Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

BUỒN VUI ĐỜI LÍNH- P5

Vũ Quốc Công – Những Ngày Cuối Trên Biển Ðông

Cơ Xưởng Hạm Vĩnh Long – HQ 802

Cơ Xưởng Hạm Vĩnh Long, HQ-802, nguyên là một chiến hạm thuộc Hải Quân Hoa Kỳ. Ðồ bản mẫu (designed blue prints) và kiến trúc sơ thủy (initial construction) cho thấy chiến hạm nguyên là một Dương Vận Hạm (Landing Ship Tank, viết tắt là LST), dài 327 bộ (feet) với trọng tải 4300 tấn, và được hạ thủy 24 tháng 11, năm 1944. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Phan Nhật Nam – Người Lính lẫm liệt Giữa Tháng Tư Hung Hãn

Về Tướng Quân Lê Minh Đảo và Những Người Lính Sư Đoàn 18 Bộ Binh
Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ Lữ
Đoàn 1 Nhảy Dù
Liên Đoàn 3 Biệt Động
Và những đơn vị thống thuộc Quân Đoàn III , Tiểu Khu Long Khánh/VNCH
 Continue reading 
Posted in Tản MạnUncategorized | 1 Comment

Bảo Định Nguyễn Hữu Chế – Viên Đạn Cuối Cùng

Người lính trận không còn trận để đánh, khi vị Tổng Thống  48 giờ kiêm Tổng Tư Lệnh QLVNCH Dương Văn Minh kêu gọi quân sĩ đâu ở đó, ngưng nổ súng và chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia. Thật là khôi hài cho hai chữ “bàn giao” và gọi bọn cộng sản Bắc Việt xâm lược là “phía bên kia” một cách nhẹ nhàng thân ái. Trong lúc chúng chỉ là những tên đồ tể khát máu, mất tính người, là công cụ của bọn Cộng sản Đệ Tam quốc tế, cần phải loại chúng ra khỏi đất nước này, loại chúng ra khỏi tâm tư của mọi người dân Việt. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Phạm Tín An Ninh – Trên chiến trường xưa (33 năm sau ngày gãy súng)

Hơn ba mươi năm sau, cùng với bốn anh em trong đơn vị xưa, chúng tôi trở lại Kontum tìm thăm nơi an nghỉ của những đồng đội cũ. Trong những năm 72 và 73, đơn vị chúng tôi đã có hơn hai trăm anh em vĩnh viễn nằm lại nơi này để giữ vững miền địa đầu, cửa ngõ quan trọng nhất vào Tây Nguyên, nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nằm không xa phía dưới – thành phố Pleiku. Continue reading 
Posted in Tản MạnUncategorized | 2 Comments

Lê Văn Sùng – Cố Th/Tá Nguyễn Cao Hùng, chuyến bay cuối cùng ở Tân Khai, An Lộc

Giấc mộng trở thành phi công đã ăn sâu vào tim óc tôi lúc nào không biết, có lẽ Phượng của Toàn-Phong đã quyến rũ tôi khi tôi còn mài đũng quần ở trường trung học Sa-Đéc. Một cậu bé nhà quê, sau khi đọc cuốn “Đời Phi-công” lại mơ trở thành phi-công, mà phải lái máy bay khu-trục mới hách. Nên khi vừa giật được mãnh bằng Tú-tài, tôi cùng thằng bạn nối khố tình nguyện vào Không-Quân ngay. Nó cũng mê được lái máy bay như tôi vậy.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 2 Comments

Lê Xuân Nhị – Những Anh Hùng Vô Danh đồn Dak Seang

“Thành kính tưởng niệm các chiến sĩ Địa Phương Quân anh dũng đồn Dak Seang”
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm” Đại úy Ngọc thòng một câu đùa trong chiếc Phi Cơ L19 ở cao độ 8 ngàn bộ, hôm chúng tôi cất cánh từ Nha Trang đi Kontum với hành trang cho 15 ngày biệt phái. Đồng ý đó là một câu đùa, nhưng tôi không cười được chút nào cả vì lòng tôi đang héo hon như cái vỏ xe bị xì lốp.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Không đầu hàng giặc (Hai Vị Thần Làng)

Trần Ngọc Toàn
“Di Tản Chiến Thuật”
Đầu tháng 3 năm 1975, Cao nguyên Ban Mê Thuột rơi vào tay của Quân đoàn Cộng Sản Miền Bắc tràn qua từ biên giới Việt Miên Lào. Cuộc rút quân vội vã lẫn trong cảnh chạy giặc của dân chúng trên quốc lộ 7, giữa cảnh hỗn loạn thảm khốc và bị thương đã làm chấn động cả miền Nam. Trong khi ấy, tin tức tình báo cho biết năm Sư Đoàn Quân Bắc Việt với chiến xa và đại pháo Liên Xô, đã tập trung ở phía Bắc sông Thạch Hãn, Quảng Trị và dọc theo đường mòn Trường Sơn nay đã trở thành xa lộ trải đá từ sau Hiệp Định Đình Chiến Paris năm 1973. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Dặm nghìn da ngựa

Vann Phan
Trích thư của tác giả :
“Dăm nghìn da ngựa” là truyện thật của hai vị anh hùng CSQG trước ngày miền Nam Tự do mất vào tay Cộng sản năm 1975. Một vị là Trưởng Cuộc CSQG, còn vị kia là Chỉ Huy Trưởng CSQG Tỉnh, hai người vị quốc vong thân trong hai trường hợp khác nhau và chỉ cách nhau có ba tháng…
… Là một người viết văn và là một chứng nhân của lịch sử, khi thuật lại câu chuyện đau thương, cảm động và đầy tự hào này, tác giả mong sao mọi người hãy vững tin rằng, với hồn thiêng sông núi và sức phù trợ của các vị anh hùng đã vị quốc vong thân, chẳng chóng thì chầy dân tộc Việt Nam sẽ thoát khỏi xích xiềng nô lệ của người đồng chủng, hưởng được đầy đủ mọi quyền Tự do, Dân chủ như các dân tộc may mắn khác trên thế giới.

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Người lính đeo càng trực thăng

Nguyễn Phúc Sông Hương là bút hiệu của Thiếu Tá Nguyễn Phúc, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/48 SĐ18BB trong trận chiến Xuân Lộc, tháng Tư 1975. Anh và gia đình hiện cư ngụ tại Sacramento, California
Khoảng ba giờ sáng đêm 20 rạng ngày 21 tháng 4, từ trên căn cứ pháo binh Núi Thị hướng nam thị trấn Xuân Lộc 5 cây số, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu đoàn trưởng TĐ 2/43 thấy đèn pha xe sáng rực trên những ngã đường trong thành phố. Chế cảm thấy đây là một sự việc khác thường bởi vì đã mười một giờ đêm, từ khi chiến trận bùng nổ, Xuân Lộc luôn ngập chìm trong bóng tối, thỉnh thoảng loé sáng bởi đạn pháo địch rót xuống mà thôi. Chế vội gọi máy liên lạc với bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù đơn vị mà TĐ thuộc quyền tăng phái thì được biết đó là những đoàn xe của quân CS đang vào thị xã. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 2 Comments

Lá Thư Tình Của Người Lính VNCH Viết Từ Chiến Trường Trước Tháng 5-1975

Mường Giang
Cuộc chiến VN kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già Miền Nam thua trận đã may mắn được sống sót sau một cuộc đổi đời. Tất cả như một màn kịch có nhân vật, thời gian và địa điểm, được đạo diễn cho mở màn và kết thúc sân khấu một cách tài tình. Có điều màn kịch được các diễn viên hay nói đúng hơn đó là những người lính trận mà hầu hết đang ở cái tuổi ‘ xuân thì đầy mộng mơ hoa bướm ‘ ghi lại qua những ‘ Tình Khúc ‘ được viết từ mặt trận đang còn nghi ngút khói, bên xác của bạn lẫn thù, đã làm cho những người xem sửng sốt tới rơi lệ vì không mấy ai tin là sự thật. Continue reading 
Posted in Tản MạnUncategorized | Leave a comment

Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân Trận Đánh Lịch Sử ở Suối Long

Lược ghi về chiến tích của tiểu đoàn 52 Biệt động quân:
Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân và của Quân lực VNCH, tiểu đoàn 52 Biệt động quân được ghi nhận là một trong những đơn vị ưu tú nhất, đã nhiều lần được tuyên dương công trạng trước Quân đội, và 2 lần được Tổng thống Hoa Kỳ ân thưởng huy chương Danh Dự. Trong thời gian từ 1964 đến 1972, một số cuộc hành quân và chiến tích của tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã được các hãng thông tấn quốc tế và các đài BBC, VOA loan đi trong các bản tin chiến sự. Nhiều trận giao tranh giữa tiểu đoàn này và Cộng quân đã được đưa vào giảng dạy tại các trường Quân sự Hoa Kỳ, trong đó có trận Suối Long tỉnh Long Khánh. Đây là một trận đánh đã đưa tên tuổi của tiểu đoàn 52 Biệt động quân vào quân sử Việt Nam Cộng Hòa, và chiến công của tiểu đoàn này được các tướng lãnh Việt Nam và Hoa Kỳ đánh ngợi khen nồng nhiệt.
Posted in Hồi ký chiến trườngTài liệuUncategorized | 1 Comment

KQ. Phan Văn Phúc – Vòng Hoa Sau Một Chuyến Bay

Gia vực là một chi khu nằm sâu trong dãy Trường Sơn. Muốn bay vào chi khu, chúng tôi phải bay thật cao để tránh các khẩu phòng không địch thường xuyên bắn phá từ các triền núi rải rác dọc tuyến đường bay. Địa phận chi khu nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh nên quân Bắc Việt tìm cách đánh chiếm liên tục.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Giang Văn Nhân – Dựng cờ

Sau một tháng rưởi nằm Bệnh viện Lê hữu Sanh điều trị vết thương với bao kỷ niệm vui buồn của người thương bệnh binh về từ mặt trận Quảng Trị
Giang Văn Nhân
LTS : Viết cho người Binh sĩ Tiểu đoàn 3 TQLC về một chiến thắng với hình ảnh sống thực. Xin đóng góp phần nhỏ cho sử liệu về chiến thắng Cổ thành Quảng Trị năm 1972.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Trương Quang Chung – Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, người Việt tản mát trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên sách vở, báo chí, hồi ký, bút ký, trên đài truyền thanh, truyền hình, trong các đại nhạc hội, những lúc hội họp các đoàn thể chính trị hay các tổ chức khác, trong những lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến những cái chết của những vị tướng lãnh hay các sĩ quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào lịch sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha, anh họ.
Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng cùng vợ con ngày 29 Tháng Ba, 1975 tại Ðà Nẵng. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Trần Văn Minh – Chuyện về hai người lính

Hàng năm, cứ mỗi độ gần đến ngày cuối Tháng Tư. Hình như có một cái điều gì đó thôi thúc tôi, dù vô hình nhưng rất mãnh liệt, nhắc nhở tôi phải tìm một cách gì, để nói, viết, hay kể lại về cái chết không phải một, mà là hai người lính, trong hàng ngàn người lính, đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến, một cuộc chiến đã tàn lụi từ lâu, từ lâu lắm rồi, mà tôi biết rõ. Nó như là một món nợ tinh thần mà tôi có trách nhiệm phải trả. Khổ một nỗi, tôi văn thì dốt, mà võ thì nhát, cầm cây bút lên mà ý tưởng cùn lụt. Chữ nghĩa hạn hẹp, văn vẻ chẳng ra làm sao! Nhưng không nhẽ, mình lại chẳng làm một việc gì? Mặc dù, những chuyện này, tôi đã đôi lần kể cho một vài người biết, nhưng không đủ, nên tôi xin kể ra đây chuyện về hai người lính, mà cả hai đều đã hy sinh! Các anh đã hy sinh vô cùng hào hùng, trong chiến đấu ở những ngày cuối Tháng Tư năm 1975. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

” Robert Lửa” Nguyễn Xuân Phúc

Trần Ngọc Toàn K16
Với mục tiêu tái lập an ninh lãnh thổ, những lực lượng xung kích của Miền Nam Việt Nam đã mở chiến dịch tràn qua địa phận Cao Miên, nằm sát ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào, năm 1970, dưới quyền Tư-lệnh Hành-quân là Trung-tướng Đỗ Cao Trí, đương nhiệm Tư-lệnh Quân-đoàn 3. Tiểu-đoàn 2 Trâu Điên (TQLC) dưới quyền chỉ huy của Thiếu-tá Nguyễn Xuân Phúc, đã tung hoành ngang dọc trên lãnh thổ Miên suốt từ Neak Luong đến Prey Veng. Đơn vị đã tiêu diệt hàng trăm quân Việt-cộng đang trấn giữ vùng đất an toàn của chúng, tịch thu hàng trăm vũ khí nặng nhẹ và góp công phá hủy toàn bộ hậu-cần của địch trên địa giới của nước Cao Miên trung-lập dưới thời của nhà vua Sihanouk. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Nguyễn Phúc Sông Hương – Tái Chiếm Đồi Gió

Trung tuần tháng 6 năm 1972, sau cuộc hành quân phối hợp với Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân đuổi địch ra khỏi các vùng đất thuộc Quận Đất Đỏ, Phước Tuy, Tiểu Đoàn 3/48 Sư Đoàn 18 theo Trung đoàn, trực thăng vận xuống chiến trường An Lộc để tăng phái cho Sư đoàn 5, dưới quyền Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh mặt trận. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Lê Văn Sùng – Cố Th/Tá Nguyễn Cao Hùng, chuyến bay cuối cùng ở Tân Khai, An Lộc

Giấc mộng trở thành phi công đã ăn sâu vào tim óc tôi lúc nào không biết, có lẽ Phượng của Toàn-Phong đã quyến rũ tôi khi tôi còn mài đũng quần ở trường trung học Sa-Đéc. Một cậu bé nhà quê, sau khi đọc cuốn “Đời Phi-công” lại mơ trở thành phi-công, mà phải lái máy bay khu-trục mới hách. Nên khi vừa giật được mãnh bằng Tú-tài, tôi cùng thằng bạn nối khố tình nguyện vào Không-Quân ngay. Nó cũng mê được lái máy bay như tôi vậy. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Đoàn Văn Tịnh – Xưa Nay Chinh Chiến Mấy Ai Về

35 năm qua nhanh như một giấc ngủ muộn màng, tôi thức dậy với thân thể rã rời và đầu óc mệt mỏi. Tôi cứ tưởng mọi chuyện trong đời sống rồi sẽ nhẹ nhàng theo nhau qua đi như giòng nước trên sông vẩn vơ đâu đó, cuối cùng sẽ theo nhau về biển khơi và mất hút Nhưng không, niềm đau cứ như lớn lên trong tâm tưởng mỗi khi nghĩ về đất nước, nghĩ về những tháng ngày cùng bạn bè thuộc cấp trong đơn vị,cùng chia nhau những niềm vui và nỗi khổ, những lúc đó tôi bỗng dưng như thấy mình hụt hẩng đang trên đà rơi xuống vực sâu thăm thẳm, chỉ còn đau thương, chỉ còn những giọt nước mắt thương nhớ, tăm tối và chua xót với một khoảng nợ nần đối với bạn bè, thuộc cấp mà tôi chưa trả được, chỉ còn lại một mình với tiếng rên siết nho nhỏ uất nghẹn, một mình tôi với tôi. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Tiểu Đoàn 3 TQLC, Trận Xa Chiến Dọc Bờ Sông Đông Hà, Hè 1972

Lược ghi về tình hình mặt trận Đông Hà trong những ngày đầu của cuộc chiến:
Như đã trình bày trong số trước, ngày 30 tháng 3/1972, 45 ngàn quân CSBV đã vượt qua vùng phi quân sự và tiến hành các đợt tấn công cường tập vào nhiều cứ điểm phòng ngự của các đơn vị thuộc lữ đoàn 147, lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến, trung đoàn 2, 56 và 57 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị. Ngày 31 tháng 3/1972, Cộng quân áp lực nặng trên toàn cụm phòng tuyến này. Ngày 1 tháng 4/1972, lực lượng trú phòng triệt thoái khỏi các căn cứ Cồn Thiên, Tân Lâm Bắc, Khe Gió. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Hồ Chí Bửu – Khói màu đen

Thụy thay đổi cách nằm. Tiếng loa từ câu lạc bộ vang đến. Tiếng hát Thái Thanh..  “Em hỏi anh…em hỏi anh..bao giờ trở lại..Xin trả lời mai mốt anh về..” Về đâu ? Làm sao mà về ? Thụy ngồi dậy. Vói lấy bao thuốc lá. Một điếu cày lên môi. Ngày chúa nhật trong trại lính buồn chết được. Thụy bước xuống câu lạc bộ. Câu lạc bộ vắng hoe. Bà chủ ngồi ngáp ruồi. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Toán Idaho trên đất Hạ Lào

Tôi lúc nào cũng nghĩ, Chủ Nhật không phải là ngày tốt để đi hành quân, đặc biệt trong Hành Quân Prairie Fire trên đất Lào, vì khu vực hành quân xâm nhập rất nguy hiểm. Tuy nhiên, những hôm trước ngày 6 tháng Mười năm 1968, thời tiết xấu, nhiều mây, thay đổi bất thường nên các chuyến xâm nhập, phát xuất từ căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1), Phú Bài phải đình hoãn lại. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Cuộc sống của người lính chiến Địa Phương Quân và Nghĩa Quân

Tôi sẽ không kể cho các bạn nghe những trận đánh hào hùng của các binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù, hay các Sư Đòan Bộ Binh thiện chiến của QLVNCH, tôi muốn kể đến các bạn nghe về cuộc sống của các anh lính chiến Địa Phương Quân và Nghĩa Quân mà tôi là một trong những người lính chiến ấy. Từ trước tới nay, khi nói tới lính chiến đánh giặc hay là nói tới lực lượng trừ bị, mà họ quên rằng những người lính Địa Phương Quân và Nghĩa Quân cũng đổ xương máu của họ cho đất nước Việt Nam và họ cũng chịu đựng gian khổ như người lính Tổng Trừ Bị… mà có khi còn cực hơn nửa. Câu chuyện bắt đầu. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Tư Lệnh SĐ22BB Lê Đức Đạt Tự Sát Tại Chiến Hào.

Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”, khi trình bày về diễn tiến từng ngày trận chiến tại Cao nguyên trong mùa hè 1972, VB đã lược trình về một số trận giao tranh giữa 2 sư đoàn CSBV và 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 BB tại các phòng tuyến Tân Cảnh, Dakto. Trước sự áp đảo về quân số của đối phương và lại không được sự yểm trợ về Không quân chiến lược của Hoa Kỳ, mà nguyên nhân chính là vị cố vấn trưởng Quân đoàn lúc bấy giờ thiếu thiện ý với vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB, nên các đơn vị Sư đoàn 22 BB đã bị tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ. Dù bị bức tử tại Tân Cảnh, nhưng quân sĩ Sư đoàn 22 BB, từ anh binh nhì khinh binh đến vị tư lệnh Sư đoàn, đã tử chiến đến giờ phút cuối của cuộc chiến. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Trần Như Xuyên – Mai

Năm 1969, Tiểu Đoàn tôi đang hành quân chung quanh Bến Lức thì được lệnh di chuyển về Đức Hòa, một quận nhỏ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, về Đức Hòa để bảo vệ Bộ Tư Lệnh SĐ25 đang đóng ở đây. Hậu Nghĩa có lẽ là một tỉnh nhỏ nhất của miền Nam, nguyên nó là 1 xã của Đức Hòa hay Đức Huệ gì đó, vì tính cách chiến lược, ông Ngô Đình Diệm lập nên tỉnh này. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTản Mạn | 1 Comment

Nguyễn Trãi – Mảnh đạn B40 và phép nhiệm mầu

Chiếc xe Jeep chạy khá nhanh cũng vì loạt đạn AK vừa bắn ra từ bên hông phải của khu Nhà Thờ đổ Phù Mỹ , phía sau là một đoàn xe GMC kéo súng đại bác 105 ly và đạn cùng đồ phụ tùng lỉnh kỉnh .
Đến sát đầu “ Cầu Cương “ mà tài xế Nguyễn Xuân Lý không có dấu hiệu gì giảm tốc độ , hắn sợ quá mà quên rồi chăng , chỉ trong tích tắc nữa là chiếc xe lao xuống sông . Tôi hét lớn “ cầu sập “ và như một phản xạ , tôi nắm tay lái bẻ mạnh sang trái , chiếc xe cua gắt , một quả B40 cũng vừa đúng lúc đến trúng chiếc xe lật nhào . Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Tây Đô Lâm Tài Thạnh – Một Thời Để Nhớ

Sau trận Phụng Dực, TĐ.2 có một thay đổi nhỏ là Trung Úy Nguyễn Xuân Phúc coi Đại Đội 4 thay cho Đại Úy Ngô Văn Định, ông được thuyên chuyển giữ chức vụ cao hơn. Riêng ĐĐ.1 thì có thêm Chuẩn Úy Nguyễn Xuân Quang, K19/TĐ.

Tây Đô Lâm Tài Thạnh Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Nguyễn N. Thành – Phù Cát trong tôi

Về nước và khoảng tháng 10 năm 1971 sau khi tốt nghiệp Hoa Tiêu Trực Thăng khóa 71-15 tại trường bay Fort Hunter, tiểu bang Georgia (USA). Cho đến đầu năm 1972 tôi và một vài người bạn cùng khóa đến Phù Cát, giữa lúc phi trường và những vùng bao quanh đang ngập tràn khói lửa. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Trần Xuân Tin – Buồn Vui Đời Quân Ngũ

Nhân dịp nghe lại bản nhạc : Người Nhái Hành Khúc có câu : Liên Đoàn Người Nhái như những bày ma trơi, tay chiếc dầm bơi và tay mang súng thép . Khi tấn công như sóng thần dâng bờ . Dù một người Nhái cũng gây xáo trộn mật khu xâm lăng . Giật mình tôi thấy mới đó mà đă 37 năm rồi . Với tuổi đời hơn ngủ tuần, tuổi của tri thięn mệnh, dĩ vãng như vờn lại trong tâm khảm để viết lên những dòng chữ mà thời gian và không gian tuy xa cách nhưng vẫn còn in dấu. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Luân Hoán – Xuân Phổ, Cuộc Hành Quân Đầu Đời Binh Nghiệp

Tưởng nhớ Trần Mỹ Lộc,
tặng Châu Văn Tùng và Nguyễn Văn Pháp
Những ngày phép sau khi rời trường Thủ Đức đã nhẹ nhàng đi qua khá lâu. Chúng tôi cũng đã vào đến thị xã Quảng Ngãi từ ba hôm trước. Dẫu dựa hơi một rẻo dù che, hôm nay, chúng tôi cũng nhất quyết xếp lại cái lè phè bỏ túi, để xuất đầu lộ diện tại văn phòng Bộ chỉ huy Trung đoàn 4, thuộc sư đoàn 2 Bộ Binh. Một đơn vị mà mỗi cá nhân chúng tôi đã tự chọn. Một chỗ về đã được sắp đặt trong định mệnh ? Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nguyễn Văn Tuyết – Chuyến Đi Không Tên

Đáng lẽ tôi không muốn nhắc lại các vết thương lòng đã xảy ra từ lâu, vì khơi lại chỉ làm lòng tôi đau xót, nhức nhối. Nhưng việc không lên tiếng của tôi sẽ làm tôi có lỗi với những người đi trước, với các NT, anh chị em đã nằm xuống cho đất Mẹ VN.
Nhân đây tôi cũng muốn gửi một nén hương để tưởng nhớ đến công ơn dìu dắt, và nâng đỡ tôi trong thời gian đang công tác như cố Đại tá Lê Quang Tung, cố Đại Tá Lam Sơn (Phạm Đình Thứ, 1964), cố Đại tá Trần Văn Hổ (1964-1966).
Nguyễn Văn Tuyết Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Tô Văn Cấp – Những Ông Thầy

MỘT

Suốt cả ngày lang thang từ công viên này đến tiệm café nọ cho đến khoảng 6 giờ chiều thì Lê Đinh Quỳ rủ tôi lên phòng trà ca nhạc Bồng Lai, trên sân thuợng của tòa nhà nằm ở góc đuờng Lê Lợi và, biết rằng giờ này còn quá sớm đối với các phòng trà nhung cứ lên đó để nghỉ chân chứ biết đi đâu nữa, chỉ còn đủ tiền cho vài chai bia, ngả lung trên ghế nylon nhìn trời hiu quạnh, ngó xuống thành phố duới chân đang ồn ào vội vã cho sinh hoạt về đêm, hai thằng không nói với nhau câu nào, điếu thuốc vừa châm kéo vài hơi, búng nửa điếu còn lại bay vòng cầu lên khoảng không rồi châm điếu khác, tâm trạng bất an, khi tiếng ca si đầu tiên cất lên thì tôi dục Quỳ:
– “ Thôi về, tao chán quá rồi chẳng muốn nghe mấy bà già này hét nữa”. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Lôi Tam Lê Đình Lãm – Anh Mũ Nâu

Trực thăng đáp xuống phi trường quân sự Chóp Chài vào lúc xẩm tối. Trời mưa. Quảng, đầu trần, đứng chờ tôi ở chiếc xe hai ngựa đỗ ở cuối phi đạo. Tôi quay lại đỡ chiếc sắc nhỏ từ tay người phụ hoa tiêu. Cánh quạt thổi mưa vào mặt tôi lạnh rát.
– Ê, cẩn thận. Tàu bay nó thổi ông bay mất bây giờ – Viên sĩ quan hoa tiêu cười với tôi.
– Ở lại “dzui dzẻ”. Tụi này dọt đây!
Tôi cố hét to trong tiến gầm ầm của động cơ:
– Thôi xin ông. Vào phố kiếm cái gì ăn đã.
– Trễ quá rồi. Coi bộ ông muốn tụi tôi xuống Vũng Rô ngủ với cá hả? Mai mốt tụi này ra lại mà lo gì! Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Tiểu Cần Nguyễn Thế Thụy – Lời Khước Từ Đáng Khâm Phục

Là âm thoại viên (ATV) cho Tư Lệnh SĐ/TQLC nên tôi có dịp nghe và thấy những sự việc mà một quân nhân bình thường khó mà biết, nhưng ngoài nghề nghiệp chuyên môn, điều kiện ắt có và đủ để trở thành một âm thoại viên của các vị chỉ huy cao cấp là phải triệt để thi hành 3 điều sau đây: “Tôi không nghe, tôi không thấy và tôi không nói”. Nếu anh nào bép xép cái miệng, thích ba hoa chích chòe thì sớm muộn cũng đi đến tận “Gành Hào để nằm nghe điệu phương Nam Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

MX Nguyễn Minh Châu – Tháng Tư Đổi Đời

Kính thưa quý vị,
Một đời người trong vũ trụ có nhiều vật đổi sao dời triền miên trong cuộc sống. Nhưng riêng tôi có những đổi thay quan trọng của cuộc đòi đúng vào tháng April.
Tạo hóa vật đổi sao dời
Có ai biết được cuộc đời đổi thay ? Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Vương Mộng Long – Tháng ba năm xưa

 
 Tháng 3 năm 1975 dưới quyền tôi có Tiểu Đoàn 82/BĐQ và một nửa Tiểu Đoàn 63/BĐQ trấn giữ vùng biên giới Việt Miên, hướng tây của tỉnh Quảng- Đức.
Thời gian này Tướng Phú đã thay Tướng Toàn, và Đại Tá Tất đã trở thành Tư Lệnh Mặt Trận Kontum. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 5 Comments

Võ Thương – Phát Súng “Ân Huệ”!

Sau khi tốt nghiệp, tôi đến đơn vị mới là Bệnh viện I Dã Chiến ở Quảng Ngãi. Trước ngõ vào bệnh viện có cuộn dây thép gai kéo ngang và người lính đứng gác, tôi tần ngần nhìn con đường đất lầy lội giữa hai hàng lều vải trên khu ruộng mía. Sự khác biệt xa với giữa những bệnh viện khang trang của trường Y khoa Sàigòn với những lều trại thô sơ này bỗng làm tôi chới với. Tôi đến trình diện với Y sĩ trưởng, Đại úy Vũ Ban, và gặp những sĩ quan Quân Y khác. Bộ quân phục kaki còn nguyên nếp gấp của tôi hình như lạc lỏng trong đám quần áo tác chiến bạc màu của các quân nhân trong đơn vị. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Hồ Xuân Tịnh – Anh Dũng Chiến Đấu – Âm Thầm Hy Sinh

Kính tặng các Chiến Sĩ Đồng Đội TĐ 95 BĐQ Biên Phòng tại Căn Cứ Ben Het (Bạch Hổ)           
Quý Niên Trưởng và quý Chiến Hữu thân mến
Đọc đến số 44 Đặc San BĐQ, cá nhân tôi, một thành viên của TĐ 95 BĐQ Biên Phòng, không thấy một chiến hữu nào nhắc đến chiến tích lẫy lừng và tan hàng anh dũng của TĐ 95 BĐQ tại trại Ben Het vào mùa Hè Đỏ Lửa 1972, và cũng không một ai trả lời cháu Nguyễn Hùng đã gởi hơn 3 năm qua trong mục nhắn tin tìm cha Trung sĩ Nguyễn Nên mất tích ngày 12 tháng 10 năm 1972 qua giấy báo tin của Tr/U Võ văn Thiều, trung đội trưởng QTNV kiêm SQ hộ tịch và Đ/U Trần văn Ngọc ký xác nhận. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Cuộc rút quân khỏi tiểu khu Quảng Đức

Cựu Thiếu tá Trần Văn Bường
Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh
kiêm Tham Mưu Phó Hành Quân Tiểu Khu Quảng Đức


        + Giới thiệu tỉnh Quảng Đức
       Sau khi thắng trận đánh thừa chết thiếu sống tại Căn cứ 42A (đèo Chupao-Pleiku),ngày 19/6/1972, tôi được vinh thăng thiếu tá đặc cách tại mặt trận.  Đó là một phần thưỡng cao quý nhất tôi may mắn được (vì lên cấp tại mặt trận rất hiếm hoi đối với quân đội,đặc biệt binh chủng pháo binh (PB) như tôi lại càng khó khăn gấp trăm lần).  Một tháng sau, tôi rời tiểu đoàn 233 PB sang làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 69 PB đóng tại Biển Hồ Pleiku.  Với chức vụ mới này tôi thường đi hành quân với tư cách sỉ quan liên lạc pháo binh cạnh Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân (BĐQ) quân Khu II của Đại tá Phạm Duy Tất (sau lên chuẫn tướng), hoặc Bộ Chỉ Huy tiền phương của QĐII. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Giới thiệu Đài Phát Thanh Việt Nam

Kính thưa quý anh chị em.
Trang Web của Đài Phát Thanh Việt Nam đã đi vào hoạt động. Xin kính mời anh chị em vào nghe trực tiếp hoặc nghe lại một số chương trình lưu trữ tại địa chỉ

                         Đài Phát Thanh Việt Nam

Chúng tôi ước mong góp một phần nhỏ trong công cuộc đấu tranh chung của đồng bào trong và ngoài nước, đồng thời mong muốn được đón nhận những ý kiến xây dựng, ngõ hầu phục vụ đồng hương hữu hiệu hơn.
Trân trọng kính chào.
Đoàn Trọng Hiếu
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Lê Đắc Lực – Đồng Xoài

“Em hỏi anh bao giờ trở lại. Xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về..có thể bằng chiến thắng Pleime hay Đức Cơ,
Đồng Xoài – Bình Giả”
( Linh Phương )
Trận Đồng Xoài xảy ra vào tháng 6 năm 1965, với rất nhiều thương vong cho cả hai bên hay chỉ về phía Quân Đội VNCH mà thôi, tôi không biết rõ. Tôi cũng không quan tâm về việc người ta phê phán các ông Tướng lo họp hành đảo chánh, làm chính trị, không phản ứng kịp thời nên trận Đồng Xoài mới có kết quả đau thương như thế. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa: Mậu Thân Đợt 2

                 Mậu Thân Đợt 2 “ Chợ Cây Quéo & Chợ Cây Thị ”
“Thị ơi thị, rụng xuống bị bà,
Bà đem bà ngửi, chớ bà không ăn”
*
Quả tình tôi quen với Saigon là quen với Mai Hương, Kim Sơn trên đường Lê Lợi, với La Pagode góc đường Lê Thánh Tôn và Nguyễn Huệ, còn với những cái tên nôm na như Chợ Cây Quéo, Chợ Cây Thị ở Gia Định, Gò Vấp thì tôi mù tịt. Cây Thị thì còn biết, trong truyện cổ tích Tấm Cám, còn Cây Quéo là “cây ra răng?”. Tôi hỏi đùa.
Không biết thì bây giờ phải biết, mà biết thật kỹ nữa. Sinh mạng của tôi, sinh mạng của binh lính tôi, tùy thuộc vào cái biết ấy. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 4 Comments

Lê Đắc Lực – Tàn Cơ Binh Lửa: Mật Khu A Shau

                 Mật Khu A-Shau
                                         “ Ả Sầu ? ” hay “ Hổ huyệt ? ”
“Bất nhập hổ huyệt , An đắc hổ tử.”
Đại Úy Phan Văn Khánh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (thay thế Thiếu Tá Lê Như Tú đã bị tử thương trong biến cố Tết Mậu Thân) sau khi bay một vòng ở Trường Sơn để thám sát chọn bãi đổ quân, trở về đã họp tất cả các Đại Đội Trưởng 1, 2 và 3 để phổ biến kế hoạch hành quân. Ngày hôm sau, hai Phi Đội Trực Thăng UH.1B của Hoa Kỳ lần lượt chuyển đổ ba Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù vào bãi đáp tại mật khu Ashau. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa: ” Mậu Thân Đợt 1″


“Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui,
Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi…”
“ Chuyện một chiếc cầu đã gãy ”
( Trầm Tử Thiêng )
a. Giải tỏa Đài Phát Thanh Nha Trang và Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận.
Tết Mậu Thân (1968), tôi không về phép ở Huế thăm gia đình, đang ở với đơn vị tại Nha Trang. Tôi ra trường chưa được một năm, thời hạn để thăng Thiếu Úy, còn mang lon Chuẩn uý, “lon” trẻ nhất Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa câu tôi thường nói đùa. Vả lại, tuổi tôi lúc ấy mới quá 20, cũng còn là Sĩ Quan trẻ. Tôi đang làm Trung Đội Trưởng Trung Đội 3 thuộc Đại Đội 1. Không về phép thì tôi đi chơi. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Hùng Biên – Tình Cha Vẫn Mãi Theo Con

                                 
     Trong những tình cảm thiêng liêng của con người, có phải tình phụ tử là mối tình cao quý nhất, mà người đời đã gọi là “nghĩa mẹ, tình cha”? Cái tình cha mà thế hệ chúng tôi, thế hệ con em của những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã không có trong tuổi thơ, vì bị chế độ Cộng Sản (CS) vô thần cướp đoạt. Cái tình cha ấy đã luôn là nỗi khắc khoải mong chờ trong những năm tháng tuổi thơ của anh em tôi khi không có cha bên cạnh. Cái tình cha đã là món quà mà anh em tôi đã trân quý đón nhận từ người cha sau những năm dài bị giam cầm trong ngục tù CS nơi rừng thiêng nước độc ở Miền Bắc (MB) xa xôi. Và cái tình cha ấy sẽ mãi là hành trang và là hoài niệm theo bước anh em tôi trong suốt cuộc đời này, khi cha tôi đã mãi xa mẹ và anh em tôi gần 2 năm qua. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Thanh Thương Hoàng – Chiếc xích lô chở mùa xuân

Ba gác, xích lô TP.HCM: Thấp thỏm chạy, phập phồng lo
1
Tân ngồi vắt vẻo trên chiếc xích lô ngước nhìn những tảng mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẫm, lòng bâng khuâng nhớ tới những ngày tháng cũ. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa< Continue reading 
Posted in Uncategorized | 2 Comments

Trung Tá Nguyễn Văn Vinh – Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt

 Description: http://www.kyvatlichsucand.vn/Uploads/Images/19_biet852-to.jpg   
VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao nhiêu người.
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình và đã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt ? Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Phạm Tín An Ninh – Cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh – tác giả “Những Đồi Hoa Sim”



Nhạc sĩ Dzũng Chinh
tác giả “Những Đồi Hoa Sim” chết trên đồi hoa sim
 alt
Nhạc sĩ DZŨNG CHINH
(Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là  không chính xác.  Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đã ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTản Mạn | 1 Comment

Trần Thy Vân – Bẻ cổ ” con gà cồ”

Bài đọc suy gẫm: Bẻ cổ con “gà cồ” là Chương thứ 13 (Trận Hỏa Thiêu) trong truyện dài “Anh Hùng Bạt Mạng” của người chiến sĩ mũ nâu Trung Úy Trần Thy Vân. Ghi lại kỷ niệm hào hùng của ông và đại đội 1, tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân. Câu chuyện cho thấy tài chỉ huy gan dạ, đầy mưu mẹo khi chạm trán với Sư đoàn Sao Vàng việt cộng trong trận chiến Sa Huỳnh, Quảng Ngãi 1973. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 7 Comments

Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt

Trung Tá Nguyễn Văn Vinh 
 Description: http://www.kyvatlichsucand.vn/Uploads/Images/19_biet852-to.jpg   
VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao nhiêu người.
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình và đã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Trần Thức – Từ Bồng Sơn đến Eo Gió, Kontum


Kính dâng hương hồn cố Đại Úy Bùi Dân Bá (Khoá 24 ĐL), Trung Uý Nguyễn Văn Giảng (Khoá 25 TĐ), cùng các chiến hữu thuộc TĐ 3/40 SĐ22 BB.
Bút ký chiến trường: Trần Thức, TĐ3/40 SĐ22 BB
Anh nằm xuống nơi núi đồi Eo GióVào sáng mùa Đông còn lắm sương mù
Ở nơi đây Anh yên giấc ngàn thu
Không bia mộ, không người thân đưa tiễn Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Captovan – Hồn Hoang Trên Pháp Trường Cát Hoàng Hôn


Lời nói đầu: Chiều 28/3/75, trong khi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I (QĐI) đang họp với các Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh QĐI Tiền Phương, Tướng Điềm, TL/SĐ1 BB, Tướng Bùi Thế Lân, TL/SĐ TQLC, Tướng Khánh KQ, Phó Đề Đốc Thoại, HQ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Tiên Sa thì VC pháo kích vào những điạ điểm trọng yếu của thành phố Đà Nẵng. Điạ điểm bị nặng nhất nhất là Tiên Sa, nơi đây một số trực thăng của các vị tướng đến họp bị hư. Sau đó thì Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đến nghỉ đêm tại TTHQ/TQLC trong căn cứ Non Nước. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 4 Comments

Phạm Tín An Ninh – Câu chuyện Về Một Nữ Quân Nhân, và Những Lời Cám Ơn Chưa Kịp Nói.


Đầu năm 1969, Trung Đoàn 44 BB được Bộ TTM chọn làm đơn vị thí điểm cho Kế Hoạch Chân Trời Mới của Quân Đoàn II/ Vùng 2 Chiến Thuật. Một kế hoạch qui mô nhằm củng cố và phát triển mọi mặt để đưa Trung Đoàn trở thành một trong những đơn vị vững mạnh, thiện chiến của QLVNCH, làm mẫu mực cho các đơn vị khác, hầu đáp ứng tình hình chiến tranh ngày một leo thang. Cộng Sản BắcViệt ào ạt đưa đại quân xâm nhập Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh, trước dấu hiệu Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh VNCH, qua chiêu bài Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Phan Hội Yên – Mai

Việc gặp lại Ðằng ở đơn vị, quả thật là điều tôi không hề mong muốn, nhất là phải ở cùng trung đội. Khi Ðằng bỏ trường, bỏ lớp, bỏ cả giòng sông chảy ngang qua thành phố, và những chuyến đò ngang đầy ắp thật nhiều dự định, những dự định tưởng như có thể hồng tươi hơn chòm hoa phượng là đà mặt sông xanh thắm. Tôi vẫn không nghĩ là Ðằng đã đi lính. Việc gì phải thế, khi chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ thi năm cuối. Cửa ải mà nếu vượt qua được, phần số mỗi người sẽ có được nhiều chọn lựa hơn ở giảng đường đại học, và nếu có phải bước vào cuộc chiến vẫn sẽ có rất nhiều đổi khác. Continue reading 
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | Leave a comment

Bửu Thức – Những tháng ngày đen tối

Trận chiến Khe Sanh – Tết Mậu Thân 1968 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Hiệp Định Paris 1973 – Mùa Xuân 30.4.1975
 Trận chiến Khe Sanh xẩy ra vào đầu năm 1968, mười ngày trước cuộc “tổng tấn công” đồng loạt ở Miền Nam Việt Nam. Cộng quân tự hào rêu rao trận đánh Khe Sanh là đòn nghi binh có mục đích thu hút và cầm chân lực lượng cơ động của quân đội Mỹ, hầu để lực lượng còn lại của chúng đánh chiếm toàn bộ các tỉnh thành miền Nam. Nhưng sự việc có xẩy ra như mong ước của cộng quân hay không? Xin thưa là không! Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Anh đi bỏ lại con đường

Niềm tâm sự nhân ngày giỗ lần thứ sáu của chồng : cố Đại Úy Nguyễn hữu Bình TĐ7
Khi mọi ồn ào náo nhiệt của một ngày tưởng niệm đi qua, khi người khách cuối cùng ra về, đã hơn 9 giờ tối. Tôi ngồi một mình trong sự tĩnh lặng của căn nhà, không một tiếng động chỉ có tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường và mùi nhang khói toả ra từ bàn thờ anh. Giờ phút này chỉ còn có tôi và anh bên nhau, giờ phút thiêng liêng để hồi tưởng lại. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 3 Comments

Con Người và cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng.

     Qua Ghi Chép Của Một Tình Báo Mỹ
 

James E Parker Jr., tác giả cuốn sách “Last Man Out –A Personal Account of the Vietnam War”,”là một giới chức tình báo của CIA rời khỏi Việt Nam cuối cùng vào ngày 1 tháng 5 (1975) sau mười năm phục vụ, giai đoạn đầu với vai trò một quân nhân, và giai đoạn sau trong ngành tình báo Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả tự hào là“I was among the first men in and I was the last man out”và cuốn sách trên được Đô Đốc Elmo Zumwalt, vị Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ trẻ tuổi nhứt trong lịch sử hiện đại, đánh giá là “sống động và thuyết phục…Một bổ sung quan trọng cho nền văn học kỷ nguyên Việt Nam.”Được biết thêm, Đô Đốc Elmo Zumwalt trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam leo thang là chỉ huy trưởng Chiến Dịch SEALORDS (Southeast Asia Lake Ocean River and Delta Strategy) phát xuất từ Căn Cứ Năm Căn (Cà Mau). Và qua thời “Việt Nam hóa Chiến tranh,”ông đề xuất và thi hành kế hoạch ACTO (Accelerate Turnover to the Vietnam) nhằm chuyển giao và trang bị quân cụ hải quân nhanh chóng cho Việt Nam (Theo “Tự Điển Chiến Tranh Việt Nam”của Nguyễn Kỳ Phong) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTài liệu | 4 Comments

Nguyễn Trãi – Bàn Tay…

 Con đường Quốc lộ 14, từ Pleiku đi Kontum còn tương đối an ninh cho những chuyến xe đò và nhứt là xe nhà binh chạy ngược xuôi chở quân, đồ tiếp tế nhiên liệu, lương thưc cho những cánh quân, những đơn vị trú đóng vùng Kontum, Tân Cảnh, Benhet vào ban ngày vào những năm 1970-1971. Từ KonTum, nối dài cho đến Tân Cảnh, QL14 vẫn còn là đường tráng nhựa rất tốt, nhưng từ Tân Cảnh đi về hướng Căn Cứ Ben Het chỉ là con đường rải đá gồ ghề, dằng xốc.
Đơn vị của tôi nằm ngay trên con đường dằng xốc này, nhưng vì địa thế hiểm trở chật hẹp nên con đường đã xẻ đôi căn cứ ra làm hai, có nghĩa là con đường chạy ngang chính giữa căn cứ. Đây là Căn Cứ Hoả Lực Dakto. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 4 Comments

Phạm Huấn – Trên Phòng Tuyến Ngã Ba Dầu Giây

“6 giờ chiều ngày 13-4-1975, sau 15 phút Cộng quân bắc loa kêu gọi đầu hàng tại Ngã Ba Dầu Giây, Long Khánh, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52 Bộ binh còn khoảng 50 tay súng, cùng bố trí sau những gốc cây cao su chờ giặc đến. Tôi liếc nhìn Trung đội 3 của mình còn đúng 12 người. Những đạn đại pháo, súng cối đủ loại của Bắc quân rót vào. Tiếng lựu đạn nổ chát chúa, tiếng la thét hãi hùng, tiếng rên siết đau noun và rồi “tiếng hô sóng vỗ” của biển người. Tôi gục xuống trên xác một bạn đồng đội, người đầy máu…” Đó là một trận chiến tồi tệ. Một trận đánh bi thảm mà những người lính cuối cùng của Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 52, Sư đoàn 18 Bộ binh phải chấp nhận, gánh chịu. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 7 Comments

Huy Tưởng – Tháng Tư Không Ánh Mặt Trời

* Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng độI cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây, chữ Tự Do mà chân giá trị của nó, chỉ sau khi tàn cuộc chiến, mớI thực sự được thấu hiểu.
Huy Tưởng
***
Đông xuân một chín bảy lăm, tháng Giêng ngày 6, những sư đoàn chính qui Bắc Việt với T54 và đại pháo 130 ly yểm trợ tràn ngập tỉnh lỵ Phước Bình, Phước Long sau hơn hai tuần lễ ác chiến với quân trú phòng gồm phần lớn là quân địa phương diện điạ và một trung đoàn của SĐ5BB!! Hai biệt đội Biệt Cách Nhảy Dù được tung vào trận điạ mong cứu vản tình hình, nhưng đã quá muộn màng. Bắc quân với hỏa lực và quân số áp đảo gấp chục lần đã nghiền nát mọi sức kháng cự còn sót lại ! Lính 81, thiệt hại gần phân nửa, chạy dạt vào rừng, nương bóng tối rừng già tìm đường triệt thoái. Tháng Giêng năm 1975, tháng mở đầu cho định mạng cay nghiệt của miền Nam Việt Nam trong cuộc hành trình vào thềm đầu điạ ngục! Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Lê Thương – Ngày 19-01 Kỷ Niệm Ngày HOÀNG SA NHUỘM MÁU

Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa-Trường Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng bắt nguồn từ ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận.
Ngày hôm sau, 12-1-1974, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ những luận điệu ngang ngược, vô căn cứ nầy và mạnh mẽ lên án trước dư luận thế giới về ý đồ xâm lăng của Trung Cộng. Để bảo tồn sự vẹn toàn lãnh thổ, ngày 15-1-1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam phái Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra tăng cường tuần tiễu và bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ta. Ngày xưa, vị anh hùng Lý Thường Kiệt mang gươm đi đánh Tống, ngày nay con tàu mang tên ông cũng đang lướt sóng trực chỉ Biển Đông, sẵn sàng chống giữ Hoàng Sa. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Tiểu Cần Nguyễn Thế Thụy – Tháng Ba Buồn… Hiu !

Thời gian 35 năm, từ 3/75 tới 3/2010, là một nửa đời người nếu tôi chỉ xin được sống bình an đến 70 tuổi thôi là đủ rồi, vậy mà hằng năm cứ đến tháng 3 là lòng tôi lại nao nao buồn bã, bao hình ảnh của chiến trận năm xưa, vào hạ tuần tháng 3/75, lại hiện về khiến tôi giảm tuổi thọ! Cuộc chiến “không chiến*” ấy chỉ xẩy ra trong vòng một tuần lễ trên một đoạn đường không xa, từ cửa Thuận An, Huế đến bờ biển Non Nước Đà Nẵng mà có quá nhiều đổi thay, quá nhiều điều khó hiểu luôn dày vò tâm can khiến tôi lại ngậm ngùi nghĩ về Tháng Ba Buồn Hiu! (* Tôi gọi cuộc chiến “không chiến” không có nghĩa là máy bay ta và địch đấm đá nhau trên trời mà là quân ta ở dưới đất chưa có đánh nhau thực sự với địch mà đã phải rút theo lệnh, theo lệnh vào ngõ cụt khiến quân ta bị đẩy vào cửa tử! Tôi còn nhớ như in những ngày buồn thảm ấy, như mới xẩy ra ngày hôm qua mà thôi! Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Võ Trung Tín – Trận Gò Nổi (Xóm cây chỏ) – 19/05/1969


Trọng tâm của CSBV trong tỉnh Tây Ninh là khu vực căn cứ địa to lớn gọi là chiến khu C hay chiến khu Dương Minh Châu. Chiến khu nầy nằm trong khu rừng rậm Dầu Tiếng  giửa ranh giới hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Từ các căn cứ hậu cần an toàn trong khu Mỏ Vẹt, Cộng quân mở rộng hành lang vận chuyển thông thương từ Campuchia ngang qua khu vực Phước Ninh trong nỗ lực xâm nhập chiến trường thuộc QK3/Việt Nam Cộng Hòa để bao vây và uy hiếp Sàigòn từ nhiều hướng mà chiến khu C là trạm dừng chân gần nhất. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCH

Tác giả/Nhân vật: 
Các trận đánh cuối cùng của những người lính thuộc Quân lực VNCH trước khi có lệnh buông súng vào ngày 30/4/1975 luôn ám ảnh những cựu quân nhân trong suốt 40 năm qua. Sau đây là hồi ức về 1 trận đánh ở chiến trường Quận Tân Uyên, phía Nam chiến khu D của cựu Đại úy Bộ binh Nguyễn Văn Thanh mà ông cho rằng sẽ không bao giờ quên cho đến ngày nhắm mắt. Bắt đầu cuộc trò chuyện với Hòa Ái, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ: Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

Nguyễn Phú – Phụng Dực, trận đánh để đời

“Old soldiers never die they just fade away.”
(Người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt đi.)
Tôi được gặp Ðại Tá Võ Ân lần đầu tại Chi khu Phước An, lúc ấy là chiều 17 tháng 3 năm 1975.
Trong những ngày cuối cùng của Ban Mê Thuột, Phước An trở thành trung tâm điểm của các hoạt động quân sự ráo riết nhất, Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thọ quận trưởng đã nhiều ngày không ngủ, vóc dáng thư sinh của anh như càng quắt hơn nữa, nhưng anh vẫn như con thoi tiếp đón hết toán quân này đến vị chỉ huy khác. Từ khi tiếng súng nổ 2 giờ sáng Thứ Hai ngày 10 tháng 3, Phước An trở thành nơi tập trung của mọi đơn vị, từ Trung Tá Phạm Công Cẩn với đoàn lính quận Buôn Hô, đến Trung Ðoàn 45 từ Pleiku về chuẩn bị cho cuộc tái chiếm Ban Mê Thuột. Tỉnh trưởng cuối cùng của Darlac, Ðại Tá Trịnh Tiếu cũng có mặt tại đây, nên Thiếu Tá Thọ chủ nhà suốt ngày đêm bận bịu tiếp đón, sắp đặt mọi chuyện. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 7 Comments

Phạm Huấn – Trận đánh Phi Trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột và những Khúc Bi Tráng cuối đời chiến binh

4 giờ sáng ngày 10/03/1975.
Sau những trận mưa pháo suốt 2 tiếng đồng hồ, Cộng quân với chiến xa và biển người tiến chiếm Ban Mê Thuột. Và với một lực lượng đông gấp 10 lần, địch đã làm chủ tình hình ngay từ phút đầu.
Sự chống trả mãnh liệt của những đơn vị phòng thủ thị xã cùng với sự yểm trợ hữu hiệu gan dạ của các phi công anh hùng đã chặn bớt được sức tiến của quân thù.
Nhưng ngày hôm sau khi Cộng Sản Bắc Việt tung thêm Sư Đoàn Tổng Trừ Bị 316 mới từ miền Bắc vào, và một phần Sư Đoàn 968 từ Pleiku kéo xuống, thì lực lượng hai bên ,giữa ta và địch, trở nên quá ư chênh lệch cả về quân số, chiến xa cùng vũ khí hạng nặng các loại!
12 giờ trưa ngày 10/03/1975, Tiểu Khu Ban Mê Thuột mất! Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Nguyễn Văn Hải – Rừng Xưa Nhớ Đời

Nhân chuyến về thăm lại chiến trường xưa…Phan rang, địa danh cuối cùng của đời lính… nơi chôn vũ khí… nhân lúc thủy triều xuống… tận dưới biển. Nay ra đấy, cả một buổi tối đợi thủy triều cùng ánh trăng nửa. Tôi thật xúc động, cảm thán đề:
                 Rừng Xưa Nhớ Đời 
                Nhác trông cố nhớ hình xưa cũ
                Lần bước đi theo nước rút ròng
                Cát mịn khoe dần lòng hoang vắng
                Ta nhớ năm nao giữa chốn này
                Vùi chôn vũ khí tàn chinh chiến
                Giặc bắt được ta, chẳng được em!
                Bao năm biển mặn triều lên xuống
                Nay tìm chẳng thấy vẫn sầu thương.             
                 16.4.1975
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Phạm Văn Thành – 30 Tháng 4! Ký ức một người chưa làm lính

Từ ngày 25 (tháng 4/1975), lính Nhảy Dù đã có mặt nhiều trên các tuyến đường vùng Hố Nai Biên Hòa. Vùng đất mấy tháng trước chỉ có mặt các đơn vị Biệt Ðộng Quân và Sư đoàn 18 Bộ Binh cùng các đơn vị Ðịa Phương Quân. Hai ngôi làng quê tôi vốn là hai giáo xứ Công giáo. Giáo xứ Lộ Ðức còn gọi là Lai Ổn, qui tụ đại đa phần là dân công giáo di cư gốc gác từ tỉnh Hòa Bình, Bắc Phần. Giáo xứ Ðông Hải (1970 đặt lại tên mới là Ðông Vinh, do ý của linh mục Ðặng duy Hòa, một vị linh mục không nằm trong danh sách các vị tiên khởi thành lập hai xứ đạo hẻo lánh này). Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Giang Văn Nhân – Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972

-Nam Giao đây 21, 4900 cho gần lại 50 thước.
-21 đây Nam Giao, nhận 5/5
Trên bầu trời, hỏa châu soi sáng khung cảnh trong Cổ Thành, vị trí chốt cùng những cử động hiện rõ trên nền vàng nhạt phía sau lưng.
Sau trái đạn đầu tiên bắn xa mục tiêu Thiếu Úy Nguyễn Văn San lấy phương giác, điều chỉnh ngắn lại. Thảo quay sang Thiếu Úy Lý Hồng Phát, tiền sát viên
Pháo Đội E của TĐ2PB/TQLC
– Anh Phát, phương giác 4900, nhờ anh cho ngắn lại 50 thước.
Rầm, quả đạn nổ trên mục tiêu
– Nam Giao, tốt quá, cho tiếp tục.
Mục tiêu là chốt địch, cần bắn chính xác, tránh tản đạn vì thế TSV Phát gọi về đài tác xạ
– Yếu tố cũ, bắn tiêu hủy, khẩu đội 10 quả
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

MĐ Nguyễn Văn Lập – Đêm Hoa Đăng Bi Thảm

Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam từ bờ Nam sông Thạch Hản về đến căn cứ Bastongne tây bắc Huế, lúc này Hiệp định Paris đã ráo mực với những đợt xâm nhập của cộng sản Bắc Việt theo đường mòn Hồ Chí Minh nằm sâu trong dảy Trường Sơn âm u, chúng định cắt Quân khu 1 làm đôi nên nhả bớt hoạt động nhưng vẫn duy trì áp lực để cầm chân hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến tại Quãng Trị để đánh vào Thường Đức thuộc tỉnh Quãng Nam, nên Lữ đoàn 3 Nhảy Dù được điều động làm thành một phòng tuyến kéo dài từ Hòa Thanh sát với Đèo Hải Vân đến bờ sông Thu Bồn để bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 tại Đà Nẳng. Bộ Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù cũng rút về đóng tại phi trường Non Nước. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Mũ Nâu Đoàn Trọng Hiếu – Chuyện Buồn CHƯA ĐOẠN KẾT

Tài khập khễnh trên chiếc nạng gỗ hối hả về nhà. Đã từ hơn mười năm nay, ngày nào cũng vậy, dù đắt hay ế, cứ ngoài 5 giờ chiều là chàng lo ba chân bốn cẳng chạy về. Chẳng phải vì có người yêu hay vợ con chờ đợi mà vì chàng còn một Mẹ già đã ngoài bẩy mươi, bị liệt đôi chân đã mười năm nay. Mỗi sáng trước khi cầm xấp vé số đi bán, chàng đều cẩn thận đặt bên cạnh mẹ tô cơm và ít đồ ăn mà chàng đã dậy từ lúc gà gáy sáng để nấu, rồi chàng cũng đánh một bụng cho no, để đi bán cho tới chiều. Từ ngày chị chàng cùng người chồng đi vượt biên vào đầu năm 80 mất tin tức, nhà chỉ còn có hai mẹ con. Trước đây khi bà còn khỏe mạnh đi lại được thì chàng cũng đỡ vất vả, nhưng từ ngày mẹ yếu chàng phải đảm đương mọi việc kể cả việc chăm sóc vệ sinh cho mẹ. Công việc đối với một người bình thường khỏe khoắn lành lặn cũng đã là khá vất vả, huống chi là đối với chàng một thương binh nặng, quả là cực kỳ khó khăn, nhưng chẳng bao giờ chàng có một lời than vãn. Mẹ chàng nhiều khi thấy con quá khổ không cầm được nước mắt, đã mấy lần bà nói với chàng : Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngụcNhững mảnh đời rách nát | 4 Comments

Vương Mộng Long – Chư Pa


       Sau Tết Mậu-Thân hai tháng, tôi đã lành vết thương, xuất viện trở về đơn vị.  Trung úy Phạm văn Lương (k20VB) trả lại Đại đội 1/TĐ11/BĐQ cho tôi.  Anh Lương quay về đảm đương cái nghề cũ của anh là ban 3 tiểu đoàn. Đại úy Hồ khắc Đàm (k16 VB) đã thay thế Thiếu tá Nguyễn văn Huân (bị thương) giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng TĐ11 BĐQ.  Trong thời gian hơn nửa năm, chúng tôi đã tham gia hầu hết những chiến dịch lớn nhỏ của Task Force South quanh Đà-Lạt, Bảo-Lộc, đặc biệt là những vùng núi non giáp ranh với Quảng-Đức và Bình-Thuận.  Cuối năm Mậu-Thân, Tiểu đoàn 11/BĐQ được chuyển về Pleiku, hành quân phối hợp với Không-Kỵ Hoa-Kỳ. Một ngày đầu năm 1969 chúng tôi có lệnh lên đường tham gia chiến dịch Bình-Tây 49. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Phạm Đức Nhì – Bài thơ “ Hai Người Lính “

(Họ là hai người lính ở hai bên chiến tuyến. Một người là bộ đội miền Bắc, người kia là lính thủy quân lục chiến của miền Nam. Cả hai cùng đóng quân tại vùng ranh giới Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.
Trong một buổi chiều tạm yên tiếng súng, họ cùng choàng vai nhau chụp chung một bức hình kỷ niệm.
Khoảnh khắc này được ông Chu Chí Thành, phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), ghi lại vào thời điểm tháng 4-1973. Hơn 40 năm sau, tác giả bức ảnh đã cất công đi tìm lại nhân vật của mình…)

Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | 9 Comments

Minh Hòa – Tôi đi thăm chồng “cải tạo”

Tôi đi thăm chồng “cải tạo”

Vâng, chúng tôi nghiễm nhiên nhận chồng chúng tôi là “các ông cải tạo” như người miền Nam vẫn kêu với tấm tình trân quý, để phân biệt với những người tù hình sự. Vâng, những người đàn ông ở miền Nam mà đang đi tù Cộng Sản mới là những người xứng đáng với đàn bà con gái miền Nam ở lứa tuổi tôi. Chị em chúng tôi gọi đó là “tấm bằng tù cải tạo” của các ông để chọn gửi cuộc đời, dù là trao gửi vào một nơi bất định….
Minh Hòa -Virginia
2015-04-29
DSC_0157-001-va-2012-600.jpg
Tác giả Minh Hòa chụp tại Virginia năm 2012
Ảnh do tác giả gửi RFA
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 3 Comments

Đại Tá Nguyễn Trọng Luật – “Ở đời ai hiểu ai…”

altBài Đọc Suy Gẫm:  “Ở đời ai hiểu ai… “, mấy câu trong bài hát “Bay Đêm” của Nhạc Sĩ Song Ngọc hay hồi ký của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật kể lại về trận đánh Ban Mê Thuột vào tháng 3 năm 1975.  Hình ảnh chỉ là minh họa.
alt
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Nguyễn Văn Phán – Chiếm Lại Con Đường, Cửa Sập, Chiếm Lại Kỳ Đài

NHÂN NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 19 THÁNG 6 (1965 – 2015)

 
Để độc giả có thể thấy những hy sinh cao cả của quân lực VNCH nói chung và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến VNCH nói riêng, đã đem xương trắng, máu đào của họ để bảo vệ quê hương, bảo vệ đồng bào Huế, bảo vệ thành phố Huế, xin quý độc giả đọc bài tường thuật của người anh hùng Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Phán, người đã chỉ huy trận đánh chiếm lại vùng Tây Lộc, Cửa Sập, và Kỳ Đài trong Tết Mậu Thân 1968.
_________________________

Chiếm Lại Con Đường, Cửa Sập, Chiếm Lại Kỳ Đài

Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân – Bạn Tôi Đó

BẠN  TÔI  ĐÓ
 
 
(Để tưởng nhớ về Binh chủng Mũ Nâu và những anh linh Biệt Động Quân đã hy sinh, cùng những Thương Phế Binh đang còn sống khổ tại quê nhà – N.H.)
 
Tôi viết bài ca Biệt Động…
Cho những oan hồn…
Nơi núi thẳm rừng sâu.
Cho những thương binh…
Đang tủi nhục cúi đầu…
Rơi nước mắt…
Khóc nỗi niềm vong quốc !
Posted in Văn Nghệ Kaki | Leave a comment

Nguyễn Nhật Cường – Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước…


Buổi chiều Sài gòn, một ngày cuối tháng 3 năm 75, sau chuyến công tác miền Trung dài dằng dặc, tôi rủ Tăng, thằng em trai, đi đánh bi da ở bờ sông Khánh Hội, bên cầu Calmette. Vừa về tới nhà, thì thấy con nhà Cần đã đứng chờ trước cửa. Cần, cao ốm với cái lưng tôm quen thuộc, thằng bạn trên chiến hạm, ở cùng phòng, đi cùng ca, cùng làm những chuyện nhảm nhí của những thằng sĩ quan trẻ trong thời loạn lạc. Với vẻ mặt nghiêm trọng ít thấy, Cần bảo Hạm Trưởng cho gọi tất cả nhân viên vào tàu chuẩn bị đi công tác Đà Nẵng ngay trong đêm. Thông báo xong, Cần vác xe Honda chạy vội về nhà vớ mấy món đồ cá nhân cần thiết vì đã bị ở lại tàu từ ngày hôm trước trong nhiệm vụ sĩ quan trực. Tuy hơi bỡ ngỡ nhưng không ngạc nhiên lắm vì đã quen với những chuyện bất ngờ của đời nhà binh, tôi hỏi Tăng có muốn đi theo tàu ra ngoài Trung chơi cho biết. Cậu em tôi đồng ý ngay vì đang nghỉ giữa niên khoá của trường ĐH Khoa Học, thế là hai anh em tôi vào nhà sửa soạn hành trang lên đường. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Nguyễn Định – Ban Mê Thuột ngày đầu chiến cuộc


Nguyễn Định



Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa sao quên được Ban Mê Thuột và bao kỷ niệm yêu dấu của tuổi ấu thơ trên thành phố nhỏ bé này, mà đặc biệt là Ban Mê Thuột với nỗi kinh hoàng của đêm ngày 9 tháng 3/1975, đêm đen hãi hùng của chiến tranh và lửa đạn. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Đoàn Trọng Hiếu – Tưởng Chừng Đã Quên


Tình đồng đội ngàn năm vẫn nhớ
Nghĩa đồng bào vạn thuở khó quên.
Chỉ còn hai ngày nữa là Tết, hôm nay đã 28 rồi, Hải ngồi sau cái sạp bán vé số lơ đãng nhìn những chiếc xe đò tấp nập ngừng trước mấy quán cơm đã ăn chia với đám tài xế và bọn công an khu vực, mọi người dường như hối hả vào ăn cho nhanh để còn kịp về dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Đã mấy năm nay, kể từ ngày tạm gọi là “mở cửa” thì sinh hoạt ở cái quận Định Quán này trở nên tấp nập, vì đây là trung tâm của tuyến đường Sàigòn – Đà lạt, dù là lên hay xuống thì cũng là lúc phải dừng lại để khách ăn uống và xả hơi cho thư giãn gân cốt. Continue reading 
Posted in Những mảnh đời rách nát | Leave a comment

Mũ Nâu Đoàn Trọng Hiếu – Nó và Tôi

Tưởng nhớ:
-Cố Đại úy Lê Văn Hiếu – Nguyễn Ngọc Tỉnh, Cố Trung úy Lê Văn Đức – Thạch Hội Lê Văn Công – Trần Vạn – Vi Văn Đạt. Cùng những thằng bạn, thằng em khác, thuộc Tiểu Đoàn 52/BĐQ, đã hy sinh hay đã dâng hiến một phần thân thể, trong những tháng năm rong ruổi chinh chiến đời tôi.

Mũ Nâu Đoàn Trọng Hiếu


       “Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau mà lưu luyến…”
Tiếng hát của Hoà Nổ và Thắng Gấu trong đêm họp mặt tân niên, thật trầm ấm và cũng thật ray rứt.  Ngồi trầm ngâm trước ly bia sủi bọt, khi mà ngoài kia từng cơn bão tuyết đang đổ xuống vùi dập thành phố, thì trong lòng tôi cơn lốc dĩ vãng của một thời chinh chiến lại hiện ra, nhạt nhoà nước mắt – Tôi muốn uống thật nhiều thật say, uống cho những thằng bạn thằng em đã nằm xuống cho cuộc chiến hôm qua, cho những thằng hôm nay còn đang sống đọa đày tủi nhục trong nước, cho những thằng giấc mộng không thành, đời mãi long đong nơi đất khách quê người . Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Trần Thị Đông Phương – Lên núi tìm chồng

Sáu năm dài thật dài, ngày này qua tháng khác, tôi mong ngóng tin tức của chồng, biệt mù, không một ai trong tất cả những người đàn bà có chồng đang ở trại tập trung cải tạo, biết chồng mình sống ra sao, khỏe, yếu như thế nào – mù tịt. Họa hoằn, tôi mới nhận được một mảnh giấy, với vài dòng như công thức định sẵn. Bao giờ cũng là….anh học tập tốt….. lao động tốt….Em yên tâm, cách mạng rồi sẽ khoan hồng cho anh về với gia đình và trở thành người công dân tốt….mỉa mai và trơ trẽn, tôi nhận thấy như vậy – Tôi đang giữ trong túi 4 miếng giấy – Cũng chỉ có bấy nhiêu chữ. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 3 Comments

Phạm Tính An Ninh – Một Thoáng Pleiku


Thật lòng, tôi không có nhiều gắn bó với Pleiku. Và dường như cái phố núi buồn hiu ấy đã cho tôi nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui. Vậy mà khi đã xa -thực sự vĩnh viễn xa- Pleiku rồi, tôi lại thấy da diết nhớ, trăn trở với cái cảm giác mình có tội với Pleiku, và mãi mãi sẽ còn nợ phố núi này một lời xin lỗi.
Tôi chưa (và có thể không) có dịp về thăm lại Pleiku, nên cái xa cách ấy lại càng thấy mịt mùng. Cái phố núi vốn đã bé nhỏ, như một ông nhà thơ đã ví von “đi dăm phút trở về chốn cũ” ấy, giờ với tôi dường như chỉ còn là chút sương khói trong lòng. Điều kỳ lạ là chút khói sương mờ ảo ấy cứ luôn lãng đãng trong ký ức và trái tim già cỗi của tôi, như những mảng mù sương từng bao phủ, giăng mắc trên phố núi Pleiku ngày trước. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Huỳnh Thiện Toàn – KBC 3303

(Ðể tưởng niệm anh linh các sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên Giang Ðoàn 25 Xung Phong đã vì nước hy sinh trên khắp các chiến trường Vùng 4 Sông Ngòi. Cầu nguyện hương linh Hải Quân Thiếu Tá Trần Thế Tráng, Thiếu Tá An Văn Ðiện, Hải Quân Ðại Úy Mã Hùng Cường, Hải Quân Y Sĩ Ðại Úy Khương, cùng các đoàn viên, thủy thủ Bạch, Cư, Nhung, Tài sớm siêu thăng tịnh độ.)
Năm nay là năm thứ 40 chúng ta làm Lễ Húy Nhật Ðức Trần Hưng Ðạo tại hải ngoại. Ba mươi Tháng Tư năm nay cũng là lần tưởng niệm thứ 40 ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay bạo quyền cộng sản. Hãy hồi tưởng lại những kỷ niệm thân thương của một thời quân dân miền Nam chiến đấu bảo vệ đất nước. Mọi người chắc chắn đều có những hình ảnh không thể quên được trong quá khứ. Người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy, chẳng những hình ảnh, những chuyện vui buồn, mà còn có những con số không thể nào không nhớ như bốn con số sau ba chữ KBC. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Hồ Hoàng Hạ – Cuối Năm, Về Với Đơn Vị

Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương…
(Thơ Vũ Hữu Định – Phạm Duy phổ nhạc)
Tôi tin rằng, trong cánh anh em nhà binh mình, chắc chắn không có chiến hữu nào, nếu đã từng có thời đáo nhậm, đồn trú tại Pleiku, cái xứ của quanh năm nắng bụi mưa bùn nầy, mà không hề  biết hay không có lần ngâm nga mấy câu hát trên, ngay cho dù chẳng phải là một ca sĩ tài tử hay…chính huấn gì hết!… Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Lâm Viên 20 – Để Đó Cho Tao !

Ngày mãn khóa , chúng tôi 20 thằng , thuộc loại chiều cao và cân nặng “hơi khiêm tốn” nên đành chọn chung một SĐ Bộ Binh ở Miền Tây.  Năm đứa ham chơi ( trong đó có tôi) , trình diện trễ nên được bổ sung về Trung đoàn đóng ở cái tỉnh mà phái nữ nổi tiếng hơn nam giới nhờ có địa danh Ao Bà Ôm . Bốn bạn , mới đầu được về các Tiểu đoàn đóng quân tại Thị xã , riêng tôi được về “miệt vườn” , cách thị xã 20 Km . Đường xá luôn bị đắp mô và đầy mìn bẫy . Ngày nào cũng phải chờ cho lính mở đường xong , xe cộ mới dám lưu thông lên tỉnh. Ấy vậy mà thỉnh thoảng cũng nghe có một vài chuyến xe đò bị dính mìn nổ banh xác . Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Đỗ Xuân Tê – Tướng Phạm Ngọc Sang, Phượng Hoàng Gãy Cánh

Bốn mươi năm nhìn lại ngày Phan Rang thất thủ, tôi lại nhớ một khuôn mặt tướng lãnh cựu tư lệnh sư đoàn 6 không quân (bản doanh đóng tại Pleiku), người đã bị địch bắt tại chiến trường, bị đem ra Bắc và trở thành người tù có thâm niên cao nhất (17 năm).
Posted in Tản Mạn | 3 Comments

Vui Buồn Đời Lính ” Tạch Tè”

Posted in Uncategorized | 1 Comment

Người lính VNCH hình ảnh còn mãi với thời gian

Tôi nhập ngũ trưng tập về Huế cuối hè năm 1957 (1). Cũng cuối hè năm 1957 Đại Học Huế khai giảng niên khóa đầu tiên 1957-58 cho các phân khoa Văn, Luật, Sư Phạm, Khoa Học.
Tôi giải ngũ cuối hè năm 1959 tại Huế. Cũng cuối hè năm đó trường ĐHYK Huế có nghị định được thành lập và khai giảng đúng 2 năm sau bắt đầu từ niên khóa 1961-62 cho lớp YK1, sau khi sinh viên đã học 1 năm dự bị tại trường ĐH Khoa Học.
Posted in Tản MạnUncategorized | 3 Comments

Điệp Mỹ Linh & Phạm Phú Nam – Tâm tình về người lính năm xưa

TÂM TÌNH GIỮA PHẠM PHÚ NAM và ĐIỆP MỸ LINH
Về
NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA
Dân Sinh Media Network.- Trong chương trình phát thanh hôm nay, chúng tôi kính mời quý thính giả theo dõi cuộc đàm thoại giữa ông Phạm Phú Nam và nhà văn Điệp Mỹ Linh.
Bà Điệp Mỹ Linh là tác giả cuốn tài liệu Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975. Đây là một tài liệu quý giá viết về quân chủng Hải-Quân.
Trong thời kỳ chiến tranh, bà Điệp Mỹ Linh thường tháp tùng các đơn vị chiến đấu Hải-Quân, dưới sự chỉ huy của Hải-Quân trung tá Hồ Quang Minh – phu quân của Bà – trong những cuộc hành quân hỗn hợp trên sông rạch thuộc vùng IV Sông Ngòi. Bà đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa các đại đơn vị Việt Cộng và Hải-Quân V.N.C.H. trên những dòng sông chằn chịt thuộc vùng U Minh hung hiểm. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

MX Giang Văn Nhân – Người Lính Tiên Phuông


Trời tờ mờ sáng, các cánh quân đóng cập hai bờ Kinh Xáng Cụt bắt đầu xuất phát. Bên bờ Đông, toán tiền sát của đại đội 4 đang dò dẫm từng bước. Binh Nhất Nguyễn Văn Điểm khinh binh đi đầu, đạn nằm sẵn trong nòng, khoá an toàn đã mở, anh cẩn thận quan sát cảnh vật, vài căn nhà lợp lá dừa dọc theo kinh, nhìn con đường đi có vẻ khác lạ, không có vết tích của một sinh hoạt bình thường. Điểm thận trọng dùng thủ hiệu liên lạc với tiểu đội thuộc trung đội 1 của Chuẩn Úy Đinh Văn Thắng đang nối bước theo sau. Điểm dừng lại, ngồi thụp xuống, phía trước mặt anh là con mương nhỏ, bề ngang cũng tròn trèm 4 thước tây, một thân cây dừa nằm bắc ngang qua, bên trái rãi rác những bụi dừa nước, xa xa có căn nhà lá, im lìm như vô chủ. Continue reading 
Posted in Đơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

Nguyễn Kim Loan – Tâm sự người vợ tù chính trị H.O

 


Tôi không phải là nhà văn. Tôi cũng không phải là nhà thơ. Tôi chỉ là một cô giáo già với tuổi đời đã gần 80 và tuổi nghề 35 năm trong ngành giáo dục. Nguyện vọng của tôi khi viết bài nầy là để lưu lại một kỷ niệm thân thương cho con cháu khi chúng muốn tìm lại cội nguồn, khi muốn nhớ lại người mẹ, người bà yêu mến, chúng sẽ đọc và sẽ tự hào là người Việt Nam. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Nguyễn Bá Khương – Cuộc Rút Quân Của Pháo Đội Chỉ Huy & Công Vụ Của Tiểu Đoàn 23 Pháo Binh Tháng 3 -1975 -Tại Căn Cứ Chu Lai

       
          Tiểu Đoàn 23 Pháo Binh yểm trợ trực tiếp cho Trung Đoàn 6 Bộ Binh . Năm 1970 , Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và Pháo Đội Chỉ Huy & Công Vụ , từ sân bay Quảng ngãi di chuyển ra Chu lai , đóng trong doanh trại của TrĐ 6 BB trên một đồi thấp , sát Quốc lộ 1 về phía Tây – Đối diện với Căn Cứ Chu lai bên phía Đông QL 1 . Năm 1974 BCH/TĐ và PĐCH&CV lại di chuyển sang căn cứ Chu lai đóng cạnh BCH/PB Sư Đoàn 2 Bộ Binh – Các Pháo Đội Tác Xạ đóng rải rác trên QL 1 từ quận Lý Tín thuộc Tỉnh Quảng Tín đến sân bay Quảng Ngãi và quận Nghĩa Hành . Sau khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết ngày 27-01-1973 ; Quân đội Hoa kỳ đã rút hết khỏi Việt Nam –Kể từ đó Không lực Hoa kỳ không còn yểm trợ các cuộc hành quân của Quân đội VNCH nữa mà giờ đây, yểm trợ cho các trân đánh là Pháo binh và Không lực VNCH – Nhưng tiếp liệu Pháo binh bị cắt giảm đến mức tối đa , xăng dầu chỉ còn 1/6 so với năm 1970 và trước đây đạn PB bắn không giới hạn nay mỗi khẩu chỉ được bắn 3 quả trong một ngày .
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Hạ Lào Lam Sơn 719

Ảnh sưu tầm 44 năm cuộc hành quân hạ Lào “Lam Sơn 719”


Kỷ niệm 44 năm cuộc hành quân Hạ Lào LAM SƠN 719:Ðúng 7 giờ 00 phút sáng ngày 8 tháng 2, các chiến xa cùng quân Dù tùng thiết thuộc Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm vượt biên giới Lào-Việt trên đường số 9 gần Lao Bảo dưới sự yểm trợ của các trực thăng võ trang thuộc Sư Ðoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ, chính thức mở đầu cuộc hành quân Lam Sơn 719. Khoảng 8 giờ sáng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xác nhận trên đài phát thanh Saigon.
“…Ðây là một cuộc hành quân có giới hạn trong thời gian lẫn không gian, với mục tiêu duy nhất và rõ rệt là phá vỡ hệ thống tiếp vận và xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt trên phần đất Lào mà chúng đã chiếm đóng và xử dụng từ nhiều năm nay để tấn công vào Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Ngoài ra, Việt Nam Cộng Hòa không có một tham vọng đất đai nào tại Lào và không khi nào xen vào nội bộ chính trị của vương quốc Lào vì Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn tôn trọng nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của vương quốc Lào…” Continue reading 
Posted in Tài liệu | 6 Comments

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét