Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu: Bài học từ Việt Nam


Khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu: Bài học từ Việt Nam


Làn sóng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi ồ ạt tràn vào Châu Âu bằng mọi giá đã khiến các chính phủ và tổ chức quốc tế phải đưa ra nhiều biện pháp đối phó với tình trạng này. Trong khi các kế hoạch giải quyết chung giữa các nước vẫn chưa ngã ngũ, một số chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay có thể được giải quyết tốt hơn nhờ những bài học từ cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam trước đây. Khánh An của đài VOA tìm hiểu thêm chi tiết.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh
Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết có khoảng 3.800 di dân đã bị chết đuối ở vùng biển Địa Trung Hải khi họ cố đến Châu Âu trên những con tàu thiếu an toàn. Theo Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), số người tị nạn Syria chiếm đến 53% trong số khoảng 400.000 người vượt biển đến Châu Âu bất hợp pháp tính cho đến nay.

Thuyền nhân Việt Nam
Tình trạng khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu đã khiến nhiều người Việt và cả cộng đồng quốc tế nhớ lại tình cảnh tương tự của người tị nạn Việt Nam cách đây 3 thập niên, khi hàng triệu người Việt ở miền Nam bất chấp tính mạng, vượt biển mưu tìm tự do.

Tờ SCMP nói có hơn 230.000 thuyền nhân Việt Nam đến Hồng Kông. Nơi đây được xem là lựa chọn đầu tiên của người tị nạn Việt Nam. Họ đã được đưa đến các trại tị nạn trong thành phố thuộc quyền quản lý của Anh lúc đó. Ngoài nhóm tị nạn đầu tiên được đưa đi định cư ở các nước khác trong vòng 1 năm, những nhóm sau kém may mắn hơn. Chính quyền Hồng Kông bắt đầu áp dụng hệ thống ‘sàng lọc’ di dân vào tháng 6/1988 nhằm loại bỏ những người xin tị nạn vì lý do kinh tế. Trong khi thời gian xét duyện kéo dài ra, làn sóng thuyền nhân Việt Nam lại liên tục đổ tới Hồng Kông, khiến thành phố này bị quá tải và mất khả năng kiểm soát.

Các trẻ em Việt Nam trong một trại tị nạn tại Hồng Kông, ngày 9/3/1997.
Các trẻ em Việt Nam trong một trại tị nạn tại Hồng Kông, ngày 9/3/1997.
Anh Phạm Hoàng Hải, một người từng ở trại tị nạn Hồng Kông trước đây, kể lại:
“Ồ, Hồng Kông thì te tua lắm. Trời đất ơi! Nói chung là có một cái phòng 4 x 10 met với khoảng 15 – 17 cái giường 3 tầng, không phải 2 mà là 3 tầng. Ai trẻ như mình thì phải lên tầng 3, tức cao khoảng 3 – 4 met, 1 giường 2 người. Tầng giữa là vợ chồng, con cái. Khi ngủ phải kéo màn vô. Nói chung giống như trong tù vậy đó.”
Hồng Kông sau đó vào năm 2000 đã đóng cửa trại tị nạn cuối cùng, kết thúc thời kỳ bị xem là ‘hỗn loạn’ và cho đến nay vẫn bị mang tiếng vì cách tiếp nhận và đối xử với người tị nạn.

Tình trạng tương tự
Các chuyên gia về vấn đề di dân cho rằng tình huống hiện nay ở Châu Âu cũng tương tự như Hồng Kông trước đây nhưng có thể được giải quyết tốt hơn nếu các chính phủ nghiên cứu lại cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam đế tránh đi vào những vết xe đổ trước đây.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS), cho rằng vấn đề quan trọng là phải giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này.
“Với dòng người tị nạn đột biến tăng lên như vậy thì có 2 nhu cầu. Thứ nhất là nhu cầu nhân đạo, phải bảo vệ cho họ ngay lập tức, bởi những người tị nạn là những người rất dễ bị tổn thương và luôn đứng trước hiểm nguy. Tuy nhiên, quốc tế cần phải có cái nhìn xa hơn (đó) là giải quyết tận gốc. Bởi vì ở Việt Nam trước đây, chế độ tiếp tục đàn áp thì người dân tiếp tục ra đi. Cho đến khi quốc tế mệt mỏi thì quay lưng lại với họ như (trường hợp của) thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông và tại các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á.”
TS. Thắng nói chiến tranh biên giới Việt-Trung đã dẫn đến chính sách đuổi Hoa kiều ra khỏi Việt Nam, khiến cho làn sóng thuyền nhân Việt Nam tăng mạnh vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980. Chiến tranh, đàn áp, bạo lực là những vấn đề tuy khó nhưng các nước buộc phải giải quyết cùng nhau.
“Thành ra đó là những vấn đề rất lớn của một quốc gia mà nó ảnh hưởng đến toàn vùng. Do đó, toàn vùng cũng như quốc tế phải quan tâm giải quyết, chứ không thể nào chỉ thuần túy lo phần đằng ngọn. Phần đằng ngọn có nghĩa là hậu quả, hậu quả là những người phải bỏ nước ra đi ồ ạt, rất nguy hiểm, chết chóc rất nhiều. Đó là thảm nạn thuyền nhân.”
Tiến sĩ Anne Hammerstad, một chuyên gia về lĩnh vực chính trị nhân đạo, thất tán và xung đột, trong bài viết dành riêng cho Reuters cho biết cuộc khủng hoảng tị nạn Đông Dương trước đây được giải quyết phần lớn qua việc tái định cư họ ở các nước phát triển. Tuy nhiên theo TS Hammerstad, thời thế nay đã thay đổi. Các nước giàu xem việc tái định cư là một giải pháp để tránh gánh nặng hơn là một công cụ hữu dụng để bảo vệ người tị nạn. Chỉ một phần nhỏ trong làn sóng người tị nạn được tái định cư, trong khi phần lớn phải chờ đợi mòn mỏi trong các trại tị nạn trong nhiều năm.
Theo TS. Hammerstad, việc tái định cư trên quy mô lớn đôi khi là cần thiết trong lúc không có dấu hiệu nào cho thấy xung đột ở Syria sẽ sớm kết thúc.

Trong khi đó lại có những quan ngại về khả năng những kẻ khủng bố có thể trà trộn vào dòng người di cư để vào các nước Châu Âu. Tiến sĩ Thắng nhận định:
“Cái đó là cái lúng túng đối với thế giới tự do - hành động dựa trên nguyên tắc nhân bản. Nguyên tắc nhân bản đó là thà rằng cứu lầm còn hơn để hàm oan cho những người vô tội”.
Châu Âu lo sợ rằng cuộc khủng hoảng di trú làm rúng động EU cuối cùng sẽ đe dọa đến tương lai của vùng không-biên-giới của châu lục này.
Châu Âu lo sợ rằng cuộc khủng hoảng di trú làm rúng động EU cuối cùng sẽ đe dọa đến tương lai của vùng không-biên-giới của châu lục này.
Tiến sĩ Thắng cho biết quan ngại này cũng từng có trong làn sóng tị nạn người Việt trước đây.

Vết thương tinh thần
“Nhưng con số đó rất nhỏ, thành ra chúng ta (thế giới) không thể nào vì con số nhỏ mình muốn loại trừ mà không đón nhận và bảo vệ cho phần lớn là những nạn nhân vô tội. Trong sự bảo vệ ấy, nếu lỡ có những thành phần không xứng đáng lọt được vào quốc gia của mình, thì phải có hệ thống luật rất chặt chẽ, cùng với sự hợp tác của người dân để truy tìm những người ấy và trục xuất”.
Các nghiên cứu về người tị nạn được tái định cư ở Hoa Kỳ cho thấy những người bị chấn thương về tinh thần sau hành trình vượt biển nguy hiểm đã không thể hòa nhập vào cuộc sống mới tốt như những người được đi theo diện ODP.
Chính vì vậy, Tiến sĩ Hammerstad cho rằng người tị nạn cần phải được đi định cư bằng những con đường an toàn, hợp pháp khác để họ có thể làm lại cuộc đời ở một đất nước mới. Ngoài ra, các chính phủ, tổ chức cần đưa ra một chương trình tái định cư toàn diện cho người tị nạn Syria ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Li băng, Jordan, Ai Cập và Iraq.

Chương trình này đòi hỏi quốc tế phải có những cuộc đàm phán nghiêm túc vì đây không phải là vấn đề riêng của Châu Âu. Ngoài ra, Tiến sĩ Hammerstad đề nghị phải có những hỗ trợ về kinh tế và chính trị cho các quốc gia ở tuyến đầu của thảm họa nhân đạo này vì ‘bạn không thể cắt giảm khẩu phần lương thực ở Jordan rồi tự hỏi tại sao người ta lại bỏ đi để tìm chỗ nương náu ở những nơi xa hơn’.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/khung-hoang-ti-nan-o-chau-au/2966294.html
Ý kiến   
bởi: Cố Hương Xa Nửa Địa Cầu. từ: Breckenridge,Colorado.USA
17.09.2015 01:49
Những người tỵ nạn này quá có phúc,sung sướng hơn gấp trăm ngàn lần đồng bào tôi,dân miền Nam Việt Nam đành chấp nhận đau xé tâm can rời bỏ quê hương để lánh nạn cộng sản sau biến cố 1975,họ vượt trùng dương bao la cực kỳ nguy hiểm,hàng trăm người nhồi nhét trên những con tàu mỏng manh lênh đênh mấy tháng trời chịu đựng đói,khát,ngày phơi nắng,đêm lạnh cóng,bảo tố,cướp biển bắn giết đàn ông,cụ già,em bé, hãm hiếp phụ nữ hay tàu tuần tra của đám công an biên phòng,cảnh sát bảo vệ giả dạng đi đánh cá tìm người vượt biên cướp hết tài sản sau đó thủ tiêu tất cả vào lòng biển khơi nhằm xóa dấu vết,các hiểm họa này luôn luôn chực chờ nuốt chửng họ bất cứ lúc nào không ai biết được,đường bộ thì lội suối, xuyên rừng thiêng nước độc liều chết băng qua biên giới Campuchia,Thailand nếu thoát được thú dữ,bệnh tật nhưng gặp phải bọn Khmer đỏ Pol Pot thì đời tàn,đã có không ít người bỏ thây trong rừng sâu núi thẳm đến tận hôm nay thân nhân không biết còn sống hay đã chết...Một cực hình tột đỉnh không gì sánh bằng,oán hận ngút trời,máu,nước mắt chảy thành sông.Thà chịu đau vì làm kẻ tha hương vong quốc còn hơn cúi đầu trước lũ gian manh độc ác tàn bạo cộng sản Việt gian.

bởi: Listener
17.09.2015 01:03
Tôi làm việc đến 2:30 sáng định đi ngủ thì thấy bài này quá khẩn cấp nên phải viết ngay.
Bài học từ vấn đề người tỵ nạn cộng sản Việt Nam?

Chắc không học đựơc gì nhiều đâu, ngoại trử một điều rất cơ bản mà tác giả đã nêu ra: Triệt tiêu căn nguyên của vấn đề tỵ nạn. Người Việt chạy ra khỏi Việt Nam để tránh cộng sản vì họ bị đàn áp, bị bọn cộng sản tước mất quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phuc, quyền tự do tư tưởng và tôn giáo – những quyền làm người cơ bản. Làn sóng người tỵ nạn cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấm dứt nếu các nước không dứt khoát từ chối, vì người Việt Nam đã có câu: Nếu mà cây trụ điện có chân nó cũng bỏ chạy.

Nhưng cái căn nguyên của vấn đề tỵ nạn của Việt Nam đã được giải quyết chưa? Thưa chưa, vì cộng sản vẫn còn đó, và sự đàn áp cũng chưa chấm dứt, tuy có bớt đi nhiều vì cộng sản đã biến thành tư bản đỏ! Chúng có ăn, có để và đã giành hết cơ hội làm giàu, xuất du, cho con cái du học…còn hơn người VNCH trước kia, nên chúng đã thỏa mãn rồi, chỉ còn triệt tiêu những ai chống đối mà thôi, chứ không phải tất cả, mà những người chống đối hiện nay thì không phải chỉ có những người của VNCH cũ, mà còn có cả những người cộng sản đã giác ngộ tự do, dân chủ, tôn giáo và dân chúng Miền Bắc đã được “sáng mắt, sáng lòng”! (“Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” – nhạc Phạm Tuyên) (“…và ta đã tỏ tường rồi…” – nhạc Việt Khang!).

Còn cái căn nguyên của tỵ nạn Trung Đông tràn vào Âu Châu là gì? Là nạn khủng bố của bọn Hồi giáo cực đoan và xung đột, bạo loạn, chiến tranh để lật đổ các chế độ độc tài còn lại nhằm thiết lập một thế giới mới – New World Order! Những người Trung Đông này không có đất sống nếu không cải đạo và theo bọn khủng bố, trở thành những tên “zombies” như trong nhiều phim thể loại này đã mô tả một cách rùng rợn.

Cả hai nguyên nhân – cộng sản và khủng bố Hồi giáo – đều trầm trọng, nhưng cách thể hiện của chúng chỉ khác thôi và đều khó triệt tiêu nguyên nhân, tức là các thế lực đó.

Phải chăng những người tỵ nạn hiện nay đã đựơc “gợi hứng” và học tập từ phong trào tỵ nạn của Việt Nam trong các thập niên 1975-1980? Tôi cảm thấy như vậy! Họ cũng dùng cả đường bộ lẫn đường biển, tự đi từng người, từng nhóm hoặc có tổ chức. Cũng có những người bán bãi và đưa đón, cũng lừa gạt và giết chóc, cướp bóc, hãm hiếp, đói khát, chìm tàu trên biển! Ôi, thật là thương tâm!

Nhưng nổi bật nhất trong các tấn bi kịch này là những tay chơi sau đây: Cộng sản, Hồi giáo cực đoan, các chế độ chuyên chế chống Mỹ, và Mỹ! Vậy thì triệt tiêu các nguyên nhân phải chăng là tiêu diệt bọn cộng sản, bọn Hồi giáo khủng bố, các chế độ độc tài chống Mỹ (vì Mỹ nếu không phải là thành trì của tự do, dân chủ và nhân quyền thì là gì???) và chính Mỹ nếu Mỹ không rat ay tiêu diệt các thế lực kia! Nhưng một mình Mỹ có làm đựơc không nếu cả thế giới đứng nhìn? Phải chăng thế giới đang bị đập ra từng mảnh nhỏ để có thể được xây dựng trở lại theo một “New World Order”!
Trả lời
bởi: Không ghi tên
17.09.2015 03:12
Ngụy biện một cách láo khoét .

bởi: Quên Ghi Tên
17.09.2015 00:58
Tôi cảm thấy buồn và nước mắt lưng tròng vì bạn đã nhắc lại quá khứ của tôi. Tôi hận ai đó đã gây ra nông nổi cho người Việt tị nạn.
Trả lời
bởi: Không ghi tên
17.09.2015 01:57
Hãy hỏi Mỹ tại sao có những dòng người tỵ nạn như thế nầy....?

bởi: Người có não
17.09.2015 00:37
Tỵ nạn Việt Nam và tỵ nạn Trung Đông, Bắc Phi hiện nay rất khác.
Việt Nam tỵ nạn CS. Người dân đói khổ, bất công, nghèo đói và tính mạng lệ thuộc vào CS, người dân mất hết tự do, nhân quyền. KhiKhi vượt biên tính mạng như chỉ mành treo chuông.
Tỵ nạn Trung Đông, Bắc Phi chỉ trốn tránh bom đạn là chính. Khi vượt biên không lo sợ bị chính quyền bắt, bị bắn chết hay bị tù. Họ chỉ làm như đi dân đi nơi khác. Khác xa lắm ông Tiến Sĩ Thắng ơi.
Chưa hết đâu còn rất nhiều khác biệt thể thảm khác. Vì vậy khi phát biểu phải suy nghĩ chín chắn đừng hời hợt, nông cạn.
Nói đúng khó lắm. Nói láo, nói tầm bậy vo trách nhiệm dễ lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét