Chiến Tranh Việt Nam Và Một Vài Con Số
Lý Thái Xuân sưu tầm
Tình cờ trong lúc đi tìm nguồn gốc một tấm ảnh tài liệu trên trang mạng tiếng Anh http://www.stripes.com/news/special-reports/vietnam-at-50,
bất chợt thấy hiện ra một màn ảnh nhỏ, tựa đề là VIETNAM IN SIX WORDS
(Việt Nam trong 6 chữ) mà ta có thể đọc từng câu trả lời khác nhau. Sáu
chữ đầu tiên mà tôi thấy là: The darkest place in the world (Bill Lutonsky) "Nơi đen tối nhất thế giới" của
Bill Lutonsky. Thế mà dân ta sống trong nơi tăm tối đó, không phải chỉ
có hơn 20 năm dưới thời Mỹ, mà còn trăm năm trước nữa, và ngàn năm
trước. Thoát ra khỏi màu đen tối đó hả chẳng phải là một kỳ tích hay
sao?Dưới đó có thêm một màn ảnh nhỏ: FIGHTING VIETNAM IN NUMBERS (giao tranh ở Việt Nam qua các con số),
- Có khoảng từ 5 đến 7.8 triệu tấn bom của Hoa Kỳ bỏ trên Việt Nam
- 77 ngày, bao vây Khe Sanh từ ngày 21 tháng 1 1968. Đó là một trong những trận chiến đổ máu nhiều nhất và dài nhất ở Việt Nam.
- Những cô gái điếm kiếm được 850 Đô La mỗi tháng ở Sài Gòn, có tiếng là Thành Phố Tội Lỗi (known as Sin City). Trong lúc lương cảnh sát Việt Nam chỉ được 25 Đô La một tháng. Mỹ gọi Sài Gòn là thành phố tội lỗi trong lúc người miền Nam cứ khoe tít mắt với nhau để tự sướng "Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông."
- Từ 2.1 đến 4.8 triệu người Việt bị ở trong môi trường có Chất Độc Da Cam.
- Có 58,220 (58 ngàn 220) quân nhân Mỹ tử trận trong đó có 8 phụ nữ.
- Có 1 nhà nhiếp ảnh quân đội được thưởng Huy Chương Danh Dự cho Việt Nam. Đó là William T. Perkins Jr.
- Có 12,000,000 (12 triệu) Gallons (1 gallon = 4 lít) thuốc khai quang Chất Độc Da Cam do Mỹ rải trên 10
phần trăm diện tích miền Nam từ năm 1961 đến 1971. Ở nguồn tài liệu khác, nói từ 17 đến 19 triệu gallons.
- Có 1,641 quân nhân Hoa Kỳ mất tích (gọi là POW/MIA.)
- Có 92,500,000 (92 triệu, 5 trăm ngàn) dân Việt vào năm 2014. Hơn 2 phần 3 con số đó sinh sau chiến tranh.
(theo http://www.stripes.com/news/special-reports/vietnam-at-50)
Một anh bạn đã nhắc, còn bốn triệu người Việt mất mạng nữa. Tôi tra thêm để có những con số đen như sau:
- Khoảng 1.5 triệu quân nhân (1.1 triệu liệt sĩ miền Bắc và 310 ngàn quân nhân miền Nam) Việt Nam hy sinh.
- Từ 1 đến 4 triệu dân thường Việt Nam thiệt mạng, và
- Khoảng 3 triệu ảnh hưởng chất độc da cam.
(theo Wiki, Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam)
Lính Mỹ và gái mại dâm, thời Chiến tranh Việt Nam, tháng Chín năm 1967 tại Sài Gòn, Việt Nam (getty images)
Máy bay trải thảm chất độc khai quang lên Việt Nam (trích blog.cleveland.com)
Mong lắm.
Lý Thái Xuân
Nguồn: http://sachhiem.net/LTX/LyThaiLS2.php
Xem thêm
- những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam (Daily News)
- Những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam - Thấy rồi sẽ không bao giờ quên (pinterest)
Hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) - mấy vấn đề bàn luận
Mùa Xuân năm 1975, “cuộc chiến tranh dài ngày nhất trong lịch sử nước Mỹ” kết thúc. Sau 40 năm, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ có nhiều biến đổi, từ đối đầu sang đối thoại, từ quan hệ thù địch sang quan hệ bạn bè, từ đối tượng sang đối tác, rồi phát triển thành quan hệ đối tác toàn diện (2013). Những thế hệ mới người Việt Nam được sinh ra và lớn lên chiếm 75% dân số. Cuộc sống tưởng như đã trở lại bình yên với sự hồi sinh của màu xanh trên khắp mọi miền đất nước. Nhưng, hậu quả chiến tranh vẫn còn hiển hiện, từ thương tích trên cơ thể những cựu chiến binh và dân thường, những bệnh tật và dị tật của nạn nhân chất độc hoá học, đến sự ly tán trong nhiều gia đình; từ những thảm thực vật hoàn toàn biến dạng, đến những vùng đất bị nhiễm độc hoặc có bom mìn còn sót lại... Nhân dân Việt Nam vẫn đang phải gồng sức trong cuộc vật lộn với hậu quả khắc nghiệt của chiến tranh.Cho dù 40 năm đã đi qua, việc khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn là điều mà những bên tham chiến đều phải quan tâm giải quyết. Việt Nam đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo môi trường, rà phá bom mìn, chăm lo thực hiện các chính sách xã hội... Nhưng vấn đề vẫn còn ở phía trước. Tuy Chính phủ và nhân dân Việt Nam không yêu cầu bất cứ một chính phủ nào phải xin lỗi vì đã đưa lực lượng quân sự tới Việt Nam và gây ra những hậu quả chiến tranh nghiêm trọng đối với đất nước này, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, nhất là khi tính tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, trong điều kiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã và đang được hoà giải, từ chỗ là kẻ thù không đội trời chung trở thành đối tác toàn diện và còn tiếp tục phát triển theo hướng trở thành đối tác chiến lược toàn diện, thì với lương tâm, trách nhiệm đạo lý và pháp lý, với tinh thần nhân văn, tình thương yêu, quý trọng cuộc sống con người, vấn đề hậu quả chiến tranh Việt Nam, một vấn đề do quá khứ để lại nhưng không bị lãng quên, có thể và cần phải được sự quan tâm giải quyết tích cực hơn nữa từ nhiều phía, nhất là từ Chính phủ Hoa Kỳ.
1. Sự tổn thất về sinh mạng vì những mục tiêu đối lập nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong chiến tranh
Tiến hành cuộc chiến xâm lược Việt Nam, một cuộc chiến tranh dài ngày nhất trong lịch sử nước Mỹ, các chính quyền Mỹ qua 5 đời Tổng thống (Aixenhao, Kenơđy, Giônxơn, Nichxơn, Pho) với lý do đảm bảo “an ninh quốc gia”, nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt nằm trong “thế giới tự do”, đối lập với “phe cộng sản”, đã huy động một lực lượng lớn quân Mỹ và 5 nước đồng minh của Mỹ trực tiếp tham chiến[1], sử dụng hầu hết các chiến lược chiến tranh (trừ chiến tranh tổng lực), hầu hết vũ khí hiện đại (trừ vũ khí hạt nhân) với những khoản chi phí chiến tranh khổng lồ[2]. Trong lịch sử chiến tranh thế giới, Việt Nam là đất nước bị ném nhiều bom nhất. Số bom Mỹ ném xuống Việt Nam gần gấp 3 tổng số bom sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ thứ hai, trong cái gọi là chính sách "lunarization" (mặt trăng hóa)[3].
Nghiêm trọng hơn, Mỹ đã sử dụng vũ khí hoá học, tiến hành khai quang rừng núi và đồng ruộng ở miền Nam bằng chiến dịch Ranch Hand[4], biến nhiều vùng rừng núi nhiệt đới rậm rạp với nhiều tầng thực vật khác nhau ở miền Nam Việt Nam thành đồi, núi trọc; biến nhiều vùng rừng ngập mặn thành các bãi hoang trống, triệt hạ các căn cứ của Quân Giải phóng và du kích; hủy diệt mùa màng, nhằm cắt nguồn tiếp tế của lực lượng cách mạng; đồng thời cưỡng bức, dồn dân vào các trại tập trung hoặc những vùng do Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà kiểm soát[5].
Vì độc lập tự do, cả dân tộc Việt Nam anh dũng đứng lên chiến đấu, nêu cao quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế, nhân dân Việt Nam phải trải qua những tổn thất, hy sinh vô bờ bến.
Có nhiều tài liệu trong và ngoài nước viết về hậu quả chiến tranh ở Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà những con số cụ thể chưa trùng khớp, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là hậu quả đó hết sức nặng nề đối với tất cả các bên tham chiến.
Tùy theo nguồn tin, có từ 3 đến 5 triệu người Việt Nam bị chết trong chiến tranh, hàng triệu người khác bị thương và tàn tật. Những người còn sống tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra, trong đó tỷ lệ dị dạng bẩm sinh ở Việt Nam là cao nhất thế giới[6].
Số liệu về thương vong của phía Việt Nam được chính thức công bố gần đây nhất là gần 2 triệu thường dân chết; hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (bao gồm cả Quân Giải phóng miền Nam) có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh trong những trường hợp khác nhau (trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, gặp tai nạn, ốm đau trên đường hành quân), 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh. Trong số hy sinh, có 300.000 quân nhân chưa tìm được hài cốt[7]. Tính chung 30 năm chiến tranh cách mạng chống xâm lược Pháp và Mỹ (1954-1975) và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống Khơ me Đỏ và Trung Quốc xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (1978-1979), cùng một số chiến dịch chống thổ phỉ và FULRO), Việt Nam có trên 1.140.000 liệt sĩ[8].
Những tổn thất về con người đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ không phải nhỏ. Theo danh sách của Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ[9], và Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam, tổng số thương vong của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157 quân, trong đó có 58.168 người chết trong lúc giao tranh (kill in action)[10]. Ngoài ra còn có 1.875 người mất tích (tính đến năm 2004). Trong số 58.168 người Mỹ tử trận, có 7.878 sĩ quan. Trong số sĩ quan chết trận, có 426 tư lệnh và sĩ quan chỉ huy (37 người cấp tướng). Sự tổn thất về nhân mạng của Mỹ ở Việt Nam đã vượt số tương vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh Triều Tiên[11]. Trong số 303.704 người bị thương, có 153.329 người bị thương nặng phải nằm bệnh viện dài ngày. 20.000 người Mỹ chắc chắn đã nhiễm chất da cam do Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Ngoài ra còn có gần 350.000 cựu binh khác (15% tổng số) bị giải ngũ một cách không vinh dự, không được bảo đảm việc làm, không được tôn trọng và tin cậy sau khi về nước. Quân đội các nước đồng minh của Mỹ cũng chịu nhiều thương vong ở Việt Nam[12].
Bên cạnh những tổn thất về sinh mạng, lính Mỹ còn phải chịu những mất mát nặng nề về tinh thần. Hàng trăm ngàn lính Mỹ khi về nước đã mắc nhiều chứng rối loạn tâm thần do bị chấn thương tâm lý bởi những nỗi khiếp sợ họ gặp ở Việt Nam (thường được người Mỹ gọi là Hội chứng Việt Nam); khoảng 200 ngàn lính Mỹ đã mắc nghiện ma túy trong những ngày ở Việt Nam[13]. Đó là những chấn động lớn về tâm lý và tình cảm của người Mỹ nói chung và các cựu chiến binh Mỹ nói riêng. Bên cạnh đó, những tổn thương về tâm lý ở họ còn biểu hiện rõ ràng là thường xuyên trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử. Hàng chục năm sau chiến tranh, những triệu chứng bệnh đó vẫn còn tồn tại.
Trong thời gian chiến tranh, có hơn 6 triệu người Mỹ sinh sống trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam, hậu quả là gần nửa triệu con lai Mỹ ra đời, nhiều người trong đó không biết rõ cha mình là ai, nhiều người phải sống trong các cô nhi viện cả trong và sau cuộc chiến.
Những tổn thất về con người không phải là cơ sở để khẳng định bên nào thắng hay thua trong chiến tranh, nhưng chắc chắn Việt Nam phải chịu nhiều đau thương, tổn thất nhất vì những vũ khí hiện đại và cường độ đánh phá ác liệt của quân đội Mỹ.
2. Hậu quả đau đớn kéo dài nhiều thế hệ của chiến tranh hoá học, nhất là chất độc màu da cam/điôxin
Chất
độc da cam vẫn đang phá hủy sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người
dân Việt Nam, tạo nên nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ. Những đứa trẻ vô
tội, tật nguyền, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống thì sức
khoẻ, trí tuệ và cả hình hài đều không bình thường. Những sinh linh vô
tội ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn của người thân, gia đình và toàn xã
hội[14]. Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai bàn về Chất độc hóa học diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và tác hại lâu dài của nó đối với thiên nhiên và con người
được tổ chức tại Hà Nội (1993), nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới
khẳng định: “Chất độc da cam của Mỹ đã hủy diệt thiên nhiên cây cỏ, hủy
diệt sức khỏe con người, gây nhiều bệnh tật nặng nề, gây nên nhiều biến
đổi gien di truyền qua mẹ hoặc qua bố, gây tai biến sinh sản, quái
thai, dị dạng, dị tật của nhiều đứa con sinh ra, gây các bệnh ung thư…”[15].
Ở Việt Nam, có khoảng 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra, do cha mẹ của chúng bị phơi nhiễm chất da cam. Khoảng ba triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm điôxin trong chiến tranh và ít nhất có một triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chất độc da cam. Nhiều người trong số họ là các cựu chiến binh. Những người khác thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba. Nhiều người trong những nạn nhân này sống ở những vùng lân cận với các căn cứ quân sự của Mỹ trước đây, nhất là Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), khu vực sân bay Đà Nẵng, nơi vẫn còn tồn đọng một lượng lớn chất độc da cam.
Theo Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Đà Nẵng, thành phố có trên 5.000 người bị nhiễm điôxin, trong số đó có hơn 1.400 trẻ em, phần lớn bị dị tật nặng, không thể tự chăm sóc được mình[16].
Theo giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Phó chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam (VAVA), “hậu quả do chất độc da cam gây ra tồi tệ hơn nhiều so với tất cả những gì mà người ta nghĩ tới khi chiến tranh kết thúc”[17]. Hiện vẫn còn những đứa trẻ sinh ra bị dị tật do tác động của loại chất độc này. Những nạn nhân chất độc da cam đang phải sống đau đớn vì bệnh tật. Những người làm cha mẹ vẫn muốn có một mái ấm gia đình và hưởng hạnh phúc có con, những người con tật nguyền phải từng giây, từng phút chống đỡ với dị tật bẩm sinh. Mặc dù vậy, họ vẫn yêu cuộc sống, vẫn khát khao được thấy ánh sáng mặt trời, vẫn hi vọng vào những điều tốt đẹp và muốn làm được việc hữu ích.
Việc sử dụng chất độc hóa học đã cướp đi sự sống và quyền sống bình thường của con người. Theo ước tính, có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới Việt Nam với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam[18].
Một kết quả xét nghiệm được công bố ngày 25-8-2012 cho biết, 100% mẫu máu của 62 người sống ở hai quận Hải Châu và Thanh Khê (gần sân bay Đà Nẵng), được chọn ngẫu nhiên, không có trong danh sách nạn nhân chất độc da cam, không có biểu hiện bị nhiễm điôxin như những nạn nhân khác, đều nhiễm chất độc điôxin. Đây là kết quả được tiến hành từ năm 2006, do Dự án khảo sát và giải quyết ô nhiễm điôxin tại Đà Nẵng (DDAMP), Quỹ Ford tài trợ, do các thành viên Công ty Tư vấn Hatfield, Văn phòng 33 của Chính phủ và Bộ Y tế thực hiện. Kết quả đó hoàn toàn bất ngờ và cho phép nghĩ đến một con số người bị nhiễm chất độc vượt xa hơn rất nhiều so với mọi tính toán từ trước. Nhiều người dân muốn được xét nghiệm nhưng lo sợ vì kinh phí quá lớn, cũng như không biết phải bắt đầu từ đâu[19].
3. Những biến đổi môi trường sinh thái ở Việt Nam - sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh
Sự tàn phá môi trường do Mỹ gây ra lớn đến mức đã làm phát sinh một từ tiếng Anh mới, ecocide
(hủy diệt sinh thái). Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ tiến hành ở
Việt Nam một cuộc chiến tranh hoá học với quy mô lớn nhất trong lịch sử
chiến tranh thế giới. Chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong
chiến tranh Việt Nam nhằm làm rụng lá cây rừng để “vô hiệu hóa sự ngụy
trang của Việt Cộng” chứa một trong những chất độc hại nhất, chất điôxin
(TCCD) với nồng độ độc cao, từ 3 đến 4 mg/l. Khoảng 80 triệu lít chất
diệt cỏ và phát quang được rải xuống 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam
Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc màu da cam[20],
với thời gian bán phân huỷ ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn
nữa. Số lượng rất lớn chất độc hoá học với nồng độ cao, được rải đi rải
lại nhiều lần, không những đã làm chết các loài động, thực vật, mà còn
gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ
sinh thái tự nhiên. Toà án Bertrand Roussel cũng như Hội nghị Pari năm
1970 lần đầu tiên tố cáo trước dư luận thế giới sự tàn khốc của cuộc
chiến tranh hoá học của Mỹ tại Việt Nam; gọi đó là "cuộc chiến tranh huỷ
diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con người"[21].
Các chất độc hóa học đã được rải từ vĩ tuyến 17 tới tận mũi Cà Mau, tập trung ở nhiều nơi khác nhau như: khu vực hàng rào điện tử Mắc Namara (thuộc tỉnh Quảng Trị), A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), khu Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và Cà Mau.
Môi trường ô nhiễm điôxin ở Việt Nam rất rộng, chỉ tính riêng ở khu vực sân bay Đà Nẵng đã có tới 73 000 mét khối đất và trầm tích bị nhiễm điôxin[22]. Ước tính có khoảng 366 kg điôxin được phun rải xuống miền Nam Việt Nam, chủ yếu là vùng nông thôn. Dấu vết của điôxin vẫn được tìm thấy trong đất ở hầu hết các vùng bị nhiễm nặng - khoảng 25 “điểm nóng”. Chất điôxin đã gây tác động nặng nề tới môi trường và dân cư địa phương. Các nghiên cứu tại một vài điểm nóng như sân bay A So (Thừa Thiên – Huế), Đà Nẵng, Biên Hòa chỉ ra rằng, chất điôxin vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới sức khỏe người dân sống tại các vùng này.
Sự phá hủy cảnh quan tự nhiên trong chiến tranh là điều không mới mẻ, nhưng phạm vi của sự phá hủy tự nhiên trong chiến tranh Việt Nam là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại.
Quân đội Mỹ đã tàn phá môi trường trên quy mô rộng lớn và kéo dài trong nhiều năm, một cách đồng bộ, làm cho nhiều hệ sinh thái tự nhiên với diện tích rộng lớn ở Việt Nam bị phá hủy. Trước chiến tranh, rừng miền Nam Việt Nam có diện tích bao phủ là 10,3 triệu ha. Diện tích các khu vực bị phun rải chiếm 24% diện tích Nam Việt Nam, 86% lượng chất độc hóa học được rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải lên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Hơn 2 triệu ha đất rừng đã bị phá hủy. Theo các chuyên gia môi trường, tác động của chất độc hóa học rất đa dạng, phá hủy trên 150.000 ha rừng ngập mặn và khoảng 130.000 ha rừng tràm của vùng châu thổ sông Mê Kông và hàng trăm nghìn ha đất rừng nội địa.
Chất diệt cỏ rải với nồng độ cao không chỉ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong đất, làm cho đất bị cằn cỗi, mà với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, các khu rừng rất khó có thể tự phục hồi được.
Kết quả bước đầu cho biết, trên 3,3 triệu ha đất đai tự nhiên bị rải chất độc (với chiều rộng băng rải là khoảng 1.000m), trong đó rừng nội địa bị tác động nặng nề với nhiều mức độ khác nhau, làm tổn thất trên 100 triệu m3 gỗ, trong đó vùng Đông Nam Bộ là một vùng có trên 50% diện tích tự nhiên bị tác động. Chiến khu D, Chiến khu C, rừng Bời Lời, rừng Củ Chi... là những vùng đã bị rải hàng triệu lít chất độc cùng với hàng triệu tấn bom đạn, trong đó có nhiều khu rừng đã bị triệt phá hoàn toàn như khu Mã Đà, thuộc tỉnh Đồng Nai, khu Phú Bình, Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước[23].
Khoảng 10 đến 15 triệu hố bom, chiếm 1% diện tích rừng Nam Việt Nam, gây nên sự bất ổn mặt đất, làm cho đất dễ bị xói mòn do mưa. Hậu quả này còn tác động xấu tới 28 lưu vực sông ở miền Trung Việt Nam: Có 16 lưu vực, trong đó rừng bị phá hủy chiếm tới 30% tổng diện tích tự nhiên; 10 lưu vực mất 30 – 50% diện tích rừng, và 2 lưu vực mất hơn 50%. Hầu hết các con sông này đều ngắn và chảy theo địa hình phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới các khu vực hạ lưu. Hàng mấy chục năm sau khi chiến tranh kết thúc, lũ lụt vẫn thường xuyên tàn phá lưu vực các sông Hương, Thạch Hãn, Hàn, Thu Bồn, Trà Khúc, Côn, Vệ, Cầu và Ba, dẫn tới thiệt hại lớn về người và của. Những hậu quả bi thảm đó vẫn còn dai dẳng kéo dài chưa có hồi kết[24].
Chiến tranh kết thúc, nhưng trên cả nước Việt Nam có khoảng 66.000 km2 còn tồn đọng vật liệu bom, mìn. Ước tính có khoảng hơn 600.000 tấn bom mìn đang tồn tại dưới mặt đất, rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Số bom mìn được tháo gỡ mới chỉ được khoảng 20%. Bình quân mỗi năm khoảng 20.000 ha đất được rà phá. Với tiến độ này, phải 300 năm nữa mới có thể loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ. Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vẫn tiếp tục gây tổn thất nặng nề về sinh mạng, tài sản, đời sống của người dân, cướp đi mạng sống của 10.529 người, làm 12.231 người bị thương, trong đó 25% là trẻ em lứa tuổi từ 14 trở xuống, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế – xã hội[25].
4. Những cố gắng của Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh
Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với quan điểm nhân đạo và hòa bình, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách đối với thương binh liệt sĩ, chăm sóc gia đình binh sĩ bị tử nạn, đối xử nhân đạo với tù hàng binh, thương xót những người lính Pháp bị tử vong. Với tinh thần yêu chuộng hoà bình giữa các dân tộc và tư tưởng nhân đạo, Hồ Chí Minh viết:
"Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh.
Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong.
Than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người"[26].
Người nhắc nhở chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đối xử tử tế, nhân đạo với
tù binh, khoan dung, độ lượng với những người lầm đường lạc lối.
Sau
30 năm chiến tranh (1945-1975), Việt Nam đã nỗ lực khắc phục hậu quả
chiến tranh. Chính phủ và nhân dân Việt Nam ra sức tìm kiếm và quy tập
hài cốt liệt sĩ về các nghĩa trang, chăm sóc thương binh, gia đình liệt
sĩ, chăm lo nuôi dưỡng nạn nhân chất độc da cam, rà phá, tháo gỡ bom
mìn, tìm kiếm người Mỹ mất tích...
Nhiều chính sách khắc phục hậu quả chiến tranh được Chính phủ Việt Nam ban hành: Quyết định số 16 (5-2-2004) Về trợ giúp đối với hộ gia đình có từ hai người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hóa học; Quyết định số 120 (5-7-2004) Về
một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị
hậu quả do nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam; Nghị định số 54 (25-5-2006) Về
hướng dẫn điều kiện để làm căn cứ xem xét giải quyết chế độ đối với
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ… Đặc biệt, ngày 1-6-2012, Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 651 về
kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020. Mục tiêu cơ bản là giải quyết
hậu của chất độc hóa học với môi trường và con người, trong đó xử lý
triệt để chất độc hóa học tại vùng ô nhiễm nặng; 100% người tham gia
kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế
độ, chính sách đối với người có công; trồng mới 300.000 ha rừng trên đất
trống, đồi trọc do chất độc hóa học gây ra…
Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ các hội hữu nghị với Việt Nam của các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Hội đồng Hòa bình thế giới, Ủy ban Hòa bình Braxin, Hiệp hội Hòa Tài của Trung Quốc, Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Hội cựu chiến binh thương tật do chất độc da cam Hàn Quốc (KAOVA), Hội cựu chiến binh Mỹ vì hòa bình (VFP), các tổ chức Vận động cứu trợ và trách nhiệm dối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam ở Mỹ (VAORRC), Nhịp cầu hòa bình hữu nghị giữa Nam Osaka và châu Á của Nhật Bản (NPO-MOA), Hòa bình xanh của Ấn Độ (GIS), Vì trẻ em dioxin của Pháp, Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và đại sứ quán một số nước ở Hà Nội…
Tuy nhiên, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết những hậu quả chiến tranh nói chung và nạn nhân chất độc da cam nói riêng.
Trong sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, một số hậu quả chiến tranh đã được hai bên hợp tác giải quyết.
Về vấn đề tháo gỡ bom mìn, ngày
10-11-2006, tại Trụ sở Trung tâm Công nghệ xử lý Bom mìn (BOMICEN), Bộ
tư lệnh công binh tại Hà Nội, đại diện BOMICEN và Qũy cựu chiến binh Mỹ
tại Việt Nam (VVAF) đã ký kết giai đoạn II dự án "Điều tra, kiểm sát và
đánh giá tác động của bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam". Tham
gia lễ ký có đại diện các quan chức cấp cao hai chính phủ Việt Nam, Hoa
Kỳ, các đại sứ quán Australia và Bỉ, các cơ quan tổ chức hữu quan. Đây
là một phần của nỗ lực giữa các bên trong việc khắc phục hậu quả chiến
tranh. Dự án này bắt đầu được tiến hành từ năm 2001 tại 344 trên tổng số
549 xã của ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Trị. Kết thúc giai đoạn I
của dự án (2002) cho kết quả là: tháo dỡ bom mìn trên 421 hecta diện
tích đất đai, phát hiện và xử lý an toàn 6.205 bom mìn, vật nổ các loại.
Giai đoạn II của dự án tiếp tục triển khai ở ba tỉnh trên và mở rộng
thêm 133 xã ở Thừa Thiên - Huế và Nghệ An. Số tiền tài trợ cho giai đoạn
II này khoảng 1 triệu USD, trong đó phía VVAF tài trợ 850.000 USD. Đại
sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Micheal Marine, nói: "đây là sự kết thúc của một
chương và mở ra một chương mới trong sự hợp tác giữa hai nước" và dự án
"là nỗ lực để giải quyết một phần di sản của cuộc chiến trong thế kỷ
trước". Những người lính từ hai chiến tuyến đã cùng bắt tay cam kết,
cùng nhau quay trở lại chiến trường xưa nơi họ từng tham chiến, phối hợp
"di dời và hủy bỏ những tàn dư của chiến tranh, để đất đai Việt Nam lại
có thể được sử dụng, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt
Nam"[27].
Về vấn đề chất độc da cam,
khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần
Đức Lương yêu cầu Chính phủ Mỹ “nhận trách nhiệm để giúp rà phá mìn và
giải độc các căn cứ quân sự trước đây của Mỹ ở Việt Nam và giúp đỡ các
nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.
Sáng 16-12-2006, Bộ Tài nguyên Môi trường, Đại sứ quán Mỹ và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tại Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ về chương trình sức khỏe và xử lý môi trường trong vấn đề giải quyết chất độc da cam ở Việt Nam.
Theo đó, Quốc hội Mỹ phân bổ 6 triệu USD trong năm 2007 và 2009 cho
chương trình này. Theo Đại sứ Mỹ Michael Michalak tại Việt Nam, bản ghi
nhớ đánh dấu một mốc quan trọng và một cấp độ cam kết mới trong việc
cùng nhau tìm các giải pháp mới và sáng tạo cho một vấn đề phức tạp[28].
Tháng 2-2007, sau khi nghiên cứu thực tế tại sân bay Đà Nẵng, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Marine xác nhận có nhiễm độc điôxin và phía Mỹ đã có những động thái tích cực hơn trong việc xử lý chất độc da cam[29]. Các quỹ Ford, Bill & Melinda Gates và Atlantic Philanthropies của Mỹ đã tài trợ cho dự án xây dựng các công trình chống lan tỏa tạm thời tại sân bay Đà Nẵng; xây dựng phòng thí nghiệm điôxin; nghiên cứu các công nghệ sinh học tẩy độc điôxin tại sân bay Đà Nẵng; lượng hóa toàn bộ ô nhiễm, phơi nhiễm và đề xuất biện pháp giảm thiểu từ năm 2010 đến năm 2012… Từ ngày 9-8-2012, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) là đối tác cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam triển khai dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng", kéo dài đến năm 2016 bằng việc xúc khoảng 73 000 mét khối đất và trầm tích đưa vào đun nóng để tẩy rửa chất độc[30].
Góp phần giải quyết hậu quả chất độc da cam/điôxin, nhóm đối thoại Việt - Mỹ đã xây dựng kế hoạch 10 năm (2010 - 2019), với kinh phí 300 triệu USD, thực hiện qua 3 giai đoạn. Mục tiêu chính là làm sạch đất bị nhiễm dioxin, khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá và mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/điôxin. Đánh giá về những nỗ lực từ phía Mỹ trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, ông Lê Kế Sơn, Chủ tịch Ủy ban cố vấn hỗn hợp Mỹ - Việt về chất độc da cam/điôxin nói: “Từ việc không hợp tác gì đến việc hợp tác khoa học, sau đó đi lấy mẫu điôxin xác định nồng độ ô nhiễm, xây dựng phương pháp xử lý và giúp đỡ nạn nhân. Có thể nói đó là các bước đi tích cực trong quan hệ hai nước và chúng ta cũng ghi nhận sự tích cực đó từ phía Mỹ”[31].
Nguồn viện trợ của Mỹ trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/điôxin ở Việt Nam ngày càng tăng: 3 triệu USD/ năm (2007, 2009), 15 triệu USD (2010); 34 triệu USD để tẩy độc sân bay Đà Nẵng (2011); 44 triệu USD (hai năm 2012, 2013) để tiếp tục xử lý điểm nóng chất độc da cam/điôxin tại Đà Nẵng. Bà KC Choe, Giám đốc Phòng Môi trường và Phát triển xã hội của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khẳng định: “Những vùng bị ô nhiễm chất độc da cam/điôxin tại sân bay Đà Nẵng sẽ được làm sạch toàn bộ vào năm 2016. Đối với điểm nóng ô nhiễm chất độc da cam/điôxin tại sân bay Biên Hòa[32], đang tiến hành các bước đánh giá tác động môi trường để đưa ra phương án xử lý”[33].
Góp phần khắc phục hậu quả của chất độc da cam/điôxin đối với con người, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ cho Chương trình trợ giúp toàn diện và tích hợp cho người khuyết tật bị phơi nhiễm bởi chất độc da cam
(chương trình diễn ra từ tháng 10-2012 đến tháng 9-2015). Mục tiêu
chính của chương trình là đào tạo công tác xã hội cho cán bộ quản lý và
các cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; xây dựng kế
hoạch hỗ trợ cho người khuyết tật, cải thiện chất lượng và tiếp cận của
các dịch vụ chuyên biệt dành cho người khuyết tật, gồm phẫu thuật chỉnh
hình, vật lý trị liệu, ngôn ngữ, hoạt động trị liệu; cải thiện chất
lượng các dịch vụ y tế công cộng nhằm ngăn ngừa và hạn chế mức độ nghiêm
trọng của khuyết tật, gồm giám sát dị tật bẩm sinh, sàng lọc sau sinh,
phát hiện ung thư, các dịch vụ tư vấn phụ nữ trước lúc mang thai nhằm
làm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
5. Cần nhiều hơn nữa tính nhân văn và trách nhiệm trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả chiến tranh không hề biến mất, trở thành những vấn đề xã hội, luôn đòi hỏi được giải quyết vừa cấp bách vừa lâu dài.
Vẫn còn đó một khối lượng lớn bom mìn chưa nổ nằm rải rác trên khắp nước Việt Nam, luôn đe doạ cuộc sống con người, mà với tiến độ như hiện nay, cần có 3 thế kỷ nữa để gỡ bỏ.
Vẫn còn đó những vùng đất sau 40 năm vẫn tồn dư chất độc điôxin ngoài mức cho phép đang gây tác hại đến sản xuất và đời sống cộng đồng cư dân.
Vẫn còn đó hàng trăm nghìn hài cốt quân nhân nằm lại trên hầu khắp các chiến trường, hàng trăm nghìn bộ hài chưa xác định được danh tính.
Những con người đang mang trong mình chất đọc hoá học đã và chưa được xác định vẫn từng ngày từng giờ cần sự chăm sóc y tế về sức khoẻ và bệnh tật. Ở Việt Nam, với diện tích đất đai nhiễm độc rộng, số lượng người nhiễm độc rất cao, việc xác định chính xác những ai đã bị ảnh hưởng bởi chất độc điôxin là việc vô cùng khó khăn, vì phải tiến hành xét nghiệm cho từng người với chi phí khoảng 1.000 USD/người/lần[34]. Mặc khác, do tính chất phức tạp của cơ chế gây bệnh và những điều kiện theo dõi và chẩn đoán, Việt Nam chưa thể xác định đầy đủ số nạn nhân chất độc hóa học, chứ chưa nói tới điều kiện chăm sóc sức khoẻ. Nhiều người đã chết vì những bệnh tật không được chẩn đoán rõ. Có nhiều người chỉ mới ở thời kỳ ủ bệnh, nghĩa là chỉ mới có những biến đổi về chuyển hóa và thay đổi gen mà chưa biểu hiện ra bên ngoài.
Ngoài ra, sau chiến tranh, những người vốn ở hai bên chiến tuyến, trong đó có những người cùng một gia đình, cùng một dòng họ, cũng không dễ chữa lành những vết thương về tình cảm, về tâm lý. Hơn 1 triệu quân nhân và hàng triệu nhân viên dân sự của Việt Nam Cộng hoà với những suy tư khác nhau và vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến con cháu. Để giải quyết tốt những vấn đề này đòi hỏi phải có những chính sách xã hội cụ thể và lâu dài.
Cho dù vấn đề hậu quả chiến tranh đã và đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm giải quyết, nhưng không thể hoàn thành trong một sớm một chiều vì không đủ nguồn lực, từ cơ chế chính sách đến nhân lực, từ trang thiết bị công nghệ đến nguồn tài chính…
Cùng với những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới, nhất là từ phía Chính phủ Hoa Kỳ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ đó còn rất khiêm tốn so với hậu quả nghiêm trọng mà quân đội Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, những hỗ trợ mới chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề môi trường, còn việc phát hiện và chăm sóc sức khỏe, cuộc sống cho nạn nhân chất độc da cam/điôxin vẫn còn rất hạn hẹp. Nhiều người đã qua đời vì không đủ thời gian chờ đợi.
Nỗi đau về hậu quả chiến tranh vẫn ám ảnh những người đang sống một khi chưa được giải quyết triệt để trên thực tế.
Nỗ lực của nhân dân Việt Nam với mong muốn khép lại quá khứ đau thương đã được sự chia sẻ của nhiều tổ chức và cá nhân, trong đó có cả những người Mỹ, những giảng viên, sinh viên đại học và cả cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam...
Tháng 3-2005, một nhóm sinh viên và cán bộ giảng dạy của trường Đại học Ohio Wesleyan (OWU) đến Việt Nam trong kỳ nghỉ Xuân để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc của mình đối với các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam. Jennie Brunsdon, 21 tuổi nói: “Tôi rất vui mừng khi tham gia đội tình nguyện này. Nhưng điều thú vị hơn cả là tôi được chia sẻ thời gian và tình cảm của mình với trẻ em bị tật nguyền. Hãy làm tất cả những điều tốt đẹp mà bạn có thể, bằng tất cả những phương tiện mà bạn có, bằng tất cả những cách mà bạn làm được, tại mọi nơi mà bạn có thể đến cho tất cả mọi người có thể gặp… Đó là phương châm của tôi”. Về những ấn tượng khi gặp các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam tại Làng Hòa Bình Thanh Xuân, Làng Hữu nghị Vân Canh (Hà Nội)... Jennie Brundson, nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi được chơi với các em nhỏ tật nguyền, các em là nạn nhân chất độc da cam. Sự vui vẻ, tự tin của các em nhỏ tại những nơi tôi đến đã giúp tôi phần nào bớt đi sự buồn bã vì những gì mà Chính phủ Mỹ đã gây ra”[35].
Theo mạng "mySanAntonio.com", trang thông tin điện tử chính thức của vùng Nam Texas thuộc bang Texas, ông Jan C. Scruggs, người sáng lập và là Chủ tịch Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVMF), cho biết, rất nhiều cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam có ý thức hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhiều cựu binh Mỹ đã từng trở lại Việt Nam nhiều lần. Bản thân ông đã thăm Việt Nam 10 lần[36].
Nhiều nhà báo quốc tế đã đến Việt Nam đưa tin về những nạn nhân chất độc da cam. Nhà báo Tom Fawthrop của hãng BBC đã đến huyện Củ Chi, tận mắt chứng kiến cảnh nhiều nạn nhân chất độc da cam và viết bài về họ.
Dưới đầu đề "Hậu quả chiến tranh vẫn bao trùm Việt Nam", báo Thế giới trẻ của Đức ngày 26-9-2010 có bài viết nhằm kêu gọi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Bài báo nêu rõ hậu quả tức thì khi nhiễm chất độc này là những biểu hiện của ngộ độc, có thể gây tử vong. Chất này còn gây hại cho những phụ nữ mang thai, gây đẻ non, sảy thai, khuyết tật bẩm sinh và thiểu năng. Ngoài ra, chất độc còn gây ra những bệnh về tim, ung thư và thần kinh.
Bài báo kêu gọi giới chức Mỹ thừa nhận những hậu quả do loại chất độc hại mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam thời chiến tranh này gây ra đối với người dân Việt Nam và bồi thường thích đáng cho các nạn nhân Việt Nam[37].
Chính
phủ Hoa Kỳ, các nhà khoa học và các công ty sản xuất hóa chất Hoa Kỳ
đều thừa nhận chất độc da cam/điôxin gây nhiều tác hại cho sức khỏe con
người[38]. Ngày 6-1-1991, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush ban hành Luật chất độc màu da cam
nhằm giải quyết những phức tạp liên quan đến các cựu chiến binh bị phơi
nhiễm bởi chất diệt cỏ - như chất độc màu da cam chẳng hạn – được sử
dụng trong kỷ nguyên Việt Nam[39].
Đây là động thái đầu tiên của chính quyền Mỹ trong việc bày tỏ sự quan
tâm tới vấn đề nhân đạo đối với người bị nhiễm chất độc da cam. Tuy
nhiên, Luật chất độc màu da cam năm 1991 chỉ hỗ trợ cho những cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm độc, không mở rộng cho cựu chiến binh và dân thường Việt Nam.
Trong cơ chế đối thoại và hợp tác toàn diện, Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có thể giải quyết những hậu quả của chiến tranh với tinh thần khép lại quá khứ đau thương và kiến tạo một mô hình hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Chính phủ Việt Nam không yêu cầu bất cứ một chính phủ nào phải xin lỗi vì đã đưa lực lượng quân sự tới tham gia chiến tranh và gây hậu quả nghiêm trọng đối với đất nước Việt Nam. Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, một khi tính tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, thì với tinh thần nhân văn, với tình thương yêu, quý trọng cuộc sống con người, với trách nhiệm đạo lý và pháp lý, vấn đề hậu quả chiến tranh Việt Nam cần được giải quyết tích cực hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American War and Military Operations Casualties: Lists and Statistics, Congressional Research Service, 26-2-2010, Available online.
2. Lê Cao Đài: Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam – tình hình và hậu quả, Nxb. Hà Nội, 1999,
3. Vũ Lê Thảo Chi: “Cuộc chiến âm thầm”, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005.
4. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), t. 8, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2008.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
6. Nỗi đau da cam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
7. Nick Malloni, "Agent of Destruction," Far Easten Economic Review, 7 December 1989.
8. Nhiều tác giả: Chất độc da cam – Thảm kịch và di họa, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2004.
9. J.M. Stellman, S.D. Stellman, Richard Christian, Tracy Weber, Carrie Tomasalle: The extent and patterns of usage of orange and other herbicides in Vietnam – Nature, 3003, vol. 422.
10. Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: Đề cương tuyên truyền 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961 – 10-8-2011), Hà Nội, 2011
11. Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-1-2010.
12. Peter Korn, "The Persisting Poison," The Nation, 8 April 1991.
13. Lockard, 239. Craig A. Lockard, "Meeting Yesterday Head-on:The Vietnam War in Vietnamese, American, and World History",
14. Journal of World History, Vol. 5, No. 2, 1994, University of Hawaii Press
15. Tin nhanh Việt Nam (VNExpress), ngày 25-8-2012.
19. https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh
* Trưòng ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
[1]
Mỹ huy động tới 6.000.000 lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3
triệu người) chiếm 68% bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ, 32% không quân
chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 40% hải quân… chỉ để phục vụ cho
riêng chiến tranh Việt Nam.
[2]
Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam lên đến khoảng 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến
chống nghèo đói ở Mỹ thời gian đó. (https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh). Những
nguồn thông tin và cách tính khác nhau, đưa đến những số liệu khá đa
dạng, dao động từ 515 tỷ đến 1647 tỷ đôla. Theo tính toán của Lầu Năm
Góc, chi phí cho chiến tranh Việt Nam gấp 2,6 lần giá trị toàn bộ hệ
thống đường sá giữa các bang Hoa Kỳ (số liệu năm 1972), gấp 2,5 lần tiền
Mỹ viện trợ cho tất cả các nước kém phát triển trong 25 năm, ngốn 70%
tiền chuẩn chi cho quốc phòng Mỹ từ năm 1967 đến năm 1972. Riêng năm
1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lên đến
khoảng 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống nghèo đói
ở Mỹ thời gian đó.
[3]
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Kennedy tuyên bố: Mỹ quyết định dùng chất
diệt cỏ và các kỹ thuật tân kỳ khác để kiểm soát tình hình miền Nam
Việt Nam. Ngày 10-8-1961, quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc hóa học xuống
miền Nam Việt Nam bằng máy bay Fairchild C123 và C130. Ngày
20-11-1961, J. Kenenedy chính thức phê chuẩn tiến hành chiến dịch khai
quang đồng ruộng và rừng núi, chiến dịch Ranch Hand. Lockard, 239. Craig
A. Lockard, "Meeting Yesterday Head-on:The Vietnam War in Vietnamese,
American, and World History", Journal of World History, Vol. 5, No. 2, 1994, University of Hawaii Press, pp. 227-270.
[4] Lê Cao Đài: Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam – tình hình và hậu quả, Nxb. Hà Nội, 1999, tr. 11; Nhiều tác giả: Chất độc da cam – Thảm kịch và di họa, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 43-44.
[5] Vũ Lê Thảo Chi: “Cuộc chiến âm thầm”, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr. 1209.
[6] Nick Malloni, "Agent of Destruction," Far Easten Economic Review, 7 December 1989, pp. 38-39; Peter Korn, "The Persisting Poison," The Nation, 8 April 1991, pp.440-45.
[7] Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), t. 8, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2008, tr. 436.
[8] Thống kê này nêu ra tổng số liệt sĩ của Việt Nam nhưng không nêu rõ số liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam 1954-1975. http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=37685.
[9]
Tháng 11-1982, Chính phủ Hoa Kỳ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh
Việt Nam để tưởng niệm những công dân Mỹ đã chết ở Việt Nam, bản danh
sách ban đầu gồm 57.939 người, trong đó có 37 cấp tướng.
[10]
Riêng những hậu quả về con người: Tính từ giữa năm 1961 đến năm 1974,
đã có tổng số 57.259 người Mỹ đã tử trận ở Việt Nam. Nếu tính theo toàn
bộ thời gian cuộc chiến, từ năm 1954 đến 1975 thì có tổng số 58.168
người Mỹ đã chết ở Việt Nam. http://kienthuc.net.vn/
[11] https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh
[12]
Quân đội Hàn Quốc: 5.099 tử trận, 11.232 bị thương, 4 mất tích trong
chiến đấu; Quân đội Thái Lan: 351 tử trận, 1.358 bị thương; Quân đội Niu
Dilân: 55 tử trận, 212 bị thương…, dẫn theo KOREA military army official statistics, 28- 8- 2005.
[13] American War and Military Operations Casualties: Lists and Statistics, Congressional Research Service, ngày 26-2-2010, Available online.
[14]
Theo Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam (VAVA), hiện có khoảng 150.000 trẻ em bị
dị dạng ngay từ khi mới sinh ra, do cha mẹ của chúng bị phơi nhiễm chất
da cam, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh,
http://www.khoahoc.com.vn
[15] Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: Đề cương tuyên truyền 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961 – 10-8-2011), Hà Nội, 2011, tr.7.
[16] Tin nhanh Việt Nam (VNExpress), thứ bảy, ngày 25-8-2012.
[17] http://viet.vietnamembassy.us
[18]
Kết luận của nhóm P2 của Hội nghị Quốc tế năm 1983 có 22 nước tham dự
như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật, Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary, Úc
v.v… về hậu quả lâu dài của các chất diệt cỏ và trụi lá đã được sử dụng
tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh đã khẳng định: có 5 khuyết tật
bẩm sinh thường thấy ở Việt Nam nhưng hiếm gặp hoặc không có tại các
nước khác: 1- Khuyết tật ống thần kinh, 2- Khuyết tật tay chân, 3-
Khuyết tật các giác quan như mắt, mũi…, 4- Song sinh dính, 5- Sứt môi,
chẻ vòm hầu. http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ttyh/bshkhkt/Dioxin.htm
[19] Báo Tin nhanh Việt Nam
(VNExpress) ngày 25-8-2012. Hướng giải quyết trước mắt, từ đầu tháng
9-2012, 25 người (đợt 1) sẽ được ra Bệnh viện 103 - Học viện Quân y (Hà
Nội) điều trị tẩy độc trên cơ thể bằng phương pháp Hubbard.
[20]
Năm 2003, J. M. Stellman, một nhà nghiên cứu về tác hại chất độc da cam
ở Việt Nam, cho rằng: số lượng dioxin quân đội Mỹ rải ở Việt Nam trong
những năm 1961-1971 có thể đạt tới 600 kg. Xem J.M. Stellman, S.D.
Stellman, Richard Christian, Tracy Weber, Carrie Tomasalle: The extent and patterns of usage of orange and other herbicides in Vietnam – Nature, 3003, vol. 422, pp. 681-687.
[22] Tin nhanh Việt Nam (VNExpress), ngày 25-8-2012.
[24] http://www.mon, Cống thông tin POPs Việt Nam (Bộ tài nguyên và Môi trường)
[25] https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh.
[26] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 457.
[27] http://vietbao.vn
[29]
Đến năm 2007, Bộ Ngoại giao và Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cung cấp
400 ngàn USD hỗ trợ kỹ thuật để cô lập dioxin tại căn cứ quân sự Đà
Nẵng. Từ năm 2008-2010, Hoa Kỳ phân bổ hơn 3 triệu USD cho các chương
trình y tế dành cho người khuyết tật ở Đà Nẵng. Đến 4-2010, gần 4.000
người khuyết tật và 3.000 thành viên trong gia đình và những người chăm
sóc người khuyết tật đã được hưởng lợi từ chương trình này. Xem
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov.
[30] Tin nhanh Việt Nam (VNExpress), ngày 25-8-2012.
[31] Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-01-2010
[32]
Ngày 10-3-2014, tại Hội thảo công bố kết quả đánh giá bổ sung thực
trạng ô nhiễm chất độc da cam/dioxin ở sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) được
tổ chức tại Hà Nội, ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng,
Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Tại sân bay Biên
Hòa, năm 2006, đã chôn lấp được khoảng 94.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin. Năm 2014, số đất và trầm tích nhiễm dioxin còn lại là 240.000 m3 (nhiều gấp 3 lần khối lượng dioxin ở sân bay Đà Nẵng, hơn 30 lần so với sân bay Phù Cát), http://vava.org.vn.
[33] http://vava.org.vn
[34] Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-1-2010, tr. 6.
[36] http://viet4phuong.com
[37] http://www.mofahcm.gov.vn
[38]
Các công ty hoá chất đã bồi thường cho cựu chiến binh Hoa Kỳ 250 triệu
USD năm 1985. Cựu chiến binh Hoa Kỳ và con cái họ được điều trị miễn phí
về một số bệnh tật đã được khẳng định là do chất độc da cam/điôxin gây
ra. http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ttyh/bshkhkt/Dioxin.htm
[39] http://www.presidency.ucsb.edu
Việt-Mỹ: Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh Việt Nam
Thứ Năm, 20/03/2014 08:09
Sáng 16/12/2013, tại
Hà Nội Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đại diện Chính phủ Mỹ và ông
Bùi Hồng Lĩnh Thứ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, Phó trưởng ban Chỉ
đạo nhà nước Chương trình 504 đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác khắc phục hậu quả
bom mìn sau chiến tranh Việt Nam.
Bản ghi nhớ nhằm mục tiêu thiết lập một
cơ chế lâu dài nhằm tăng cường hợp tác nhân đạo giữa các bên về khắc phục hậu
quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam thông qua trao đổi đoàn, tài liệu; tổ
chức các hoạt động đào tạo chung; nâng cấp thiết bị và công nghệ; hỗ trợ tài
chính và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế với những nội dung hợp tác cụ
thể như tăng cường các kỹ năng, kỹ thuật và chuyên môn quản lý; xây dựng năng lực;
chuyển giao, tiếp thu kinh nghiệm.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh đồng thời là Phó trưởng ban chỉ đạo nhà nước về chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của Việt Nam cho rằng, Bản ghi nhớ đóng vai trò quan trọng trong tăng cường hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đồng thời thúc đẩy và tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai nước trong bối cảnh hai nước vừa ra Tuyên bố chung về đẩy mạnh quan hệ.
Theo Đại sứ David Shear, việc ký kế biên bản ghi nhớ này là một bước quan trọng hiện thực hóa tầm nhìn chung của lãnh đạo hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh đồng thời là Phó trưởng ban chỉ đạo nhà nước về chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của Việt Nam cho rằng, Bản ghi nhớ đóng vai trò quan trọng trong tăng cường hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đồng thời thúc đẩy và tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai nước trong bối cảnh hai nước vừa ra Tuyên bố chung về đẩy mạnh quan hệ.
Theo Đại sứ David Shear, việc ký kế biên bản ghi nhớ này là một bước quan trọng hiện thực hóa tầm nhìn chung của lãnh đạo hai nước.
Việt-Mỹ: Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh Việt Nam
Bản ghi nhớ nhằm mục tiêu thiết lập
một cơ chế lâu dài nhằm tăng cường hợp tác nhân đạo giữa các bên về khắc
phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam thông qua trao đổi
đoàn, tài liệu; tổ chức các hoạt động đào tạo chung; nâng cấp thiết bị
và công nghệ; hỗ trợ tài chính và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc
tế với những nội dung hợp tác cụ thể như tăng cường các kỹ năng, kỹ
thuật và chuyên môn quản lý; xây dựng năng lực; chuyển giao, tiếp thu
kinh nghiệm.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi
Hồng Lĩnh đồng thời là Phó trưởng ban chỉ đạo nhà nước về chương trình
hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của Việt
Nam cho rằng, Bản ghi nhớ đóng vai trò quan trọng trong tăng cường hợp
tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đồng thời thúc đẩy và
tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai nước trong bối cảnh
hai nước vừa ra Tuyên bố chung về đẩy mạnh quan hệ.
Theo Đại sứ David Shear, việc ký kế biên
bản ghi nhớ này là một bước quan trọng hiện thực hóa tầm nhìn chung của
lãnh đạo hai nước.
Trần Minh
Nguồn: http://baochinhphu.vn/Gop-suc-khac-phuc-hau-qua-bom-min-sau-chien-tranh/VietMy-Hop-tac-khac-phuc-hau-qua-bom-min-sau-chien-tranh-Viet-Nam/188652.vgp
TT Obama: Ý thức về quá khứ nhưng tập trung vào tương lai Mỹ-Việt
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu trước cử tọa đa phần là những
người trẻ tuổi ở Hà Nội hôm 24/5. Ông nói ông ý thức về quá khứ giữa hai
nước nhưng tập trung vào tương lai, chú trọng tới thịnh vượng, an ninh,
nhân phẩm và cùng nhau tiến về phía trước. Phóng viên đài VOA An Tôn
tường trình từ Hà Nội.
Khoảng 2200 người, phần lớn là sinh viên, đã dành cho Tổng thống Mỹ
Barack Obama sự đón chào và ngưỡng mộ có thể sánh với những gì thường
dành cho các ngôi sao điện ảnh hoặc âm nhạc.
Hàng chục phút trước khi ông bước vào khán phòng, cử tọa đã hò reo và vỗ
tay nhầm trong chốc lát khi thấy một cận vệ người Mỹ gốc Phi của ông
bước vào.
Còn khi ông thực sự xuất hiện, tiếng hò reo và vỗ tay đã kéo dài nhiều
phút. Bài phát biểu dài chừng 30 phút của ông thường xuyên nhận được
những tràng vỗ tay khen ngợi.
Nhiều người đã suýt xoa, thích thú khi nghe Tổng thống Obama mở đầu bài
phát biểu bằng cách đề cập rằng thức ăn Việt Nam rất ngon và ông đã ăn
bún chả, uống bia Hà Nội, kèm theo vài lời cho hay chưa bao giờ nhìn
thấy nhiều xe máy như thế trong đời.
Bên cạnh những trải nghiệm đời thường, Tổng thống Mỹ nói ông tôn trọng
lịch sử lâu đời của Việt Nam. Thể hiện ông nắm được tinh thần của người
Việt, ông nêu ra hình ảnh cây tre và trích dẫn hai câu đầu trong bài thơ
Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt.
Rồi ông nói đến một phần quan trọng trong lịch sử hai nước, đó là quan
hệ Việt-Mỹ với những khúc ngoặt éo le từ năm 1945, khi Mỹ và những người
kháng chiến Việt Nam là đồng minh của nhau cùng chống sự chiếm đóng của
Nhật, rồi Chiến tranh Lạnh và nỗi sợ chủ nghĩa cộng sản đã làm hai nước
trở thành đối thủ của nhau.
Ông nhắc đến việc các cựu chiến binh và nhân dân hai nước đã thực hiện
nhiều nỗ lực để hòa giải, hàn gắn. Chính phủ Mỹ cũng có những chương
trình để khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, bao gồm rà phá bom
mìn chưa nổ, tẩy độc Chất Da cam/dioxin.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama nói dù ý thức về quá khứ song ông tập trung
vào tương lai, nhất là các khía cạnh gồm thịnh vượng, an ninh, nhân
phẩm và cùng nhau tiến về phía trước.
Ông chỉ ra rằng nhờ các nỗ lực của cả hai phía, giờ đây nhân dân hai
nước thân mật với nhau hơn bất cứ khi nào trong quá khứ. Tổng thống Mỹ
đã trích hai câu trong một bài hát của nhạc sỹ Văn Cao để mô tả tình cảm
của nhân dân hai nước dành cho nhau: “Từ nay người biết yêu người, từ
nay người biết thương người”.
Về mặt chính phủ, ông cho biết với Quan hệ Đối tác Toàn diện, chính phủ
hai nước cũng làm việc chặt chẽ ở mức chưa từng có trước đây.
Nhưng ông cho rằng Quan hệ Đối tác Toàn diện vẫn đang ở giai đoạn đầu,
song nó sẽ dẫn dắt mối quan hệ trong tương lai. Vào lúc ông sắp mãn
nhiệm, ông đã chia sẻ tầm nhìn của ông về tương lai của mối quan hệ
trong hàng thập kỷ nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét