba Tàu, bọn quan tướng có thế lực.. làm cho tuổi trẻ và giới trí thức trở thành mất lòng tin, hoài nghi tất cả, nên lao đầu vào cuộc sống hiện sinh không bến bờ.
Tường đổ thì bìm leo, một số cọng sản nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lữ Phương, Lưu Nghi, Vân Trang, Minh Quân, Nguyễn ngọc Lan, Nhất Hạnh, Thế Nguyên .. trên các tờ Hành Trình, Ðối Diện, Tin văn, Ðất nước.. liên tục tố cáo chính quyền tham nhũng, bất công, đòi liên hiệp với cọng sản. Trong khi đó, Văn và Bách Khoa cũng đăng những bài thơ phản chiến của lớp người mới nổi sau năm 1970 như Ngụy Ngữ, Thái Ngọc San, Tần Hoài Dạ Vũ, Ngô Kha.. bôi bẩn danh dự của QLVNCH một cách không nhân nhượng.
Còn gì bi thảm hơn cho những người lính đang cầm súng chiến đấu, để bảo vệ quê hương, lại bị những tên phản chiến như Ngụy Ngữ mạt sát “chúng tôi là một thứ quân đội viễn chinh.. và quê hương bát ngát này không cần đến bọn viễn chinh.”.
Văn chương sắt máu, phản bội kiểu này, nếu sống dưới chế độ cọng sản, liệu y có còn mạng để sống, chứ đừng mơ tưởng để viết. Ðó là mặt thật của hai cảnh đời trái ngược. Người miền Nam như vậy, tại sao chúng ta không mất nước và thua trận ?
Trong cảnh tranh tối tranh sáng của ba năm xáo trộn (1964-1966), miền Nam gần như vô chính phủ vì thay đổi liên tục, bỏ ngõ phường phố cho sinh viên học sinh Sài Gòn, Huế.. tha hồ xuống đường biểu tình hoan hô đã đảo. Trong một cuộc biểu tình quanh khu vực Chợ Bến Thành (Sài Gòn) để đả đão Nguyễn Khánh và đòi xé bỏ cái gọi là ‘ Hiến Chương Vũng Tàu’, có một nữ sinh trường Bồ Ðề tên Quách Thị Trang, đã bị lạc đạn chết giữa đêm tối.
Một Quán Cà Phê “ Sinh Viên “ mang tên Văn cũng được ra đời trên khu đất trống mà Pháp dự định xây Bót Catina, giữa các đường Lê Thánh Tôn, Công Lý, Nguyễn Trung Trực.. do Nguyễn Khánh tặng, để ve vuốt bớt sự căm phẩn của giới SVHS lúc đó, sau cái chết của Quách Thị Trang. Nơi này cũng là trụ sở của tổng hội Sinh Viên Sài Gòn, lúc đó do Lê Hữu Bôi và Nguyễn Trọng Nho lãnh đạo. Quán Văn do sinh viên của trường Ðại Học Văn Khoa tạo dựng, nên hằng đêm được sự ủng hộ đông đảo của các sinh viên trên, tụ tập cả ngàn người.Trong phong trào hát du ca lúc đó, có cặp “ Trịnh Công Sơn-Khánh Ly”  tới hát, với những “Ca Khúc Da Vàng”.
Căn cứ vào tài liệu của ký giả sân khấu kịch nghệ Nguyễn Việt, viết cho tờ Tinh Hoa của Nguyễn Thạch Kiên tại Sài Gòn trước tháng 5-1975, thì cặp Sơn-Ly mới từ Ðà Lạt xuống. Lúc đó Khánh Ly rất bụi đời, đi chân đất, tay luôn kẹp điếu Salem, hát những bản nhạc của họ Trịnh, cũng là người đệm đàn cho Khánh Ly hát.
Thời gian này Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều bản nhạc như Ướt Mi, Lời Buồn Thánh.. nhưng không được các ca sĩ thời đó để ý vì họ chỉ hát các tác phẩm của những nhạc sĩ nổi tiếng đương thời như Lam Phương, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Lê Dinh, Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Y Vân, Lan Ðài, Phạm Mạnh Cương, Duy Khánh, Trúc Phương.. mang tính cách đại chúng. Trong khi đó nhạc của Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn.. vừa mới nổi lên, lại chỉ hạn chế trong giới tuổi trẻ nên không được đón nhận nhiều.

Ngay tại Quán Cà Phê Văn, cặp Ly-Sơn cũng bị dội ngược bởi cặp Thanh Lan-Vũ Thành An với “ những bài không tên “, rồi Thanh Lan-Từ Công Phụng, Thanh Lan-Ngô Thụy Miên.. được giới sinh viên ủng hộ đông đảo.
Ðây cũng là điều dễ hiểu, vì trong lúc cặp “Ly-Sơn”  hát toàn những bài phản chiến giữa lòng đất nước đang bị Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng, dầy xéo. Còn nhạc của Sơn toàn nói chuyện trên trời dưới biển, chỉ có những kẻ ăn không ngồi rồi mới có thời giờ thấu triệt. Trong lúc đó Thanh Lan là sinh viên của Văn Khoa, lại hát nhạc của Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên.. rất ủy mị trữ tình, chỉ ca ngợi tình yêu tuổi trẻ.. được coi như là những người đã khai phóng nét mới lạ cho Văn suốt thời gian tồn tại. Vì vậy những đêm có mặt họ, được mọi người đông đảo ủng hộ hơn là thời gian có sự hiện diện của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn.
Một biến cố lớn đã xãy ra trong đêm Giáng Sinh 1968 tại Quán Văn, khi một thanh niên lên máy vi âm tuyên bố “hôm nay văn nghệ ăn mừng ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng MN (MTGPMN)”. Nhưng sv Ngô Vương Toại lên giựt máy nên đã bị tên này bắn trọng thương. Từ đó, họ Trịnh cũng bỏ trốn luôn và sống trong bóng tối mà sau này trên tờ Ðất Việt do hội kiều bào VC xuất bản, Sơn cho biết “mình đã trở về với nhân dân từ năm 1968”.
Chiều ngày 30-4-1975, tại Ðài Phát Thanh Sài Gòn trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trịnh Công Sơn xuất hiện, kêu gọi giới văn nghệ sĩ Sài Gòn theo VC sau đó hát bài “nối vòng tay lớn” coi như một cột móc kết thúc cuộc đời của một tên đặc công văn nghệ, nằm vùng tại miền Nam VN, đang sống trên đời nhưng đã bị xã hội khai trừ nguyền rũa.
Trong tác phẩm “Theo chân những tiếng hát” nhà văn Hồ Trường An có viết về Khánh Ly và Trịnh Công Sơn: “ sự xuất hiện của Trịnh Công Sơn cùng với Khánh Ly mới từ Ðà Lạt xuống… rất mờ nhạt. Trong lúc đó Thanh Thúy hát ‘Ướt Mi’, Thái Thanh thâu dĩa ‘Diễm Xưa’, Hà Thanh trình bày ‘Hạ Trắng’. Tất cả do Trịnh Công Sơn sáng tác nhưng đã không được giới hâm mộ đón chào, dù những ca sĩ trình bày các bản nhạc trên đều là những người đang nổi tiếng và rất được ái mộ. Phải đợi đến Bạch Yến hát ‘Lời Buồn Thánh‘ và Lệ Thu qua bài ‘Xin Mặt Trời Ngủ Yên’.. thì thiên hạ mới bắt đầu dòm ngó tới họ Trịnh “.
Nhưng đây cũng không phải là lý do chính đưa Trịnh góp mặt với đám đông. Phải đợi tới năm 1967, khi Trịnh đưa hai tập nhạc của mình ‘Ca Khúc Da Vàng và Ca Khúc Trịnh Công Sơn’ cho Tô Thùy Yên nhờ viết tựa và giới thiệu.
Cũng theo Hồ Trường An, thì chính Tô Thùy Yên mới là động lực bắt thang đưa Sơn lên mây khi phóng bút ca Sơn hết cở , lại còn đem họ Trịnh so sánh với vua David qua những bài ‘ Thánh Vịnh’, ‘Diễm Tình Ca‘ của vua Salomon hay những chàng du ca (troubadour thời Trung cổ.. Nhờ những lời bốc này mà Trịnh đã bay thật xa và dính vào mắt của giới trẻ thời đó, phần đông chuộng thời thượng và ưa làm dáng trí thức dõm.
Nên không lạ gì có nhiều kẻ biết mình sẽ bị thiên hạ chữi rủa, khinh miệt khi mở miệng hát những bài do Trịnh sáng tác, trù ẻo cuộc đời, đất nước, dân tộc, theo kiểu triết lý hiện sinh nôn mữa của đám Tứ Quái nghiện ngập ‘The Beatles’ bên Mỹ, qua các bài “Xin Mặt Trời Ngủ Yên”, “Vết Lăn Trầm”. Ðây là chuyện quái gỡ ... nhưng vẫn cứ đeo mặt nạ để hát, vì kẻ đó sẽ được coi như là vĩ nhân thời thượng. Dịp này, Sơn còn ngông nghê muốn mời nhà văn Nguyễn Thị Hoàng theo mình đi du ca tứ xứ sau khi đã bị cả Thanh Thúy lẫn Lệ Thu từ chối hợp tác văn nghệ kiểu Khánh Ly...
Mới đây trên tờ Kiến Thức Ngày Nay số đặc biệt Xuân Ðinh Hợi 2007, Nguyễn Ðắc Xuân có nhắc tới “một người yêu của Trịnh Công Sơn” tên Nga My đang ở Orange County CA. Bà nay quen biết với Họ Trịnh từ giữa thập niên 60 khi còn ở Huế, nên viết hồi ký kể lại chuyện của hai người. Tình nhất là việc chàng rất ngông với tật bắn tàn thuốc lá lên nóc mùng và bất chấp có người khác nằm bên cạnh, vẫn cứ đòi nàng cho mình “một đứa con”. ( KTNN số 593, trang 58-61). Kỳ hơn là việc Trịnh đã yêu bà dì là Nga My, còn đèo thêm cô cháu là cs Hồng Nhung (đang ở Mỹ) nên đã sáng tác “mùa thu Hà Nội” để dụ khị nàng.
Chân tướng của Trịnh Công Sơn là vậy đó, thế mà cũng có người đòi tôn vinh gã, coi như là một di sản văn hóa của dân tộc Việt Cộng.
2-TRỊNH CÔNG SƠN PHẢN CHIẾN HAY NẰM VÙNG ?
Họ Trịnh đã chết từ tháng 4-2001 nhưng tới nay vẫn không yên mồ vì cái đám bợ đít cứ dựng dậy sơn phết một thây ma đã rã mục, chọc tức thiên hạ để mọi người có dịp “ đào mồ cuốc mã” một tên điếm văn nghệ, đã góp phần đem thê lương đói rách tới Dân Tộc Việt. Vì chính nó đã “ăn cơm quốc gia, thờ ma Hồ tặc“ như lời gã thú nhận lúc trưa 30-4-1975, trên đài phát thanh Sài Gòn “ rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay..”  trong lúc cả miền Nam đang chìm trong biển khổ .. thật đúng với cái cảnh “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày…” và cái thảm kịch đó do ai gây ra? chắc chắc Trịnh Công Sơn phải biết vì y dù gì chăng nữa cũng là một giáo chức, đã có thời gian từng đứng trên bục gổ dạy dổ học trò mình.
Rồi thì “gia tài của mẹ” quằn quại trong cảnh đau thương, tương tàn.. đã được nối tiếp, làm cho người miền Nam thêm nưc nở đau lòng trước thảm kịch chiến tranh. Ðiều này đã nói lên được tài hoa của nhạc sĩ họ Trịnh nhưng có điều gã lại quên không giải thích cho đồng bào mình biết: Chính Việt Cộng là kẻ đã mang chiến tranh và thù hận tới cho đất nước này. Nên muốn sớm có hòa bình vĩnh cửu, có tự do no ấm thật sự cho dân tộc và đất nước, mọi người phải đoàn kết một lòng “chống Cộng” để tiêu diệt chúng, chấm dứt cái cảnh “ba mươi năm nội chiến từng ngày”.
Hai mươi năm tồn tại của VNCH (1955-1975) cho dù không phải là cảnh thiên đàng hạ giới như tại các quốc gia tiền tuyến Âu Mỹ nhưng ít nhất cũng tạo cho người miền Nam một cuộc sống bình thường, có cơm ăn áo mặc nếu không bị CS từ miền Bắc xua quân xâm lăng. Riêng đối với cái đám lục bình ăn trên ngồi trước tại Huế, Sài Gòn như Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, Ngô Kha.. kể cả Trịnh Công Sơn, xét cho cùng đâu có thiếu thốn gì nếu so với dân nghèo lao động và người lính trận đói rách áo cơm. Như vậy thì tại sao lại phải “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?”  trong lúc chỉ biết chui rúc trong thành phố, để nghe “đại bác đêm đêm dội vào thành phố, người phu quét đường dừng chân đứng nghe” . Thế nhưng ai bắn đại bác và hỏa tiển vào nơi thị tứ đông người, cớ sao họ Trịnh không bao giờ nhắc tới?
Trong lúc cả triệu nam nữ thanh niên miền Nam, hàng hàng lớp lớp tiến ra sa trường để ngăn chận giặc thù CS xâm lăng cướp nước, thì Trịnh Công Sơn làm kẻ hèn nhát (trốn lính), chui rúc sống ký sinh trong các phòng trà hộp đêm tại Sài Gòn, để tiếp tục thả nọc độc vào đám đông với những giọt nước mắt cá sấu. Trong khi đó cả trăm ngàn cảnh tượng đau thương chết chóc của đồng bào vô tội bị VC tàn sát dã man trong Tết Mậu Thân tại Huế, trên đại lộ kinh hoàng Quảng Trị, Kon Tum, An Lộc năm 1972, trên đường di tản liên tỉnh lộ 7 từ Phú Bổn về Tuy Hoà và nhiều cảnh chết chóc thương tâm khác tại các bến tàu khắp miền Nam vào những ngày cuối tháng 4-1975.. đâu có bao giờ nghe thấy Trịnh Công Sơn nhắc tới một lời ?
Ngược lại lúc nào cũng ra rã gào thét kết tội chiến tranh “một chiều” để đổ tội cho VNCH gây ra chiến tranh  với mục đích “chạy tội hèn trốn lính” . Ngày nay có dịp đọc lại những lời nhạc của gã họ Trịnh như  “từng chuyến bay đêm con thơ giật mình, hầm trú tang hoang, ôi da thịt vàng từng đêm soi sáng lạ mắt quê hương.. hay từng vùng thịt xương có mẹ có em, người già co ro buồn nghe tiếng nổ, em bé lỏa lồ khóc tuổi thơ đi.” lại càng thêm thương những đồng đội đã chết oan khiên trong cuộc chiến, vì sự bất lực của chính quyền , đã đồng lỏa dung túng một tên đặc công văn nghệ, đâm sau lưng QLVNCH.
Tóm lại từ sau Tết Mậu Thân 1968, lập trường chính trị của Trịnh Công Sơn đã lột xác, không còn giữ thái độ phản chiến chung chung như trước, mà là ra mặt chống đối Miền Nam thật sự như một tên CS Bắc Việt chính hiệu, qua những ca khúc trong “kinh VN, ta phải thấy mặt trời..”. Từ đấy Trịnh đã là một tên đặc công đỏ, đứng hẳn về phía giặc Hồ. Trong phụ khúc “tình ca của người mất trí”  họ Trịnh đã lên án Mỹ qua các cuộc dội bom miền Bắc “tôi mất trong chiến tranh này, bao nhiêu bao nhiêu người tình, người tình của tôi lớn lên, từ ngày miền Bắc dội bom”. Và phản bội trắng trợn nhất là bài “Ta phải thấy mặt trời” :
“ còn sống xin các anh quyết còn cách mạng
đời ta ta lo xin xếp vũ khí
bàn tay không tiến lên
đã qua bao năm hy sinh thịt xương
nay ta quyết phải sống
toàn nước chiến đấu
ta bền vững một lòng với nhau..”
Bởi vậy không thể nói là ngẫu hứng khi Dương Văn Minh vừa ra lệnh cho toàn thể QLVNCH buông súng đầu hàng CS Bắc Việt, thì họ Trịnh đã có mặt ngay tại Ðài phát thanh Sài Gòn đễ hát bài “nối vòng tay lớn Huế, Sài Gòn, Hà Nội…” mà y nói là đã soạn sẳn từ năm năm trước. Chỉ cần một bài hát này, cũng đủ để cho mọi người vạch trần bộ mặt phản bội đồng bào miền Nam là nơi mà Trịnh đã được sinh ra và lớn lên với một cuộc sống ấm no đủ đầy.
Từ tháng 5-1975 về sau, để minh định chổ đứng của mình trong thiên đàng xã nghĩa, họ Trịnh đã viết hơn 150 ca khúc để bợ đít chế độ như  “Huyền thoại Mẹ, Em nông trường em ra biên giới, Ra chợ ngày thống nhất, Ánh sáng Mạc tư Khoa..”  như là những bằng chứng xác nhận vai trò của một tên VC nằm vùng tại Miền Nam VN.
Ðể thêm sáng tỏ vai trò của Trịnh Công Sơn tại miền Nam, trong suốt cuộc chiến từ 1965-1975, hãy nghe Y trả lời cuộc phỏng vấn trên báo Ðảng “Năm 1963 tôi lên Lâm Ðồng trốn lính nên tình cờ gặp được Khánh Ly và chúng tôi đã rủ nhau về Sài Gòn hát trong phong trào Du Ca của sinh viên Văn Khoa. Ðến khi xãy ra vụ nổ súng tại Quán Văn trong đêm Giáng Sinh 1968, thì tôi không hát trước đám đông nữa’.
Sau khi Miền Nam bị cưởng chiếm hoàn toàn, họ Trịnh được đảng thưởng công, cho đi tham quan miền Bắc “thiên đường” mà Trịnh hoài mơ ước một đời. Về Nam, Trịnh được phong chức Uỷ viên Biên chế, nắm quyền sinh sát giới văn nghệ sĩ Miền Nam lên hương từ đó.
Ðã có một ít người tới nay vẫn còn xưng tụng Trịnh Công Sơn, nào là thiên tài âm nhạc, kẽ yêu nước thương nòi. Họ còn cao hứng mở đại nhạc hội vinh danh, làm đám giổ và đòi phải lưu giữ sự nghiệp của Trịnh như là một “di tản văn hóa”.. Ðây là cái quyền của mọi người nhất là ở một nước tự do như Hoa Kỳ. Tuy nhiên muốn là một chuyện, còn thực hiện được hay không lại là một chuyện khác. Phương chi Trịnh Công Sơn ngay từ thời gian trước năm 1975, đã bị đám đông khinh miệt và phỉ nhổ như một tên hèn nhát trốn quân dịch, sống chui rúc trong bóng tối đẻ mưu sinh cầu sống.
Ðó là lúc mà mặt thật của tên bán nước, ăn chén đá bát , chưa bị phanh phui. Còn ngày nay, qua một cuộc đổi đời, hình tướng của Trịnh đã được phơi bày từ trong hang cùng ngõ hẹp cho tới trang sách, bia miệng và chốn thị phi. Hầu hết ai cũng khinh nhờn căm giận và muốn ăn tươi nuốt sống gã, thì thử hỏi, sao không giúp cho một thây ma được nằm yên vĩnh viễn trong lòng đất, để xoa dịu lòng người, nhất là lúc này ai cũng căm thù VC bán nước hại dân làm tay sai cho Trung Cộng .
 
