Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa- P1
Tin tức liên quan đến chương trình TPB/VNCH
Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10 vào lúc 12 giờ trưa 31 tháng 7 năm 2016 Trường Trung Học Los Amigos Fountain Vallley, California
Sunday, June 26, 2016
Đêm Hát Về Anh - Cám Ơn Anh Người Thương Phế Binh VNCH - Florida U.S.A.
Houston Cám Ơn Anh 2016 Thành Công Vượt Bực 1000 Quan Khách Tham Dự Thu 300 ngàn Đô La
Trời mưa thì mặc trời
mưa
Buổi chiều thứ Sáu ngày 3 tháng
6 vừa qua, đường xá của thành phố Houston chen chúc những chiếc xe vội vã về nhà
cho những ngày cuối tuần. Bầu trời sũng nước với mây xám còn đang vần vũ từ một
cơn giông trong một chuỗi cơn giông trong gần hai tuần lễ kéo đến những trận mưa
tầm tã làm ngập lụt và khiến hàng chục người chết, nhưng đã có nhiều trăm chiếc
xe của gần 1,000 đồng hương người Việt còn nặng lòng với hai chữ Việt Nam, rẽ
lối hưóng về nhà hàng Kim Sơn, trên đại lộ Bellaire, nơi có cuộc gây quỹ
“Houston Cám Ơn Anh” để giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Cuộc
chiến đã chấm dứt hơn 40 năm qua, nhưng nỗi thương đau, bất hạnh của họ vẫn còn
đó và sẽ kéo dài đến hết cuộc đời họ.Ngoài sự có mặt đông đảo của
đại diện các hội đoàn như Hội Y nha Dược Sĩ, Gia Đình Trưng Vương Houston, Hội
Phụ Nữ Lâm Viên…Đặc biệt sực ó mặt đầy đủ các hội đoàn cựu quân nhân Houston,
phải nói rằng không thiếu bất kỳ binh chủng nào, riêng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan
Thủ Đức còn có sự tham dự của chi hội Austin. Trong hàng quan khách, chúng tôi
thấy có Hội Đồng Liên Tôn gồm Hoà Thượng Thích Huyền Việt, LM.Phạm Hữu Tâm, LM.
Ngô Ngọc Hùng, Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng thuộc Phật Giáo Hoà Hảo Houston, ông bà Mục
Sư Nguyễn Đình Di, Trung tá Trần Quốc Anh, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc
gia tại Houston và Vùng Phụ Cận, cựu Thiếu tướng Trang Sĩ Tấn, Đại tá Liêu Quang
Nghiã, cựu Đại tá Trương Như Phùng, cựu Đại tá Nguyễn Văn Nam, cựu Trung tá
Nguyễn Đạt Thịnh và còn là chủ nhiệm Thời Báo Houston, và còn nhiều quan khách
khác. Đặc biệt sự có mặt đầy đủ giới truyền thông báo chí Houston.
Sự dấn thân của những
người trẻ
Khoảng 7.30 giờ buổi nhạc hội
gây quỹ được khai mạc với một nghi lễ chào cờ long trọng do Hội Cảnh Sát Quốc
Gia và Hội Thủy Quân Lục Chiến Houston đồng phụ trách. Sau đó, ban Tổ chức giới
thiệu MC. Nam Lộc đến từ Nam California để cùng với MC. Võ Tiến Đạt, xướng ngôn
viên của VIETV Houston cùng điều khiển chương trình.
7 người chính trong Ban Tổ
chức, bao gồm Christine Quỳnh, Lily Minh Tâm, Nguyễn Khoa Diệu Thảo, Hiền Vy,
Luật sư Christopher Pham và anh chị Vĩnh & Kim Oanh Nguyễn, những người đã
làm việc không kể ngày đêm trong hơn ba tháng qua, đã được giới thiệu lên sân
khấu. Christine Quỳnh, tổng giám đốc của công ty AB Realty Mortgage đại diện
nhóm nói lên lời cảm tạ mọi nỗ lực của các nhà bảo trợ và đồng hương đã đóng góp
công sức và tài chánh cho buổi gây quỹ. Christine Quỳnh phát biểu: “Cùng chia sẻ
với nỗi khó khăn của các bác, các chú thương phế binh tại Việt Nam bao năm qua
đã phải bán vé số làm phương tiện sinh sống, bên này chúng tôi cũng đi khắp nơi
từ những nhà thờ, chùa, những cuộc biểu tình ủng hộ người dân trong nước đứng
lên chống cá chết hàng loạt, cho tới bất kỳ cuộc họp mặt nào của người Việt
Houston để bán vé số và vận động cho buổi gây quỹ trong mấy tháng qua. Xin chân
thành cảm ơn quý vị đã vì tình thương mà hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình”.
Kết quả là trước khi khai mạc
gần 7,000 tấm vé số đã được bán ra, Ban Tổ chức đã thu được trên $34,000$ đô la,
và 88,000 đô la của tiền bảo trợ và bán vé vào cửa, nâng tổng số tiền thu là
$122,000 trước giờ khai mạc.
Đừng để đến khi quá muộn
màng
MC Nam Lộc cũng đã chia sẻ:”
Chương trình Cám Ơn Anh do Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ VNCH
(Hội HO CTTPB & CNQP VNCH) được phát động hơn 10 năm qua với sự hỗ trợ đặc
biệt của đài truyền hình SBTN và của đồng hương trên toàn quốc, mỗi năm thu được
khoảng 1 triệu đô. Riêng năm ngoái nhờ Houston Cám Ơn Anh nên số thu đã vượt lên
trên $1.2 triệu. 100% số tiền này đã được chuyển về giúp hơn 12,000 thương phế
binh. Tính trung bình mỗi thương phế binh nhận được $100 đô, trong số thương
binh cần được giúp đỡ mà Hội đã có hồ sơ là trên 20, 000 người. Nhạc sĩ Nam Lộc
cũng nêu ra một sự thật đau lòng là thương binh trẻ nhất cũng đã trên 60 tuổi.
Với sức khoẻ và điều kiện sống khó khăn, phải nói rằng khoảng 10 năm nữa thì họ
sẽ không còn sống nữa, khi ấy, nếu chúng ta muốn giúp, thì đã quá muộc màng!”.
Cũng nên nhắc lại, nguời đứng
đầu Hội là cựu Trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn, bà từng là tù nhân chính trị Việt Nam,
năm nay đã 90 tuổi. Sức khoẻ của bà cũng đã cạn kiệt. Bà và Hội đã và đang tìm
người thay thế. Nhưng cho đến hôm nay, chưa có ai đứng ra nhận trọng trách này.
Nhạc sĩ Nam Lộc cũng đã ghi nhận điểm đặc biệt của Houston Cám Ơn Anh là do
những ngưòi trẻ thành công trong xã hội Hoa Kỳ, họ đã đứng lên thay mặt cha anh
nay đã tuổi già, sức yếu để làm công việc trả món nợ ân tình và đem niềm an ủi
cho những thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể cho sự tự do và an vui
của người miền Nam Việt Nam trong hơn 20 năm”.
Có chết cũng vui lòng
nhắm mắt
Lily Minh Tâm Đỗ, CEO của công
ty địa ốc DTT Management, một trong những thành viên đắc lực
nhất của Ban Tổ chức đã lên sân khấu để chia sẻ về chuyến đi Việt Nam thăm 24
thương binh cùng với hai người con: Kathleen Tâm Thanh 10 tuổi và và Kenny Công
Thiện 11 tuổi vào năm ngoái. DVD ghi lại hình ảnh về chuyến đi đã được trình
chiếu trước quan khách với những hình ảnh của những người thương phế đang sinh
sống tại tỉnh Đồng Nai.
Đoạn DVD do cháu Kenny, 11 tuổi
của Lily Minh Tâm quay đã được một số bạn bè giúp trong việc ráp nối và ca sĩ
Diễm Liên đọc lời dẫn do chính Lily Minh Tâm viết, nhạc của ca sĩ Nguyễn Hoàng
Quân cung cấp. Tuy hình thức đơn sơ, mộc mạc nhưng nội dung cảm động với cảnh
người thật, việc thật đã khiến quan khách mủi lòng: Xin gửi Linkcủa DVD để kính
tường tới độc giả:
Lily Minh Tâm tâm
sự:
“Em và hai con về VN thăm gia
đình một tháng, và dành ra hai tuần để đi thăm các chú, các bác. Ban đầu nhạc sĩ
Nam Lộc và bác Hạnh Nhân giới thiệu 20 hồ sơ. Khi em đến nơi thì đã có hai chú
mới mất cách đó ít tháng. Em chỉ được thăm và cho quà gia đình của họ. Các chú,
các bác ở đây giới thiệu cho em thên 4 thương binh khác chưa có hồ sơ, em cũng
tặng họ mỗi người một phần quà và lấy tên tuổi để Hội lập hồ sơ cho họ. Chi phí
này là tiền riêng của em, không liên quan gì đến tiền quỹ của Đại nhạc hội
Houston Cám Ơn Anh năm nay hoặc năm ngoái. Khi nhận được quà, các bác các chú đã
cảm động rơi nước mắt. Họ nói với em rằng: quà là đáng quý, nhưng điều đáng quý
hơn là em đã đem lại cho họ niềm an ủi để sống những ngày tháng khó khăn còn lại
vì họ cảm thấy họ đã không bị bỏ quên! Chú Bảo ở Đồng Nai, người mất một chân,
mù một mắt và mới mổ ruột dư đã cầm tay em rung rung nước mắt mà nói:” đưọc thăm
nom như thế này, chú có chết cũng vui lòng nhắm mắt cháu ơi!”.
Em đã khóc cùng với chú. Em trở
lại Mỹ nhưng hình ảnh của các chú các bác luôn trong đầu em. Và đó là động lực
giúp em đi vận động bất kể ngày đêm cho buổi gây quỹ Houston Cám Ơn Anh 2016.
Phải nói rằng; bạn của em bây giờ phần lớn là các chú, các bác thương phế binh?
”.
Sự hào sảng của giới
doanh nhân Houston
Một chương trình văn nghệ đặc
sắc, cảm động với những ca khúc đấu tranh và nhạc lính trước năm 1975 do các sĩ
chuyên nghiệp Hương Thuỷ, Mai Vy, Nguyên Khang, Diễm Liên và các ca sĩ tài tử
nổi tiếng như: Vương Phùng Sơn đến từ Oklahoma, Nguyễn Hoàng Quân, Houston. Đặc
biệt, lòng nhân ái của các bạn trẻ và đồng hương Houston đã được nhạc sĩ Song
Ngọc tạo dấu ấn trong âm nhạc, ông đã sáng tác và trình bày nhạc phẫm:
Houston Cám Ơn Anh ngay trong buổi gây quỹ.
Phần đấu giá cũng thật hào hứng
với kết quả thật đáng khích lệ: Nha sĩ Peter Nguyễn Vân Thọ đã mua chiếc ghế Y
khoa Inada do công ty Teletron ủng hộ với giá $7,500 thêm các phần bảo trợ khác,
tổng số bảo trợ của Nha sĩ Thọ là $14,100 , Luật sư Christopher Pham mua mặt
giây chuyền có hình logo của Houston Cám Ơn Anh do tiệm kim hoàn John Đặng
Jewery tặng với giá $3,000. Bốn bức tranh của Hội ảnh Houston của các nhiếp ảnh
gia Thanh Võ, Daisy Cúc Trịnh, Phương Nguyễn, và Van Đỗ Vy
cũng đã bán được với tổng số tiền là $2,100 do các nhà
mạnh thướng quân Kevin Lân Ngô, Võ Tiến Đạt, Ls. Phạm Ngọc Bảo, và Bs. Bảo Tô.
Ngoài ra, 200 hộp sữa Suremeal do công ty Supplement Depot tặng, 100 Uno Box do
công ty V247 tặng, và 100 hộp sâm Đại Hàn do công ty Gensing Berry tặng cũng đã
được quan khách mua ủng hộ.
Cũng không quên nhắc đến những
nhà bảo trợ hào sảng như công ty V247 của anh Kevin Ngô tặng $10,000, AB Realty
Mortgage của Christine Quỳnh và ông xã là Ben Nguyễn bảo trợ qua chương trình
matching fund của hãng dầu Chevron là $12,000. Anh Joe Trần của công ty
Supplement Depot bảo trợ nhiều đợt vói tổng số là trên $18,000. Anh Quý Tôn CEO
công ty Regal Nails ủng hộ $10,000, Gia Đình Trưng Vương Houston $4,000,
L’Auberge Casino $3,000, nhạc sĩ Nam Lộc $3,000, và trên 30 công ty đã bảo trợ
từ $3,000-1,000, xin nêu tên một số như Nhà hàng Kim Sơn, Ls. Phạm Ngọc Bảo,
Trường Motessori, Công ty BGM, Ông bà chủ tịch Hội đồng tài chánh Giáo xứ Các
Thánh Tử Đạo VN, Tôn Nữ Châu Anh, bà Nga Dung thuộc Alpha Realtor, Caryn Trần
Chicago Title, Tân Bình Market…và những ân nhân nhận bảo trợ $120 đô la cho một
thương phế binh như Kevin Lân Ngô bảo trợ 50 thương phế binh, Nguyễn Khoa Diệu
Thảo 40 người, Cô Yến Vương 30 người, cô Kim Thoa 30 người ca sĩ Hương Thuỷ cùng
với thân phụ bảo trợ 10 người, Nha sĩ Chu Văn Cương cũng là Ứng cử viên chức vụ
Dân biểu Tiểu Bang Texas quận hạt 149 đã ủng hộ $1.500 cho một bàn danh dự và
$1,200 đô la để bảo trợ cho 10 người, Thiếu tướng Trang Sĩ Tấn 10 người, anh
Nghĩa, chị Hồng thuộc nhà thờ Đức mẹ Lavang 10 người, Đại tá Nguyễn văn Nam , và
ông Tạ Lê 10 người…
Những
món quà nhở từ những tấm lòng thành
Nhưng không thể quên những đóng
góp tuy khiêm nhường về con số nhưng đã nói lên sự nhiệt thành và lòng mang ơn
sâu xa đến những thương binh VNCH.
Nguyễn Khoa Diệu Thảo ghi nhận:
“ Cảm động lắm cô ơi, ngay cả những người có rất ít tiền như hai bác Hoàng Lý và
Quang Phạm đã xin các con nhiều đợt và sự ky cóp của hai bác lên được số tiến
mặt là $1,000 đô. Hai bác đã đi mua morney order rồi gửi cho Ban Tổ chức. Các
bác, các chú của 13 Hội đòan Quân đội với những số tiền hưu ít ỏi cũng đã cố
gắng mua vé tham dự và ủng hộ. Phải nói rằng sự thành công to lớn này là do sự
đóng góp của toàn thể đồng hương Houston và vùng phụ cận.
Christine Quỳnh cũng chia sẻ:”
Có chú thương binh gọi điện thoại cho em và gửi tặng $50. Chú bảo rằng đây là số
tiền chú dành dụm mà có được. Em thấy thương quá bảo chú rằng thôi chú cứ giữ
lại, tấm lòng của chú là quá đủ. Cháu sẽ đóng số tiền này thay cho chú.Chú trả
lời:” không được, đây là tấm lòng thành của tôi. Hơn nữa, cuối tháng tôi lại
được lãnh tiền trợ cấp của chính phũ Hoa Kỳ. Những thương phế binh VNCH thì biết
lãnh ở đâu?”. Em cảm động đến chảy nước mắt khi nhận tiền chú. Rồi một bác khác
gọi vào nói rằng bác rất muốn mua vé để tham dự, nhưng bác chỉ có $30 thôi, vé
giá $50, bác không đủ tiền. Em đã mua vé tặng bác để bác đi tham dự và còn có
$30 để ủng hộ nữa”.
Đó là nói về những người đóng
góp tài chánh, riêng một số thiện nguyện viên giúp việc vận động, bán vé số,
Christine Quỳnh thay mặt Ban Tổ chức nhờ người viết gửi lời cám ơn đặc biệt tới
ông bà Hồ Sắc thuộc Liên Hội Cựu Quân Nhân Houston, cô Hiền Vy, cô Minh, cô Sáng
thuộc Hội Thiếu Sinh Quân, anh chị Vĩnh & Kim Oanh Nguyễn, và Amy Nguyễn,
cũng như lời cám ơn tới anh Hưng Nguyễn thuộc công ty One Media đã phụ trách
phần âm thanh, và ánh sáng miễn phí cho buổi gây quỹ, các giáo xứ Các Thánh Tử
Đạo VN, Lộ Đức, Lavang, Holy Rosary, Chuà Liên Hoa đã cho phép Ban Tổ Chức bán
vé số và vận động trong nhiều tháng,
Các cơ quan truyền thông, báo
chí đã hết lòng hỗ trợ vô điền kiện. Đặc biệt VIETV đã gửi 10 thiện nguyện viên
giúp việc trực tiếp truyền hình buổi gây quỹ và những công việc khác. Và tất cả
các chú, các bác, các anh chị thiện nguyên viên đã đóng góp bằng cách này hay
cách khác.
Cho tới khi bài báo này lên
khuôn thì số tiền thu được còn thiếu một ít nữa là đủ $300,000. Sau khi trừ chi
phí khoảng gần $50,000 thì số còn lại cũng còn khoảng $250,000 tức là vượt với
số thu năm ngoái khoảng $30,000. Christine Quỳnh tâm sự với người viết với ánh
mắt reo vui dù tiếng đã khan và sự mệt mỏi còn vướng vất trên gương mặt:” Cám ơn
Chúa, cám ơn ơn trên, chiều nay thấy cơn mưa kéo đến, em đã lo lắng cầu nguyện:
xin trời đừng mưa để các chú, các bác, các anh chị đến để ủng hộ. Lời cầu nguyện
của chúng em đã được lắng ghe, phải không chị?”
Chương trình: Một Gia
Đình Một Thương Phế Binh
Từ Christine Quỳnh đến Lily
Minh Tâm và tất cả các anh chị em trong Ban Tổ Chức Houston Cám Ơn Anh đều hiểu
rằng, mỗi năm tổ chức một Đại Nhạc Hội gây quỹ có kết quả rất đáng khích lệ nhờ
sự đóng góp nhiệt tình của các các cơ sở thương mãi và đồng hương, nhưng việc tổ
chức quả thực bận rộn đến nỗi ảnh hưởng đến công việc kinh doanh lẫn sinh hoạt
gia đình nên họ muốn chuyển đổi sang một hình thức giúp đỡ khác có kết quả lâu
dài và đỡ tốn công sức hơn. Bà Hạnh Nhơn, nhạc sĩ Nam Lộc cũng như Hội HO CTTPB
cũng đã nghĩ đến vấn đề vận động cho chương trình: “ Một Gia
Đình, Một Thương Phế Binh”.
Christine Quỳnh chia sẻ:” Mình
có khoảng 20,000 hồ sơ, ở Mỹ có khoảng 2 triệu người Việt. Tức là ít nhất có vài
trăm ngàn gia đình, trừ những gia đình còn nhiều khó khăn, chúng ta dư sức để
bảo trợ mỗi gia đình một thương binh. Riêng tại Houston, đầu tiên chúng em sẽ
nhận 5,000 hồ sơ và sẽ đi vận động để có 5,000 gia đình làm công việc này. Mỗi
năm người bảo trợ có thể giúp trực tiếp khoảng $200 đô la cho một gia đình
thương phế binh, gia đình nào khá hơn có thể giúp 2, 5, 10 người. Như thế gánh
nặng sẽ được san sẻ và không cần phải tổ chức tốn kém và mất quá nhiều thì giờ.
Riêng gia đình em sẽ nhận 50 hồ sơ, gia Đình Minh Tâm nhận 20 hồ sơ. Để bắt đầu
vận động, chúng em đã thưa chuyện với một số các nhà bảo trợ và đặc biệt là một
số cơ quan truyền thông đã nhận lời tiếp sức với chúng em.
Minh Tâm và em sẽ dùng kinh phí
riêng về VN trong năm nay để thăm các bác, các chú và tìm hiểu thêm. Em hy vọng
sẽ được nhiều các chú, các bác tiếp tay. Chúng ta cũng không còn nhiều thời gian
nữa để có thể đem lại chút an ủi cuối đời cho những người đã chiến đấu và hy
sinh một phần thân thể và đã phải gánh chịu bao nhiêu thiệt thòi, oan trái trong
hơn 40 năm qua. Hy vọng rằng những ngày ngắn ngủi còn lại họ có được niềm an ủi
ấm áp từ những người Việt Nam tuy xa quê hương gần một nửa thế kỷ nhưng đã không
ngoảnh mặt làm ngơ và không thờ ơ trước những khổ đau của họ”.
Nếu được như điều mong ước của
Christine Quỳnh. Lily Minh Tâm, và các anh chị trong Ban Tổ Chức Houston Cám Ơn
Anh thì gánh nặng của bà Hạnh Nhân và hội HO CTTPB & CNQP đã theo đuổi trong
hàng chục năm qua được chia bớt rất nhiều, và vấn đề cứu trợ thương phế binh
không chỉ đè nặng trên vai một số người.
Đồng hương muốn tiếp tay ủng hộ
chương trình Một Gia Đình Một Thương Phế Binh xin liên lạc với:
Christine Quỳnh: (281)
568-9988. Email:christine@abrealtymortgage.com
Hoặc: Lily Minh Tâm: (281)
650-4789. Email: <Minhtam4789@att.net>
Một đề
nghị
Chuyến viếng thăm Việt Nam của
TT. Obama trong tháng 5 vừa qua mà mục đích của chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố là
để hai nước cựu thù tiến đến hợp tác toàn diện, để giải quyết những vấn đề tồn
đọng của cuộc chiến tranh và để bắt đầu một kỷ nguyên mới, có lợi cho đôi bên.
Việt Nam ngoài cái lợi là được mua các vũ khí sát thương còn được $100 triệu Đô
Hoa Kỳ dành cho bước đầu của việc giúp các nạn nhân của chất độc Da Cam. Hàng
trăm triệu đô la khác cho chương trình gỡ mìn tại nhiều địa điểm khác nhau, và
nhiều tài trợ khác như Đại học Fulbright được chính thức mở cửa hoạt động, tài
trợ giúp sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ v..v…Chính phủ Hoa Kỳ cũng được
lợi khá nhiều từ hợp đồng 11 tỷ đô la bán máy bay dân sự cho VN, và sẽ bán được
vũ khi với giá nhiều tỷ đô khác, được vào cảng Cam Ranh để thiết lập các căn cứ
quân sự hầu có thể kềm bớt cảnh hô phong, hoán vũ của Trung Cộng hiện nay trên
biển Đông. Thế nhưng, đối với những vết thương chiến tranh còn đang rỉ máu của
VNCH trong hơn 40 năm qua, mà rõ nét nhất là số phận hẩm hiu, khổ đau thiệt thòi
và phải gánh chịu nhiều cảnh đối xử phân biệt của những thương phế binh VNCH thì
Hoa Kỳ và CSVN đã không đoái hoài tới. Không có một điều khoản hay ngân sách nào
được đưa ra để giải quyết sự tồn đọng chiến tranh của thương binh
VNCH?
Chính phủ Hoa Kỳ đã làm ngơ hay
cộng đồng người Mỹ Gốc Việt của chúng ta đã bỏ quên người thương binh VNCH của
mình trên địa bàn tranh đấu chính trị và xã hội?
Những người được Toà Bạch Ốc
hỏi thăm ý kiến trước chuyến đi Việt Nam của TT. Obama, những vị Dân biểu,
Thượng Nhgị sĩ, Nghị viên, Thị trưởng gốc Việt, các vị đại diện đảng phái chính
trị xin cho biết trong phần đóng góp ý kiến của quý vị, có
phần nào dành cho Thương phế binh VNCH hay không? Nếu có, xin quý vị cho cộng
đồng biết để mọi người có thể hỗ trợ cho đòi hỏi chính đáng này. Nếu chưa thì
xin quý vị quan tâm và đưa vào nghị trình của quý vị. vấn đề của thương phế binh
VNCH là một trong những tồn đọng của chiến tranh gây ra nỗi đau nhức nhối, một
vết thương còn đang chảy máu của cộng đồng Nguời Mỹ Gốc Việt đang mong mỏi quý
vị dân cử quan tâm và tranh đấu cho.
Chúng ta đã mất nước, chúng ta
không có chính phủ để có thể dành một ngân quỹ giúp Thương Bệnh Binh của chúng
ta, nhưng chúng ta có cộng đồng đang sống tại Hoa Kỳ. Với dân số 2 triệu ngưòi.
Theo Bảng Kiểm tra dân số năm 2010 thì số lợi tức trung bình hàng năm của người
Mỹ Gốc Việt là $16,000 đô. Nếu chỉ tính số người trong tuổi lao động là 500 ngàn
người, tức là ¼ dân số, thì lợi tức tối thiểu hàng năm của người Mỹ gốc Việt là
8 tỷ Đô la. Thuế lợi tức của số 8 tỷ này trung bình là 25% thì số thuế đóng cho
Liên bang hàng năm cũng đã lên tới 2 tỷ Đô la. Nếu trích ra $60 triệu đô la để
có thể giúp mỗi thương phế binh $3,000 đô, một lần thôi cho 20,000 thương phế
binh VNCH, thì cũng không có gì là quá đáng hay trở thành một gánh nặng cho ngân
sách quốc gia. Với số tiền $3,000 đô la thì việc cải thiện đời sống của thương
binh VNCH mới có kết quả thiết thực.
Dù với những nỗ lực hết lòng,
hết sức hiện tại của Hội HO CTTPB và CNQP VNCH với sự hỗ trợ nhiệt tâm của cộng
đồng người Mỹ gốc Việt trong hơn 10 năm qua, số tiền quyên góp được, dù nếu
không có thì chúng ta không thể tưởng tượng số phận các thương phế binh VNCH đã
ra sao, nhưng nghĩ cho cùng, thì cũng chỉ là muối bỏ bể, không thể cải thiên
được cuộc sống khó khăn cùng cực của hơn 20,000 người thương binh VNCH. Công
việc này đòi hỏi một chính sách, một chương trình có tầm vóc quốc gia mà những
người dân như chúng ta cần phải tranh đấu mới có được.
Cách đây khoảng 10 năm, chính
phủ Hoa Kỳ có dành một ngân khoản là $65 triệu Đô để gọi là giúp thương binh của
cả hai bên VNCH và Việt Cộng. Không biết số tiền này có đến tay thương binh Việt
Cộng không hay đã rơi vào túi tham của những quan chức CS. Nhưng điều chắc chắn
là thương binh VNCH không hề nhận được bất kỳ một tài trợ nào từ ngân quỹ này.
Do đó, việc tranh đấu cũng cần phải đi kèm với điều khoản giám sát và những biện
pháp chế tài cho việc xử dụng quỹ đúng mục đích?
Mong lắm thay!
Triều Giang (6/2016)
https://youtu.be/GZOAYj4O3xM
https://youtu.be/vS3TwsXaS0E
41 năm Trước và Sau
Bức
ảnh của 41 năm trước thì mình được thấy hoài lâu nay, không ngờ hôm
nay được nhìn tấm ảnh 41 năm sau của 2 người huynh đệ chi binh VNCH
này.
2 bức ảnh thật đẹp.... Nhân gần đến ngày Quân lực VNCH 19 tháng 6, xin được gửi tặng đến các ông anh cựu quân nhân QLVNCH trên Facebook....
Ty Salem feeling proud.2 bức ảnh thật đẹp.... Nhân gần đến ngày Quân lực VNCH 19 tháng 6, xin được gửi tặng đến các ông anh cựu quân nhân QLVNCH trên Facebook....
41 năm trước tôi cỏng nó và bây giờ tôi ẳm nó . Tình huynh đệ chi binh VNCH.
Đây là hình ảnh thật năm xưa và hình ảnh hiện tại.
Nguồn ảnh: Nguyen Dao
It's the sole book in Japan, which press charges against the government and the Communist party of Vietnam.
I hope that Japanese people get know those information widely.
[Index]
Part 1 of the post-war Vietnam
1 Vietnam Revolutionary War (Nakano Asato)
2 After the war of heroes the reporter saw (Nguyen Minh Tuan)
3 unified Vietnam of anguish - of political ideology and the economic and social reality (Nakano Asato)
4 impact of war seen in the southern part of the poor and the international NGO activities (Funasaka Yoko, Kayoko Takahashi)
5 Vietnam People's Army of the real face (Yasushi Odaka)
6 people aware of the devastation is to economic and social policies of the - Doi Moi before "Baokappu" system (Yasushi Odaka)
7 anti-US war and Literature (Saki Eri Mori)
Part 2 and the relevant countries war of Vietnam
1 and the Vietnam War as seen from Japan that after World War II (Keiko Watanabe)
2 The Vietnam War for the America - now also followed by "quagmire of lessons learned" controversy (Takaaki Mizuno)
3 Vietnam War for the neighboring countries (Shin Suzuki)
4 Vietnam Revolutionary War and China (Nakano Asato)
5 As a member of the international community (Nakano Asato)
1 and the Vietnam War as seen from Japan that after World War II (Keiko Watanabe)
2 The Vietnam War for the America - now also followed by "quagmire of lessons learned" controversy (Takaaki Mizuno)
3 Vietnam War for the neighboring countries (Shin Suzuki)
4 Vietnam Revolutionary War and China (Nakano Asato)
5 As a member of the international community (Nakano Asato)
Người Thương Binh và Bóng Tối Còn Lại
Một tờ giấy khác in bức hình màu anh Trần Văn Phụng, người đàn ông nhỏ con, gầy gò, ngồi trên một chiếc ghế thấp. Anh mặc chiếc áo sơ mi ca-rô ngắn tay, chiếc quần đùi sọc đen. Anh mù mắt. Hai cánh mũi bẹt ra trên khuôn mặt dài ngoằng, méo mó, nửa bên mặt màu nâu sẫm. Cánh tay mặt teo lại nổi lên những sợi gân cong queo. Cánh tay trái xòe ra đủ năm ngón đặt trên đùi.
Được biết ngày một tháng một năm hai ngàn mười sáu, Hội “HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH” tại nước Mỹ phát động phong trào “Một Gia Đình, Một Thương Phế Binh”, kêu gọi người Việt đồng hương tiếp tay với Hội, bảo trợ một năm hai trăm bốn chục đồng cho những thương phế binh thuộc loại nặng như mù hai mắt, liệt hoặc cụt một hoặc hai tay và chân.
Trường hợp thương phế binh nhẹ như mù một mắt hoặc bị nội thương, cụt một tay hoặc chân được bảo trợ một trăm hai chục đồng.
Tôi gửi điện thư xin được bảo trợ cho một thương phế binh và sau đó nhận được hồ sơ và tấm hình của anh Trần văn Phụng. Khuôn mặt và đôi mắt trong hình ám ảnh tôi nhiều đêm. Tôi quyết định về Việt Nam để gặp đôi mắt ấy.
Bữa ăn tối đầu tiên trên máy bay của hãng hàng không Eva Airlines đã được các cô tiếp viên phục vụ chu đáo. Chuyến bay về Việt nam sau Tết trống nhiều chỗ.
Tôi chiếm ba chiếc ghế sát nhau làm thành cái giường nhỏ, tạm ngả lưng cho một chuyến bay dài. Đèn tắt. Thời tiết tốt. Máy bay êm. Vẫn là giờ Mỹ. Tiếng ngáy khò khò, tiếng ho khục khặc, tiếng la, khóc, mè nheo của những đứa trẻ, tiếng rì rầm, đều đều của cỗ máy trong đêm khuya. Chỗ nằm lạ. Khung cảnh lạ. Đôi mắt tôi mở trao tráo nhìn trong bóng đêm.
Những ký ức xa xưa hiện về. Hình ảnh cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi chôn cất những chiến sĩ Việt nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những đôi mắt mù lòa, những cánh tay, ống chân bị thương tật của những người thương binh còn sống lây lất ở quê nhà.
Tác giả và gia đình anh Phụng
Hãy nhìn đôi mắt của người thương phế binh Trần Văn Phụng? Đó là hai cái lỗ sâu hoắm, tròng trắng và tròng đen đã bị nướng khô trong bom lửa. Đôi mắt ấy chỉ còn lại hai miếng thịt màu đỏ và một màn đêm tăm tối. Những vết sẹo lồi lõm trên khuôn mặt bị cháy nám và cánh tay cụt sẽ mãi mãi gắn liền trên thân thể anh cho đến suốt đời.
Thời đi lính dưới chính thể Việt nam Cộng Hòa, những người lính không may bị thương trở thành những người thương phế binh.
Giờ đây, một lần nữa, họ không may vì không đủ điều kiện để được ra đi định cư ở nước ngoài theo diện nhân đạo của chính phủ Mỹ.
Hiện nay, có khoảng hai mươi ngàn thương phế binh còn sống sót tại miền Nam trong đó có khoảng từ ba ngàn đến năm ngàn người xếp vào loại tàn phế. Là “ngụy quân”, bị phân biệt đối xử, họ không được một phúc lợi xã hội nào.
Họ phải tự bươn chải với thân thể tật nguyền bằng các nghề cơ cực như bán vé số, xin ăn hoặc phải nương tựa vào thân nhân.
Một quyển sách có tên là “ Những mảnh đời rách nát” gồm những bài viết của những thương phế binh ở miền Nam ghi lại đời sống nghèo khổ, vất vưởng, già yếu, bệnh hoạn và khốn cùng của họ được gửi sang Pháp, in lại và lưu hành.
Quyển sách đã đánh động vào tấm lòng nhân đạo của những người Việt xa xứ. Từ đó cộng đồng người Việt khắp nơi có cơ hội nghĩ đến những người thương phế binh bất hạnh còn kẹt lại quê nhà.
Từ năm một ngàn một trăm chín mươi hai cho đến nay, một tổ chức tự nguyện tại California có tên là Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH ra đời. Hơn hai mươi năm hoạt động,
Hội không có nguồn tài trợ nào ngoài sự đóng góp của đồng hương người Việt và các chương trình đại nhạc hội gây quỹ. Với tất cả sự cố gắng và tình thương dành cho họ,
Hội chỉ có thể giúp được bảy mươi phần trăm trong số hai mươi ngàn hồ sơ thương phế binh và quả phụ tử sĩ từ Việt nam gửi sang trong đó có hồ sơ người thương phế binh tên Trần Văn Phụng.
*
Chuyến bay Sài Gòn- Nha Trang bằng hãng Jet Air cất cánh trễ ba tiếng đồng hồ. Họ dồn khách từ chuyến mười hai giờ vào chuyến ba giờ cho đủ ghế.
Hành khách không phàn nàn có lẽ vì họ đã quen cách làm việc của hãng hàng không giá rẻ này. Vì thế không lạ khi chuyện trễ giờ không có gì mà ầm ỹ.
Đoạn đường từ Cam Ranh đến thành phố Nha Trang chỉ có ba mươi lăm ki-lô-mét. Đi bằng xe bus đậu ở phi trường phải chờ đủ người, mất hơn một tiếng đồng hồ và tiền vé là sáu mươi lăm ngàn, chưa đến năm đô.
Theo lời dặn của Liễu, con gái anh Phụng, tôi mặc cả chiếc xe taxi chạy thẳng đến ngã ba thôn Phú Bình, thị xã Cam Tâm mất ba mươi phút và ba trăm ngàn tương đương với mười lăm đô.
(Di taxi ma cung tra gia duoc sao ? )
Từ ngã ba Cam Tâm đến nhà anh Phụng mất ba cây số, xe taxi có thể vào được. Tại đây, Liễu sẽ đón tôi và dặn sẽ mặc chiếc áo màu đỏ để tôi dễ nhận ra.
Qua điện thoại, Liễu có giọng nói của người Bình Định nhưng dễ nghe. Tôi hình dung một cô Liễu… yếu đào tơ nào ngờ cô là một cô gái nhà võ, vạm vỡ, to con thuộc loại “con gái Bình Định múa roi đi quyền”. Liễu đeo cái khẩu trang, nón và khăn trùm đầu bịt kín mặt chỉ chừa đôi mắt. Trời nắng và nóng hầm hập nhưng Liễu nai nịt nào là áo dài tay, áo trong, áo khoác ngoài, đeo găng đen đến cùi chỏ, giày bít, vớ đen trông Liễu giống như nhân vật Ninja hay anh hùng Lương Sơn Bạc.
Liễu dặn dò:
- Đường bụi và nhiều ổ gà xóc lắm. Cô theo taxi chạy thẳng vào nhà con nha cô. Con chạy trước dẫn đường.
Tôi nghe lời Liễu trả thêm sáu chục ngàn tắc xi. Con nhỏ phóng xe gắn máy như bay trên con đường đá đỏ bụi mù.
Huyện Cam Lâm có mười ba xã cùng có tên bắt đầu bằng chữ Cam. Cam Tâm là một trong những xã nghèo của huyện.
Nhà cửa rải rác, đất đai cằn cỗi, người dân đen đủi, lam lũ nhuộm màu sương nắng, sống bằng nghề canh nông, mùa nào trồng thức ấy, nuôi bò hay buôn bán hàng xén lặt vặt. Trường mẫu giáo Sơn Ca có hai lớp học nằm chơ vơ giữa cánh đồng.
Cũng may mạng lưới điện đi vào đến xã nên người dân Cam Tâm hưởng được ánh sáng văn minh của các sinh hoạt giải trí như truyền thanh, truyền hình. Xe ngừng trước căn nhà gạch nhỏ lợp tôn cũ kỹ.
Một người đàn ông gầy ốm, đang ngồi trên chiếc giường thấp trước cửa, bên cạnh là cây gậy. Tôi đoán chắc đây là anh Nguyễn Văn Phụng Trông anh không khác gì với tấm hình trong hồ sơ tôi nhận được từ Hội Bảo Trợ Thương Phế binh.
Liễu dựng xe trước thềm, miệng nhanh nhẩu:
- Ba ơi, Cô A-ni về rồi nè Ba. Ba con ngồi đây nãy giờ chờ Cô về đó. Hồi ở Mỹ cô gọi về thăm ba, ba con mừng và mong cô lắm. Bây giờ ba muốn nói gì với cô thì ba nói đi.
Tay trái anh sờ soạng vào chiếc giường, chầm chậm đứng lên, hướng mặt về phía Liễu, nụ cười méo mó trên khuôn mặt bị biến dạng, lồi lõm những vết sẹo nám đen. Thân hình nhỏ bé trong chiếc áo sơ mi xanh cũ kỹ và chiếc quần sọt sọc đen.
Đặc biệt là tiếng nói của anh sang sảng rặt giọng một ông già Bình Định, chữ “a” thành chữ “e”. Tôi chưa kịp chào, anh đã nói liên tiếp một tràng hỏi thăm sức khỏe.
- Cám ơn cô A-ni đã cất công từ Mỹ về thăm. Cô đi đường có khỏe không? Mời cô vào nhà uống xí nước. Liễu mời cô vô nhà đi con.
Tôi đứng ở chiếc cửa gỗ, nắm bàn tay lành lặn của anh và nhìn vào mắt anh thật lâu. “Nhìn tận mặt, bắt tận tay”. Bây giờ tôi đã thấy rõ đôi mắt của người lính mù. Đôi mắt nhăn nhúm không có tròng trắng và tròng đen. Chỉ là hai miếng thịt màu đỏ tươi đọng ở mí mắt dưới.
Anh ngồi trên chiếc giường gỗ cạnh chiếc quạt, chung quanh là những đồ đạc mùng, mền, chiếu, gối, khăn, áo, thuốc men và các dụng cụ làm vệ sinh.Thế giới của người mù gói ghém chung quanh không gian nhỏ bé này.
Chị Phụng gầy ốm, da xanh mét bước ra chào. Căn nhà nền đất chất đầy các vật dụng linh tinh cũ kỹ, bụi bặm.
Chiếc bàn thờ ông bà ở giữa và một tấm phản gỗ cạnh đó. Không có vật gì quý giá ngoại trừ cái ti vi và cái tủ lạnh là dấu tích của đời sống văn minh đô thị cũng xưa cũ như tuổi già của chủ nhân.
Ngồi trên chiếc giường gỗ bên cạnh anh, tôi mở đầu câu chuyện hỏi thăm anh về hoàn cảnh gia đình, đời lính, những thương tật, những mơ ước. Ngoài sân nắng rực rỡ.
Hai hốc mắt nghiêng nghiêng nhìn lên bầu trời như chìm đắm vào ký ức xa xôi. Anh kể chuyện bằng giọng người Bình Định khó nghe, khi trầm buồn, khi nghẹn ngào, khi ngắt quãng, khi yên lặng thật lâu. Có lúc nước mắt đọng trên hai hốc mắt rồi khô đi từ lúc nào.
-“Nhà tui nghèo lắm. Nghèo ba đời, ông cố, ông nội và đời tui.Tui cưới má con Liễu sanh hai thằng con trai chết vì bệnh sau bảy lăm. Chỉ còn một con Liễu ni còn sống đến chừ. Cô biết thời đó mần răng mà có thuốc men. Phần vì nghèo quá không tiền chữa chạy cho con trên bệnh viện tỉnh, tui nhìn hai đứa con chết mà thương.
Má con Liễu bệnh hoài. Bả bán trầu cau ở chợ trong thị xã ngày kiếm được vài ba chục ngàn không đủ tiền chợ. Bữa mô bệnh thì nghỉ có khi cả tháng.
Đi khám ở xã, xã chuyển lên nhà thương tỉnh, tỉnh chuyển lên thành phố. Tính riết hết nổi cô ơi. Tiền ăn, tiền ở, tiền thuốc, tiền xài lấy đâu ra.
Ở nhà kiếm ba cái thuốc Nam uống cũng đỡ. Vợ chồng tui sống nhờ vào cái xe bán bánh mì của con Liễu. Ngày đắt thì được trăm ngàn, ế thì được sáu bảy chục.
Cũng sống qua ngày. Má nó nghỉ bán, phụ con Liễu, còn tui ngồi một chỗ không mần răng được giúp vợ con. Tui bây giờ là người tàn phế rồi. Buồn lắm cô ơi. Thấy vợ con cực khổ...”
Lúc này, đôi mắt anh như chìm vào khoảng không, đôi khi anh nhắm lại như cố kềm giữ những giọt nước mắt. Anh kể về người lính Trần Văn Phụng hơn bốn mươi năm về trước và trận pháo kích xảy ra trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân.
“Năm nay tui bảy mươi bốn tuổi. Tui đi lính lúc hai mươi lăm tuổi, cấp bực trung sĩ thuộc trung đoàn 40, biệt đội quân báo thuộc sư đoàn 22 đóng ở thị xã Qui Nhơn. Bây chừ tui còn nhớ rõ hình ba ngọn núi, hai con sông “Tam Sơn Nhị Hà” là huy hiệu của sư đoàn 22 bộ binh.
Sư đoàn này có ông trung tá chỉ huy trưởng tui quên tên, ổng giỏi và thương lính. Nghe nói ra trường Bộ Binh Thủ Đức, ổng đậu thủ khoa. Hồi đó trung đoàn 40 phối hợp với kỵ binh và cơ giới Mỹ đánh thắng hai tiểu đoàn Việt Cộng. Hai tiểu đoàn này thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt nổi tiếng là tụi “sinh Bắc tử Nam”.
Mình thắng trận này lớn lắm. Còn một trận thắng lớn nữa là trận Tam Quan trước năm Mậu Thân.
Hồi đó tui đóng quân ở huyện Hoài Nhơn, thị xã Bồng Sơn gần thành phố Qui Nhơn. Cô biết cái huyện này là vùng xôi đậu, ban ngày Quốc gia, ban đêm Cộng sản. Cả thị xã có một chi khu quân sự được gài mìn cờ -lây-mo, lô- cốt, hàng rào kẽm gai bao chung quanh. Bốn năm giờ chiều là đóng cổng rào. Bồng Sơn hồi đó là căn cứ địa của sư đoàn 3 Việt cộng.
Dân nửa theo Việt cộng, nửa theo Quốc gia. Giao thừa năm Mậu Thân sáu tám, Việt cộng tổng tấn công bất ngờ. Chi khu bị đạn pháo kích tơi bời cả ngày lẫn đêm.Trận này chết nhiều lắm, cả ngàn người, đa số là dân.Tui còn nhớ tui bị thương nặng lắm.
Bị trúng đạn pháo kích, tui mê man, bất tỉnh. Họ đẩy tui vô nhà xác. Về sau có người lính thấy tui còn ngáp ngáp, họ kéo tui ra, chở tui lên trực thăng về Quân Y Viện Cộng Hòa. Lúc đó tui có biết chi mô. Nếu không về Saigon kịp, coi như chết.
Nhìn cánh tay mặt gẫy quặp, các ngón tay teo tóp, nửa khuôn mặt và cần cổ nám đen nhất là hai miếng thịt đỏ trên đôi mắt, tôi nghẹn ngào hỏi anh vài câu nhưng anh vẫn yên lặng.
Liễu ghé bên tai anh:
- Cô ơi, cô phải nói thiệt lớn ba con mới nghe được. Ba con bị lãng tai nặng lắm.
Tôi nghiêng người ghé vào lỗ tai anh hỏi lớn:
- Hồi đó họ chữa trị anh như thế nào? Anh nằm bao lâu? Ai vô Saigon chăm sóc anh? Lúc đó gia đình anh sống bằng cách gì?
- Thời Việt Nam Cộng Hòa, tụi tui đi lính bị thương có tiền trợ cấp thương tật của chính phủ cũng đỡ.Tui không nhớ bao nhiêu nhưng tiền này tui lãnh trước ngày ba mươi tháng tư thì dứt.
Má tui và vợ tui buôn bán bậy bạ qua ngày ở Sài Gòn để kiếm thêm tiền chạy thuốc. Tui chết đi sống lại đó cô. Tui nằm bệnh viện một năm trời. Cũng may có ông bà sui gia ở Xóm Chùa trong Sài Gòn giúp đỡ.
Lành bệnh rồi tui ở lại Sài Gòn dưỡng bệnh ở nhà ông bà sui gia cả năm, khỏe hẳn rồi mới về Nha Trang. Hồi nằm nhà thương, cả tuần sau vợ và má tui mới biết tin vô Sài gòn kiếm. Ai cũng tưởng tui chết rồi. Họ vô bệnh viện tìm xác để chôn tui. Tui còn nhớ sau khi mổ, tỉnh dậy có một thân một mình, tui đau đớn rên la dữ lắm.
Hồi đó phải chi anh lính đừng cứu tui, để tui chết cho rồi. Tui rờ thấy hai con mắt bịt kín, cánh tay bị băng bó. Ông bác sĩ mổ mắt đến giường nói ổng ráng mổ nhưng lửa cháy thui hai cái tròng trắng và con ngươi, ổng không cách nào cứu hai con mắt được.
Thôi đành phải mổ lấy hai cục thịt đen ra. Tui bị đui luôn. Còn nửa cái mặt bị phỏng lan xuống cần cổ cũng bị lửa táp, sau này lành thành sẹo. Cánh tay phải bị cháy, teo hết gân nên xụi lơ. Cô thấy không, cháy hết cả cánh tay còn có một khúc thịt, rờ giống như ổ bánh mì.
Bữa mô trời lạnh gắt, nó hành rêm nhức dữ lắm.Còn cái tai tui có nghe được gì mô. Cô nói lớn bên hai tai ni tui mới nghe được.
Tôi lại ghé vào tai anh:
- Làm sao anh biết được có Hội Thương Phế Binh bên Mỹ để xin giúp đỡ ? Hiện nay anh có mong ước điều gì không? Có muốn nhắn gì với Hội không?
Nghe đến đây tôi thấy anh nhếch mép. Chiếc miệng rộng chỉ có da mà không còn chút môi để người đối diện biết được có một nụ cười và niềm vui trên khuôn mặt chằng chịt những vết sẹo:
- Bên này anh em tụi tui thương nhau lắm. Có mấy anh biết chương trình này, anh em bày cho nhau cách làm đơn gửi đi. Anh nào nhận được tin gì đều báo cho nhau biết như vừa rồi có tin đồn chính phủ Mỹ ký giấy cho anh em đi Mỹ. Có nhiều anh đọc báo, nghe tin tức bên Mỹ cho biết khó lắm, đừng hy vọng nhiều vì luật pháp Mỹ phải qua nhiều chặng. Dù gì tụi tui vẫn còn hy vọng.
- Còn mong ước gì? Tui chỉ mong Hội Thương Phế Binh đừng bỏ quên tụi tui. Ở đây có nhiều anh em nghèo, không thân nhân, sống khổ lắm. Họ mặc cảm bị bỏ rơi từ mấy chục năm nay. Mỗi khi anh em nhận quà của Hội họ mừng lắm. Ai cũng biết bà con bên đó đi làm cực khổ còn làm văn nghệ gây quỹ để có tiền gửi về giúp.Cho tui gửi lời cám ơn cô, cám ơn Hội thật nhiều. Tui mong ước có vậy.
*
Khi biết tôi sẽ đáp chuyến máy bay trễ nhất từ Cam Ranh về Sài Gòn lúc tám giờ tối, người tài xế tình nguyện chờ tôi hai tiếng ở nhà anh Phụng và sau đó chở tôi ra phi trường lúc sáu giờ rưỡi. Từ huyện Cam Lâm đến Cam Ranh có con đường mới xây, băng qua thành phố Nha Trang. Còn nhiều thì giờ, tôi trả thêm cho anh chút tiền. Anh chở tôi xem một vòng thành phố biển.
“Nha Trang là miền quê hương cát trắng. Có những đêm nghe vọng lại ầm ầm tiếng sóng xa đưa”.(4) Không thấy sóng, không nghe tiếng sóng biển ầm ầm cũng không đặt chân trên cát, trước mắt tôi là “Nha Trang by night” tràn ngập các thương hiệu quảng cáo mang tên nước ngoài.
Con đường Trần Phú song song với biển rực rỡ ánh đèn. Nhà mới đang xây, cửa hàng, cao ốc, khách sạn và nhà hàng mọc ra san sát. Một thành phố du lịch đang phát triển.
Tôi liên tưởng dĩa khoai từ và khoai lang củ chỉ to hơn ngón tay cái và vài quả chuối chín hái trong vườn nhà đãi khách “việt kiều” trong căn nhà mái tôn nóng chảy mồ hôi hột tại thị xã Cam Tâm.
Đi sâu vào các vùng xa mới thấy cuộc sống nghèo khổ của người dân quê và sự chênh lệch giàu nghèo giữa người dân thành phố và nông thôn hiện ra rất rõ.
Chuyến bay cất cánh đúng giờ lý do đây là chuyến bay cuối cùng trong ngày. Sau một ngày mệt nhọc, tôi ngủ vùi cho đến khi cô tiếp viên đánh thức tôi dậy. Máy bay chuẩn bị hạ cánh. Giấc ngủ chỉ kéo dài có bốn mươi lăm phút mà tôi ngỡ như mình đã ngủ từ lâu lắm. Tôi đã nằm mơ. Tôi mơ thấy đôi mắt anh Phụng. Đôi mắt rực sáng, mở to nhìn tôi. Ánh mắt thật hiền hòa và thật buồn.
Tôi nhớ lại câu chuyện kể về chiến tranh, tai nạn làm anh chết đi sống lại, về người vợ bệnh tật, đứa con gái vất vả bán bánh mì nuôi cha mẹ, cảnh nghèo của gia đình anh và giây phút cuối cùng chia tay anh trước sân nhà.
Tôi ngồi trong xe taxi, vẫy chào gia đình anh qua khung cửa kiếng, Hình như anh đang khóc. Anh khóc thật. Những giọt lệ hiếm hoi đang đọng trên hai hốc mắt và từ từ rơi chậm trên đôi má hóp.
Tựa cây gậy vào đùi, anh hướng về phía xe đang nổ máy, giơ bàn tay trái lành lặn chùi nhẹ những giọt nước mắt và vẫy chào tôi.
Lúc đó tôi biết rằng đây là lần đầu tiên và có lẽ là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Anh đã gặp, đã nhìn tôi nhưng trong hai hốc mắt có miếng thịt màu đỏ ấy, anh không bao giờ thấy tôi cả.
*
Tôi còn nợ. Một bạn đọc tên là “Saigonmylove” sau khi đọc bài viết của tôi “Bố con là người lính” đăng trên Việt Báo đã viết lời góp ý “ Đọc xong bài này, thật là ngậm ngùi cho những anh hùng tử sĩ Việt Nam đã đền nợ nước mà chưa bao giờ vinh dự nhận câu nói “Thank you for your service”. Nhân dân miền Nam còn nợ các anh câu đó. Chúng tôi hy vọng có ngày được về đứng trước Nghĩa Dũng Đài để trả nợ các anh câu đó.”
Tôi đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vừa đúng lúc một trận mưa rào đổ ập xuống. Chiều phi trường và chiều nghĩa trang là hai cảnh đời “sinh ly, tử biệt”, ai đến đây mà không vương nỗi đau xót, ngậm ngùi. Tôi cầm dù, chạy băng qua cổng Tam Quan vào Đài Tử Sĩ tìm chỗ trú mưa.
Cảnh vật ở đây hoang phế, điêu tàn. Cây cối um tùm. Con đường đất cát lầy lội sau cơn mưa. Nhiều nấm mộ không bia, gạch đá tung vãi, nằm chơ vơ, lạnh lẽo bên lối đi như một khối đất hoang. Bức tượng “Thương Tiếc” của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ghi lại hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bị giật sập và phá hủy sau ngày ba mươi tháng tư.
Chiều nghĩa trang vắng lặng, âm u và thật buồn. Chỉ có một mình tôi trước ngọn tháp Nghĩa Dũng Đài. Hồn tử sĩ như phảng phất quanh đây. Tay cầm nắm hương đang bốc cháy, tôi lâm râm khấn nguyện: “ Xin gửi theo làn khói trầm hương lời cám ơn các anh.
Xin cám ơn mười tám ngàn người lính Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh và được chôn cất tại nơi đây. Xin nguyện cầu cho các vong linh được yên nghỉ bình an nơi mảnh đất tạm dung này”.
Chiếc xe taxi chở tôi về lại thành phố. Ngày mai tôi sẽ rời Sài Gòn để trở về Mỹ. Cuộc chiến đã trôi qua và chìm lắng theo thời gian.
Những lời cám ơn muộn màng và không đủ cho những người đã nằm xuống và những người thương binh còn lại đang sống vất vưởng ở Việt Nam.
Những chia sẻ về vật chất khiêm tốn và nhỏ bé không bù đắp được sự hy sinh của các anh.
Chúng tôi, những người Việt tha hương không bao giờ quên các anh, những người đã mất mát, thiệt thòi và chịu nhiều đau khổ trong thời chiến.
Trên đường về, tôi nghe đâu đây lời bài hát “Nhớ người thương binh”của Phạm Duy âm điệu ngân nga luyến láy làm ray rứt lòng người:
…“ Chàng về nay đã cụt tay. Chàng về... “Người quê còn nhớ người chăng. Vì vào chốn tử sinh. Chiến trường quên thân mình. Người về... có nhớ thương binh. Người về có nhớ...
Viết cho ngày 30 tháng 4 năm 2016.
Phùng Annie Kim.
Nguồn: http://tpbvnch.blogspot.com/
BỐN MƯƠI NĂM QUỐC HẬN Không Quên Thân Phận Người Thương Phế Binh VNCH
Còn nhớ lại những ngày tháng tư của bốn mươi năm về trước
(30-4-1975),
không biết sao mà năm đó
trời bổng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố
tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu
lệ Phước Long, Phan Rang, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước
Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn.
Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác
của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn,
chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo.
“ Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang
bôi
dục ẩm tỳ bà, mã thượng
thôi
tuý ngọa sa trường, quân
mạc vấn ?
cổ lai chinh chiến, kỹ
nhân hồi ”
Bốn câu thơ cổ trong bài ‘ Lương Châu Từ ‘ của Vương Hàn
(687-726) đã nói lên thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên
giới, nên mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về ?
Và giọt mưa nào đây vừa lăn trên má, đã khiến cho người lính già bồi hồi
nhớ lại, một thời chinh chiến củ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm
đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vữa ngã gục và những thương binh rên xiết,
đang chờ cấp cứu.
Tất cả đã thành cổ tích. Giờ chỉ còn biết ngồi đây mà nhớ lại những ngày xa cũ. Chúng ta, tất cả đều là
những người VN tội nghiệp, trót đầu thai lộn trong thế kỷ này, nên đã cùng nối
vai lần lượt bước lên những giàn lửa đỏ. Cuối cùng, kẻ chết thì bị dầy mồ, tan
xác, còn người sống, nếu không sống kiếp mây chiều lang thang, thì cũng lết lê
phận bèo trong vùng giặc chiếm, để gục đầu thương hận, mà khóc cho quê hương vì
đâu máu xương chất ngất, vì đâu mà kiếp sống của con người, tới nay vẫn không bằng
cây cỏ bên đường.
Tất cả chỉ còn là kỷ niệm trong nhớ, vào những ngày đầu đời
mẹ bỏ con trong gánh dầm mưa chạy loạn, giữa tiếng bom đạn, máy bay gầm thét, của
Việt Minh và Pháp. Tóm lại, chúng ta đều
ra đời và trưởng thành trong tiếng súng, cùng với bom đạn làm rách vở da thịt của
quê hương. Rồi cũng vì người, vì ‘ tang bồng hồ thỉ, nam nhi trái ‘, mà giôc ngước cả tuổi
trẻ, đời trai, vào cốc men đắng cay, uống cạn hạnh phúc của chính mình.
Đất nước hai mươi năm chinh chiến, hai mươi năm dài hờn hận,
đã dày vò người lính miền Nam, trong mưa bom đạn xéo não nùng. Rốt cục những người nằm
xuống, những kẻ ra đi hay ở lại chịu cảnh ngục tù khổ sai của VC, ai nấy cũng đả
trả xong cái nợ ‘ da ngựa bọc thây ‘, tủi nhìn từng trang lịch sử của nước nhà,
bị giặc thù bôi nhọ và khép kín.
Trưa 30-4-1975 Sài Gòn thất thủ, miền Nam VN từ bên này cầu
Hiền Lương trên sông Bến Hải, chạy ngang vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mâu, đã chính
thức thuộc về lãnh thổ Xã Hội Chủ Nghĩa đệ tam quốc tế cọng sản, có tổng đài ở
tận Nga Sô. Cũng từ giơ phút đó, khi mà
chiếc mặt nạ hòa bình của người cọng sản đã cởi, để lộ những khuôn mặt thật của
các thây ma vô hồn, lạnh băng và
hung hiểm, thì cũng là lúc, đồng bào mới sực tỉnh và thương tiếc người lính
VNCH. Nhưng than ôi tất cả đã muộn rồi,
họ đã ngã gục không phải tại chiến trường vì đạn pháo của VC, mà ngay trên hè phố Huế, Đà Nẳng, Phan Thiết, Sài
Gòn..bởi chính những viên đạn ích kỷ, hám danh, những miệng lưỡi ngòi bút, của
chính phe mình.
Ai chẳng một lần về với đất ? khác chăng là sớm hay muộn,
vinh với nhục và sống chết sao cho ý nghĩa của một kiếp người. Chỉ tội nhất là những người lính chưa chết
nhưng coi như đã chết vì thương tật
chiến trận và những vết thương lòng. Họ không chết mà chỉ bị thương nặng và
tất cả đã gởi lại chiến trường một phần thịt da của mẹ, ở Khánh Dương, Tháp
Chàm, Phan Thiết, Xuân Lộc..và ngay tại Sài Gòn, vào lúc mà cây cột đèn cũng muốn chạy, để khỏi bị VC giết chết. Họ ở lại làm vật hy sinh cản xe tăng, hứng
đại pháo của giặc thù, để kiếm thêm một chút thời gian, một bầu trời an toàn, một
dòng sông lặng sóng, giúp cho mọi người từ dân tới lính, bình yên di tản.
Nay thì từ quan tới lính, ai cũng kiếm cách đi khỏi quê
nhà, bỏ lại những bóng ma của quá khứ và những người thương phế binh sống sót,
tủi hờn, đang lê lết phận bèo khắp đầu đường xó chợ. Thời gian có thay đổi, lịch
sử cũng sang trang nhưng thân phận của người thương binh và gia đình của họ, chẳng
có gì mới lạ, vẫn lấy nước mắt làm mưa rửa mặt hằng ngày. Buổi trước, khi VC
tràn vào, họ bị bỏ lại ở những quân y viện, làng phế binh, không còn đại bàng,
đồng đội và hậu phương. Bây giờ thì dần hồi chết đói, chết nhục trong thiên
đàng xã nghĩa, trước sự xa hoa thừa mứa của VC, Việt Gian và Việt kiều muôn
phương, vinh quy bái tổ, aó gấm về làng, mà trong dòng người đổi đời này, không
làm sao mà đếm hết, những cấp chỉ huy và đồng đội củ.
‘ Có làm lính mới
cảm thông cho kiếp lính nghiệt ngả đoạn trường. Có làm dân thời ly loạn mới biết
được thế nào là mạng sống của con người, giữa bom đạn vô tình, héo úa còn thua
cây cỏ. Có là người thương phế binh sau khi xuất viện, bỏ lại một phần cơ thể, mới
thật tội nghiệp cho tuổi trẻ bạc phước vô phần. Thê thiết tận cùng là đời của
người lính về chiều lại còn mang thương tật. Hỡi ôi những mảnh đời cùng khốn ấy
rồi sẽ đi về đâu, trong cảnh mưa gió phũ phàng của cuộc đời ?
‘ ngày xưa, là lính vì đời
chiến đấu
là cầu đem người sang
sông
hôm nay làm ma cô đơn, gục
chết bên vệ đường ..’
1-THÂN PHẬN NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH VNCH:
Đọc Congressional Record, một trong
những tài liệu tuyệt mật của Tòa Bạch Ốc vừa được công bố, đa làm cho những
lính già của VNCH phải cười ra nước mắt và thương xót cho những đồng đôi, đồng
bào suốt
hai mươi năm qua, vì chiến đấu chống sự xâm lăng của Bắc Việt, mà chết oan hay
bị mang thương tật do đạn bom và bàn tay VC gây ra. Những luật lệ kỳ quái như cấm Lính Mỹ không được bắn VC, trừ
phi chúng tấn công trước. Không lực Mỹ không được giội bom vào xe của VC khi
chúng ở cách đường mòn Trường Sơn 200m. Phi cơ Mỹ không được tấn công phi cơ
Mig nếu chúng không gây hấn, không giội bom các phi cơ VC đậu yên tại phi trường.
Cuối cùng, nghiêm cấm quân Mỹ truy đuổi VC, khi chúng chạy sang Lào và
Kampuchia..
Chính phủ Hoa Thịnh Đốn, chẳng những cấm Quân Lực Mỹ, Đồng
Minh, VNCH không được thẳng tay tiêu diệt kẻ thù, mà còn báo trước những bí mật quân sự, quốc phòng cho VC biết trước, qua những lần oanh tạc tại miền
Bắc, trên đường mòn HCM, hành quân Lam Sơn 719.. Đó là tất cả những sự kiện lịch
sử có thật, được Thứ Trưởng QP Mỹ Phil Golding thời TT.Johnson, trả lời thắc mắc
của hàng ngàn gia đình tử sĩ Hoa Kỳ:’ Chúng
ta đang tham gia vào một cuộc chiến giới hạn, với những mục tiêu hạn chế. Nói
chung đây là một cuộc chiến vì chính trị, nên không thể tiêu diệt VC được ‘.
Do sự phản ứng càng lúc càng đông của người Mỹ, trước cái
gọi là ‘ đánh không cần thắng ‘, nên dân chúng đã xuống đường, đã đảo mà báo
chí thời đó gọi là do phản chiến giựt dây. Thật sự, người Mỹ đã quá chán ngấy
cái trò đem con bỏ chợ, đem trứng cho ác, dai dẳng từ thời Kennedy, Johnson, kế
đó là Nixon, nên đã giận dữ đòi Hoa Thịnh Đốn ‘ Hãy cút khỏi VN ngay, hãy chấm dứt cái trò chiến tranh nướng thịt dai dẳng
vô ích này .’
Tóm lại,
qua cuộc chiến VN do đầu óc con buôn,
người Mỹ đã đánh mất tất cả mọi ý thức về trách nhiệm và danh dự, làm
tiêu tốn hơn 150 tỷ mỹ kim tiền đóng thuế của dân chúng, hại cho 55.000 chiến sĩ
bị chết oan và hơn 300.000 quân nhân các cấp bị thương tật. Trong khi đó, người
lính VNCGH, dù là một quân đội bất hạnh nhất thế giới, theo báo cáo của MACV,
Command History hay Dwight Owen, một cố vấn Mỹ tại VN, thì đối với các quân nhân VNCH, CHỈ CÓ CHẾT, TÀN PHẾ HAY ĐÀO NGỦ, mới
mong giải thoát được cái thân phận bọt bèo của người Lính chiến trong thời loạn
lạc.
Ngoài ra tài liệu cũng có nói tới việc lính Nam VN đào ngủ, nhưng không phải
họ đầu hàng VC, mà trở về quê nhà gia nhập lực lượng DPQ+NQ, để được chiến đấu
bên cạnh vợ con, gia đình. Sau rốt tính
đến đầu năm 1975, QLVNCH đã có 231.508 tử sĩ và 95.371 phế binh. Thương tủi
nhất, là
những ngày tháng sau đó cho tới khi Nam VN sụp đổ vào ngày 30-4-1975, đã có hằng
vạn dân lính vô tội gục ngã trên chiến trường và khắp các nẻo đường chạy loạn.
Nhiều tử sĩ cũng như thương binh đã bỏ thây, bỏ xác tại chỗ, vì đồng đội không
thể làm gì hơn giữa chốn loạn quân. Chính binh chủng Nhảy Dù từ ngày thành lập cho tới khi tan hàng, cũng
đã phải nuốt lệ, bỏ lại xác đồng đội tại Mặt Trận Xuân Lộc tháng 4-1975, như Phạm
Huấn đã viết, khi được lệnh rút quân bất
ngờ trong đêm mịt mù lửa đạn..
Trước sự sụp đổ nhanh chóng và vô lý của Nam VN không phải
tại chiến trường, mà ngay ở các thành phố lớn Ba Lê, Hoa Thịnh Đón, New York,
Luân Đôn, La Mã, Huế-Đà Nẳng và Sài Gòn, khiến cho nhiều trí thức ngoại quốc đã
phẫn nộ và bày tỏ thái độ khinh miệt, đối với một số người trong cũng như ngoài
nước, một thời lợi dụng tự do, dân chủ và nghề nghiệp, để bẻ cong ngòi bút,
xuyên tạc sự thật, phỉ báng đồng bào và quân đội Nam VN với mục đích đầu độc dư
luận thế giới, giúp Bắc Việt cưỡng chiếm VNCH. Đề tài quen thuộc, được một số báo chí Hoa Kỳ và Tây Phương viết lách,
đem lên truyền thanh truyền hình, đó là người lính VNCH hèn nhát không chịu chiến
đấu nên bị mất tự do và người Mỹ khinh miệt.
Hai câu hỏi trên cách đây vài chục năm được bịa chuyện là
có, nhưng bây giờ sự thật đã xác nhận ‘ KHÔNG ‘. Hoa Kỳ khi tới chiến đấu tại
Nam VN, có đủ phương tiện tinh thần cũng như vật chất, vẫn nhiều lần bị thương
vong, bại nhục., vẫn không thiếu những binh sĩ đào ngủ, bỏ chạy khi trận địa hỗn
loạn, vẫn có tham nhũng và chính cưu TT.
Bill Clinton, vì hèn nhát nên đã trốn
quân dịch pháp định. QLVNCH chỉ mới thành lập, được coi là một quân đội
nghèo nhất trên thế giới, lại bị chiến đấu trong một cuộc chiến không có giới hạn
chiến trường, hậu phương, bạn địch.
Thế nhưng những người lính nghèo đó, mà lương năm cộng với
tiền tử tuất, phế tật, không bằng một cuốc rượu của những ca ve, me Mỹ..vậy mà
họ vẫn một đời đem máu đào xương trắng, phụng sự chính nghĩa, bảo vệ màu cờ, sắc
áo và từng sinh mạng cũng như tất đất của quê hương. QLVNCH là sinh mạng của muôn người, nên khi thiếu vắng hay không
còn họ, mạng người Nam VN lá rụng, đã gục ngã tại Mậu Thân Huế-Sài Gòn, trên
các đại lộ kinh hoàng quốc lộ 1, Kontum, An Lộc mùa hè đổ máu và sau rốt là cùng nhau chết tập thể vào
ngày 30-4-1975. Như sử gia
Edward S.Creasy viết trong tác phẩm nổi
tiếng ‘ Fifteen Decisive Battle Of The World ‘ năm 1851 ‘ Tầm quan trọng của một
cuộc chiến, là những gì ta có hôm nay, đối với người thắng cũng như kẻ bai ‘.
Những gì đã xảy ra tại Nam VN, sau 37
năm bị cong sản cưởng chiếm, đã đủ trả lời về tấn thảm kịch của VN, mà lần nữa
Robert S.McNamara cựu bộ trưởng QP. Thời TT Kenedy, đã giải thích một chiều
trong hồi ký của mình ‘ In Retrospect-The Tragedy and Lesson of VN ‘.
Nhưng không phải tất cả người Mỹ đều mù quáng và tin tưởng
vào truyền thông báo chí lúc đó. Chính những giờ phút cuối cùng, nhìn cảnh đời
bi thảm của phận lính bọt bèo Nam VN trên màn ảnh, tờ The New York Times
Service, đã thay thế người nhược tiểu, giận dữ tố cáo chính quyền Mỹ là hèn nhát, bỏ đồng minh
tháo chạy về nước trước sự tấn cộng của VC. Họ cũng nêu đích danh Henry
Kissinger là kẻ bán đứng VNCH cho VC khi bắt ép họ ký vào bản hiệp ước giả mạo
1973, sau đó tàn nhẫn cúp viện trợ, phủi tay đứng nhìn miền nam sụp đổ.
Không có gì tồn tại với thời gian trừ chân lý. Vì vậy những
câu chuyện hề của Henry Winston chủ tịch đảng cọng sản Mỹ, đem diễn tại Hà Nội vào tháng 5-1975, hay lời tuyên bố vung vít của
Nguyễn Hữu Thọ, chủ tích bù nhìn của Mặt Trận Ma giải phóng, tại Mạc Tư Khoa,
ngay khi Sài Gòn thất thủ: ‘ cám ơn báo chí và ký giả Tây Phương, đã góp phần lớn
cho chiến thắng của Hà Nội, trong số này đáng kể là người Mỹ ‘.
Đây là tất cả sự thật, vừa được một
cựu chiến binh Không Quân Hoa Kỳ là Harry H.Noyes, thay mặt những người lính
VNCH, qua tác phẩm ‘ Heroic Allies ‘ nói lên vinh quang và sự hãnh diện của một
quân lực, từ lâu đã bị bọn trí thức vô liêm sỉ, tước đoạt một cách hèn hạ, bất
nhơn và vô nhân đạo. Sự tuyên truyền lố lăng và cuồng ngạo của Hà Nôi cùng những
mặt mo bưng bợ, làm cho thiên hạ năm châu chán ghét, sau khi cái thây ma VNCH
chỉ còn trơ lại bộ xương gầy đét, không còn gì để cho Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành,
Huỳnh Tấn Mẫm, Chân Tín và một số quạ đen, diều hâu, bu tới rỉa rói như lúc chợ
còn đông khứa.
Trong tài liệu đặc biệt ‘
How Media Bias Distorts Our View of the World ‘ của ký giả Allan Brownnfiels,
nói rằng vì hầu hết giới truyền thông Tây Phương, quá mù quáng, ca tụng một chiều
về Mao Trạch Đông và Fidel Castro, trong lúc thẳng tay sỉ nhục bôi lọ Tưởng Giới
Thạch và chính phủ CuBa lúc đó, tuy vô tình nhưng đã làm cho cọng sản tại hai
nước này chiến thắng mau lẹ. Bài học của
lịch sử sau đó lại tái diễn ở Nam VN. Lần này do chính những thành phần được ưu tiên trạng trọng trong xã hội lúc đó, là những công tử tiểu thu đài cát của
giới địa chủ, địa hào, thương gia,
chủ vựa nước mắm, nhờ cha mẹ tổ tiên theo thực dân Pháp bốc lột đồng bào, nên
có tiền, có thế, cho con trai, con gái qua Pháp, Mỹ du học thành luật sư, bác sỷ,
giáo sư, những thành phần mà Hồ Chí Minh và đảng VC ở miền Bắc, chém giết và
khinh bỉ tận tuyệt, sau khi được làm chủ nửa miền đất nước vào năm 1954.
Nhờ cái mặt nạ trí thức và sự tự
do quá trớn của Nam VN, những thành phần ăn chén đá bát này, luôn bẻ cong ngòi
bút, làm cho thế giới tự do lầm lạc, nghĩ
rằng giặc Cộng tại Nam VN là những người bình thường, yêu nước, nên nỗi
dậy chống lại sự độc tài tham nhũng của chế độ. Tóm lại nhờ những trí thức này,
mà VC nằm vùng sau ngày tập kết 1954, VC chính thống từ Miền Bắc xâm nhập, kể cả
Tàu Cộng, Liên Xô, Cu Ba, Đông Âu..trong bộ đội Hà Nội đang chiến đấu tại Nam
VN, đều không có dính líu tới Hồ và cọng sản đệ tam quốc tế. Sự độc ác trên, nhờ
tuyên truyền ngay ở miền Nam và các mạng lưới quốc tế, khiến cho cuộc chiến chống
xâm lăng cọng sản, của người Việt quốc gia Nam VN, mất đi cái ý nghĩa chính thống,
làm cho Hoa Kỳ cũng gặp nhiều khó khăn khi sang chiến đấu bảo vệ tiền đồn chống
cộng ở Đông Nam Á. Rốt cục, cả Mỹ lẫn Việt đều đại bại trước mặt trận thông tin
ca ngợi VC, của báo chí, truyền thông ngoại quốc và ngay trong nước.
Từ năm 1965, Hoa Kỳ bắt đầu đổ
quân dồn dập vào Nam VN, cũng là thời kỳ lửa máu ở hậu phương . Đây cũng là dịp ăn nên làm ra của những
thông tín viên, ký giả ngoại quốc, qua những bài tường thuật có kèm hình ảnh,
không phải để phổ biến những sự thật, mà chỉ để tuyên truyền một chiều, nhằm
bôi lọ những quân đội đang trực diện với cọng sản Bắc Việt, trên chiến trường
Nam VN. Có thể nói bài phóng sự chiến trường đầu tiên, của thông tín viên đài
CBS tên Morley Safer, viết về cuộc hành quân của một đơn vị TQLC Mỹ tại một làng xôi đậu, đã trở thành những mẫu
thông tin ‘ ăn khách’, theo đơn đặt hàng của thị trường Mỹ và Tây Phương lúc
đó. Cũng nhờ báo chí phản tuyên truyền,
Tết Mậu Thân 1968 VC
chết thảm khắp nơi, đã thành chiến thắng chiếm được ngay cả Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài
Gòn. Tàn nhẫn và đáng khinh tởm nhất, là báo chí Tây Phương, trong suốt cuộc
chiến Nam VN, đã không hề một chữ tường thuật những hành vi khủng bố, giết người
tàn bảo của VC trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế, năm 1972 và những ngày di tản
máu lửa hận hờn
Người lính VNCH vừa đánh giặc phương Bắc, vừa
chống đỡ búa rìu truyền thông báo chí trong nước cũng như phong trào phản chiến
tại Mỹ và tây phương, được liên kết bởi trí thức, sách báo và tuyên truyền. Đó cũng là lý do đưa đến sự sụp đổ
tất yếu của một dân tộc hiền hòa, lễ nghĩa nhưng bất hạnh vì mang thân phận nhược
tiểu
2 - THƯƠNG QUÁ NGƯỜI PHÊ BINH VN:
Tất cả hình như chỉ còn có kỹ niệm sau cuộc đổi đời. Là định
mệnh mà chúng ta, những kiếp trai thời loạn phải gánh chịu, theo vòng đời nổi
trôi của dòng sông lịch sử, dù vô lý, dù hờn căm, dù bất công thương hận.
Mất nước nhà tan, nguời lính sống sót sau cuộc chiến, rã
ngũ tan hàng đầu sông cuối bể, tha phương thì dần chết trong men đời cay đắng,
còn tù ngục chịu cảnh nhục hờn. Nhưng tất cả giờ cũng đả đi hết rồi, chỉ còn ở đây
là những thương phế binh xa cũ,
những hồn ma cô quạnh, sống với quá khứ liệt oanh, qua những vết thương đời
không hề hối hận:
‘ Di tản khó, sâu dòi lúc nhúc
trong vết thương người bạn
nín rên
người chết mấy ngày không
lấy xác
thây sình mặt nát, lạch mương
tanh..’
( Tô Thuỳ Yên)
Ta thán phục, ta hãnh diện biết bao, khi đọc được những
trang sử cũ. Sẽ
vui cười hớn hở cùng với tiền nhân qua những lần bình Chiêm, phá Bắc, đuổi giặc
Mông trên sông Bạch Đằng, đốt tàu Pháp tại Vàm Nhật Tảo. Không biết những trang
quân vương dũng tướng thời xưa, hành sử thế nào mà muôn người như một, khiến
cho người trong nước, gia trẻ lớn bé, đều nguyện một lòng giết giặc cứu nước tại
Hội Nghi Diên Hồng. Sau này mới vở lẽ,
thì ra đó là tinh thần trách nhiệm,
cũng như bổn phân của kẽ sỉ thời tao loạn. Hay đúng
hơn, đó là đức tính cao quí của
thanh niên-sĩ phu, dù họ chỉ là những người bình dân ít học.
‘ Tôi không là tôi nửa,
từ khi được xuất ngủ
có quạ đen đậu trên đấu
có bao nhiêu đợi chờ đau
khổ..’
Thanh niên VN thời nào cũng vậy, tất cả đều đặt trách nhiệm
làm trai trên hết, nên chúng ta ngày nay mới còn có đất nước, để mà vui sướng, đau
khổ. Hỡi ơi, có làm lính mới hiểu phận bèo của lính, có là thương phế binh sau khi được xuât ngủ, mới
thấm thía được nỗi buồn của một kẻ tàn tật, mất tất cả, ngoài người mẹ già từ
quê xa, đang đợi con trở về. Thê thiết quá cũng như đau đớn tột cùng, kiếp lính
chiều tàn là thế. Sự thật là vậy, có khi còn đau đớn trăm chiều. Ai đã tùng thấy
chưa, cảnh vợ lính hay người yêu, chỉ một
lần vào thăm người thân nơi quân y viện, rồi chẳng bao giờ quay lại, ngoài những
giọt lệ cá sấu, vô tình còn vương vãi đó
đây. Ai có một
lần ngược xuôi trên các nẻo đường thiên lý, tình cờ hội ngộ những chàng trai
tàn tật còn rất trẻ, những người mù, què, mặt mày in đầy thương-sẹo bởi đạn
bom, đang lần mò ngửa tay chờ bố thí của mọi người. Họ là lính chiến của một thời
oanh liệt, là thương phế binh QLVNCH đó, họ đau khổ mang thương
tật không phải do bẩm sinh, mà vì đời, vì người gánh chịu:
Theo sử liệu, ta biết Nha Cựu Chiến Binh và Nạn Nhân Chiến
Cuộc, trược thuộc Bộ Quốc Phòng. Đầu tiên Nha này là một Bộ, được thành lập vào
tháng 8-1952, có một An Dưỡng Đường dành cho Thương Phế Binh. Sau đó, bộ này bị hủy bỏ, tất cả các vấn
đề liên hệ tới cưu chiến binh, đều giao cho Bộ Y Tế, với một Nha riêng gọi là
Nha Tổng Thư Ký, Cưu Chiến Sĩ và Phế Binh.
Thời VNCH, qua một Đại Hội Cựu Chiến Sĩ toàn quốc tại Toà
Đô Sảnh Sài Gòn. Ngày 29-5-1955, Nha Tổng Giám Đốc CCB và NNCC đưọc thành lập,
trụ sở ở đường Đoàn Thị Điểm. Sau Tết Mậu Thân 1968, Nha được cải thành Bộ, gồm
các Nha Sở Trung Ương và các Ty trực thuộc .
Đầu năm 1969, một biến cố lớn đã xảy ra tai thị xã Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đó là vụ Y Sĩ Đại Uý Hà
Thúc Nhơn, trưởng trại 12 Tai, mắt, mũi, họng, thuộc Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Vì
dám tố cáo Chỉ Huy Trưởng QYV là Thiếu Tá Phùng Quóc Anh, với sĩ quan hành
chánh Đặng Mai, toa rập tham nhũng, ăn xén tiền ẩm thực của thương bệnh binh,
cũng như mờ ám trong các vụ cứu xét, phân loại trợ cấp, miễn dịch. Đại Uý Nhơn đã
cầm đầu các bệnh binh nổi loạn, nên bị Tỉnh trưởng Khánh Hòa lúc đó là Đại Tá Lý bá Phẩm, nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 BB. Biệt Lập, ra lệnh cho
DPQ bắn trọng thương và đã chết khi chở vào cấp cứu tại Cam Ranh.
Ngày đưa tang người xấu số, cũng là thời điểm Phế Binh
Khánh Hòa đứng dậy đòi quyền sống. Taị Sai
Gòn, Trung Úy mù BDQ.Đổ văn Lai cùng một số phế binh nặng, đang dưỡng thương tại
Trung Tâm Chỉnh Hình, đường Bà Huyện Thanh Quan, cũng biểu tình, cắm dùi khắp Đô Thành, đòi Chính Phủ phải cứu xét lại quyền
lợi của họ, trước vật giá leo thang đắc đỏ, do sự hiện diện của Mỹ và Đồng
Minh, vung đô la xanh đỏ qua cửa sổ như khói thuốc. Phong trào tranh đấu bùng nổ
khắp nước, làm cho chính quyền trung ướng cũng như tại các tỉnh bối rối, vì
không thể dùng bạo lực để chèn ép hay khóa miệng, bởi phế binh cũng là lính,
nên ai nỡ xuống tay .
Rồi Tổng Hội Thương Phế Binh ra đời tại Sài Gòn, bầu PB
Nguyễn Đinh làm Hội Trưởng, PB Nguyễn Bính Thịnh, tức nhà văn An Khê, làm phó
và PB Đinh Trung Thu, tổng thư ký. Ngoài ra còn có một Hôi Ái Hữu Thương Phế
Binh, do cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Hàng thành lập.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975) bắt đầu năm 1969 trở về
sau, quyền lợi của Phế binh, cô nhi quả phụ càng ngay càng được cải tổ, chăm sóc và dễ thở hơn trước. Nạn
chèn ép, dìm sổ trợ cấp để làm tiền cũng chấm dứt. Từ năm 1972, chính phủ cho
thành lập Ty Cựu Chiến Binh tai các Tỉnh,
có quyền hạn rất rộng rải, ngoại trừ sổ trợ cấp đầu tiên được ký cấp từ Bộ.
Cũng từ
dó,
nguời cô nhi, quả phụ và thương phế VNCH, được sống an nhàn hơn buổi trước, với
các quyền lợi thiết thực, tương xứng, từ trợ cấp, xin việc làm, y tế, cho tới
các kỳ thi, tất cả đều ưu tiên cho họ.
Rồi thì hằng loại Làng Phế binh, lần lượt ra đời tại quận
cũng như thị xã. Riêng những phế binh đã có nhà, không muốn vào Làng, dược trợ
cấp một ngân khoản 60.000 đồng. Tất cả các làng trên, đều bị VC cướp giựt sau
ngày 30-4-1975.
Làm người bình thường, sống trong thời loạn, đã phải khốn
khổ vì miếng cơm manh áo, huống chi phận
lính nghèo, lãnh đồng lương chết đói, vậy mà còn bị trí thức
nguyền rủa, là lính đánh thuê cho Mỹ..
‘ Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà
thiếu nữ mừng vì tan chiến
tranh chồng về
mẹ lần mò, ra trước ao, nắm
áo ngưởi xưa, ngỡ trong giấc mơ
tiếc rằng ta, đôi mắt đã
lòa vì quá đợi chờ..’
(Phạm Duy).
Nhưng chiến tranh chứa dứt và vẫn còn khốc liệt, nhưng người
xưa nay đã thành tàn phế, vô dụng, lê lết đời tan xuân héo, lần mò trở về làng
xưa, với những kẻ thân yêu, mong chút tình thân đùm
bọc.
Ai có cảm thông chăng người lính mù trẻ tuổi vì đạn B40,
lần mò trên chiếc xe lăn, quanh bến phà, bến xe, miệng hát tay đờn kiếm sống ?
Có thương không những người lính trận, bán thân bất toại, lê lết khắp các nẻo đường
phố thị, để bán vé số, sách báo, đắp đổi qua ngày. Và còn nửa, còn trăm ngàn thảm
kịch của tuổi thanh niên thời loạn, chân gỗ tay nạng, mắt mũi vàng khè, khô
nám, luôn đau đớn bởi những hậu chứng, sau khi giải phẫu. Nhưng họ vẫn lao động
để sinh tồn, đi biển, làm nông, lết lê trên ruộng trên sóng, đội nắng tấm mưa.
Kiếp sống phận bèo của người phế binh là thế đó,
nên phải chiếm đất cắm dùi, cũng là chuyện bình thường
Hai mươi năm chinh chiến, dù có gọi bằng một thứ danh từ
gì chăng nửa, thì xác của nam nữ thanh niên hai miền đất nước, cũng đã chất cao
như núi, máu chảy thành sông. Rốt cục chỉ
có cái vỏ độc lập, hòa bình, tự do, thống nhất. Người cả nước đói vẫn đói
và đời sống càng bị tù hãm tứ phiá,
bởi cổ được mang nhiều thứ gông, cả cọng sản, lẫn tư bản và đảng cầm quyền.
Nhưng thê thiết nhất vẫn là những người phế binh VNCH.
Ngày xưa lúc chế độ củ còn, được nói, được hưởng đủ thứ quyền lợi..thế nhưng họ
vẫn sống bèo bọt, cực nghèo. 30-4-1975, VC vào tóm thu tất cả, thêm vào đó là chuyện trả thù. Lính sống thì
đi tù, lính chết thì cầy mộ, còn lính què đui tàn phế, thì bị xua đuổi ra khỏi
các quân y viện, làng phế binh và ngay cả ngôi nhà của mình.
19-4-1975 tại Quân
Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết.
30-4-1975 tại Tổng
Y Viện Cộng Hòa-Sài Gòn.
Thảm họa gì đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều
trị, khi giặc về ? Có ai cầm được nưóc mắt trong cảnh đoạn trường
máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót đắt dìu ra cổng. Người sáng giắt kẻ
mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với
nước mắt đoanh tròng của những nạn nhân bị bỏ rơi, không đại bàng, chẳng đồng đội
và cũng hết hậu phương. Một số chết vì vết thương quá nặng, số khác sống trong
cảnh tàn phế vĩnh viễn, vì vết thương không được tiếp tục điều trị. Đời thê thảm
quá, cũng may lúc đó quanh họ, còn có những
cô gái bán phấn buôn hương ở Ngã ba Chú Iá, Gò Vấp, những người xích lô ba gác,
kẻ cho tiền, người giúp công, đưa hết những bệnh nhân xa xứ, tới bến xe về quê
sống tiếp kiếp lính bèo.
Cuộc đổi đời nay đã xa lắc nhưng mỗi lần nhớ cứ tưởng mới
hôm qua hôm nay. Ba mươi ba năm rồi ta còn sống được, để nói chuyện văn chương
chữ nghĩa trên đất người, đã là điều đại phúc. Trong lúc đó nơi quê nhà ngàn trùng xa cách,
những người phế binh năm nào, không biết nay ai còn ai mất. Nhưng chắc chắn một
điều, dù họ có sống hay đã chết, thì hận nhục, thương đau cũng đâu có khác gì.
bóng ma trơi, những mảng đời nghèo hèn tăm tối. Đâu có ai muốn nhắc tới những
thân phận hẳm hiu trong vòng đời tục lụy, kể cả những cấp chỉ huy củ, hiện đổi đời
giàu sang, mồm to miệng thét ở hải ngoại.
- Xin hãy thương lấy ho,
hãy cứu vớt họ đang trôi nổi trong ngục tù nghiệt ngả.
- Phế binh cũng là một phần
của tập thể cựu quân nhân hải ngoại.
- Hãy rớt một chút ân thừa
cho những thây người còn sống sót trong bể hận trầm luân.
- Hãy cho họ một chút
tình thương trong cơn hấp hối
- Hãy dành cho họ một
chút không gian nho nhỏ, trong căn nhà VN to lớn, đã được các cộng đồng tị nạn
hoàn thành trên khắp nẻo đường viễn xứ, để họ an tâm chờ đợi luân hồi và một
vòng hoa tặng người chiến sĩ ca khúc khải hoàn, mà chắc chắn phải có trong thời
gian gần.
Ngày xưa người chinh phụ, giữ sạch tâm hồn và băng trinh
tuổi ngọc, để đợi chồng ngoài quan tái, hy vọng cuộc chiến mau tàn, để phu phụ
trùng phùng, kết lại mối duyên xưa:
‘ Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong
sương
vì chàng tay chuốc chén
vàng
vì chàng điểm phấn, đeo hương
não nùng
liên ẩm, đối ẩm, đòi phen
cùng chàng lại kết, mối
duyên đến già ..’
(Chinh Phụ Ngâm)
Nhưng người chinh phụ VNCH lại không có cái diễm phúc đó, vì khi quê hương vừa ngưng tiếng
súng, lập từ quan quân cho tới sĩ thứ, những người bại trận, lớp lớp vào tù.
Lính chết đã rục tử thi vẫn bị dầy mồ, lính bị thương tàn phế bị xua đuổi ra khỏi
cuôc sống. Thử hỏi trên thế gian này, có kiếp người nào, đáng thương hơn người lính VNCH ?
‘ Dâu binh lửa nước non như củ,
kẻ hành nhân qua đó chạnh thương’
(Chinh Phụ Ngâm)
Cuộc đời thanh niên thời loạn ly, rốt cục chỉ còn lại nổi
buồn thiên cổ, xin hãy nâng ly rượu sầu lên môi mà nhớ . Nghiêng mình, cúi đầu
cảm tạ những vị ân nhân, đã và đang hết lòng cưu mang, giúp đở tận tình ‘ Thương
Phế Binh, gia đình kể cả cô nhị quả phụ
VNCH ‘, hiện đang sống kiếp trầm luân rách đói,
trong địa ngục VN.
Xóm Cồn Ha Uy Di
Thang
8-2015
Mường Giang
Friday, July 24, 2015
TPB NGUYỄN TRỌNG CHỨC
TPB NGUYỄN TRỌNG CHỨC
Đơn vị: Toán viên, quân số: 061229. KBC: 6237 .
Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Bình Định. Đoàn 26/BĐ .
MĐTT: - Gãy xương đùi phải => teo cơ .
- Cụt 4 ngón bàn chân trái .
- Cụt 3 ngón bàn tay phải .
Hiện nay Già yếu, tai điếc nặng, bò lết trong nhà. TPB bị thương trận Mậu Thân 1968 (đợt 1) tại BÌNH ĐỊNH.
Địa chỉ:
Nguyễn Trọng Chức
Thôn TÂN KHÁNH, xã SUỐI TIÊN, huyện DIÊN KHÁNH, tỉnh KHÁNH - HÒA.
Điện thoại: 0973.079044 (con trai tên CỬ) .
Friday, July 17, 2015
Thương Phế Binh Mũ Đỏ Phạm Văn Âu
Kính chuyển quý vị tường
Chúng tôi có một việc cần báo quý vị, ngỏ hầu có phương cách giúp đở cho một TPB-MĐ TĐ3ND hiện chúng tôi mới đưa vào BV Hốc Môn sáng nay vì kg tiền....
TPB-MĐ Phạm Văn Âu
Cấp bậc Hạ Sĩ -SQ 70/134904
Thuộc Đại Đội 34 <DDT/Tr/úy Ngua >-
TĐ3ND < TĐT /Th/tá Đồng>
KBC 4794 năm 1972
Bị thương ở Trường Phước - Tỉnh Quảng Trị vết thương, làm gẩy tay phải, co rút, năm 1974 - được Hội đồng Y Khoa Bệnh Viện Đổ Vinh Phân loại 3 Vĩnh viễn cho hưởng cấp độ tàn phế 50%, người TPB MĐ này hoàn cảnh rất nghèo, TPB MĐ PHẠM VĂN ÂU bị bệnh <Hoại tử chỏm > Xương đùi Trái > đã nhiều năm - Khớp Háng trái đau nhức, đi lại kg được Bệnh này mà thay khớp - thì BV cho biết trên 140.000.000$ VND
TPB-MĐ Âu <đành cam chịu trận> nay lại bị bệnh Trụy Tim mạch do biến chứng của khớp háng.
Vợ cuả TPBMĐ Phạm Văn Âu cũng buôn gánh bán bưng- nhưng cũng bị đột quỵ một lần rồi , kg còn cáng đáng gia đình được nữa
Hiện TPB -MĐ Âu đang nằm ở BV Hốc Môn- khu nội A -Phòng A2. Nay chúng tôi , viết email này, để trình báo đến quý vị,
Mong quý vị -trình ĐẠi HỘI GĐMĐ năm 2015 tùy
nghi cứu xét cho TPB MĐ
Địa chỉ liên lạc:
TPB MĐ PHẠM VĂN ÂU
Số 83-đường 64-ấp -Giồng Sao -xã Tân Phú Trung
Huyện Củ Chi -TP Sài Gòn
ĐT -01223463867 Vợ Âu tên là Nguyển Thị Ngọc Yến
NHÓM THIỆN NGUYỆN -MĐ
CHÀO CỐ GẮNG
Tuesday, June 30, 2015
Phạm Đức Thắng TPB-QY-MĐ Thư Cám Ơn
Kính thưa quý thầy
Em là TPB -QYMĐ PHẠM ĐỨC THẮNG
Cuộc sống của em - quá bế tắc, may cũng nhờ có anh LDA và quý thầy, kg bỏ quên, cho đến hôm nay, được anh Anh gọi lên trao tiền 1.000.00 USD và nói là, tiền này của một Ông BS ẩn Danh tặng, theo lời LDAnh đề nghị: để mua chiếc xe gằn máy- vừa làm <cần Câu Cơm> vừa làm <Công Xa>
1- Chiếc xe này < để làm Công Xa> cho Nhóm Thiện Nguyện, nếu có sự <hửu dụng>
2-Nếu những ngày kg có việc cần sử dụng- có thể làm < Cần Câu Cơm> tùy nghi, kiếm sống......
3- Tuyệt đối kg được <Cầm-thế>- < sang-bán> bất cứ- mọi hình thức...... bây giờ, em kg biết nói gì hơn! em xin cảm ơn -Ông <Thầy Ẫn Danh> lúc sau em về TCT/TĐ5ND chỉ nghe các đàn anh nói lại: ông này rất thương yêu <thuộc cấp> DS Nguyển ngọc Bình < người đã nhiều lần -kêu gọi giúp đở lúc em mổ bao tử- và hằng năm vận động quà Tết cho em Anh LDAnh đã đề nghị nhiều lần giúp đở và hôm nay em được một chiếc < Công Xa>
Em nguyện sẽ hết lòng - hết sức mình, khi Nhóm Thiện Nguyện MĐ cần đến em.
TPB-QYMĐ PHẠM ĐỨC THẮNG
Y TÁ- TCT/TĐ5ND
Kính chuyển quý vị tường
Chúng tôi có việc này -muốn trình báo với Quý vị
Nguyên là chúng tôi -có một < người AE > Tên Phạm Đức Thắng TPB-QY-MĐ
Cấp bậc B2-SQ -73/127407
Thuộc TĐQY/SĐND KBC 3053-học khóa NHẢY DÙ 263 -Năm 1971
Tăng phái TCT/TĐ5ND năm 1971
Năm 1972 trên đường 13- vào Giải tỏa Tỉnh Bình Long_ An Lộc - QYMĐ-Phạm Đức Thắng bị mảnh pháo kích vào tay trái - xuyên nách Trái và mảnh đạn vào phổi trái, đứt gân gần nách Trái, tay trái bị co rút
ngày 9-1-năm 1974 , được Hội Đòng Y Khoa- BV Đỗ Vinh < cho phân loại 2 vỉnh viển - giải ngủ theo đơn xin>
< Anh này là Nhảy Dù- con nhà nòi>
ông già là; Huấn luyện Viên Nhảy Dù > đã bệnh chết năm 1987
năm 1972- trên đường Chơn Thành vào giải tỏa An Lộc, mảnh pháo kích vào phổi Trái và đứt gân -gần nách Trái -tay trái co rút < đã phân loại 2 vỉnh viển> có giấy tờ giải ngủ hẳn hoi,
hiện nay , kg vợ con , sống thui thủi một mình,sau 1975 đi theo -quét vôi nhà cửa < lúc gần tết>
bây giờ già rồi , kg ai mướn < vì làm nghề quét vôi phải leo cao> mà leo cao , thì lớn tuổi- già tụi nó đâu có mướn - thành thử thất nghiệp,
sinh năm 1953, cũng 62 tuổi rồi!
hằng ngày đạp chiếc xe đạp cọc cạch < và tình nguyện- xin gia nhập vào Nhóm Thiện nguyện -MĐ>
Chúng tôi có ý định, nhờ quý vị - < vận động giúp cho TPB- QY-MĐ- Phạm Đức Thắng một chiếc xe gắn máy>
thứ nhất- Nhóm Thiện Nguyện chúng tôi cũng kg có xe di chuyển- đi lại -
Chỉ có cái máy laptop củ và máy ảnh- mượn tạm của AE để <đi tác nghiệp>
< như đã nói -MĐ- L- T -Hương , ngày xưa, có xin cho chúng tôi một chiếc xe, để gọi là <Công Xa>
nhưng năm 2010, tôi bị đột quỵ té ngoài đường, kẻ gian thừa cơ hội- đã lấy mất>
TPB- QY-MĐ-Phạm Đức Thắng- nếu được có một chiếc <công xa>- có thể dùng cái xe này, chở chúng tôi-
tới lui những chổ < có hửu dụng cho AE>
Thứ hai , nếu những ngày< bình thường> kg có <việc chung>
TPB- QY-MĐ Phạm Đức Thắng có thể dùng chiếc < Công Xa > này làm < cần câu cơm>-chạy xe ôm !
cũng giải quyết được, sự sống
và anh em chúng tôi , kg giúp gì cho TPB-QY-MĐ-Phạm -Đức-Thắng được !
nên chúng tôi -xin nhờ đến quý vị ,
< xin cho biết thêm - một chiếc xe Nhật giá còn mới trong thùng 24.000.000$/một chiếc>
nhưng mình chỉ mua xe đã đi rồi - còn trên 80% giá chỉ có 16.000.000$ -với giá này thì phương tiện đã tốt lắm rồi
ĐC QYMĐ-PHẠM ĐỨC THẮNG
ĐC 82/27 Nguyển Hồng Đào -Phường 14-Quận Tân Bình -TP SaiGòn
ĐT,0986480427
NHÓM THIỆN NGUYỆN -MĐ
CHÀO CỐ GẮNG
Thursday, January 20, 2011
NGUYỄN TẤN BÍNH Cấp bậc Hạ sỉ Trung đội 3 , Đại đội 3, Tiểu Đoàn 3 , Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 1 Bộ Binh
Con chào chú Hòa
Đầu thư ba con xin gửi lời chúc sức khỏe đến chú Hòa và tất cả nhửng ân nhân đã giúp đở ba con năm mới được an khang thịnh vượng và hạnh phúc riêng con xin chúc chú được dồi dào sức khỏe vạn sự như ý.
Chú hòa ơi ngày hôm nay con có găp một người bán vé số bị cụt cả hai chân qua tìm hiểu con được biết ông tên
NGUYỂN TẤN BÍNH sinh năm 1951
Số quân 71/131095
Cấp bậc Hạ sĩ Trung đội 3 thuộc Đại đội 3 (Đại Úy Hiếu Đại Đội Trưởng), Tiểu Đoàn 3 Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh .
Quê quán Cà mau, bị thương tại Thừa Thiên trong lúc Hành Quân tháng 2 năm 1970 đến năm 1973 thì vào ở cà mau hiên nay ngụ tai:
Số 55A/56 Đường Phan Ngoc Hiển khóm 4 phường 6
Thành Phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Số điện thoại là: 0957250039
hoàn cảnh rất là cực khổ mong chú giúp dùm cho ông ấy con có chụp ảnh để chú xem.
Kính thư
Nguyển Hửu Sơn
Người thương binh /QLCNCH.
“ Vé số đây “ vang tiếng rao mời
Qua nhiều phố thị đến nhiều nơi
Chiến tranh cướp mất đôi chân ấy
Đầu gối lê la một phận người .
“Vé số đây” vang tiếng chào mời
Phải chăng thế sự một cuộc chơi
Kẻ thắng vênh vang mồm khoác lác
Người thua chấp nhận cuộc nổi trôi
Lính cụt lính đi hai đầu gối
Quan to danh dự để đâu rồi
Ngày xưa cao mặt đằng trước bước
Ngày nay quỳ gối đi giật lùi
Nếu quan có cụt về đây nhé
Lính chỉ giùm quan cách làm người
Ba mươi sáu năm đầu gối bước
Thấy cảnh đời nói ngược làm xuôi
Quan to Tướng lớn sao lại thế
Để lại cho đời tiếng cười chê .
Ba mươi sáu năm cụt cũng vậy thôi
Đi cùng Nam Bắc tới nhiều nơi
Ngẩng cao mặt đếm trời mấy tuổi
Thương binh Quân Lực giữa đất trời .
Ngôn Nguyễn 72 SCT .
Sunday, January 16, 2011
Một câu chuyện thật cảm động
Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.
Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.
Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé. Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không ?
Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:
- “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”
Tôi hỏi tiếp:
- “Còn con có đi học không ?”
Thằng bé nói:
- “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”.
Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nửa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.
Có lần thằng bé hỏi tôi:
- “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”
Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”.
Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bửa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cử sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chổ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ. Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chổ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nãy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.
Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…
Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau nầy nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.
Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.
Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha. Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi. Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lổi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “…
Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đở gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến. Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.
Minh Tạo
Wednesday, December 22, 2010
CHÂU KIM HÀNG , Cấp bậc Hạ sĩ nhất , Số quân 71/110740 . Xin Giúp Đở
Khi hay tin một mũ đỏ bệnh hoạn đói khổ , chúng tôi có đến thăm viếng và an ủi, nay chuyển đến quý vị hoàn cảnh và hình ảnh anh:
CHÂU KIM HÀNG , Cấp bậc Hạ sĩ nhất , Số quân 71/110740 .
Thuộc đại dội trinh sát 1 , (Đại Úy NGUYỄN VĂN DŨNG ĐĐTr ) KBC 4276 .
Trận LAM SƠN 719 ( 1971 ) HÀNG bị thương cụt 2 chân .
Hoàn cảnh bán vé số tự kiếm sống - khi chúng tôi đến nhà HÀNG quằn quại trong cơn đau bao tử kinh niên nghỉ không làm việc gì được cả 45 ngày nay , nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn .
Địa chỉ : 11 / 1 Đường NGÔ ĐỨC KẾ , Phường 12 .
Quân Bình Thạnh . Tphcm - Saigon .
Số CMND 021838634 -
Số điện thoại 08 - 38430047.
Xin quý vị chung tay giúp đỡ
CHÀO CỐ GẮNG
Tuesday, December 21, 2010
Wednesday, December 1, 2010
Hồ Sơ Số 1 Tháng 12 năm 2010 TPB Nguyễn Đăng Thành
Thương phế binh VNCH khi cuộc chiến tàn
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-12-31
2015-12-31
Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư 1975, để lại 20.000 thương binh Việt Nam Cộng Hòa với mức độ thương tật nặng nhẹ khác nhau, trong đó số bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, bị mù mắt, bị mất sức lao động là từ 3.000 đến 5.000 người.
Những mảnh đời rách nát
Năm 1999, tại Pháp, tuyển tập góp nhặt những bài viết ngắn do các thương phế binh trong nước gởi ra, được nhà báo Nguyển Văn Huy và bác sĩ Phan Minh Hiển biên soạn lại dưới tựa đề Những Mảnh Đời Rách Nát, là tiếng chuông vang đầu tiên về cuộc đời khốn khổ của thương binh miền Nam ngay sau 30 tháng Tư 75. Dần dà, khi cuộc sống ổn định, những cựu quân nhân và những người dân Việt thoát ra bến bờ tự do bắt đầu nghĩ đến việc giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước.Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa rất cần được giúp đỡ vì họ là những người bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử và không được hưởng một chế độ phúc lợi nào, là khẳng định của hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì:
“Phải nói thẳng thương phế binh rất khổ, đã có người phải lê lết đi ban vé số, đi xin ăn... khổ lắm. Thương phế binh ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và mấy vùng sâu rất khổ bởi vì sau 75 thì phần đông người ta phải ẩn lánh ở vùng xa để sống, rất tội nghiệp. Nhà nước không có sự nhân đạo đối với anh em.”
Phải nói thẳng thương phế binh rất khổ, đã có người phải lê lết đi ban vé số, đi xin ăn... khổ lắm. Thương phế binh ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và mấy vùng sâu rất khổ bởi vì sau 75 thì phần đông người ta phải ẩn lánh ở vùng xa để sống, rất tội nghiệp.Khi mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đưa ra phóng sự này, thì cũng là lúc chương trình Tri Ân Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn bước sang ngày thứ tư:
-HT Thích Không Tánh
“Tôi là Lê Hoàng Ngọc Sinh, bị cụt chân phải lên tới đùi. Anh em tụi tôi giờ đây có làm gì được, vợ phải đi bán phụ, hai vợ chồng già mà thôi.
Tôi là Phan Thế Hùng, bị thương vô đùi phải, ở trên Bến Cát, Bình Dương lận, đang ngồi ở Dòng Chúa Cứu Thế. Thương phế binh qui tụ về nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế này đông lắm. Không thể nào diễn tả hết cảm xúc của tụi tôi được, hoàn cảnh ở Việt Nam tất nhiên rất khó khăn, từ 75 đến giờ hiện tại tôi vẫn đi làm mướn và đang ở nhà thuê nữa . Con nó làm chỉ đủăn ăn làm sao nó giúp cho mình được. Khi được một khoản tiền dù không nhiều nhưng cũng đỡ đần được 10 ngày hoặc nửa tháng thì rất là quí tấm lòng, tấm chân tình hải ngoại gởi về để giúp đỡ cho anh em thương phế binh. Chúng tôi chân thành cám ơn.
Tôi là Nguyễn Văn Vinh, bị cụt chân phải và vết thương bên cẳng trái nữa, giờ đang ở Dòng Chúa Cứu Thế, nói chuyện với anh em bạn già cũng là linh ngày xưa đây. Ngồi để 2 giờ là lãnh quà, lần trước thì Dòng Chúa Cứu Thế đã giúp đỗ cho một cái xe lắc để đi bán vé số, nay được Dòng Chúa Cứu Thế báo tin c1o quà vậy thì cũng rất mừng, phấn khởi lắm, cũng có được xoay sở qua ngày.”
Đây là dịp tri ân bắt đầu từ ngày 28 tháng Mười Hai, đến ngày 6 tháng Giêng 2016, mỗi ngày tặng quà ủy lạo cho hai trăm hoặc hơn hai trăm thương phế binh khắp nơi đổ về. Linh mục Đinh Hữu Thoại, một trong những người tích cực tổ chức ngày Trai Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế:
“Cái này là tất cả sự đóng góp của những người hảo tâm, Công Giáo cũng như không Công Giáo, trong cũng như ngoài nước. Thậm chí một người nước ngoài, có vợ là Việt Nam, biết chương trình này và chính ông về Việt Nam giúp, Chúng tôi chỉ có điều kiện tổ chức chứ không có tiền.”
Tưởng cần nhắc trước khi chương trình Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế từ 2013, thì mấy năm trước đã có những cuộc ủy lạo tại chùa Liên Trì. Lời hòa thượng Thích Không Tánh:
“Ngay từ những năm xưa, trước khi mời anh em về chùa Liên Trì để phát quà thì tôi có ra ngoài Quảng Trị, vùng xa xôi mà tôi đi cứu trợ bão lụt đó. Ra ngoài đó nhiều anh em thương phế binh họ khổ quá họ cũng đến xin cứu trợ. Bấy giờ tôi đặc biệt dành riêng một số để cứu trợ anh em ở Quảng trị với Thừa Thiên.
Sau đó, khi có một số ân nhân giúp đỡ thì tôi dùng cái quĩ cho bão lụt là tôi giúp hết cho thương phế binh. Tiếp đến, nhờ một số mạnh thường quân khác thì tôi mời về chùa Liên Trì, lúc đó giúp khoảng chừng hai ba trăm anh em ở vùng Sài Gòn. Sau đó cũng giúp cho anh em một số các vùng phụ cận như Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh miền Tây nữa. Sau thì số anh em thương phế binh họ đông quá, cũng nhờ bác sĩ Phan Minh Hiển bên Pháp yểm trợ về thì chúng tôi cố gắng làm nhưng gặp rất nhiều khó khăn.”
Tiếp lời hòa thượng Thích Không Tánh, linh mục Đinh Hữu Thoại:
“Do những khó khăn, nhất là công an họ ngăn cản không cho thương phế binh vô chùa. Lúc tổ chức thì họ xen vào giữa họ quậy phá cho nên năm 2013 thầy Thích Không Tánh mới nhờ Dòng Chúa Cứu Thế cho mượn cơ sở để tổ chức. Thành ra lần đầu tiên Dòng Chúa Cứu Thế biết đến thương phế binh là do tổ chức giùm cho thầy Không Tánh và từ đó chúng tôi mới bắt đầu làm riêng.”
3.000 thương phế binh cần giúp đỡ
Từ hơn 230 thương phế binh ghi danh tham dự lúc đầu, con số tăng dần lên thành 3.000 tính đến lúc này. Đó là lý do khiến kỳ tri ân này Dòng Chúa Cứu Thế không thể tổ chức trong một ngày với từng ấy người mà phải chia ra thành 10 ngày, mỗi ngày 2 đợt, mỗi đợt 100 người buổi sáng và 100 người buổi chiều.Được ủy lạo và nhận quà là đa số thương binh với mức độ tàn phế cấp ba, coi như mất tay mất chân, mất sức lao động,, di chuyển khó khăn, có người bị mù, có thương binh thậm chí cần người khác theo giúp. Từ nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, nơi đang diễn ra những buổi tặng quà cho thương phế binh ăn Tết năm nay, ông Huỳnh Công Thuận, nói rằng giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa là một trách nhiệm:
Có rất nhiều trở ngại khó khăn từ nhiều phía, nhất là phía chính quyền, ngày giờ đến thì công an không cho đi, bắt làm cam kết này nọ, trong khi anh em mình đã bốn mươi mấy năm rồi, tàn tật, đui, què mù... còn gì đâu mà làm khó dễ!“Tôi, cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tình nguyện viên của chương trình Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa là chương trình đã thực hiện từ năm 2013 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
-Huỳnh Công Thuận
Đợt này gần tới 3.000 người, trung bình một ngày 250 người, dự kiến 6 tây sẽ chấm dứt. Quà đã lo đầy đủ cho 3.000 người rồi. ngoài tiền tri ân cuối năm riêng mỗi người là một triệu đồng, chúng tôi lo cả chi phí đi đường luôn, chẳng hạn gần thì khoảng 200.000 hay 300.000, xa nhất như Quảng Trị, Đà Nẵng thì phải là 800.000 tiền xe, bảo đảm là 3.000 thương phế binh phải có đầy đủ. Anh em không đến đây vẫn có phần quà gởi tới nơi, anh em bị công an làm khó dễ chận đi không được hoặc binh hoạn đau yếu đi không được ở đây vẫn lo chu toàn cái chuyện đó.
Có rất nhiều trở ngại khó khăn từ nhiều phía, nhất là phía chính quyền, ngày giờ đến thì công an không cho đi, bắt làm cam kết này nọ, trong khi anh em mình đã bốn mươi mấy năm rồi, tàn tật, đui, què mù... còn gì đâu mà làm khó dễ! Chương trình của Dòng Chúa Cứu Thế chỉ dành cho thương phế binh loại năng, chứ còn loại nhẹ như loại một loại hai thì không thể lo nỗi hết.”
Khó khăn từ nhiều phía cũng là lý do mà Dòng Chúa Cứu Thế phải chia ra thành 10 ngày để tổ chức buổi tri ân năm nay thay vì một ngày như trước:
“Nói về thương phế binh người ta đã cụt chân cụt tay mà vẫn bắt đi học tập, đi lao động rồi phải đi kinh tế mới. Một mình đã không sống được mà cả con cái cũng không đi làm việc được. Nhà nước cộng sản không công nhận những người có lý lịch dính tới Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng Bảy năm 2013 danh sách đầu tiên là không tới 200 người. Lúc mình thông báo thì số người nghe và tới trong ngày đó là 250. Tới ngày 28 thang Tư năm 2014 thì con số vượt lên gần 600 người, đó là lần thứ hai.”
Sang đến năm 2014 Dòng Chúa Cứu Thế xúc tiến nhiều chương trình cứu trợ khác ngoài sự trợ giúp vật chất cho thương binh:
“Chẳng hạn tổ chức khám bịnh cho anh em, danh sách mỗi đợt từ 150 đến 200 người. Nếu anh em có bịnh ở đây tiếp tục đồng hành, nghĩa là trợ giúp tới lành luôn. Từ bịnh mắt tới cấp kiến, bịnh tin bịnh phổi, đo huyết áp do bác sĩ chỉ định, liên tục khám một lần 150 tới 200 người.”
Sau 6 đợt khám sức khỏe, đến lần thứ 7 hồi tháng Bảy 2015 với danh sách 152 người, phải hoãn lại vì một lý do ngoài ý muốn. Để có thể tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho các thương phế binh, các linh mục thuộc Phòng Công Lý Hòa Bình trong Dòng Chúa Cứu Thế như linh mục Thoại, linh mục Thanh cũng như các tình nguyện viên như ông Huỳnh Công Thuận phải thay đổi lịch trình làm việc:
“Thay vì một lần 150 người như vậy thì phòng Công Lý và Hòa Bình lo việc thương phế binh tổ chức một tuần khoảng 20, 30 người, cuối cùng một tuần 50 người. Cứ liên tục mỗi tuần thành ra con số anh em được khám bịnh cũng vượt trên 2.000 người rồi.”
Đó là chưa nói đến những chương trình trợ giúp khác của Dòng Chúa Cứu Thế như xe lăn, xe lắc, nạng hay gậy cho người bị thương tật. Tất cả những chương trình này, ông Huỳnh Công Thuận cho biết tiếp, gần như được nhiều sự đồng tình ủng hộ của người bên Lương cũng như người bên Giáo ở trong và ở ngoài nước:
“Chưa nói là những anh em mà nhà cửa khó khăn, nghèo quá mà không có điều kiện sinh sống, thì chúng tôi cho người đến xem xét và cất nhà, sửa nhà cho anh em nữa, là mấy chục căn nhà rồi. Tôi chỉ cùng anh em ở đây duyệt hồ sơ xem anh em đúng thật là thương phế binh hay không.”
Linh mục Phạm Trung Thành, nguyên giám tĩnh Tỉnh Giòng Dòng Chúa Cứu Thế, người hết lòng ủng hộ chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ những ngày đầu. Họ xứng đáng được tuyên dương, linh mục Phạm Trung Thành bày tỏ, vì đã hy sinh tuổi thanh xuân cũng như một phần thân thể của mình cho đất nước:
“Rất vui mừng vì có dịp để bày tỏ nhận thức của mình về anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nhận thức tôn trọng, nhận thức yêu thương, nhận thức muốn nâng đỡ.
Tri ân ảnh em thương phế binh, phục hồi quyền làm người và nhân phẩm của anh em mà trong nhiều năm qua cách này cách khác đã không được tôn trọng, đã không được đối xử đúng mức của nó. Tôi hiện diện và đóng góp với anh em linh mục nhóm Công Lý Hòa Bình để nâng đỡ và chia sẻ với anh em thương phế binh.”
Được hỏi về sự kiện một nhóm dân biểu Hoa Kỳ hôm 17 tháng Mười Hai gởi thư kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam, nói rằng đây là những chiến sĩ can trường đã sát cánh chiến đấu cùng quân nhân Mỹ nhưng đáng tiếc bị lãng quên trong bóng tối khi chương trình HO được khai triển, linh mục Phạm Trung Thành trả lời rằng ông thật sự vui mừng vì sau rốt người thương binh Việt Nam Cộng Hòa được chính giới Hoa Kỳ nghĩ đến, mặt khác ông muốn trình bày ý kiến riêng trong tư cách một người gần gũi và hiểu biết tình cảnh anh em thương phế binh sau 40 năm chống chõi với đời sống nhọc nhằn:
“Có lẽ họ cũng không muốn đi nữa, tưởng tượng bây giờ họ 60, 70 tuổi rồi, mù què rồi, thân thể cũng tàn tạ đi rồi, làm sao mà hội nhập được, họ không thể hội nhập được nữa. Bây giờ có cho đi tôi nghĩ không mấy người đi. Chúng tôi có gặp nhau nói chuyện, họ bảo ‘chúng tôi sang đó làm gì bây giờ, thêm gánh nặng cho chính phủ và thêm gánh nặng cho con cháu, họ hàng, bà con bên đó’.
Nhưng mà ước vọng của họ vẫn là những đứa con đứa cháu của họ được chiếu cố, để được thụ hưởng một nền giáo dục tự do, dân chủ. Họ rất là mong điều đó. Tôi nhắc lại là tôi cảm kích trước sự lên tiếng và những nỗ lực của các vị dân biểu quan tâm chiếu cố đến những người một thời trai trẻ đã hy sinh, đã hiến dâng tuổi trẻ thân xác của mình cho đất nước.”
Được biết thư ngỏ gởi cho ngoại trưởng John Kerry có nêu rõ ý kiến của dân biểu Edward Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Mỹ, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Chris Smith, dân biểu Zoe Lofgren, dân biểu Gerald Connolly, rằng thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa hiện đang sống cảnh nghèo nàn với nhiều vấn đề sức khỏe trong lúc phải đối diện với những sự phân biệt đối xử vì quá khứ phục vụ của họ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm khép lại đây. Với những ngày tri ân và tặng quà cuối năm tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cầu chúc quí thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa một năm mới 2016 ấm áp tình người.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
Ý kiến
(1)
nông đứt dây
nơi gửi bắc giang
40 năm đã qua ,khi mà bộ mặt lở lói ,buôn dân
,bán nước của vịt cọng lộ ra,mọi người mới thấy trân quý sự hy sinh cao
cả của các chiến sĩ VNCH,các anh đã cố gắng giử cho miền nam không rơi
vào móng vuốt của dã thú vc,mặc dù không thành công vì nhiều lý do,nhưng
sự hy sinh cao cả của các anh sẽ được nhân dân và tổ quốc ghi công,lịch
sử sẽ có 1 chổ đứng cho các anh,1 khi chế độ vc sụp đổ và bị đào thải
31/12/2015 21:07
Cuộc sống thương phế binh VNCH sau chiến tranh
Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-06-27
2016-06-27
Bươn chải giữa dòng đời khắc nghiệt
Từ Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ông Hồng – thương phế binh kể về những khó khăn của ông sau biến cố 1975:
“40 năm rồi từ khi ở Huế vào đây kinh tế mới, từng không có miếng ăn, từng phải đi xin để sống qua ngày... Khó khăn bây giờ thì không bằng thời bao cấp, thời bao cấp khổ lắm, thời bao cấp không có cả khoai sắn để ăn chứ đừng nói gì cơm, đừng nói gì gạo.”
Sau biến cố 1975, ông Hồng đã để lại 2 chân của mình trên chiến trường vì nền tự do của VNCH, cho nên ông không thể đi lại được như người bình thường, mà ông phải ngồi xe lăn để di chuyển.
Ông Hồng nói tiếp về cuộc hiện tại:
“Cũng sống tạm qua ngày vậy thôi, ở nhà phụ giúp con cái, có những lúc đau ốm, bệnh hoạn, mình lớn tuổi rồi không còn làm ra tiền, khi hàng xóm, bạn bè, người thân mời đi cưới hỏi, không có tiền thì phải xin con cái.”
Bạn bè… thằng đi bán nhang, thằng ăn mày, thằng thì ăn xin… đủ thứ trò hết à, miễn sao tồn tại qua ngày là được.Những thương phế binh phải bươn chải kiếm sống giữa dòng đời xuôi ngược, rất nhiều người đã phải đi bán vé số tại các bến xe, bến tàu ở Sài Gòn. Từ Bình Thạnh, ông Nhàn – thương phế binh bị cụt một chân kể về những khó khăn:
- Ông Nhàn
“Khó khăn là không có nhà, có cửa, việc mướn phòng để ở rất khó, còn vợ đang bệnh đau không làm được gì thì khỏi nói rồi. Việc bán vé số thì chỉ được vào mùa nắng thôi, còn mùa mưa thì ế lắm.”
Khi được hỏi về cuộc sống những người bạn thương phế binh của ông hiện nay ra sao? Ông Nhàn cho biết, bạn bè ông phải tìm đủ mọi cách để mưu sinh, họ làm nhiều nghề để tồn tại giữa cái nhìn không mấy thiện cảm của người dân, vì họ từng là sĩ quan của chế độ cũ.
Ông Nhàn nói tiếp:
“Bạn bè…(cười), thằng đi bán nhang, thằng ăn mày, thằng thì ăn xin… đủ thứ trò hết à, miễn sao tồn tại qua ngày là được.”
Không được quan tâm từ phía chính quyền sở tại
Ông Trung – thương phế binh bị cụt một chân đang sống tại Nha Trang khẳng định rằng, chính quyền sở tại không giúp gì cho những người thương phế binh VNCH từ sau biến cố 1975. Việc này không chỉ xảy đối với trường hợp của ông mà tất cả chiến hữu của ông cũng chung tình trạng. Sở dĩ, ông xác nhận được điều này bởi trong những lần gặp gỡ các thương phế binh VNCH tại Chùa Liên Trì hay tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, họ đều cho ông biết như vậy.
Ông nói tiếp:
“Sự giúp đỡ từ phía chính quyền sở tại là không có. Gần đây nhà nước mới được cấp Bảo hiểm Y tế, tuy nhiên người ta khẳng định rằng, việc cấp thẻ Bảo hiểm Y tế không có tính vào việc ai là thương phế binh hay là không mà dành cho tất cả người khuyết tật, bất kỳ chế độ nào cũng được hưởng hết”.
Ông Trung cho biết thêm, sau mỗi lần gặp gỡ các chiến hữu ở chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’, phía chính quyền thường sách nhiễu các chiến hữu của ông dưới nhiều hình thức, nặng có, nhẹ có, chủ yếu không muốn các chiến hữu đến với chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’.
Từ chùa Liên Trì – Sài Gòn, Thượng tọa Thích Không Tánh, một trong những người thực hiện chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’ trong nhiều năm qua thấy rằng, nhà cầm quyền Hà Nội luôn coi thường các thương phế binh là ngụy quân, ngụy quyền là người xấu, nên họ đối xử với thương phế binh rất tệ.
Thượng tọa Thích Không Tánh tiếp lời:
“Ngày nay người ta đã bị thương tật rồi, tàn phế rồi mà mấy anh em còn kỳ thị, còn không có lòng nhân đạo. Hình như quốc tế người ta giúp những người thương tật tại Việt Nam thì họ chỉ giúp cho thương binh miền bắc Việt Nam thôi, còn anh em thương phế binh Việt Nam Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn.”
Trả lời đài ACTD ngày 31/12/2015, Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị của chính quyền đối với thương phế binh VNCH, ông nói:
“Đứng về phương diện nhân đạo của cái khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”
Nguyện ước nhỏ nhoi
Từ khi chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’ được chùa Liên Trì, dòng Chúa Cứu Thể tổ chức, các anh em thương phế binh VNCH rất vui vì có cơ hội được gặp gỡ nhau, được sống lại không khí đầy tự hào của người lính quân lực VNCH.
Như chia sẻ của ông Hồng, người ta còn quan tâm đến mình, nhớ đến mình thì người ta mới giúp như vậy, chính vì tri ân mình, nên mình cảm thấy trong người rất vui, rất là thoải mái.
Nói về ước nguyện của mình ông Hồng chia sẻ, do bị cụt cả hai chân, phải dùng xe lăn để di chuyển, điều này rất phiền đến con cháu, nên tôi mong muốn có một đôi chân giả để chủ động trong việc di chuyển.
Ông Hồng nói thêm:
“Bây giờ bọn tôi già cả rồi, không có ước mơ gì nhiều, chỉ muốn có một cuộc sống bình yên, bình thường, không muốn phiền phức từ chính quyền, và chỉ cần tạm đủ ngày 3 bữa cơm rau là được rồi.”
Bây giờ bọn tôi già cả rồi, không có ước mơ gì nhiều, chỉ muốn có một cuộc sống bình yên, bình thường, không muốn phiền phức từ chính quyền, và chỉ cần tạm đủ ngày 3 bữa cơm rau là được rồi.Từ Nha Trang, ông Trung mong muốn rằng, những người Việt ở nước ngoài có điều kiện, có tiền… hãy gửi về giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Vì cuộc sống của những người vượt biên sau biến cố 1975 bây giờ cũng khá hơn, không đến nỗi khổ như các thương phế binh VNCH ở trong nước. Ông Trung tiếp lời:
- Ông Hồng
“Mình muốn họ (cộng đồng người Việt ở hải ngoại) trợ giúp thêm cho thương phế binh VNCH bớt khổ chứ giờ khổ quá rồi. Tôi chỉ nói vậy thôi còn thực hiện được hay không là do ở nước ngoài”.
Khi biết tin cộng đồng hải ngoại đang có chương trình vận động ‘tái định cư cho thương phế binh VNCH’, những thương phế binh chia sẻ với chúng tôi rằng, các thương phế binh là những người chịu rất nhiều thiệt thòi trong quảng thời gian rất dài. Mong rằng chương trình vận động ‘tái định cư cho thương phế binh VNCH’ sớm được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận, để những thương phế binh đang ở VN bớt khổ hơn.
Tin, bài liên quan
Ý kiến
(2)
binh nguyen
nơi gửi úa
Trong lịch sử nhân loại chưa có bất cứ chế độ nào tàn ác như vc
27/06/2016 20:12
Trần văn Hiếu.
nơi gửi Việt Nam
Nhân Đạo,Tình Người. Chỉ vài % người CS may ra
còn nghĩ tới !. Họ rút ra mọi tài nguyên từ người chung quanh không
thương tiếc,để gom lại,bồi đắp cho chính mình. Hãy nhìn vào cách làm
giàu của người CS hiện nay.Hãy nhìn những gì họ đang có từ nhà cửa,xe
tàu đến tiền của gởi ra nước ngoài,gởi con em du học!. Lương tháng họ
được trả bao nhiêu ?.
Trong thời chiến tranh,ngay chính những đồng chí thương binh CS của họ,nếu bị thương nặng,họ đã thủ tiêu hoặc bỏ lại tại chiến trường !. Do đó,sau cuộc chiến,số thương binh CS quá ít còn tồn tại so với số bị tử vong.
Đừng kêu gọi tình người nơi nhà nước CS. Họ không gom lại thủ tiêu như Đức Quốc Xã,như Pon Pốt,vì sợ mang tiếng với quốc tế và sẽ không thể ngửa tay xin tiền mà thôi. Hãy nghe các tên chóp bu CS nói ra về cách đối xử vói người "chiến bại".Hãy nhìn cách đối xử với tù binh VNCH.Hãy nhìn xuyên tâm CS - mặc dù đã chiến thắng về quân sự,nhưng lòng hận thù vẫn còn,ngay cả mồ mả người chết !.
Sự hòa giải chỉ thật sự có được khi bên thắng cuộc biết và thực hiện sự nhún nhường. Hòa hợp hòa giải chỉ xảy ra khi cả hai phía thực lòng TÔN TRỌNG LẪN NHAU (hãy học và nghiền ngẫm Hoa Kỳ sau Nam Bắc nội chiến) .Nếu cứ giử tình trạng hiện nay,HHHG,không thể nào và không bao giờ !.
Trong thời chiến tranh,ngay chính những đồng chí thương binh CS của họ,nếu bị thương nặng,họ đã thủ tiêu hoặc bỏ lại tại chiến trường !. Do đó,sau cuộc chiến,số thương binh CS quá ít còn tồn tại so với số bị tử vong.
Đừng kêu gọi tình người nơi nhà nước CS. Họ không gom lại thủ tiêu như Đức Quốc Xã,như Pon Pốt,vì sợ mang tiếng với quốc tế và sẽ không thể ngửa tay xin tiền mà thôi. Hãy nghe các tên chóp bu CS nói ra về cách đối xử vói người "chiến bại".Hãy nhìn cách đối xử với tù binh VNCH.Hãy nhìn xuyên tâm CS - mặc dù đã chiến thắng về quân sự,nhưng lòng hận thù vẫn còn,ngay cả mồ mả người chết !.
Sự hòa giải chỉ thật sự có được khi bên thắng cuộc biết và thực hiện sự nhún nhường. Hòa hợp hòa giải chỉ xảy ra khi cả hai phía thực lòng TÔN TRỌNG LẪN NHAU (hãy học và nghiền ngẫm Hoa Kỳ sau Nam Bắc nội chiến) .Nếu cứ giử tình trạng hiện nay,HHHG,không thể nào và không bao giờ !.
27/06/2016 19:08
Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-soldiers-aftermatch-part1-xn-06272016125943.html
Xem tiếp: Thương Phế Binh VNCH- P2...
Không ai biết anh đến từ nơi nào trên chiếc xe lắc tay 3 bánh, 2 cánh tay của anh mệt nhọc cùng một động tác đẩy tới, kéo lui, quẹo trái và quẹo phải, khó khăn lắm mới chen được xe 3 bánh vào chổ trống tại các quán cafe, quán ăn hay những nơi buôn bán trên vĩa hè. Trên đầu anh vẫn đội chiếc mũ xanh với huy hiệu TQLC lấp lánh ngạo nghễ. Anh chìa xấp vé số mời khách uống cafe mua từng tờ vé số. Mổi tờ vé số anh bán được phải khấu trừ tiền vốn trả lại cho nhà thầu, số tiền còn lại rất ít ỏi chưa kể tiền công anh đi bán cả ngày chỉ đủ mua gạo nuôi gia đình.
Nguồn: https://baovecovang2012.wordpress.com/2014/04/20/nguoi-linh-van-con-day-nguoi-tpb-nghia-quan-ban-ve-so-cut-hai-chan/
Theo thông cáo, SJR 5 yêu cầu chính quyền liên bang tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự. Sự tái thực hiện này sẽ cho phép thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và con cái của họ đang sống ở Việt Nam được nộp đơn xin định cư tại Hoa Kỳ.
Các chương trình này trước đây cho phép những người Việt Nam từng bị tù trong các trại tập trung, người Việt Nam từng làm việc cho chính quyền, các công ty, hoặc các tổ chức của Hoa Kỳ trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, được phép định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều thương phế binh không nằm trong chương trình này, bởi vì họ không bị đưa vào các trại tập trung, vì họ bị thương tật trước khi cuộc chiến kết thúc. Thành ra, họ không đủ số năm bị tù để được tái định cư theo quy định của hai chương trình này.
Hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và gia đình họ vẫn còn đang sống tại Việt Nam, và thường xuyên bị chính quyền Cộng Sản đàn áp, không có việc làm, không có nhà ở, và con cái không được đi học, theo thông cáo.
Cũng theo thông cáo, để giải quyết vấn đề này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã tổ chức một cuộc họp báo vào Tháng Mười Hai, 2014, cho biết bà dự định vận động các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự đối với thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cùng với con cái của họ.
“Nghị quyết này chiếu một tia sáng vào một kẽ hở, mà trong đó, hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ quên. Ðây là những người đã chiến đấu rất can đảm bên cạnh đồng minh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Là một người tị nạn, đến quốc gia này để trốn chạy sự đàn áp của chế độ Việt Nam Cộng Sản, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng viện đã ủng hộ và cùng tôi thông qua nghị quyết này.”
Hạ Viện California sẽ xem xét nghị quyết này trong những ngày tới. Và nếu được thông qua, SJR 5 sẽ được chuyển đến tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ, lãnh đạo Ða Số Thượng Viện Hoa Kỳ, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, tất cả các thượng nghị sĩ và dân biểu liên bang của tiểu bang California, theo thông cáo.
Ngoài ra, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn dự định đến Washington, DC, để đích thân gặp các thành viên Quốc Hội nhằm vận động cho SJR 5, cũng theo thông cáo.
“Chúng ta mới chỉ vượt qua một chướng ngại với SJR 5, nhưng tôi rất lạc quan, là nghị quyết này sẽ được lưỡng viện Quốc Hội California thông qua,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho những người không có tiếng nói, và vẫn đang phải tranh đấu cho tự do của họ ở Việt Nam, cho tới khi chính phủ Hoa Kỳ phải cho họ một cơ hội định cư tại đất nước này.”
Người Việt
Nguồn:http://namviet.net/blog-thoisu/thuong-vien-california-thong-qua-nghi-quyet-ve-thuong-phe-binh-vnch/#.V35qshJPSaR
Xem tiếp:
Cô nhi- Quả phụ & Quân dân- Cán chính VNCH
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/tiep-theoco-nhi-qua-phu-quan-dan-can.html
Xem tiếp: Thương Phế Binh VNCH- P2...
440 thương phế binh VNCH dự "Tri ân" ở Sài Gòn
https://youtu.be/BLW4A9cqRKU
Danhtran11222 năm trước
Xã hội VNCH đầy tình người, điều mà xã hội Cộng Sản không có được.
+Việt Nam Cộng Hòa Lũ Chó
Cộng Sản là bọn súc vật đào tạo ra bọn dã man đấu tố cha mẹ, bây giờ xã hội đầy rẫy cướp bóc dã man, có cái đt di động thôi mà chặt cả tay v.v và v.v... đúng là gậy ông đập lưng ông.
không phải thương phế binh VNCH nhưng dến xin vào tham dự, vậy chác là thương binh liệt sĩ csvn
NGƯỜI LÍNH VẪN CÒN ĐÂY – Người TPB Nghĩa Quân Bán Vé Số Cụt Hai Chân
Chiếc
xe lăn, vẫn lăn đều xuôi theo giòng xe nhưng ở cạnh lề đường để tránh
những chiếc xe chạy bạt mạng rất có thể sẽ đụng vào anh bất cứ lúc nào.
Anh lăn hai bánh xe hối hả nhưng chẳng đi được bao xa lại phải nghỉ vì
quá mệt, mệt vì tuổi đã cao, sức đã cạn sau một ngày dài lăn xe đi bán
vé số, anh dừng lại bên lề đường vì nhận ra có một người đang theo anh
để mua giúp anh vài tờ vé số.
Trời
đã xế chiều lại một ngày vất vả sẽ đi qua, những người bán vé số đã về
nhà hoặc đem những tờ vé số chưa bán hết giao lại cho chủ thầu. Anh cũng
thế, hối hả đẩy hai bánh xe lăn hoà vào giòng xe trên đường đi giao lại
những tấm vé số thừa cho nhà thầu.
Anh
tên là Võ Ngọc Châu, người lính Nghĩa Quân cụt hai chân, đã cùng vợ rời
mảnh đất thân thương Quảng Ngãi vô Sài Gòn để kiếm sống bằng nghề bán
vé số. Anh thừa biết rằng dãy đất hình chữ S đã bị thu nhỏ trong bán
kính Sài Gòn, vì nhiều người dân từ Bắc, Trung và miền Tây đều kiếm sống
tại Sài Gòn (1). Vợ chồng anh mướn một căn phòng trọ
tại Thủ Đức hàng ngày đi bán vé số. Anh tâm sự rằng anh đã nghĩ bán vé
số hơn một tuần nay để chuẩn bị đi mổ vì bàng quang đau và sưng to.
Lần trợ giúp gần nhất từ hội H.O của bà Hạnh Nhân là tháng 8 năm 2013. Anh cho biết anh sẽ không về Quảng Ngãi nữa.
–
Ngày 8/4/2014. Tin từ quê nhà cho biết hiện tại anh đã tạm nghỉ việc
bán vé số để chuẩn bị cho tháng sau đi mổ bàng quang. Chi phí bao nhiêu
chưa biết anh sẽ cho TVA biết sau.
–
Ngày 15/4/2014. Theo tin tức TVA đã tìm hiểu và suy đi nghĩ lại rằng có
thể hiện tại anh TPB Võ Ngọc Châu chưa biết rõ mình bị bệnh gì (anh TPB
Võ Ngọc Châu thông báo về bệnh lý của anh 3 lần nhưng không đồng nhất)
nên TVA muốn tìm hiểu thêm anh đã khám bệnh với bác sĩ và tại nhà thương
nào, TVA sẽ có những anh em ở quê nhà, nguyên quân nhân và TPB VNNCH sẽ
tới nơi thăm hỏi và tìm hiểu thật chi tiết về chi phí và cách giúp anh
trả tiền chi phí cho nhà thương. TVA cùng bằng hữu và các bạn trẻ Hậu
Duệ đang chờ đợi thấy giấy quyết định mổ của bác sĩ và nhà thương nơi
anh TPB Võ Ngọc Châu sẽ mổ.
–
Ngay từ hôm nay ngày 15-4-2014, lúc 5:25 phút chiều tại Fremont, CA,
U.S.A, mọi giúp đỡ về viện phí cho anh TPB Võ Ngọc Châu hoàn toàn tạm
ngưng.
Ngay
khi có giấy của bác sĩ và nhà thương về việc mổ bàng quang cho anh TPB
Võ Ngọc Châu, lúc đó việc giúp đỡ anh TPB Võ Ngọc Châu sẽ được tiếp tục
và kêu gọi thêm sự giúp đỡ của quý vị.
Mọi chi tiết thăm hỏi và giúp đỡ cho cuộc sống hằng ngày của anh, xin quý vị liên lạc với anh TPB Võ Ngọc Châu:
TPB Võ Ngọc Châu
Số quân: NQ 188.693
Trung Đội Trưởng: Cao Trung Hưng
Bị thương ngày 5-8-1970
Cấp độ tàn phế: Cụt 2 chân
Địa chỉ hiện tại
Số 77 khu phố 3.
Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
Số điện thoại: 01668600802
Số quân: NQ 188.693
Trung Đội Trưởng: Cao Trung Hưng
Bị thương ngày 5-8-1970
Cấp độ tàn phế: Cụt 2 chân
Địa chỉ hiện tại
Số 77 khu phố 3.
Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
Số điện thoại: 01668600802
Chân thành cám ơn quý vị. Kính chúc quý vị luôn dồi dào sức khoẻ và bình an.
Kính bút,
Trần Văn An
tranvanan572@yahoo.com
Fremont, CA U.S.A
http://nguoilinhvaconday.blogspot.com
tranvanan572@yahoo.com
Fremont, CA U.S.A
http://nguoilinhvaconday.blogspot.com
Chú thích:
(1)
Hiện tượng người dân Việt rời quê nhà đến Sài Gòn kiếm sống là một việc
rât phổ biến ngày nay, TVA có cảm nghĩ người dân có mặt trên mảnh đất
hình chữ S giờ rất khó kiếm được ngày 2 bữa cơm ngay tại quê hương mình,
tất cả đều đến Sài Gòn. Phải chăng nước Việt Nam giờ đã tóm gọn lại
trong đường kính của Sài Gòn và là nơi duy nhất để dung thân cho người
dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Vậy giải phóng miền nam
để làm gì?
(nguồn: http://nguoilinhvanconday.blogspot.ca/)Không ai biết anh đến từ nơi nào trên chiếc xe lắc tay 3 bánh, 2 cánh tay của anh mệt nhọc cùng một động tác đẩy tới, kéo lui, quẹo trái và quẹo phải, khó khăn lắm mới chen được xe 3 bánh vào chổ trống tại các quán cafe, quán ăn hay những nơi buôn bán trên vĩa hè. Trên đầu anh vẫn đội chiếc mũ xanh với huy hiệu TQLC lấp lánh ngạo nghễ. Anh chìa xấp vé số mời khách uống cafe mua từng tờ vé số. Mổi tờ vé số anh bán được phải khấu trừ tiền vốn trả lại cho nhà thầu, số tiền còn lại rất ít ỏi chưa kể tiền công anh đi bán cả ngày chỉ đủ mua gạo nuôi gia đình.
Anh,
người lính mũ xanh oai hùng với những trận đánh để đời trong quân sử
như trận đánh tái chiếm Cổ Thành ở Quảng Trị được ghi lại trong bài hát
có câu “Cờ bay cờ bay trên thành phố thân thương vừa chiếm lại đêm qua bằng máu”
Đúng như thế, mới đêm qua của năm 1972 anh và đồng đội đã chiếm lại Cổ
Thành Quảng Trị bằng máu như một lời minh định rằng để bảo vệ từng tấc
đất của VNCH anh và đồng đội phải đổi bằng xương máu và sinh mạng của
mình.
Ngày
nay, cổ thành xưa vẫn còn đó nhưng người ta trưng bày toàn những thứ
giả tạo để đánh lừa những thế hệ sinh sau thập niên 70, 80 và 90, họ đâu
có trưng bày cảnh tháo chạy của CSBV về bên kia vĩ tuyến 17. Và người
lính mũ xanh trong trận đánh đó vẫn còn đây ngày ngày đi bán vé số thật
mỉa mai! Đêm về anh thầm hát bài quốc ca xưa (1) để hoài niệm lại quá khứ, một đời trai chưa thoả trí tung hoành phải giả từ binh nghiệp năm anh 18 tuổi.
Vừa
rời ghế nhà trường anh đi làm lính chiến, mãn khoá huấn luyện quân
trường anh được điều về binh chủng TQLC , anh có mặt trong kế hoặch đôn
quân cho vùng Quảng Trị. Anh đến Quảng Trị trong một thời gian ngắn, anh
và đồng đội đã làm nên lịch sử, đánh bật địch quân ra ra khỏi Cổ Thành,
ngay tại cổng Cổ Thành Quảng Trị anh để lại đôi chân như một chứng tích
lịch sử minh định rằng anh là Trần Đức Bình đã đến đây và chiếm lại Cổ
Thành nầy năm 1972.
Người
lính mũ xanh năm xưa giờ sống đời lặng lẽ, anh phải lấy đầu gối làm bàn
chân để đi hết cuộc đời còn lại, thiên hạ mang giày mũi giày đi tới,
anh mang giày mũi giày hướng ngược về sau (2) như đếm từng bước chân anh trên những chặn đường anh đã đi qua nghiệt ngã và khốn khó.
Khi
các quán cafe đóng cửa, cũng là lúc anh lái chiếc xe lắc tay về nhà với
vợ con mỗi ngày 2 bữa cháo rau, nhà anh là túp lều bên cạnh đường rày
xe lửa, những ngày hè nóng như than hồng, mùa mưa về tựa như ở ngoài
sân, luôn ngập trong những cơn hồng thủy của cơn mưa chiều Sàigòn, nhưng
trên môi anh luôn nở một nụ cười, mắt anh vẫn sáng như mong đợi ngày
mai, để đời còn xanh tươi trong nắng mới.
Anh, Trần Đức Bình, người lính vẫn còn đây, người lính sống hùng, sống mạnh và sống kiên trì trong nghiệt ngã.
Mọi chi tiết thăm hỏi cũng như giúp đỡ xin liên lạc với anh TPB Trần Đức Bình:
Hs Trần Đức Bình.
Số quân: 75/110246
Đơn vị : ĐĐ3. TĐ1 TQLC. KBC : 3333.
Tiểu Đoàn Trưởng : Nguyễn Đăng Hòa.
Tiểu Đoàn Phó : Bùi Bồn.
Đại Đội Trưởng : Vàng Huy Liều.
Bị thương ngày 13/9/1972 tại Cổ Thành Quảng Trị.
Cấp độ tàn phế: Cụt 2 chân
Địa chỉ :436/59/73 Cách Mạng Tháng 8.
Ph 11. Quận 3 SàiGòn.
Số điện thoại : 0937914736.
Số quân: 75/110246
Đơn vị : ĐĐ3. TĐ1 TQLC. KBC : 3333.
Tiểu Đoàn Trưởng : Nguyễn Đăng Hòa.
Tiểu Đoàn Phó : Bùi Bồn.
Đại Đội Trưởng : Vàng Huy Liều.
Bị thương ngày 13/9/1972 tại Cổ Thành Quảng Trị.
Cấp độ tàn phế: Cụt 2 chân
Địa chỉ :436/59/73 Cách Mạng Tháng 8.
Ph 11. Quận 3 SàiGòn.
Số điện thoại : 0937914736.
Kính chúc quý vị luôn dồi dào sức khoẻ và bình an.
Kính bút,
Trần Văn An
Fremont, CA U.S.A
tranvanan572@yahoo.com
http://nguoilinhvanconday.blogspot.com
Trần Văn An
Fremont, CA U.S.A
tranvanan572@yahoo.com
http://nguoilinhvanconday.blogspot.com
Chú thích:
(1) Lời của bài thơ Người Thương Binh, thơ Thái Tú Hạp.
(2) Vì chiếc giầy có cái gót vải, nếu anh cột chiếc giày vào chân anh thì gót vải sẽ làm chân anh đau, vì vậy anh phải cột mũi giày ngược về phía sau để gót vải ôm trọn đầu gối của anh.
(1) Lời của bài thơ Người Thương Binh, thơ Thái Tú Hạp.
(2) Vì chiếc giầy có cái gót vải, nếu anh cột chiếc giày vào chân anh thì gót vải sẽ làm chân anh đau, vì vậy anh phải cột mũi giày ngược về phía sau để gót vải ôm trọn đầu gối của anh.
Nguồn: https://baovecovang2012.wordpress.com/2014/04/20/nguoi-linh-van-con-day-nguoi-tpb-nghia-quan-ban-ve-so-cut-hai-chan/
Thượng Viện California thông qua nghị quyết về Thương phế binh VNCH
SACRAMENTO, California (NV) – Nghị Quyết SJR 5, do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đề nghị, kêu gọi chính phủ Mỹ cho phép thương phế binh VNCH định cư tại Hoa Kỳ, vừa được Thượng Viện California thông qua hôm Thứ Năm, 30 Tháng Tư, thông cáo báo chí của văn phòng nữ dân cử gốc Việt này cho biết.Theo thông cáo, SJR 5 yêu cầu chính quyền liên bang tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự. Sự tái thực hiện này sẽ cho phép thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và con cái của họ đang sống ở Việt Nam được nộp đơn xin định cư tại Hoa Kỳ.
Các chương trình này trước đây cho phép những người Việt Nam từng bị tù trong các trại tập trung, người Việt Nam từng làm việc cho chính quyền, các công ty, hoặc các tổ chức của Hoa Kỳ trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, được phép định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều thương phế binh không nằm trong chương trình này, bởi vì họ không bị đưa vào các trại tập trung, vì họ bị thương tật trước khi cuộc chiến kết thúc. Thành ra, họ không đủ số năm bị tù để được tái định cư theo quy định của hai chương trình này.
Hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và gia đình họ vẫn còn đang sống tại Việt Nam, và thường xuyên bị chính quyền Cộng Sản đàn áp, không có việc làm, không có nhà ở, và con cái không được đi học, theo thông cáo.
Cũng theo thông cáo, để giải quyết vấn đề này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã tổ chức một cuộc họp báo vào Tháng Mười Hai, 2014, cho biết bà dự định vận động các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự đối với thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cùng với con cái của họ.
“Nghị quyết này chiếu một tia sáng vào một kẽ hở, mà trong đó, hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ quên. Ðây là những người đã chiến đấu rất can đảm bên cạnh đồng minh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Là một người tị nạn, đến quốc gia này để trốn chạy sự đàn áp của chế độ Việt Nam Cộng Sản, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng viện đã ủng hộ và cùng tôi thông qua nghị quyết này.”
Hạ Viện California sẽ xem xét nghị quyết này trong những ngày tới. Và nếu được thông qua, SJR 5 sẽ được chuyển đến tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ, lãnh đạo Ða Số Thượng Viện Hoa Kỳ, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, tất cả các thượng nghị sĩ và dân biểu liên bang của tiểu bang California, theo thông cáo.
Ngoài ra, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn dự định đến Washington, DC, để đích thân gặp các thành viên Quốc Hội nhằm vận động cho SJR 5, cũng theo thông cáo.
“Chúng ta mới chỉ vượt qua một chướng ngại với SJR 5, nhưng tôi rất lạc quan, là nghị quyết này sẽ được lưỡng viện Quốc Hội California thông qua,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho những người không có tiếng nói, và vẫn đang phải tranh đấu cho tự do của họ ở Việt Nam, cho tới khi chính phủ Hoa Kỳ phải cho họ một cơ hội định cư tại đất nước này.”
Người Việt
Nguồn:http://namviet.net/blog-thoisu/thuong-vien-california-thong-qua-nghi-quyet-ve-thuong-phe-binh-vnch/#.V35qshJPSaR
Xem tiếp:
Cô nhi- Quả phụ & Quân dân- Cán chính VNCH
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/tiep-theoco-nhi-qua-phu-quan-dan-can.html