Hồi ức về Trịnh Công Sơn vang ca trong thời khắc lịch sử
Lời tòa soạn: Ngày 30/4/1975, ông Nguyễn Hữu Thái (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) đã chứng kiến những sự kiện diễn ra ở Sài Gòn. Ông cũng là người đã cùng Đại đội trưởng Bùi Quang Thận cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập, người giới thiệu lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh trên Đài phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975…
Là một “người trong cuộc,” ông đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về những hành động của Đại tướng Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa trong ngày đất nước thống nhất trong cuốn sách “30.04.75.Sài Gòn - Sự kiện và đối thoại.”
Tiếp theo trích đoạn “Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng…,” báo điện tử VietnamPlus trân trọng giới thiệu những dòng hồi ức của ông về sự kiện nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hát vang bài ca “Nối vòng tay lớn” trên sóng Đài phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975. Nội dung này được in trong cuốn sách “30.04.75.Sài Gòn - Sự kiện và đối thoại.”
(Nguồn nội dung: Alpha Books cung cấp).
Xen kẽ vào các lời ghi âm sẵn phát đi phát lại nêu trên, chúng tôi tranh thủ kêu gọi đại diện đồng bào các giới đến lên tiếng trên làn sóng phát thanh.
Về phía nghệ sỹ thì nhạc sỹ Nguyễn Đức là người lên tiếng đầu tiên chào mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc và kêu gọi anh chị em nghệ sỹ yên tâm hợp tác với chính quyền cách mạng.
Có lẽ do nghe tiếng nói những người quen như tôi và Nguyễn Đức mà Trịnh Công Sơn mạnh dạn xuất hiện. Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, anh em sinh viên đưa anh vào.
Cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái nói lời giới thiệu:
“… Cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định và chúng tôi xin công bố là thành phố Sài Gòn đã được giải phóng lúc 12 giờ ngày hôm nay, 30/4/1975. Chúng tôi xin đồng bào hãy bình thản và bình tĩnh tiếp tục cuộc sống bình thường.
Quân đội cách mạng đã làm chủ hoàn toàn thành phố và hiện tại, chúng tôi (như thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn và toàn quốc đã biết) xin giới thiệu anh Sơn có thể nói vài lời và cũng là hát cho quý vị nghe một bài ngăn ngắn.”
Dương Văn Minh-Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân giải phóng. (Ảnh tư liệu TTXVN)
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chào mừng ngày độc lập và thống nhất:
“Tôi, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sỹ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta - đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này. Cũng như những điều mơ ước (của) các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất (thì) hôm nay, chúng ta đã đạt được những kết quả đó.
Tôi yêu cầu các văn nghệ sỹ cách mạng miền Nam Việt Nam này hãy hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Những kẻ đã ra đi, chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.
Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này là đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước của chúng ta. Chính phủ cách mạng lâm thời sẽ đến đây… những thái độ hòa giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để mà ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập.
Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này…
Hiện tại, chúng tôi đang ở đài phát thanh Sài Gòn và chúng tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng để đến đây góp tiếng nói, để lên tiếng, để tất cả mọi người đều yên tâm và tôi xin tất cả các anh em sinh viên, học sinh của miền Nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau, khóm phường đều kết hợp chặt chẽ để đón chờ Ủy ban Cách mạng lâm thời đến. Xin chấm dứt.
Tôi xin hát một bài. Hiện tại, ở trên đài không có đàn guitar. Tôi xin hát lại bài 'Nối vòng tay lớn.' Hôm nay, thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết.”
“Rừng núi dang tay nối lại biển xa. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất bao la, anh em ta về. Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời dộng, bàn tay ta nắm… nối tròn một vòng Việt Nam. Cờ nối gió đêm vui mỗi ngày. Dòng máu nối con tim đồng loại, dựng tình người trong ngày mới. Thành phố nối thôn xa vời vợi. Người chết nối linh thiêng vào đời và nụ cười nở trên môi.
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay. Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi. Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo, từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền biển xanh sông gấm. Nối liền một vòng Việt Nam.”
Bài hát ra đời từ mấy năm trước, nói lên giấc mơ của dân tộc nay mới trở thành hiện thực. Đây là bài hát đầu tiên được phát lên sóng của Đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng. Phải gần 20 năm sau, tôi mới gặp lại người bạn học cũ, gặp nhau trong ngày trọng đại.
Sau này, khi được nghe tiếng nói thật lòng của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ thì tôi càng thấy hết ý nghĩa cần thiết của tiếng hát Trịnh Công Sơn và bạn bè vào giờ phút lịch sử ấy:
“Bài hát đã có tác động làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc. Một sự kiện như thế thật quá trọng đại!” Đó là cảm giác ghi lại của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ khi tiến vào Sài Gòn trên chiếc xe Jeep Mỹ từ phía Củ Chi. Anh viết tiếp:
"'Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau trong bão lớn quay cuồng trời rộng…’
Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường có của chiến cuộc. Lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học. Chúng tôi tiến vào Sài Gòn… Chiến tranh bao giờ chẳng có mặt trái nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy mở ra cho cả hai bên nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng xuống một thời khắc dễ nổi cáu và nổi đóa.”
Buổi
ghi âm lời đầu hàng của tướng Dương Văn Minh tại Đài phát thanh Sài Gòn
trưa 30/4/1975. (Ảnh của nhà báo Kỳ Nhân, phóng viên Hãng thông tấn AP)
Sau đó, bộ đội đưa đoàn tướng Minh về lại Dinh Độc Lập. Tôi đích thân đứng ra điều hành buổi phát thanh cho đến 4 giờ chiều thì giao lại cho nhóm anh em sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn do tôi phải lên trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong) nơi đóng quân của ban chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn gặp ông Mai Chí Thọ.
Sinh viên chỉ giao lại đài phát thanh cho ban phát thanh giải phóng vào tối hôm đó./.
Tác giả Nguyễn Hữu Thái sinh năm 1940 tại Đà Nẵng. Ông nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964), một trong những người lãnh đạo sinh viên hoạt động tích cực trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam trong giai đoạn từ năm 1963-1975.Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/hoi-uc-ve-trinh-cong-son-vang-ca-trong-thoi-khac-lich-su/319871.vnp
Tập sách “30.04.75.Sài Gòn - Sự kiện và đối thoại” do Nhà xuất bản Thế giới và Công ty Cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) phát hành cuối tháng 4/2015.
Tựa đề “Hồi ức về Trịnh Công Sơn vang ca trong thời khắc lịch sử” do VietnamPlus đặt.
Gặp lại thủ lĩnh sinh viên Sài Gòn trước 1975- Huỳnh Tấn Mẫm
Thứ Sáu, 29/07/2011, 10:20 [GMT+7]
Chào
anh Huỳnh Tấn Mẫm! Hân hạnh được gặp lại anh. Bây giờ vào tuổi 70 nhưng
trông anh vẫn vui vẻ và nhanh nhẹn như xưa. Xin anh chia sẻ đôi nét về
hoạt động của anh trong các phong trào sinh viên học sinh yêu nước trước
năm 1975 tại Sài Gòn và sự lan tỏa của nó đến các đô thị miền Nam?
Như anh đã biết, các cao trào sinh viên học sinh đấu tranh vì dân sinh và hòa bình ở miền Nam Việt Nam là cuộc đấu tranh bằng máu và nước mắt đầy gian khổ và khốc liệt vô cùng. Những phong trào ấy góp phần quan trọng vào cuộc đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất Tổ quốc.
Các cao trào đấu tranh là quá trình đánh địch trong lòng địch. Do vậy
chúng ta phải thuyết phục và khéo léo dựa vào dân, ẩn hiện trong dân.
Chúng ta không quên ơn những người từng giúp đỡ, che chở chúng ta trong
suốt chặng đường gian khổ ấy.
Làm sao nhớ hết những gì mình đã làm và những đầy đọa của chính quyền Sài Gòn trước đây đối với lực lượng học sinh, sinh viên yêu nước, trong đó có bản thân tôi.
Tôi sinh năm 1942 tại ấp Tân Sơn thuộc xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định (bên trong Sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay). Sau này Pháp giải tỏa mở rộng sân bay, gia đình tôi phải dọn về ấp Tân Trụ, xã Tân Sơn Nhì nay là phường 15, quận Tân Bình. Gia đình tôi có 6 anh em, tôi là con trai áp út. Cha tôi vì không biết chữ nên chạy xe thảo mộ (xe ngựa) vào đường cấm bị bọn lính đánh đến chết. Má tôi góa bụa từ tuổi 33, ở vậy nuôi con. Gia đình quá nghèo, má tôi phải làm nghề bốc mộ nuôi con. Tôi vừa đi học vừa phụ giúp má. Tôi gốc họ Trần. Ông nội tôi là Trần Văn Khá, hồi đó làm Chủ tịch xã Tân Sơn Hòa nhưng bí mật tham gia Việt Minh, tổ chức góp vũ khí giúp Việt Minh. Khi phát hiện được việc làm của ông tôi, giặc Pháp đánh chết ông tại trụ sở xã Tân Sơn Hòa nay là Trường Ngô Sĩ Liên. Ba tôi là Trần Văn Đặng. Vì sợ bọn chúng theo dõi nên má tôi đã đổi họ Huỳnh của má cho một nửa số anh em tôi. Do vậy, tôi có tên là Huỳnh Tấn Mẫm từ đó. Tên khó gọi, do vậy nhiều lần thầy giáo dạy chữ Hán ở Trường Pétrus Ký bắt đổi tên nhưng má tôi không chịu vì đó là tên ba tôi đặt. Nhà nghèo không có tiền đi học, tôi được thầy Đội Chiêu thương nên dạy không lấy tiền. Năm ấy tôi đậu vào đệ thất (lớp 6) tại Trường Pétrus Ký với tỷ số 200/5.000 thí sinh. Thầy và má tôi mừng lắm. Gia đình chỉ có một mình tôi đi học, còn các anh chị đều làm thuê kiếm sống. Những năm trung học tại Trường Pétrus Ký, tôi luôn học giỏi và được học bổng, cũng đỡ phần cho má tôi.
Nhớ năm lên 7 tuổi, tôi được các anh, các chú cách mạng tin tưởng giao làm giao liên xã. Học trong trường, tôi được tổ chức giao nhiệm vụ rải truyền đơn. Nhiều lần tôi bị bắt hụt. Ngày còn học tiểu học ở trường thầy Chiêu, thầy có lập đoàn kịch cải lương, tôi được chọn đóng vai chính trong các vở: "Hận nước thù nhà”, “Cờ lau tập trận”, “Thần Kim Quy”, “Quang Trung đại phá quân Thanh”. Tôi đóng các vai chính đạt yêu cầu và có giọng hát cải lương hay, người dân xóm làng đều tưởng tôi lớn lên sẽ là kép chính của Sài Gòn.
Năm 1958, đang học đệ ngũ, tôi được kết nạp vào tổ chức bí mật do anh Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) lãnh đạo. Năm 1975, anh Sáu Chí là Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Tổ hoạt động gồm 3 người tại Trường Pétrus Ký: Tôi- Huỳnh Tấn Mẫm, anh Nguyễn Văn Lang và anh Lâm Xuân Lộc. Sau này, anh Lộc bị địch bắt, tra tấn rất dã man; anh Lang bị lộ, thoát ly vào chiến khu, chỉ còn lại mình tôi hoạt động. Trường Pétrus Ký nổi tiếng vì các phong trào đấu tranh cách mạng, như anh Trần Văn Ơn, đội quyết tử Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư... nên bọn cảnh sát luôn nhòm ngó.
Sau 7 năm học tại Trường Pétrus Ký, tôi đã thi đậu tú tài toàn phần, thi đỗ vào Trường Y khoa và Dược khoa. Sau tôi chọn học y khoa (1963).
Những người bạn thân ngày ấy có anh Nguyễn Hữu Anh- Tiến sĩ Toán, từng du học tại Mỹ; và các anh Nguyễn Hữu Anh, Ngô Vĩnh Long và Nguyễn Thái Bình đều đấu tranh chống Mỹ tại miền Nam. Năm 1972, anh Anh bị địch truy bắt phải trốn sang Canada; còn anh Bình bị trục xuất về nước và bị bắn chết tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Từ thời Ngô Đình Diệm qua Nguyễn Văn Thiệu, tôi đã bị bắt hơn 11 lần và chúng tra tấn rất dã man. Có lần tôi bị bắt cùng với các anh chị: Nguyễn Tần Á, Tôn Nữ Quỳnh Trân, Hồng Khắc Kim Mai và bác sĩ Phạm Đình Vỵ. Chúng đưa tôi qua giam tại an ninh quân đội và tra tấn dã man. Một thời gian không khai thác được gì, trước áp lực đấu tranh của quần chúng bên ngoài, chúng đã thả tôi và số anh em khác ra. Ngày 3-2-1966 tôi được kết nạp vào Đảng tại nhà chị Hai Kiều.
Học y khoa năm thứ 4 thì tôi bị bắt trong một cuộc biểu tình nên không được dự thi học kỳ I lên năm thứ 5. Ở kỳ II, tôi đạt điểm cao nhưng không được cấp học bổng nữa. Tôi phải đi dạy kèm để chuẩn bị cho niên học 1969-1970.
Năm 1968, tôi được bầu làm Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban Đại diện sinh viên Y khoa Sài Gòn. Ngày 2-8-1969, liên danh của tôi đã thắng cử Ban Chấp hành Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Sinh viên Nguyễn Văn Quý được bầu làm Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn và tôi Phó Chủ tịch Nội vụ Tổng hội. Hai tháng sau, sinh viên Nguyễn Văn Quý tốt nghiệp ra trường, tôi lên thay quyền Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” ra đời cùng với đoàn văn nghệ sinh viên- học sinh, qua các thời kỳ đoàn trưởng như: Bác sĩ Trương Thìn (1965), Tôn Thất Lập (1969), Trần Xuân Tiến (1973). Trong lúc đó Mỹ- Thiệu tài trợ kinh phí cho các đoàn văn nghệ tuyên truyền chống cộng như: Nguồn Sống, Tiên Rồng, Du Ca của Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang nhưng không thu hút được quần chúng bằng đoàn văn nghệ sinh viên- học sinh chúng tôi.
Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” đã được nhiều nhạc sĩ tham gia
như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh, Trương Thìn, Miên
Đức Thắng, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Phú Yên, La Hữu Vang, Nguyễn Xuân
Tân, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Nam, Trần Xuân Tiến, Phạm Trọng Cầu, Phạm
Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn với nhiều ca sĩ sinh viên được nhiều người ưa
thích như: Thanh Tuyền, Phương Bích, Phan Hữu Lương, Thủy Liên, Kim
Phượng, Mỹ Thành, Mỹ Chinh, Phùng Thị Thương…
Tháng 3-1970, tôi đang họp tại Đại học xá Minh Mạng, bỗng có tiếng loa từ phòng quản đốc gọi tôi vào phòng trực có người gặp. Tôi vừa ra đến nơi thì có một tên cảnh sát chìm đập vào gáy tôi ngất xỉu rồi cùng một người khác đưa lên xe Honda chở tôi chạy một đoạn rồi tống lên taxi đưa về Nha Cảnh sát Đô thành.
Chúng bịt mắt tôi lại rồi đánh tứ trụ. Chúng còn cho tôi nhìn thấy cảnh tra tấn dã man một số người khác để tôi sợ hãi. Tôi đã vượt qua bao nhiêu lần bị chúng châm điện chết đi sống lại.
Ngày 20-4-1970, chúng đưa tôi và 21 anh chị em sinh viên khác ra Tòa án Quân sự Mặt trận để xử. Sau ba lần xử, chúng không kết tội được gì vì có luật sư biện hộ và phong trào quần chúng đấu tranh. Chúng đã thả nhiều anh chị em ra. Tôi được phóng thích khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống.
Sau năm 1975, anh tiếp tục học tập và công tác như thế nào?
Sau năm 1975, tôi được về Trường Đại học Y khoa để học tiếp năm cuối. Khi học xong phần lý thuyết và đi thực tập thì tôi được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cử đi dự Festival Thanh niên thế giới tại Cu Ba năm 1976. Khi trở về, tôi nhận được tin tân hiệu trưởng không cho tôi thi tốt nghiệp. Ông đã nói với tôi: “Chính trị và chuyên môn là khác nhau, cậu nên theo con đường chính trị. Cậu đừng lấy danh hiệu bác sĩ đi làm chính trị. Nếu biết từ đầu, tôi bắt cậu học lại năm thứ nhất”. Bộ trưởng Y tế Vũ Văn Cẩn vào Sài Gòn công tác, tôi đã được giới thiệu gặp và trình bày. Sau nhiều lần được Bộ trưởng thuyết phục, ông hiệu trưởng xem lại học lực của tôi trước 1975 rồi nói Bộ trưởng ra quyết định để cho tôi thi tốt nghiệp vào năm 1980.
Năm 1976, tôi là Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh và được bầu vào Quốc hội khóa VI. Tôi được Thành đoàn và Trung ương Đoàn cử đi nhiều nước trên thế giới để cảm ơn sự ủng hộ của thanh niên và nhân dân các nước đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Sau năm 1980, tôi được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. Năm 1984 về nước, tôi tiếp tục công tác ở Trung ương Đoàn với chức danh Trưởng ban Mặt trận Thanh niên, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lúc này, anh Nguyễn Minh Triết là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, anh Lê Quang Vịnh là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tôi có đọc tờ báo Thanh Niên do Bác Hồ làm chủ bút thời trước cách mạng nên tôi trao đổi với anh Vịnh ra tờ báo Thanh Niên là diễn đàn của thanh niên như ngày hôm nay.
Tôi có mời anh Nguyễn Công Khế là bạn tù tại Chí Hòa với tôi về công tác ở Báo. Tôi là Tổng Biên tập đầu tiên (1986).
Năm 1990, tôi về công tác tại Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh. Hội đồng ý cho tôi mở phòng mạch khám miễn phí cho dân nghèo, nhất là các bà mẹ neo đơn. Tôi vận động các doanh nghiệp ủng hộ tiền để mua thuốc cấp phát cho bệnh nhân. Đến năm 1994, tình hình khan hiếm máu dự trữ tại các bệnh viện thực sự báo động, tôi đã cùng Hội Chữ thập đỏ tổ chức vận động hiến máu nhân đạo và đã thành công cho đến hôm nay.
Anh đã nhập cuộc vào công tác từ thiện bao giờ?
Năm 2004 tôi nghỉ hưu, về tham gia Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp- Anh hùng Lao động làm Chủ tịch. Anh Nghiệp muốn tôi đứng ra lập Chi hội Thiện Tâm. Đến 2005, Chi hội Thiện Tâm có 25 thành viên. Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo giao cho Chi hội Thiện Tâm nhiệm vụ vận động tài trợ mổ tim, hiến giác mạc, khám bệnh miễn phí, vận động hiến máu tình nguyện. Đến nay đã có trên 1.000 ca mổ tim cho bệnh nhân là trẻ em nghèo đã thành công.
Hiện nay tôi đã mở Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí tại số 214/25F Điện Biên Phủ thuộc phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh để dạy trẻ em bị bệnh tự kỷ, giúp những em này trở lại hòa nhập với gia đình và cuộc sống. Tôi có một phòng mạch tư, làm được bao nhiêu tiền cũng dành dụm bổ sung vào cho trường này. Hiện nay tôi không có phút nghỉ ngơi và thấy lòng mình nhẹ nhàng lắm. Qua anh cho tôi gửi lời thăm hỏi đến các anh chị em sinh viên phong trào trước đây. Tôi còn nặng lòng với họ, vì họ đã giúp đỡ tôi đứng vững trong thời bão lửa đã qua.
Xin cảm ơn anh Huỳnh Tấn Mẫm đã giành thời gian cho Báo Gia Lai. Chúc anh luôn luôn có sức khỏe để thực hiện ước mơ của mình!
Như anh đã biết, các cao trào sinh viên học sinh đấu tranh vì dân sinh và hòa bình ở miền Nam Việt Nam là cuộc đấu tranh bằng máu và nước mắt đầy gian khổ và khốc liệt vô cùng. Những phong trào ấy góp phần quan trọng vào cuộc đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất Tổ quốc.
Sinh viên-học sinh bị cảnh sát ngụy quyền ngăn chặn tại một số khu vực bằng hàng rào dây thép gai. Ảnh tư liệu |
Làm sao nhớ hết những gì mình đã làm và những đầy đọa của chính quyền Sài Gòn trước đây đối với lực lượng học sinh, sinh viên yêu nước, trong đó có bản thân tôi.
Tôi sinh năm 1942 tại ấp Tân Sơn thuộc xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định (bên trong Sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay). Sau này Pháp giải tỏa mở rộng sân bay, gia đình tôi phải dọn về ấp Tân Trụ, xã Tân Sơn Nhì nay là phường 15, quận Tân Bình. Gia đình tôi có 6 anh em, tôi là con trai áp út. Cha tôi vì không biết chữ nên chạy xe thảo mộ (xe ngựa) vào đường cấm bị bọn lính đánh đến chết. Má tôi góa bụa từ tuổi 33, ở vậy nuôi con. Gia đình quá nghèo, má tôi phải làm nghề bốc mộ nuôi con. Tôi vừa đi học vừa phụ giúp má. Tôi gốc họ Trần. Ông nội tôi là Trần Văn Khá, hồi đó làm Chủ tịch xã Tân Sơn Hòa nhưng bí mật tham gia Việt Minh, tổ chức góp vũ khí giúp Việt Minh. Khi phát hiện được việc làm của ông tôi, giặc Pháp đánh chết ông tại trụ sở xã Tân Sơn Hòa nay là Trường Ngô Sĩ Liên. Ba tôi là Trần Văn Đặng. Vì sợ bọn chúng theo dõi nên má tôi đã đổi họ Huỳnh của má cho một nửa số anh em tôi. Do vậy, tôi có tên là Huỳnh Tấn Mẫm từ đó. Tên khó gọi, do vậy nhiều lần thầy giáo dạy chữ Hán ở Trường Pétrus Ký bắt đổi tên nhưng má tôi không chịu vì đó là tên ba tôi đặt. Nhà nghèo không có tiền đi học, tôi được thầy Đội Chiêu thương nên dạy không lấy tiền. Năm ấy tôi đậu vào đệ thất (lớp 6) tại Trường Pétrus Ký với tỷ số 200/5.000 thí sinh. Thầy và má tôi mừng lắm. Gia đình chỉ có một mình tôi đi học, còn các anh chị đều làm thuê kiếm sống. Những năm trung học tại Trường Pétrus Ký, tôi luôn học giỏi và được học bổng, cũng đỡ phần cho má tôi.
Nhớ năm lên 7 tuổi, tôi được các anh, các chú cách mạng tin tưởng giao làm giao liên xã. Học trong trường, tôi được tổ chức giao nhiệm vụ rải truyền đơn. Nhiều lần tôi bị bắt hụt. Ngày còn học tiểu học ở trường thầy Chiêu, thầy có lập đoàn kịch cải lương, tôi được chọn đóng vai chính trong các vở: "Hận nước thù nhà”, “Cờ lau tập trận”, “Thần Kim Quy”, “Quang Trung đại phá quân Thanh”. Tôi đóng các vai chính đạt yêu cầu và có giọng hát cải lương hay, người dân xóm làng đều tưởng tôi lớn lên sẽ là kép chính của Sài Gòn.
Năm 1958, đang học đệ ngũ, tôi được kết nạp vào tổ chức bí mật do anh Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) lãnh đạo. Năm 1975, anh Sáu Chí là Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Tổ hoạt động gồm 3 người tại Trường Pétrus Ký: Tôi- Huỳnh Tấn Mẫm, anh Nguyễn Văn Lang và anh Lâm Xuân Lộc. Sau này, anh Lộc bị địch bắt, tra tấn rất dã man; anh Lang bị lộ, thoát ly vào chiến khu, chỉ còn lại mình tôi hoạt động. Trường Pétrus Ký nổi tiếng vì các phong trào đấu tranh cách mạng, như anh Trần Văn Ơn, đội quyết tử Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư... nên bọn cảnh sát luôn nhòm ngó.
Sau 7 năm học tại Trường Pétrus Ký, tôi đã thi đậu tú tài toàn phần, thi đỗ vào Trường Y khoa và Dược khoa. Sau tôi chọn học y khoa (1963).
Những người bạn thân ngày ấy có anh Nguyễn Hữu Anh- Tiến sĩ Toán, từng du học tại Mỹ; và các anh Nguyễn Hữu Anh, Ngô Vĩnh Long và Nguyễn Thái Bình đều đấu tranh chống Mỹ tại miền Nam. Năm 1972, anh Anh bị địch truy bắt phải trốn sang Canada; còn anh Bình bị trục xuất về nước và bị bắn chết tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Từ thời Ngô Đình Diệm qua Nguyễn Văn Thiệu, tôi đã bị bắt hơn 11 lần và chúng tra tấn rất dã man. Có lần tôi bị bắt cùng với các anh chị: Nguyễn Tần Á, Tôn Nữ Quỳnh Trân, Hồng Khắc Kim Mai và bác sĩ Phạm Đình Vỵ. Chúng đưa tôi qua giam tại an ninh quân đội và tra tấn dã man. Một thời gian không khai thác được gì, trước áp lực đấu tranh của quần chúng bên ngoài, chúng đã thả tôi và số anh em khác ra. Ngày 3-2-1966 tôi được kết nạp vào Đảng tại nhà chị Hai Kiều.
Học y khoa năm thứ 4 thì tôi bị bắt trong một cuộc biểu tình nên không được dự thi học kỳ I lên năm thứ 5. Ở kỳ II, tôi đạt điểm cao nhưng không được cấp học bổng nữa. Tôi phải đi dạy kèm để chuẩn bị cho niên học 1969-1970.
Năm 1968, tôi được bầu làm Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban Đại diện sinh viên Y khoa Sài Gòn. Ngày 2-8-1969, liên danh của tôi đã thắng cử Ban Chấp hành Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Sinh viên Nguyễn Văn Quý được bầu làm Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn và tôi Phó Chủ tịch Nội vụ Tổng hội. Hai tháng sau, sinh viên Nguyễn Văn Quý tốt nghiệp ra trường, tôi lên thay quyền Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” ra đời cùng với đoàn văn nghệ sinh viên- học sinh, qua các thời kỳ đoàn trưởng như: Bác sĩ Trương Thìn (1965), Tôn Thất Lập (1969), Trần Xuân Tiến (1973). Trong lúc đó Mỹ- Thiệu tài trợ kinh phí cho các đoàn văn nghệ tuyên truyền chống cộng như: Nguồn Sống, Tiên Rồng, Du Ca của Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang nhưng không thu hút được quần chúng bằng đoàn văn nghệ sinh viên- học sinh chúng tôi.
Sinh viên- học sinh bị cảnh sát ngụy quyền đàn áp và bắt đi. Ảnh tư liệu |
Tháng 3-1970, tôi đang họp tại Đại học xá Minh Mạng, bỗng có tiếng loa từ phòng quản đốc gọi tôi vào phòng trực có người gặp. Tôi vừa ra đến nơi thì có một tên cảnh sát chìm đập vào gáy tôi ngất xỉu rồi cùng một người khác đưa lên xe Honda chở tôi chạy một đoạn rồi tống lên taxi đưa về Nha Cảnh sát Đô thành.
Chúng bịt mắt tôi lại rồi đánh tứ trụ. Chúng còn cho tôi nhìn thấy cảnh tra tấn dã man một số người khác để tôi sợ hãi. Tôi đã vượt qua bao nhiêu lần bị chúng châm điện chết đi sống lại.
Ngày 20-4-1970, chúng đưa tôi và 21 anh chị em sinh viên khác ra Tòa án Quân sự Mặt trận để xử. Sau ba lần xử, chúng không kết tội được gì vì có luật sư biện hộ và phong trào quần chúng đấu tranh. Chúng đã thả nhiều anh chị em ra. Tôi được phóng thích khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống.
Sau năm 1975, anh tiếp tục học tập và công tác như thế nào?
Sau năm 1975, tôi được về Trường Đại học Y khoa để học tiếp năm cuối. Khi học xong phần lý thuyết và đi thực tập thì tôi được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cử đi dự Festival Thanh niên thế giới tại Cu Ba năm 1976. Khi trở về, tôi nhận được tin tân hiệu trưởng không cho tôi thi tốt nghiệp. Ông đã nói với tôi: “Chính trị và chuyên môn là khác nhau, cậu nên theo con đường chính trị. Cậu đừng lấy danh hiệu bác sĩ đi làm chính trị. Nếu biết từ đầu, tôi bắt cậu học lại năm thứ nhất”. Bộ trưởng Y tế Vũ Văn Cẩn vào Sài Gòn công tác, tôi đã được giới thiệu gặp và trình bày. Sau nhiều lần được Bộ trưởng thuyết phục, ông hiệu trưởng xem lại học lực của tôi trước 1975 rồi nói Bộ trưởng ra quyết định để cho tôi thi tốt nghiệp vào năm 1980.
Năm 1976, tôi là Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh và được bầu vào Quốc hội khóa VI. Tôi được Thành đoàn và Trung ương Đoàn cử đi nhiều nước trên thế giới để cảm ơn sự ủng hộ của thanh niên và nhân dân các nước đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Sau năm 1980, tôi được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. Năm 1984 về nước, tôi tiếp tục công tác ở Trung ương Đoàn với chức danh Trưởng ban Mặt trận Thanh niên, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lúc này, anh Nguyễn Minh Triết là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, anh Lê Quang Vịnh là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tôi có đọc tờ báo Thanh Niên do Bác Hồ làm chủ bút thời trước cách mạng nên tôi trao đổi với anh Vịnh ra tờ báo Thanh Niên là diễn đàn của thanh niên như ngày hôm nay.
Tôi có mời anh Nguyễn Công Khế là bạn tù tại Chí Hòa với tôi về công tác ở Báo. Tôi là Tổng Biên tập đầu tiên (1986).
Năm 1990, tôi về công tác tại Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh. Hội đồng ý cho tôi mở phòng mạch khám miễn phí cho dân nghèo, nhất là các bà mẹ neo đơn. Tôi vận động các doanh nghiệp ủng hộ tiền để mua thuốc cấp phát cho bệnh nhân. Đến năm 1994, tình hình khan hiếm máu dự trữ tại các bệnh viện thực sự báo động, tôi đã cùng Hội Chữ thập đỏ tổ chức vận động hiến máu nhân đạo và đã thành công cho đến hôm nay.
Anh đã nhập cuộc vào công tác từ thiện bao giờ?
Năm 2004 tôi nghỉ hưu, về tham gia Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp- Anh hùng Lao động làm Chủ tịch. Anh Nghiệp muốn tôi đứng ra lập Chi hội Thiện Tâm. Đến 2005, Chi hội Thiện Tâm có 25 thành viên. Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo giao cho Chi hội Thiện Tâm nhiệm vụ vận động tài trợ mổ tim, hiến giác mạc, khám bệnh miễn phí, vận động hiến máu tình nguyện. Đến nay đã có trên 1.000 ca mổ tim cho bệnh nhân là trẻ em nghèo đã thành công.
Hiện nay tôi đã mở Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí tại số 214/25F Điện Biên Phủ thuộc phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh để dạy trẻ em bị bệnh tự kỷ, giúp những em này trở lại hòa nhập với gia đình và cuộc sống. Tôi có một phòng mạch tư, làm được bao nhiêu tiền cũng dành dụm bổ sung vào cho trường này. Hiện nay tôi không có phút nghỉ ngơi và thấy lòng mình nhẹ nhàng lắm. Qua anh cho tôi gửi lời thăm hỏi đến các anh chị em sinh viên phong trào trước đây. Tôi còn nặng lòng với họ, vì họ đã giúp đỡ tôi đứng vững trong thời bão lửa đã qua.
Xin cảm ơn anh Huỳnh Tấn Mẫm đã giành thời gian cho Báo Gia Lai. Chúc anh luôn luôn có sức khỏe để thực hiện ước mơ của mình!
Xuân Trường (thực hiện)
Nguồn: http://baogialai.com.vn/channel/1744/201107/gap-lai-thu-linh-sinh-vien-sai-gon-truoc-1975-huynh-tan-mam-2085015/
Tài Liệu CIA: Thế Lực Chính Trị Của Phật Giáo Ấn Quang
by Thursday, 05.03.2012, 12:00am (GMT-7)
Nhân
mùa Quốc Hận 30-4, vinh danh cố TT yêu nước Ngô Đình Diệm, vị TT vì
dân vì nước đã vị quốc vong thân, và toàn bộ Anh Linh của VNCH.
Kính
gởi phần tài liệu 13 trang của Sở Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ. Tài liệu
được dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ [kèm hình ảnh của các hãng thông
tấn.]
Chủ đề: "Phẩm định về thế lực chính trị của nhóm Phật Giáo phản
loạn trong thời điểm bầu cử hiện thời kéo dài đến hết tháng 9 năm
1967."
~~//~~
Trần Tú Uyên phiên dịch từ tài liệu của USMACV.
(Tổng cộng 13 trang tiếng Anh) -- Nguyên gốc tài liệu tìm ở đây: http://www.vietnam.ttu.edu/ virtualarchive/items.php?item= 04109128007 <<< Xem tài liệu của HK phổ biến.
Sở Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ
Tài Liệu Tình Báo Truyền Tin Bằng Đường Giây Nóng.
Tình trạng số: NLJ92465
Hồ sơ của thư viện MBJ số: 27
Hồ sơ lưu trữ của cơ quan MORI: 13197:13197
Ngày báo cáo: Ngày mồng 4 tháng Năm, 1967
Số truyền tin: 59488
Quốc Gia: Nam Việt Nam, Sài Gòn 4 19292
DOI
Chấp thuận cho phổ biến vào ngày 8/4/1993
Chủ
đề: Phẩm định về thế lực chính trị của nhóm Phật Giáo phản loạn trong
thời điểm bầu cử hiện thời kéo dài đến hết tháng 9 năm 1967.
ACQ: Sài Gòn, Việt Nam.
Nguồn tài liệu:
1.3(a)(4) Phẩm định lực lượng Phật Giáo Cực Đoan Nổi Loạn và Phật Giáo Ôn Hòa,
ưu
điểm và nhược điểm của họ, và kế hoạch cũng như chủ đích trong thời kỳ
bầu cử sắp tới. Đây không phải là sự phán quyết chính thức của cơ quan
hay phân bộ. Tài liệu tượng trưng cho sự nhận xét của nhân viên Sở Trung
Ương Tình Báo Hoa Kỳ căn cứ theo dữ kiện mà họ thu thập được trong thời
điểm của bản báo cáo nàỵ
1. Tóm lược:
Hiện tình của Phong
Trào Phật Giáo Nổi Loạn chống chính quyền Quốc Gia đang ở vị thế ít đe
dọa cho sự ổn định chính trị ở Miền Nam hơn là những thời điểm từ năm
1963 trở về trước. Chính quyền Quốc Gia Việt Nam có một hệ thống tình
báo rất hữu hiệu trong các hoạt động của các tổ chức Phật Giáo Nổi Loạn,
và sự kiểm soát chừng mực của chính quyền cũng được tính toán cẩn thận
để kềm chế tình trạng mà không đi đến sự phản ứng quá đáng, có thể đưa
đến hậu qủa là có thể xảy ra tình trạng xáo động nghiêm trọng.
Thích
Trí Quang, ở thời điểm này, là lãnh tụ duy nhất của phe Loạn Đảng Phật
Giáo Việt Nam và cũng là kẻ duy nhất có đủ cơ động và khả năng để khích
động điều hành những cuộc phiến loạn chống Chính Quyền Quốc Gia. Cuộc
tranh giành quyền lực cá nhân giữa phe Phật Giáo Nổi Loạn Quá Khích và
phe ôn hòa lãnh đạo bởi Thích Tâm Châu hình như vẫn còn tiếp tục. Theo
sự phỏng đoán thì Thích Trí Quang có thể nắm trong tay khoảng 180,000
(một trăm tám mươi ngàn) lá phiếu trong khu vực mà hắn ta có quyền lực
mạnh nhất ở Miền Trung và Sài Gòn. Hắn ta có khả năng khích động và xúi
giục người khác và đệ tử của hắn hành động theo ý của y. Thế nhưng, đệ
tử của hắn nằm trong hệ thống Phật Giáo hình như trung thành và được rèn
luyện và quy về một nhóm khoảng chừng 600 sư sãi. Thích Tâm Châu được
sự ủng hộ của các Phật Tử gốc Miền Bắc di cư, mặc dù đa số sự ủng hộ này
có thể là do phản ứng chống lại hành vi thiên Cộng của bọn Phật Giáo
Nổi Loạn Thích Trí Quang. Thích Tâm Châu yếu ớt về khả năng tổ chức và
không có nhiều cán bộ. Dù cho đa số Phật Tử chống lại chính quyền quân
sự hiện thời; thế nhưng có thể là cả Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang
đều sẽ không chống lại cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội sắp tới, mà họ
sẽ âm thầm ủng hộ cuộc bầu cử và muốn thấy nhiều đệ tử của họ được
trúng cử vào Quốc Hội. Thích Tâm Châu có thể là sẽ ủng hộ Thủ Tướng
Nguyễn Cao Kỳ, và Thích Trí Quang có thể là sẽ công bố ứng cử viên Trần
Văn Hương. Trong khi đó, một điều không thể chối cãi được rằng có Việt
Cộng nằm vùng trong hàng ngũ Phật Tử trên phương diện chính trị, thế
nhưng chưa có bằng chứng cụ thể là Việt Cộng thống trị Phật Giáo hay là
điều khiển Phật Giáo, mặc dù trên thực tế thì Phật Giáo Ấn Quang luôn
luôn hoạt động có lợi cho Việt Cộng. Chính Quyền Quốc Gia đã tỏ ra nắm
được thế chủ động trong tình thế chính trị ở Miền Nam, và Thích Trí
Quang thì luôn luôn tiếp tục quấy nhiễu Chính Quyền Quốc Gia bất cứ khi
nào hắn ta có cơ hội, và có những dấu hiệu cho thấy rằng các ông sư lãnh
tụ Phật Giáo không chấp thuận cho các Phật Tử tiếp tục tranh đấu ngoài
vòng Pháp Luật. Vào tháng Chín và tháng Mười, rất có thể là những phe
Loạn Đảng Phật Giáo Ấn Quang cực đoan và nhóm ôn hoà sẽ tràn vào các địa
điểm bầu cử thay vì các chướng ngại vật.
Thích
Trí Quang (ngồi giữa) lãnh đạo nhóm chờ thời nổi loạn biểu tình tọa
kháng trước Dinh Độc Lập năm 1967 đưa yêu sách đòi tổng thống Thiệu rút
lại yêu sách bổ nhiệm một nhân vật Phật giáo ôn hòa hơn được chánh quyền
ủng hộ làm lãnh đạo GH Phật giáo là Thích Tâm Châu. (@net)
2.
Hiện tình hoạt động của Phong Trào Phật Giáo Nổi Loạn chống chính quyền
Quốc Gia đang ở vị thế ít đe dọa cho sự ổn định chính trị ở Miền Nam hơn
là những thời điểm từ năm khoảng giữa 1963 trở về trước. Bởi vì sự thất
bại về những yếu điểm sách lược quan trọng của pha Phật Tử Nổi Loạn là
điểm chính đưa đến sự ổn định chính trị ở Miền Nam Việt Nam. Thế nhưng,
khi thời hạn nhiệm kỳ của chính phủ này từ từ hết hạn và bầu cử tổng
thống và quốc hội sắp đến vào mùa thu năm 1967, Phật Giáo Nổi Loạn, bảo
đảm là, sẽ quan sát sự kiểm tra phiếu rất tỉ mỷ.
3. Trong những
năm qua, sự liên hệ giữa chính quyền Quốc Gia và nhóm Phật Giáo Nổi Loạn
đã được mô tả bằng những cường độ thay đổi của áp lực chính trị và bạo
động của nhóm loạn đảng Phật Giáo lên Chính Quyền Quốc Gia và sau này
Chính Quyền Quốc Gia đã phản công lại với sự tính toán kỹ càng. Sách
lược phản công của Chính Quyền Quốc Gia được điều nghiên trên tất cả mọi
chiến thuật chống nổi loạn từ toàn lực tấn công bao gồm việc sử dụng
quân đội thẳng tay đàn áp những cuộc nổi loạn từ trọng tâm vào mùa xuân
1966, đến hình thức nhân nhượng trong vài trường hợp khi biểu tình được
chính quyền cho phép. Những mưu mẹo và thủ đoạn mà Thủ Tướng Nguyễn Cao
Kỳ đã dùng để xử sự với vấn đề Phật Giáo nổi loạn có thể mô tả như mực
độ nhạy bén về chính trị mà ông đã thu đạt được kể từ khi nắm chính
quyền. Chính Quyền Quốc Gia có một hệ thống tình báo làm việc rất hiệu
qủa ở bên trong các hoạt động của phe luạn đảng Thích Trí Quang, và biện
pháp kềm chế tình hình để không đi đến chỗ quá đáng để có thể kết tủa
thành sự rối loạn nghiêm trọng.
4. Sự điều khiển các phong trào
Phật Giáo Nổi Loạn như là những áp lực chính trị vẫn còn tiếp tục nằm
trong bàn tay của một nhóm rất ít tu sĩ Phật Giáo trong danh sách sau
đây:
1) Thích Trí Quang.
2) Thích Huyền Quang.
3) Thích Thiện Hoa.
4) Thích Pháp Trí.
5) Thích Pháp Siêu.
6) Thích Trí Thủ.
7) Thích Thanh Vân.
8) Thích Minh Châu.
9) Thích Hộ Giác.
10) Thích Đôn Hậu.
11) Thích Thiện Minh.
12) Thích Nhất Hạnh.
Ngoại
trừ Thích Nhất Hạnh ở ngoại quốc, chúng hội họp và bàn thảo vào tuần lễ
đầu tiên của mỗi tháng và mỗi khi có chuyện cần thiết trong nội bộ. Cho
đến khi Thích Thiện Minh bị thương bởi một kẻ tấn công vô tung tích vào
năm 1966, hắn ta vẫn là kẻ có ảnh hưởng lớn nhất của đám “giặc thầy
chùa”, được xếp vào hàng thứ nhì đứng sau Thích Trí Quang. Thích Trí
Quang hoạt động trên mặt nổi và khuôn mặt của hắn rất quen thuộc với
công chúng, còn Thích Thiện Minh thì hoạt động trong mặt chìm điều khiển
tất cả các lực lượng phiến loạn và biểu tình gồm tất cả các hội Thanh
Niên Phật Giáo và Gia Đình Phật Tử. Tình trạng sức khoẻ tệ hại của Thích
Thiện Minh đã gây trở ngại cho các hoạt động của hắn ta, và đưa đến hậu
quả là bị mất quyền thế và ảnh hưởng và để lại Thích Trí Quang phải
gánh chịu trách nhiệm lãnh đạo các Phật Tử phiến loạn là một điều không
tránh được. Với sự suy tàn của Thích Thiện Minh, không còn ai ngoài
Thích Trí Quang có đủ khả năng để khích động và lãnh đạo các hoạt động
chống Chính Quyền Quốc Gia hoặc là chỉ huy đám “giặc thầy chùa” một cách
hiệu lực.
5) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN)
là tổ chức Phật Giáo duy nhất hiện hữu từ ngày thành lập năm 1964 đã bị
tổn thất vì sự chia rẽ nội bô.. Sự chia rẽ nội bộ này là hậu qủa của sự
xung đột cá nhân mãnh liệt giữa Thích Trí Quang nhà sư người Miền Bắc Di
Cư và cũng là Lãnh Tụ Phật Giáo Thích Tâm Châụ Vào cuối tháng Mười năm
1966, sự phân chia đã chính thức triển khai trong GHPGVNTH khi những
Phật Tử theo phe ông Thích Trí Quang trong phiên họp “bỏ phiếu kín”của
“Hội Đồng Lưỡng Viện lạ thường” của GHPGVNTN đã đề cử ông Thích Thiện
Hoa làm Chủ Tịch Viện Phật Học thay thế ông Thích Tâm Châu, cũng kể từ
giờ phút đó, Loạn Đảng Phật Giáo Việt Nam đã thiết lập trụ sở chính thức
tại chùa Ấn Quang ở Sài Gòn trắng trợn phủ nhận sự thừa kế quyền Chủ
Tịch Viện Phật Học của Thích Tâm Châu. Cũng trong thời gian đó, ông
Thích Tâm Châu và các Phật Tử theo phe ông cũng phủ nhận tính cách hợp
pháp của cuộc “bỏ phiếu kín” của phe ông Thích Trí Quang. Sự tranh giành
quyền lực trong tổ chức Phật Giáo này chỉ chủ yếu giữa các Phật Tử
trong giáo phái MAHAYANA. Giáo phái THERAVADA là một giáo phái chiếm một
phần ba số Phật Tử Việt Nam thì chỉ đứng bên ngoài quan sát, giáo phái
Phật Giáo này bao gồm hàng ngàn các Phật Tử Việt Nam gốc Cam Bốt.
6)
Sự khác biệt giữa Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang không thể nào hàn
gắn được trong một tương lai ngắn ngủi, thế nhưng điều đó không có liên
hệ gì đến việc các Phật Tử tự do hành xử theo Đạo Phật hay chủ nghĩa của
họ. Thích Trí Quang tranh đấu cho quyền thế, với mục đích chủ yếu là
thao túng quyền lực thế tục và tâm linh của một quốc gia chính trị thần
quyền trong tất cả hay là một phần của Việt Nam gọi là “quốc giáo”, điều
này đã nẩy sinh ra trong tài liệu ông ta viết đã chỉ ra sự bất khả phân
định và quan hệ tự nhiên của khu vực địa lý, những người sống trong
vùng Phật Giáo.
Thích Tâm Châu hình như là quan tâm về uy tín
nhiều hơn là quyền thế. Ông phấn đấu cho các hoạt động của Phật Giáo
Thống Nhất trong vùng Đông Nam Á, mà ông muốn trở thành nhà lãnh đạo cao
tro.ng. Chứng cớ cho thấy hoài bão của Thích Tâm Châu có thể được nhận
ra trong các hoạt động cố vấn Tăng Thống của Hội Tăng Già Thế Giới, Đại
Biểu Tối Cao của Hội Ái Hữu Phật Tử và thông tín viên thường xuyên của
Lãnh Tụ Phật Giáo trong nhiều Quốc Gia ở Đông Nam Á.
7. Một ít
điều căn bản cần thấu triệt để thẩm định, một cách đúng đắn, mực độ “hậu
thuẫn quần chúng ủng hộ” ông Thích Tâm Châu hay Thích Trí Quang.
Quyền
lực chính trị của Thích Trí Quang chủ yếu là ở Miền Trung và ở vùng Sài
Gòn và có thể phát hiện được qua sự kêu gọi mỵ dân của ông ta, tài năng
tổ chức và sự thao túng các thành phần sinh viên Đại Học ở Sài Gòn và
những nơi khác. Theo sự phỏng định từ ba nguồn tin thì con số cử tri mà
có thể bị ảnh hưởng bởi Thích Trí Quang trong cuộc bầu cử toàn quốc sắp
tới là khoảng chừng 180,000 (một trăm tám mươi ngàn) người. Thêm vào đó,
con số đáng kể những thành phần Trung Lập và Thân Cộng có thể theo sự
lãnh đạo của Thích Trí Quang. Thích Trí Quang đã chứng tỏ là có khả năng
khích động và xúi giục những người khác, và những “phật tử” ủng hộ ông
ta đã lộ ra thái độ trung thành một cách cuồng tín và hung bạo, và điều
này chứng tỏ cần phải có sự trừng phạt tương xứng, theo sự phỏng đoán
rằng có khoảng chừng 600 cán bộ trung kiên thuộc loại sư sãi cuồng tín
luôn sẵn sang tuân theo mệnh lệnh của hắn ta một cách tuyệt đối. Yếu
điểm chính của Thích Trí Quang là thái độ bất hòa hoãn và chủ ý khát
vọng quyền lực, ý định của hắn là xóa bỏ các hệ phái Phật Giáo khác, và
chống đối sự phát triển của đạo Công Giáo. (Đối với Thích Trí Quang thì
Phật Giáo là “tôn giáo gốc” (Quốc Giáo) của người Việt Nam, còn Công
Giáo là nhập cảng từ ngoại quốc do Thực Dân mang vào.) Chủ đích “trung
lập” và “chống Mỹ” của Thích Trí Quang cũng đưa đến hậu qủa là số đông
các phần tử Quốc Gia Chống Cộng chán ghét và xa lánh.
8. Thích
Tâm Châu được ủng hộ bởi thành phần Phật Giáo Di Cư và ông cũng được các
phe nhóm Phật Tử khác ủng hộ một cách hiển nhiên, thế nhưng, đa số Phật
Tử ủng hộ Thích Tâm Châu rất có thể là do phản ảnh của sự ghê tởm hành
vi chính trị cực đoan quá khích trong qúa khứ của bọn phiến loạn Phật Tử
hơn là sự thành khẩn và tích cực theo Thích Tâm Châụ Ông Thích Tâm Châu
rất yếu kém về khả năng tổ chức và không có cán bộ nòng cốt có khả năng
để để tổ chức và khích động quần chúng làm theo ý ông. Nhiều báo cáo
chi biết ông Thích Tâm Châu bị mất nhiều phật tử vì họ phản đối việc ông
lien kết với Chính Quyền Quốc Giạ Ông Thích Tâm Châu đã củng cố vững
mạnh trong ciệc tranh đấu với Thích Trí Quang trong việc nắm quyền điều
khiển Việt Nam Quốc Tự bởi tác động của Chính Quyền Quốc Gia đã lựa chọn
đường lối rõ ràng là vô hiệu hóa Phong Trào Phật Giáo Nổi Loạn qua sự
việc Chính Quyền Quốc Gia đã ủng hộ phe Phật Giáo ôn hoà.
nhóm Phật Giáo phản loạn đang họp bàn @ 11/1963 sau khi TT Ngô Đình Diệm bị thảm sát
"Tên
quỷ quyệt Thích Chí Quang" y ngồi bên trái -- biệt danh do phóng viên
chiến trường Higgins đặt cho y, y quậy phá xách động từ đệ nhất sang đệ
nhị CH
9. Kể từ năm 1963, phe Phật Giáo Nổi Loạn đã kiên định và
liên tục quấy nhiễu và đánh phá nền an ninh trật tự của Miền Nam Việt
Nam, và hầu như họ không còn biết kính trọng cá nhân nào hay quan tâm
đến vận mệnh Quốc Giạ Đa số Phật Tử hình như chống đối lại chính quyền
Quân Sự hiện thờị Ngay cả phe Phật Giáo ôn hoà cũng không chấp nhận
Chính Quyền Quân Sự mà không cần hạn chế điều kiện nào cả. Sự liên minh
giữa Thích Tâm Châu và Chính Quyền Quân Sự chỉ hoàn toàn là do sự thuận
lợi mà thôị Dù sao đi nữa, cả hai phe theo Thích Tâm Châu và Thích Trí
Quang đều không chống đối cuộc bầu cử dân sự vào mùa thu nàỵ Sự công
khai tẩy chay cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Hiến vào tháng 9 năm 1966 vừa qua
đã mang đến hậu qủa là họ bị vô cùng mất mặt và không có thế đứng trong
Quốc Hội, và lần này họ sẽ cố gắng sửa đổi lầm lẫn đó. Cả hai phe Phật
Giáo ôn hòa và Phật Giái nổi loạn đều không công khai chấp nhận hay ủng
hộ một ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tớị Thế nhưng có
dấu hiệu cho thấy Thích Tâm Châu sẽ khuyến khích Phật Tử phe ông ta
tham dự cuộc bầu sử và, ít ra là ngấm ngầm, ủng hộ Thủ Tướng Nguyễn Cao
Kỳ nếu ông ra tranh cử. Nhiều tin tình báo mới đây cho biết Thích Trí
Quang cũng sẽ ủng hộ cuộc bầu cử toàn quốc. Trong buổi họp với các cố
vấn chính trị của Thích Trí Quang ở chùa Ấn Quang vào thượng tuần tháng
Tư, Thích Trí Quang đã quyết định công khai ủng hộ ông Trần Văn Hương
làm ứng cử viên Tổng Thống, và ủng hộ một số ứng cử viên khác vào Lưỡng
Viện Quốc Hội, mặc dù sự ủng hộ các ứng cử viên này không được công bố
chính thức. Cũng từ các tin tình báo này cho biết trong buổi họp bí mật
giữa ông Trần Văn Hương và người đại diện cho Thích Trí Quang và Thích
Trí Quang đã điều đình với ông Trần Văn Hương để gài người của ông ta
vào ghế Phó Tổng Thống trong Chính Quyền Quốc Giạ Trong buổi mật đàm
này, ông Trần Văn Hương đã nhiều lần tán dương Thích Trí Quang và chỉ
trích Thích Tâm Châu. Nhiều tin tình báo từ Miền Trung đã cho biết nhiều
ứng cử viên là đệ tử của Thích Trí Quang.
10. Sự việc đáng nghi
ngờ rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng như nhiều cơ quan
khác ở Miền Nam đã bị Việt Cộng thâm nhập, mặc dù không có bằng chứng cụ
thể nào chứng minh rằng Phật Giáo bị thống trị hay điều khiển bởi Việt
Cộng. Thế nhưng sự thật là thái độ của GHPGVNTN quấy phá nền an ninh
trật tự Miền Nam trong thời chiến, và chứng cớ hiển nhiên là chúng tẩy
chay cuộc bầu cử hiếp pháp từ tháng Bẩy cho đến tháng Chín năm 1966,
thường là mọi việc đều rặp khuôn theo chính sách của Việt Cộng. Sự thật
không thể chối cãi được là các phần tử Phật Giáo Nổi Loạn, trong những
hành vi chống đối Chính Quyền Quốc Gia, nhiều khi chúng đứng hẳn về phía
Cộng Sản càng làm làm gia tăng sự nghi ngờ là GHPGVHTH bị Việt Cộng
thâm nhập và do Việt Cộng điều khiển. Những kẻ thường kêu gọi “trung lập
và phản chiến” như cố vấn chính trị của Thích Trí Quang là Thích Nhất
Hạnh đã cho thêm bằng chứng mạnh mẽ để không thể chối cãi rằng GHPGVNTH
được điều khiển bởi Việt Cộng. Thêm vào đó nữa là một cố vấn chính trị
khác của Thích Trí Quang là Thích Thiện Hoa ở Chùa Trà Vinh, Tỉnh Ninh
Bình là vùng Việt Cộng kiểm soát. Mặc dùng sống ở Sài Gòn, nhưng Thích
Thiện Hoa đi về Chùa Trà Vinh mỗi tháng, và tin tình báo cho biết Thích
Thiện Hoa có người chuyển tin tức và đi đi về về giữa Ninh Bình và Sài
Gòn luôn luôn. Thích Thiện Hoa là người mà ai cũng biết tiếng ông ta là
bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ là Chủ Tịch của Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam. Ngoài ra còn có nhiều chứng cớ từ lời khai của các cán binh Việt
Cộng bị bắt cho biết rằng GHPGVNTH là cơ sở để thâm nhập cán bộ vào hoạt
động ở Miền Nam.
11. Miền Trung Việt Nam, hay nói rõ hơn là
Huế, là trung tâm hoạt động chính trị của GHPGVNTH từ sau giữa năm 1963,
và ngay cả đế giờ, mực độ và bản chất của của các hoạt động của Phật
Giáo trong vùng này là biểu hiệu cho mực độ chống chính quyền Quốc Giạ
Tuy rằng thỉnh thoảng ở Huế và những nơi khác vẫn còn những tin tức tình
báo cho biết là có những mưu đồ chính trị của Phật Giáo, tình trạng
hiện thời cho thấy rằng Chính Quyền Quốc Gia đang nắm giữ được tình thế ở
Huế và những nơi khác. Lẽ dĩ nhiên là Thích Trí Quang vẫn luôn luôn là
cái gai nhọn chống đối Chính Quyền Quốc Gia, và bất cứ khi nào có cơ hội
là hắn sẽ không ngần ngại làm xấu hổ Chính Quyền Quốc Giạ Thế nhưng
cũng có những lãnh tụ Phật Giáo khác, dù là đang hoạt động chính trị
hiện thời hay trong qúa khứ, đã bày tỏ thái độ là không nên đấu tranh
nổi loạn ngoài vòng pháp luật. Ngày bầu cử gần kề, nhưng không có dấu
hiệu hòa giải giữa hai phe Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang. Có thể là
Chính Quyền Quốc Gia sẽ tiếp tục ổn định được tình thế, và sẽ có nhiều
Phật Tử tham dự vào thể chế dân chủ và cũng sẽ có nhiều Phật Tử tham dự
vào Quốc Hội để giải quyết vấn đề của ho.. Vào thời gian bầu cử tháng 9
và tháng 10 năm 1967, hy vọng là cả hai phe Phật Giáo sẽ tràn vào phòng
phiếu để bầu cử chứ không phải để quấy nhiễu Chính Quyền.
12. Bản báo cáo này gồm tin tức phối hợp với Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
13. Tin tình báo State USMACV (Thống Tướng Westmoreland, Chỉ Huy Trưởng, J-2) Cinpac (Đô Đốc Sharp và Polad).
Hết
(Tổng cộng 13 trang) -- Nguyên gốc tài liệu tìm ở đây: http://www.vietnam.ttu.edu/ virtualarchive/items.php?item= 04109128007
(@net)
Nguồn: https://sites.google.com/site/ngaytancuavc/home/3-toi-diet-chung/cia-the-luc-chinh-tri-cua-phat-giao-an-quang
by Thursday, 05.03.2012, 12:00am (GMT-7)
PHẬT GIÁO ẤN QUANG HAI LẦN CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1 bài đăng của 1 tác giả
Ho Tac |
27/04/2011
|
CHÍNH QUYỀN VNCH) ĐỂ RƯỚC CỘNG SẢN VÀO CAI TRỊ MIỀN NAM.
- SAU 30/4/75 HỌ LIVE WITH COMMIES HAPPILY EVER AFTER.
++++++++++++++++
Phật Giáo Đảo Chánh: Một Đĩa Máu, Một Con Dao và Một Huyết Thư
Sang năm 1966, Đại Hội Giáo Hội lại bắt buộc tôi phải làm Viện Trưởng
thêm một nhiệm kỳ nữa.
...
Vào 11 giờ sáng ngày 29-5-1966, tôi về tới Saigon, được tin đang có
biểu tình trong thành phố Saigon và một số nơi khác tại miền Trung.
Tôi không hiểu, khi tôi đi vắng, ở nhà có Thượng Tọa Trí Quang, Thượng
Tọa Thiện Minh, do đâu lại phát động lại phong trào tranh đấu ?
Tôi về tới VN Quốc Tự, bước chân vào cửa văn phòng Viện Trưởng Viện
Hóa Đạo của tôi thì có một biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi : "Muốn quần
chúng tuân theo kỷ luật thì phải theo quần chúng". Tôi vào tới bàn
giấy của tôi thì có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư : Yêu
cầu các Thượng tọa trong Viện Hóa Đạo, không được theo Thượng tọa Tâm
Châu".
Tôi định lên chánh điện VN Quốc Tự lễ Phật, tại đây có mấy các vị Tăng
thanh niên không cho tôi vào chánh điện VN Quốc Tự và hăm dọa, ai muốn
vào chùa hãy bước qua xác chết của ho..
Tôi vô cùng chán nản, không biết cách nào vãn hồi trật tự được. Tôi
trở về chùa Từ Quang. Về chùa Từ Quang cũng có một đĩa máu, một con
dao và huyết thư "Cấm tôi không được hoạt động nữa". Và, người trong
chùa cho biết là họ hăm dọa sẽ đốt xe, ám sát. Và, chính các vị Tăng
thanh niên đang tụ tập tại Niệm Phật Đường Quảng Đức (Bàn Cờ) định
sang chùa Từ Quang giết tôi. May có Sư Cô Vân biết được, cấp báo cho
tôi biết. Tôi trốn thoát. (4)
Từ đó, tôi phải đi nghỉ, nay tại nhà này, mai tại nhà khác, nay tại
Viện Nhu Đạo Quang Trung, mai tại Nha Tuyên Úy Phật Giáo.
Từ đó, VN Quốc Tự bị Tăng Ni và quần chúng theo CS nắm giữ, thao túng,
liên tục ngày này qua ngày khác, ra đường Trần Quốc Toản, ngã 6 Saigon
- Chợ Lớn biểu tình, đả đảo và đốt hình nộm Tổng Thống Mỹ, Tướng
Thiệu, Tướng Kỳ. Tôi không dám tới và làm việc tại Việt Nam Quốc Tự
nữa.
Tại Huế, Đà Nẵng và vài nơi khác tại miền Trung cũng vậy, không sao
vãn hồi được trật tư.. Lại thêm, sự xích mích giữa Tướng Nguyễn Chánh
Thi và các Tướng tại Saigon. Nhóm Lập Trường ở Huế ra đời, đòi hỏi bầu
Quốc Hội, đòi hỏi ngưng chiến tranh.
Kết cuộc, các Tướng Saigon mang quân ra vãn hồi trật tự miền Trung.
Thượng Tọa Trí Quang cùng nhóm tranh đấu tại Huế, kêu gọi Phật tử đem
bàn thờ Phật ra đường, để ngăn cản bước tiến của Quân Đội Chính Phủ,
cho các cán bộ CS nằm vùng, trà trộn tẩu thoát.
Phong trào mang bàn thờ Phật ra đường lan tràn khắp nơi và vào cả đến
Saigon. Tại Saigon họ đem ảnh Phật ra để trên đống rác.
Nhìn cảnh tượng ấy tôi cảm thấy đau lòng, liền ra một thông bạch yêu
cầu Phật tử không nên đem Phật ra đường. Thượng Tọa Thiện Hoa Phó Viện
Trưởng Viện Hóa Đạo đột nhiên ra một thông báo tán thành việc đem Phật
ra đường. (5)
Tại Đà Nẵng cũng như một số nơi khác, ngoài việc đem Phật ra đường,
còn ghìm súng, nấp sau tượng Phật bắn ra, khi quân đội tiến vào kiểm
soát chùa.
Đem Phật ra đường rồi, Thượng Tọa Trí Quang vào Tòa Hành Chánh tỉnh
Thừa Thiên tuyệt thực. Sau, chính phủ đưa Thượng Tọa Trí Quang vào
Saigon, ở nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tài. Thượng Tọa vẫn duy trì việc tuyệt
thực (có uống nước thuốc dưỡng sức), cho đến khi chính phủ quân nhân y
lời hứa hồi tháng 4-1966, bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 3-9-1966.
...
Tôi trở về làm việc tại Việt Nam Quốc Tự, nhưng một số các vị tranh
đấu nhất định không về. Các vị cho rằng, chính phủ xúc phạm đến tôn
giáo và cho tôi là thân Chính Quyền. Tại miền Trung, Thượng Tọa Trí
Quang cho tuyên truyền rằng : "Mỹ mua đứt Tâm Châu với 3 triệu Mỹ kim
và cho tôi là cậu của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đem quân đội ra tàn sát
Phật tử miền Trung v.v...".
Bất ngờ, 3 giờ sáng ngày 23-10-1966, tại chùa Ấn Quang một số các
Thượng Tọa đã lén lút thành lập Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật
Giáo VN Thống Nhất và đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Viện
Trưởng, coi như lật đổ tôi. Từ đó có ra Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang.
Vậy, đâu là chỗ chia đôi và lũng đoạn Giáo Hội Thống Nhất ?
Sau đó, Viện Hóa Đạo Ấn Quang chuyển hướng theo đường hướng "Hòa Bình
Khuynh Tả". Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử các vị ra nước ngoài liên lạc với
các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, phản đối chính sách chống
Cộng của Việt Nam Cộng Hòa, đòi hòa bình. Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử
Thượng Tọa Nhất Hạnh làm Trưởng Phái Đoàn Hòa Bình bên cạnh Hòa Đàm
Paris.
...
Đùng một cái, một hôm vào khoảng 7 giờ tối, một số Tăng tại chùa Ấn
Quang, được sự hộ trợ của các dân biểu thân Ấn Quang có súng, như Kiều
Mộng Thu v.v... đột nhập vào VN Quốc Tự bắt thượng Tọa Viện Trưởng
Viện Hóa Đạo Thích Thiện Tường, cùng với rất đông chư Tăng, đem về
nhốt tại chùa Ấn Quang. Ngày hôm sau, Nha Tuyên Úy Phật Giáo can
thiệp, mời các vị Ấn Quang ra khỏi Việt Nam Quốc Tư.. Sau đó, Giáo Hội
Thống Nhất tại VN Quốc Tự lại phải đề cử Thượng Tọa Thích Minh Thành
(người Nam) lên làm Viện Trưởng.
Vẫn chưa yên. Lại một hôm khác, vào chập tối, phe Ấn Quang lại đem
người, đem khí giới, tái chiếm VN Quốc Tự một lần nữa Lần này họ bắt
hết Tăng chúng, lấy hết đồ đạc, nhiều máy may của VN Quốc Tự và đốt
cháy một dãy nhà phía tay trái Quốc Tự. Nha Tuyên Úy Phật Giáo lại
phải can thiệp để vãn hồi trật tư..
Sau biến cố này, Giáo Hội Thống Nhất tại VN Quốc Tự phải đề cử Thượng
Tọa Thích Tâm Giác, Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, kiêm nhiệm Viện
Trưởng Viện Hóa Đạo, mới yên.
Hai lần Ấn Quang đánh phá VN Quốc Tự như trên, hỏi ai làm nhơ nhớp cho
lịch sử Phật Giáo VN ?
Sự việc rõ ràng như thanh thiên bạch nhật, mà nhóm tranh đấu của Ấn
Quang, được sự hộ trợ ngầm của CS nằm vùng, lải nhải vu khống cho VN
Quốc Tự chia rẽ Giáo Hội, Thích Tâm Châu phá hoại và lũng đoạn Giáo
Hội Phật Giáo VN Thống Nhất. Thực như câu phương ngôn của Việt Nam
thường nói : "Vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa ăn cướp vừa la làng".
Cậy đông, lấy thịt đè người, mặc sức vu khống, thao túng không coi
nhân quả là chi cả !
Cho đến nỗi những vị Tăng không biết chút gì về việc tranh đấu, việc
xây dựng Giáo Hội, cũng như các vị Tăng, Ni Phật - từ ở xa, hay sau
này, cũng a dua, hùa theo sự tuyên truyền nhồi sọ của nhóm tranh đấu
Ấn Quang và CS nằm vùng trong suốt hơn 30 năm naỵ Thực tội nghiệp !
Nói thẳng thắn, cuộc chiến tranh Quốc Cộng tại Việt Nam, không có một
tôn giáo, một đoàn thể nào, không bị CS nằm vùng gây chia rẽ, phá
hoại. Thiên Chúa Giáo có những cán bộ gộc nằm vùng như Vũ Ngọc Nhạ,
Huỳnh Văn Trọng v.v... Phật Giáo cũng vậy, CS nằm vùng từ thượng tầng,
tới hạ tầng, càng dễ dàng hơn.
Thực sự, cuộc tranh đấu từ tháng 6-1966, cho đến nay chia đôi Giáo
Hội, đều do bàn tay CS đạo diễn, làm hại cho Phật Giáo và quốc gia VN
không nhỏ. Vì vậy, Phật Giáo không phải là không có trách nhiệm, liên
đới đến sự để mất VNCH cho CS. Vấn đề này, chính Hòa Thượng Thích
Huyền Quang cũng thường nhắc đi nhắc lại : CS từng tuyên bố : "Phật
Giáo Ấn Quang hai lần có công với Cách Mạng".
* Vấn đề hòa hợp hòa giải và các tạp sự sau đó
Đầu thập kỷ 1970. hòa đàm Paris đang tiến đến hồi mặc cả có lợi nhiều
cho CS, thì tại VN phe tranh đấu Ấn Quang, do Thượng Tọa Thích Trí
Quang lãnh đạo, đã cho thành lập phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc,
do ông Vũ Văn Mẫu được coi là Thủ Lãnh. Phong trào này không được sự
tán thành của hai Thượng Tọa Thiện Minh và Huyền Quang. Vì hai Thượng
Tọa này không tán thành phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nên
Thượng Tọa Trí Quang và phe nhóm của Thượng Tọa đã tung ra một chiến
dịch bôi bẩn Thượng Tọa Thiện Minh và Thượng Tọa Huyền Quang một cách
tàn nhẫn. Cũng vi chiến dịch này, trong suốt một năm, Giáo Hội Thống
Nhất Ấn Quang không thể triệu tập được Đại Hội để bầu cử chức vụ Viện
Trưởng Viện Hóa Đạo vì Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đã viên tịch, khiến
cho Thượng Tọa Thích Trí Thủ là một vị Tổng Vụ Trưởng phải đứng lên xử
lý thường vụ.
Tình hình biến chuyển hoàn toàn bất lợi cho VNCH. Ngày 30-4-1975, là
ngày cáo chung của chế độ VNCH. Những bộ mặt thân CS đã lộ rõ nguyên
hình, không ai mà không rõ.
- Khi quân CS từ rừng về Saigon, đã có lần 500 Tăng, Ni của phe tranh
đấu Ấn Quang ra đón chào.
- Ngày 19-5-1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí
Minh tại chùa Ấn Quang.
- Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam-Bắc của CS, một Thượng
Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh CS, kể công của Ấn
Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu.
- Vào khoảng năm 1980, 1981, chính Thượng Tọa Thích Trí Thủ Viện
Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang cùng các vị cao cấp nhất phe tranh đấu Ấn
Quang đã tích cực vận động thành lập và tham gia vào Giáo Hội Phật
Giáo VN tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), mà người ta thường gọi là "Giáo Hội
Quốc Doanh", hay "Giáo Hội Nhà Nước". Chỉ có các Thượng Tọa : Thiện
Minh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và một số nhỏ các vị khác không
tán thành, nên bị bắt hay bị giết.
...
Cuộc tranh đấu hiện nay tại VN do Hòa Thượng Huyền Quang lãnh đạo thực
vô cùng khó khăn. Khó khăn bởi bao mưu cơ, sảo thuật của Thích trí
Quang cũ, nằm trong Giáo Hội Nhà Nước, ngăn trở. Khó khăn bởi Hiến
Pháp CS bao vây. Khó khăn ngay trong nội bộ Giáo Hội Thống Nhất Ấn
Chương "Tập quyền, kỳ thị" thiếu thiện cảm với các Giáo Phái Phật Giáo
khác. Và, có thể có khó khăn với các tôn giáo khác, qua những nhận xét
sâu xa. (7)
Tuy nhiên, CS là kẻ thù chung của nhân loạị Nhân loại xóa bỏ những mặc
cảm riêng tư, và tích cực phục vụ chung cho chính nghĩạ Chính nghĩa
quyết thắng. Chủ nghĩa CS không sao tránh khỏi luật đào thải, và chắc
chắn phải nhường chỗ cho thể chế tự do, dân chủ của toàn dân VN.
...
Ôi, Phật Giáo VN ! Ôi, Phật Giáo VN !
Ai gây chi lắm niềm đau khổ,
Vũ trụ nài van đến nghẹn lời !
(Lửa thiêng đạo mầu)
Kính bạch Quý Ngài,
Kính thưa Quý vị,
Bạch thư này viết ra trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Bạch thư này được
viết ra bằng những giòng lệ nóng thương đời, thương đạọ Bạch thư này
ra đời, có người ưa có người không ưa, vì sự thật mất lòng. Nhưng, giả
dối phải nhường chỗ cho sự thật, để cho Quốc Gia, cho Đạo Pháp được
trường tồn, cho nhân dân VN được thức tỉnh, và cho nhân loại được
hưởng niềm an lạc của chính pháp.
...
(Trích từ Bạch Thư HT TT Châu)
Nguồn: https://groups.google.com/forum/#!topic/soc.culture.vietnamese/vU-MUAHEx8s
phat-giao-an-quang-tay-sai-suc-vat-ho-chi-minh
phat-giao-an-quang-tay-sai-suc-vat-ho-chi-minh
Phật Giáo Ấn Quang tay sai súc vật hồ chí minh
Phật Giáo Ấn Quang « Đổi Mới » – Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Trước khi tôi viết bài này, thì quý độc giả đã thấy Phật giáo Ấn Quang cũng đã cố đẻ ra cho được cái gọi là « Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo »; nhưng muốn nói đến cái « Lực lượng » này, thì bắt buộc tôi phải nói đến những thứ « Lực lượng » của Phật giáo Ấn Quang, từ lúc khởi đầu như sau:
Nếu đảng cộng sản Hà Nội đã từng tuyên bố «đổi mới » từ đầu thập niên 1980, thì đồng thời Phật giáo Ấn Quang cũng đã cùng hòa một nhịp điệu « đổi mới ». Đây mới thực sự là: « Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu ».
Tuy nhiên, nhìn lại tất cả những gì Phật giáoẤn Quang tức « GHPGVNTN » đã làm từ bao nhiên năm qua, thì xem ra Phật giáo Ấn Quang chỉ mới đổi mà thôi.
Sở dĩ nói là mới đổi, là bởi vì vào những năm tháng dài của cả hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, Phật giáo Ấn Quang cũng đã từng đẻ ra những cái gọi là « Lực lượng » như sau:
Sau tháng 8 ăm 1945, Phật giáo đã thành lập « Lực lượng Phật giáo Cứu quốc Trung bộ, do « Hòa thượng Thích Đôn Hậu tức Diệp Trương Thuần làm Chủ tịch kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên và trụ trì chùa Thiên Mụ, Huế.
Năm 1947, Thích Đôn Hậu đã bị Pháp bắt giam một thời gian vì tội làm cộng sản. Sau khi được trả tự do, năm 1948, được cử làm cố vấn đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần. Năm 1949, làm Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung Việt.
Năm 1951, Thích Đôn Hậu được « cung thỉnh » làm đàn đầu Hòa thượng trong đại giới đàn tại chùa Ấn Quang. Năm 1952, tại Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc, Thích Đôn Hậu được suy cử làm Giám luật Giáo hội Tăng già toàn quốc.
Từ ngày 20-12-1960, khi cộng sản Hà Nội cho thành lập « Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam » cho đến năm 1963, Thích Đôn Hậu là một trong những thầy chùa phát động phong trào chống chính quyền của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.
Sau khi Nền Đệ Nhất Cộng Hòa bị sụp đổ, Thích Đôn Hậu vẫn tiếp tục giữ chức « Chủ tịch Phật giáo cứu quốc ».
Ngày 24-8-1964, « Lực lượng Phật giáo cứu quốc » đã dập đầu ông Trần Sô khi ông dắt đứa con trai 10 tuổi đến khám bệnh tại phòng mạch của Bác sĩ Thái Can; tức Thi sĩ Thái Can, vây bắt Đại tá Lê Quang Mỹ, Thị trưởng Đà Nẵng và đốt cháy sạch Tòa Thị Chính Đà Nẵng; đồng thời đánh giết người và đốt cháy sạch sẽ nhà cửa của đồng bào hai phường Thanh Bồ-Đức Lợi và định tấn công đến phường Tam Tòa ở gần đó, nhưng nhờ sự can thiệp của quân đội nên Tam Tòa đã thoát nạn.
Năm 1966, Phật giáo Ấn Quang đã thành lập thêm các « Lực lượng » mà tại miền Trung đã do Thích Đôn Hậu chỉ đạo như:
« Lực lượng Phật tử quyết tử, Lực lượng sinh viên học sinh quyết tử, Lực lượng thanh niên quyết tử, Lực lượng Phật giáo tranh thủ cách mạng, để kết hợp với Lực lượng Phật giáo cứu quốc để nổi loạn và chiếm giữ miền Trung để thành lập « Chính Phủ Miền Trung » và để có sức mạnh quân sự Phật giáo Ấn Quang đã thành lập Quân Đoàn Vạn Hạnh, Lực lượng này gồm những sĩ quan, quân nhân, cảnh sát, công chức, trong đó có Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn, thị trưởng Đà Nẵng đã gia nhập Quân Đoàn Vạn Hạnh, Thích Minh Chiếu là Thiếu tá trưởng phòng Tuyên úy Vùng 1, quân khu 1 làm Tư lênh và « Tổng Hành Dinh Quân Đoàn Vạn Hạnh » đã được đặt tại « chùa « Phổ Đà, nơi đây đã từng là nhà tù từng giam hàng trăm các viên chức chính quyền và các vị cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng suốt bốn mươi ngày, trong đó có Giáo sư Nguyễn Hữu Chi, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam, ông Lê Nguyên Long, Trưởng ty Thông tin Quảng Nam, Thiếu tá Mai Xuân Hậu, quận trưởng quận Hòa Vang và quá nhiều vị nữa « (Xin quý độc giả hãy đọc lại bài: Cuộc Bạo Loạn Bàn Thờ Phật Xuống Đường Tại miền Trung, Mùa hè 1966 để biết được một cách rõ ràng hơn). Phật giáo Ấn Quang nên biết, rất nhiều chứng nhân và nạn nhân vẫn còn sống đấy, một ngày nào đó khi các vụ án năm xưa tại miền Trung Việt Nam được đưa ra trước luật pháp quốc tế, thì các vị ấy sẽ sẳn sàng để đứng ra đòi công đạo cho chính họ và thân nhân của họ nữa.
Năm 1968, sau khi những người dân hiền của Cố đô Huế đã nhận diện được bộ mặt sát nhân của Thích Đôn Hậu rồi, thì Y đã chạy ra chiến khu của Việt cộng, sau đó ra Bắc, trong dịp này Thích Đôn Hậu đã được chụp hình chung với Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng. Phật giáo Ấn Quang hãy chờ cuốn sách của ta đây sắp phát hành thì mọi người sẽ thấy rõ ràng hơn.
Trong thời gian ở chiến chu của Viêt cộng Thích Đôn Hậu đã giữ những chức vụ như sau:
« Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam; tháng 6-1969, Thích Đôn Hậu được cử làm Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, đã được Việt công cử đi dự nhiều « Hội nghị quốc tế ».
Đến trước và sau ngày 30-4-1975, tại Đà Nẵng, Phật giáo Ấn Quang đã thành lập:
« Lực lượng Hòa hợp- Hòa giải Phật giáo thị bộ Đà Nẵng, Lực lượng An Ninh Phật giáo, cả hai đều được đặt tại chùa Pháp Lâm, ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.
Suốt trong thời gian này, tại Đà Nẵng, Thích Đôn Hậu như một ông vua Lý ( Xin quý độc giả hãy đọc lại bài: 30-4-1975: Máu Và Nước Mắt, để biết rõ hơn về những hành vi của Thích Đôn Hậu.
Năm 1976, Thích Đôn Hậu đắc cử « đại biểu Quốc hội khóa VI và là Ủy viên Đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và là Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh kiêm giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản ».
Thích Đôn Hậu đã được cộng sản Hà Nội ban thưởng, trao gắn những thứ như sau:
« Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương Độc Lập, Huy Chương Vì Sự Nghiệp Đại Đoàn Kết Toàn Dân ».
Ngày 23-4-1992 (21-3-âm lịch) vào lúc 19 giờ 55 phút, Thích Đôn Hậu đã chết tại chùa Thiên Mụ, Huế, sống và làm giặc tổng cộng tất cả là 88 năm.
Sau khi Thích Đôn Hậu chết, Phật giáo Ấn Quang đã phù phép ra hai « tăng thống », vì thực sự Thích Đôn Hậu không hề làm « tăng thống » một giây phút nào cả, mà chỉ làm « Phó pháp chủ kiêm Giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản » cho đến hơi thở cuối cùng.
Phật giáo Ấn Quang đổi mới hay mới đổi?
Như đã nói, với quá nhiều những thứ « Lực lượng » mà Phật giáo Ấn Quang, tức « GHPGVNTN » mà Ấn Quang đã từng thành lập để gây nên những tang thương, máu lệ trên khắp nẽo đường của đất nước, đặc biệt là tại miền Trung. Và bây giờ, Phật giáo Ấn Quang lại đẻ thêm ra cái gọi là «Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo ». Thực ra cái « Lực lượng » này nó chỉ là biến thể từ những cái: « Lực lượng Phật giáo cứu quốc: Cuộc thảm sát Thanh Bồ- Đức Lợi, 24-8-1964; cho đến những thứ « Lực lượng » để đem bàn thờ Phật xuống đường vào mùa hè 1966, cho đến những màn chém giết hàng ngàn người vô tội trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968, xin quý vị hãy đọc lại bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân: 1968-2008, và những ngày trước khi thành phố Đà Nẵng rơi vào tay của cộng sản Hà Nội.
Và chắc mọi người cũng đã nghe được những cái mồm của cái « LLCSCHPG » khi một tên nào đó đã cướp lời của ông Chính Khí Việt, rồi nói thao thao bất tuyệt, nhằm để không cho ông Chính Khí Việt nói hết được ý kiến của ông. Với cảnh này, nó đã làm sống lại trong tôi những hình ảnh của các vị đã bị Phật giáo Ấn Quang bắn chết tại Đà Nẵng như: Ông Hồ Hân, ông Phạm Lý, ông Nguyễn Phận và đặc biệt là ông Bùi Ngọc Cang đã bị « Lực lượng An ninh Phật giáo » bắn chết ngay giữa nhà trước mặt vợ con của ông. Xin quý độc giả hãy đọc lại bài: 30-4-1975: Máu Và Nước Mắt, để biết rõ hơn về những hành vi dã man và tàn ác của Phật giáo Ấn Quang.
Những người yêu nước chân chính không cần phải « đối thoại » với lũ tham tàn bạo ngược.
Tại sao tôi lại có thể dùng những từ ngữ như thế để chỉ Phật giáo Ấn Quang? Xin thưa: Bởi tôi đã chứng kiến quá nhiều những hành vi tàn bạo của Phật giáo Ấn Quang, từ khi còn bé. Vì thế, bây giờ tôi đã là một người già, đã trãi qua hơn nữa thế kỷ, đã đi qua một cuộc đời, tôi đã chiêm nghiệm, đã thấy, đã biết, nên không thể dùng từ ngữ nào khác hơn để nêu cho đích danh đối với lũ Giặc Án Quang.
Tôi còn nhớ, trước đây, trong một lần anh chị Giáo sư Đặng Văn Nhâm đã đến thăm gia đình chúng tôi, khi anh Đặng Văn Nhâm ngõ lời như sau:
« Tôi chưa bao giờ mời ai viết chung với tôi, nhưng bây giờ tôi mời cô viết chung với tôi trong cuốn sách Giặc Thầy Chùa, vì tôi ở trong Nam, không biết nhiều về những gì đã xãy ra ngoài Trung, còn cô, đã sống tại đó, vậy cô có đồng ý hay không? »
Và tôi đã đồng ý, do đó, trong cuốn « Giặc Thầy Chùa số 2, Anh chị Đặng Văn Nhâm đã trích lại những bài viết của tôi trên Văn Nghệ Tiền Phong. Đến cuốn Giặc Thầy Chùa số 3, thì tôi đã viết loạt bài Tăng Phỉ Miền Trung, mà anh Đặng Văn Nhâm đã in trong cuốn sách này. Ngoài ra, tôi vì tình nghĩa với một người chị rất thương tôi đó là chị Trần Mộng Chi, tức chị Đặng Văn Nhâm chị cũng là người đồng hương với tôi trên vùng đất « Ngũ Phụng Tề Phi ». Như thế mà bọn chúng lại buông những lời lẽ mất dạy giữa anh chị em tôi, thật đúng Là Loài Chó Sói Cắn Hoài Phải Gió.
Tôi cũng đã và sẽ gom hết, và giữ lại tất cả những lời của bọn chúng đã dựng đứng mọi chuyện về tôi; để sau này, tôi sẽ viết về bọn chúng với những điều mà chưa ai biết…
Với những điều mà tôi đã kể ở trên, nên tôi muốn đề nghị với các vị là những người của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, không nên vào các diễn đàn của cái gọi là «LLCSCHPG », vì cứ nhìn vào cách hành xử của chúng đối với ông Chính Khí Việt thì chúng ta đã rõ. Một lần nữa tôi xin lập lại rằng:
Cái gọi là Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo, nó chỉ là biến thể của những thứ « Lực lượng » từng gieo máu lửa và từng giết hàng vạn đồng bào vô tội trong suốt cả chiều dài của cuộc chiến Quốc- Cộng tại Việt Nam, như từ « Lực lượng Phật giáo cứu quốc, Lực lượng Phật giáo tranh thủ cách mạng, Lực lượng Phật giáo quyết tử, Lực lượng sinh viên- học sinh quyết tử, Lực lượng thanh niên Phật giáo quyết tử, Lực lượng Hòa hợp- Hòa giải Phật giáo trước những ngày 30-4-1975, và còn nhiều ‘ thứ « Lực lượng » khác, để bây giờ chúng kết hợp những thứ « Lực lượng » ấy thành một, là « Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo ».
Chính vì thế, tôi muốn nói: ngày xưa, từ những năm đầu của thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày 30-4-1975, chúng ta đã không chấp nhận những thứ « Lực lượng » làm giặc ấy rồi, thì hôm nay, quý vị đã và đang làm những việc vì đại cuộc chung thì không nên vào các diễn đàn của cái « Lực lượng » này, và cũng không cần « đối thoại ». Tuy nhiên, với ngọn bút trên tay, thì chúng ta không bao giờ ngưng nghỉ, chúng ta phải dùng những ngọn bút kiếm để « đâm những thằng gian bút chẳng tà ».
Riêng về Thiếu tá Liên Thành, có thể vì một lý do nào đó nên sách của ông đã bị in sai lạc, mà khó có ai có thể hiểu được.
Nhân đây, tôi xin nêu ra một trường hợp có thật: Tôi có một người bạn, anh Nguyễn Văn Đức, có người em ruột Nguyễn Văn Hậu thi Tú tài toàn phần bị rớt, cả hai anh em là con người vợ chính đã qua đời, và cả người cha ruột cũng đã mất, nên sống với người kế mẫu và hai cô em gái tại đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Nhưng vì gia sản của cha mẹ anh để lại rất lớn, nên bà kế mẫu này luôn luôn tìm cách để tranh phần cho hai cô con gái ruột của mình, bà lại rất khắc nghiệt với hai người con của người vợ chính, nhưng khi anh Đức trưởng thành thì bà lại nể sợ anh Đức. Có lẽ vì không vui với hoàn cảnh đó, nên người em trai khi đi thi Tú tài bị rớt. Người anh ruột thì đã có bằng Tú tài toàn phần từ lâu; song anh không thể vào trường sĩ quan, bởi anh sợ khi anh đi rồi, thì đứa em trai nhỏ tuổi của anh sẽ sống không yên với bà kế mẫu. Thế rồi, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Đức đã quyết định trao tấm bằng Tú tài của mình cho người em ruột, để cậu này đi vào trường Sĩ quan, sau đó cậu Hậu trở thành một Sĩ quan Hải quân; còn anh Đức phải nhận lấy giấy tờ của em mình để trở thành một Hạ sĩ quan; song sau đó anh đã dự khóa Sĩ quan đặc biệt và cũng thành một Sĩ quan. Cho đến trước ngày 30-4-1975, anh Đức là Đại úy thuộc Tiểu đoàn 61, Biệt Động Quân Biên Phòng. Có một điều cả hai anh em dù cố nhớ mà vẫn thường hay lẫn lộn về ngày, tháng, năm sinh của mình, cũng như cả hai đều không dám nói ra sự thật vì sợ phạm luật; còn bạn bè, đặc biệt là người tình của họ thì càng rắc rối hơn, vì khi gặp các đồng đội của cả hai, thì họ gọi tên theo giấy tờ trong đơn vị, nhưng khi đến nhà thăm thì lại nghe người trong nhà gọi theo tên thật của hai anh em, Đức thành Hậu và Hậu thành Đức. Còn trường hợp của Thiếu tá Liên Thành thì chắc cũng có một nguyên do nào đó, mà không ai hiểu được chỉ trừ chính ông mới biết mà thôi. Và cái « LLCSCHPG » này đã khai thác vào điểm này để tấn công ông.
Nhưng, bất kể vì một nguyên do nào, cũng không một ai, kể cả Phật giáo Ấn Quang, cũng không thể phủ nhận được rằng Thiếu tá Liên Thành đã từng là Trưởng ty Cảnh sát Thừa Thiên- Huế. Một điều khác nữa là vụ án của hai « nhà sư » Thích Quảng Lợi và Thích Như Ý, mà tôi đã viết trong bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân: 1968-2008, bài này tôi đã viết vào ngày 26-01-2008, trước Tết Mậu Tý hai tuần lễ, và đã đăng trên vnfa.com, số báo Xuân Mậu Tý; nghĩa là trước khi cuốn sách Biến Động Miền Trung của Thiếu tá Liên Thành được phát hành; nhưng khi đọc cuốn sách này tôi mới hay rằng vụ án này giống như những gì tôi đã biết và đã viết.
Phật giáo Ấn Quang « đổi mới » như thế nào?
Thưa có, song chỉ là mới đổi, Ấn Quang đã mới đổi cái tên Thích Viên Định, đã ký tên dưới sự « Thừa ủy nhiệm » của « tăng thống » Thích Quảng Độ, như mọi người đã thấy cũng qua cái « Thông cáo báo chí của Văn phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế – Phát ngôn nhân Viện hóa đạo GHPGVNTN » tức Ấn Quang, mà Đinh Thạch Bích cũng là một trong những đóa sen đã nở ở trong lò…n, nên đã trân trọng đội lên đầu rồi cũng đem chưng lên cái nghĩa trang điện tử Exodus. Vậy, chúng ta thử hỏi tại sao bây giờ là Thích Viên Định, mà không là Thích Quảng Độ???
Về điều này, đã có nhiều suy luận khác nhau. Còn theo tôi, thì tôi đã liên tưởng đến một loài Trăn lúc còn ở quê nhà.
Người Việt chúng ta thường nói là Cọp dữ, chứ ít ai nói là Trăn dữ; bởi ai cũng biết con cọp mỗi lần bắt mồi, nó thường gầm thét hung tợn, sau khi vồ được con mồi thì nó liền xé xác ra để ăn thịt. Nhưng loài Trăn thì ngược lại, nó cũng hung ác như con cọp, nhưng cách bắt mồi của nó không như con cọp, mà mỗi khi rình bắt một con mồi, con Trăn nó không gầm thét mà nó rất nhẹ nhàng, lại thêm những tiếng kêu như tiếng sáo trúc cũng như loài rắn lục, nhưng tiếng kêu của con Trăn nó phát ra từ cái miệng đỏ loét của nó lớn hơn, nó đã làm cho những con mồi như bị thôi miên, không thể chống cự, rồi nó dùng cái tấm thân to béo và nhẳn thín của nó, để siết chặt con mồi cho đến khi mềm nhũn, rồi nó mới nuốt chững con vật, đôi khi là một con bò, con trâu to lớn và có khi là con người nữa vào trong cái bụng của nó. Và đó, là lúc con Trăn nó đã và đang no mồi, nó không cần di chuyển nữa,,mà nó tìm một nơi yên tỉnh, êm ấm, rồi nó khoanh mình để « đông miên », để thưởng thức cái no nê trong lúc con mồi đang tiêu dần trong bụng của nó, để nuôi dưỡng cái tấm thân mỗi ngày càng thêm khỏe mạnh, cho đến khi con mồi trong bụng nó đã tiêu hết, song những cục xương của con vật thì lại không bao giờ tiêu hóa được; nên lúc đó, nó phải móc phần đuôi của nó trên một cành cây, đầu của nó thòng xuống đất, còn cái mồm của nó thì há ra thật lớn, để những cục xương của con mồi rơi ra hết. Và chính lúc này, là lúc con Trăn đã đói trở lại, thì nó lại tiếp tục phát ra những tiếng kêu réo rắt từ cái mồm của nó để rình bắt những con mồi khác.
Cũng tương tự, Thích Quảng Độ hiện nay đã và đang no nê với những con mồi mà ông ta đã nuốt được qua những lời kêu gọi « Tháng Năm Bất tuân Dân Sự- Biểu Tình Tại Gia » đã được phát ra từ ngày 29-3-2009, với kết quả là cái « Đại hội Việt kiều toàn thế giới lần đầu tiên » sẽ được khai diễn tại Hà Nội vào tháng 11-2009. Bởi thế, nên cái « Thông cáo baó chí » ở trên đầu của Đinh Thạch Bích, người ta chỉ thấy Thích Viên Định ký tên là đã « Thừa ủy nhiệm của Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN ».
Như vậy, mọi người đừng lầm tưởng một khi con Trăn đã no mồi, thì nó không đi bắt mồi nữa. Không, khi nó no thì nó nằm lim dim ngủ, nhưng sau đó, khi nó đói, nó lại tiếp tục rình rập để bắt những con mồi cho đến khi nó chết, và tất cả những con Trăn khác của loài Trăn này, chúng cũng đều giống nhau như thế, không hề khác một ly nào cả.
Trở lại với cái « LLCSCHPG »:
Tôi vẫn nhớ, trước đây, qua bài viết: Trả Lời Võ Văn Ái, tôi đã viết: tôi vẫn tạm xem như cái « Thông cáo báo chí » kia là do Võ Văn Ái viết ra. Nhưng, cho đến hôm nay, theo như những lời đề nghị của ông Đặng Phúc là vào dịp « Lễ tiểu tường » của « Tăng thống » Thích Huyền Quang, thì « Lưỡng viện Giáo hội » nên trả lời về bài viết: « … Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Bất Lương … Người Đàn Bà Mất Gà… », trong đó có lời kêu gọi:
« … người Việt dân tộc nói chung và người Phật tử nói riêng cũng không thể tin và nể trọng bà, nếu không nói là quyết liệt lên tiếng chống đối sự giảo hoạt và gian dối của bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền ».
Và « lễ tiểu tường » của « tăng thống » Thích Huyền Quang đã qua từ lâu, mà những lời đề nghị của ông Đặng Phúc vẫn không hề được « Hội đồng Lưỡng viện của GHPGVNTN » trả lời một cách xác đáng; điều đó đã chứng tỏ rằng: Nói theo cách nói của Phật giáo thì: Bản văn viết về: … « Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Bất Lương và là Người Đàn Bà Mất Gà … » thì những kẻ thừa hành đã « Thỉnh thị tôn ý của Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội mà người đứng đầu là « Hòa thượng » Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; tất cả đều đã đồng tâm như nhất với cái bản văn ấy rồi mới trao cho « Phát ngôn nhân của Viện hóa đạo, để phát đi trên các hệ thống thông tin toàn cầu. Nói cho rõ ràng là bản văn đó là tiếng nói chính thức của « Hòa thượng » Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng thống GHPGVNTN » và cả Giáo hội Phật giáo Thống nhất nữa. Tất cả đã đồng tâm kêu gọi: « không riêng người Phật tử mà cả người Việt dân tộc phải tập trung lực lượng để quyết liệt đánh Hàn Giang Trần Lệ Tuyền ».
Do đó, mà trước đây, qua bài: Trả Lời Võ Văn Ái tôi đã nói: Nếu các ngươi đã đặt ta đây lên ngang bằng với các « Tăng thống » và đã xem ta là đối thủ, thì ta đây cũng vô cùng hoan hỉ để chấp nhận là đối thủ của GHPGVNTN. Vậy, bài viết trước đây, phải được hiểu là: Trả Lời Thích Quảng Độ. Vì không ai lại đi trả lời với một cái loa phóng thanh.
Và cũng chính vì thế, mà hôm nay, Hàn Giang Trần Lệ Tuyền này, đanh thép tuyên bố sẽ không bao giờ đối thoại với bất cứ kẻ nào, mà chỉ chấp nhận một cuộc đối luận duy nhất với « Hòa thượng » Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ( Ấn Quang), vì chính Thích Quảng Độ là người đã phát ra cái bản văn: «Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Vô bằng và bất lương… người đàn bà mất gà … » với lời kêu gọi: không riêng tám mươi phần trăm là Phật tử và cả người Việt dân tộc phải quyết liệt lên tiếng để đánh Hàn Giang Trần Lệ Tuyền. Và Cuộc đối luận này sẽ phải do quý vị trong Ban Điều Hành của Trang Điện Báo Hồn Việt Chủ Trì và Giám Sát.
Xin quý độc giả hãy cảm thông, vì chính « GHPGVNTN » tức Ấn Quang, đã muốn như thế, chứ không phải do ý của Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.
Cuối cùng, tôi xin kính lời đến quý vị trên các diễn đàn, với những ý kiến, và những lời nói thay cho tôi thật đúng với những gì mà tôi muốn diễn đạt. Tôi đã và sẽ giữ lại tất cả những lời nói, cũng như những dòng của quý vị đã viết; mặc dù chỉ biết qua bút danh, chứ không hề biết quý vị là ai; song tôi sẽ gom hết vào trong một tuyển tập trong tương lai. Xin quý vị hãy nhận nơi đây, với tất cả lòng tri ân thành kính của tôi.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.
Phật Giáo Ấn Quang tay sai súc vật hồ chí minh
Phật Giáo Ấn Quang « Đổi Mới » – Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Trước khi tôi viết bài này, thì quý độc giả đã thấy Phật giáo Ấn Quang cũng đã cố đẻ ra cho được cái gọi là « Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo »; nhưng muốn nói đến cái « Lực lượng » này, thì bắt buộc tôi phải nói đến những thứ « Lực lượng » của Phật giáo Ấn Quang, từ lúc khởi đầu như sau:
Nếu đảng cộng sản Hà Nội đã từng tuyên bố «đổi mới » từ đầu thập niên 1980, thì đồng thời Phật giáo Ấn Quang cũng đã cùng hòa một nhịp điệu « đổi mới ». Đây mới thực sự là: « Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu ».
Tuy nhiên, nhìn lại tất cả những gì Phật giáoẤn Quang tức « GHPGVNTN » đã làm từ bao nhiên năm qua, thì xem ra Phật giáo Ấn Quang chỉ mới đổi mà thôi.
Sở dĩ nói là mới đổi, là bởi vì vào những năm tháng dài của cả hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, Phật giáo Ấn Quang cũng đã từng đẻ ra những cái gọi là « Lực lượng » như sau:
Sau tháng 8 ăm 1945, Phật giáo đã thành lập « Lực lượng Phật giáo Cứu quốc Trung bộ, do « Hòa thượng Thích Đôn Hậu tức Diệp Trương Thuần làm Chủ tịch kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên và trụ trì chùa Thiên Mụ, Huế.
Năm 1947, Thích Đôn Hậu đã bị Pháp bắt giam một thời gian vì tội làm cộng sản. Sau khi được trả tự do, năm 1948, được cử làm cố vấn đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần. Năm 1949, làm Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung Việt.
Năm 1951, Thích Đôn Hậu được « cung thỉnh » làm đàn đầu Hòa thượng trong đại giới đàn tại chùa Ấn Quang. Năm 1952, tại Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc, Thích Đôn Hậu được suy cử làm Giám luật Giáo hội Tăng già toàn quốc.
Từ ngày 20-12-1960, khi cộng sản Hà Nội cho thành lập « Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam » cho đến năm 1963, Thích Đôn Hậu là một trong những thầy chùa phát động phong trào chống chính quyền của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.
Sau khi Nền Đệ Nhất Cộng Hòa bị sụp đổ, Thích Đôn Hậu vẫn tiếp tục giữ chức « Chủ tịch Phật giáo cứu quốc ».
Ngày 24-8-1964, « Lực lượng Phật giáo cứu quốc » đã dập đầu ông Trần Sô khi ông dắt đứa con trai 10 tuổi đến khám bệnh tại phòng mạch của Bác sĩ Thái Can; tức Thi sĩ Thái Can, vây bắt Đại tá Lê Quang Mỹ, Thị trưởng Đà Nẵng và đốt cháy sạch Tòa Thị Chính Đà Nẵng; đồng thời đánh giết người và đốt cháy sạch sẽ nhà cửa của đồng bào hai phường Thanh Bồ-Đức Lợi và định tấn công đến phường Tam Tòa ở gần đó, nhưng nhờ sự can thiệp của quân đội nên Tam Tòa đã thoát nạn.
Năm 1966, Phật giáo Ấn Quang đã thành lập thêm các « Lực lượng » mà tại miền Trung đã do Thích Đôn Hậu chỉ đạo như:
« Lực lượng Phật tử quyết tử, Lực lượng sinh viên học sinh quyết tử, Lực lượng thanh niên quyết tử, Lực lượng Phật giáo tranh thủ cách mạng, để kết hợp với Lực lượng Phật giáo cứu quốc để nổi loạn và chiếm giữ miền Trung để thành lập « Chính Phủ Miền Trung » và để có sức mạnh quân sự Phật giáo Ấn Quang đã thành lập Quân Đoàn Vạn Hạnh, Lực lượng này gồm những sĩ quan, quân nhân, cảnh sát, công chức, trong đó có Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn, thị trưởng Đà Nẵng đã gia nhập Quân Đoàn Vạn Hạnh, Thích Minh Chiếu là Thiếu tá trưởng phòng Tuyên úy Vùng 1, quân khu 1 làm Tư lênh và « Tổng Hành Dinh Quân Đoàn Vạn Hạnh » đã được đặt tại « chùa « Phổ Đà, nơi đây đã từng là nhà tù từng giam hàng trăm các viên chức chính quyền và các vị cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng suốt bốn mươi ngày, trong đó có Giáo sư Nguyễn Hữu Chi, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam, ông Lê Nguyên Long, Trưởng ty Thông tin Quảng Nam, Thiếu tá Mai Xuân Hậu, quận trưởng quận Hòa Vang và quá nhiều vị nữa « (Xin quý độc giả hãy đọc lại bài: Cuộc Bạo Loạn Bàn Thờ Phật Xuống Đường Tại miền Trung, Mùa hè 1966 để biết được một cách rõ ràng hơn). Phật giáo Ấn Quang nên biết, rất nhiều chứng nhân và nạn nhân vẫn còn sống đấy, một ngày nào đó khi các vụ án năm xưa tại miền Trung Việt Nam được đưa ra trước luật pháp quốc tế, thì các vị ấy sẽ sẳn sàng để đứng ra đòi công đạo cho chính họ và thân nhân của họ nữa.
Năm 1968, sau khi những người dân hiền của Cố đô Huế đã nhận diện được bộ mặt sát nhân của Thích Đôn Hậu rồi, thì Y đã chạy ra chiến khu của Việt cộng, sau đó ra Bắc, trong dịp này Thích Đôn Hậu đã được chụp hình chung với Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng. Phật giáo Ấn Quang hãy chờ cuốn sách của ta đây sắp phát hành thì mọi người sẽ thấy rõ ràng hơn.
Trong thời gian ở chiến chu của Viêt cộng Thích Đôn Hậu đã giữ những chức vụ như sau:
« Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam; tháng 6-1969, Thích Đôn Hậu được cử làm Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, đã được Việt công cử đi dự nhiều « Hội nghị quốc tế ».
Đến trước và sau ngày 30-4-1975, tại Đà Nẵng, Phật giáo Ấn Quang đã thành lập:
« Lực lượng Hòa hợp- Hòa giải Phật giáo thị bộ Đà Nẵng, Lực lượng An Ninh Phật giáo, cả hai đều được đặt tại chùa Pháp Lâm, ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.
Suốt trong thời gian này, tại Đà Nẵng, Thích Đôn Hậu như một ông vua Lý ( Xin quý độc giả hãy đọc lại bài: 30-4-1975: Máu Và Nước Mắt, để biết rõ hơn về những hành vi của Thích Đôn Hậu.
Năm 1976, Thích Đôn Hậu đắc cử « đại biểu Quốc hội khóa VI và là Ủy viên Đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và là Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh kiêm giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản ».
Thích Đôn Hậu đã được cộng sản Hà Nội ban thưởng, trao gắn những thứ như sau:
« Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương Độc Lập, Huy Chương Vì Sự Nghiệp Đại Đoàn Kết Toàn Dân ».
Ngày 23-4-1992 (21-3-âm lịch) vào lúc 19 giờ 55 phút, Thích Đôn Hậu đã chết tại chùa Thiên Mụ, Huế, sống và làm giặc tổng cộng tất cả là 88 năm.
Sau khi Thích Đôn Hậu chết, Phật giáo Ấn Quang đã phù phép ra hai « tăng thống », vì thực sự Thích Đôn Hậu không hề làm « tăng thống » một giây phút nào cả, mà chỉ làm « Phó pháp chủ kiêm Giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản » cho đến hơi thở cuối cùng.
Phật giáo Ấn Quang đổi mới hay mới đổi?
Như đã nói, với quá nhiều những thứ « Lực lượng » mà Phật giáo Ấn Quang, tức « GHPGVNTN » mà Ấn Quang đã từng thành lập để gây nên những tang thương, máu lệ trên khắp nẽo đường của đất nước, đặc biệt là tại miền Trung. Và bây giờ, Phật giáo Ấn Quang lại đẻ thêm ra cái gọi là «Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo ». Thực ra cái « Lực lượng » này nó chỉ là biến thể từ những cái: « Lực lượng Phật giáo cứu quốc: Cuộc thảm sát Thanh Bồ- Đức Lợi, 24-8-1964; cho đến những thứ « Lực lượng » để đem bàn thờ Phật xuống đường vào mùa hè 1966, cho đến những màn chém giết hàng ngàn người vô tội trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968, xin quý vị hãy đọc lại bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân: 1968-2008, và những ngày trước khi thành phố Đà Nẵng rơi vào tay của cộng sản Hà Nội.
Và chắc mọi người cũng đã nghe được những cái mồm của cái « LLCSCHPG » khi một tên nào đó đã cướp lời của ông Chính Khí Việt, rồi nói thao thao bất tuyệt, nhằm để không cho ông Chính Khí Việt nói hết được ý kiến của ông. Với cảnh này, nó đã làm sống lại trong tôi những hình ảnh của các vị đã bị Phật giáo Ấn Quang bắn chết tại Đà Nẵng như: Ông Hồ Hân, ông Phạm Lý, ông Nguyễn Phận và đặc biệt là ông Bùi Ngọc Cang đã bị « Lực lượng An ninh Phật giáo » bắn chết ngay giữa nhà trước mặt vợ con của ông. Xin quý độc giả hãy đọc lại bài: 30-4-1975: Máu Và Nước Mắt, để biết rõ hơn về những hành vi dã man và tàn ác của Phật giáo Ấn Quang.
Những người yêu nước chân chính không cần phải « đối thoại » với lũ tham tàn bạo ngược.
Tại sao tôi lại có thể dùng những từ ngữ như thế để chỉ Phật giáo Ấn Quang? Xin thưa: Bởi tôi đã chứng kiến quá nhiều những hành vi tàn bạo của Phật giáo Ấn Quang, từ khi còn bé. Vì thế, bây giờ tôi đã là một người già, đã trãi qua hơn nữa thế kỷ, đã đi qua một cuộc đời, tôi đã chiêm nghiệm, đã thấy, đã biết, nên không thể dùng từ ngữ nào khác hơn để nêu cho đích danh đối với lũ Giặc Án Quang.
Tôi còn nhớ, trước đây, trong một lần anh chị Giáo sư Đặng Văn Nhâm đã đến thăm gia đình chúng tôi, khi anh Đặng Văn Nhâm ngõ lời như sau:
« Tôi chưa bao giờ mời ai viết chung với tôi, nhưng bây giờ tôi mời cô viết chung với tôi trong cuốn sách Giặc Thầy Chùa, vì tôi ở trong Nam, không biết nhiều về những gì đã xãy ra ngoài Trung, còn cô, đã sống tại đó, vậy cô có đồng ý hay không? »
Và tôi đã đồng ý, do đó, trong cuốn « Giặc Thầy Chùa số 2, Anh chị Đặng Văn Nhâm đã trích lại những bài viết của tôi trên Văn Nghệ Tiền Phong. Đến cuốn Giặc Thầy Chùa số 3, thì tôi đã viết loạt bài Tăng Phỉ Miền Trung, mà anh Đặng Văn Nhâm đã in trong cuốn sách này. Ngoài ra, tôi vì tình nghĩa với một người chị rất thương tôi đó là chị Trần Mộng Chi, tức chị Đặng Văn Nhâm chị cũng là người đồng hương với tôi trên vùng đất « Ngũ Phụng Tề Phi ». Như thế mà bọn chúng lại buông những lời lẽ mất dạy giữa anh chị em tôi, thật đúng Là Loài Chó Sói Cắn Hoài Phải Gió.
Tôi cũng đã và sẽ gom hết, và giữ lại tất cả những lời của bọn chúng đã dựng đứng mọi chuyện về tôi; để sau này, tôi sẽ viết về bọn chúng với những điều mà chưa ai biết…
Với những điều mà tôi đã kể ở trên, nên tôi muốn đề nghị với các vị là những người của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, không nên vào các diễn đàn của cái gọi là «LLCSCHPG », vì cứ nhìn vào cách hành xử của chúng đối với ông Chính Khí Việt thì chúng ta đã rõ. Một lần nữa tôi xin lập lại rằng:
Cái gọi là Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo, nó chỉ là biến thể của những thứ « Lực lượng » từng gieo máu lửa và từng giết hàng vạn đồng bào vô tội trong suốt cả chiều dài của cuộc chiến Quốc- Cộng tại Việt Nam, như từ « Lực lượng Phật giáo cứu quốc, Lực lượng Phật giáo tranh thủ cách mạng, Lực lượng Phật giáo quyết tử, Lực lượng sinh viên- học sinh quyết tử, Lực lượng thanh niên Phật giáo quyết tử, Lực lượng Hòa hợp- Hòa giải Phật giáo trước những ngày 30-4-1975, và còn nhiều ‘ thứ « Lực lượng » khác, để bây giờ chúng kết hợp những thứ « Lực lượng » ấy thành một, là « Lực lượng cư sĩ chấn hưng Phật giáo ».
Chính vì thế, tôi muốn nói: ngày xưa, từ những năm đầu của thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày 30-4-1975, chúng ta đã không chấp nhận những thứ « Lực lượng » làm giặc ấy rồi, thì hôm nay, quý vị đã và đang làm những việc vì đại cuộc chung thì không nên vào các diễn đàn của cái « Lực lượng » này, và cũng không cần « đối thoại ». Tuy nhiên, với ngọn bút trên tay, thì chúng ta không bao giờ ngưng nghỉ, chúng ta phải dùng những ngọn bút kiếm để « đâm những thằng gian bút chẳng tà ».
Riêng về Thiếu tá Liên Thành, có thể vì một lý do nào đó nên sách của ông đã bị in sai lạc, mà khó có ai có thể hiểu được.
Nhân đây, tôi xin nêu ra một trường hợp có thật: Tôi có một người bạn, anh Nguyễn Văn Đức, có người em ruột Nguyễn Văn Hậu thi Tú tài toàn phần bị rớt, cả hai anh em là con người vợ chính đã qua đời, và cả người cha ruột cũng đã mất, nên sống với người kế mẫu và hai cô em gái tại đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Nhưng vì gia sản của cha mẹ anh để lại rất lớn, nên bà kế mẫu này luôn luôn tìm cách để tranh phần cho hai cô con gái ruột của mình, bà lại rất khắc nghiệt với hai người con của người vợ chính, nhưng khi anh Đức trưởng thành thì bà lại nể sợ anh Đức. Có lẽ vì không vui với hoàn cảnh đó, nên người em trai khi đi thi Tú tài bị rớt. Người anh ruột thì đã có bằng Tú tài toàn phần từ lâu; song anh không thể vào trường sĩ quan, bởi anh sợ khi anh đi rồi, thì đứa em trai nhỏ tuổi của anh sẽ sống không yên với bà kế mẫu. Thế rồi, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Đức đã quyết định trao tấm bằng Tú tài của mình cho người em ruột, để cậu này đi vào trường Sĩ quan, sau đó cậu Hậu trở thành một Sĩ quan Hải quân; còn anh Đức phải nhận lấy giấy tờ của em mình để trở thành một Hạ sĩ quan; song sau đó anh đã dự khóa Sĩ quan đặc biệt và cũng thành một Sĩ quan. Cho đến trước ngày 30-4-1975, anh Đức là Đại úy thuộc Tiểu đoàn 61, Biệt Động Quân Biên Phòng. Có một điều cả hai anh em dù cố nhớ mà vẫn thường hay lẫn lộn về ngày, tháng, năm sinh của mình, cũng như cả hai đều không dám nói ra sự thật vì sợ phạm luật; còn bạn bè, đặc biệt là người tình của họ thì càng rắc rối hơn, vì khi gặp các đồng đội của cả hai, thì họ gọi tên theo giấy tờ trong đơn vị, nhưng khi đến nhà thăm thì lại nghe người trong nhà gọi theo tên thật của hai anh em, Đức thành Hậu và Hậu thành Đức. Còn trường hợp của Thiếu tá Liên Thành thì chắc cũng có một nguyên do nào đó, mà không ai hiểu được chỉ trừ chính ông mới biết mà thôi. Và cái « LLCSCHPG » này đã khai thác vào điểm này để tấn công ông.
Nhưng, bất kể vì một nguyên do nào, cũng không một ai, kể cả Phật giáo Ấn Quang, cũng không thể phủ nhận được rằng Thiếu tá Liên Thành đã từng là Trưởng ty Cảnh sát Thừa Thiên- Huế. Một điều khác nữa là vụ án của hai « nhà sư » Thích Quảng Lợi và Thích Như Ý, mà tôi đã viết trong bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân: 1968-2008, bài này tôi đã viết vào ngày 26-01-2008, trước Tết Mậu Tý hai tuần lễ, và đã đăng trên vnfa.com, số báo Xuân Mậu Tý; nghĩa là trước khi cuốn sách Biến Động Miền Trung của Thiếu tá Liên Thành được phát hành; nhưng khi đọc cuốn sách này tôi mới hay rằng vụ án này giống như những gì tôi đã biết và đã viết.
Phật giáo Ấn Quang « đổi mới » như thế nào?
Thưa có, song chỉ là mới đổi, Ấn Quang đã mới đổi cái tên Thích Viên Định, đã ký tên dưới sự « Thừa ủy nhiệm » của « tăng thống » Thích Quảng Độ, như mọi người đã thấy cũng qua cái « Thông cáo báo chí của Văn phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế – Phát ngôn nhân Viện hóa đạo GHPGVNTN » tức Ấn Quang, mà Đinh Thạch Bích cũng là một trong những đóa sen đã nở ở trong lò…n, nên đã trân trọng đội lên đầu rồi cũng đem chưng lên cái nghĩa trang điện tử Exodus. Vậy, chúng ta thử hỏi tại sao bây giờ là Thích Viên Định, mà không là Thích Quảng Độ???
Về điều này, đã có nhiều suy luận khác nhau. Còn theo tôi, thì tôi đã liên tưởng đến một loài Trăn lúc còn ở quê nhà.
Người Việt chúng ta thường nói là Cọp dữ, chứ ít ai nói là Trăn dữ; bởi ai cũng biết con cọp mỗi lần bắt mồi, nó thường gầm thét hung tợn, sau khi vồ được con mồi thì nó liền xé xác ra để ăn thịt. Nhưng loài Trăn thì ngược lại, nó cũng hung ác như con cọp, nhưng cách bắt mồi của nó không như con cọp, mà mỗi khi rình bắt một con mồi, con Trăn nó không gầm thét mà nó rất nhẹ nhàng, lại thêm những tiếng kêu như tiếng sáo trúc cũng như loài rắn lục, nhưng tiếng kêu của con Trăn nó phát ra từ cái miệng đỏ loét của nó lớn hơn, nó đã làm cho những con mồi như bị thôi miên, không thể chống cự, rồi nó dùng cái tấm thân to béo và nhẳn thín của nó, để siết chặt con mồi cho đến khi mềm nhũn, rồi nó mới nuốt chững con vật, đôi khi là một con bò, con trâu to lớn và có khi là con người nữa vào trong cái bụng của nó. Và đó, là lúc con Trăn nó đã và đang no mồi, nó không cần di chuyển nữa,,mà nó tìm một nơi yên tỉnh, êm ấm, rồi nó khoanh mình để « đông miên », để thưởng thức cái no nê trong lúc con mồi đang tiêu dần trong bụng của nó, để nuôi dưỡng cái tấm thân mỗi ngày càng thêm khỏe mạnh, cho đến khi con mồi trong bụng nó đã tiêu hết, song những cục xương của con vật thì lại không bao giờ tiêu hóa được; nên lúc đó, nó phải móc phần đuôi của nó trên một cành cây, đầu của nó thòng xuống đất, còn cái mồm của nó thì há ra thật lớn, để những cục xương của con mồi rơi ra hết. Và chính lúc này, là lúc con Trăn đã đói trở lại, thì nó lại tiếp tục phát ra những tiếng kêu réo rắt từ cái mồm của nó để rình bắt những con mồi khác.
Cũng tương tự, Thích Quảng Độ hiện nay đã và đang no nê với những con mồi mà ông ta đã nuốt được qua những lời kêu gọi « Tháng Năm Bất tuân Dân Sự- Biểu Tình Tại Gia » đã được phát ra từ ngày 29-3-2009, với kết quả là cái « Đại hội Việt kiều toàn thế giới lần đầu tiên » sẽ được khai diễn tại Hà Nội vào tháng 11-2009. Bởi thế, nên cái « Thông cáo baó chí » ở trên đầu của Đinh Thạch Bích, người ta chỉ thấy Thích Viên Định ký tên là đã « Thừa ủy nhiệm của Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN ».
Như vậy, mọi người đừng lầm tưởng một khi con Trăn đã no mồi, thì nó không đi bắt mồi nữa. Không, khi nó no thì nó nằm lim dim ngủ, nhưng sau đó, khi nó đói, nó lại tiếp tục rình rập để bắt những con mồi cho đến khi nó chết, và tất cả những con Trăn khác của loài Trăn này, chúng cũng đều giống nhau như thế, không hề khác một ly nào cả.
Trở lại với cái « LLCSCHPG »:
Tôi vẫn nhớ, trước đây, qua bài viết: Trả Lời Võ Văn Ái, tôi đã viết: tôi vẫn tạm xem như cái « Thông cáo báo chí » kia là do Võ Văn Ái viết ra. Nhưng, cho đến hôm nay, theo như những lời đề nghị của ông Đặng Phúc là vào dịp « Lễ tiểu tường » của « Tăng thống » Thích Huyền Quang, thì « Lưỡng viện Giáo hội » nên trả lời về bài viết: « … Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Bất Lương … Người Đàn Bà Mất Gà… », trong đó có lời kêu gọi:
« … người Việt dân tộc nói chung và người Phật tử nói riêng cũng không thể tin và nể trọng bà, nếu không nói là quyết liệt lên tiếng chống đối sự giảo hoạt và gian dối của bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền ».
Và « lễ tiểu tường » của « tăng thống » Thích Huyền Quang đã qua từ lâu, mà những lời đề nghị của ông Đặng Phúc vẫn không hề được « Hội đồng Lưỡng viện của GHPGVNTN » trả lời một cách xác đáng; điều đó đã chứng tỏ rằng: Nói theo cách nói của Phật giáo thì: Bản văn viết về: … « Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Bất Lương và là Người Đàn Bà Mất Gà … » thì những kẻ thừa hành đã « Thỉnh thị tôn ý của Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội mà người đứng đầu là « Hòa thượng » Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; tất cả đều đã đồng tâm như nhất với cái bản văn ấy rồi mới trao cho « Phát ngôn nhân của Viện hóa đạo, để phát đi trên các hệ thống thông tin toàn cầu. Nói cho rõ ràng là bản văn đó là tiếng nói chính thức của « Hòa thượng » Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng thống GHPGVNTN » và cả Giáo hội Phật giáo Thống nhất nữa. Tất cả đã đồng tâm kêu gọi: « không riêng người Phật tử mà cả người Việt dân tộc phải tập trung lực lượng để quyết liệt đánh Hàn Giang Trần Lệ Tuyền ».
Do đó, mà trước đây, qua bài: Trả Lời Võ Văn Ái tôi đã nói: Nếu các ngươi đã đặt ta đây lên ngang bằng với các « Tăng thống » và đã xem ta là đối thủ, thì ta đây cũng vô cùng hoan hỉ để chấp nhận là đối thủ của GHPGVNTN. Vậy, bài viết trước đây, phải được hiểu là: Trả Lời Thích Quảng Độ. Vì không ai lại đi trả lời với một cái loa phóng thanh.
Và cũng chính vì thế, mà hôm nay, Hàn Giang Trần Lệ Tuyền này, đanh thép tuyên bố sẽ không bao giờ đối thoại với bất cứ kẻ nào, mà chỉ chấp nhận một cuộc đối luận duy nhất với « Hòa thượng » Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ( Ấn Quang), vì chính Thích Quảng Độ là người đã phát ra cái bản văn: «Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Vô bằng và bất lương… người đàn bà mất gà … » với lời kêu gọi: không riêng tám mươi phần trăm là Phật tử và cả người Việt dân tộc phải quyết liệt lên tiếng để đánh Hàn Giang Trần Lệ Tuyền. Và Cuộc đối luận này sẽ phải do quý vị trong Ban Điều Hành của Trang Điện Báo Hồn Việt Chủ Trì và Giám Sát.
Xin quý độc giả hãy cảm thông, vì chính « GHPGVNTN » tức Ấn Quang, đã muốn như thế, chứ không phải do ý của Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.
Cuối cùng, tôi xin kính lời đến quý vị trên các diễn đàn, với những ý kiến, và những lời nói thay cho tôi thật đúng với những gì mà tôi muốn diễn đạt. Tôi đã và sẽ giữ lại tất cả những lời nói, cũng như những dòng của quý vị đã viết; mặc dù chỉ biết qua bút danh, chứ không hề biết quý vị là ai; song tôi sẽ gom hết vào trong một tuyển tập trong tương lai. Xin quý vị hãy nhận nơi đây, với tất cả lòng tri ân thành kính của tôi.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.
: Nguồn: https://danchutudo.wordpress.com/category/ph%E1%BA%ADt-giao-%E1%BA%A5n-quang-tay-sai-suc-v%E1%BA%ADt-h%E1%BB%93-chi-minh/
kết quả từ 841 tới 850 trên 858
-
02-07-2013, 09:28 PM #841
- Tham gia ngày
- Jun 2010
- Bài viết
- 2,503
Không biết đồng chí Nguỵ Tặc có cố tình bôi bẩn Phật Giáo không mà lại đem cái hình ảnh Tôn thất Đính, một tay tướng chuyên bợ đ ít ông Diệm để rồi phản bội ông Diệm tại giờ phút chót để ca tụng Thích Quảng Đức và nêu chính nghĩa cho Phật Giáo. Những người Phật giáo có căn bản đàng hoàng không ai theo bọn Cộng Sản Ấn Quang quấy rối như Thích Quảng Đức (Quảng Đức hiện tại đang được cộng sản đánh bóng và ca tụng) Ngụy Tặc cố tình đưa cái hình ảnh của Tôn Thất Đính vào làm cho người ta phải đặt câu hỏi "Dân Phật Giáo là những kẻ như Tôn Thất Đính sao?".
-
02-07-2013, 11:21 PM #842
Đây là bằng chứng cho thấy có những nhà sư miền Nam bị CS lôi kéo , dụ dỗ , dẫn dắt .. mà không hề biết họ là CS , cứ tưởng họ là SV yêu nước phản chiến .
CS đúng là vừa ăn cướp vừa la làng . Đầu tiên chúng rước chủ nghĩa CS vào rồi cướp chính quyền . Sau đó đòi ký chia đôi đất nước , rồi lại gây chiến đòi thống nhất , rồi lại cho cán bộ nằm vùng chống chiến tranh . Tất cả đều để phục vụ chủ nghĩa CS nhưng luôn núp dưới những tên gọi khác để lừa bịp người dân và lừa bịp cả thế giới .
Vì vậy CS sợ nhất là khi những trò núp bóng này bị phanh phui
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Tâm Khai
Năm 1963, Hoà thượng ( lúc đó còn là sadi ) đã tham gia các phong trào kêu gọi hòa bình cho đất nước, bị chính quyền đương thời truy đuổi nên phải trốn lên Bình Dương, tại các chùa Tân Hoà và các chùa trong vùng để tiếp tục hoạt động. Các sinh viên yêu nước đã dẫn dắt Hòa Thượng đã tham gia phong trào sinh viên học sinh biểu tình đòi hòa bình khi đang tu ở chùa Tập Thành. Nhiều sinh viên yêu nước đã đề nghị Hòa Thượng tìm cách xây dựng một cơ sở để che chở và giúp đỡ họ trong việc chiến đấu vì sự thanh bình của nước nhà. Lời đề nghị ấy trùng hợp với ý nguyện của phật tử tên là Hai Đầy muốn hiến cúng đất xây chùa. Có đất rồi, Hòa Thượng đã bắt đầu xây dựng ngôi chùa Diệu Pháp .
Năm 1964 – 1965 Hòa Thượng luôn là người đi đầu trong các phong trào phản đối chiến tranh của sinh viên học sinh và đồng bào Phật tử chống lại những việc làm sai trái của chế độ cũ. Đã nhiều lần Hòa Thượng bị cảnh sát chế độ cũ bắt giam và đưa ra xét xử.
Bất cứ ở đâu, từ các căn cứ địa Cách mạng hẻo lánh, hay miền đồng bằng sông nước lầy lội, nơi nào có khó khăn nơi đó có hình bóng của Hòa Thượng.
http://www.chuadieuphap.com.vn/conte...d=189&langid=0
Sadi mà tiếp tay cho CS làm " cách mạng " như vậy thì khi bị bắt có là " đàn áp Phật giáo " không ?
Qua đó chúng ta thấy bằng cách nào CS len lỏi vào nhà chùa và lợi dụng tăng ni Phật tử . CS tìm đến những sadi trẻ , kiến thức và công phu tu tập còn yếu kém , rồi dụ dỗ bằng lời đường mật núp bóng yêu nước , dụ được rồi thì CS cho tiền cho đất xây chùa để tự ra làm trụ trì !!!
Sadi mà trụ trì gì . Và thế là ngôi chùa đó trở thành 1 cơ sở cho CS , nuôi giấu cán bộ , giấu vũ khí , và sadi " trụ trì " đó chẳng lo tu hành gì mà cả ngày đi làm " cách mạng " , làm giao liên , phục vụ cho CS .
Vậy có phải là CS lợi dụng PG và dụ dỗ , lừa gạt tăng ni để sử dụng làm công cụ không ?Họ lịch sự như tiên , phú quý như trời
Quất cương ngựa rong chơi ngoài ngõ liễu
Ta trồng cỏ đầy vườn , rải hoa đầy đất
Gọi hề đồng pha nước trước hiên mai -
02-07-2013, 11:47 PM #843
- Tham gia ngày
- Jun 2010
- Bài viết
- 2,503
Bọn cộng sản Ấn Quang cứ rêu rao là ông Diệm kỳ thị tôn giáo, ông Diệm chỉ chọn những người công giáo làm việc cho ông ta. Thử kiểm chứng lại những lời rêu rao của bọn Ấn Quang, những người làm việc cho ông Diệm là những ai. Hai tướng thân tín được ông Diệm tín tưởng chọn làm tay chân là tướng Tôn Thất Đính và Tướng Đỗ Mậu đã phản bội ông Diệm là người Phật tử. Các tướng lãnh được ông Diệm trọng dụng cũng như những người cộng tác tay chân của ông Diệm và những tướng lãnh đã lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng để đảo chánh ông nhiệm là: "Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Nguyễn ngọc Thơ, Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Hữu Có, Lê Văn Nghiêm, Nguyễn Chánh Thi..." toàn là thành phần tướng lãnh Phật tử. Nếu ông Diệm chọn những tay chân thân tín là người công giáo như bọn Ấn Quang vu khống thì các tướng lãnh người công giáo có phản ông Diệm như các tướng lãnh đã đảo chánh và họ có ra tay tàn sát anh em ông Diệm một cách dã man như các tướng lãnh theo đạo "từ bi" của nhà Phật đã đâm chết anh em ông Diệm không?
Chỉnh sửa lần cuối bởi nth vào 02-07-2013 lúc 11:53 PM
-
03-07-2013, 12:26 AM #844
Đây cũng là lý do vì sao CS không gài người vào nhà thờ được , và vì vậy CS rât' ghét Công giáo . Cái gì không làm lợi cho CS là CS ghét và đánh phá thôi .
Đâu có cách nào cho CS giả làm con chiên hay giả làm sinh viên yêu nước rồi vào nhà thờ , lân la làm quen những linh mục trẻ , dụ dỗ họ đi theo cách mạng xong xuất tiền mua đất cho họ xây riêng 1 cái nhà thờ rồi ra đứng làm chủ chăn , biến cái nhà thờ đó thành cơ sở cách mạng được đâu .Họ lịch sự như tiên , phú quý như trời
Quất cương ngựa rong chơi ngoài ngõ liễu
Ta trồng cỏ đầy vườn , rải hoa đầy đất
Gọi hề đồng pha nước trước hiên mai -
03-07-2013, 01:45 AM #845
- Tham gia ngày
- Mar 2010
- Bài viết
- 2,160
Trước hết Huỳnh Tấn Lê đã dẫn chứng con số 300 ngàn PT bị sát hại bởi ông Diệm từ đám "Sách Hiếm" (loại hiếm người đọc ???) của đám Giao Điểm, một đám mà ai cũng rõ là khoác áo cà sa, nhân danh phật pháp từ bi hỉ xả, để phỉ báng và chống đối các tôn giáo khác trong đó có Công Giáo.
Nhưng một người có cái bằng TS mà không hiểu anh ta có biết là con số 300 ngàn người bị một chế độ tàn sát trong 7 năm cầm quyền - trung bình mỗi năm phập khoảng 40 ngàn người - khi con số dân của cả miền Nam lúc đó chỉ khoảng 16 triệu nó to lớn và khủng khiếp như thế nào không ?
Lạ thay là với một con số bị sát hại to lớn và khủng khiếp như vậy mà trước năm 1975 và ngay cả sau khi giết hại ông Diệm xong không thấy một phóng viên quốc tế, không một phóng viên CS nằm vùng, một đám nhung nhúc như giòi tại Nam VN vì sự TD của chế độ VNCH cho phép họ quấy phá, không một lĩnh đạo PG lúc đó như đám AQ lên tiếng tố cáo, mà phải chờ đến sau năm 1975 sau khi Hà Nội cho ra cái nhóm Giao Điểm thì con số tàn sát này mới được một cư sĩ của Giao Điểm là Mặc Thu Lưu Đức Sinh Chu bằng Lĩnh công bố hay sáng chế !!! -
03-07-2013, 02:52 AM #846
- Tham gia ngày
- May 2011
- Bài viết
- 68
he he....
Ai cũng biết việc chính quyền ông Diệm đổ đã dẫn đến hậu quả cả VNCH sụp. Có thể nói vận mệnh của VNCH gắn với số phận của ông Diệm.
VNCH I & II toàn chết yểu là do lãnh tụ của nó rất ruồi bu. Một ông "chí sĩ anh minh" gì đâu mà noái năng đã ruồi bu mà lãnh đạo toàn là thứ ruồi bám. Một ông lãnh tụ thì suốt mùa chỉ biết tham nhũng, vinh thân phì da, cho đến lúc cơ đồ rách bươm, hết còn chấm mút nữa thì cuốn gói chạy theo quan thày, buông lời vô trách nhiệm "tùy nghi di tản".
Về Trần Văn Hương thì đã có Về Trần Văn Hương thì đã có lý do "chính đáng" ở lại trong bài của TV Hiền ở trên. Còn Dương Văn Minh thì nghe kể câu đầu tiên khi thấy quân xâm lược là hèn nhát hỏi ngay đến người em cộng sản của mình trước cả khi nói đến vận mệnh quốc gia. "Huynh đệ, phụ tử" thì có mà không có "chi binh". ở lại trong bài của TV Hiền ở trên. Còn Dương Văn Minh thì nghe kể câu đầu tiên khi thấy quân xâm lược là hèn nhát hỏi ngay đến người em cộng sản của mình trước cả khi nói đến vận mệnh quốc gia. "Huynh đệ, phụ tử" thì có mà không có "chi binh".
Bộ ôb hỏng thấy là lý do "chính đáng" mà ôb Hièn nêu ra là do ôb í được mấy bài báo CS mớm lời thui mà. Nhưng mà như thía thì cũng không thể bẩu là ông Trần Văn Hương là CS.
Anh em ông Diệm thì ma mãnh đi đêm với CS. Chơi trò "bắt cá 2 tay" với CS và Mỹ. Coi trọng quyền lực của gia tộc mình hơn vận mệnh quốc dân. Ông Thiệu thì phá tanh banh miền Nam rùi quay lưng kéo bầu đàn thê tử chạy theo bơ thừa sửa căn. Còn ông Trần Văn Hương ít ra ông đã ở lại, sống chết cùng đồng đội, và để lại câu nói đầy tình nghĩa đó:
Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!
Đính dường như cũng nổi tiếng là lừa thày phản chủ, ăn cháo đái bát. Vậy thì cái lời của Đính cũng chẳng nói được điều gì ngoài chứng minh bản chất hèn nhát bợ đỡ của chính mình. Làm đến tướng cầm quân, tham gia chính trị mà còn mở miệng ra núp lưng Phật thì cò mà tu hú. Vậy mà cũng có kẻ lôi Đính ra làm thần tượng.
Chẳng ai coi ông tướng Đình ni là thần tượng cả. Nhưng trên lĩnh vực lịch sử thì ông ta là 1 nhân chứng trực tiếp làm cuộc CÁCH MẠNG 1-11-1963. Bản chất của tướng Đính như thế nào thì....hu ke. Vấn đề là ông ta đã là 1 trong những tay làm nên thời cuộc, được quần chúng thời điểm đó tôn xưng là anh hùng cách mạng.
Chiện lật đổ và trừng trị 1 tên bạo chúa bị quân dân ghét bỏ thì là chiện nhỏ và là chiện cần làm. Quốc gia lung lay, thất phu hủ trách. Tướng Đình hay bất kỳ công dân yêu nước nào cũng phải rức thoai. Có chi mà chửi bới ngừ ta. -
03-07-2013, 11:30 AM #847
- Tham gia ngày
- Mar 2010
- Bài viết
- 4,475
Ông Trần văn Hương là 1 người đáng kính, là nhân sĩ miền Nam.
Ổng không nhận quyền công dân của cộng sản là ổng có khí phách.
Ổng làm tổng thống là ổng tử thủ tới cùng không có đầu hàng như lảo Minh. -
03-07-2013, 04:00 PM #848
Lịch sử đã chứng minh rồi, loại những con cá như Đính mà AU LAC quảng cáo có vũng nước nào đón chúng không?
Xong, hết phim. Hết lợi dụng Phật giáo. Bây giờ lòi ra vấn đề chính trong đầu là chỉ có cộng sản với "cách cái mạng". Nếu có chút xíu khả năng thì làm cái topic khác quảng cáo "man rợ thắng văn minh" đi, chứ đừng có lạc đề tầm gửi ở đây. Loại chỉ giỏi phá mà không biết giữ và dựng là loại nào? Là loại cướp vô học, là loại man rợ.Chỉnh sửa lần cuối bởi hdat vào 04-07-2013 lúc 05:44 AM
"một xã hội đã kéo dài hơn nửa thế kỷ về sự mê muội dân trí, về sự độc tài về chính trị, sự lừa dối, sự đầu độc - con người đánh mất lý trí - tàn sát đồng loại và tự biện minh bằng một cái mục đích hão huyền vô nhân tính - Bi kịch cho dân tộc : tin vào thần tượng, tín điều." Thái Kế Toại, nguyên Đại Tá CA, đặc trách NVGP. -
04-07-2013, 06:01 AM #849
- Tham gia ngày
- May 2011
- Bài viết
- 68
he he.....
Thim 1 ôb vo vin ni ăn noái lạng quạng nữa roài. Tui thấy "đám Giao Điểm" có ông thầy chùa nèo đâu mà ôb vo vin ni bi bô là thì rằng "một đám mà ai cũng rõ là khoác áo cà sa". Đồng thời cuốn "Đảng Cần Lao" của Chu Bằng Lĩnh hình như đã ra đời trước năm 1975 chứ hong phải "chờ đến sau năm 1975 sau khi Hà Nội cho ra cái nhóm Giao Điểm thì con số tàn sát này mới được một cư sĩ của Giao Điểm là Mặc Thu Lưu Đức Sinh Chu bằng Lĩnh công bố hay sáng chế !!!"
Tội ác của anh em nhà Ngô đối với các đảng phái, các tôn giáo khác với Ca-tô Rô-ma Giáo, đặc biệt đối với Phật Giáo, thì chắc chắn phải...ngút trời. Tui nghĩ con số mà nhà báo Chu Bằng Lĩnh đưa ra có thể do sự kết hợp từ 1 nguồn cung cấp cọng với quá trình tiếp xúc tìm hiểu của tác giả. Và có thể điều quan trong nhất là nhà báo Chu Bằng Lĩnh nhận biết được tính chất độc ác khủng khiếp của cái quyền lực đang nằm gọn trong tay đám anh em nhà Ngô Đình cực kỳ cuồng tín và cuồng sát.
Thực ra thì sự thật của lịch sử nó không chỉ tồn tại trong mớ chữ nghĩa được nhào nặn ra mà nó còn lưu truyền qua cái "bia miệng" dân gian. Một lãnh tụ như ông Diệm, ngày về thì cờ xí, tung hô tràn đầy phố phường. Dù quê hương chỉ mới có nửa mảnh, nhưng đường sự nghiệp của ông ta mở ra thênh thang trong lòng dân tộc. Thế mà chỉ vỏn vẹn 9 năm sau, anh em nhà Ngô Đình không còn 1 mảnh đất đầy tình tự của dân tộc hay chính nghĩa cho tổ quốc che chở. Hai anh em Diệm-Nhu đành phải chui vào khu của đám ba Tàu nhếch nhác mà nương nhờ. Ông lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn thì cũng phải vục mặt mà đưa thân cho bọn Mỹ, là bọn đang lên kế hoạch "Nước Lũ" quét sạch dòng họ Ngô Đình ra khỏi chính trường. Chính cái khí thế căm ghét anh em nhà Ngô Đình tột cùng của đại khối quần chúng đã là căn cứ khả tín nhất cho những vạch trần tội ác ghê tởm của anh em nhà Ngô Đình. Không phải đơn giản mà dân gian lưu truyền câu ca dao:
Nhà Ngô có bốn gian hùng
Diệm ngu, Nhu ác, Cẩn khùng, Thục điên.
Cuốn "Đảng Cần Lao" của Chu Bằng Lĩnh đã được tác giả Trần Quang Diệu trích thuật như sau:
Có Một Khúc Quanh Đen Tối Và Thê Lương!
28-Oct-2011
http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD03.php
LTS: Nếu Việt Nam không phải là một dân tộc quật cường thì có lẽ đã không có một Việt Nam như ngày nay. Cũng vì quá trình lịch sử, cũng vì vị thế địa lý, cũng vì những ngọn gió chính trị, tôn giáo,... dân ta liên tục đã phải làm lịch sử. "Chống Cộng" cũng là một chiêu bài của Thiên Chúa Giáo La Mã đã làm dân ta điêu đứng và chia rẽ, đưa đến hận thù không biết đến bao giờ mới hết. Xin mời bạn đọc đoạn trích thuật liên quan đến nỗi thống khổ này từ quyển "Đảng Cần Lao" của Chu Bằng Lĩnh do Trần Quang Diệu giới thiệu. (SH)
Trong những tháng năm dài quê hương binh lửa dậy, người dân miền Trung (VN) là khu vực hứng chịu nhiều đau thương thảm khốc nhất. Ngoài các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt: "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", nó như cái eo của người phụ nữ xinh đẹp trên vóc dáng bản đồ Việt Nam (hai đầu thì phình ra, ở giữa thì teo nhỏ lại) bị những kẻ vũ phu đan tâm vùi dập. Miền Trung cũng là nơi mà những người dân bị giắt lên đôi vai của họ nhiều vô số những bi thương thảm lụy do chính "đồng bào" của họ đã gây ra.
Xin mời quý độc giả, chúng ta cùng theo dõi một quá khứ không xa trong vô vàn thống khổ, những sự chết chóc qua tác phẩm "Đảng Cần Lao" của nhà văn Mặc Thu Lưu Đức Sinh, tức ông Chu Bằng Lĩnh mà có lẽ đã không ít người biết đến, ông đã viết ở những trang 132, 133 và 134:
"Ông Ngô Đình Cẩn nhận được báo cáo của gia nhân, thủ túc gởi về Huế cho biết nhờ sự anh minh của Ngô Tổng Thống và nhờ uy tín lớn lao của ông Cậu, nay đã hoàn toàn nắm vững được dân miền Trung từ nay, Cộng Sản không còn đất sống ở miền Trung nữa! Tuy nhiên tất cả các phúc trình gởi lên Cẩn đều kết luận như nhau bằng câu sau đây: "Đảng (Cần Lao - TQD) đang bị phá hoại bởi bọn người phản loạn, gồm bọn tự xưng là Quốc Gia. Vậy xin chỉ thị của Cố Vấn Chỉ Đạo để chấp hành".
"Và lẽ dĩ nhiên, lệnh của Cẩn đã được ban xuống cho các cán bộ lãnh đạo Cần Lao khắp Trung Việt: "Tiêu diệt cho hết bọn chống đối phản loạn đó đi!".
Một giai đoạn đẫm máu đã tiếp theo sau đó! Nhân danh Cần Lao, biết bao nhiêu vụ trả thù trả oán đã được thực hiện, bao nhiêu sanh mạng người dân vô tội đã bị chết oan thảm khốc, và sau một năm trời triệt để "tiêu diệt phản loạn", các cán bộ lãnh đạo Cần Lao tại miền Trung lại lần nữa báo cáo lên Cẩn: "Bọn phản loạn đã rút vào ẩn nấp hết. Xin chỉ thị để hành động". Và chỉ thị của Cẩn được ban xuống, từ trên mặt chiếc sập gụ to lớn, trước cơi trầu Cẩn đang nhai lẻm bẻm: "Tiêu diệt cho hết bọn ma quỷ!". Và giai đoạn đổ máu lại tiếp diễn, nhưng lần này thảm khốc hơn và ác liệt gấp chục lần trước. Lần này, những vụ tàn sát tập thể đã xảy ra, nhân danh Cần Lao diệt trừ cán bộ Cộng Sản nằm vùng.
Mối thâm thù máu lệ giữa một số Đảng Quốc Gia và Phật Giáo miền Trung với chế độ nhà Ngô khởi sự từ đó. Trong lúc Cẩn vẫn ngồi chễm chệ trên mặt chiếc sập gụ nhai trầu và ra lệnh cho bọn tay chân, thì dân miền Trung cũng khởi sự ý thức được rõ rệt thế nào là "Đảng Cần Lao"? Và ai thực sự lãnh đạo tất cả các cuộc tàn sát khủng khiếp nhân danh ông Cậu và nhân danh công cuộc chống Cộng?
Ngồi tại Dinh Độc Lập, Ngô Đình Diệm có ngờ đâu ông em mình đã nhân danh Đảng Cần Lao Nhân Vị mà nhúng tay vào máu một cách khủng khiếp đến thế. Số người mà tại Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa ... đã bị cán bộ Cần Lao giết, vì vu cho là Cộng Sản, phá hoại chế độ... đã được kiểm kê vào các năm 1964 - 65 là 300.000 (ba trăm ngàn) người! Hơn ba trăm ngàn người bị chết oan, để rồi chỉ có một mình Cẩn ở miền Trung đền tội, thật là điều bất công cùng cực!.
Kiểm điểm lại quá trình phát triển và những thành tích đẩm máu của Cần Lao ở miền Trung, các sử gia và quan sát viên vô tư đều phải công nhận tánh cách sát phạt khủng khiếp của lãnh chúa Ngô Đình Cẩn. Số cán bộ Việt Cộng bị giết thì chẳng có bao nhiêu mà số người bị chụp mũ, bị giết chỉ là những dân đen vô tội, hiền lành, đói khổ, bất mãn với chế độ hét ra lửa của ông Cậu! Sở dĩ đã có sự đáng tiếc đó xảy ra là tại những vùng đất rộng lớn khắp giải Quảng Nam, Quảng Ngãi, Binh Định, Phú Yên ... hầu hết các làng mạc đều đã từng bị Cộng Sản cai trị một thời gian khá lâu, trước khi chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp thu (khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước vào năm 1954 - TQD). Và trong thời gian sống dưới chế độ Cộng Sản, người địa phương nếu muốn yên thân, làm sao tránh được việc tham gia ít hay nhiều vào các công tác của VC (kể cả phải đi "dân công" chuyển vận lương thực, vũ khí cho chiến trường Điện Biên Phủ - TQD). Nếu nay chính quyền Cẩn buộc tội họ là đã làm VC mà đem giết, thì họ cũng đành chịu chết oan, chớ biết làm sao mà thanh minh cho được. Vì thế mà họ phải theo đạo Công giáo (1) để được yên thân.
Đảng Cần Lao của Cẩn càng phát triển thì sự khủng bố đối với Phật Giáo miền Trung và đối với các Đảng Quốc Gia càng ác liệt. Trong thâm tâm của Cẩn, có lẽ không có việc chủ trương giết hết đám Phật tử và các đảng viên Quốc Dân Đảng và Đại Việt, vì nếu giết hết như vậy thì còn dân đâu mà cai trị? Nhưng các tay chân của Cẩn đã muốn tâng công, lập thành tích với ông Cậu, nên đã gây ra tất cả những cuộc tàn sát tập thể vô cùng rùng rợn, mà cả hàng chục năm sau, dân địa phương vẫn không sao quên nổi!
Lấy công tâm mà xét, thì việc phát triển Đảng Cần Lao miền Trung đã không mang lại lợi ích lớn lao gì cho chế độ Ngô Đình Diệm. Trái lại, nó đã chỉ gây ra một mối thâm thù khủng khiếp giữa dân đối với nhà Ngô mà thôi. Nhưng phải thành thực mà công nhận rằng việc phát triển ồ ạt Đảng Cần Lao Ngô Đình Cẩn bằng phương pháp máu lửa tại miền Trung, đã tiêu diệt hẳn tiềm lực hoạt động của Phật Giáo Việt Nam. Hầu hết các cán bộ đắc lực và nòng cốt của Phật Giáo ở tại Trung Việt đều đã bị sát hại hết, hoặc bị tù đày giam giữ khó còn một lớp nào tồn tại. Trong khi giám mục Phạm Ngọc Chi và Hội Truyền Giáo (Mission Étrangère) lớn tiếng hô hào "đoàn kết tôn giáo và hòa đồng tín ngưỡng" để phủi tay chạy tội cho các cán bộ Cần Lao của Cẩn thẳng tay triệt hạ Phật Giáo. Việc tiêu diệt Phật Giáo tại miền Trung là một tội ác lớn nhất của Đảng Cần Lao Ngô Đình Cẩn nói riêng, và của chế độ Ngô Đình Diệm nói chung! Nhân danh liên minh tôn giáo chống Cộng của Đảng Cần Lao Ngô Đình Cẩn đã thực thi nguyên tắc củng cố chính quyền độc tài bằng cách coi hầu hết Phật tử và các đảng viên các Đảng Quốc gia là Việt Cộng! Có người Quốc Gia thành thực nào nhìn thảm cảnh hồi đó mà không rơi lệ cho được.
Sở dĩ tác giả phải gợi lại chút ít đống tro tàn đau thương này là để cảnh tỉnh tất cả những người Quốc Gia thực tâm yêu nước, thực lòng chống Cộng hãy tránh mọi trường hợp: những người Quốc Gia cùng chung một lý tưởng, chỉ vì bọn cán bộ cấp dưới báo cáo sai lạc mà rồi đi tới chỗ nghi ngờ nhau, chém giết nhau dưới danh nghĩa "chống Cộng".
Thật vậy, dưới trào nhà Ngô, người ta đã nhân danh "chống Cộng" mà giết đi không biết bao nhiêu "chiến sĩ". Đó là vết nhơ bỉ ổi nhất trong lịch sử tranh đấu sinh tồn của dân tộc chúng ta vậy".
//
(1) Tiện đây, cũng ông Chu Bằng Lĩnh, nói về hai chữ "Công Giáo", ở trang 343:
"Nhưng khi ông chính phủ cầm cán CÔNG lý, giữ CÔNG quyền, nắm CÔNG cụ bạo lực (quân đội, cảnh sát, mật vụ...) trong tay, bảo rằng tôn giáo này là CÔNG giáo thì cả nước dù có bất đồng ý kiến cũng phải chịu cảnh "con kiến mà kiện củ khoai".
BẤT CHẤP DƯ LUẬN BÁO CHÍ, BẤT CHẤP NGUYỆN VỌNG CỦA QUẦN CHÚNG, CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ ĐẢNG CẦN LAO CÔNG GIÁO ĐÃ "CẢ VÚ LẤP MIỆNG EM" ĐỂ ÁP ĐẶT 2 CHỮ "CÔNG GIÁO" VÀO NGÔN NGỮ VIỆT NAM.
Để phản đối điều này, những người ý thức được vấn đề vẫn dùng danh từ Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo thay vì "công giáo" khi nói hoặc viết. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong những sách giáo khoa xuất bản sau ngày chế độ Diệm bị lật đổ. Đến ngày hôm nay, nhiều người vẫn không quen dùng 2 chữ công giáo khi nói hoặc viết, mà vẫn dùng đạo Gia Tô, Cơ Đốc, Ki Tô, hoặc đạo Thiên Chúa.
Miệng Nhà Quan Có Gang Có Thép!"
Trần Quang Diệu trích thuật. -
04-07-2013, 06:35 AM #850
- Tham gia ngày
- May 2011
- Bài viết
- 68
Dân gian đã đúc kết bản chất của anh em nhà Ngô Đình vỏn vẹn bằn 2 câu lục bát để con cháu mai sau dễ nhớ. Bởi vì thời đó, phương tiện truyền thông đã hạn chế mà quyền lực ma giáo đã nắm ưu thế khuynh loát rùi. Cũng vì rứa mà đám Diệm tử một thời "múa gậy vườn hoang" ngang ngược ngụy tạo lịch sử và tung hê Ngô Đình Diệm rất hơm hĩnh và bố láo.
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/tiep-theo-cau-sieu-tai-khu-di-tich-lich.html
Nhưng ngày nay, một lần nữa, ưu thế độc quyền của thế lực ma giáo bị đẩy lùi bởi sự ra đời của phương tiện còm-biu-tơ. Những chi tiết, thống kê về tội ác của anh em nhà Ngô có lẽ cũng không còn quan trọng cho lắm để bỏ công bỏ của ra mà....phí phạm. Tội đồ của anh em nhà Ngô đình đã được chứng thực tại lòng dân roài. Nấm mồ của họ cũng được liệt vào hàng vô danh tiểu tốt roài.
Nhưng cũng chính phương tiện dồi dào, thuận tiện của in-tờ-nết mà thỉnh thoảng we cũng được nghe ngóng 1 vài nạn nhân của chế độ Diệm hồi ký lại những đau thương mất mát của chính họ và của rất nhiều nạn nhân chịu chung nỗi đau với họ.
Chín hầm, một ký ức trong tôi
Ngày cập nhật 02/08/2011 16:23
(TTH) - Trong không gian chật hẹp của căn hầm số 8 Khu di tích lịch sử Chín hầm tại thôn Ngã Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), thành phố Huế, chúng tôi nghẹn ngào xúc động khi nghe tiếng khóc nức nở gọi bố tại khám giam số 12 của một người con, đồng thời là một cựu chiến binh.
Cả không gian như ngưng đọng, tiếng khóc như kim găm vào trái tim của những người lính trong đoàn cựu chiến binh (CCB) Quân khu Trị Thiên khu vực Mê Linh, Bắc sông Hồng - Hà Nội trong chuyến thăm lại chiến trường xưa, thăm Khu di tích lịch sử Chín hầm - một địa ngục trần gian trong thời Ngô Đình Diệm.
CCB Phạm Ngọc bên hình tượng Liệt sĩ Nguyễn Đình Tỉnh trong khám số 12, hầm số VIII.
Người con khóc gọi bố đó là đồng chí Phạm Ngọc, hội viên của Hội CCB Quân khu Trị Thiên khu vực Mê Linh, Bắc sông Hồng - Hà Nội. Phạm Ngọc hiện là Phó trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển cây dược liệu và cây công nghiệp thuộc Trung tâm Công nghệ hóa dược và hóa sinh hữu cơ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên là chiến sĩ thuộc Trung đoàn 18, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, từng chiến đấu trên mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa.
Đồng chí Phạm Ngọc là chồng trưởng nữ của người chiến sĩ tình báo hy sinh tại xà lim số 12, hầm giam số VIII trong khu địa ngục Chín hầm - Liệt sĩ Nguyễn Đình Tỉnh (1924-1962), bí danh là Nguyễn Đức Cân (thường gọi là Bính).
Nguyễn Đình Tỉnh quê ở thôn Phù Lưu, xã Lưu Nguyên, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông cũ, nay là thành phố Hà Nội. Ông Tỉnh tham gia Cách mạng tháng 4 năm 1945; vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 7 năm 1950, công tác ở ngành tình báo. Đầu năm 1955, ông được lệnh bí mật vào Nam, hoạt động trong vùng tạm chiếm. Năm 1958, ông bị mật vụ của Ngô Đình Diệm bắt được. Lúc đầu, Nguyễn Đình Tỉnh bị địch giam ở Sài Gòn, sau chúng chuyển ông ra Huế, giao cho Ngô Đình Cẩn xét hỏi. Trải qua nhiều trận đòn tra tấn dã man của các nhà tù ở Thừa Thiên, ngày 15 tháng 12 năm 1960, chúng đưa Nguyễn Đình Tỉnh vào biệt giam tại hầm số VIII của nhà ngục Chín hầm.
Ông Tỉnh bị quân Ngô Đình Cẩn dùng cực hình tra tấn đến trụt bụng. Hằng ngày, bị giam trong tù, chúng chỉ cho ăn đĩa cơm hẩm với mắm thối, muối mặn, nên sức đề kháng của ông không qua nổi những trận đau bụng, kiết lỵ kéo dài. Hơn một tháng trời chống chọi với bệnh tật và vết thương lở loét, ông Tỉnh nằm bất động và đã chết trên tấm ván lấm phân, trong xà lim ngập nước, vào ngày 5 tháng 2 năm 1962. Bọn cai ngục kéo xác ông ra vùi ngoài đồi thông, chỉ cách hầm số VIII chừng vài chục mét.
Những người bạn tù của ông Tỉnh nhớ lại, trước khi chết mấy ngày “ông Tỉnh vẫn còn nói chuyện với anh em, và thường nhắc tới vợ và hai con gái. Lúc bấy giờ, một vài người do bị bọn cai tù tra tấn quá đau đớn, đã có ý muốn tự sát. Biết vậy, ông Tỉnh khuyên anh em hãy cố chịu đựng, cố sống để về báo cáo hết mọi việc xảy ra ở Chín hầm cho Đảng biết…”. (Trích trong "Tử ngục Chín hầm và những điều ít biết về Ngô Đình Cẩn" của Dương Phước Thu-NXB Thuận Hóa).
Đi cùng đoàn CCB Quân khu Trị Thiên lần này, đồng chí Phạm Ngọc mong ước được đến Khu di tích lịch sử Chín hầm để có thêm thông tin về sự hy sinh anh dũng của bố vợ và được thay mặt mẹ, vợ, em và các con thắp nén nhang cho người đã khuất ngay tại nơi ông đã ra đi.
Khu vực Chín hầm khi xưa chỉ là những căn hầm xây bằng bê tông cốt thép, nửa chìm nửa nổi được thực dân Pháp dùng làm kho chứa vũ khí tại một quả đồi nhỏ. Bao phủ dưới cánh rừng thông xanh ngắt, có độ cao khoảng 35m so với mặt nước biển, cách trung tâm thành phố Huế chừng 6km về phía tây nam. Ngọn đồi này thuộc về hệ sơn mạch của dãy Ba Đồn - Ngũ Phong - Thiên Thai, chếch núi Ngự Bình một góc chừng 20o ở phía đông nam, nằm gọn trong phần đất của xóm Cỏ Lá, thôn Ngũ Tây, làng An Cựu, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên, nay là phường An Tây, thành phố Huế.
Các hầm này đến thời Ngô Đình Diệm, bạo chúa Ngô Đình Cẩn đã sử dụng lại kho vũ khí của thực dân Pháp, biến nó thành một nhà ngục đặc biệt với những khám giam tù chật hẹp cũng rất đặc biệt. Tại đây giam cầm các thành phần yêu nước, các tầng lớp trí thức, sinh viên, nhà sư đấu tranh cho hòa bình dân tộc, nhất là các chiến sĩ cách mạng hoạt động nằm vùng bám dân, các chiến sĩ tình báo chiến lược hoạt động trong hàng ngũ địch không may bị sa vào tay giặc. Tại nhà tù Chín hầm, Ngô Đình Cẩn cũng có những hình thức tra tấn tù nhân “một cách đặc biệt”, dã man mà thế giới chưa thấy “mô hình” nhà tù nào.
Khu di tích lịch sử Chín hầm ngày nay không còn nguyên vẹn. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nó đã bị địch phá hoại khi chiếm lại cố đô Huế.
Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và các bộ, ngành đã cho xây dựng khu Đền tưởng niệm, tượng đài bất khuất và đền thờ Di tích lịch sử Chín hầm. Bộ Công an cũng đã đầu tư tu sửa lại căn hầm số VIII, nơi giam cầm các chiến sĩ hoạt động tình báo với 20 khám giam cùng những hình người mô phỏng để thế hệ mai sau thấy được sự dã man của bạo chúa Ngô Đình Cẩn và tinh thần kiên trung bất khuất của những chiến sĩ tình báo cách mạng.
Tại xà lim số 12 trong căn hầm số VIII Khu di tích lịch sử Chín hầm, chúng tôi đã chứng kiến cuộc gặp tâm linh giữa hai thế hệ. Thế hệ người cha là liệt sĩ Nguyễn Đình Tỉnh - một trong những chiến sĩ hoạt động trong công tác tình báo đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, xứng danh người chiến sĩ cách mạng kiên trung, quả cảm. Thế hệ những người con như chúng tôi, như anh Phạm Ngọc, lớp chiến sĩ kế cận đã chiến đấu theo gương cha anh và đang bước tiếp chặng đường cách mạng trong niềm tin mà thế hệ cha anh đã gửi lại.
Căn hầm số VIII (trên) và khám biệt giam các chiến sĩ tình báo tại Di tích lịch sử Chín hầm đã được tu bổ, xây dựng lại (dưới).
Tiếng khóc nghẹn trong xúc động, tiếng gọi linh cảm của người con trước hình tượng người cha tại khám giam số 12, căn hầm số VIII Khu di tích lịch sử Chín hầm mãi mãi là dấu ấn trong chúng tôi từ chuyến thăm lại chiến trường xưa. Đó là sợi dây tâm linh kết nối giữa hai thế hệ cho hôm nay, mai sau, là sự tri ân với những chiến sĩ ngã xuống tại Chín hầm vì độc lập, tự do cho đất nước. Để rồi hôm nay, những CCB chúng tôi sẽ làm tiếp phần việc của cha anh mong ước khi hy sinh vì nghĩa nước, vì một Việt Nam mãi trường tồn.
Ghi lại hình ảnh cảm động này, với tấm lòng của người CCB đã một thời chiến đấu tại mặt trận Trị Thiên khói lửa, tôi muốn gửi thông điệp tới đồng đội tôi, với thế hệ mai sau rằng, đừng bao giờ quên thế hệ cha anh đã một thời chiến đấu, hy sinh cho cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay. Hãy làm một việc có ích cho dân, cho xã hội để tri ân với người đã khuất, để lòng mình được thanh thản trước anh linh các anh.
Hãy đến với Chín hầm - một di tích cách mạng, một chứng tích lịch sử có một không hai này để được sống trong huyền thoại của những chiến sĩ cách mạng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc Việt Nam.
Chiến tranh sẽ mãi mãi bị đẩy lùi. Hòa bình sẽ vững bền trong đổi mới. Cuộc sống sẽ phát triển đi lên. Và sự hy sinh của các thế hệ cha anh sẽ mãi mãi trường tồn cùng năm tháng.
Còn đó, những chiến sĩ cách mạng, những chiến sĩ tình báo anh dũng hy sinh tại Chín hầm sống mãi trong lòng nhân dân, trong lòng người cựu chiến binh Việt Nam.
Còn đó, Chín hầm một ký ức trong tôi.
Theo QĐND
Vì số lượng Phật tử bị tra tấn, sát hại ở Chín hầm này là không ít, Giáo hội Phật Giáo hằng năm cũng thiết lẽ cầu siêu cho những oan khiên, tủi hờn mà những người kém may mắn đã nhận chịu và đã nằm xuống nơi đó.
Xem thêm
Cầu siêu tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm
GNO - Sáng qua, 1-7 (nhằm ngày 24-5-Quý Tỵ) tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm - núi Thiên Thai (TP.Huế) đã trang nghiêm diễn ra lễ dâng hương - hoa tưởng niệm và cầu siêu những người đã khuất vì đại nghĩa dân tộc, đồng thời cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, thế giới thanh bình, nhân dân ấm no hạnh phúc.
Chư tôn thiền đức lãnh đạo GHPGVN tỉnh quang lâm niêm hương tưởng niệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét