Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

VUI BUỒN ĐỜI LÍNH- p2

VBTCC – Người Ở Lại Định Quán – Nhớ Về Đơn Vị Cũ

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN
  • P1: Người Ở Lại Định Quán. Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
  • P2: Nhớ Về Đơn Vị Cũ. Mũ Xanh Nguyễn Đức Hùng
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | 1 Comment

Nén hương tưởng niệm

huy-hieu-ieu-doan-52-bdq
Viết theo lời kể của binh nhất Nguyễn Văn Cư Đại Đội 4, Tiểu Đoàn 52 BĐQ
Một buổi tối khoảng hơn 10 ngày sau ngày 30-4-75, lúc đó vào khoảng 7giờ, vì e ngại những bất trắc có thể xảy ra nên chúng tôi đã đóng cửa nhà từ lúc còn chạng vạng, bỗng có tiếng gõ cửa, vợ chồng tôi giật mình ngó nhau, quơ vội cây colt 45 tôi vẫn giữ phòng thân, mở khóa an toàn tôi ra dấu cho vợ tôi ra mở cửa, còn tôi định bụng nếu bọn du kích hoặc đám cách mạng 30 đến thì e chuyện chẳng lành, nên đứng núp sau cái kệ ngăn giữa phòng khách và phòng ngủ, tay lăm lăm cây súng sẵn sàng phản ứng nếu thấy tình hình bất ổn sẽ phải hành động để thoát thân trước, rồi tới đâu thì tới . Vợ tôi cẩn thận hỏi trước:
– Xin lỗi ai đó?
Giọng của một người xứ Quảng vọng vào:
– Chị, em là Cư đây.
Nghe tiếng nói có phần hơi quen, tôi im lặng tiến về phía cửa và ra dấu cho vợ tôi hỏi lại lần nữa. Lần này tôi đã xác định rõ đúng là Cư người “tà lọt” của tôi lúc ở 52. Tôi kéo cái chốt cửa, Cư xuất hiện trong bộ đồ màu xám. Tôi giắt cây súng vào lưng, kéo nó vào nhà và đóng cửa lại. Vợ tôi với nét mặt vẫn còn nghi ngại, vì sau ngày 30-4 không thiếu gì kẻ theo voi ăn bã mía, theo đóm ăn tàn, như trường hợp thằng hạ sĩ Như ở hậu cứ TĐ 36 và thằng Tư, anh em bạn rể với thượng sĩ Lê Viêm đã thấy đeo băng đỏ xuất hiện bên phường Tân Tiến và khu lò than, vì ranh giới giữa hai phường là con đường QLI. Mấy hôm trước bị bắt đi “lao động xã hội chủ nghĩa” vét cống dọc đường, tôi đã cố tránh không để chúng nhìn thấy, không phải vì sợ chúng nó, mà sợ vì mình sẽ không chịu nổi cảnh dậu đổ bìm leo.
Tôi bắt đầu hỏi:
– Sao mày không về quê mà còn ở lại đây làm gì?
– Em bị chúng bắt làm tù binh, bọn chúng đưa em về đây kéo dây điện thoại cho bọn chúng. Em xin phép đi thăm bà con để nhắn tin về gia đình, em vừa lên hậu cứ tìm cậu em nhưng không còn ai ở trong khu gia binh. Em tạt vào đây để thăm gia đình đại úy, gặp lại ông thầy là em mừng rồi.
Sau đó nó kể lại cho tôi nghe sự việc nó bị bắt và sự kiện liên quan đến cái chết của Tr/u Vi Văn Đạt, đại đội trưởng đại đội 2/52,Tr/u Trần Vạn đại đội trưởng đại đội 4/52 và hạ sĩ Nguyễn văn Râng.
Tưởng cũng nên ghi lại một phần tiểu sử của những anh hùng chưa được một lần biết đến.
Trung úy Vi Văn Đạt đại đội trưởng đại đội 2/52 xuất thân khóa 25 trường Võ Bị Quốc Gia. Chúng tôi cùng ở một địa phương và biết nhau khi còn đi học, nhưng không chơi thân với nhau. Khi Đạt về 52, chúng tôi bắt đầu chơi thân, tôi thường gọi anh là Vi Tiểu Bảo, Đạt thay thế Tr/u Phú nắm đại đội trưởng khoảng cuối năm 73.
Trung úy Trần Vạn đại đội trưởng đại đội 4/52, xuất thân từ khóa đặc biệt ra trường năm70, trước khi đi học khóa sĩ quan, anh là trưởng ban quân xa tiểu đoàn 36 BĐQ. Vạn từ đại đội 2 sang đại đội 4, làm đại đội phó cho tôi vào cuối năm 73, khi tiểu đoàn chuyển từ Bình Long xuống Chơn Thành. Tính tình anh điềm đạm hòa nhã, anh có thể thích hợp trong vai trò của một sĩ quan hậu cứ hơn là một sĩ quan chỉ huy đơn vị tác chiến, khi tôi rời 52 đi học khóa bộ binh trung cấp vào giữa năm74 thì anh vừa thăng cấp trung úy và được đề cử giữ chức đại đội trưởng thay tôi.
Hạ sĩ Nguyễn văn Râng thuộc ĐĐ 4/52, Râng mãn khóa tân binh tại Dục Mỹ và được bổ sung cho ĐĐ tôi tại Suối Đá, trước ngày nhảy lên tử thủ Bình Long năm72, sau mùa hè đỏ lửa, Râng được đặc cách binh nhất, rồi sau đó thăng hạ sĩ, quê nó ở Gia Kiệm, nên tôi thường gọi đùa là “Bắc Kỳ Râng”
Theo lời Cư kể.
Khi Việt Cộng tấn công Chơn Thành, chúng dùng chiến xa tấn công vào phòng tuyến ĐĐ 4/52 đang phòng thủ tại khu gia binh cũ trước mặt BCH/ Chi khu. Nhưng trước sự chống cự mãnh liệt của đại đội dưới sự chỉ huy dũng cảm không ngờ của tr/u Vạn, 4 tăng T54 đã bị bắn cháy, bọn VC đã phải bọc vòng xuống hướng nam, chuyển mũi tấn công vào BCH/CK và BCH/LĐ3/BĐQ. Khi được lệnh triệt thoái, đại đội 4 giữ nhiệm vụ đoạn hậu đã rút về hướng đông, đến Nha Bích rồi, từ đó trực chỉ hướng nam bảo vệ phía sau cho BCH/TĐ và BCH/LĐ. Dọc đường bị VC chận đánh tại nhiều nơi, trung úy Vạn đã bị thương nặng, Cư đã cõng Vạn được gần trăm thước, nhưng bị địch bám sát. Khi ngang qua một bụi cây thì phát hiện trung úy Đạt cũng bị thương đang nằm ở đó. Thấy Cư cũng đã đuối sức trung úy Vạn lệnh cho Cư bỏ anh lại cạnh trung úy Đạt và yêu cầu để lại cho anh mấy trái lựu đạn. Thấy ông thầy đã quyết định như vậy, hơn nữa anh cũng không còn đủ sức, nên Cư đành để ông nằm lại, sau khi để lại mấy trái lựu đạn anh cũng không quên để thêm bịch gạo sấy và dặn dò:
– Hai Trung úy cứ nằm yên giả chết, đừng động đậy, hy vọng chúng không phát hiện. Thôi ông thầy ở lại em đi.
Nói xong anh gạt nước mắt rồi gắng sức vùng chạy. Chưa đầy hai phút sau, anh nghe nhiều tiếng lựu đạn nổ phía sau, nhiều tiếng hét hãi hùng vọng lại, chạy được hơn trăm thước nữa thì anh bị chúng bao vây, phải buông súng đầu hàng. Sau khi bị lãnh mấy báng súng, chúng bịt mắt anh lại rồi dắt đi, thỉnh thoảng anh lai nghe tiếng léo nhéo của đámVC miền Bắc và số tù binh thì dường như lại đông hơn, chúng dùng dây trói hai người làm một để cho khó trốn chạy rồi dẫn đi. Trên đường đi Cư nghe thấy mấy tên VC nói với nhau:
– Đm., cái quân Biệt Động ngụy Sài Gòn này ngoan cố vô cùng, hai thằng trung úy bị thương gần chết vậy mà chúng còn ngoan cố dùng lựu đạn chống cự khiến mấy đồng chí của ta bị hy sinh. Chúng lại còn tự cho nổ tan xác, đ.m đúng là bọn ngoan cố phản cách mạng.
Nghe chúng nói vậy Cư biết là cả hai ông trung úy đã hy sinh, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Khi đến đồn điền cao su Minh Thạnh thì chúng cho dừng lại nghỉ, vì đã vào vùng an toàn của bọn chúng, nên chúng cho người gỡ miếng vải bịt mắt ra, sau vài phút điều tiết cho quen với ánh sáng, Cư nhận thấy có khoảng hơn ba chục anh em gồm cả BĐQ và ĐPQ, trong số này có hơn chục anh em thuộc TĐ52 và có cả thằng Râng cùng đại đội, anh ra dấu đã nhìn thấy nó.
Cho đến khi trời sụp tối bọn VC dồn anh em lên một chiếc xe tải. Đến khoảng nửa đêm chúng đổ bọn anh xuống một khu rừng đã bị phá nát vì bom đạn, một vài căn nhà tranh vừa mới được dựng lên, chúng lùa bọn anh vào hết một căn, rồi gác ở bên ngoài. Sáng hôm sau, chúng cho bọn anh biết đây là Kàtum, bọn anh đựoc lệnh dọn dẹp cây cối ngã đổ, đốn cây, cắt tranh, dựng lán trại, ngoài ra còn có những buổi phải học chính trị,sinh hoạt kiểm điểm hàng đêm, thấm thoát đã hơn một tháng, đốn cây san đất đã phồng tay, học tập chính trị đã chai mắt cá chân.
Hôm 30/4/75, sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì chúng tập họp bọn anh lại, một tên sĩ quan mặt vênh váo giọng sắt máu lên tiếng:
– Tôi báo cho các anh biết ngụy quyền miền Nam của các anh đã hoàn toàn sụp đổ. Thằng Thiệu, thằng Kỳ đã trốn đi nước ngoài, thằng Tổng Thống Minh đã đầu hàng, các anh khôn hồn thì đừng có ngoan cố tiếp tục chống phá cách mạng, hãy ngoan ngoãn học tập lao động cải tạo, rồi cách mạng sẽ khoan hồng cứu xét cho về đoàn tụ với gia đình, bằng không sẽ bị cách mạng trừng trị thẳng tay, các anh nghe rõ chưa?
Nó gằn giọng vào những tiếng cuối cùng, hàm ý đe dọa rồi nhếch miệng cười vẻ đắc thắng, cả bọn tù ngồi im lặng, tai Cư lùng bùng, thế là hết, hết thật rồi, không còn trông mong gì lính mình đến giải cứu, rồi đây không biết số phận mình sẽ bị bọn chúng định đoạt ra sao? Nhưng bỗng có một tiêng la “chưa” thật lớn ở phía sau, tên sĩ quan hét lớn lên như để trấn áp.
– Anh nào đó đứng lên!
Mấy tên vệ binh đứng chung quanh hùng hổ súng chĩa vào phía tù như sẵn sàng tàn sát, có một người đứng bật dậy đó là thằng Bắc Kỳ Râng đang chững chạc hét lên như dồn mọi căm hận lên đầu bọn VC:
– Địt mẹ chúng mày, tao có gọi Hồ chí Minh của chúng mày bằng thằng đâu mà chúng mày gọi Tổng Thống của tao bằng thằng, gọi chúng tao bằng ngụy, ngụy cái con cặc bố!
Không để Râng nói thêm, ba bốn thằng vệ binh xông vào dùng báng súng đập túi bụi vào đầu vào ngực nó cho đến khi nó khụy xuống, tên sĩ quan hét lên:
– Lôi cổ thằng ngụy phản động ra ngoài kia xử bắn, còn mấy thằng này chúng mày chống mắt lên nhìn cách mạng trừng trị bọn phản động mà lấy đó làm gương!
Ngay lập tức, Râng bị bọn vệ binh kéo lê trên mặt đất bắt đứng lên bên cạnh cái hố bom cách chỗ anh em tù khoảng hơn hai mươi thước, Râng không còn đủ sức đứng lên nữa, nó đổ khụy xuống, nhưng đầu vẫn ngẩng lên hướng anh mắt căm hờn về phía bọn VC miệng nở nụ cười ngạo nghễ, tên sĩ quan càng điên tiết hơn nó hô to “bắn”, ba bốn con dã thú thi nhau nã đạn vào người nó và đua nhau cười sằng sặc, sau đó chúng ra lệnh cho anh em tù mang xác nó đi chôn mà không một miếng vải nhựa quấn thân.
Nói đến đây Cư dừng lại khóc, vợ chồng tôi cũng khóc theo, rồi nó sụt sùi kể tiếp:
– Em là đứa được đi chôn nó. Đạn bắn nát đầu và ngực nó không biết bao nhiêu viên mà kể, nhưng mắt nó vẫn mở trừng trừng, em cố vuốt cho nó mấy lần mà nó không chịu nhắm.
Nghe nó nói đến đây, lòng tôi bỗng chùng xuống, tôi thầm nhủ “Râng ơi! Trước kia tao là ông thày của mày, nhưng bây giờ thì mày đáng là thày tao. Tao thua mày xa, mấy ngày nay mấy thằng du kích và đám cách mạng 30 chửi tao, nhục mạ tao, mà tao cũng không dám hé môi, không có một phản ứng gì. Cởi bộ quần áo lính ra tao trở thành thằng hèn, tao không còn là tao của hơn mười ngày trước đây nữa Râng ơi!”
Tôi hỏi Cư:
– Thế nó không sợ mày trốn hay sao mà nó cho mày đi tự do như thế này?
– Trốn đi đâu bây giờ đại úy, em không miếng giấy lận lưng, không một đồng dính túi, quê em thì ở tuốt Điện Bàn, Quảng Nam, người mình cũng nhiều mà việt cộng cũng lắm, lỡ trốn đi mà nó bắt lại được nó xử tử liền. Thây kệ bao giờ nó thả thì em sẽ liệu tìm đường về quê, em còn má và hai đứa em ở ngoài đó, chắc bả và tụi nó mong tin em hung lắm. Em ghé đây gặp được đại úy thấy ông thày còn sống là em mừng rồi. Ông thày liệu trốn đi đâu được thì trốn đi, bọn chúng không tha cho ông thày đâu, thôi em xin phép ông thày và chị em đi.
Tôi ôm vai nó lắc mạnh:
– Ừ thôi mày đi, thày trò mình có lẽ chẳng có ngày còn gặp lại nhau nữa đâu, cẩn thận và ráng giữ gìn sức khỏe.
Tôi bảo vợ tôi lấy cho nó một chai nước mắm, một cái muỗng và năm ngàn đồng.
– Cầm lấy những cái này cho tao vui, may mà bà già vừa cho ít tiền để sống cầm hơi. Tao cũng cám ơn mày đã lo lắng cho tao trong thời gian qua.
Vợ chồng tôi tiễn nó ra cửa, cả hai thày trò nước mắt đầm đìa.
Sáng hôm sau tôi đi bộ sang nhà của Vi Văn Đạt, định nói cho mẹ nó hay là Đạt đã hy sinh, nhưng không hiểu sao khi tới nơi tôi lại đổi ý và chỉ hỏi bà:
– Bác có được tin gì của Đạt không?
Bằng giọng của người dân tộc Nùng bà nói:
– Thiếm có được tin gì đâu. Chỉ có tháng trước có ông trung sĩ Toàn đến cho thiếm biết là em Đạt nó bị mất tích gì đó thôi, giờ thì thiếm buồn quá đâu biết hỏi ai nữa, chỉ biết van vái ông trời cho em nó bằng an trở về.
Nói xong bà lại sụt sùi khóc. Tôi lặng lẽ chào bà rồi về vì e nấn ná lại tôi sẽ không chịu nổi, sẽ phải nói ra, không biết việc làm của tôi có đúng hay không, nhưng lúc đó tôi nghĩ rằng hãy để bà sống trong hy vọng, dù chỉ là hy vọng mong manh, còn hơn là tuyệt vọng. Tôi cũng đi xuống dưới Biên Hòa tìm nhà Trần Vạn, trong khu gia binh Trần Công Ngọ, nhưng mọi người đã bị đuổi ra, không biết vợ con anh trôi dạt nơi nào.
Hôm nay, những ngày cuối tháng 3, nơi đất khách quê người, với thân phận tên lính già sau 31 năm tù đày và lưu lạc, ngồi viết lại cái chết dũng cảm của các anh, như một nén hương lòng tưởng niệm đến đồng đội, một khúc chiêu hồn tử sĩ để truy điệu các anh, những người đã hơn một lần cùng tôi chia sẻ vui buồn đời lính, đã cùng tôi một thời lao thân vào lửa đạn, mang trong tim hoài bão cao đẹp BẢO VỆ TỰ DO CHO ĐỒNG BÀO VÀ SỰ TOÀN VẸN CHO QUÊ HƯƠNG.
Mũ nâu Đoàn Trọng Hiếu
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 2 Comments

VBTCC – Em Tôi

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | 1 Comment

VBTCC – Kampuchia 1970, Hạ Lào 1971 với Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

Ngày về


Vương Mộng Long
Năm 1981, khi tôi còn bị giam trong trại cải tạo Z30C Hàm Tân, Thuận- Hải, cứ vào buổi chiều, tôi cùng vài anh bạn tù lại ngồi quây quần bên nhau trên sạp xi măng, nhâm nhi từng ngụm cà phê chế bằng cơm cháy, ôn lại chuyện đời cho nhau nghe. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTản MạnUncategorized | 1 Comment

Sáu Năm Ở Lính

Tác giả: N.C.M
https://bienxua.files.wordpress.com/2018/02/sinh-vien-si-quan-truong-ha-si-quan-dong-de-thuc-tap-tac-xa-m16.jpg?w=1000
PHẦN 1: NHẬP CUỘC 
LÒ LUYỆN THÉP TÂN TIẾN NHẤT VIỆT NAM
Tờ giấy chứng nhận được hoãn dịch vì học vấn không còn hữu hạn nữa , có vài sự chọn lựa cho những chàng trai sinh ra trong buổi nước nhà loạn ly là “xếp bút nghiên theo việc đao cung”, mình nằm trên cái gác trọ đốt thuốc ,nghĩ nhiều lắm, thương cha mẹ bao năm lo cho mình ăn học,ở cái làng quê nhỏ bé mà cho con đi lên tận Sài- Gòn ăn học là cả một hy sinh lớn trong thời gian ấy. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 5 Comments

“Tại sao Bố không giữ lời hứa với Mẹ?”

BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN BẢO TUẤN CON ÚT CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN ĐÌNH BẢO
.
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa. Continue reading 
Posted in Tản MạnUncategorized | 1 Comment

Nửa đời chinh chiến

Mũ Xanh Trần Ngọc Toàn
Lời mở đầu: Năm nay, tôi đã 77 tuổi đời. Quay nhìn lại đoạn đường đã qua, tôi đã tự thống kê với 15 năm đi lính, tất nhiên là lính Việt Nam Cộng Hòa, gần 9 năm tù cộng sản và hơn 20 năm làm việc lao động cho một Xưởng In nhật báo The Washington Post nhờ vượt biên ngay sau khi ra khỏi Trại Tù vào tháng 3 năm 1984. Khi còn đi làm việc, do phẫn uất trong lòng, tôi cố gói ghém thời gian để tự thực hiện 3 tập Truyện ngắn từ năm 1990 với bút ký “Vào Nơi Gió Cát” và 2 tập truyện ngắn “Vết thương Việt Nam” và “Chiến Tranh và Tình Yêu”. Bên ngoài, tôi thấy xuất hiện khá nhiều Hồi Ký của một số Tướng lãnh và viên chức của thời Việt Nam Cộng Hòa. Tôi chẳng thấy thích thú gì khi đọc những trang giấy chạy tội, không trung thực chỉ nhằm bám víu vào những hư không để cố khỏa lấp câu chưởi thậm tệ của cố Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson là “Một bè lũ ác ôn côn đồ”. Thế hệ của chúng tôi lớn lên tại Miền Nam Việt Nam trong một chế độ độc lập và dân chủ đầu tiên, sau ngày Thực dân Pháp rút lui và nền quân chủ của Nhà Nguyễn cáo chung. Như nhà văn Trần Hoài Thư đã viết: “Viết về một người cùng thế hệ, cùng nhịp suy nghĩ, cùng con tim rực lửa, và cùng những ngổn ngang trên vai, mà thế hệ chúng ta đã bị gánh, bị chịu đựng, bị lợi dụng… thì thật là một điều hạnh phúc. Nhất là đối với những người có kinh nghiệm máu và nước mắt như… Hơn thế nũa, có lẽ khác với những người sĩ quan khác, anh đã dành thì giờ viết cho bạn bè, đồng đội hơn là bản thân anh…”
Nhìn thấy thế hệ con cháu của mình lớn lên vô tư ở ngoại quốc, tôi bỗng thấy thích kể chuyện về quảng đời 15 năm quân ngũ để chúng đừng quên số phận của khoảng 300 ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống cộng sản bảo vệ Miền Nam Việt Nam và cả hàng trăm ngàn Thương và Phế binh còn lây lất. Chính nhờ họ chúng mới có được một tương lai tốt đẹp như ngày nay. Hơn thế nữa, tôi có tham vọng muốn chứng minh cái gọi là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam mới chính là Quân Ngụy.
Trần Ngọc Toàn,

Cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ4 Thủy Quân Lục Chiến-QLVNCH
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 3 Comments

VBTCC – Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN
Thực hiện: Kiều Loan & Đoàn Trọng Hiếu
Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoàng
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – Cuối Đường

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN
Thưc hiện: Kiều Loan & Đoàn Trọng Hiếu
CUỐI ĐƯỜNG
Tác giả: Vương Mộng Long
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

Nhảy Dù Và Những Ngày Ngưng Bắn Tại Huế 1973

tvu 
“Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa KỳViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Về mặt công khai thì đàm phán có 4 bên và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 08-05-1969 của phái đoàn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ   (trích y theo bản“tư liệu” VC) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

VBTCC-Tháng 4 Máu Và Nước Mắt-5 Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến Việt Nam

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ… Muộn Vẫn Phải Nói…

MX Tô Văn Cấp
http://tqlcvn.org/images/daiuy-tovancap.jpgTô Văn Cấp ĐĐ1/TĐ2.
Lời nói đầu: Nếu các binh chủng bạn có những tiểu đoàn nổi tiếng như Sấu Thần, Cọp Ba Đầu Rằn, Song Kiếm Trấn Ải v.v.. thì Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) chúng tôi cũng có những tiểu đoàn nổi tiếng, một trong những đơn vị đó là Trâu Điên, tức Tiểu Đoàn 2/TQLC. Trong bài viết này tôi xin dùng danh xưng “Trâu Điên”, và các Tiểu Đoàn Trưởng là “Trâu Điên Trưởng”.
Xin chân thành cám ơn Trâu Điên Trưởng Đồ Sơn và cố vấn trưởng Trâu Điên John Sheehan đã cung cấp thêm tài liệu để tôi viết bài này. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

VBTCC – P1- Viên Đạn Cuối Cùng. P2: Những Người Chết Sau Cùng Trong Cuộc Chiến. P3- Giải Vây Đồi 46 Căn Cứ Alpha

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN
Thực hiện: Kiều Loan & Đoàn Trọng Hiếu
P1- Viên Đạn Cuối Cùng
Tác giả: Nguyễn Hữu Chế
P2: Những Người Chết Sau Cùng Trong Cuộc Chiến
Tác giả: Kiều Phong
P3- Giải Vây Đồi 46 Căn Cứ Alpha
Tác giả: Đoàn Trọng Hiếu
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | 4 Comments

Chuyện hai người Lính

Lê Phi Ô
cid:SYp9jnM61Sz2keqpTDLa
Đơn vị tôi nhận được lệnh hoán chuyển vùng hoạt động với đơn vị bạn, mấy ngày liên tiếp lo tu sửa hệ thống phòng thủ. Hôm nay rảnh rỗi, tôi và Trường rủ nhau vào Câu lạc bộ uống café.
Một anh lính ngồi gần bên nói: “Thưa hai ông thầy! (lính trẻ thường gọi cấp chỉ huy như thế) em thấy cách đây vài trăm thước trên đường xuống chợ có một quán café, cô chủ quán… đẹp ơi là đẹp!” . Anh ta vừa dứt lời là Trường vội hỏi ngay: “Ê, Long! đẹp bằng bồ của Thiếu úy Phi… không mậy?”, Long cười cười không nói. Tánh thằng Trường là như thế, hễ nghe tới gái là mắt nó sáng lên… có lẽ tôi cũng giống nó ở điểm này. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | 1 Comment

Chiếm lại con đường cửa Sập, chiếm lại Kỳ Đài

Thủy Quân Lục Chiến VNCH
TRUNG TÁ NGUYỄN VĂN PHÁN
___________________
Orange county, CA.USA. Ngày 14/12/2015
(Trích Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968 của tác giả Liên Thành.Trang 94-121).
Để độc giả có thể thấy những hy sinh cao cả của quân lực VNCH nói chung và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến VNCH nói riêng, đã đem xương trắng, máu đào của họ để bảo vệ quê hương, bảo vệ đồng bào Huế, bảo vệ thành phố Huế. Xin quý độc giả đọc bài tường thuật của người anh hùng Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Phán, kẻ đã chỉ huy trận đánh chiếm lại vùng Tây Lộc, Cửa Sập và Kỳ Đài trong Tết Mậu Thân 1968, Trích : Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN 1-Trên Vòm Trời Lửa Đạn. 2-Thằng Cối Minh.

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN
1-Trên Vòm Trời Lửa Đạn. KQ Vĩnh Hiếu
2-Thằng Cối Minh. BĐQ Đoàn Trọng Hiếu

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN – Sao Hôm Sao Mai

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN – Giờ Phút Cuối Cùng Của Một Đơn Vị QLVNCH Tại Sài Gòn

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | 3 Comments

VBTCC – Người Lính Chết Trẻ

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN
Thực hiện: Kiều Loan & Đoàn Trọng Hiếu
Người Lính Chết Trẻ
Tác giả: Phùng Annie Kim
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – Những Anh Hùng Vô Danh Đồn Dakseang

 Thực hiện: Kiều Loan & Đoàn Trọng Hiếu
Những Anh Hùng Vô Danh Đồn Dakseang
Tác giả: Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – Trên Chiến Trường Xưa 33 Năm Sau Ngày Gẫy Súng

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – Hơn 40 Năm Trước; Chuyện Tình Của Một Nữ Cán Binh VC và Một Sĩ Quan Thuỷ Quân Lục Chiến

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

Ngày còn chinh chiến – Vùng II Cao nguyên

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 2 Comments

Ngày còn chinh chiến – Vùng III Chiến thuật

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Tử sĩ Hoàng Sa Nguyễn Thành Trí

Thềm Sơn Hà
LỜI MỞ ĐẦU:  Tháng 9 năm 2006, tôi có đến thăm chị Nguyễn Thành Trí và 2 cháu Thảo, Triết. Chị và hai Cháu đang còn độc thân sống chung trong một chung cư nhỏ hẹp ở tầng cao nhất trong thành phố Sài Gòn. Chị đã kể lại những ngày tháng gian khổ sau 1975, dù là góa phụ của anh hùng chống giặc ngoại xâm Trung Cộng và với hai con còn quá nhỏ nhưng Chị cũng bị đưa đi vùng kinh tế mới. Sau này Chị cố gắng trở về thành phố và cố gắng tảo tần mua bán để nuôi hai con. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Buồn Đến Kiếp Nào Nguôi

kim thanh

      1.  Quận Hoài Nhơn, 1969, một năm sau Tết Mậu Thân. Tôi nhận lệnh dẫn một nửa Đại đội 202 CTCT, từ Ba Gi (Qui Nhơn), đại bản doanh của Sư Đoàn 22BB, ra tăng phái cho Trung đoàn 40 –lúc ấy đóng tại Đệ Đức, trên đường Bồng Sơn và Tam Quan. Nửa đại đội được chia làm hai toán. Mỗi toán gồm trên dưới mười người do một chuẩn úy chỉ huy, hằng ngày, theo lịch trình, đi xuống các xã ấp thuộc quận, hoặc bằng xe dodge cơ hữu, hoặc thỉnh thoảng, vì lý do an ninh, bằng trực thăng của Sư đoàn I Không Kỵ (1st Cav) Hoa Kỳ, để làm công tác, một cách độc lập, nhưng đôi khi phối hợp với một toán Dân sự vụ Mỹ. Xuống những xã, ấp xa xôi, hai toán chúng tôi phải tự bảo vệ lấy, và vì thế được trang bị súng ống tương đối đầy đủ, và các toán viên thường là lính tác chiến lâu năm hoặc bị thương đổi về, có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ít khi phải nhờ đến sự trợ giúp của những đơn vị địa phương quân hay nghĩa quân. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 3 Comments

Cảm Nghĩ Về Một Chuyến Đi

Trong những kỷ niệm vui buồn của đời người, có những kỷ niệm luôn mãi in đậm trong tâm trí của chúng ta và cũng có những kỷ niệm không mấy ai có được trong đời.  Thế hệ hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) của chúng tôi sẽ mãi không có những kỷ niệm của một thời chinh chiến như thế hệ cha anh, người lính VNCH.  Những kỷ niệm ấy là những niềm vui, nỗi buồn, tự hào và vinh  quang của những người lính chiến VNCH, đã vào sinh ra tử, chia lửa cho nhau, băng bó cho nhau, chia ngọt xẻ bùi và dìu nhau qua các chiến trường lửa khói cho chính nghĩa Quốc Gia cao đẹp, Bảo Quốc An Dân.   Continue reading 
Posted in Tản MạnUncategorized | 1 Comment

Sau cuộc biển dâu

Tôi gặp và quen anh trong một trường hợp khá bất ngờ, có thể nói là hơi kỳ cục. Vợ chồng tôi đến thăm và ở lại nhà cô con gái út hai tuần. Cháu vừa mua được căn condo trong một khu nhà mới xây ở thành phố Anaheim, cách Khu Disneyland chỉ một con đường. Đêm nào, bọn tôi cũng ra balcon ngắm pháo hoa được liên tục bắn lên từ khu giải trí nổi danh này. Căn nhà nhỏ khá xinh và ở trong một khu an toàn, cô con gái út rất thích. Nhưng chỉ sau vài hôm, cứ đến một hai giờ khuya thì cả nhà phải thức giấc, bởi tiếng lục đục ở căn nhà tầng trên. Âm thanh của một vật cứng nào đó gõ xuống nền nhà. Không đều đặn, năm ba phút một lần, dù nhẹ nhưng cũng đủ làm buốt trong đầu.
Posted in Hồi ký chiến trườngTản MạnUncategorized | Leave a comment

Cuối Năm Ở Đồng Bằng

Phan Thái Yên
Inline image 2

Châu thổ mang mang trời nước sát
Hồn chùng hiu hắt nỗi không tên
Tô Thùy Yên

Đoàn tàu lầm lủi rời chợ Phước Xuyên, chạy về phía Tuyên Nhơn, rồi âm thầm thả trôi vào điểm kích. Trời đêm cuối tháng chạp yên tĩnh đến rợn người. Bóng cây hai bên bờ rạp chúi vào dòng kinh làm thành vệt đen mờ chập chờn trước mặt.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Huế 50 Năm Vết Máu Chưa Khô

Posted in Tài liệuUncategorized | Leave a comment

VBTCC – Cây Mai Rừng Của Người Lính Trận – Cha Và Quê Hương

Hôm nay đã là 16 tháng chạp AL, chỉ còn 15 ngày nữa là một mùa xuân tha hương nữa lại đến. Kính mời quý bạn nghe chuơng trình VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN với bài viết “ Cây Mai Rừng Của Người Lính Trận” của tác giả Nguyên Nhung, và bài viết “ Cha Và Quê Hương” của tác giả Thiên Lý qua giọng đọc của Kiều Loan và Đoàn Trọng Hiếu.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

You Tube VBTCC – Đêm Chờ Ngưng Bắn Nhớ An Lộc. Hồi ký của Đào Vũ Anh Hùng

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – SẮC HOA THỜI LOẠN. Đông Phương

Chúng tôi xin được đính chính bài viết Sắc Hoa Thời Loạn là của tác giả Tôn Nữ Đông Hương chứ không phải Đông Phương như ghi trên You Tube. Xin thành thật xin lỗi bà Tôn Nữ Đông Hương


Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | 2 Comments

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN – TẤM THẺ BÀI. Tác giả Bút Xuân Trần Đình Ngọc.

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – Biển Đợi Bến Chờ . Tác giả Phạm Văn Lương

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân. Phạm Tín An Ninh

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

VBTCC – Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân Với Bình Long Anh Dũng. P2

Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | 1 Comment

VBTCC Đại Đội 4 TĐ 52BĐQ với Bình Long Anh Dũng (Phần 1)

VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN – Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân Quân Với Bình Long Anh Dũng Hồi ký 64 ngày sống trong bão lửa của Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân, cuộc tử thủ bi hùng của hơn 80 tay súng đối với địch quân đông gấp 10 lần với chiến xa và đại pháo yểm trợ. Ngã tư Quốc Lộ 13 và Đại lộ Trần Hưng Đạo (Đại lộ Hoàng Hôn), Trường Quốc Quang là nơi ghi dấu những trận chiến đẫm máu của những ngày tháng không thể nào quên trong đời một người lính trận. Kính mời quý bạn cùng theo dõi
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorizedĐơn Vị Cũ, Chiến Trường Xưa(audio) | Leave a comment

Task Force South và Niên Trưởng của Tôi

Vương Mộng Long, K20
 
Là lực lượng trừ bị cơ hữu của Vùng 2 nên Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân, cứ sáng có mặt ở Kontum, chiều đã về Phú Bổn, nay Lâm-Đồng, mai Quảng-Đức. Tháng trước chúng tôi bị đặt dưới quyền chỉ huy của Task Force South, tháng sau chúng tôi đã nằm dưới quyền chỉ huy của Biệt Khu 24, cứ xoay vần như thế suốt năm 1968. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 3 Comments

TĐ1 TQLC – Cuộc đổ bộ trong lòng địch

Mũ Xanh Nguyễn Đăng Hòa
Kể từ sau cuộc đổ bộ bằng trực thăng của Tiểu đoàn 1 Quái Điểu vào ngày 11/7/72, tại quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chưa một ai viết lại cuộc đổ bộ ấy, và tôi nghĩ nếu tôi không viết để nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, oai hùng này thì ai có thể viết thay tôi ? Vì như tôi đã trình bày trong tập Hồi ký CƠN LỐC DÀI, hơn 1OO ông phóng viên thế giới, không một ông nhà báo nào dám “thi thố tài năng” đi theo chúng tôi cả. Cũng như 2 nữ phóng viên chiến trường Việt Nam là Kiều Mỹ Duyên và Lam Thiên Hương một thời ngang dọc đã lắc đầu khi tôi mời 2 cô đi “du ngoạn”. Nỗi danh thì cũng muốn, nhưng nghĩ đến mạng sống như chỉ mành treo chuông 2 cô vừa cười vừa nói: “Thôi, tui chẳng ham đâu”.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Đời Lính Viễn Thám

( Lâm Chương )

Bảy thằng Viễn Thám chúng tôi được trực thăng vận vào vùng hành quân. Theo kế hoạch, giữa trưa sẽ nhảy xuống khu rừng giáp ranh đồn điền cao su Choup, thuộc lãnh thổ Kampuchia. Nhưng mấy thằng phi công ôn dịch cứ bay tít ở trên cao, và lượn tới lượn lui mãi. Chắc nó muốn ăn đạn phòng không? Nó không biết phía dưới có hàng vạn quân Bắc Việt đang giương mắt ngó lên sao? Bay lượn cái kiểu trêu người này, chẳng khác nào báo cho địch biết rằng, tao sắp thả mấy thằng Viễn Thám xuống đây, hãy chuẩn bị bắt nó. Nhưng làm sao nói với thằng phi công? Lỗ tai nó đã bịt kín lại bằng cái máy nghe. Gió tạt mạnh và tiếng cánh quạt phần phật làm át đi mọi tiếng nói.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Những Hình Ảnh Thay Bằng Hàng Ngàn Lời Nói.

Người lính Hoa Kỳ tại Miền Nam Việt Nam … tay súng …
Posted in Tài liệuUncategorized | 6 Comments

Chuyến Bay Cuối Cùng Phi Đoàn A-37

Bài của 
một Sĩ quan Hành quân phi đoàn 524 Thiên Lôi


28 tháng tư 1975, sau bữa cơm chiều vội vã ở một câu lạc bộ gần khu gia binh TSN, tôi trở về ụ đậu phi cơ đầu phi đạo 07 phải nơi tạm trú ba phi đoàn 524, 534, 548 di tản về từ căn cứ Phan Rang, bước xuống xe tôi thấy các nhân viên phi đạo đang bận rộn kéo các A37 trang bị đầy bom đạn từ trong vòm trú ẩn ra đậu hàng ngang dài phía trước cách ụ năm chục bộ Anh (50 Feet). Tôi bước đến hỏi Trưởng phi đạo tại sao dời phi cơ ra khỏi ụ? Anh ta trả lời theo lệnh Trung tá Kỹ thuật và Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Tôi vào phòng trong ụ, nhắc điện thoại gọi Trung tâm hành quân, thì sĩ quan trực cho biết hình như lệnh của Bộ Tư Lệnh KQ hay Bộ Tổng Tham Mưu gì đó, tôi phát cáu, giũa anh một câu: Anh là Sĩ quan trực mà không biết lệnh lạc rõ ràng là như thế nào ? Anh có biết hồi chiều phi đạo 07 bị dội bom không ? Anh ta cầu hòa trả tời: Thưa thiếu tá, em thấy cũng vô lý thật, nhưng lệnh trên đưa xuống, em phải thi hành, nếu Thiếu tá muốn bìết rõ thì hỏi Đại tá Ước. Tôi cúp phôn rồi bấm số Đại tá Ước nhưng không có ở phòng giấy. Tôi ra lại bãi đậu, nói với Trưởng phi đạo di chuyển phi cơ trở lại vòm trú ẩn, nhưng anh nói: Thiếu tá nói với xếp em, em mới thi hành được. Tôi gọi điện thoại cũng không ai trả lời. Đang đứng phân vân suy nghĩ, làm cách nào để liên lạc được môt vị có thẩm quyền hỏi cho ra lẽ lệnh của ai để yêu cầu di chuyển phi cơ về vị trí cũ. Sơn “húc” tiếc nuối vừa nói vừa chỉ tay bên kia hàng rào kẽm gai: “Đêm qua Thiếu tá đừng cản em thì đám CS Võ Đông Giang đã ra người thiên cổ rồi, còn đâu mà cho kế hoạch để đám thằng Trung mang A37 từ Phan Rang về bỏ bom TSN hôm nay!”.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 2 Comments

Thiếu Tá Trịnh Lan Phương Chọn Cái Chết Thay Vì Đầu Hàng

 Sáng 30 Tháng Tư, 1975, sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh lên Đài Phát Thanh Sài Gòn kêu gọi quân đội buông súng đầu hàng vô điều kiện, rất nhiều vị anh hùng của chúng ta chọn cái chết tại chỗ thay vì ra hàng với giặc.
Posted in Tản MạnUncategorized | Leave a comment

Đằng trước và đằng sau

Cảnh sát SWAT Daryl Hudeck bế mẹ con chị Catherine Phạm sau khi cứu gia đình họ từ ngôi nhà bị ngập nước 
Photo Credit: David Phillip – AP
Trần Hoài Thư (Danlambao) – Một tấm hình gây xúc động lớn trong trận bão lụt Harvey vừa qua là tấm hình chụp một cảnh sát viên đặc nhiệm SWAT bế hai mẹ con người Việt Nam giữa biển nước lụt mênh mông. Đặc biệt là hình ảnh đứa bé ngủ ngon lành trên lòng mẹ.
Posted in Tản MạnUncategorized | 1 Comment

Câu Chuyện Hai Bé Gái Dưới Hầm Đồi Đồng Long , An Lộc

Résultat de recherche d'images pouralt
Sau khi quét sạch Cộng quân khỏi Thành Phố chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng nằm khuất lấp dưới những tấm ván gỗ và những cỏ cây xác xơ vì bom đạn,. Các Binh sĩ áp sát đến miệng hầm, họ nghe vài ba tiếng động sột soạt nhỏ phát ra từ bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Vì tưởng nhầm đây là hầm trú ẩn của Việt Cộng, các chiến sĩ Biệt Cách Dù hét lên cạnh miệng hầm:“Chui ra ngay!!. đầu hàng ngay!!, nếu không tôi tung lựu đạn vào, chết cả đám bây giờ…”
Có tiếng la từ xa:
– Khoan, khoan, dừng tay. Coi chừng bắn lầm vào dân!!!
Tiếng nói của Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ thị từ xa vọng lại.
Tất cả khi nghe được lệnh của vị chỉ huy trưởng đều ngừng tay chờ đợi. Trung Tá Huấn bước lại gần miệng hầm và nói to:
“Chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hoà, ai trốn trong hầm thì chui ra mau.”
Câu nói được lập lại lần thứ hai, thì có tiếng khóc thút thít the thé bên trong hầm vọng ra.
– Ra đi, chui ra mau đi, không sao đâu.
Đó là những lời thúc dục của những chiến sĩ Biệt Cách Dù, đang chờ sẵn trên miệng hầm. Tiếng động bên trong rõ dần, những ánh mắt long lanh của những người chiến binh Biệt
Cách Dù chùng xuống, khi thấy lần lần xuất hiện hai em bé gái khoảng 8 và 9 tuổi, đang bò lê lết tấm thân tiều tuỵ, áo quần rách nát, thân còn da bọc lấy xương, sau nhiều ngày đói khát, chậm rãi bò ra khỏi hầm.
alt
– Trời ơi!!! Ba má các em đâu? Sao lại như thế này? Còn ai trong đó không? Trung Tá Huấn hỏi ?
Hai em bé mặt mũi lem luốc, mắt mờ đẫm lệ, thân mình khô đét, nhìn hai bé chẳng khác gì hai bộ xương biết đi, chỉ biết lắc đầu, chứ không thốt lên được thành lời vì kiệt sức, thật quá đổi thương tâm, đau lòng, không chiến sĩ nào có thể cầm được nước mắt. Sau những câu hỏi dịu dàng đầy tình thương của vị chỉ huy 81 Biệt Cách Dù. Trung Tá Chỉ Huy Trưởng đã mang hai bé về Bộ Chỉ Huy Hành Quân và giao cho Ban Quân Y của Bác Sĩ Nguyễn Thành Châu khám nghiệm, chữa trị, chăm sóc cho đến khi hai bé tạm bình phục và hai bé đã kể lại mọi sự việc như sau:
Em lớn tên Hà Thị Nở (9 tuổi), em nhỏ tên Hà Thị Loan ( 8 tuổi), cha là Trung Sĩ Nhất Hà Trung Hiến (Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long), Khi Việt Cộng tấn công, pháo kích vào An Lộc, mẹ cháu cõng em trai 4 tuổi trên lưng, còn hai tay thì dìu hai đứa con gái chạy loạn dưới làn mưa pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Chạy từ khu nhà dân, ở chân
đồi Đồng Long, giữa đường mẹ cháu bị trúng đạn pháo chết ngay tại chổ, em trai bị thương nặng ở chân, 2 cháu kêu khóc tuyệt vọng bên xác mẹ hồi lâu, phải ngậm ngùi quẹt lau nước mắt, gỡ rời tay em trai vẫn còn quàng ngang qua cổ mẹ, mình mẩy đã đầm đề máu tươi, hai chị em thay phiên nhau cõng em trai mình, từ từ lê lết tìm gặp 1 cái hang, và chui vào đó tránh đạn pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt.
Trong đêm hôm đó Em trai cháu chết, qúa khó khăn để chôn cất, nên chúng cháu để xác Em trai nằm bên cạnh, thân xác của em cháu sau hai ba ngày sình thối, mùi thối
xông lên thật là khó ngửi, hai em phải thò đầu ra ngoài miệng hang để thở cầm hơi, chỉ dám ló ra ngoài miệng hang vào lúc ban đêm, Chúng cháu trốn ở đó suốt hơn hai tháng, lúc đầu may nhờ có một số cơm gạo sấy của ai bỏ lại đã ăn dần, về sau ăn sống luôn mấy con gà con lạc mẹ đang trốn chung trong hầm. Cạn kiệt lương thực, đói qúa ban đêm khi không còn nghe tiếng đạn pháo kích, thì mò ra khỏi hầm để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày, còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng. May nhờ đến ngày hôm nay được các bác tìm thấy mà cứu sống các cháu.
Trong năm 1973, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã đưa hai Cháu Loan và Nở lên Đài Truyền Hình Sài Gòn, để kể lại bao nổi gian khổ, đói khát hãi hùng, kinh hoàng trong
hơn hai tháng ẩn trốn ở An Lộc. Đến năm 1974, hai Cháu đã được một người Mỹ nhận làm con nuôi, và hiện nay đang định cư tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ..
Ôi chiến tranh! Chiến tranh tàn khốc mà người Cộng Sản đã mang đến cho dân tộc Việt Nam như thế đó.
Nguồn: ChinhnghiaVietNamCongHoa
Biệt Cách vào An Lộc Đội pháo trên đầu như đội mưa
Hổ Xám vào An Lộc Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Trong tiếng đạn reo mù khói
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu như đọc thơ ” Hổ Xám vào An Lộc Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân
Biệt Cách vào An Lộc An Lộc
Địa Sử Lưu ChiếnTtích
Anh theo quân vào nơi lửa khói
Hét tiếng xung phong trời cũng vỡ
Mà tưởng em đang rót chén mời .
Bóng địch chập chùng
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Phước Long lưu chiến tích
Anh trúng đạn giữa rừng hoang
Mãnh hổ nan địch quần hồ
Anh thối binh về mà thấy oan .
Vẫn nhớ về An Lộc Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Còn đó trời An Lộc
Đến phút cuối cùng anh vẫn nhớ
Nhớ dáng em xưa là cô giáo
Thấp thoáng trinh nguyên đôi tà áo
Tiếng hát em trong như tiếng oanh .
” Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi “
“Biệt Cách Lưu Danh, Biệt Cách Đời”
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 2 Comments

An Lộc được 45 Năm nhớ về ngày “Địa Ngục Trần Gian”

An Lộc được 45 Năm nhớ về ngày “Địa Ngục Trần Gian”giải tỏa -17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.

altAnLoc July 3, 1972 – REINFORCEMENTS WELCOMED
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Những người lính tử thủ An Lộc

Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Bão Lửa 1972 – Tri ân những người lính QLVNCH)
Ngày 7 Tháng Bảy 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc tuyên dương công trạng và đặc cách thăng cấp tất cả chiến sĩ tử thủ An Lộc sau gần ba tháng ác chiến với bốn sư đoàn Cộng quân 5, 7, 9 và Bình Long. Trong lúc tình hình mặt trận vẫn còn rất ngột ngạt, tuy rằng các sư đoàn địch đã lùi ra xa, nhưng không có gì bảo đảm rằng sự hiện diện của vị tổng tư lệnh là không nguy hiểm cho chính bản thân ông. Tổng Thống Thiệu được đích thân Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, lái xe Jeep chở đi một vòng thành phố để quan sát những đổ vỡ của chiến tranh. Tổng Thống Thiệu đã cảm khái đứng lặng thinh bên những nấm mộ chôn vội của tử sĩ và người dân An Lộc. Chiếc xe Jeep phải chạy ngang khu bến xe An Lộc để ông có thể ngậm ngùi trông thấy được một cái nghĩa trang nhỏ, đơn sơ nhưng rất tươm tất, nơi an táng hình hài của 68 anh hùng 81 Biệt Cách Dù, mà đã được đồng đội còn sống lập nên.
Posted in Uncategorized | 2 Comments

Thơ tình của người lính VNCH viết từ chiến trường trước Tháng Năm 1975

Mường Giang
Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già miền Nam thua trận đã may mắn được sống sót sau một cuộc đổi đời. Tất cả như một màn kịch có nhân vật, thời gian và địa điểm, được đạo diễn cho mở màn và kết thúc sân khấu một cách tài tình. Có điều màn kịch được các diễn viên hay nói đúng hơn đó là những người lính trận mà hầu hết đang ở cái tuổi “xuân thì đầy mộng mơ hoa bướm” ghi lại qua những “Tình Khúc” được viết từ mặt trận đang còn nghi ngút khói, bên xác của bạn lẫn thù, đã làm cho những người xem sửng sốt tới rơi lệ vì không mấy ai tin là sự thật.
Posted in Tản MạnUncategorized | Leave a comment

Về Thăm Quân Trường Cũ… Trường Bộ Binh Thủ Đức

Suốt đêm ấy, tôi không ngủ ngon giấc được vì lòng cứ nôn nao trong dự tính sẽ về thăm lại Trường Bộ Binh Thủ Đức vào buổi trưa ngày mai, nhân chuyến bay tập “Không Hành xa” mà không trình được Thiếu úy Hạnh, huấn luyện viên, chỉ định là Nha Trang – Sài Gòn. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Một Phượng Hoàng Nữ Quân Nhân QLVNCH

Sue Phan‎

Huy hieu nu quan nhan QLVNCH..jpg
TRAO ĐỔI TÙ BINH: Khi tôi còn là nữ sinh, tôi không biết Cộng Sản là gì! Dịp Tết Mậu Thân, Mẹ tôi mất 2 người anh, vì bị CS xử tử bằng cách chôn sống. Năm đó tôi đậu Tú Tài, tôi đã tình nguyện vào quân đội, bất kể sự cản trở của ba mẹ tôi, tôi dọa nếu tôi không vào quân đội, tôi sẽ không bao giờ lập gia đình. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 2 Comments

Nhan Sắc Cư Tang

image
Đây là chuyện đánh trại Gia Binh rất nổi tiếng tại Banmêthuột, nhân vật và mọi chuyện đều là sự thật của năm xưa, cô Yến – mà đúng ra phải gọi là bà Tiên – hiện vẫn còn sống ở Saigon và vẫn mái tóc che dấu tích xưa của bạo tàn !
Mộ của chú Tiên trong Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đã được gia đình cải táng lâu lắm rồi …
Đọc lại … Xin thắp nén hương lòng cháu kính viếng chú Tiên, chú ơi ….
Như Thương
 Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 6 Comments

Cuộc vượt thoát kỳ diệu


Lời giới thiệu Của NT Trung Tá Bùi Quyền, TĐT TĐ5ND:
Bác sĩ Liêm là Y sĩ trưởng cuối cùng của TĐ5ND khi tôi là TĐT. Trong trận Khánh Dương, khi theo lệnh BCH/ LĐ3ND triệt thoái về sau tuyến II, tức phía sau khu vực TĐ6ND.Tôi quyết định cho TĐ đoạn chiến và triệt thoái vào ban đêm. Khi ĐĐ54 dẫn đầu cánh quân B chạm địch, BS Liêm lại đi cùng cánh quân này vì còn chuyện trò tâm sự với Đại úy Huỳnh Quang Chiêu, ở gần nhà BS Liêm và là SQ được tôi chỉ định kèm cho Trung úy Vũ, tân ĐĐT/ ĐĐ54. Tr.Úy Vũ hy sinh và Đ.Úy Chiêu cùng BS Liêm mất tích. Khi về đến Sài Gòn tôi đến nhà 3 SQ này để phân ưu. Không ngờ khoảng 1 tuần sau, Quân cảnh Vũng Tàu liên lạc với TĐ để xin xác nhận có 2 SQ tên Chiêu và Liêm theo thuyền dân cập bến Vũng Tàu và nhất là họ mang theo chiến lợi phẩm là súng AK-47 của VC. Sau khi xác nhận, ngày sau 2 vị này về Sài Gòn. Tôi rất vui song lúc đó BS Liêm chỉ kể qua loa chuyện vượt thoát của ông. Hôm nay được đọc bài bS Liêm viết chi tiết về cuộc vượt thoát này, tôi rất vui và xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện vượt thoát hy hữu của 1 y sĩ quân y nhẩy dù
Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 3 Comments

Trận Suối Đá 25-5-1974

Mũ Nâu Huỳnh Văn Của
Tiểu Đoàn 37 BĐQ rời căn cứ Chu Lai lúc xế trưa. Hai ngày khao quân và gắn huy sau chiến thắng Mộ Đức một tuần trước đó vẫn còn là đề tài trao đổi của Lính. Quân số mới bổ sung khá đầy đủ, gần 30 mạng cho mỗi Trung Đội, thêm một sĩ quan vừa trở lại Đại Đội sau hơn 6 tháng dưỡng thương. Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng trở thành sĩ quan “ không quân “ , làm trừ bị cho ba chàng “ quai chảo “ chúng tôi. Lính mới, khí thế mới, cộng thêm câu chuyện đẩy lui cuộc tấn công vào Chi Khu Mộ Đức của đám chủ lực tỉnh K8 vẫn còn đủ hấp dẫn để khích lệ tinh thần của anh em binh sĩ trước khi vào vùng hành quân trong QuảngTín. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

An Lộc, chiến trường đi không hẹn

Hổ Xám” Phạm Châu Tài

(Viết cho những chiến hữu của tôi đã một thời vào sanh ra tử trên khắp chiến trường sôi bỏng để bảo vệ đất nước).


Tác Giả, Cựu Thiếu Tá Hổ Xám Phạm Châu Tài, cùng 2 cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat. Hình từ trái qua phải: Cựu Thiếu Tá Phạm Châu Tài, cựu Đại Tá Phan Văn Huấn (Khóa 10 VB, nguyên Liên Đoàn Trưởng LĐ 81 Biệt Cách Dù) và thi văn sĩ Quốc Nam (Khóa 22 VB, Chủ Tịch HĐQT An-Lộc Foundation, Tác giả 21 tác phẩm đã xuất bản trước & sau năm 1975, trong số này có 2 thi tập Tình Ca Lính Alpha Đỏ xb 1968 & Bản Thánh Ca Alpha Đỏ xb 2012). Photo by Việt Long.
 
 
Mùa hè năm 1972 đi qua như cơn ác mộng mà khi tỉnh dậy người ta vẫn còn bàng hoàng như đang mê sảng.

Mùa hè đến với những cơn lốc bạo tàn, với những trận cuồng phong kinh hãi, sẵn sàng huỷ hoại tất cả những gì gọi là sự sống của con người, mà những tiếng kêu thương, bi ai thống khổ nhất vẫn còn âm vang cho đến ngàn sau.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 3 Comments

Tháng Tư: Gọi Tên Cuộc Chiến


Trần Trung Đạo
Ngày 23 tháng 3, 2017 vừa qua, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Viện trưởng Viện Đại Học Harvard viếng thăm Đại học Fulbright Việt Nam. Nhân dịp này bà đọc một diễn văn tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Phần khá dài của diễn văn, bà dành để nói về Chiến tranh Việt Nam, nội chiến Hoa Kỳ và hòa giải Nam Bắc Mỹ. Continue reading 
Posted in Tản MạnUncategorized | 2 Comments

Ăn mặc cho đúng cách

Posted in Tài liệuUncategorized | Leave a comment

Lễ Nghi Quân Cách

Posted in Tài liệuUncategorized | Leave a comment

Cách đeo huy chương

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Tiểu đoàn 3,8,9 TQLC vượt sông kịch chiến toàn khu Mỹ Chánh

https://i0.wp.com/tqlcvn.org/images/TD3-TQLC%20TRANS.gifhttps://i0.wp.com/tqlcvn.org/images/TD8-TQLC%20TRANS.gifhttps://i1.wp.com/tqlcvn.org/images/TD9-TQLC%20TRANS.gif
Vương Hồng Anh
* Cuộc hành quân Sóng Thần 5-72 ở Bắc Mỹ Chánh:
Như đã trình bày, sau khi lực lượng VNCH triệt thoái khỏi thị xã Quảng Trị vào đầu tháng 5/1972, bờ Nam sông Mỹ Chánh trở thành phòng tuyến đầu ngăn chận các sư đoàn CSBV muốn tiến về Huế. Lực lượng chính là hai lữ đoàn Thủy quân Lục chiến (TQLC) được phân nhiệm như sau: lữ đoàn 258 trách nhiệm phòng thủ phía Tây Quốc lộ 1 từ bờ sông Mỹ lên đến vùng núi, lữ đoàn 369 TQLC trách nhiệm phòng thủ phía Đông từ Quốc lộ 1 ra đến bờ biển. Ngày 5 tháng 4/1972, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 khởi sự soạn thảo kế hoạch phản công tái chiếm các khu vực ở Bắc Mỹ Chánh, mục tiêu đầu tiên là khu vực phía Tây của thị trấn Diên Sanh- quận lỵ quận Hải Lăng. Ngày N được chọn là ngày 12 tháng 5/1972 với nỗ lực chính là ba tiểu đoàn 3,8,9 TQLC.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Liên Đòan 4 Biệt Động Quân: Trận đánh lớn ở đèo Bình Đê

Huy hieu BDQ.
Huy hieu Lien doan 4 BDQ .jpg

Vương Hồng Anh


Như đã trình bày, từ năm 1967, bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ban hành văn thư phát triển lực lượng Mũ Nâu. Theo đó, tại mỗi Vùng chiến thuật, thành lập một liên đoàn Biệt động quân đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Quân đoàn/Vùng chiến thuật. Tại Miền Tây Nam phần, liên đoàn 4 Biệt động quân được thành lập với sự tập hợp 5 tiểu đoàn Biệt động quân đang yểm trợ cho 3 Sư đoàn Bộ binh:
– Tiểu đoàn 32 Biệt động quân, hậu cứ tại Mỹ Tho và tiểu đoàn 41 Biệt động quân ở Kiến Hòa: yểm trợ cho Sư đoàn 7 Bộ binh. (Đến năm 1972, tiểu đoàn 32 Biệt động quân tách khỏi liên đoàn 4 BĐQ và bổ sung cho liên đoàn 7 Biệt động quân vừa được thành lập).
– Tiểu đoàn 43 Biệt động quân ở Sa Đéc yểm trợ cho Sư đoàn 9 Bộ binh.
– Tiểu đoàn 42 Biệt động quân ở Bạc Liêu và tiểu đoàn 44 Biệt động quân ở Sóc Trăng yểm trợ cho Sư đoàn 21 Bộ binh.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 3 Comments

Đắc Lắc: Trận phản công cuối của Quân Đoàn II

Vương Hồng Anh
Su doan 23 BB .jpg
Như đã trình bày trong hai số báo trước, vào ngày 10/3/1975, CSBV đã điều động 3 sư đoàn chính quy tấn công cường tập vào Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Darlac, và các căn cứ, doanh trại quân sự quanh vòng đai thị xã. Sau hai ngày kịch chiến với CQ, trước hỏa lực mạnh và áp lực về quân số của đối phương, một số đơn vị đã rút ra khỏi vị trí phòng ngự để tái phối trí lực lượng. Riêng bộ tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột đặt tại bản doanh bộ tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh đã bị CQ huy động một lực lượng tấn công cường tập.
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Tháng ba chôn súng

http://haingoaiphiemdam.com/thang-ba-chon-sung/
Cứ mỗi tháng Ba về, lòng tôi lại chùng xuống, phải nói là buồn đau, cay đắng, ngậm ngùi đến tận cùng tim gan mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương đập vào mắt tại bãi biển Thuận An
TQLC di tan thang 3 nam 1975.jpg
Cứ mỗi tháng Ba về, lòng tôi lại chùng xuống, phải nói là buồn đau, cay đắng, ngậm ngùi đến tận cùng tim gan mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương đập vào mắt tại bãi biển Thuận An vào những ngày 25, 26, 27 hay tại bờ biển Đà Nẵng ngày 28, 29 tháng 3/1975.Đã 39 năm trôi qua, đã có quá nhiều bài viết về những ngày cuối tháng 3/1975 tại bãi biển Thuận An. Tôi không muốn lập lại nhưng với cương vị là Trung Úy, ĐĐP/ĐĐ2, TĐ7, LĐ147/TQLC, là lữ đoàn bị kẹt lại trên bãi biển Thuận An, tôi xin ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe cùng suy nghĩ của mình về những ngày chiến đấu tới tận cùng sức sống của TĐ7/TQLC mà Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Phạm Cang, Tiểu Đoàn Phó là Thiếu Tá Lê Quang Liễn, cả 2 vị đều xuất thân từ Khóa 20 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.Viết để thấy rõ hơn là trong trận đánh cuối cùng đó của TĐ7/TQLC, chúng tôi đã chiến đấu với ai, với 1 đại đội du kích Việt Cộng hay là chiến đấu với cấp tiểu đoàn, trung đoàn chính quy Bắc Việt với hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 cùng với chiến xa T54 yểm trợ…
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | 1 Comment

Tháng ba định mệnh

http://haingoaiphiemdam.com/thang-ba-dinh-menh/
Với những dòng này, mong đóng góp chút ít tư liệu về cuộc chiến, và những gương hy sinh của các Sĩ Quan QLVNCH, những anh hùng không tên tuổi đã nằm xuống trong cuộc chiến, để giữ gìn miền Nam êm ấm thanh bình gần 3 thập niên từ sau 1945-1975
…Những ngày cuối tháng 3, trời mưa như trút nước, cả ngày lẫn đêm, như xót thương cho số phận non sông Bình Định đã rơi vào tay của lũ vô thần. Qua hơn 2 ngày đêm, chúng tôi không có gì để ăn, ruột đói cồn cào, quần áo ướt sũng, thật đói và lạnh. Chúng tôi đi ngang qua những đám gò trồng đậu phụng, nhổ lên hy vọng kiếm củ ăn cho đỡ đói lòng, nhưng vào mùa đó cuối tháng 2 Âm Lịch, củ còn rất non. Chúng tôi rửa bằng nước mưa, nhai lấy nước mà thôi. Chúng tôi qua những cánh đồng bắp cũng thế , chỉ ngậm lấy nước. Qua ngày thứ 3, cả ba chúng tôi đều bị tiêu chảy, kiệt sức không còn đi nổi. Tôi thấy tình hình như vậy, chắc là số phận tôi không xong rồi, nên nói với hai anh bạn đồng hành:“Tôi không đi nổi nữa rồi, hai anh còn sức cứ đi theo hướng Đông ra biển may ra còn tàu của hải quân của quốc gia bốc các anh về Sài Gòn.”Thật là cảm động, tuy không cùng đơn vị nhưng hai anh lính nói:
“Đại Uý đi thì chúng tôi đi, ông ở lại chúng tôi ở lại. Chúng tôi không nỡ bỏ ông ở đây!”
Posted in Hồi ký chiến trườngHồi ký từ địa ngụcUncategorized | 4 Comments

Mây Xám Trên Cánh Đồng Tàn Cuộc Chiến

Chuyện xẩy ra đã lâu nhưng mỗi lần có việc đi ngang qua khu vực này thì trong tôi vẫn hiển hiện hình ảnh cũ của năm đó…
Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 22 hướng về tỉnh Tây Ninh, phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên cầu Bông, trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao thuộc nội đô Sài Gòn. Cây cầu Bông này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn thuộc tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa. Thấp thoáng trên các thửa ruộng và sau hàng cây trâm bầu là những chiếc xe tank M 113, xe GMC, xe Jeep… của binh sĩ Sư Đoàn 25 Bộ Binh miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ lại sau khi cả nước tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí tưởng của một thanh niên mới vừa 18 tuổi về hình ảnh người lính chiến đã khiến tôi háo hức rảo bước vào khu vực có các xe quân sự ở đây. Theo sát bên là Trí, em họ, con người cậu ruột tôi. Cả hai lần lượt trèo vào từng chiếc xe, nhất là xe tăng M 113, xà vào chỗ mà những người lính đã từng ngồi khi họ chạy xe hoặc lúc tác xạ. Súng trường M 16, súng đại liên M 60, súng M 79, mũ sắt, giầy trận, quần áo lính, giấy tờ và các dây đạn vàng chóe… vẫn còn sót lại trong lòng xe cùng nằm rải rác dọc theo các bờ ruộng, trên các đoạn đường nhựa nơi tôi và Trí vừa đi qua. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngHồi ký từ địa ngụcUncategorized | Leave a comment

Chuyện Về Chị Kim Chi

Một chuyện tình đẫm lệ thời chinh chiến. Thật đáng thương cho những người đã sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến quốc cộng tương tàn thảm khốc.
                                                     ****************************
Chị biết anh vì hai gia đình ở chung xóm gần chợ Gia Định. Chị cũng là bạn cùng lứa với em anh từ trường tiểu học cho đến lúc vào trường Trưng Vương. Anh học Khoa Học Sài Gòn. Thỉnh thoảng anh dừng chân ở quán nhà chị ở đầu ngõ, chào hỏi vu vơ, nói đôi ba câu chuyện. Kêu chị là bé dù anh chỉ hơn chị chừng 5 tuổi. Vậy mà chị lại thích, chị có cảm giác mình thật bé bỏng khi đứng bên cạnh anh thật cao lớn, cần sự che chở của anh. Continue reading 
Posted in UncategorizedVăn Nghệ Kaki | 2 Comments

Mũ đỏ Trương Văn Út – Đồi Delta

ubl1.png
.Mũđỏ Trương Văn Út (Útbạchlan)

     Cuộc hành quân Toàn Thắng do Trung Tướng Đổ Cao Trí sắp bước vào giai đoạn kết thúc, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù (LĐ1ND) đã kiểm soát toàn bộ tỉnh Kampong Cham, Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù (LĐ3ND) chiếm tòan bộ phía Đông của Cambodia gồm các cứ điểm trọng yếu như: Snoul, Memot, Chup, Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù (LĐ2ND) làm lực lượng trừ bị trách nhiệm dọc theo biên giới Miên – Việt. Bộ Chỉ Huy Lữ  Đoàn 2 Nhẩy Dù (BCH-LĐ2ND) đang trú đóng tại trại Biên Phòng Thiện Ngôn vốn là căn cứ của Lực Luợng Đặc Biệt về phía Tây của tỉnh lỵ Tây Ninh cách biên giới khoảng 10 cây số (Km). Toàn bộ nhân sự lãnh đạo Cục R và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời cùng đám cán binh thoát chết của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phải tháo chạy thục mạng lẫn trốn về vùng biên giới Việt – Miên – Lào khiến Tướng Đổ Cao Trí không thực hiện được quyết tâm: “phen này ta nhất quyết phải bắt được thằng Mười Trí” ! Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngUncategorized | Leave a comment

Tiếng Dân Việt #2 – Hoàng Sa Trong Lòng Dân Tộc

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Tiếng Dân Việt # Nước Đã Tràn Bờ

Posted in Uncategorized | 1 Comment

Chiến Sĩ tiểu đoàn 62 BĐQ & vợ con tử chiến giữ căn cứ Lệ Khánh

Từ trại dân sự chiến đấu Polei Kleng đến tiểu đoàn 62 BĐQ Biên phòng ở căn cứ Lệ Khánh:
Tháng 8/1970, theo kế hoạch của bộ Quốc phòng VNCH, tất cả thành phần Dân sự Chiến đấu trực thuộc Lực lượng Đặc biệt được chuyển sang binh chủng Biệt động quân để thành lập các tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng. Theo lịch trình cải tuyển, ngày 31 tháng 8/1970, trại Dân sự chiến đấu Polei Kleng được tổ chức thành tiểu đoàn 62 Biệt động quân với quân số ban đầu là 403 quân nhân, trong đó 2/3 là người Thượng. Trại còn có tên Việt là Lệ Khánh. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Tiểu Đoàn 51 Biệt Động Quân và các kỷ lục Chiến trường

http://haingoaiphiemdam.com
Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân, tiểu đoàn 51 Biệt động quân là một trong những đơn vị có những thành tích đặc biệt nhất được ghi nhận như là những kỷ lục chiến trường:
huy-hieu-tieu-doan-51-ld6bdq
Vương Hồng Anh
Những kỷ lục chiến trường:
Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân, tiểu đoàn 51 Biệt động quân là một trong những đơn vị có những thành tích đặc biệt nhất được ghi nhận như là những kỷ lục chiến trường:
Posted in Tài liệu | Leave a comment

Xin một đời góa bụa cùng anh

Hạt sương khuya (Danlambao) – Có phải mùa xuân đang về không nhỉ? Chốn này thật yên tĩnh, không đào, chẳng pháo… bánh chưng xanh. Mọi thứ như đang lắng đọng vào chốn không gian trầm mặc. Chỉ một ánh nhìn xuyên qua khung cửa nhỏ, tìm về một miền quá khứ xa xưa, nơi có những tà áo thướt tha vươn nhẹ trên đôi gót hài, e ấp đủ vừa cho một ánh nhìn tha thiết.
Ngày xưa nhớ lần qua phố vui
Anh gửi em Tấm Thẻ Bài này
Và nói đây là tấm kim ngân
Anh để lại cho mình. 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Đời ơi tôi khóc!

Huỳnh Thị Kim Oanh


Tôi khóc khi tôi bị kéo tuột ra khỏi bụng mẹ để chào đời. Mẹ bảo tôi khóc nhiều lắm, khóc đến tím cả mặt mày, thân thể mới chịu im.Lạ thật, mắt vẫn còn nhắm, tay chân quơ quào vô thức, dây rốn chưa được cắt, vậy mà đã khóc. Tại sao? Lạ hơn nữa, nếu không khóc, không chịu khóc thì sẽ bị bà mụ, ông đỡ xách ngược hai chân dựng ngược đầu xuống, vỗ vào mông, đánh vào đít, móc cả họng cho đến phải khóc, phải bật ra mấy tiếng tu oa!

Nguồn:  
https://buonvuidoilinh.wordpress.com/page/12/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét