Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Tiếp theo... Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cuộc Hành Quân Phá Sản

Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cuộc Hành Quân Phá Sản

di_tan_mien_trung_1975sized
Một ngày trước khi tướng Phú tuyên bố Ban Mê Thuột thất thủ, hôm 12-3 -1975 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho Việt Nam Cộng Hoà do Tổng Thống Ford đệ trình Quốc Hội, Đại sữ Mỹ Martin cũng thông báo cho Tổng thống Thiệu biết quân viện năm tới từ tháng 6 sẽ không được chuẩn chi, như thế Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn đủ đạn dược để đánh trận trong vòng 3, hoặc 4 tháng. Tại Pleiku liên đoàn 4 Biệt động quân chưa thể giải tỏa được quốc lộ 19, sư đoàn 22 tại gần Qui nhơn chiến đấu dữ dội với sư đoàn 3 Sao vàng của Việt Cộng, phi trường Cù Hanh bị pháo kích, 3 phi cơ A-37 bị phá hủy. Sư đoàn 10 sau khi chiếm Ban Mê Thuột tiến về tuyến Phước An, tại đây quân ta chỉ còn 700 người và 4 khẩu 105 ly. Hôm 11-3 Tổng thống Thiệu họp Hội đồng Tướng lãnh gồm các Tướng Trần thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang để trình bầy kế hoạch mà ông gọi là “Tái phối trí lực lượng”, với tình hình vũ khí đạn dược như hiện nay ta không thể giữ cả 4 quân khu, mà chỉ đủ lực lượng giữ Quân khu 3, Quân khu 4 và một phần duyên hải Vùng 2, Quân khu 1 chỉ giữ Huế và Đà Nẵng, sẽ rút bỏ Cao nguyên về giữ đồng bằng, bỏ những vùng xương xẩu để về giữ những vùng mầu mỡ. Hội đồng Tướng lãnh đồng ý, không ai phản đối. Đã choáng váng vì bị mất Ban Mê Thuột, nay lại tá hoả tam tinh vì Đồng minh phản bội trắng trợn, Tướng Thiệu mất tinh thần, đưa ra kế hoạch táo bạo liều lĩnh vô cùng tai hại trong một phiên họp tại Cam ranh ngày 14-3. Trong phiên này có Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, phụ tá an ninh và Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân khu 2. Sau phiên họp Tướng Phú kể lại cho Phạm Huấn, người ký giả chiến trường này đã ghi lại trong Cuộc Trịêt Thoái Cao Nguyên 1975.bmt Ông Thiệu cho biết Quốc Hội Mỹ cắt giảm quân viện khiến ta thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, Mỹ hủy bỏ cam kết yểm trợ bằng không lực khi Cộng Sản vi phạm Hiệp định Paris, lãnh thổ phòng thủ quá rộng lớn, ta thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu, lực lượng địch năm nay quá mạnh… Ông cho biết Tướng Phú phải đem hết chủ lực quân, chiến xa, pháo binh của quân đoàn về phòng thủ duyên hải, nghĩa là rút bỏ Pleiku, Kontum.. Nghe thế tướng Phú bèn xin cho toàn bộ quân đoàn ở lại chiến đấu vì ông đã thoáng nhìn thấy sự sụp đổ miền Nam sẽ diễn ra do kế hoạch “tái phối trí” của Thiệu. “- Thưa Tổng thống, cho tôi được “tử thủ” Pleiku, giữ cao nguyên. Tướng Thiệu cười nhạt: – Tử thủ? Với quân số, đạn dược hiện có, liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng Sản? – Thưa Tổng thống từ 40 đến 60 ngày! – Rồi sao nữa? Tướng Phú khựng lại, đưa mắt nhìn tướng Viên cầu cứu, nhưng tướng Viên quay đi chỗ khác. Tướng Phú đáp: – Tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi không còn được tiếp tế súng đạn, lương thực nữa!89-image_large . . . … Tướng Phú vẫn liều lĩnh nói với giọng hơi lớn: – Thưa Tổng thống, thưa quí vị tướng lãnh, Nếu rút khỏi cao nguyên năm nay, thì một cuộc tấn công khác của Cộng Sản, có thể vào năm tới, sẽ mất duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến sĩ của tôi có chết ở Cao nguyên bây giờ cũng không khác gì chết ở Sài Gòn trong năm tới!” (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, trang 85) Thiệu bác bỏ ý kiến Phú, ông nói đây là kế hoạch chung của Hội đồng tướng lãnh mà ông đã bàn thảo. -Tôi ra lệnh cho anh mang chủ lực quân, chiến xa, đại bác, máy bay …về phòng thủ Duyên hải, và tổ chức hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. . . . . – Lệnh này, từ cấp tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng trở xuống không được biết. – Thưa Tổng thống… – Có nghĩa là các lực lượng Địa phương quân vẫn ở lại chiến đấu. Các cơ sở hành chánh 3 tỉnh.Pleiku, Kontum , Phú Bổn vẫn tiếp tục làm việc cùng với tỉnh trưởng, quận trưởng như thường lệ. . . . – Quyết định mang tất cả chủ lực quân chiến xa, pháo binh, máy bay của Quân đoàn II khỏi Pleiku, Kontum, tôi đã thảo luận với các tướng lãnh. Đây cũng là một quyết định chung của Hội đồng Tướng lãnh, như quyết định hôm qua cho Tướng Trưởng ngoài quân đoàn I. Phòng họp im phăng phắc, không có một phản ứng, chống đối nào. Bỗng tướng Phú hỏi ôngThiệu một câu gần như lạc đề: – Thưa Tổng Thống, nếu chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binh rút đi làm sao Địa phương quân chống đỡ nổi khi Cộng Sản đánh? Hơn 100 ngàn dân 2 tỉnh Pleiku, Kontum và gia đình anh em binh sĩ? – Thì cho thằng Cộng Sản số dân đó! Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được vùng dân cư đông đúc, mầu mỡ… hơn là bị “kẹt” quá nhiều quân trên Vùng Cao nguyên…” (CTTCN1975, trang 85, 86) Kế hoạch đã được coi như hợp thức hoá và lệnh triệt thoái được ban hành, các tướng lãnh không ai phản đối. Kế đó họ bàn việc lựa chọn đường rút quân, tướng Viên cho biết đường Quốc lộ 21 không thể xử dụng được vì đường 14 giữa Pleiku-Ban Mê Thuột đã bị địch cắt, Bắc Việt hiện có 3, 4 sư đoàn chính qui tại chiến trường Ban Mê Thuột, không thể từ đó xử dụng đường 21 về Nha Trang. Đường 19 nối Pleiku- Qui Nhơn cũng khó thành công vì đèo An Khê đã bị cắt ở hai phía Đông , Tây, Việt Cộng đóng chốt nhiều nơi, trước đây Pháp đã từng bị Việt Minh phục đánh kích tan tác trên đèo này. Ngoài đường số 7B không còn đường nào khác, Tướng Phú đề nghị chọn đường số 7B, kế hoạch được chấp thuận. Thiệu nói kế hoạch rút quân để bảo toàn lực lượng hầu tái chiếm Ban Mê Thuột, Thiệu dặn Phú phải giữ bí mật, không được cho các Tỉnh trưởng biết, chỉ có chủ lực của quân đoàn rút, Địa phương sẽ phải ở lại chiến đấu, như vậy về cơ bản kế hoạch chỉ là sự lừa dối lẫn nhau, một kế hoạch bất nhân, tàn nhẫn. Chiều 14-3 Bộ Tư lệnh quân đoàn triệu tập các sĩ quan cao cấp để thông báo lệnh rút bỏ Cao nguyên tuy nhiên không có giấy tờ lệnh hành quân cấp quân đoàn, cuộc hành quân tổ chức vội vã không được chặt chẽ. Tướng Phú lệnh cho Lữ đoàn 2 Kỵ binh rút từ đèo Nang Yang về tăng phái cho Liên đoàn 23 Biệt động quân và Công binh để sửa chữa cầu cống, giữ an ninh trên lộ trình đường số 7B. Dưới thời ông Diệm Cheo Reo được tách ra khỏi Pleiku thành lập tỉnh Phú Bổn, dân số 95 ngàn người, 70% là đồng bào Thượng. Tỉnh Lộ 7B từ ngã ba Mỹ Thạnh tới Tuy Hoà trước đây là đường trải đá, có 3 cầu chính: Phú Thiện 50m, Le Bac 600m, Cà Lúi 40m. Đoạn cuối tỉnh lộ 7B trong địa phận Tuy Hoà, quận Củng Sơn không an toàn cho sự lưu thông. Ngày 16-3 đoàn xe bắt đầu rời Pleiku, Tướng Phú và Bộ tư lệnh đi trực thăng về Nha Trang, bỏ lại Chuẩn tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc đám di tản. Đoàn di tản gồm có 4 đoàn , mỗi đoàn 250 xe, theo Tướng Hoàng Lạc (Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới) tổng cộng có 1200 xe cộ, theo Phạm Huấn có tất cả 4,000 quân xa đủ loại, mỗi ngày một đoàn xe. Ngày 16-3 đoàn xe lên đường êm xuôi vì có yếu tố bất ngờ, ngày thứ hai 17-3 dân chúng chạy ùa theo khiến cuộc di tản trở nên hỗn loạn phức tạp. Tướng Phú ra lệnh ngưng lui binh tại Phú Bổn và lập phòng tuyến tại Hậu Bổn. Các biến cố dồn dập sau đó vượt khả năng của giới thẩm quyền, quân nhân tại Phú bổn bị ảnh hưởng giây chuyền cũng hốt hoảng gia nhập đoàn chạy loạn. Ngày 18-3 Liên đoàn 7 Biệt động quân đang cùng thiết giáp đánh chốt Việt Cộng xui xẻo bị không quân oanh tạc lầm, gây nhiều thương vong cho phía ta. Hỗn loạn xẩy ra, bọn lưu manh côn đồ đốt chợ, Việt Cộng pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn di tản, tối đếnViệt Cộng pháo kích thị xã khiến người chết như rạ, các chiến xa M-48, M-41 bị phá hủy 70%, lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú Bổn. Sau trận pháo kích dữ dội của Cộng quân, xe tăng M-48, M-41, đại bác bị hư hại hết không thể xử dụng được, 40 chiến xa và 8 khẩu 175 ly bị phá hủy. Ngày 16-3 -1975 Sư đoàn 320 Việt Cộng được lệnh hành quân cấp tốc đuổi theo đánh phá đoàn xe triệt thoái, đến 18-3 lực lượng lớn của Việt Cộng tiến vào Phú Bổn, đánh phá dữ dội đám quân triệt thoái đang ùn tại đây rồi tiếp tục đánh xuống Củng Sơn. Chúng gây kinh hoàng cho đoàn quân triệt thoái, các liên đoàn Biệt động quân, thiết giáp, bộ binh của ta bị thiệt hại nặng. Địch xử dụng nhiều đại bác, xe tăng lấy được của ta để truy kích đánh phá đoàn quân triệt thoái, một lỗi lầm tai hại của cuộc lui binh mà không ai ngờ tới. Nhận được báo cáo tình hình nguy khốn Tướng Phú ra lênh bỏ Hậu Bổn để về Tuy Hoà. Cuộc chạm súng tại Hậu Bổn kéo dài tới sáng hôm sau, đoàn quân đi được 20km thì Cộng Sản đã tràn vào Phú Túc, Liên đoàn 7 Biệt động quân chiếm lại quận Phú Túc. Khi ra khỏi Phú Túc lính tranh nhau vượt lên trước, người ta bắn nhau để tranh lên trước, súng nổ khắp nơi giành đường đi, hỗn loạn ngày càng trầm trọng do các binh sĩ rã ngũ, đào binh tòng phạm cướp của giết người. Binh lính chửi rủa Thiệu suốt dọc đường vì cuộc lui binh thê thảm này, dân chết lính chết, thật là một địa ngục, một hành lang máu. Công binh lập 2 cầu nổi, một tại Le Bac, một tại Đồng Cam, đoàn xe đến được sông Ba thì thì bị cát lún, mất ba ngày để trực thăng chở vỉ sắt lót đường, dù gặp khó khăn đoàn xe đầu tiên về tới Tuy Hoà, chỉ có một chiếc xe bị kẹt giữa cầu nổi khiến cả đoàn quân tắc nghẽn. Cộng quân từ Thuần Mẫn đổ xuống tổ chức các chốt chặn đường, một tiểu đoàn Địa phương quân và một tiểu đoàn Biệt động quân được giao nhổ chốt. Ngày 22-3 hai tiểu đoàn Biệt Động quân ở đoạn hậu đánh tan trung đoàn Bắc Việt, địch bị thiệt hại nặng phải rút lui. Việt Cộng đưa thêm các lực lượng đã tham chiến tại Ban Mê thuột với chiến xa yểm trợ theo tỉnh lộ 287 đổ xuống đường liên tỉnh lộ 7B. Tướng Cẩm báo cáo Tướng Phú, Phú ra lệnh tan hàng, Cẩm và Bộ tham mưu bay trực thăng về Tuy Hoà, những người còn lại chạy về hướng đông . Phía tây xe tăng Việt Cộng đang tiến tới, hướng bắc là Pleiku, hướng nam Việt Cộng đang đóng chốt, ai len lỏi theo sông Ba thì về được Tuy Hoà. Ngày 26-3 tiểu đoàn 34 Biệt động quân thanh toán các chốt sau cùng tại xã Mỹ Thạnh Tòng, những gì còn lại đã tới được Tuy Hoà, trong số 1,200 xe cộ chỉ có 300 mở đường máu tới được Tuy Hoà. Lui binh trên tỉnh lộ 7B được coi như một cuộc thảm bại lớn nhất trong chiến tranh tại miền Nam Nước Việt từ trước đến nay.dlkh3 Phạm Huấn gọi đó là hành lang máu, con đường máu và nước mắt dài 300 km trong 9 ngày đêm, đó cũng là một cuộc hành quân phá sản. Hậu quả là tổn thất của cuộc lui binh thật khủng khiếp, khoảng 60 ngàn chủ lực quân khi tới Tuy Hoà chỉ còn khoảng một phần ba 20 ngàn người, 5 liên đoàn Biệt động quân khoảng 7,000 chỉ còn 900 người, Lữ đoàn 2 thiết kỵ với hơn 100 xe tăng thiết giáp chỉ còn lại 13 cái M-113. Ông Cao Viên cho biết “Ít nhất 75% khả năng tác chiến của quân đoàn II bao gồm sư đoàn 23 bộ binh cũng như các lực lượng Biệt động quân, thiết giáp, pháo binh, công binh và truyền tin đã bị hủy hoại chỉ trong vòng có mười ngày. Chiến dịch đánh chiếm lại Ban Mê Thuột không thể thực hiện được, đơn giản chỉ vì Quân đoàn 2 không còn lực lượng tác chiến nào cả. Quân Cộng Sản đã chiếm được Kontum, Pleiku không cần phải chiến đấu. Khuyến khích bởi chiến thắng với tầm mức không ngờ, các sư đoàn F10, 316 và 320 CSBV quyết định đánh tới. Ngay lúc bấy giờ, địch quân biết rằng lực lượng mà Quân đoàn II xử dụng để ngăn chận bước tiến quân của họ về hướng bờ biển chỉ còn là Lữ đoàn 3 Dù tại Khánh Dương.” (Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 738) Bắc Việt cho biết đã tiêu diệt trên 14 ngàn chủ lưc quân nguỵ, chiếm được 5,760 khẩu súng các loại trong đó có 22 đại bác 155 ly, 9 khẩu 175 ly, 48 khẩu 105 ly, chiếm và phá hủy 2000 xe cộ các loại … Theo tài liệu Mỹ (The World Almanac Of The Viet Nam War.) và của Nguyễn Đức Phương, trong số 400 ngàn dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có 100 ngàn tới được Tuy hòa. Theo Tướng Hoàng Lạc trong số 200 ngàn dân chạy loạn chỉ có 45 ngàn tới Tuy Hoà. Các kho quân dụng tại Kontum, Pleiku bỏ ngỏ, tất cả quân dụng, vũ khí trị giá 253 triệu Mỹ Kim lọt vào tay Cộng quân. Sự thiệt hại về tinh thần còn to tát khủng khiếp hơn thế. Theo tướng Hoàng Lạc kế hoạch không đầy đủ, kỷ luật hỗn tạp, không nghiên cứu lộ trình, cầu cống, dân chúng và gia đình binh sĩ hỗn độn làm cho quân đội mất tinh thần khiến ai cũng chỉ lo chạy tháo thân. Dân chúng nghe tin tức bi quan qua đài BBC đã ồ ạt chạy về phía Nam làm náo loạn cuộc triệt thoái khiến cho tinh thần binh sĩ xuống thấp. Tổng cộng 60 ngàn quân triệt thoái chỉ có 20 ngàn tới được Tuy Hoà, khoảng 200 ngàn dân chỉ có 45 ngàn tơi nơi yên lành, như vậy hằng 100 ngàn quân dân hoặc bị bắt, bị giết. Những người thương binh trong các bệnh viện cũng như bị thương trên đường chạy loạn chỉ có nước nằm chờ chết vì bác sĩ y tá không còn nữa, ai cũng chỉ lo chạy tháo thân, số người bị thương bị giết.. có thể lên tới hằng vạn hoặc nhiều hơn nữa. Tổng tham mưu trưởng nói: “Thất bại tự tạo của quân đoàn II là một giấc mơ hãi hùng trên cả hai phương diện tâm lý và chính trị cho dân chúng cũng như cho QLVNCH. Rối loạn, lo âu, sợ hãi, lên án, tội lỗi cũng như thất vọng bắt đầu đè nặng lên tâm trí mọi người” Nguyễn Đức Phương (CTVNTT, trang 738, 739). Những tin đồn cắt đất nhường cho Cộng Sản lan nhanh khiến người ta đổ sô nhau chạy về hướng Nam, Quân khu 1 cũng rơi vào tình huống tương tự. Trong khi ấy tại Sài Gòn phía đối lập tăng hoạt động bất tín nhiệm chính phủ Thiệu, quân đội cũng mất tin tưởng chỉ có phép lạ may ra cứu được miền Nam. Cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7B đã đi vào vết xe đổ của trận Cao Bắc Lạng năm 1949 và cuộc di tản Quảng Trị cuối tháng 4-1972. Cuối tháng 9-1949, Đại Tá Charton triệt thoái 3 tiểu đoàn Pháp ra khỏi Cao bằng đến đầu tháng 10 bị Việt Minh chận đánh tan rã, Pháp mất 7,000 quân và nhiều đơn vị tinh nhuệ, 500 quân xa, trên 100 súng cối và 13 đại bác, 10 ngàn súng cá nhân và cộng đồng, đại liên trung liên, trận đánh đã rung động cả nước Pháp. Cuối tháng 4 năm 1972, các đơn vị phòng thủ Quảng Trị dưới sự chỉ huy của Tướng Vũ văn Giai chiến đấu trong tuyệt vọng, vùng trách niệm của sư đoàn 3 thu hẹp dần, Việt Cộng tấn công phía tây và nam Quảng Trị, cô lập lực lượng phòng thủ, binh sĩ ta ngày càng suy sụp tinh thần trước những đợt pháo của Bắc Việt. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tiếp liệu trong khi địch tấn công dữ dội, Tướng Giai trình bầy kế hoạch triệt thoái về Nam sông Thạch Hãn với Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh vùng 1. Được Tư lệnh chấp thuận, ông cho lui binh tức thì ngày 1-5-1972 sư đoàn 3 và các lực lượng tăng phái như Thiết giáp, Biệt động quân, Thuỷ quân lục chiến.. tất cả khoảng 9 trung đoàn ồ ạt chạy về Nam qua Quốc lộ I. Việt Cộng chớp thời cơ pháo theo chết như rạ trên đại lộ kinh hoàng, Quốc lộ đầy các loại xe bốc cháy, hàng vạn người bỏ xác tại đây, Lữ đoàn thiết kỵ có hơn 1,000 người tử thương, sư đoàn 3 chết 2,700 người, mất 100 xe tăng, 140 đại bác … nhatrang1975Đại tá Phạm bá Hoa nói. “Những bài học chiến thuật trong trường Võ bị cũng như trường Đại học quân sự..đều thừa nhận rằng, trong các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, lui binh) là nhiều nguy hiểm hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị đưa lưng về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt là hậu tuyến mà sau lưng trở thành tiến tuyến. Nguy hiểm là vậy. Nguyên tắc căn bản của bài học lui binh là phải có một lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được không quân quan sát và yểm trợ hoả lực nữa. Với cuộc hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hoà lên, đoàn quân triệt thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân Việt Cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột được nữa. Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số thương vong của quân đội. Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống, chết vì cướp giật…” (Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7) Theo Đại tá Phạm bá Hoa, một điều trớ trêu là ta tưởng Việt cộng bao vây Pleiku nhưng thực ra khi quân ta rút đi ngày 16-3, 4 ngày sau, 20-3 chúng mới tiến vào tỉnh lỵ như thế chứng tỏ tình báo của ta quá yếu kém. Việt Cộng còn ở cách xa Pleiku rất nhiều nhưng ta đã quá sợ hãi tưởng chúng bao vây tấn công tới nơi. Sự thực các sư đoàn Việt cộng còn ở xa về phía nam và đông nam Pleiku, chúng lại ở gần đoàn quân triệt thoái nên ta đã bị địch pháo kích, đánh phá gây thiệt hại cho đoàn quân nặng nề chưa từng thấy trong 20 năm chiến tranh. Theo ông Cao Văn Viên, kế hoạch rút bỏ Quân khu 2 và 1 của Nguyễn văn Thiệu là do một mình ông ấy nghĩ ra, không hỏi ý kiến ai cả. Kế hoạch được gọi một cách bóng bẩy văn hoa “Tái phối trí lực lượng” nhưng thực ra chỉ là sự tháo chạy một cách hỗn độn vô tổ chức, không nghiên cứ lộ trình, vô kỷ luật… đánh lừa lẫn nhau. Ông Cao Văn Viên cho rằng đó là một kế hoạch đúng nhưng thực hiện quá trễ, đúng lý ra phải thực hiện từ 6 tháng trước. Chúng ta thấy dù kế hoạch đúng về quân sự nhưng cũng không thể chấp nhận được vì nó là một kế hoạch bất nhân, tàn nhẫn. Như chúng ta đã thấy Tướng Thiệu lệnh cho Tướng Phú khi rút Quân đoàn 2 phải dấu kín không được cho địa phương biết để lừa họ phải ở lại chiến đấu. Lệnh này đã gây tệ trạng cấp lớn bỏ quân, bỏ dân chạy trước khi cuộc tháo chạy bắt đầu diễn ra, kế hoạch thật là bất nhân khi rút đi bỏ rơi đồng bào ruột thịt của mình vào tay Cộng sản, chính chúng ta đã bỏ rơi lẫn nhau trong khi ta lại lớn tiếng chỉ trích người Mỹ bỏ rơi đồng minh. Hầu như tất cả giới quân nhân, chính khách, ký giả truyền tin… đều cho rằng kế hoạch tái phối trí, rút bỏ Quân khu 1 và 2 về bảo vệ Quân khu 3 và 4 của Tướng Thiệu là liều lĩnh, ẩu tả nó đã làm sụp đổ miền Nam nhanh chóng lại đẩy bao nhiêu quân, dân vào chỗ chết một cách oan uổng. Kế hoạch tỏ ra rất cẩu thả và không tưởng, cho dù đường tỉnh lộ 7B có rộng rãi thênh thang như xa lộ Sài Gòn Biên Hoà chăng nữa cũng không thể di tản hàng nghìn xe cộ, hằng mấy trăm nghìn quân dân chạy loạn tới nơi tới chốn được huống hồ đó chỉ là con đường đã bỏ hoang từ bao lâu nay, cầu cống hư hỏng, cũ kỹ chật hẹp. Tướng Thiệu đã quá độc đoán khi khăng khăng cho di tản cả hai Quân khu cùng một lúc bất chấp sự cầu khẩn của hai Tướng Tư lệnh xin ở lại chiến đấu đến cùng, sinh mạng của đất nước, của hàng nghìn vạn người được ông đem ra làm trò chơi mà không hề bàn với nội các, với quân dân các cấp. Nhưng nhiều người cũng cho rằng Tướng Thiệu chơi trò tháu cáy giả vờ thua chạy để Mỹ sót ruột phải nhẩy vào. Địch không thể ngờ ta lại có thể sai lầm lớn lao về chiến lược đến thế, đối với chúng kế hoạch triệt thoái Cao nguyên của Thiệu là một tặng phẩm từ trên trời rơi xuống. “Nhưng bây giờ, cả một quân đoàn chủ lực của ngụy rút chạy hộc tốc, bỏ cả Tây nguyên – một địa bàn chiến lược rất quan trọng thì vì sao? Theo lệnh ai? Hai đòn sấm sét ta đánh ở Nam Tây nguyên đã làm rung động quân địch đến thế kia ư? Đúng là đòn đánh trúng huyệt, địch bắt đầu ngấm, chỉ sau có mấy ngày. Đúng là địch đã choáng váng và rối loạn về chiến lược. Lại một sai lầm nữa rất lớn về chiến lược của chúng. Lệnh rút quân đoàn 2 phải do ngụy quyền trung ương ở Sài Gòn phát ra, vậy thì vấn đề đã vượt quá phạm vi chiến dịch và lên tới tầm chiền lược. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Đông Dương, trong phạm vi chiến dịch, một quân đoàn địch được trang bị hiện đại đã phải bỏ địa bàn chiến lược quan trọng rút chạy.Tình hình này sẽ dẫn đến nhiều sự kiện quan trọng khác, có thể dẫn đến việc ta kết thúc thắng lợi nhanh chóng cuộc chiến tranh” Văn Tiến Dũng (Đại Thắng Mùa Xuân trang 99) Tướng Thiệu đi từ sai lầm này tới sai lầm to lớn khác, kế hoạch tái phối trí lực lượng của ông đã khiến cho kẻ địch không phải giao chiến cũng chiếm được cả Kontum, Pleiku. Cho lệnh Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi Cao nguyên, Tướng Thiệu đã mở một cuộc hành quân phá sản và dọn cỗ sẵn cho Việt Cộng xơi, chưa bao giờ Việt Cộng sung sướng thoải mái như tháng 3-1975, trong vòng một tuần lễ cả Cao nguyên rơi vào tay Cộng sản, tai hại hơn nữa nó kéo theo sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ Quân đoàn 2. “Thế là rõ.Trận Buôn Ma Thuột hiểm và mạnh quá, tiếp đến trận đánh diệt quân viện sư đoàn 23 ở phía đông Buôn Ma Thuột nhanh và gọn quá làm cho địch hốt hoảng, rối loạn không những ở cấp sư đoàn, quân khu mà chính là động đến cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn. Từ sai lầm về chiến thuật, chiến dịch, bị ta đánh đau quá, địch đi đến sai lầm về chiến lược; ngụy quyền Sài Gòn hốt hoảng ra lệnh rút chạy khỏi Tây nguyên đưa quân về đồng bằng hòng giữ lực lượng và giữ đất. Nhưng nào có đưa được lực lượng về đâu, có giữ được đất nữa đâu! ta đã diệt chúng trên đường rút chạy. Mà đã sai lầm về chiến lược rồi thì thất bại trong chiến tranh là điều chắc chắn, không sớm thì muộn” Văn Tiến Dũng (ĐTMX trang 105) Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương cả một quân đoàn phải rút chạy, trong hàng ngũ Tướng lãnh điều khiển bộ máy chiến tranh chưa có ai ẩu tả và bạt mạng cho bằng Tướng Thiệu. Thất bại trên đường số 7B do thất thủ Ban Mê Thuột, nếu không mất Ban Mê Thuột chắc không ai nghĩ phải bỏ Kontum Pleiku, từ sai lầm chiến thuật đi đến sai lầm chiến lược. Các cuộc hành quân không được Bộ Tổng tham mưu điều khiển giám sát, Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho các Tư lệnh quân đoàn,3195559083_658cb9dc73_o Bộ Tổng tham mưu không được ra bất cứ lệnh nào cho các đơn vị, chính vì Thiệu dành độc quyền lãnh đạo nên mới đưa tới sụp đổ hệ thống phòng thủ nhanh như vậy. Lệnh triệt thoái là một lệnh bí mật, chỉ một số ít sĩ quan cao cấp của Quân đoàn được truyền đạt, sự thực đó chỉ là một sự dối trá lừa gạt lẫn nhau để bỏ chạy trước. Vì phải tháo chạy vội vã nên không có kế hoạch đầy đủ, vô kỷ luật, không nghiên cứu lộ trình, cầu cống, dân chúng và gia đình binh sĩ hỗn độn, người ta cho rằng Tướng Tư lệnh Phú không đủ khả năng kiểm soát đôn đốc cuộc lui binh cấp quân đoàn. Sự thực không hẳn như vậy, chẳng riêng gì tại quân khu 2 mà ngay cả Quân khu 1 kiện Tướng Ngô Quang Trưởng cũng đành bó tay không thể kiểm soát nổi tình hình rối loạn. Trên thực tế không có một lệnh tổng quát nào cả, cuộc lui binh không được tổ chức, giám sát, thi hành báo cáo chính xác, các ông Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Phụ tá hành quân Lê Nguyên Khang, Tham mưu trưởng liên quân Đồng văn Khuyên .. chưa hề một lần bay ra thị sát mặt trận, họ chỉ ngồi trong phòng lạnh điều binh khiển tướng bằng điện thoại. Các Tướng Trần văn Cẩm, Lê Duy Tất, Phạm văn Phú … những người chỉ huy cuộc triệt thoái bay trực thăng thật cao trên trời.. cả một quân đoàn không có ai chịu trách nhiệm. Sau này ngày 21-4-1975, sư đoàn 18 đã thực hiện rút quân tại Xuân Lộc có trật tự, an toàn, ít thiệt hại, họ đã cho di tản gia đình binh sĩ trước để lính an tâm chiến đấu. Cuộc rút quân của sư đoàn 18 cho thấy thất bại của Quân khu 2 và 1. – Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh – Không kiểm soát đôn đốc cấp chỉ huy. – Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ quân đội. – Không duy trì được kỷ luật khiến cho cho bọn côn đồ mặc sức tranh cướp bắn giết nhau, dành đường đi, không còn trên dưới, không ai tuân lệnh ai, bọn đào binh đồ thừa cơ nước đục thả câu tung hoành cướp bóc, hãm hiếp y như trong một xã hội thời thượng cổ. Bọn lưu manh đã bêu xấu quân đội Việt Nam Cộng Hòa để cho kẻ địch triệt để khai thác tuyên truyền nói xấu ta. Theo Phạm Huấn trong ngày di tản Pleiku, lúc sắp khởi hành đã sẩy ra hỗn loạn, cướp bóc bắn phá… tại nhiều nơi trong và ngoài thị xã. Dân chúng chạy tị nạn làm náo loạn hàng ngũ quân đội, binh lính mất tinh thần nên nhiều đơn vị đã bị rã ngũ, tan hàng mặc dù chưa chạm súng với địch. Người dân cứ ùn ùn kéo nhau chạy đã khiến cho quân lính không còn tinh thần chiến đấu, dân tị nạn đã làm đảo lộn kế hoạch triệt thoái của Quân đoàn. Cuộc triệt thoái đã khiến cho Cao nguyên lọt vào tay Cộng quân chỉ trong mấy ngày, nó cũng kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ Quân khu 2. Điều tai hại là cuộc triệt thoái đã để lọt vào tay Việt Cộng nhiều vũ khí đạn dược, xe tăng, đại bác. “Hậu cần vẫn bảo đảm, không những chỉ mới dùng hết một phần số lượng đạn dược đã dự tính trong kế hoạch mà lại còn lấy thêm được khá nhiều của địch” Văn Tiến Dũng (ĐTMX trang 117) Tỉnh Quảng Đức nằm ở tây nam Darlac (Ban Mê Thụôt) và phía bắc Lâm đồng vẫn còn đứng vững sau 12 ngày cầm cự tại quận Kiến đức phía tây thị xã Gia nghĩa. Ngày 9-3 một sư đoàn Việt Cộng chiếm quận Đức lập phía tây bắc Quảng Đức, còn lại quận Kiến đức phía tây thị xã vẫn chống trả lại cuộc tấn công vũ bão của lực lượng địch đông như kiến bên Phước Long đánh qua từ 9-3 cho tới 22-3. Nhờ sự chiến đấu anh dũng của hai tiểu đoàn 81, 82 thuộc liên đoàn 24 Biệt động quân và hai đại đội địa phương quân Phan Rang tăng cường quận Kiến Đức vẫn còn đứng vững, họ bảo vệ được thị xã yên ổn được gần hai tuần lễ. Đến ngày 22-3 tình hình tiếp liệu thiếu hụt, binh sĩ ngoài tiền tuyến quá mệt mỏi trước áp lực địch, tỉnh đã tính chuyện di tản mặc dù chưa có lệnh quân đoàn. Sáng 22-3 Đại tá tỉnh trưởng Quảng đức lấy tiền trong ngân khố đem lên trực thăng đưa về Sài gòn rồi quay trở lại, ông ghé Lâm đồng nghỉ ngơi xong lên máy bay trở về Quảng Đức nhưng trực thăng bị hỏng không quay trở về được, đó là theo lời ông ấy nói. Đến chiều Trung tá tiểu khu phó bèn cho lệnh tỉnh di tản, hai tiểu đoàn Biệt động quân tại Kiến đức gọi về tỉnh xin lệnh nhưng thấy các quan đã triệt thoái nên họ cũng lui binh trong trật tự, họ đã gài mìn trên đường về thị xã rồi rút theo đoàn quân của tỉnh.hinhanhngayquochan3041975023 Về điểm này trong Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 của Phạm Huấn nói sai hoàn toàn. Trang 170: “Đại tá Nghìn, Tỉnh trưởng Quảng Đức liên lạc về khẩn báo: Quận Kiến đức mất. Quận Gia Nghĩa đang bị pháo nặng. Cộng quân từ An Lộc kéo về đã tiến sát Phi trường Quảng Đức”. Trang 171: “Hầm chỉ huy và hệ thống liên lạc của Tỉnh trưởng Quảng Đức bị pháo sập. Đại tá Tỉnh trưởng chỉ huy lực lượng còn lại của tiểu khu, mở đướng máu rút về hướng Lâm đồng”. Không biết Phạm Huấn căn cứ vào tài liệu nào nhưng chúng tôi là nhân chứng từ đầu chí cuối tại đây đã biết rõ sự việc. Hoàn toàn không có chuyện quận Kiến đức mất, thị xã Gia Nghĩa không hề bị pháo, địch còn bị cầm chân tại Kiến đức cách thị xã khoảng 15 km. Tỉnh trưởng vẫn ở tư dinh cho đến ngày di tản, hoàn toàn không có chuyện pháo sập hầm, ông tỉnh trưởng đã đi máy bay trực thăng từ sáng hoàn toàn không có chuyện mở đường máu rút về Lâm đồng. Đoàn quân triệt thoái từ Quảng Đức sau 5 ngày băng rừng thì tới Lâm Đồng ngày 27-3, tổng cộng khoảng sáu, bẩy nghìn người gồm Địa phương quân, Biệt động quân, cảnh sát.. và một số ít dân chúng vượt sông Kinh Đà qua được Lâm Đồng, đa số dân chúng bị bỏ lại vì không thể đem hết mọi người được. Cuộc di tản tốt đẹp, hiền lành, rất kỷ luật hoàn toàn không sẩy ra lộn sộn nào đáng tiếc. Ngày 27-3 đoàn quân di tản từ Quảng đức tới được Lâm đồng nhưng thật không may, ngày họ tới nơi cũng là lúc Lâm Đồng bắt đầu di tản về Phan Rang trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Từ hai ngày trước sư đoàn 7 Việt Cộng thuộc quân đoàn 4, dưới quyền điều động của Trần Văn Trà chiếm Định Quán, Hoài Đức, Giá Rai ..bdq_loisuoi rồi tiến quân đánh tỉnh Lâm Đồng. Chúng tiến theo đội hình xe tăng đi đầu rồi bộ binh, pháo binh, hậu cần theo sau tiến theo đường 20 gặp đồn đánh đồn, gặp bót đánh bót. Tỉnh trưởng Lâm Đồng bỏ trốn từ hai giờ sáng, lấy tiền trong ngân khố chạy lên Đà Lạt bằng xe díp, sự thực không riêng gì Lâm Đồng, Quảng Đức mà tại cả hai Quân khu 1 và 2, nhiều đơn vị trưởng, nhiều sĩ quan cao cấp thấy tình hình bi đát đã bỏ đơn vị chạy tháo thân. Cuộc di tản tại Lâm Đồng về Phan Rang được tiến hành có trật trật tự, không sẩy ra hỗn loạn như cảnh triệt thoái trên đường số 7B có lẽ vì không bị Việt Cộng truy kích bắn phá tơi bời. Trong khi ấy hai trung đoàn Việt Cộng băng rừng từ Phước Long qua tiến chiếm quận Di Linh, chiều tối hôm ấy, pháo binh thuộc địa phận Đà Lạt bắn thả dàn vào Di Linh đang nằm trong tay Cộng quân. Hai hôm sau Đà Lạt cũng di tản về Phan Rang. Vùng Cao nguyên mất, chủ lực Quân đoàn bị thiệt hại gần hết nhưng ở duyên hải sư đoàn 22 bộ binh vẫn giữ vững phòng tuyền ở Bình Khê trên Quốc lộ 19, ở Tam Quan Bắc Bình Định, hai trung đoàn 41, 42 thuộc sư đoàn 22 chống trả mãnh liệt cuộc tấn công của sư đoàn 3 Việt Cộng dưới chân đồi Bình Khê phía tây Qui Nhơn. Hai bên giằng co nhau từng ngọn đồi, Cộng quân bị thiệt hại nhiều trong trận đánh. Trung đoàn 95B, sư đoàn 968 Cộng quân được tăng cường tấn công hai trung đoàn 41, 42 nhưng ta vẫn giữ được phòng tuyến cho đến 30-3. Ở duyên hải, Cộng Sản tăng viện thêm từ Quảng Ngãi đánh Tam Quan, Bồng Sơn ngày 25-3, Trung đoàn 47 sau 3 ngày chiến đấu rút về căn cứ không quân Phù Cát lập phòng tuyến mới ở đó. Sư đoàn 320 Việt Cộng sau khi đánh phá đoàn di tản trên tỉnh lộ 7B xong nhiệm vụ tiến về Tuy Hoà. Sư đoàn 10 cùng với xe tăng, đại bác từ Phước An theo đường 21 tiến về Khánh Dương ngày 27-3 để tấn công Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù. Đặc công, thám sát Việt cộng xâm nhập Qui Nhơn đóng chốt, cắt đường giao thông, địa phương quân của ta bây giờ biến mất hết. Sư đoàn 22 được lệnh rút về Qui Nhơn. Ngày 30-3 trung đoàn 41 và 42 được lệnh rút khỏi mặt trận Bình Khê, trung đoàn trưởng trung đoàn 42, trung tá Nguyễn Hữu Thống đã năn nỉ xin tư lệnh ở lại đánh, ông nói tình hình chưa đến nỗi, nếu rút đi sau này khó đem quân trở lại. Nhưng đã quá trễ, khi hai trung đoàn vào thị xã Qui Nhơn, họ bị các chốt địch bên trong thị xã chận đánh, địa phương quân ta đã di tản, Qui nhơn đã nằm trong tay sư đoàn 3 Việt Cộng. Sau 3 ngày chiến đấu cộng với hải pháo yểm trợ, trung đoàn 41, 42 phá được phòng tuyến Việt Cộng ở Nam thành phố. Quân của hai trung đoàn 41, 42 thuộc sư đoàn 22 tập trung một địa điểm phía nam cách bến tầu 6 cây số chờ di tản. Hai giờ sáng 1-4 ba tầu hải quân cập bến chở đám binh sĩ còn lại của sư đoàn, trung đoàn trưởng trung đoàn 42, Trung tá Nguyễn hữu Thông từ chối di tản và ở lại tự sát. Trung đoàn 47 sau hai ngay cố thủ bị đánh bật ra khỏi phi trường Phù Cát,trên đường di tản về Qui Nhơn trung đoàn bị phục kích tại quận lỵ, tiểu đoàn trưởng địa phương quân tự tử, xác còn nằm trước văn phòng quận. Trung đoàn 47 mất đi hơn nửa quân số coi như bị loại khỏi vòng chiến, trong cơn tuyệt vọng Đại tá Lê Cầu, trung đoàn trưởng trung đoàn 47 cũng tự sát. Sư đoàn 22 khi được tầu chở về Vũng Tầu chỉ còn hơn 2,000 quân. Sáng 2-4 Việt Cộng chiếm Tuy Hoà, địa phương quân rút về Nha Trang, tại đèo Cả phía nam Phú Yên tiểu đoàn Biệt động quân 34 bị thất thủ sau hai ngày cầm cự. Tại Khánh Dương sư đoàn 10 Việt Cộng và lữ đoàn 3 Dù giao tranh dữ dội ngày 27-3, Việt Cộng được pháo binh, xe tăng yểm trợ đã phá được phòng tuyến của ta, tiếp viện cho Lữ đoàn Dù bị chận đánh, Nhẩy Dù giữ được Khánh Dương một tuần thì thất thủ ngày 2-4, Lữ đoàn Dù tan rã trước áp lực quá mạnh của địch chỉ còn hơn 300 lính chạy về Nha Trang. Việt Cộng chiếm trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, Ninh Hoà. Nha Trang đã trở thành vô chính phủ như nhiều thành phố khác, tù quân lao phá ngục trốn ra lấy súng của đám tàn quân bỏ chạy bắn loạn xạ, cướp bóc dữ dội như thời thượng cổ. Trưa 2-4 Trung tướng Phạm Quốc Thuần chỉ huy trưởng Trung tâm Dục Mỹ đến Bộ tư lệnh Quân đoàn gặp Tướng Phu, hai người bàn bạc với nhau chừng 15 phút rồi cùng đi tới phi trường Nha Trang. Tướng Phú lên trực thăng bay đi tìm các đơn vị, đến chiều trở lại Nha Trang ông báo cáo với Bộ Tổng tham mưu biết không liên lạc được với đơn vị nào. Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho ông phối hợp Hải, Không quân để tổ chức phòng thủ phi trường Nha Trang. Nửa tiếng sau Tướng Phú bay khỏi Nha Trang, ông không nói gì với Ban Tham mưu quân đoàn hay bàn thảo kế hoạch gì cả, quá tuyệt vọng ông bay về Sài Gòn nhập bệnh viện Cộng Hoà ngày 4-4. Tướng Phú không còn tinh thần để chỉ huy vả lại Quân đoàn 2 của ông cũng chẳng còn gì cả. Khi ấy Ban Tham mưu Quân đoàn 2 bèn quyết định di tản khỏi Nha Trang. Ngày 2-4 các đơn vị của Tuyên Đức, Lâm Đồng rút về Phan rang để tháo chạy về miền Nam. Làn sóng tỵ nạn miền Trung từ Quân khu 1, và phía bắc Quân khu 2 đổ về Phan Rang khiến cho cả tỉnh hốt hoảng nhập bọn chạy về phía nam. Địa phương quân, cảnh sát, công chức Phan Rang… nhiều người bỏ đơn vị để chạy loạn. Tỉnh trưởng Đại Tá Trần Văn Tư cho phá hủy máy móc và một số cơ sở quan trọng rồi rút về Phan Thiết. Bộ Tổng tham mưu khi ấy bèn lấy Phan Rang và Phan Thiết, hai tỉnh cuối cùng của Quân đoàn 2 đem sáp nhập vào Quân khu 3 kể từ ngày 4-4-1975, Quân đoàn 3 cũng gửi Lữ đoàn 2 Nhẩy Dù ra tăng cường. Nha Kỹ Thuật, Phòng 7 Bộ Tổng tham mưu gửi nhiều toán thám sát vào hai vùng đông bắc và tây bắc Phan Rang để dò thám hoạt động của Cộng quân. Bộ Tư lệnh tiền phương của Quân đoàn 3 do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy đặt tại phi trường Phan rang, Tỉnh trưởng Phan Rang được triệu hồi để tổ chức lại hành chánh và phòng thủ tỉnh. Trật tự được vãn hồi, tại phía tây Phan Thiết sư đoàn 7 Việt Cộng đang gây áp lực, toán thám sát cho biết địch tập trung 2 sư đoàn 3 và 10 tại Cam Ranh cách Phan Rang 45 km. Quân đoàn 3 lại cho rút Lữ đoàn Dù về lại vùng 3 để phòng thủ Quân khu, thay vào đó cho tăng cường Phan Rang một trung đoàn của sư đoàn 22 mới trang bị, bổ sung, một liên đoàn Biệt động quân, một tiểu đoàn thiết giáp. Cuộc thay đổi quân sắp hoàn tất thì ngày 4-4 Việt Cộng tấn công dữ dội, Tướng Nghi xin giữ lại một tiểu đoàn Dù. Lực lượng Ninh Thuận, Phan Rang bây giờ gồm: một tiểu đoàn Dù, một trung đoàn bộ binh, một liên đoàn Biệt động quân, 4 tiểu đoàn địa phương quân, một chi đoàn thiết giáp M-113, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, duyên đoàn 27, một giang pháo hạm, một hải vận hạm, một số tầu yểm trợ. Phan Rang phố xá vắng tanh, dân chúng đã di tản về Phan Thiết. Ngày 14-4 sư đoàn 3 và 10 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang theo Quốc lộ 1 và 11 đánh vào phi trường, tại đây tiểu đoàn Dù đụng độ với Việt Cộng, địch chết bỏ xác 100 tên. Ngày 15-4-1975 Ông Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Bị quân trú phòng đánh trả ác liệt Việt Cộng tăng thêm sư đoàn 325 và nhiều xe tăng đại bác tấn công phi trường Phan Rang đến trưa thì phòng tuyến vỡ, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh mặt trận, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang tư lệnh sư đoàn 6 không quân, Đại tá Nguyễn Thu Lương lữ đoàn trưởng Dù được ghi nhận mất tích. Toàn tỉnh Ninh Thuận mất ngày 16-4, hai hôm sau ngày 18-4 mất Phan Thiết, Quân khu 2 hoàn toàn thất thủ. Cuộc triệt thoái Cao nguyên đã khiến cho Quân đoàn 2 mất gần hết chủ lực quân, chỉ còn sư đoàn 22 tại vùng duyên hải mặc dù chiến đấu rất anh dũng nhưng không thể chống lại 5 sư đoàn Cộng quân, cuối cùng toàn bộ Quân khu đã rơi vào tay Cộng Sản.thienthanmudo Nhiều người đổ choTướng Phú đã làm mất Ban Mê Thuột và sụp đổ Quân đoàn 2, Phạm Huấn cho rằng ông chưa đủ khả năng nắm giữ một quân đoàn, có người cho Tướng Phú đã vận động để được làm Tư lệnh Quân đoàn, một chức vụ không tương xứng với tài thao lược của ông… Ngoài ra theo Phạm Huấn tại Quân đoàn 2 có những tị hiềm các nhân, kình chống nhau giữa những phụ tá của Tướng Phú, của những phe cánh trong quân đội và giữa Tướng Phú với những ông Tướng văn phòng ở Sài Gòn của Bộ Tổng Tham mưu. Quân đoàn 2 chia rẽ nội bộ, Tướng Phú không được thuộc hạ ở Quân khu 2 nể trọng có cảm tình, ông lại không được Tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên nể nang, thù trong giặc ngoài, tất cả cũng đã làm suy yếu phần nào nội bộ của phe ta. “Vì sự đố kỵ, bất mãn, bất lực và vô kỷ luật của cả những sĩ quan cao cấp và có trách nhiệm nhất đưa đến sự thảm bại nặng nề trong cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.” Phạm Huấn (CTTCN, trang 125) Sự thực Tướng Phú có một phần trách nhiệm để mất Ban MêThụôt vào tay Cộng quân vì ông đã mắc lừa kế nghi binh của địch, nhưng sự sụp đổ Quân đoàn 2 như chúng ta đã thấy Tướng Thiệu, tổng Tư lệnh là người chịu trách nhiệm nhiều nhất. Tướng Phú đã nhìn thấy cái nguy hại của kế hoạch lui binh, ông đã năn nỉ Thiệu xin ở lại tử thủ và nếu cần sẵn sàng chết tại Pleiku để đẩy lui cuộc tấn công của địch, nếu được yểm trợ về tiếp liệu ta có thể cầm cự cho tới mùa mưa, lúc ấy hai bên không thể giao chiến được nữa, nhưng Thiệu đã ngoan cố bắt Phú phải lui binh bằng được. Cuộc triệt thoái được thi hành quá vội vã theo lệnh của Tướng Thiệu nên dù tài cán đến đâu vị tư lệnh Quân đoàn cũng khó thể tránh được thảm bại ngay trước mắt. Tổng tư lệnh quân đội đã quá độc đoán trong quyết định tai hại khủng khiếp mà tập đoàn Tướng lãnh không ai dám cản ông, Tướng Phú đã can đảm cản ngăn Thiệu nhưng vai trò, chức vụ của ông so với tập đoàn tướng lãnh còn nhỏ, ông không thể quay ngược bánh xe mà đành chịu đứng nhìn nó lao xuống vực sâu. Theo dư luận chung các nhà quân sự, chính khách cũng như giới truyền thông báo chí ai nấy đều kết án Tướng Thiệu là người đã gây lên tấn thảm kịch đầy máu và nước mắt này, có người nghi ngờ Thiệu đã nhận lệnh của Mỹ giật sập miền Trung. “Rõ ràng là lệnh giật sập miền Trung là do từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có điều câu hỏi đặt ra ở đây là Thiệu giật sập miền Trung là do nghe lệnh của Mỹ hay tự ý một mình hành động? . . . “Trước khi vùng Một thất thủ thì ở vùng 2, toàn bộ quân đoàn 2 đóng tại Pleiku được lệnh di tản về Tuy Hoà bằng liên tỉnh lộ số 7. Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng quân đoàn 2, sau này ra Hải ngoại có lên một đài phát thanh và có kể chuyện lại rằng, khi nhận được lệnh rút quân, một tướng lãnh của Quân đoàn 2 là tướng Cẩm đã nhận xét với ông “Thôi rồi bàn cờ đã sắp xếp xong, chẳng còn gì để nói chuyện đánh đấm nữa” Một thiếu tá pháo binh bầy tỏ sự tức giận với ông Lý ” Súng đạn còn đầy đủ, quân lính còn đông, sao lại bỏ chạy như thế này”. Chuyện kể của Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 Lê Khắc Lý cho thấy khi Quân đoàn 2 được lệnh rút từ Pleiku về Tuy Hoà thì coi như số phận của Quân đoàn 2 cũng được sắp xếp xong cho phù hợp với kế hoạch giật sập vùng 1 và vùng 2 của Sài Gòn” Trần Việt Đại Hưng (Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975). Những ý kiến trên đây chỉ là giả thuyết. Nhà báo PhạmTrần trong bài Người Điên Nguyễn Văn Thiệu Và Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975″. “Có đọc sách Phạm Huấn, chúng ta mới thấy rõ tư cách lãnh đạo của ông Thiệu, Ông Khiêm và Đại tướng Viên… tác giả viết rất kỹ về những lệnh trước đá lệnh sau của ông Thiệu …. đã khiến cho tình hình bi đát càng khốn khó hơn. Qua những tiết lộ của Phạm Huấn, tôi có cảm tưởng như vào thời gian ấy chúng ta bị lãnh đạo bởi một ông Tổng thống điên mà chúng ta không biết. Rất tiếc là kẻ điên không bị bỏ lại, không chết mà hằng trăm ngàn chiến sĩ và đồng bào ta đã bị bỏ lại, bị gục ngã trên tỉnh lộ 7, trên các Quốc lộ 14, 19… .. cả ông lẫn Đại Tướng Viên, Thủ Tướng Khiêm chỉ biết ngồi ở phòng lạnh gọi điện thoại phán lệnh này lệnh kia. Trong khi đó chiến sĩ và đồng bào ta tiếp tục ngã gục cho cái quyết định ma quái ở Cam Ranh” Phạm Huấn (Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 241) Phạm Huấn cũng cho rằng các Tướng lãnh đạo Thiệu, Khiêm, Viên đã tỏ ra không có tinh thần trách nhiệm can đảm, không dám đi tới tận mặt trận như các tướng ngoại quốc De Lattre, Navarre đã xuống Vĩnh Yên, Hoà Bình, Điện Biên Phủ hoặc như Westmoreland lên Cao Nguyên khích lệ tinh thần binh sĩ, không ông tướng nào có được hành động anh hùng mà chỉ ngồi văn phòng ra lệnh. Phạm Huấn cũng chê tư các các tướng Việt Nam chỉ thích gửi con đi du học nước ngoài không có được tinh thần như De Lattre đưa con trai ra mặt trận đóng tại Ninh Bình, Đô đốc Sharps, tư lệnh Thái Bình Dương để con trai, một thiếu tá phi công tham gia chiến trận. Phạm Huấn kết án các Tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang là những kẻ chủ mưu và đồng lõa trong quyết định đưa tới sụp đổ toàn diện Quân đoàn 2. Nhà báo, xuanloc1dân biểu Trần Văn Ân trong lời Bạt cho cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên Năm 1975 viết. “đây là cuốn sách đầu tiên đã nói lên được cái thân phận vừa đau thương vừa hào hùng của người lính Cộng Hoà thấp cổ bé họng, đã mô tả được những uất nghẹn của của người Sĩ quan Việt Nam nhìn thấy thảm cảnh Quân đội tan hoang mà bó tay chịu chết, và cũng đã phơi bầy được cái hậu trường tàn nhẫn, hèn nhát và bất nhân của nhóm người lãnh đạo Quốc Gia và chỉ huy Quân đội. . . . . Ba ông tướng cao cấp khác, có mặt tại Hội Nghị Cam Ranh cùng với ông Thiệu, đã hoàn toàn im lặng, không góp bàn gì về cái quyết định giết người của ông Thiệu cả” (CTTCN 1975, trang 265, 266) Trần Văn Ân đã lên án gay gắt quyết định tàn nhẫn của Tướng Thiệu và thái độ vô trách nhiệm của tập đoàn Tướng lãnh trước nhưng cái chết oan uổng của hằng nghìn hằng vạn người. Họ là những kẻ tán tận lương tâm đã đẩy bao nhiêu người vào chỗ chết. “Người đọc cũng thấy rõ sự tàn nhẫn, lạnh lùng của TổngThống Thiệu khi ban hành thứ mệnh lệnh tự sát choTướng Phú, và thái độ im lặng giả dối, sống chết mặc bay của những tướng hiện diện…. . . . Câu chuyện Phạm Huấn kể về cái Hội Nghị Cam Ranh còn đặt ra một khía cạnh khác của nhân tình thế thái: đó là khía cạnh đạo đức của mệnh lệnh.Trong suốt buổi họp từ ông Thiệu, ông Khiêm tới ông Viên, Ông Quang, không một ai đề cập tới số phận của hằng triệu dân, hàng trăm nghìn Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và gia đình binh sĩ sẽ bị bỏ rơi lại, và hàng chục ngàn xác chết Quân Dân chắc chắn sẽ đầy rẫy dọc theo con đường tử lộ. Ông Thiệu phân tách tình hình rồi lạnh lùng chỉ thị rút chủ lực quân thật nhanh, thật bí mật về miền Duyên Hải… Các Ông Tướng khác giữ im lặng, thản nhiên như mọi việc đã được quyết định rồi và không còn gì để bàn cãi nữa” Trần Văn Ân (CTTCN 1975 trang 267) Những lời kết án gay gắt của Trần văn Ân hay của Trần Việt Đại Hưng, của Phạm Trần … cũng như của bao nhiêu người khác nữa thể hiện nỗi uất hận của quân dân đối với tập đoàn lãnh đạo bất tài, tham ô, sợ chết và cái quái thai Hội Nghị Cam Ranh bất nhân, tàn ác của họ.soldier2 Cái Hội Nghị giết người ma quái ấy của bọn tán tận lương tâm đã bị muôn đời nguyền rủa, trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn cò trơ trơ, dẫu cho đến muôn đời không bao giờ cạn lời của miệng thế thị phi. “Lịch sử sẽ ghi những gì về Hội Nghị Cam ranh và về các tướng lãnh đạo của nền Đệ Nhị Cộng Hoà? Sử liệu có lẽ sẽ cần năm ba chục năm để hoàn tất. Nhưng ngay bây giờ thì sử xanh đã truyền tụng quá nhiều. Sử xanh ghi rằng. “Hội Nghị Cam Ranh ngày 14.3.1975 và cuộc triệt thoái Cao nguyên ngày 17.3.1975 không phải là khởi đầu sụp đổ của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam.thieu Hai biến cố này thực sự là dứt điểm vụt tắt cuối cùng của cơn hấp hối đã dai dẳng nhiều năm của chế độ dũng phu Nguyễn Văn Thiệu-Trần Thiện Khiêm trong đó một khối quân đội gồm Đa Số Tướng lãnh và quân sĩ tài giỏi, anh hùng đã bị lợi dụng, thao túng và chết uổng bởi một nhóm nhỏ Tướng lãnh cầm quyền tham ô, bất lực và thiếu đạo đức, với sự tiếp tay của một thiểu số người vô tài bất hạnh; kể cả một số khoa bảng thời cơ và bịp bợm. Tiền bạc của nhân dân mà họ mang ra ngoại quốc có thể giúp họ sống sung túc tới trăm tuổi là cùng. Nhưng tội lỗi của những Tướng lãnh đạo sẽ được lịch sử ghi rõ đời đời. Lương tâm đui chột của họ có thể làm ngơ, nhưng lịch sử bao giờ cũng sáng suốt và tiếng nói dân gian bao giờ cũng công bình. Liệu rồi đây, khi họ nằm xuống, những nấm mồ của họ có sẽ được chôn tại miền nắng ấm quê nhà hay sẽ phải nằm cô đơn giữa một miền tuyết lạnh Mỹ Châu, Âu Châu? Liệu rồi đây nhân dân có đủ khoan dung cho phép họ nằm cạnh những nấm mồ của các chiến sĩ anh hùng đã chết trên chiến địa, đã tự sát khi bại trận hay đã chết trong lao tù? Những anh hùng này đã hy sinh cho một chính nghĩa cao đẹp nhưng bị chết uổng vì một Lãnh Đạo tồi tàn” Trần Văn Ân (CTTCN trang 272). Tướng Phú phải chịu trách nhiệm phần nào trong cuộc hành quân phá sản và làm sụp đổ Quân đoàn. Là người tự trọng ông đã can đảm tự xử lấy bản thân vì đã không chu toàn trách nhiệm. Dù sao Tướng Phú vẫn còn có tư cách hơn những anh hèn bỏ chạy, đó là sự khác biệt giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử, để kết thúc bài này chúng tôi xin mượn lời ký giả Trần Văn Ân luận bàn về tư cách của người chiến sĩ anh hùng thà chết vinh còn hơn sồng nhục.pvp “Tướng Phú đã nằm xuống…. với đầy đủ khí tiết của một cấp chỉ huy đã dám tự xử mình khi trách nhiệm không hoàn tất. Tại sao những Tướng lãnh đạo nền Đệ II Cộng Hoà lại không thấy được tội lỗi của mình và không dám tự xử? Phải chăng đó là sự cách biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân, giữa người yêu nước thật sự và người làm chính trị vì tham vọng cá nhân? Phải chăng đó là sự cách biệt giữa Tướng tác chiến Phạm Văn Phú và các Tướng chính trị Nguyễn Văn Thiệu Trần Thiện Khiêm? Ước mơ của tôi là một ngày nào quê hương được giải phóng, tôi sẽ về lại Việt Nam thăm mộ Tướng Phú và các chiến sĩ vô danh khác, thắp nén hương tưởng nhớ những anh hùng đã vị quốc vong thân, và xám hối về những tội lỗi của mình” (CTTCN 1975 trang 273)
Trọng Đạt
Nguồn:  https://ongvove.wordpress.com/2009/04/22/tri%E1%BB%87t-thoai-cao-nguyen-1975-cu%E1%BB%99c-hanh-quan-pha-s%E1%BA%A3n/















Vài Biến Cố đằng sau mặt trận tây nguyên

Taynguyen754
Vài Biến Cố đằng sau mặt trận tây nguyên
Ngô Văn Xuân
Trung Tá Ngô Văn Xuân xuất thân khóa 17 trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt đã từng giữ các chức vụ sau đây: Ðại đội trưởng Ðại Ðội Tinh Sát thuộc Trung Ðoàn 11 của Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 2 thuộc Trung Ðoàn 44 của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, trưởng phòng hành quân của Sư Ðoàn 23 và cuối cùng là trung đoàn trưởng của Trung Ðoàn 44. Trong chiến đấu, ông đã ba lần bị thương và sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, ông bị đi cải tạo 13 năm. Trung Tá Xuân dến Hoa Kỳ theo danh sách H.O vào tháng 4 năm 1992 và hiện dang cư ngụ tại vùng Bắc Cali.

Mới đó mà cũng hơn 20 năm trôi qua. Những nắm xương tàn của hàng vạn sinh linh giờ đây cũng đã trở thành cát bụi. Những suối máu của họ cũng đã kiệt khô, tô thêm màu mỡ cho mảnh dất quê hương. Những người đã một thời theo vận thời cuộc, nhảy ra nắm chính quyền hay xưng hùng xưng bá, thực hiện những mưu dồ chính trị, khuynh loát… giờ đây cũng đã lần lượt nằm xuống. Cái khoảnh khắc huy hoàng của họ mà đôi khi họ cứ tưởng như sẽ miên viễn trường tồn, thực chất chỉ là một dốm lửa rơm trong kiếp nhan sinh dằng dặc. Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ không có giai đoạn nào xót xa, dau tủi cho bằng những diễn biến trong ngót nửa thế kỷ vừa qua.
Cuộc chiến tranh chống thực dân giành độc lập vừa kết thúc thì lập tức một cuộc chiến khác lại nổ ra. Dưới cặp mắt của các chính trị gia hay các nhà sử học, cuộc chiến thứ hai này được gán cho nhiều cái tên khác nhau, nào là chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh nổi dậy, chiến tranh chống xâm lăng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh ý thức hệ. Nhưng trong ký ức những người bình thường, hình ảnh chết chóc đau thương của những người nằm xuống đều gây xúc cảm nơi những người liên hệ xa gần như thân nhân ruột thịt, bà con, bạn hữu, làng xóm… hay nới rộng ra, nơi đồng bào của chính họ.
Đã có lúc những người Cộng Sản Việt Nam xưng tụng cuộc chiến ấy như một thành tích lẫy lừng nhất trong lịch sử. Thậm chí còn đem những thành tích dó ra so sánh với cả những chiến công khác của cha ông như chiến công diệt Minh, trừ Nguyên trong lịch sử. Rất may, cơn sốt nhiệt cuồng rồ dại ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Thời gian đã chỉ cho họ những bài học khôn ngoan hơn. Giờ dây, một số người thức tỉnh dần dần nhận ra, hoặc đã nhận ra từ lâu giờ đây mới dám nói, tính chất vô nghĩa của những thành tích đó.
Về phía những người Quốc Gia, một số hồi ký, ký sự cũng gợi lại những kỷ niệm của một thời binh lửa ngút trời trên quê hương. Cuộc chiến ấy đã được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, trực tiếp có, gián tiếp có, xa có, gần có, thực có, giả có… Hy vọng rằng phương thuốc thời gian sẽ chữa lành cho cả dân tộc ta vết thương dau, nhức nhối đã kéo dài trong tâm thức của mọi con dân Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua.
Bài viết này của một chứng nhân trong cuộc chiến tàn khốc vừa qua, chỉ nhằm ghi lại đôi điều mắt thấy tai nghe dể làm sáng tỏ thêm một số bí ẩn của lịch sử. Cảm hứng gợi ra cho bài viết này bắt nguồn từ khi đọc những hồi ký là hai cuốn sách Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng và cuốn Tướng Phạm Văn Phú và Những Trận Ðánh từ Điện Biên Phủ 1954 đến Ban Mê Thuột 1975 của Phạm Huấn, trong dó có rất nhiều diều cần được hiệu đính hay nói thêm.

THỰC TRẠNG
SAU HIỆP ÐỊNH NGƯNG CHIẾN



Mặt trận Cao nguyên chưa bao giờ ngưng tiếng súng kể từ ngày Hiệp Ðịnh Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 và có hiệu lực ngày 28 tháng 2/1973. Người viết bài này, lúc dó là Trưởng Phòng Hành Quân Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Sự khác biệt , nếu có, trước và sau ngày chấm dứt cuộc chiến là chỗ này: Trước hiệp định, tên của các cuộc hành quân là Biên Trấn 1, 2, 3…, sau khi đình chiến các tên này được đổi thành Hòa Bình 1, 2, 3…
Mức độ ác liệt của chiến tranh có giảm di đôi chút, nhưng sự thương vong thì chẳng ngày nào không có. Đối diện với tuyến phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là những cán binh Cộng Sản. Lúc dầu chúng còn di chuyển lén lút, về sau bớt lén lút dần, thậm chí có khi chúng còn nói với qua xin 1, 2 điếu thuốc hay xin cho nghe một bản nhạc vàng! Những đơn vị địch khác không nằm trên tuyến thì luôn tìm mọi các xâm nhập như đóng chốt trên các trục giao thông, lấn chiếm các khu vực hẻo lánh. Còn các dơn vị trừ bị của Việt Nam Cộng Hòa thì lo phá chốt, tái chiếm các vùng bị địch xâm nhập.
Cuộc chiến tranh nửa nạc nửa mỡ này thực sự trở nên khó chịu hơn, khi sự ràng buộc bởi Hiệp Ðịnh ngày càng trở nên rõ ràng. Ở tiền tuyến, đạn được và tiếp liệu bị cắt giảm không thương tiếc. Những tính toán theo kiểu con buôn được dem ra áp dụng. Mỗi loại vũ khí đều có “cấp khoản.” Số đạn được phép xử dụng trước biến đổi hàng tháng, sau xuống hàng tuần. Ví dụ mỗi khẩu pháo 105 ly của tiểu đoàn Pháo Binh sau Hiệp Ðịnh Paris chỉ có quyền áp dụng cho cả hai phía Quốc Cộng, đặc biệt “bắn” 8 quả đạn một ngày. Ðến giai dọan trước khi các trận Ðánh Cao Nguyên thì giảm xuống còn 3 quả một ngày. Dần dần đến đạn súng nhỏ, xăng, dầu… Nhìn về hậu phương, những bất ổn về chính trị xảy ra hàng ngày. Những cuộc biểu tình của hàng chục đoàn thể, phong trào đòi đủ thứ quyền. Trong bối cảnh như vậy, chẳng cần phải là một chính trị gia có trình độ cao siêu gì, cũng có thể nhìn ra một hậu quả chẳng mấy tốt dẹp cho một tương lai gần.
Tôi còn nhớ tháng 10/1973, một phái đoàn của Tòa Đại Sứ Mỹ đến thăm Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 tại Ban Mê Thuột. Sau khi nghe thuyết trình về địch tình, về tình hình tiếp liệu của đơn vị, viên Đại Tá trưởng phái đoàn đã nhắn nhủ, “Quí vị sẽ phải đối dầu với Việt Cộng trong một tình hình khó khăn hơn về tiếp liệu trong tương lai. Những viện trợ về tiếp liệu sẽ ngày càng giảm nhiều hơn, và vì vậy, chúng tôi yêu cầu quí vị nên nghiên cứu những phương thức điều hành thích hợp để đối phó khi cần, kể cả những lúc chúng tôi không thể chuyên chở sang cho quí vị đúng thời hạn.” Những đề nghị của Sư Ðoàn chỉ tóm gọn trong vấn đề tiếp liệu, và viên trưởng phái đoàn cũng chỉ ghi nhận trong tinh thần…rất ngoại giao.
Kể từ năm 1972 trở di, mùa hè nào trên Cao nguyên cũng đều là “mùa hè đỏ lửa” cả. Các cuộc hành quân, đánh phá được ngụy trang dưới những hình thức hay tên gọi khác nhau cho phù hợp với tình hình chính trị mới. Những người lính chiến của Quân Lực VNCH thực sự chưa có một ngày nào hít thở không khí hòa bình do các nhà chính trị đã ký kết với nhau sau hơn bốn năm bàn thảo, cãi cọ bàn vuông bàn tròn.

TỔNG THỐNG THIỆU ĂN TẾT Ở CAO NGUYÊN
TayNguye755

Tháng 7/1974, tôi rời Phòng 3 Sư Ðoàn ra dảm nhiệm chức vụ Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 Bộ Binh, thay thế Trung Tá Nguyễn Hữu Lữ. Như thường lệ, hàng năm mỗi độ xuân về, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại đi thăm một số đơn vị dang tác chiến và dùng cơm với các đơn vị này. Tết Ất Mão năm ấy, đơn vị của tôi được Quân Ðoàn chỉ định là đơn vị đón tiếp tổng thống. Trung đoàn của tôi có trách nhiệm phòng thủ trên tuyến vòng đai, các tỉnh lỵ Pleiku khoảng 20 km hướng Tây Bắc. Bộ Chỉ Huy đóng tại căn cứ 801. Hai tiểu đoàn tác chiến án ngữ trên phòng tuyến, một tiểu đoàn trừ bị cùng với một chi đoàn chiến xa M-48 tại căn cứ. Các biện pháp an toàn tối-đa đã được hoạch định để tránh các sự rủi ro, nguy hiểm cho bữa cơm đầu năm của đơn vị có tổng thống tới tham dự. Bởi đây là một căn cứ hành quân đã chiến, không có hầm hố kiên cố mà lại luôn nằm trong tầm pháo các loại của địch, nên các tin tức liên quan tới bữa cơm được giữ kín cho tới lúc quan khách đến.
Đúng 12 giờ trưa, sau khi rời Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2, chiếc trực thăng chở quan khách đáp tại căn cứ của chúng tôi. Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23, và tôi ra đón. Thành phần phái đoàn gồm Tổng Thống Thiệu, các vị sĩ quan cấp Tướng: Trung, Khang, Phú, các tùy viên và cận vệ. Tôi đưa các vị quan khách vào phòng họp hành quân của trung đoàn. Mở đầu là phần thuyết trình của Trung Tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư Ðoàn 23 về tình hình chung của các khu vực có trách nhiệm đang do sư đoàn trấn giữ.
Đặc biệt trong cuộc thuyết trình này, Trung Tá Chuy có nhấn mạnh dến chi tiết về cung từ của một tù binh Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) thuộc Sư Ðoàn 320 do Trung Ðoàn 45 Bộ Binh bắt được. Tù binh này nguyên là một hạ sĩ quan truyền tin, tên là Sính, khi ra dầu thú đã khai là sĩ quan. Thực sự quân hàm của anh ta chỉ là thượng sĩ. Có điều đặc biệt là với chức vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về các kế hoạch hành quân của đơn vị anh và một số đơn vị phối hợp. Anh ta quả quyết là Mặt Trận B3 của Cộng Sản Bắc Việt sẽ tấn công thị xã Ban Mê Thuột. Kế hoạch hành quân bao gồm 4 sư đoàn Bắc Việt mà anh ta biết chắc đó là các Sư Ðoàn F10 và Sư Ðoàn 968 chính thống thuộc Mặt trận B3, Sư Ðoàn 320 và một sư đoàn khác từ Lào kéo sang không biết rõ phiên hiệu (sau này mới biết dó là Sư Ðoàn 316). Ngoài ra, cùng tham gia trận chiến còn có một trung đoàn chiến xa, hai trung đoàn pháo binh, một trung đoàn đặc công. Thậm chí đến cả kế hoạch tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột, anh cũng phác họa ra khá chính xác, từ hướng tấn công đến các mục tiêu ưu tiên phải tấn chiếm, v.v…

Đến phần thuyết trình của tôi, tôi cũng nêu bậc sự kiện điều quân hiện đang diễn ra giữa hai Sư Ðoàn 320 và Công Trường 9 Cộng Sản từ chiến trường Phước Long kéo lên. Tôi còn nhớ rất rõ nét đăm chiêu của Tổng Thống Thiệu và những chỉ thị của ông. Ông quay lại hỏi ý kiến Tướng Phú thì Tướng Phú nhận định rằng có thể Việt Cộng đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của ta. Theo ông, Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là Bô Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Nếu địch tiêu diệt được cứ điểm này chúng dễ dàng làm chủ được toàn bộ khu vực cao nguyên hoặc tỏa xuống khu vực duyên hải, nối liền với hai vùng biên giới, để tạo cho việc tiếp liệu dễ dàng từ miền Bắc. Tổng Thống Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú lúc đó đứng kế bên:
– Anh Phú cho toàn bộ Sư Ðoàn 23 trở về Ban Mê Thuột, tăng cường cho anh Tường một chi đoàn chiến xa M-48. Dù sao, địa thế Pleiku cũng là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, bây giờ lại là mùa khô, anh có thể sử dụng tối đã phi pháo và chiến xa để đánh chiến xa và bộ binh địch, nếu chúng dám đưa quân ra đương đầu với anh trên khoảng trống. Ngoài ra, tôi sẽ tăng cường cho anh thêm một liên đoàn Biệt Ðộng Quân dể làm lực lượng trừ bị.
Tướng Phú trả lời:
– Vâng, tôi sẽ thi hành theo kế hoạch của tổng thống chỉ thị.
Sau đó Tổng Thống Thiệu quay qua Tướng Lê Trung Tường và nói:
– Khi anh trở về Ban Mê Thuột, phải tổ chức ngay lại hệ thống phòng thủ vòng đai thị xã và lập kế hoạch chống xe tăng địch. Ngoài ra, anh cũng phải tổ chức các cuộc hành quân vùng sát biên giới thuộc quận Đức Lập. Để tránh các rắc rối về ngoại giao với Cam Bốt, chỉ nên tung các toán hoạt động viễn thám qua vùng biên giới mà thôi. Nếu phát hiện địch thì dùng phi pháo mà tiêu diệt.
Sau phần thuyết trình, tôi hướng dẫn phái đoàn lên tham dự bữa cơm thân mật được tổ chức ngoài trời, gồm khoảng gần 100 binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc hai đơn vị Tiểu Ðoàn 3/44 và Chi Ðoàn 2 chiến xa M-48. Trong bữa cơm, tổng thống có phàn nàn về các cuộc biểu tình đánh phá của các đoàn thể chính trị hiện dang diễn ra hàng ngày tại Saigon. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến phong trào tố tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh đang làm suy giảm uy tín của các cấp lãnh dạo đất nước. Tôi còn nhớ ông nói ông ao ước giá mà có được những vị linh mục chống Cộng cương quyết kiểu như cha sở khu Hải Yến và một vị cha sở nào dó ở Tây Ninh mà tôi quên tên, thì đỡ biết mấy. Sau bữa cơm, tông thống đi thăm một vòng chu vi phòng thủ, nói chuyện thân mật với các binh sĩ trong các hầm hố cá nhân. Phái đoàn lên trực thăng rời khỏi khu vực trách nhiệm của chúng tôi vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày. Hôm đó là ngày mồng một Tết Âm Lịch, nhằm ngày 1 tháng 2/1975.


CHUẨN BỊ TRỞ VỀ

Khi chiếc trực thăng chở tổng thống đi rồi, Tướng Tường, tư lệnh Sư Ðoàn còn ở lại họp cùng Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 44 để chuẩn bị kế hoạch thay quân và rút quân khỏi khu vực trách nhiệm của trung đoàn. Tưởng cũng nên nhắc lại việc phối trí lực lượng của Sư Ðoàn 23 lúc đó như sau:
– Bộ Tư lệnh Sư Ðoàn 23 Hành quân đóng ở Hàm Rồng.
– Trung Ðoàn 44 đóng tại căn cứ 801, phía Tây-Bắc cách Pleiku 20 km.
– Trung Ðoàn 45 hành quân khu vực đèo Tử Sĩ nằm giữa Buôn Hô và Hàm Rồng, dọc theo hai bên Quốc Lộ 14.
– Trung Ðoàn 53 có một tiểu đoàn dang hành quân vùng Đức Lập, trong vùng tiếp giáp giữa tỉnh Quảng Đức và tỉnh Darlac. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn này và 2 tiểu đoàn còn lại dóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, là lực lượng trừ bị của sư đoàn.
Tin trở về lại Ban Mê Thuột thực ra không gây nên những phấn khởi lớn đối với các quân nhân thuộc Trung Ðoàn 44, bởi vì đã số binh sĩ của trung đoàn có gia đình và thân nhân ở Phan Thiết. Những tin này chắc chắn là nỗi vui mừng lớn cho Trung Ðoàn 45, một đơn vị thường trú từ ngày thành lập ở Ban Mê Thuột. Những cuộc hành quân liên tục trong suốt thời gian từ năm 1972 đến hôm dó trên lãnh thổ các tỉnh Pleiku, Phú Bổn và Kontum đã làm cho nỗi nhớ nhà của các binh sĩ trung đoàn này thêm khắc khoải, nhất là vào thời gian này, khi cái hương vị Tết vẫn còn thoang thoảng bay.
Nhưng mãi tới ngày 17 tháng 2/75, tôi mới có lệnh về họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn để nhận chi tiết kế hoạch di chuyển. Theo kế hoạch này, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn sẽ đi bằng xe từ Hàm Rồng, khi ngang qua đèo Tử Sĩ, Trung Ðoàn 45 sẽ tháp tùng theo. Trung đoàn của tôi sẽ được một Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân thay thế. Theo ước tính, liên đoàn này sẽ đến khoảng 3 ngày sau. Sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm, trung đoàn của tôi cũng sẽ tiếp tục trở về Ban Mê Thuột cùng với một chi đoàn chiến xa M-48 của Thiết Ðoàn 20.
Cuộc họp hành quân kéo dài không lâu. Khi rời phòng họp, tôi chợt nhìn thấy những sự tất bật, rộn ràng của mọi người trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh. Thấy những khuôn mặt rực rỡ niềm vui về cuộc trở về sắp tới, những câu nói đùa giỡn, những nụ cười… tôi cũng cảm thấy lòng mình rộn ràng. Gia đình tôi với vợ và 4 cháu cũng đang ở Ban Mê Thuột. Hơn một năm rồi, tôi có ghé về thăm nhà đôi lần, mỗi lần không quá một tiếng đồng hồ. Kể từ 6 giờ sáng ngày 18 tháng 2/1975, đơn vị tôi được đặt trở lại hệ thống chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Cũng từ lúc ấy, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 tháo gỡ hệ thống truyền tin.
Tám giờ sáng ngày 18, đoàn xe vận chuyển đã có măt đầy đủ tại doanh trại Hàm Rồng. Công việc chất hàng khá gọn lẹ. Đến 10 giờ sáng, qua hệ thống truyền tin vô tuyến, tôi được biết đoàn xe đã sẵn sàng di chuyển.TayNguyen751
Tướng Tường lên trực thăng chỉ huy, bay vào trung đoàn của tôi dể dặn dò các chi tiết cuối cùng trước khi lên đường, lúc dó là 10 giờ 15. Chúng tôi đang ngồi họp tại Trung Tâm Hành Quân của trung đoàn thì có điện thoại của Tướng Phú yêu cầu Tướng Tường trở về gặp ông gấp tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Tôi đưa Tướng Tường ra trực thăng giã từ.
Mười một giờ, đoàn xe vẫn không nhúc nhích. Ðến 11 giờ 15, Trung Tâm Hành Quân của Quân Ðoàn ra lệnh Trung Ðoàn 44 trở về hệ thống chỉ huy trực tiếp của Sư Ðoàn 23. Tôi quay điện thoại gặp Thiếu Tá Phạm Văn Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn. Tiếng Cẩm càu nhàu, “Lệnh di chuyển hủy bỏ rồi, niên trưởng ơi! Ai trở về nhà nấy, làm ăn như thường lệ.” Bất giác tôi buông một câu chửi thề và tự hỏi: Thế là thế nào?
Mười hai giờ trưa, Tướng Tường gọi điện thoại cho tôi biết, Tướng Phú giữ nguyên lập luận của mình, cho rằng Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện. Sự tái phối trí lực lượng do vậy là không cần thiết.
Nói cho ngay, mỗi vị tư lệnh có những phán đoán riêng tư của mình. Khi có được những dữ kiện tình báo chính xác, vị chỉ huy có thể đề ra những đối pháp khẳng định không do dự. Ở đây, những tin tức thu lượm được giá trị không cao bao nhiêu, nếu như không muốn nói là còn cần phải kiểm tra và phối kiểm từ nhiều nguồn khác nhau, nên vấn đề xây dựng các quyết định lại càng khó khăn hơn. Lại nữa, Tướng Phú mới tới nhậm chức chưa bao lâu, thời gian chưa đủ để ông có thể cảm nhận tình hình một cách sắc bén hơn. Nếu cho tôi quyền nhận xét, tôi thấy Tướng Toàn có nhiều quyền biến hơn. Về phương diện thuần túy quân sự, Tướng Toàn đảm lược, cơ mưu và có những quyết định táo bạo hơn. Tôi vẫn tin là nếu Tướng Toàn còn ở lại chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, những chỉ thị của Tổng Thống Thiệu sẽ được thực thi một cách đúng đắn. Dĩ nhiên trận đánh Ban Mê Thuột sẽ vẫn xảy ra, nhưng trận Ban Mê Thuột không phải là trận dánh bất ngờ như Tướng Hoàng Minh Thảo đã tưởng tượng, những hoảng loạn sẽ không xảy ra, và biết đâu, kế hoạch rút quân tự sát theo liên tỉnh lộ 7 sẽ không còn cần thiết nữa?

MỘT CHUYẾN ÐI TUYỆT VỌNG
Bốn giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975 trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Thiếu Tá Cẩm điện thoại cho tôi biết ngay sau dó. Không bao lâu, mọi đường dây liên lạc với Ban Mê Thuột không còn. Nửa đêm về sáng, trên Cao Nguyên thời tiết thường se lạnh, sương trắng bao phủ đầy trời. Tôi ngồi trong hầm chỉ huy, chăm chú nhìn các chi tiết địch tình ghi trên bản đồ. Chú em cận vệ bưng ra một ly cà phê. Ban Mê Thuột sẽ mất, tôi tự nghĩ như thế. Điều suy nghĩ này bắt nguồn từ những dữ kiện tôi có được sau hơn một năm làm trưởng phòng 3 Sư Ðoàn 23, mà tỉnh Darlac nằm trong lãnh thổ kiểm soát và hành quân của sư đoàn.
Những đơn vị Địa Phương Quân hầu như đa số là ngươi Thượng, khả năng tác chiến rất kém vì thiếu huấn luyện. Họ được trang bị thô sơ và có ý thức kỷ luật quân đội rất kém. Về địa thế, Ban Mê Thuột khác hẳn Kontum. Ban Mê Thuột không có những chướng ngại thiên nhiên để dựa vào, hạn chế bớt khả năng xâm nhập của chiến xa hoặc bộ binh địch. Ngoài ra, với hàng trăm đồn điền cà phê tươi tốt, địch có che dấu, ngụy trang cho cả quân đoàn của họ một cách an toàn. Rõ ràng nơi dây là nơi lý tưởng cho các cuộc tiến quân áp sát của địch. Với một lãnh thổ rộng hơn tỉnh Kontum rất nhiều, lại do các đồn bót của Địa Phương Quân nằm rải rác trấn giữ, quân số thực tế của các đơn vị này luôn thấp hơn nhiều so với tên trên số lương. Ban Mê Thuột trở thành một căn cứ không còn vòng đai phòng thủ theo đúng nghĩa quân sự. Thành ra, việc thất thủ Ban Mê Thuột không phải là điều đáng hãnh diện như những lời tự khoe khoang của các tướng lãnh Việt Cộng qua các hồi ký của họ.
Sự chờ đợi bao giờ cũng làm thời gian trôi chậm lại. Mãi gần 7 giờ sáng mặt trời mới thật sự xua tan được mây mù. Tôi gọi điện thoại cho Thiếu Tá Cẩm để tìm hiểu thêm tình hình. Chẳng có gì khả quan hơn. Cẩm nói với tôi phải chờ thời tiết khá hơn rồi sẽ cùng Tướng Lê Trung Tường bay lên quan sát tình hình. Gần 9 giờ sáng, chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Tường mới cất cánh được. Hình như tôi đã uống tới ly cà phê thứ 3 hay thứ 4 gì đó.
Suốt ngày hôm dó, trực thăng chỉ huy của Tướng Tường bay trên vùng trời Ban Mê Thuột. Mãi tới 7 giờ tối tôi mới nói chuyện được với Thiếu Tá Cẩm qua điện thoại. Tiếng Cẩm xúc động, “Ban Mê Thuột bị tràn ngập rồi, không còn liên lạc được gì với Đại Tá Quang, tư lệnh phó nữa. Tướng Tường đang ở Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, họp bàn về lệnh lập kế hoạch giải tỏa.”
Ngay trong thời điểm ấy, tôi không tin là có thể làm gì hơn cho kế hoạch này. Nguyên tắc quân sự cơ bản: “Phòng thủ 1 chống 3, tấn công 3 chọi 1.” Vậy cứ cho là đang có 2 sư đoàn địch chiếm cứ trận địa, làm sao kiếm ra tối thiểu 5 sư đoàn để tái chiếm? Ưu thế hỏa lực không còn, các đơn vị tổng trừ bị hầu như bị cầm chân gần hết tại chiến trường hỏa tuyến, lực lượng nào dể tiếp cứu đây?
Sáng ngày 11, tôi được trực thăng đón ra Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn họp hành quân. Kế hoạch hành quân do Thiếu Tá Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn trình bày gồm hai giai đoạn: Thứ nhất, ngày 12, Trung Ðoàn 45 được trực thăng bốc đi từ đèo Tử Sĩ, đổ xuống Quận Phước An, di chuyển về thị xã từ hướng Ðông, đến chạm tuyến chờ lệnh. Thứ nhì, buổi sáng cùng ngày, Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân được không vận từ Saigon sẽ đến thay thế Trung Ðoàn 44 ra tập trung tại căn cứ Hàm Rồng và sẵn sàng di chuyển về Ban Mê Thuột bằng trực thăng. Sáng ngày 13, Trung Ðoàn 44 sẽ được không vận xuống Phước An, lần theo Quốc Lộ 21, song song với Trung Ðoàn 45, tiến vào thị xã.
Họp hành xong, tôi trở về ngay căn cứ 801 để chờ đơn vị bạn. Mai tới gần 3 giờ chiều, đoàn xe chở Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân mới tới nơi. Người bước vào căn cứ đầu tiên là Đại Tá Nguyễn Kim Tây. Cuộc bàn giao vị trí cũng kéo dài tới gần 5 giờ chiều mới hoàn tất. Trung Ðoàn 44 lên xe trực chỉ hướng Hà Rồng.
Trung Ðoàn 44 sẵn sàng tại bãi đáp lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 3/1975. Số lượng trực thăng dự trù dể di chuyển toàn bộ trung đoàn gồm khoảng 50 chiếc đủ loại, trong đó có 8 chiếc Chinook, 30 chiếc Huey và phần còn lại là trực thăng vũ trang. Kế hoạch dự trù di chuyển làm 2 đợt. Đợt đầu gồm Tiểu Ðoàn 3/44 (đọc là, “Tiểu Ðoàn 3 thuộc Trung DÐoàn 44”) của Đại Úy Trần Hữu Lưu, Đại Ðội 44 Trinh Sát của Đại Úy Mạnh, và Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 44. Quân số tổng cộng khoảng gần 600 người. Đợt thứ nhì gồm hai Tiểu Ðoàn 1/44 của Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hoè và Tiểu Ðoàn 2/44 của Đại Úy Nguyễn Văn Pho, Bộ Chỉ Huy nhẹ do Trung Tá Vũ Mạnh Cường, Trung Ðoàn phó chỉ huy.
Chuyến không vận đầu tiên cất cánh lúc 9 giờ, đáp xuống khu vực rừng trống trước cửa Chi Khu Phước An lúc 10 giờ 15. Tôi vào găp Tướng Lê Trung Tường tại Bộ Chỉ Huy Khu nhận lệnh. Tôi ra lệnh cho Đại úy Lưu đưa tiểu đoàn đi theo hướng Bắc của Quốc Lộ 21 tiến lên ngang tuyến của Trung Ðoàn 45 thì dừng lại chờ đợi. Đại Ðội 44 Trinh Sát được giữ lại để bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn. Đoàn trực thăng cất cánh trở lại Hàm Rồng để chở tiếp đợt còn lại.
Đến 2 giờ chiều, vẫn không có tin tức gì của đợt không vận thứ hai. Tôi trở vào Chi khu, nơi Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn đang tạm dặt tại dây, để hỏi tin tức. Trung Tâm Hành Quân của Sư Ðoàn cũng chẳng biết gì hơn. Bốn giờ chiều, Trung Tâm Hành Quân của sư đoàn cho biết cuộc không vận bị hủy bỏ, số trực thăng ấy đã được sử dụng để chuyên chở các nhân viên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn trở về Nha Trang. Hai tiểu đoàn của tôi sẽ nhận lệnh trực tiếp của Quân Ðoàn. Sau này tôi mới được biết hai tiểu đoàn còn lại của tôi đã đi theo đoàn quân triệt thoái theo Liên Tỉnh Lộ 7 và bị tan rã hoàn toàn. Trung Tá Trung Ðoàn phó Vũ Mạnh Cường bị bắt làm tù binh, sau này bị đem về nhốt và chết cháy trong conex tại trại giam Hàm Tân. Đại Úy Pho, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2/44, đã tự sát trước khi bị bắt.
Ngày 14 tháng 3/1975, chúng tôi kiểm điểm lại và thấy như sau: Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân sau khi vào được thị xã Ban Mê Thuột, tiến đến khu vực phi trường L19 trong thị xã, đã bị dánh bật ra ngoài vòng đai, hiện đang bị vây hãm tại Đạt Lu. Bô Chỉ Huy Trung Ðoàn 45 và Tiểu Ðoàn 3/44 đang bị cầm chân ngoài vòng đai thị xã. Lực lượng pháo binh yểm trợ trực tiếp (và duy nhất) là trung đội pháo binh diện địa đang đặt tại Chi khu Phước An chỉ có 2 khẩu đại bác 105 ly. Lực lượng không quân yểm trợ, đánh phá các căn cứ tập trung của địch, trong và ngoài vòng đai thị xã đang bị khốn đốn vì hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA-7 của quân Bắc Việt, lần dầu tiên được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Tây Nguyên.
Buổi sáng ngày 14 tháng 3/1975, trong chuyến bay từ Khánh Dương lên Phước An, trực thăng của Tướng Lê Trung Tường bị trúng đạn phòng không 12.7 ly của Cộng Sản. Tướng Tường và viên phi công bị thương nhẹ, phải vào bệnh viện Nha Trang điều trị.
Sáng ngày 15 tháng 3/1975, Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 45 và tôi, được tin sư đoàn có vị tư lệnh mới, đó là Đại Tá Lê Hữu Đức. Cùng ngày, Đại Tá Đức ra lệnh hai chúng tôi cho đơn vị di chuyển lui về hướng đồi Chư Cúc lập tuyến phòng thủ tại đây. Năm giờ chiều cùng ngày, trong khi chờ đợi trực thăng của vị tân tư lệnh đáp xuống đỉnh đồi Chư Cúc dể họp thì đoàn chiến xa Bắc Việt tràn tới dưới chân đồi. Tiếng Đại Úy Mạnh, Đại Ðội Trưởng Đại Ðội 44 Trinh Sát, reo lên trong máy, “Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi đã thiêu sống một con cua.” Những tiếng súng nỗ ròn ra cách xa hướng chân đồi non cây số, quện trong khói đen và trắng của chiếc thiết giáp địch bốc cháy thực sự không còn gây cho tôi một ấn tượng hứng khởi nào nữa. Tiếng Đại Tá tân tư lệnh nói trong máy cho biết không thể đáp xuống được và yêu cầu Đại Tá Quang cùng tôi phối hợp phòng thủ chờ lệnh. Tôi còn nhớ hình như Đại Tá Quang có buông một tiếng chửi thề và leo lên xe Jeep chạy nhanh xuống chân đồi trở về đơn vị.
Tôi và Đại Úy Phan Công Minh, sĩ quan hành quân của trung đoàn, lặng lẽ đi bộ theo sau. Vừa ra khỏi khúc quanh trên đỉnh đồi, chúng tôi nghe tiếng xích sắt của xe thiết giáp địch xình xịt bên tai. Cả hai anh em không có chọn lựa nào khác là chui qua vòng rào kẽm gai giăng quanh căn cứ, trượt theo sườn giốc xuống chân đồi, nơi có cắm đầy những tấm bảng gỗ ngổn ngang, trên có hàng chữ, “Khu tử địa, cấm vào.”
Dưới chân dồi là môt lạch nước nhỏ, hai bên có trồng chuối. Tôi và Minh ngồi im lặng dưới tầu lá chuối, ngâm chân vào giòng nước lạnh. Trong suốt 15 năm quân ngũ, chưa bao giờ tôi thấy tuyệt vọng như thế, kể cả khi còn là môt Đại Úy Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 2/11 ở Sư Ðoàn 7, khi bị vây hãm 3 ngày 2 đêm ở khu vực bến xe Mỹ Tho, đơn vị chỉ gồm hơn 50 người, trong đó có tới hơn phân nửa là chết và bị thương, đạn dược cạn kiệt và đói khát. Lúc dó, tôi vẫn thấy địch sẽ thất bại và chúng tôi sẽ được giải cứu. Bây giờ đây thì không. Tôi không nhìn thấy một cơ may nào để có thể giải cứu Ban Mê Thuột. Ngày 16 tháng 3/75 tôi và Minh tìm lại được đơn vị, được trực thăng bốc về Khánh Dương.

MỘT VÀI CẢM NGHĨ VỀ KẾ HOẠCH TÁI CHIẾM
Tôi được lệnh đưa đơn vị trở về Vũng Tàu qua điện thoại từ Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu. Khi đơn vị gom lại được tại Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, Vũng Tàu, tổn thất nhân mạng hầu như không bao nhiêu, nhưng số binh sĩ bỏ ngũ thì khá nhiều. Phần lớn số binh sĩ này là người sinh trưởng tại các tỉnh duyên hải, thành ra lợi dụng trong lúc di chuyển bằng đủ mọi thứ phương tiện, họ đã đi theo đoàn người di tản để trở về gia đình. Cuộc chiến tranh nhập nhằng đã vắt kiệt sức chịu đựng của người lính chiến Việt Nam.
Kể từ ngày Việt Cộng rêu rao cái gọi là chiến dịch Đồng Khởi năm 1960 tại Bến Tre cho dến năm 1975, trong 15 năm ấy những ngươi lính Việt Nam có giờ phút nào được hưởng giây phút tạm gọi là thanh bình? Cuộc chiến không có hậu phương, ngay cả trong thời gian nghỉ phép ngắn ngủi, họ cũng vẫn có thể bị bắt cóc trên các chuyến xe để trở về nhà, hoặc trúng mìn trên đường di chuyển từ tiền phương trở về hậu cứ lấy giấy phép, và sau cùng, họ cũng vẫn có thể trúng đạn pháo kích khi đang ngủ trên giường cùng vợ con! Cái chết như là điều gì rất thường trực, lúc nào cũng có thể xuất hiện và mang họ đi, thậm chí mang luôn cả thân nhân ruột thịt của chính họ.
Trong khi ngoài chiến trường xương rơi, máu đổ thì nhìn về phía sau lưng, những trò chính trị nhố nhăng cùng một số chính khách hoạt đầu, tứ thời sống bằng cái miệng hò hét hoan hô đả đảo, bôi nhọ, tranh chấp nhau, những luận điệu phản chiến vô trách nhiệm… Rồi bà nọ ông kia mua quan bán chức, sống phè phỡn trên nỗi thống khổ và sự hy sinh vô bờ bến của những người cầm súng. Giờ đây, trên radio, trên báo chí, trên những tin tức tác động tâm lý của địch, họ đã thấy gì? Họ thấy sự đổ vỡ của các mặt giới tuyến, thấy sự rút chạy (mà phát ngôn viên quân sự đặt cho nó một cái tên mới là “di tản chiến thuật”) tán loạn từ khắp mọi nơi. Trong tình thế như vậy mà đòi hỏi nơi binh sĩ một tinh thần vì nước quên mình, có lẽ chỉ những cấp chỉ huy có đầu óc hài hước cỡ Charlot mới dám làm.
Những ngày trong lao tù Cộng Sản, tôi có dịp gặp hầu hết những cấp chỉ huy có liên hệ ít nhiều tới chiến trường Tây Nguyên năm 1975, như Đại Tá Vũ Thế Quang (Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 23 Bộ Binh), Đại Tá Phùng Văn Quang (Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 45), Đại Tá Võ Ân (Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 53), Trung Tá Lê Quí Dậu (Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân), Đại Úy Xuân (Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu Darlac). Qua các câu chuyện trao dổi, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai tin tưởng vào một cơ quan có thể tái chiếm Ban Mê Thuột với những kế hoạch đã được đưa ra thi hành vào lúc ấy.
Taynguyen75

6. Câu chuyện bên lề

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin kể lại 1 câu chuyện thực 100% có liên quan đến mặt trận Ban Mê Thuột mà có thể nói hầu hết những nhân viên tham mưu thuộc Phòng 2 và Phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh ai cũng từng nghe và từng biết.TayNguyen752
Tháng 10/1972, vết thương ở đầu gối của tôi trở nên trầm trọng, có nguy cơ bị hoại thư, Tướng Trần Văn Cẩm, tân Tư lịnh của Sư đoàn, đồng ý cho tôi đi dưỡng thương ở Quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch ở Phan Thiết. Tôi bàn giao Trung đoàn 44 lại cho Đại tá Võ Hữu Hạnh. Đầu năm 1973, tôi trở về đơn vị, lúc bấy giờ vẫn còn hành quân tại Kontum để đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh. Không bao lâu, Hiệp dịnh đình chiến Paris được ký kết, cục diện quân sự trở nên trớ trêu, khó chịụ Trước ngày 28/2/73, cả hai phía đều tung ra các cuộc hành quân lấn đất giành dân bằng các cuộc tấn kích trải đều trên lãnh thổ trách nhiệm, ngõ hầu có thể cắm được nhiều cờ chứng tỏ vùng đất đó là do quân ta chiếm giữ (hiểu ngầm là bên địch phải chấp nhận, tôn trọng không dám bước vào!). Nhưng thực tế không đơn giản như vậỵ Sư đoàn F10 CS của Mặt trận B3 tràn vào khu dân cư Trung Nghĩa, nằm ở hướng tây Kontum, còn Sư đoàn 23 Bộ binh tung các toán trinh sát và viễn thám lên tới gần trại Benhet (Bạch Hổ) rải rác xuống tới Võ Định. Nhưng rồi cả hai bên chẳng bên nào giữ được miếng đất có cắm lá cờ của mình cả. 2 Trung đoàn 24 và 26 của Sư đoàn 10 CSBV bị đánh te tua, cũng đành bỏ của chạy lấy người sau gần 1 tháng (sau Hiệp định) cố thủ và kiện cáo với Ủy Ban 4 Bên Kiểm soát Đình chiến. Về phía ta, các toán viễn thám cũng bị săn đuổi ác liệt không kém nên ít lâu sau cũng phải bỏ vị trí trở về.
Các hoạt động quân sự, kể từ đó không còn các cuộc hành quân thế công, mà thu gọn vào các hình thái phòng thủ tuyến. Ta và địch đối diện nhau, nói chuyện qua lại! Lâu lâu bộ đội của địch thấy buồn buồn, gọi qua xin ta điếu thuốc Ruby Queen hút cho phê”. Bộ đội địch chẳng có gì để cho lại tạ Nhưng đằng sau cái vẻ mặt hòa bình giả tạo đó, địch vẫn không ngừng xâm nhập để thăm dò, thậm chí lâu lâu pháo vài trái súng cối hoặc hỏa tiển để nhắc nhở rằng cuộc chiến tranh thực sự vẫn còn nguyên. Phe ta tuy không còn các cuộc hành quân thế công quy mô, nhưng các hoạt động viễn thám để dò tìm tin tức địch và phát hiện kịp thời các hoạt động của địch thì vẫn như khi chưa có Hiệp định. Thêm vào đó, khi tin tức tình báo tốt, hoặc địch tập trung, hoặc di chuyển với qui mô lớn thì ta cũng sẵn sàng phi pháo để…cảnh cáọ
Ở mặt trận Kontum lúc đó, các toán viễn thám của Đại đội 23 Trinh sát Sư đoàn là chủ chốt trong các hoạt động quân sự nàỵ Tưởng cũng cần nói rõ về tổ chức và thành phần của một toán viễn thám như sau :
– Một Trưởng toán thường là 1 sĩ quan hoặc 1 hạ sĩ quan thâm niên.
– 1 Phó Trưởng toán.
– 1 Hiệu thính viên (trang bị máy truyền tin PRC/15).
– 4 Binh sĩ.
Tất cả đều là những người tình nguyện, thành ra có thể nói, tinh thần tác chiến khá caọ Đại đội 23 Trinh sát có 6 Toán Viễn thám như vậỵ
Trưởng Phòng 2 Sư đoàn 23 là Trung tá Điều Ngọc Chuy, tốt nghiệp khóa 16 Đà Lạt. Sĩ quan tình báo đặc trách các hoạt động viễn thám này là Đại úy Miêng. Đề ra kế hoạch, chỉ định khu vực hành quân và cung cấp phương tiện trực thăng là do Phòng 3. Thành ra sự phối hợp hàng ngang giữa 3 chúng tôi khá mật thiết.
Thời gian xảy ra câu chuyện vào khoảng tháng 4/74. Số là sau khi thả xong 2 toán viễn thám ở khu vực tây Võ Định, cách Kontm chừng 20 km về hướng Tây Bắc, sau 2 ngày hoạt động, thì toán di chuyển tới 1 vị trí quan sát chỉ định thì bị địch phát hiện và vây lùng. Miêng quyết định cho toán lợi dụng đêm tối di chuyển về hướng Nam rồi sáng hôm sau sẽ dùng trực thăng võ trang yểm trợ bốc toán trở về. Đến nửa dêm, sĩ quan trưởng báo cáo anh ta và chú em hiệu thính viên bị thương, các toán viên bắt buộc phải phân tán mỏng để chạy thoát thân. Cũng từ đó, Trung tâm hành quân Sư đoàn mất liên lạc với toán. Sáng hôm sau, Trung tá Chuy, Miêng và tôi bay lên vùng đó khá sớm cùng với 2 trực thăng võ trang, một chyên chở và một trực thăng chỉ huỵ Chúng tôi bay trên vùng gần 2 tiếng đồng hồ mà tuyệt nhiên không thấy có dấu vết hay dấu hiệu gì. Trở lại Kontum đổ xăng, tôi và Chuy trở về lại BTL Sư đoàn, còn Miêng tiếp tục lên bao vùng, liên lạc Đến mãi gần trưa, Miêng mới phát hiện ra có tín hiệu kiếng chiếu từ 1 chân đòi có cây thưạ Miêng cố gắng gọi trên vô tuyến, nhưng không có trả lờị Miêng không dám vòng lại nhiều lần vì có thể làm 1 vị trí của những toán viên bị phát hiện, thành ra anh ghi nhanh vị trí này trên bản đồ và trở về. Vị trí do Miêng phát hiện nằm cách quốc lộ 14 chừng 2km, cách Kontum gần 15km. Chúng tôi ước định, đây có thể là 1 vài toán viên thoát hiểm, đang có khuynh hướng bám theo quốc lộ vượt thoát.
Hậu cứ của Đại đội 23 Trinh sát đóng tại Ban Mê Thuột. Một vài binh sĩ của Đại đội, bị thương trong tình trạng mất khả năng tác chiến được lưu giữ tại trại để canh gác và làm tạp dịch. Trong đó có 1 hạ sĩ tên Tân có biết nghề thợ maỵ Đại đội mua cho Tân 1 chiếc máy may để sửa chữa quần áo cho đơn vị. Trước cổng vào của Đại đội có 1 chiếc Bàn Thiên, hàng ngày Tân thường ra nhan khói cầu nguyện. Khi tin từ Kontum gọi về cho biết toán viễn thám bị vây bắt và mất liên lạc thì cả hậu cứ Đại đội xôn xaọ Các thân nhân của các anh em trong toán, từ khu gia binh kế cận kéo sang hỏi thăm tin tức.
Tân vốn bản tính ưa làm việc thiện và có đức tin. Buổi chiều hôm đó, Tân cũng sắm sửa ít thẻ nhang, nhánh chuối bày vào đĩa dâng lên Bàn Thiêng cầu nguyện ơn trên cho đồng đội của mình bình an trở về. Sau khi thắp ngang khấn vái xong, thì một chuyện lạ xảy ra, chuyện này chưa từng có ở hậu cứ nàỵ Tân bỗng dưng mặt đỏ tai tía, 2 mắt nhắm chặt, miệng phun phì phì, tay đấm ngực thùm thụp, rồi ngồi ngay xuống trước sân lấy tay vẽ lung tung trên mặt đất.
Mọi người hiện diện lúc ấy đều hốt hoảng không biết việc gì đã xảy ra, cứ nghĩ là anh ta bị trúng gió thành ra một hai người chạy lại định đỡ Tân vào trong nhà. Nhưng vô hiệu, anh rất khoẻ, xô đẩy không cho ai tiến lại gần, miệng cứ tiếp tục phun phì phì và một tay đấm ngực, còn một tay vẽ vòng vèo trên mặt đất. Lúc đó có 1 anh Thượng sĩ già từ trong nhà bước ra, sau khi quan sát, đã nói to :”Cốt nhập rồi! Mau vẽ bàn cơ ra đây xem các ngài dạy gì!”. Tân gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Một binh sĩ đứng gần, nhanh tay mang 1 tờ giấy khổ đôi đưa cho viên Thượng sĩ, anh này ngồi xuống, dùng bút bi viết lên các mẫu tự, rồi đặt trước đồng tử (medium). Đồng tử tiếp tục ra hiệu lấy 1 khăn vải, bắt chịt chặt hai mắt trước khi ngồi vào ngay ngắn trước tấm giấỵ
Khi viên Thượng sĩ xin cốt cho biết tên họ, thì đồng tử ráp chữ trên giấy xưng danh là Quốc Thánh, và cho biết vì có cảm tình với đơn vị nên giáng cơ chỉ bảọ Nhân tiện có câu chuyện toán viễn thám đang bị mất tích, viên Thượng sĩ chỉ huy hậu cứ liền hỏi luôn tình trạng của họ ra saọ Quốc Thánh trả lời :”Chúng nó đang gặp nạn, có 3 đứa bị thương, nhưng ta sẽ đưa chúng nó trở về bình an nội trong 2 ngày tới”. Tin vui bất ngờ này làm cho mọi người thở ra nhẹ nhõm nên không ai có ý muốn hỏi gì thêm. Quốc Thánh cũng thăng. Chú em đồng tử trở về trạng thái bình thường, thậm chí khi hỏi chú vừa làm gì, chú ta cũng không biết.
Ngay trong đêm đó, Miêng là người nhận được cú điện thoại đầu tiên kể lại câu chuyện xảy rạ Sáng hôm sau, sau buổi họp tham mưu thường lệ, Miêng kêu tôi và Chuy ra một góc phòng và kể lại toàn bộ câu chuyện ly kỳ nàỵ Tôi vốn dĩ là người ít tin những chuyện dị đoan, nên góp vào một lời bàn ngang :”Thì cứ để ngày mai xem sao, còn mình vẫn tiếp tục xin cho cậu một chiếc C&C và 2 gunships để đi tìm các dệ tử của cậu”. Miêng gật đầu đồng tình, rồi bước ra khỏi phòng họp.
Ngày hôm ấy, suốt cả ngày, Miêng, Chuy và tôi luân phiên nhau lên vùng tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì. Buổi chiều, khi trả hợp đoàn trực thăng trở lại Pleiku, cả 3 chúng tôi đều cảm thấy buồn. Tôi suy nghĩ miên man : Hòa bình rồi đó, ở những cao ốc, biệt thự, giờ này các chính trị gia chắc đang họp bàn âm mưu, tính kế tranh ngôi đoạt vị, các con buôn chiến tranh đang phè phỡn ăn chơi trác táng, trong khi các chiến sĩ trong QLVNCH vẫn âm thầm hy sinh. Tôi lo lắng về số phận của toán viễn thám. Trưa hôm sau, trong lúc Chuy đang bay đi tìm thì Trung tâm Hành quân Sư đoàn nhận được điện thoại của Trung tâm Hành quâ của Tiểu khu Kontum báo cáo có 4 quân nhân Sư đoàn 23 trở về, hiện đang ở xã Trung Nghĩa, trong đó có Chuẩn úy Trưởng toán bị thương ở bả vaị Khoảng 2 giờ chiều, toán tiền đồn của Trung đàn 53 báo cáo có 3 binh sĩ thuộc Đại đội 23 Trinh sát trở về, trong đó có 1 người bị thương!
Có điều đặc biệt là Quốc Thánh chỉ ứng cơ với các sự kiện có liên quan đến Đại đội 23 Trinh sát mà thôị Dĩ nhiên Quốc Thánh còn ứng cơ trong một vài trường hợp nữa nhưng cũng vẫn chỉ liên quan đến các hoạt động của các toán viễn thám, và cũng vẫn khá chính xác mà tôi không muốn nêu ra đâỵ Câu chuyện ứng cơ này được nhiều người biết tới, và đã có nhiều lời bàn tán cho rằng Quốc Thánh chính là anh hồn của Tướng Trương Quang Ân, nguyên Tư lịnh Sư đoàn 23 Bộ binh chứ không ai khác. Người ta dẫn ra rằng khi còn sống, ông là vị Tư lịnh có thiện cảm với đại đội trinh sát hơn bất cứ vị Tư lịnh nàọ Ông và phu nhân (nguyên là 1 nữ quân nhân) bị mất trong 1 tai nạn máy bay khi đang chỉ huy hành quân trong một cuộc hành quân tại Quảng Đức.
Tháng 7/74, khi rời chức vụ Trưởng Phòng 3, trở lại với Trung đoàn 44, với nhiệm vụ mới, tôi không còn theo dõi câu chuyện ly kỳ này nữạ Mãi cho tới khoảng tháng 1/75, sau buổi họp hành quân tại BTL Sư đoàn ở Hàm Rồng, Đại úy Miêng kêu tôi ra nói chuyện riêng. Anh hỏi tôi :
– Ông còn nhớ chuyện ngài Quốc Thánh không?
– Nhớ chứ! Tôi trả lời.
Miêng nói :
– Có chuyện naỳ lạ lắm, để tôi kể ông nghẹ Rồi Miêng tiếp :
– Chắc ông còn nhớ vụ mình thả viễn thám ở Kontum chứ gì? Từ sau thời gian Sư đoàn kéo về hành quân ở Quảng Đức, rồi trở về Ban Mê Thuột, Quốc Thánh nhập cơ một hai lần gì đó, rồi bẵng đi gần 3 tháng. Mới đây, hôm thứ 6 tuần trước, Quốc Thánh lại nhập cơ và báo cho biết VC đang kéo về hướng Ban Mê Thuột rất đông. Khi được hỏi từ hướng nào, ngài bảo hướng Tây và hướgn Bắc. Ngài còn bảo :”Tụi nó có ý muốn đánh Ban Mê Thuột”.
Tôi cười :
– Thế sao theo tin tức tình báo ông vừa thuyết trình thì VC đang tập trung thay quân giữa Công Trường 9 kéo từ Bình Long lên với Sư đoàn 320, có thể kéo trở ra Bắc để tái bổ sung và tái huấn luyện?
Cùng lúc ấy Trung tá Chuy đi tới, tôi quay lại hỏi Miêng :
– Chuy biết việc này chưa?
Miêng bảo :
– Tôi có kể cho Chuy nghe rồị
Tôi hỏi Chuy :
– Ông nghĩ thế nào về vụ VC có thể đánh Ban Mê Thuột?
Chuy nói :
– Tin tức từ Quân doàn và Tiểu khu Đắc Lắc cho biết có nhiều dấu hiệu địch tập trung quân đông lắm, có thể chúng sẽ mở cuộc tấn công qui mô như kiểu năm 1972. Đó là điều có thể xảy ra lắm chứ.
Chúng tôi nói vài câu chuyện vãn rồi chia taỵ Tôi lên máy bay trực thăng trở về BCH Hành quân của tôị
Khoảng 1 tuần lễ sau, Trung đoàn 45 bắt được 1 tù binh CSBV tên Sính, anh ta đã khai toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Ban Mê Thuột, như tôi đã kể ở phần đầụ Trung tá Chuy và Đại úy Miêng đã đích thânthẩm vấn và ghi chép đầy đủ bản cung từ của Sính. Có điều lạ là kế hoạch tấn kích của VC gần như rất trùnh hợp với kế hoạch chúng đã tấn công vào đây năm 1968 (Tết Mậu Thân). Chỉ có sự khác biệt là lần này, theo lời Sính cung khai, chúng có sử dụng xe tăng trong mũi tấn công từ hướng Đông Bắc. Dĩ nhiên, tin tức mật này được báo cáo đầy đủ lên BTL Quân đoàn.
Về vụ Qyuốc Thánh, ông có nhập cơ lần cuối cùng vào khoảng nửa đêm, bây giờ ông không nhắc về chuyện thời sự nữạ Ông nói với viên Thượng sĩ già chỉ huy hậu cứ rằng tình hình đã muộn rồi, không còn cứu vãn được nữa, ông sẽ không còn ở lại với đơn vị trinh sát, ông sẽ đi vào một ngôi chùa nào đó.
24 tiếng đồng hồ sau thì cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột mở màn. Cũng từ đó, tôi không còn được nghe kể về Quốc Thánh nữạ Quả thật, trong đời sống thường nhật có biết bao điều kỳ bí mà không ai có thể giải thích được, người ta chỉ có thể tiếp nhận bằng đức tin. Dấu hiệu về biến cố Ban Mê Thuột đã được thông báo trước đến những người chỉ huy Quân đoàn 2 bằng cả tin tức tình bà’o và tiếng nói huyền bí, nhưng không hiểu tại sao thành phố này đã không được phòng thủ một cách chu đáo, bị thất thủ 1 tới giai doạn xoay vần. Chúng ta chỉ còn biết dừng lại ít phút để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh một cách oan uổng và cầu cho vong linh họ được siêu thoát.
Ngô Văn Xuân
Nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2010/03/31/vai-bi%E1%BA%BFn-c%E1%BB%91-d%E1%BA%B1ng-sau-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-tay-nguyen/

Thứ Tư, ngày 23 tháng 4 năm 2014


Hình ảnh xưa :1975 dân Nam chạy Giặc CS Bắc Việt


Hình ảnh xưa :1975 dân Nam chạy Giặc CS Bắc Việt



di_tan_mien_trung_1975sized
Một ngày trước khi tướng Phú tuyên bố Ban Mê Thuột thất thủ, hôm 12-3 -1975 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho Việt Nam Cộng Hoà do Tổng Thống Ford đệ trình Quốc Hội, Đại sữ Mỹ Martin cũng thông báo cho Tổng thống Thiệu biết quân viện năm tới từ tháng 6 sẽ không được chuẩn chi, như thế Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn đủ đạn dược để đánh trận trong vòng 3, hoặc 4 tháng. Tại Pleiku liên đoàn 4 Biệt động quân chưa thể giải tỏa được quốc lộ 19, sư đoàn 22 tại gần Qui nhơn chiến đấu dữ dội với sư đoàn 3 Sao vàng của Việt Cộng, phi trường Cù Hanh bị pháo kích, 3 phi cơ A-37 bị phá hủy. Sư đoàn 10 sau khi chiếm Ban Mê Thuột tiến về tuyến Phước An, tại đây quân ta chỉ còn 700 người và 4 khẩu 105 ly. Hôm 11-3 Tổng thống Thiệu họp Hội đồng Tướng lãnh gồm các Tướng Trần thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang để trình bầy kế hoạch mà ông gọi là “Tái phối trí lực lượng”, với tình hình vũ khí đạn dược như hiện nay ta không thể giữ cả 4 quân khu, mà chỉ đủ lực lượng giữ Quân khu 3, Quân khu 4 và một phần duyên hải Vùng 2, Quân khu 1 chỉ giữ Huế và Đà Nẵng, sẽ rút bỏ Cao nguyên về giữ đồng bằng, bỏ những vùng xương xẩu để về giữ những vùng mầu mỡ. Hội đồng Tướng lãnh đồng ý, không ai phản đối. Đã choáng váng vì bị mất Ban Mê Thuột, nay lại tá hoả tam tinh vì Đồng minh phản bội trắng trợn, Tướng Thiệu mất tinh thần, đưa ra kế hoạch táo bạo liều lĩnh vô cùng tai hại trong một phiên họp tại Cam ranh ngày 14-3. Trong phiên này có Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, phụ tá an ninh và Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân khu 2. Sau phiên họp Tướng Phú kể lại cho Phạm Huấn, người ký giả chiến trường này đã ghi lại trong Cuộc Trịêt Thoái Cao Nguyên 1975.bmt Ông Thiệu cho biết Quốc Hội Mỹ cắt giảm quân viện khiến ta thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, Mỹ hủy bỏ cam kết yểm trợ bằng không lực khi Cộng Sản vi phạm Hiệp định Paris, lãnh thổ phòng thủ quá rộng lớn, ta thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu, lực lượng địch năm nay quá mạnh… Ông cho biết Tướng Phú phải đem hết chủ lực quân, chiến xa, pháo binh của quân đoàn về phòng thủ duyên hải, nghĩa là rút bỏ Pleiku, Kontum.. Nghe thế tướng Phú bèn xin cho toàn bộ quân đoàn ở lại chiến đấu vì ông đã thoáng nhìn thấy sự sụp đổ miền Nam sẽ diễn ra do kế hoạch “tái phối trí” của Thiệu. “- Thưa Tổng thống, cho tôi được “tử thủ” Pleiku, giữ cao nguyên. Tướng Thiệu cười nhạt: – Tử thủ? Với quân số, đạn dược hiện có, liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng Sản? – Thưa Tổng thống từ 40 đến 60 ngày! – Rồi sao nữa? Tướng Phú khựng lại, đưa mắt nhìn tướng Viên cầu cứu, nhưng tướng Viên quay đi chỗ khác. Tướng Phú đáp: – Tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi không còn được tiếp tế súng đạn, lương thực nữa!89-image_large . . . … Tướng Phú vẫn liều lĩnh nói với giọng hơi lớn: – Thưa Tổng thống, thưa quí vị tướng lãnh, Nếu rút khỏi cao nguyên năm nay, thì một cuộc tấn công khác của Cộng Sản, có thể vào năm tới, sẽ mất duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến sĩ của tôi có chết ở Cao nguyên bây giờ cũng không khác gì chết ở Sài Gòn trong năm tới!” (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, trang 85) Thiệu bác bỏ ý kiến Phú, ông nói đây là kế hoạch chung của Hội đồng tướng lãnh mà ông đã bàn thảo. -Tôi ra lệnh cho anh mang chủ lực quân, chiến xa, đại bác, máy bay …về phòng thủ Duyên hải, và tổ chức hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. . . . . – Lệnh này, từ cấp tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng trở xuống không được biết. – Thưa Tổng thống… – Có nghĩa là các lực lượng Địa phương quân vẫn ở lại chiến đấu. Các cơ sở hành chánh 3 tỉnh.Pleiku, Kontum , Phú Bổn vẫn tiếp tục làm việc cùng với tỉnh trưởng, quận trưởng như thường lệ. . . . – Quyết định mang tất cả chủ lực quân chiến xa, pháo binh, máy bay của Quân đoàn II khỏi Pleiku, Kontum, tôi đã thảo luận với các tướng lãnh. Đây cũng là một quyết định chung của Hội đồng Tướng lãnh, như quyết định hôm qua cho Tướng Trưởng ngoài quân đoàn I. Phòng họp im phăng phắc, không có một phản ứng, chống đối nào. Bỗng tướng Phú hỏi ôngThiệu một câu gần như lạc đề: – Thưa Tổng Thống, nếu chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binh rút đi làm sao Địa phương quân chống đỡ nổi khi Cộng Sản đánh? Hơn 100 ngàn dân 2 tỉnh Pleiku, Kontum và gia đình anh em binh sĩ? – Thì cho thằng Cộng Sản số dân đó! Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được vùng dân cư đông đúc, mầu mỡ… hơn là bị “kẹt” quá nhiều quân trên Vùng Cao nguyên…” (CTTCN1975, trang 85, 86) Kế hoạch đã được coi như hợp thức hoá và lệnh triệt thoái được ban hành, các tướng lãnh không ai phản đối. Kế đó họ bàn việc lựa chọn đường rút quân, tướng Viên cho biết đường Quốc lộ 21 không thể xử dụng được vì đường 14 giữa Pleiku-Ban Mê Thuột đã bị địch cắt, Bắc Việt hiện có 3, 4 sư đoàn chính qui tại chiến trường Ban Mê Thuột, không thể từ đó xử dụng đường 21 về Nha Trang. Đường 19 nối Pleiku- Qui Nhơn cũng khó thành công vì đèo An Khê đã bị cắt ở hai phía Đông , Tây, Việt Cộng đóng chốt nhiều nơi, trước đây Pháp đã từng bị Việt Minh phục đánh kích tan tác trên đèo này. Ngoài đường số 7B không còn đường nào khác, Tướng Phú đề nghị chọn đường số 7B, kế hoạch được chấp thuận. Thiệu nói kế hoạch rút quân để bảo toàn lực lượng hầu tái chiếm Ban Mê Thuột, Thiệu dặn Phú phải giữ bí mật, không được cho các Tỉnh trưởng biết, chỉ có chủ lực của quân đoàn rút, Địa phương sẽ phải ở lại chiến đấu, như vậy về cơ bản kế hoạch chỉ là sự lừa dối lẫn nhau, một kế hoạch bất nhân, tàn nhẫn. Chiều 14-3 Bộ Tư lệnh quân đoàn triệu tập các sĩ quan cao cấp để thông báo lệnh rút bỏ Cao nguyên tuy nhiên không có giấy tờ lệnh hành quân cấp quân đoàn, cuộc hành quân tổ chức vội vã không được chặt chẽ. Tướng Phú lệnh cho Lữ đoàn 2 Kỵ binh rút từ đèo Nang Yang về tăng phái cho Liên đoàn 23 Biệt động quân và Công binh để sửa chữa cầu cống, giữ an ninh trên lộ trình đường số 7B. Dưới thời ông Diệm Cheo Reo được tách ra khỏi Pleiku thành lập tỉnh Phú Bổn, dân số 95 ngàn người, 70% là đồng bào Thượng. Tỉnh Lộ 7B từ ngã ba Mỹ Thạnh tới Tuy Hoà trước đây là đường trải đá, có 3 cầu chính: Phú Thiện 50m, Le Bac 600m, Cà Lúi 40m. Đoạn cuối tỉnh lộ 7B trong địa phận Tuy Hoà, quận Củng Sơn không an toàn cho sự lưu thông. Ngày 16-3 đoàn xe bắt đầu rời Pleiku, Tướng Phú và Bộ tư lệnh đi trực thăng về Nha Trang, bỏ lại Chuẩn tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc đám di tản. Đoàn di tản gồm có 4 đoàn , mỗi đoàn 250 xe, theo Tướng Hoàng Lạc (Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới) tổng cộng có 1200 xe cộ, theo Phạm Huấn có tất cả 4,000 quân xa đủ loại, mỗi ngày một đoàn xe. Ngày 16-3 đoàn xe lên đường êm xuôi vì có yếu tố bất ngờ, ngày thứ hai 17-3 dân chúng chạy ùa theo khiến cuộc di tản trở nên hỗn loạn phức tạp. Tướng Phú ra lệnh ngưng lui binh tại Phú Bổn và lập phòng tuyến tại Hậu Bổn. Các biến cố dồn dập sau đó vượt khả năng của giới thẩm quyền, quân nhân tại Phú bổn bị ảnh hưởng giây chuyền cũng hốt hoảng gia nhập đoàn chạy loạn. Ngày 18-3 Liên đoàn 7 Biệt động quân đang cùng thiết giáp đánh chốt Việt Cộng xui xẻo bị không quân oanh tạc lầm, gây nhiều thương vong cho phía ta. Hỗn loạn xẩy ra, bọn lưu manh côn đồ đốt chợ, Việt Cộng pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn di tản, tối đếnViệt Cộng pháo kích thị xã khiến người chết như rạ, các chiến xa M-48, M-41 bị phá hủy 70%, lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú Bổn. Sau trận pháo kích dữ dội của Cộng quân, xe tăng M-48, M-41, đại bác bị hư hại hết không thể xử dụng được, 40 chiến xa và 8 khẩu 175 ly bị phá hủy. Ngày 16-3 -1975 Sư đoàn 320 Việt Cộng được lệnh hành quân cấp tốc đuổi theo đánh phá đoàn xe triệt thoái, đến 18-3 lực lượng lớn của Việt Cộng tiến vào Phú Bổn, đánh phá dữ dội đám quân triệt thoái đang ùn tại đây rồi tiếp tục đánh xuống Củng Sơn. Chúng gây kinh hoàng cho đoàn quân triệt thoái, các liên đoàn Biệt động quân, thiết giáp, bộ binh của ta bị thiệt hại nặng. Địch xử dụng nhiều đại bác, xe tăng lấy được của ta để truy kích đánh phá đoàn quân triệt thoái, một lỗi lầm tai hại của cuộc lui binh mà không ai ngờ tới. Nhận được báo cáo tình hình nguy khốn Tướng Phú ra lênh bỏ Hậu Bổn để về Tuy Hoà. Cuộc chạm súng tại Hậu Bổn kéo dài tới sáng hôm sau, đoàn quân đi được 20km thì Cộng Sản đã tràn vào Phú Túc, Liên đoàn 7 Biệt động quân chiếm lại quận Phú Túc. Khi ra khỏi Phú Túc lính tranh nhau vượt lên trước, người ta bắn nhau để tranh lên trước, súng nổ khắp nơi giành đường đi, hỗn loạn ngày càng trầm trọng do các binh sĩ rã ngũ, đào binh tòng phạm cướp của giết người. Binh lính chửi rủa Thiệu suốt dọc đường vì cuộc lui binh thê thảm này, dân chết lính chết, thật là một địa ngục, một hành lang máu. Công binh lập 2 cầu nổi, một tại Le Bac, một tại Đồng Cam, đoàn xe đến được sông Ba thì thì bị cát lún, mất ba ngày để trực thăng chở vỉ sắt lót đường, dù gặp khó khăn đoàn xe đầu tiên về tới Tuy Hoà, chỉ có một chiếc xe bị kẹt giữa cầu nổi khiến cả đoàn quân tắc nghẽn. Cộng quân từ Thuần Mẫn đổ xuống tổ chức các chốt chặn đường, một tiểu đoàn Địa phương quân và một tiểu đoàn Biệt động quân được giao nhổ chốt. Ngày 22-3 hai tiểu đoàn Biệt Động quân ở đoạn hậu đánh tan trung đoàn Bắc Việt, địch bị thiệt hại nặng phải rút lui. Việt Cộng đưa thêm các lực lượng đã tham chiến tại Ban Mê thuột với chiến xa yểm trợ theo tỉnh lộ 287 đổ xuống đường liên tỉnh lộ 7B. Tướng Cẩm báo cáo Tướng Phú, Phú ra lệnh tan hàng, Cẩm và Bộ tham mưu bay trực thăng về Tuy Hoà, những người còn lại chạy về hướng đông . Phía tây xe tăng Việt Cộng đang tiến tới, hướng bắc là Pleiku, hướng nam Việt Cộng đang đóng chốt, ai len lỏi theo sông Ba thì về được Tuy Hoà. Ngày 26-3 tiểu đoàn 34 Biệt động quân thanh toán các chốt sau cùng tại xã Mỹ Thạnh Tòng, những gì còn lại đã tới được Tuy Hoà, trong số 1,200 xe cộ chỉ có 300 mở đường máu tới được Tuy Hoà. Lui binh trên tỉnh lộ 7B được coi như một cuộc thảm bại lớn nhất trong chiến tranh tại miền Nam Nước Việt từ trước đến nay.dlkh3 Phạm Huấn gọi đó là hành lang máu, con đường máu và nước mắt dài 300 km trong 9 ngày đêm, đó cũng là một cuộc hành quân phá sản. Hậu quả là tổn thất của cuộc lui binh thật khủng khiếp, khoảng 60 ngàn chủ lực quân khi tới Tuy Hoà chỉ còn khoảng một phần ba 20 ngàn người, 5 liên đoàn Biệt động quân khoảng 7,000 chỉ còn 900 người, Lữ đoàn 2 thiết kỵ với hơn 100 xe tăng thiết giáp chỉ còn lại 13 cái M-113. Ông Cao Viên cho biết “Ít nhất 75% khả năng tác chiến của quân đoàn II bao gồm sư đoàn 23 bộ binh cũng như các lực lượng Biệt động quân, thiết giáp, pháo binh, công binh và truyền tin đã bị hủy hoại chỉ trong vòng có mười ngày. Chiến dịch đánh chiếm lại Ban Mê Thuột không thể thực hiện được, đơn giản chỉ vì Quân đoàn 2 không còn lực lượng tác chiến nào cả. Quân Cộng Sản đã chiếm được Kontum, Pleiku không cần phải chiến đấu. Khuyến khích bởi chiến thắng với tầm mức không ngờ, các sư đoàn F10, 316 và 320 CSBV quyết định đánh tới. Ngay lúc bấy giờ, địch quân biết rằng lực lượng mà Quân đoàn II xử dụng để ngăn chận bước tiến quân của họ về hướng bờ biển chỉ còn là Lữ đoàn 3 Dù tại Khánh Dương.” (Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 738) Bắc Việt cho biết đã tiêu diệt trên 14 ngàn chủ lưc quân nguỵ, chiếm được 5,760 khẩu súng các loại trong đó có 22 đại bác 155 ly, 9 khẩu 175 ly, 48 khẩu 105 ly, chiếm và phá hủy 2000 xe cộ các loại … Theo tài liệu Mỹ (The World Almanac Of The Viet Nam War.) và của Nguyễn Đức Phương, trong số 400 ngàn dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có 100 ngàn tới được Tuy hòa. Theo Tướng Hoàng Lạc trong số 200 ngàn dân chạy loạn chỉ có 45 ngàn tới Tuy Hoà. Các kho quân dụng tại Kontum, Pleiku bỏ ngỏ, tất cả quân dụng, vũ khí trị giá 253 triệu Mỹ Kim lọt vào tay Cộng quân. Sự thiệt hại về tinh thần còn to tát khủng khiếp hơn thế. Theo tướng Hoàng Lạc kế hoạch không đầy đủ, kỷ luật hỗn tạp, không nghiên cứu lộ trình, cầu cống, dân chúng và gia đình binh sĩ hỗn độn làm cho quân đội mất tinh thần khiến ai cũng chỉ lo chạy tháo thân. Dân chúng nghe tin tức bi quan qua đài BBC đã ồ ạt chạy về phía Nam làm náo loạn cuộc triệt thoái khiến cho tinh thần binh sĩ xuống thấp. Tổng cộng 60 ngàn quân triệt thoái chỉ có 20 ngàn tới được Tuy Hoà, khoảng 200 ngàn dân chỉ có 45 ngàn tơi nơi yên lành, như vậy hằng 100 ngàn quân dân hoặc bị bắt, bị giết. Những người thương binh trong các bệnh viện cũng như bị thương trên đường chạy loạn chỉ có nước nằm chờ chết vì bác sĩ y tá không còn nữa, ai cũng chỉ lo chạy tháo thân, số người bị thương bị giết.. có thể lên tới hằng vạn hoặc nhiều hơn nữa. Tổng tham mưu trưởng nói: “Thất bại tự tạo của quân đoàn II là một giấc mơ hãi hùng trên cả hai phương diện tâm lý và chính trị cho dân chúng cũng như cho QLVNCH. Rối loạn, lo âu, sợ hãi, lên án, tội lỗi cũng như thất vọng bắt đầu đè nặng lên tâm trí mọi người” Nguyễn Đức Phương (CTVNTT, trang 738, 739). Những tin đồn cắt đất nhường cho Cộng Sản lan nhanh khiến người ta đổ sô nhau chạy về hướng Nam, Quân khu 1 cũng rơi vào tình huống tương tự. Trong khi ấy tại Sài Gòn phía đối lập tăng hoạt động bất tín nhiệm chính phủ Thiệu, quân đội cũng mất tin tưởng chỉ có phép lạ may ra cứu được miền Nam. Cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7B đã đi vào vết xe đổ của trận Cao Bắc Lạng năm 1949 và cuộc di tản Quảng Trị cuối tháng 4-1972. Cuối tháng 9-1949, Đại Tá Charton triệt thoái 3 tiểu đoàn Pháp ra khỏi Cao bằng đến đầu tháng 10 bị Việt Minh chận đánh tan rã, Pháp mất 7,000 quân và nhiều đơn vị tinh nhuệ, 500 quân xa, trên 100 súng cối và 13 đại bác, 10 ngàn súng cá nhân và cộng đồng, đại liên trung liên, trận đánh đã rung động cả nước Pháp. Cuối tháng 4 năm 1972, các đơn vị phòng thủ Quảng Trị dưới sự chỉ huy của Tướng Vũ văn Giai chiến đấu trong tuyệt vọng, vùng trách niệm của sư đoàn 3 thu hẹp dần, Việt Cộng tấn công phía tây và nam Quảng Trị, cô lập lực lượng phòng thủ, binh sĩ ta ngày càng suy sụp tinh thần trước những đợt pháo của Bắc Việt. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tiếp liệu trong khi địch tấn công dữ dội, Tướng Giai trình bầy kế hoạch triệt thoái về Nam sông Thạch Hãn với Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh vùng 1. Được Tư lệnh chấp thuận, ông cho lui binh tức thì ngày 1-5-1972 sư đoàn 3 và các lực lượng tăng phái như Thiết giáp, Biệt động quân, Thuỷ quân lục chiến.. tất cả khoảng 9 trung đoàn ồ ạt chạy về Nam qua Quốc lộ I. Việt Cộng chớp thời cơ pháo theo chết như rạ trên đại lộ kinh hoàng, Quốc lộ đầy các loại xe bốc cháy, hàng vạn người bỏ xác tại đây, Lữ đoàn thiết kỵ có hơn 1,000 người tử thương, sư đoàn 3 chết 2,700 người, mất 100 xe tăng, 140 đại bác … nhatrang1975Đại tá Phạm bá Hoa nói. “Những bài học chiến thuật trong trường Võ bị cũng như trường Đại học quân sự..đều thừa nhận rằng, trong các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, lui binh) là nhiều nguy hiểm hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị đưa lưng về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt là hậu tuyến mà sau lưng trở thành tiến tuyến. Nguy hiểm là vậy. Nguyên tắc căn bản của bài học lui binh là phải có một lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được không quân quan sát và yểm trợ hoả lực nữa. Với cuộc hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hoà lên, đoàn quân triệt thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân Việt Cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột được nữa. Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số thương vong của quân đội. Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống, chết vì cướp giật…” (Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7) Theo Đại tá Phạm bá Hoa, một điều trớ trêu là ta tưởng Việt cộng bao vây Pleiku nhưng thực ra khi quân ta rút đi ngày 16-3, 4 ngày sau, 20-3 chúng mới tiến vào tỉnh lỵ như thế chứng tỏ tình báo của ta quá yếu kém. Việt Cộng còn ở cách xa Pleiku rất nhiều nhưng ta đã quá sợ hãi tưởng chúng bao vây tấn công tới nơi. Sự thực các sư đoàn Việt cộng còn ở xa về phía nam và đông nam Pleiku, chúng lại ở gần đoàn quân triệt thoái nên ta đã bị địch pháo kích, đánh phá gây thiệt hại cho đoàn quân nặng nề chưa từng thấy trong 20 năm chiến tranh. Theo ông Cao Văn Viên, kế hoạch rút bỏ Quân khu 2 và 1 của Nguyễn văn Thiệu là do một mình ông ấy nghĩ ra, không hỏi ý kiến ai cả. Kế hoạch được gọi một cách bóng bẩy văn hoa “Tái phối trí lực lượng” nhưng thực ra chỉ là sự tháo chạy một cách hỗn độn vô tổ chức, không nghiên cứ lộ trình, vô kỷ luật… đánh lừa lẫn nhau. Ông Cao Văn Viên cho rằng đó là một kế hoạch đúng nhưng thực hiện quá trễ, đúng lý ra phải thực hiện từ 6 tháng trước. Chúng ta thấy dù kế hoạch đúng về quân sự nhưng cũng không thể chấp nhận được vì nó là một kế hoạch bất nhân, tàn nhẫn. Như chúng ta đã thấy Tướng Thiệu lệnh cho Tướng Phú khi rút Quân đoàn 2 phải dấu kín không được cho địa phương biết để lừa họ phải ở lại chiến đấu. Lệnh này đã gây tệ trạng cấp lớn bỏ quân, bỏ dân chạy trước khi cuộc tháo chạy bắt đầu diễn ra, kế hoạch thật là bất nhân khi rút đi bỏ rơi đồng bào ruột thịt của mình vào tay Cộng sản, chính chúng ta đã bỏ rơi lẫn nhau trong khi ta lại lớn tiếng chỉ trích người Mỹ bỏ rơi đồng minh. Hầu như tất cả giới quân nhân, chính khách, ký giả truyền tin… đều cho rằng kế hoạch tái phối trí, rút bỏ Quân khu 1 và 2 về bảo vệ Quân khu 3 và 4 của Tướng Thiệu là liều lĩnh, ẩu tả nó đã làm sụp đổ miền Nam nhanh chóng lại đẩy bao nhiêu quân, dân vào chỗ chết một cách oan uổng. Kế hoạch tỏ ra rất cẩu thả và không tưởng, cho dù đường tỉnh lộ 7B có rộng rãi thênh thang như xa lộ Sài Gòn Biên Hoà chăng nữa cũng không thể di tản hàng nghìn xe cộ, hằng mấy trăm nghìn quân dân chạy loạn tới nơi tới chốn được huống hồ đó chỉ là con đường đã bỏ hoang từ bao lâu nay, cầu cống hư hỏng, cũ kỹ chật hẹp. Tướng Thiệu đã quá độc đoán khi khăng khăng cho di tản cả hai Quân khu cùng một lúc bất chấp sự cầu khẩn của hai Tướng Tư lệnh xin ở lại chiến đấu đến cùng, sinh mạng của đất nước, của hàng nghìn vạn người được ông đem ra làm trò chơi mà không hề bàn với nội các, với quân dân các cấp. Nhưng nhiều người cũng cho rằng Tướng Thiệu chơi trò tháu cáy giả vờ thua chạy để Mỹ sót ruột phải nhẩy vào. Địch không thể ngờ ta lại có thể sai lầm lớn lao về chiến lược đến thế, đối với chúng kế hoạch triệt thoái Cao nguyên của Thiệu là một tặng phẩm từ trên trời rơi xuống. “Nhưng bây giờ, cả một quân đoàn chủ lực của ngụy rút chạy hộc tốc, bỏ cả Tây nguyên – một địa bàn chiến lược rất quan trọng thì vì sao? Theo lệnh ai? Hai đòn sấm sét ta đánh ở Nam Tây nguyên đã làm rung động quân địch đến thế kia ư? Đúng là đòn đánh trúng huyệt, địch bắt đầu ngấm, chỉ sau có mấy ngày. Đúng là địch đã choáng váng và rối loạn về chiến lược. Lại một sai lầm nữa rất lớn về chiến lược của chúng. Lệnh rút quân đoàn 2 phải do ngụy quyền trung ương ở Sài Gòn phát ra, vậy thì vấn đề đã vượt quá phạm vi chiến dịch và lên tới tầm chiền lược. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Đông Dương, trong phạm vi chiến dịch, một quân đoàn địch được trang bị hiện đại đã phải bỏ địa bàn chiến lược quan trọng rút chạy.Tình hình này sẽ dẫn đến nhiều sự kiện quan trọng khác, có thể dẫn đến việc ta kết thúc thắng lợi nhanh chóng cuộc chiến tranh” Văn Tiến Dũng (Đại Thắng Mùa Xuân trang 99) Tướng Thiệu đi từ sai lầm này tới sai lầm to lớn khác, kế hoạch tái phối trí lực lượng của ông đã khiến cho kẻ địch không phải giao chiến cũng chiếm được cả Kontum, Pleiku. Cho lệnh Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi Cao nguyên, Tướng Thiệu đã mở một cuộc hành quân phá sản và dọn cỗ sẵn cho Việt Cộng xơi, chưa bao giờ Việt Cộng sung sướng thoải mái như tháng 3-1975, trong vòng một tuần lễ cả Cao nguyên rơi vào tay Cộng sản, tai hại hơn nữa nó kéo theo sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ Quân đoàn 2. “Thế là rõ.Trận Buôn Ma Thuột hiểm và mạnh quá, tiếp đến trận đánh diệt quân viện sư đoàn 23 ở phía đông Buôn Ma Thuột nhanh và gọn quá làm cho địch hốt hoảng, rối loạn không những ở cấp sư đoàn, quân khu mà chính là động đến cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn. Từ sai lầm về chiến thuật, chiến dịch, bị ta đánh đau quá, địch đi đến sai lầm về chiến lược; ngụy quyền Sài Gòn hốt hoảng ra lệnh rút chạy khỏi Tây nguyên đưa quân về đồng bằng hòng giữ lực lượng và giữ đất. Nhưng nào có đưa được lực lượng về đâu, có giữ được đất nữa đâu! ta đã diệt chúng trên đường rút chạy. Mà đã sai lầm về chiến lược rồi thì thất bại trong chiến tranh là điều chắc chắn, không sớm thì muộn” Văn Tiến Dũng (ĐTMX trang 105) Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương cả một quân đoàn phải rút chạy, trong hàng ngũ Tướng lãnh điều khiển bộ máy chiến tranh chưa có ai ẩu tả và bạt mạng cho bằng Tướng Thiệu. Thất bại trên đường số 7B do thất thủ Ban Mê Thuột, nếu không mất Ban Mê Thuột chắc không ai nghĩ phải bỏ Kontum Pleiku, từ sai lầm chiến thuật đi đến sai lầm chiến lược. Các cuộc hành quân không được Bộ Tổng tham mưu điều khiển giám sát, Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho các Tư lệnh quân đoàn,3195559083_658cb9dc73_o Bộ Tổng tham mưu không được ra bất cứ lệnh nào cho các đơn vị, chính vì Thiệu dành độc quyền lãnh đạo nên mới đưa tới sụp đổ hệ thống phòng thủ nhanh như vậy. Lệnh triệt thoái là một lệnh bí mật, chỉ một số ít sĩ quan cao cấp của Quân đoàn được truyền đạt, sự thực đó chỉ là một sự dối trá lừa gạt lẫn nhau để bỏ chạy trước. Vì phải tháo chạy vội vã nên không có kế hoạch đầy đủ, vô kỷ luật, không nghiên cứu lộ trình, cầu cống, dân chúng và gia đình binh sĩ hỗn độn, người ta cho rằng Tướng Tư lệnh Phú không đủ khả năng kiểm soát đôn đốc cuộc lui binh cấp quân đoàn. Sự thực không hẳn như vậy, chẳng riêng gì tại quân khu 2 mà ngay cả Quân khu 1 kiện Tướng Ngô Quang Trưởng cũng đành bó tay không thể kiểm soát nổi tình hình rối loạn. Trên thực tế không có một lệnh tổng quát nào cả, cuộc lui binh không được tổ chức, giám sát, thi hành báo cáo chính xác, các ông Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Phụ tá hành quân Lê Nguyên Khang, Tham mưu trưởng liên quân Đồng văn Khuyên .. chưa hề một lần bay ra thị sát mặt trận, họ chỉ ngồi trong phòng lạnh điều binh khiển tướng bằng điện thoại. Các Tướng Trần văn Cẩm, Lê Duy Tất, Phạm văn Phú … những người chỉ huy cuộc triệt thoái bay trực thăng thật cao trên trời.. cả một quân đoàn không có ai chịu trách nhiệm. Sau này ngày 21-4-1975, sư đoàn 18 đã thực hiện rút quân tại Xuân Lộc có trật tự, an toàn, ít thiệt hại, họ đã cho di tản gia đình binh sĩ trước để lính an tâm chiến đấu. Cuộc rút quân của sư đoàn 18 cho thấy thất bại của Quân khu 2 và 1. – Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh – Không kiểm soát đôn đốc cấp chỉ huy. – Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ quân đội. – Không duy trì được kỷ luật khiến cho cho bọn côn đồ mặc sức tranh cướp bắn giết nhau, dành đường đi, không còn trên dưới, không ai tuân lệnh ai, bọn đào binh đồ thừa cơ nước đục thả câu tung hoành cướp bóc, hãm hiếp y như trong một xã hội thời thượng cổ. Bọn lưu manh đã bêu xấu quân đội Việt Nam Cộng Hòa để cho kẻ địch triệt để khai thác tuyên truyền nói xấu ta. Theo Phạm Huấn trong ngày di tản Pleiku, lúc sắp khởi hành đã sẩy ra hỗn loạn, cướp bóc bắn phá… tại nhiều nơi trong và ngoài thị xã. Dân chúng chạy tị nạn làm náo loạn hàng ngũ quân đội, binh lính mất tinh thần nên nhiều đơn vị đã bị rã ngũ, tan hàng mặc dù chưa chạm súng với địch. Người dân cứ ùn ùn kéo nhau chạy đã khiến cho quân lính không còn tinh thần chiến đấu, dân tị nạn đã làm đảo lộn kế hoạch triệt thoái của Quân đoàn. Cuộc triệt thoái đã khiến cho Cao nguyên lọt vào tay Cộng quân chỉ trong mấy ngày, nó cũng kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ Quân khu 2. Điều tai hại là cuộc triệt thoái đã để lọt vào tay Việt Cộng nhiều vũ khí đạn dược, xe tăng, đại bác. “Hậu cần vẫn bảo đảm, không những chỉ mới dùng hết một phần số lượng đạn dược đã dự tính trong kế hoạch mà lại còn lấy thêm được khá nhiều của địch” Văn Tiến Dũng (ĐTMX trang 117) Tỉnh Quảng Đức nằm ở tây nam Darlac (Ban Mê Thụôt) và phía bắc Lâm đồng vẫn còn đứng vững sau 12 ngày cầm cự tại quận Kiến đức phía tây thị xã Gia nghĩa. Ngày 9-3 một sư đoàn Việt Cộng chiếm quận Đức lập phía tây bắc Quảng Đức, còn lại quận Kiến đức phía tây thị xã vẫn chống trả lại cuộc tấn công vũ bão của lực lượng địch đông như kiến bên Phước Long đánh qua từ 9-3 cho tới 22-3. Nhờ sự chiến đấu anh dũng của hai tiểu đoàn 81, 82 thuộc liên đoàn 24 Biệt động quân và hai đại đội địa phương quân Phan Rang tăng cường quận Kiến Đức vẫn còn đứng vững, họ bảo vệ được thị xã yên ổn được gần hai tuần lễ. Đến ngày 22-3 tình hình tiếp liệu thiếu hụt, binh sĩ ngoài tiền tuyến quá mệt mỏi trước áp lực địch, tỉnh đã tính chuyện di tản mặc dù chưa có lệnh quân đoàn. Sáng 22-3 Đại tá tỉnh trưởng Quảng đức lấy tiền trong ngân khố đem lên trực thăng đưa về Sài gòn rồi quay trở lại, ông ghé Lâm đồng nghỉ ngơi xong lên máy bay trở về Quảng Đức nhưng trực thăng bị hỏng không quay trở về được, đó là theo lời ông ấy nói. Đến chiều Trung tá tiểu khu phó bèn cho lệnh tỉnh di tản, hai tiểu đoàn Biệt động quân tại Kiến đức gọi về tỉnh xin lệnh nhưng thấy các quan đã triệt thoái nên họ cũng lui binh trong trật tự, họ đã gài mìn trên đường về thị xã rồi rút theo đoàn quân của tỉnh.hinhanhngayquochan3041975023 Về điểm này trong Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 của Phạm Huấn nói sai hoàn toàn. Trang 170: “Đại tá Nghìn, Tỉnh trưởng Quảng Đức liên lạc về khẩn báo: Quận Kiến đức mất. Quận Gia Nghĩa đang bị pháo nặng. Cộng quân từ An Lộc kéo về đã tiến sát Phi trường Quảng Đức”. Trang 171: “Hầm chỉ huy và hệ thống liên lạc của Tỉnh trưởng Quảng Đức bị pháo sập. Đại tá Tỉnh trưởng chỉ huy lực lượng còn lại của tiểu khu, mở đướng máu rút về hướng Lâm đồng”. Không biết Phạm Huấn căn cứ vào tài liệu nào nhưng chúng tôi là nhân chứng từ đầu chí cuối tại đây đã biết rõ sự việc. Hoàn toàn không có chuyện quận Kiến đức mất, thị xã Gia Nghĩa không hề bị pháo, địch còn bị cầm chân tại Kiến đức cách thị xã khoảng 15 km. Tỉnh trưởng vẫn ở tư dinh cho đến ngày di tản, hoàn toàn không có chuyện pháo sập hầm, ông tỉnh trưởng đã đi máy bay trực thăng từ sáng hoàn toàn không có chuyện mở đường máu rút về Lâm đồng. Đoàn quân triệt thoái từ Quảng Đức sau 5 ngày băng rừng thì tới Lâm Đồng ngày 27-3, tổng cộng khoảng sáu, bẩy nghìn người gồm Địa phương quân, Biệt động quân, cảnh sát.. và một số ít dân chúng vượt sông Kinh Đà qua được Lâm Đồng, đa số dân chúng bị bỏ lại vì không thể đem hết mọi người được. Cuộc di tản tốt đẹp, hiền lành, rất kỷ luật hoàn toàn không sẩy ra lộn sộn nào đáng tiếc. Ngày 27-3 đoàn quân di tản từ Quảng đức tới được Lâm đồng nhưng thật không may, ngày họ tới nơi cũng là lúc Lâm Đồng bắt đầu di tản về Phan Rang trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Từ hai ngày trước sư đoàn 7 Việt Cộng thuộc quân đoàn 4, dưới quyền điều động của Trần Văn Trà chiếm Định Quán, Hoài Đức, Giá Rai ..bdq_loisuoi rồi tiến quân đánh tỉnh Lâm Đồng. Chúng tiến theo đội hình xe tăng đi đầu rồi bộ binh, pháo binh, hậu cần theo sau tiến theo đường 20 gặp đồn đánh đồn, gặp bót đánh bót. Tỉnh trưởng Lâm Đồng bỏ trốn từ hai giờ sáng, lấy tiền trong ngân khố chạy lên Đà Lạt bằng xe díp, sự thực không riêng gì Lâm Đồng, Quảng Đức mà tại cả hai Quân khu 1 và 2, nhiều đơn vị trưởng, nhiều sĩ quan cao cấp thấy tình hình bi đát đã bỏ đơn vị chạy tháo thân. Cuộc di tản tại Lâm Đồng về Phan Rang được tiến hành có trật trật tự, không sẩy ra hỗn loạn như cảnh triệt thoái trên đường số 7B có lẽ vì không bị Việt Cộng truy kích bắn phá tơi bời. Trong khi ấy hai trung đoàn Việt Cộng băng rừng từ Phước Long qua tiến chiếm quận Di Linh, chiều tối hôm ấy, pháo binh thuộc địa phận Đà Lạt bắn thả dàn vào Di Linh đang nằm trong tay Cộng quân. Hai hôm sau Đà Lạt cũng di tản về Phan Rang. Vùng Cao nguyên mất, chủ lực Quân đoàn bị thiệt hại gần hết nhưng ở duyên hải sư đoàn 22 bộ binh vẫn giữ vững phòng tuyền ở Bình Khê trên Quốc lộ 19, ở Tam Quan Bắc Bình Định, hai trung đoàn 41, 42 thuộc sư đoàn 22 chống trả mãnh liệt cuộc tấn công của sư đoàn 3 Việt Cộng dưới chân đồi Bình Khê phía tây Qui Nhơn. Hai bên giằng co nhau từng ngọn đồi, Cộng quân bị thiệt hại nhiều trong trận đánh. Trung đoàn 95B, sư đoàn 968 Cộng quân được tăng cường tấn công hai trung đoàn 41, 42 nhưng ta vẫn giữ được phòng tuyến cho đến 30-3. Ở duyên hải, Cộng Sản tăng viện thêm từ Quảng Ngãi đánh Tam Quan, Bồng Sơn ngày 25-3, Trung đoàn 47 sau 3 ngày chiến đấu rút về căn cứ không quân Phù Cát lập phòng tuyến mới ở đó. Sư đoàn 320 Việt Cộng sau khi đánh phá đoàn di tản trên tỉnh lộ 7B xong nhiệm vụ tiến về Tuy Hoà. Sư đoàn 10 cùng với xe tăng, đại bác từ Phước An theo đường 21 tiến về Khánh Dương ngày 27-3 để tấn công Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù. Đặc công, thám sát Việt cộng xâm nhập Qui Nhơn đóng chốt, cắt đường giao thông, địa phương quân của ta bây giờ biến mất hết. Sư đoàn 22 được lệnh rút về Qui Nhơn. Ngày 30-3 trung đoàn 41 và 42 được lệnh rút khỏi mặt trận Bình Khê, trung đoàn trưởng trung đoàn 42, trung tá Nguyễn Hữu Thống đã năn nỉ xin tư lệnh ở lại đánh, ông nói tình hình chưa đến nỗi, nếu rút đi sau này khó đem quân trở lại. Nhưng đã quá trễ, khi hai trung đoàn vào thị xã Qui Nhơn, họ bị các chốt địch bên trong thị xã chận đánh, địa phương quân ta đã di tản, Qui nhơn đã nằm trong tay sư đoàn 3 Việt Cộng. Sau 3 ngày chiến đấu cộng với hải pháo yểm trợ, trung đoàn 41, 42 phá được phòng tuyến Việt Cộng ở Nam thành phố. Quân của hai trung đoàn 41, 42 thuộc sư đoàn 22 tập trung một địa điểm phía nam cách bến tầu 6 cây số chờ di tản. Hai giờ sáng 1-4 ba tầu hải quân cập bến chở đám binh sĩ còn lại của sư đoàn, trung đoàn trưởng trung đoàn 42, Trung tá Nguyễn hữu Thông từ chối di tản và ở lại tự sát. Trung đoàn 47 sau hai ngay cố thủ bị đánh bật ra khỏi phi trường Phù Cát,trên đường di tản về Qui Nhơn trung đoàn bị phục kích tại quận lỵ, tiểu đoàn trưởng địa phương quân tự tử, xác còn nằm trước văn phòng quận. Trung đoàn 47 mất đi hơn nửa quân số coi như bị loại khỏi vòng chiến, trong cơn tuyệt vọng Đại tá Lê Cầu, trung đoàn trưởng trung đoàn 47 cũng tự sát. Sư đoàn 22 khi được tầu chở về Vũng Tầu chỉ còn hơn 2,000 quân. Sáng 2-4 Việt Cộng chiếm Tuy Hoà, địa phương quân rút về Nha Trang, tại đèo Cả phía nam Phú Yên tiểu đoàn Biệt động quân 34 bị thất thủ sau hai ngày cầm cự. Tại Khánh Dương sư đoàn 10 Việt Cộng và lữ đoàn 3 Dù giao tranh dữ dội ngày 27-3, Việt Cộng được pháo binh, xe tăng yểm trợ đã phá được phòng tuyến của ta, tiếp viện cho Lữ đoàn Dù bị chận đánh, Nhẩy Dù giữ được Khánh Dương một tuần thì thất thủ ngày 2-4, Lữ đoàn Dù tan rã trước áp lực quá mạnh của địch chỉ còn hơn 300 lính chạy về Nha Trang. Việt Cộng chiếm trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, Ninh Hoà. Nha Trang đã trở thành vô chính phủ như nhiều thành phố khác, tù quân lao phá ngục trốn ra lấy súng của đám tàn quân bỏ chạy bắn loạn xạ, cướp bóc dữ dội như thời thượng cổ. Trưa 2-4 Trung tướng Phạm Quốc Thuần chỉ huy trưởng Trung tâm Dục Mỹ đến Bộ tư lệnh Quân đoàn gặp Tướng Phu, hai người bàn bạc với nhau chừng 15 phút rồi cùng đi tới phi trường Nha Trang. Tướng Phú lên trực thăng bay đi tìm các đơn vị, đến chiều trở lại Nha Trang ông báo cáo với Bộ Tổng tham mưu biết không liên lạc được với đơn vị nào. Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho ông phối hợp Hải, Không quân để tổ chức phòng thủ phi trường Nha Trang. Nửa tiếng sau Tướng Phú bay khỏi Nha Trang, ông không nói gì với Ban Tham mưu quân đoàn hay bàn thảo kế hoạch gì cả, quá tuyệt vọng ông bay về Sài Gòn nhập bệnh viện Cộng Hoà ngày 4-4. Tướng Phú không còn tinh thần để chỉ huy vả lại Quân đoàn 2 của ông cũng chẳng còn gì cả. Khi ấy Ban Tham mưu Quân đoàn 2 bèn quyết định di tản khỏi Nha Trang. Ngày 2-4 các đơn vị của Tuyên Đức, Lâm Đồng rút về Phan rang để tháo chạy về miền Nam. Làn sóng tỵ nạn miền Trung từ Quân khu 1, và phía bắc Quân khu 2 đổ về Phan Rang khiến cho cả tỉnh hốt hoảng nhập bọn chạy về phía nam. Địa phương quân, cảnh sát, công chức Phan Rang… nhiều người bỏ đơn vị để chạy loạn. Tỉnh trưởng Đại Tá Trần Văn Tư cho phá hủy máy móc và một số cơ sở quan trọng rồi rút về Phan Thiết. Bộ Tổng tham mưu khi ấy bèn lấy Phan Rang và Phan Thiết, hai tỉnh cuối cùng của Quân đoàn 2 đem sáp nhập vào Quân khu 3 kể từ ngày 4-4-1975, Quân đoàn 3 cũng gửi Lữ đoàn 2 Nhẩy Dù ra tăng cường. Nha Kỹ Thuật, Phòng 7 Bộ Tổng tham mưu gửi nhiều toán thám sát vào hai vùng đông bắc và tây bắc Phan Rang để dò thám hoạt động của Cộng quân. Bộ Tư lệnh tiền phương của Quân đoàn 3 do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy đặt tại phi trường Phan rang, Tỉnh trưởng Phan Rang được triệu hồi để tổ chức lại hành chánh và phòng thủ tỉnh. Trật tự được vãn hồi, tại phía tây Phan Thiết sư đoàn 7 Việt Cộng đang gây áp lực, toán thám sát cho biết địch tập trung 2 sư đoàn 3 và 10 tại Cam Ranh cách Phan Rang 45 km. Quân đoàn 3 lại cho rút Lữ đoàn Dù về lại vùng 3 để phòng thủ Quân khu, thay vào đó cho tăng cường Phan Rang một trung đoàn của sư đoàn 22 mới trang bị, bổ sung, một liên đoàn Biệt động quân, một tiểu đoàn thiết giáp. Cuộc thay đổi quân sắp hoàn tất thì ngày 4-4 Việt Cộng tấn công dữ dội, Tướng Nghi xin giữ lại một tiểu đoàn Dù. Lực lượng Ninh Thuận, Phan Rang bây giờ gồm: một tiểu đoàn Dù, một trung đoàn bộ binh, một liên đoàn Biệt động quân, 4 tiểu đoàn địa phương quân, một chi đoàn thiết giáp M-113, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, duyên đoàn 27, một giang pháo hạm, một hải vận hạm, một số tầu yểm trợ. Phan Rang phố xá vắng tanh, dân chúng đã di tản về Phan Thiết. Ngày 14-4 sư đoàn 3 và 10 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang theo Quốc lộ 1 và 11 đánh vào phi trường, tại đây tiểu đoàn Dù đụng độ với Việt Cộng, địch chết bỏ xác 100 tên. Ngày 15-4-1975 Ông Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Bị quân trú phòng đánh trả ác liệt Việt Cộng tăng thêm sư đoàn 325 và nhiều xe tăng đại bác tấn công phi trường Phan Rang đến trưa thì phòng tuyến vỡ, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh mặt trận, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang tư lệnh sư đoàn 6 không quân, Đại tá Nguyễn Thu Lương lữ đoàn trưởng Dù được ghi nhận mất tích. Toàn tỉnh Ninh Thuận mất ngày 16-4, hai hôm sau ngày 18-4 mất Phan Thiết, Quân khu 2 hoàn toàn thất thủ. Cuộc triệt thoái Cao nguyên đã khiến cho Quân đoàn 2 mất gần hết chủ lực quân, chỉ còn sư đoàn 22 tại vùng duyên hải mặc dù chiến đấu rất anh dũng nhưng không thể chống lại 5 sư đoàn Cộng quân, cuối cùng toàn bộ Quân khu đã rơi vào tay Cộng Sản.thienthanmudo Nhiều người đổ choTướng Phú đã làm mất Ban Mê Thuột và sụp đổ Quân đoàn 2, Phạm Huấn cho rằng ông chưa đủ khả năng nắm giữ một quân đoàn, có người cho Tướng Phú đã vận động để được làm Tư lệnh Quân đoàn, một chức vụ không tương xứng với tài thao lược của ông… Ngoài ra theo Phạm Huấn tại Quân đoàn 2 có những tị hiềm các nhân, kình chống nhau giữa những phụ tá của Tướng Phú, của những phe cánh trong quân đội và giữa Tướng Phú với những ông Tướng văn phòng ở Sài Gòn của Bộ Tổng Tham mưu. Quân đoàn 2 chia rẽ nội bộ, Tướng Phú không được thuộc hạ ở Quân khu 2 nể trọng có cảm tình, ông lại không được Tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên nể nang, thù trong giặc ngoài, tất cả cũng đã làm suy yếu phần nào nội bộ của phe ta. “Vì sự đố kỵ, bất mãn, bất lực và vô kỷ luật của cả những sĩ quan cao cấp và có trách nhiệm nhất đưa đến sự thảm bại nặng nề trong cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.” Phạm Huấn (CTTCN, trang 125) Sự thực Tướng Phú có một phần trách nhiệm để mất Ban MêThụôt vào tay Cộng quân vì ông đã mắc lừa kế nghi binh của địch, nhưng sự sụp đổ Quân đoàn 2 như chúng ta đã thấy Tướng Thiệu, tổng Tư lệnh là người chịu trách nhiệm nhiều nhất. Tướng Phú đã nhìn thấy cái nguy hại của kế hoạch lui binh, ông đã năn nỉ Thiệu xin ở lại tử thủ và nếu cần sẵn sàng chết tại Pleiku để đẩy lui cuộc tấn công của địch, nếu được yểm trợ về tiếp liệu ta có thể cầm cự cho tới mùa mưa, lúc ấy hai bên không thể giao chiến được nữa, nhưng Thiệu đã ngoan cố bắt Phú phải lui binh bằng được. Cuộc triệt thoái được thi hành quá vội vã theo lệnh của Tướng Thiệu nên dù tài cán đến đâu vị tư lệnh Quân đoàn cũng khó thể tránh được thảm bại ngay trước mắt. Tổng tư lệnh quân đội đã quá độc đoán trong quyết định tai hại khủng khiếp mà tập đoàn Tướng lãnh không ai dám cản ông, Tướng Phú đã can đảm cản ngăn Thiệu nhưng vai trò, chức vụ của ông so với tập đoàn tướng lãnh còn nhỏ, ông không thể quay ngược bánh xe mà đành chịu đứng nhìn nó lao xuống vực sâu. Theo dư luận chung các nhà quân sự, chính khách cũng như giới truyền thông báo chí ai nấy đều kết án Tướng Thiệu là người đã gây lên tấn thảm kịch đầy máu và nước mắt này, có người nghi ngờ Thiệu đã nhận lệnh của Mỹ giật sập miền Trung. “Rõ ràng là lệnh giật sập miền Trung là do từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có điều câu hỏi đặt ra ở đây là Thiệu giật sập miền Trung là do nghe lệnh của Mỹ hay tự ý một mình hành động? . . . “Trước khi vùng Một thất thủ thì ở vùng 2, toàn bộ quân đoàn 2 đóng tại Pleiku được lệnh di tản về Tuy Hoà bằng liên tỉnh lộ số 7. Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng quân đoàn 2, sau này ra Hải ngoại có lên một đài phát thanh và có kể chuyện lại rằng, khi nhận được lệnh rút quân, một tướng lãnh của Quân đoàn 2 là tướng Cẩm đã nhận xét với ông “Thôi rồi bàn cờ đã sắp xếp xong, chẳng còn gì để nói chuyện đánh đấm nữa” Một thiếu tá pháo binh bầy tỏ sự tức giận với ông Lý ” Súng đạn còn đầy đủ, quân lính còn đông, sao lại bỏ chạy như thế này”. Chuyện kể của Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 Lê Khắc Lý cho thấy khi Quân đoàn 2 được lệnh rút từ Pleiku về Tuy Hoà thì coi như số phận của Quân đoàn 2 cũng được sắp xếp xong cho phù hợp với kế hoạch giật sập vùng 1 và vùng 2 của Sài Gòn” Trần Việt Đại Hưng (Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975). Những ý kiến trên đây chỉ là giả thuyết. Nhà báo PhạmTrần trong bài Người Điên Nguyễn Văn Thiệu Và Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975″. “Có đọc sách Phạm Huấn, chúng ta mới thấy rõ tư cách lãnh đạo của ông Thiệu, Ông Khiêm và Đại tướng Viên… tác giả viết rất kỹ về những lệnh trước đá lệnh sau của ông Thiệu …. đã khiến cho tình hình bi đát càng khốn khó hơn. Qua những tiết lộ của Phạm Huấn, tôi có cảm tưởng như vào thời gian ấy chúng ta bị lãnh đạo bởi một ông Tổng thống điên mà chúng ta không biết. Rất tiếc là kẻ điên không bị bỏ lại, không chết mà hằng trăm ngàn chiến sĩ và đồng bào ta đã bị bỏ lại, bị gục ngã trên tỉnh lộ 7, trên các Quốc lộ 14, 19… .. cả ông lẫn Đại Tướng Viên, Thủ Tướng Khiêm chỉ biết ngồi ở phòng lạnh gọi điện thoại phán lệnh này lệnh kia. Trong khi đó chiến sĩ và đồng bào ta tiếp tục ngã gục cho cái quyết định ma quái ở Cam Ranh” Phạm Huấn (Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 241) Phạm Huấn cũng cho rằng các Tướng lãnh đạo Thiệu, Khiêm, Viên đã tỏ ra không có tinh thần trách nhiệm can đảm, không dám đi tới tận mặt trận như các tướng ngoại quốc De Lattre, Navarre đã xuống Vĩnh Yên, Hoà Bình, Điện Biên Phủ hoặc như Westmoreland lên Cao Nguyên khích lệ tinh thần binh sĩ, không ông tướng nào có được hành động anh hùng mà chỉ ngồi văn phòng ra lệnh. Phạm Huấn cũng chê tư các các tướng Việt Nam chỉ thích gửi con đi du học nước ngoài không có được tinh thần như De Lattre đưa con trai ra mặt trận đóng tại Ninh Bình, Đô đốc Sharps, tư lệnh Thái Bình Dương để con trai, một thiếu tá phi công tham gia chiến trận. Phạm Huấn kết án các Tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang là những kẻ chủ mưu và đồng lõa trong quyết định đưa tới sụp đổ toàn diện Quân đoàn 2. Nhà báo, xuanloc1dân biểu Trần Văn Ân trong lời Bạt cho cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên Năm 1975 viết. “đây là cuốn sách đầu tiên đã nói lên được cái thân phận vừa đau thương vừa hào hùng của người lính Cộng Hoà thấp cổ bé họng, đã mô tả được những uất nghẹn của của người Sĩ quan Việt Nam nhìn thấy thảm cảnh Quân đội tan hoang mà bó tay chịu chết, và cũng đã phơi bầy được cái hậu trường tàn nhẫn, hèn nhát và bất nhân của nhóm người lãnh đạo Quốc Gia và chỉ huy Quân đội. . . . . Ba ông tướng cao cấp khác, có mặt tại Hội Nghị Cam Ranh cùng với ông Thiệu, đã hoàn toàn im lặng, không góp bàn gì về cái quyết định giết người của ông Thiệu cả” (CTTCN 1975, trang 265, 266) Trần Văn Ân đã lên án gay gắt quyết định tàn nhẫn của Tướng Thiệu và thái độ vô trách nhiệm của tập đoàn Tướng lãnh trước nhưng cái chết oan uổng của hằng nghìn hằng vạn người. Họ là những kẻ tán tận lương tâm đã đẩy bao nhiêu người vào chỗ chết. “Người đọc cũng thấy rõ sự tàn nhẫn, lạnh lùng của TổngThống Thiệu khi ban hành thứ mệnh lệnh tự sát choTướng Phú, và thái độ im lặng giả dối, sống chết mặc bay của những tướng hiện diện…. . . . Câu chuyện Phạm Huấn kể về cái Hội Nghị Cam Ranh còn đặt ra một khía cạnh khác của nhân tình thế thái: đó là khía cạnh đạo đức của mệnh lệnh.Trong suốt buổi họp từ ông Thiệu, ông Khiêm tới ông Viên, Ông Quang, không một ai đề cập tới số phận của hằng triệu dân, hàng trăm nghìn Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và gia đình binh sĩ sẽ bị bỏ rơi lại, và hàng chục ngàn xác chết Quân Dân chắc chắn sẽ đầy rẫy dọc theo con đường tử lộ. Ông Thiệu phân tách tình hình rồi lạnh lùng chỉ thị rút chủ lực quân thật nhanh, thật bí mật về miền Duyên Hải… Các Ông Tướng khác giữ im lặng, thản nhiên như mọi việc đã được quyết định rồi và không còn gì để bàn cãi nữa” Trần Văn Ân (CTTCN 1975 trang 267) Những lời kết án gay gắt của Trần văn Ân hay của Trần Việt Đại Hưng, của Phạm Trần … cũng như của bao nhiêu người khác nữa thể hiện nỗi uất hận của quân dân đối với tập đoàn lãnh đạo bất tài, tham ô, sợ chết và cái quái thai Hội Nghị Cam Ranh bất nhân, tàn ác của họ.soldier2 Cái Hội Nghị giết người ma quái ấy của bọn tán tận lương tâm đã bị muôn đời nguyền rủa, trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn cò trơ trơ, dẫu cho đến muôn đời không bao giờ cạn lời của miệng thế thị phi. “Lịch sử sẽ ghi những gì về Hội Nghị Cam ranh và về các tướng lãnh đạo của nền Đệ Nhị Cộng Hoà? Sử liệu có lẽ sẽ cần năm ba chục năm để hoàn tất. Nhưng ngay bây giờ thì sử xanh đã truyền tụng quá nhiều. Sử xanh ghi rằng. “Hội Nghị Cam Ranh ngày 14.3.1975 và cuộc triệt thoái Cao nguyên ngày 17.3.1975 không phải là khởi đầu sụp đổ của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam.thieu Hai biến cố này thực sự là dứt điểm vụt tắt cuối cùng của cơn hấp hối đã dai dẳng nhiều năm của chế độ dũng phu Nguyễn Văn Thiệu-Trần Thiện Khiêm trong đó một khối quân đội gồm Đa Số Tướng lãnh và quân sĩ tài giỏi, anh hùng đã bị lợi dụng, thao túng và chết uổng bởi một nhóm nhỏ Tướng lãnh cầm quyền tham ô, bất lực và thiếu đạo đức, với sự tiếp tay của một thiểu số người vô tài bất hạnh; kể cả một số khoa bảng thời cơ và bịp bợm. Tiền bạc của nhân dân mà họ mang ra ngoại quốc có thể giúp họ sống sung túc tới trăm tuổi là cùng. Nhưng tội lỗi của những Tướng lãnh đạo sẽ được lịch sử ghi rõ đời đời. Lương tâm đui chột của họ có thể làm ngơ, nhưng lịch sử bao giờ cũng sáng suốt và tiếng nói dân gian bao giờ cũng công bình. Liệu rồi đây, khi họ nằm xuống, những nấm mồ của họ có sẽ được chôn tại miền nắng ấm quê nhà hay sẽ phải nằm cô đơn giữa một miền tuyết lạnh Mỹ Châu, Âu Châu? Liệu rồi đây nhân dân có đủ khoan dung cho phép họ nằm cạnh những nấm mồ của các chiến sĩ anh hùng đã chết trên chiến địa, đã tự sát khi bại trận hay đã chết trong lao tù? Những anh hùng này đã hy sinh cho một chính nghĩa cao đẹp nhưng bị chết uổng vì một Lãnh Đạo tồi tàn” Trần Văn Ân (CTTCN trang 272). Tướng Phú phải chịu trách nhiệm phần nào trong cuộc hành quân phá sản và làm sụp đổ Quân đoàn. Là người tự trọng ông đã can đảm tự xử lấy bản thân vì đã không chu toàn trách nhiệm. Dù sao Tướng Phú vẫn còn có tư cách hơn những anh hèn bỏ chạy, đó là sự khác biệt giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử, để kết thúc bài này chúng tôi xin mượn lời ký giả Trần Văn Ân luận bàn về tư cách của người chiến sĩ anh hùng thà chết vinh còn hơn sồng nhục.pvp “Tướng Phú đã nằm xuống…. với đầy đủ khí tiết của một cấp chỉ huy đã dám tự xử mình khi trách nhiệm không hoàn tất. Tại sao những Tướng lãnh đạo nền Đệ II Cộng Hoà lại không thấy được tội lỗi của mình và không dám tự xử? Phải chăng đó là sự cách biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân, giữa người yêu nước thật sự và người làm chính trị vì tham vọng cá nhân? Phải chăng đó là sự cách biệt giữa Tướng tác chiến Phạm Văn Phú và các Tướng chính trị Nguyễn Văn Thiệu Trần Thiện Khiêm? Ước mơ của tôi là một ngày nào quê hương được giải phóng, tôi sẽ về lại Việt Nam thăm mộ Tướng Phú và các chiến sĩ vô danh khác, thắp nén hương tưởng nhớ những anh hùng đã vị quốc vong thân, và xám hối về những tội lỗi của mình” (CTTCN 1975 trang 273)
Trọng Đạt
Nguồn:  https://ongvove.wordpress.com/2009/04/22/tri%E1%BB%87t-thoai-cao-nguyen-1975-cu%E1%BB%99c-hanh-quan-pha-s%E1%BA%A3n/















Vài Biến Cố đằng sau mặt trận tây nguyên

Taynguyen754
Vài Biến Cố đằng sau mặt trận tây nguyên
Ngô Văn Xuân
Trung Tá Ngô Văn Xuân xuất thân khóa 17 trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt đã từng giữ các chức vụ sau đây: Ðại đội trưởng Ðại Ðội Tinh Sát thuộc Trung Ðoàn 11 của Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 2 thuộc Trung Ðoàn 44 của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, trưởng phòng hành quân của Sư Ðoàn 23 và cuối cùng là trung đoàn trưởng của Trung Ðoàn 44. Trong chiến đấu, ông đã ba lần bị thương và sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, ông bị đi cải tạo 13 năm. Trung Tá Xuân dến Hoa Kỳ theo danh sách H.O vào tháng 4 năm 1992 và hiện dang cư ngụ tại vùng Bắc Cali.

Mới đó mà cũng hơn 20 năm trôi qua. Những nắm xương tàn của hàng vạn sinh linh giờ đây cũng đã trở thành cát bụi. Những suối máu của họ cũng đã kiệt khô, tô thêm màu mỡ cho mảnh dất quê hương. Những người đã một thời theo vận thời cuộc, nhảy ra nắm chính quyền hay xưng hùng xưng bá, thực hiện những mưu dồ chính trị, khuynh loát… giờ đây cũng đã lần lượt nằm xuống. Cái khoảnh khắc huy hoàng của họ mà đôi khi họ cứ tưởng như sẽ miên viễn trường tồn, thực chất chỉ là một dốm lửa rơm trong kiếp nhan sinh dằng dặc. Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ không có giai đoạn nào xót xa, dau tủi cho bằng những diễn biến trong ngót nửa thế kỷ vừa qua.
Cuộc chiến tranh chống thực dân giành độc lập vừa kết thúc thì lập tức một cuộc chiến khác lại nổ ra. Dưới cặp mắt của các chính trị gia hay các nhà sử học, cuộc chiến thứ hai này được gán cho nhiều cái tên khác nhau, nào là chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh nổi dậy, chiến tranh chống xâm lăng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh ý thức hệ. Nhưng trong ký ức những người bình thường, hình ảnh chết chóc đau thương của những người nằm xuống đều gây xúc cảm nơi những người liên hệ xa gần như thân nhân ruột thịt, bà con, bạn hữu, làng xóm… hay nới rộng ra, nơi đồng bào của chính họ.
Đã có lúc những người Cộng Sản Việt Nam xưng tụng cuộc chiến ấy như một thành tích lẫy lừng nhất trong lịch sử. Thậm chí còn đem những thành tích dó ra so sánh với cả những chiến công khác của cha ông như chiến công diệt Minh, trừ Nguyên trong lịch sử. Rất may, cơn sốt nhiệt cuồng rồ dại ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Thời gian đã chỉ cho họ những bài học khôn ngoan hơn. Giờ dây, một số người thức tỉnh dần dần nhận ra, hoặc đã nhận ra từ lâu giờ đây mới dám nói, tính chất vô nghĩa của những thành tích đó.
Về phía những người Quốc Gia, một số hồi ký, ký sự cũng gợi lại những kỷ niệm của một thời binh lửa ngút trời trên quê hương. Cuộc chiến ấy đã được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, trực tiếp có, gián tiếp có, xa có, gần có, thực có, giả có… Hy vọng rằng phương thuốc thời gian sẽ chữa lành cho cả dân tộc ta vết thương dau, nhức nhối đã kéo dài trong tâm thức của mọi con dân Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua.
Bài viết này của một chứng nhân trong cuộc chiến tàn khốc vừa qua, chỉ nhằm ghi lại đôi điều mắt thấy tai nghe dể làm sáng tỏ thêm một số bí ẩn của lịch sử. Cảm hứng gợi ra cho bài viết này bắt nguồn từ khi đọc những hồi ký là hai cuốn sách Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng và cuốn Tướng Phạm Văn Phú và Những Trận Ðánh từ Điện Biên Phủ 1954 đến Ban Mê Thuột 1975 của Phạm Huấn, trong dó có rất nhiều diều cần được hiệu đính hay nói thêm.

THỰC TRẠNG
SAU HIỆP ÐỊNH NGƯNG CHIẾN



Mặt trận Cao nguyên chưa bao giờ ngưng tiếng súng kể từ ngày Hiệp Ðịnh Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 và có hiệu lực ngày 28 tháng 2/1973. Người viết bài này, lúc dó là Trưởng Phòng Hành Quân Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Sự khác biệt , nếu có, trước và sau ngày chấm dứt cuộc chiến là chỗ này: Trước hiệp định, tên của các cuộc hành quân là Biên Trấn 1, 2, 3…, sau khi đình chiến các tên này được đổi thành Hòa Bình 1, 2, 3…
Mức độ ác liệt của chiến tranh có giảm di đôi chút, nhưng sự thương vong thì chẳng ngày nào không có. Đối diện với tuyến phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là những cán binh Cộng Sản. Lúc dầu chúng còn di chuyển lén lút, về sau bớt lén lút dần, thậm chí có khi chúng còn nói với qua xin 1, 2 điếu thuốc hay xin cho nghe một bản nhạc vàng! Những đơn vị địch khác không nằm trên tuyến thì luôn tìm mọi các xâm nhập như đóng chốt trên các trục giao thông, lấn chiếm các khu vực hẻo lánh. Còn các dơn vị trừ bị của Việt Nam Cộng Hòa thì lo phá chốt, tái chiếm các vùng bị địch xâm nhập.
Cuộc chiến tranh nửa nạc nửa mỡ này thực sự trở nên khó chịu hơn, khi sự ràng buộc bởi Hiệp Ðịnh ngày càng trở nên rõ ràng. Ở tiền tuyến, đạn được và tiếp liệu bị cắt giảm không thương tiếc. Những tính toán theo kiểu con buôn được dem ra áp dụng. Mỗi loại vũ khí đều có “cấp khoản.” Số đạn được phép xử dụng trước biến đổi hàng tháng, sau xuống hàng tuần. Ví dụ mỗi khẩu pháo 105 ly của tiểu đoàn Pháo Binh sau Hiệp Ðịnh Paris chỉ có quyền áp dụng cho cả hai phía Quốc Cộng, đặc biệt “bắn” 8 quả đạn một ngày. Ðến giai dọan trước khi các trận Ðánh Cao Nguyên thì giảm xuống còn 3 quả một ngày. Dần dần đến đạn súng nhỏ, xăng, dầu… Nhìn về hậu phương, những bất ổn về chính trị xảy ra hàng ngày. Những cuộc biểu tình của hàng chục đoàn thể, phong trào đòi đủ thứ quyền. Trong bối cảnh như vậy, chẳng cần phải là một chính trị gia có trình độ cao siêu gì, cũng có thể nhìn ra một hậu quả chẳng mấy tốt dẹp cho một tương lai gần.
Tôi còn nhớ tháng 10/1973, một phái đoàn của Tòa Đại Sứ Mỹ đến thăm Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 tại Ban Mê Thuột. Sau khi nghe thuyết trình về địch tình, về tình hình tiếp liệu của đơn vị, viên Đại Tá trưởng phái đoàn đã nhắn nhủ, “Quí vị sẽ phải đối dầu với Việt Cộng trong một tình hình khó khăn hơn về tiếp liệu trong tương lai. Những viện trợ về tiếp liệu sẽ ngày càng giảm nhiều hơn, và vì vậy, chúng tôi yêu cầu quí vị nên nghiên cứu những phương thức điều hành thích hợp để đối phó khi cần, kể cả những lúc chúng tôi không thể chuyên chở sang cho quí vị đúng thời hạn.” Những đề nghị của Sư Ðoàn chỉ tóm gọn trong vấn đề tiếp liệu, và viên trưởng phái đoàn cũng chỉ ghi nhận trong tinh thần…rất ngoại giao.
Kể từ năm 1972 trở di, mùa hè nào trên Cao nguyên cũng đều là “mùa hè đỏ lửa” cả. Các cuộc hành quân, đánh phá được ngụy trang dưới những hình thức hay tên gọi khác nhau cho phù hợp với tình hình chính trị mới. Những người lính chiến của Quân Lực VNCH thực sự chưa có một ngày nào hít thở không khí hòa bình do các nhà chính trị đã ký kết với nhau sau hơn bốn năm bàn thảo, cãi cọ bàn vuông bàn tròn.

TỔNG THỐNG THIỆU ĂN TẾT Ở CAO NGUYÊN
TayNguye755

Tháng 7/1974, tôi rời Phòng 3 Sư Ðoàn ra dảm nhiệm chức vụ Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 Bộ Binh, thay thế Trung Tá Nguyễn Hữu Lữ. Như thường lệ, hàng năm mỗi độ xuân về, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại đi thăm một số đơn vị dang tác chiến và dùng cơm với các đơn vị này. Tết Ất Mão năm ấy, đơn vị của tôi được Quân Ðoàn chỉ định là đơn vị đón tiếp tổng thống. Trung đoàn của tôi có trách nhiệm phòng thủ trên tuyến vòng đai, các tỉnh lỵ Pleiku khoảng 20 km hướng Tây Bắc. Bộ Chỉ Huy đóng tại căn cứ 801. Hai tiểu đoàn tác chiến án ngữ trên phòng tuyến, một tiểu đoàn trừ bị cùng với một chi đoàn chiến xa M-48 tại căn cứ. Các biện pháp an toàn tối-đa đã được hoạch định để tránh các sự rủi ro, nguy hiểm cho bữa cơm đầu năm của đơn vị có tổng thống tới tham dự. Bởi đây là một căn cứ hành quân đã chiến, không có hầm hố kiên cố mà lại luôn nằm trong tầm pháo các loại của địch, nên các tin tức liên quan tới bữa cơm được giữ kín cho tới lúc quan khách đến.
Đúng 12 giờ trưa, sau khi rời Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2, chiếc trực thăng chở quan khách đáp tại căn cứ của chúng tôi. Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23, và tôi ra đón. Thành phần phái đoàn gồm Tổng Thống Thiệu, các vị sĩ quan cấp Tướng: Trung, Khang, Phú, các tùy viên và cận vệ. Tôi đưa các vị quan khách vào phòng họp hành quân của trung đoàn. Mở đầu là phần thuyết trình của Trung Tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư Ðoàn 23 về tình hình chung của các khu vực có trách nhiệm đang do sư đoàn trấn giữ.
Đặc biệt trong cuộc thuyết trình này, Trung Tá Chuy có nhấn mạnh dến chi tiết về cung từ của một tù binh Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) thuộc Sư Ðoàn 320 do Trung Ðoàn 45 Bộ Binh bắt được. Tù binh này nguyên là một hạ sĩ quan truyền tin, tên là Sính, khi ra dầu thú đã khai là sĩ quan. Thực sự quân hàm của anh ta chỉ là thượng sĩ. Có điều đặc biệt là với chức vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về các kế hoạch hành quân của đơn vị anh và một số đơn vị phối hợp. Anh ta quả quyết là Mặt Trận B3 của Cộng Sản Bắc Việt sẽ tấn công thị xã Ban Mê Thuột. Kế hoạch hành quân bao gồm 4 sư đoàn Bắc Việt mà anh ta biết chắc đó là các Sư Ðoàn F10 và Sư Ðoàn 968 chính thống thuộc Mặt trận B3, Sư Ðoàn 320 và một sư đoàn khác từ Lào kéo sang không biết rõ phiên hiệu (sau này mới biết dó là Sư Ðoàn 316). Ngoài ra, cùng tham gia trận chiến còn có một trung đoàn chiến xa, hai trung đoàn pháo binh, một trung đoàn đặc công. Thậm chí đến cả kế hoạch tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột, anh cũng phác họa ra khá chính xác, từ hướng tấn công đến các mục tiêu ưu tiên phải tấn chiếm, v.v…

Đến phần thuyết trình của tôi, tôi cũng nêu bậc sự kiện điều quân hiện đang diễn ra giữa hai Sư Ðoàn 320 và Công Trường 9 Cộng Sản từ chiến trường Phước Long kéo lên. Tôi còn nhớ rất rõ nét đăm chiêu của Tổng Thống Thiệu và những chỉ thị của ông. Ông quay lại hỏi ý kiến Tướng Phú thì Tướng Phú nhận định rằng có thể Việt Cộng đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của ta. Theo ông, Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là Bô Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Nếu địch tiêu diệt được cứ điểm này chúng dễ dàng làm chủ được toàn bộ khu vực cao nguyên hoặc tỏa xuống khu vực duyên hải, nối liền với hai vùng biên giới, để tạo cho việc tiếp liệu dễ dàng từ miền Bắc. Tổng Thống Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú lúc đó đứng kế bên:
– Anh Phú cho toàn bộ Sư Ðoàn 23 trở về Ban Mê Thuột, tăng cường cho anh Tường một chi đoàn chiến xa M-48. Dù sao, địa thế Pleiku cũng là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, bây giờ lại là mùa khô, anh có thể sử dụng tối đã phi pháo và chiến xa để đánh chiến xa và bộ binh địch, nếu chúng dám đưa quân ra đương đầu với anh trên khoảng trống. Ngoài ra, tôi sẽ tăng cường cho anh thêm một liên đoàn Biệt Ðộng Quân dể làm lực lượng trừ bị.
Tướng Phú trả lời:
– Vâng, tôi sẽ thi hành theo kế hoạch của tổng thống chỉ thị.
Sau đó Tổng Thống Thiệu quay qua Tướng Lê Trung Tường và nói:
– Khi anh trở về Ban Mê Thuột, phải tổ chức ngay lại hệ thống phòng thủ vòng đai thị xã và lập kế hoạch chống xe tăng địch. Ngoài ra, anh cũng phải tổ chức các cuộc hành quân vùng sát biên giới thuộc quận Đức Lập. Để tránh các rắc rối về ngoại giao với Cam Bốt, chỉ nên tung các toán hoạt động viễn thám qua vùng biên giới mà thôi. Nếu phát hiện địch thì dùng phi pháo mà tiêu diệt.
Sau phần thuyết trình, tôi hướng dẫn phái đoàn lên tham dự bữa cơm thân mật được tổ chức ngoài trời, gồm khoảng gần 100 binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc hai đơn vị Tiểu Ðoàn 3/44 và Chi Ðoàn 2 chiến xa M-48. Trong bữa cơm, tổng thống có phàn nàn về các cuộc biểu tình đánh phá của các đoàn thể chính trị hiện dang diễn ra hàng ngày tại Saigon. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến phong trào tố tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh đang làm suy giảm uy tín của các cấp lãnh dạo đất nước. Tôi còn nhớ ông nói ông ao ước giá mà có được những vị linh mục chống Cộng cương quyết kiểu như cha sở khu Hải Yến và một vị cha sở nào dó ở Tây Ninh mà tôi quên tên, thì đỡ biết mấy. Sau bữa cơm, tông thống đi thăm một vòng chu vi phòng thủ, nói chuyện thân mật với các binh sĩ trong các hầm hố cá nhân. Phái đoàn lên trực thăng rời khỏi khu vực trách nhiệm của chúng tôi vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày. Hôm đó là ngày mồng một Tết Âm Lịch, nhằm ngày 1 tháng 2/1975.


CHUẨN BỊ TRỞ VỀ

Khi chiếc trực thăng chở tổng thống đi rồi, Tướng Tường, tư lệnh Sư Ðoàn còn ở lại họp cùng Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 44 để chuẩn bị kế hoạch thay quân và rút quân khỏi khu vực trách nhiệm của trung đoàn. Tưởng cũng nên nhắc lại việc phối trí lực lượng của Sư Ðoàn 23 lúc đó như sau:
– Bộ Tư lệnh Sư Ðoàn 23 Hành quân đóng ở Hàm Rồng.
– Trung Ðoàn 44 đóng tại căn cứ 801, phía Tây-Bắc cách Pleiku 20 km.
– Trung Ðoàn 45 hành quân khu vực đèo Tử Sĩ nằm giữa Buôn Hô và Hàm Rồng, dọc theo hai bên Quốc Lộ 14.
– Trung Ðoàn 53 có một tiểu đoàn dang hành quân vùng Đức Lập, trong vùng tiếp giáp giữa tỉnh Quảng Đức và tỉnh Darlac. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn này và 2 tiểu đoàn còn lại dóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, là lực lượng trừ bị của sư đoàn.
Tin trở về lại Ban Mê Thuột thực ra không gây nên những phấn khởi lớn đối với các quân nhân thuộc Trung Ðoàn 44, bởi vì đã số binh sĩ của trung đoàn có gia đình và thân nhân ở Phan Thiết. Những tin này chắc chắn là nỗi vui mừng lớn cho Trung Ðoàn 45, một đơn vị thường trú từ ngày thành lập ở Ban Mê Thuột. Những cuộc hành quân liên tục trong suốt thời gian từ năm 1972 đến hôm dó trên lãnh thổ các tỉnh Pleiku, Phú Bổn và Kontum đã làm cho nỗi nhớ nhà của các binh sĩ trung đoàn này thêm khắc khoải, nhất là vào thời gian này, khi cái hương vị Tết vẫn còn thoang thoảng bay.
Nhưng mãi tới ngày 17 tháng 2/75, tôi mới có lệnh về họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn để nhận chi tiết kế hoạch di chuyển. Theo kế hoạch này, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn sẽ đi bằng xe từ Hàm Rồng, khi ngang qua đèo Tử Sĩ, Trung Ðoàn 45 sẽ tháp tùng theo. Trung đoàn của tôi sẽ được một Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân thay thế. Theo ước tính, liên đoàn này sẽ đến khoảng 3 ngày sau. Sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm, trung đoàn của tôi cũng sẽ tiếp tục trở về Ban Mê Thuột cùng với một chi đoàn chiến xa M-48 của Thiết Ðoàn 20.
Cuộc họp hành quân kéo dài không lâu. Khi rời phòng họp, tôi chợt nhìn thấy những sự tất bật, rộn ràng của mọi người trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh. Thấy những khuôn mặt rực rỡ niềm vui về cuộc trở về sắp tới, những câu nói đùa giỡn, những nụ cười… tôi cũng cảm thấy lòng mình rộn ràng. Gia đình tôi với vợ và 4 cháu cũng đang ở Ban Mê Thuột. Hơn một năm rồi, tôi có ghé về thăm nhà đôi lần, mỗi lần không quá một tiếng đồng hồ. Kể từ 6 giờ sáng ngày 18 tháng 2/1975, đơn vị tôi được đặt trở lại hệ thống chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Cũng từ lúc ấy, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 tháo gỡ hệ thống truyền tin.
Tám giờ sáng ngày 18, đoàn xe vận chuyển đã có măt đầy đủ tại doanh trại Hàm Rồng. Công việc chất hàng khá gọn lẹ. Đến 10 giờ sáng, qua hệ thống truyền tin vô tuyến, tôi được biết đoàn xe đã sẵn sàng di chuyển.TayNguyen751
Tướng Tường lên trực thăng chỉ huy, bay vào trung đoàn của tôi dể dặn dò các chi tiết cuối cùng trước khi lên đường, lúc dó là 10 giờ 15. Chúng tôi đang ngồi họp tại Trung Tâm Hành Quân của trung đoàn thì có điện thoại của Tướng Phú yêu cầu Tướng Tường trở về gặp ông gấp tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Tôi đưa Tướng Tường ra trực thăng giã từ.
Mười một giờ, đoàn xe vẫn không nhúc nhích. Ðến 11 giờ 15, Trung Tâm Hành Quân của Quân Ðoàn ra lệnh Trung Ðoàn 44 trở về hệ thống chỉ huy trực tiếp của Sư Ðoàn 23. Tôi quay điện thoại gặp Thiếu Tá Phạm Văn Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn. Tiếng Cẩm càu nhàu, “Lệnh di chuyển hủy bỏ rồi, niên trưởng ơi! Ai trở về nhà nấy, làm ăn như thường lệ.” Bất giác tôi buông một câu chửi thề và tự hỏi: Thế là thế nào?
Mười hai giờ trưa, Tướng Tường gọi điện thoại cho tôi biết, Tướng Phú giữ nguyên lập luận của mình, cho rằng Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện. Sự tái phối trí lực lượng do vậy là không cần thiết.
Nói cho ngay, mỗi vị tư lệnh có những phán đoán riêng tư của mình. Khi có được những dữ kiện tình báo chính xác, vị chỉ huy có thể đề ra những đối pháp khẳng định không do dự. Ở đây, những tin tức thu lượm được giá trị không cao bao nhiêu, nếu như không muốn nói là còn cần phải kiểm tra và phối kiểm từ nhiều nguồn khác nhau, nên vấn đề xây dựng các quyết định lại càng khó khăn hơn. Lại nữa, Tướng Phú mới tới nhậm chức chưa bao lâu, thời gian chưa đủ để ông có thể cảm nhận tình hình một cách sắc bén hơn. Nếu cho tôi quyền nhận xét, tôi thấy Tướng Toàn có nhiều quyền biến hơn. Về phương diện thuần túy quân sự, Tướng Toàn đảm lược, cơ mưu và có những quyết định táo bạo hơn. Tôi vẫn tin là nếu Tướng Toàn còn ở lại chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, những chỉ thị của Tổng Thống Thiệu sẽ được thực thi một cách đúng đắn. Dĩ nhiên trận đánh Ban Mê Thuột sẽ vẫn xảy ra, nhưng trận Ban Mê Thuột không phải là trận dánh bất ngờ như Tướng Hoàng Minh Thảo đã tưởng tượng, những hoảng loạn sẽ không xảy ra, và biết đâu, kế hoạch rút quân tự sát theo liên tỉnh lộ 7 sẽ không còn cần thiết nữa?

MỘT CHUYẾN ÐI TUYỆT VỌNG
Bốn giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975 trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Thiếu Tá Cẩm điện thoại cho tôi biết ngay sau dó. Không bao lâu, mọi đường dây liên lạc với Ban Mê Thuột không còn. Nửa đêm về sáng, trên Cao Nguyên thời tiết thường se lạnh, sương trắng bao phủ đầy trời. Tôi ngồi trong hầm chỉ huy, chăm chú nhìn các chi tiết địch tình ghi trên bản đồ. Chú em cận vệ bưng ra một ly cà phê. Ban Mê Thuột sẽ mất, tôi tự nghĩ như thế. Điều suy nghĩ này bắt nguồn từ những dữ kiện tôi có được sau hơn một năm làm trưởng phòng 3 Sư Ðoàn 23, mà tỉnh Darlac nằm trong lãnh thổ kiểm soát và hành quân của sư đoàn.
Những đơn vị Địa Phương Quân hầu như đa số là ngươi Thượng, khả năng tác chiến rất kém vì thiếu huấn luyện. Họ được trang bị thô sơ và có ý thức kỷ luật quân đội rất kém. Về địa thế, Ban Mê Thuột khác hẳn Kontum. Ban Mê Thuột không có những chướng ngại thiên nhiên để dựa vào, hạn chế bớt khả năng xâm nhập của chiến xa hoặc bộ binh địch. Ngoài ra, với hàng trăm đồn điền cà phê tươi tốt, địch có che dấu, ngụy trang cho cả quân đoàn của họ một cách an toàn. Rõ ràng nơi dây là nơi lý tưởng cho các cuộc tiến quân áp sát của địch. Với một lãnh thổ rộng hơn tỉnh Kontum rất nhiều, lại do các đồn bót của Địa Phương Quân nằm rải rác trấn giữ, quân số thực tế của các đơn vị này luôn thấp hơn nhiều so với tên trên số lương. Ban Mê Thuột trở thành một căn cứ không còn vòng đai phòng thủ theo đúng nghĩa quân sự. Thành ra, việc thất thủ Ban Mê Thuột không phải là điều đáng hãnh diện như những lời tự khoe khoang của các tướng lãnh Việt Cộng qua các hồi ký của họ.
Sự chờ đợi bao giờ cũng làm thời gian trôi chậm lại. Mãi gần 7 giờ sáng mặt trời mới thật sự xua tan được mây mù. Tôi gọi điện thoại cho Thiếu Tá Cẩm để tìm hiểu thêm tình hình. Chẳng có gì khả quan hơn. Cẩm nói với tôi phải chờ thời tiết khá hơn rồi sẽ cùng Tướng Lê Trung Tường bay lên quan sát tình hình. Gần 9 giờ sáng, chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Tường mới cất cánh được. Hình như tôi đã uống tới ly cà phê thứ 3 hay thứ 4 gì đó.
Suốt ngày hôm dó, trực thăng chỉ huy của Tướng Tường bay trên vùng trời Ban Mê Thuột. Mãi tới 7 giờ tối tôi mới nói chuyện được với Thiếu Tá Cẩm qua điện thoại. Tiếng Cẩm xúc động, “Ban Mê Thuột bị tràn ngập rồi, không còn liên lạc được gì với Đại Tá Quang, tư lệnh phó nữa. Tướng Tường đang ở Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, họp bàn về lệnh lập kế hoạch giải tỏa.”
Ngay trong thời điểm ấy, tôi không tin là có thể làm gì hơn cho kế hoạch này. Nguyên tắc quân sự cơ bản: “Phòng thủ 1 chống 3, tấn công 3 chọi 1.” Vậy cứ cho là đang có 2 sư đoàn địch chiếm cứ trận địa, làm sao kiếm ra tối thiểu 5 sư đoàn để tái chiếm? Ưu thế hỏa lực không còn, các đơn vị tổng trừ bị hầu như bị cầm chân gần hết tại chiến trường hỏa tuyến, lực lượng nào dể tiếp cứu đây?
Sáng ngày 11, tôi được trực thăng đón ra Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn họp hành quân. Kế hoạch hành quân do Thiếu Tá Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn trình bày gồm hai giai đoạn: Thứ nhất, ngày 12, Trung Ðoàn 45 được trực thăng bốc đi từ đèo Tử Sĩ, đổ xuống Quận Phước An, di chuyển về thị xã từ hướng Ðông, đến chạm tuyến chờ lệnh. Thứ nhì, buổi sáng cùng ngày, Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân được không vận từ Saigon sẽ đến thay thế Trung Ðoàn 44 ra tập trung tại căn cứ Hàm Rồng và sẵn sàng di chuyển về Ban Mê Thuột bằng trực thăng. Sáng ngày 13, Trung Ðoàn 44 sẽ được không vận xuống Phước An, lần theo Quốc Lộ 21, song song với Trung Ðoàn 45, tiến vào thị xã.
Họp hành xong, tôi trở về ngay căn cứ 801 để chờ đơn vị bạn. Mai tới gần 3 giờ chiều, đoàn xe chở Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân mới tới nơi. Người bước vào căn cứ đầu tiên là Đại Tá Nguyễn Kim Tây. Cuộc bàn giao vị trí cũng kéo dài tới gần 5 giờ chiều mới hoàn tất. Trung Ðoàn 44 lên xe trực chỉ hướng Hà Rồng.
Trung Ðoàn 44 sẵn sàng tại bãi đáp lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 3/1975. Số lượng trực thăng dự trù dể di chuyển toàn bộ trung đoàn gồm khoảng 50 chiếc đủ loại, trong đó có 8 chiếc Chinook, 30 chiếc Huey và phần còn lại là trực thăng vũ trang. Kế hoạch dự trù di chuyển làm 2 đợt. Đợt đầu gồm Tiểu Ðoàn 3/44 (đọc là, “Tiểu Ðoàn 3 thuộc Trung DÐoàn 44”) của Đại Úy Trần Hữu Lưu, Đại Ðội 44 Trinh Sát của Đại Úy Mạnh, và Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 44. Quân số tổng cộng khoảng gần 600 người. Đợt thứ nhì gồm hai Tiểu Ðoàn 1/44 của Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hoè và Tiểu Ðoàn 2/44 của Đại Úy Nguyễn Văn Pho, Bộ Chỉ Huy nhẹ do Trung Tá Vũ Mạnh Cường, Trung Ðoàn phó chỉ huy.
Chuyến không vận đầu tiên cất cánh lúc 9 giờ, đáp xuống khu vực rừng trống trước cửa Chi Khu Phước An lúc 10 giờ 15. Tôi vào găp Tướng Lê Trung Tường tại Bộ Chỉ Huy Khu nhận lệnh. Tôi ra lệnh cho Đại úy Lưu đưa tiểu đoàn đi theo hướng Bắc của Quốc Lộ 21 tiến lên ngang tuyến của Trung Ðoàn 45 thì dừng lại chờ đợi. Đại Ðội 44 Trinh Sát được giữ lại để bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn. Đoàn trực thăng cất cánh trở lại Hàm Rồng để chở tiếp đợt còn lại.
Đến 2 giờ chiều, vẫn không có tin tức gì của đợt không vận thứ hai. Tôi trở vào Chi khu, nơi Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn đang tạm dặt tại dây, để hỏi tin tức. Trung Tâm Hành Quân của Sư Ðoàn cũng chẳng biết gì hơn. Bốn giờ chiều, Trung Tâm Hành Quân của sư đoàn cho biết cuộc không vận bị hủy bỏ, số trực thăng ấy đã được sử dụng để chuyên chở các nhân viên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn trở về Nha Trang. Hai tiểu đoàn của tôi sẽ nhận lệnh trực tiếp của Quân Ðoàn. Sau này tôi mới được biết hai tiểu đoàn còn lại của tôi đã đi theo đoàn quân triệt thoái theo Liên Tỉnh Lộ 7 và bị tan rã hoàn toàn. Trung Tá Trung Ðoàn phó Vũ Mạnh Cường bị bắt làm tù binh, sau này bị đem về nhốt và chết cháy trong conex tại trại giam Hàm Tân. Đại Úy Pho, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2/44, đã tự sát trước khi bị bắt.
Ngày 14 tháng 3/1975, chúng tôi kiểm điểm lại và thấy như sau: Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân sau khi vào được thị xã Ban Mê Thuột, tiến đến khu vực phi trường L19 trong thị xã, đã bị dánh bật ra ngoài vòng đai, hiện đang bị vây hãm tại Đạt Lu. Bô Chỉ Huy Trung Ðoàn 45 và Tiểu Ðoàn 3/44 đang bị cầm chân ngoài vòng đai thị xã. Lực lượng pháo binh yểm trợ trực tiếp (và duy nhất) là trung đội pháo binh diện địa đang đặt tại Chi khu Phước An chỉ có 2 khẩu đại bác 105 ly. Lực lượng không quân yểm trợ, đánh phá các căn cứ tập trung của địch, trong và ngoài vòng đai thị xã đang bị khốn đốn vì hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA-7 của quân Bắc Việt, lần dầu tiên được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Tây Nguyên.
Buổi sáng ngày 14 tháng 3/1975, trong chuyến bay từ Khánh Dương lên Phước An, trực thăng của Tướng Lê Trung Tường bị trúng đạn phòng không 12.7 ly của Cộng Sản. Tướng Tường và viên phi công bị thương nhẹ, phải vào bệnh viện Nha Trang điều trị.
Sáng ngày 15 tháng 3/1975, Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 45 và tôi, được tin sư đoàn có vị tư lệnh mới, đó là Đại Tá Lê Hữu Đức. Cùng ngày, Đại Tá Đức ra lệnh hai chúng tôi cho đơn vị di chuyển lui về hướng đồi Chư Cúc lập tuyến phòng thủ tại đây. Năm giờ chiều cùng ngày, trong khi chờ đợi trực thăng của vị tân tư lệnh đáp xuống đỉnh đồi Chư Cúc dể họp thì đoàn chiến xa Bắc Việt tràn tới dưới chân đồi. Tiếng Đại Úy Mạnh, Đại Ðội Trưởng Đại Ðội 44 Trinh Sát, reo lên trong máy, “Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi đã thiêu sống một con cua.” Những tiếng súng nỗ ròn ra cách xa hướng chân đồi non cây số, quện trong khói đen và trắng của chiếc thiết giáp địch bốc cháy thực sự không còn gây cho tôi một ấn tượng hứng khởi nào nữa. Tiếng Đại Tá tân tư lệnh nói trong máy cho biết không thể đáp xuống được và yêu cầu Đại Tá Quang cùng tôi phối hợp phòng thủ chờ lệnh. Tôi còn nhớ hình như Đại Tá Quang có buông một tiếng chửi thề và leo lên xe Jeep chạy nhanh xuống chân đồi trở về đơn vị.
Tôi và Đại Úy Phan Công Minh, sĩ quan hành quân của trung đoàn, lặng lẽ đi bộ theo sau. Vừa ra khỏi khúc quanh trên đỉnh đồi, chúng tôi nghe tiếng xích sắt của xe thiết giáp địch xình xịt bên tai. Cả hai anh em không có chọn lựa nào khác là chui qua vòng rào kẽm gai giăng quanh căn cứ, trượt theo sườn giốc xuống chân đồi, nơi có cắm đầy những tấm bảng gỗ ngổn ngang, trên có hàng chữ, “Khu tử địa, cấm vào.”
Dưới chân dồi là môt lạch nước nhỏ, hai bên có trồng chuối. Tôi và Minh ngồi im lặng dưới tầu lá chuối, ngâm chân vào giòng nước lạnh. Trong suốt 15 năm quân ngũ, chưa bao giờ tôi thấy tuyệt vọng như thế, kể cả khi còn là môt Đại Úy Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 2/11 ở Sư Ðoàn 7, khi bị vây hãm 3 ngày 2 đêm ở khu vực bến xe Mỹ Tho, đơn vị chỉ gồm hơn 50 người, trong đó có tới hơn phân nửa là chết và bị thương, đạn dược cạn kiệt và đói khát. Lúc dó, tôi vẫn thấy địch sẽ thất bại và chúng tôi sẽ được giải cứu. Bây giờ đây thì không. Tôi không nhìn thấy một cơ may nào để có thể giải cứu Ban Mê Thuột. Ngày 16 tháng 3/75 tôi và Minh tìm lại được đơn vị, được trực thăng bốc về Khánh Dương.

MỘT VÀI CẢM NGHĨ VỀ KẾ HOẠCH TÁI CHIẾM
Tôi được lệnh đưa đơn vị trở về Vũng Tàu qua điện thoại từ Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu. Khi đơn vị gom lại được tại Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, Vũng Tàu, tổn thất nhân mạng hầu như không bao nhiêu, nhưng số binh sĩ bỏ ngũ thì khá nhiều. Phần lớn số binh sĩ này là người sinh trưởng tại các tỉnh duyên hải, thành ra lợi dụng trong lúc di chuyển bằng đủ mọi thứ phương tiện, họ đã đi theo đoàn người di tản để trở về gia đình. Cuộc chiến tranh nhập nhằng đã vắt kiệt sức chịu đựng của người lính chiến Việt Nam.
Kể từ ngày Việt Cộng rêu rao cái gọi là chiến dịch Đồng Khởi năm 1960 tại Bến Tre cho dến năm 1975, trong 15 năm ấy những ngươi lính Việt Nam có giờ phút nào được hưởng giây phút tạm gọi là thanh bình? Cuộc chiến không có hậu phương, ngay cả trong thời gian nghỉ phép ngắn ngủi, họ cũng vẫn có thể bị bắt cóc trên các chuyến xe để trở về nhà, hoặc trúng mìn trên đường di chuyển từ tiền phương trở về hậu cứ lấy giấy phép, và sau cùng, họ cũng vẫn có thể trúng đạn pháo kích khi đang ngủ trên giường cùng vợ con! Cái chết như là điều gì rất thường trực, lúc nào cũng có thể xuất hiện và mang họ đi, thậm chí mang luôn cả thân nhân ruột thịt của chính họ.
Trong khi ngoài chiến trường xương rơi, máu đổ thì nhìn về phía sau lưng, những trò chính trị nhố nhăng cùng một số chính khách hoạt đầu, tứ thời sống bằng cái miệng hò hét hoan hô đả đảo, bôi nhọ, tranh chấp nhau, những luận điệu phản chiến vô trách nhiệm… Rồi bà nọ ông kia mua quan bán chức, sống phè phỡn trên nỗi thống khổ và sự hy sinh vô bờ bến của những người cầm súng. Giờ đây, trên radio, trên báo chí, trên những tin tức tác động tâm lý của địch, họ đã thấy gì? Họ thấy sự đổ vỡ của các mặt giới tuyến, thấy sự rút chạy (mà phát ngôn viên quân sự đặt cho nó một cái tên mới là “di tản chiến thuật”) tán loạn từ khắp mọi nơi. Trong tình thế như vậy mà đòi hỏi nơi binh sĩ một tinh thần vì nước quên mình, có lẽ chỉ những cấp chỉ huy có đầu óc hài hước cỡ Charlot mới dám làm.
Những ngày trong lao tù Cộng Sản, tôi có dịp gặp hầu hết những cấp chỉ huy có liên hệ ít nhiều tới chiến trường Tây Nguyên năm 1975, như Đại Tá Vũ Thế Quang (Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 23 Bộ Binh), Đại Tá Phùng Văn Quang (Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 45), Đại Tá Võ Ân (Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 53), Trung Tá Lê Quí Dậu (Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân), Đại Úy Xuân (Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu Darlac). Qua các câu chuyện trao dổi, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai tin tưởng vào một cơ quan có thể tái chiếm Ban Mê Thuột với những kế hoạch đã được đưa ra thi hành vào lúc ấy.
Taynguyen75

6. Câu chuyện bên lề

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin kể lại 1 câu chuyện thực 100% có liên quan đến mặt trận Ban Mê Thuột mà có thể nói hầu hết những nhân viên tham mưu thuộc Phòng 2 và Phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh ai cũng từng nghe và từng biết.TayNguyen752
Tháng 10/1972, vết thương ở đầu gối của tôi trở nên trầm trọng, có nguy cơ bị hoại thư, Tướng Trần Văn Cẩm, tân Tư lịnh của Sư đoàn, đồng ý cho tôi đi dưỡng thương ở Quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch ở Phan Thiết. Tôi bàn giao Trung đoàn 44 lại cho Đại tá Võ Hữu Hạnh. Đầu năm 1973, tôi trở về đơn vị, lúc bấy giờ vẫn còn hành quân tại Kontum để đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh. Không bao lâu, Hiệp dịnh đình chiến Paris được ký kết, cục diện quân sự trở nên trớ trêu, khó chịụ Trước ngày 28/2/73, cả hai phía đều tung ra các cuộc hành quân lấn đất giành dân bằng các cuộc tấn kích trải đều trên lãnh thổ trách nhiệm, ngõ hầu có thể cắm được nhiều cờ chứng tỏ vùng đất đó là do quân ta chiếm giữ (hiểu ngầm là bên địch phải chấp nhận, tôn trọng không dám bước vào!). Nhưng thực tế không đơn giản như vậỵ Sư đoàn F10 CS của Mặt trận B3 tràn vào khu dân cư Trung Nghĩa, nằm ở hướng tây Kontum, còn Sư đoàn 23 Bộ binh tung các toán trinh sát và viễn thám lên tới gần trại Benhet (Bạch Hổ) rải rác xuống tới Võ Định. Nhưng rồi cả hai bên chẳng bên nào giữ được miếng đất có cắm lá cờ của mình cả. 2 Trung đoàn 24 và 26 của Sư đoàn 10 CSBV bị đánh te tua, cũng đành bỏ của chạy lấy người sau gần 1 tháng (sau Hiệp định) cố thủ và kiện cáo với Ủy Ban 4 Bên Kiểm soát Đình chiến. Về phía ta, các toán viễn thám cũng bị săn đuổi ác liệt không kém nên ít lâu sau cũng phải bỏ vị trí trở về.
Các hoạt động quân sự, kể từ đó không còn các cuộc hành quân thế công, mà thu gọn vào các hình thái phòng thủ tuyến. Ta và địch đối diện nhau, nói chuyện qua lại! Lâu lâu bộ đội của địch thấy buồn buồn, gọi qua xin ta điếu thuốc Ruby Queen hút cho phê”. Bộ đội địch chẳng có gì để cho lại tạ Nhưng đằng sau cái vẻ mặt hòa bình giả tạo đó, địch vẫn không ngừng xâm nhập để thăm dò, thậm chí lâu lâu pháo vài trái súng cối hoặc hỏa tiển để nhắc nhở rằng cuộc chiến tranh thực sự vẫn còn nguyên. Phe ta tuy không còn các cuộc hành quân thế công quy mô, nhưng các hoạt động viễn thám để dò tìm tin tức địch và phát hiện kịp thời các hoạt động của địch thì vẫn như khi chưa có Hiệp định. Thêm vào đó, khi tin tức tình báo tốt, hoặc địch tập trung, hoặc di chuyển với qui mô lớn thì ta cũng sẵn sàng phi pháo để…cảnh cáọ
Ở mặt trận Kontum lúc đó, các toán viễn thám của Đại đội 23 Trinh sát Sư đoàn là chủ chốt trong các hoạt động quân sự nàỵ Tưởng cũng cần nói rõ về tổ chức và thành phần của một toán viễn thám như sau :
– Một Trưởng toán thường là 1 sĩ quan hoặc 1 hạ sĩ quan thâm niên.
– 1 Phó Trưởng toán.
– 1 Hiệu thính viên (trang bị máy truyền tin PRC/15).
– 4 Binh sĩ.
Tất cả đều là những người tình nguyện, thành ra có thể nói, tinh thần tác chiến khá caọ Đại đội 23 Trinh sát có 6 Toán Viễn thám như vậỵ
Trưởng Phòng 2 Sư đoàn 23 là Trung tá Điều Ngọc Chuy, tốt nghiệp khóa 16 Đà Lạt. Sĩ quan tình báo đặc trách các hoạt động viễn thám này là Đại úy Miêng. Đề ra kế hoạch, chỉ định khu vực hành quân và cung cấp phương tiện trực thăng là do Phòng 3. Thành ra sự phối hợp hàng ngang giữa 3 chúng tôi khá mật thiết.
Thời gian xảy ra câu chuyện vào khoảng tháng 4/74. Số là sau khi thả xong 2 toán viễn thám ở khu vực tây Võ Định, cách Kontm chừng 20 km về hướng Tây Bắc, sau 2 ngày hoạt động, thì toán di chuyển tới 1 vị trí quan sát chỉ định thì bị địch phát hiện và vây lùng. Miêng quyết định cho toán lợi dụng đêm tối di chuyển về hướng Nam rồi sáng hôm sau sẽ dùng trực thăng võ trang yểm trợ bốc toán trở về. Đến nửa dêm, sĩ quan trưởng báo cáo anh ta và chú em hiệu thính viên bị thương, các toán viên bắt buộc phải phân tán mỏng để chạy thoát thân. Cũng từ đó, Trung tâm hành quân Sư đoàn mất liên lạc với toán. Sáng hôm sau, Trung tá Chuy, Miêng và tôi bay lên vùng đó khá sớm cùng với 2 trực thăng võ trang, một chyên chở và một trực thăng chỉ huỵ Chúng tôi bay trên vùng gần 2 tiếng đồng hồ mà tuyệt nhiên không thấy có dấu vết hay dấu hiệu gì. Trở lại Kontum đổ xăng, tôi và Chuy trở về lại BTL Sư đoàn, còn Miêng tiếp tục lên bao vùng, liên lạc Đến mãi gần trưa, Miêng mới phát hiện ra có tín hiệu kiếng chiếu từ 1 chân đòi có cây thưạ Miêng cố gắng gọi trên vô tuyến, nhưng không có trả lờị Miêng không dám vòng lại nhiều lần vì có thể làm 1 vị trí của những toán viên bị phát hiện, thành ra anh ghi nhanh vị trí này trên bản đồ và trở về. Vị trí do Miêng phát hiện nằm cách quốc lộ 14 chừng 2km, cách Kontum gần 15km. Chúng tôi ước định, đây có thể là 1 vài toán viên thoát hiểm, đang có khuynh hướng bám theo quốc lộ vượt thoát.
Hậu cứ của Đại đội 23 Trinh sát đóng tại Ban Mê Thuột. Một vài binh sĩ của Đại đội, bị thương trong tình trạng mất khả năng tác chiến được lưu giữ tại trại để canh gác và làm tạp dịch. Trong đó có 1 hạ sĩ tên Tân có biết nghề thợ maỵ Đại đội mua cho Tân 1 chiếc máy may để sửa chữa quần áo cho đơn vị. Trước cổng vào của Đại đội có 1 chiếc Bàn Thiên, hàng ngày Tân thường ra nhan khói cầu nguyện. Khi tin từ Kontum gọi về cho biết toán viễn thám bị vây bắt và mất liên lạc thì cả hậu cứ Đại đội xôn xaọ Các thân nhân của các anh em trong toán, từ khu gia binh kế cận kéo sang hỏi thăm tin tức.
Tân vốn bản tính ưa làm việc thiện và có đức tin. Buổi chiều hôm đó, Tân cũng sắm sửa ít thẻ nhang, nhánh chuối bày vào đĩa dâng lên Bàn Thiêng cầu nguyện ơn trên cho đồng đội của mình bình an trở về. Sau khi thắp ngang khấn vái xong, thì một chuyện lạ xảy ra, chuyện này chưa từng có ở hậu cứ nàỵ Tân bỗng dưng mặt đỏ tai tía, 2 mắt nhắm chặt, miệng phun phì phì, tay đấm ngực thùm thụp, rồi ngồi ngay xuống trước sân lấy tay vẽ lung tung trên mặt đất.
Mọi người hiện diện lúc ấy đều hốt hoảng không biết việc gì đã xảy ra, cứ nghĩ là anh ta bị trúng gió thành ra một hai người chạy lại định đỡ Tân vào trong nhà. Nhưng vô hiệu, anh rất khoẻ, xô đẩy không cho ai tiến lại gần, miệng cứ tiếp tục phun phì phì và một tay đấm ngực, còn một tay vẽ vòng vèo trên mặt đất. Lúc đó có 1 anh Thượng sĩ già từ trong nhà bước ra, sau khi quan sát, đã nói to :”Cốt nhập rồi! Mau vẽ bàn cơ ra đây xem các ngài dạy gì!”. Tân gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Một binh sĩ đứng gần, nhanh tay mang 1 tờ giấy khổ đôi đưa cho viên Thượng sĩ, anh này ngồi xuống, dùng bút bi viết lên các mẫu tự, rồi đặt trước đồng tử (medium). Đồng tử tiếp tục ra hiệu lấy 1 khăn vải, bắt chịt chặt hai mắt trước khi ngồi vào ngay ngắn trước tấm giấỵ
Khi viên Thượng sĩ xin cốt cho biết tên họ, thì đồng tử ráp chữ trên giấy xưng danh là Quốc Thánh, và cho biết vì có cảm tình với đơn vị nên giáng cơ chỉ bảọ Nhân tiện có câu chuyện toán viễn thám đang bị mất tích, viên Thượng sĩ chỉ huy hậu cứ liền hỏi luôn tình trạng của họ ra saọ Quốc Thánh trả lời :”Chúng nó đang gặp nạn, có 3 đứa bị thương, nhưng ta sẽ đưa chúng nó trở về bình an nội trong 2 ngày tới”. Tin vui bất ngờ này làm cho mọi người thở ra nhẹ nhõm nên không ai có ý muốn hỏi gì thêm. Quốc Thánh cũng thăng. Chú em đồng tử trở về trạng thái bình thường, thậm chí khi hỏi chú vừa làm gì, chú ta cũng không biết.
Ngay trong đêm đó, Miêng là người nhận được cú điện thoại đầu tiên kể lại câu chuyện xảy rạ Sáng hôm sau, sau buổi họp tham mưu thường lệ, Miêng kêu tôi và Chuy ra một góc phòng và kể lại toàn bộ câu chuyện ly kỳ nàỵ Tôi vốn dĩ là người ít tin những chuyện dị đoan, nên góp vào một lời bàn ngang :”Thì cứ để ngày mai xem sao, còn mình vẫn tiếp tục xin cho cậu một chiếc C&C và 2 gunships để đi tìm các dệ tử của cậu”. Miêng gật đầu đồng tình, rồi bước ra khỏi phòng họp.
Ngày hôm ấy, suốt cả ngày, Miêng, Chuy và tôi luân phiên nhau lên vùng tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì. Buổi chiều, khi trả hợp đoàn trực thăng trở lại Pleiku, cả 3 chúng tôi đều cảm thấy buồn. Tôi suy nghĩ miên man : Hòa bình rồi đó, ở những cao ốc, biệt thự, giờ này các chính trị gia chắc đang họp bàn âm mưu, tính kế tranh ngôi đoạt vị, các con buôn chiến tranh đang phè phỡn ăn chơi trác táng, trong khi các chiến sĩ trong QLVNCH vẫn âm thầm hy sinh. Tôi lo lắng về số phận của toán viễn thám. Trưa hôm sau, trong lúc Chuy đang bay đi tìm thì Trung tâm Hành quân Sư đoàn nhận được điện thoại của Trung tâm Hành quâ của Tiểu khu Kontum báo cáo có 4 quân nhân Sư đoàn 23 trở về, hiện đang ở xã Trung Nghĩa, trong đó có Chuẩn úy Trưởng toán bị thương ở bả vaị Khoảng 2 giờ chiều, toán tiền đồn của Trung đàn 53 báo cáo có 3 binh sĩ thuộc Đại đội 23 Trinh sát trở về, trong đó có 1 người bị thương!
Có điều đặc biệt là Quốc Thánh chỉ ứng cơ với các sự kiện có liên quan đến Đại đội 23 Trinh sát mà thôị Dĩ nhiên Quốc Thánh còn ứng cơ trong một vài trường hợp nữa nhưng cũng vẫn chỉ liên quan đến các hoạt động của các toán viễn thám, và cũng vẫn khá chính xác mà tôi không muốn nêu ra đâỵ Câu chuyện ứng cơ này được nhiều người biết tới, và đã có nhiều lời bàn tán cho rằng Quốc Thánh chính là anh hồn của Tướng Trương Quang Ân, nguyên Tư lịnh Sư đoàn 23 Bộ binh chứ không ai khác. Người ta dẫn ra rằng khi còn sống, ông là vị Tư lịnh có thiện cảm với đại đội trinh sát hơn bất cứ vị Tư lịnh nàọ Ông và phu nhân (nguyên là 1 nữ quân nhân) bị mất trong 1 tai nạn máy bay khi đang chỉ huy hành quân trong một cuộc hành quân tại Quảng Đức.
Tháng 7/74, khi rời chức vụ Trưởng Phòng 3, trở lại với Trung đoàn 44, với nhiệm vụ mới, tôi không còn theo dõi câu chuyện ly kỳ này nữạ Mãi cho tới khoảng tháng 1/75, sau buổi họp hành quân tại BTL Sư đoàn ở Hàm Rồng, Đại úy Miêng kêu tôi ra nói chuyện riêng. Anh hỏi tôi :
– Ông còn nhớ chuyện ngài Quốc Thánh không?
– Nhớ chứ! Tôi trả lời.
Miêng nói :
– Có chuyện naỳ lạ lắm, để tôi kể ông nghẹ Rồi Miêng tiếp :
– Chắc ông còn nhớ vụ mình thả viễn thám ở Kontum chứ gì? Từ sau thời gian Sư đoàn kéo về hành quân ở Quảng Đức, rồi trở về Ban Mê Thuột, Quốc Thánh nhập cơ một hai lần gì đó, rồi bẵng đi gần 3 tháng. Mới đây, hôm thứ 6 tuần trước, Quốc Thánh lại nhập cơ và báo cho biết VC đang kéo về hướng Ban Mê Thuột rất đông. Khi được hỏi từ hướng nào, ngài bảo hướng Tây và hướgn Bắc. Ngài còn bảo :”Tụi nó có ý muốn đánh Ban Mê Thuột”.
Tôi cười :
– Thế sao theo tin tức tình báo ông vừa thuyết trình thì VC đang tập trung thay quân giữa Công Trường 9 kéo từ Bình Long lên với Sư đoàn 320, có thể kéo trở ra Bắc để tái bổ sung và tái huấn luyện?
Cùng lúc ấy Trung tá Chuy đi tới, tôi quay lại hỏi Miêng :
– Chuy biết việc này chưa?
Miêng bảo :
– Tôi có kể cho Chuy nghe rồị
Tôi hỏi Chuy :
– Ông nghĩ thế nào về vụ VC có thể đánh Ban Mê Thuột?
Chuy nói :
– Tin tức từ Quân doàn và Tiểu khu Đắc Lắc cho biết có nhiều dấu hiệu địch tập trung quân đông lắm, có thể chúng sẽ mở cuộc tấn công qui mô như kiểu năm 1972. Đó là điều có thể xảy ra lắm chứ.
Chúng tôi nói vài câu chuyện vãn rồi chia taỵ Tôi lên máy bay trực thăng trở về BCH Hành quân của tôị
Khoảng 1 tuần lễ sau, Trung đoàn 45 bắt được 1 tù binh CSBV tên Sính, anh ta đã khai toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Ban Mê Thuột, như tôi đã kể ở phần đầụ Trung tá Chuy và Đại úy Miêng đã đích thânthẩm vấn và ghi chép đầy đủ bản cung từ của Sính. Có điều lạ là kế hoạch tấn kích của VC gần như rất trùnh hợp với kế hoạch chúng đã tấn công vào đây năm 1968 (Tết Mậu Thân). Chỉ có sự khác biệt là lần này, theo lời Sính cung khai, chúng có sử dụng xe tăng trong mũi tấn công từ hướng Đông Bắc. Dĩ nhiên, tin tức mật này được báo cáo đầy đủ lên BTL Quân đoàn.
Về vụ Qyuốc Thánh, ông có nhập cơ lần cuối cùng vào khoảng nửa đêm, bây giờ ông không nhắc về chuyện thời sự nữạ Ông nói với viên Thượng sĩ già chỉ huy hậu cứ rằng tình hình đã muộn rồi, không còn cứu vãn được nữa, ông sẽ không còn ở lại với đơn vị trinh sát, ông sẽ đi vào một ngôi chùa nào đó.
24 tiếng đồng hồ sau thì cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột mở màn. Cũng từ đó, tôi không còn được nghe kể về Quốc Thánh nữạ Quả thật, trong đời sống thường nhật có biết bao điều kỳ bí mà không ai có thể giải thích được, người ta chỉ có thể tiếp nhận bằng đức tin. Dấu hiệu về biến cố Ban Mê Thuột đã được thông báo trước đến những người chỉ huy Quân đoàn 2 bằng cả tin tức tình bà’o và tiếng nói huyền bí, nhưng không hiểu tại sao thành phố này đã không được phòng thủ một cách chu đáo, bị thất thủ 1 tới giai doạn xoay vần. Chúng ta chỉ còn biết dừng lại ít phút để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh một cách oan uổng và cầu cho vong linh họ được siêu thoát.
Ngô Văn Xuân
Nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2010/03/31/vai-bi%E1%BA%BFn-c%E1%BB%91-d%E1%BA%B1ng-sau-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-tay-nguyen/

Thứ Tư, ngày 23 tháng 4 năm 2014


Hình ảnh xưa :1975 dân Nam chạy Giặc CS Bắc Việt

Xem tiếp:

Hình ảnh xưa :1975 dân Nam chạy Giặc CS Bắc Việt 

http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/xem-tiep-hinh-anh-xua-1975-dan-nam-chay.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét