Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách


Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách

Cô gái ngồi đàn guitare live trong một khu đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Ngô Thế Vinh
Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước. [Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]
Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước. [Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]
CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ

Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày 15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường xuyên có nhiều du khách ghé qua.
Sau gần 3 tháng thi công ngày 09.01.2016, Đường Sách chính thức được khai trương. Chỉ với con đường nhỏ chiều dài 144 m, lòng đường 8 m, hai bên vỉa hè rộng 6 m, với thiết kế một bên là 20 gian hàng sách, một bên là café sách và khu triển lãm. Hai đầu Đường Sách là hai bức tượng điêu khắc Cô gái bên trang sáchSuy ngẫm - hai tác phẩm được tuyển chọn từ Trại điêu khắc quốc tế TP.HCM.
Ông Lê Hoàng khi còn làm Giám đốc Nxb Trẻ đã mơ ước có một không gian chỉ có sách và sách và ông là một trong những người đã đứng ra vận động cho việc hình thành con Đường Sách và sau đó trở thành giám đốc Công ty Đường Sách Thành phố. Đường Sách đã trở thành một không gian khá lý tưởng để các nhà xuất bản, nhà kinh doanh sách có cơ hội học hỏi chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp, và cả tiếp cận với giới bạn đọc. Đường Sách trở thành một không gian biểu tượng của văn hoá đọc, nơi gặp gỡ của những người yêu sách, cũng là điểm hẹn lý tưởng cho những người bạn trong và cả ngoài nước.
Từ hướng Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, bên trái là 20 gian hàng sách; phải, với bạn trẻ ngồi đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ hướng Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, bên trái là 20 gian hàng sách; phải, với bạn trẻ ngồi đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Mấy tụ điểm để du khách chụp hình; trái, bức tượng đồng "hai bé ngồi chống lưng đọc sách", phải, cô gái ngồi đàn guitare live trong một khu đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Mấy tụ điểm để du khách chụp hình; trái, bức tượng đồng "hai bé ngồi chống lưng đọc sách", phải, cô gái ngồi đàn guitare live trong một khu đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Bên phải Đường Sách là các cửa hàng café sách, các khu triển lãm; Phương Nam Book Café đẹp khang trang lúc nào cũng đông khách; phải, do thiếu diện tích mặt bằng, có thêm mấy Kiosk sách bên lề phải Đường Sách phía ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Bình, anh chị Long đôi vợ chồng rất yêu sách, gốc người Sài Gòn cũ, chị gốc nhà giáo rồi làm công chức Nha Quân pháp trước 1975, nay sống bằng nghề buôn sách cũ. [photo by Ngô Thế Vinh]
Bên phải Đường Sách là các cửa hàng café sách, các khu triển lãm; Phương Nam Book Café đẹp khang trang lúc nào cũng đông khách; phải, do thiếu diện tích mặt bằng, có thêm mấy Kiosk sách bên lề phải Đường Sách phía ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Bình, anh chị Long đôi vợ chồng rất yêu sách, gốc người Sài Gòn cũ, chị gốc nhà giáo rồi làm công chức Nha Quân pháp trước 1975, nay sống bằng nghề buôn sách cũ. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ trên: thiếu diện tích mặt bằng, cả trên lòng đường cũng được tận dụng cho những Kiosk sách di động trên Đường Sách, với các bạn trẻ đứng ngồi tĩnh lặng say mê đọc sách, gợi lại hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn trước 1975 với đường sách Lê Lợi, nhà sách Khai Trí thuở nào; phải: Quán Sách Mùa Thu với thêm dòng chữ "về lại chốn thư hiên", nơi có thể tìm hoặc đặt mua những cuốn sách cũ "tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ" nay trở thành quý hiếm. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ trên: thiếu diện tích mặt bằng, cả trên lòng đường cũng được tận dụng cho những Kiosk sách di động trên Đường Sách, với các bạn trẻ đứng ngồi tĩnh lặng say mê đọc sách, gợi lại hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn trước 1975 với đường sách Lê Lợi, nhà sách Khai Trí thuở nào; phải: Quán Sách Mùa Thu với thêm dòng chữ "về lại chốn thư hiên", nơi có thể tìm hoặc đặt mua những cuốn sách cũ "tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ" nay trở thành quý hiếm. [photo by Ngô Thế Vinh]

Không biết tôi đã đứng trong Quán Sách Mùa Thu bao lâu, trong một không gian rất nhỏ, cô chủ quán sách thì tế nhị và lặng lẽ; tôi có cảm giác thời gian như dừng lại. Cầm trên tay những cuốn sách cũ, rất cũ xuất bản lần đầu tiên từ những thập niên 50s, 60s, 70s có những cuốn mà tác giả đã từng là bạn văn còn sống hay đã mất và cả ngạc nhiên nữa là sao những cuốn sách ấy lại có thể sống sót sau cuộc "phần thư". Rồi tôi bị kéo về thực tại khi có tiếng nói của một thanh niên, có lẽ là sinh viên hỏi cô chủ quán về một đầu sách: Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam. Được biết, các quán sách tuy không có sách nhưng vẫn có thể nhờ kiếm hay đặt mua. Sách có thể gửi ra hải ngoại và trả bằng thể tín dụng. Sự kiện thế hệ sau chiến tranh, tìm đọc Ký của Phan Nhật Nam trên Đường Sách, chắc là điều mà bạn tôi cũng muốn được nghe.
Gặp lại cả những cuốn sách của bạn tôi, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Garvan Úc châu. Từ một thuyền nhân bị đầy ải cách đây hơn 36 năm, anh trở thành một giáo sư, một nhà khoa học và hàng năm anh vẫn trở quê hương giảng dậy tại các đại học từ Nam ra Bắc. [photo by Ngô Thế Vinh]
Gặp lại cả những cuốn sách của bạn tôi, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Garvan Úc châu. Từ một thuyền nhân bị đầy ải cách đây hơn 36 năm, anh trở thành một giáo sư, một nhà khoa học và hàng năm anh vẫn trở quê hương giảng dậy tại các đại học từ Nam ra Bắc. [photo by Ngô Thế Vinh]

Từ ngày có con Đường Sách, không chỉ các tác giả trong nước có sách xuất bản đều mong muốn có dịp ra mắt sách tại nơi đây. Cả học giả nước ngoài cũng chọn Đường Sách là nơi giới thiệu sách của mình.
Như TS Môi Sinh Nguyễn Đức Hiệp cũng là nhà nghiên cứu đã từ Úc về Sài Gòn 22.07.2016, cùng một lúc ra mắt 3 cuốn sách nghiên cứu về Sài Gòn - Chợ Lớn.
Như nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh.
Như nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ nổi tiếng từ trước 1975 còn ở lại trong nước, sau ngót nửa thế kỷ sống ẩn dật ở một miền quê, thì nay đã có mặt trên Đường Sách 19.03.2017 để ra mắt một loạt 10 tác phẩm của bà mới được Nxb Phương Nam tái bản.
Đặc biệt hơn nữa, có cả các học giả người nước ngoài như GS Larry Berman cũng chọn Đường Sách để giới thiệu bản dịch cuốn The Perfect Spy / Điệp Viên Hoàn Hảo mà ông là tác giả.
TS Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia môi sinh cũng là một nhà nghiên cứu từ Úc châu, ra mắt bộ sách 3 cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn trên Đường Sách 22.07.2016; từ phải, TS Nguyễn Đức Hiệp, TS Nguyễn Thị Hậu, và ông Tim Doling. [nguồn: ảnh L. Điền, Thời Báo.today]
TS Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia môi sinh cũng là một nhà nghiên cứu từ Úc châu, ra mắt bộ sách 3 cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn trên Đường Sách 22.07.2016; từ phải, TS Nguyễn Đức Hiệp, TS Nguyễn Thị Hậu, và ông Tim Doling. [nguồn: ảnh L. Điền, Thời Báo.today]
Nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính [giữa] từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh tại Quán sách Nxb Văn Hoá Văn Nghệ trên Đường Sách 05.11.2016. [nguồn: tư liệu Nguyễn Duy Chính]
Nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính [giữa] từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh tại Quán sách Nxb Văn Hoá Văn Nghệ trên Đường Sách 05.11.2016. [nguồn: tư liệu Nguyễn Duy Chính]

Và Hội đồng Anh / British Council cũng đã chọn Đường Sách để tổ chức hoạt động tưởng niệm 400 năm (1616-2016) ngày văn hào William Shakespeare qua đời.

THÁNH GANDHI KHÔNG NÓI THẾ

Kế ngay bên bức tượng Cô Gái Bên Trang Sách, là một tấm bảng hiệu cao hơn đầu người, với một câu trích dẫn mà tác giả được ghi là Mahatma Gandhi [sic]. Tôi rất quan tâm và cả thắc mắc về tên tuổi của Gandhi trên tấm bảng hiệu. Gandhi là một trong những thần tượng thời sinh viên tuổi trẻ của tôi, một con người suốt đời tranh đấu theo con đường bất bạo động, được tôn xưng như một vị thánh; vậy sao ông lại có thể liên hệ tới một ý tưởng rất bạo động là "đốt sách". Tuy chưa biết tác giả của câu trích dẫn trên là ai, nhưng trực giác cho tôi biết chắc chắn không phải của Gandhi.
Vẫn bị ám ảnh về những vụ đốt sách sau 30.04.1975, không thể đợi tới ngày về Mỹ, tôi thấy cần truy nguyên ra ai là tác giả của câu nói ấy. Vì đang lưu lại trong một khách sạn ở Sài Gòn, không tiện cho một tìm kiếm rộng rãi trên mạng, và qua iPhone, tôi liên lạc ngay qua một email kèm theo hình chụp gửi mấy người bạn trẻ ở hiện ở California như sau:
Vũ Nguyễn ơi
Confidential_ nhờ Vũ search, là có hay không
một original quote như trên của M.G. Thanks
All the best
aVinh
Tấm bảng hiệu uy nghi cao hơn đầu người với hàng chữ: "Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi." [sic] Tác giả câu nói ấy được ghi là của Mahatma Gandhi. [photo by Hoàng Long]
Tấm bảng hiệu uy nghi cao hơn đầu người với hàng chữ: "Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi." [sic] Tác giả câu nói ấy được ghi là của Mahatma Gandhi. [photo by Hoàng Long]
Và tôi có ngay câu trả lời cùng một lúc trong cùng ngày tới từ hai người bạn trẻ Vũ Nguyễn và Ngọc Dung.
Vũ Nguyễn viết:
"Thưa anh Vinh, câu ấy vốn của nhà văn Ray Douglas Bradbury (22 August 1920 – 5 June 2012), nguyên văn thế này:
"The problem in our country isn't with books being banned, but with people no longer reading. Look at the magazines, the newspapers around us – it's all junk, all trash, tidbits of news. The average TV ad has 120 images a minute. Everything just falls off your mind… You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them."
Ray Bradbury nói câu này khi trả lời phỏng vấn bởi Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993). Sau được các báo như Reader's Digest trích dẫn lại. (The Reader's Digest, Vol. 144, No. 861, January 1994, p. 25).
Một dị bản về sau của câu này là: " We're not teaching kids to read and write and think… There's no reason to burn books if you don't read them." [Roger Moore, in The Peoria Journal Star, August 2000].
Cùng một lúc Ngọc Dung, cô bạn đồng trang lứa với Vũ Nguyễn có ngay một câu trả lời khẳng định: "câu này của Ray Bradbury anh Vinh ạ".
Câu trích dẫn của Ray Bradbury (DOB) "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." bên cạnh là chân dung tác giả. [nguồn: internet, sưu tầm Ngọc Dung]
Câu trích dẫn của Ray Bradbury (DOB) "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." bên cạnh là chân dung tác giả. [nguồn: internet, sưu tầm Ngọc Dung]

NHỮNG NGƯỜI BẠN VÀ CÁC LỜI BÀN

Qua sự kiện này, anh Phạm Phú Minh, Chủ Bút Diễn Đàn Thế Kỷ, cũng là tác giả cuốn ký "Hà Nội Trong Mắt Tôi", bày tỏ cảm tưởng: "Vậy là Ngọc Dung và Vũ Nguyễn đã giải được nghi vấn ai là tác giả câu nói được gán cho Gandhi tại giữa "Đường Sách" Sài Gòn." Anh Minh tiếp: "Gọi là "Đường Sách" mà trương lên một câu "nói không có sách, mách không có chứng", đó là một sự lạ của Việt Nam. Từ sáng tới giờ tôi cứ thắc mắc trong lòng, tại sao lại có hiện tượng này. Câu nói của Ray Bradbury thì cũng không phải là một danh ngôn lừng lẫy gì lắm và ra đời cũng chưa lâu, hẳn giới sách vở ở Việt Nam lấy làm thích ý tưởng đó nên đem dịch ra và trương lên. Dĩ nhiên họ biết tác giả câu nói đó là ai, vậy tại sao họ không ghi đúng tên tác giả là Ray Bradbury, mà lại bịa ra tên giả Mahatma Gandhi? Quả thật tôi nghĩ không ra. Mong các bạn góp ý kiến giải thích hiện tượng này."
Tiếp theo thắc mắc của anh Phạm Phú Minh, nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính, tác giả của bộ sách đồ sộ 10 cuốn về Vua Quang Trung và đời Nhà Thanh, anh cũng đã từng ngồi ký sách trên Đường Sách, anh có một phát biểu mà anh khiêm cung gọi đó là "ý mọn":
"Theo tôi thì quan trọng không phải ai nói mà là với mục đích gì. Nếu tôi nhớ không lầm, trước đây đạo diễn Trần Văn Thuỷ khi làm cuốn phim "Chuyện Tử Tế" đã dẫn ở đầu cuốn phim một câu đại khái "Chỉ có thú vật mới quên đi nỗi đau của đồng loại mà quay lại lo riêng cho bộ da của mình" rồi gán cho tác giả là Karl Marx. Sau này ông ta có thú nhận Marx không nói câu đó nhưng câu nói đã trở thành một "điểm nhấn" của bộ phim. Thêm một dật sự khác là Tô Đông Pha khi làm văn đã viết một câu gán cho cổ thư khiến giám khảo không dám nhận là không biết mà sau hỏi lại: "Thầy lấy trong sách nào thế?" Có lẽ người dẫn câu này muốn ám chỉ một cái gì đó nên phải lấy tên Gandhi cho thiên hạ khỏi vặn vẹo vì trong nước rất dễ bị lôi thôi nếu có "ý đồ". Chắc chắn là câu này sẽ được nhiều người nhớ đến hơn khi lấy tên Gandhi là tác giả."
Với ý kiến của Anh Chính, cũng vẫn anh Phạm Phú Minh tiếp tục bày tỏ:
"Ý kiến của anh Chính rất thú vị. Nó lại cho ta hiểu thêm câu: Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tên của một tác giả chỉ là một phương tiện, trong một hoàn cảnh nào đó thì người ta có thể thay đổi đi, để đạt được điều mà người ta muốn. Nhưng "hoàn cảnh nào đó" là hoàn cảnh nào? Bởi vì một xã hội gọi là bình thường và lành mạnh thì không thể lúc nào cũng lấy hoàn cảnh ra mà biện minh cho hành vi sai trái của mình được. Ví dụ Việt Nam bây giờ đã thoáng hơn và người dân hiểu biết hơn rất nhiều so với thời Trần Văn Thủy làm phim Chuyện Tử Tế, làm sao người ta đủ can đảm lấy tên ông Gandhi để thay cho Ray Bradbury? Nhất là trong một biểu ngữ dựng công khai giữa nơi Đường Sách, khiến ông bạn Ngô Thế Vinh của chúng ta đâm ra nghi ngờ! Sự dễ dãi, sự "tự cho phép" thiết nghĩ cũng phải có giới hạn thôi chứ? Làm quá thì hóa ra coi thường sự hiểu biết của xã hội. Thông tin về câu "Chỉ có thú vật..." cũng rất thú vị, bởi vì chính tôi lâu nay cũng tưởng là câu của Karl Marx. Bây giờ thì không chắc điều đó đúng hay sai, nếu sai thì là do dây chuyền, mà người đầu tiên làm cho sai chưa chắc là Trần Văn Thủy. Tôi đồng ý với anh Chính những người trưng câu này của Ray Bradbury chắc là khoái chí với hai chữ ĐỐT SÁCH, nên phải mượn tên Gandhi để che chắn thôi. Để tên tác giả là một người Mỹ thì dễ bị lên án hơn là một ông Ấn Độ!"
Và cuối cùng là phát biểu của Vũ Nguyễn, người bạn trẻ tìm ra ngay câu trả lời ai là tác giả câu trích dẫn:
"Vũ trước nay vẫn đinh ninh câu “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại mà chăm chút bộ lông của mình” là của Karl Marx trong Tư Bản Luận mà không buồn truy nguyên. Nay anh Chính nói mới biết là không phải. Giờ thì ngờ rằng câu đó do chính Trần Văn Thuỷ bịa ra, như Tô Đông Pha bịa câu "cổ văn" mà qua mặt giám quan tam lão. Trước khi có phim "Chuyện Tử Tế" có lẽ ở Việt Nam chẳng ai biết câu này. Lần đầu tiên đọc câu quotation này ở đoạn mở đầu phim, đa số khán giả của bộ phim đều cho rằng tác giả hẳn là một tay triết gia uỷ mị nào đó của bọn tư bản giãy chết. Cho đến phút cuối cuốn phim, khi đạo diễn đọc câu thuyết minh "May quá. Câu ấy là của Karl Marx" cả rạp mới ồ lên ... "À ra vậy. Bác Các/ Karl, bác Lê/ Lenin bao giờ cũng chí phải!" Điều đó cho thấy câu "danh ngôn" này chưa tồn tại ở Việt Nam trước khi có phim "Chuyện Tử Tế" của Trần Văn Thuỷ ra đời.

CỦA CAESAR TRẢ VỀ CHO CAESAR

Trở lại với câu trích dẫn trên:
"Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi."
"You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them."
Ray Bradbury phát biểu câu trên cách đây mới có 24 năm khi trả lời phỏng vấn của Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993); trong khi Mahatma Gandhi thì đã chết cách đây 69 năm rồi [30 tháng 01 năm 1948]. Vậy hãy trả cho Ray Bradbury câu nói của Ray Bradbury và cũng đừng cưỡng gán cho thánh Gandhi đã trở về tro bụi trước đó từ lâu [ông đã được hoả thiêu theo nghi thức Hindu] nay bị cho là tác giả của một câu nói mà ông không hề hay biết.
Sau chuyến đi khảo sát môi sinh ĐBSCL, trở lại Sài Gòn, tôi không có một lịch sinh hoạt gặp gỡ nào trước khi trở về Mỹ. Với tôi, Đường Sách là một khoảng xanh tĩnh lặng, một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại mà đã hơn một lần muốn trở lại và cả rất yêu mến. Nhưng cũng mong sao, mọi người cố giữ cho nơi đây vẫn là một khoảng không gian xanh tinh khiết, không có những cơn gió độc mang tới những hạt giống xấu, để mãi mãi nơi đây là thửa vườn gieo trồng những hạt giống tốt của tâm hồn.

NGÔ THẾ VINH
Saigon 12.2017 California 02.2018

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/ngo-the-vinh-duong-sach-phan-nhat-nam/4264761.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét