Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

“Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc”

 

“Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc”

Tỷ phú đầu tư George Soros nói, tình trạng kinh tế Trung Quốc khiến ông nghĩ tới khả năng thế chiến mới có thể bùng phát.


Chi tiêu quân sự ở Trung Quốc tăng vọt khi nước này cố gắng chuyển từ kinh tế xuất khẩu sang nền kinh tế theo hướng phục vụ nhu cầu trong nước, ông Soros phát biểu tại hội nghị của Ngân hàng Thế giới.

Nếu bước đi đó thất bại, các lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ xúc tiến một cuộc xung đột với nước ngoài, có thể là với một đồng minh của Mỹ, để giữ sự đoàn kết quốc gia và giữ vững quyền lực, báo Sputnik của Nga dẫn lời ông Soros.

“Nếu có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh quân sự của Mỹ, ví dụ như Nhật Bản, thì sẽ không phải là phóng đại khi nói chúng ta đang ở ngưỡng một thế chiến thứ 3″, tờ Market Watch trích lời ông Soros cho hay.

Tỷ phú này kêu gọi Mỹ đưa ra một sự nhượng bộ lớn và cho phép Nhân dân tệ gia nhập nhóm các đồng tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Và theo đó, Nhân dân tệ trở thành đối thủ tiềm năng với đô la Mỹ, với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Đổi lại, Trung Quốc cũng phải nhượng bộ trong cải tổ kinh tế, ví dụ, chấp nhận các quy luật, ông Soros nói.

Việc cho phép đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành đồng tiền thị trường sẽ tạo nên mối quan hệ ràng buộc giữa hai hệ thống, tỷ phú này lập luận. Một thỏa thuận như vậy rất khó song giải pháp thay thế có thể là thảm họa với thế giới.

“Nếu không có điều này, có mối nguy thực sự xảy ra. Đó là Trung Quốc sẽ
liên kết với Nga về chính trị, quân sự và từ đó mối nguy Thế chiến 3 trở nên thực tế hơn và điều này rất đáng lo”.

Hoài Linh

***

Soros Sees World War III With China
Global conflict has increased in recent years, with much of the Mideast in flames and historic rivalries rising to the surface in parts of Europe and Asia too.

Hedge fund legend George Soros is concerned that it all could end in catastrophe — another world war. And China might prove to be the flashpoint, the chairman of Soros Fund Management said at the Bretton Woods Committee Annual Meeting at the World Bank, MarketWatch reports.

If the Asian titan fails in its attempt to shift the economy’s focus to domestic demand from exports, Soros sees a “likelihood” that Chinese leaders will resort to foreign conflict to keep themselves in power and prevent the country from falling apart.

And if China chooses the wrong adversary, look out. “If there is conflict between China and a military ally of the United States, like Japan, then it is not an exaggeration to say that we are on the threshold of a third world war,” Soros stated.

The solution: the United States should let China’s yuan join the International Monetary Fund’s basket of currencies, he argued. And in return, China should reform its economy, including acceptance of the rule of law.

Without such an agreement, “there is a real danger that China will align itself with Russia politically and militarily, and then the threat of third world war becomes real, so it is worth trying.”

Meanwhile, only six years after the end of the worst financial crisis since the 1930s, some experts are worried another one may be on its way.

They are “warning that the global community has failed to learn the lessons of the Greek debt crisis — or even of Argentina’s default in 2001, the consequences of which are still being contested furiously in courts on both sides of the Atlantic,” writes The Guardian’s Heather Stewart.

Some of the concern stems from the soaring dollar, plunging oil prices and the Federal Reserve’s preparation to raise interest rates.

The dollar reached multi-year highs against a range of currencies in recent months, oil prices have hit six-year lows and many economists expect a Fed rate move later this year.

“We’re going to have another financial crisis,” Ann Pettifor, director of Policy Research in Macroeconomics, told Stewart.

“Brazil’s already in great trouble with the strength of the dollar; I dread to think what’s happening in South Africa; then there’s Malaysia. We’re back to where we were, and that for me is really frightening.”

Borrowing by developing countries soared 40 percent to $17.3 billion in 2013, according to World Bank data.

Related Stories:
Fareed Zakaria: We Ignore China at Our Own Peril
L. Todd Wood: ‘Dollar Is Cleanest Shirt in Dirty Pile’
© 2015 Newsmax Finance. All rights reserved.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/238749/-my-dang-ben-bo-the-chien-iii-voi-trung-quoc-.htm
Nguồn bản tiếng Anh:
http://www.newsmax.com/Finance/StreetTalk/Soros-World-War-China-yuan/2015/05/20/id/645716/?ns_mail_uid=65212066&ns_mail_job=1621646_05212015 &s=al&dkt_nbr=dlonzxge
Học giả Đài Loan: Biển Đông có thể châm ngòi cho Thế chiến thứ 3

Chủ nhật, 2015-05-24 - Nguồn: NguoiDuaTin.vn
Hoa Kỳ đã bắt đầu có các hành động nhằm can thiệp trực tiếp và các tranh chấp trên khu vực Biển ...

Lim Chuan-tiong - một học giả liên kết tại Viện hàn lâm uy tín nhất Đài Loan Academia Sinica gần đây có đưa ra nhận định rằng: Hoa Kỳ cuối cùng đã bắt đầu có các hành động nhằm can thiệp trực tiếp và các tranh chấp trên khu vực Biển Đông, biến nơi này thành điểm nóng xung đột và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.

Tranh chấp trên khu vực Biển Đông đã nóng lên liên tục trong nhiều năm gần đây. Chính quyền Trung Quốc (ngang nhiên - PV) tuyên bố có chủ quyền đối với 90% diện tích của vùng biển (trong đó bao trùm lên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Từ tháng 3 năm 2014, Trung Quốc bị phát hiện đã bắt đầu tiến hành cải tạo đảo, đá trên quy mô lớn với mục đích biến chúng thành các căn cứ quân sự trên khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quền của Việt Nam).
Tính đến nay, ít nhất Trung Quốc đã hoàn thành xong việc cải tạo, đảo hóa được 7 hòn đảo trên khu vực quần đảo Trường Sa, đáng chý ý nhất là tại Bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef), đảo Gạc Ma (Johnson South Reef- TQ dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm, gây đau thương, mất mát cho lực lượng Hải quân của Việt Nam năm 1988) và Bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
Trung Quốc đã cải tạo được ít nhất 800 héc ta. Các cơ sở quân sự cũng đã và đang được Bắc Kinh gấp rút hoàn thiện trên các khu vực đã đảo hóa trái phép này.
Cũng giống như nhận định của các chuyên gia quân sự thế giới, Lim Chuan-tiong cho rằng một khi hoàn thiện được các căn cứ quân sự, đặc biệt là các sân bay quân sự trên khu vực Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) Trung Quốc sẽ tăng cường được khả năng phòng thủ và chiến đấu ở vùng biển này và khi đó nó sẽ là một mối đe dọa thực sự đối với quân đội Mỹ.
Theo nhận định của học giả Đài Loan Lim Chuan-tiong, đến nay, hành động của Mỹ với các tranh chấp trên Biển Đông mới đang ở được thực hiện ở hai sân khấu chính:
Thứ nhất, đó là những tuyên bố, đề xuất tại Quốc Hội và Chính phủ.
Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Sự kiện này đã châm ngòi cho một làn sóng chống Trung Quốc chưa từng có ở Việt Nam - Lim Chuan-tiong nói.
Sau sự kiện này Hoa Kỳ đã đưa ta một đề xuất 3 điểm đối với tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có việc hối thúc các bên chấm dứt hoạt động xây dựng trên các bãi đá, san hô cũng như chấm dứt các hoạt động "làm kinh tế" đơn phương ở khu vực.
Cùng lúc đó, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một nghị quyết nhằm ủng hộ chính sách của chính phủ để xử lý vấn đề tự do hàng hải và tranh chấp chủ quyền của các nước ở Biển Đông thông qua các giải pháo ngoại giao, lên án các nỗ lực đơn phương để thay đổi thực trạng của khu vực.
Tuy nhiên, bất chấp các động thái của Washington, Trung Quốc lại càng gia tăng các hoạt động trái phép của mình trên Biển Đông.
Thứ hai, sân khấu mà Mỹ đã hành động là ngoài thực địa. Đầu tháng 5 này, quân lực Hoa Kỳ đã điều động 1 chiến hạm tuần duyên USS Fort Worth tiến hành tuần tra trên Biển Đông từ ngày 11/5 vừa qua.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa chiến hạm đến tuần tra ở các vùng nước quanh khu vực quần đảo Trường Sa nhưng trên khu vực hải phận quốc tế.
Tiếp đó, cách đây vài ngày, máy bay do thám, săn ngầm của Hoa Kỳ cũng đã tiến hành bay tuần tra trên khu vực Trung Quốc đang cải tạo trái phép ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bất chấp các đe dọa của Hải quân TQ.
Theo Lim Chuan-tiong, động thái này là hành động ám chỉ sẽ gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh của Washington. Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị cho một tuyên bố (trái phép) mang tên Vùng nhận dàng phòng không trên Biển Đông sau khi đã áp dụng tuyên bố tương tự trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Đài Loan, hành động tuần tra của Hoa Kỳ ở Biển Đông vẫn chưa thể ngăn chặn được các hoạt động cải tạo phi pháp và triển khai binh lực đến khu vực nhạy cảm này.
Theo phán đoán của Lim Chuan-tiong, chỉ khi nào Washington thực sự chất vấn Trung Quốc về tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền phi lý là đường 9 đoạn (cũng được Đài Loan) sử dụng thì lúc đó Hoa Kỳ mới tung ra một loại các hành động quân sự nhằm ngăn chặn TQ bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông.
Khi điều này xảy ra, nó cũng là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi có ý nghĩa trong chính sách về Biển Đông của chính quyền Mỹ. Và điều đó cũng có thể đồng nghĩa với một cuộc xung đột quy mô lớn sẽ xảy ra.
Theo Lim Chuan-tiong, cách tốt nhất để ngăn chặn xung đột, chiến tranh là các bên có tuyên bố chủ quyền phải ngồi lại, tiến hành các cuộc đàm phán trong hòa bình.
Hòa Bình
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34081 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét