Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

HỘI CHỨNG CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

 Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh, ngoài trời Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người, đám mây, bầu trời và ngoài trời
Hậu chiến tranh Việt Nam, cựu binh Mỹ bỏ vào rừng sâu ẩn náu

authorĐại Dương (theo Tou Tiao) Thứ Năm, ngày 26/04/2018 18:31 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Chiến tranh Việt Nam trở thành cơn ác mộng cho nhiều lính Mỹ. Khi trở về nước, không ít người đã rời bỏ cuộc sống hiện đại để vùi mình vào những nơi hoang vắng nhằm trốn tránh nỗi ám ánh. Thậm chí trong số đó còn có người chọn cách kết liễu cuộc đời mình.


   
Những ngày tháng 3 năm 1973, cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam kết thúc. Trong cuộc chiến tranh này, hơn 5 vạn lính Mỹ tử trận, hơn 30 vạn người khác bị thương, tốn kém hàng trăm tỷ USD.
Điều đáng nói là trong cuộc chiến này Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối về cả thực lực quân sự lẫn kinh tế nhưng lại thất bại.
Đối với người Mỹ, chiến tranh không chỉ mang lại gánh nặng trầm trọng mà với những cựu binh từng tham chiến, đó còn là một thời kỳ lịch sử thống khổ đau buồn với những tổn thương vĩnh viễn không thể bù đắp.
 hau chien tranh viet nam, cuu binh my bo vao rung sau an nau hinh anh 1
Không ít binh lính Mỹ trở về nước trong thời gian dài ở trong tâm trạng căng thẳng và lo sợ, hành vi điên loạn, mất lòng tin vào cuộc sống. Có người nghiện rượu, nghiện cờ bạc, hiếp dâm, đánh lộn, tham gia bạo lực, tự sát; có người gia nhập băng đảng, tham gia lính đánh thuê; lại có những người vừa từ chiến trường về rất nhanh chóng bị tống vào tù. Những hiện tượng này được gọi là “Căng thẳng rối loạn sau chấn thương”.
Những người bị mắc chứng này, chịu không nổi ác mộng thời gian dài và những lo sợ hàng ngày, cũng không có cách nào đối diện người nhà và thích ứng xã hội, có người còn chạy vào thâm sơn cùng cốc ở ẩn, hoặc chạy đến đảo hoang không người. Họ tự xây dựng chỗ ở giản đơn bằng cỏ, dựa vào quả dại và săn bắt động vật mà sống, mục đích là để thoát ly nỗi sợ trong ký ức.
Có người lính tên là George, sau khi về nước đã mang theo một khẩu súng máy ở ẩn vào rừng rậm thuộc ngoại thành. Ông ta quen đốt lửa vào ban đêm rồi chạy điên cuồng quanh đống lửa. Có khi ngủ mơ tỉnh dậy, ông ta lấy súng máy bắn loạn lên trời. Khi không chịu  nổi cô đơn tịch mịch, thì lại nửa đêm chạy đến quán rượu trong thành phố, và không chỉ uống rượu mà còn tìm người đánh lộn, hoặc tham gia những trận quyền anh dưới hầm. Có khi thắng được số tiền lớn mang về nhưng cũng có khi bị đánh đến thương tích đầy mình.
 hau chien tranh viet nam, cuu binh my bo vao rung sau an nau hinh anh 2
Có một người khác tên Mike Hall, sau khi về nước mang theo 7 chú chó của mình, sống 10 năm trên chiếc xe tải. Sau đó mang những chú chó vào rừng sâu, ở lại trong một xưởng gỗ bỏ hoang. Ông ta thường dắt một súng ngắn bên hông, tay dắt chó chạy cuồng trong núi và liên tục la hét. Khi thấy những người lên núi khai thác gỗ hoặc những người qua đường, anh ta nhìn họ với sự cảnh giác và theo dõi.
Có người cựu binh sau khi về nước không thể thích nghi đã vào núi lập một căn nhà. Trong nhà chứa đầy lựu đạn, súng máy và đạn. Sau khi cảnh sát phát hiện ra đã tịch thu vũ khí đó, người cựu binh nói: “Tôi biết hành vi của tôi là rất hoang đường nhưng nếu để tôi không có vũ khí, tôi sẽ rất sợ hãi”.
10 năm chiến tranh khiến những cự binh này quen với sinh ly tử biệt, khiến họ quen với cuộc sống lo sợ, thích ứng với sự căng thẳng chiến đấu. Chiến tranh kết thúc, các hội chứng hậu chiến tranh khiến họ không thể thích nghi lại cuộc sống.


Nước mắt và sự rệu rã của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam


My Lan | 


Nước mắt và sự rệu rã của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

(Soha.vn) - Dáng đi thất thểu, ngủ gục ngay trên đống đổ nát, nét mặt mệt mỏi, đau đớn... là những hình ảnh thường gặp ở lính Mỹ sau những trận chiến tại chiến trường Việt Nam.

The strain of battle for Dong Xoai is shown on the face of U.S. Army Sgt. Philip Fink, an advisor to the 52nd Vietnamese Ranger battalion, shown June 12, 1965. The unit bore the brunt of recapturing the jungle outpost from the Viet Cong. (AP Photo/Steve Stibbens
Sự căng thẳng của trận chiến Đồng Xoài hiện rõ trên khuôn mặt của Trung sĩ Philip Fink, cố vấn của một tiểu đoàn Mỹ. Ảnh chụp ngày 12/6/1965.
Lance corporal James C. Farley breaking down in tears over the death of fellow soldiers after a confrontation with Viet Cong, Vietnam, March 31, 1965.
James C.Farrley gục xuống khóc trong một lán tiếp tế sau khi chứng kiến cái chết của một người đồng đội trong một cuộc đối đầu với quân đội Việt Nam. Ảnh chụp ngày 31/3/1965. 
04 Apr 1971, Lang Vei, South Vietnam --- Lost In Thought? Lang Vei, S. Vietnam: Cross hanging from his neck, GI of the 1/5th Mechanized Division, sits atop his armored personnel carrier with head resting in hands. Lang Vei is the western-most American position near the Laotian border. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Một người lính Mỹ ôm đầu ngồi trên xe bọc thép. Ảnh chụp ngày 4/4/1971 tại Lang Vei. 
31 Jan 1971, Quang Tri, South Vietnam --- January 31, 1971 - Quang Tri, South Vietnam: Away from the war and the fears brought on by the new expedition, this American soldier and his little puppy share a moment of sleep at the staging base before being airlifted to Khe Sanh. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Ôm nỗi sợ hãi vì những cuộc "chinh phạt mới", một người lính Mỹ và chú cún cưng của mình ngủ gục tại căn cứ trước khi lên máy bay tới Khe Sanh, Quảng Trị. Ảnh chụp ngày 31/1/1971. 
23 Jan 1970, Tan Am, South Vietnam --- GIs of the U.S. Ninth Infantry, 3rd Battalion, air-mobile unit carry out routine delta operation here January 23rd. The area is southwest of Saigon near the Cambodian border. Troops are picking their way through swamps, forming patrols, etc. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Vẻ mặt mệt mỏi của một lính Mỹ khi đi tiền trạm, tạo lập tuyến tuần tra. Ảnh chụp tại khu vực phía tây nam Sài Gòn, gần biên giới với Campuchia ngày 23/1/1970. 
27 Sep 1969, Dong Ha, South Vietnam --- Dong Ha, South Vietnam: Dog Tired. Tired Marine doesnt even wait to take off his shoes as his buddies are doing, but just sacks out fast while waiting for transportation to Quang Tri. Leathernecks are members of the Third Marine Division, slated to depart Vietnam October 15. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Lính Mỹ nằm chờ được đưa tới Quảng Trị, mệt mỏi tới mức không thể cởi nổi giày. Ảnh chụp ngày 27/9/1969 tại Đông Hà. 
09 Feb 1968, Hue, South Vietnam --- HUE, SOUTH VIETNAM-2/9/68-: With ammunition slung over his shoulder and a rifle in his hand, this American GI has a quiet moment for thought during a pause in the fighting at Hue. A week after the first enemy assault in this area, allied forces were making slow progress in clearing Hue of Viet Cong and North Vietnamese troops. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Lính Mỹ ngủ gục trong thời gian nghỉ ngơi giữa một trận chiến tại Huế. Ảnh chụp ngày 9/2/1968. 
04 Apr 1968, Near Khe Sanh, South Vietnam --- 4/4/1968-Near Khe Sanh, South Vietnam-First Cavalry men, many with head wounds, wait to be evacuated from a hilltop along route #9, during their advance toward Khe Sanh. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Những người lính Mỹ bị thương mệt mỏi chờ đợi được đưa đi khỏi một đỉnh đồi. Ảnh chụp ngày 4/4/1968 tại Khe Sanh. 
13 Mar 1968, Quang Tri --- Exhausted GIs Rest in Front of a Ruin --- Image by © Bettmann/CORBIS
Lính Mỹ kiệt sức, nằm ngủ gục ngay trước đống đổ nát. Ảnh chụp ngày 13/3/1968 tại Quảng Trị.
25 May 1967, Pleiku, Vietnam --- Pleiku, South Vietnam:An unidentified soldier breaks down under the stress of combat and is comforted by a comrade following recent battle 55 miles west of Pleiku. Troops of the US 4th Infantry Division engaged a force of North Vietnam regulars near the Cambodian border. 5/25/1967 --- Image by © Bettmann/CORBIS
Một lính Mỹ an ủi người đồng đội đang khóc vì quá căng thẳng. Ảnh chụp ngày 25/5/1967 tại Pleiku. 
March 1966, Quang Ngai, Vietnam --- U.S. Marines move onto a hill in Quang Ngai Province in March 1966, after it had been secured shortly before by lead elements of the battalion. Battalion radio men are at right. Marine at left shows sign of stress and fatigue. Troops would not have been this bunched up if area had not been secured. Each Marine carries at least two canisters of water.
Lính thuỷ quân lục chiến Mỹ di chuyển lên một ngọn đồi ở Quảng Ngãi, sự căng thẳng, mệt mỏi hiện rõ qua dáng đi. Ảnh chụp tháng 3/1966. 
Một lính bộ binh Mỹ, với khuôn mặt đã được vẽ để nguỵ trang, thẫn thờ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công. Ảnh chụp tháng 8/1971.
Một lính bộ binh Mỹ, với khuôn mặt đã được vẽ để nguỵ trang, thẫn thờ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công. Ảnh chụp tháng 8/1971.
Lính Mỹ nằm nghỉ dưới cơn mưa nặng hạt ở Việt Nam. Ảnh của phóng viên Toshio Sakai.
Lính Mỹ nằm nghỉ dưới cơn mưa nặng hạt ở Việt Nam. Ảnh của phóng viên Toshio Sakai.
Vẻ mặt đau đớn của một lính dù Mỹ khi chờ được hỗ trợ y tế. Ảnh chụp gần thung lũng A Sầu, gần biên giới với Lào, ngày 19/5/1969.
Vẻ mặt đau đớn của một lính dù Mỹ khi chờ được hỗ trợ y tế. Ảnh chụp gần thung lũng A Sầu, gần biên giới với Lào, ngày 19/5/1969.
Xem thêm: Video "Cờ ăn xin" của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam



 Đọc thẻ bài quân nhân sẽ biết những thông tin gì?

Trần Hữu Phúc | 






Đọc thẻ bài quân nhân sẽ biết những thông tin gì?

(Soha.vn) - "Dog tag" là tên chính thức của những tấm thẻ bài quân nhân, dạng thẻ này được sử dụng chủ yếu cho việc định danh, xác định thông tin y tế cơ bản và số thương vong.

Tấm thẻ kim loại nhỏ bé ấy không đơn thuần chỉ là công cụ ghi tên tuổi quân nhân mà với chính phủ nó còn thể hiện trên đó cả một quyết sách quốc gia. Đối với thân nhân, thẻ bài còn được xem như là hài cốt nếu người lính tử trận mà thân xác không được mang về.
Một số mẫu thẻ bài quân nhân
Ý thức được việc nếu không may bị thương hoặc tử trận thì khi đó sẽ rất cần thông tin cá nhân. Những người lính thời xưa đã ghi tên tuổi, quê quán của mình lên những tấm gỗ và luôn mang theo người.
Theo những tài liệu nghiên cứu thì từ thế kỷ 17, Hải đội Hoàng Sa của triều Nguyễn đã “ vắt lưng” những tấm thẻ này lênh đênh trên biển trong những chuyến thực thi quyền chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1866) ở Trung Quốc, người ta cũng đã ghi nhận có những tấm thẻ gỗ ghi tên tuổi quê quán, đơn vị theo chân những nghĩa quân.
Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865), những người lính thường ghi thông tin cá nhân và thông tin đơn vị mình lên các tờ tiền, ghi trong quần áo, ghi trên balo, khóa thắt lưng…đề phòng khi gặp bất trắc. Đó là thuở sơ khai của những tấm thẻ bài.
Nhu cầu về một tấm thẻ có độ bền vật lý đã khiến thẻ bài kim loại ra đời. Những chất liệu bạc, chì, đồng thau đã được sử dụng nhưng cuối cùng thép không gỉ (inox) là sự lựa chọn cuối cùng cho tới ngày nay. Vật liệu này có khả năng chống cháy, chịu lực va chạm và không bị mục khi chôn trong đất.
Thẻ bài bằng chất liệu inox của lính Hàn quốc trong chiến tranh Việt Nam
Thẻ bài trước Chiến tranh thế giới thứ 2 có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình vuông, hình dầu dục nhưng sau đó Quân đội Mỹ và các nước đồng minh đã thống nhất sử dụng mẫu thẻ 2,9 x 5,1 cm được bo góc. Bộ thẻ bài hoàn chỉnh bao gồm một dây bi dài khoảng 75 cm, một dây bi ngắn dài tầm 12 cm, 2 thẻ bài và bộ ron cao su đi kèm nhằm tránh tiếng động leng keng phát ra khi di chuyển.
Một cặp thẻ bài của Thủy quân lục chiến Mỹ
Khi Quân đội Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam, những tấm thẻ bài đã theo chân người lính và trở thành vật bất ly thân. Tấm thẻ đó ghi tên tuổi, số an sinh xã hội, binh chủng phục vụ, nhóm máu, cỡ mặt nạ phòng độc, tôn giáo. Lính thường đeo 1 thẻ trên cổ và thẻ còn lại đeo dưới giày hoặc ở cổ tay.
Nếu người lính không may tử thương ngoài mặt trận mà không thể đem xác về thì đồng đội sẽ lấy 1 thẻ đem về còn thẻ kia nhét vào miệng nhằm tạo thuận lợi cho việc nhận diện hài cốt sau này. Với thân nhân của người mất thì việc nhận tấm thẻ bài có ý nghĩa như việc nhận hài cốt người thân.
Với chính phủ Mỹ, tấm thẻ bài còn thể hiện cả những quyết sách quốc gia, việc tham gia sâu vào chiến tranh Việt Nam thông qua việc tăng quân được thể hiện qua các con số ghi trên những tấm thẻ bài.
Sau chiến tranh những tấm thẻ bài không còn hiện diện nhiều, chúng phát lộ khi người dân làm vườn hay được đào lên bởi những người rà phế liệu. Thỉnh thoảng ta hay bắt gặp nó trong những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, trong bộ sưu tập của những người sưu tầm kỷ vật chiến tranh hay đơn giản là được dùng làm móc chìa khóa.
Những "Tường Đá Đen” ghi tên lính Mỹ tử trận tại chiến trường Việt Nam và những trang web tra cứu thông tin từ những tấm thẻ bài có tác dụng góp phần làm vơi nỗi đau của những người Mỹ có thân nhân tử trận tại Việt Nam.
Ảnh trên là tấm thẻ bài của hạ sĩ Vestal Steve, Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 503 - Lữ đoàn dù 173 đã tử nạn tại Bình Định. Thông tin được tra cứu trên web VirtualWall.org cho biết anh ta chết do tai nạn vấp mìn hoặc chất nổ.
Thẻ bài lính Việt Nam Cộng Hòa thì thông tin đơn giản hơn, gồm có: Họ tên, năm nhập ngũ, số quân, loại máu, đôi khi gặp một số thẻ ghi cả quê quán.
Thẻ bài chiêu hồi (Hồi chánh viên)
Với những người sưu tầm kỷ vật chiến tranh thì thẻ bài là thứ hay gặp nhất. Thẻ bài phổ biến ở Việt Nam là thẻ bài lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng Hòa và của quân đội đồng minh như Hàn Quốc, Thái Lan, Úc… Họ sưu tầm theo binh chủng, tôn giáo và hơn nữa thì chơi những thẻ độc, thẻ hiếm như thẻ phản chiến, thẻ Chiêu hồi (Hồi chánh viên).
Giá cả thẻ bài thì tùy thể loại, tình trạng và tùy người bán. Nó dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, thẻ càng độc và hiếm thì giá càng cao.
Thẻ bài người Việt đi lính cho Pháp thời Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thẻ bài phản chiến với dòng chữ “Nơi nào có tình yêu hiện diện thì nơi ấy sẽ có hòa bình” hoặc “Khi sức mạnh tình yêu vượt qua sức mạnh chiến tranh thì sẽ có hòa bình)
Nguồn: https://soha.vn/quan-su/doc-the-bai-quan-nhan-se-biet-nhung-thong-tin-gi-20140725145533462.htm







Chuyện ít biết về chiếc mũ sắt của lính Mỹ trong Chiến tranh VN

Hà Dũng | 






Chuyện ít biết về chiếc mũ sắt của lính Mỹ trong Chiến tranh VN

(Soha.vn) - Trong hơn 40 năm sử dụng, mũ sắt M1 đã trở thành một biểu tượng của lính Mỹ, ngay cả khi nó được thay thế bởi các loại mũ mới.

Biểu tượng của lính Mỹ
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, hình ảnh của lính Mỹ thường gắn liền với chiếc mũ sắt. Tuy nhiên, ít người biết tên chính xác của loại mũ sắt này.
Thực chất đó là loại mũ sắt M1 được Quân đội Mỹ dùng từ Chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1985, trưóc khi được thay thế bởi mũ PASGT (Personnel Armor System for Ground Troops).
Mũ M1 được đưa vào sử dụng năm 1941 thay cho loại M1917A1 trước đó. Theo ước tính, khoảng hơn 20 triệu mũ đã được sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và khoảng 1 triệu chiếc được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nhiều nước đã dựa trên mẫu M1 để sản xuất mũ cho quân đội nước mình.
M1 được chế tạo theo tiêu chuẩn một cỡ duy nhất phù hợp cho mọi người. Độ sâu của mũ khoảng 18cm, chiều rộng 24cm và chiều dài 28cm, khối lượng mũ khoảng 1,3 kg. Phần chính của mũ là một vỏ kim loại, đôi khi được gọi là " nồi thép ", phần ngoài của vỏ được sơn theo sắc phục của các đơn vị sử dụng.
Mũ sắt M1 dùng cho các lực lượng khác nhau
Mũ sắt M1 dùng cho các lực lượng khác nhau
Bên trong phần vỏ kim loại này là hệ thống dây treo có thể sẽ được điều chỉnh để phù hợp với kích cỡ đầu của người đội. Phần bên ngoài dùng vỏ bọc hoặc lưới đảm bảo giảm độ phản chiếu ánh sáng từ vỏ sắt hoặc ngụy trang theo địa hình. Người dùng có thể gắn thêm lá cây để tăng độ ngụy trang.
Trong hơn 40 năm sử dụng, mũ sắt M1 đã trở thành một biểu tượng của lính Mỹ, ngay cả khi nó được thay thế bởi các loại mũ sử dụng chất liệu mới nhẹ hơn, có khả năng bảo vệ cao hơn.
Vì sao lính Mỹ đội mũ không thích cài quai?
Mũ sắt M1 chỉ có tác dụng giúp lính Mỹ giảm mức độ thương vong bởi các mảnh văng do bom, đạn, lựu đạn, mìn… gây ra mà không thể chống lại hoàn toàn tác dụng sát thương bởi các loại đạn bắn thẳng như AK-47 hay M-16... Nếu khoảng cách bắn xa cũng như góc va chạm giữa đạn và mũ nhỏ thì viên đạn sẽ bị nảy ra và gây ra một vết lõm trên mũ, tránh được thương vong cho người đội.
Nếu khoảng cách gần và góc va chạm giữa đạn và mũ gần như vuông góc thì đạn sẽ dễ dàng xuyên qua mũ và gây sát thương. Rất nhiều chiếc mũ sót lại sau trận chiến với các vết thủng do đạn bắn thẳng gây ra đã chứng tỏ điều này.
Một chiếc mũ sắt M1 bị bắn xuyên bởi đạn AK trong chiến tranh Việt Nam
Một chiếc mũ sắt M1 bị bắn xuyên bởi đạn AK trong chiến tranh Việt Nam
Một điều khiến nhiều người băn khoăn không hiểu là tại sao lính Mỹ khi sử dụng mũ sắt M1 lại ít khi sử dụng dây đeo cằm mà thường thả ra. Điều này được lý giải bởi hai nguyên nhân sau: Một là lính Mỹ nói chung rất sợ đánh giáp la cà với bộ đội Việt Nam, đặc biệt là bị đánh bất ngờ từ phía sau. Khi đó, đối phương có thể lợi dụng dây cằm để siết cổ họng.
Hai là lính Mỹ sợ khi bom đạn nổ gần, dưới áp suất của vụ nổ, mũ có thể bị hất văng ra phía sau và dây cằm sẽ siết vào yết hầu một cách bất ngờ. Hai lý do trên mặc dù đã được phòng ngừa bằng khóa mũ thông minh sẽ tự động bung ra khi đạt đến một lực kéo nhất định nhưng lính Mỹ vẫn mang trong mình sự sợ hãi nên họ vẫn rất hạn chế sử dụng dây cằm trong chiến đấu.
Hình ảnh lính Mỹ với mũ sắt M1 trong chiến tranh Việt Nam
Hình ảnh lính Mỹ với mũ sắt M1 trong chiến tranh Việt Nam
Thêm một sự băn khoăn của nhiều người nữa khi thấy một số đơn vị bộ đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trước năm 1975 cũng sử dụng mũ sắt, có người lầm tưởng đây là mũ M1 chiến lợi phẩm thu được từ lính Mỹ. Có sự thắc mắc này là do hình ảnh bộ đội Việt Nam luôn gắn liền với chiếc mũ cối, mũ tai bèo còn mũ sắt là của lính Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, trong thời chiến tranh chống Mỹ, nhiều lực lượng như bộ đội tên lửa, cao xạ, công binh, lái xe, bộ binh cơ giới… của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được ưu tiên trang bị mũ sắt do Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức viện trợ.
Hiện nay rất nhiều mũ M1 từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được những người sưu tầm kỷ vật mua với giá khá cao. Nhiều chiếc mũ M1 với những vết bom đạn và máu gắn liền với những ký ức kinh hoàng của cựu binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đồng thời cũng là chứng tích về cuộc chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam.




Chuyện ít biết về những chiếc ba lô lính Mỹ trong Chiến tranh VN

Trần Hữu Phúc | 



Chuyện ít biết về những chiếc ba lô lính Mỹ trong Chiến tranh VN

(Soha.vn)-Khi mở rộng hoạt động quân sự tại chiến trường VN, ngoài việc được đầu tư về vũ khí thì quân trang quân dụng của lính Mỹ cũng được cải tiến cho phù hợp với môi trường mới

Chiến trường Việt Nam với khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao, mưa nhiều nên những quân trang cũ của lính Mỹ làm bằng chất liệu vải bố tỏ ra không phù hợp với tình hình thực tế. Chúng dày, lâu khô, dể bị ẩm mốc và mục nát.
Trước thực tế trên, Cục sản xuất quân trang Mỹ đã cho ra đời bộ trang bị cá nhân M67 với chất liệu nilon 100%. Bao gồm: Dây ba chạc, dây TB, túi ba bàn, túi bình toong, túi nước con rùa, túi cóc Buttpack, túi cứu thương, túi đựng đạn… Trong bộ trang bị cá nhân đó không thể thiếu chiếc ba lô nilon 3 túi cóc Tropical Rucksack, với đặc trưng là chiếc khung chữ X bằng thép phía sau.
Loại ba lô này được sản xuất phổ biến trong khoảng thời gian 2 năm 1968 và 1969. Được cấu tạo bằng nilon dày và thiết kế khoa học khiến chúng rất có giá trị và nhận được sự quan tâm, săn lùng của giới sưu tầm Kỷ vật chiến tranh trong cũng như ngoài nước.
Thiết kế đặc trưng khiến Tropical Rucksack không thể lẫn với bất cứ loại ba lô nào khác
Thiết kế đặc trưng khiến Tropical Rucksack không thể lẫn với bất cứ loại ba lô nào khác
Điểm đặc trưng trên thân ba lô Tropical Rucksack chính là chiếc khung thép hình chữ X, chúng được chế tạo để căng và cố định phần lưng balo. Khi người lính mang ba lô trên lưng thì nhờ khung chữ X mà trọng lượng của ba lô sẽ được trải đều trên lưng, không dồn hết vào vai tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong những chuyến hành quân đường dài.
Khung chữ X có tính ưu việt nhờ được cấu tạo bằng loại thép đặc biệt, rất dẻo và có tính đàn hồi rất cao. Đã có nhiều mẩu chuyện được tô vẽ, thêu dệt xung quanh chiếc khung chữ X này như việc cứu mạng người lính khi viên đạn bay xuyên qua ba lô và đứng lại khi chạm khung X. Giới thợ mộc cũng tích cực săn lùng nó làm lưỡi nạo gỗ vì rất bén. Một thợ mộc chia sẻ:” Đời thợ mộc chỉ cần 2 lưỡi là đủ”. Dân cạo mủ cao su cũng không bỏ qua loại thép tốt này để làm dao cạo
Khung chữ X trên Ba lô nhiệt đới giúp người lính cảm thấy nhẹ hơn khi hành quân
Khung chữ X trên Ba lô nhiệt đới Tropical Rucksack giúp người lính cảm thấy nhẹ hơn khi hành quân
Quai đeo ba lô Tropical Rucksack được cấu tạo rất khoa học, cho phép người lính trong trường hợp khẩn cấp có thể tháo ba lô khỏi lưng chỉ bằng một động tác kéo nhẹ sợi dây nhỏ tại quai đeo. Dân sưu tầm đồ lính gọi nó là “khóa khẩn cấp”. Nắp ba lô được may thành một túi dùng để đựng bản đồ hoặc giấy tờ cá nhân.
Chất liệu nilon dùng làm ba lô cũng vô cùng tuyệt vời, chúng rất dày và có mùi thơm đặc trưng. Khai quật những vùng chiến địa xưa phát hiện nhiều đồ vật do quân đội Mỹ chôn lại, chiếc ba lô bị xuống màu do thời gian nằm trong đất đã mấy chục năm nhưng chất liệu nilon thì vẫn bền, dai chắc như thuở nào.
Tồn tại song song với ba lô nilon 3 túi cóc có khung chữ X là ba lô vải bố 2 túi cóc cũng có khung X (nhưng nhỏ hơn) và ba lô Lightweight Rucksack (ba lô trang bị nhẹ) tiền thân của ba lô trang bị cá nhân Alice sau này.
Ba lô vải bố 2 túi cóc có khung thép chữ X là sản phẩm được thiết kế riêng cho quân đội Việt Nam cộng hòa, chúng nhỏ nhắn hơn và được giới sưu tầm gọi là “ba lô Việt Nam cộng hòa”
Ba lô Việt Nam cộng hòa (ARVN Rucksack) cũng có khung thép chữ X nhưng nhỏ hơn Ba lô nhiệt đới (Tropical Rucksack)
Ba lô Lightweight Rucksack (balo trang bị nhẹ) được thiết kế với chất liệu nilon, có 3 túi cóc nhưng không có khung X. Được sản xuất hạn chế trong khoảng những năm từ 1966 đến 1969. Thân ba lô được buộc cố định trên một khung nhôm, khung nhôm này khá đa năng khi có thể buộc thêm nhiều món đồ khác trên đó như: thùng đạn, súng chống tăng M72, dao phát rừng, túi đạn, bình toong nước…Chúng ta dễ dàng nhìn thấy loại ba lô này trong bộ phim “Đồi thịt băm” do điện ảnh Mỹ sản xuất. Loại ba lô này cực hiếm và hầu như đã tuyệt chủng ở Việt Nam.
Ba lô trang bị nhẹ Lightweight Rucksack
Ba lô trang bị nhẹ Lightweight Rucksack
Giới sưu tầm Kỷ vật chiến tranh luôn mong muốn có được Lightweight Rucksack để hoàn thiện bộ sưu tập của mình, dân phượt thì muốn có nó vì sự bụi bặm phong trần và rất phong cách.
Một loại ba lô khác là Indigenous Rucksack được trang bị rất hạn chế cho lực lượng Biệt Kích, thiết kế khá giống ba lô của bộ đội Việt Nam. Vải may ba lô được tráng một lớp cao su nhằm chống thấm. Đây chính là món khó tìm nhất trong bộ sưu tập ba lô trước 1975.
Ba lô biệt kích Indigenous Rucksack được trang bị rất hạn chế
Ba lô biệt kích Indigenous Rucksack được trang bị rất hạn chế
Ba lô được tráng cao su chống nước, gam màu tối và có thiết kế khá giống ba lô của Bộ đội Việt Nam
Ba lô được tráng cao su chống nước, gam màu tối và có thiết kế khá giống ba lô của Bộ đội Việt Nam
Sau chiến tranh, một lượng lớn ba lô loại này đã được khách du lịch là cựu chiến binh Mỹ mua về làm kỷ niệm, phần vì bảo quản không kỹ, phần vì được dùng nhiều nên số lượng ba lô dùng trong chiến tranh Việt Nam còn nguyện vẹn rất ít.
Do đó, giá của nó trên các trang web bán hàng trực tuyến như ebay hay amazon không hề rẻ: từ 200 đến 600 USD. Tuy nhiên để sở hữu loại ba lô này cũng chẳng hề đơn giản và có thể nói là cũng phải nhờ đến cả nhân duyên.
Ảnh chụp từ trang ebay
Ảnh chụp từ trang ebay

Chuyện ít biết về dao phát rừng lính Mỹ đã dùng trong chiến tranh Việt Nam

Dao phát rừng của lính Mỹ trong chiến tranh Việt NamDao phát rừng của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ được trang bị những vũ khí và đồ dùng rất tiện lợi, thông minh và trên hết là chất lượng tuyệt hảo. Tại một chiến trường nhiều núi non hiểm trở với những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp như nước ta, một vật dụng không thể thiếu được đối với lính Mỹ, đó chính là dao phát rừng.
Thời điểm đó, trong khi bộ đội và dân ta sử dụng chủ yếu là dao phay và liềm được rèn tại các lò thủ công thì lính Mỹ được trang bị loại dao phát rừng đặc biệt mà chúng ta khó có thể làm được.
chien-tranh-viet-nam4
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với con dao phát rừng vắt ngang trên balô
Dao phát rừng của lính Mỹ có thể chia làm hai loại, một loại sống có răng cưa và một loại sống không có răng cưa. Hình dáng phổ biến là to bản, tuy nhiên trông vẫn rất thon gọn, đẹp mắt.
Chiều dài tổng thể của dao vào khoảng 60-70 cm và khá nặng so với những con dao phay thông thường. Mặc dù đó là một điểm hạn chế khi mang vác nhưng lại rất có lợi khi sử dụng, bởi lưỡi dao nặng khi dùng sẽ rất có lực, tiết kiệm thời gian và công sức.
Lưỡi dao dài khoảng 45 cm. Do được chế tạo bằng loại thép chuyên dụng 1095 đặc biệt nên lưỡi dao rất sắc và cứng. Chỉ cần một nhát dao là đã có thể chặt đứt phăng một thân cây to bằng cổ tay. Mác thép này khiến cho dao ngoài ưu điểm bén, bền, chắc thì khi bị cùn, lính Mỹ chỉ cần mài qua là đã có thể sắc lẹm lại như cũ.
Phần lưỡi dao được thiết kế vô cùng tỉ mỉ. Người ta mài 3 đường rất mịn và sát chạy suốt lưỡi dao, phải nhìn rất gần mới có thể thấy được, riêng mũi dao lại được mài thêm một đường nữa và chuyển hướng rất nhọn. Trên lưỡi dao phần sát với cán có ghi tên của hãng sản xuất - Ontario.
Cán dao bằng nhựa cực bền, rất khó có thể làm vỡ, được liên kết với đuôi dao nhờ 4 đinh tán bằng đồng vô cùng chắc chắn. Do sản xuất phục vụ cho lính Mỹ có tầm vóc cao to nên phần cán này hơi quá khổ so với người Việt.
Đối với loại dao có răng cưa trên sống, lưỡi cưa được chế tạo hướng về phía cán nhằm phát huy tối đa lực kéo tác dụng vào, đồng thời khi dùng để cưa thì lưỡi dao sẽ không bị cong, méo như khi dùng lực đẩy để cưa. Đây là loại cưa “kéo về” (còn một loại nữa có răng cưa hướng về mũi dao thì gọi là loại “đẩy tới”, nhưng loại này chủ yếu được sử dụng bởi lính Nhật bởi nơi đây đa số các cây gỗ đều thuộc loại mềm, lính Mỹ hầu như chỉ sử dụng loại “kéo về” này).
chien-tranh-viet-nam2
Cận cảnh lưỡi cưa trên sống dao
Sự tỉ mỉ và tinh tế của người Mỹ còn thể hiện qua chiếc bao đựng dao. Đó là một chiếc bao được làm bằng nhựa bền hoặc một số ít bằng vải bố. Loại vỏ nhựa được thiết kế đẹp mắt với nhiều lỗ thoát nước ở cả hai mặt, các lỗ thoát nước cách nhau khoảng 7cm. Trên thân vỏ, bên hông phía gần cán dao có gắn thêm bộ phận mài. Khi dao cùn lính Mỹ chỉ cần lật bộ phận này xuống rồi mài, rất tiện lợi và nhanh gọn.
Trên bao đựng dao có một cái móc dùng để móc vào thắt lưng hoặc ba lô. Móc liên kết với vỏ bao bằng một đinh tán được đóng khá sâu để khi tra dao vào vỏ hay rút ra thì nó đủ để chạm vào dao. Điều này khiến dao được giữ vừa khít với vỏ, không gây ra tiếng động do va chạm khi di chuyển.
chien-tranh-viet-nam3
Khi cần mài dao chỉ cần ấn xuống và rút dao ra là lưỡi dao lại sắc như mới
Hòa bình lập lại, những con dao này được sử dụng trong nhiều gia đình trên khắp cả nước. Dao Mỹ có chất lượng tốt nên rất được ưa chuộng, có những nơi người dân dùng để đi rừng, phát rẫy đúng với chức năng của nó, đặc biệt là chặt tre, đốn củi, thậm chí còn dùng để băm chặt chuối làm thức ăn cho heo.
Điểm hấp dẫn nhất của con dao đối với nhân dân ta chính là độ sắc và dễ mài. Tuy hơi nặng và to nhưng so với những con dao do các lò thủ công sản xuất thì tốt hơn rất nhiều.
Ngày nay, mặc dù bị thất lạc nhiều nhưng ấn tượng về những con dao phát rừng của Mỹ vẫn còn rất mạnh mẽ. Người ta thảo luận về nó, tìm kiếm nó khá nhiều trên các diễn đàn. Mỗi con dao có thể được bán với giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Một con dao mới tinh cùng hãng có thể được rao bán đến hơn 400 USD. Tuy giá cao nhưng chúng vẫn rất đắt hàng đúng như câu “đắt xắt ra miếng”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét