[Full - Bản đầy đủ] Hải chiến Trường Sa 1988 (CQ-88)
https://youtu.be/BX1xRohp5WI
Xuất bản 4 thg 3, 2013
Hải
chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988
khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi
đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa
thuộc chủ quyền của Việt Nam, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú
nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và
cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu
vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng.
Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong hai mươi tư thủy binh. Kể từ
đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân
ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).
Vào lúc 6h sáng ngày 14-3-1988 trên bãi đá Gạc Ma, để bảo vệ không để Hải quân Trung Quốc hạ cờ Tổ Quốc cắm trên đảo, Thiếu úy Trần Văn Phương đã bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô to: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".
Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, thiệt hại của Việt Nam bao gồm ba tàu bị bắn cháy và chìm, gồm có: HQ-505, HQ-604, và HQ-605. 64 chiến sĩ đã hy sinh trong đó có 61 chiến sĩ mất tích và không thể tìm thấy thi thể.
Ý kiến
Nguyễn Anh Tú Tú6 tháng trước
Những sự kiện này cần được công chiếu và thông tin rộng rãi cho tất cả thế hệ con cháu VN được biết, để hiểu hơn về chủ quyền lãnh thổ và sự hy sinh của cha ông. Rất nhiều người dân VN không biết những trận đánh và sự xâm lược chủ quyền này của TQ.
Nghe lính Trung Quốc nói đánh rồi đánh rồi mà........ đau lòng cho các chiến sĩ Việt Nam.....
Ko hiểu bên phía chỉ huy TQ nghĩ gì mà ra lệnh bắn vào đoàn công binh không có vũ khí của VN
Mà nói thật ko ai mà gan lì như lính VN .... thật khâm phục...... mối quan hệ giữa 2 nước từ quá khứ cho đến hiện tại thực phức tạp và khó đoán định.
GẠC MA
Trong cuộc hải chiến ấy,
Một chiến sĩ của ta
Cùng sáu ba người khác
Hy sinh ở Gạc Ma,
Anh đã được truy tặng
Là Liệt sĩ, Anh hùng.
Chủ tịch nước ký tặng,
Và Tổ Quốc ghi công.
Nghĩa trang đẹp, mộ đẹp.
Bia đá khắc màu son
Chữ Anh Hùng nắn nót,
Lưu mãi cùng nước non.
Về sau, chiều ai đó.
Hai chữ ấy, Anh Hùng,
Đã có lệnh đục bỏ.
Khốn nạn thế là cùng!
Kẻ ra cái lệnh ấy,
Đề nghị truy tố ngay.
Dám khinh Chủ tịch nước.
Coi thường đất nước này.
Cha ông ta ngày trước
Thắng giặc, vẫn chủ hòa.
Đó là chiến lược lớn.
Bây giờ nhà nước ta
Thua, đã không biết nhục,
Còn lén lút xóa tên
Một Anh hùng Liệt sĩ,
Thế là hèn, rất hèn!
+su shinichi Mình phải đăng nhập để trả lời bạn, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khác và k quá khắt khe với Nhà nước VN vì việc làm đó. Mình dùng lời lẽ mềm mỏng, lịch sự để nói với bạn. Hy vọng bạn đừng như những người vô học, cực đoan khác dùng những lời lẽ nặng nề, tục tĩu để phản bác.
TQ là láng giềng với VN, dù muốn hay k chúng ta cũng phải sống gần với họ. Do vậy, k còn cách nào khác là chúng ta phải nhân nhượng, coi TQ là bạn và một số chuyện phải "chiều" ý họ để giữ "hoà khí".
Thế nhưng, như bạn đã biết, lịch sử k bao giờ bị lãng quên. Cái hay của Nhà nước ta là tuy k chính danh vạch mặt TQ để bọn chúng vui lòng nhưng mà nhân dân ai cũng biết hành động khốn nạn của chúng, căm hận chúng đến tận xương tuỷ. Đó là nhờ vào sự tuyên truyền khéo léo của Đảng. Thậm chí, mỗi người dân VN bây giờ còn căm hận TQ hơn cả Mĩ (như mình chẳng hạn). Còn những anh hùng năm xưa được cả dân tộc đời đời ghi công. Gần đây, Nhà nước ta đã khởi công xây dựng Tượng đài tưởng niệm hải chiến Gạc Ma cũng nhằm ghi công 64 anh hùng đã hi sinh đó. Những năm gần đây, cứ đến ngày 14.3 là Đài THVN đều phát những chương trình nhằm ca ngợi những anh hùng đó. Họ đã và chưa bao giờ bị lãng quên. Bằng chứng tiêu biểu nhất là đoạn phim này của kênh QPVN, để bạn và tôi cùng hiểu rõ hơn vấn đề.
Thân mến!
Còn nữa...
Rút kinh nghiệm tận Hoàng Sa 1974, trận Gạc Ma 1988: Bộ chính trị CSVN quyết định hy sinh 3 con tàu già nua và thủy thủ đoàn để giữ Trường Sa?
Lý Kiến Trúc
Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988, bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo, Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng lực lượng hải quân lớn tiến xuống vùng biển phía nam đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.Tình báo còn báo thêm, mục tiêu hàng đầu của cuộc xâm lược là chiếm cụm đảo Gạc Ma-Cô Lin-LenĐao; cụm đảo này cực kỳ quan trọng về chiến thuật và chiến lược đối với toàn bộ hơn 100 đảo vùng biển Trường Sa.
Từ bàn đạp cụm đảo đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao, Trung Quốc sẽ xua quân chiếm toàn bộ quần đảo và vùng biển Trường Sa, khống chế con đường hàng hải lưu thông quốc tế và trực tiếp uy hiếp Việt Nam nếu đánh từ biển vào.
Biết được ý đồ thâm độc đó, so sánh lực lượng hải quân của ta lúc bấy giờ, VN không thể nào đối đầu với Trung Quốc được, trong lúc tình thế chính trị ở mặt trận Tây-Nam đang rối beng, Bộ chính trị quyết định hy sinh vài con tàu già nua không vũ trang và thủy thủ đoàn bằng cách gởi họ đến cụm đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao "làm mồi" cho hải quân Trung Quốc. Giới chức ngoại giao cho biết nếu không có trận hy sinh từ quyết định của Bộ chính trị, Trung Quốc đã không "kiêng" gì việc xâm lăng toàn bộ Trường Sa.
Trong trận thảm sát ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ bị Trung Quốc xả súng tàn sát khi họ đang lội nước trên mặt biển, trên tay không một khẩu súng, 9 thủy thủ bị bắt làm tù binh đưa về Quảng Đông. Những thủy thủ VN lội vào đảo để tiếp tế, cắm cờ chủ quyền. Riêng tàu HQ 505 (là một trong 3 tàu 505, 604, 605) bị thương tích nặng, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, nằm ụ ở đó, cắm cờ chủ quyền. Vũ Huy Lễ cho thuyền máy nhỏ ra vớt xác thủy thủ và vài người sống sót. Mất Gạc Ma nhưng Việt Nam giữ lại được Cô Lin và Len Đao.
Trận Gạc Ma 1988 là một trong các yếu tố rất quan trọng trong cuộc tranh chấp "Ai thắng Ai làm bá quyền Đông Dương" giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời điểm 1978-88. Nhưng ở hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, VN đã phải xuống một nước rút quân về VN, sau khi đánh tan quân diệt chủng Pon Pốt giải phóng Campuchia, đóng lại trang đối đầu với Trung Quốc kéo dài 13 năm. Một năm sau hội nghị Thành Đô, tháng 11 năm 1991, tân Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười và tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc. Chóp bu hai đảng cộng sản ra "Thông cáo chung", tuyên bố thực hiện bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Cho đến nay, các cam kết Thành Đô giữa hai đảng vẫn còn là tấm màn bí mật, trong đó bao gồm cả sự quyết định ác liệt về Gạc Ma, tạo sự tranh cãi đúng, sai. Nhiều giới trong nước đòi hỏi chính quyền công bố công khai. (VH)
HQ-571 thả neo giữa vùng biển Gạc Ma-Linh Côn-Len Đao, nhiều cuộc lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và trận thảm sát Gạc Ma 1988 diễn ra trên boong tàu dưới sự chủ trì của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, các cấp chỉ huy Hải quân cùng 200 người tham dự. Những vòng hoa, đèn hoa, điếu văn được thả nổi trôi về hướng đảo Gạc Ma.
Cụm đảo Gạc Ma, Lin Côn, Len Đao san sát nhau chỉ cách vài cây số nằm ở vị trí trung tâm phía nam quần đảo Trường Sa. Cụm đảo này là mục tiêu chiếm đoạt của Trung cộng. Bộ Ngoại Giao, Bộ Hải quân VN tổ chức chuyến Hải trình III cho người Việt nước ngoài, các cơ quan báo chí trong nước đến ngay trận mạc (vẫn còn nóng hổi) để thăm viếng, quan sát. Hải đồ tư liệu
Đảo nửa nổi nửa chìm Len Đao, góc phải xa xa là đảo Cô Lin. Ảnh LKT
+++++++++++++++++++++++++++
Dưới đây là:
1/ Video bản gốc của Trung cộng quay cảnh tàn sát 64 Thủy thủ VN ở đảo Gạc Ma.
2/Cuộc phỏng vấn của bổn báo Lý Kiến Trúc vào ngày 19/4/2014 với nhân chứng cựu Đại tá Hải quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu vận tải 505 dự trận Gạc Ma năm 1988.
Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc ...
www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q
Oct 2, 2011 - Uploaded by 123xuongduong
Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa 14-3-1988 bản video gốc của trung cộng - XĐ -
https://www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q
++++++++++++++++++++++
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ trên Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa. Ảnh Văn Hóa.
Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa.
Cầu nguyện Bố Lạc Long Quân Biển Đông trước khi khởi hành chuyến “Hải trình 3”. Ảnh Văn Hóa.
Lời Tòa Soạn:
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa. Hóa ra sau khi nghe lời giới thiệu mới biết hai người đó là bà quả phụ Ngụy Văn Thà và Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505, con tàu đã cấp cứu thủy thủ tàu 604, 605 đã chiến hạm và lính Trung cộng bắn giết ở khu vực biển đảo Gạcma. Tàu 605 và tàu 604 chỉ huy bởi Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ bị bắn chìm, còn tàu 505 của Đại tá Vũ Huy Lễ bị bắn trọng thương nhưng vẫn cố ‘lết” đâm vào bãi đá Côlin cắm cờ bám trụ tại đó.
Ngồi từ trái: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (áo pull sọc trắng đỏ), bà quả phụ Ngụy Văn Thà và cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ. Ảnh Văn Hóa.
LKT: Hôm nay là ngày 19-4, chúng tôi là đại diện cho tờ VanhoaMagazine tại California có dịp được phỏng vấn 1 sĩ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam. Ngồi trên chiếc tàu Trường Sa 571 đang trên đường đi ra thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, rất may mắn được gặp vị sĩ quan này. Đó là ông Vũ Huy Lễ, Hải quân Đại tá của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông là một nhân vật lịch sử trong trận Gạcma năm 1988, ông là một nhân chứng cao nhất trong trận chiến Gạcma. Xin kính chào đại tá.
- VŨ HUY LỄ: Vâng, xin chào ông.
- LKT: Thưa ông, xin ông có thể nói cho đọc giả của chúng tôi tại Mỹ sơ lược vài tiểu sử về quá trình hoạt động của ông trong hải quân hay không ?
- VHL: Vâng, tôi cũng sẵn sàng nếu như các anh có đề nghị, tôi tên là Vũ Huy Lễ, đã học xong ở trường phổ thông, tức là học cấp 3, cái đấy là học cấp 3, 10/10 ấy, học xong phổ thông thì tôi vào đại học. Khi vào trường đại học được 9 tháng tức là học dự khóa thì diễn ra cái sự kiện năm 64, mùng 5-8 năm 64. Sự kiện đó thì chắc là ông cũng đã biết, tức là ngày mùng 5-8 năm 1964 ở Vịnh Bắc Bộ, gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ma-đốc, sau đó rồi thì Mỹ cũng thường cho máy bay đến bắn phá miền Bắc; vào những ngày đó chúng tôi học thì đúng là ngồi học không yên vì cứ thỉnh thoảng một ngày 2-3 lần máy bay của Mỹ thường đến bắn phá Hải Phòng và miền Bắc.
- LKT: Xin lỗi, tạm thời ngắt lời đại tá.
- VHL: Vâng!
- LKT: Ông có cho rằng cái sự kiện Maddox năm 64 đó là sự kiện dàn dựng của Mỹ hay là sự kiện ..., không phải là một sự kiện thật?
- VHL: Thực tế thì thời đó thì tôi cũng là một sinh viên cho nên là am hiểu về cái việc này thì nó cũng chưa thật là sâu sắc lắm , thế nhưng đây là một cái sự việc thật mà Mỹ đã cho tàu đến để gây ra cái sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
- LKT: Thưa ông ngoài sự kiện đó ra thì ấn tượng nào lớn nhất trong cuộc đời hải quân của ông đối với bờ biển VN?
- VHL: Tôi thì tính đến nay là 34 năm trong quân đội, phục vụ trong quân chủng hải quân, trong quá trình phục vụ trong quân chủng hải quân, tôi cũng được làm thuyền trưởng của nhiều loại tàu của quân chủng hải quân. Nhưng mà những kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi mà chúng tôi không thể quên được đó là năm 1988 vào ngày 14-3 năm 1988, khi tàu tôi đang neo đậu và hoạt động bình thường ở trên đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Thì sáng sớm hôm ấy “nước ngoài” cho tàu chiến đến bắn phá chúng tôi, đánh chúng tôi, trong quá trình đánh phá như vậy thì bên đảo Gạc Ma, tức là 2 cái đảo của chúng tôi gần nhau, tôi thì ở khoảng cách 4 hải lý, tàu tôi 505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu 604 thì được lệnh giữ đảo Gạc Ma, sáng hôm đó đối phương cho 2 tàu chiến đến bắn phá tàu 604.
Con tàu vận tải già nua 604 trước khi đi dự trận Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125
Tàu 604 bị đại bác từ chiến hạm Trung cộng bắn cấp tập chìm ngay tại chỗ. Ảnh tư liệu.
- LKT: Vâng thưa ông, xin được ngắt lời ông là bên nào nổ súng trước?
- VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
- LKT: Vâng, tàu 604 là tàu chiến hạm hay là tàu bình thường?
- VHL: Tàu 604 là tàu vận tải bình thường mà chúng tôi vẫn hoạt động ra ngoài Trường Sa để thăm đảo, rồi đưa tiếp tế cho nhân dân, quân và dân trên đảo.
- LKT: Sau đó thì ra sao ?
- VHL: Sau đó thì khi tàu 604 bị chìm thì chúng tôi cũng bắt đầu nhổ neo và cơ động để mà tránh đạn của đối phương. Khi mà 604 chìm thì đối phương quay nòng súng sang bắn chúng tôi ngay (tàu 505), bắn cấp tập tất cả 2 pháo của 2 chiến hạm của đối phương bắn cấp tập vào tàu tôi, và toàn bộ cái mạn bên phải của tàu bị trúng đạn, đài chỉ huy trúng đạn, rồi phòng thuyền trưởng trúng đạn, phòng báo vụ VTD cũng trúng đạn, anh em bị thương nhiều, tàu bốc cháy ngùn ngụt, cháy rất dữ dội, thế rồi tất cả đạn 85 li, 100 li của đối phương bắn dưới vạch mức nước, thủng nhiều, tàu tôi bị thủng nhiều.
- LKT: Lúc đó ông là hạm trưởng của tàu 604?
- VHL: Không, tôi là hạm trưởng tàu 505, tức là đối phương bắn chìm tàu 604 xong thì quay nòng súng sang bắn tàu 505 của chúng tôi
- LKT: Hạm trưởng của tàu 604 là ai?
- VHL: Tàu 604 là đồng chí Vũ Huy Trừ, lúc đó đã hy sinh.
- LKT: Hy sinh tại chỗ?
- VHL: Vâng, tàu chìm, chìm theo tàu, cho nên là anh em ở trên đấy bị trôi dạt trên biển rất nhiều, chúng tôi phát hiện là nhìn qua bên đảo Gạc Ma là nhìn rõ là thấy người lố nhố ở trên biển, rất nhiều, và tàu tôi bị đối phương bắn trúng như vậy thì toàn bộ hệ thống điện của tàu bị mất cho nên không cơ động được, lái thì phải sử dụng bằng điện, thế là bây giờ mất điện rồi nên lái không thể điều khiển được, thế tôi mới lệnh cho anh em là phải xuống hầm lái để chuyển lái điện sang lái cơ để mình có thể mình cơ động, lúc đó anh em mò mẫm mãi không xuống được thì lại một quả pháo 85 li nó bắn trúng vào hầm lái mở ra được một cái lỗ rộng khoảng gần 1 mét vuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào hầm lái thì anh em mới xuống được và chuyển từ lái điện sang lái cơ được, khi chuyển xong rồi anh em báo cáo lên là đã chuyển sáng lái cơ xong thì sử dụng được, thì lúc đó lại một quả pháo nữa lại bắn trúng vào trục lái của chúng tôi làm lái kẹt cứng không tài nào điều khiển được nữa.
Thủy thủ từ tàu vận tải 604, 605 lội bộ vào đảo (Cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao là cụm đảo nổi chìm khi thủy triều biển lên xuống; trận đánh diễn ra trong lúc thủy triều xuống). Ảnh trích từ video gốc của TC.
Ảnh trên và dưới: Đại bác 100 ly, đại liên 80 ly trên chiến hạm Trung cộng nã súng liên hồi vào các thủy thủ đang ở dưới biển cạn vào sáng 14/3/1988. Thiếu úy Trần Văn Phương tay cầm cờ cùng các chiến sĩ cố lội vào đảo đứng thành vòng tròn quanh lá cờ đỏ sao vàng giữa đảo Gạc Ma; tàu Trung Quốc tiến đến gần, và rồi những tên lính Trung cộng cầm AK ào lên đảo, nã đạn vào Phương và đồng đội. Ảnh trích từ video gốc của TC.
- LKT: Thế như vậy thì cách nào mà cứu được anh em bên tàu 604?
- VHL: Vâng để tôi kể tiếp, tức là khi đó máy chính của 2 tàu tôi cũng bị hỏng, không nổ máy, bình nén khí bị trúng đạn nên xì hơi không điều khiển được máy chính, thế mà lúc đó thì gió mùa đông bắc thổi, tàu càng bị trôi ra xa đảo, ra xa đảo hơn cây số, mà ở đấy có độ sâu khoảng độ 1000 m, độ sâu rất sâu như thế, thế nên tôi nghĩ rằng nếu như mà là tàu chìm ở đây, tức là nước nó đã vào rồi đấy, dầu trôi ra lênh láng rồi, tàu bị nghiêng rồi, thế là khả năng tàu sẽ bị chìm, cho nên tôi nghĩ là tàu chìm ở đây thì toàn bộ, toàn thể cán bộ chiến sĩ ở trên tàu sẽ phải hy sinh hết, mà mình mất tàu, thế rồi mất đảo, không giữ được đảo, cho nên là bằng mọi giá mình phải sửa chữa máy để đưa tàu lên bãi cạn, xong rồi dùng súng bộ binh để mà đánh trả nếu như đối phương đưa quân lên đảo hoặc là đưa quân lên chiếm, đánh tàu chúng tôi, cho nên phải dùng súng bộ binh để đánh. Được anh em đồng ý anh em lao xuống các vị trí chiến đấu để chỉ đạo, các đồng chí trong ban chỉ huy tàu xuống các vị trí chỉ đạo cho anh em sửa chữa máy, rùi bịt vòi chống đấm, động viên bộ đội, động viên anh em để mà quyết tâm ...
- LKT: Thế đại tá có nghĩ rằng tàu 505, 604 đã lọt vào ổ phục kích của Trung Cộng hay không?
- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng không phải là ổ phục kích bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là đến đảo hoạt động bình thường, làm các hoạt động rất bình thường vì đảo của chúng tôi cho nên chúng tôi hoạt động hoạt động rất bình thường. Đối phương tự nhiên đến đánh tàu 604 xong lại đánh tàu của tôi thì cái đó thì chúng tôi...
- LKT: Tức là 2 tàu vận tải 505-604 hoàn toàn không biết gì về chiến hạm của Trung Cộng cả?
- VHL: Buổi chiều hôm trước là chúng tôi đã biết trước, khi chúng tôi thấy rằng có cái hiện tượng có thể là ngày mai hoặc đêm nay là họ chiếm đảo của mình, cho nên mình bằng mọi cách mình phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quan sát thật là chắc chắn, thế rồi đêm hôm ấy chúng tôi cho người lên cắm cờ trên bãi cạn đó để giữ chủ quyền của mình, vì đây là đất của Việt Nam cho nên mình phải cắm cái cờ Việt Nam lên đấy để giữ cái chủ quyền của mình ở trên đảo.
- LKT: Đứng về phương diện quân sự, đại tá cho rằng những khu vực đảo Gạc Ma, Cô Lin thì khu vực đó quan trọng như thế nào đối với quần đảo Trường Sa?
- VHL: Thực ra thì về mặt quân sự thì nó một điểm mấu chốt để quan sát được mặt biển, các hoạt động của các tàu đi trên mặt biển, cái thứ 2 về mặt kinh tế thì ví dụ như là sau này mình xây dựng các cây đèn biển với các thứ thì mình cũng có thể quan sát được các hoạt động của các tàu nước ngoài đi trong khu vực của mình.
- LKT: Như vậy có thể là một trong các yếu tố mà Trung Cộng họ tàn sát các tàu 505-604 đó là có phải là do lý do về quân sự không ?
- VHL: Cái đó thì tôi cũng hiểu nó chưa thật là sâu sắc, thế nhưng tôi nghĩ rằng cái chính của họ là muốn chiếm quần đảo Trường Sa của chúng tôi để họ làm ví dụ như xây dựng kinh tế hoặc là quân sự, cái đó ý đồ của họ là họ muốn chiếm các đảo.
- LKT: Ý đồ chiếm Gạc Ma và Cô Lin là những trận chiến đầu tiên để thực hiện kế hoạch chiếm toàn bộ Trường Sa?
- VHL: Vâng, vâng ...
- LKT: Vậy tại sao họ không đánh chiếm nốt?
- VHL: Bởi vì là ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà họ muốn chiếm ấy mà thì còn có cái sự thỏa thuận, rồi xây dựng cái mối hòa giải giữa nước mình với nước bạn, để mà mình cố gắng làm sao để mà không xảy ra xung đột giữa 2 nước thì cái đó là cái cố gắng.
- LKT: Thì thưa đại tá tối hôm qua trong cái buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đại tá có nhớ là đại tá ngồi bên cạnh một người phụ nữ đó, đại tá có biết người đó là ai không ?
- VHL: Tôi cũng chỉ biết đấy là quả phụ của một anh, một người ở chế độ cũ, đến đây để tham gia văn hóa văn nghệ và đi thăm đảo Trường Sa của chúng ta.
- LKT Theo chúng tôi được biết thì bà quả phụ đó là vợ của cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, ông ta là hạm trưởng chiếc HQ10, ông đó là hạm trưởng chỉ huy trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá nghĩ thế nào về cái trận chiến Hoàng Sa, nó có liên quan với trận chiến Gạc Ma năm 88 hay không ?
- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng cái âm ưu độc chiếm biển Đông của đối phương là họ rất là sâu sắc trong cái đầu óc của họ rồi, họ không nghĩ rằng là đất đó là của Việt Nam mà chúng tôi thì khẳng định hằng bao nhiêu đời đây là cái đất Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình, cho nên là không thể không phải như thế được, cho nên khi mà nghe được cái lệnh đi bảo vệ quần đảo Trường Sa là chúng tôi cũng rất là phấn khởi, rất là tin tưởng vào cái sự bảo vệ đó của nhà nước mình.
- LKT: Đại tá nghĩ như thế nào về sự hy sinh của 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại trận Hoàng Sa?
- VHL: Tôi nghĩ rằng là anh em Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa cũng là bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ đất nước của Việt Nam mình, cho nên là dù có phải hy sinh đến người cuối cùng nhưng mà mình giữ được cái đảo Hoàng Sa, cái quần đảo Hoàng Sa hoặc là Trường Sa thì mình cũng vẫn phải tôn vinh họ lên trở thành những người anh hùng những người giữ đảo giữ đất nước của Việt Nam mình, đấy thì tôi cũng nghĩ như thế.
- LKT: Vâng, tối hôm qua cũng do sự bố trí của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đại tá đã ngồi gần vợ một sĩ quan hải quân anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa và đại tá cũng là một anh hùng hải quân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì ông nghĩ thế nào về sự bố trí do 2 người anh hùng đó của 2 miền Nam Bắc gặp nhau trong tối hôm qua?
- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng đây là cái sự hòa hợp, chúng ta luôn luôn mong muốn sự hòa hợp thống nhất giữa, không thể nói là miền Nam riêng, miền Bắc riêng được mà nó là sự hòa hợp giữa người dân tộc Việt Nam mình nói chung để giữ mảnh đất thiêng liêng của mình, dù là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, mình cũng phải quyết tâm giữ cho bằng được, dù là anh ở chế độ nào đi chăng nữa, anh đã thấm nhuần được cái đất nước của ta, cái mảnh đất đó là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải giữ, cho nên phải hy sinh, cả nước mình vẫn phải tôn vinh họ là những người giữ đất nước, giữ đất, giữ nước của tổ quốc Việt Nam.
- LKT: Vâng cảm ơn đại tá câu hỏi cuối cùng là: thưa ông với cái lời lẻ của ông rất là lịch sự đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mà chúng tôi nhận thấy là trong một số báo chí và ngôn từ hiện nay ở trong nước vẫn còn dùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa là chữ "Ngụy", ngụy quân ngụy quyền, cái điều đó có làm ông cảm nhận có sự khác biệt nào không ?
- VHL: Theo tôi thì cách sử dụng các từ đấy thì có thể về phía tôi thì tôi nghĩ rằng là mình cũng không sử dụng như thế nữa và từ nay trở đi ta nên sử dụng đó là một người Việt Nam bảo vệ đất nước Việt Nam mình của cái thời trước, theo tôi nghĩ thì như thế.
- LKT: Xin cảm ơn đại tá , thay mặt cho báo Văn Hóa ở hải ngoại, ở nước Mỹ, chúng tôi vô cũng hân hạnh được tiếp xúc với đại tá trong buổi hôm nay và xin chúc đại tá sức khỏe dồi dào.
- VHL: Vâng, không có chi ạ./
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam. Ảnh tư liệu nguồn: NTD.ORG
+++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Mặc dù tướng Lương không nêu tên
đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê
Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng.
Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai ông Anh là Lê Mạnh Hà đang giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM.
Nỗi đau người lính
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám
đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh
Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt - Trung.
Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Không được nổ súng!
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy...
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.”
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển. Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao".
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/kelly-kelly/ho%C3%A0ng-sa-v%C3%A0-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%C3%A3-m%E1%BA%A5tch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-l%C3%AAn-ti%E1%BA%BFng-y%E1%BA%BFu-%E1%BB%9Bt-/10150210560738675/
Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988, bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo, Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng lực lượng hải quân lớn tiến xuống vùng biển phía nam đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.Tình báo còn báo thêm, mục tiêu hàng đầu của cuộc xâm lược là chiếm cụm đảo Gạc Ma-Cô Lin-LenĐao; cụm đảo này cực kỳ quan trọng về chiến thuật và chiến lược đối với toàn bộ hơn 100 đảo vùng biển Trường Sa.
Từ bàn đạp cụm đảo đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao, Trung Quốc sẽ xua quân chiếm toàn bộ quần đảo và vùng biển Trường Sa, khống chế con đường hàng hải lưu thông quốc tế và trực tiếp uy hiếp Việt Nam nếu đánh từ biển vào.
Biết được ý đồ thâm độc đó, so sánh lực lượng hải quân của ta lúc bấy giờ, VN không thể nào đối đầu với Trung Quốc được, trong lúc tình thế chính trị ở mặt trận Tây-Nam đang rối beng, Bộ chính trị quyết định hy sinh vài con tàu già nua không vũ trang và thủy thủ đoàn bằng cách gởi họ đến cụm đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao "làm mồi" cho hải quân Trung Quốc. Giới chức ngoại giao cho biết nếu không có trận hy sinh từ quyết định của Bộ chính trị, Trung Quốc đã không "kiêng" gì việc xâm lăng toàn bộ Trường Sa.
Trong trận thảm sát ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ bị Trung Quốc xả súng tàn sát khi họ đang lội nước trên mặt biển, trên tay không một khẩu súng, 9 thủy thủ bị bắt làm tù binh đưa về Quảng Đông. Những thủy thủ VN lội vào đảo để tiếp tế, cắm cờ chủ quyền. Riêng tàu HQ 505 (là một trong 3 tàu 505, 604, 605) bị thương tích nặng, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, nằm ụ ở đó, cắm cờ chủ quyền. Vũ Huy Lễ cho thuyền máy nhỏ ra vớt xác thủy thủ và vài người sống sót. Mất Gạc Ma nhưng Việt Nam giữ lại được Cô Lin và Len Đao.
Trận Gạc Ma 1988 là một trong các yếu tố rất quan trọng trong cuộc tranh chấp "Ai thắng Ai làm bá quyền Đông Dương" giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời điểm 1978-88. Nhưng ở hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, VN đã phải xuống một nước rút quân về VN, sau khi đánh tan quân diệt chủng Pon Pốt giải phóng Campuchia, đóng lại trang đối đầu với Trung Quốc kéo dài 13 năm. Một năm sau hội nghị Thành Đô, tháng 11 năm 1991, tân Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười và tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc. Chóp bu hai đảng cộng sản ra "Thông cáo chung", tuyên bố thực hiện bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Cho đến nay, các cam kết Thành Đô giữa hai đảng vẫn còn là tấm màn bí mật, trong đó bao gồm cả sự quyết định ác liệt về Gạc Ma, tạo sự tranh cãi đúng, sai. Nhiều giới trong nước đòi hỏi chính quyền công bố công khai. (VH)
HQ-571 thả neo giữa vùng biển Gạc Ma-Linh Côn-Len Đao, nhiều cuộc lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và trận thảm sát Gạc Ma 1988 diễn ra trên boong tàu dưới sự chủ trì của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, các cấp chỉ huy Hải quân cùng 200 người tham dự. Những vòng hoa, đèn hoa, điếu văn được thả nổi trôi về hướng đảo Gạc Ma.
Cụm đảo Gạc Ma, Lin Côn, Len Đao san sát nhau chỉ cách vài cây số nằm ở vị trí trung tâm phía nam quần đảo Trường Sa. Cụm đảo này là mục tiêu chiếm đoạt của Trung cộng. Bộ Ngoại Giao, Bộ Hải quân VN tổ chức chuyến Hải trình III cho người Việt nước ngoài, các cơ quan báo chí trong nước đến ngay trận mạc (vẫn còn nóng hổi) để thăm viếng, quan sát. Hải đồ tư liệu
Đảo nửa nổi nửa chìm Len Đao, góc phải xa xa là đảo Cô Lin. Ảnh LKT
+++++++++++++++++++++++++++
Dưới đây là:
1/ Video bản gốc của Trung cộng quay cảnh tàn sát 64 Thủy thủ VN ở đảo Gạc Ma.
2/Cuộc phỏng vấn của bổn báo Lý Kiến Trúc vào ngày 19/4/2014 với nhân chứng cựu Đại tá Hải quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu vận tải 505 dự trận Gạc Ma năm 1988.
Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc ...
www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q
Oct 2, 2011 - Uploaded by 123xuongduong
Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa 14-3-1988 bản video gốc của trung cộng - XĐ -
https://www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q
++++++++++++++++++++++
Phỏng vấn cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ trên Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa. Ảnh Văn Hóa.
Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa.
Cầu nguyện Bố Lạc Long Quân Biển Đông trước khi khởi hành chuyến “Hải trình 3”. Ảnh Văn Hóa.
Lời Tòa Soạn:
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa. Hóa ra sau khi nghe lời giới thiệu mới biết hai người đó là bà quả phụ Ngụy Văn Thà và Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505, con tàu đã cấp cứu thủy thủ tàu 604, 605 đã chiến hạm và lính Trung cộng bắn giết ở khu vực biển đảo Gạcma. Tàu 605 và tàu 604 chỉ huy bởi Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ bị bắn chìm, còn tàu 505 của Đại tá Vũ Huy Lễ bị bắn trọng thương nhưng vẫn cố ‘lết” đâm vào bãi đá Côlin cắm cờ bám trụ tại đó.
Ngồi từ trái: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (áo pull sọc trắng đỏ), bà quả phụ Ngụy Văn Thà và cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ. Ảnh Văn Hóa.
LKT: Hôm nay là ngày 19-4, chúng tôi là đại diện cho tờ VanhoaMagazine tại California có dịp được phỏng vấn 1 sĩ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam. Ngồi trên chiếc tàu Trường Sa 571 đang trên đường đi ra thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, rất may mắn được gặp vị sĩ quan này. Đó là ông Vũ Huy Lễ, Hải quân Đại tá của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông là một nhân vật lịch sử trong trận Gạcma năm 1988, ông là một nhân chứng cao nhất trong trận chiến Gạcma. Xin kính chào đại tá.
- VŨ HUY LỄ: Vâng, xin chào ông.
- LKT: Thưa ông, xin ông có thể nói cho đọc giả của chúng tôi tại Mỹ sơ lược vài tiểu sử về quá trình hoạt động của ông trong hải quân hay không ?
- VHL: Vâng, tôi cũng sẵn sàng nếu như các anh có đề nghị, tôi tên là Vũ Huy Lễ, đã học xong ở trường phổ thông, tức là học cấp 3, cái đấy là học cấp 3, 10/10 ấy, học xong phổ thông thì tôi vào đại học. Khi vào trường đại học được 9 tháng tức là học dự khóa thì diễn ra cái sự kiện năm 64, mùng 5-8 năm 64. Sự kiện đó thì chắc là ông cũng đã biết, tức là ngày mùng 5-8 năm 1964 ở Vịnh Bắc Bộ, gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ma-đốc, sau đó rồi thì Mỹ cũng thường cho máy bay đến bắn phá miền Bắc; vào những ngày đó chúng tôi học thì đúng là ngồi học không yên vì cứ thỉnh thoảng một ngày 2-3 lần máy bay của Mỹ thường đến bắn phá Hải Phòng và miền Bắc.
- LKT: Xin lỗi, tạm thời ngắt lời đại tá.
- VHL: Vâng!
- LKT: Ông có cho rằng cái sự kiện Maddox năm 64 đó là sự kiện dàn dựng của Mỹ hay là sự kiện ..., không phải là một sự kiện thật?
- VHL: Thực tế thì thời đó thì tôi cũng là một sinh viên cho nên là am hiểu về cái việc này thì nó cũng chưa thật là sâu sắc lắm , thế nhưng đây là một cái sự việc thật mà Mỹ đã cho tàu đến để gây ra cái sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
- LKT: Thưa ông ngoài sự kiện đó ra thì ấn tượng nào lớn nhất trong cuộc đời hải quân của ông đối với bờ biển VN?
- VHL: Tôi thì tính đến nay là 34 năm trong quân đội, phục vụ trong quân chủng hải quân, trong quá trình phục vụ trong quân chủng hải quân, tôi cũng được làm thuyền trưởng của nhiều loại tàu của quân chủng hải quân. Nhưng mà những kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi mà chúng tôi không thể quên được đó là năm 1988 vào ngày 14-3 năm 1988, khi tàu tôi đang neo đậu và hoạt động bình thường ở trên đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Thì sáng sớm hôm ấy “nước ngoài” cho tàu chiến đến bắn phá chúng tôi, đánh chúng tôi, trong quá trình đánh phá như vậy thì bên đảo Gạc Ma, tức là 2 cái đảo của chúng tôi gần nhau, tôi thì ở khoảng cách 4 hải lý, tàu tôi 505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu 604 thì được lệnh giữ đảo Gạc Ma, sáng hôm đó đối phương cho 2 tàu chiến đến bắn phá tàu 604.
Con tàu vận tải già nua 604 trước khi đi dự trận Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125
Tàu 604 bị đại bác từ chiến hạm Trung cộng bắn cấp tập chìm ngay tại chỗ. Ảnh tư liệu.
- LKT: Vâng thưa ông, xin được ngắt lời ông là bên nào nổ súng trước?
- VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
- LKT: Vâng, tàu 604 là tàu chiến hạm hay là tàu bình thường?
- VHL: Tàu 604 là tàu vận tải bình thường mà chúng tôi vẫn hoạt động ra ngoài Trường Sa để thăm đảo, rồi đưa tiếp tế cho nhân dân, quân và dân trên đảo.
- LKT: Sau đó thì ra sao ?
- VHL: Sau đó thì khi tàu 604 bị chìm thì chúng tôi cũng bắt đầu nhổ neo và cơ động để mà tránh đạn của đối phương. Khi mà 604 chìm thì đối phương quay nòng súng sang bắn chúng tôi ngay (tàu 505), bắn cấp tập tất cả 2 pháo của 2 chiến hạm của đối phương bắn cấp tập vào tàu tôi, và toàn bộ cái mạn bên phải của tàu bị trúng đạn, đài chỉ huy trúng đạn, rồi phòng thuyền trưởng trúng đạn, phòng báo vụ VTD cũng trúng đạn, anh em bị thương nhiều, tàu bốc cháy ngùn ngụt, cháy rất dữ dội, thế rồi tất cả đạn 85 li, 100 li của đối phương bắn dưới vạch mức nước, thủng nhiều, tàu tôi bị thủng nhiều.
- LKT: Lúc đó ông là hạm trưởng của tàu 604?
- VHL: Không, tôi là hạm trưởng tàu 505, tức là đối phương bắn chìm tàu 604 xong thì quay nòng súng sang bắn tàu 505 của chúng tôi
- LKT: Hạm trưởng của tàu 604 là ai?
- VHL: Tàu 604 là đồng chí Vũ Huy Trừ, lúc đó đã hy sinh.
- LKT: Hy sinh tại chỗ?
- VHL: Vâng, tàu chìm, chìm theo tàu, cho nên là anh em ở trên đấy bị trôi dạt trên biển rất nhiều, chúng tôi phát hiện là nhìn qua bên đảo Gạc Ma là nhìn rõ là thấy người lố nhố ở trên biển, rất nhiều, và tàu tôi bị đối phương bắn trúng như vậy thì toàn bộ hệ thống điện của tàu bị mất cho nên không cơ động được, lái thì phải sử dụng bằng điện, thế là bây giờ mất điện rồi nên lái không thể điều khiển được, thế tôi mới lệnh cho anh em là phải xuống hầm lái để chuyển lái điện sang lái cơ để mình có thể mình cơ động, lúc đó anh em mò mẫm mãi không xuống được thì lại một quả pháo 85 li nó bắn trúng vào hầm lái mở ra được một cái lỗ rộng khoảng gần 1 mét vuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào hầm lái thì anh em mới xuống được và chuyển từ lái điện sang lái cơ được, khi chuyển xong rồi anh em báo cáo lên là đã chuyển sáng lái cơ xong thì sử dụng được, thì lúc đó lại một quả pháo nữa lại bắn trúng vào trục lái của chúng tôi làm lái kẹt cứng không tài nào điều khiển được nữa.
Thủy thủ từ tàu vận tải 604, 605 lội bộ vào đảo (Cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao là cụm đảo nổi chìm khi thủy triều biển lên xuống; trận đánh diễn ra trong lúc thủy triều xuống). Ảnh trích từ video gốc của TC.
Ảnh trên và dưới: Đại bác 100 ly, đại liên 80 ly trên chiến hạm Trung cộng nã súng liên hồi vào các thủy thủ đang ở dưới biển cạn vào sáng 14/3/1988. Thiếu úy Trần Văn Phương tay cầm cờ cùng các chiến sĩ cố lội vào đảo đứng thành vòng tròn quanh lá cờ đỏ sao vàng giữa đảo Gạc Ma; tàu Trung Quốc tiến đến gần, và rồi những tên lính Trung cộng cầm AK ào lên đảo, nã đạn vào Phương và đồng đội. Ảnh trích từ video gốc của TC.
- LKT: Thế như vậy thì cách nào mà cứu được anh em bên tàu 604?
- VHL: Vâng để tôi kể tiếp, tức là khi đó máy chính của 2 tàu tôi cũng bị hỏng, không nổ máy, bình nén khí bị trúng đạn nên xì hơi không điều khiển được máy chính, thế mà lúc đó thì gió mùa đông bắc thổi, tàu càng bị trôi ra xa đảo, ra xa đảo hơn cây số, mà ở đấy có độ sâu khoảng độ 1000 m, độ sâu rất sâu như thế, thế nên tôi nghĩ rằng nếu như mà là tàu chìm ở đây, tức là nước nó đã vào rồi đấy, dầu trôi ra lênh láng rồi, tàu bị nghiêng rồi, thế là khả năng tàu sẽ bị chìm, cho nên tôi nghĩ là tàu chìm ở đây thì toàn bộ, toàn thể cán bộ chiến sĩ ở trên tàu sẽ phải hy sinh hết, mà mình mất tàu, thế rồi mất đảo, không giữ được đảo, cho nên là bằng mọi giá mình phải sửa chữa máy để đưa tàu lên bãi cạn, xong rồi dùng súng bộ binh để mà đánh trả nếu như đối phương đưa quân lên đảo hoặc là đưa quân lên chiếm, đánh tàu chúng tôi, cho nên phải dùng súng bộ binh để đánh. Được anh em đồng ý anh em lao xuống các vị trí chiến đấu để chỉ đạo, các đồng chí trong ban chỉ huy tàu xuống các vị trí chỉ đạo cho anh em sửa chữa máy, rùi bịt vòi chống đấm, động viên bộ đội, động viên anh em để mà quyết tâm ...
- LKT: Thế đại tá có nghĩ rằng tàu 505, 604 đã lọt vào ổ phục kích của Trung Cộng hay không?
- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng không phải là ổ phục kích bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là đến đảo hoạt động bình thường, làm các hoạt động rất bình thường vì đảo của chúng tôi cho nên chúng tôi hoạt động hoạt động rất bình thường. Đối phương tự nhiên đến đánh tàu 604 xong lại đánh tàu của tôi thì cái đó thì chúng tôi...
- LKT: Tức là 2 tàu vận tải 505-604 hoàn toàn không biết gì về chiến hạm của Trung Cộng cả?
- VHL: Buổi chiều hôm trước là chúng tôi đã biết trước, khi chúng tôi thấy rằng có cái hiện tượng có thể là ngày mai hoặc đêm nay là họ chiếm đảo của mình, cho nên mình bằng mọi cách mình phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quan sát thật là chắc chắn, thế rồi đêm hôm ấy chúng tôi cho người lên cắm cờ trên bãi cạn đó để giữ chủ quyền của mình, vì đây là đất của Việt Nam cho nên mình phải cắm cái cờ Việt Nam lên đấy để giữ cái chủ quyền của mình ở trên đảo.
- LKT: Đứng về phương diện quân sự, đại tá cho rằng những khu vực đảo Gạc Ma, Cô Lin thì khu vực đó quan trọng như thế nào đối với quần đảo Trường Sa?
- VHL: Thực ra thì về mặt quân sự thì nó một điểm mấu chốt để quan sát được mặt biển, các hoạt động của các tàu đi trên mặt biển, cái thứ 2 về mặt kinh tế thì ví dụ như là sau này mình xây dựng các cây đèn biển với các thứ thì mình cũng có thể quan sát được các hoạt động của các tàu nước ngoài đi trong khu vực của mình.
- LKT: Như vậy có thể là một trong các yếu tố mà Trung Cộng họ tàn sát các tàu 505-604 đó là có phải là do lý do về quân sự không ?
- VHL: Cái đó thì tôi cũng hiểu nó chưa thật là sâu sắc, thế nhưng tôi nghĩ rằng cái chính của họ là muốn chiếm quần đảo Trường Sa của chúng tôi để họ làm ví dụ như xây dựng kinh tế hoặc là quân sự, cái đó ý đồ của họ là họ muốn chiếm các đảo.
- LKT: Ý đồ chiếm Gạc Ma và Cô Lin là những trận chiến đầu tiên để thực hiện kế hoạch chiếm toàn bộ Trường Sa?
- VHL: Vâng, vâng ...
- LKT: Vậy tại sao họ không đánh chiếm nốt?
- VHL: Bởi vì là ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà họ muốn chiếm ấy mà thì còn có cái sự thỏa thuận, rồi xây dựng cái mối hòa giải giữa nước mình với nước bạn, để mà mình cố gắng làm sao để mà không xảy ra xung đột giữa 2 nước thì cái đó là cái cố gắng.
- LKT: Thì thưa đại tá tối hôm qua trong cái buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đại tá có nhớ là đại tá ngồi bên cạnh một người phụ nữ đó, đại tá có biết người đó là ai không ?
- VHL: Tôi cũng chỉ biết đấy là quả phụ của một anh, một người ở chế độ cũ, đến đây để tham gia văn hóa văn nghệ và đi thăm đảo Trường Sa của chúng ta.
- LKT Theo chúng tôi được biết thì bà quả phụ đó là vợ của cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, ông ta là hạm trưởng chiếc HQ10, ông đó là hạm trưởng chỉ huy trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá nghĩ thế nào về cái trận chiến Hoàng Sa, nó có liên quan với trận chiến Gạc Ma năm 88 hay không ?
- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng cái âm ưu độc chiếm biển Đông của đối phương là họ rất là sâu sắc trong cái đầu óc của họ rồi, họ không nghĩ rằng là đất đó là của Việt Nam mà chúng tôi thì khẳng định hằng bao nhiêu đời đây là cái đất Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình, cho nên là không thể không phải như thế được, cho nên khi mà nghe được cái lệnh đi bảo vệ quần đảo Trường Sa là chúng tôi cũng rất là phấn khởi, rất là tin tưởng vào cái sự bảo vệ đó của nhà nước mình.
- LKT: Đại tá nghĩ như thế nào về sự hy sinh của 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại trận Hoàng Sa?
- VHL: Tôi nghĩ rằng là anh em Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa cũng là bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ đất nước của Việt Nam mình, cho nên là dù có phải hy sinh đến người cuối cùng nhưng mà mình giữ được cái đảo Hoàng Sa, cái quần đảo Hoàng Sa hoặc là Trường Sa thì mình cũng vẫn phải tôn vinh họ lên trở thành những người anh hùng những người giữ đảo giữ đất nước của Việt Nam mình, đấy thì tôi cũng nghĩ như thế.
- LKT: Vâng, tối hôm qua cũng do sự bố trí của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đại tá đã ngồi gần vợ một sĩ quan hải quân anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa và đại tá cũng là một anh hùng hải quân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì ông nghĩ thế nào về sự bố trí do 2 người anh hùng đó của 2 miền Nam Bắc gặp nhau trong tối hôm qua?
- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng đây là cái sự hòa hợp, chúng ta luôn luôn mong muốn sự hòa hợp thống nhất giữa, không thể nói là miền Nam riêng, miền Bắc riêng được mà nó là sự hòa hợp giữa người dân tộc Việt Nam mình nói chung để giữ mảnh đất thiêng liêng của mình, dù là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, mình cũng phải quyết tâm giữ cho bằng được, dù là anh ở chế độ nào đi chăng nữa, anh đã thấm nhuần được cái đất nước của ta, cái mảnh đất đó là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải giữ, cho nên phải hy sinh, cả nước mình vẫn phải tôn vinh họ là những người giữ đất nước, giữ đất, giữ nước của tổ quốc Việt Nam.
- LKT: Vâng cảm ơn đại tá câu hỏi cuối cùng là: thưa ông với cái lời lẻ của ông rất là lịch sự đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mà chúng tôi nhận thấy là trong một số báo chí và ngôn từ hiện nay ở trong nước vẫn còn dùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa là chữ "Ngụy", ngụy quân ngụy quyền, cái điều đó có làm ông cảm nhận có sự khác biệt nào không ?
- VHL: Theo tôi thì cách sử dụng các từ đấy thì có thể về phía tôi thì tôi nghĩ rằng là mình cũng không sử dụng như thế nữa và từ nay trở đi ta nên sử dụng đó là một người Việt Nam bảo vệ đất nước Việt Nam mình của cái thời trước, theo tôi nghĩ thì như thế.
- LKT: Xin cảm ơn đại tá , thay mặt cho báo Văn Hóa ở hải ngoại, ở nước Mỹ, chúng tôi vô cũng hân hạnh được tiếp xúc với đại tá trong buổi hôm nay và xin chúc đại tá sức khỏe dồi dào.
- VHL: Vâng, không có chi ạ./
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam. Ảnh tư liệu nguồn: NTD.ORG
+++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’
Video:
Tướng Lương chua chát tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma,
sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988
CTV Danlambao - Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ
phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng
chí lãnh đạo cấp cao’.Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Đại tướng Lê Đức Anh |
Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai ông Anh là Lê Mạnh Hà đang giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM.
Nỗi đau người lính
Tướng
Lê Mã Lương
|
Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Không được nổ súng!
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy...
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.”
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển. Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao".
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam đã mất.chính phủ lên tiếng yếu ớt ?
Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam đã mất.chính phủ lên tiếng yếu ớt ?
Chúng ta hãy xem chính phủ việt nam nói gì khi hoàng sa va trường sa đã và đang bị chiếm.
chúng ta thật sự yếu kém đến thế sao? họ đã lấy đất của chúng ta ngang nhiên.việt nam nói:có đủ bằng chứng chứng minh hoàng sa va trường sa là của việt nam mà lại để yên cho họ lấy ư?
tại sao thế giới không lên tiếng?
bao nhiêu thế hệ ông cha đã làm những gì?còn chúng ta thì sao?
tại sao lại như vậy?
là người việt nam ai lại không cảm thấy sự đau đớn căm phẫn trong việc này.thế mà chúng ta vẫn ngồi nhìn thôi sao?
hãy xem chính phủ VN nói gì?
phản ứng như một đứa trẻ con.
là một người việtnam mọi người hãy lên tiếng để nói lên lòng yêu nước của mọi người.
mọi người hãy lên tiếng và chia sẽ những cảm xúc,những gì mà bạn đang nghĩ qua sự việc này.
xin hãy lên tiếng để giữ lấy chủ quyền của đất nước,để tất cả mọi người biết chúng ta đang bị bọn tàu khựa cướp đất của chúng ta.
tại sao mọi người không nói gì? có còn là người việt nam nữa hay không?
hãy xem chính phủ việt nam đã giấu chúng ta những gì?
dân biết,dânbàn dân,làm chủ.do dân và vì dân sao??
vậy 10ngan km vuông ở vịnh bắc bộ mà chúng ta "tặng" cho trung quốc nhân dân có biết không?
quần đảo hoàng sa đã mất hoàn toàn nhân dân mấy ai được biết?
tàu đánh cá của ta bị bắn bị bắt ở hoàng sa chính phủ có nói ra không?
thác bản giốc mất đi gần hết nhân dân có biết không?
chủ trương của nhà nước là vì dân,dân biết mà không ai được biết như vậy ư.
vậy tại sao mọi người im lặng.
Việt Nam có đủ bằng chứng,chứng minh
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
bất cứ ai hoặc quốc gia nào xâm phạm đều là vi phạm chủ quyền và luật pháp quốc tế.
Nếu một mai Trung Quốc chiếm đoạt Trường Sa….
Ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc đã đưa quân lính tràn vào một số đảo và đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Ba chiến tàu vận tải của hải quân Việt Nam đã bất ngờ bị đánh chìm, 74 chiến sĩ đã hy sinh ngoài biển khơi, 6 hòn đảo nhỏ đã bị Trung Quốc khống chế từ đó đến hôm nay. Tháng 4/1988, Trung Quốc ra thông báo đặt Hoàng Sa và Trường Sa vào quản hạt của tỉnh Hải Nam, ngang nhiên xem hai quần đảo nầy thuộc chủ quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Tình hình trên biển Đông mãi đến hôm nay vẫn nằm dưới sự đe dọa của hải quân Trung Quốc, toàn bộ quần đảo Trường Sa đang đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc cướp đoạt hoàn toàn.
Một hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam không thể nào chấp nhận được.
Những mỹ từ và lời nói “vuốt ve” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể che đậy ý đồ và âm mưu thâm độc qua những hành động ngày càng gay gắt đang diễn ra trên biển Đông.
Xin mời quí độc giả theo dõi bài phân tích dưới đây.
Đánh nhanh, chớp nhoáng giành lại Nam Sa (Trường Sa)!
Có lẽ không ít người lo lắng trong một ngày không xa, nay mai thôi, lực lượng hải quân Trung Quốc tấn công chớp nhoáng chiếm đoạt những hòn đảo Việt Nam đang làm chủ ở quần đảo Trường Sa và lúc ấy chúng ta sẽ phải làm gì trước hành động ngang ngược và thô bạo của người bạn láng giềng vĩ đại, không ngớt rêu rao “phương châm16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt”, từng có quan hệ “môi hở răng lạnh”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “đời đời bền vững”!
Không quá lời khi nói rằng bộ tham mưu phía “bạn” đã có sẵn các phương án tác chiến của một chiến dịch ào ạt như vũ bảo để “khôi phục chủ quyền” chớp nhoáng trên biển Đông(1). Với lực lượng hải- không quân nghèo nàn hiện có, Việt Nam không thể nào đáp trả hay kháng cự khi quân đội Trung Quốc tiến công bằng các loại tàu đổ bộ cao tốc có thể đưa cả một lữ đoàn và thiết bị cơ giới chiến đấu hạng nặng tràn ngập vào các hải đảo của ta. Quân đội Mỹ có mặt ở Thái Bình Dương liệu có thể ra tay ứng cứu khi lực lượng Việt Nam trên các đảo bị tấn công một lúc vào nhiều điểm trên quần đảo Trường Sa trong khi chưa có một thỏa thuận hợp tác hay bảo vệ về mặt quân sự giữa hai nước? Các nước có yêu sách tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa như Malaysia, Indonesia, Philippines hay Đài Loan sẽ phải lo củng cố phần đảo mà họ đang chiếm đóng, lên tiếng phản đối trước sự việc đã rồi hay còn có thể có phương cách đối phó nào quyết liệt hơn thế?
Cùng nhau đưa ra Hội Đồng Bảo An LHQ thì vấn đề thời gian cũng không kịp, chứ chưa nói Trung Quốc vẫn có quyền phủ quyết mọi quyết định của LHQ khi đã nắm trong tay toàn bộ (hay ít nhất là các đảo của Việt Nam đang trú đóng) quần đảo Trường Sa. Lập luận của Trung Quốc rất dễ hiểu, rằng “chúng tôi chỉ khôi phục chủ quyền, lấy lại các đảo ở Nam Sa của chúng tôi, chẳng hề vi phạm UNCLOS hay DOC gì cả. Chính phủ Trung Quốc vẫn tôn trọng những gì đã cam kết nhưng không vì vậy mà từ bỏ lãnh thổ thần thánh của dân tộc Trung Hoa”(2).
Quần đảo Hoàng Sa (1/1974) và một số đảo nhỏ ở Trường Sa (3/1988) cũng đã lọt vào tay Trung Quốc bằng vũ lực thô bạo trong tình hình các nước lớn thu hẹp tầm ảnh hưởng của mình trên biển Đông chứ nào phải thông qua đàm phán hay thương thảo với các nước liên quan. Tuy rằng hiện đang có 5 quốc gia đưa yêu sách về chủ quyền trên quần đảo Trường Sa như đã nêu trên và vùng biển Trường Sa nằm trên tuyến đường chiến lược chuyên chở dầu thô và hàng hóa huyết mạch từ eo biển Malacca đến các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) vì vậy việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải-không quân trên vùng biển Đông với qui mô và tốc độ nhanh hơn cả tăng trưởng kinh tế(3) trong hơn hai thập niên đang trở thành một mối đe dọa đáng sợ cho vấn đề an ninh năng lượng và kinh tế lẫn quân sự đối với những quốc gia trong khu vực và các cường quốc đang quan tâm về quân sự trên vùng biển nầy như Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ… Sau khi cưỡng đoạt Trường Sa theo Luật biển của Trung Quốc (1992)(4) trong đó khẳng định các quần đảo trên biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Luật bảo vệ hải đảo (2009) của mình, thủ đoạn có thể thấy được là để xoa dịu công luận,Trung Quốc sẽ vội vàng ra tuyên bố khẩn cấp trong đó cam kết tôn trọng việc đi lại tự do trên vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc biển như UNCLOS qui định hoặc rằng “vẫn tôn trọng DOC” (Qui tắc ứng xử trên biển Đông) sẵn sàng mở một hội nghị quốc tế trao đổi về việc đảm bảo an toàn cho tất cả tàu bè đi lại trên biển Đông thì liệu phản ứng của những nước nêu trên còn gay gắt, buộc Trung Quốc phải rút quân ngay ra khỏi Trường Sa? Thật khó hình dung được một khả năng như vậy mỗi khi nhà đương cuộc Trung Quốc đã ra tay phủ đầu, chiếm đoạt Trường Sa và đặt tất cả trong một tình huống đã rồi. Mục tiêu đầu tiên là chiếm đoạt toàn bộ hai quần đảo chiến lược nầy mục tiêu ưu tiên trước mắt trong kế hoạch đưa hải quân Trung Quốc vươn lên tầm khu vực, làm bàn đạp cho một chiến lược đối đầu với hải quân của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21.
Kịch bản chiếm đoạt và thái độ của cộng đồng quốc tế
Nhiều kịch bản về việc chiếm đoạt Trường Sa cũng đã được nhà nghiên cứu Nhật Bản đề ra(5), trong đó việc giành lại của Việt Nam hầu như vô vọng, phản ứng quốc tế cũng sẽ dừng lại ở những tuyên bố ngoại giao như thái độ làm ngơ của Hoa Kỳ trước việc hải quân Trung Quốc chiếm đóng rặng đá đá ngầm Mischief vào năm 1995 mà Philippines đang chiếm giữ, và sau đó xây dựng căn cứ quân sự trên đãy đá nầy mặc dù Hoa Kỳ là nước đã kí kết “đồng minh quân sự bảo vệ hổ tương” với Philippines. Chính phủ Mỹ cho rằng rặng đá ngầm Mischief nằm ngoài khu vực đảm bảo an ninh theo hiệp ước Mỹ-Phi !
Nếu vậy, tại sao cho đến nay Trung Quốc vẫn còn chần chừ chưa ra tay chiếm đoạt Trường Sa?
Những khả năng có thể xét đến:
Một là, Trung Quốc vẫn cho rằng mình có thể ép buộc Việt Nam nhân nhượng vấn đề chủ quyền trên biển Đông qua con đường đàm phán hòa bình” với những tuyên bố chung giữa các nhà lãnh đạo hai nước, xác nhận hai nước sẽ hợp tác toàn diện và chiến lược. Đặc biệt là phát biểu sau đây của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết khi sang thăm Trung Quốc vào tháng 5/2007, rằng “vấn đề lãnh thổ giữa hai nước là vấn đề trong nhà”, cho biết không có vấn đề gì hai nước Việt-Trung không giải quyết được, tuyên bố Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN ra sức thúc đẩy quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển” đã làm cho Trung Quốc càng thêm phấn chấn(7). Liệu còn có một cam kết nào khác trong việc giải quyết chủ quyền trên biển Đông trong quá trình đàm phán giữa hai nước để Trung Quốc có thể níu kéo như Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai vào năm 1958, cho rằng Chính phủ nước VNDCCH đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở biển Đông !?(8)
Hai là, Trung Quốc đã thành công trong đàm phán phân định đường lãnh hải ở vịnh Bắc bộ và thỏa thuận hợp tác về nghề cá trong đó có sự nhượng bộ khá lớn của phía Việt Nam vì vậy khả năng lấn lướt trong việc phân định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông tuy rằng khó khăn nhưng không phải là điều bất khả nếu như nhà cầm quyền hay lãnh đạo trong Đảng CSVN có phương châm tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc và bị cô lập trên trường quốc tế.
Ba là, nền kinh tế của Việt Nam đang có khuynh hướng lệ thuộc vào Trung Quốc khi nhìn vào kim ngạch nhập siêu và cơ cấu mặt hàng xuất nhập trong quan hệ thương mãi giữa hai nước Việt –Trung. Đặc biệt khu vực biên mậu giữa hai nước mỗi lúc một rộng lớn khi kim ngạch miễn thuế cá nhân được linh hoạt(9), hàng hóa đủ loại, thượng vàng hạ cám từ bên kia tràn vào (kể cả buôn lậu) ồ ạt không thể nào kiểm soát nổi, giết chết sản phẩm nội địa nhất là các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ. Bên cạnh đó, các kế hoạch khai thác ở các khu rừng thuê dài hạn (50 năm) đang được triển khai với một diện tích rộng hơn 300,000 héc ta rải rác trên 10 tỉnh giáp biên giới và cao nguyên, những dự án cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu cống, dự án “hai hành lang kinh tế một vành đai kinh tế” ở vịnh Bắc Bộ, “Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh” và “Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng” hoàn thành… sẽ là gọng kìm khép chặt nền kinh tế ở phía Bắc vào trong vòng vây và phong tỏa của Trung Quốc khi cần thiết(10)
Bốn là, những dự án khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên đang tiến triển “thuận lợi” song song với việc khai thác các mỏ khoáng sản ở cao nguyên nước Lào và Campuchia tiếp giáp với vùng Tây Nguyên của Việt Nam, trở thành một vùng tam giác chiến lược, ảnh hưởng nặng nề, đe dọa đến môi trường và an ninh của Việt Nam. Sự tồn tại của hàng trăm nghìn lực lượng lao động Trung Quốc đang ở vùng cao nguyên ba nước Đông Dương là một lực lượng đáng kể khi cần huy động tác chiến(11).
Tuy nhiên, bốn lý do nầy sẽ không đủ sức kiềm chế ý đồ cưỡng đoạt biển Đông theo đường lưỡi bò chứ chẳng riêng quần đảo Trường Sa .Nguy hiểm nhất là khi quan hệ Trung-Mỹ phát triển theo chiều hướng tiêu cực(12) trong đó Mỹ lờ đi việc Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt Trường Sa bằng một thỏa thuận ngầm, lấy đó làm điều kiện để đòi hỏi Trung quốc nhân nhượng những yêu sách về kinh tế, quân sự và an ninh cho khu vực châu Á-TBD và vấn đề Đài Loan của phía Mỹ khi nước nầy rơi vào tình trạng kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng (hơn năm 2008). Có thể chính quyền Obama sẽ rơi vào tình trạng bất lực, uy tín tổng thống bị sụp đổ như Richard Nixon vào năm 1972 khi không vực lại được nền kinh tế có nguy cơ lạm phát đột biến trong những tháng tới .
“Điều kiện chín muồi” như lời đại sứ Tôn Quốc Tường(13) có thể sẽ là một thời cơ khi:
-Việt Nam gặp khủng hoảng chính trị nội bộ, xảy ra tranh dành hay tranh chấp quyền lực trong qua trình chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11(năm 2011) sắp tới.
-Nước Mỹ rơi vào khủng hoảng về kinh tế và việc sa lầy trong cuộc chiến ở Àfghanistan kéo dài hoặc vướng bận đối phó với tình hình Trung Đông vì một sự đột biến của Israel hay chính quyền của lực lượng Hamas ở Palestine hình thành.
-Một cuộc khủng hoảng về năng lượng bùng nổ trên toàn thế giới buộc Trung Quốc phải tăng tốc việc khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt trên biển Đông để đảm bảo an ninh năng lượng về lâu dài.
-Phe diều hâu trong giới quân sự của Trung Quốc gây sức ép buộc phải gây chiến với Việt Nam, khôi phục “chủ quyền” ở Trường Sa để đánh đổi và che dấu việc đàn áp, thanh trừng nội bộ, tranh dành quyền bính trong hàng ngũ lãnh đạo của Trung Quốc.
-Thị uy sức mạnh quân sự chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc về hải dương trước cộng đồng quốc tế hòng tiến hành chủ trương bá quyền và răn đe đối với các nước đang có tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo với Trung Quốc.
-Bài toán chia rẽ 10 nước ASEAN trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vì lợi ích kinh tế và viện trợ của Trung Quốc có dấu hiệu thành công
Làm sao để ngăn chận tình huống xấu nhất xảy ra
Không chờ khi Trung Quốc ra tay thật sự chúng ta mới ngẩn người, lúng túng không biết phải đối phó ra sao nếu như không có sẵn những phương án phù hợp, ngăn chặn sự việc trước khi nó có thể xảy ra, ngậm ngùi cho rằng “cái gì phải đến thì đã đến”? Mỗi khi những gì đã vào trong tay Trung Quốc thì việc “đòi” lại có thể nói là bất khả như quần đảo Hoàng Sa hôm nay chỉ còn lại trên giấy hay những tuyên bố “nhắc lại theo quán tính” của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, chứ cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa có phương cách nào cụ thể để thực hiện việc yêu cầu Trung Quốc trao trả hay ngược lại đang nằm trong nguy cơ mất cả phần còn giữ được trên quần đảo Trường Sa. Chúng ta cũng không thể sống mãi phập phồng trong sợ hãi hay dè chừng, nhận định “nếu Việt Nam có động thái kích thích nào đó thì Trung Quốc sẽ lấy cớ nầy để ra tay chiếm đoạt” như thường nghe thấy, cố tình hay hữu ý lẫn lộn giữa hành động phản đối ngang ngược của Trung Quốc xuất phát từ chủ nghĩa Đại Hán với tư tưởng bài Hoa để tránh né tích cực đấu tranh gìn giữ chủ quyền lãnh thổ. Không phải ngẫu nhiên khi những phân tích của nhiều chuyên gia quân sự hay học giả Trung Quốc viết về vấn đề lịch sử biển đảo trên vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông) thường nhắc lại cuộc 7 chuyến hải du rầm rộ của Trịnh Hòa thời nhà Minh, phô trương sức mạnh của một nước Trung Hoa vĩ đại với các nước chư hầu, triều cống thường xuyên thiên triều(14). Cho rằng “kẻ cướp đến sân nhà, ngồi yên chớ đụng đậy kẻo nó ào vào chém giết” có phải là lập luận đúng đắn hay ươn hèn?
Thể hiện lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền và phản đối hành động “xem biển Đông là ao nhà” của Trung Quốc trong người dân Việt Nam hôm nay phải chăng chỉ mang đến những tác dụng ngược nói trên hay đây là cách biểu thị thái độ ôn hòa của hàng triệu con người của một dân tộc hiếu hòa mong mỏi hòa bình, ổn định để phát triển, gìn giữ quan hệ tốt đẹp, cùng chung sống với những người bạn kề bên? Lời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ chúng ta không thể khép kín trong những hoạt động ngoại giao sang trọng, nặng phần hình thức phô diễn mà còn cần rộng mở khắp nơi để thế giới biết cảnh ngộ của chúng ta, thân phận của một nước nhỏ đang đứng trước nguy cơ bị người láng giềng đe dọa và trấn lột.
Bên cạnh những nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi đó, việc mở ra nhiều diễn đàn về vấn đề biển đảo, tổ chức vận động dân sự của những nhà trí thức, hoạt động hòa bình trong ngoài nước và quốc tế luận đàm vấn đề “hòa bình cho biển Đông”, sự tham gia của đông đảo quần chúng vào cuộc nâng cao ý thức biển đảo trên toàn quốc và kể cả việc tranh thủ sự đồng tình và lý giải của trí thức, nhân dân Trung Quốc… là những sách lược đối phó cấp thiết hơn bao giờ hết, là biện pháp thiết thực góp phần bảo vệ hòa bình cho khu vực cũng như nâng cao sự đóng góp của người Việt Nam vào việc làm ổn định tình hình biển đảo quốc tế, tránh xung đột vì tranh chấp ương ngạnh(15).
Xin đừng để đến ngày “nếu một mai…” bi đát và đau đớn biết bao! Còn gì tủi thân khi hàng triệu người Việt Nam hôm nay và mai sau phải mãi mãi bó tay nhìn “biển Đông”, Hoàng Sa và Trường Sa chỉ còn trên sử sách với tên gọi của người Trung Quốc : Nansa và Xisa. Tờ giấy bạc 10 nhân dân tệ của Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc dùng để lưu hành trên quần đảo Trường Sa đã nói lên tất cả.
1 vài thông tin thêm bạn có thể tham khảo ....
<p>Trung tướng Quân Giải phóng nói dữ dằn “đã chuẩn bị đánh ở Biển Đông rồi” (27/10/2009) Mạng Hoàn Cầu viết gì về Biển Đông? Dương Danh Dy</p><p>http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/03/090318123834_navy.jpg</p><p>và</p><p>“Trung Quốc bằng mọi cách mở rộng quyền lực trên Biển Đông”(28/12/2009)</p><p>Mạng Phượng Hoàng (HK), Tinh đảo Hoàn cầu (22/6/2009) đăng bài phỏng vấn Trương Triệu Trung, Thiếu tướng Hải quân, Chủ nhiệm Phòng đào tạo và nghiên cứu về khoa học công nghệ, trang bị quân sự Đại học Quốc phòng Trung Quốc, với nhan đề “phải dựa vào vũ lực để giải quyết vấn đề Nam Sa” (Trường Sa).</p><p>http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/O-Cua-Chau-A/Trung-Quoc-Bang-Moi-Cach-Mo-Rong-Quyen-Luc-Tren-Bien-Dong.html</p><p>(2) “Chủ quyền thuộc về chúng ta” Nguồn gốc của chủ trương “Gác tranh chấp về chủ quyền—cùng nhau khai thác”của Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo TQ</p><p>http://www.nansha.org.cn/study/4.html</p><p>và</p><p>Hồng Lê Thọ "Chủ quyền thuộc ngã" - Từ “Gác lại” đến “Cưỡng đoạt”: Sách lược thực dụng và thâm độc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc - 25/02/10</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/binhluan/chuquyentainga.htm </p><p>(3) CHINA’S ESCALATING MILITARY POWER: GLOBAL AND REGIONAL IMPACT(13-Mar.-2008) Dr. Subhash Kapila</p><p>www.southasiaanalysis.org/%5Cpapers27%5Cpaper2620.html </p><p>và</p><p>Rich Country, Strong Arms (China's Growing Military Power and US Strategic Options) 6/ 2008</p><p>http://www.freerepublic.com/focus/f-news/2035850/posts</p><p>“Military Budget Keeps Rising”</p><p>http://www.strategypage.com/qnd/china/articles/20090305.aspx </p><p>(4) Vào tháng 2/1992 TQ đặt ra “Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHNDTH” (Luật lãnh hải) gồm 17 điều. Biên độ lãnh hải theo luật nầy áp dụng “12 hải lí tính từ đường bờ biển cơ bản (điều 3). Hơn luật lãnh hải nầy còn qui định phạm vi lãnh hải của TQ bao gồm cả vùng biển tiếp giáp với nội thủy và lãnh thổ trên đất liền” Điều 2 về lãnh thổ trên đất liền xác định “tất cả đại lục TQ, các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo phụ thuộc bao gồm đảo Điếu Ngư(Senkaku), quần đảo Bành Hồ, các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và kể cả các đảo nhỏ khác có tên gọi Trung quốc để khẳng định phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Điểm đáng lưu ý là điều 14 cho rằng “Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vi phạm luật pháp TQ” và “giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải TQ” việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ”. Luật nầy đã lờ đi những gì TQ đã cam kết quốc tế trong lần kí kết Công ước quốc tế về biển (UNCLOS) vào năm 1982.</p><p>(theo “Bàn về Quân sự của Trung Quốc”, chương 9 “Vươn ra biển lớn và tăng cường hải quân của Trung Quốc” của Kayahara Ikuo, trang 301-327, NB)</p><p>(5)“Kịch bản giải quyết vấn đề Trường Sa của Trung Quốc” Urao Tatsuo</p><p>Liên quân kết hợp giữa Hạm đội Nam Hải và Đơn vị Không quân trong “kế hoạch 2010” là có tính đến kịch bản tái chiếm Nam Sa(TS)</p><p>Điểm chính có thể tóm tắt như sau:</p><p>(1) Lập biên đội hạm đội phức hợp: lấy Khu Trục Hạm có trang bị tên lửa. Vấn đề còn lại là phải huy động tàu chở máy bay lên thẳng và tàu chở máy bay tiêm kích.</p><p>(2)Thực hiện việc phong tỏa trên biển—cần phải xác lập một cơ chế phòng thủ bằng lực lượng tiêm kích bằng không quân đường dài và chuẩn bị bố trí tàu ngầm đầy đủ</p><p>(3)Tổ chức việc vận tải trên biển hiệu quả. Với 1000 cây số đường dài trển biển, muốn đảm bảo việc vận tài thông suốt cho chiến dịch thì cần phải không chế vùng trời thật chắc chắn.</p><p>(4)Triển khai chiến dịch đổ bộ lên đảo toàn diện. Song song với việc phong tỏa hữu hiệu và triển khai hiệu quả hạm đội thì cần phải có kế hoạch tác chiến cấp tốc đổ bộ lên đảo trong vòng 40-60 phút chớp nhoáng để đoạt lại quần đảo Nam Sa đã mất.</p><p> </p><p>Tiêm - 10 đã thử nghiệm thành công tiếp dầu trên không để mở rộng tầm hoạt động ra toàn vùng biển Đông Nam Á</p><p>(*trích từ 南海諸島国際紛争史 (研究・史料・年表)—Lịch sử tranh chấp các quần đảo Nam Trung Hoa) 浦野起央著—Urano Tatsuo</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/tulieu/ebookbiendong.zip</p><p>(6) Trung quốc và các tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa China and the South China Sea Disputes (trang 35-115) Mark J. Valencia</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/songngu/tqvacactranhchap3.htm</p><p> (7)「将越中関係推向新高度――訪越南国家主席阮明哲」『人民日報』2007年5月19日。</p><p>(8) “Điều gì đang xảy ra trong bang giao Việt-Trung?” 2009-07-02</p><p>Dương Danh Dy</p><p>“Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả”. Trả lời phỏng vấn RFA của ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có nhiều chục năm làm việc tại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc. Ngày 12/5/ 2009</p><p>http://www.viet-studies.info/kinhte/BangGiaoVietTrung_DDD_RFA.htm</p><p>(9) Quy định mới về quản lý hoạt động thương mại biên giới</p><p>Điểm mới là riêng hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới được sản xuất từ nước có chung biên giới (phù hợp Danh mục hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ sau khi đã bàn thống nhất với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan) được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt (quy định cũ là mức 2 triệu đồng/1 người/1 ngày).</p><p>http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/kinh-te/quy-dinh-moi-ve-quan-ly-hoat-dong-thuong-mai-bien-gioi/36310.038.html</p><p>(10)Những động thái mới của Trung Quốc về vấn đề biển nam Trung Hoa * 南シナ海問題における中国の新動向 IIda Masafumi</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/songngu/nhungdongthaimoicuatq.htm</p><p>(11) http://boxitvn.blogspot.com/2010/03/canh-bac-voi-hang-xom.html</p><p>(12) “China takes a step back”—(TQ thoái lùi một bước) Zorawar Daulet Singh</p><p>“Có lẽ chính quyền Obama, không xác định chính xác được tình hình địa chính trị và địa kinh tế, nhất là muốn thoát sớm khỏi di sản của các chính sách trước kia của Tổng thống George W. Bush, đã tạo ra cơ hội cho người Trung Quốc có những phản ứng táo bạo. Trong nhiều cơ hội, các nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Obama đã ca ngợi sự hợp tác rộng rãi Trung – Mỹ. Diễn đàn Đối thoại Chiến lược Kinh tế được thành hình vào 2006, đã được đổi thành Diễn đàn Đối thoại về Kinh tế và Chiến lược (tháng 4-2009). Cho thấy khuynh hướng nới rộng sự phân công lao động địa kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh, thành sự phân chia thế giới địa chính trị. Bản tuyên bố chung của Obama với Trung Quốc vào tháng 11-2009 đã cho thấy rõ điều đó ‘. Asia time on line 18/2/2010</p><p>(13) “Chờ điều kiện chín muồi giải quyết tranh chấp Biển Đông” phỏng vấn Đại sứ TQ tại VN Tôn Quốc Tường</p><p>http://vietnamnet.vn/chinhtri/201001/Cho-dieu-kien-chin-muoi-giai-quyet-tranh-chap-bien-Dong-888092/</p><p>(14) Đinh Kim Phúc “Tư duy biển cả của Trung Quốc”</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/biendong/tuduybiencacuatq.htm</p><p> </p><p>(15) Hồng Lê Thọ “Cộng đồng quốc tế quan tâm đến biển Đông tiền đề của “quốc tế hóa” - 08/03/10 </p>http://bauvinal.info.free.fr/binhluan/condongquoctequantam.htm <p> </p>
Chúng ta hãy xem chính phủ việt nam nói gì khi hoàng sa va trường sa đã và đang bị chiếm.
chúng ta thật sự yếu kém đến thế sao? họ đã lấy đất của chúng ta ngang nhiên.việt nam nói:có đủ bằng chứng chứng minh hoàng sa va trường sa là của việt nam mà lại để yên cho họ lấy ư?
tại sao thế giới không lên tiếng?
bao nhiêu thế hệ ông cha đã làm những gì?còn chúng ta thì sao?
tại sao lại như vậy?
là người việt nam ai lại không cảm thấy sự đau đớn căm phẫn trong việc này.thế mà chúng ta vẫn ngồi nhìn thôi sao?
hãy xem chính phủ VN nói gì?
phản ứng như một đứa trẻ con.
là một người việtnam mọi người hãy lên tiếng để nói lên lòng yêu nước của mọi người.
mọi người hãy lên tiếng và chia sẽ những cảm xúc,những gì mà bạn đang nghĩ qua sự việc này.
xin hãy lên tiếng để giữ lấy chủ quyền của đất nước,để tất cả mọi người biết chúng ta đang bị bọn tàu khựa cướp đất của chúng ta.
tại sao mọi người không nói gì? có còn là người việt nam nữa hay không?
hãy xem chính phủ việt nam đã giấu chúng ta những gì?
dân biết,dânbàn dân,làm chủ.do dân và vì dân sao??
vậy 10ngan km vuông ở vịnh bắc bộ mà chúng ta "tặng" cho trung quốc nhân dân có biết không?
quần đảo hoàng sa đã mất hoàn toàn nhân dân mấy ai được biết?
tàu đánh cá của ta bị bắn bị bắt ở hoàng sa chính phủ có nói ra không?
thác bản giốc mất đi gần hết nhân dân có biết không?
chủ trương của nhà nước là vì dân,dân biết mà không ai được biết như vậy ư.
vậy tại sao mọi người im lặng.
Việt Nam có đủ bằng chứng,chứng minh
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
bất cứ ai hoặc quốc gia nào xâm phạm đều là vi phạm chủ quyền và luật pháp quốc tế.
Nếu một mai Trung Quốc chiếm đoạt Trường Sa….
Ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc đã đưa quân lính tràn vào một số đảo và đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Ba chiến tàu vận tải của hải quân Việt Nam đã bất ngờ bị đánh chìm, 74 chiến sĩ đã hy sinh ngoài biển khơi, 6 hòn đảo nhỏ đã bị Trung Quốc khống chế từ đó đến hôm nay. Tháng 4/1988, Trung Quốc ra thông báo đặt Hoàng Sa và Trường Sa vào quản hạt của tỉnh Hải Nam, ngang nhiên xem hai quần đảo nầy thuộc chủ quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Tình hình trên biển Đông mãi đến hôm nay vẫn nằm dưới sự đe dọa của hải quân Trung Quốc, toàn bộ quần đảo Trường Sa đang đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc cướp đoạt hoàn toàn.
Một hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam không thể nào chấp nhận được.
Những mỹ từ và lời nói “vuốt ve” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể che đậy ý đồ và âm mưu thâm độc qua những hành động ngày càng gay gắt đang diễn ra trên biển Đông.
Xin mời quí độc giả theo dõi bài phân tích dưới đây.
Đánh nhanh, chớp nhoáng giành lại Nam Sa (Trường Sa)!
Có lẽ không ít người lo lắng trong một ngày không xa, nay mai thôi, lực lượng hải quân Trung Quốc tấn công chớp nhoáng chiếm đoạt những hòn đảo Việt Nam đang làm chủ ở quần đảo Trường Sa và lúc ấy chúng ta sẽ phải làm gì trước hành động ngang ngược và thô bạo của người bạn láng giềng vĩ đại, không ngớt rêu rao “phương châm16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt”, từng có quan hệ “môi hở răng lạnh”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “đời đời bền vững”!
Không quá lời khi nói rằng bộ tham mưu phía “bạn” đã có sẵn các phương án tác chiến của một chiến dịch ào ạt như vũ bảo để “khôi phục chủ quyền” chớp nhoáng trên biển Đông(1). Với lực lượng hải- không quân nghèo nàn hiện có, Việt Nam không thể nào đáp trả hay kháng cự khi quân đội Trung Quốc tiến công bằng các loại tàu đổ bộ cao tốc có thể đưa cả một lữ đoàn và thiết bị cơ giới chiến đấu hạng nặng tràn ngập vào các hải đảo của ta. Quân đội Mỹ có mặt ở Thái Bình Dương liệu có thể ra tay ứng cứu khi lực lượng Việt Nam trên các đảo bị tấn công một lúc vào nhiều điểm trên quần đảo Trường Sa trong khi chưa có một thỏa thuận hợp tác hay bảo vệ về mặt quân sự giữa hai nước? Các nước có yêu sách tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa như Malaysia, Indonesia, Philippines hay Đài Loan sẽ phải lo củng cố phần đảo mà họ đang chiếm đóng, lên tiếng phản đối trước sự việc đã rồi hay còn có thể có phương cách đối phó nào quyết liệt hơn thế?
Cùng nhau đưa ra Hội Đồng Bảo An LHQ thì vấn đề thời gian cũng không kịp, chứ chưa nói Trung Quốc vẫn có quyền phủ quyết mọi quyết định của LHQ khi đã nắm trong tay toàn bộ (hay ít nhất là các đảo của Việt Nam đang trú đóng) quần đảo Trường Sa. Lập luận của Trung Quốc rất dễ hiểu, rằng “chúng tôi chỉ khôi phục chủ quyền, lấy lại các đảo ở Nam Sa của chúng tôi, chẳng hề vi phạm UNCLOS hay DOC gì cả. Chính phủ Trung Quốc vẫn tôn trọng những gì đã cam kết nhưng không vì vậy mà từ bỏ lãnh thổ thần thánh của dân tộc Trung Hoa”(2).
Quần đảo Hoàng Sa (1/1974) và một số đảo nhỏ ở Trường Sa (3/1988) cũng đã lọt vào tay Trung Quốc bằng vũ lực thô bạo trong tình hình các nước lớn thu hẹp tầm ảnh hưởng của mình trên biển Đông chứ nào phải thông qua đàm phán hay thương thảo với các nước liên quan. Tuy rằng hiện đang có 5 quốc gia đưa yêu sách về chủ quyền trên quần đảo Trường Sa như đã nêu trên và vùng biển Trường Sa nằm trên tuyến đường chiến lược chuyên chở dầu thô và hàng hóa huyết mạch từ eo biển Malacca đến các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) vì vậy việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải-không quân trên vùng biển Đông với qui mô và tốc độ nhanh hơn cả tăng trưởng kinh tế(3) trong hơn hai thập niên đang trở thành một mối đe dọa đáng sợ cho vấn đề an ninh năng lượng và kinh tế lẫn quân sự đối với những quốc gia trong khu vực và các cường quốc đang quan tâm về quân sự trên vùng biển nầy như Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ… Sau khi cưỡng đoạt Trường Sa theo Luật biển của Trung Quốc (1992)(4) trong đó khẳng định các quần đảo trên biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Luật bảo vệ hải đảo (2009) của mình, thủ đoạn có thể thấy được là để xoa dịu công luận,Trung Quốc sẽ vội vàng ra tuyên bố khẩn cấp trong đó cam kết tôn trọng việc đi lại tự do trên vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc biển như UNCLOS qui định hoặc rằng “vẫn tôn trọng DOC” (Qui tắc ứng xử trên biển Đông) sẵn sàng mở một hội nghị quốc tế trao đổi về việc đảm bảo an toàn cho tất cả tàu bè đi lại trên biển Đông thì liệu phản ứng của những nước nêu trên còn gay gắt, buộc Trung Quốc phải rút quân ngay ra khỏi Trường Sa? Thật khó hình dung được một khả năng như vậy mỗi khi nhà đương cuộc Trung Quốc đã ra tay phủ đầu, chiếm đoạt Trường Sa và đặt tất cả trong một tình huống đã rồi. Mục tiêu đầu tiên là chiếm đoạt toàn bộ hai quần đảo chiến lược nầy mục tiêu ưu tiên trước mắt trong kế hoạch đưa hải quân Trung Quốc vươn lên tầm khu vực, làm bàn đạp cho một chiến lược đối đầu với hải quân của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21.
Kịch bản chiếm đoạt và thái độ của cộng đồng quốc tế
Nhiều kịch bản về việc chiếm đoạt Trường Sa cũng đã được nhà nghiên cứu Nhật Bản đề ra(5), trong đó việc giành lại của Việt Nam hầu như vô vọng, phản ứng quốc tế cũng sẽ dừng lại ở những tuyên bố ngoại giao như thái độ làm ngơ của Hoa Kỳ trước việc hải quân Trung Quốc chiếm đóng rặng đá đá ngầm Mischief vào năm 1995 mà Philippines đang chiếm giữ, và sau đó xây dựng căn cứ quân sự trên đãy đá nầy mặc dù Hoa Kỳ là nước đã kí kết “đồng minh quân sự bảo vệ hổ tương” với Philippines. Chính phủ Mỹ cho rằng rặng đá ngầm Mischief nằm ngoài khu vực đảm bảo an ninh theo hiệp ước Mỹ-Phi !
Nếu vậy, tại sao cho đến nay Trung Quốc vẫn còn chần chừ chưa ra tay chiếm đoạt Trường Sa?
Những khả năng có thể xét đến:
Một là, Trung Quốc vẫn cho rằng mình có thể ép buộc Việt Nam nhân nhượng vấn đề chủ quyền trên biển Đông qua con đường đàm phán hòa bình” với những tuyên bố chung giữa các nhà lãnh đạo hai nước, xác nhận hai nước sẽ hợp tác toàn diện và chiến lược. Đặc biệt là phát biểu sau đây của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết khi sang thăm Trung Quốc vào tháng 5/2007, rằng “vấn đề lãnh thổ giữa hai nước là vấn đề trong nhà”, cho biết không có vấn đề gì hai nước Việt-Trung không giải quyết được, tuyên bố Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN ra sức thúc đẩy quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển” đã làm cho Trung Quốc càng thêm phấn chấn(7). Liệu còn có một cam kết nào khác trong việc giải quyết chủ quyền trên biển Đông trong quá trình đàm phán giữa hai nước để Trung Quốc có thể níu kéo như Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai vào năm 1958, cho rằng Chính phủ nước VNDCCH đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở biển Đông !?(8)
Hai là, Trung Quốc đã thành công trong đàm phán phân định đường lãnh hải ở vịnh Bắc bộ và thỏa thuận hợp tác về nghề cá trong đó có sự nhượng bộ khá lớn của phía Việt Nam vì vậy khả năng lấn lướt trong việc phân định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông tuy rằng khó khăn nhưng không phải là điều bất khả nếu như nhà cầm quyền hay lãnh đạo trong Đảng CSVN có phương châm tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc và bị cô lập trên trường quốc tế.
Ba là, nền kinh tế của Việt Nam đang có khuynh hướng lệ thuộc vào Trung Quốc khi nhìn vào kim ngạch nhập siêu và cơ cấu mặt hàng xuất nhập trong quan hệ thương mãi giữa hai nước Việt –Trung. Đặc biệt khu vực biên mậu giữa hai nước mỗi lúc một rộng lớn khi kim ngạch miễn thuế cá nhân được linh hoạt(9), hàng hóa đủ loại, thượng vàng hạ cám từ bên kia tràn vào (kể cả buôn lậu) ồ ạt không thể nào kiểm soát nổi, giết chết sản phẩm nội địa nhất là các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ. Bên cạnh đó, các kế hoạch khai thác ở các khu rừng thuê dài hạn (50 năm) đang được triển khai với một diện tích rộng hơn 300,000 héc ta rải rác trên 10 tỉnh giáp biên giới và cao nguyên, những dự án cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu cống, dự án “hai hành lang kinh tế một vành đai kinh tế” ở vịnh Bắc Bộ, “Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh” và “Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng” hoàn thành… sẽ là gọng kìm khép chặt nền kinh tế ở phía Bắc vào trong vòng vây và phong tỏa của Trung Quốc khi cần thiết(10)
Bốn là, những dự án khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên đang tiến triển “thuận lợi” song song với việc khai thác các mỏ khoáng sản ở cao nguyên nước Lào và Campuchia tiếp giáp với vùng Tây Nguyên của Việt Nam, trở thành một vùng tam giác chiến lược, ảnh hưởng nặng nề, đe dọa đến môi trường và an ninh của Việt Nam. Sự tồn tại của hàng trăm nghìn lực lượng lao động Trung Quốc đang ở vùng cao nguyên ba nước Đông Dương là một lực lượng đáng kể khi cần huy động tác chiến(11).
Tuy nhiên, bốn lý do nầy sẽ không đủ sức kiềm chế ý đồ cưỡng đoạt biển Đông theo đường lưỡi bò chứ chẳng riêng quần đảo Trường Sa .Nguy hiểm nhất là khi quan hệ Trung-Mỹ phát triển theo chiều hướng tiêu cực(12) trong đó Mỹ lờ đi việc Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt Trường Sa bằng một thỏa thuận ngầm, lấy đó làm điều kiện để đòi hỏi Trung quốc nhân nhượng những yêu sách về kinh tế, quân sự và an ninh cho khu vực châu Á-TBD và vấn đề Đài Loan của phía Mỹ khi nước nầy rơi vào tình trạng kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng (hơn năm 2008). Có thể chính quyền Obama sẽ rơi vào tình trạng bất lực, uy tín tổng thống bị sụp đổ như Richard Nixon vào năm 1972 khi không vực lại được nền kinh tế có nguy cơ lạm phát đột biến trong những tháng tới .
“Điều kiện chín muồi” như lời đại sứ Tôn Quốc Tường(13) có thể sẽ là một thời cơ khi:
-Việt Nam gặp khủng hoảng chính trị nội bộ, xảy ra tranh dành hay tranh chấp quyền lực trong qua trình chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11(năm 2011) sắp tới.
-Nước Mỹ rơi vào khủng hoảng về kinh tế và việc sa lầy trong cuộc chiến ở Àfghanistan kéo dài hoặc vướng bận đối phó với tình hình Trung Đông vì một sự đột biến của Israel hay chính quyền của lực lượng Hamas ở Palestine hình thành.
-Một cuộc khủng hoảng về năng lượng bùng nổ trên toàn thế giới buộc Trung Quốc phải tăng tốc việc khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt trên biển Đông để đảm bảo an ninh năng lượng về lâu dài.
-Phe diều hâu trong giới quân sự của Trung Quốc gây sức ép buộc phải gây chiến với Việt Nam, khôi phục “chủ quyền” ở Trường Sa để đánh đổi và che dấu việc đàn áp, thanh trừng nội bộ, tranh dành quyền bính trong hàng ngũ lãnh đạo của Trung Quốc.
-Thị uy sức mạnh quân sự chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc về hải dương trước cộng đồng quốc tế hòng tiến hành chủ trương bá quyền và răn đe đối với các nước đang có tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo với Trung Quốc.
-Bài toán chia rẽ 10 nước ASEAN trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vì lợi ích kinh tế và viện trợ của Trung Quốc có dấu hiệu thành công
Làm sao để ngăn chận tình huống xấu nhất xảy ra
Không chờ khi Trung Quốc ra tay thật sự chúng ta mới ngẩn người, lúng túng không biết phải đối phó ra sao nếu như không có sẵn những phương án phù hợp, ngăn chặn sự việc trước khi nó có thể xảy ra, ngậm ngùi cho rằng “cái gì phải đến thì đã đến”? Mỗi khi những gì đã vào trong tay Trung Quốc thì việc “đòi” lại có thể nói là bất khả như quần đảo Hoàng Sa hôm nay chỉ còn lại trên giấy hay những tuyên bố “nhắc lại theo quán tính” của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, chứ cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa có phương cách nào cụ thể để thực hiện việc yêu cầu Trung Quốc trao trả hay ngược lại đang nằm trong nguy cơ mất cả phần còn giữ được trên quần đảo Trường Sa. Chúng ta cũng không thể sống mãi phập phồng trong sợ hãi hay dè chừng, nhận định “nếu Việt Nam có động thái kích thích nào đó thì Trung Quốc sẽ lấy cớ nầy để ra tay chiếm đoạt” như thường nghe thấy, cố tình hay hữu ý lẫn lộn giữa hành động phản đối ngang ngược của Trung Quốc xuất phát từ chủ nghĩa Đại Hán với tư tưởng bài Hoa để tránh né tích cực đấu tranh gìn giữ chủ quyền lãnh thổ. Không phải ngẫu nhiên khi những phân tích của nhiều chuyên gia quân sự hay học giả Trung Quốc viết về vấn đề lịch sử biển đảo trên vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông) thường nhắc lại cuộc 7 chuyến hải du rầm rộ của Trịnh Hòa thời nhà Minh, phô trương sức mạnh của một nước Trung Hoa vĩ đại với các nước chư hầu, triều cống thường xuyên thiên triều(14). Cho rằng “kẻ cướp đến sân nhà, ngồi yên chớ đụng đậy kẻo nó ào vào chém giết” có phải là lập luận đúng đắn hay ươn hèn?
Thể hiện lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền và phản đối hành động “xem biển Đông là ao nhà” của Trung Quốc trong người dân Việt Nam hôm nay phải chăng chỉ mang đến những tác dụng ngược nói trên hay đây là cách biểu thị thái độ ôn hòa của hàng triệu con người của một dân tộc hiếu hòa mong mỏi hòa bình, ổn định để phát triển, gìn giữ quan hệ tốt đẹp, cùng chung sống với những người bạn kề bên? Lời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ chúng ta không thể khép kín trong những hoạt động ngoại giao sang trọng, nặng phần hình thức phô diễn mà còn cần rộng mở khắp nơi để thế giới biết cảnh ngộ của chúng ta, thân phận của một nước nhỏ đang đứng trước nguy cơ bị người láng giềng đe dọa và trấn lột.
Bên cạnh những nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi đó, việc mở ra nhiều diễn đàn về vấn đề biển đảo, tổ chức vận động dân sự của những nhà trí thức, hoạt động hòa bình trong ngoài nước và quốc tế luận đàm vấn đề “hòa bình cho biển Đông”, sự tham gia của đông đảo quần chúng vào cuộc nâng cao ý thức biển đảo trên toàn quốc và kể cả việc tranh thủ sự đồng tình và lý giải của trí thức, nhân dân Trung Quốc… là những sách lược đối phó cấp thiết hơn bao giờ hết, là biện pháp thiết thực góp phần bảo vệ hòa bình cho khu vực cũng như nâng cao sự đóng góp của người Việt Nam vào việc làm ổn định tình hình biển đảo quốc tế, tránh xung đột vì tranh chấp ương ngạnh(15).
Xin đừng để đến ngày “nếu một mai…” bi đát và đau đớn biết bao! Còn gì tủi thân khi hàng triệu người Việt Nam hôm nay và mai sau phải mãi mãi bó tay nhìn “biển Đông”, Hoàng Sa và Trường Sa chỉ còn trên sử sách với tên gọi của người Trung Quốc : Nansa và Xisa. Tờ giấy bạc 10 nhân dân tệ của Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc dùng để lưu hành trên quần đảo Trường Sa đã nói lên tất cả.
1 vài thông tin thêm bạn có thể tham khảo ....
<p>Trung tướng Quân Giải phóng nói dữ dằn “đã chuẩn bị đánh ở Biển Đông rồi” (27/10/2009) Mạng Hoàn Cầu viết gì về Biển Đông? Dương Danh Dy</p><p>http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/03/090318123834_navy.jpg</p><p>và</p><p>“Trung Quốc bằng mọi cách mở rộng quyền lực trên Biển Đông”(28/12/2009)</p><p>Mạng Phượng Hoàng (HK), Tinh đảo Hoàn cầu (22/6/2009) đăng bài phỏng vấn Trương Triệu Trung, Thiếu tướng Hải quân, Chủ nhiệm Phòng đào tạo và nghiên cứu về khoa học công nghệ, trang bị quân sự Đại học Quốc phòng Trung Quốc, với nhan đề “phải dựa vào vũ lực để giải quyết vấn đề Nam Sa” (Trường Sa).</p><p>http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/O-Cua-Chau-A/Trung-Quoc-Bang-Moi-Cach-Mo-Rong-Quyen-Luc-Tren-Bien-Dong.html</p><p>(2) “Chủ quyền thuộc về chúng ta” Nguồn gốc của chủ trương “Gác tranh chấp về chủ quyền—cùng nhau khai thác”của Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo TQ</p><p>http://www.nansha.org.cn/study/4.html</p><p>và</p><p>Hồng Lê Thọ "Chủ quyền thuộc ngã" - Từ “Gác lại” đến “Cưỡng đoạt”: Sách lược thực dụng và thâm độc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc - 25/02/10</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/binhluan/chuquyentainga.htm </p><p>(3) CHINA’S ESCALATING MILITARY POWER: GLOBAL AND REGIONAL IMPACT(13-Mar.-2008) Dr. Subhash Kapila</p><p>www.southasiaanalysis.org/%5Cpapers27%5Cpaper2620.html </p><p>và</p><p>Rich Country, Strong Arms (China's Growing Military Power and US Strategic Options) 6/ 2008</p><p>http://www.freerepublic.com/focus/f-news/2035850/posts</p><p>“Military Budget Keeps Rising”</p><p>http://www.strategypage.com/qnd/china/articles/20090305.aspx </p><p>(4) Vào tháng 2/1992 TQ đặt ra “Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHNDTH” (Luật lãnh hải) gồm 17 điều. Biên độ lãnh hải theo luật nầy áp dụng “12 hải lí tính từ đường bờ biển cơ bản (điều 3). Hơn luật lãnh hải nầy còn qui định phạm vi lãnh hải của TQ bao gồm cả vùng biển tiếp giáp với nội thủy và lãnh thổ trên đất liền” Điều 2 về lãnh thổ trên đất liền xác định “tất cả đại lục TQ, các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo phụ thuộc bao gồm đảo Điếu Ngư(Senkaku), quần đảo Bành Hồ, các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và kể cả các đảo nhỏ khác có tên gọi Trung quốc để khẳng định phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Điểm đáng lưu ý là điều 14 cho rằng “Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vi phạm luật pháp TQ” và “giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải TQ” việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ”. Luật nầy đã lờ đi những gì TQ đã cam kết quốc tế trong lần kí kết Công ước quốc tế về biển (UNCLOS) vào năm 1982.</p><p>(theo “Bàn về Quân sự của Trung Quốc”, chương 9 “Vươn ra biển lớn và tăng cường hải quân của Trung Quốc” của Kayahara Ikuo, trang 301-327, NB)</p><p>(5)“Kịch bản giải quyết vấn đề Trường Sa của Trung Quốc” Urao Tatsuo</p><p>Liên quân kết hợp giữa Hạm đội Nam Hải và Đơn vị Không quân trong “kế hoạch 2010” là có tính đến kịch bản tái chiếm Nam Sa(TS)</p><p>Điểm chính có thể tóm tắt như sau:</p><p>(1) Lập biên đội hạm đội phức hợp: lấy Khu Trục Hạm có trang bị tên lửa. Vấn đề còn lại là phải huy động tàu chở máy bay lên thẳng và tàu chở máy bay tiêm kích.</p><p>(2)Thực hiện việc phong tỏa trên biển—cần phải xác lập một cơ chế phòng thủ bằng lực lượng tiêm kích bằng không quân đường dài và chuẩn bị bố trí tàu ngầm đầy đủ</p><p>(3)Tổ chức việc vận tải trên biển hiệu quả. Với 1000 cây số đường dài trển biển, muốn đảm bảo việc vận tài thông suốt cho chiến dịch thì cần phải không chế vùng trời thật chắc chắn.</p><p>(4)Triển khai chiến dịch đổ bộ lên đảo toàn diện. Song song với việc phong tỏa hữu hiệu và triển khai hiệu quả hạm đội thì cần phải có kế hoạch tác chiến cấp tốc đổ bộ lên đảo trong vòng 40-60 phút chớp nhoáng để đoạt lại quần đảo Nam Sa đã mất.</p><p> </p><p>Tiêm - 10 đã thử nghiệm thành công tiếp dầu trên không để mở rộng tầm hoạt động ra toàn vùng biển Đông Nam Á</p><p>(*trích từ 南海諸島国際紛争史 (研究・史料・年表)—Lịch sử tranh chấp các quần đảo Nam Trung Hoa) 浦野起央著—Urano Tatsuo</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/tulieu/ebookbiendong.zip</p><p>(6) Trung quốc và các tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa China and the South China Sea Disputes (trang 35-115) Mark J. Valencia</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/songngu/tqvacactranhchap3.htm</p><p> (7)「将越中関係推向新高度――訪越南国家主席阮明哲」『人民日報』2007年5月19日。</p><p>(8) “Điều gì đang xảy ra trong bang giao Việt-Trung?” 2009-07-02</p><p>Dương Danh Dy</p><p>“Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả”. Trả lời phỏng vấn RFA của ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có nhiều chục năm làm việc tại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc. Ngày 12/5/ 2009</p><p>http://www.viet-studies.info/kinhte/BangGiaoVietTrung_DDD_RFA.htm</p><p>(9) Quy định mới về quản lý hoạt động thương mại biên giới</p><p>Điểm mới là riêng hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới được sản xuất từ nước có chung biên giới (phù hợp Danh mục hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ sau khi đã bàn thống nhất với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan) được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt (quy định cũ là mức 2 triệu đồng/1 người/1 ngày).</p><p>http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/kinh-te/quy-dinh-moi-ve-quan-ly-hoat-dong-thuong-mai-bien-gioi/36310.038.html</p><p>(10)Những động thái mới của Trung Quốc về vấn đề biển nam Trung Hoa * 南シナ海問題における中国の新動向 IIda Masafumi</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/songngu/nhungdongthaimoicuatq.htm</p><p>(11) http://boxitvn.blogspot.com/2010/03/canh-bac-voi-hang-xom.html</p><p>(12) “China takes a step back”—(TQ thoái lùi một bước) Zorawar Daulet Singh</p><p>“Có lẽ chính quyền Obama, không xác định chính xác được tình hình địa chính trị và địa kinh tế, nhất là muốn thoát sớm khỏi di sản của các chính sách trước kia của Tổng thống George W. Bush, đã tạo ra cơ hội cho người Trung Quốc có những phản ứng táo bạo. Trong nhiều cơ hội, các nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Obama đã ca ngợi sự hợp tác rộng rãi Trung – Mỹ. Diễn đàn Đối thoại Chiến lược Kinh tế được thành hình vào 2006, đã được đổi thành Diễn đàn Đối thoại về Kinh tế và Chiến lược (tháng 4-2009). Cho thấy khuynh hướng nới rộng sự phân công lao động địa kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh, thành sự phân chia thế giới địa chính trị. Bản tuyên bố chung của Obama với Trung Quốc vào tháng 11-2009 đã cho thấy rõ điều đó ‘. Asia time on line 18/2/2010</p><p>(13) “Chờ điều kiện chín muồi giải quyết tranh chấp Biển Đông” phỏng vấn Đại sứ TQ tại VN Tôn Quốc Tường</p><p>http://vietnamnet.vn/chinhtri/201001/Cho-dieu-kien-chin-muoi-giai-quyet-tranh-chap-bien-Dong-888092/</p><p>(14) Đinh Kim Phúc “Tư duy biển cả của Trung Quốc”</p><p>http://bauvinal.info.free.fr/biendong/tuduybiencacuatq.htm</p><p> </p><p>(15) Hồng Lê Thọ “Cộng đồng quốc tế quan tâm đến biển Đông tiền đề của “quốc tế hóa” - 08/03/10 </p>http://bauvinal.info.free.fr/binhluan/condongquoctequantam.htm <p> </p>
So sánh hai trận hải chiến Hoàng Sa (HQVNCH 1974) và Trường Sa (HQVC 1988)
Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974.Nguồn: http://khaiphong.org/showthread.php?7794-So-s%E1nh-hai-tr%26%237853%3Bn-h%26%237843%3Bi-chi%26%237871%3Bn-Ho%E0ng-Sa-(HQVNCH-1974)-v%E0-Tr%26%23432%3B%26%237901%3Bng-Sa-(HQVC-1988)
1* Về trận hải chiến Trường Sa.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một trận đụng độ giữa Hải quân Trung Cộng (HQ/TC) và Hải quân Cộng Sản Việt Nam (HQ/CSVN) tại khu vực của Quần đảo Trường Sa. Thắng lợi về phiá TC. Phiá CSVN mất 3 hải vận hạm và 64 thủy thủ tử thương.
Tài liệu về "Hải chiến" Trường Sa của HQ/CSVN được đặt dưới cái tên CQ-88 (Chủ Quyền 88)
2* Tổng quát về Quần đảo Trường Sa (Spratly Island).
Quần đảo Trường Sa là một nhóm đảo có hơn 148 đảo nhỏ, gồm các đảo san hô, đảo đá ngầm, bãi cạn, cồn, nằm rải rác rời nhau trên một diện tích biển gần 410,000 Km2.
Chưa có hải cảng nào nhưng đã có 4 phi trường trên quần đảo. Đường dài trên biển 926 Km. Quần đảo nầy nằm ngoài khơi ngang với những tỉnh của Nam bộ VN, từ Sàigòn đến Cà Mau.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số thủy thủ từ Âu châu ghé vào quần đảo nầy, trong đó có thủy thủ tên Richard Spratly, cho nên quần đảo nầy mang tên tiếng Anh và được quốc tế công nhận.
Vì có hơn 100 hòn đảo rời rạc nhau cho nên ngư dân các nước trong vùng biển Đông đến đó khai thác hoặc cư trú, vì thế, hiện nay có nhiều nước xác định chủ quyền của mình trên quần đảo nầy.
Việt Nam, Đài Loan và Trung Cộng, mỗi nước tuyên bố chủ quyền của mình trên toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, Brunei, Philippines và Malaysia mỗi nước tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo.
Mỗi nước tranh chấp đưa quân đội của mình đến đóng từng phần của Trường Sa. Riêng TC, ngoài tài nguyên thiên nhiên của khu vực, TS còn là một vị trí chiến lược để kiểm soát con đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, thông qua eo biển hẹp Malacca, nằm giữa 2 đảo của Indonesia và Malaysia, cho nên TC cố chiếm cho được quần đảo nầy. Đó là TC cho tàu chiến đến bảo vệ và cho xây cất căn cứ quân sự, sân bay...Đồng thời, lập cơ quan hành chánh để quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở tỉnh Hải Nam.
3* Diễn biến cuộc "hải chiến".
Cuộc đụng độ giữa hải quân TC và hải quân CSVN diễn ra ở 3 đảo chính là: - - Đảo Gạc Ma
- Đảo Cô Lin
- Đảo Len Đao.
3.1. Lực lượng tham chiến của 2 bên.
* Hải quân Trung Cộng
Chỉ huy. Trần Vĩ Văn (Chen Weiwen), Hạm trưởng tàu Nam Sung (502)
Các tàu chiến.
1. Tàu 502, Nam Sung (Nan Chong)
2. Tàu 065, Giang Nam (Jiangnan)
3. Tàu 556, Trương Đàm (Xiangtan)
4. Tàu 331, Ưng Đàm (Yiangtan)
* Hải quân Cộng Sản Việt Nam.
1. Hải vận hạm 605, Thần Kim Qui (USS PGM-59) là tàu của Hoa Kỳ chuyển giao cho HQ/VNCH.
2. Tàu 604, (USS PGM-68)
3. Tàu 505, Nha Trang (USS Jerome County)
Trung đoàn Công binh 83
Lữ đoàn 146, LĐ 125, LĐ 172
Các hải đội 131, 132, 134.
41 tàu thuyền và phương tiện nổi.
3.2. Cuộc thi đua chiếm đảo.
* Đầu năm 1988, HQ/TC bắt đầu chiếm một số bãi đá thuộc khu vực Trường Sa.
Hải quân TC chiếm các đảo.
Ngày 31-1-1988. HQ/TC chiếm bãi Đá Chữ Thập
Ngày 18-2-1988, chiếm đảo Châu Viên
Ngày 20-2-1988, chiếm Ga Ven
Ngày 28-2-1988, chiếm đảo Huy Cơ
Ngày 23-3-1988, chiếm Xu Bi.
Như vậy, TC chiếm 5 đảo và bãi.
* Hải quân CSVN chiếm đảo
- Ngày 26-1-1988, HQ/CSVN chiếm đảo Đá Tiên Nữ
- Ngày 5-2-1988, chiếm đảo Đá Lát
- Ngày 6-2-1988, chiếm đảo Đá Lớn
- Ngày 18-2-1988, chiếm đảo Đá Đông.
- Ngày 27-2-1988, chiếm đảo Tốc Tan
- Ngày 2-3-1988, chiếm đảo Núi Le.
Như vậy, trong cuộc thi đua chiếm đảo, CSVN thắng lợi vẻ vang vì đã chiếm được 6 đảo, trong khi đó, TC chỉ chiếm có 5 đảo mà thôi.
Việc thi đua chiếm đảo tự nó mang ý nghĩa là Hải quân nước nào có mặt ở đảo nào, thì đảo đó thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Hành động thi đua chiếm đảo, tự nó đánh mất chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa. Cũng như nhà của mình, mà kẻ địch vào chiếm phòng khách, thì mình chạy đi chiếm nhà bếp, địch chiếm phòng ngủ, thì mình chiếm phòng ăn...
3.3. “Thi đua” cắm cờ giành đảo.
Theo tài liệu CQ-88 như sau:
"Lúc 19h ngày 11-3, tàu HQ 604 rời cảng ra đảo Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ CQ-88 (CQ=Chủ Quyền-88)
Ngày 12 tháng 3, tàu HQ 605 thuộc Lữ Đoàn 125, do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh trên chỉ thị từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao, trước 6h ngày 14-3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đã đến Len Đao lúc 5h ngày 14-3 và cắm cờ Việt Nam trên đảo.
Giữ đảo Gạc Ma và Cô Lin.
Tài liệu CQ-88 ghi lại như sau:
"Lúc 9h ngày 13-3, HQ 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và HQ 505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về đảo Gạc Ma và Cô Lin.
Hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn Công binh 83, chia ra 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó chỉ huy.
Sau khi 2 tàu 604 và 505 thả neo được 30 phút, thì tàu hộ vệ Trung quốc từ Huy Cơ chạy về phiá Gạc Ma, hai bên cách nhau 500 mét.
Đến 17h ngày 13-3, tàu TQ áp sát vào 604 và dùng loa gọi sang. Tuy bị "uy hiếp", hai tàu 604 và 505 vẫn kiên trì giữ neo.
Còn chiến hạm TQ cơ động chạy quanh đảo Gạc Ma.
"Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, Bộ Tư Lệnh HQ/VN ra chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma và Cô Lin. Tiếp đó, Bộ TL/HQ chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương tiến hành dùng thuyền nhỏ chở vật liệu xây dựng lên đảo ngay trong đêm 13-3.
Thi hành mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma. Tiếp đó, lực lượng của Lữ Đoàn 146 bí mật đổ bộ lên cắm cờ VN và triển khai 4 tổ chiến đấu bảo vệ đảo.
Lúc nầy, TQ phát loa yêu cầu VN rút ra khỏi đảo Gạc Ma.
Ban chỉ huy tàu 604 họp lại để nhận định và nhất trí quyết tâm bình tĩnh xử trí, thống nhất hành động, thực hiện phương án tác chiến đề ra với quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.
Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên bảo vệ cờ Việt Nam được cắm trên bãi.
Phiá TQ cử 2 xuồng chở 8 lính "và vũ khí" lao thẳng về phiá đảo. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành một tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên".
"Lúc 6h ngày 14-3, bọn TQ thả 3 thuyền nhôm và 40 quân, đổ bộ lên đảo. Bọn TQ dựa vào thế quân đông (40 người) tiến đến giật cờ. Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng, xông lên giành lại cờ. Bọn TQ láo xược, hung hản đã dùng lê đâm và bắn Nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông ra cứu bạn, lập tức bị bọn TQ bắn chết.
Trước khi tắt thở, Trần Văn Phương hô to "Thà hy sinh chớ không chịu bị mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của HQ/VN"
Nhận xét về phần trên.
Nhiệm vụ của HQ/CSVN là được lịnh rõ ràng ra trận chiến đấu bảo vệ lãnh thổ VN. Cường địch trước mắt thế mà 2 tàu chiến 604 và 505 lại thả neo đậu lại một chỗ, có nghĩa là làm tấm bia cố định, đưa lưng ra cho địch bắn vào cho chính xác.
Tình trạng trước mắt không phải là lúc để cho công binh lên đảo dùng gạch, đá, cát, xi măng xây trụ cờ, mà cũng không phải là lúc để cắm cờ. Mà chính là lúc phải đuổi giặc, ngăn cản giặc bằng vũ khí.
Bọn TC 40 người mà bảo là ỷ vào số đông, mà lại còn dùng tay không giành giật cờ với kẻ địch. Thế thì Lữ đoàn 146 đã lên đảo tổ chức 4 tổ chiến đấu trốn ở đâu mà không ra bảo vệ cờ?
Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bảo vệ cờ bằng cách nào? Tại sao thằng TC lại dám giật cờ khi mà trong tay bộ đội tên Thông có súng? Và nếu có súng trong tay mà để bị giật cờ và để bị đâm bằng lưỡi lê thì thật là quá tệ.
Hết vụ thi đua chiếm đảo rồi đến vụ thi đua giật cờ và tuyến bố là hành động dũng cảm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, thì thật là quái gở vô cùng.
Bảo vệ "lá cờ tổ quốc" bằng tay không và bị mất cờ và mất mạng trong tay 40 thằng Tàu, thì quả thật là quá bết bát. Thế thì tàu chiến 604 ở đó làm gì? Ngoài việc đứng xem đồng đội ngã xuống.
Lại còn cái màn họp để ra quyết tâm và nhất trí trong lúc súng của kẻ thù đang nhắm vào đầu thì thật là hết nước nói nữa rồi.
Lại còn cái màn hô khẩu hiệu trước khi chết nữa. Nguyễn Văn Trổi trước khi bị bắn cũng hô khẩu hiệu, bác sĩ gái Đặng Thùy Trâm bị mấy viên M-16 vào đầu, cũng hô khẩu hiệu trước khi tắt thở. Thật là quê quá!
Tài liệu CQ-88 ghi tiếp:
"Do HQ/VN không chịu rút khỏi đảo, vào lúc 7h30 TQ dùng 2 chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604 đang thả neo, làm tàu bị hỏng nặng, HQ/TQ cho quân xông về phiá tàu VN, Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại vũ khí AK, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.
Hải quân VN vừa chiến đấu vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh. TQ tiếp tục nã pháo, tàu 604 bị thủng nhiều lổ rồi chìm dần.
Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng, Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó LĐ 146 cùng một số thủy thủ trên tàu tử trận cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma"
Nhận xét phần trên.
Cái chết của Vũ Phi Trừ thật là lãng nhách. Đã là thuyền trưởng của 1 chiến hạm gốc của Hoa Kỳ, có trang bị đủ thứ súng trong tay, thế mà thuyền trưởng lại đi chỉ huy đám lính bắn AK, B-40... rồi lại vừa khẩn trương, tiến hành, tham gia tổ chức băng bó vết thương, vừa cứu thương binh, đúng là thuyền trưởng làm công việc tàu lao quá! Tàu bị chìm là do cái tào lao nầy gây ra.
Tàu 604 bị bắn chìm, thế mà không dám bắn trả một phát đạn nào cả, nể nang kẻ thù thì cũng phải có chừng mực nào đó thôi chớ!. Chiến thuật hải chiến nào cho phép tàu chiến thả neo đậu lại một chỗ, đưa lưng ra hứng đạn?
Trận chiến ở đảo Cô Lin.
Tài liệu CQ-88 ghi như sau:
"Tại đảo Cô Lin, lúc 6h, tàu HQ 505 của VN đã cắm xong 2 lá cờ trên đảo. Khi thấy tàu 604 bị chìm, tuyền trưởng HQ 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, cho tàu ủi bãi.
Phát hiện tàu 505 lên bãi, 2 tàu của TQ quay sang tấn công. Khi tàu trườn lên được 2 phần 3 thân tàu, thì tàu bốc cháy.
8h15, thủy thủ tàu 505 “triển khai” lực lượng dập tắt lửa, bảo vệ đảo, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ của tàu 604 ở đảo Gạc Ma gần đó".
Nhận xét phần nầy.
Rõ ràng là tàu 505 "lâm trận bỏ chạy". Hành động ủi bãi thật đúng là bỏ chạy. Bởi vì, tàu là phương tiện chiến đấu trên mặt biển. Khi ủi bãi, thì tàu bị đặt vào tình trạng "mắc cạn" cũng giống như con rùa bị lật ngữa trên mặt đất vậy. Tàu không thể chạy trên đất liền được. Ủi bãi là để tránh cho tàu không bị chìm và cũng để cho thủy thủ được an toàn ở trên bờ, nghĩa là không bị trôi giạt trển biển cả sẽ bị chết vì khát, vì đói và vì cá mập.
Tinh thần chiến đấu còn tệ hại hơn nữa khi thấy tàu 604 bị chìm. Đáng lẻ, phải chỉa tất cả súng ống vào tàu địch, rồi mở máy hết ga đâm vào tàu địch cho cả hai cùng chìm, để trả thù cho bạn. Nếu không làm được, thì bỏ chạy.
Thật sự, đây không phải là một trận hải chiến, bởi vì các tàu chiến CSVN có dám bắn phát súng nào vào tàu địch đâu.
Mặt trận đảo Len Đao.
Tài liệu CQ-88 ghi như sau:
"8h20 ngày 14 tháng 3, HQ/TQ bắn mãnh liệt vào tàu 605 của HQ/VN. Tàu 605 bốc cháy và chìm vào lúc 6h ngày 15-3, thủy thủ đoàn bơi vào đảo Sinh Tồn.
Thiếu úy Nguyễn Văn Chương và Trung úy Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh về tàu 505 sau khi bị bắn cháy nằm trên đảo Cô Lin. Số người còn sức, một tay bám vào thành xuồng, một tay làm mái chèo đưa xuồng lết trên mặt nước để tới bãi Cô Lin.
Kết quả.
Trong trận chiến ngày 14-3-1988, VN bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm. 70 người bị mất tích. Sau đó, TQ thả 9 người, còn 61 người vẫn còn mất tích, được xem là tử trận cộng với 3 người chết tại chỗ là 64 ".
Thông tin thêm.
"Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, HQ Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa VN và LX đã có Hiệp ước Liên Minh Quân Sự được ký vào tháng 11 năm 1978.
Tháng 5 năm 1978, 2 tháng sau ngày Hải chiến Trường Sa, một Nghị Quyết của Bộ CT đảng CSVN đã điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại dựa vào Liên Xô, chuyển sang Đa phương hoá".
Trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, CSVN tố cáo Trung Cộng là "Hải quân Trung Quốc đã tấn công và tàn sát những người lính công binh VN “không võ trang” và đã chiếm đảo ngày 14-3-1988" (The Chinese Communist Naval Forces attacked and murdered unarmed Vietnamese troops of Army Corp of Engineers and occupied the Spratly Islands on 03-14-1988"
4* Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974
Hải chiến Hoàng Sa đã được nhắc tới rất nhiều trên các cơ quan truyền thông của Người Việt hải ngoại. Ở đây, Trúc Giang tôi xin nhắc lại những nét chính để so sánh và làm nổi bật cái tinh thần bảo vệ lãnh thổ xìu xìu ễnh ễnh của HQ/CSVN trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988.
Sáng ngày 19-1-1974, hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 tiến vào khu lòng chảo Hoàng Sa bằng 2 ngã. Trong khi đó, chiếc HQ-5 Trần Bình Trọng và HQ-4 Trần Khánh Dư bọc ở ngoài. Soái hạm là HQ-5, Trần Bình Trọng, trên đó Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ huy mặt trận.
Khi HQ-16 và HQ-10 vào đúng vị trí và vị thế chiến đấu, thì lúc đó, 3 tàu chiến của Trung Cộng cách xa khoảng 3 hải lý, thì Trung tá Lê Văn Thụ, Hạm trưởng HQ-16 ra lịnh khai hoả. HQ-10, Nhật Tảo, do Thiếu tá Ngụy Văn Thà làm Hạm trưởng, cũng được Trung tá Lê Văn Thụ chỉ thị trước, là phải cùng nổ súng một lượt vào tàu địch. V ì bị Trung Cộng gây nhiễu nên mất liện lạc vô tuyến với tàu chỉ huy (Soái hạm).
Rất thuận lợi cho HQ/VNCH là lúc đó 3 chiến hạm của Trung Cộng đậu gom lại một chỗ.
Tất cả các loại súng trên 2 chiếc HQ-16 và HQ-10 từ đại bác 76.2 ly, đại bác 40 ly, 20 ly, đại liên 30, súng cối 81 ly nhắm ngay vào tàu địch mà nhả đạn. Tàu Trung Cộng vừa di chuyển chung quanh lòng chảo vừa bắn trả.
Trung Cộng không ngờ HQ/VNCH tấn công phủ đầu vào họ, vì thế 3 chiếc đã đậu sát vào nhau thành một mục tiêu rất thuận lợi.
Trận chiến kéo dài khoảng 30 phút. Một tàu TC bị bốc khói. Một tàu khác bị trúng đạn, có lẻ bị hỏng hệ thống lái cho nên nó cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.
Tiếp đến, báo cáo cho biết Hạm trưởng HQ-10, Thiếu tá Ngụy Văn Thà bị thương nặng.
Đại úy Nguyễn Thành Trí, Hạm phó lên thay.
Sau đó, hầm máy của HQ-16 báo cáo là bị trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào ngập tới đầu gối.
Không còn khả năng chiến đấu, HQ-16 chạy ra khỏi lòng chảo, lê lết về đến Cảng Tiên Sa, Đà Nẳng vào ngày 20-1-1974.
Viên đạn làm thủng lườn tàu được lấy ra, thì đó là viên đạn có ghi chữ Made in USA, do tàu HQ-5 bắn ra và bị lạc đạn. Rất may, là đầu đạn không nổ, nếu nó nổ thì HQ-16 đã chìm tại đảo Hoàng Sa rồi.
Về phần HQ-10, Nhật Tảo, bị trúng đạn. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà bị tử thương. Đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay trên Đài chỉ huy, rồi cũng bị thương nặng. Trên đài chỉ huy chỉ còn có Đại úy Trí, ông đơn độc điều khiển chiếc HQ-10 đâm mạnh vào phần lái của tàu địch. HQ-10 bị chìm.
62 quân nhân Hải quân VNCH đã anh dũng hy sinh trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ của quốc gia.
Trận chiến ở đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974 mới thật sự là một trận hải chiến.
Và Hải Quân VNCH đã kiên cường trong chiến bại.
____________
Các đại úy: Nguyễn Hữu Vui, Đặng Văn Cường, Nguyễn Ngọc Thạch, Hải quân Thiếu tá Lê Châu An Thuận, HQ Đại úy Lê Duy Mậu.
Trúc Giang.
Minnesota ngày 8-9-2011
Trận “BIA THỊT NGƯỜI” hải chiến Gạc Ma 1988
Đảng csVN thi hành kế sách Mao Hồ giao nộp VN.
Trận chiến đẫm máu tại đảo Gạc Ma năm 1988
Việt Cộng làm bia cho Trung Cộng bắn. Gọi là Hải Chiến ?
Chỉ có CsVN nói được như thế, vì csVN đã bí mật bán Việt Nam
cho Trung cộng từ thời Mao, nay chỉ là thi hành kế sách giao nộp.
(Hải)
Đã tải lên vào 24 thg 4, 2009
China robbed Vietnamese Islands
Ref: Naval_battle_in_Spratly_1988
Due to clash on 14 March 1988 , Vietnam lost 3 vessels that were set on fire and sank ; 3 men died , 11 wounded, 70 missed.The Chinese released 9 prisoners afterwards , 61 other persons still missed and reputedly dead.The Chinese claim of her own casualties: 6 killed and 21 injured in combat.
Vietnam defended successfully sovereingty over Johnson North Reef and Landsdowne Reef.The Chinese has occupied Johnson South Reef from 16 March 1988 on and still control it nowadays.
Over 1988, Vietnamese navy had sent troops to occupy more 11 reefs.On 17 Oct, General Secretary Nguyen Van Linh signed the Document 19/NQ-TW about the defence of the reefs on southern continental shelf ( zone DK1).On 5 Jul 1989, the prime minister ratified Instructions Nr. 180 UT about the building the center of economy - science - technology under administration of Ba Ria-Vung Tau province, reaffirmed sovereignty over this area of continental shelf. Since Jun 1989, Vietnamese navy has begun occupying the following reefs : Vanguard Bank, Prince Consort Bank, Grainger Bank, Prince of Wales Bank, Alexander Bank, and Rifleman Bank.
Ref: Naval_battle_in_Spratly_1988
Due to clash on 14 March 1988 , Vietnam lost 3 vessels that were set on fire and sank ; 3 men died , 11 wounded, 70 missed.The Chinese released 9 prisoners afterwards , 61 other persons still missed and reputedly dead.The Chinese claim of her own casualties: 6 killed and 21 injured in combat.
Vietnam defended successfully sovereingty over Johnson North Reef and Landsdowne Reef.The Chinese has occupied Johnson South Reef from 16 March 1988 on and still control it nowadays.
Over 1988, Vietnamese navy had sent troops to occupy more 11 reefs.On 17 Oct, General Secretary Nguyen Van Linh signed the Document 19/NQ-TW about the defence of the reefs on southern continental shelf ( zone DK1).On 5 Jul 1989, the prime minister ratified Instructions Nr. 180 UT about the building the center of economy - science - technology under administration of Ba Ria-Vung Tau province, reaffirmed sovereignty over this area of continental shelf. Since Jun 1989, Vietnamese navy has begun occupying the following reefs : Vanguard Bank, Prince Consort Bank, Grainger Bank, Prince of Wales Bank, Alexander Bank, and Rifleman Bank.
Like many other Asian countries, as a result of close ties with China for thousands of years, much of the Vietnamese lexicon relating to science and politics is derived from Chinese. At least 60% of the vocabulary has Chinese roots, not including naturalized word borrowings from China. Viets need to calm down. The government is stupid but don't lash on the people. Chinese and Viets are one of the same.
@Vash6the6Stampede are you saying that China has a claim to the territory of USA because the chinese was able to reach it earlier than the portuguese/columbus. omg, china might have its claim to the whole philippines as chinese traders traded with the filipinos earlier than it was discovered by magellan
@BAIYUE1
Man made evidence. Vietnam had a navy? You mean small fish boats that can't sail farther than 500 yards from the shore? French took over Vietnam, and they also claimed these islands as their colony. Vietnam had nothing as "proof" but rather tried to claim all French colony as its own simply because Vietnam itself was a part of French colony.
It is really funny that Vietnamese never claimed ownership of these islands until Vietnam War. And that was South Vietnam. North Vietnam backed China's claim during a naval conflict between the South Vietnam and Chinese navy. But then, a few years later in late 1970s, Vietnam started to claim these islands.
China on the other hand, had official maps published by Republic of China in 1920s included these islands. Vietnamese never knew these islands existed until they saw these maps.
Do people really believe some tribe people like Vietnamese would land on those islands 150 miles away from their coast before the Chinese? Some tribes in Vietnam were still using arrows in 1960s.
The Chinese discovered those islands way over 1,000 years ago. Chinese merchant ships were seen at Africa and Mideast over 1,200 years ago and were seen as the "largest ships ever".
Vietnamese, on the other hand, just some criminals sent there by the Chinese. Like Asia's Australia.
@usa6462
Fool.
The difference is in prices. A haircut in the U.S. is $8~20. It's $2 or cheaper in China.
If you want to have a well in your backyard, it's $5000 in the U.S., while it will cost $60 in China. No kidding. I checked the prices.
That's how the GDP were calculated. So the real purchasing power difference isn't all that great when consider consumer price Index into the picture.
So you meant that USA, Australia, New Zealand must be a part of U.K because they are UK descendants. This is a bullshit reason. If Viets are chinese descedants so i want to ask you a question: Why did Chinese empire let his army forced Viets for thousands year while Viets was a part of china as you said. Some chinese symbols are borrowed from Viets and before china invaded Viet thousands years ago we had our own language.
Stupid chinese! China must return freedom for Xizang, Jilin for Mongolia, Guang Dong and Guang Xi for Vietnam. Warlike, haughty, invaders that's all for chinese. Did you study history about Vietnam, do you remember: 忽必烈, 女真 who rule chinese for centuries, but they lose in Vietnam and Korea (also by Vietnamese General in century XIII). So just remember! We love peace but dont scare base chinese for thousand years! Ok?!! | Sig. 9x from Vietnam