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 5-2011
Mường Giang

TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI BẠN, KẺ ĐỐI NGHỊCH
Người chuyển bài  : KIM PHẠM
Niên khóa 1959-60, tôi lên lớp Terminale (lớp Tú Tài 2) ở trường Jean-Jacques Rousseau, Sài Gòn. Lúc ấy, trường này không mang tên Chasseloup Laubat nữa, như một ông tác giả nào đó còn gọi.
Lớp học là một phòng riêng biệt nằm ở góc đường Công Lý và Hồng Thập Tự, gần dinh Độc Lập. Trong lớp Terminale, ban Philosophie, có một số học sinh cũ từ dưới lên, có một số ở các trường ngoài vào, hoặc "học nhờ", như các nữ sinh Marie Curie. Ca sĩ Kim Tước, mà tôi rất mê tiếng hát, là nữ sinh Marie Curie, cũng "học nhờ" Philo tại Jean-Jacques Rousseau, nhưng trên tôi một, hai năm, tôi không nhớ rõ, vì chị lớn hơn tôi một, hai tuổi gì đó, nhưng hồi ấy, đâu có biết nhau, thấy chị, chỉ đứng xa mà nhìn, kính nhi viễn chi.
     
Trịnh Công Sơn là học sinh từ ngoài vào Jean-Jacques Rousseau học Philo, tôi chẳng rõ từ đâu tới mà cũng chẳng bao giờ hỏi. Lần đầu, các học sinh chọn chỗ ngồi, đâu vào đó rồi, không ai được thay đổi nữa, vì các thầy cô muốn vậy để dễ nhận diện, như thế cho đến hết năm học. Sơn đeo kính cận, gọng đồi mồi lớn, mặt mày, râu ria, và dáng dấp gầy gầy giống tôi, nên các thầy cô, nhất là Monsieur Pezeu, thầy Sử-Địa, một giáo sư vào tuổi sồn sồn (nổi tiếng dê cụ, nghĩa là lúc giảng bài cứ hay đưa mắt dòm dòm về phía các cô cười cười), thường lẫn lộn Sơn với tôi.
Nhiều lần Pezeu gọi lên khảo bài, tên thì gọi đúng của tôi, nhưng ông hất hàm, đưa mắt nhìn Sơn, hoặc ngược lại, gọi Sơn mà cứ đăm đăm ngó tôi, khiến hai đứa bối rối, nhìn nhau, tự hỏi không biết đứa nào sẽ phải "hy sanh", và có khi tôi, có khi Sơn, nếu hôm đó đứa nào thuộc bài, tự nguyện đứng lên bục trả lời thay cho đứa khác. Rủi là hai đứa đều kém Sử Địa một cách tồi tệ giống nhau, nên điểm đứa nào cũng dưới trung bình. Tôi nhớ một lần, lên "hy sanh" cho tôi, bị hỏi một câu về Địa khó quá, Sơn đứng như trời trồng, nhìn Pezeu cười trừ, vẻ rất ngây thơ vô tội, và bị ông thầy phết cho con 03 (trên 20), nhưng khổ một nỗi đó là điểm mang tên... tôi. Biết thế, nhưng chả đứa nào cải chính, vì hai đứa đều dốt và ghét Sử-Địa ngang nhau. Đó có lẽ là kỷ niệm duy nhất tôi có về Sơn.
     
Trong lớp Philo năm đó, có khoảng 40 tên. Ngoài Trịnh Công Sơn, tôi nhớ còn Nguyễn Văn Hòa, có Vương Quang Sơn, có Lê Hoàng Ân, có Trương Cam Hiển, có ba anh Tây con, mà tôi chỉ nhớ hai: Claude Desboeufs (Desboeufs có nghĩa "của những con bò", đúng ra phải đọc là Đề-Bơ, khi boeuf (bớp) ở số nhiều, nhưng chúng tôi muốn chọc anh ta gọi là thằng Đề Bớp, anh ta bực lắm, và Alain Bui (đọc là Bui, chứ không phải Bùi, Tây chính cống, đẹp trai, dễ thương, chơi thân, vì vậy nhớ đến anh ta tôi bèn lấy tên Julien Bui trên email cho có vẻ... nặc danh bí hiểm một chút). Những người bạn học này, tôi không biết tin tức gì từ ngày rời trường, năm 1960, tức đã đúng nửa thế kỷ rồi.    
Có ba người tôi biết tin chính xác. Đó là:     
1) Hoàng Văn Kim, rất đẹp trai, trắng trẻo, người Bắc, năm 1963, tôi về Nha Trang dạy học, thì bất ngờ gặp Kim đang là SVSQ tại Trung tâm Huấn Luyện Không Quân. Về sau, lúc tôi ra Thủ Đức, về đơn vị ở Ban Mê Thuột, Kim trở thành phi công lái khu trục A37 và năm nào đó, Kim lái biểu diễn tại quân trường Thủ Đức nhân dịp Nguyễn Cao Kỳ chủ tọa một buổi lễ lớn.
Theo báo chí, máy bay của Kim đâm xuống đất sâu mấy thước. Khi TCS viết bản nhạc "Cho một người nằm xuống" (Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây...), tôi cứ tưởng anh ta làm để tưởng niệm Kim, một bạn học cũ. Nhưng nghĩ lại Sơn không chơi thân với Kim hay bất cứ ai trong lớp bèn thắc mắc không biết đối tượng là ai, cho đến sau này, qua cô ca sĩ "mùa chay nào cũng có nước mắt" mách trên sân khấu mới rõ là cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, người đã chứa chấp cho Sơn trốn quân dịch và Sơn khóc để trả ơn.
        
Nhân đây tôi cũng xin mở ngoặc nói thêm về bài hát trên. Đó là một trong những bài phản chiến nặng nhất của TCS, cùng với bài "Kỷ vật cho em" của Phạm Duy, có hậu quả, hoặc mục đích, làm nhụt ý chí chiến đấu của các chiến sĩ QLVNCH. Không ai muốn chiến tranh, và phản chiến tự nó không có gì xấu. Nhưng trường hợp TCS, cái nghịch lý làm khó chịu là ở chỗ, anh ta cũng như các tay phản chiến quốc tế, mà tôi xin phép được gọi một cách bình dân là "cà chớn" hoặc nặng hơn, xuẩn động, như Bob Dylan, Jane Fonda, John Kerry, Jean-Paul Sartre, Bertrand Russell v.v... chỉ biết to mồm kết án Miền Nam mà quên, hoặc không dám, động gì đến lông chân của bọn lãnh đạo Cộng sản miền Bắc, thậm chí còn ca ngợi chúng  - thực ra mới là lũ gây chiến, hiếu chiến, đã xua hàng trăm ngàn quân, thôn tính Miền Nam, muốn nhuộm đỏ cả nước Việt Nam (điều chúng thực sự đã làm sau từ khi cưỡng chiếm đất nước ta, tháng 4, 1975), trong khi quân dân VNCH không đưa quân ra Bắc, mặc dầu dư sức làm điều ấy, chỉ thi hành nhiệm vụ tự bảo vệ. Kêu gọi chấm dứt chiến tranh một chiều như thế là tiếp tay cho VC trong mưu đồ, chiến thuật bắt Miền Nam đầu hàng mà thôi. Nếu thực sự yêu hòa bình chân chính, tại sao TCS, hay Phạm Duy, không làm bài hát nào thương khóc cho đồng bào ở Huế bị VC chôn sống vào Tết Mậu Thân, và lên án bọn đao phủ VC? Có không? Rồi, không hiểu sao, Trung tâm băng nhạc Asia, nổi tiếng hay tự cho là chống Cộng, mới đây, trong băng vinh danh người lính VNCH, lại đưa bài hát "cực kỳ" phản chiến này của TCS vào? Cẩu thả, dốt nát, hay chạy theo nhu cầu thị trường phải thỏa mãn tất cả khách hàng, thượng vàng hạ cám? Dĩ nhiên, ai thích nhạc TCS thì cứ việc mở máy thưởng thức một mình ở nhà, không ai thắc mắc, nhưng bắt người khác nghe theo mình, đó là áp chế.   
2) Phan Quang Tuệ, con của Thủ tướng Phan Quang Đán, hiện là thẩm phán Di trú tại San Francisco. Tuệ lúc còn ở trường chơi với tôi khá thân, thường nói chuyện qua lại, giọng của Tuệ hình như là Nghệ An, Hà Tĩnh lai Nam. Mấy năm trước, chị Kiều Mỹ Duyên cho tôi số điện thoại làm việc hay cell của Tuệ, tôi gọi mấy lần không được, nên bỏ luôn.    
3) Trần Quý Phong, con nhà giàu, chủ khách sạn Catinat, sau này trở thành dân biểu VNCH. Từ lâu tôi nghe tin ai nói, và đinh ninh, rằng Phong đã chết trong ngục tù cải tạo. Nhưng cách đây mấy tháng thôi, tôi đọc trên báo một bài tường thuật lễ kỷ niệm nào đó ở vùng DC hay Virginia, có nhắc rõ ràng tên "cựu dân biểu Trần Quý Phong" tham dự. Tôi dụi mắt, đọc lại cho kỹ. Té ra anh ta còn sống, mừng lắm! Không lẽ trước đây có hai ông dân biểu Trần Quý Phong? 
    
Trở lại Trịnh Công Sơn. Anh ta rất đơn độc, suốt niên học không nói chuyện với ai, trừ tôi ngồi cạnh, nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng thôi, để hỏi bài vở. Ít nói, không thân thiện, nhưng không làm phiền ai bao giờ. Trái lại, tôi thấy vẻ ngoài Sơn dễ thương. Xong các giờ học, không thấy anh ta đâu nữa. Riết rồi chẳng ai còn nhớ sự hiện diện trong lớp của Sơn. Tôi nghĩ bây giờ những người học lớp Philo năm đó, không chắc có ai còn nhớ đến Sơn, trừ sau khi đọc bài này của tôi.
Lúc ấy, tiếng tăm của Sơn chưa nổi. Sơn sinh hoạt tại Jean-Jacques Rousseau như một bóng mờ. Khi đọc báo nghe biết anh soạn nhạc từ thời đi học, tôi rất ngạc nhiên, vì ít ra suốt thời gian còn ngồi cạnh nhau, tôi không hề thấy anh trong lớp viết lén nhạc hoặc ca âm ỉ trong miệng, trái lại học hành chăm chỉ, đôi khi tay chống cằm lơ đãng nhìn ra phía đường Công Lý, dập dìu xe cộ.    
Niên học của tôi cũng là năm đầu tiên chính phủ Pháp áp dụng thủ tục mới thi Bac II: thi hai lần, không có vấn đáp. Tháng 4 thi đợt đầu, hai tháng sau, đợt hai, tại khuôn viên trường Marie Curie. Điểm số của hai đợt được cộng lại để lấy trung bình cho đậu hay rớt. Cũng như với Bac I, bài thi từ Paris gửi đến qua Tòa đại sứ Pháp Sài Gòn. Tôi được đậu, nhờ bài Triết (số điểm ấn định cho môn này là 40 thay vì 20 cho các môn khác) mà tôi đầu tư vào tối đa, vì tôi biết mình kém về các môn khác, chủ trương "được ăn cả ngả về không", như hiện giờ thỉnh thoảng đánh phé tapis (all in) với bạn bè, em út. Năm đó, Trịnh Công Sơn, tôi dò đọc, không thấy tên trên bảng vàng. Và anh biến mất khỏi trường, khỏi trí nhớ tôi.      
Chuyện về Trịnh Công Sơn và bài viết của tôi có thể kết thúc tại đây. Nhưng thời gian phục vụ tại trường Đại Học CTCT, một đêm nào, tôi đi lang thang, tắp vào một quán cà phê, Tùng hay Domino (?), bất ngờ gặp lại Trịnh Công Sơn đang trình diễn nhạc ở đấy. Sơn không nhớ tôi, phải nhắc trường JJR, Monsieur Pezeu và chuyện "hy sanh" trả bài Histoire-Géo cho nhau, Sơn mới "à" ra, cười thành tiếng -điều rất hiếm hoi. Sơn còn nhái giọng nói của Pezeu khi gọi tên hai đứa: Ngu-y-en-Kim-Ky và Chin-Kông-Xon. Tôi cũng cười. Vì không khí ồn ào và Sơn bận tíu tít, tôi từ giã ra về, sau đó lòng thấy dửng dưng không buồn, không vui, bởi vì cả hai không thân nhau.
Rồi ngày 30/4/1975, trong lúc đất nước hấp hối, và quân trường CTCT vừa mới tan hàng, tôi và tất cả quân dân Miền Nam nghe trên radio tiếng hát của Sơn, trong bài "Nối vòng tay lớn".
Hát rồi nói, nói rồi hát tiếp, lặp đi lặp lại, giọng mỗi lúc một to hơn:
"Hôm nay ngày vinh quang của dân tộc, ngày này chúng đã mong đợi từ lâu, mời các bạn văn nghệ sĩ hãy về đây cùng ca với chúng tôi Nối Vòng Tay Lớn, vòng tay của anh em, của tình thương, của bẻ gẫy xích xiềng, của chống Mỹ, của diệt Ngụy."
Tôi ngỡ ngàng, đau xót, tức giận, buột miệng chửi thề: "Salaud, thằng khốn nạn!" Trên đường về nhà, đường Lê Văn Duyệt, thấy những chiếc xe tăng đầu tiên chở lúc nhúc những "sâu bọ" và những "đàn bò vào thành phố" (chữ của TCS), tôi nghẹn ngào, nước mắt chảy quanh.
Đọc trên báo, thấy có người "quốc gia phe ta" lên tiếng bênh vực hành động này của Sơn (ví dụ, Sơn bị bắt buộc), nhưng lập luận của họ quá ấu trĩ, không thuyết phục nổi ai. Những tài liệu tôi đọc được chứng minh rằng anh ta là VC nằm vùng thứ thiệt từ lâu. Nhưng đây không phải là chủ đích bài này.      
Rồi năm 1989, tôi đang ở Paris. Cô cháu gái tôi từ Việt Nam trở về. Cháu khoe với tôi, có ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi cùng chuyến Air France, mang theo nhiều bức tranh, "bị cảnh sát phi trường Orly chận hỏi, ông ta cãi lại, bằng tiếng Pháp, cũng lưu loát lắm." Tôi nói, "ông đó học cùng lớp với cậu ở trường Jean-Jacques Rousseau Sài Gòn trước kia." Cháu reo lên, "hèn gì ổng nói giỏi tiếng Pháp."
Quả vậy, năm đó, Trịnh Công Sơn đến Paris để triển lãm tranh, hay trình diễn ca nhạc gì đó, dưới sự bảo trợ của tòa đại sứ VC. Dĩ nhiên, còn lâu tôi mới đi tìm gặp anh ta, xem tranh, hay nghe hát. Trịnh Công Sơn, một người bạn học cũ, đã chết trong tôi như một kẻ đối nghịch, một đứa phản bội, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, kể từ ngày 30 tháng 4, 1975, trước khi chết thật, vào năm 2001.  
Những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn ca tụng nhạc của anh hay, lời óng chuốt như thơ. Tôi không nghĩ vậy. Tôi không rành về nhạc, nhưng có thể nói mà không sợ sai rằng nhạc Trịnh Công Sơn đơn điệu (monotone), tẻ nhạt quá, bài nào cũng một âm giai, nghèo nàn, buồn rầu, nghe là biết của anh liền, so với những ca khúc của Phạm Duy, phong phú, biến đổi (varié), mỗi bài mỗi khác, hay của Văn Cao nghe sang, cổ điển, cung điệu trầm bổng, thay đổi ngay trong cùng một bài, như "Thiên Thai" hoặc "Bến Xuân".
Còn lời ca?  Những chữ như rong rêu, sỏi đá, ghế đá, đá xưa, đá ngây ngô, hòn cuội, công viên, sâu bọ, kiếp người, hư vô, tiền kiếp, cát bụi, hóa kiếp, trần gian, hiện tại, xa lạ, một ngày như mọi ngày v. v... đều là những cụm chữ lấy từ những bài học Triết dựa trên tác phẩm của Sartre, như La Nausée (Buồn nôn), và Camus, như L'Étranger (Kẻ xa lạ), chẳng hạn, mà Trịnh Công Sơn đã lấy dịch ra và được thấy nhan nhản trong Sáng Tạo của lớp nhà văn, nhà thơ hiện sinh mới. Chả có gì mới mẻ đối với văn học sử Pháp và chúng tôi, thuộc lớp Philo tại Jean-Jacques Rousseau đầu thập niên 60.     
Tại Qui Nhơn năm nào, sau một cuộc hành quân trở về, tôi cùng với anh hạ sĩ tài xế vào một tiệm kem, chuyên chơi nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi đến quán ấy không phải để nghe Trịnh Công Sơn, mà để ngắm cô chủ tiệm có mái tóc thoảng hương bưởi, nước da trắng bóc và đôi mắt tình không chịu nổi. Lúc ấy, trong băng cassette, Khánh Ly đang hát bài "Ru mãi ngàn năm". Đến câu "bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm..." anh tài xế nói nhỏ với tôi: "Bàn tay em nào chả năm ngón, ông nhạc sĩ này thiệt kỳ, còn nếu bàn tay em có sáu ngón thì làm sao đây?" Anh ta không biết rằng, bàn tay năm, sáu ngón ấy Trịnh Công Sơn lấy từ một bài thơ của một ông thi sĩ trường phái Siêu thực Pháp nào đó mà thơ thuộc loại "hũ nút" như của Thanh Tâm Tuyền, hoặc Bùi Giáng.  Hay cụm từ dài tay em mấy trong câu dài tay em mấy thuở mắt xanh xao là một cấu trúc văn phạm quen thuộc trong thơ Pháp (tĩnh từ hay trạng từ đứng trước danh từ). Những mưa hồng, nắng thủy tinh v.v... là hình ảnh, ẩn dụ rất thường gặp trong văn chương Pháp.      
Bởi vì bài của tôi không có chủ đích phê bình nhạc và lời của Trịnh Công Sơn, nên xin phép tạm ngưng ở đây. Muốn viết một bài phê bình hẳn hoi, phải nêu ra nhiều dẫn chứng, ví dụ, điều mà tôi nghĩ sẽ, hay đã, có người khác làm.      
Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản chiến nặng, cộng thêm những bức ảnh của Nick Út, một tên Việt gian khác, chẳng hạn, đã góp phần vào sự sụp đổ của đất nước Miền Nam thân yêu của chúng ta bằng cách tiếp tay cho Cộng sản Việt Nam trong mưu đồ xâm lược (kêu gọi phản chiến một chiều) của chúng, tác động ít nhiều trên tinh thần đấu tranh của toàn quân toàn dân ta trước thực trạng bi thảm của chiến tranh (một cuộc chiến tranh do chính lũ Cộng Phỉ gây nên), và nhất là trên cái đầu tăm tối, xuẩn ngu của những chính trị gia và ký giả quốc tế vô luân. Chúng ta mất nước, ra đi tỵ nạn, gia đình tan nát, cá nhân bị bắt bớ, tù đày, thân nhân bị hãm hiếp, hoặc vùi thây trong lòng đại dương, và xa hơn những đồng bào ruột thịt tại quê nhà đang rên siết dưới gông cùm Cộng sản, tất cả cũng bởi vì những món độc dược văn hoá nguy hiểm ấy.
Vả lại, nhạc và lời của Trịnh Công Sơn đâu đặc sắc gì lắm đâu, mà những kẻ đầu nhỏ như đầu chim sẻ phải khen ngợi, mê man, ca ngợi rối rít, ầm ĩ.
Tuy nhiên, tôi tôn trọng ý thích của mọi người, miễn là họ đừng viết những bài để thổi Trịnh Công Sơn và sự nghiệp âm nhạc của anh ta lên tận mây xanh, các chủ băng video đừng bắt đồng hương quyết tâm chống Cộng tới chiều, như tiện nhân đây, và những thế hệ con em lớn lên sau chiến tranh, chưa biết Cộng sản là gì, phải nghe những ca khúc Trịnh Công Sơn trong khi họ lợi dụng danh nghĩa chiến sĩ, thương phế binh, tử sĩ VNCH để bán hàng. Những việc làm vô ý thức đó rất mâu thuẫn, có tính cách phản bội, và đâm sau lưng chiến sĩ đấy.
Không ai cấm các người mê nhạc Trịnh, chúng ta đang ở trong một nước tự do, dân chủ mà! Chỉ xin các người làm ơn hát, nghe hát nó trong xe, trong phòng ngủ, phóng tắm, như khi các người làm việc cá nhân kín đáo. Đừng bắt thiên hạ mê theo các người, khổ lắm! Các người cũng đừng ngụy biện rằng nghệ sĩ, nghệ thuật là phi chính trị, và Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ nên không cần biết lập trường của anh ta là gì. Sai, chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật" là ảo tưởng.
Có giỏi cứ đem vấn đề này ra tranh luận với Việt Cộng, là bọn chuyên bắt nghệ thuật (kể cả thơ con cóc của Bác) phục vụ cho mọi ý đồ chính trị đen tối. Tranh luận đi, chúng sẽ cười cho thối mũi.          
Còn những người tỵ nạn lưu đày chân chính? Chúng ta hãy luôn tỉnh táo, đừng thấy ai khen, mình cũng vỗ tay khen theo, nức nở. Xưa rồi.

Kim Thanh Nguyễn Kim Quý, SQCH  

Nguồn: http://langtu75.blogspot.com/2012/03/com-quoc-gia-tho-ma-cong-san-trinh-cong.html
 http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/06/an-com-quoc-gia-tho-ma-cong-san-trinh.html  

 Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Trúc Giang
(Văn Hóa Vụ)
image022 

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập.
1-ĐỊNH NGHĨA:
Tình báo, gián điệp là người hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.
2- GIÁN ĐIỆP CỘNG SẢN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên VC nằm vùng, còn có những điệp viên thuộc tình báo chiến lược như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Phạm Ngọc Thảo.
image023
2.1. VŨ NGỌC NHẠ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.
Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.
2.1.1. Hoạt động
Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.
Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công giáo di cư vào Nam.
- Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người giúp việc” của Giám mục Lê Hữu Từ.
Năm 1958- Tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Đen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.
2.1.2 .Người Giúp Việc của Đức Cha Lê Hữu Từ
Một khuyết điểm lớn của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.
Tạo dựng niềm tin đối với Ngô Đình Cẩn.
Năm 1959- Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Đe Doạ Chế Độ” được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11-11-1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.
Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Đức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được xử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn”.
2.1.3. Xây dựng Cụm Tình Báo Chiến Lược A.22
Sau đảo chánh 1-11-1963, thế lực Công giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh mục Hoàng Quỳnh.
Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ”, do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã xử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Khối Công giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.
Năm 1967- Sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ) Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm Cụm Phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.
Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hoè, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Đồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thuý (hay Thắng) mật danh là A.25.
Các điệp viên nầy được giao nhiệm vụ “Chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.
Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thuý là Huỳnh Văn Trọng làm “Cố Vấn” cho tổng thống Thiệu.
Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiếnlược.
image024 
 2.1.4. Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo
CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.
Giữa năm 1968- Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.
Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.
Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Nguyễn Xuân Đồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.
Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.
Cụm tình báo A.22 bị phá vở hoàn toàn.
Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu nảo là Phủ tổng thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “Cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.
2.1.5. Biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị
Đây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự uỷ thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.
Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trác đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.
Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:
- Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hoè.
- Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.
Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu”.
2.1.6. Cho rằng CIA dàn cảnh
Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Đảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá:”Đó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Đàng”.
2.1.7. Tiếp tục hoạt động
Đầu năm 1973- Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đở của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 3″ của Dương Văn Minh.
Ngày 23-7-1973- Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh mục Giải Phóng”.
Năm 1974- Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong Trung tá QĐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình báo chiến lược, móc nối với Thành phần thứ 3 và khối Công giáo .
image025
Ngày 30-4-1975- Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập bên cạnh tướng Dương Văn Minh.
2.1.8. Bị thất sủng và được tôn vinh
Ngày 30-4-1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.
Năm 1976- Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm Thượng tá.
Năm 1981- Được thăng Đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Năm 1987- Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong Thiếu Tướng.
Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7-8-2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức và Phạm Ngọc Thảo.
image026
2.2. PHẠM XUÂN ẨN

* Thân thế Và Hoạt động
Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12-9-1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của QĐNDVN.
Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.
Theo học trường Collège de Can Tho.
Năm 1948- Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.
Năm 1950- Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Đây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.
Năm 1952- Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủu viên Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.
Năm 1953- Phạm Xuân Ẩn được Lê Đức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.
Năm 1954- Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Đại tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.
image027
Năm 1955- Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nồng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.
Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.
Năm 1957- Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.
Năm 1959- Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (Thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.
Năm 1960- Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hảng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…
Từ 1959 đến 1975- Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.
Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tĩ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ”.
Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.
Giai Đoạn 1973-1975- Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam ” của đảng CSVN.
Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .
Ngày 30-4-1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC húc đỗ cổng Dinh Độc Lâp. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng sản.
Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.
Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.
* Sau chiến tranh
image028
Ngày 15-1-1976, trung tá “Trần Văn Trung”, tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang”.
Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch”.
Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30-4-1975 .
Năm 1986- Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.
Năm 1990- Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.
Năm 1997- Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.
Năm 2002- Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.
Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.
* Thất Vọng
Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản”.
* Nhận định về Phạm Xuân Ẩn.
Lê Duẩn: Đã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.
Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA , tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói:”Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhựng chưa ai “Dẫn con mèo đi ngược” để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.” Hết trích.
Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó“.
2.3. PHẠM NGỌC THẢO
image029 

2.3.1. Thân thế
Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14-2-1922 tại Sàigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.
Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.
Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.
2.3.2. Hoạt động VC
Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bộ. Đó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.
Được bổ làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 410, quân khu 9. (Có tài liệu nói là TĐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.
Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.
2.3.3. Hoạt động tình báo
Sau Hiệp Định Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại để hình thành Lực lượng thứ 3.
Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.
Phạm Ngọc Thảo đã bị Đại tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh nầy thuộc địa phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Đình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1956- Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc Đại uý “Đồng Hóa”.
Năm 1956- Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám đốc Viện Hối Đoái, Bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.
image030 
2.3.4. Hoạt động trong Quân Lực VNCH
- Chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.
- Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.
Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình và về Binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Đình Nhu.
Năm 1957- Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.
Năm 1960- Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.
Năm 1961- Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian nầy, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.
Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.
Lý do là, Thảo đã thả hơn 2000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Định.
2.3.5. Tham gia các cuộc đảo chánh
* Đảo chánh lần thứ nhất, 1963
Tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (Thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm.
Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Biệt Động Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập.
Sau ngày đảo chánh 1-11-1963 , Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đỗ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức Đại tá làm Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ.
* Đảo chánh lần thứ hai năm 1965
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.
Đảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20-2-1965 . Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19-2-1965 .
Ngày 19-2-1965: Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.
Ngày 20-2-1965: Hội Đồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.
Ngày 21-2-1965:Các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH.
Ngày 22-2-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động. (Một hình thức trục xuất ra khỏi nước)
Ngày 25-2-1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.
2.3.6. Bị bắt và qua đời
Ngày 11-6-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Quân đội.
Ngày 14-6-1965: Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.
Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.
Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các Xứ Đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Đức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đở in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.
Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại“Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam”. (Võ Văn Kiệt)
Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.
Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Đan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.
Lúc 3 giờ sáng ngày 16-7-1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An ninh Quân Đội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xĩu vì đạn trúng vào càm. Khi tĩnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh mục Cường, Cha Tuyên Uý của Dòng Nữ Tu Đa Minh cứu chữa.
Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QĐ đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17-7-1965. 43 tuổi.
Theo Larry Berman trong cuốnÓi>”Perfect Spy” thì TT Thiệu ra lịnh tra tấn và hành hạ Thảo cho thật đau đớn bằng cách dùng 1 cái thòng lọng bằng da, buộc quanh cổ và 1 cái khác thì siết mạnh nơi tinh hoàn. Cũng có tin nói rằng Đại uý Hùng Sùi bóp dái Thảo cho đến chết.
Phạm Ngọc Thảo có 7 con và vợ Thảo đi dạy hoc. Tất cả hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Có người con là bác sĩ ở Quận Cam, Cali.
Phạm Ngọc Thảo là 1 điệp viên đơn tuyến. Không có thượng cấp và thuộc cấp. Không thu thập tin tức mà chỉ tác động vào chính quyền.
Nhà nước CSVN truy tặng Thảo danh hiệu Liệt sĩ và quân hàm Đại tá QĐNDVN.
Cũng có nguồn tin cho rằng Phạm Ngọc Thảo là 1 gián điệp nhị trùng, nghĩa là làm việc cho CIA nữa.
 Trúc Giang
Minnesota ngày 20-10-2011
image031 image032
image033 image034
image035 image036
image037 image038
About these ads
Điệp Viên Cộng Sản Nằm Vùng
VIỆT BÁO 09/11/2014
Đỗ Xuân Tê

Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California. Bài mới của tác giả là chuyện kể liên quan tới vụ án Huỳnh Văn Trọng, một điệp viên cộng sản nằm vùng leo tới chức Phụ Tá của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Theo ghi chú của tác giả, đây là chuyện có thật, người kể chỉ thay đổi tên nhân vật.
* * *

Ông Trịnh và ông Tâm thân nhau từ hồi di cư vào Nam. Họ quen nhau thế nào người ta không rõ, nhưng hai gia đình đều cùng về ngụ cư tại thành phố Đà lạt, nơi ông Trịnh làm nhân viên cho Sở Địa dư của Pháp còn ông bạn trồng rau bỏ mối cho các tiệm ăn vùng Chi Lăng. Gia cảnh hai ông tạm đủ ăn, con cái học chung trường mấy đứa đều giỏi. Hai bà vợ tần tảo cũng hạp tính nhau, cuối tuần cho tụi nhỏ ăn chung, cho hai ông chồng bữa nhậu thịnh soạn sau khi họ cùng đánh mấy ván cờ tướng mà ông Trịnh thường trên cơ người bạn.

Ít năm sau, ông Trịnh bị thôi việc vì Pháp họ rút về nước, cơ quan ông giải thể, các con đã lớn, gia đình dọn xuống Sài gòn. Ông Tâm ở lại vẫn trồng rau nhưng cơ ngơi có khá hơn vì mua được miếng đất hoang mấy năm sau đã lên giá. Họ vẫn giữ liên lạc. Ông Trịnh ít trở lại thành phố sương mù, nhưng ông Tâm có dịp hay về Sài gòn, lần nào cũng ghé nhà bạn mình ở chơi mấy bữa.

Tôi cũng dân di cư, nhà nghèo nên ở cùng hẻm với con ông Trịnh. Cùng lứa tuổi nên học chung trường, tôi và anh em thằng San đều dân Chu văn An. Thằng anh giỏi toán thi nhảy tú tài còn đậu hạng cao, sau vào quân y học ngành bác sĩ, thằng em kém tôi hai tuổi rất giỏi hai môn lý hóa sau vào Sư phạm 4 năm đưa đẩy thế nào về trường dạy lại. Còn tôi chẳng giỏi môn gì, lại thích văn chương, cuối cùng đi lính được kéo về làm ngành viết lách.

Ông Trịnh có cô con gái vai trưởng nữ, anh con rể là một sĩ quan tác chiến ngành TQLC, đánh giặc quanh năm nhưng mỗi khi dừng quân hay về hậu cứ anh lại sáng tác, bài hay đăng trên mấy báo văn học ở Sài gòn, có một tác phẩm được in nhiều người biết tiếng và coi anh như một nhà văn quân đội.

Ông Trịnh rất quý các bạn con ông, nhờ bà vợ kế (bà lớn đã mất vì trọng bệnh) có sạp thịt heo ở chợ gần nhà nên anh em chúng tôi cứ ra nhà là có cơm ăn, học khuya ngủ lại không sao. Tôi chú ý có một ông người Bắc hay từ Đà lạt xuống, đám nhỏ hay kêu Bác Tâm. Lúc đầu tưởng là họ hàng sau biết họ là bạn của nhau. Ông khách hay ngủ lại trên gác sép, uống cà phê chơi vài ván cờ rồì lại xin phép chủ nhà đi có việc. Người chở ông thường là một tay xe ôm, đi đâu cứ đến khuya mới về. Có điều lần nào từ Đà lạt về cũng có một bao tải rau quả, trùng dịp tết có cả cành đào, nhưng bảo ăn cùng nhau bữa tối thì lại hay khước từ. Ông Trịnh cũng nể bạn chẳng hề thăc mắc cũng chẳng nghi ngờ hay bạn mình có đi mây về gió gì chăng, chỉ biết nếu ai để ý tay chở Honda lần nào cũng cùng khuôn mặt và hình như họ có biết nhau.

Lúc này chiến tranh đã đến hồi cao điểm, Việt Cộng khống chế các con lộ dẫn từ cao nguyên về Sài gòn. Đường Đà lạt ngang Định quán hay bị giật mìn, việc đi lại bằng xe đò hên xui may rủi. Ông Tâm vẫn ghé thăm người bạn già, có điều lạ là sau Tết Mậu Thân đi lại có vẻ thường xuyên hơn, ông đi máy bay của Air Vietnam, hình như ông có kết hợp mua ít hàng tạp hóa vì lúc này rau quả ế ẩm. Ông vẫn đi Honda ôm, chiều đi khuya về, có sẵn chỗ nằm cho ông trên gác sép như mọi lần. Ông Trịnh thấy bạn hơi khác trước, ít nói chuyện tay đôi dù thời gian ghé thăm có khi tới mấy ngày, đặc biệt ít đả động chuyện chính trị, hình như hạp nhau chuyện đánh cờ nhưng quan điểm chính trị dù cùng Bắc kỳ di cư nhưng ông bạn tỏ ra ghét Mỹ nhiều hơn là cộng sản.

Bẵng đi cả nửa năm không thấy ông Tâm ghé nhà, ông Trịnh tưởng bạn chắc đau ốm nên biên thư thăm hỏi. Không thấy hồi âm hai bên liên lạc tạm gián đọan. Sài gòn lúc này đang bàn tán vụ báo đăng liên quan đến ổ tình báo lớn của cộng sản nằm trong Phủ Đầu Rồng, ông Trịnh vốn hay quan tâm chuyện chính trị nên theo dõi rất sát. Mỗi lần tôi ra nhà là thế nào ông cũng bảo tôi ngồi riêng hai bác cháu trao đổi vụ Huỳnh Văn Trọng, viên cố vấn của ông Thiệu là người của phía bên kia. Biết tôi làm ở cơ quan trung ương được đọc nhiều tin tức mật, bố thằng San khai thác triệt để, hay làm vài món nhậu dã chiến hai bác cháu ngồi uống chung. Các con ông ông chỉ cho đánh cờ tay đôi, ít khi ngồi uống chung, lúc này cao thủ cờ tướng đã xuống tay nhiều ván chịu thua em thằng San.

Một hôm khoảng giữa năm 69, vừa đi làm về, thằng San gọi điện thoại bảo tôi ra nhà gấp. Vào nhà cảnh nhà như đưa đám. Tưởng ông cụ mất hóa ra ông mới bị cảnh sát khám xét nhà và bắt đi từ tối qua. Tội gì không thấy nói, giam ở đâu không biết, hỏi gạn ông tổ trưởng thì hình như nhà ông Trịnh có chứa...cộng sản nằm vùng. Việc của tôi lúc này là xem ông bị đưa đi đâu đề còn thăm nuôi và hỏi ra sự tình. Ông cụ lại cao máu không có thuốc men cũng dễ đột tử.

Tôi có quen mấy bạn làm bên an ninh, trong số này có anh bạn nhà văn Thảo Trường, nhờ anh tìm dùm manh mối. Ông Trịnh bị đưa về cảnh sát đặc biệt của Tổng nha đường Nguyễn Trãi, không cho thăm gặp vì còn trong vòng điều tra liên quan đến một vụ gián điệp lớn. Bó tay.

Nhưng mười ngày sau họ cho thăm và bảo người nhà tiếp tế thuốc cao máu. Thằng San lúc này là sinh viên năm cuối của quân y được nhà cử đi thăm. Mặc đồ sĩ quan, mấy tay cảnh sát có sự thông cảm dù không khí có căng thẳng. Thằng con không nhận ra bố, ông cụ chắc bị ăn đòn trông như cái mền rách. Quả thật ông Trịnh than bị hỏi cung tra tấn đau quá, dặn con về gặp cậu Tê (tên nhà hay gọi tôi) kiếm chỗ chạy để họ đừng đánh, chứ không chắc bố chết mất. Thằng San sót ruột thấy bố mình có tội gì đâu lại bị tai bay vạ gió, ông cụ buột miệng cũng tại...bác Tâm.

Tại ai cứ để đó, lúc này phải lo cứu ông. Cả nhà thì bối rối nhưng tôi tin tôi làm được. Biết người phụ trách mảng điều tra này là trung tá Nguyễn Mâu, vừa là phụ tá về cảnh sát đặc biệt của tổng nha, ông được quân đội phái sang, rất có uy tín và trở thành hung thần của các mạng lưới nằm vùng của cộng sản. Vụ Huỳnh văn Trọng đổ bể ông được Tông tông giao cho chấp pháp, không ai có quyền xin sỏ can thiệp vì ông này rất sạch. Cũng cần nói không có con mắt tinh tường của Nguyễn Mâu, nhạc sĩ phản chiến TCS đã vào hộp từ lâu và số phận sẽ phải chờ đến tháng tư đen.

Tôi gặp ngay xếp lớn của tôi nguyên là giám đốc cảnh sát đô thành thời tướng Loan, kể lể sự tình và xin ông gọi phôn giới thiệu cho gặp Nguyễn Mâu, chủ yếu là xin nhân viên của ông đừng...đánh bố thằng San, không xin gì thêm. May mắn là ông cho chúng tôi gặp. Ba thằng tôi, một là con đẻ, một con rể, một là bạn của gia đình. Tôi mở lời và đi thẳng vào vấn đề, được ông hứa sẽ chỉ thỉ cho nhân viên chấm dứt việc đánh đập và yêu cầu ba đứa tôi làm đơn bảo lãnh sinh mạng chính trị cho ông Trịnh. Từ đây tôi có thiện cảm với NM dù không ưa cái lối tra tấn kiểu cộng sản của nhân viên dưới quyền.

Lần thăm gặp sau, ông Trịnh cho biết đã được chuyển phòng, không bị đánh, tự viết lời khai và chờ ngày ra tòa, xét cho cùng tội tình gì chưa rõ, ông Trịnh vẫn chỉ là con tép riu. Họa vô đơn chí ít tháng sau con rể của ông trong một cuộc hành quân trực thăng vận tại rừng dừa Bến Tre, anh đã anh dũng hi sinh được quân đội truy tặng cấp tá và gắn bảo quốc huân chương trên quan tài.

Con cá lớn là bác Tâm đã vào rọ, không ngờ ông lại là móc xích quan trọng trong đường dây tình báo chiến lược của cộng sản gài vào nam từ hồi 54. Ông hay về Sài gòn là để họp và nhận chỉ thị. Ông chọn chỗ ông Trịnh vừa thân vừa an ninh, cảnh sát ít nhòm ngó vì dân nhà binh chúng tôi hay lui tới. Ông bị bắt vì vụ Huỳnh Văn Trọng (điệp viên cộng sản gài lại, leo cao tới chức phụ tá Tổng Thống Thiệu). Kẻ tố cáo lại là người hay đến nhà ông Trịnh đón ông đi bằng xe ôm mỗi khi ông về Sài gòn. Vậy là mối quan hệ giữa ông Tâm với ông Trịnh đổ bể.

Ông Trịnh thì tình ngay lý gian, cảnh sát cho ông là ngoan cố, chứa bạn cả chục năm mà cứ khai không biết hành tung, khổ nỗi là ông không biết thật cho nên càng quanh co càng dễ lãnh đòn đau. Thêm một chi tiết về lý lịch bản thân ông không nói cho các con là bác của thằng San tức anh trai ông Trịnh đã thoát ly theo kháng chiến từ thời đầu, về sau làm tới thứ trưởng bộ trưởng giáo dục của miền Bắc (ai quê Hải Dương đều biết ông này),. Cảnh sát dò tìm được mối liên hệ này và càng tin ông Trịnh là cảm tình viên của ông Tâm hoặc chính ông cũng là một tay trong.

Hôm tòa xử, mấy con ông và tôi có dự. Ông bị kêu án nhẹ nhất 5 năm, bác Tâm 18 năm. Trừ thời gian tạm giam ông thọ án thêm hai năm nữa. Ông được đưa về Chí Hòa, tiện cho việc thăm nuôi, số còn lại những người cộng sản thứ thiệt bị đưa ra Côn Đảo.

Từ ngày ông về nhà tôi ít liên lạc với gia đình, một phần thằng San đổi đi xa mãi Sư đòan 23 ở Ban Mê Thuột, anh con rể nhà văn thì đã biệt xa, chú em đã có gia đình ra ở riêng, bản thân ông thì bác cháu cũng khó nói chuyện, có cái gì vô hình làm ông và tôi ngăn cách.

Rồi tháng Tư 1975 ập đến, thằng San cùng vợ nhanh chân xuống tàu di tản, chú em kẹt lại nhưng vài năm sau cũng vượt biển sang Cali, tôi chậm chân uống nước đục đi tù không án ra mãi miền Bắc.

Nghe nhà tôi kể lại, gia đình ông Trịnh lại lên hương, bỗng dưng được kể là có công với cách mạng. Nhưng ông lúc này cũng già lại bệnh tật và hệ lụy hồi bị tra tấn nên chẳng tham gia gì ngoài chân tổ trưởng miễn cưỡng phải nhận, bà vợ vẫn bán thịt heo bọn cai thuế có sự nể vì. Chỉ ba cô con gái con bà sau lúc này đẹp như trăng rằm, nhờ lý lịch gia đình lần lượt ba chị em đều vào trường Y thành phố, nói cho ngay tụi nhỏ cũng có dòng xưa nay anh em nó đều học giỏi, khả năng chúng nó trội hơn nhiều so với bọn con ông cháu cha quyền chức đỏ.

Mười hai năm sau tôi từ nhà tù trở về thành phố, vật đổi sao dời người xưa cảnh cũ quay đi ngoái lại cũng chẳng còn ai. Bà vợ tôi nhắc tôi đi thăm ông Trịnh lúc này ông đang bị ung thư thời kỳ chót. Lần đầu gặp ông, ông rất vui vì chắc ông nhớ lại thời các con ông và tôi chơi chung học chung nay thì chúng đã nghìn trùng xa cách. Lần sau thì ông đã quá yếu, thăm hỏi xong bỗng ngoắc tôi lại gần, vừa ngó quanh xem không có ai, ông thều thào, anh nên tìm đường mà đi, sống với chúng nó không nổi đâu. Tôi gật đầu ra dấu tôi hiểu. Cảm xúc ngay lúc đó tôi nhận biết ông còn quí tôi và điều làm tôi nhẹ mình là ông vẫn không phải là người của phía bên kia. Người sắp chết bao giờ cũng nói thật và chí tình. Tôi cúi xuống hôn ông như một người con giống lần từ giã bố tôi. Mấy ngày sau ông mất.

Năm năm sau khi sang được Cali bằng con đường người Mỹ tìm dùm cho anh em chúng tôi những cựu tù cộng sản, tôi học lại chuyện này với mấy cậu con, các bạn tôi hình như giờ này mới thực sự hiểu bố. Quả thật trong chiến tranh cốt nhục tương tàn, người Nam kẻ Bắc kẹt giữa hai lằn đạn ngay cha con cũng khó hiểu nhau.

Có một chi tiết mà sang đây tôi mới được em thằng San cho biết, bác Tâm sau 75 từ Côn Đảo trở về, bác được tiếp đón linh đình cùng nhóm Võ Thị Thắng, sau về Đà lạt được sắp xếp vào chức phó thị ủy thành phố, có điều hai gia đình đã hết thân hình như ông Trịnh còn ấm ức điều gì đó với ông bạn mà tôi ngờ rằng vốn đã biết chẳng cùng chung lối mà sao chỗ bạn hiền nỡ tâm để họa cho nhau.

Đỗ Xuân Tê

Nguồn:  http://nhatbaovanhoa.com/a1696/nhung-diep-vien-cong-san-nam-vung-o-mien-nam-vn


  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét