Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

" Vùng Kinh Tê Mới "- Lao cải cộng nô !

Tiếp theo:
" Vùng Kinh Tê Mới "- Lao cải cộng nô !


 

Việt Nam vận dụng sáng tạo Chính sách kinh tế mới của Lênin để đổi mới

23 Tháng Tư 2014 - 15:23:33



(VOV5)- Tại Việt Nam đang khởi động nhiều hoạt động nhằm tổng kết 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới.  Nhìn lại chặng đường lịch sử với nhiều thành tựu quan trọng, các nhà lý luận ở Việt Nam cho rằng Việt Nam không thể Đổi mới thành công nếu không vận dụng sáng tạo Chính sách kinh tế mới của của Vladimir Ilyich Lenin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

viet nam van dung sang tao chinh sach kinh te moi cua lenin de doi moi hinh 0
Vladimir Ilyich Lenin


Nhìn lại tiến trình Đổi mới, hẳn nhiều người Việt Nam không thể quên cả một thời kỳ dài với tên gọi “Bao cấp”. Suốt những năm 1970 cho đến năm 1986, sở hữu tư nhân bị triệt tiêu, nhường chỗ cho sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Hệ quả tất yếu là sản xuất nông nghiệp trì trệ, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. Phần lớn nhà máy, xí nghiệp rơi vào tình trạng “ lời giả, lỗ thật”. Lưu thông phân phối ách tắc, thị trường rối loạn. Lạm phát đạt tốc độ “ phi mã” kéo dài với chỉ số tăng giá bán lẻ cả năm 1986 là 774,7%. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút nghiêm trọng. Thời kỳ giáp hạt ở nông thôn, có tới hàng triệu gia đình thiếu ăn. Tiêu cực xã hội lan rộng, lòng dân không yên…


Nhận thức về Chính sách kinh tế mới của Lenin

Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã có quyết định đúng đắn về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đảng đã nhận thức về việc vận dụng và phát triển sáng tạo những tư tưởng lý luận của Lenin về Chính sách kinh tế mới (NEP), trước hết là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Năm 1979, Việt Nam đã mời các giáo sư, viện sĩ , tiến sĩ kinh tế hàng đầu của Liên Xô ( Liên bang Nga ngày nay) sang truyền đạt cho các cán bộ trung, cao cấp về Chính sách kinh tế mới (NEP). Đến cuối tháng 12 năm 1982, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, nhóm nghiên cứu về NEP của Việt Nam ra đời. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược, một trong những thành viên nhóm nghiên cứu về NEP thời kỳ đó, nhớ lại: Thời kỳ đầu đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang quan hệ hàng hóa- tiền tệ thì Chính sách kinh tế mới NEP rất quan trọng với hai tư tưởng chính. Một là phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ. Hai là sử dụng Chủ nghĩa tư bản Nhà nước để phát triển kinh tế. Vào thời điểm lịch sử đấy, nếu ta dùng 2 quan điểm kinh tế hàng hóa để bác nền kinh tế kế hoạch, nếu không phải là của Lenin thì quan điểm đó chắc chắn sẽ không được chấp thuận.


Giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu Chính sách kinh tế mới của Lê nin, thì cho rằng: Từ mộ    t nước lạc hậu mà đi lên như vậy thì Chính sách kinh tế mới là đường đi, không có con đường nào khác. Đó là việc chuyển sang kinh tế thị trường nhưng cái khó khăn nhất là phải đuổi kịp và ngang mức tiên tiến trên thế giới. Sau những khó khăn ban đầu thì cũng có một số quốc gia  như Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Âu chuyển sang kinh tế thị trường. Vấn đề là vận dụng thế nào con đường tắt này mới là thử thách nhất đối với các Đảng cầm quyền.

viet nam van dung sang tao chinh sach kinh te moi cua lenin de doi moi hinh 1
Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế


Vận dụng sáng tạo để phát triển

Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thừa nhận sự tồn tại khách quan các thành phần kinh tế với sự đan xen các loại hình sở hữu, quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động…Đó là sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin. Không những thế, tư tưởng của NEP còn được Đảng cộng sản Việt Nam phát triển, mở rộng ở một tầm cao mới. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nhận định: Bây giờ chúng ta đã vượt xa tất cả các nội dung của Chính sách kinh tế mới. Đến năm 1989-1990, chúng ta đã chấp nhận không phải kinh tế hàng hóa mà là kinh tế thị trường, nâng một tầm cao hơn. Thứ hai, chúng ta đã mở cửa, hội nhập quốc tế. Còn quan điểm của Lenin mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng chủ nghĩa tư bản trong tô nhượng…Tuy nhiên, NEP chính là cái gậy để xóa bỏ cơ chế  mệnh lệnh, quan liêu, bao cấp, mở đường cho những quan điểm mới. Nó là cái mũ mà những người cộng sản có thể chấp nhận được ở thời kỳ khởi đầu cho công cuộc đổi mới.


Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đi được một chặng đường dài, gần cán đến mốc 30 năm. Có được những thành quả to lớn như ngày hôm nay, các nhà lý luận ở Việt Nam đều thống nhất cho rằng Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới, chuyển từ cái cũ sang cái mới với rất nhiều khó khăn, trăn trở./.
 Nguồn:http://vovworld.vn/vi-VN/Binh-luan/Viet-Nam-van-dung-sang-tao-Chinh-sach-kinh-te-moi-cua-Lenin-de-doi-moi/232579.vov 


THÂN PHẬN VỢ CUẢ MỘT “TÙ CẢI TẠO”
                                                                                                                                                                    Thanh Minh.

1. DUYÊN PHẬN:
Tôi sanh năm 1929 tại huyện Bãi Xàu, tỉnh Sóc Trăng, Miền Nam Việt Nam.
Ba tôi làm công chức tại Ty Bưu Điện của huyện lÿ Bãi Xàu. Thuở đó, dân ta quen gọi chức vụ của ba tôi là “thầy thông Nhà dây thép”. Ba má tôi sanh được sáu đứa con. Tôi là gái thứ hai, nhưng dân Miền nam quen gọi là “thứ ba”. Tôi theo học Trường Sơ học Bãi Xàu. Thời kì đó, nước Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp và hầu hết các môn học đều giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Năm 1941, sau khi đậu bằng Sơ học (Certificat d’études primaires), tôi đi Sài Gòn dự thi vào “Collège des jeunes filles indigènes”. Về sau trường nầy được đổi tên là Trường Trung Học Gia Long. Thời may, tôi thi đậu. Thêm một điều may nữa  là sau đó ba tôi được điều động lên làm việc tại Sở Bưu điện Sài Gòn. Thế là, cả gia đình chúng tôi dọn lên cư trú tại thành phố Sài Gòn.
Lúc tôi 16 tuổi, một bước ngoặt đau buồn ập đến cuộc đời của tôi. Ba tôi qua đời vì bịnh lao phổi. Trước khi nhắm mắt, ba tôi xin người chị ruột của ba tôi, mà tôi gọi là cô Sáu, đem tôi về nuôi, để có thể tiếp tục việc học hành, lý do là gia đình chúng tôi rất nghèo. Số là, cô tôi có một người con trai duy nhứt, lúc đó là chủ một hãng kem đánh răng lớn ở Sài Gòn. Đó là Hãng kem Perlon, đối diện chợ An Đông, đường An Dương Vương, quận 5, Sài Gòn. Ông Huỳnh Văn Xin, Tổng Giám đốc hãng, chính là anh họ của tôi. Người Miền Nam gọi là “anh cô cậu”, tức là tôi gọi má của anh Xin là “cô”, và anh Xin gọi ba tôi là “cậu”.
Tôi xin nghỉ học và vô làm việc trong văn phòng hãng Perlon. Tôi vừa là nhân viên của hãng, vừa là thân quyến của chủ hãng, cho nên được mọi công nhân trong hãng nể vì. Tôi phụ trách giữ sổ sách xuất nhập kho nguyên liệu và sản phẩm hoàn thành.
Một thời gian sau, hãng tuyển một nhân viên mới với nhiệm vụ là kế toán trưởng (chef comptable). Anh nầy tên là Thạch, 21 tuổi, lớn hơn tôi 5 tuổi, có dáng dấp như một thư sinh, tánh tình hiền lành, khép kín. Chúng tôi làm chung gần ba năm. Sau đó, chúng tôi đã kết hôn, với sự đồng ý của hai bên gia đình đàng trai và đàng gái.
Theo quan niệm duy tâm, qua câu nói: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, có phải chăng, anh Thạch và tôi đã có duyên nợ từ kiếp trước? Tôi chỉ biết là, trước kia tôi vốn là một cô gái đồng quê, ở một tỉnh lẻ hẻo lánh, khỉ ho cò gáy. Nếu tôi không có “số” di cư lên Sài Gòn hoa lệ, thì làm sao mà tôi gặp được anh Thạch, một cư dân của Sài Gòn, chưa hề bước chân đến tỉnh lẻ, quê hương của tôi?
Sau ngày kết hôn, tôi về làm dâu nhà anh Thạch, ở Tân Định, quận 1, Sài Gòn. Một thời gian sau, chúng tôi ra riêng, thuê lại một tiệm tạp hóa có hiệu là “Vũ Lai”, đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) đối diện chợ Tân Định, thành phố Sài Gòn. Nhờ thuận vợ thuận chồng và chí thú làm ăn, đầu năm 1952, chúng tôi tậu được một căn phố tại đường Lê Quang Định, gần chợ Bà Chiểu, Gia Định. Nhờ có điều kiện thuận lợi, tôi đem hai đứa em của tôi, một gái và một trai, về ở chung, nuôi chúng nó ăn học. Lúc đó, ba chị em chúng tôi đều mồ côi, cả cha lẫn mẹ.
Lúc đầu chúng tôi buôn bán nhỏ, chỉ mong kiếm sống, độ nhựt qua ngày. Về sau nhờ tích lũy vốn liếng và phát triển cơ sở, chúng tôi nhập cảng dây đàn Argentine từ nước Pháp, phân phối độc quyền trên lãnh thổ Đông Pháp (Indochine Francaise), gồm cả ba nước Việt Nam, Cao Miên và Lào.
Đang làm ăn trôi chảy, tháng 12 năm 1952, chồng tôi được lịnh động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khóa 2. Chúng tôi đành phải chấm dứt việc kinh doanh, đóng cửa tiệm tạp hóa và ngưng nhập cảng dây đàn. Sau 22 năm phục vụ trong quân đội, năm 1974 đến tuổi hưu, chồng tôi được giải ngũ, với cấp bực “Trung Tá Trừ Bị”. Theo qui chế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thời đó, nếu là trung tá, tuổi trên 49, mà chưa thăng cấp đại tá, đương nhiên phải giải ngũ. Tiện dịp, hãng kem Perlon của anh tôi đang cần nhân viên, chồng tôi trở lại làm việc tại hãng này. Làm được khoảng một năm thì xảy ra biến cố 30-4-1975.

2. LÀM ĐƠN XIN ở TÙ:
Lúc ấy, tuy chồng tôi là thường dân 100%, nhưng gốc là nhà binh chánh hiệu. Cho nên chồng tôi rất lo âu. Cuối tháng 5 năm 1975, Việt Cộng ra thông cáo kêu gọi “sĩ quan ngụy” phải đi “trình diện đăng ký”. Ngày 11-6-1975, báo “Sài Gòn Giải Phóng” số 31 đăng thông cáo, qui định tất cả “sĩ quan ngụy” phải trình diện đi “học tập cải tạo”.  Bảng “Hướng dẫn cho sĩ quan đi học tập trung” đăng trên báo, nguyên văn như sau:

“Mỗi người đến địa điểm học tập cải tạo phải mang theo:
- 1 tháng ăn bằng tiền, mỗi ngày: 300đ x 30ngày = 9.000 đồng.
- 1 ngày 0,7kg gạo, mỗi kí lô bằng: 220đ x 21 kí = 4.600 đồng.
Tổng cộng bằng = 13,610 đồng.
- Ngày tập trung đầu tiên, từng người phải mang theo thực phẩm khô để ăn ngày hôm đó, ngày thứ hai nhà thầu phục vụ cơm nước.”

Hầu hết mọi người đều tin là chỉ phải đi “học” 30 ngày mà thôi và đinh ninh, khi “mãn khóa” sẽ được trở về làm ăn với tư cách là một “công dân chân chính”, theo lời hứa của tập đoàn Việt Cộng gian xảo và tráo trở.
Chồng tôi đưa đơn lên Ban giám đốc Hãng kem Perlon, xin tạm nghỉ việc một tháng, để đi “học tập cải tạo” theo lịnh của Cộng Sản Việt Nam.
Kết quả thảm thương là phần đông sĩ quan quân đội Miền Nam đều bị sập vào cái bẩy do bọn mafia Việt Cộng đã dụng ý ngụy trang với lời lẽ đường mật, gọi là “chính sách khoan hồng”, để tóm gọn những người mà trong thâm tâm họ xem như là kẻ thù không đội trời chung của chúng.

3. GIảI NGŨ RỒI VẪN BỊ ĐI TÙ
Sau ngày chồng tôi đi trình diện “đi học” tại trường Trung Học Don Bosco, quận Gò Vấp, Gia Định được khoảng hai tuần thì nhựt báo “Sài Gòn Giải Phóng” đăng thông cáo bổ túc, cho biết những sĩ quan chế độ cũ, nếu đã giải ngũ trước ngày 30-4-1975 thì được miễn trình diện đi “học tập cải tạo” mà chỉ đi “học tập tại chỗ” trong vòng một tuần (?) mà thôi.
Tôi mừng quá, đến trường Don Bosco, Gò Vấp, xin gặp chồng tôi, nói anh ấy cầm tờ báo, đến văn phòng thủ trưởng, xin được trở về nhà, để theo khóa học tại địa phương. Tôi có đem theo tờ “chứng chỉ giải ngũ” của chồng tôi để làm bằng chứng là chồng tôi đã giải ngũ ngày 31-3-1974, tức là trước ngày 30-4-1975 trên 1 năm.
Tên cán bộ cầm tờ báo vào trình thủ trưởng của y. Một chập sau, anh ta trở ra, phán một câu “xanh dờn”: “Lãnh đạo nói, trình diện học tập là tốt, lỡ đi rồi thì nên đi luôn, cho thông suốt chính sách nhà nước. Trước sau gì cũng sẽ được ra trại mà.” Tôi nghe nói, bủn rủn tay chân. Hy vọng chồng được tha cho về nhà bổng chốc tan tành như mây khói”.

4. KHÔNG MẤT NHÀ NHỜ TẤM LÒNG NHÂN ÁI
Trong thời gian chồng tôi ở tù, ở nhà hai mẹ con tôi sống thui thủi. Con của chúng tôi lúc đó được 11 tuổi. Nhà ba từng lầu, rộng thênh thang khiến tôi cảm thấy cô đơn và lo sợ đủ chuyện.
Đứa em trai kế của tôi, tên Huỳnh Tương Đương, đại úy binh chủng Thiết Giáp cũng đã đi tù “cải tạo” như chồng tôi. Gia đình cậu em nầy gồm hai vợ chồng và tám đứa con, trong suốt thời gian tại ngũ, vì chưa có tiền tậu nhà riêng, nên phải cư trú tại các trại gia binh. Sau ngày 30-4-1975, họa vô đơn chí, vợ của Đương bị bạo bịnh và qua đời. Vì không có nhà cửa cố định, nên tám đứa con sống lây lất tại một gian nhà cất dựng tạm bợ trên lề đường tại Đồng Ông cộ, quận Bình Thạnh, Gia Định.
Nghĩ tình ruột thịt, tôi đem tám đứa cháu, gọi tôi bằng cô, mồ côi mẹ trong lúc cha thì đi tù, về cho tá túc tại nhà tôi. Tôi nào có biết trước được là, về sau tôi gặp một điều may hiếm có trên đời. Điều may đó là: Trong chiến dịch Việt Cộng “cướp” nhà của những nhà tư sản Miền Nam, tôi đã thoát nạn trong đường tơ kẻ tóc. Bọn cán bộ địa phương đến đo diện tích tất cả nhà tư nhân “ngụy” trong phường khóm. Luật lệ của chúng là: Nếu diện tích lớn hơn tiêu chuẩn ấn định so với số người trong “hộ khẩu” (tờ khai gia đình) thì Việt Cộng sẽ áp dụng hai biện pháp như sau: Một là Việt Cộng sẽ ghép cho cán bộ Cộng Sản vào ở chung nhà với mình. Hai là, chúng sẽ tịch thu nhà của mình và cấp cho một căn nhà khác nhỏ hơn. Hú hồn! Nhờ số người trong nhà tôi tăng từ hai lên mười người, cho nên nhà tôi không bị Việt Cộng tịch thu.

5. KHÔNG MẤT NHÀ NHỜ KHÔNG PHảI LÀ TƯ SảN
Nhà tôi ở mặt tiền đường Lê Quang Định, Gia Định. Vào thời điểm 30-4-1975, chúng tôi đang khai thác một tiệm tạp hóa ngay tại nhà. Sau ngày Miền Nam lọt vào tay Cộng Sản, thị trường thương mãi tại Sài Gòn bị tê liệt. Sài Gòn có một bộ mặt tiêu điều, quang cảnh gây cảm giác hoang tàn, trông giống như một thành phố “chết”. Các cơ sở thương mãi của tư doanh (nhà xuất nhập cảng, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, rạp hát, tiệm buôn...) đóng cửa im lìm. Vì ảnh hưởng dây chuyền, các tiểu thương như chúng tôi cũng bị vạ lây. Hàng mua vô không có, lấy gì để bán? Mỗi ngày mở cửa hàng suốt ngày ngồi “ngáp ruồi” sao?
Tôi đến phường xin trả môn bài, để đóng cửa tiệm một cách chánh thức, hợp lệ và hợp pháp. Phường không chấp thuận nhưng không nêu lý do và bảo phải tiếp tục mở cửa tiệm buôn bán bình thường. Sao kỳ vậy? Quyết định vô lý nầy khiến tôi thắc mắc, không hiểu nổi thâm ý của Cộng Sản. Tôi nghĩ, thông thường, việc xin môn bài buôn bán là chuyện khó, vì phải có một số điều kiện. Trái lại, việc nghỉ bán, đóng cửa tiệm là quyền của thương gia.
Tuy cán bộ phường không chấp nhận trả môn bài, tôi nhứt quyết dẹp tiệm. Qua ngày hôm sau, tôi đóng cửa tiệm. Về hàng hóa còn tồn động, tôi dự trử để xài lần hồi. Cả tủ kệ dùng để chưng hàng hóa, một phần đem cho bà con lối xóm, một phần đem vô nhà kho cho khuất mắt bọn cán bộ phường. Phía trước thì trang trí lại, có xa lông tiếp khách, có bàn ăn. Độ một tháng sau, Cộng sản phát động chiến dịch “đánh tư sản”. Các tiệm buôn lớn nhỏ đều bị liệt kê vào danh sách “tư sản mại bản”. Chủ nhân và cả gia đình được lịnh phải ra đi và nạp nhà lại cho phường “quản lý”. Ai không chấp hành lịnh sẽ bị bắt giam như kẻ tù tội. Trong lúc đó, nhà của chúng tôi được xem như nhà ở, không thuộc diện tự sản, nên không hề hấn gì.
Cũng cần nói thêm, dưới chế độ cộng sản, tất cả các hình thức hoạt động kinh tế và thương mãi đều do Nhà nước điều khiển và quản trị. Đó là chánh sách “kinh tế chỉ huy” của cộng sản. Nói cách khác, các nhà tư sản hoạt động trong nền “kinh tế thị trường” (tức là thị trường tự do của các nước tư bản) là kẻ thù mà cộng sản phải tiêu diệt.
Tại khu phố chúng tôi gần chợ Bà Chiểu, vài đại thương gia có tiếng tăm là nạn nhân của chiến dịch “đánh tư sản”. Toàn bộ gia đình của những nhà tư sản đều bị trục xuất ra khỏi nhà:
1/ Ông Tám Yến, chủ nhân một tiệm cầm đồ (vàng, nữ trang).
2/ Ông Lê Văn năm, chủ tiệm Mỹ Hương, bán loại thực phẩm cao cấp.
3/ Ông bà chủ tiệm MIMI, hành nghề uốn tóc.
Tại thành phố Sài Gòn, hầu hết các nhà tỉ phú đều bị “cướp” tài sản và họ phải bỏ chạy ra hải ngoại. Xin kể vài vị tiểu biểu:
1/ Ông Huỳnh Văn Xin, giám đốc hãng kem Perlon.
2/ Ông Nguyễn Tấn Đời, giám đốc Tín Nghĩa Ngân Hàng.
3/ Ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách và nhà xuất bản Khai Trí.
Lúc đó, tôi mới vỡ lẽ, hiểu rõ lý do mà trước kia đơn xin trả môn bài của tôi không được cộng sản chấp thuận.

6. BÁN ĐỒ GIA DỤNG ĐỂ SANH TỒN
Lúc còn trẻ, tôi thường nghe ông bà khuyên bảo: “ở không hoài, ăn mãi thì núi cũng lỡ”. Từ ngày Việt Cộng cướp Miền Nam, tôi thấp thỏm lo âu. Chồng tôi đã đi tù còn tôi thì không có nghề ngỗng gì hết. Buôn bán thì bị cấm đoán, bây giờ phải làm gì để sống đây? Cũng như hầu hết bà con lối xóm, tôi đành bóp bụng, đem đồ đạc trong nhà, thứ gì bán được, lần hồi bán đi, để kiếm chén cơm. Chén bát, son chảo, lò ga, tủ lạnh, đồng hồ đeo tay, đồ nữ trang... từ từ đội nón ra đi. Vừa bán vừa cảm thấy xót xa, đau đớn, thương tiếc mấy thứ tư trang mà trước kia mình đã nưng niu, giữ gìn với một tình cảm yêu quí.

7. LUẬT RỪNG
Năm 1955, lúc làm ăn buôn bán, chúng tôi có sắm một chiếc xe hơi cũ, kiểu du lịch (từ ngữ Miền Bắc gọi là xe con) hiệu volkswagen, để làm phương tiện đi chuyển và chở hàng hóa. Nhờ nhà rộng rãi, gồm ba căn phố, chúng tôi dành riêng phần diện tích phía trước của một căn, làm ga-ra, cất chiếc xe vào nhà.
Thời kì đó, nước ta còn nghèo, rất ít người sắm xe hơi, cho nên những ông chủ địa ốc, xây cất nhà cho thuê, không hề dự trù diện tích riêng cho xe hơi (parking).
Sau ngày 30-4-1975, công an khu vực của phường đi kiểm tra từng nhà để làm hộ khẩu (sổ gia đình), thấy vài ba người ở xóm tôi có để xe hơi trong nhà. Bọn chúng phán ngay một chỉ thị trong “bộ luật rừng” của chúng: “Nhân dân hiện nay, nhiều người không có nhà ở, thế mà “chị” lại để xe trong nhà. Tất cả xe ô-tô của tư nhân phải đem lên phường giao lại cho nhà nước quản lý. Kỳ hạn vài hôm, cá nhân nào không thi hành, phường sẽ cho người đến tịch thu”.
Bà con lối xóm có xe hơi phản ứng mỗi người một cách để đối phó với “luật rừng” của cộng sản. Có hai vị chủ xe tình nguyện xin vào làm việc tại phường với nhiệm vụ là tài xế cho hợp tác xã và cho phường mượn luôn chiếc xe của mình. Phường thấy có lợi nên ưng thuận. Một vị khác đem xe gời thân quyến đã đi theo “cách mạng” (tức cộng sản) giữ giùm. Một vị có sáng kiến rất độc đáo. Ông ấy đội xe lên, tháo gỡ bốn bánh xe và luôn cả bình điện, đem đi gởi nhà bà con ở nơi khác. Cán Bộ đến khám nhà, thấy xe không sử dụng được, đành phải bỏ đi. Riêng tôi, phận đàn bà thua kém, không biết ứng phó cách nào cho thích đáng, đành phải nhờ người giới thiệu, đem bán rẻ cho một anh cán bộ. Thà không có xe đi mà có một ít tiền xài, chớ dại gì đem giao cho phường quản lý, kể như mất toi luôn.

8. ĐAN MÂY TRE TẠI NHÀ
Trong chánh sách cai trị của Việt Cộng, họ luôn luôn chủ trương thể thức sản xuất tập thể. Tất cả người dân làm bất cứ ngành nghề lớn nhỏ gì cũng phải vào nghiệp đoàn. Mục tiêu của họ là kiểm soát lợi tức (từ cộng sản gọi là thu nhập) của từng người dân. ở nông thôn, làm vườn, làm ruộng phải vào tập thể. ở thành thị, làm nghề hớt tóc, chạy xe ôm cũng phải vào nghiệp đoàn. Cộng sản muốn nắm hầu bao của mọi người. Nói nôm na là, cộng sản không muốn cho người dân giàu lên để trở thành nhà tư bản. Đây là chánh sách bần cùng hóa nhân dân của cộng sản Việt Nam. Dân càng nghèo thì cộng sản càng dễ dàng xỏ mũi và sai khiến.
Với chủ trương sản xuất tập thể nói trên, phường tại địa phương tôi thành lập một “tổ hợp sản xuất mây tre” và bắt buộc tất cả vợ của sĩ quan bị bắt đi tù phải gia nhập vào tổ hợp nầy. Trong xóm, tôi là người tương đối khá giả, có nhà rộng rãi mà ít người ở, cho nên phường cho cán bộ đến gặp tôi, nói là “tạm mượn mặt bằng” để cho chị em người dân thấp cổ bé miệng, khó mà từ chối. Với lại, mình giúp cho phường mượn địa điểm, biết đâu chừng sau nầy, mình có cần việc gì, họ có thể dễ dãi với mình chăng. Do đó, bất đắc dĩ, tôi phải ưng thuận.
Sau đó, phường lo tất cả mọi việc, cho người đi mua mây tre tại các vùng quê như là Bà Điểm, Hóc Môn, đem về dự trử tại nhà tôi, cho cán bộ chuyên nghiệp đến huấn luyện chị em trong tổ hợp cách thức đan giỏ. Phường cũng tự lo đem đi bán hàng hóa sản xuất được. Cuối cùng, họ đem tiền phân phát trả công cho chị em, tùy theo số lượng sản xuất của từng người. Họ ban phát bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, chứ không ai dám hỏi tình hình chi thu ra sao. Tôi nghĩ, đây là một sự bốc lột sức lao động tinh vi của chế độ cộng sản.

9. ÁP LỰC ĐI VÙNG KINH TẾ MỚI
Một thời gian sau, có lịnh bắt buộc “dân ngụy” đi các “vùng kinh tế mới”. Tức là đi khai phá các vùng đất hoang vu trở thành đất đai sử dụng được vào sản xuất để phát triển đất nước. Đây là một mánh khóe của Việt Cộng để diệt tư sản. Một mũi tên nhắm vào hai mục tiêu. Một là đuổi “ngụy” ra khỏi thành phố để tịch thu nhà cửa, hai là để đày đọa và bần cùng hóa dân Miền Nam, mà Việt Cộng cho là kẻ thù truyền kiếp của bọn chúng.
Công an khu vực đến từng nhà khuyến dụ: “Vợ sĩ quan nào có chồng đã đi “cải tạo” nay nếu tự nguyện đi “kinh tế mới” thì “cách mạng” sẽ thả chồng về. Tôi liều mạng trả lời: “Thả chồng tôi về thì tôi sẽ đi liền. Tôi ốm yếu như vầy, đang ở với thằng con 11 tuổi, nay đi “kinh tế mới” làm được việc gì để sống đây?” Kết quả là số đông trong phường không hưởng ứng lời kêu gọi của cán bộ. Thấy sự việc rỉ tai khó thuyết phục, phường ra thông báo, bắt buộc tất cả vợ sĩ quan “ngụy” phải lên phường họp để “đăng ký” đi vùng kinh tế mới. Vợ sĩ quan, ai cũng ngán và sợ cộng sản, nên tất cả đều đi họp rồi tùy cơ ứng biến, chớ không ai dám ở nhà.
Tại phòng họp, tên đại úy công an chủ tọa trình bài mục đích “tốt đẹp” của vùng kinh tế mới và yêu cầu, gần như bắt buộc, mọi người phải lên bàn chủ tọa, ký tên vào mẫu giấy để sẵn trên bàn là đồng ý đi “kinh tế mới” thì nhà nước sẽ cứu xét thả chồng về ngay. Tên công an nhấn mạnh thêm: “Nhà nước nói gì, nhân dân phải thi hành, không được trả giá”. Ý muốn nói là nhân dân không được đặt điều kiện. Một số vợ sĩ quan nghe nói ngọt, cả tin vào lời đường mật của Việt Cộng, lần lượt đi lên bàn của tên chủ tọa, ký tên đồng ý đi.
Riêng tôi, không hiểu sao tôi dám liều lĩnh, rủ vài chị bạn cùng xóm, chẳng những không lên ký tên mà còn lặng lẽ bỏ ra về. Mấy tên công an, gác cửa phòng họp, chận lại và hỏi: “Mấy chị ký tên chưa mà ra về vậy?
“ Tôi dứt khoát trả lời: “Thả chồng tôi về tới nhà thì tôi sẽ đi ngay”. Tôi vừa nói vừa kéo tay mấy chị bạn rảo bước đi nhanh. Bọn công an giữ trật tự nhìn chúng tôi, không phản ứng. Tôi nghĩ bụng, nếu mình cứng cỏi thì họ để yên, bằng không nếu mình yếu thế thì họ sẽ lấn tới.
Kết cuộc, một số đông gia đình đi kinh tế mới, sống lầm than nhiều năm tháng mà người chồng gia trưởng vẫn biệt tăm biệt tích. Trong lúc đó, nhà của mình bị Việt Cộng tịch thu và cấp cho cán bộ đến cư trú. Đây là một cú lừa ngoạn mục mà Việt Cộng đã thành công “vượt chỉ tiêu”, sau khi đã tóm gọn hầu hết sĩ quan “ngụy” vào cái rọ cải tạo.

10. EM TÔI ở PHÁP
Khi mới đi tù, chồng tôi bị giam tại trại Long Giao, tỉnh Long Khánh. Nửa năm sau, được chuyển về trại Tân Hiệp (cũng gọi là Suối Máu), tỉnh Biên Hòa. Sau đó, được chuyển ra Bắc Việt, lần lượt giam tại hai trại Hoàng Liên Sơn và Vĩnh Phú.
Ngày vô tù thì có, trái lại ngày mãn tù thì mù tịt. Trong những tháng năm chồng tôi ở tù, tinh thần tôi suy sụp trầm trọng, ngày đêm chỉ biết vái van, cầu Trời, khẩn Phật cho chồng tôi sớm được ra tù.
Trong lúc tinh thần sa sút, tôi được thơ của cậu em trai, Huỳnh Sĩ Nguyên, định cư tại Pháp từ năm 1976, đang giữ chức vụ Chánh văn phòng của Tổng trưởng Thông tin trong chánh phủ Pháp. Em tôi khuyên tôi nên gởi giấy tờ hộ tịch của tôi và đứa con, để làm thủ tục bảo lãnh qua Pháp. Cậu em lý luận: “Anh Ba (tức chồng tôi) ở tù cộng sản, mình đâu có biết ngày nào được thả, với lại chị làm sao sống nổi với tụi cộng sản được! Tụi nó toàn xài luật rừng” Tôi viết thơ hồi âm, từ chối ngay, không chút lưỡng lự. Tôi nghĩ, chồng mình đang bị hoạn nạn, mình nỡ lòng nào mưu tìm sự sung sướng cho riêng mình.

11. MỘT MỐI TÌNH ĐƠN PHƯƠNG
Năm 1979, lúc chồng tôi ở tù được bốn năm, một hôm, anh Thành, một người bạn học ngày xưa cùng trường tiểu học ở Sóc Trăng, đến nhà tôi cho biết một tin, làm tôi hết sức sững sờ. Số là, hồi tôi còn ở tuổi học trò ở quê nhà, có anh bạn học cùng lớp, tên Nhẫn, đã thầm yêu tôi nhưng chỉ giữ kín trong lòng. Sau biến cố năm 1945, Nhẫn đi theo kháng chiến chống Pháp, nay mang quân hàm Thiếu tá Việt Cộng và đang phục vụ tại Sóc Trăng. Nay, sau trên 30 năm mất liên lạc, Nhẫn đã nhờ Thành, đang cư trú tại Sài Gòn, thăm dò xem tình trạng gia cảnh của tôi để thực hiện mối tình đơn phương năm xưa mà Nhẫn vẫn còn ôm ấp trong lòng.
Hôm đó, sau khi nghe Thành trình bày mục đích của cuộc gặp gỡ, không chút lưỡng lự, tôi trả lời ngay: “Thành về nói lại với Nhẫn là anh ấy nên kiếm vợ, làm ăn với người ta. Còn tôi thì nay đã có chồng con. Chồng tôi đang ngồi tù tận ngoài Bắc và tôi đang chuẩn bị đi thăm nuôi đây. Tối với Nhẫn chẳng có duyên nợ gì hết, xin đừng trông mong hảo huyền nữa”.
Trong thâm tâm, tôi đã có một ý nghĩ dứt khoát. Vợ chồng tôi đã ăn ở với nhau ba chục năm nay, tình nghĩa thắm thiết. Vừa rồi, em ruột tôi tự nguyện bảo lãnh tôi đi Pháp, tôi đã từ chối. Nay, làm sao tôi có thể chia tay với một người chồng đã từng sóng chung rất đầm ấm để đi lấy chồng khác. Theo truyền thống gia giáo từ ngàn xưa, con gái Việt phải chính chuyên, một lòng chung thủy, một chồng một vợ mà thôi.

12. SUÝT BỊ LƯỜNG GẠT
Sau khi chồng tôi được chuyển ra các trại giam ở Bắc Việt khoảng bốn năm, một hôm có một phụ nữ Miền Bắc đến nhà tôi, tự giới thiệu y là một cán bộ đang phục vụ tại trại cải tạo Vĩnh Phú, nơi chồng tôi đang “học tập”. Y nói tiếp là, chồng tôi nhờ y thị, nếu có đi công tác vào thành phố Hồ Chí Minh thì giúp giùm đến nhà tôi, bảo tôi gởi ra anh ấy một cái đồng hồ đeo tay, một vài bộ quần áo ấm, và chút ít tiền, tùy theo khả năng. Y nói thêm, nếu có sẵn thì tốt, bằng không thì cho biết hôm nào có, cô ta sẽ trở lại nhận để đem ra Bắc giao lại cho chồng tôi.
Tôi nghĩ, đúng cô ta là cán bộ phục vụ tại trại mà chồng tôi đang bị giam cho nên mới biết rõ tên họ và địa chỉ của chồng tôi ở Sài Gòn. Tuy nhiên, tôi vẫn bán tín bán nghi. Có thật chồng tôi có nhờ vả cô ta điều mà cô trình bày không? Điểm nầy đáng nghi ngờ. Rất may, tôi chợt nhớ lại, xưa kia, trong thời gian chồng tôi vào quân đội, phục vụ ở xa nhà, chồng tôi thường dặn dò: “Nếu anh có cần gì thì anh viết thơ đàng hoàng. Em phải cẩn thận, xem tuồng chữ và chữ ký. Để đề phòng những người lạm dụng lòng tin, làm những việc không tốt”. Nhờ vậy, tôi từ chối khéo: “Chồng tôi có viết cho tôi một lá thơ nào không?” Cô cán bộ sừng sộ, nói như gây gổ: “Chị không tin tôi là cán bộ tại trại mà anh ấy đang học tập sao?” Tôi điềm đạm đáp: “Tôi tin cô, nhưng tôi cần có vài giòng chữ của chồng tôi để làm bằng cớ”.
Cô cán bộ phân bua om sòm, lối xóm ra xem rất đông. Tôi vẫn giữ lập trường, im lặng, không trả lời. Một chập sau, cô ta bẻn lẻn bỏ đi.
Về sau, được biết lối xóm ở phường tôi, có vài người, có con đi “cải tạo” ở Bắc, đã bị cán bộ đến nhà lừa đảo, tương tợ như cô cán bộ đến gặp tôi.

13. ĐI THĂM NUÔI
Cuối năm 1979, trong lúc chồng tôi đang bị giam tại trại Vĩnh Phú, Bắc Việt, tôi “được phép làm đơn” xin thăm nuôi. Làm đơn xin thăm nuôi, phải chờ có thông báo, không phải lúc nào muốn nộp đơn là được chấp nhận. Ngày nhận được giấy phép cho đi thăm nuôi, tôi quá đổi vui mừng. Nhưng vừa mừng lại vừa lo. Lúc đó, trong nhà đâu còn tiền. Mấy năm vừa qua, tôi đã bán sạch bách tất cả của nổi, tức là đồ đạc và tư trang trong nhà để sống tới nay. May quá, chúng tôi một ít của chìm. tức là chúng tôi đang là sở hữu chủ ba căn phố. Tôi đành bấm vụng, bán bớt một căn cho người hàng xóm, để có tiền đi thăm nuôi.
Tôi đi với đứa con trai và rủ hai chị bạn lối xóm cùng đi. Hai chị nầy có chồng ở tù cùng một trại với chồng tôi. Đi xe lửa xuyên Việt từ Sài Gòn ra Hà Nội mất hết ba ngày hai đêm. Xe lửa chật như nêm, tôi phải ngủ ngồi trên chiếc băng gổ, còn thằng con thì trải bạ, nằm ngủ trên sàn xe. Con tôi, năm đó 15 tuổi, mua vé loại giảm giá cho trẻ em. Khi lên xe, tên công an giữ an ninh, thấy vóc dáng con tôi cao lớn, hỏi con tôi mấy tuổi. Tôi nói, nó 15 tuổi. Tên nầy nghĩ rằng, tôi khai gian tuổi để mua vé giá rẻ dành cho trẻ em. Anh ta sừng sộ, bảo trình “chứng minh nhân dân” để kiểm chứng.
Đến Hà Nội lúc chiều tối, chúng tôi thuê phòng trọ, ngủ một đêm. Sáng hôm sau, tôi đi chợ mua bánh chưng và trái cây tươi, để phụ thêm thực phẩm đem từ Sài Gòn như sữa hộp, cá chà bông, mấm ruốc xào, muối đậu phộng...
Lạ nước lạ cái, không biết chợ búa ở đâu, chúng tôi gọi xe xích lô chở đi. Chú xa phu chở tôi và đứa con, nói một hơi, làm cho tôi ngạc nhiên. Anh ấy nói: “Tôi thấy mấy bà, biết ngay là người Sài Gòn ra đây để thăm mấy ông đi “cải tạo”. ở trong đó, sao mấy ông dở quá? Tụi nầy ở Bắc trông mong mấy ông ấy ra giải phóng Bắc Việt. Thế mà nay có chuyện ngược đời. Thương hại cho mấy ông ấy!” Tôi làm thinh, không biết trả lời thế nào đây.
Chồng tôi bị giam ở trại Vĩnh Phú/K5, ở mạn Bắc Hà Nội. Nghe nói, đi bộ từ Hà Nội đến trại phải mất một ngày trời. Năm đó, tôi 50 tuổi, già yếu nhưng luôn tâm niệm là phải cố gắng. Tôi thuê xe ba gác, chở cái rương sắt đựng thức ăn, quần áo, thuốc men. Anh phu xe đi trước, tôi và thằng con lẻo đẻo theo sau. Đến trại thì trời đã xế chiều. Chúng tôi được phép ngủ đêm lại tại một gian nhà tranh dành riêng cho khách thăm nuôi.
Sáng hôm sau, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng thăm nuôi. Tôi trình giấy phép. Cán bộ cầm giấy tờ lên văn phòng. Một chập sau trở lại, cho biết là, chồng tôi đã chuyển đi K1 gần một tháng rồi. Lúc tôi làm đơn xin đi thăm thì chồng tôi còn ở K5. Tôi bàng hoàng, choáng váng, đứng không vững, như muốn té quÿ xuống đất. Cán bộ cho biết, trại K1, nơi chồng tôi đang bị giam, ở cách trại K5 khoảng 10 cây số.
Tôi lại phải thuê xe ba gác, cùng với thàng con lội bộ thêm nửa ngày, đến xế chiều mới tới K1. Lại ngủ thêm một đêm thứ hai tại nhà khách lạnh lẽo. Sáng hôm sau, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng thăm nuôi. Tại đây đã có mặt vài anh cán bộ. Nhờ chiều hôm trước, khi vừa đến trại, tôi đã có trình giấy phép thăm nuôi, nên sáng hôm đó, chồng tôi được miễn xuất trại đi lao động và được hướng dẫn đến phòng thăm nuôi để gặp chúng tôi.
Trong phòng, có một bàn gỗ dài cỡ ba thước và 2 cái băng dài. Anh cán bộ ra dấu, bảo tôi và đứa con ngồi một bên và chồng tôi ngồi đối diện. Có nghĩa là hai vợ chồng không được ngồi cạnh nhau. Còn anh cán bộ thì ngồi bên phía chồng tôi để theo dõi cuộc nói chuyện.
Chúng tôi biết ý, chỉ hỏi thăm về sức khỏe, chỉ nói chuyện liên quan đến gia đình mà thôi. Đâu dám nói chuyện gì khác, rủi bị cán bộ đuổi về sớm thì mang họa. Tôi giao cho chồng tôi cái rương sắt nhỏ, đựng đủ thứ thức ăn và đồ dùng. Tôi dặn chồng tôi, có cần gì thì viết thơ cho biết.
Sau gần năm năm đi tù, chồng tôi thay đổi quá nhiều. Thân hình ốm nhom, nước da đen đúa, mặt mày bơ thờ. Trông tội nghiệp quá. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra, tôi vội lấy khăn lau. Tôi cố cắn răng, cầm cho khỏi hóc nấc lên. Trời ơi! Sao tôi bị đày đọa, bị bắt phải chịu cảnh sống khốn khổ quá vậy?
Nói chuyện sơ sơ, khoảng nửa giờ thì tên cán bộ nói đã hết giờ qui định rồi. Tôi nói lới chia tay mà nước mắt ràn rụa. Tôi cảm thấy đau nhói trong tim, muốn la lên kêu Trời cho đỡ đau khổ.
Trên đường về Hà Nội, chúng tôi sử dụng nhiều phương tiện di chuyển: đi bộ, đi thuyền và đi xe lửa. Đến Hà Nội, chúng tôi thuê phòng trọ ngủ đêm. Sáng hôm sau, đi xe lửa xuyên Việt về Sài Gòn.

14. SUÝT BỊ LƯỜNG GẠT LẦN THỨ HAI
Thăm chồng về được vài tháng, một hôm có một thanh niên đến nhà tôi, cũng tự xưng là cán bộ tại trại Vĩnh Phú. Cũng giống như cô cán bộ đến nhà tôi lần trước, anh ta nói, chồng tôi nhờ anh ấy, trong dịp đi công tác vào Nam, đến nhắn bảo tôi tiếp tế thực phẩm, quần áo và tiền bạc.
Tôi biết ngay là anh cán bộ này nói dối. Là vì, trong chuyến thăm chồng tôi vừa rồi, tôi đã tiếp tế đầy đủ những thứ mà anh ta vừa mới nói. Tuy nhiên, với bản chất ôn hòa, tôi không muốn tranh cãi với người dưng nước lã làm chi. Có thể, cả đời mình, chỉ gặp họ một lần mà thôi. Tôi từ chối khéo: “Cám ơn anh rất nhiều, đã chịu khó đến nhà tôi. Nhưng tôi sắp sửa đi thăm nuôi chồng tôi cho nên không dám làm phiền anh”. Thế là tôi đã thoát nạn lần thứ nhì. Nếu dễ tin thì đã bị lường gạt.

15. NGÀY TRở VỀ
Buổi tối, ngày 30-4-1980, tôi và đứa con đang ngồi ăn cơm, thì chồng tôi bước vô nhà. Trông chồng tôi gầy ốm, đen đúa, quần áo lếch thếch, lưng đeo ba lô. Đâu còn phong độ của thời huy hoàng ngày xưa. Tôi sững sờ, đánh rơi đủa chén, líu lưỡi, không nói nên lời.
Chồng tôi cho biết, anh ấy đã được trả tự do vài ngày trước đây. Ra trại Vĩnh Phú, anh ấy về Hà Nội, ngủ ngoài trời một đêm tại sân ga xe lửa. Ngay khi tới Hà Nội, anh ấy đã đến bưu điện, gởi điện tín báo tin mừng, một ngày trước lên xe lửa về Na. Xe chạy từ Hà Nội vô Sài Gòn mất thêm hai ngày nữa. Thế mà, điện tín lại đi chậm hơn xe lửa. Do đó, sự xuất hiện của chồng tôi đã đem lại cho tôi một sự mừng rỡ, một hạnh phúc bất ngờ, tưởng chỉ có trong giấc mơ mà thôi.
Tôi đề nghị hai đứa ra phố ăn cơm tiệm để mừng ngày thoát cảnh tù đày. Chồng tôi nói: “Thôi! Ăn cơm tù nhiều năm quen rồi, bây giờ có ăn cơm nguội cũng sướng như tiên rồi”. Đúng là bị méo mó nghề nghiệp ở tù.
Lúc ấy, tiếng nhạc cát-xết nhà bên cạnh vọng sang văng vẳng:
Em vẫn chờ khi nào anh về,
Dù cho bao năm bao tháng lê thê.
Xuân tới, hè sang rồi thu lạnh lùng
Vẫn bền lòng một nỗi nhớ nhung.

Thanh Minh.

Nguồn: http://phaobinhvnch.com/thanphanvotucaitao.htm 


Vùng kinh tế mới

risingTree-danlambao
Vào một đêm không trăng, không sao, chính quyền mới – Cộng Sản, tự phong mình là đỉnh cao trí tuệ, họ đã nghĩ ra một quái chiêu – cướp nhà.
Họ đã xuất chiêu. Gia đình tôi đã lãnh đủ, chúng tôi không được chọn lựa ở trong nhà của mình, trong lúc ba tôi đi học cải tạo. Chị em tôi phải xếp bút nghiên theo diện cha con. Gia tài của chúng tôi – nồi niêu xoong chảo và mấy bộ quần áo còn sót lại, sau khi gia đình tôi bị bắt vì vượt biên vào mùa hè năm 1977.

Long Tân là vùng kinh tế cách Sài Gòn khoảng 60 cây số. Khu kinh tế này gồm 5 xã. Mỗi xã có chữ Long, Long Nguyên, Long Chiểu, Long Bình, Long Hòa, Long Tân nằm trong vùng sâu cách đường chính khoảng 5 cây số. Đây là vùng kinh tế gia đình tôi được chọn.
Long đâu chưa thấy, nhưng thấy dòng họ bò – rắn rít, bồ cạp. Lần đầu tiên chị em chúng tôi được sống trong mái nhà tranh, không phải hai quả tim vàng mà đến tám quả tim đỏ. Chúng tôi đã trồng cây trái chung quanh nhà, ngõ hầu cải thiện cuộc sống, nhưng ít được thưởng thức cây nhà lá vườn, vì có nhiều toán đạo tặc tuần hành, ngày cũng như đêm. Điện không có đã đành, nhưng nước cũng không, mỗi ngày có tiếng kẻng là biết giờ đi lấy nước, hoặc giờ đi lao động. Gia đình tôi đến sau vài tháng nên rất bỡ ngỡ. Cũng may hàng xóm rất tử tế.
Xã Long Tân chia làm bốn đội, bên phải gồm có: Đội Một và Đội Ba, bên trái có Đội Hai và Đội Bốn. Gia đình tôi ở bên phải, gồm đầy đủ thành phần trong xã hội, lúc đầu có nhiều giai nhân và tài tử, họ biết ngâm thơ, và đàn hát rất hay, do đó nỗi buồn cũng vơi đi ít nhiều sau những ngày lao động. Nhưng nào ai có giữ những niềm vui hiếm hoi trong những ngày sống kiếp người ở thiên đường xã hội. Chúng tôi phải tìm đường thoát thân hơn là cứu nước.
Không biết chuyện hư thật như thế nào, nhà nhà trồng sả, nếu rắn bị đi lạc, có bụi sả làm bùa hộ mạng, nhiều người giải thích rắn không ưa mùi vị của sả, hơn nữa lá sả bén hơn con dao. Và nhà nào cũng có một chai rượu ngâm với bò cạp cộng thêm rắn rít để làm thuốc khi trái nắng trở trời. Cái thời kỳ chỉ có Xuyên Tâm Liên là thần dược. Bò cạp, giống như người bạn của mình, đôi khi cùng ăn, cùng ngủ, nửa đêm phản bội chích cho một phát để trả thù vì cái tội xâm lấn đất đai của tổ tiên. Hầu như ai cũng bị một lần, hoặc nhiều lần để biết thú thương đau. Tôi bị sốt cả tuần bị nó chơi đểu, gặp trúng bồ cạp lửa.
Có lần em tôi bị rắn cắn nơi cánh tay. Tôi vội cấp cứu sơ đẳng, và dùng rượu của hàng xóm cho để uống, nhưng tay nó to như bắp vế, vì thế tôi phải thuê xe đạp thồ chở nó ra huyện Bến Cát, khoảng cách hơn 10 cây số nhưng phải mất hơn 2 giờ vì đường xá toàn ổ voi. Vào thời đó, xe đò chạy bằng than, đến Sài Gòn ai cũng thành mọi đen. Tôi nói về trường hợp của con em, người nhà vội vàng lấy ống kim hút chất độc nơi bị rắn cắn và cho uống trụ sinh, không biết em tôi may mắn vì uống trụ sinh hay vì rắn không độc, hoặc là rượu rắn?
Khi có dịp về Sài Gòn là vui rồi, vì tôi đã thấy đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, nhìn ánh đèn điện vào ban đêm, không phải là ngọn đèn dầu le lói chỉ được thấp lên khi ăn cơm trên vùng kinh tế mới, được đi nhà thờ vào ngày Chúa nhật, được nghe đài địch (BBC và VOA) được ăn cơm trắng, có thêm cá và thịt. Tôi biết người quen phải ăn ít hơn, để chúng tôi có hương vị này. Và xin có lời tri ân gia đình ân nhân đã cho chị em tôi những phút giây hạnh phúc, ngọt ngào và ấm áp tình người trong những ngày ba tôi đi cải tạo.
Ở Long Tân có nhiều chuyện lạ, đến bây giờ gần 40 năm, khi nhớ lại như chuyện của hôm qua và hôm nay. Ông bí thư xã tên Nguyễn Bá Ngộ, mà ông này ngộ thiệt, bỏ bà vợ người Bắc lúc đi tập kết, lấy vợ của ông sĩ quan, dù nàng đã có hai con và một ông chồng đang đi cải tạo, sau này họ có thêm một đứa con trai đặt tên của cái xã này. Không biết ông bí thư này, vì lòng thương hại gia đình tôi – một bầy con gái 5 đứa, ốm như như cây tăm, hai thằng em, tuổi vừa lên 10 và 12, hay vì một lý do gì khác…? Vì thế nên tôi ít phải vác cuốc đi lao động tập thể, lại được dạy bình dân cho các ông cán bộ và các em nhỏ vào buổi tối, sau đó được đi học kế hoạch, kế toán, và giáo viên, nhưng chưa bao giờ được làm nhân viên, có lẽ vì cái lý lịch của gia đình. Sau cùng ông bí thư bỏ chức vụ, để tổ chức đi vượt biên, hết ở Sài Gòn, lại đến Bạc Liêu, lần nào có chuyến là tôi được cho đi ké, nhưng chưa bao giờ đặt chân xuống tàu, cũng may là chưa bị bắt.
Ở xã có hai ông Thành rất đặc biệt, ông bị lé – làm chủ tịch, nhưng phải đi học bình dân, còn ông kia bị mù, nhưng lại thông thái theo người ta nói. Bởi vì ông ta cố vấn từ chuyện dựng vợ gã chồng đến việc buôn bán và vượt biên. Đây là thời vàng son của cái nghề bói toán. Ông ta hay dùng đồng xu để bói cho những quẻ cấp bách. Đến bây giờ ngồi gõ những dòng chữ này, tôi không biết bao nhiêu người được đến miền đất tự do? Tôi thường đem những chuyện đất nước ra hỏi, vì ông là thầy bói, ngu gì không hỏi, nếu như mình có dịp. Ví dụ tại sao “Miền Nam có chính nghĩa, nhưng lại mất về tay Cộng Sản”. Ông ta giải thích vì tổ tiên của chúng ta đã cướp đất của người Chiêm Thành nên phải nhận quả báo. Ông thường giải thích về luật nhân quả và cung phúc đức trong khoa tử vi khi bị bí. Nhà ông lúc nào cũng đông khách. Vì cái thới kỳ “cái trụ đèn biết đi cũng đi”.
Cái đói và bịnh hoạn là nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người ở vùng kinh tế, người dân trốn về Sài Gòn nếu như họ còn gia đình. Chỉ có những gia đình không còn nơi để về, phải chọn nơi này làm quê hương, nhưng họ phải cố gắng làm việc hơn súc vật, để không ăn bo bo hàng ngày. Tôi nhớ nhất có lần ăn khoai mì với muối ớt, chỉ ước mong một chút mỡ hành để thêm mùi vị, ông hàng xóm phán một câu: “Mỡ hành ăn với mạt cưa cũng ngon, đừng nói ăn với khoai mì.”
Để xã Long Tân khỏi bị xóa tên trên bản đồ hình chữ S, chính quyền không có cách nào khác – làm ngơ cho người dân muốn làm gì thì làm, miễn đừng phá chính quyền là họ mừng rồi, vì thế rừng là nạn nhân đầu tiên, từ cây cao đến cây thấp, bị đốn để làm than củi. Cũng nhờ than củi ở các vùng kinh tế mà dân Sài Gòn không phải lao đao về nhiên liệu.
Có những cái chết ám ảnh tôi suốt đời, bé An Bình, con của ông giáo sư Trọng. Đi làm lao động tập thể, thấy con cóc, ông vội vã chụp nó, mang về nấu cháo cho con gái vừa lên ba tuổi đang bịnh. Vì sơ ý, không biết chức năng của cái mật này. Nên cô bé chết tức thì, vừa ăn xong tô cháo. Cũng may thằng anh có sức, ăn ít hơn nó được cứu kịp thời bởi y tá kiêm bà mụ thời xưa. Ôi! Cái thời kỳ con gì cũng ăn, trừ con bulon.
Cái chết thứ hai – giáo viên tên Dung, vì nghi ngờ ăn cắp tiền, cô giáo bị đem ra đấu tố không thương biết bởi các đồng nghiệp của mình, người yêu cũng không dám biện hộ, cuối cùng phải dùng mạng sống để minh oan. Nói chung có nhiều cái chết thật là oan uổng trên vùng kinh tế mới. Nhưng đây là cái chết của một cô giáo con của Việt Cộng, phải trả giá cho cái cơ chế chỉ có bầy đàn.
Ở vùng kinh tế có những cái chết rất thương tâm, nhưng khi tôi trốn về Nha Trang tìm đường đi vượt biên, có nhiều cái chết cũng đáng ưu tư hơn ở trên rừng rú. Cái chết đầu tiên tôi chứng kiến, một chàng trai không được thi vào đại học, nhảy từ trên lầu hai xuống, bể sọ, tại đường Hoàng văn Thụ, bởi lý lịch con ngụy nguyền. Cái chết thứ hai của ông sư tự thiêu tại chùa Nghĩa Phương, đường Phan Chu Trinh, cách nhà tôi ở khoảng hơn 10 mét. Vào lúc lúc 5 giờ sáng chưa kịp đi tắm biển, tôi đã thấy khói đen từ ngôi chùa tỏa ra, có tiếng xầm xì và công an đã đến kịp thời phong tỏa khu phố, thế là tôi được dịp nghe các bà chợ trời kể chuyện, dĩ nhiên một trời câu chuyện. Tại sao ông thầy sư phải tự thiêu tại Nha Trang? Trong khi ông ở Sài Gòn v.v..v…
Nhớ nhất chị Lạc chợ trời, cái nghề này rất thịnh vào những ngày không còn tiếng súng trên quê hương. Hầu như nhà nào cũng mang những vật dụng rất cần thiết, nhưng phải bán đi để nuôi cái bao tử. Khu phố nhà tôi đang ở là đất lành cho các bà, nếu thấy công an thì chạy vô chùa để trốn hay để đi tu năm phút, hoặc chạy vô đường hẻm Hoàng văn Thụ, Phan Chu Trinh là an toàn, đôi khi bí quá cũng núp trong hiên nhà tôi. Nhưng một ngày tháng năm xui, chị Lạc bị tóm bởi công an, vì nghi ngờ tiêu thụ hàng gian, chị được nhốt trong Cát sô.Vừa bước vào chị đã ngửi mùi tử khí, và la làng, la xóm, nhưng xóm làng ở xa, công an ở gần nhưng tai bị điếc. Đến khi công an mở cửa dẫn đi cung, chị đã bất tỉnh, đồng thời mới phát hiện xác chết. Chị được tại ngoại vô điều kiện.
Trong thời gian ở Nha Trang chờ đi vượt biên, tôi luôn thủ sẳn một lon guygo đường cát trộn với chanh tươi, cộng thêm một ký khoai lang dẻo làm hành trang, nếu có người réo một tiếng là lên đường. Người tổ chức vượt biên thường chọn vào những ngày cận Tết, dễ dàng cho việc đi đứng, nếu lỡ có bị công an hỏi thì nói: “dịp Tết tôi về quê thăm bà con họ hàng, mồ mả ông bà cha mẹ…”, nhất là phải chuẩn bị những cái tên ở nơi mà mình sẽ đến.
Không biết có ai giống tôi không? Lúc ngủ phải mang sợi xích nhẹ nhàng, không giống như dây xích của người tù Papillon. Nửa đêm công an có xét hộ khẩu, người nhà ở dưới kéo sợi dây báo hiệu, tôi phải tỉnh ngủ, chạy xuống lầu nhẹ nhàng như con mèo và vội vã trèo lên balcon để trốn. Có lần công an nghi ngờ ra phía sau bếp để kiểm tra, nhưng tôi đang đứng trên đầu họ. Có lẽ Chúa mẹ che chở, mắt họ bị mù tạm thời nên không thấy tôi.
Mình tính không bằng trời tính. Vì thế tôi đã bị bắt ở Ninh Hòa trên núi Hòn Hèo vào năm con chuột: “Tôi đi vào tù đầu năm Giáp Tý một chín tám tư, khi đi vào tù, tay sách giỏ lát tay ôm mùng mền.Vào trại giam tôi thấy bâng khâng ngỡ ngàng, nước mắt rưng rưng hai hàng…” Nhại bài hát Nỗi Lòng Người Đi của nhạc sĩ Anh Bằng.
Qua những sự kiện xảy ra ở Việt Nam, năm ngoái giàn khoan HD 918 và hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam ra đời, cũng như nhiều hội thành lập mà không cần xin phép chính quyền, năm nay công an đã đập phá và đánh giáo dân ở nhà Đồng Yên, Hà Tỉnh. Tôi tin rằng sẽ có sự chuyển biến về cái cơ chế này trong tương lai gần đây. Nhà triết học người Pháp, Jean-Jacques Rousseau sinh vào thế kỷ 18 có viết trong cuồn Khế Ước Xã Hội: “Le corps politique, aussi bien que le corps de l’homme, commence à mourir dès sa naissance et port en lui-même les causes de sa destruction. Ainsi le tyran peut n’être pas despose, mais le despote est toujour tyran”.Tạm dịch là “Cơ chế chính trị cũng giống như cơ thể con người, nghĩa là có sinh và có tử. Trước khi chết thường có những triệu chứng để báo hiệu ngày tàn sắp đến. Chế độc tài có thể độc quyền, nhưng chế độ độc quyền luôn luôn là kẻ độc tài.” 

Nguồn:http://namviet.net/blog-thoisu/vung-kinh-te-moi/#.V4In3hJPSaQ 

Truyện,NGƯỜI LÍNH GIÀ TRÊN XE XÍCH LÔ


                     

Tập Truyện:
Huỳnh Mai St.8872
Bh Dạ Lệ Huỳnh            NGƯỜI LÍNH GIÀ TRÊN XE XÍCH LÔ
August 23,2011                                         -&-
3:13 PM
Không biết bắt đầu từ đâu để kể lại chuyện đời của một người lính già trên chiếc xe xích lô trong bối cảnh quê hương tàn rồi chinh chiến..!
Sau biến cố lịch sử 30-4-1975 nhà nước CHXHCNVN khuyến khích và cổ động người dân thành phố đi xây dựng vùng kinh tế mới để cai tạo lương thực cho người dân khi quê hương vừa mới “ Giai phóng...”Cũng như hầu hết các Sĩ Quan,quân,dân,cán,chánh chế độ Sàigon dược lệnh tập trung cải tạo của Quân Quản Sàigon trong thời gian ngắn 10 ngày cho đến 01 tháng,tùy theo cấp bậc trong quân đội mà họ đã tham gia chính quyền Sàigon,hầu có điều kiện và tư tưởng tư duy nhận thức và bắt kịp nhip sống đổi mới,gia nhập Xã Hội Chủ Nghĩa-XHCNVN- sau khi gia nhập quyền công dân xã hội mới này...
  Bác Thọ là người Sĩ Quan đồng ngũ Cải Tạo rất tốt và lao động cũng tốt, nên được chính phủ Cách mạng “Khoan hồng”cho trở về xum hợp gia đình sớm các bạn cùng trại.Vì cải tạo dưới 3 năm, chỉ mới được 2 năm 11 tháng 24 ngày nếu tính tới Nóel và tết tây mới đủ 3 năm để đủ tiêu chuẩn tù cải tạo của Cộng Sản thì Mỹ mới chịu chấp nhận rước đi theo diện tị nạn H.O{Humainright-Object]...
  Như vậy bác Thọ cùng số anh em cải tạo khác ra trại sớm đều bị Mỹ đồng minh bỏ rơi thêm một lần nữa!?.Nhưng bác vẫn không lấy làm buồn và sẵn sàng nhận lấy hậu quả trách nhiệm mà mình đã gây ra với dân với nước mà phía Cách Mạng gọi là kẻ thù tay sai “Mỹ- Ngụy” hay Ngụy Quân ,Ngụy quyền .Sự nhục nhã nầy có ai biết và ai hay!?...
 Vì bổn phận và trách nhiệm của một người công dân Xã Hội mới với sự khuyến khích của chính quyền địa phương thành phố phường khóm...nên bác theo vợ con khăn gói gia đình và giao nhà ở trong trại khu gia binh lại cho chính quyền địa phương cùng vợ con và nồi niêu xoong chảo ra đi xây dựng vùng kinh tế mới để xây dựng lại đời mới theo tiếng gọi quê hương XHCN.
   Sau được chính quyền phường-khóm địa phương giải phóng Quận 10 Tp/HCM kêu lên hợp liên tổ trong khu vực thành một hội đồng nhân dân, như một tòa án để cứu xét phục hồi quyền công dân cho đám “Ngụy Quân,Ngụy quyền”học tập cải tạo mới về.Nơi đây khác với cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất nắm 1954 ngoài Bắc.Họ là cán bộ Cộng sản nằm vùng chính quyền địa phương chủ trì phiên xử trong hôi đồng tòa án nhân dân này bắt an hem cải tạo chúng tôi phải tự thú kê khai những hành động làm tay sai cho đế quốc Mỹ;giết hại đồng bào,o ép biểu tình và chống lại nhân dân chống Mỹ giải phóng dân tộc v.v.Họ là kẻ chiến thắng nhờ sự ủng hộ đồng tình của nhân dân Sài gòn/Miền Nam nằm vùng và nuôi dưỡng bao che cho Việt Cộng theo lời xúi giục của chúng,nên có ngày nhục nhả hôm nay của anh em cải tại chiến sĩ VNCH một đời chiến đấu vì dân ,vì nước,nay bị Việt Cộng sĩ nhục là kẻ phản Quốc trước bà con khu phố mình ở! Thì nổi nhục này nào ai biết chăng trước sự im lặng của đồng bào khu phố mình đang sống.Vì vậy nên phải khăn gói ra đi vùng kinh tế mới để tránh nhục này.Thà chết sướng hơn!Để tỏ lòng căm phẩm và khí tiết của một người quân nhân chiến sĩ VNCH trong buổi hợp khu phố này có anh sĩ quan cải tạo nhà ở sát vách nơi hội trường xét xử cải tạo phục hồi quyền công dân,anh ta ném đá trên mái tole hội trường ầm ầm…làm cắt đứt những lời tự thú không có thật do ép buộc của Việt Công nằm vùng khu phố để được người dân biểu quyết cho phục hồi quyền công dân thì mới đựợc cán bộ VC  địa phương cấp quyền công dân.Tiêng ném đá ầm…ầm! át cả tiếng sĩ nhục.đê hèn này,cam tâm làm nô lệ cộng sản chung cùng người dân bị Cộng Sản đánh lừa vào thiên dàng Xã Nghĩa Cộng sản.Riêng số phận của chiến hữu cải tạo chúng tôi bị các Cờ Đỏ/30 dân phòng lùng xục ví bắt và trở về báo cáo thủ trưởng hội đồng nhân dân là bọn phản động sơ xét xử của nhân dân nên nhảy từ trên cao mái nhà xuống đất Tự Tử chết rồi!...Anh em Cải Tạo chúng tôi có mặt trong hôi trường xét xử chỉ biết xót xa,ngâm ngùi cho một khí tiết anh hùng của người lính VNCH và cảm thấy xấu hổ khi cầm lấy tờ giấy sĩ nhục quyền công dân của kẻ thù cộng Sản cấp cho.Tại sao nhục nhả đến vậy!?Phải chăng vì gia đình vợ con phải nhục nhả.Hay kỳ vọng vào sự phục hồi Tự Do dân tộc mà tổ quốc thiêng liêng vinh dự giao phó trách nhiệm cho chiến sĩ VNCH!.
 Suốt mấy năm trời cật lực lao động cả vợ chồng con cái nơi vùng kinh tế mới, cũng không đem lại  cho mãnh đất  mầu mỡ  xinh tươi hơn lên...Thảo nào người dân vùng nầy bỏ đất ra đi cũng vì nơi nầy đồng khô cỏ cháy,đất mặn phèn chua,đất cày lên sỏi đá,cỏ cây còi cọc không mọc nổi.Rắn rít,bò cạp,muỗi rừng,đỉa -vắt lềnh khênh làm vợ con tôi khóc rắm ra rắm rức than khổ đời!cho vợ con “Lính Ngụy”.nơi.mãnh đất không nuôi nổi cuộc sống con người!?...làm bác Thọ buồn mà không nói ra thân phận người lính chiến bại không bảo vệ được cuộc sống vợ con trong cái xã hội lấy sức người “Cày lên sòi đá thành cơm”…Nơi đây là mãnh đất vun thân-Vùng Kinh Tế Mới- cho những mãnh đời cô thân thất thế từ thành phố ra đi cải tạo lao động theo chính sách của người Cộng Sản”Giải phóng Miền Nam”để tránh ngồi mát ăn bát vàng,hay sự trả thù theo lý tưởng Cộng Sản với Dân-Quân Cán Chính Miền Nam!?
Thơ,

Cánh Đồng Tha Phương!

Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huynh

Từ cõi chết trở về trong căm lặng!
Người thân không đón xóm giềng ngẩn ngơ,
Một màu đỏ thắm con tim băng giá,
Lạc lỏng quê hương không chút tình người,
Vinh quang kẻ thắng người tù sỉ nhục!?
Nhìn nhau ứa lệ ngập lòng thương đau,
Cải Tạo-Ngụy Dân…chung đường rẻ lối,
Chuồng nhỏ chuồng to cũng chỉ là chuồng!?
                      ***
Khi xưa tình nghĩa tối đèn tắt lửa!
Ngày nay cháy lửa đèn lòng tối thui,
Gia Binh trại lính…về trong cải tạo!
Cờ đỏ sao vàng che khuất nhà xưa,
Nằm vùng phục kích người đi kinh tế,
Thế chỗ nhà dân Cộng Sản chiếm nhà,
Gồng gánh nhau đi chân rung bụng đói,
Chân trời hoang phế cánh đồng tha phương,
***
Trong trại ngoài tù buồn sao lên mắt!
Đưa tiễn người đi theo diện HO
Bạn tù chiến đấu phục hồi danh dự,
Bỏ lại mình tôi một chút tình khờ!
Trách chi quê hương còn sầu hận quốc,
Cùng nhau ẩm hận suối nguồn núi song
Mai-kia hòa bình quê hương trở lại,
Đồng xanh phủ mộ bạt ngàng lãng quên!
                               ***
Nhìn trăng soi dõi hồn theo lối nhỏ!
Tìm về trận chiến những hố hầm hoang,
Ta biết cỏ cây còn hơn bom dạn,
Dáng đứng ngả nghiêng vết đạn bom cày,
Ta đi tìm lại trăng thề nữa mãnh,
Đường trăng lối nhỏ đủ mãnh trăng soi,
Đồng hoang rực rở trăng vàng lúa chin,
Tha hương rạng rở hẹn một ngày về…!

                                      Huynh Mai
                           {Mùa trăng Kinh tế Mới}
  Còn bác Thọ thì trải thân gánh vác mọi việc thay thế vợ con vì chúng còn nhỏ thiếu học hành nơi rừng sâu nước độc đầy rẩy bom mìn và chất độc da cam do Mỹ khai hoang nơi căn cứ mật khu Việt Cộng nằm vùng.Nay chiến thắng chúng bỏ vùng đất chết này để về thành phô chiếm nhà dân dể ở và đày ải dân thành phố thay thế mạng chúng nơi đồng hoang cỏ cháy này!?...Bà vợ là con nhà giàu tư bản Sàigon,nữ sinh Gia Long trường Áo Tím {có tiếng ngày xưa}nên chân yếu tay mềm không kham nổi công việc đồng áng xó rừng quanh năm vắng bóng người...Còn bác là một quân nhân lính chiến có tinh thần vượt khó và có trách nhiệm tiêu chuẩn sản xuất lương thực có thừa nhưng khổ nổi bác không quen việc hay chuyên môn đồng áng ở nông trường trồng cây lương thực, bác chỉ quen tay cầm súng.Nay súng thay cày thay cuốc thì bác thiếu kinh nghiệm lẩn kỷ thuật trồng trọt làm mất năng xuất lao động sản xuất lương thực theo tiêu chuẩn đề ra của hợp tác xã nông trường.cho xã viên phải đạt yêu cầu.
  Thấy không lợi ích gì cho chính sách cải tạo lương thực do chinh phủ Miền Bắc CS đề ra để cải thiện khẩu phần ăn của người dân ngoài hai món thực phẩm sắn,khoai,cơm độn khi linh tế nhà nước còn khó khăn.Thất bại đó vì hai nguyên do.Một đất xấu không thích hợp cay trồng và con giống...Hai người lao động không chuyên nghiệp không kỹ thuật cánh tác hiệu quả,họ làm với tính cách đối phó để trả nợ "Quỉ thần",vì họ là dân thành phố không quen lao động "ngồi mát ăn bát vàng"chuyên lo buôn bán làm ăn ,thuộc thành phần tiễu thương tư sản mại bàn,đem họ đi lao động sản xuất thay thế nông dân thì sai chức năng tính toán bằng cái đầu óc mưu sinh đem lại phúc lợi cho xã hội mà họ có vai trò trách nhiệm của họ.Thành phần tiểu tư sàn tư nhân,họ lao động bằng trí óc và không ăn bám Xã hội như mọi người Cộng Sản thường quan niệm không đúng,nên dùng chính sách "Vùng kinh tế mới" để "cải tạo lao  động"cho tư bàn  chủ nghĩa Miền Nam,làm sai biệt ý nghĩa tốt đẹp của nhà nước XHCN biết lo cho cái đói, cai no cho dân Miền Nam vừa được giai phóng!???
  Vì không phải chức năng nghề nghiệp nhà nông sản xuất nông sản theo chỉ tiêu nhà nước Cộng sản đề ra trên mỗi đầu người bằng cách tính công chấm điểm nên thất bại hoàn toàn mô hình “ Kinh Tế Mới” của chính quyền giải phóng miền nam.Nên ai muốn ờ lại nông trường kinh tế thì ở .Ai muốn trở về  thành phố thì về…sau khi giao lại đất khu kinh tế mới vừa được thành khoảnh, được dọn dẹp sạch sẻ bomb mìn chiến tranh trở thành khu vườn cây trái và ruộng lúa xum xê chín vàng nhờ công sức khai hoang khẩn đất của người dân thành phố đi cải tạo lao động miệt mài sau bao năn giải nắng dầm mưa…Đất này giờ trở thành khu nông trường kinh tế của nhà nước đê cấp đất cho đồng bào Miền Bắc vào Nam theo chính sách phân phối đất đai và cải cách ruộng đất đồng đều cho dân miền Bắc thiếu đất trồng trọt và cải thiện lương thực{sắn khoai} cho Miền Nam tiêu dung vì thiếu lương thực…Nếu người dân nào muốn bám đất giữ làng-vì tiếc công khai phá đất hoang thì phải di chuyển vào sâu trong hẻm núi ,lại  phải cất nhà,xây lại trường học và lập khu y-tế, mở đường vận chuyển sản phẩm lương thực thêm một lần nữa mà không ai,người dân kinh tế mới mong muốn khi bị nhà nước giải phóng bắt buộc đuổi dân vào vùng sâu và xa hơn.Đây là hình thức cướp đất và tài sản của cãi lương thực của dân Miền Nam một cách thâm độc, tinh vi của bản chất Công Sản khi giải phóng được miền nam.
   Nhà nước Cộng Sản VC/GPMN không cấm đoán người dân kinh tế khi có chính sách đổi mới và mở rộng thị trường làm ăn với nước ngoài được phía Mỹ bải bỏ lệnh cấm vận và bang giao với Việt Nam 1995 làm cuộc sông người dân sung túc và tinh thần thoải mái hơn hết thời ăn khoai sắn độn cơm !...nên người dân liều bỏ khu kinh tế mới trở về thành phố làm ăn buôn bán sinh nhai bằng sức lao động sản xuất, kinh doanh thích hợp với nghề của chàng hơ cày cấy nơi đồng khô cỏ cháy.Vì vậy họ-Người đi kinh tế- quyết định trở về thành phố sinh sống hơn là phải vào sâu thêm ở vùng xa kinh tế,khi bị nhà nước lấy đất đuổi dân.Và đem dân dân Miền Bắc vào lấn chiếm tạo thành vùng đất hứa theo sách lược bành trướng Cộng sản quốc tế HCM...
   Dân kinh tế mới trở về thành phố,giờ đây là là của HCM và mang tên bác.Họ về với hai bàn tay trắng,quần áo tả tơi với bầy trẻ thơ bụng ỏng,lưng eo ố gầy đầy tật bệnh rừng thiêng nước độc:sốt rét rừng và chất độc da cam.Họ về đây để sống trên các vỉa hè,phố chợ bến xe…để tránh gió mưa,mà không còn nơi cư ngụ vì nhà của họ bị cơ quan chính quyền cách mạng chiếm dụng,đuổi đi kinh tế mới dể phân phát lại nhà cửa cho cán bộ miền Bắc vào Nam co6ng tác mang cả vợ con theo có nhà ở để phục vụ nhân dân giải phóng miền Nam.Tất cả nhà của,đất đai của của tiểu tư sản miền nam đều bị chinh quyền cách mạng giải phóng hết về Bắc chỉ còn khoai sắn độn cơm hằng ngày là không thèm giải phóng và nó vẫn cò tự-do dân chủ công khai,bình đẵng hiện diện trong xã hội miền nam và trân trọng trong các bữa ăn hằng ngày đói nghèo của dân miền nam.
   Họ là người kinh tế mới về không có gì để sống!,nên họ chấp nhận kiếp lang thang không nhà, không nghề nghiệp và  cũng không được thừa nhận quyền sống của một công dân của một xã hội chủ nghĩa cộng sản đổi đời họ.Dù cho họ có thật sự là chuyên chính vô sản dúng theo đường lối chính sách của Đãng  và nhà nước cộng sản đề ra chủ nghĩa tam vô quốc tế vô sản:Vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô quyền sống vì phân biệt đối xử chế độ.Nay đám người khốn khổ này phải tự tìm kế sinh nhai bằng nhửng nghề mạc kiếp tư bản mà cộng sản tự cho là vô sản cũng không làm,vì họ-cộng sản là chủ nhân ông của miền đất hứa cai trị miền nam,và vì vậy nghề bán vé số,chạy xe ôm kéo xe thồ,làm phu bốc vác bén xe bến tàu là nghề của chàng!-Của người dân miền nam độc chiếm thị trường lao động khổ sai của dân miền cai trị.Người miền nam dù mất quyền tự do sống và chọn nghề nghiệp để sống,nhưng họ không mất tình người trong cuộc sống họ biết nhường cơm xẻ áo cho nhau trng những ngày tang thương đất nước,như nghề xin ăn vỉa hè phố chỉ dành cho các cô nhi tử sĩ,góa phụ chết chồng cuộc chiến miền nam.Hay những người ăn xin đầu đường xó chợ cho các thương phế binh VNCH dã hy sinh một phần thân thê thân thể cho bảo vệ tự-do miền nam chăng may đui mù cụt tay,cụt chân đang lê lết hè phố trên chiếc xe lăn ọt ẹp kêu gọi tình thương của đồng loại bất cứ phe nào cả cuộc chiến vùa qua với tiếng hát câu ca,lời mời mua vé số thảm thương.Dù cho là Cộng Sản HCM có là thiên đường trần gian ngay tại miền nam này cũng không xóa nhòa hình ảnh đau thương dân tộc mình trong cơn oằn-oại rên xiết trong cái áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai trên cái Tụ-Do Dân Chủ Miền Nam nói riêng và cho cả dân tộc Bắc Nam nói chung.

 Anh thương phế binh vé số ngồi trên chiếc xe tăng tự chế cho cuộc đời mình sau ngày tàn       chinh chiến!


Hậu thân người lính già trên xe xích- lô


    Bà Mẹ Tử Sĩ gánh gồng bán rau…nuôi sống một mình côi cút không nhà,
  Riêng gia đình bác Thọ,người lính cũ Sàigon tiến thoái lưỡng nan không dám quyết định đừng nào,nên ở hay nên về thành phố...Nếu ở lại nông trường kinh tế thì chôn vùi tương lai hai đứa con không học hành và trở nên thất học.Người ở núi rừng còn muốn ra thành phố sống,tại sao phải chôn chặt cuộc đời hai con mình trên mãnh đất khô cằn khó sống này.Nếu cùng nhau bồng bế trở lại chốn cũ,thì nhà đâu để về,nhà cửa đã giao lại cho nhà nước quản lý hết rồi,và đã được chính quyền địa phương bố trí cấp nhà cho cán bộ hết rồi!...
...Rồi  một ngày sau 3 năm gian khổ đói khát,thiếu cái ăn cái mặc nơi khỉ ho cò gáy vắng bóng người vì nơi đây là vùng oanh kích tư -do của máy bay ném bom Mỹ và là nơi giải chất độc Da Cam dioxin khai hoang diệt cỏ triệt phá cơ sở mật khu nằm của cách mạng,nay thì hoang tàn toàn là vùng lá chết héo vàng màu da cam.Người dân kinh tế mới chúng tôi cày lên toàn là mãnh bom đạn trong xình lầy mà cây cối không bao giờ muốn mộc huống chi sự sống con người.?Nhiều lúc người dân kinh tế mới tự hỏi có phải nhà nước thương dân Không?...mà cứ tiếp tục đưa dân miền Bắc vào đây cùng chúng tôi tiếp tục khai hoang lập ấp làm gì cho bị phơi nhiễm chất độc Da Cam,khổ đời con cháu...
  Bác thọ đã có dịp và có lý do chánh đáng!..để trở lại Sàigon bỏ hẳn vùng kinh tế chết người để thoát nạn Da Cam {Dioxin}.và sau này bác biết minh cũng không thoát được phơi nhiễm Da Cam....Bác về Sàigon,mang cả gia đình đi theo để làm hồ sơ và nộp đơn xuất cảnh tái định cư tại Mỹ theo diện H.O{Humainright Obiject} chương trình tỵ nạn của phía Hoa Kỳ có thỏa thuận với Việt Nam,chỉ giành cho các Sĩ Quan Cai Tạo trên 3 năm hay 10 năm cao hơn...mới đạt chuẩn của phía Mỹ lấy người ra đi tái định cư...Còn bác và một số bạn bè cai tạo dưới 3 năm dù có thiếu một ngày dưới 3 năm vẩn bị từ chối thẳng thừng! không cho tham gia chương trình phong vấn H.O được Mỹ rước đi.Mỹ cho rằng chúng tôi "Ở tù non" còn thiếu tháng,thiếu ngày trong sự dạy dổ,trừng phạt lẫn sự trả thù của người cộng sản vì anh còn thiếu tinh thần chiến cho Tự-Do của Miền Nam nước anh !?...Cứ"Bóng đổ thầy, thầy đổ bống" chính giữa  Sĩ Quan Cải Tạo bị ở lại lãnh đủ trách nhiệm đổ lên đầu "làm mất Tư-Do"và bị người anh em Cộn Sản chiến thắng của mình nguyền rủa là tay sai Mỹ Ngụy đau  đớn,thê thảm vô cùng!?,chết không thể nhắm mắt được!?...Nhưng dù sao cũng còn một số người biết  thông cảm đời lính của nhau và biết cái lẽ thắng thua trong luật nhà binh của mấy anh công an sở Ngoại Vụ xuất cảnh CS Việt Nam thương tình thông cảm cho tình thế kẹt cứng của bác Thọ, nên chỉ bảo và mách nhỏ với bác tìm lối thoát tình thế bỏ rơi của Mỹ giúp bác được ra đi...bằng cách chỉnh lại hô sơ và sửa lại bản gốc giấy ra trại từ 2 năm rưởi thành 6 năm rưởi cho quá tiêu chuẩn đề ra để qua mặt phía Mỹ.Để Mỹ khỏi nghi ngờ gian lận hồ sơ thì phải đem về bản gốc tại trại cai tạo nơi đả cấp cho mình mãnh bằng "Đại học máu Cải Tạo" phải mất 7 cây vàng thì chuyện này mới xong!? làm bác chới với  chết điếng người,lấy đâu ra tiền để mà chạy với chọt..!???
  Nếu có đủ số tiền nầy thì bác Thọ vượt biên từ lâu rồi,theo những chuyến tàu bán chính thức của các chú Ba Tàu Chợ Lớn bỏ tiền ra dút lót công an địa phương thuê mua bến bãi,đi tàu lớn an toàn có công an hộ tống ra khỏi vùng biển quốc tế...có đã ngồi đây năn nỉ kẻ phản bội đồng minh chiến hữu và kẻ thù làn tiền trắng trợn cho cuộc ra đi này không có danh dự  của người lính!.
  Quá thất vọng bác bỏ ra về trong sự nuối tiếc và thương cảm của Công an sở ngoại vụ TP/HCM cho một công dân"mới" vì chuyên chính vô sản không có tiền như bác.Trên đường về trở lại khu phố gia binh không còn nhà,bác đi ngang qua con đường me xưa {Tôn Đức Thắng bây giờ bên cạnh Sở Ngoại vụ và Dinh Độc Lập ngó ra },bác dừng lại và nhặt những quả me già chín rụng mà bác thường hay đùa nghịch,chơi giỡn ngày nào dưới gốc me già lúc thiếu thời còn đi học...nay bác mới biết giá trị và ý nghĩa của trái me già chín rụng giúp cho bác giải khát và đỡ đói lòng như lúc nầy không tiền dính túi mua cơm và khát nước.Chất chua lè của trái me làm bác nhăn mặt như thắm thía cái chua chát cuộc đời bác dang hứng chịu...Cố nuốt vào lòng nhưng sợ chột dạ,bụng đau vì chưa có hạt cơm nào dằn bụng từ lúc sáng đến giờ trước sự chứng kiến lạnh lùng của hàng me già đang thay lá non để loại bỏ những trái me già chín rụng...giữa bầu trời Sàigon đầy mây lảng đãng vô tình trôi qua!?.

       Con đường me Sài gòn thay lá!.Me già chín rụng ngập đường đi!
...Bác Thọ cố quên đi những gì thân thương của kỹ niệm,nay chính nó cũng muốn lãng quên mình như chính những gốc me già kia...Bác mau chân trở về khu xóm xưa như người chạy trốn một thực tại phủ phàng...Bác nhớ buổi ban sáng,trên chuyến xe đò khuya trở về thành phố,hai đứa con của bác đói bụng lắm nên khi xuống xe tại bến,hai đứa con bác mừng rở vô cùng xen lẩn ngơ ngác và bở ngỡ đáng thương như chú "Máng lên thành" thấy cảnh người tấp nập,buôn bán rộn ràng nơi phố chợ đông người như trong giấc mơ chúng ước được.Đi qua  một hàng bán cơm tấm bì chả trứng chiên,hai đứa dừng lại, thòm thèm muốn ăn mà chả dám xin,sợ ba má la rầy làm xấu hổ trước đám đông .Biết hai con thèm ăn cũng như người vợ yêu quý của bác cũng chả dám kêu chồng cho ăn!...Biết được tâm trạng đói lòng của ba mẹ con nên bác đành bấm bụng rút ruột cái hầu bao,là của tiền chất mót,dành-dụm lâu nay bán bán mấy rẩy bắp ngô, những giồng khoai sắn để lo đi làm hồ sơ xuất cảnh chương trình H.O3.Mong sao được phía mỹ kêu lên phỏng vấn và khám sức khỏe cho ra đi.và thoát được lầm tham khốn khổ của vợ con.
   Kêu chủ quán bốn dỉa cơm tấm chả bì trứng cho cả nhà cùng ăn.Khi bà chủ mang ra,thấy hai đứa con bác đở hai dĩa cơm trong cánh tay bé nhỏ gầy guột run run lên vì đói khát thèm cơm lâu ngày không có ăn...toàn là rau củ luột cùng sắn khoai thế cơm hằng ngày, nên khi gặp cơm tấm chả bì là món khoái khẩu nhất nên chúng rưng rưng nước mắt vì sung sướng....Bác ngồi đó nhìn hai con ăn ngấu nghiến vét sạch đỉa cơm không cần dạy bảo như hằng ngày.Thấy chúng còn thèm ăn,nên bác san-sớt dĩa cơm của bác phân đôi cho hai đứa ăn tiếp,còn vợ bác nhìn bác bẽn lẻn xấu hổ thấy mà thương!.
  Về lại xóm cũ của khu gia binh ngày xưa không còn nhà để ở vì người ta đã chiếm mất rồi...Thấy vậy người hàng xóm cũ, vốn bạn bè tốt bụng kêu cả nhà bác về tá túc vỉa hè còn trống lối đi.Nhờ thế nên bác che được mái bạt bằng nilon ở tạm không muốn trơ lại chốn rừng xưa khu kinh tế mới...Bạn bè lính tráng ngày xưa trong trại gia binh cố sống nếu kéo lại không đi vùng kinh tế thì khỏi mất nhà!?.Nay thấy bác trở về tất cả đều mừng,mõi người giúp một tay dựng lại cái chòi ỉĩa hè góp tiền mua cho bác một chiếc xích lô cà tàng làm phương kế sinh sống.Còn vợ bác được các bà hàng xóm rủ nhau ra bến xe miền tây xa cảng cho thuê cân hàng hóa chở về miền lục tỉnh bán buôn,nên cuộc ống dần dần ổn định và còn nuôi thêm một bà mẹ vợ say-xỉn tối ngày,bà say vì nỗi buồn quá bất đắc chí:gia đình bà bị đánh tư sản sập tiệm mấy cửa hàng ngoài chợ, nên chạy về sống tá túc với con gái và ông rễ đạp xích lô như bác Thọ....
  Nhờ chính sách kinh tế nhà nước XHCNVN càng lúc càng cởi mở hơn với nghị định 34 CP thời Vỏ Văn Kiệt  nới lỏng quyền làm ăn cá thể,biết chấp nhận quyền tư hữu tư nhân cho làm ăn và kinh doanh cá thể không vào tập đoàn hợp tác xã,quốc doanh và theo mô hình kinh tế thị trường,nên người dân làm ăn khấm khá hơn lên và chình quyền nhà nước XHCN cũng cởi mở ,tư tưởng thông thoáng hơn.nên bác Thọ với chiếc xe xích lô cà tàng kiếm sống qua ngày và có dịp đi đó đây tiếp xúc với bạn bè cùng mọi thành phần cuộc sống xã hội có liên quan đến anh em cải tạo và các  gia đình cô nhi tử sĩ,các góa phụ và thương thương phế binh VNCH vẫn còn khó khăn trong cuộc sống không bắt kịp nhịp sống xã hội đang tiến lên XHCN mà họ bị đẩy lùi lại đằng sau của sự lạc hậu nghèo nàn trong kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam.Tôi thấy họ vẫn dậm chân tại chỗ,nghèo vẫn hoàn nghèo dù nhà nước Vn nói họ không còn phân biệt đối xử như xưa,có phải chăng chúng ta mất khả năng phục hồi cái tính năng động thị trường kinh doanh làm ăn vốn có sẳn của Miến Nam mà nhà nước XHCN đa chấp nhận kinh tế thị trường tự-do là đúng với sở trường của chúng ta.Là vì những người cải tao và quân dân cán chính VNCH vẫn là kẻ thù truyền kiếp Cộng Sản nên lý lịch đen tối suốt 3 đời con cháu “Ngụy” không chen chân được vào thị trường quốc doanh nhà nước tổ chức,chỉ dàng cho con em liệt sĩ,cán bộ nằm vùng hay có công với cách mạng.. Không trách được xã hội đổi đời Cộng Sản mà sao vẫn còn những  người ăn mày bu  quanh nhửng đại gia tư bản đỏ để xin xõ việc làm và vòi vỉnh xin tiền thù lao chùi rừa chiếc xe bống lộn đắt tiền của đại gia.Họ là những tiến sĩ học bằng cấp đầy người,họ là giam đốc,tổng giám đốc,viên chức chính quyền có đủ mọi bằng cấp học vị đầy đường như kẹt xe  vào giờ cao điểm...
  Ở Sàigon này người ta dể nhận ra người  quen lắm!...cứ ra đường thấy ai đạp xích lô  bán vé số  ăn mày, ăn xin hỏi thăm đường đi là khỏi bị lạc đường vì họ là người cũ Sàigon ,chớ nên hỏi nhầm các đại gia,tiến sĩ,thạc sỉ hay những trí thức xách cặp chỉm chệ,toàn là cán bộ đổi đời xã nghĩa, tuy học vị họ cao nhưng hiểu biết kinh nghiệm sống thua kẽ ăn mày...vì ở nhà cao chì thấy bầu trời là của riêng họ,nên dể đạp nhầm kẽ ăn mày đang quì lạy,xin xỏ dưới chân mình.
Nhờ có chiếc xe xích lô hướng dẫn đường theo khách gọi mời chuyến đi,nên hang cùng xó xỉn nào bác củng biết tin tức cuộc sống dân tình khu phố bác đi qua!Nhưng khi nhin lại chính bàn thân mình, bác không biết là mình bị nhiễm chất độc Da Cam- dioxin- từ lâu rồi khi uống nước suối rừng trong vùng hành quân có nhiều lá chết Da Cam trôi theo dòng suối ,dù có đun sôi,nấu chín hay khử chất cloruaquin cũng vẫn bị phơi nhiễm Dioxin như thường!?vã lại sau giải phóng phải bị đi công trường lao động xây dựng nhà máy Nguyên Tử tại Đà Lạt do Mỹ bỏ lại  phía Bắc Vn vào tiếp thu lò phản ứng hạt nhân và vì không có chuyên gia kỷ thuật nguyên tử về rò rỉ hạt nhân ,nên cứ đưa bừa cao  công nhân vào xây dựng,thiết kế lại nhà máy nguyên tử Đà Lạt.Và không rành kỹ thuật phản ứng hạt nhân và không có chuyên viên giám giám sát nên bị rò rỉ nguyên từ làm cho một số công nhân nhiễm phóng xạ phải bỏ việc trở về nhà vì ói mửa nhức đầu...Từ đó sức khỏe cua bác yếu dần mà không ai có trách nhiệm xét nghiệm để định bệnh Da Cam hay nhiễm phóng xạ  nguyên tử Đà Lạt .dù có khác lạ sức khõe trong người nhưng không phương tiện  không tiền nên đành phó mặc cho số phận đẩy đưa đến cái chết!...Nay thì nó phát tác bệnh mỗi lúc một trâm trọng hơn,bác biết,bác buồn lắm mà không dám cho vợ con,bạn bè hay!chỉ làm lo lắng thêm mà thôi !?
  Mấy lúc gần đây sức khõe bác yếu dần không cho phép bác đạp xich lô nửa,bác thường hay ghế xe nằm ngủ trưa dưới bóng mát của con đường me sau một cuốc đi xa của khách trong một thân thể uể oải mệt nhoài chán nản bị cơn bệnh hành hạ. những lúc bác không đạp nỗi chiếc xích lô vì nó lớn  và năng hơn bác lúc về già đau yếu bệnh hoạn trổi dậy trong thân xác gầy còm ho hen của bác.Có một lần ông chở khách du lịch người Mỹ đi ngang tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ bác cùng hơi kiệt sức không đến dược điểm hẹn đúng giờ của khách Mỹ,bác được người Mỹ to con nặng ký nầy đuổi bác xuông xe và bắt bác leo ngồi tren xe dể cho người mỹ này chở dến diểm hẹn kịp giờ.Bác ngồi trên xe tuy mệt nhưng vẫn thoải mái trong lòng khi thấy người Mỹ giờ đây biết phục vụ lại Việt Nam trong cái lổi lầm phản bội miềm Nam VN để có cái hậu quả đau đớn cho gả phu xe người Việt Nam và thay thế vai trò đạp xích lô đưa người Việt Nam này đến điểm hẹn tương lai mà khách Mỹ muốn đến!? tại Việt Nam.
   Bác Thọ xích lô thấy đây là sự kiện hiếm có xẩy ra cách cư xử rất tình người của người Mỹ phương tây của các nước Tự-Do dân chủ không có phân biệt và có tinh thần bình đăng trong thành phần lao động xã hội .Không như Việt Nam Công sản phân biệt đối xử thành phần xích lô ,vé số, xe ôm, ăn mày là tang dư xã hội Mỹ Ngụy để lại  và không còn chút tình người để lại trong lương tâm của kẻ chiến thắng. Bác Thọ vừa vui lại vừa buồn tủi của hai thái cực cư xử của hai trạng thái kẻ chiến thắng và người phản bội bạn bè…làm cho bác không biết phải giải thích ra sao!? Khi kẻ thù dân tộc chinh là anh em máu ruột có cùng một quê hương tổ quốc và kẻ mình mang ơn trên cùng một chiến tuyến chống cộng lại là kẻ bán đứng Miền Nam của người Mỹ.Trong giây phút suy tư,tinh thần bất định của một thể xác suy kiệt mỗi mòn của bênh tật,bác đạp xe chạy vội đến khu chợ bán rượu cho giới bình dân xích lô, xe ôm hay tụ tập giải buồn băng ly rượu,mua về bằng một chai ba xi đế hỏa hạng bằng tất cả số tiền vừa kiếm được của người Mỹ tốt bụng vừa đạp xe chở người vừa trả tiền cho người được chở là bác Thọ.Bác muốn uống rượu một mình nơi con đừng me xưa ấy cho một thời kỹ niệm sài gòn trước chiến tranh.Bác uống rượu một mình với những  trái me già chín rụng  theo từng cơn gió thoảng qua của buổi chiều mưa sắp đến dưới cội me già đang thay lá.
Thơ,
                   CHIẾN SĨ SAY! 

                                Huỳnh-Mai.St.8872

                                   Bh.Dạ lệ Huỳnh


Ảo thực đôi bờ ranh giới chiến tranh,

Dân tình nước Việt kiếp sống mong manh,

Chiến sĩ vì đời Tự-Do chiến đấu,

Sống chết tình vờ ảo-ảnh cơn say,

                      xox

Chiến sĩ, say mới là chiến đấu thực

Trọn tình non nước vẹn nghĩa Tự-Do

Vì say đâu biết đời là phản bội

Sau lưng chiến sĩ thương đau ngút ngàn

                        xox

Qua cơn say thấy đời là cõi thực

Có Tự-Do mới thấy được mình say

Mất Tự-Do rồi vì ai...chiến đấu…!?

Quê hương còn trong giấc ngủ nồng say

                         xox

Rượu nầy ta uống dưới cờ lâm chiến

Cho thật say; không gớm máu cộng thù

Máu loang đỏ thấy lòng mình cũng chết

Tái tê lòng dân Việt tỉnh mà chi

                         xox

Say men chiến đấu xây đời hạnh phúc

Xác thân nầy xây đắp ngày Tự-Do

Có ai thương tiếc phận đời chiến Sĩ

Cuộc chiến tàn rồi ảo ảnh cơn say

                           xox

Sau cơn say Tháng –Tư hồn thức tỉnh

Giữa trời Tự-Do máu đổ đầm đìa

Ta thấy sợ cho lòng người phản bội

Trở ngược cờ cho máu thắm Tự-Do

                            xox

Chiến sĩ, say trong tay cây súng gảy…

Bẻ súng cong nồng khóc ngất tỉnh say,

Tỉnh thấy chiến bào tả tơi rào thép

Say khói nhìn bội phản cho lòng đau

                        xox

Cơn say chợt tỉnh trong tù cải tạo

Men Tự-Do đâu thắm thế gian tình

Thiên đàng Xã Nghĩa một trời mộng tưởng

Bỏ mặc tù đày ảo ảnh cơn say,

                      xox

Giờ, chiến sĩ say là trong dĩ vãng!

Tìm lại mình nỗi nhớ chiến trương xưa,

Mượn rượu khỏa khuây Đời bất đắc chí,

Kinh kha bại tướng vở mộng không thành,

                          Xox

Chiều Saigon khói bay mùi thịt nướng,

Phồn vinh giả tạo…lủ trẻ ăn-chơi,

Quên đất nước cha ông là chiến sĩ,

Một thời chết dở lủ chó nướng thui…

                      Xox

Hãy chén nó đi vong nô phản quốc,

Chó săn, chó cộng chủ nó xâm-lăng,

Canh tù phát hiện tù nhân trốn trại

Rượt đuổi thuyền nhân tớitận biển khơi,

                        Xox

Rượu cạn mềm môi tinh thần chiến sĩ,

Phơi xác trên lò xác chó cộng nô,

Nghe mùi chó nướng.bomb cày xác giặc,

Cũng vì mồi chó.rượu vào càng say;

                        Xox

Có say mới biết đời là lẽ thật,

Địa ngục, thiên đàng Phật Chúa chia ngôi

Tư-Do là của con người định đoạt,

Khôn nhờ dạy chịu ta thời cứ say,

                        Xox

Giận thời nói vậy lòng thêm tan nát,

Vở mãnh trăng thề non nước mây che,

Hồn non nước réo gọi người chiến sĩ

Tỉnh say; đi nào chiến sĩ Tư-Do,

                        Xox

Ảo ảnh say; xác thù thay xác chó,

Nước mất ‘quê hương ‘ta nhậu thật say,

Ta thấy sợ cho lòng ngươi phản bội,

Trở ngược cờ cho máu thắm Tự-Do,

                             Huỳnh-Mai

                          [Ba lăm năm sau]
Bác chợt giật mình tỉnh thức vì một trái me rơi chín rụng trúng cái nón che khuất mặt trời ngủ trưa của bác chung quanh bác là dám nhò học trò lấy đá ném me chúng la hét ồn ào thấy vui ghê! chúng ném đá hoài mà me không rụng thấy vậy nóng lòng bác gượng ngồi dậy bước xuống xe theo lũ nhò thi trổ trồ tài ném me bác là tay bác thiện xạ bắn mẹ của thưởbé học trò trốn học hái me leo nhà Tây hái trộm mận xoài  bị chó Tây rượt chạy về nhà, bị mẹ đánh đòn bắt ăn phải hết một  thúng me chua mua ở chợ cho bỏ tội trốn học đi bắn me!.Bi đau bụng ỉa chảy hai ba ngày nên thấy me là phát sợ!?.sao bây giờ bác lại hái me cùng lủ trẻ học trò trong một thân thể già yếu bệnh hoạn suy tàn kiệt lực.Phải chăng là triệu chứng hiện ảnh ra đi của một người sắp chết mà nguyện ước chưa hoàn thành khi danh dự trách nhiệm tổ quốc bị tước đoạt trắng trợn không thương tiếc.Sự hồi sinh sống lại vui chơi với lủ trẻ học trò chỉ là ào ảnh hiện về!? của thời niên thiếu là phần thưởng cuối cùng của Thượng Đế ban cho loài người và cho bác Thọ không thỏa nguyện ước mơ cho dân,cho nước.Sau phúc vui chơi với trẻ nhỏ để sống lại thời dĩ vãng xa xưa cho thỏa lòng,bác cảm thấy hơi mệt mỏi buồn ngủ nên bác leo lên chiếc xe xích lô thân yêu kiếm sống hằng ngày của bác và ngủ một giấc dài vô tận đến nghìn thu...mặc cho mây trời vẫn bay và lá me vàng lã tả rơi trên thân xác bác như những giọt nước mắt tiễn đưa sau chiếc xe tang xích lô chở xác bác mà không có người  đưa  tiễn khóc cho thân phận chiến tranh của bác!!!-Một người lính già trên chiếc xe xích lô là cổ quan tài còn xót lại của quê hương đổ vở Việt Nam!!!
 Thơ,                                                                                                Huỳnh-Mai St.8872
 Quê Hương Tàn Chinh Chiến…                        {Một người lính già đã ra đi }                                                                                                          HuỳnhMai.St.8872                                                                                                                                  Bh.Dạ Lệ Huỳnh

Ngồi ngắm mây qua khung trời Cải-Tạo,
Lắng tiếng bomb rền…vọng tiếng rừng sâu,
Mắt lệ hỏa châu hết buồn chinh chiến,
Pháo hoa chiến thắng nhỏ lệ trong tù,
Một đời chinh chiến trọn giành tổ quốc,
Một thưở hòa bình cho đất nước tôi,
Mà sao cay đắng dành riêng Cải Tạo,
Góc tối tù đày phần thưởng chiến tranh,
Thương đau chấp nhận vì anh chiến sĩ,
Ngục tù cải tạo…quê hương hòa bình,
                          -0- 
Quê hương một dảy nước non dân tộc,
Một thoáng hòa bình…phải giá đắng cay,
Đời là hạnh phúc “Thiên-đàng Cộng-Sản”
Sống đời nô cộng chịu kiếp sắn khoai,
Bắp ngô độn bửa người thành trâu ngựa,
Hòa bình êm-ả trên đồng cỏ xanh,
Đó là hạnh phúc cho người phản chiến,
Con vật tế thần chủ nghĩa cộng nô,
 Đành lở rồi quê hương tàn chinh chiến,
Hòa bình không thấy…thấy toàn thương đau!?
                               -0- 
Hởi người chiến sĩ đừng buồn cải tạo,
Quê hương mình vận nước…hãy chưa thôi,
“Hòa bình phản chiến”ý người dân muốn,
Anh phải ngồi tù…phản chiến theo dân,
“Hòa bình gảy súng” thôi đành chấp nhận,
Danh dự trách nhiệm…đâu bằng hiếu dân,
Chiến đấu hy sinh cũng vì tổ quốc,
Cải tạo tù đày chết cũng vì dân,
Dù chiến bại chí hùng anh bất khuất,
Không hổ thẹn lòng chết cũng vì dân,
                         -0-
Lâu lắm rồi vận nước chưa đổi thay,
Ba lăm năm chiến thắng giấc ngủ dài,
Thở ngắn than dài mình ta thức trọn,
Canh xác Tự-Do cạnh xác người say,
Người dân chưa tỉnh…Tự-Do còn chết
Đấu tranh đơn độc…hiểm nguy riêng mình,
Chiến hữu Tự-Do tìm đường xứ ngoại,
Bỏ lại mình ta chôn xác Tự-Do,
Không kèn không trống… không ai đưa tiễn,
Tù trong, tù ngoài mộ chí Tự-Do,
                          -0-
Ta biết tủi hờn…hồn thiêng sông nùi,
Sống chặt đời thà nát với cỏ cây,
Thấy được mình.làm phân cho hoa lá,
Tô điểm thêm đời…thiếu vắng Tự-Do,
Mất Tự-Do rồi…đời đâu nghĩa sống,
Mồ hoang chiến sĩ…sung gảy vẫn còn,
Lưu dấu một thời hòa bình chiến đấu,
Để lại lòng người….một chút nhớ thương,
Sống chi một kiếp…đời người nô cộng!?
Quê hương tàn chinh chiến…mất Tự-Do,
                                        Huỳnh-Mai
                                   {Tàn chinh chiến} 
   
                                                                  

Nguồn: http://maidayhoabnh.blogspot.com/2011/08/truyennguoi-linh-gia-tren-xe-xich-lo.html 



Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Kinh tế mới

Kinh tế mới là thuật ngữ đã được sử dụng tại nhiều nước vào các thời kỳ kinh tế khác nhau. Tại Liên Xô, trong giai đoạn từ 1921 đến 1929, có Novaya Ekonomicheskaya Politika (Chính sách kinh tế mới). Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, thời kỳ 1933-1936, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã đưa ra một loạt chương trình nhằm phục hồi nền kinh tế trong nước sau thời kỳ Đại khủng hoảng (Great Depression). Chính sách này được biết đến qua thật ngữ New Deal, cũng được xếp vào loại Chính sách kinh tế mới.
Tại châu Á, Malaysia thực hiện Chính sách kinh tế mới (Dasar Ekonomi Baru – New Economic Policy (NEP) của Thủ tướng Tun Abdul Razak trong thời gian từ năm 1971 đến 1990. Sang đến Việt Nam, thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã có chính sách kinh tế mới và sau này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng thực hiện chính sách này từ năm 1977 đến 1984.    
Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong thời VNCH
Tên gọi Kinh tế mới chỉ là một nhưng mục đích và cách thực hiện lại khác hẳn nhau tại mỗi quốc gia. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát đến chính sách kinh tế mới trên toàn quốc Việt Nam, đồng thời phân tích những ưu và khuyết điểm trong việc thực hiện chính sách này.
Về lý thuyết, xây dựng các vùng kinh tế mới là một chính sách của nhà nước nhằm tổ chức, phân bố lại lao động và dân cư trên khắp lãnh thổ. Qua đó, nhà nước chuyển một khối lượng lớn dân cư từ các vùng đồng bằng và thành phố (nơi có mức sống tương đối cao) tới các vùng trung du, miền núi, biên giới, hải đảo (thường được gọi là vùng ‘khỉ ho, cò gáy’).
Chính sách này được thực hiện tại miền Bắc từ năm 1961 và sau đó được áp dụng trên phạm vi toàn lãnh thổ từ sau ngày 30/4/1975 cho đến năm 1998. Theo thống kê chính thức, trong suốt 27 năm, Việt Nam đã di chuyển có tổ chức được 1,3 triệu hộ, trong đó di cư trong nội bộ tỉnh là 702.761 hộ với 3,3 triệu người, từ tỉnh này sang tỉnh khác là 665.930 hộ với 2,8 triệu người.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết đại hội về các nhiệm vụ của kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất, trong đó có đoạn viết: “Phải phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng, trung du và miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy hoạch từng bước các vùng kinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng kinh tế với nhau”.
Chủ trương này của Đảng Lao động Việt Nam được thực hiện bằng việc tổ chức di dân từ các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng lên sinh sống và sản xuất tại các vùng núi và trung du phía Bắc. Mục đích chính là để ‘giãn dân’ nhưng cũng không loại trừ đây là biện pháp nhằm ‘lưu đầy’ những thành phần tiểu tư sản, kẻ thù của chế độ.
Sau 1975 là các chương trình di chuyển lao động và di dân từ các tỉnh đồng bằng phía Bắc tới Tây Nguyên (đặc biệt là Đắc Lắc, Lâm Đồng) và tới miền Đông Nam Bộ (đặc biệt là Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai) theo các chuyến tầu Bắc-Nam.
Nổi bật hơn cả là cuộc di dân từ Sài Gòn về các địa phương nông thôn ở miền đông và tây Nam Bộ theo các chuyến xe đò. Người dân Sài Gòn được cấp tiền vé xe và trang bị cho mỗi lao động hai công cụ sản xuất thích hợp, thường là cuốc và xẻng, để tự túc làm kinh tế gia đình. Mỗi hộ được mang theo tối đa 800 kg hành lý. Nếu điểm đến ở xa Sài Gòn thì mỗi ngày phụ cấp thêm 1 đồng tiền ăn dọc đường cho mỗi người.
Cảnh xuống xe đò khi đến vùng kinh tế mới
Trên nguyên tắc, khi đến vùng kinh tế mới, mỗi hộ gia đình được cấp từ 700 đến 900 đồng để dựng nhà, 100 đồng để đào giếng, 100 đồng mua ghe thuyền (nếu ở vùng sông rạch). Ngoài ra, còn được trợ cấp 1 đồng mỗi ngày nếu đau ốm, không thể lao động được; 50 xu mỗi ngày tiền thuốc khi bệnh và 150 đồng để mai táng nếu chết.
Với chế độ tem phiếu thời bao cấp, người lao động trong hợp tác xã tại vùng kinh tế mới được phép mua 18 kg gạo/tháng theo giá chính thức, người lao động phụ 16 kg và người không lao động 9kg.
Theo lệnh ngày 19/5/1976, chính phủ đề ra năm hạng dân thành thị phải chuyển ra vùng kinh tế mới: (1) Dân thất nghiệp; (2) Dân cư ngụ bất hợp pháp; (3) Dân cư ngụ trong những khu vực dành riêng cho công chức và quân nhân chính quyền cũ; (4) Tiểu thương, tiểu địa chủ, đại thương gia và (5) Người gốc Hoa và những người theo đạo Công giáo.
Kế hoạch 
5 năm
Chỉ tiêu
Thực hiện
Trung bình mỗi năm
1976-1980
4 triệu người
1,5 triệu người
304.120 người
1981-1985
1 triệu người
1,3 triệu người
251.460 người
1986-1990
1,6 triệu người
1,1 triệu người
228.520 người
1991-1995
1 triệu người
0,9 triệu người
180.400 người
1996-2000
1 triệu người
0,2 triệu người
105.350 người
Tổng cộng
8,6 triệu người
5 triệu người
239.700 người
Khảo sát những con số thống kê nêu trên, ta có thể thấy cao điển của chiến dịch di dân đi vùng kinh tế mới là kế hoạch 5 năm đầu tiên (1976-1980), nhưng việc thực hiện chỉ đạt 37,5% chỉ tiêu. Toàn bộ kế hoạch 1976-2000 đạt 58% so với chỉ tiêu đề ra (kế hoạch di dân 8,6 triệu người nhưng chỉ thực hiện được với 5 triệu người). 
Riêng tại Sài Gòn, chỉ tiêu đặt ra là phải đưa đi vùng kinh tế mới 1,2 triệu dân. Cụ thể hơn, 5 thành phần nói trên sẽ ‘không vượt quá 10% tổng số nguyên thủy’, nghĩa là chỉ còn 120.000 người thuộc nhóm này được ở lại Sài Gòn.
Ngoài lý do kinh tế, việc di dân ra vùng kinh tế mới còn có chủ ý chính trị để giảm số người thuộc chính quyền Sài Gòn cũ tập trung ở những đô thị, nhất là vùng Sài Gòn. Rõ ràng đây là một vấn đề thuộc phạm vi ‘an ninh chính trị’ nhằm loại trừ những phần tử phản động, chống đối.
Phương pháp cưỡng bức dân thành thị đi kinh tế mới bao gồm việc thu hồi hộ khẩu, rút sổ mua gạo và các nhu yếu phẩm, cộng thêm việc gây khó khăn trong học tập của con em họ tại các trường trong thành phố. Với những biện pháp này, nhiều gia đình vì ‘yếu bóng vía’ đã phải miễn cưỡng di chuyển ra vùng nông thôn nhưng cũng có những gia đình ‘ở lỳ’ tại Sài Gòn dù họ đã bị thu hết giấy tờ và sống ‘bên lề’ hệ thống cung cấp lương thực của nhà nước.
Đối với thành phần tư sản, việc đi vùng kinh tế mới là kịch bản nối tiếp của chiến dịch cải tạo công thương nghiệp hay còn gọi là Đánh Tư Sản. Các gia đình tư sản sau khi bị kiểm kê và tịch thu tài sản thường nhận được lệnh rời khỏi thành phố để đi xây dựng vùng kinh tế mới. Theo chính quyền, đây là lối thoát duy nhất để ‘đổi đời’ từ giai cấp tư sản sang giai cấp lao động.
Có những gia đình sau khi lên xe đi khỏi Sài Gòn chỉ ít lâu sau lại bỏ về thành phố. Nhà cửa không còn, họ tá túc tại nhà bà con hoặc thậm chí tại các mái hiên, gầm cầu trong tình trạng không hộ khẩu, nhà cửa cũng không. Nhiều người nghĩ rằng thà lang thang trong thành phố để kiếm ăn còn hơn sống tại những vùng đất hoang vu không một bóng người.
Căn nhà vắng chủ tại vùng kinh tế mới
Gia đình tư sản thì gom góp của cải còn dấu được sau đợt cải tạo công thương nghiệp để tìm những ‘đường dây’ vượt biên ra nước ngoài. Họ chấp nhận rủi ro trên bước đường đào thoát với hy vọng mong manh đến được bến bờ tự do để làm lại cuộc đời. Chính sách đánh tư sản và đuổi họ ra vùng kinh tế mới đã dồn người dân đến bước đường cùng là ‘vượt biên’ dù những hiểm nguy đang chờ đón.     
Đối với gia đình có người đi học tập cải tạo, tình hình còn bi đát hơn. Họ liên tục ‘được’ công an khu vực, tổ dân phố và cơ quan hành chính cấp phường ‘động viên’ đi vùng kinh tế mới. Có những nơi còn quả quyết, nếu gia đình đi kinh tế mới, chồng, cha, con, em họ đang học tập trong trại cải tạo sẽ có cơ hội được về xum họp với gia đình sớm.
Thực tế cho thấy, việc gia đình đi vùng kinh tế mới và việc được ra khỏi trại học tập cải tạo hoàn toàn không liên quan đến nhau. Đi kinh tế mới nằm trong kế hoạch quản lý hành chính bằng việc ‘giãn dân’ trong khi đi học tập nằm trong chủ trương chính trị nhằm cải tạo những thành phần ‘ngụy quân, ngụy quyền’. Thế nhưng, nhiều gia đình đã ‘ngây thơ’ tin tưởng vào việc đi kinh tế mới để người thân chóng về từ trại cải tạo.
Bồng bế con đi vùng kinh tế mới
Dưới đây là tâm sự của một bạn trẻ có cha là người đi học tập cải tạo trở về cùng gia đình, họ ‘tái định cư’ tại một vùng kinh tế mới:  
Nắng và bụi trên suốt đoạn đường từ Sài Gòn tới Tây Ninh nhưng tôi thấy trong lòng lâng lâng hạnh phúc vì sau bao năm ly tán, từ đây tôi được gần ba, gần má. Ngồi sau lưng ba trên chiếc Honda 67, tôi nhìn quang cảnh hai bên đường, nhìn màu lá cây vàng quạch vì nắng vì bụi mà trông cho mau tới nơi và nhẩm tính số kílômét còn lại khi xe lướt qua những cột mốc…
 
Càng đi, đường càng xa hun hút chỉ thấy có rừng. Lâu lâu phải xuống xe dắt bộ trên những cây cầu bắc cheo leo qua các con suối sâu nước cuồn cuộn chảy (nói dại chẳng may mà lọt xuống là nước cuốn trôi mất tiêu cái xác). Chạng vạng tối mới về được tới lô nhà tranh mà người ta cấp cho ba ở trong thời gian quản chế…
“Để được cấp một căn nhà như vậy cần phải hội đủ số nhân khẩu cho nên ba được phép về Sài Gòn đón tôi lên cho đủ tiêu chuẩn nhận nhà. Thời gian qua phải ở chung với gia đình chú Bảy, ba thấy chật chội và bất tiện.
Nhà tranh vách đất tại vùng kinh tế mới
Và đây là vùng kinh tế mới dưới mắt cô bé ngây thơ:
Phải mất nhiều đêm tôi mới quen được với tiếng bom đạn nổ đì đùng lúc xa, lúc gần. Đó là tiếng nổ phát ra từ những kho vũ khí ngày xưa. Mấy con chồn đi ăn đêm nhái tiếng gà để bắt mồi, thoắt nghe vách bên này nó lại luồn qua vách bên kia làm lũ gà con sợ kêu líu ríu. Buổi sáng tinh sương thức dậy thấy yên lành hơn nhờ có ánh sáng mặt trời dù đâu đâu cũng nhìn thấy cây cối bị đốn hạ xuống, đốt cháy xém như than, chất đống chờ mấy đội thanh niên xung phong tới chở đi. Đó đây dấu bánh xe tải cày xới mặt đường mà mưa xuống tạo thành vô số vũng lầy lớn nhỏ.
 
Hằng ngày tôi phụ với thím Bảy nấu cơm nước cho ba với chú Bảy đi lợp nhà. Thời gian còn lại tập chẻ lạt, đánh tranh. Tre thì sắc, tranh thì xót, nhưng được cái ham làm nên quên. Chiều chiều, sau khi đi làm về ba thường hái trái rừng cho tôi. Có bữa cả ôm nhánh trái ‘sai’ (*) chi chít trái. Thứ sai rừng chát ngầm (nuốt hoài không xuống cổ) nhưng tôi thích màu vỏ nhung đen thẫm, bóng mượt và hạnh phúc cảm nhận tình thương mà ba dành cho đứa con gái còi cọc, tóc quăn khét mùi nắng.
Lâu lâu hết mối cho gà ăn tôi theo ba vô rừng tìm ụ mới. Hễ bước tới đâu là phải phạt cây hai bên cho ngã rạp xuống để còn biết lối ra. Thấy ụ mối nào non ba lấy rựa chặt một nhánh chảng ba chỏng ngược xuống đóng vô làm móc để quảy về, tiện thể dọc đường róc thêm vài bó tre về chẻ lạt... Mối lần vậy là tôi có dịp ăn sấu rừng. Thứ trái hột bự bằng ngón tay cái, ngọt ngọt chua chua mà ở thị thành không dễ gì có được.
Có lúc tôi cũng thay ba đi lãnh gạo. Gạo được lãnh mọt ăn trước người nên hột nào cũng rỗng ruột, nhẹ hều. Nấu một nồi cơm phải dằn độn thêm hai ba lớp. Vậy mà ăn bữa cơm nào cũng thấy ngon dù đôi khi chỉ là măng le kho với mấy cục bột nêm (cũng được lãnh) có mùi ngai ngái mà lần đầu tiên ăn vô là muốn ói (xin lỗi, có sao nói vậy).
Ở đây cách thị trấn mấy chục cây số nên không dễ gì tới chợ. Thỉnh thoảng cũng có người gánh tiêu, tỏi, đường, bột ngọt, bí, bầu.. vô bán. Khi trở ra là cái gánh nhẹ tênh. Ba gởi thơ biểu má sắp xếp công chuyện ở Sài Gòn xong thì lên liền, sẵn tiện chuẩn bị một mớ gia vị gói sẵn từng gói lẻ để bày một quầy tạp hóa nho nhỏ trước nhà cho tôi bán.
Tôi đợi hoài cái hôm má lên. Nhìn từ xa, má mặc áo bà ba xám, đội nón lá, gánh theo đôi thúng nặng trĩu vai (giống như bất kỳ hình ảnh nào của người phụ nữ đồng quê Việt Nam, tận tụy, tảo tần và chung thủy). Buông gánh xuống, giở nón quạt quạt. Má cười đón hai cha con. Sau bao năm gia đình ly tán, vất vả thăm chồng, nuôi con, trải bao biến cố lớn nhỏ trong đời, nụ cười đó vẫn tươi tắn, lạc quan cho đến tận bây giờ. Là con gái đầu lòng, tôi gần gũi, chứng kiến và hiểu má nhiều hơn ai hết.
Nếu có thể viết như một người cầm bút thì tôi tin rằng những câu chuyện của má sẽ là một quyển truyện dài với vô vàn chi tiết sống thật hay mà tác giả khỏi cần phải nhọc công hư cấu. Ba má tôi là người cùng quê. Tôi thường tủm tỉm cười khi nghe chuyện tình của Ba Má mình: "Hồi đó má mầy ở quê, ba đi làm trên Sài Gòn, mỗi lần nghe Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết hát ‘Em gái vườn quê’ là ba nhớ má mầy quá trời quá đất.
Một căn nhà tương đối tươm tất tại vùng KTM
Từ ngày có má lên, ba như được tiếp sức. Má giỏi việc đồng áng, lại quen chịu vất vả. Sáng sáng má theo ba phụ dựng nhà, lợp mái. Chiều chiều tôi đón ba má về ăn cơm. Tối tối gia đình tôi ở gian trong, gia đình chú Bảy ở gian ngoài vọng ra, vọng vô trò chuyện.
Ba bàn với chú Bảy: ‘Thấy mấy đứa nhỏ ăn uống kham khổ quá, sẵn có bả lên, tui với anh sắm gàu sòng đi tát hố bom kiếm mớ cá về cho tụi nó ăn. Hổm nay đi làm ngang qua tui thấy cá nhảy lên nhảy xuống đớp móng dữ lắm’. Chú bảy chưa kịp ừ hử gì thì đám con của chú đã reo hò dậy giường dậy chiếu.
Trẻ thơ tại vùng kinh tế mới
Coi vậy mà công việc chuẩn bị phải mất mấy ngày mới xong. Ba, má với chú Bảy xếp đặt kế hoạch chu đáo lắm vì nghe nói đâu cái hố bom chu vi rộng cỡ bằng hai, bằng ba căn nhà gộp lại, dự trù tát ba ngày ba đêm mới cạn. Đâu đó xong xuôi, sáng sớm ba dẫn đầu hai gia đình với gàu sòng, dây nhợ, cuốc, xẻng, đèn bão và một cái thùng đựng cá thiệt bự ra ngoài chỗ hố bom.
Tôi nhìn cái hồ rộng mênh mông, nghi ngờ và hỏi thầm: ‘Có thiệt hôn đây? Ba má định tát cho nó cạn thiệt hả?’. Nghĩ vậy thôi chứ tôi biết tánh ba đâu có bao giờ nói chơi. Có điều, dám tát cạn cái hố bom nầy thì thiệt là quá sức tưởng tượng.
 
Chú Bảy dặn thím Bảy ở nhà nấu cơm, nấu nước. Tôi với đứa con gái lớn của chú Bảy lo tiếp tế. Hai đứa con trai của chú thì canh để khai thông đường nước thoát. Hết ngày tới đêm. Dưới ánh trăng và ngọn đèn bão, ba má với chú Bảy thay phiên nhau tát. Tiếng nước hắt ra từ gàu sòng trong đêm khuya vắng nghe ầm ầm như tiếng thác.
 
Mới có ba ngày hai đêm đã bắt đầu thấy ló mặt bùn (người ta nói đâu có sai, đồng vợ đồng chồng, biển Đông tát còn cạn, huống hồ gì là cái hố bom!). Ba, má với chú Bảy ngưng tát, bắt đầu nhảy xuống mò cá. Đám con nít cũng nhào xuống bóp bùn. Lâu lâu mới nghe la lên: ‘Được một con!’. Giở lên thấy con cá ‘bự’ cỡ hai ngón tay. Xà quần dưới lớp bùn hơn một tiếng đồng hồ mà cá ở trong thùng chỉ vỏn vẹn cỡ… nửa ký.
 
Thấy ba cứ tiếc nuối không chịu lên, má giục: ‘Thôi mình đi về!’. Rồi hối tụi tôi trèo lên gom gàu, dây nhợ, cuốc, xẻng kéo nhau về. Vừa mệt, vừa tiếc công, dọc đường ba rủa... mấy con cá: ‘Mẹ bà nó! Có mấy con mà cứ nhảy lên nhảy xuống làm tao tưởng nhiều!’.
Cô gái viết những đoạn văn trên hiện sống cùng gia đình tại Hoa Kỳ. Xin chia vui cùng cô và gia đình đã chuyển về một vùng kinh tế mới khác với thời thơ ấu ngày nào...
===
(*) Trái sai (hay còn gọi là ‘trái say’) có vỏ màu đen, mịn như nhung nên còn có tên là ‘trái nhung’, vị thì chua chua ngọt ngọt, rất hợp với khẩu vị của phụ nữ, nhất là vào lứa tuổi ô mai. Mùa trái say chín rộ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 Âm lịch tại rừng núi huyện K’Bang, Gia Lai nhưng cũng xuất hiện nhiều tại Phan Rang nên đã trở thành đặc sản của vùng này dưới dạng tươi hay sấy khô.
Trái say
Hàng năm, rất nhiều những người đi thu hoạch trái say trong rừng, tập trung tại Ka Nát. Họ dùng một cây tre dài rồi đập lên cây (vì cây say có độ cao từ 3 đến 4 mét) để trái say rớt xuống lược. Cây say rất sai trái nên có lẽ đó là lý do người ta gọi trái say là ‘sai’, cũng có người giải thích ‘sai’ chỉ là cách phát âm chữ ‘say’ của người miền Nam. Mặc dù rất ngon và đắt tiền nhưng vì chưa trồng được nên nguồn trái say vẫn dựa vào việc thu hái trong thiên nhiên. Giá trái say vào cuối vụ có thể lên đến 100.000đ/kg.
***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 6 – Thời điêu linh)
Nguồn: Chinhhoiuc

Theo nguồn: http://trunghochoangdao.blogspot.com/2014/10/gop-nhat-buon-vui-thoi-ieu-linh-kinh-te.html

Xem thêm

HỌC TẬP CẢI TẠO - VIETNAM's GULAG - KINH TẾ MỚI - ĐỔI TIỀN

http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/hoc-tap-cai-tao-vietnams-gulag-kinh-te.html 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét