-
Mai Nguyễn Huỳnh- công khai
Mai Nguyễn Huỳnh- công khai
Oct 10, 2015
VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )Chúng tôi, chiến sĩ QL.VNCH cùng đồng bào trong nước và Cộng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại . Hãy củng nhau ôn lại những giai đoạn thăng trầm lịch sử trong công cuộc chiền đấu bảo vệ Tự Do- Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam.
Chúng ta đã từng hãnh diện và vinh danh chiến sĩ QL.VNCH, ngày 19/6 hằng năm cho Danh dự- Tổ quốc- Trách nhiệm, đã được Tự Do Việt Nam trao phó. Và cũng phải chấp nhận thương đau, chiên bại của nước Việt Nam Công Hòa bị bức tử, bởi Hoa Kỳ phản bội đồng minh VNCH.
Đồng bào, dân Việt hãy cùng nhau chia sẻ nỗi đau dân tộc, khi các siêu cường đế quốc kinh tế bán đứng Mền Nam VNCH như những món hàng hóa trao tay nhau và có "khuyến Mãi " tặng quà Hoàng Sa & Trường Sa VN cho Trung Quốc, do Hoa Kỳ bán đứng Miền Nam của đồng minh VNCH. Xin mời quý vị chia sẻ:
VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/06/viet-nam-cong-hoa-bi-buc-tu-la-mort-du.html
Và sau cùng, đồng bào chiến bại Miền Nam, hãy chia sẻ nỗi ngậm ngùi thương tiếc cho vận nước chưa thông và còn nổi trôi cùng dân tộc, qua lời trần tình của Jean Marie MÉRILLON Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam
“ Ngày 29/4/1975, 8.00 giờ tối, sau khi nhận lãnh chức Tổng Thống do cụ Trần văn Hương bàn giao lại, ông Minh điện thoại xin lỗi chúng tôi, bày tỏ sự hối tiếc đã không hợp tác được với chánh phủ Pháp. Cách duy nhất mà ông phải chọn là đầu hàng Bắc Việt mới mong cứu sống được thủ đô Sài Gòn.
Tôi lạnh lùng trả lời một câu duy nhất:
- "Thưa Đại tướng, chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc. Giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam cần có một người lãnh đạo cương quyết, dám dấn thân, nhưng chúng tôi lại đi chọn lầm một bại tướng."
Tôi cúp điện thoại ngay, và từ 10 năm qua tôi không hề và cũng không muốn liên lạc với ông ta nữa.
NGÀY 1 THÁNG 5
Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng, lấy hướng qua Bangkok , tôi nhìn xuống Sài Gòn lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra dưới đất. Tôi như người bại trận, hay nói cách khác, tôi xin được làm bạn với người bại trận, một người bạn đã không chia xẻ
Việt Nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có quá nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai lạt. Sống ở Việt Nam lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở nầy. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước, nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam. Tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Sài Gòn, Sài Gòn vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ơn nghĩa, một khi đã chọn bạn hữu thâm giao.
Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai? Ở đời có khéo lắm cũng chỉ gạt được người ta lần thứ hai, làm sao lừa dối được người ta lần thứ ba? Người cộng sản giả bộ ngây thơ (ở một khía cạnh nào đó) nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hàng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nói láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài thì chân lý của loài người sẽ đè bẹp họ. Ngày xưa Liên Xô đã xiết chặt sai khiến họ, dùng Việt Nam làm phương tiện đóng góp cho Nga. Họ có muốn thoát ly, có muốn nhờ Tây Phương tháo gở cho họ cũng không được nữa, vì đã từng phạm lỗi lớn là đã lường gạt Tây Phương..
Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản . Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Mỗi năm, vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam . “
Jean Marie MÉRILLON
Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam
Huỳnh Mai St.8872
Cựu Đại Úy Bộ Tổng Tham Mưu
Quân Lực VNCH- Sĩ quan tù binh cải tạo Miền Nam VN
Xem thêm
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/06/viet-nam-cong-hoa-bi-buc-tu-la-mort-du.html
Việt Nam Cộng Hòa Bị Bức Tử Chương 1.
https://youtu.be/tnSAeX-e7VgTổ Chức Bộ TTM QLVNCH
Tài Liêu Sưu Tầm trên NET
1, Bộ Tư lệnh hành quân :
Bộ Tư lệnh hành quân { BTLHQ } thành lập ngày 20/5/1961, là cơ quan chỉ huy chiến lược - chiến dịch cao nhất, dưới quyền BTTM quân lực VNCH
BTLHQ có trách nhiệm và quyền hạn :
- Chỉ huy các quân đoàn, các lực lượng trực thuộc và phối thuộc cho quân đoàn về mặt tác chiến.
- Soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược theo lệnh của BTTM và kế hoạch sử dụng lực lượng.
- Điều hành các cuộc hành binh theo kế hoạch và chỉ huy lực lượng tổng trù bị nếu được BTTM giao quyền.
- Nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của quân đội về mặt chiến thuật và kỹ thuật.
Tuy nhiên, do những thay đổi về cơ cấu tổ chức trong quân lực VNCH nên từ năm 1965, BTLHQ giải thể và thay vào đó là Trung tâm hành quân chiến thuật thuộc phòng 3, BTTM. Trưởng phòng 3 đồng thời là giám đốc trung tâm.
2, Phòng 1 { nhân sự } :
Phòng 1 có nhiệm vụ duy trì tổng quân số của quân đội và quân số của các đơn vị, quản trị nhân viên, phát huy và duy trì tinh thần quân sĩ, giám sát kỹ thuật, pháp luật và trật tự trong quân đội. Phòng 1 nhân sự gồm các khối :
- Khối quân số : có các Ban điều xung, kiểm dụng.
- Khối pháp chế : có các Ban tinh thần, pháp chế, huy chương.
- Khối tuyển mộ và nhập ngũ : có Ban kiểm kết và chưởng kế.
- Khối thiết kế : có các Ban chương trình và nghiên kế { ? }.
- Khối qui tắc nhân viên : có các Ban quy chế, dân chính và thủ tục quản trị.
Ngoài ra phòng 1 còn có đơn vị trực thuộc là Trung tâm tuyển mộ và nhập ngũ các quân khu.
3, Phòng Tổng quản trị :
Phòng tổng quản trị là nơi cung ứng quân số đầy đủ và kịp thời. Đồng thời phải thi hành các công tác tuyển mộ, quân dịch, động viên. Riêng cơ quan hành chính tổng quản trị là nơi phải làm các công việc như thống kê quân số, điều hành, kiểm toán, văn thư nội bộ, cung cấp các ấn phẩm, mẫu in, bảo vệ tài liệu mật, đào tạo nhân viên nghành quản trị, phụ trách quân bưu vụ.
4, Phòng 2 {tình báo } :
a, Nhiệm vụ :
Phòng 2 có nhiệm vụ theo dõi tình hình quân sự của đối phương trong nước và các quốc gia lân cận như Lào và Cam-pu-chia. Nhận định và ước tính khả năng quân sự của đối phương. Cung cấp và yểm trợ tin tức cho các đơn vị tác chiến. Phối hợp với tổng cục Quân huấn để tổ chức huấn luyện cán bộ quân báo. Phối hợp với phòng 1 trong kế hoạch bổ sung nhân viên quân báo các cấp.
b, Tổ chức biên chế :
Quân số của phòng 2 có khoảng 300 người { không kể quân số của hai đơn vị 101 và 306 là những đơn vị sưu tầm, yểm trợ chuyên môn cho phòng 2 }. Phòng 2 được tổ chức thành các khối :
- Khối quốc nội : quân số 100 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình trong nội địa miền Nam Việt Nam. Khối quốc nội bao gồm các ban : Ban quốc nội Vùng chiến thuật 1,2,3,4. Ban ước tính { báo cáo tháng, năm, thống kê thiệt hại của đối phương }. Ban nghiên cứu { về tổ chức các quân ,binh chủng đối phương ở VN }.
- Khối quốc ngoại : quân số 50 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình miền Bắc VN và sự viện trợ của các nước phe XHCN cho Bắc VN, tình hình quân sự, chính trị của Lào, Cam-pu-chia. Khối bao gồm các ban :
Đông Nam Á { 13 người },
Bắc Việt { 15 người },
Ban nghiên cứu { 15 người } chuyên viết các bài diễn văn cao cấp, xã luận báo chí.
Ban liên lạc ngoại quốc { 5 người } chuyên khai thác báo cáo của các tùy viên quân sự miền Nam VN ở nước ngoài gửi về { trừ Lào và Cam-pu-chia }.
- Khối sưu tập : quân số 70 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ : theo dõi, kiểm sóat lưu trữ các nguồn tin do mật báo viên cung cấp, các bản cung tù binh, hồi chánh. Thiết lập các bản yêu cầu điều tra, hành lang, không ảnh, không thám, hệ thống kho tàng, rada, không quân, hệ thống ống dẫn dầu, máy bay của miền Bắc VN.
Khối sưu tầm gồm các ban :
Ban phối hợp sưu tầm { 15 người } làm các yêu cầu điều tra miền Băc, miền Nam và hành lang.
Ban không thám ảnh { 20 người }.
Ban liên lạc không thám { 18 người } làm yêu cầu và theo dõi không ảnh.
Ban kiểm sóat nguồn tin {17 người } theo dõi và lưu trữ các nguồn tin khai thác tù hàng binh, hồi chánh, mật báo viên, thống kê các tù binh, hồi chánh.
- Khối kế, huấn, tổ : có nhiệm vụ theo dõi quân số, nhân viên quân báo các cấp và nắm bản đồ các loại, huấn luyện nhân viên quân báo.
Phòng tổng quản trị là nơi cung ứng quân số đầy đủ và kịp thời. Đồng thời phải thi hành các công tác tuyển mộ, quân dịch, động viên. Riêng cơ quan hành chính tổng quản trị là nơi phải làm các công việc như thống kê quân số, điều hành, kiểm toán, văn thư nội bộ, cung cấp các ấn phẩm, mẫu in, bảo vệ tài liệu mật, đào tạo nhân viên nghành quản trị, phụ trách quân bưu vụ.
4, Phòng 2 {tình báo } :
a, Nhiệm vụ :
Phòng 2 có nhiệm vụ theo dõi tình hình quân sự của đối phương trong nước và các quốc gia lân cận như Lào và Cam-pu-chia. Nhận định và ước tính khả năng quân sự của đối phương. Cung cấp và yểm trợ tin tức cho các đơn vị tác chiến. Phối hợp với tổng cục Quân huấn để tổ chức huấn luyện cán bộ quân báo. Phối hợp với phòng 1 trong kế hoạch bổ sung nhân viên quân báo các cấp.
b, Tổ chức biên chế :
Quân số của phòng 2 có khoảng 300 người { không kể quân số của hai đơn vị 101 và 306 là những đơn vị sưu tầm, yểm trợ chuyên môn cho phòng 2 }. Phòng 2 được tổ chức thành các khối :
- Khối quốc nội : quân số 100 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình trong nội địa miền Nam Việt Nam. Khối quốc nội bao gồm các ban : Ban quốc nội Vùng chiến thuật 1,2,3,4. Ban ước tính { báo cáo tháng, năm, thống kê thiệt hại của đối phương }. Ban nghiên cứu { về tổ chức các quân ,binh chủng đối phương ở VN }.
- Khối quốc ngoại : quân số 50 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình miền Bắc VN và sự viện trợ của các nước phe XHCN cho Bắc VN, tình hình quân sự, chính trị của Lào, Cam-pu-chia. Khối bao gồm các ban :
Đông Nam Á { 13 người },
Bắc Việt { 15 người },
Ban nghiên cứu { 15 người } chuyên viết các bài diễn văn cao cấp, xã luận báo chí.
Ban liên lạc ngoại quốc { 5 người } chuyên khai thác báo cáo của các tùy viên quân sự miền Nam VN ở nước ngoài gửi về { trừ Lào và Cam-pu-chia }.
- Khối sưu tập : quân số 70 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ : theo dõi, kiểm sóat lưu trữ các nguồn tin do mật báo viên cung cấp, các bản cung tù binh, hồi chánh. Thiết lập các bản yêu cầu điều tra, hành lang, không ảnh, không thám, hệ thống kho tàng, rada, không quân, hệ thống ống dẫn dầu, máy bay của miền Bắc VN.
Khối sưu tầm gồm các ban :
Ban phối hợp sưu tầm { 15 người } làm các yêu cầu điều tra miền Băc, miền Nam và hành lang.
Ban không thám ảnh { 20 người }.
Ban liên lạc không thám { 18 người } làm yêu cầu và theo dõi không ảnh.
Ban kiểm sóat nguồn tin {17 người } theo dõi và lưu trữ các nguồn tin khai thác tù hàng binh, hồi chánh, mật báo viên, thống kê các tù binh, hồi chánh.
- Khối kế, huấn, tổ : có nhiệm vụ theo dõi quân số, nhân viên quân báo các cấp và nắm bản đồ các loại, huấn luyện nhân viên quân báo.
c, Các đơn vị trực thuộc :
Để giúp cho phòng 2 về phương diện sưu tầm tin tức và chuyên môn, còn có 2 đơn vị trực thuộc : 101 và 306.
Đơn vị 101 : có quân số 700 người với 5 biệt đội sưu tập tại 4 quân khu và Biệt khu Thủ đô mang tên đoàn 65, 66, 67, 68 và 69.
Đơn vị 306 : có quân số là 300 người, được tổ chức sau 1965 khi Mỹ đưa quân vào VN. Lúc đầu đơn vị này có 5 trung tâm hỗn hợp :
- Trung tâm quân báo hỗn hợp : có nhiệm vụ cung cấp cho phòng 2 { BTTM Quân lực VNCH } và phòng 2 { Bộ tư lệnh MACV } những tin tức khai thác được liên quan đến lực lượng đối phương như không ảnh, tình hình cầu cống, đường xá, địa thế đường mòn HCM v.v...
- Trung tâm khai thác tài liệu hỗn hợp : có nhiệm vụ tập trung tất cả tài liệu do các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, tiểu khu tịch thu được của đối phương trên các chiến trường, địa phương. Ngoài ra còn cả báo chí, sách, phim ảnh của miền Bắc để khai thác rồi báo cáo cho phòng 2 {BTTM } và phòng 2 { MACV } phổ biến cho các nơi có liên quan.
- Trung tâm khai thác quân dụng hỗn hợp : có nhiệm vụ khai thác các loại vũ khí, đạn dược, quân dụng tịch thu được. Nhân viên của trung tâm này phần lớn là chuyên viên các cục quân nhu, quân cụ, quân y, truyền tin biệt phái sang. Trung tâm này tổ chức thành các toán lưu động ở 4 quân khu. Sau khi khai thác xong sẽ biên soạn thành sách nhan đề : " Chiến cụ của Việt Cộng " để phổ biến rộng rãi cho các đơn vị quân Mỹ và VNCH. Riêng các loại vũ khí hiện đại như : hoả tiễn, tên lửa phòng không SAM 2, tên lửa chống tăng AT-3 do chuyên viên Mỹ khai thác { !? }.
- Trung tâm thẩm vấn hỗn hợp : có nhiệm vụ xét hỏi tù binh, hồi chánh quan trọng hoặc có sự hiểu biết nhiều, thông thường từ cấp đại đội trở lên, sau đó lập thành các bản cung. Khi tình hình chiến sự căng thẳng, trung tâm này thường tăng phái các nhân viên cho các quân khu, quân đoàn.
- Trung tâm quản trị quân báo : có nhiệm vụ theo dõi và quản trị số nhân viên quân báo từ cấp hạ sĩ quan trở xuống, quản trị các đội quân báo của quân đoàn, sư đoàn, các đơn vị quân báo biệt phái đi với Mỹ.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi VN { 30/6/1973 }, đơn vị 306 chuyển các trung tâm hỗn hợp trên thành các khối.
d, Mức độ tin cậy từ các nguồn tin do phòng 2 { BTTM } sắp xếp :Để giúp cho phòng 2 về phương diện sưu tầm tin tức và chuyên môn, còn có 2 đơn vị trực thuộc : 101 và 306.
Đơn vị 101 : có quân số 700 người với 5 biệt đội sưu tập tại 4 quân khu và Biệt khu Thủ đô mang tên đoàn 65, 66, 67, 68 và 69.
Đơn vị 306 : có quân số là 300 người, được tổ chức sau 1965 khi Mỹ đưa quân vào VN. Lúc đầu đơn vị này có 5 trung tâm hỗn hợp :
- Trung tâm quân báo hỗn hợp : có nhiệm vụ cung cấp cho phòng 2 { BTTM Quân lực VNCH } và phòng 2 { Bộ tư lệnh MACV } những tin tức khai thác được liên quan đến lực lượng đối phương như không ảnh, tình hình cầu cống, đường xá, địa thế đường mòn HCM v.v...
- Trung tâm khai thác tài liệu hỗn hợp : có nhiệm vụ tập trung tất cả tài liệu do các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, tiểu khu tịch thu được của đối phương trên các chiến trường, địa phương. Ngoài ra còn cả báo chí, sách, phim ảnh của miền Bắc để khai thác rồi báo cáo cho phòng 2 {BTTM } và phòng 2 { MACV } phổ biến cho các nơi có liên quan.
- Trung tâm khai thác quân dụng hỗn hợp : có nhiệm vụ khai thác các loại vũ khí, đạn dược, quân dụng tịch thu được. Nhân viên của trung tâm này phần lớn là chuyên viên các cục quân nhu, quân cụ, quân y, truyền tin biệt phái sang. Trung tâm này tổ chức thành các toán lưu động ở 4 quân khu. Sau khi khai thác xong sẽ biên soạn thành sách nhan đề : " Chiến cụ của Việt Cộng " để phổ biến rộng rãi cho các đơn vị quân Mỹ và VNCH. Riêng các loại vũ khí hiện đại như : hoả tiễn, tên lửa phòng không SAM 2, tên lửa chống tăng AT-3 do chuyên viên Mỹ khai thác { !? }.
- Trung tâm thẩm vấn hỗn hợp : có nhiệm vụ xét hỏi tù binh, hồi chánh quan trọng hoặc có sự hiểu biết nhiều, thông thường từ cấp đại đội trở lên, sau đó lập thành các bản cung. Khi tình hình chiến sự căng thẳng, trung tâm này thường tăng phái các nhân viên cho các quân khu, quân đoàn.
- Trung tâm quản trị quân báo : có nhiệm vụ theo dõi và quản trị số nhân viên quân báo từ cấp hạ sĩ quan trở xuống, quản trị các đội quân báo của quân đoàn, sư đoàn, các đơn vị quân báo biệt phái đi với Mỹ.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi VN { 30/6/1973 }, đơn vị 306 chuyển các trung tâm hỗn hợp trên thành các khối.
- Ưu tiên 1 : tin của phòng 7 { trinh sát kỹ thuật }.
- Ưu tiên 2 : ảnh không thám.
- Ưu tiên 3 : tin của Nha Kỹ thuật { đơn vị chuyên tung gián điệp, biệt kich ra miền Bắc VN - đã được nói nhiều ở trên }.
- Ưu tiên 4 : Sở liên lạc theo dõi các mật khu ở miền Nam và đường mòn HCM.
- Ưu tiên 5 : cung tù binh, hồi chánh.
- Ưu tiên 6 : tài liệu thu được.
- Ưu tiên 7 : tin của các quân khu, quân đoàn.
- Ưu tiên 8 : mật báo viên của đơn vị 101 { tin ít người sử dụng }.
e, Các nguồn tin tình báo :
Các tin tức tình báo thường được lấy từ các nguồn :
- Ủy ban phối hợp tình báo quốc gia do tướng Đặng Văn Quang là phụ tá quân sự và an ninh Phu tổng thống phụ trách.
- Phủ đặc ủy tình báo.
- Phòng 2 { BTTM }.
- Phòng 7.
- Nha Kỹ thuật.
- Sở liên lạc.
- Bộ tư lệnh cảnh sát Quốc gia.
- Bộ chiêu hồi.
Bộ Tổng Tham mưu là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Để thống nhất hệ thống chỉ huy các lực
lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu được chính thức thành
lập vào ngày 1 tháng 5/1952 với vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên là
Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham mưu trưởng là Trung tá Lê văn Tỵ. Trụ
sở Bộ Tổng Tham mưu ban đầu đặt tại khu nhà số 606 Đại lộ Trần Hưng Đạo,
Sài Gòn. Tổng số nhân sự Bộ Tổng Tham mưu lúc bấy giờ gồm khoảng 150
người, gồm 21 sĩ quan và 15 hạ sĩ quan Pháp, còn lại là Việt Nam.
Lúc mới thành lập, Bộ Tổng Tham mưu được tổ chức rất đơn giản, với các thành phần như sau: - Tổng Tham mưu trưởng và Văn phòng TTMT - Tham mưu trưởng Tham mưu Biệt bộ (nơi tập trung mọi tin tức để đệ trình Tổng thống) - Ba Tham mưu phó: Tổ chức và Nhân viên, Hành quân và Huấn luyện, Tiếp vận - Chỉ huy trưởng Viễn thông, ngang hàng Tham mưu phó - Bốn Phòng Tham mưu chính: 1, 2, 3 và 4 - Nha An ninh Quân đội - Ban Không quân - Ban Hải quân - Trung tâm Công văn và Công điện - Bốn Nha: Nhân viên, Quân nhu, Quân cụ (trong đó có Sở Vật liệu Truyền tin) và Quân y Tháng 7/1952, các quân khu được thành lập với các tư lệnh như sau: Đệ nhất Quân khu (Nam Việt) Đại tá Lê Văn Tỵ, Đệ nhị Quân khu (Trung Việt) Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ, Đệ tam Quân khu (Bắc Việt) Trung tá Nguyễn Văn Vận và Đệ tứ Quân khu (Cao nguyên Trung phần). Tháng 11/1954, Đại tá Lê Văn Tỵ thăng chức Thiếu tướng và ngày 1 tháng 12/1954, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Tháng 10/1955, Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được thăng Trung tướng, rồi Đại tướng tháng 12/1956, tiếp tục giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VNCH đến sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/1963. Trong thời gian này (1956), Bộ Tổng Tham mưu được di chuyển vào trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson), Phú Nhuận, nơi đặt Bộ Chỉ huy của Quân đội Pháp trước đây. Sau tháng 7/1965, chức vụ Tổng Tham mưu trưởng được kiêm nhiệm bởi Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng trưởng Quốc phòng. Vào ngày 14 tháng 10/1965, sau khi Tướng Nguyễn Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền, Trung tướng Cao Văn Viên được cử vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Năm 1967, khi Tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, Trung tướng Viên kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm này, ông được thăng Đại tướng. Sau 1963, Bộ Tổng Tham mưu còn có Trung tâm Hành quân Bộ Tổng Tham mưu, để điều khiển và theo dõi mọi cuộc hành quân trên toàn quốc. Trung tâm Hành quân BTTM là một Bộ Tổng Tham mưu thu hẹp, có đủ các đại diện thẩm quyền từ các Phòng của Bộ Tổng Tham mưu, các Bộ Tư lệnh Không quân, Hải quân, các binh chủng yểm trợ hành quân và tiếp vận. Bộ Tổng Tham mưu có tới hai trung tâm truyền tin. Một trung tâm truyền tin Diện địa cố định gọi là Trung tâm Truyền tin Bộ Tổng Tham mưu, do Tiểu đoàn 650 thuộc Liên đoàn 65 Khai thác Truyền tin Diện địa quản trị, với những phương tiện viễn liên cố định. Ngoài ra, Trung tâm Hành quân BTTM còn có một Trung tâm Truyền tin Chiến thuật lưu động do Tiểu đoàn Truyền tin BTTM điều khiển và quản trị. Từ 1965 khi Quân đội VNCH được cải tổ lại, Bộ Tổng Tham mưu bao gồm 7 phòng/nha và một số các cơ quan trực thuộc như Hành quân, Nhân viên, Huấn luyện, Tổng Cục Tiếp vận, và Tổng Cục Chiến tranh Chính trị. Các phòng/nha và đơn vị thường được nhắc đến là Phòng Tổng Quản trị, Phòng Tài ngân, Nha Tổng Thanh tra Quân lực, Nha Kỹ thuật Chiến lược, Đại đội Tổng Hành dinh, Đại đội 1 Quân cảnh, Đại đội Công vụ… Theo tinh thần của sắc luật về vai trò của Bộ Tổng Tham mưu được Tổng thống Thiệu ban hành vào tháng 7/1970 thì Bộ Tổng Tham mưu được định nghĩa là một Ban Tham mưu Liên quân. Trên thực tế và bản chất, Bộ Tổng Tham mưu là một Bộ Tham mưu Lục quân với thẩm quyền trên hai quân chủng kia, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng trưởng Quốc phòng về vấn đề huấn luyện, tổ chức và sử dụng quân đội trong đường hướng do Tổng thống định liệu. Khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, thì các buổi họp bất thường hay hàng tháng với các Tư lệnh Quân đoàn cùng các Tư lệnh Quân binh chủng như Hải quân, Không quân v.v. được diễn ra trong Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ Tổng Tham mưu như thường lệ. Những buổi họp này được đặt dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Thiệu với tư cách là Tổng Tư lệnh Tối cao QLVNCH. Từ đó, Tổng thống Thiệu hoàn toàn lấy mọi quyết định và ra lệnh thẳng cho các nơi. Vào lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4/1975, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã đến văn phòng Tổng Tham mưu trưởng như thường lệ để gặp Đại tướng Cao Văn Viên theo dõi tình hình quân sự. Trong cuộc gặp nói trên, Đại tướng Viên yêu cầu Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cử người thay thế vì ông đã trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho được giải nhiệm. Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân của QLVNCH khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Khi Tướng Viên trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm, Tổng thống Hương yêu cầu ông tiếp tục giữ chức vụ đến khi ông này trao quyền cho ông Dương Văn Minh. Chiều 28 tháng 4/1975, Đại tướng Cao Văn Viên ra đi cùng với Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 BTTM. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân QLVNCH, kiêm Tổng Cục trưởng TCTV bỏ đi trưa ngày 29 tháng 4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng rời nhiệm sở. Khoảng 11 giờ 45, trực thăng của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đáp xuống ngay sân cờ tòa nhà chính đón Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Trước tình trạng này, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số (cựu) tướng lãnh như Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng, cựu Trung tướng Nguyễn Hữu Có Phó Tổng Tham mưu trưởng, cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Việt Cộng nằm vùng) làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng BTTM, cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Lê Văn Thân, Tư lệnh phó Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức giữ chức Tổng Cục trưởng TCTV.
● Trong quá trình hình thành, ngoài sự
thay đổi về cơ cãu, Bộ Tổng Tham mưu cũng đã thay đổi danh xưng một vài
lần. Tháng 4/1964, Trung tướng Nguyễn Khánh ký sắc lệnh đổi Bộ Tổng Tham
mưu thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bao gồm Lục quân,
Không quân, Hải quân và Địa phương quân-Nghĩa quân. Tổng Tư lệnh QLVNCH
(tức Tổng Tham mưu trưởng) lúc bấy giờ là Trung tướng Trần Thiện Khiêm.
Sau khi Tướng Khiêm đi làm Đại sứ, Tướng Khánh biến đổi Văn phòng Tổng
Tư lệnh thành Nha Đổng lý Văn phòng Tổng Tư lệnh và bổ nhiệm Thiếu tướng
Nguyễn Văn Vỹ làm Đổng lý Văn phòng (10/1964). Danh xưng Bộ Tổng Tư
lệnh sau đó lại được đổi thành Bộ Tổng Tham mưu, khi Tướng Khánh bị gạt
bỏ khỏi chính quyền (2/1965).
|
Đơn vị trực thuộc
DD 1 QC |
NU QUAN NHAN |
NKT |
P1/BTTM |
P2/BTTM |
P3/BTTM |
P4/BTTM |
P5/BTTM |
P6/BTTM |
P7/BTTM |
TCCTCT |
TCQH |
TCTV |
No comments:
Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: Những Ngày Cuối Cùng
Quân đội VNCH anh hùng.
Trong tinh thần tưởng niệm “Ngày 30-4-1975”, VB trân trọng giới thiệu bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra trong những ngày cuối tháng 4/1975.
* Đại tướng Cao Văn Viên, những giờ cuối cùng tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH Theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong Việt Nam Nhân Chứng, trước lễ bàn giao chức vụ Tổng thống VNCH diễn ra vào buổi chiều 28/4/1975, thì vào 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã đến văn phòng Tổng tham mưu trưởng như thường lệ gặp Đại tướng Cao Văn Viên để theo dõi tình hình quân sự. (Theo tài liệu ghi trong Quân sử VNCH, vào năm 1955, ông Trần Văn Đôn là Thiếu tướng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu, ông Cao Văn Viên là Thiếu tá, giữ chức vụ Trưởng phòng 4 Bộ Tổng Tham mưu).
Trong cuộc gặp nói trên, Đại tướng Cao Văn Viên nhắc với Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn rằng Tổng thống Trần Văn Hương đã ký sắc lệnh cho ông nghỉ, do đó, ông yêu cầu cựu Trung tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng, cử người thay thế. Ngay lúc đó, có điện thoại của ông Dương Văn Minh gọi cho Phó thủ tướng Trần Văn Đôn, dặn ông cố gắng giữ Đại tướng Viên ở lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng, đừng cho Đại tướng Viên đi.
Trước sự việc như thế, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn không biết xử sự làm sao vì Tướng Viên đã được Tổng thống Trần Văn Hương cho nghỉ ( sắc lệnh này được Tổng thống Trần Văn Hương công bố vào chiều ngày 28/4/1975). Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn hỏi Đại tướng Cao Văn Viên:
-Nếu anh đi, thì theo anh ai sẽ thay thế được?
Đại tướng Cao Văn Viên không trả lời thẳng mà hỏi lại cựu Trung tướng Trần Văn Đôn:
-Anh sẽ làm gì ?
Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn trả lời:
-Tôi cũng chưa quyết định. Mấy ngày trước ông Minh và ông Mẫu muốn tôi tiếp tục giữ ghế Tổng trưởng Quốc phòng nhưng tôi chưa trả lời, nay ông Minh cho tôi biết Hà Nội không muốn có người nào trong nội các cũ ở lại trong nội các mới.”
Về lại văn phòng, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn nhận được điện thoại của ông Dương Văn Minh hủy bỏ sắc lệnh mà Tổng thống Trần Văn Hương đã ký cho phép Đại tướng Cao Văn Viên nghỉ dài hạn không lương, nhưng sắc lệnh đó Tổng thống Trần Văn Hương đã ký trước khi bàn giao chức vụ Tổng thống.
* Chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH vào những ngày cuối tháng 4
Về chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, trong khi đó, tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại muốn bổ nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn, so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng mà Đại tướng Viên đã nắm giữ từ tháng 10/1965.
Thế nhưng, như đã trình bày ở phần trên, Đại tướng Cao Văn Viên đã trình xin Tổng Thống Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm. Tổng thống Trần Văn Hương không đồng ý và yêu cầu Đại tướng Viên tiếp tục giữ chức vụ. Chỉ đến khi Tổng Thống Trần Hương trao quyền cho ông Dương Văn Minh thì Đại tướng Cao Văn Viên mới nhận được quyết định giải nhiệm.
Kể lại chuyện này, Đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký như sau: “Trước khi Tổng Thống Hương bước xuống, Tổng Thống đưa ra một sắc lệnh giải nhiệm tôi khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Đến khi tân Tổng Thống (cựu Đại tướng Dương Văn Minh) muốn chọn người thay thế tôi, tôi đề nghị Tướng Đồng Văn Khuyên, lúc ấy đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận”.
* Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, những giờ cuối cùng
Trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩmquyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ra đi. Đại tướng Cao Văn Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởngphòng 3); Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận rời Bộ Tổng Tham mưu từ trưa ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô vào cuối tháng 3/1975, cũng đã ra đi. ( Giữa năm 1968, Tướng Nguyễn Văn Minh đã giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô lần thứ 1; đến năm 1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 thay thế Trung tướng Đỗ Cao Trí tử nạn; từ tháng 11/1973 đến tháng 3/1975, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, Tổng thanh tra Quân đội).
Trước tình trạng nhiều vị tướng lãnh đã “từ nhiệm”, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng; Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, đã về hưu từ tháng4/1974, làm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô; chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2,làm Tư lệnh phó phụ giúp Tướng Lâm Văn Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ trưởng Định cư trong Nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cụctrưởng Tiếp vận. Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu “mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc với tất cả trách nhiệm”.
Về tình hình chiến sự, từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân… đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân. Tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi Bộ Tổng Tham mưu, thì vào 10 giờ 15 phút (theo ghi nhận của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận, có mặt tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô sáng 30/4/1975 và nghe đài Sài Gòn vào giờ phút đó), Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.
Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh Bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.
Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi Thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời:
– “Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống”.
Vài giây sau, thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy:
– “Đại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó?”
Thiếu tá Tài trình bày:
– “Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.
Tướng Minh trả lời:
– “Các em chuẩn bị bàn giao đi!”,
Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại:
– “Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không?”
Tướng Minh đáp:
– “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập”.
Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay:
– “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống”.
Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp:
– “Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu.”
Tướng Minh trả lời:
– “Tùy các anh em”.
Theo lời Thiếu tài Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã gặp Trung tá Võ Ngọc Lan, Liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài:
– Lúc đó, moa đứng cạnh Tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống.
Thiếu tá Tài giải thích:
– Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của Quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.
VƯƠNG HỒNG ANH
Bộ TTM/QLVNCH cuối tháng 4/1975 / VNI FONT
VNI FONT
Trưa ngày 29/4/1975 tại bộ Tổng Tham Mưu
Sau khi Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh vào chiều ngày 28/1975, tình hình chiến sự quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn vô cùng nguy kịch. Ðến trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩm quyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ra đi. Ðại tướng Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởng phòng 3); Trung tướng Ðồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào lúc 11 giờ 30 ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã "chia tay" với các cộng sự viên của mình từ sáng ngày 29/4/1975.
Ðể có tướng lãnh chỉ huy Quân đội, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức tổng tham mưu trưởng; cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đã về hưu từ tháng 4/1974, làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô; Chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2, làm Tư lệnh phó phụ giúp tướng Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ trưởng Ðịnh cư trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cục trưởng Tiếp vận.
Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc với tất cả trách nhiệm".
Về Không quân, đến chiều ngày 29/4/1975 chỉ còn Sư đoàn 4 Không quân tại căn cứ Trà Nóc, Cần Thơ là còn nguyên vẹn, một số phi cơ của các Sư đoàn 3 và Sư đoàn 5 Không quân đã bay về căn cứ Trà Nóc từ chiều ngày 29/4/1975. Vị tướng Không quân còn quân và phi cơ trong tay là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần, Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền Tư lệnh Không quân vào ngày cuối của cuộc chiến.
* Trận chiến tại các cửa ngõ vào Sài Gòn
Tại phòng tuyến Củ Chi, tối 29/4/1975, toàn bộ quân trú phòng và bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn. Riêng Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn và một thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đã phải thay nhau làm khinh binh với những bài toán chiến thuật cá nhân để thoát khỏi vòng vây của Cộng quân. Cuối cùng vị tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào tay địch khi ông và người cận về gần đến Hóc Môn.
Tại phòng tuyến của Sư đoàn 5 Bộ binh, trung tâm Huấn luyện Sư đoàn chỉ thật sự chấm dứt hoạt động huấn luyện trên bãi tập vào ngày 28/4/1975 và được lệnh cấm trại 100% để lo phòng thủ. Khoảng 10 giờ đêm ngày 29/4/1975, Cộng quân di chuyển trên xa lộ Ðại Hàn (Sài Gòn-Bình Dương). Bộ binh đi hai hàng dọc, kẹp sát lề đường, xen kẻ ở giữa là chiến xa T 54. Các đơn vị Cộng quân ngang nhiên di chuyển về hướng Sài Gòn và không ngụy trang lá cây như những cuộc chuyển quân trước đó. Vừa đi ngang khu vực trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 5 Bộ binh, thì pháo đội súng cối 81 ly của trung tâm bắn ra để ngăn cản bước tiến quân của địch.
Ngay sau đó, chiến xa và bộ binh của Cộng quân đã dàn hàng ngang tiến thẳng về phía trung tâm, những súng phòng không trên pháo tháp của chiến xa Cộng quân thi nhau nhả đạn, nhưng chỉ một lát sau thì ngưng lại. Ðoàn quân của địch lại tiếp tục di chuyển về hướng Sài Gòn. Quân lính CS đi rất vội vã, hối hả. Ðó là dấu hiệu cho thấy Cộng quân tránh giao tranh dọc đường, bảo toàn lực lượng tối đa, tiến nhanh về Sài Gòn càng sớm càng tốt.
Tại mặt Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô không còn quân trừ bị để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một liên đoàn Biệt động quân đang hành quân dọc theo quốc lộ 4 phía nam Bến Tranh đã được điều động về quận lỵ Cần Ðước theo liên tỉnh lộ 5A vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Ðước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không phá vỡ được các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Ðường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng ngày 29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.
Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
* Trận chiến quanh Bộ Tổng Tham Mưu và vòng đai Sài Gòn
Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy Dù do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trận địa.
Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân.
Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
* Chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù và trận đánh cuối cùng
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng Tham Mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.
Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời: "Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống”. Vài giây sau, Thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: “Ðại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó ?” Thiếu tá Tài trình bày: "Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.” Tướng Minh trả lời: “Các em chuẩn bị bàn giao đi!” Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: "Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không ?" Tướng Minh đáp: "Ðúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Ðộc Lập." Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: "Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Ðộc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống.” Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng Tham mưu." Tướng Minh trả lời: "Tùy các anh em !"
Theo lời thiếu tài Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã găp trung tá Võ Ngọc Lan-liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài: "Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống." Thiếu tá Tài giải thích: "Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.”
(Biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận, bài viết của cựu Thiếu tá Châu Văn Tài, một số bài viết phổ biến trong tạp chí KBC, và tài liệu riêng của Việt Báo).
Trưa ngày 29/4/1975 tại bộ Tổng Tham Mưu
Sau khi Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh vào chiều ngày 28/1975, tình hình chiến sự quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn vô cùng nguy kịch. Ðến trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩm quyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ra đi. Ðại tướng Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởng phòng 3); Trung tướng Ðồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào lúc 11 giờ 30 ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã "chia tay" với các cộng sự viên của mình từ sáng ngày 29/4/1975.
Ðể có tướng lãnh chỉ huy Quân đội, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức tổng tham mưu trưởng; cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đã về hưu từ tháng 4/1974, làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô; Chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2, làm Tư lệnh phó phụ giúp tướng Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ trưởng Ðịnh cư trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cục trưởng Tiếp vận.
Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc với tất cả trách nhiệm".
Về Không quân, đến chiều ngày 29/4/1975 chỉ còn Sư đoàn 4 Không quân tại căn cứ Trà Nóc, Cần Thơ là còn nguyên vẹn, một số phi cơ của các Sư đoàn 3 và Sư đoàn 5 Không quân đã bay về căn cứ Trà Nóc từ chiều ngày 29/4/1975. Vị tướng Không quân còn quân và phi cơ trong tay là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần, Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền Tư lệnh Không quân vào ngày cuối của cuộc chiến.
* Trận chiến tại các cửa ngõ vào Sài Gòn
Tại phòng tuyến Củ Chi, tối 29/4/1975, toàn bộ quân trú phòng và bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn. Riêng Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn và một thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đã phải thay nhau làm khinh binh với những bài toán chiến thuật cá nhân để thoát khỏi vòng vây của Cộng quân. Cuối cùng vị tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào tay địch khi ông và người cận về gần đến Hóc Môn.
Tại phòng tuyến của Sư đoàn 5 Bộ binh, trung tâm Huấn luyện Sư đoàn chỉ thật sự chấm dứt hoạt động huấn luyện trên bãi tập vào ngày 28/4/1975 và được lệnh cấm trại 100% để lo phòng thủ. Khoảng 10 giờ đêm ngày 29/4/1975, Cộng quân di chuyển trên xa lộ Ðại Hàn (Sài Gòn-Bình Dương). Bộ binh đi hai hàng dọc, kẹp sát lề đường, xen kẻ ở giữa là chiến xa T 54. Các đơn vị Cộng quân ngang nhiên di chuyển về hướng Sài Gòn và không ngụy trang lá cây như những cuộc chuyển quân trước đó. Vừa đi ngang khu vực trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 5 Bộ binh, thì pháo đội súng cối 81 ly của trung tâm bắn ra để ngăn cản bước tiến quân của địch.
Ngay sau đó, chiến xa và bộ binh của Cộng quân đã dàn hàng ngang tiến thẳng về phía trung tâm, những súng phòng không trên pháo tháp của chiến xa Cộng quân thi nhau nhả đạn, nhưng chỉ một lát sau thì ngưng lại. Ðoàn quân của địch lại tiếp tục di chuyển về hướng Sài Gòn. Quân lính CS đi rất vội vã, hối hả. Ðó là dấu hiệu cho thấy Cộng quân tránh giao tranh dọc đường, bảo toàn lực lượng tối đa, tiến nhanh về Sài Gòn càng sớm càng tốt.
Tại mặt Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô không còn quân trừ bị để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một liên đoàn Biệt động quân đang hành quân dọc theo quốc lộ 4 phía nam Bến Tranh đã được điều động về quận lỵ Cần Ðước theo liên tỉnh lộ 5A vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Ðước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không phá vỡ được các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Ðường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng ngày 29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.
Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
* Trận chiến quanh Bộ Tổng Tham Mưu và vòng đai Sài Gòn
Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy Dù do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trận địa.
Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân.
Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
* Chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù và trận đánh cuối cùng
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng Tham Mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.
Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời: "Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống”. Vài giây sau, Thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: “Ðại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó ?” Thiếu tá Tài trình bày: "Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.” Tướng Minh trả lời: “Các em chuẩn bị bàn giao đi!” Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: "Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không ?" Tướng Minh đáp: "Ðúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Ðộc Lập." Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: "Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Ðộc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống.” Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng Tham mưu." Tướng Minh trả lời: "Tùy các anh em !"
Theo lời thiếu tài Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã găp trung tá Võ Ngọc Lan-liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài: "Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống." Thiếu tá Tài giải thích: "Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.”
(Biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận, bài viết của cựu Thiếu tá Châu Văn Tài, một số bài viết phổ biến trong tạp chí KBC, và tài liệu riêng của Việt Báo).
1 comment:
AnonymousAugust 9, 2015 at 9:09 AM
Bàn cờ xóa sạch thay ván khác
Chốt thí bi bô chuyện chiến trường
Ai thắng?Ai thua?Trời mới biết
Nhà Nam gánh trọn cả đau thương
Nghiệm chứng tương tranh trên đất Việt
Ai bày?Cường quốc chứ ai xa
Hai phía cám ơn đầy" nhiệt liệt"
Người Cho bom đạn phá quê nhà....
ReplyChốt thí bi bô chuyện chiến trường
Ai thắng?Ai thua?Trời mới biết
Nhà Nam gánh trọn cả đau thương
Nghiệm chứng tương tranh trên đất Việt
Ai bày?Cường quốc chứ ai xa
Hai phía cám ơn đầy" nhiệt liệt"
Người Cho bom đạn phá quê nhà....
Nguồn: http://thoichinhchien.blogspot.com/2009/02/boa-toang-tham-mou-qlvnch-cuoai-thaung.html
=====
Hiệp định Paris 1973 và biến cố 30/4/1975 |
Tác Giả: Lê Quế Lâm | |||
Thứ Hai, 02 Tháng 5 Năm 2011 04:39 | |||
Chiến tranh VN đã được giải quyết bằng một hiệp định hòa bình sau gần 5 năm thảo luận cam go giữa Hoa Kỳ và ba bên VN. Nhưng cuối cùng, chiến tranh lại kết thúc đau thương vào ngày 30/4/1975. Trong 36 năm qua, đồng bào chịu biết bao thảm nạn. Ngày nay nhiều phần đất, biển, hải đảo của tiền nhân để lại đã rơi vào tay Trung Quốc, nhân dân vẫn chưa được hưởng những quyền dân chủ tự do căn bản như đồng loại trên thế giới. Tại sao có nghịch lý đó, nhân mùa Quốc hận 30/4 năm nay, anh Chủ nhiệm Báo Việt Luận đặt ra câu hỏi: Cho đến ngày nay một số lớn người Việt vẫn cho rằng Hiệp định Paris 1973 là bản văn bức tử VNCH. Thật sự có đúng như thế không? Với tư cách một quân nhân QLVNCH được phân công làm công tác khai thác tài liệu để nghiên cứu cuộc chiến VN. Cố nhiên là tài liệu chính thức được ghi vào chính sử của các chính phủ liên hệ. Tôi xin trình bày sơ lược cuộc chiến VN , dẫn đến HĐ Paris 1973 và biến cố 30/4/1975. Trong hậu bán thế kỷ vừa qua, có hai trận chiến đẩm máu xảy ra tại Triều Tiên (Hàn Quốc) và Việt Nam. Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ và Liên Xô đã thỏa thuận chia hai ảnh hưởng ở Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm phân ranh. Đầu tháng 10/1949, Mao Trạch Đông chiến thắng ở Hoa Lục, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Để bành trướng ảnh hưởng, ngày 25/6/1950 Mao ủng hộ lãnh tụ Bắc Triều Tiên là Kim Nhật Thành xua quân vượt vĩ tuyến 38 để thôn tính Nam Triều Tiên. TT Hoa Kỳ Harry Truman chỉ thị Bộ Ngoại giao khẩn cấp đưa vấn đề Bắc Hàn (Bắc TT) xâm lăng ra Hội đồng Bảo An LHQ. Hội đồng Bảo An thông qua nghị quyết kêu gọi các quốc gia hội viên LHQ đến cứu nguy Nam Hàn (Nam TT). Ngày 30/6/1950, hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ, bốn Sư đoàn HK thuộc Quân đoàn 8 trú đóng ở Nhật Bản do Đại tướng MacArthur chỉ huy đã mở đầu cầu ở Pusan đổ bộ vào Nam Hàn để giúp Chính phủ Lý Thừa Vãn chống xâm lăng. Tiếp theo HK là Lữ đoàn 27 bộ binh Hoàng gia Anh cùng 14 nước hội viên LHQ. Quân LHQ đẩy lùi quân xâm lược về bắc vĩ tuyến 38, trong khi đó Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết trù liệu kế hoạch thống nhất Triều Tiên trong độc lập dân chủ, nhưng bất thành. MacArthur hạ lịnh vượt vĩ tuyến 38 để chấm dứt cuộc chiến, bị Chí nguyện quân TC can thiệp, đẩy lùi quân LHQ về vĩ tuyến 38. Đến đầu năm 1951, Hán Thành -thủ đô Nam Hàn lọt vào tay Cộng quân. Ủy ban hưu chiến LHQ đề nghị kế hoạch hòa bình 5 điểm cho vùng Viễn Đông, nhưng bị TC bác bỏ. HK đưa ra dự thảo nghị quyết lên án TC là thủ phạm xâm lăng Nam Hàn. Nghị quyết được Đại hội đồng LHQ thông qua và yêu cầu các nước thành viên phong tỏa cấm vận TC. Giữa tháng 5/1951 quân LHQ tái chiếm Hán Thành, tướng MacArthur đề nghị một cuộc đàm phán tại mặt trận để chấm dứt cuộc đổ máu, nhưng bị Bắc Kinh khước từ. Tướng MacArthur đề nghị TT Truman trừng phạt kẻ gây chiến bằng cách dùng bom nguyên tử chiến thuật tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của TC ở Mãn Châu, tạo cơ hội giúp quân Tưởng Giới Thạch đổ bộ tái chiếm lục địa. Theo MacArthur “đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho Thế giới tự do để trừ mối hoàng họa cho toàn thể nhân loại”. Quan điểm thuần túy quân sự của MacArthur trái ngược với chính sách của chính phủ HK ở Viễn Đông. HK chỉ muốn tái lập nguyên trạng những gì đã được quốc tế thỏa thuận hồi năm 1945. Sự can thiệp của họ chỉ nhằm ngăn chận không cho chủ nghĩa CS bành trướng thêm nữa. HK không muốn mở rộng chiến tranh với TC. Và cũng không muốn vi phạm vùng ảnh hưởng của LX vì Stalin đã đứng ngoài cuộc xung đột, không bỏ phiếu ở HĐBA. Nhằm chận đứng hành động liều lĩnh của MarArthur vuợt vĩ tuyến 38 phản công Cộng quân một lần nữa, TT Truman cách chức tướng MarArthur. Ngày 27/7/1953 Hiệp định chấm dứt chiến sự được ký tại Bàn Môn Điếm và Triều Tiên tiếp tục bị chia cắt tại VT 38 đã được đồng minh quyết định hồi năm 1945. Tự nhận trọng trách lãnh đạo Thế giới Tự do, HK sẳn sàng hy sinh “xương máu và sức lực vì những nguyên tắc đã sản sinh ra quốc gia của họ: dân chủ và tự do”. HK duy trì tinh đồng minh với LX, đã hợp tác với họ chống Phát xít trong Thế chiến II. HK cũng không muốn khiêu chiến với Trung Cộng một nước đông dân nhất thế giới. Tại VN, cuộc chiến Quốc Cộng lần 1 (1946-1954) được giải quyết tại Hội nghị Genève 1954: VN tạm thời bị chia đôi ở vĩ tuyến 17. Một cuộc tổng tuyển cử dự trù diễn ra vào năm 1956 để thống nhất VN “với những điều kiện cần thiết bảo đảm cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn của mình”…Nhưng vì các biến động trong nước (cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc và việc ổn định tình hình miền Nam của thủ tướng Ngô Đình Diệm) cùng thái độ hòa hoãn của các cường quốc, nên từ tháng 4/1956 hai đồng chủ tịch hội nghị Genève 1954 là Liên Xô và Anh Quốc đều nhận định: “cuộc tổng tuyển cử thực sự không quan trọng bằng việc duy trì hòa bình”. Trong tình thế đó, giới lãnh đạo CS miền Bắc liền phát động cuộc chiến giải phóng miền Nam. Đại hội III của CSVN đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam để thống nhất nước nhà. Hai nhiệm vụ trên theo Hànội là “để thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa thế giới” (1). Để thực hiện chủ trương này Bắc Việt thành lập MTGPMN. Mặt trận đưa ra chương trình hành động 10 điểm mà nội dung chính là đánh đổ chánh quyền NĐD mà họ gọi là “chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ”. Biện pháp ngăn chận xâm lược và tái lập hòa bình ở VN, theo quan điểm của chính quyền Kennedy là biện pháp đã được áp dụng ở Triều Tiên”, nghĩa là quân đội HK phải trực tiếp can thiệp. Nhưng HK không thể đưa quân vào miền Nam VN theo kiểu Triều Tiên vì CSBV chưa công khai xâm lược, họ chỉ lén lút xâm nhập người và vũ khí vào MN, vả lại TT Diệm cũng không muốn đất nước ông trở thành sân khấu trình diễn sức mạnh của HK. Từ đầu năm 1964, TT Johnson nhờ Blair Seaborn -đại sứ Gia nã Đại trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến Đông Dương chuyển đến TT Phạm Văn Đồng nhiều thông điệp kêu gọi Hànội đình chỉ cuộc chiến ở MNVN. Johnson xác nhận HK không có ý định lật đổ chánh quyền miền Bắc, không muốn duy trì các căn cứ quân sự tại miền Nam VN. HK chỉ yêu cầu BV giữ đúng những cam kết mà họ đã ký với Pháp năm 1954 ở Genève và thỏa ước 1962 về Lào: không đưa quân ra khỏi lãnh thổ miền Bắc và đình chỉ gởi chiến cụ vào miền Nam. HK hứa sẽ rút quân, đặt quan hệ ngoại giao và viện trợ giúp chính phủ Hànội phát triển kinh tế, đồng thời HK sẽ thuyết phục chính phủ Sàigòn đàm phán trao đổi thương mại với miền Bắc…(2) Để trả lời, Hànội đưa ra những đòi hỏi của họ là: HK phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi MN, một chế độ trung lập sẽ được thiết lập tại đây như cương lĩnh của MTGPMN và Mặt trận này sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc quyết định tương lai MNVN. Sáng sớm mùng 7/2/1965, Cộng quân mở cuộc pháo kích dữ dội vào căn cứ trực thăng và trại Cố vấn Mỹ gần phi trường Pleiku làm 8 binh sĩ chết và 108 bị thương. Lúc bấy giờ TT Liên Xô Kosygin viếng thăm Hànội, còn McGeorge Bundy -Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Johnson đang có mặt tại Sàigòn. Bundy yêu cầu Johnson có những biện pháp trả đũa tức khắc, ông coi đây là lý do để mở đầu chiến dịch dội bom Bắc Việt. Johnson ra lịnh mở các trận oanh kích vào các trại huấn luyện Cộng quân ở Đồng Hới và Vĩnh Linh. Ba ngày sau, đặc công đặt chất nổ phá hoại cư xá Mỹ ở Qui nhơn làm 23 binh sĩ tử thương, các cuộc không tập Miền Bắc lại tái diễn. Ngày 27/2/1965, Bộ Ngoại giao HK công bố Bạch thư tố cáo chính quyền cộng sản ở MB đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược MN. BV đã vi phạm thỏa hiệp Genève 1954 và 1962 mà họ đã ký kết. Nó còn phá vỡ hòa bình ở ĐNA và đe dọa nặng nề nền tự do và an ninh của MNVN. Nhân dân MNVN quyết tâm chống lại sự de dọa này và do yêu cầu của họ, HK sẽ đứng bên cạnh nhân dân MN trong cuộc chiến đấu bảo vệ sự sống còn của họ. HK khẳng định là Mỹ không mưu tìm lãnh thổ, thiết lập căn cứ quân sự hoặc giành địa vị ưu thế ở VN…Nhưng HK chấp nhận đương đầu với mọi hình thức xâm lược. Một khi hòa bình đã được tái lập, HK cam kết sẽ giảm ngay mọi sự can thiệp quân sự ở MNVN…Nhưng HK không bỏ rơi bạn bè trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do. (3) Ngày 7/4/1965, đúng một tháng sau khi HK đưa hai tiểu đoàn TQLC đổ bộ lên Đà Nẳng, TT Johnson tuyên bố tại Đại học Johns Hopkins: HK sẳn sàng thương lượng không điều kiện với các phe liên hệ dựa trên những hiệp ước cũ hoặc bổ túc bằng những hiệp ước mới. Mục tiêu của HK là nền độc lập của MNVN được bảo đảm để họ có thể quyết định mối liên hệ riêng của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hôm sau, Hà Nội trả lời bằng “đề nghị 4 điểm”: -Yêu cầu Mỹ rút quân khỏi MNVN, -Đình chỉ chiến tranh với MB, -Công việc MN do nhân dân MNVN giải quyết theo cương lĩnh của MTGPMN (điểm 3), Việc thống nhất VN sẽ do nhân dân hai miền tự quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. Ông PVĐ còn khẳng định: “Mọi giải pháp trái với lập trường trên đây đều không thích hợp. Giải pháp muốn dùng LHQ để can thiệp vào tình hình VN cũng đều không thích hợp (4) HK chấp nhận điểm ba điểm, chỉ còn điểm 3 nói về “công việc MN do nhân dân giải quyết” phải được thảo luận thêm tại bàn đàm phán giữa những thành phần chính trị ở đây, chớ MN không phải chỉ có một lực lượng duy nhất là MTGPMN…Nhưng Hà Nội bác bỏ, từ đó HK dùng hai gọng kèm, dội bom miền Bắc và tăng quân vào miền Nam để áp lực Bắc Việt ngồi vào bàn hội nghị. Cuối cùng, TT Johnson đã đưa BV đến bàn đàm phán Paris từ 13/5/1968. Để giúp ứng cử viên dân chủ là Phó TT Humphrey đắc cử, kế hoạch hòa bình ở VN phải được tiến hành trước ngày bầu cử 5/11/1968, vì thế ngày 31/10 TT Johnson tuyên bố “HK bắt đầu bước vào giai đoạn đàm phán thực sự”. Ông ra lệnh ngưng hoàn toàn việc ném bom MB và mở rộng cuộc thảo luận ở Paris, bao gồm đại diện chính phủ VNCH và đại diện MTGP, tuy nhiên sự tham dự của MTGP không có nghĩa là HK đã công nhận họ. Ngày hôm sau TT Thiệu tuyên bố sẽ không gởi phái đoàn sang Paris tham dự đàm phán. Đại sứ VNCH tại HK ông Bùi Diễm nhận xét: “Đây là là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến, chính phủ của hai đồng minh đã công khai tuyên bố rằng họ không cùng quan điểm”. Kết quả cuộc bầu cử, Nixon thắng với số phiếu trội hơn Humphrey chưa tới 1%. Ngay sau khi có kết quả bầu cử, Thượng nghị sĩ Everett Dirken bất thần ghé tòa Đại sứ, gặp ông Diễm nói rằng: Tôi đến đây nhân danh cả hai vị tổng thống Johnson và Nixon, với lời nhắn tin: VN phải gởi ngay phái đoàn đến Paris trước khi việc đó trở nên quá trể. Vài phút sau, bình luận gia nổi tiếng của HK là Joseph Alsop gọi điện nói với ông Diễm: “Ông bạn ơi, tổng thống của ông bạn đang chơi một trò nguy hiểm. Tôi mới gặp Ông già hôm qua. Ông già đang điên cuồng vì giận”. Ông già đó là TT Johnson (5) Qua tình tiết trên cho thấy từ khởi đầu đàm phán chấm dứt chiến tranh đã có sự bất đồng lớn giữa lãnh đạo HK và VNCH. Không phải chỉ bất đồng mà còn là “ân oán giang hồ” trong giới chính trị chóp bu. Đảng Dân chủ lên án ông Thiệu đã phá hoại kế hoạch hòa bình của TT Johnson nên Humphrey thất cử. Từ đó họ chờ ngày phục hận. Sau ba năm ‘vừa đánh vừ đàm” từ 1969 đến 1972, TT Nixon quyết định kết thúc cuộc chiến trước khi ông mãn nhiệm kỳ vào ngày 19/Giêng 1973. Lợi dụng cuộc tấn công mùa Hè năm 1972, (BV đã vi phạm lời cam kết không tấn công ở MN, HK sẽ ngưng hoàn toàn việc dội bom MB) Nixon ra lịnh tái oanh tạc BV để áp lực Hà Nội đàm phán nghiêm chỉnh để kết thúc chiến tranh. Đồng thời Nixon đến Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa để yêu cầu hai nước đàn anh CS thuyết phục Hà Nội. Cuối cùng HĐ Paris 1973 ra đời, không làm phương hại uy tín của LX và TC, trái lại còn mở ra giai đoạn hòa hoãn hợp tác giữa ba cường Mỹ Nga Tàu. Đối với nhân dân VN, cuộc chiến được kết thúc không có kẻ thắng người bại. Công việc nội bộ của MN sẽ do nhân dân MN tự quyết định không có sự can thiệp bên ngoài. MTGPMN và VNCH sẽ thành lập Hội đồng Quốc Gia Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc (HĐHGDT) để tổ chức cuộc tổng tuyên cử, để nhân dân MN quyết định thể chế tương lai MN. Về phần VNCH, như TT Nixon đã hứa, khi HĐ hòa bình ra đời, cơ cấu chính quyền từ trung ương đến địa phương vẫn còn nguyên vẹn. Tối cao Pháp viện, Giám sát viện, lưỡng viện Quốc hội vẫn đang hoạt động. QLVNCH và Lực lượng Cảnh sát Quốc gia vẫn còn đầy đủ trên 1 triệu người…Nhưng tại sao MN lại lọt vào tay CS? Có phải chính quyền Mỹ đã phủi tay bỏ rơi VNCH sau khi ký HĐ Paris 1973 hay không? TT Nixon có bàn bạc, thảo luận gì với TT Thiệu qua gần 30 lá thư gởi cho Thiệu? Ngày 17/12/1972, trước khi ra lệnh cho B52 oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng để áp lực ông Lê Đức Thọ trở lại Paris để kết thúc chiến tranh, TT Nixon gởi cho TT Thiệu lá thư nói rõ: “Đã đến lúc chúng ta phải biểu dương một mặt trận đoàn kết trong lúc thương lượng với kẻ địch và Ngài phải quyết định ngay bây giờ là có còn muốn tiếp tục liên minh với chúng tôi nữa hay không, hay Ngài muốn tôi đi tìm một sự thỏa hiệp riêng rẽ với kẻ địch để chỉ phục vụ quyền lợi cho Hoa Kỳ mà thôi”. (6) Ngày 26/12/1972, 110 pháo đài bay B52 mở cuộc tấn công dữ dội nhất nhắm vào các mục tiêu quân sự ở Hà Nội và Hải Phòng. Ngay chiều hôm đó, BV đồng ý gặp lại phái đoàn HK vào ngày 8/1/1973 tại Paris. Ba ngày trước khi cuộc đàm phán Mỹ/BV tái tục, ngày 5/1/1973 TT Nixon lại gởi thư nhắc nhở TT Thiệu: “Hậu quả trầm trọng nhất sẽ xảy ra nếu như Chính phủ Ngài tự ý bác bỏ hiệp định và tách rời khỏi HK. Sự khước từ tiếp tay với chúng tôi của Ngài sẽ là một sự chuốc lấy thảm họa, nó sẽ phá hủy tất cả những gì mà chúng ta đã cùng nhau tranh đấu để đạt được trong mười năm qua. Vào lúc chúng tôi bước vào tuần thảo luận mới này, tôi hi vọng rằng hai quốc gia chúng ta sẽ biểu dương một mặt trận đoàn kết. Tôi nhắc lại những gì tôi thường viết cho Ngài: bảo đảm tốt nhất cho sự tồn tại của Miền Nam VN là sự đoàn kết của hai quốc gia chúng ta, sự đoàn kết sẽ bị nguy hại trầm trọng nếu Ngài cứ nhất định đi theo con đường hiện nay của Ngài…” (7) Theo điều 12 của HĐ Paris 1973, nhân dân MNVN được quyền quyết định tương lai chính trị của MN thông qua một cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ có quốc tế giám sát. Hội đồng Quốc gia Hòa hợp và Hòa giải Dân tộc (HĐHGDT) -gồm ba thành phần VNCH, MTGPMN và Lực lượng Thứ ba- là cơ quan sẽ đứng ra tổ chức cuộc tổng tuyển cử. Do đó từ ngày 19/3/1973, hai phái đoàn VNCH và Cộng Hòa MNVN đã gặp nhay tại Paris để bàn vấn đề này. Chính phủ VNCH vẫn khăng khăng đòi Bắc Việt phải rút hết quân về Bắc và nhất định không liên hiệp với Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa MNVN. TT Thiệu chấp nhận cho MTGPMN tham gia vào đời sống chính trị bằng cách tổ chức cuộc tổng tuyển cử để người dân MN bầu tổng thống và HĐHGDT. Tổng thống và HĐHGDT sẽ quyết định thể chế mới cho MNVN. Chính phủ CMLT bác bỏ đề nghị đó, họ không chịu thảo luận những vấn đề nào không được ghi trong bản văn ký kết. Họ đề nghị hai bên chọn người tham gia HĐHGDT chớ không bầu. Sau đó HDHGDT đứng ra tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến và Quốc hội này sẽ soạn thảo Hiến pháp cho MNVN. (8) Đề nghị của MTGP bị VNCH bác bỏ. Thấy tình thế bế tắc, Nixon mời TT Thiệu sang HK hội đàm với ông ở San Clemente. Nixon cam kết sẽ viện trợ đầy đủ cho VNCH với điều kiện VNCH phải cùng Mỹ nghiêm chỉnh thi hành HĐ Paris 1973. Nếu BV vi phạm, HK có lý do để tái can thiệp...Nhưng Thiệu vẫn kiên trì với lập trường “bốn không”, tiếp tục chiến đấu chớ không hòa giải. Từ 21/5/1973, Kissinger và Lê Đức Thọ trở lại Paris để thảo thuận và ra một tuyên cáo chung xác định hai bên quyết tâm thi hành nghiêm HĐ Paris. Trong thời gian này, Nixon đã gởi gần chục lá thư thuyết phục Thiệu: “Như Ngài rõ, tôi đã công khai tuyên bố nhất quyết thi hành bản hiệp định Paris với tất cả uy tín và thiện chí của Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ sẽ không ai hiểu nổi vấn đề này nếu bây giờ sự thương thuyết bị thất bại vì những trở ngại ta có thể tránh được. Tôi xin lập lại rằng ước vọng duy nhất của chúng tôi là muốn thấy bản Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh và thắt chặt tình liên đới với VNCH. Tôi không tin rằng Ngài muốn tôi phải ra trước dân chúng Hoa Kỳ dể giải thích sự bế tắc của cuộc thương thuyết hiện nay ở Paris. Điều này chắc chắn sẽ đưa tới sự cắt đứt ngân khoản cho Lào và Căm Bốt và cuối cùng là Miền Nam VN. Khi ở San Clemente, tôi đã nói rõ với Ngài về việc xin Quốc hội HK viện trợ đầy đủ khó khăn như thế nào. Tuy nhiên tôi cũng đã trình bày với Ngài rằng chúng tôi sẽ dồn mọi nổ lực không những xin đầy đủ viện trợ cho những nhu cầu hiện tại của VNCH, mà còn yểm trợ cho những kế hoạch kinh tế dài hạn Ngài vừa công bố! Nổ lực này đang tiến hành tốt đẹp và được đặt vào hàng ưu tiên đầu. Nhưng tôi thẳng thắn khuyến cáo Ngài rằng chỉ một mối bất đồng nhỏ nhoi của chúng ta trong tình thế này cũng đủ làm tiêu tan nổ lực trên. Tôi tin chắc rằng Ngài sẽ cân nhắc kỹ lưỡng điều trên khi đọc lá thư này” (9) Dù cố thuyết phục song Thiệu vẫn không nhượng bộ. Ngày 13/6/1973, Nixon gởi lá thư cuối cùng cho Thiệu với lời lẽ đắng cay: “Lá thư của Ngài đề ngày 12/6 là một đòn giáng mạnh vào tình bằng hữu, sự tương kính và quyền lợi chung của chúng ta. Căn cứ vào những hy sinh và rủi ro của HK phải gánh chịu vì Ngài, tôi không thể ngờ Ngài có thể trả lời một cách tiêu cực như vậy. Tôi chẳng cầu dấu diếm sự căng thẳng trong mối bang giao giữa chúng ta vì Ngài đã phủ nhận những cam kết của tôi trong việc ký kết bản tuyên cáo này. Nếu Ngài lựa chọn đường lối tiêu cực này thì chính Ngài đã vạch ra chính sách tương lai của HK đối với Việt Nam. Tôi sẽ bắt buộc phải chiều ý Quốc hội và công luận HK, chỉ yểm trợ vừa đủ những nhu cầu có tính cách nhân đạo cho nhân dân miền Nam và bỏ qua những quyết định và nhiệm vụ khó khăn để viện trợ kinh tế và quân sự cho VNCH như ta đã thảo luận ở San Clemente. Chẳng cần phải nói dài dòng, nổ lực của chúng tôi trên toàn cỏi Đông Dương sẽ chấm dứt. Tôi coi sự lựa chọn của Ngài như chống đối sự phán đoán và cam kết của chính bản thân tôi. Đây không còn là vấn đề của người đi thương thuyết hay của luật sư và chuyên viên. Đây là vấn đề giữa tôi và Ngài. Sự lựa chọn là do Ngài”. (10) Kế hoạch hoà bình của Nixon nay cũng thất bại như kế hoạch hoà bình của Johnson, vì thiếu sự hợp tác của lãnh đạo VNCH. Lúc bấy giờ Đảng Dân chủ ở Mỹ đang nắm quyền chủ động ở cả hai viện Quốc hội nên tìm cách trả mối hận tháng 11/1968. Quốc hội Mỹ bắt đầu cắt bớt viện trợ cho VNCH vì lẽ VN đã có Hiệp định hòa bình. Ngày 15/11/1973 Hạ Viện Mỹ ấn định mức viện trợ quân sự tối đa cho VNCH là 1126 triệu đôla so với 2270 triệu của tài khoá trước. Nhưng khi chung quyết chỉ còn 900 triệu, đồng thời tước bớt quyền hạn của TT Nixon nhằm trói tay không cho ông can thiệp vào VN nữa. Bước sang 1974, chính quyền Nixon vẫn còn cố gắng giải quyết vấn đề VN bằng con đường hòa bình. Ngày 10/2/1974 Kissinger lại sang Paris gặp Lê Đức Thọ. Trong cuộc mật đàm lần này có sự hiện diện của Martin -Đại sứ Mỹ ở Saigòn, Kissinger yêu cầu Hà Nội hợp tác với Mỹ để thúc đẩy hai bên MN ngồi lại với nhau. Ông đề nghị bước đầu Việt Cộng hãy ngưng bắn ở vùng 3 và 4. VNCH sẽ công nhận ranh giới VC kiểm soát ở vùng 1 v à 2. Sau đó HK sẽ áp lực chính quyền Sàigòn thành lập Hội đồng Quốc gia Hòa giải dân tộc. Trở lại Sàigòn, đại sứ Martin thúc hối TT Thiệu thành lập HĐHGDT và thừa nhận việc phân chia lãnh thổ mà Kissinger đề nghị với Lê Đức Thọ. Ngoài ra được sự đồng ý của Tòa Bạch Ốc, Martin nhờ Đại sứ Ba Lan trong Uỷ ban Kiểm soát và Giám sát ngưng bắn chuyển đến Hà Nội một điệp văn, kêu gọi giới lãnh đạo BV hưởng ứng đề nghị của Kissinger để chấm dứt cuộc chiến tại MNVN. (11) Martin cũng gởi điện về Hoa Thịnh Đốn trình bày nhucầu và sự hợp lý của việc cắt đất nhường cho Việt Cộng khi tiền viện trợ đã bị cắt. (12) Trong khi đó TT Thiệu đi ngược lại đường lối chiến lược của HK khi họ quyết định chấm dứt đấu tranh quân sự để người Quốc gia đấu tranh chính trị với người Cộng sản. Ông chủ trương tiếp tục chiến đấu, tu chính Hiến pháp để tiếp tục làm tổng thống nhiệm kỳ 3. Nếu được HK tiếp tục viện trợ, có thể sau nhiệm kỳ thứ ba, ông sẽ tu chính hiến pháp để làm tổng thống trọn đời như tù trưởng các bộ tộc ở Phi Châu, để lãnh đạo cuộc chiến chống Cộng vì Hà Nội quyết tâm trường kỳ kháng chiến. Thượng Nghị Sĩ Kennedy, người lãnh đạo phong trào cắt viện trợ cho VN quan niệm: “Nếu không đặt trọng tâm vào việc thi hành những mục tiêu chính trị của thỏa ước ngưng chiến (thành lập Hội đồng Hòa giải Hòa hợp Dân tộc và tổ chức tổng tuyển cử dưới sự giám sát của quốc tế) thì mục đích của những món tiền chi tiêu khổng lồ ở VN không phải là để cứu nạn nhân chiến tranh hay kiến thiết xứ sở mà chỉ để cho chính phủ Thiệu kéo dài chiến tranh” (13). Sau khi chỗ dựa của Thiệu là TT Nixon từ chức (10/8/1974) nhiều người đã thấy rõ “còn Thiệu sẽ mất nước”. Tại Quốc hội Mỹ, các nghĩ sĩ kêu gọi VNCH phải thích nghi với Việt Cộng, Adlai Stevenson còn nói rõ hơn là “Thiệu phải từ chức và sau đó nếu Bắc Việt gây hấn thì HK sẽ can thiệp” (14) Vì sự sống còn của MNVN, Phong trào chống tham nhũng do Linh mục Trần Hữu Thanh chủ xướng được phát động rầm rộ từ tháng 9/1974 vận động trưng cầu dân ý bất tín nhiệm Thiệu. Song song với phong trào chống tham nhũng là việc thành lập “Lực lượng hòa giải dân tộc” do Giáo sư Vũ Văn Mẫu cầm đầu. Bản Cáo trạng số 1 của Phong trào chống tham nhũng viết rằng “Chiến tranh hiện nay đang tiếp tục giết hại quân dân ta la tại lòng tham của ông Nguyễn Văn Thiệu đã coi ngôi vị tổng thống của ông nặng hơn vận mạng dân tộc. Đây là thứ tham nhũng tệ hại hơn hết vì là tham nhũng trên sự sống còn của dân tộc hay nói đúng hơn là sự phản bội dân tộc”. (15) Đầu tháng 2/1975 các đảng phái, tôn giáo còn thành lập “Trận tuyến nhân dân cách mạng tranh thủ hòa bình” bao gồm nhiều nhân vật tên tuổi của Phật giáo, Công giáo, Hòa Hảo…Mặt trận lên tiếng yêu cầu TT Thiệu và các phe phái liên hệ chấm dứt chiến tranh, giải quyết bằng con đường hòa bình. Thượng tọa Thích Tâm Châu thuộc khối Việt Nam Quốc Tự từ trước đến nay vẫn ủng hộ chính phủ, nay cũng lên tiếng yêu cầu TT Thiêu hãy vì quyền lợi quốc gia mà từ chức. Đó cũng là yêu cầu của Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình. Thượng Nghị viện từ trước đến nay vẫn ủng hộ Thiệu cũng biểu quyết một quyết nghị lên án TT Thiệu lạm quyền, bất công, tham nhũng. Thượng viện yêu cầu TT Thiệu từ chức và Thiệu phải chịu trách nhiệm về sự thất bại khi ông chỉ nghĩ đến những biệ pháp quân sự để giải quyết nột cuộc chiến tranh nặng về chính trị. Lợi dụng tình hình bất ổn ở Sàigòn, Cộng quân đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long (6/1/1975) để đo lường phản ứng của HK. TT Ford vẫn không có phản ứng nào, B52 vẫn không cất cánh để trả đũa như sự e ngại của Hà Nội. Đến cuối tháng Hai/1975, một phái đoàn lưỡng viện Quốc hội HK được gởi sang Miền Nam VN để duyệt xét lời yêu cầu của TT Ford xin quân viện bổ túc cho VNCH. Sau khi thăm các tỉnh, phái đoàn về Sàigòn họp với TT Thiệu để kiểm điểm tình hình. Các dân biểu, nghị sĩ gay gắt hỏi Thiệu “Ông muốn quân viện và kinh viện mãi sao, chừng bao lâu nữa?”. (16) Bộ Chính trị Đảng CSVN tin rằng Quốc hội HK thực sự bỏ rơi VNCH nên quyết định mở cuộc tổng tấn công mùa Xuân 1975. Chỉ hơn một tuần sau khi phái đoàn Quốc hội Mỹ về nước, vào lúc 2 giờ sáng ngày 10/3/1975 Cộng quân tấn công Ban Mê Thuộc. Theo ý đồ của Bộ Chính trị, từ Ban Mê Thuộc, Cộng quân sẽ tiến thẳng xuống vùng duyên hải Phú Yên, chia hai Miền Nam,giành nửa lãnh thổ phía Bắc. Để chống lại âm mưu của CS, ngày 14/3/1975 Thiệu bay ra Cam Ranh họp với tướng Phạm Văn Phú Tư lịnh Vùng II Chiến thuật. Tại dây với sự hiện diện của ba cộng sự viên thân cận là các tướng Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và Đặng Văn Quang, TT Thiệu quyết định bỏ ngỏ cả vùng Cao nguyên. Ông cho rằng QLVNCH không còn đủ khả năng bảo vệ toàn thể lãnh thổ, phải rút bỏ những vùng kém trù phú, gom lực lượng về cố thủ vùng duyên hải đồng bằng. Trước đó trong buổi họp ở Dinh Độc Lập, Thiệu giải thích việc tái phối trí lực lượng với chiến thuật mới mà ông gọi là “đầu bé đít to”. Ông cho rằng thà mất rừng núi về tay CS còn hơn là phải sống liên hiệp với chúng”. Theo Thiệu, đây là kế hoạch hết sức bí mật, không nên để cho người Mỹ biết”. Nhưng hai năm trước đây, tôi biết thêm một sự thật từ một nhân chứng mới: cựu phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lịnh Vùng I Duyên hải. Trong quyển “Can trường trong chiến bại – Hành trình của một thủy thủ”, tác giả tức Đề đốc Thoại cho biết tướng Trưởng đã tiết lộ cho ông biết: “Ngày 13/3/1975 tại Dinh Độc lập, TT Thiệu nhận định không còn cách nào với ngân khoản viện trợ của HK bị cắt giảm, chánh phủ có thể giữ được sự toàn vẹn của lãnh thổ miền Nam. TT Thiệu lấy viết vạch một đường từ Ban Mê Thuộc xuống Tuy Hòa và nói đó là ranh giới của miền Nam. TT Thiệu còn căn dặn tướng Trưởng phải giữ kín không tiết lộ cho các tư lịnh sư đoàn, các tỉnh trưởng cũng như hải quân và không quân biết việc bỏ miền Trung”. Như mọi người đều biết, việc rút bỏ Vùng 1 và 2 từ giữa tháng Ba đã đưa đến biến cố 30/4/1975. Trong quyển “Tâm tư Tổng thống Thiệu” xuất bản nhân mùa Quốc hận 30/4 năm ngoái, Tiến sĩ Nguyện Tiến Hưng, có Chương 2 Ai Cố vấn Tổng thống Thiệu rút quân?. Tác giả liệt kê 4 người: - Tướng Đồng Văn Khuyên, TMT Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiếp Vận QLVNCH đã đệ trình TT Thiệu ý kiến phải thu hẹp lãnh thổ VNCH thế nào cho tương xứng với sự cắt giảm viện trợ. - Tướng John Murray, tùy viên Quân lực HK ở VN. Ông nói “Ta có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy”. Ông đề nghị mức các tuyến phòng thủ tưởng đương với mức quân viện. Chẳng hạn 900 triệu phòng tuyến phòng thủ ngang tỉnh Tuy Hòa. 750 triệu phòng tuyến kéo dài từ Tây Ninh đến Nha Trang. Nếu 600 triệu chỉ đủ bảo vệ phần đất từ Bến Lức/Long An xuống miền Tây. Xin nhắc lại trong quyển Hồ sơ Mật Dinh Độc Lập viết chung với ký giả J. L. Schecter xuất bản năm 1987, T/s Hưng cho biết “Trong buổi họp cuối cùng với các tướng lãnh VNCH trước khi mãn nhiệm kỳ về nước (8/1974), Murray đã khuyên họ nên thu gọn tuyến phòng thủ lại, tập trung quân số và đạn được để bảo vệ những vùng đông dân dọc bờ biển” (Tr. 405). Từ lời khuyên này, mới có tờ trình nêu trên của Tr/tướng Đồng Văn Khuyên. Cả hai đề nghị trên được đưa ra từ giữa năm 1974, tiếp theo cuộc họp giữa Kissinger với Lê Đức Thọ, như tôi đã đề cập ở phần trên, chớ không phải hồi đấu năm 1975 lúc đó đã muộn rồi. - Đại sứ Martin: đã thuyết phục ông Thiệu chấp nhận một việc chia đất trên thực tế. (Như đã tình bày ở phần trên hồi đầu năm 1974) - Chuẩn tướng Ted Serong với “Một Kế hoạch Mổ xẻ” (A Surgery Plan) đã được trình bày với TT Trần Thiện Khiêm và ông Ngô Khắc Tỉnh (cậu TT Thiệu) hồi đầu tháng Giêng 1975. Theo đó, tướng Serong đã cố vấn ông TTK “Phải bỏ Quân đoàn I và phải ngay từ bây giờ”. VNCH phải thực hiện kế hoạch này nội trong hai tuần. Theo hồi ký Serong “Vào ngày 14 tháng 2 năm 1975, thì ông Thiệu chỉ còn một ngày trước hạn chót mà tôi đã đưa ra, đó là giữa tháng 2”. Đến đầu tháng Ba 1975, ông Ngô Khắc Tỉnh đến thăm Serong với tư cách là người trung gian của TT Thiệu để hỏi ý kiến. Serong trả lời: “Xin ông nói với tổng thống là cuộc chiến đã kết thúc rồi. Nó đã kết thúc từ ba tuần nay” (Tel him the war is over. It has been over for three weeks). T/s Nguyễn Tiến Hưng viết quyển “Tâm Tư Tổng thống Thiệu” để biện minh cho TT Thiệu, đổ trách nhiệm cho người cộng sự của mình là Đồng Văn Khuyên, đổ tránh nhiệm cho Đại sứ Martin và hai cố vấn Mỹ Úc là John Murray và Ted Serong. Nhưng vô tình lại vạch thêm một sai lầm tai hại của TT Thiệu. Ted Serong đã bảo “phải rút trước ngày 15/2/1975. Đến đầu tháng Ba 1975 cuộc chiến đã kết thúc rồi”, ông lại ra lịnh rút để gây biết bao tang thương cho đồng bào và chiến sĩ trong một tháng rưởi cuối cùng của cuộc chiến. T/s Hưng viết “Về việc TT Thiệu ra lệnh rút quân, Serong bình luận: “Chẳng có kế hoạch. Chẳng chuẩn bị. Chẳng có gì cả. Chỉ bỏ tầu” (No plans. No preparations. Nothing. Just abandon ship) Theo tôi, ông Hưng lại bênh vực TT Thiệu, đổ tội cho hai tướng Phạm Văn Phú và Ngô Quang Trưởng rút lui mà không chuẩn bị và có kế hoạch gì cả, chỉ bỏ chạy mà thôi. Việc rút bỏ Vùng I và II là nổ lực cuối cùng của HK giúp VNCH được đề ra từ đầu năm 1974. Nhưng ông Thiệu cứ chần chờ, mãi đến khi Bộ Chính trị CSVN mở cuộc tấn công Ban Mê Thuộc với kỳ vọng sẽ giành được thắng lợi vào cuối năm 1976 khi có cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Đây là cơ hội để TT Thiệu thực hiện các đề nghị kể trên c ủa HK để phá vỡ mộng thôn tình MN bằng bạo lực quân sự của Hà Nội vào cuối năm 1976. Ông yêu cầu TT Ford công khai thông báo thẳng cho LX, TC và Hà Nội: Vì hòa bình VNCH sẳn sàng rút khỏi phân nữa lãnh thổ phía Bắc giao cho MTGPMN quản lý, để hai bên Miền Nam có thế lực ngang nhau hầu thi hành HĐ Paris 1973. Yêu cầu Hà Nội án binh bất động để QLVNCH rút quân. Bằng hành động này, sẽ giúp MTGPMN thấy rằng họ được giành được một nửa lãnh thổ MN, không phải do công lao của Miền Bắc. Họ sẽ ra sức tranh thủ nhân dân ở đây, củng cố phần đất này để nói chuyên với VNCH ở phía Nam về việc thành lập HĐHGDT, tổ chức tổng tuyển cử dân chủ tự do. Sau 1973, mối quan tâm của MTGPMN không phải là VNCH mà là BV. Họ rất lo ngại hành động cứng rắn của TT Thiệu sẽ tạo cơ hội cho BV thôn tính MN. Lúc đó cả VNCH và MTGPMN đều là kẻ bại trận, là kẻ phản bội nhân dân MN. Sự thất bại của MN năm 1975 sẽ được lịch sử soi sáng. Lỗi lầm trước mắt là do TT Thiệu. Chính ông đã thừa nhận “Tôi có trách nhiệm, nhưng không có lỗi”. T/s Hưng đã viết ba cuốn sách để bào chữa là TT không có lỗi. Tất cả đều do người Mỹ tạo ra và cuối cùng ông Dương Văn Minh đã đầu hàng CS. Câu nói của TT Thiệu chỉ có thể nói với người Mỹ chớ không phải nói với nhân dân MN đã bầu ông làm tổng thống. Trong sách Tâm Tư TT Thiệu, tác giả ghi nguyên văn cuộc phỏng vấn ngày 1/12/1979 của tạp chí Der Spiegel với TT Thiệu. Cuối cùng nhà báo hỏi: “Có khi nào ông nghĩ là nên cám ơn cho những việc ngưòi Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Kissinger than phiền trong cuốn sách của ông ta: ‘Cảm ơn cho những việc nhận được không phải là một đức tính của người Việt Nam”. Ông Thiệu không trả lời thẳng, nói vòng vo lãng sang vấn đề khác, khiến người hỏi phải nhấn mạnh: “Cá nhân ông, ông không cảm thấy chút gì là phải biết ơn? Ông Thiệu trả lời: “Thành thật mà nói, nếu chính phủ Mỹ đã không phản bội chúng tôi, hay đâm sau lưng chúng tôi, dân tộc VN sẽ biết ơn mãi mãi”(Tr.438). Rồi đây, lịch sử ngày càng sáng tỏ, “ai phản bội? Ai đâm sau lưng?” Nhưng câu trả lời của TT Thiệu có thể làm cho nhiều đồng bào chúng ta hỗ thẹn. Theo ông, ông chỉ khẳng định Mỹ phản bội ông, đâm sau lưng ông, nên ông không mang ơn Mỹ và không có lỗi gì với dân tộc VN. Như vậy, người ta có thể nghĩ ông ta chỉ là tên lính đánh thuê. Có trách nhiệm của một tên lính đáng thuê và không có lỗi gì cả khi người ta không cần tên lính đánh thuê nữa. Đó là tâm tư của TT Thiệu đối với Đồng minh. TT Thiệu còn trả lời một cuộc phỏng vấn nữa với nhà báo Dunlop của báo Now ở Luân Đôn năm 1979 đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ. (Tr. 9-11) Ông nói “Now I have nothing left to do with them” mà báo chí Việt ngữ dịch ra là “Bây giờ tôi chẳng còn mắc mớ gì đối với họ nữa”. Theo nhận xét của T/s Hưng thì có lẽ ông Thiệu muốn nói “Nay tôi chẳng còn quyền hành hay phương tiện để làm được gì đối với đồng bào tôi”, nhưng ông đã lẫn lộn giữa chữ for và with. Đáng lẽ phải nói là “Now I have nothing left to do for them”. Đó là tâm tư của vị lãnh đạo tối cao VNCH đối với đồng bào, họ mạo hiểm trốn chạy CS, ly hương để tìm tự do sau 1975. Qua sự việc trên còn cho thấy ông Hưng luôn bào chữa ông Thiệu. Trái lại ông Thiệu với bản chất hay đổ tội cho người khác nên ông viết thư nhờ ông Hưng đính chính dùm. Còn ông đã gởi một thơ “chưởi thẳng Michael Dunlop, tên này đã gặp tôi và tường thuật lại sai biệt cho báo Now! Đây là một ác ý rõ ràng của nó. Không biết do ai xúi dục mà thấy trùng hợp với vụ Kissinger ra sách…”. Lại nghi ngờ Kissinger! Chuyện thứ ba T/s Hưng nói về Tâm tư TT Thiệu. qua lời kể của ông Thiệu: “Nhiều lần hành khách trên tàu điện, xe buýt có nhận ra ông nhưng họ cứ ‘phớt tỉnh’. Trừ trường họp trong một quán ăn nọ, có người tới tận bàn để chào: Hello, how are you? Are you President Thieu? Ông trả lời: “No, I am his brother” (Không phải tôi là em ông ta”. (Tr.30). Tâm tư trên của ông Thiệu khiến người đọc có sự suy nghĩ: người dân Anh biết ông là cựu tổng thống VNCH, nhưng họ “phớt tỉnh” có phải họ đã coi thường ông, thấy việc ông làm trước 1975 và tư cách của ông sau 1975 qua cuộc phỏng vấn của báo Now và Der Spiegel? Vì thế chính ông Thiệu cũng không dám nhận mình là TT Thiệu! Vậy xin đừng nhắc đến ông nữa. Muốn phục quốc, phải dũng cảm. Biết nhục là đã gần với đức Dũng rồi. Tại sao cứ chối và bênh vực mãi như là con nít. Nguời đọc không phải là con nít. TS Hưng phải xuất bản ba quyển sách để biện minh. Cả ba cuốn sách đều gây tai hại cho đất nước, làm xấu hỗ dân tộc. Nên nhớ câu nói của người xưa “Nhất ngôn hưng bang, nhất ngôn tán quốc.” Lê Quế Lâm Chú thích: 1. Học Viện Quan hệ Quốc tế, Thắng lợi có tinh thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1985, Tr. 88. 2. Lyndon Johnson, The Vantage Point, Perspectives of the Presidency, Redwood Press Ltd, London, P. 67. 3. Henry Steele Commager, Documents of American History, Vol II: Since 1898, Prentice Hall, Inc, New Jersey, 1973, P.698. 4. Phạm Văn Đồng, Thắng lợi vĩ đại, Tương lai huy hoàng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, Tr. 170/72. 5. Bùi Diẫm, Gọng kèm lịch sử, Chương 28: Vụ Anna Chennault. 6. Nguyễn Tiếng Hưng & J.L. Schecter, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, C & K Promtions, Inc, Los Angeles, Tr. 245. 7. Như trên, Tr. 250-251. 8. Nguyễn Khắc Ngữ, Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Nhóm nghiên cứu Sử Địa Việt Nam xuất bản, Gia nã Đại, 1979, Tr. 155. 9. Nguyễn Tiến Hưng, Sđd, Tr. 327. 10. Như trên, Tr. 341-342. 11. Nguyễn Khắc Ngữ, Sđd, Tr. 161/162. 12. Snep W. Frank, Decent Interval, Random House, NY, 1977, P.109. 13. Nguyễn Tiến Hưng, Sđd, Tr. 389. 14. Nguyễn Tiến Hưng, Sđd, Tr. 410. 15. Đỗ Mậu, Việt Nam Quê Hương Tôi Máu Lửa, Nxb Quê hương, HK, 1987, Tr. 1257. 16. Nguyễn Tiến Hưng, Sđd, Tr. 431. Nguồn: http://saigonecho.info/main/tintuc/binhluan/26043-hip-nh-paris-1973-va-bin-c-3041975.html
|
Xem tiếp: