Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Xem tiếp... Hình ảnh xưa :1975 dân Nam chạy Giặc CS Bắc Việt

Hình ảnh xưa :1975 dân Nam chạy Giặc CS Bắc Việt



Tại Ban Mê Thuột




- 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu .


- 4 giờ chiều ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...


- 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và cọng sản bắc việt được coi như kết thúc.


Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) - theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh




Chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuộc thất thủ


Tại Quảng Trị và Huế

 

Trên đèo Hải Vân


Ngày 18 tháng 3 năm 1975, người dân ở Huế, lũ lượt kéo vô Đà Nẵng để lánh nạn. Dòng người di tản ồ ạt chật cả đường phố. Xe nghẹt cả đèo Hải Vân, đứng dưới đèo nhìn lên thấy một dòng xe ngoằn ngoèo


Ngày 20 tháng 3 năm 1975 hàng mấy ngàn người dân già trẻ lớn nhỏ ở HUẾ ghồng ghánh ẳm bồng con cái chạy trốn cộng sản cã trăm cây số trên quốc lộ 1 vì họ còn ám ảnh nặng nề của năm Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.


Ngày 21 tháng 3 năm 1975, cọng sản đã cắt đứt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế & Đà Nẳng . cọng sản đang đống chốt ở đèo Phú Gia, có nhiều người dân di tản trên đoạn đường này bị chết.


Dân chúng di tản trên quốc lộ 1 từ Huế hướng về Đà Nẵng và cọng sản đả pháo kích trúng những vào những người dân đang di tản họ chết nằm bên lề đường, người sống bị thương nằm, ngồi la liệt .


Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên đường rút quân vô Đà Nẵng và đang kẹt trên đèo Hải Vân với dân chúng di tản .



Tại Quảng Trị và Huế



Ngày 21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1, gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản


Tại Quảng Trị và Huế Người phụ nữ này 1 mình dẩn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nổi lo âu




Chiếc xà lan quân vận vùng 1, di tản Quân & Dân chuyến cuối cùng từ Thuận An 



Ngày 26 tháng 3 năm 1975 Quảng Trị và Huế đã thất thủTại Đà Nẵng. Ngày 27-28 tháng 3 năm 1975, người Đà Nẳng chạy trốn cọng sản




Ngày 27 - 3 - 1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà Nẵng để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội. Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.





Sau đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẩn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975 


 


Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng





Tại Đà Nẵng Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối . Người dân chạy trốn cọng sản được câu lên tàu SS. Pioneer Contender


 


Một số người dân di tản đả được ngồi yên dưới hầm tàu




Những ngày cuối tháng 3 - 1975. có 6 chiếc xà lan do các tàu kéo từ Vũng Tàu ra Đà-Nẵng để đưa người di tản


 


Bến tàu Đà Nẵng rất hỗn loạn, nên các chiếc tàu thả neo ngoài xa, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu


Tại Đà Nẵng


 


Mỗi chiếc tàu chở được chừng 10 ngàn người thì nhổ neo về Cam Ranh


 


Chiều ngày 28 - 3 - 1975, tại bãi biển Mỹ Khê. Những cảnh hỗn loạn xảy ra .  Cả chục chiếc thiết vận xa M/13 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu.  Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê 




Tối 28-3-75 bọn cộng sản pháo kích vô căn cứ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời




 


Chiến Hạm HQ 802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975 




Và những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để chạy ra khỏi Đà Nẵng.  phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975





Ngày 30 tháng 3 năm 1975 Dân tị nạn từ Huế , Đà Nẵng và các thành phố khác chen chúc chạy trốn cộng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam



. 

Ngày 29 tháng 3 năm 1975 , Đà Nẵng và toàn Quân Khu 1 thất thủ
Tại Tuy Hòa , Phú Yên Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cã các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.





Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng 

Những người dân rút chạy khỏi cao nguyên ngày 19-3 - 1975 tại Phú Bổn-Kontum




Một quân nhân VNCH trên trực thăng đả cứu bé trong cuộc di tản hổn loạn 




Đoàn xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên




Ngày 22-3-1975 một phụ nữ được trực thăng di tản ra khỏi Tuy Hòa, ôm chặt con vào lòng với nỗi đau khổ vì người chồng còn kẹt ở lại 



Theo Nam Ròm

Nguồn: http://lamtamnhu.blogspot.com/2014/04/hinh-anh-xua-1975-dan-nam-chay-giac-cs.html















Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 – Ngày 17 Tháng 3 Năm 1975 (và những hệ lụy sau đó)

Dẫn chuyện.
Sau khi tỉnh Phước Long vào tay quân cộng sản ngày 7/1/1975, thủ phủ Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac thất thủ ngày 11/3/1975, tình hình chiến sự Quân Đoàn II/Quân Khu II trở nên sôi động. Xin nhớ là Thỏa Hiệp Ngưng Bắn đã ký tại Paris ngày 27/1/1975 và hạ tuần tháng 3/1975 là có hiệu lực. Do vậy mà bầu không khí chính trị cũng sôi động không kém tình hình quân sự.
Lúc bấy giờ các vị lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội liên quan đến những phản ứng sau đó, là:

– Tổng Thống: Nguyễn Văn Thiệu (Trung Tướng).
– Thủ Tướng: Trần Thiện Khiêm (Đại Tướng).
– Tổng Tham Mưu Trưởng: Đại Tướng Cao Văn Viên.
– Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên. Ông được phép đưa thân phụ sang Tokyo chữa bệnh ung thư, nên không có mặt từ lúc đầu cuộc rút quân. Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tổng Cục Trưởng.
– Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
– Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận (Qui Nhơn): Đại Tá Bửu Khương.
– Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Lê Khắc Lý.
Lúc bấy giờ tôi là Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Vào chuyện.
Ngày 14/3/1975, một buổi họp quan trọng tại Cam Ranh dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống, nhưng người bạn tôi ở Phủ Thủ Tướng không rõ nội dung mà chỉ áng chừng là vạch kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột. Rất tiếc là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa về, nên tôi với Đại Tá Phạm Kỳ Loan không biết gì hơn.
Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
– Đại Tá Hoa tôi nghe –
– Có ai ngồi gần anh không? –
– Dạ không, thưa Đại Tướng –
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên. Ông tiếp:
– Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách nhiệm thi hành –
– Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng –
– Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng? –
– Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không Quân và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng –
– Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu chiếc thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ. Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rõ chưa? –
– Thưa Đại Tướng, tôi rõ –
– Phần anh, anh chuyển các quân dụng đắt tiền ra khỏi Pleiku và muốn đem về đâu thì tùy anh-
– Vâng. Tôi thi hành, thưa Đại Tướng –
Tôi thuật lại cho Đại Tá Loan nghe, và cả Đại Tá Loan lẫn tôi, đều không suy đoán được là chuyện gì sắp xảy ra mà chúng tôi không được phép biết. Nếu chuẩn bị đánh nhau với quân cộng sản thì tại sao không để quân dụng lại mà thay thế số tổn thất? Nếu không đánh nhau,….. mà không đánh nhau là thế nào? Thật không hiểu nỗi!
Tổ chức một quân đội, phải có hai yếu tố chính, là “con người và quân dụng”. Quân dụng do ngành Tiếp Vận quản trị. Những gì trang bị cho mỗi quân nhân từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, từ dinh dưỡng đến điều trị khi bị thương hay đau yếu, vấn đề mai táng và nghĩa trang, rồi doanh trại, phương tiện di chuyển, rồi súng đạn, xe tăng thiết giáp, đại bác hỏa tiển,…… đều là nhiệm vụ của ngành Tiếp Vận. Ấy vậy mà Tiếp Vận lại không được quyền biết đến kế hoạch hành quân, ít nhất là đối với lệnh vừa rồi của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa !
Trong quân đội, chỉ có Trung Tướng Đỗ Cao Trí và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, là hai vị Tư Lệnh đại đơn vị đặt Tiếp vận vào đúng vị trí của ngành này mà thôi. Điển hình là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, đầu năm 1970, khi soạn kế hoạch hành quân sang lãnh thổ Cambodia tấn công các kho dự trữ tiếp vận của quân cộng sản sát biên giới Việt Nam, sau khi quyết định ngày N, Trung Tướng Trí nêu câu hỏi với Trung Tá Trương Bảy (sau này là Chuẩn Tướng Cảnh Sát) Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận:
– Theo kế hoạch hành quân như đã trình bày, Tiếp Vận có chuẩn bị kịp không? Nếu không, Quân Đoàn sẽ lùi ngày lại”.
Khi vị Tư Lệnh hỏi như vậy, cho dù chuẩn bị gấp rút cách mấy cũng phải thực hiện cho xong chớ đâu thể xin lùi ngày được. Đằng nào cũng phải vất vã, nhưng vất vã mà được biết đến vẫn vui lòng hơn.
Trước khi lên Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú điện thoại tôi:
– Anh Hoa à, tôi sắp sửa lên Quân Đoàn II, anh cho tôi mượn Trung Úy Thiêm một tuần để nó lên đó chọn hướng đặt bàn giấy giùm tôi nghe anh-
– Vâng. Tôi sẽ nói với anh Thiêm và Thiếu Tướng cứ liên lạc trực tiếp với anh ấy về những chi tiết cần thiết –
Lúc bấy giờ tôi là Cục Trưởng Cục Mãi Dịch (đồn trú ở Sài Gòn), và trong đơn vị tôi có Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm được nhiều người cho là giỏi tướng số tử vi và chữ ký. Và sau 5 ngày công tác riêng cho Thiếu Tướng Phú ở Plei Ku trở về, Trung úy Thiêm nói với tôi:
– Thưa Đại Tá, tôi thấy vận số của Thiếu Tướng Phú hết rồi, nhiều lắm cũng chỉ tính bằng tháng chớ không tính bằng năm đâu –
– Anh có nói gì với Thiếu Tướng Phú không?-
– Dạ không. Vì sợ ổng mất tinh thần. Với lại có nói ra cũng không có cách gì giải được, thà không nói vẫn hơn –
– Nghî như anh cũng phải –
(Năm 1990, tôi được biết Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm định cư tại Australia )
Tôi nhớ, có một hôm Trung Tướng Đồng Văn Khuyên nói với tôi rằng, “Thiếu Tướng Phú tuổi con rắn, nên Tổng Thống cử lên Quân Đoàn II vì rắn thích hợp với núi rừng”.
Trở lại lệnh của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. Tôi gọi lên Plei Ku liên lạc với Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II:
– Tôi Hoa đây anh Lý. Tôi được lệnh cấp C.130 cho anh nhưng không được biết là Quân Đoàn sử dụng vào công tác gì. Vậy anh có thể cho tôi biết để tôi tiện sắp xếp phi cơ theo đúng nhu cầu của anh không ? Vì chắc anh cũng biết là số phi cơ khả dụng của chúng tôi giới hạn lắm –
– Anh cứ đưa lên đây cho tôi, còn sử dụng vào công tác gì thì không thể nói được đâu- Lời của Đại Tá Lý.
– Đành vậy. Nhưng anh cần bao nhiêu chiếc? Cần vào lúc nào? Và chuyển vận từ đâu tới đâu?
– Anh có bao nhiêu chiếc thì đưa lên tôi bấy nhiêu, và kể từ sáng mai (16/3/1975). Không trình có thể là từ Plei Ku đến Nha Trang hoặc Sàigòn –
– Vậy thì như thế này. Sáng mai tôi cho lên anh 2 chiếc, trong khi 2 chiếc kế tiếp túc trực tại phi trường Tân Sơn Nhất và anh cần là cất cánh ngay, vì một lúc anh đâu sử dụng được 4 chiếc. Được không? –
– Được. 8 giờ sáng mai anh cho có mặt tại phi trường Cù Hanh nghe –
– Xong. Mình thỏa thuận như vậy nhé –
Tôi trình Đại Tá Loan là vẫn không biết được gì thêm ở Quân Đoàn II. Đại Tá Loan hỏi Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu, Chuẩn Tướng Thọ cũng không tiết lộ điều gì. Bên Không Quân xác nhận là có thể sử dụng tối đa 9 chiếc C.130, nhưng sau khi sử dụng như vậy thì các nhu cầu tiếp theo không thể thực hiện được ít nhất là một tuần vì phải tu bổ lại. Bộ Chỉ Huy Không Chiến, cơ quan điều động phi cơ, đồng ý về thỏa thuận giữa tôi với Đại Tá Lý, nghĩa là 2 chiếc C130 cất cánh lên Pleiku thì 2 chiếc kế tiếp túc trực tại căn cứ Tân Sơn Nhất.
Sáng ngày 16/3/1975, Bộ Chỉ Huy Không Chiến điện thoại tôi:
– Trình Đại Tá, trưởng phi cơ C.130 đang trên không phận phi trường Cù Hanh (Plei Ku), cho biết là không thể nào đáp xuống phi trường được, vì người ta đông không thể tưởng tượng nỗi. Chẳng biết là chuyện gì xảy ra vì không liên lạc được dưới đất. Và hai chiếc C.130 đang chờ lệnh Đại Tá đó –
– Anh chuyển đến Trưởng phi cơ, hãy chờ tôi vài phút để tôi liên lạc với Quân Đoàn xem tình hình ra sao đã –
Gọi Quân Đoàn II và tôi nói chuyện với Đại Tá Lý:
– Phi cơ tôi đang trên không phận của anh đó, nhưng không thể đáp được. Nếu anh muốn họ đáp xuống thì anh phải giải toả sân bay giùm đi vì nếu chậm quá thì họ sẽ về lại Sài Gòn đó. Mà chuyện gì xảy ra vậy Anh? –
– Tại vì người ta tranh nhau chờ lên phi cơ mới có chuyện tràn ngập đường băng như vậy. Để tôi cho Quân Cảnh giải toả, anh bảo phi cơ đáp xuống cho tôi đi –
– Thì phi hành đoàn đang chờ đường băng trống là đáp xuống, trừ khi anh không giải toả nỗi. Anh nhớ ưu tiên cho Trung Tá Thời, Liên Đoàn Trưởng Yểm Trợ Tiếp Vận của tôi ở Plei Ku, chở một số kiện hàng quan trọng xuống Qui Nhơn hoặc Nha Trang à nghe –
Tôi lại nhờ Bộ Chỉ Huy Không Chiến chuyển đến phi hành đoàn C.130. Và sau đó, phi cơ đáp xuống được tuy rất khó khăn vì đông nghẹt người là người hai bên đường băng. Để rồi một hình ảnh hỗn loạn chưa từng thấy -theo lời thuật của Trưởng phi cơ- là cả một rừng người chen lấn xô đẩy, thậm chí đạp lên nhau để tranh lên phi cơ, và hết sức khó khăn đến độ nguy hiểm, phi hành đoàn mới cho phi cơ cất cánh được.
Hóa ra là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chuyển xuống Nha Trang. Tôi trình ngay cho Đại Tá Loan vì ước tính là sắp đánh nhau với quân cộng sản rồi. Ước tính này không phải là vô căn cứ, bởi vì cộng sản đã chiếm thủ phủ Cao Nguyên, bây giờ chúng tấn công vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng là điều có thể xảy ra lắm chớ. Nhưng chúng tôi nhầm …
Vì sáng ngày 17/3/1975, trong lúc 2 chiếc C.130 trên không phận Plei Ku thì điện thoại nhà tôi reo, hôm nay là chủ nhật nên tôi đi làm muộn:
– Đại Tá Hoa tôi nghe –
– Bộ Chỉ Huy Không Chiến đây Đại Tá. Trưởng phi cơ cho biết là toàn thị xã Plei Ku hôm nay không có một bóng sinh vật nào cả, và bây giờ phi hành đoàn xin phép về lại căn cứ –
– Anh hỏi lại phi hành đoàn giùm tôi, nếu sự thực hoàn toàn đúng như vậy thì tôi đồng ý phi cơ quay về. Xin nhớ, đây là trách nhiệm rất quan trọng nghe anh –
Tôi điện thoại qua nhà Đại Tá Phạm Kỳ Loan, và ngay sau đó Đại Tá Loan liên lạc Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ (Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu) nhưng Chuẩn Tướng Thọ vẫn không nhỏ được một giọt thông tin nào về tình hình đó cả. Tôi và Đại Tá Loan tức lắm, nhưng chúng tôi không có cách nào khác vì Trung Tướng Khuyên đi Tokyo chưa về. Có vẻ như chúng tôi bị coi như là những sî quan không đáng tin cậy thì phải, ít nhất cũng là không được tin cậy trong cuộc hành quân này, dù rằng Đại Tá Loan đang là cấp chỉ huy cao nhất của ngành Tiếp Vận với gần 100.000 quân nhân công chức chuyên ngành và quản trị một khối lượng dụng cụ chiến tranh trên dưới 7 tỉ mỹ kim!
Tất cả các hệ thống liên lạc truyền tin bằng vô tuyến lẫn hữu tuyến của quân đội, cũng như hệ thống liên lạc bên hành chánh, đều không liên lạc được với bất cứ cơ quan đơn vị nào ở Plei Ku cả. Đại Tá Bửu Khương (ở Qui nhơn) cũng không có tin tức gì khá hơn trong khi đoàn quân xa hơn 100 chiếc của Liên Đoàn 2 Vận Tải vẫn còn kẹt trên Plei Ku vì quốc lộ 19 nối liền Qui Nhơn – Plei Ku bị quân cộng sản chiếm giữ nhiều chặng. Một tình hình không thể hiểu nỗi ít nhất là đối với ngành Tiếp Vận chúng tôi. Không biết tại sao lúc ấy chúng tôi không nghĩ đến giả thuyết nào khác, chẳng hạn như Quân Đoàn II vờ rút quân ra ngoài để thành phố bỏ ngỏ cho q6an cộng sản tiến vào, và bất thình lình quật lại tấn công chúng ngay trong thành phố. Còn về giả thuyết rút bỏ Cao Nguyên thì nhất thiết không thể có trong tư tưởng của bất cứ sĩ quan nào chớ chẳng riêng gì chúng tôi. Cho dù một giả thuyết như vậy thôi cũng không có trong hàng sĩ quan cấp dưới, nhưng nó lại là một kế hoạch thật sự của hàng sĩ quan cấp Tướng lãnh đạo đất nước 20.000.000 dân, trong đó có một quân đội hơn 1.000.000 người!
Cả hai chúng tôi -Đại Tá Loan và tôi- không thông báo tình hình tệ hại đó cho bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận biết, trong khi chúng tôi hết sức lo lắng cho tất cả quân nhân nói chung và số phận của anh em trong ngành Tiếp Vận ở Plei Ku và Kon Tum nói riêng, vì chúng tôi không có bất cứ một thông tin nào về tình hình đó, kể cả nguồn cung cấp chính xác nhất là vị Tướng Trưởng Phòng 3 ngang hàng với cơ quan chúng tôi, và vị Tổng Tham Mưu Trưởng cấp trên của chúng tôi cũng vậy.
Chiều 18/3/1975, điện thoại reo:
– Đại Tá Hoa tôi nghe –
– Khương đây anh Hoa- Đó là Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận, đồn trú tại Qui Nhơn.
– Anh có tin gì về anh em mình trên Plei Ku chưa? –
– Liên Đoàn 2 Vận Tải mới liên lạc vô tuyến với đoàn xe bị kẹt trên Plei Ku rồi anh. Đoàn xe này đang cùng với hằng ngàn quân xa và dân xa rút bỏ Plei Ku và Kon Tum, đang di chuyển trên đường liên tỉnh số 7 để xuống Tuy Hòa. Toàn bộ lực lượng gồm nhiều đơn vị chiến đấu, cùng với Pháo Binh, Thiết Giáp, bị sa lầy sau khi vượt qua Cheo Reo. Phần thì đường hư cầu sập làm nhiều chiến xa M.48 và đại bác 175 cơ động lật xuống hố, phần thì các đơn vị cộng sản tấn công nhiều mặt, đã gây tổn thất nặng cho cả quân đội lẫn dân sự nhưng chưa thấy phản ứng của Quân Đoàn. Anh em mất tinh thần lắm anh ơi! –
– Được rồi. Bảo vệ đoàn quân và khi nào xuống đến Tuy Hoà, chắc chắn là trách nhiệm của Quân Đoàn. Bây giờ anh nên chuẩn bị tổ chức nhiều toán do một sî quan của Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận chỉ huy và đặt tại Tuy Hoà, mỗi toán phụ trách một công tác, để khi đoàn quân xuống đến Tuy Hòa thì cấp phát ngay cho bất cứ đơn vị nào mà không cần theo thủ tục tiếp liệu thông thường, chỉ cần viết tay và ký nhận là đủ. Hàng mang theo cấp phát là: Lương khô đủ ăn 3 ngày, 1 bộ quần áo trận, đổ đầy xăng dầu cho xe chạy bánh và xe chạy xích. Toán Quân Y thì cấp thuốc cho các bệnh thông thường và cấp cứu đầu tiên. Anh thấy được không? –
– Được anh. Để tôi lo –
– Anh nói Liên Đoàn 2 Vận Tải ráng giữ liên lạc và khi có bất cứ tin tức gì về đoàn quân này thì anh cho tôi biết ngay nghe anh Khương-
Sở dĩ có đoàn xe hằng trăm chiếc bị kẹt ở Plei Ku, là vì sau khi Phước Long mất, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên ra lệnh cho tôi thực hiện kế hoạch chuyển tiếp liệu loại 1 (lương thực thực phẩm), loại 3 (nhiên liệu), loại 5 (đạn dược chất nổ), lên Plei Ku dự trữ cho 20.000 quân phòng thủ trong 30 ngày mới bổ sung. Do vậy mà hằng ngày đoàn xe cả trăm chiếc đi đi về về giữa Qui Nhơn với Plei Ku để vận chuyển tiếp liệu từ Qui Nhơn lên Plei Ku.
Tôi sang văn phòng Đại Tá Loan, và sau đó tôi điện thoại lên Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng:
– Tôi Hoa đây anh Nguyện (Đại Tá Nguyễn Kỳ Nguyện, chánh văn phòng), anh cho tôi trình vấn đề gấp với Đại Tướng –
– Anh chờ tôi một chút –
– Tôi đây. Anh có chuyện gì vậy? –
– Thưa Đại Tướng, tôi Hoa đây –
– Có việc gì vậy? –
– Vài phút cách đây, Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận, cho tôi biết về đoàn quân rút bỏ Plei Ku và Kon Tum đang bị sa lầy … (tôi thuật lại chi tiết mà tôi và Đại Tá Khương đã nói với nhau).
– Anh có chắc là đúng như vậy không? –
– Từ chổ đoàn xe bị kẹt đến Đại Tá Khương như thế nào thì tôi không dám chắc, nhưng từ Đại Tá Khương đến tôi là hoàn toàn chính xác, thưa Đại Tướng –
– Thôi được. Anh đừng nói với ai nữa nghe –
– Vâng –
Đại Tá Loan và tôi đều ngẩn ngơ về câu sau cùng của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. Chúng tôi ngẩn ngơ vì không hiểu tại sao tình hình đến như vậy mà vẫn muốn giấu kín chúng tôi nữa! Vài phút sau đó, Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ điện thoại tôi:
– Cưng ơi (Chuẩn Tướng Thọ thường gọi tôi như vậy), cưng có liên lạc với đoàn xe trên đường số 7 hả? –
– Tôi không trực tiếp liên lạc nhưng Liên Đoàn 2 Vận Tải của chúng tôi đã liên lạc được với đoàn xe chở tiếp liệu lên Plei Ku và bị kẹt trên đó, nay thì cùng trong đoàn quân sa lầy mà vừa rồi tôi đã trình Đại Tướng –
– Có. Đại Tướng mới gọi anh đây. Cưng cứ biết vậy thôi nghe –
Tôi có biết chút ít về đường liên tỉnh số 7 này, từ đoạn Plei Ku vào đến Cheo Reo và xuống đến Cung Sơn. Vì cuối năm 1955 -lúc bấy giờ tôi đang là Thiếu Úy, Đại Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn Khinh Quân 510- toàn bộ Tiểu Đoàn chúng tôi cùng với Tiểu Đoàn Khinh Quân 507 và 527, di chuyển từ Vỉnh Long lên Cao Nguyên và đồn trú tại Cheo Reo, để thành lập Trung Đoàn 35 Bộ Binh trong hệ thống tổ chức Sư Đoàn Khinh Chiến 12. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đồn trú tại Plei Ku. Các Tiểu Đoàn được cấp phiên hiệu như sau: Tiểu Đoàn 507 thành Tiểu Đoàn 1/35, Tiểu Đoàn 510 chúng tôi thành Tiểu Đoàn 2/35, và Tiểu Đoàn 527 thành Tiểu Đoàn 3/35.
Vì các đơn vị yểm trợ tiếp liệu và hành chánh tài chánh đồn trú ở Plei Ku, nên chúng tôi thường xuyên đi lại giữa Cheo Reo với Plei Ku bằng đường liên tỉnh số 7 và một đoạn quốc lộ 14. Sở dĩ đoạn đường từ ngã ba quốc lộ 14 với liên tỉnh lộ 7 -tên địa phương là Mỹ Thạch- vào đến Cheo Reo còn sử dụng được, là vì trong chiến tranh giữa thực dân Pháp với cộng sản 1945-1954 (lúc đó cộng sản núp dưới tên Việt Minh), Cheo Reo là cứ điểm quân sự của Pháp, nên đường này được tu bổ vì nó là “con đường huyết mạch” của cứ điểm. Còn đoạn từ Cheo Reo xuống Cung Sơn và Tuy Hoà, quân đội Pháp không sử dụng nên không tu bổ gì cả. Khi Trung Đoàn chúng tôi đến Cheo Reo, thì xác những chiếc thiết giáp của Pháp còn ngổn ngang tại đó, còn chiếc cầu bắc ngang Sông Ba thì tồi tệ hơn bất cứ chiếc cầu tồi tệ nào. Thuở ấy “rất là hoà bình”, nên chúng tôi thường đi săn trên đường từ Cheo Reo xuống đến Cung Sơn, chỉ cần thận trọng một chút thì xe jeep vẫn bò qua chiếc cầu tồi tệ ấy được. Trên đoạn đường này, chiếc xe jeep của chúng tôi chỉ gọi là “bò” chớ không thể gọi là chạy được vì mặt đường giữa vùng rừng già heo hút này hầu như không còn gì để gọi là con đường nữa.
Giữa năm 1969, lúc ấy tôi là Đại Tá, tháp tùng Trung Tướng Nguyễn Văn Là, đến thăm các đơn vị tại Cheo Reo và các quận lân cận, con đường bên kia Sông Ba được tu bổ đôi chút. Và nếu đoạn đường tiếp nối xuống Cung Sơn để ra Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên) không được tu bổ thường xuyên, mà Quân Đoàn II quyết định sử dụng cho đoàn quân hơn 10.000 người cùng với trên dưới 2.000 quân xa, dân xa, và chiến xa hạng nặng triệt thoái, quả là tạo được bất ngờ đối với địch, nhưng phải nói là quá liều lĩnh! Bất ngờ, nhưng con đường có sử dụng được hay không, lại là vấn đề trước mặt của Quân Đoàn II nói chung, và của bộ chỉ huy hành quân cuộc hành quân lui binh này nói riêng.
Chiều tối hôm sau thì Trung Tướng Đồng Văn Khuyên từ Tokyo (Nhật Bản) về đến. Sau khi nghe chúng tôi trình bày về tình hình từ ngày ông vắng mặt đến nay, ông nói sáng mai sẽ trình diện Tổng Thống với Đại Tướng (Tổng Tham Mưu Trưởng), chắc là sẽ có tin tức rõ ràng hơn.
Và đây là những tin tức đó:
“Sau khi mất Ban Mê Thuột, áp lực của quân cộng sản rất mạnh. Tổng Thống nhận định là không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ Cao Nguyên trong khi Ban Mê Thuột cần giữ hơn là Plei ku với Kon Tum, vì vậy mà Tổng Thống trong buổi họp tại Cam Ranh, đã quyết định rút bỏ Plei Ku, Kon Tum, Phú Bổn, để đem lực lượng về phản công lấy lại Ban Mê Thuột. Tổng Thống giao cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhiệm vụ thực hiện cuộc hành quân triệt thoái khỏi 3 tỉnh đó, nhưng phải giữ bí mật tối đa và bảo vệ toàn vẹn lực lượng (có lẽ vì bảo mật tối đa mà Tổng Cục Tiếp Vận chúng tôi không được cho biết gì cả). Thiếu Tướng Phú trình kế hoạch là rút theo đường liên tỉnh số 7, dù rằng con đường này không sử dụng từ lâu nhưng đạt được yếu tố bất ngờ đối với lực lượng cộng sản. Thiếu Tướng Phú đề nghị Tổng Thống thăng cấp Chuẩn Tướng cho Đại Tá Phạm Duy Tất, và Chuẩn Tướng Tất sẽ là Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân lui binh này. Lời đề nghị được Tổng Thống chấp thuận tại chổ”.
Lúc bấy giờ, Đại Tá Phạm Duy Tất đang là Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/Quân Đoàn II.
Hết giờ buổi chiều khá lâu, bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận chỉ còn nhân viên trực hoạt động. Trung Tướng Khuyên gọi tôi lên văn phòng (ông ngồi ở văn phòng Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, trên tòa nhà chánh), và ông đưa tôi xem một xấp không ảnh (ảnh chụp từ trên phi cơ) đã được giải đoán đầy đủ. Toàn bộ xấp không ảnh cho thấy đoàn xe không phải theo một hình dài mà là một hình gần như tròn, vì khi phần đi đầu bị kẹt thì những chiếc sau cứ lấn qua bên trái hay bên phải với hy vọng tìm được lối đi, nhưng càng lấn vào rừng thì càng không lối thoát, và cứ như thế mà cả đoàn xe quá nhiều đó đã tạo nên dáng như vậy. Ghi chú bên cạnh những khoanh tròn bằng ngòi bút của chuyên viên giải đoán không ảnh, có gần 800 xe đã bị thiêu hủy. Nếu như giải đoán viên không ảnh chính xác hay ít ra cũng gần như vậy, thì chỉ mới 4 ngày dấn thân vào đường liên tỉnh số 7 mà số xe bị tổn thất trên dưới 1/3 trong tổng số xe các loại, quả là rất nặng. Trong số tổn thất đó có Tiểu Đoàn Pháo Binh 175 ly cơ động và Trung Đoàn Chiến Xa hạng nặng M48″. Đây là hai loại vũ khí mới được Hoa Kỳ viện trợ năm 1973 bằng cách các đơn vị pháo binh và xe tăng của họ chỉ rút người về nước và để toàn bộ chiến cụ đó lại cho quân đội chúng ta.
Những bài học chiến thuật trong trường Võ Bị cũng như trường Đại Học Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự Đông Dương của Pháp và là tiền thân của trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp) đều thừa nhận rằng, trong các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, hay lui binh) là nhiều hiểm nguy hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị “đưa lưng” về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt lại là hậu tuyến mà sau lưng trở thành tiền tuyến. Nguy hiểm là vậy. Nguyên tắc căn bản của bài học “lui binh” là phải có một lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được Không Quân quan sát và yểm trợ hỏa lực nữa.
Với cuộc hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hòa lên, đoàn quân triệt thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân Việt cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột được nữa. Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số thương vong của quân đội. Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống, chết vì cướp giật, ..v..v..
Rút bỏ 3 tỉnh Cao Nguyên là Plei Ku, Kon Tum, và Phú Bổn, những tưởng bảo toàn được lực lượng gồm một phần của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh, Truyền Tin, và các ngành khác, để phản công chiếm lại thủ phủ Ban Mê Thuột, nhưng rồi toàn bộ Cao Nguyên miền Trung bỗng dưng rơi vào tay quân cộng sản một cách nhẹ nhàng. Tôi nói “bỗng dưng”, vì rút bỏ Plei Ku từ đêm thứ bảy 16 rạng ngày chủ nhật 17/3, mà đến 3 giờ 15 phút chiều thứ tư 20/3/75 tín hiệu của Truyền Tin tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II mới ngưng hoạt động. Đại Tá Cục Trưởng Cục Truyền Tin nói với tôi như vậy. Điều này có thể là lúc đó quân cộng sản mới tiến đến và phá hủy máy móc hoặc tắt máy, cũng có thể là quân cộng sản chưa chiếm nhưng vì máy phát điện hết nhiên liệu nên cả hệ thống đều ngưng hoạt động. Cho dù ở vào trường hợp nào đi nữa, thì rõ ràng là quân cộng sản mà mình tưởng nó bao vây hay sắp sửa bao vây Plei Ku, nhưng thật ra chúng còn ở tận đâu đâu nên mãi 4 ngày sau -đó là thời gian sớm nhất- chúng mới vào chiếm Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, trong khi những Sư Đoàn của chúng ở càng xa Plei Ku về hướng Nam và Đông Nam thì khoảng cách càng gần với đoàn quân triệt thoái hơn, do dó mà thiệt hại của đoàn quân nặng nề chưa từng thấy trong hơn 20 năm chiến tranh! Một thất bại vô cùng đau đớn cho những người cầm súng, nhất là những người cầm súng dưới quyền chỉ huy của vị Tư Lệnh đã từng xông pha trận mạc. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, khi còn là sĩ quan cấp Úy cấp Tá trong hàng ngũ quân đội Liên Hiệp Pháp lẫn trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã có tiếng là cấp chỉ huy can đãm, không lùi bước bất kể chiến trận gay go nghiêng ngã như thế nào. Nay, với chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II, liệu có phải là hơi quá tầm lãnh đạo chỉ huy của ông không? Hay là quyền lực hoặc khả năng của ông bị điều gì đó giới hạn? Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã tự tử ngay sau ngày 30/4/1975. Tôi đến chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) vào ngày 2/5/1975 và chào tiễn biệt ông vào cõi vĩnh hằng giữa hoàn cảnh đau thương của đất nước, dân tộc!
Năm 1960, trong thời gian tôi học tại Trường Đại Học Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự của Quân Đội Viễn Chinh Pháp), tôi đọc được một tập tài liệu, có nhận định rằng: “Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm giữ được Cao Nguyên miền Trung thì người dó sẽ nắm phần chiến thắng”. Chắc chắn rằng, những vị Tướng của chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội đều biết tài liệu đó, nhưng có thể các vị bị chính trị đẩy Cao Nguyên ra khỏi tầm tay chăng?
Ngược dòng thời gian, thượng tuần tháng 5/1954, Điện Biên Phủ do 13.000 quân của Pháp trấn giữ, đã thất thủ làm rúng động toàn bộ quân viển chinh Pháp tại Đông Dương và rúng động cả nước Pháp. Và hiển nhiên là sự thất trận này đã đưa nước Pháp đến tình trạng mất toàn bộ Đông Dương gồm Việt Nam, Cam Bốt, và Lào. Hơn 20 năm sau -tháng 3/1975- toàn bộ Cao Nguyên miền Trung vào tay quân cộng sản, làm rúng động toàn quân và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa. Và liệu sự thất bại này có phải là nguyên nhân dẫn đến toàn bộ Việt Nam Cộng Hòa vào tay quân cộng sản từ ngày cuối tháng 4/1975 không? Dù gì đi nữa thì sự thể đã là như vậy rồi!
Tình trạng hỗn loạn bi đát trong cuộc hành quân lui binh trên đường liên tỉnh số 7, nếu chưa phải là nguyên nhân chính, cũng là khởi đầu cho sự hỗn loạn trong các cuộc hành quân lui binh của các Sư đoàn 1, 2, 3, 22, 23 Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Hải Quân, Không Quân, dọc các tỉnh duyên hải từ Quảng Trị , Huế, Đà Nẳng, đến Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cam Ranh.
Trước ngày cuối tháng 3/1975, thì từ Quảng Trị đến Cam Ranh đều bỏ ngỏ. Tôi nói “bỏ ngỏ” vì không có Tiểu Khu nào hay Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân Đoàn nào, phòng thủ chống lại quân cộng sản, hoặc nếu có chống trả như Sư Đoàn 3 Bộ Binh tại sườn Tây Đà Nẳng cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi là rút lui, còn lại là rút đi trước khi quân cộng sản đến!
Trong số những vị Tướng Tư Lệnh đại đơn vị thuộc Quân Đoàn I và Quân Đoàn II rút khỏi khu trách nhiệm của những vị đó, tôi luôn tự hỏi về thái độ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân khu I. Tôi được tiếp xúc với ông qua những công tác “chống đảo chánh” từ năm 1965 khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhẩy Dù. Chính vì hiểu ông mà tôi tự hỏi như vậy. Bởi trong cuộc tấn công của quân cộng sản hồi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, Huế và nhất là trong khuôn viên thành nội, nơi có bản doanh cùng một số đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh đồn trú, đã bị chúng chiếm giữ trong 3 tuần lễ. Lúc bấy giờ, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng (cấp bậc lúc ấy) là Tư Lệnh Sư Đoàn này. Cuộc phản công chiếm lại từng khu vực trong thành nội Huế rất cam go với tổn thất đáng kể, Chuẩn Tướng Trưởng đã chứng tỏ quyết tâm tiêu diệt quân cộng sản hay ít nhất cũng phải đánh bật chúng ra khỏi Huế trong thời gian ngắn nhất, khi ông đứng nghiêm chỉnh ở chân cột cờ với lễ phục và huy chương biểu tượng cho các chiến công của ông, Chuẩn Tướng Trưởng đã kêu gọi quyết tâm của quân sĩ dưới quyền ông hãy vì danh dự và trách nhiệm đối với tổ quốc dân tộc. Qua lời kêu gọi đầy trách nhiệm cùng với nhiệt tâm của ông, chính là quyết tâm của vị Tư Lệnh cùng quân sĩ chiến đấu, đã thúc đẩy cuộc phản công của Sư Đoàn đến chiến thắng vẻ vang. Đành rằng trong cuộc hành quân phản công này, có sự chiến đấu yểm trợ của quân lực Hoa Kỳ, nhưng Sư Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam vẫn là lực lượng chính.
‘Mùa Hè Đỏ Lửa’ năm 1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (đã thăng cấp) đang là Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân khu IV vùng đồng bằng Cửu Long, được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I và tức tốc lên phi cơ ra Đà Nẳng nhận chức. Một vị Tướng như thế, tôi nghĩ, ông không thể để Đà Nẳng vào tay quân cộng sản gần như êm thắm như vậy! Xin nhớ, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng gốc là binh chủng Nhẩy Dù, và binh chủng này là một trong những binh chủng rất lì với chiến trận. Nhưng sự thể đã diễn ra như vậy, ắt phải có điều gì đằng sau quyết định rút bỏ thành phố cảng quan trọng của miền Trung. Và chỉ có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng mới có thể hiểu đến tận cùng điều ấy mà thôi.
Ngày 14/1/1995, tôi gặp anh Nguyễn Thành Trí trong chợ Hong Kong ở Houston, bạn tôi. Anh là cựu Đại Tá, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, và Sư Đoàn này đặt dưới quyền sử dụng dài hạn của Quân Đoàn I từ sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Dưới đây là lời thuật của cựu Đại Tá Trí về những ngày cuối tháng 3/1975, trong lúc anh và bộ chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở khu vực Non Nước, Đà Nẳng:
‘’Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản tấn công vào Sư Đoàn 3 Bộ Binh ở sườn Tây Đà Nẳng, và chỉ vài giờ chống trả là Sư Đoàn rút lui, tạo khoảng trống bên sườn của Thủy Quân Lục Chiến, và các đơn vị co về bản doanh Sư Đoàn (Thủy Quân Lục Chiến). Thiêu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, đã rời khỏi Sư Đoàn và lên chiến hạm của Hải Quân (Việt Nam) từ lúc chiều. Nhưng trước khi đi ông có đến gặp Trung Tuóng Ngô Quang Trưởng xin quyết định vì tình hình rất nghiêm trọng, nhưng Trung Tướng Trưởng không nói gì cả. Lúc này bên cạnh Thiếu Tướng Bùi Thế Lân có ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng, ông ta có mang theo máy vô tuyến cầm tay loại nhỏ và chốc chốc ông ta nói vị trí của ông với ai ở đâu đó tôi (tức cựu Đại Tá Trí) không rõ. Thiếu Tướng Bùi Thế Lân nói với tôi rằng: Ông Tổng Lãnh Sự khuyên ổng (tức Thiếu Tướng Lân) nên bảo toàn lực lượng, nhưng Thiếu Tướng Lân không nói điều này với Trung Tướng Trưởng.
‘’Khoảng nửa đêm 28 rạng 29/3/1975, có tiếng động cơ trực thăng xuống bãi đáp bên cạnh, sĩ quan trực chạy ra đón và hướng dẫn phái đoàn vào bộ chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, gồm các vị: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Khánh (tôi không biết họ) Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân (đồn trú tại Đà Nẳng), Đại Tá Phước (cũng không biết họ) Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51/Sư Đoàn 1 Không Quân, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh/Thị Trưởng Thừa Thiên/Huế, và Đại Úy sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Trưởng. Vào bộ chỉ huy, sau khi Trung Tướng Trưởng liên lạc với các đơn vị và được biết đã rút lui an toàn (tức bỏ Đà Nẳng), Trung Tướng Trưởng nói với các sĩ quan cùng đi theo ông:
– Bây giờ thì các anh hãy tự thoát, còn tôi, tôi đi theo Thủy Quân Lục Chiến-
‘’Trung Tướng Trưởng vừa nói xong thì gần như cùng một lúc, Chuẩn Tướng Khánh, Đại Tá Phước, Đại Tá Duệ, cùng chào Trung Tướng Trưởng và lên trực thăng cất cánh ngay. Khoảng 6 giờ sáng ngày 29/3/1975, sĩ quan vào trình tôi là chiến hạm đang tiến vào để đón các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Tôi đến trình Trung Tướng Trưởng:
– Thưa Trung Tướng, tôi không biết do lệnh từ đâu mà chiến hạm đang chờ đón tôi và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Vậy Trung Tướng nên đi với chúng tôi ngay bây giờ, thưa Trung Tướng-
‘’Sau một lúc chần chừ như có ý không muốn rời Đà Nẳng, ông đứng dậy cùng đi với tôi. Nhưng vì chiến hạm không vào sát bờ được, cũng không có tàu nhỏ để từ bờ ra chiến hạm, nên tất cả đều lội nước, và khi mực nước lên đến ngực cũng là lúc trèo lên tàu. Sau khi mọi người lên chiến hạm, lúc ấy tôi trông thấy Đại Tá Hường (Nguyễn Xuân Hường), Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh đã có mặt trên tàu. Chiến hạm lui ra khơi nhưng chưa chạy, có vẻ như chờ lệnh hay chờ ai đó.
‘’Vài tiếng đồng hồ sau, chiếc trực thăng chở các sĩ quan rời khỏi bộ chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến lúc nửa đêm qua, đã quay trở lại, không rõ là do thời tiết xấu hay vì lý do gì đó, và cả ba vị là Chuẩn Tướng Khánh, Đại Tá Phước, với Đại Tá Duệ, cùng lội nước ra chiến hạm. Vẫn là chiến hạm đang có Trung Tướng Trưởng trên đó. Tôi thấy sự chia tay đêm qua sao mà thản nhiên quá, thản nhiên đến mức không có vẻ gì có chút tình cảm đọng lại trong giây phút chia tay đó làm tôi cảm thấy khó chịu. (lời của Phạm Bá Hoa: thuật chuyện đến đây đôi mắt anh Trí đỏ hoe, chực phát khóc! Rõ ràng là anh đang xúc động!)
Sau phút im lặng vì xúc động, cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí thuật tiếp:
‘’Tôi nhờ ông Hạm Trưởng để 3 sĩ quan này ở phía trước hầu tránh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trông thấy e không đẹp lòng nhau. Mãi đến quá trưa, chiến hạm mới rời vùng biển Đà Nẳng và trực chỉ Cam Ranh. Giữa chiến hạm với Bộ Tư Lệnh Hải Quân giữ liên lạc vô tuyến chặt chẻ, nên khi chiến hạm vừa đến vịnh Cam Ranh thì nhận được công điện của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Theo đó thì Tổng Thống ra lệnh cho tất cả lên bờ, chỉ riêng Trung Tướng Trưởng vẫn ở trên chiến hạm và về Sài Gòn ngay. Tôi thắc mắc nếu muốn Trung Tướng Trưởng về Sài Gòn ngay thì tại sao Tổng Thống hay Bộ Tổng Tham Mưu không cho phi cơ ra Cam Ranh đón mà lại bảo đi bằng tàu? Lúc đó Trung Tướng Trưởng nói là ông đi theo Thủy Quân Lục Chiến chớ không về Sài Gòn. Đến khi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II một đại đơn vị hầu như đã tan rã sau cuộc hành quân lui binh thảm bại, ông từ Nha Trang vào Cam Ranh khuyên Trung Tướng Trưởng nên về Sài Gòn theo lệnh Tổng Thống. Và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I đã theo chiến hạm về Sài Gòn’’.
Đến đây là hết lời thuật của cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Với lời thuật trên đây của cựu Đại Tá Trí, tôi nghĩ rằng: rất có thể là các vị Tư Lệnh tại Quân Đoàn I từ binh chủng Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, đến quân chủng Hải Quân, Không Quân, và cũng có thể ngay cả Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I, đã nhận được lời khuyên ‘bảo toàn lực lượng’ như Thiếu Tướng Bùi Thế Lân đã nhận của ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng cũng nên? Không chừng chiến hạm vào gần bờ để đón Thủy Quân Lục Chiến cũng từ ‘lời khuyên’ của ông Tổng Lãnh Sự nữa chăng! Vì rõ ràng là cựu Đại Tá Trí không hề biết lệnh xuất phát từ đâu mà. Và phải chăng với ‘lời khuyên’ đó đã dẫn đến các vị có quân có quyền trong tay lần lượt rời khỏi đơn vị hoặc chỉ huy đơn vị triệt thoái? Điều này tôi không rõ, nhưng có điều quí vị đều rõ là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Đà Nẳng vào tay quân cộng sản quá dễ như khi vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II ở Plei Ku vậy!
qd2vnch1
Tối ngày 6/9/2003, khi vợ chồng tôi dự tiệc cưới tại Washington DC, chúng tôi ngồi chung bàn với cựu Trung Tướng Ngô Quan Trưởng, và cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tôi có ý định hỏi Trung Tướng Trưởng về điều thắc mắc của tôi, nhưng vì cựu Phó Đề Đốc Thoại lại đưa vấn đề cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 hỏi tôi nên tôi mãi nóí chuyện với ông, để rồi cuối cùng không còn thì giờ xin lời tâm sự từ cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.
Bây giờ xin mời quí vị quay nhìn vào số lượng đồng bào chạy loạn được các loại tàu chở từ Huế và Đà Nẳng xuôi Nam và đưa ra đảo Phú Quốc tạm trú. Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang mà tỉnh lỵ là Rạch Giá, nằm ngay cửa ngỏ vào vịnh Thái Lan. Số đồng bào chạy loạn này do Bộ Xã Hội phụ trách nuôi ăn trong khi chờ biện pháp giải quyết chung. Bộ Xã Hội yêu cầu Tổng Cục Tiếp Vận giúp họ tiếp tế mỗi ngày 20.000 phần cơm và phi cơ đưa ra Phú Quốc cung cấp cho đồng bào. Trung Tướng Đồng Văn Khuyên bảo tôi lo giúp Bộ Xã Hội. Tôi điện thoại lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, xin tiếp chuyện với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm này:
– Hoa đây Anh. Có việc này xin nhờ Anh và hi vọng Anh tiếp tay được- Xin lỗi quí vị, tôi xưng hô như vậy với Thiếu Tướng Trần Bá Di, vì chúng tôi thân nhau từ lâu.
– Việc gì mà coi bộ quan trọng vậy anh?
– Tại Phú Quốc hiện có khoảng 20.000 đồng bào của các tỉnh miền Trung chạy vào tạm trú, bên Bộ Xã Hội nhờ quân đội nấu cơm , vắt lại từng vắt, và dùng phi cơ quân sự đưa ra Phú Quốc cho đồng bào. Chuyện này là chuyện hằng ngày nghe Anh. Gạo thì Bộ Xã Hội cung cấp. Anh liệu Trung Tâm có thể giúp được không?
– Được chớ. Chuyện chung mà. Nhưng chừng nào thì tụi tôi nấu?
– Ngay hôm nay. để mai là chuyến tiếp tế đầu tiên do quân đội nhận giúp. Vậy Anh cho mượn gạo hôm nay nghe, và mai chúng tôi chở gạo đến Anh đủ một tuần, sau đó tính tiếp.
– Được. Tôi cho nấu ngay. Khi xong, tôi cho anh hay.
– Xin cám ơn Anh –
– Cái gì mà anh cám ơn. Mỗi người mỗi đơn vị phải góp phần trách nhiệm của mình chớ anh –
Thế là từ hôm ấy, cơm vắt được đưa ra Phú Quốc bằng phi cơ phi cơ tiếp tế cho đồng bào tạm trú tại đó. Nhưng rồi tình hình ngày càng xấu thêm ./.
* * * * *
Phạm Bá Hoa
Houston, cuối Đông 2003-2004
Bài viết này trích từ quyển Đôi Dòng Ghi Nhớ ấn hành năm 1994, 1995, 1998, và tôi đang chuẩn bị để nhà xuất bản ấn hành lần 4 vào mùa hè 2004 này, sau khi bổ túc do những điều mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết thêm 
 
Nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2012/03/16/cuoc-rut-quan-tren-duong-so-7-ngay-17-thang-3-nam-1975-va-nhung-he-luy-sau-do/
















Tháng Tư Không Ánh Mặt Trời

* Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng độI cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây, chữ Tự Do mà chân giá trị của nó, chỉ sau khi tàn cuộc chiến, mớI thực sự được thấu hiểu. vietnam-heroes-4HT
Đông xuân một chín bảy lăm, tháng Giêng ngày 6, những sư đoàn chính qui Bắc Việt với T54 và đại pháo 130 ly yểm trợ tràn ngập tỉnh lỵ Phước Bình, Phước Long sau hơn hai tuần lễ ác chiến với quân trú phòng gồm phần lớn là quân địa phương diện điạ và một trung đoàn của SĐ5BB!! Hai biệt đội Biệt Cách Nhảy Dù được tung vào trận điạ mong cứu vản tình hình, nhưng đã quá muộn màng. Bắc quân với hỏa lực và quân số áp đảo gấp chục lần đã nghiền nát mọi sức kháng cự còn sót lại ! Lính 81, thiệt hại gần phân nửa, chạy dạt vào rừng, nương bóng tối rừng già tìm đường triệt thoái. Tháng Giêng năm 1975, tháng mở đầu cho định mạng cay nghiệt của miền Nam Việt Nam trong cuộc hành trình vào thềm đầu điạ ngục!
Trận chiến Phước Long thực chất chỉ là một trận đánh thăm dò của Cộng Sản Bắc Việt. Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Hà Nội muốn thử laị lần chót phản ứng của ngườI Mỹ và độ dẽo cũa quân lực miền Nam trước khi hình thành kế hoạch tỗng tấn công. Họ đã có ngay câu trả lời. Sự im lặng dửng dưng của người Mỹ, và sự khoanh tay thúc thủ của miền Nam nhìn Phước Long bị tràn ngập! Hà Nội đã tìm ra chân lý : Hoa Kỳ thực sự bỏ rơi miền Nam và quân lực VNCH đã bị kéo căng tới mức không còn khả năng xoay sở! Kế hoạch tỗng tấn công chiếm dóng miền Nam được chính thức hình thành và Tây Nguyên được chọn làm khởi điểm cho cuộc tấn công, vì đây là nơi mà sự phòng thủ của quân lực miền Nam tương đối mõng và yếu kém nhất vì điạ thế núi rừng mênh mông, điệp trùng hiểm trở!anloc11
Để chuẩn bị cho Chiến Dich 275 đánh chiếm Tây Nguyên, Mặt trận B3 Bắc quân đã điều động sư đoàn 968 từ nam Lào vào khu vực Đức Cơ, Pleiku. Trung tuần tháng Hai, 1975, địch điều tiếp sư đoàn 316, tổng trừ bị từ Thanh Hoá, đi xuyên qua Quãng Trị vào điạ phận tỉnh Darlac sẵn sàng cho chiến dịch. Hai sư đoàn 10 và 320 của địch đanh hoạt đông tại Tây Nguyên cũng được điều động vào vị trí hành quân. Mục tiêu cuả chiến dich là thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac; vì theo phân tích và nhận định tình hình của Quân Uỷ Trung ương Hà Nội thì Ban Mê Thuột là thủ phủ chính trị và kinh tế của Tây nguyên, dân cư đông đúc, đất đai trù phú, sự phòng thủ lại tương đốI mõng vì tướng Phú, tư lịnh vùng II đã bố trí hai trung đoàn của sư đoàn 23 BB và các liên đoàn BĐQ tạI khu vực bắc Tây Nguyên nhằm bảo vệ Bộ Tư Lệnh QĐ2 tại Pleiku và tỉnh Kontum
bombvietnam1967vc
Để đánh lạc hướng QĐ2, địch mở những cuộc tấn công nghi binh mạnh tại Kontum, Pleiku và vùng cực Nam Tây Nguyên nhằm giử chân các lực lương của tướng Phú không cho về tiếp cứu Ban Mê Thuột, trong khi đó ba sư đoàn địch phiên hiệu số 10, 316 và 320 lặng lẽ di chuyễn vào khu vực mục tiêu. Tiếng súng mở màn cho chiến dịch 275 nổ dòn dọc Quốc Lộ 19, con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên và vùng duyên hải, sáng sớm mùng 4 tháng 3, năm 1975. Những cuộc tấn công đồng loạt đã cắt đứt đoạn đường từ đèo Mang Yang, Pleiku xuống Bình Định. Ngay sau đó, đặc công Cộng sản phá sập hai cây cầu trên Quốc Lộ 21 nối liền duyên hải với Cao Nguyên qua ngã Ban Mê Thuột. Đồng thời lực lương bộ binh thuộc Sư Đoàn 3 CSBV tấn công, tràn ngập đơn vị Điạ Phương Quân trấn giữ các cao điểm tạI khu vực. đèo An Khê, và một căn cứ hoả lực của Trung Đoàn 47, SĐ22 BB. Địch nả pháo dữ dội vào phi trường An Khê và căn cứ không quân Phù Cát tại Bình Định. Với Quốc Lộ 19 và 21, hai con đường duy nhất nối liền cao nguyên và vùng duyên hải bị cắt đứt, Tây Nguyên hoàn toàn bị cô lập chỉ sau hơn 24 tiếng đồng hồ với những đợt tấn công cường tập ác liệt.
Tại Pleiku, những trận mưa pháo dữ dội của địch dộI lên các lực lượng thuộc Quân Đoàn 2 đóng dọc theo Quốc Lộ 19, đoạn từ Lệ Trung, cách thị xã Pleiku 15 km về phía đông, xuống tớI đoạn đường hẹp của đèo Mang Yang. Các căn cứ hỏa lực 92, phía đông Lệ Trung, 93 và 94, phía bắc đồI 3045 cũng bị pháo địch cày nát. Bộ Tư Lịnh QĐ2 lập tức tung hai tiểu đoàn thuộc LĐ4 BĐQ tăng cường cho Lữ Đoàn 2 Thiêt Kỵ đang hành quân khai thông Quốc Lộ 19, nhằm giải toả đoạn đường dẫn tới tận căn cứ hỏa lực 95 tiI Bình Định, ngay phía bắc đèo Mang Yang. Nhưng trước khi cuộc hành quân khởi sự tiến hành, căn cứ hỏa lực 94 đã bị địch quân tràn ngập. Trong lúc đó địch dùng hoả tiển pháo vào phi trường Pleiku, gây thiệt haị nặng cho khu vực bảo trì của phi trường. Ngày 9 tháng 3 , Trung Đoàn 9, SĐ 320 Bắc Việt cắt đứt Quốc Lộ 14, con đường huyết mạch cuốI cùng nốI liền Darlac với Pleiku về phía bắc, Ban Mê Thuột đã bị cô lập hoàn toàn vớI thế giớI bên ngoài và mọi nguồn viện binh có thể có được!!
Những cuộc tấn công dọc theo QL19 đã hoàn toàn thuyết phục Tướng Phú là Pleiku nơi đóng đại bản doanh của QĐ2 sẽ là mục tiêu chính của quân CSBV. Trong buổi họp tham mưu duyệt xét tình hình chiến sự tại Bộ Tư Lịnh QĐ 2, Đaị Tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 QĐ, cho rằng Ban Mê Thuột sẽ là điểm cho cuộc tấn công, với hai mục tiêu trung chuyễn là Buôn Hô và Đức Lập. Dựa vào tin tức tình báo thâu lượm được về việc các đơn vị của SĐ 10 và 320 đã chuyễn hướng di chuyễn về phía nam cũng như việc địch tiến hành các hoạt đông trinh sát trong khu vực Quãng Đức và Darlac, ĐạI tá Tiếu trình với Tuớng Phú theo ông thì những cuộc tấn công của địch tạI Kontum, Pleiku, và trên QL19 chỉ là những cuộc tấn công nghi binh nhằm đánh lạc hướng QĐ2, và để cột chân các đơn vị ta tại chỗ. Tướng Phú nhận định ngược lại. Ông cho rằng mục tiêu chính của quân Bắc Việt sẽ là Pleiku, nơi đóng đại bản doanh của ông; vì trong mấy ngày qua địch đã pháo và tấn công dử dội các đơn vị của SĐ23 tại Thanh An, Pleiku và các tiểu đoàn BĐQ đóng tại phía bắc Kontum. Tướng Phú có lẻ phần vì mới về nắm tư lệnh QĐ 2 nên chưa quen thuộc lắm vớI cách hành binh bố trận của địch quân, phần vì ông cũng chẳng có bao nhiêu lực lượng trừ bị để xoay sở, nên ông khó có thể rút hai Trung Đoàn đang bảo vệ phía tây Pleiku vể tăng cường cho Ban Mê Thuột được khi mà tình hình tạI đây chẳng có gì là nghiệm trọng lắm!nhaydu0475c
Có một điều hiển nhiên, không thể nào chối cãi được là sau Hiệp Định Paris 1973, VNCH hầu như bị trói tay bởi những điều khoãn dường như được soạn thảo chỉ nhằm ràng buộc một phía duy nhứt: VNCH ! Ngay trong vấn đề quân viện, quân miền Nam chỉ được phép một đổi một cho những chiến cụ hư hõng; trong khi miền Bắc thì viện trợ quân sự của khối Cộng dành cho Bắc Việt hoàn toàn không bị hạn chế, càng lúc càng tăng! Chưa kể đến từ cuối 73 về sau, khi TT Nixon bị vướng vào vụ Watergate đầy tai tiếng, Quốc HộI Mỹ với phe Dân Chủ nắm đa số bị áp lực nặng của quần chúng Mỹ qua các phong trào phản chiến chống chiến tranh VN, nhất là sự thiên vị đầy ác ý của truyền thông Hoa Kỳ, đã có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của miền Nam Việt Nam: cắt giảm viện trơ quân sự từ một tỷ tư xuống còn 722 triệu đô la, và cuối cùng khi quân Bắc Việt đang ào ạt tấn công lấn chiếm miền Nam, một phát súng ân huệ được chọn đúng thời điểm dành cho VNCH: từ chối mọi quân viện cho miền Nam kễ cả việc tháo khoán 722 triệu đô la trong ngân sách đã dự trù cho miền Nam, vớI một lý luận hết sức đơn giản ‘300 tỹ cộng vớI nửa triệu quân Mỹ trang bị hùng hậu, tối tân nhất thế giớI trong 10 năm trờI vẫn không đánh thắng được CSBV, thì với 722 triệu đô la, quân lực miền Nam hiện đang rời rả trong chiến trận và nạn tham quan ô lại sẽ làm được việc gì ??!!’ Mười lăm sư đoàn quân chính qui Bắc Việt ngang nhiên nằm lạI miền Nam trong cái gọi là ngưng- chiến- da- beo, đâu ở tại đó, đã như một lưỡi kiếm thép kề vào yết hầu cuả miền Nam, nằm chờ đợi thời cơ với những đợt tân trang, bổ sung nhân lực cùng khí cụ tối tân từ miền Bắc đưa vào qua những hành lang xâm nhập được xây dựng sau 73, lợi dụng sự ràng buột cuả Hoa Kỳ bởi Hiệp Định Paris, không được phép ném bom tại cả miền Nam lẫn miền Bắc. Và thời cơ, cuối cùng đã tới!!
“Đến đây ta thấy hờn chinh chiến—Trong mắt em chiều lệ đẫm quanh ”
(Chiều Ngút Khói—Lê Nguyên Ngữ)
Tháng ba năm môt chín bảy lăm, tháng của định mệnh, nước mắt đắng cay và lửa máu!! Cơn bảo lửa thịnh nộ của Bắc quân đã đổ ập lên đầu những ngườI dân vô tộI tạI miền Tây Nguyên gió núi lá ngàn xanh. Ngày 9 tháng ba, các đơn vị thuộc SĐ10 Bắc Việt mở những cuộc tấn công đồng loạt đều khắp tỉnh Quãng Đức. Tại Kiến Đức, BĐQ đẩy lui các đợt tấn công của địch. TạI Đúc Lập, Bắc quân cũng bị đánh lui. Nhưng tại Dak Song, phía nam Đức Lập, sau những đợt tiền pháo hậu xung ác liêt, địch tràn ngập vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 53, SĐ23BB.
Tướng Phú lúc này chợt hiểu chính Darlac mới là mục tiêu chính của chiến dịch và ông cần phải có ngay quân tăng viện cho Ban Mê Thuột, trước khi quá muộn! Ông yêu cầu Bộ Tỗng Tham Mưu lập tức tăng cường thêm cho Quân Khu 2, một Liên Đoàn BĐQ, nhưng lời yêu cầu đã bị bác vì Bộ TTM hầu như không còn quân trừ bị trong tay, và chính Sàigòn lẫn Tây Ninh cũng đang bị áp lực mạnh của Cộng quân. Không còn quân trừ bị để xoay xở, Tướng Phú buộc phải rút hai tiểu đoàn 72 và 96 thuộc LĐ 21 BĐQ từ đèo Chư Pao và Kontum, trực thăng vận về Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột 35 km, dùng đường bộ tiến về Ban Mê Thuột. Đại Đội Trinh Sát 45 tại Bản Đôn cũng được lịnh quay trở lại phòng thủ Ban Mê Thuột.nhaydu0475d
Ngày N, giờ G: 2 giờ sáng ngày 10 tháng ba năm một chín bảy lăm, Bắc quân tấn công Ban Mê Thuột. Trung đoàn đặc công 198 và hai tiểu đoàn chính qui địch bí mật xâm nhập vào thị xã Ban Mê Thuột từ trước mở những đợt tấn công dữ dộI vào phi trường Phụng Dực, phi trường L19, kho tiếp vận Mai Hắc Đế và Bộ Tư Lệnh SĐ23 BB. Các đơn vị Bắc quân của các SĐ 10, 316 và 320, tân công ào ạt vào thị xã Ban Mê Thuột từ ba hướng với sự yểm trợ của 64 chiến xa và xe bọc thép thuộc Trung Đoàn thiết giáp 273 BV và cơn bão lửa rung chuyễn núi rừng Tây Nguyên của 78 khẩu pháo nặng của hai trung đoàn pháo BV bắn cấp tập vào các mục tiêu đã định sẵn, cùng một lưới lửa của 2 trung đoàn pháo cao xạ phòng không địch giăng kín bầu trời Ban MêThuột, ngăn cản mọi yểm trợ cận yểm của không lực miền Nam. Bắc quân áp dụng chiến thuật sở trường “ Hoa Sen Nở” đánh thật bất ngờ, vũ bão và ác liệt với quân số và hỏa lực áp đảo vào các cơ quan chỉ huy đầu nảo của quân trú phòng, nhằm làm tê liệt rốI loạn mọI sự điều động kháng cự và phản công của quân đồn trú; sau đó từ trung tâm mục tiêu đánh tỏa ra ngoài để tiêu diệt nốt các lực lượng phòng thủ ngoạI vi đang rối loạn vì không còn liên lạc được với trung tâm chỉ huy. Giao tranh diễn ra ác liệt taị Bộ Tư Lệnh SĐ 23, khu phía nam dinh Tỉnh Trưởng, và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac. Năm chiến xa địch bị bắn cháy gần BTLSĐ23, nhưng một lầm lẩn đáng tiếc đã xãy ra làm tê liệt sức kháng cự tại khu vực này. Một máy bay của không quân trong khi yểm trợ lực lượng phòng thủ đã thả lầm bom vào Bộ TLSĐ, hủy diệt Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật cùng mọi phương tiên truyền tin liên lạc! Sau 32 giờ chống trả quyết liệt, BTLSD23 bị địch quân tràn ngập, Tư Lịnh Phó SĐ 23 sa vào tay quân BV. Riêng lực lượng trú phòng tại phi trường BMT đẩy lui được nhiều đợt tấn công của quân địch, bảo vệ được đài kiểm soát không lưu, dù một số máy bay của SĐ6 Không Quân đã bị phá hủy khi địch tấn công mãnh liệt vào phi trường.
Tới chiều tối ngày 10 tháng ba, sau những đợt dập pháo dữ dội, với T54 yểm trợ, quân Bắc Việt mở liến tiếp nhiều đợt xung phong quyết liệt đã chiếm được vùng trung tâm Ban Mê Thuột, tuy vậy các lực lượng còn laị cuả Trung Đoàn 53, Thiết giáp và lực lực lượng diện địa vẫn giữ vững vị trí ở khu vực phía tây, đông và nam của thị xã BMT. Giao tranh vẫn tiếp diển ác liệt tạI phi trường Phụng Dực, nơi lực lượng của Bộ Tư LịnhTiền Phương SĐ23, Bộ CH Trung Đoàn 53 BB và Chi Đoàn 3, Lữ Đoàn 8 Thiết Kỵ vẫn tiếp tục cuộc kháng cự. Cưòng độ giao tranh vẫn khốc liệt giữa quân chính qui BV với các đơn vị của Trung Đoàn 53 BB và hai tiểu đoàn thuộc LĐ 21 BĐQ kéo dài tới tận ngày 11 tháng ba. Bắc quân chắc chắn phải bội phần kinh ngạc vì không ngờ những ngườI lính miền Nam với quân số, hỏa lực yếu kém chưa bằng được một phần mười quân địch, dù bị tấn công bất ngờ vẫn chiến đấu kiên cưòng cho tớI lúc không còn đạn dược mới chịu rút lui, hoặc buông súng đầu hàng!
Những cuộc giao tranh ác liễt vẫn tiếp diễn trọn ngày 11 tháng ba. Quân trú phòng ước tính có tớI 400 quân BV bị bắn chết, tich thu 50 vũ khí đủ loại và bắn cháy 13 chiến xa địch. Lực lượng thuộc Trung Đoàn 53 BB bảo vệ phi trường BMT báo cáo, quân BV đã xử dụng súng phun lửa trong các đợt tấn công vào vị trí phòng thủ của quân ta. Các ổ kháng cự rải rác còn lại của quân trú phòng trong thị xã vẫn chiến đấu dù Đại Tá Tỉnh Trưởng Nguyễn Trọng Luật đã bị địch bắt đi.Trong khi đó, LĐ4 BĐQ đụng nặng với Bắc quân dọc QL19, gần cầu 23 và căn cứ hỏa lực 93 khi Trung Đoàn 95B BV mở cuộc phản công dữ dội vào những ngày 11,12 tháng ba nhắm vào các đơn vị mũ nâu. Cộng quân cũng nả pháo vào Bộ TLQĐ 2 và phi trường Pleiku gây hư hại cho một số phi cơ tại đây.
Vào ngày 12 tháng ba, mọi sự kháng cự có tổ chức tại Ban Mê Thuột chấm dứt. LĐ21 BĐQ với thành phần sống sót của hai tiểu đoàn tham chiến mỡ đường máu rút lui về vị trí gần phi trường Phụng Dực. Tướng Phú lập tức cho trực thăng vậnTrung Đoàn 45 về quận Phước An, trên QL21, phía đông Ban Mê Thuột nhằm thực hiện kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột. Ngày 13 tháng ba, SĐ 320 BV cũng cố xong vị trí chiếm được tại thị xã Ban Mê Thuột, bắt đầu tiếp tục tấn công vào phi trường Phụng Dực. Nhận thấy tình hình hết sức nghiêm trọng tại Quân Khu 2, Bộ TTM quyết định tăng viện đơn vị tỗng trừ bị cuối cùng cho Tây Nguyên: LĐ7 BĐQ được không vận đến Pleiku thay thế cho Trung Đoàn 44 đang đóng tại phía tây Pleiku để QĐ2 có thể tung đơn vị này vào việc phản công giải tỏa Ban Mê Thuột.
Vào ngày 14 tháng ba, Tướng Phú cho thành lập một Chiến Đoàn đặc nhiệm tại Phước An, gồm Trung Đoàn 45, một tiểu đoàn và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 44, một tiểu đoàn còn lạI của LĐ21BĐQ; tất cả đặt dưới quyền điều động của tướng Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lịnh SĐ23BB. Nhiệm vụ cũa chiến đoàn đặc nhiệm là sẽ tấn công về hướng tây dọc theo hai bên QL21 để bắt tay với lực lượng bạn gồm Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 53, đã ác chiến vớI đich tại phi trường Phụng Dực suốt bốn ngày liên tục; các thành phần còn laị của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 53, rút lui về từ phia tây thị xã và của hai Tiểu Đoàn 72 và 96 thuộc LĐ21BĐQ. Cuộc phản công sẽ được yểm trợ về tiếp vận từ Nha Trang; và một lực lượng đặc nhiệm khác gồm 5 tiểu đoàn Điạ Phương Quân của tỉnh Khánh Hoà được lịnh hành quân mở đường đoạn từ Nha Trang đến tận Khánh Dương.
Ngày 14 tháng ba Tướng Phú bay về Cam Ranh dự buổi họp định mệnh với TT Thiệu, một buổi họp lịch sữ, quyết định số phận nghiệt ngã của miền Nam tự do, và đồng thời khai tử luôn Quân Lực VNCH, một quân lực đã chiến đấu gian khổ suốt hai mươi năm trường, để bảo vệ, gìn giữ sự vẹn toàn của từng tấc đất cho miền Nam tự do !! Tham dự cuộc họp có Đai Tướng Viên, TTM Trưởng, Tướng Đặng V.Quang, Cố vấn An Ninh, và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. TT Thiệu đã phát họa kế hoạch chiến lược phòng thủ miền Nam trong tình hình mới. Ông ra lịnh cho Tướng Phú phải chiếm lại Ban Mê Thuột bằng mọi giá, vì theo ông Ban Mê Thuột quan trọng trong việc phòng thủ miền Nam hơn Pleiku hay Kontum. Ông cho biết thêm về khái niệm chiến lược “Đầu Nhẹ, Đáy Nặng” bao gồm việc bỏ vùng lãnh thổ phía Băc, bỏ Pleiku, Kontum, lui về lập tuyến phòng thủ bảo vệ Ban Mê Thuột (phải chiếm lại) và các tỉnh vùng đồng bằng duyên hải, đông dân cư, trù phú, cùng toàn bộ Quân Khu 3 và 4. Lý luận của ông rất đơn thuần “ sự giảm quân viện của người Mỹ gây vô cùng khó khăn cho Quân Lực VNCH trong việc chiến đấu chống quân xâm lăng Cộng Sản. Nếu ngườI Mỹ viện trợ đầy đủ, chúng ta sẽ gìữ được toàn thể lãnh thổ. Nếu họ chỉ cho chúng ta có một nữa thì chúng ta sẽ chỉ giữ một nửa!!!!” .
Buổi họp định mệnh đó chỉ kéo dài đúng một tiếng rưởi đồng hồ! Bốn quyết định quan trong được thông qua: (1) Lực lượng chính qui của QĐ2 sẽ rút khỏi Pleiku-Kontum về vùng duyên hải, phôi hợp vớI lực lượng của SĐ22 tạI Bình Định để hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. (2) Các lực lượng diện địa và các viên chức chính quyền địa phương sẽ được để lại. (3) Cuộc tái phối trí phãi được tiến hành chỉ trong thờI hạn vài ngày và tuyệt đối trong vòng bí mật. Và (4) VớI các QL19, 21 đã bị cắt đứt, Liên Tỉnh Lộ 7B, một con đường phụ, tách khỏi QL14 khoãng ba mươi ba km, về phía nam Pleiku, chạy theo hướng đông nam, qua Hậu Bổn (Cheo Reo) về Tuy Hòa được chọn làm đường rút quân để tạo yếu tố bất ngờ. Liên tỉnh lộ 7B là một con đường nhỏ, lồi lỏm, bỏ hoang từ lâu, dài khoãng 250 km với những đoạn đưòng đầy bụi rậm, những khúc sông cạn nơi xe cộ và con ngườI có thể vượt qua được cần phải tu bổ, sửa chửa, cũng như cây cầu chính bắc qua Sông Ba, phiá nam Cũng Sơn bị phá hủy không còn xử dụng được, và một đoạn đường chót đi vào Tuy Hoà vô cùng nguy hiễm vì đầy rẩy mìn bẩy cuả quân đội Đại Hàn đã gài phong tỏa trước đây. Sau buổi họp với TT Thiệu, Tướng Phú bay trở lại Bộ Tư Lệnh QĐ2 để chuẩn bị kế hoạch lui quân, tái phối trí lực lượng.
Đêm 13 tháng ba, đặc công Cộng Sản đột nhập kho đạn Pleiku, phá hủy 1400 quả đạn pháo 105 ly. Tình hình an ninh tạI Pleiku trở nên tồI tệ vì phần lớn lực lượng của hai trung đoàn 44 và 45 đã được đưa về Phước An, chuẩn bị cho cuộc hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.
Tướng Phú ra lịnh xử dụng máy bay của SĐ6 KQ, di tản các quân nhân và gia đình thuộc những phòng sở không quan trọng tại Pleiku và Kontum. Đại Tá Giao, quyền Tư Lệnh SĐ6 Không Quân điều động việc di tản tại phi trường quân sự Pleiku. Chuẩn Tướng Trần V. Cẩm, Tư Lệnh Phó đặc trách hành quân của QĐ2, chỉ huy các lực lượng nằm tạI Pleiku; còn Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh BĐQ Vùng 2, vừa được thăng Chuẩn Tướng, phụ trách các lực lượng diện điạ của tiểu Khu Kontum và ba LĐ 6,22,23 BĐQ đang bảo vệ mặt bắc Kontum. Tướng Phú cho dời Bộ Tư Lệnh QĐ2 về Nha Trang, và bổ nhiệm Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 QĐ thay thế ĐạI Tá Nguyễn Trọng Luật đã bị bắt, làm Tỉnh Trưởng Darlac. Trưóc khi bay về Nha Trang, Tưóng Phú chỉ định Chuẩn Tưóng Tất, chỉ huy toàn bộ cuộc triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku về Tuy Hòa bằng Liên Tỉnh Lộ 7B.
Ngày 15 Tháng ba, khi các lực lượng SĐ23 tại Phước An bắt đầu cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột, tình hình các đơn vị còn lại của Trung Đoàn 53 tại phi trường Phung Dực càng lúc càng xấu hẳn. Các chiến sĩ SĐ23 và BĐQ tại đây dù bị những trận mưa pháo không ngừng của Bắc quân, vẫn liên tục đẩy lui những đợt tấn công biển người của Trung Đoàn 25 chính qui BV. Mặt Trận B3 địch tung thêm SĐ 316 vào trận điạ, chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng, dứt điểm tuyến phòng thủ đã tơi tả của quân ta. Đồng thời, Tướng Văn Tiến Dũng, Tư Lệnh chiến dịch 275 Bắc quân, ra lịnh cho SĐ 10 BV từ Đức Lập, bôn tập lên chặn đánh chiến đoàn đặc nhiệm của QĐ2 tại Phưóc An, không để lực lượng này bắt tay vớI quân trú phòng còn lại của Trung Đoàn 53. SĐ 10 địch với chiến xa và pháo nặng yểm trợ đã chận đứng lực lượng tiền tiêu cuả Trung Đoàn 45 tạI sông Ea Nhiêu, khi chỉ còn cách các đơn vị đang bị vây hãm của Trung Đoàn 53 không đầy 10 cây số. Hoàn toàn không có chiến xa, còn không quân thì không yểm trợ được vì hoả lực phòng không dày đặc của địch, chiến đoàn đăc nhiệm của Tưóng Phú chỉ với một hỏa lực hạn chế của pháo binh yểm trợ, đã đánh những trận đẩm máu với Bắc quân trong suốt bốn ngày liền. Tiểu đoàn 2, Trung Đoàn 45, tan hàng sau những trận đụng độ ác liệt ! Khi Tưóng Tường TLSĐ23, chỉ huy chiến đoàn bị thưong nhẹ, tự ý di tản khỏi chiến trường bằng trực thăng, tinh thần chiến đấu cuả binh sĩ suy sụp và lực lượng phản công của hai Trung Đoàn còn lại của SĐ23 BB hoàn toàn tan rả!! Lực lượng đặc nhiệm thứ hai gồm 5 tiểu đoàn ĐPQ của TK Khánh Hòa cũng bị chận đứng tại đèo Khánh Dương. Ngày 18 tháng ba, các binh sĩ sống sót của Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 53, tại phi trường Phụng Dực, sau tám ngày không được tiếp tế lương thực và đạn dược, phải mở đường máu rút lui!
Ngày 21 tháng ba, những đơn vị tơi tả, còn lại của SĐ23 được bốc về Cam Ranh để chỉnh trang và tái phối trí. Trong lúc đó cuộc triệt thoái từ Pleiku đã khởi sự tiến hành. Bắc quân vẫn chiếm giữ các cao điểm tại Khánh Dương và vùng chung quanh, dọc QL21, mặc dầu lực lượng của Tiểu Đoàn 2 và 3 thuộc Trung Đoàn 40, SĐ22 BB đưọc điều qua từ Bình Định, mở những cuộc phản công ác liệt để chiếm lại những cao điểm này, nhưng không kết quả! Lữ Đoàn 3 Dù, từ mặt trận Thường Đức, trên đường về bảo vệ Sàigòn, bằng hải vận hạm của Hải quân VN, đã được linh đổ quân xuống Nha Trang, tức tốc lên Khánh Dương, chặn bước tiến cuả SĐ10 địch đang từ Tây Nguyên tràn xuống. Mục tiêu đặt ra trước mắt của QĐ2 là tái phôí trí các lực lượng còn lại, hoàn tất việc di tản khỏi Pleiku, Kontum, và chận đứng bước tiến như thác lũ của các binh đoàn Bắc quân, đang ào ạt tràn xuống bình nguyên, theo đường 21.
“Đêm Tây Nguyên trời không muốn sáng
Em chạy phương xa có ngóng về
Có thấy trăng vàng lên xác mẹ
Lên xác người nằm khắp nẻo quê ?!”
( Chiều Ngút Khói—Lê Nguyên Ngữ )
Cuộc triệt thoái khỏI Tây Nguyên của QĐ2 được bảo mật tuyệt đối. Tướng Phú hy vọng yếu tố bất ngờ sẽ giúp lực lượng QĐ2 có thễ rút về được Tuy Hòa trước khi địch quân phát giác. Chỉ một số ít sĩ quan trong ban tham mưu QĐ và một vài chỉ huy trưỏng đơn vị được thông báo quyết định rút quân. Còn các tiểu khu trưởng Kontum, Pleiku, Phú Bổn, chỉ đoán được ý định của quân khu vào giờ phút chót khi thấy các đơn vị quân chính qui của QĐ bắt đầu di tản. Kế hoạch triệt thoái được phát thảo vộI vả, đại cương, những mệnh lệnh hành quân chi tiết, cụ thể đều không hề có. Ngay cả vấn đề dân chúng sẽ đổ xô di tản theo đoàn quân khi biết được QĐ rút đi, cũng không hề được dự liệu trước. Hậu quả là đội hình chiến đấu của cả một quân đoàn không thể triển khai nhanh chóng và hiệu quả khi đụng địch vì dân chúng ở lẫn lộn trong hàng ngủ các binh sĩ làm họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiến đấu.
Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng QĐ2 có trình xin Tưóng Phú cho một tuần lể, hay ít nhất cũng đươc ba ngày để lập kế hoạch rút quân, nhưng Tướng Phú không tán thành điều này. Ông chỉ cho thời hạn một ngày là toàn bộ QĐ phảI triển khai phương án di tản, không được phép chậm trể! Và lịnh di chuyễn chỉ được phổ biến xuống các đơn vị đúng một tiếng đồng hồ trưóc khi khởi sự hành quân triệt thoái. Trong lịch sữ cổ kim, chưa hề có cuộc lui quân cấp QĐ nào mà thờI gian chuẩn bị chỉ có được một ngày, trừ trưòng hợp phải tan hàng, tháo chạy!! Sự thiếu chuẩn bị cũng là một nhân tố chính trong việc làm tan nát đoàn quân, cho dù đoàn quân đó có thiện chiến đến đâu đi nữa, chắc chắn cũng không tránh khỏi thảm bại khi bị địch quân truy đuổi !
Tướng Phú hiểu rõ LTL7B là con đường bị bỏ hoang và hư hỏng nhiều chỗ, nên ông ra lịnh cho Liên Đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu đi tiền tiêu để phụ trách việc sữa chữa,tu bổ những đoạn đường và cầu cống bị hư hại-. Ngày 16 tháng Ba năm 1975, QĐ2 bắt đầu cuộc triệt thoái bốn đợt. Mỗi đợt gồm khoãng 250 xe GMC, được một chi đoàn M48 thuộc Thiêt Đoàn 21 Chiến Xa yểm trợ. Các tiểu đoàn của năm LĐ BĐQ vẫn còn nằm án ngữ bảo vệ Kontum và Pleiku, cùng với một chi đoàn chiến xa M48 khác, làm lực lượng đoạn hậu cho QĐ, sẽ rút sau cùng vào ngày 19 tháng Ba. Các đơn vị tiếp vận, quân cụ, và pháo binh được lịnh di tản trong đợt đầu tiên và đợt ngày 17 tháng Ba. Các đơn vị Quân Cảnh, các phòng, sở thuộc QĐ, và thành phần còn lại của Trung Đoàn 44 BB rút trong đợt ngày 18 tháng Ba. Theo kế hoạch dự trù thì lực lượng diện địa của các Tiểu Khu Kontum, Pleiku, Phú Bổn sẽ phụ trách việc bảo vệ an ninh dọc đường rút lui, một nhiệm vụ gần như không tưởng, vì chính họ là những đơn vị sẽ bị QĐ bỏ lại!!
Lực lượng triệt thoái của QĐ2 bao gồm 1 tiểu đoàn của Trung Đoàn 44; 6 Liên Đoàn BĐQ: LĐ 4, 25, và LĐ 7( vừa được Bộ TTM tăng cường cho QK2 ) đang nằm tại Pleiku; LĐ 6,22,23 ở Kontum; Thiết Đoàn 21 Chiến Xa; 2 tiểu đoàn pháo 155-mmm Howitzer; 1 tiểu đoàn pháo tầm xa 175 ly; Liên Đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu và Liên Đoàn 231 Yểm Trợ Tiếp Vận. Ngày 16 tháng ba, lệnh triệt thoái được ban hành. LĐ 6 BĐQ, bảo vệ phía đông bắc thị xã Kontum, rút về thị xã Pleiku ngày hôm trước.Hai LĐ 22, 23 BDQ, từ phía bắc và tây bắc Kontum, rút về Pleiku ngày kế tiếp. Vào lúc này, một đơn vị của Trung Đoàn 44 BB và các LĐ 7,25 BĐQ vẫn còn án ngữ bảo vệ phía tây thị xã Pleiku. Một tiểu đoàn của LĐ25 BĐQ đang đụng độ ác liệt với lực lượng chính qui BV tại Thanh An. Tướng Tất, Tư Lệnh BĐQ QK2, chỉ huy toàn bộ cuộc triệt thoái, cho dời Bộ Chỉ Huy nhẹ của ông về Cheo Reo, Phú Bổn. Ông thay đổi kế hoạch, đưa một LĐ BĐQ theo yểm trợ cho LĐ 20 Công Binh Chiến Đấu trong trọng trách đi tiền tiêu. Chính nhờ quyết định này mà các đơn vị công binh của LĐ 20 có được sự yểm trợ cần thiết để thi hành nhiệm vụ vì các lực lượng điạ phương của Phú Bổn, cũng như của Kontum, Pleiku đều không hề bảo vệ an ninh lộ trình như kế hoạch dự trù, vì chính họ khi biết bị bỏ rơi đã di tản theo đoàn quân, hoặc tự ý rả ngũ! Ngày 16 tháng ba, lực lượng điạ phương địch dùng hoả tiển 122 ly pháo dữ dội vào thị xã Cheo Reo. Địch quân đã bắt đầu đánh hơi được động tĩnh của đoàn quân di tản!
Tại Chỉ Huy Sở Măt Trận B3 Bắc quân, Tướng Văn Tiến Dũng nhận được báo cáo của đơn vị kiểm thính, vừa chặn bắt đươc điện đàm vô tuyến của Không Quân miền Nam cho biết hầu hết các máy bay từ phi trường quân sự Pleiku đã cất cánh bay về Nha Trang, mặc dầu phi trường này vẫn chưa bị pháo kích nặng, và các điện đàm của QĐ2 cho biết Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của QĐ đã dời về Nha Trang. Các đài phát thanh ngoại quốc cũng loan tin dân chúng Pleiku đang đổ xô di tản về Saigòn bằng máy bay của hãng Hàng Không Việt Nam. Chiều ngày hôm ấy, một tổ trinh sát báo cáo về Sở Chỉ Huy Bắc quân, một đoàn công voa dài đang di chuyễn xuôi nam về hướng Phú Bổn. Tưóng Dũng ra lệnh báo đông cho Trung Đoàn 95 B chính qui BV đóng dọc QL19, SĐ320 tại phía bắc Ban Mê Thuột trên QL14, và SĐ10 tại QL21, theo dõi tình hình, vì lực lượng QĐ2 đang có những cuộc tái phối trí quan trọng. Sau khi đưọc báo cáo LTL 7B vẫn còn có thể xử dụng được, và đoàn công voa rất dài của QĐ2 đang tiến vào Cheo Reo, Tướng Dũng nổi giận, ra lịnh cho SĐ 320 tức tốc bôn tập về hướng Phú Bỗn để chặn đánh đoàn quân di tản.
Ngoại trừ những cuộc pháo kích bằng hỏa tiển 122-ly vào ngày 16, tháng ba, Bắc quân chưa có phản ứng gì đáng kể cho mãi tới tận ngày 18.Trong lúc tình hình thật khẩn cấp như dầu sôi lửa bõng, LĐ 20 Công Binh Chiến Đấu vẫn chưa hoàn tất được cầu phao qua sông Ea Pa, nằm về phía đông tỉnh lỵ Hậu Bổn (Cheo Reo), vì không đủ phương tiện cần thiết!. Đoàn công voa hoàn toàn kẹt cứng tại Cheo Reo và dọc trục lộ ngược về tận hướng ngả ba giao lộ giữa LTL7B và QL14.Chiều 18 tháng ba, SĐ320 BV khởi sự tấn công đoàn xe di tản tại thung lũng Cheo Reo bằng tất cả sức mạnh cuả hoả lực pháo nặng, cối 82 ly, và bộ binh xung kích. Cơn thịnh nộ cuồng điên của cấp chỉ huy và binh lính phương Bắc đã đỗ ập lên đầu hàng trăm ngàn thường dân vô tội và binh sĩ trên đoàn xe triệt thoái. Địch bắn xối xã vào mục tiêu bằng tất cả những gì có được trong tay. Từ đại pháo 130 ly, hoả tiển 122 mm, cho tớI B40, 41, thượng liên và súng cá nhân. Xác người già cả, thanh niên, đàn bà, trẻ em, tung toé trong tiếng nổ rền của đạn pháo. Những chiếc xe dân sự lẫn quân sự trúng đạn nỗ tung, bốc cháy, lửa khói mịt mù. Từng đoàn ngườI hốt hoảng, nhảy xuống xe tìm chổ trú ẩn ven đường, biến thành những tấm bia thịt di động cho lính BV tác xạ tự do. Thây người rụng ngã hết lớp này đến lớp khác, chồng chất lên nhau trong những tiếng thét gào đớn đau, tuyêt vong của cha gọi con, vơ gọi chồng, con thơ khóc ngất trong vòng tay đã đẫm đầy máu ấm cuả ngườI mẹ, trong những giây phút cuối cuả cuộc đờI, cố dùng thân thể đã loang lổ vết đạn thù che chở cho con! Ôi ! Các tướng lãnh Bắc quân thật quả lòng gang dạ sắt! Ra lệnh tàn sát quân thù không nương tay bất kể kẻ thù đó là đàn bà, con dại, hay những người dân thường vô tội, không một tấc sắt trong tay!!ditan
ĐạI Tá Lý, Tham Mưu Trưởng QĐ2, đến Bộ Chỉ Huy nhẹ của đoàn quân triệt thoái đóng tại Cheo Reo vừa kịp lúc để ra lịnh cho Liên Đoàn 23 BĐQ tiến chiếm đèo Ban Bleik, một điểm chiến lược trọng yếu, ngay phía tây thị xã Cheo Reo. BĐQ đã chặn đứng những đợt tấn công vũ bảo của quân BV vào cạnh sườn của đoàn công voa, bảo vệ cho LĐ 20 Công Binh chiến đấu hoàn tất cầu phao qua sông Ea Pa. Đoàn công voa tiếp tục cuộc hành trình trên chăng đường điạ ngục còn lại trong cái đói khát, cái rét căm căm cuả rừng núi về đêm, và lửa đạn của quân thù bắn không thương tiếc lên đầu.Những thân xác già nua, những trẻ thơ, rơi rụng từ đoàn xe xuống, hay gục ngã bên đường vì kiệt lực, bị xe cộ tranh đường chạy, cán nát người, hay thoi thóp nằm chờ chết trong những kinh ngạc của phút giây cuốI cùng của cuộc đời, vì ai nên nổi ?! Vì sự bất xứng, vô trách nhiệm cuả cấp lãnh đạo miền Nam hay vì sự bạo tàn của người Cộng Sản phương Bắc?! Cùng ngày 18 tháng Ba, Bộ Tư Lệnh QĐ2 cuả Tướng Phú (đã di tản về Nha Trang hôm 16 tháng Ba), cho trực thăng bốc Đaị Tá Lý khỏi vùng Cheo Reo, Phú Bổn ! Tướng Cẩm, Tư Lệnh Phó QĐ2 cũng đã tự ý bay về Tuy Hòa, chỉ một ngày sau khi Tướng Phú cùng bộ tham mưu của ông bay về Nha Trang! Như vậy, chỉ còn mỗi một mình Tướng Tất là sĩ quan cao cấp nhất đi theo đoàn quân di tản! Chiều ngày 20 thàng Ba, khi Tướng Tất cùng lực lượng của ông vừa rút tới thị xã Cheo Reo bằng đường bộ, Tướng Phú cho trực thăng bốc ông cùng Tỉnh Trưởng Phú Bổn về Nha Trang, và đoàn quân triệt thoái kể từ giờ phút này đã thật sự như rắn mất đầu, vì không còn một ai trách nhiệm nữa!!ditana
Sự triệt thoái bất ngờ của QĐ2 đã làm Tướng BV Văn Tiến Dũng, hoàn toàn kinh ngạc, nhưng đầy sãng khoái. Tướng Dũng tự hỏi, chính ai đã ra lịnh lui quân khỏi Tây Nguyên? Nếu quả thật Sàigòn đã ra lịnh đó, thì đây không những là một lầm lổi chiến lược không thể tha thứ, mà còn là một vấn đề vượt khỏi tầm mức chiến dịch mà Mặt Trận B3 đang đảm trách, thuộc về một tầm vóc chiến lược khác rộng lớn hơn. Tướng Dũng ngay lập tức hạ lịnh cho tất cả các đơn vị thuộc B3 phải chặn kín LTL7B, với mục tiêu rõ rệt không phải chỉ đánh bại mà là tiêu diệt toàn bộ lực lượng của QĐ2.
Ngày 21 tháng Ba, SĐ 320 BV với quân số và hỏa lực áp đảo, đã tràn ngập vị trí phòng thủ của LĐ23 BĐQ tại Cheo Reo, cắt đoàn di tản ra làm hai khúc. Hơn 160,000 dân và các LĐ BĐQ 4, 25 bị kẹt lại đàng sau và thành phần sống sót của LĐ23BĐQ. Tướng Phú ra lịnh cho các LĐ BĐQ đi đoạn hâu, bỏ đường lộ chính, cắt rừng, tìm đường thoát hiểm. Pháo và hoả lực súng nhỏ của địch vẫn tiếp tục bắn như mưa vào đoàn xe đang kẹt lại phía sau. Các đơn vị đoạn hậu của LĐ4, và 25 BĐQ, đánh vùi suốt đêm với lực lượng Bắc quân, bảo vệ cho khúc đuôi của đoàn xe chạy thoát vào rừng! Xác lính áo rằn hòa lẫn xác dân, nằm rải rác khắp nơi; máu loang thành vũng ven đường!
“ Có em lạc mẹ bên lề trận,
Có núi rừng xanh cũng ngậm ngùi! ”
(Chiều Ngút Khói—Lê Nguyên Ngữ)
Sáng ngày 19 tháng Ba, những xe đầu tiên của đoàn công voa đã tới được sông Cồn, cách Cũng Sơn 18 cây số về phía đông, và khoảng 2/3 chặng đường từ Cheo Reo tới điểm đến, Tuy Hòa. Nhưng khúc đuôi của đoàn xe di tản tơi tả vẫn còn lết thết mãi tận thị xã Cheo Reo, nơi những đoàn ngưòi tỵ nạn vẫn tiếp tục tràn vào những đường phố rải đầy xác chết. Tại khúc lòng cạn của sông Cà Lúi, 25 km phía tây bắc Cũng Sơn, một số chiến xa M48 bị mắc lầy khi vượt sông. LĐ 7BĐQ đụng nặng với quân truy kích của SĐ 320 BV. Các phi tuần A37 từ phi trường Nha trang đựơc gọi lên yểm trợ, đã oanh kích dữ dội vào vị trí của quân BV đang tấn công các đơn vị BĐQ bảo vệ đoàn xe. Nhưng một trong những máy bay yểm trợ quân bạn, đã nhầm lẫn đánh bom vào vị trí của BĐQ đang ác chiến với quân chính qui BV, gây thiệt hại nặng cho cả một tiểu đoàn của LĐ7! Tình hình đã rối rắm lại càng thêm rối rắm! Mệnh lệnh và kỹ luật hầu như không còn tồn tại nữa!! Thiết đoàn trưởng thiết đoàn M48, đơn vị chiên xa hộ tống đoàn công voa gần như không còn chỉ huy được đơn vị của mình, dầu rằng khoảng 10 chiên xa M48 vẫn còn có khả năng tác chiến. Khi thành phần đầu tiên của đoàn công voa tới được bờ sông Ba, cách Cũng Sơn khoãng 10 km về phía đông, họ mới vở lẻ đoạn đường dẫn vào Tuy Hòa của LTL7B đầy rẩy những mìn bẩy do quân đội Đại Hàn gài trước đây, không thể nào phá hủy gấp rút được! LĐ 20 Công Binh chiến đấu được lịnh bắt cầu phao qua sông Ba, và Hương Lộ 436, chạy dài theo bờ phía nam sông Ba được chọn đề đưa đoàn công voa về Tuy Hoà. Dự đoán được điều này, địch quân đã đóng chốt kín đoạn đường dài khoãng 2 cây số dọc Hương Lộ 436, phía đông nhánh tẻ của sông Ba, ngăn cản việc chuyên chở các đoạn cầu phao từ Tuy Hòa tới. Bộ Tư Lệnh QĐ2 lập tức cho điều TĐ 206 ĐPQ, một trong những tiểu đoàn diện địa thiện chiến nhất của Quân Khu 2, tấn công các chốt của Cộng quân tại dãi đưòng này từ phiá đông tới, trong lúc đó Tiểu Đoàn 34 BĐQ, với 16 chiếc M113 yểm trợ, tấn công từ phía Tây qua sau khi vượt qua khúc lòng cạn của sông Ba.
Ngày 20 tháng Ba, những xe tải nặng và chiến xa đã xé toạt khúc lòng cạn của sông Ba khiến xe cộ đi sau không thể nào vượt qua được. Trực thăng Chinook CH-47 cuả QĐ2 được lịnh chuyên chở các tấmđan thép lổ thả xuống chỗ khúc đáy sông cạn cho đoàn xe vượt qua, đồng thời trục các đoạn cầu phao nổi đến cho Công Binh bắt cầu qua sông Ba tại điạ điểm cách đó khoãng 1500 mét về phía hạ lưu. Vào ngày 21 thàng Ba, đoàn xe tập trung xung quanh khúc lòng cạn và điạ điểm cầu phao, phía đông Cũng Sơn chờ vượt sông. Trong lúc đó thành phần BĐQ đi đoạn hậu bị địch cắt làm đôi, tơi tả tại Cheo Reo. Phần lớn các tiểu đoàn của LĐ 6,7,22 BĐQ đã vượt qua được sông Cà Lúi, các LĐ 4,23,và 25 BĐQ còn kẹt lại phía sau lưng của SĐ 320BV, lúc này đang ào ạt tiến về phía Cũng Sơn. Ngày 22 tháng Ba, Trung Đoàn 64 thuộc SĐ320 Bắc quân mở cuộc tấn công dữ dội vào vị trí của LĐ 6 BĐQ, đang yểm trợ cho LĐ20 Công Binh chiến đấu hoàn tất cầu phao qua sông Ba, tại phía tây Cũng Sơn, nhưng bị đẩy lui. Một đoạn cầu phao đã sập khi đoàn xe ùn ùn kéo lên cầu; nhưng Công Binh đã nhanh chóng sữa chữa và một số lớn xe đã vượt qua được bờ nam của sông Ba, để đụng đầu ngay với các chốt kiềng của Bắc quân đóng dày đặc dọc hương lộ 436, khúc đuờng qua xã Mỹ Thạnh Tây.
Trong lúc Tiểu Đoàn 35 và 51 BĐQ đánh đoạn hậu bảo về đoàn công voa tại khúc đường hẹp, cách Cũng Sơn khoãng 7 km về hướng tây bắc, thì Tiểu Đoàn 34 BĐQ tiếp tục tấn công về hướng đông Hương Lộ 436 để nhổ các chốt địch. Tới lúc này thì LĐ 6 BĐQ là đơn vị tác chiến duy nhất còn có sự chỉ huy chặt chẻ trong đoàn quân triệt thoái, 3 tiểu đoàn còn sót lại trong tỗng số 18 tiểu đoàn của các LĐBĐQ bảo vệ đoàn công voa di tản trong cuộc trường chinh vượt qua trận địa sát của Bắc quân tại Cheo Reo, Phú Bổn!!
Lực lượng cuả Tiểu Đoàn 35 và 51 BĐQ đẩy lui cuộc tấn công dữ dội của Trung Đoàn 64 chính qui BV, đêm 23 tháng Ba, giết chết 50 lính BV và tịch thu đuợc 15 vũ khí đủ loại. Hai tiểu đonhưngàn này được một lực lượng yểm trợ gồm 15 chiến xa M41, 8 M48, 11 khẩu pháo 105 ly howitzers, và 2 khẩu 155 mm. Hai trực thăng Chinook được lịnh tiếp tế lương khô và đạn dược cho các tiểu đoàn BĐQ trong khi các đơn vị này vừa đánh vừa lui về Cũng Sơn. Đêm 24 tháng Ba, SĐ320 BV được tăng cường thêm hai chi đoàn chiến xa T54 đã ào ạt tiến vào Cũng Sơn sau khi LĐ 6 BĐQ rút lui về Tuy Hoà.
Trong khi đó, Tiểu Đoàn 34 BĐQ tiếp tục tấn công phá chốt địch tại xã Mỹ Thạnh Tây. Mặc dầu thời tiết xấu đã ngăn cản sự yểm trợ của không quân, lính mũ nâu đã lần lượt triệt hạ từng cụm kiềng chốt của Công quân. Ngày 25 tháng Ba, BĐQ nhổ xong chốt cuối cùng của địch, đưa đoàn công voa tả tơi vào địa phận tỉnh Tuy Hòa. Tiểu Đoàn 34 BĐQ, với quân số còn chưa đầy một đại đội, quay ngược trở lại, trấn giữ hướng lộ phía tây dẫn tới Tuy Hòa!
Trong tỗng số hơn 300 ngàn thưòng dân di tản theo đoàn quân triệt thoái, chỉ có khoãng 60,000 là về đến Tuy Hoà. Số còn lại vẫn không tung tích! Gần hai chục ngàn binh sĩ QĐ2 trên tỗng số hơn 60,000 quân chính qui và yểm trợ về được đến đích! Lực lượng này đã quá tả tơi, rách nát, còn mơ gì chuyện tấn công tái chiếm Ban Mê Thuột như kế họach đã dự trù! Trong lịch sữ Quân Lực VHCH, chưa hề có một cuộc rút lui nào thê thảm và tồi tệ như vậy! Đó là điềm xấu bất tường báo hiệu cho ngày tàn của một quân lưc, từng một thời làm khiếp sợ những binh đoàn lửa của Bắc quân ! Riêng 7000 quân thiện chiến của những LĐ BĐQ tinh nhuệ bậc nhất quân lực, mà trọng trách được giao phó, là đánh đoạn hậu, bảo vệ trắc diện, đi tiên tiêu, che chở cho đoàn quân dân di tản, khi về đến Tuy Hòa chỉ còn chưa được… 900 người! Ôi! Mũ Nâu, màu của vinh quang chiến thắng, hay muôn đời vẫn là màu…máu đọng?!bdongquan
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi !
Trong lúc những trận giao tranh ác liệt bùng nổ ở Darlac, ba sư đoàn quân chính qui Bắc Việt với quân số và hỏa lực áp đảo đã tấn công dữ dội SĐ 22BB của Tướng Phan Đình Niệm tại vùng Bình Định. Tuy không đánh bật được lực lượng của SĐ 3 BV ra khỏi những cao điểm khống chế trục lộ giao thông trên QL19 đoạn qua đèo An Khê, nhưng các chiến sĩ SĐ 22 BB với sự yểm trợ của không quân đã gây thiệt hại nặng cho địch quân. Tướng Niệm hy vọng rằng SĐ3 BV với những thiệt hại nặng nề sẽ buột phải rút lui. Có một điều mà ông không thể nào tiên liệu được là những đột biến bất ngờ của tình hình tại các tỉnh còn lại thuộc QK2 đã làm những chiến thắng lừng lẩy của SĐ22 BB trở nên vô nghĩa!!bb16
SĐ 3 BV bắt đầu cuộc phản công với những trận tấn công dữ dôị tràn ngập vị trí phòng thủ của lực lượng diện địa đang trấn giữ những cao điểm nhìn xuống đèo An Khê và các đơn vị điạ phương bảo vệ các cầu trên QL19 gần đó. Tướng Niệm lập tức cho tăng viện các tiểu đoàn bộ chiến thuộc SĐ22 BB chuẩn bị cho cuộc phản công tái chiếm các vị trí đã mất; nhưng Bắc quân lợi dụng những ưu thế bước đầu đã dàn toàn bộ lực lượng của các Trung Đoàn 2, 12, 14 thuộc SĐ 3 BV, cùng các đơn vị đặc công, pháo và các lực lượng yểm trợ địa phương tại vùng thung lũng Vĩnh Thạnh, nằm giữa đèo An Khê và Bình Khê.
Ngày 10 tháng Ba, 1975 khi SĐ 320 BV ào ạt tiến vào Ban Mê Thuột, ba trong tỗng số 4 trung đoàn của SĐ22 BB đã có mặt tại khu vực giữa quận An Nhơn, ngay giao lộ giữa QL19 với QL1, và vùng cực đông đèo An Khê. Tiểu Đoàn 1 và 2 thuộc Trung Đoàn 47 BB, án ngữ đọan đường phía đông dẫn vào đèo An Khê, liên tiếp đẩy lui những cuộc tấn công ác liệt của các tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2, 141 BV, và đánh bật lực lượng này ra khỏi chiến trường. Vào ngày 11 tháng ba, Tiểu Đoàn 3 còn lại của Trung Đoàn 47 BB được không vận tới quận Bình Khê, hoàn tất việc chuyễn quân cho toàn bộ Trung Đoàn. Lúc này, Tiểu Đoàn 927-ĐPQ vẫn giữ một số vị trí bên trong đèo, nhưng không còn kiểm soát được trục lộ giao thông qua đèo nữa. Ngày 11 tháng Ba, Bắc quân tràn ngập vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 209 ĐPQ; Tiểu Đoàn 218 ĐPQ còn lại với các Đại Đội rải quân quá mỏng để giữ đèo đã bị cô lập hoàn toàn và lâm vào tình huống có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào!arvntroops
Trung Đoàn 42, SĐ 22BB với Bộ Chỉ Huy đặt tại Bình Khê, mở những cuộc tấn công về phía tây, dọc theo QL19, trong nổ lực nhằm bắt tay với các đơn vị đang bị vây hảm của hai Tiểu Đoàn thuộc Trung Đoàn 47 BB. Vào ngày 8 và 9 tháng Ba, Trung Đoàn 41BB từ Bồng Sơn di chuyễn tới vùng An Sơn trên QL19, để bảo vệ tuyến tiếp vận, liên lạc phía tây Bình Khê, và đồng thời bảo vệ an ninh cho căn cứ không quân Phù Cát. Trung đoàn 40 BB, trung đoàn thứ tư của SĐ 22 BB, vẫn nằm lại vùng phiá bắc tỉnh Bình Định, án ngữ cửa ngỏ vào thung lũng An Lão, và bảo vệ đèo Phù Ku trên Tỉnh Lộ 506, phía bắc Phù Mỹ.
Tới ngày 11 tháng ba, hai Tiểu Đoàn 1 và 2 thuộc Trung Đoàn 2 BV đã bị hoả lực phi pháo của quân ta gây thiệt hại nặng nề. Tiểu Đoàn 7, Trung Đoàn 141 Bắc quân bị đánh bật khỏi ngả ba giao thủy cuả hai sông Cồn và sông Đồng Phổ, với hai đại đội gần như bị diệt gọn. Các Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 5, Trung Đoàn 12 BV cũng bị thiệt hại nặng. Nhưng Bắc quân đã nhanh chóng bổ xung quân số và vũ khí, đạn dược bằng những đoàn xe tải rầm rộ đổ vào vùng thung lũng Vĩnh Thạnh. Ngày 13 tháng Ba, năm tiểu đoàn Bắc quân mở những đợt tấn công vũ bão vào vị trí của của Tiểu Đoàn 1 và 2, Trung Đoàn 47 BB, nhưng bị đẩy lui. Tính từ ngày 4 tháng Ba, 1975, liên tiếp bốn Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 47 BB, đã tử trận! Tướng Niệm cho rút TĐ 2, với quân số chỉ còn phân nữa ra khỏi chiến trường, về dưỡng quân và tái phối trí tại hậu cứ SĐ. Trung Đoàn 47BB với hai tiểu đoàn còn lại bắt đầu mở những đợt tấn công vào vị trí quân BV tại khu vực phía tây dẫn vào đèo An Khê, nhằm bắt tay với lực lượng Điạ Phương Quân còn cố thủ trên đèo. Liên Đoàn 927 ĐPQ, dưới quyền điều động của Trung Đoàn 47 BB, đặt bộ chỉ huy tại phía tây đèo An Khê, với các đại đội đã hao hụt nặng của các Tiểu Đoàn 209, 217,và 218 ĐPQ nằm giữ những cao điểm dẫn qua đèo. Ngày 12 tháng Ba, Bắc quân tràn ngập Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 218 ĐPQ cùng một đại đội của TĐ này, mặc dù Trung Đoàn 47BB đã hết sức nổ lực phá vòng vây của Bắc quân để bắt tay với lực lượng diện điạ tử thủ tại đây. Tiểu Đoàn 218 ĐPQ gom góp những thành phần sống sót của các đại đội, cố thủ tại khu vực phía tây dẫn vào đèo. Nhưng đơn vị này vào ngày 17-tháng Ba đã bị lực lượng của Trung Đoàn12 BV tấn công, tràn ngập.
Giao tranh diễn ra rất khốc liệt giữa lực lương SĐ 22 BB và các đơn vị chính qui BV tại khu vưc nằm giữa đoạn cuối đèo về phía đông và quận Bình Khê kéo dài từ ngày 15 tới ngày 17 tháng Ba. Trung Đoàn 42 BB dồn mọi nổ lực tấn công nhằm đánh bật 3 tiểu đoàn thuộc SĐ 3 BV ra khỏi những cao điểm đang chiếm ngự gần cuối mạn đèo phía đông. Mặc dầu gây thiệt hại nặng cho Bắc quân, giết chết gần 500 lính BV chỉ trong vòng hai ngày, Trung Đoàn 42 BB vẫn không thanh toán được mục tiêu. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42 tuy bị thương hai lần khi chỉ huy cuộc tấn công, vẫn tiếp tục nằm lại với đơn vị. Trong lúc đó, Tướng Niệm cho điều động Trung Đoàn 41BB lên vùng phía nam quận Bình Khê, và cho rút hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 47BB đưa lên vùng bắc Bình Định thay thế Tiểu Đoàn 2 và 3, Trung Đoàn 40 BB, đựợc Tướng Phú điều động qua tăng cường bảo vệ Khánh Dương, tỉnh Khánh Hoà. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 47 BB, sau khi đưọc chỉnh trang và bổ sung quân số theo kế hoạch dự trù sẽ tiến lên phía bắc để thay thế Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 40 BB, rút về làm lưc lượng trừ bị cho SĐ.
Tướng Niệm với vỏn vẹn 2 trung đoàn trong tay, và không còn lực lượng trừ bị, đã ra lịnh cho các tiểu đoàn bộ chiến của ông cố giữ vững những vị trí chiếm được, sau khi lực lượng SĐ22 BB không thành công trong nổ lực khai thông đèo An Khê. Trong lúc đó, cuộc triệt binh xuôi đông của các đơn vị QĐ 2 đang tiến hành trên LTL 7B. Tới ngày 19 tháng Ba, Bắc quân đã kiểm soát được mạn đèo phía Tây dẫn vào vùng phụ cận của An Khê. Ngày 22 tháng Ba, Tiểu Đoàn 5, Trung Đoàn12 BV tiến vào An Khê. Mọi sự kháng cự của lực lượng phòng thủ tại đây chấm dứt. Hơn 5000 thường dân chen chúc trên những hưong lộ xuôi nam, cố gắng tìm đường thoát hiểm về Qui Nhơn. Ngày 24 tháng Ba, Trung Đoàn 42 BB triệt thoái dọc theo đường 19, phía đông Bình Khê, và Trung Đoàn 41 BB triển khai lực lượng phòng thủ Bình Khê.
Cùng ngày 24 tháng Ba, Bắc quân mở cuộc tấn công dữ dội vào Bình Khê, đồng thời bao vây, cô lập hai Trung Đoàn 41 và 42, SĐ 22 BB đang phòng thủ bảo vệ quận lỵ này. Các Trung Đoàn 141, và 12 thuộc SĐ3 BV ào ạt tiến về phía đông hướng Phù Cát. Mặt Trận B3 địch cho điều thêm Trung Đoàn 95 B từ Pleiku, tiến về phía đông, dọc theo QL19, để bắt tayTrung Đoàn 2 chính qui Bắc Việt, phối hợp tấn công nhằm tiêu diệt Trung Đoàn 42 BB, đang dàn quân bảo vệ phía đông quận Bình Khê. Nhưng Trung Đoàn 41 và 42 BB không để địch quân kịp thực hiện ý đồ, đã phá vở vòng vây của quân BV, rút lui về Qui Nhơn cùng với hơn 400 binh sĩ ĐPQ được trực thăng cứu thoát từ đèo An Khê ngày hôm trước. Khi lực lượng thụộc hai trung đoàn này đang đào hầm hố, cũng cố vị trí phòng thủ Qui Nhơn, thì Sàigòn cho lịnh di tản những đơn vị còn lại của SĐ 22BB. Ngày 31 tháng Ba, Bắc quân mở cuộc tấn công dữ dội vào căn cứ Không Quân Phù Cát, 32 máy bay của Không Lực miền Nam đã bay thoát về được các phi trường quân sự ở phía Nam. Vào ngày 1 và 2 tháng Tư, 1975, khoãng 7000 quân còn lại của SĐ 22 BB và lưc lượng diện địa tỉnh Bình Định được các chiến hạm của Hải Quân VN, tại cảng Qui Nhơn, bốc về cảng Vũng Tàu. Trong lúc đó, quân chính qui Bắc Việt với chiến xa yểm trợ đã tràn ngập thành phố Qui Nhơn!! Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật đang thực sự bước vào cơn hấp hối!!
Sau khi cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột của chiến đoàn đặc nhiệm của Tưóng Phú tại Phước An bị SĐ 10 Bắc quân với quân số và hoả lực áp đảo chận đứng tại sông Ea Nhiêu, thành phần sống sót của LĐ 21 BĐQ, của các đơn vị thuộc SĐ 23 BB và lực lượng diện điạ Tiểu Khu Darlac đã mở đường máu, rút về phía đông dọc đường 21. Tất cả được tập trung tại quân Khánh Dương, một quận miền núi của tỉnh Khánh Hòa, nơi QL21 đổ qua đèo Cả xuôi xuống vùng bình nguyên Khánh Hòa. Đèo Cả là điểm phòng ngự lý tưởng để bảo vệ Nha Trang, nơi đặt đại bản doanh mới của QĐ2, Quân Khu 2, cùng Bộ Tư Lệnh của Hải Đội 2 Duyên Phòng, và SĐ2KQ. Nha Trang còn là nơi có các trung tâm huân luyện quốc gia Lam Sơn, và trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Về phía tây Ninh Hòa, nằm lưng chừng giữa vùng duyên hải và vùng đồi núi của quận Khánh Dương, là trung tâm huần luyện Dục Mỹ của binh chũng BĐQ và binh chũng Pháo Binh. Về mặt quân sự chiến lược thì Khánh Hòa là nơi tập trung các lực lương quân sự còn lại, một cứ điểm cuối cùng của Vùng 2 Chiến Thuật, để ngăn chặn đường tiến quân dọc theo QL1 về hướng Sàigòn của các binh đoàn Bắc Việt, cũng như là nơi phát khởi moi cuộc phản công trong tương lai nhằm tái chiếm Tây Nguyên.
Hầu hết những thành phần sống sót của các đơn vị rút về từ Darlac, được đưa khỏi Khánh Dương bằng đường bộ hay bằng trực thăng. BĐQ được bốc về Dục Mỹ để tái phối trí, còn các binh sĩ SĐ 23 BB được đưa về các trung tâm huấn luyện tại Cam Ranh và Lam Sơn để tái huân luyện và bổ sung quân số. Một bộ chỉ huy tiền phương của SĐ 23 BB được thành lập tại Khánh Dương để chỉ huy các lưc lượng tăng phái bảo vệ đèo gồm Lữ Đoàn 3 Dù, trên đường rút về bảo vệ thủ đô Sàigòn từ chiến trường Quãng Nam, đã chuyễn hướng lên thẳng Khánh Dương; và bộ chỉ huy của hai tiểu đoàn bộ chiến thuộc Trung đoàn 40, SĐ 22BB điều qua từ Bình Định. Lực lượng đich là SĐ10BV, sau khi đánh bại chiến đoàn đặc nhiệm của tướng Trường tại Phước An, tiến như thác lũ xuống vùng bình nguyên theo đường 21, đã nhanh chóng tiếp cân khu vực Khánh Dương. Trung Đoàn 40 BB tức tốc tiến sâu vế phía tây để chặn đánh lực lượng tiền phương của Bắc quân. Tronh khi đó LĐ 3 Dù dàn quân trên những cao địa bên trong khu vực đèo, ngay sau tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 40 BB. Ngày 22 tháng ba, lưc lượng tiền tiêu của SĐ10 BV, với chiến xa yểm trợ đã tràn vào vị trí của hai tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 40 BB. Với hoả lực và quân số áp đảo, SĐ10 Bắc quân đã đánh bật Trung Đoàn 40 BB ra khỏi vị trí bố phòng. Lưc lương còn lại của Trung Đoàn 40 BB rút lui ra tuyến sau, nhường chiến trường lại cho Lữ Đoàn 3 Dù.
Với một hệ thống đường mòn xuyên qua vùng rừng rậm đầy những triền dốc đứng nằm về phía tây tỉnh Khánh Hòa, nếu bị ngăn chặn bởi Lữ Đoàn Dù đang bố trí quân trong khu vực đèo trên đuờng 21, Bắc quân có thể điều một lực lượng lớn tiến về phía nam, đi vòng qua vị trí của quân Dù, tràn xuống Nha Trang từ phía tây qua ngả Diên Khánh. Để tránh điều này, QĐ2 đã rút Trung Đoàn 40 BB về Dục Mỹ, đi ngược về phía nam, dàn quân tại vùng phía đông quận Diên Khánh, dọc hai bên Tỉnh Lộ 420, con đường dẫn từ hướng đông vào Diên Khánh và vào thành phố Nha Trang.Trung đoàn 40BB được tăng cường một tiểu đoàn ĐPQ và được yểm trợ bởi một đại bác 155-mm và hai khẩu 105 ly, Howitzers. Các toán viễn thám được tung vào khu vực rừng phía nam Khánh Dương nhằm phát hiện những dấu vết của lực lượng lớn Bắc quân trên đuờng di chuyễn về nam, hướng Diên Khánh; nhưng quân ta không phát giác được những dấu vêt gì khả nghi quan trong.
Lữ Đoàn 3 Dù cũng cố công sự phòng thủ tại đèo Cả, với các vị trí tiền tiêu đặt tại núi Chu Kroa, một cao điểm trên 1000 mét, nằm đợi SĐ10 Bắc quân mà một trung đoàn của SĐ này, Trung Đoàn 28 chính qui BV với T54 yểm trợ đã có mặt tại Khánh Dương.Về phía nam tuyến phòng thủ của LĐ 3 dù là vị trí của một tiểu đoàn ĐPQ. Riêng Tiểu Đoàn 34, LĐ 6 BĐQ, tiểu đoàn đã tả xung hữu đột vượt trận điạ sát của Bắc quân trên LTL 7B, bảo vệ mạn bắc đèo, đoạn dẫn vào Ninh Hòa.
Với LĐ 3 Dù vẫn còn trụ lại Khánh Dương trên đường 21, Tướng Phú vào ngày 29 tháng Ba, bổ nhiệm những tư lệnh trong vùng đất còn lại của QK2. Tướng Niệm, Tư Lệnh SĐ22 BB, chịu trách nhiệm hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Thị xã Qui Nhơn, cứ điểm cuối cùng của SĐ 22 BB tại Bình Định thất thủ ngày 2 tháng Tư, 1975. Riêng hai tỉnh cao nguyên còn lại là Tuyên Đức và Lâm Đồng đặt dưới quyền trách nhiệm của Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia. Ngoài lực lượng điện đia của 2 tiểu khu TĐ và Lâm Đồng, Tướng Thơ còn có trong tay một tiểu đoàn BĐQ thuộc LĐ 24, đơn vị đã vượt rừng về Tuyên Đức sau khi Quãng Đức thất thủ. Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tư Lệnh Phó QK2, được giao trách nhiệm phòng thủ Đặc Khu Cam Ranh, và hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Trách nhiệm nặng nề nhất, bảo vệ tỉnh Khánh Hòa, được giao phó cho Tướng Trần Văn Cẩm, chỉ huy toàn bộ lực lượng phòng thủ Nha Trang gồm LĐ3 Dù, Trung Đoàn 40BB, TĐ 34 BĐQ và các đơn vị diện địa.
nhaydu0475e
Ngày 30 tháng Ba, SĐ 10 chính qui BV thay vì chuyễn hướng về phía tây để tránh Lữ Đoàn 3 Dù đang dàn quân bảo vệ Khánh Dương, đã tiến thẳng vào trận điạ bố phòng của quân Dù. Cùng ngày Bắc quân tấn công Tiểu Đoàn 3 Dù tại đèo Cả. Được yểm trợ bởi Trung Đoàn 40 Pháo tầm xa và hai chi đoàn chiến xa T54, các đơn vị thuộc Trung Đoàn 28 và 66 BV bao vây TĐ 3 Dù mà quân số lúc này chỉ còn hơn một Đại Đội! Lữ Đoàn 3 Dù bố trí sâu trong vùng phía nam núi Chu Kroa chừng 15 km dọc trên những cao điểm nhìn xuống QL21.Hoả lực pháo tầm xa 130 ly của địch quân đã bắn cháy 5 trên tỗng số 14 Thiết Vận Xa yểm trợ quân Dù, và buột 3 pháo đội 105- ly của Lữ Đoàn 3 Dù phải rút về tuyến sau, thiết lập các cứ điểm hỏa lực yểm trợ quân Dù gần buôn Ea Thi. Rất tiếc là các cứ điểm hỏa lực mới đã quá tầm bắn yểm trợ cho các vị trí tiền phương của quân Dù! Hoàn toàn thiếu sự yểm trợ của hỏa lực phi pháo, lại phải gánh chiụ những mưa pháo khũng khiếp của đại pháo 130 ly, kết hợp với những đợt tấn công ác liệt cuả quân bộ chiến tùng thiêt của Bắc quân, Lữ Đoàn 3 Dù, dù sao đi nữa cũng chỉ là một lữ đoàn khinh chiến cơ động, hoàn toàn không thích hợp cho lối đánh phòng thủ, đã sụp đổ rất nhanh! Tại buôn Ea Thi, lực lượng SĐ10 BV đánh bọc sườn các vị trí của quân Dù đóng dọc theo quốc lộ và tấn công vị trí của Tiểu Đoàn 6 Dù. Mặc dù quân Dù chống trả mãnh liệt, bắn cháy ba chiến xa T54 của Bắc quân, nhưng trưóc áp lực nặng nề của địch quân, TĐ6 Dù buột phải bỏ vị trí. Với Lữ Đoàn 3 Dù bị cắt đôi tại Buôn Ea Thi, các đơn vị còn lại phải nhanh chóng tháo lui để bảo toàn lưc lượng.nhaydu0475
Sau một tuần lể giao tranh khốc liệt với Bắc quân, Lữ Đoàn 3 Dù với quân số chỉ còn được một phần tư, rút lui qua khỏi Dục Mỹ, và Ninh Hòa, lập tuyến phòng thủ mới tại đoạn đường hẹp nơi QL 1 chạy dọc theo ven biển bên dưới núi Hòn Sơn, ngay phía Bắc Nha Trang. Với sự triệt thoái của quân Dù, các đơn vị tại các trung tâm huấn luyện Dục Mỹ và Ninh Hòa cũng bỏ vị trí rút lui. Ngày 1 tháng Tư, 1975, chiến xa Bắc Việt tiến vào Dục Mỹ, vượt qua Ninh Hoà, tiến thẳng về Nha Trang. Các thành phần còn lại của quân Dù, BĐQ, Trung Đoàn 40 BB và lực lượng diện điạ QK2 triệt thoái về Phan Rang. Lúc 15 giờ cùng ngày, các máy bay tại căn cứ Không Quân Nha Trang cất cánh bay về các phi trường phía nam. Ngày 2 tháng Tư, chiến xa Bắc Việt tiến vào thành phố Nha Trang. Bộ Tỗng Tham Mưu tại Sàigòn ra lịnh lập tức di tản các đơn vị còn lại của QĐ 2 ra khỏi Cam Ranh. Trong khi đó, các lực lượng diện địa của Tiểu Khu Tuyên Đức và Lâm Đồng cũng trìệt thoái qua ngả Phan Rang. Quân Đoàn 2, Quân Khu 2 kể từ giờ phút này đã bị chính thức xoá tên!!
a-1h_137609_vnaf_1966
Sau khi dứt điểm lực lượng quân sự của QĐ2, QK2, Quân Ủy Trung Ương Hà Nội bắt đầu chuyễn hướng tấn công nhắm vào Vùng I Chiến Thuật, vùng điạ đầu giới tuyến, với hy vọng sẽ chiếm đóng QKI trong thời hạn ngắn nhất dưạ vào những dấu hiệu suy sụp tinh thần của binh sĩ miền Nam. Vào đầu năm 1975, tình hình tại QKI tương đối yên tĩnh do những trận mưa mùa đã cản trở những cuộc hành quân lớn. Giao tranh bắt đầu bùng nổ vào tháng Giêng, tập trung ở những cao điạ phía nam và tây nam Huế, nơi diễn ra những trận đánh đẩm máu giữa quân chính qui BV và lực lượng của Tướng Trưởng từ cuối tháng Tám, 1974. Quân lực miền Nam cuối cùng đã chiếm lại phần lớn những vị trí trọng yếu tại vùng cao điểm này vào giữa tháng Giêng, 1975, gây thiệt hại nặng cho các đơn vị thuộc một sư đoàn quân chính qui BV và các trung đoàn độc lập tại đây.
Vào cuối tháng Giêng tin tức tình báo thâu lượm được cho biết Bắc quân đang chuẩn bị một kế hoạch tấn công lớn qua việc gia tăng tu bổ, sữa chửa một số lượng lớn chiến xa và xe bọc thép. Thêm vào đó, các nguồn tình báo khác của miền Nam cũng phát giác những bãi đậu dành cho chiến xa, các vị trí pháo binh, và những khu vực bảo trì quân sự của Bắc quân trong vùng. Trong lúc đó những trận giao tranh vẫn bùng nổ rải rác khắp quân khu.175mm
Sau khi bị đánh bật khỏi những cao đia dọc QLI, phía nam thành phố Huế, trong những tuần lể đằu năm 1975, địch quân lập tức cho tăng cường thêm lực lượng trong khu vực này. Ngày 8 tháng Ba, những cuộc đụng độ lớn bùng nổ, khi Bắc quân tấn công chiếm 15 ấp xã ở phía nam tỉnh Quãng Trị và phía bắc Thừa Thiên. Đồng thời tại phía nam QK1, SĐ2 BV và Trung Đoàn 52 Bắc quân tấn công tràn ngập hai quận Hậu Đức vàTiên Phước, đe dọa tỉnh lỵ Tam Kỳ, Quãng Tín.
Tới trưa ngày 9 tháng Ba, với chiến xa và M113 yểm trợ, một lực lượng đặc nhiệm của QĐ1 bao gồm Tiểu Đoàn 8 Dù, các Tiểu Đoàn 112, 120 ĐPQ và ĐĐ 921 ĐPQ đã đánh bật quân BV ra khỏi những vị trí chiếm được tại Quãng Trị, gây tổn thất nặng cho địch. Bắc quân lại mở những cuộc tấn công vào các xã ở vùng duyên hải tỉnh Thừa Thiên, đồng thời tấn công dữ dội các đơn vị ĐPQ đang bảo vệ những tuyến đường dẫn vào thành phố Huế. Tại vùng đông nam Huế, 3 trung đoàn thuộc SĐ 324B BV bắt đầu chiến dịch Thừa Thiên với những đợt tấn công dọc theo khu vực dài 8 km vào sáng sớm mùng 8 tháng Ba. Với hoả lực pháo năng bắn tập trung yểm trợ, Bắc quân ào ạt tràn lên những ngọn đồi xung quanh. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 1 BB, vẫn giữ vững vị trí tại đồi 121; nhưng Tiểu Đoàn 1 thuộc trung đoàn này đã bi địch quân tràn ngập, đánh bật khỏi tuyến phòng thủ ở đối 224. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 54 BB bị đẩy khỏi đồi 144, nhưng sau đó đã chiếm lại được vị trí này trong ngày 9 tháng Ba. Đai Đội Trinh Sát SĐ1 BB cũng buộc phải bỏ vị trí tại đồi 50, phía tây bắc núi Bóng. Tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư Lệnh SĐ1BB, lập tức tung 2 Tiểu Đoàn 61 và 94 thuộc LĐ 15 BĐQ vào trận địa, nhằm chiếm lại những vị trí đã mất. TĐ 61 BĐQ càn qua trận phục kích của Bắc quân, tiếp tục phối hợp cùng TĐ 94 BĐQ mở những đợt phản công vào vị trí quân BV vào ngày 10 tháng Ba. Những cung từ từ các cuộc thẩm vấn tù binh BV bắt được trong ngày 11-tháng Ba cho biết toàn bộ SĐ 325 BV đã di chuyễn về phía nam, sẵn sàng cùng lực lượng điạ phương địch tấn công quận Phú Lộc.
Với khoãng 20 chiến xa T54 yểm trợ, quân BV tấn công hành lang Sông Bồ nơi Lữ Đoàn 147 TQLC với các Tiểu Đoàn 3,4,5,7 TQLC và Tiểu Đoàn 130 ĐPQ trấn giữ. Giao tranh diễn ra rất khốc liệt trong hai ngày, LĐ147TQLC đã chiếm lại một vị trí bị địch quân tràn ngập trong ngày 11 tháng Ba; gây thiệt hại nặng cho Bắc quân với 200 lính BV bị giết chết và phá hủy hai chiến xa địch, gây hư hại cho 7 chiếc khác, cùng tịch thu nhiều vũ khí, dạn dược. Một tiễu đoàn thuộc Trung Đoàn 6 chính qui BV xâm nhập vùng Phú Lộc, xử dụng 12 thuyền đánh cá cướp được cuả dân điạ phương, chuyễn quân qua Đầm Cậu Bảy, tấn công xã Vĩnh Hiền, quận Vĩnh Lộc ở đầu phía nam đảo, tiến ngược lên phía bắc, tấn công Vĩnh Giang. Một phần tiểu đoàn này tiến vào khu vực quận Phú Thứ, ngay phía đông thành phố Huế. Tiểu Đoàn 8 Dù được tăng cường bởi 2-đại đội của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 54 BB, với sự yểm trợ của một chi đoàn M113 chận đánh tiểu đoàn Bắc quân và tiêu diệt đơn vị này. Ngày 16 tháng Ba, một đơn vị của Trung Đoàn 54 BB phục kích thành phần còn lại của tiểu đoàn chính qui BV, giết chết Tiểu Đoàn Trưởng cùng 20 lính BV. Theo lời khai của 5 tù binh CS thì đơn vị này đã bị thiệt hại rất nặng, chỉ còn khoãng 33 người sống sót mà hầu hềt đều bị trọng thương. Những cuộc độn nhập khác của quân CSBV thuộc Trung Đoàn 4 độc lập vào hai quận Phong Điền và Quãng Điền, tây bắc thành phố Huế cũng bị quân ta nhanh chóng chận đứng và tiêu diệt.
Phía nam đèo Hải Vân, ngày mùng 8 tháng Ba, đặc công CS đột nhập Đà Nẵng, bắn B40 vào các công sở thuộc quận Hoà Vang. Ngày 11 tháng Ba, địch pháo kích dữ dội bằng hoả tiển 122-ly vào căn cứ không quân Đà Nẵng phá hủy một chiến đấu cơ F5 loại mới của Không Quân. Quân BV với trọng pháo yểm trợ cũng mỡ những cuộc tấn công vào các đơn vị thuộc SĐ3BB, SĐ Dù, và lực lượng diện điạ rải dài từ Đại Lộc tới Quế Sơn. Hầu hết các cuộc tấn công đều bị đẩy lui, nhưng đặc công CS đã phá sập được cây cầu chính trên TL540, phía bắc Đại Lộc.tqlc2
Riêng tình hình tại tỉnh Quãng Tín khá nghiêm trọng. Cuộc tấn công được chờ đợi từ lâu của Bắc quân vào các quận đồi núi Tiên Phước và Hậu Đức cuối cùng đã diền ra vào ngày10 tháng Ba. Hai tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 31, SĐ 2 chính qui BV tấn công vào quận Tiên Phước từ hai hướng, tây và bắc; trong khi đó các đơn vị của Trung Đoàn 1 BV, mở cuộc tấn công từ hướng nam và đông nam lên. Ở Hậu Đức, một tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 31 chính qui BV, được sự yểm trợ của các lực lượng điạ phương, đã tràn ngập Tiểu Đoàn 102 ĐPQ. Thị xãTam Kỳ, tỉnh lỵ tỉnh Quãng Tín, cũng bị tấn công bằng hỏa tiển 122-ly vào ngày 11 tháng Ba; đồng thời địch pháo kích dữ dội căn cứ không quân tại Chu Lai.
Những thành phần sống sót của hai Tiểu Đoàn 116, 134 ĐPQ bị tràn ngập tại Tiên Phước, mở đường máu rút về phía đông, hướng Tam Kỳ. Tiểu Đoàn 135 ĐPQ cũng rút khỏi vị trí tại núi Bàn Quan, phía đông quận Tiên Phước, lui về Tam Kỳ, bỏ lại 4 khẩu 105 ly Howitzer. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 5, SĐ2BB, được tăng cường bởi Tiểu Đoàn 115 ĐPQ, đã mỡ những cuộc phản công chiếm lại vị trí trên núi Mỹ, cao điạ trọng yếu cuối cùng trên đường 533 giữa Tam Kỳ và Tiên Phước; nhưng sau đó buộc phải rút lui vì hỏa lực dữ dội của pháo đich.
Tướng Trần Văn Nhựt, Tư Lệnh SĐ2 BB cho thành lập một lực lượng giải tỏa từ Tam Kỳ tiến ngược lên để bảo vệ cho các đơn vị diện địa và dân chúng di tản về từ Tiên Phước. Tuy nhiên Băc quân đã chiếm các cao điạ, gồm cả Núi Ngọc, một ngọn đồi cao, nằm dọc theo trục lô tiến quân của đoàn quân tiếp ứng. Vào ngày 11 tháng Ba, lực lượng tiếp ứng của tướng Nhựt gồm hai Tiểu Đoàn 37, 39 BĐQ, và Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 5, SĐ 2 BB đã bị chận đứng ngay gần núi Ngọc. Ngày 12 tháng Ba, tướng Nhựt cho điều Trung Đoàn 5 thuộc SĐ 2 BB từ Quãng Ngãi vào án ngữ phía tây Tam Kỳ. Ba tiểu đoàn của Trung Đoàn 5 BB rải quân dọc lộ 533 với các vị trí tiền tiêu sâu vào tận phía đông núi Mỹ. Hai Tiểu Đoàn 115, 135 ĐPQ bố trí phía bắc Trung Đoàn 5 BB, giữa lộ 533 và các đơn vị của lực lượng đặc nhiệm BĐQ đóng dưới núi Ngọc. Tiểu Đoàn 21 BĐQ lập tuyến phòng thủ ngay sau vị trí đóng quân của TĐ 135 ĐPQ. Vào lúc này, Tưóng Nhựt đã dàn 9 tiểu đoàn tai phía tây Tam Kỳ, trong khi đó một lực lượng hùng hậu của Bắc quân đang ào ạt tiến về hướng Tam Kỳ và thị xã này đã nằm trong tầm pháo nhẹ của địch.vnch
Tại Đà Nẵng, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh QĐ1, cũng đang lâm vào một tình huống hết sức khó khăn. Ngày 12 tháng Ba Bộ Tỗng tham Mưu tại Sàigòn ra lịnh cho ông trả SĐ Dù đang bố phòng bảo vệ Đà Nẵng về Sàigòn, đồng thời chuyễn lịnh của TT Thiệu cho QĐ1 phải ưu tiên bảo vệ Đà Nẵng. Tướng Trưởng mạnh mẽ chống lại quyết định này của Sàigòn. Ngày 13 tháng Ba, ông đích thân bay về Sàigòn gặp TT Thiệu và Đaị tướng Viên để yêu cầu Sàigòn thu hồi quyết định, nhưng Sàigòn chỉ trì hoãn việc rút SĐ Dù khỏi Vùng I thêm được 4 ngày, và sẽ bắt đầu vào ngày 17 tháng Ba. Hai ngày sau, Tướng Trưởng trong một nổ lực cuối cùng đã thuyết phục được TT Thiệu cho phép Lữ Đoàn 1 Dù, LĐ cuối cùng dự trù tái phối trí để bảo vệ thủ đô Sàigòn và tham gia hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột, nằm lại Đà Nẵng, với điều kiện không được xử dụng đơn vị này trong hành quân tác chiến. Để thay thế cho việc rút quân Dù khỏi Vùng I Chiến Thuật, TT Thiệu ra lệnh cho Bộ TTM không vận Lữ Đoàn 468 TQLC, mới thành lập, với hai Tiểu Đoàn 14, 16 TQLC, và một Liên Đoàn BĐQ ra QK1 để tăng cường cho lực lượng chiến đấu của Quân Đoàn 1.
Để trám vào khoãng trống do việc rút SĐ Dù về Sàigòn, Tướng Trưởng quyết định tái phối trí lại lực lượng bố phòng của QĐ1. Ông cho điều SĐTQLC từ Quãng Trị và vùng bắc Thừa Thiên về bảo vệ quận Phú Lộc và Đà Nẵng. Ngày 13 tháng Ba, LĐ14 BĐQ tiến lên phía bắc để thay thế cho lực lượng TQLC rút đi. Tướng Trưởng chỉ đề lại lữ đoàn TQLC đang năm tại Phú Lộc, là lữ đoàn TQLC duy nhất còn hoạt đông ngoài vùng phía bắc đèo Hải Vân. Tướng Nhựt, Tư Lệnh SĐ 2BB, cũng được lịnh rút một trung đoàn đang tham dự cuộc hành quân Quyết Thắng tại quận Nghĩa Hành, Quãng Ngãi về tăng cường bảo vệ tỉnh lỵ Tam Kỳ, Quãng Tín. QĐ 1 được lịnh phải bảo vệ Huế, Đà Nẵng bằng mọi giá, cho dù phải bỏ Quãng Trị, Quãng Tín, và Quãng Ngãi!thietky
Trong buổi họp mật ngày 13 tháng Ba tại Sàigòn với TT Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, và Đại Tướng Viên, Tướng Trưởng được thông báo quyết định về việc di tản chiến thuật của QK2, và được lịnh chuẩn bị cho việc triệt thoái khỏi QK1 của Quân Lực VNCH trong kế hoạch tái phối trí lực lượng cho phù hợp với tình hình mới. Lực lượng Dù sẽ rút hết khỏi QK1 vào ngày 31 tháng Ba để về phòng thủ Sàigòn, và LĐ 468TQLC sẽ được TTM tăng cường cho việc bảo vệ Đà Nẵng vì vị trí chiến lược tối quan trọng của thành phố này cho dù phải hy sinh những tỉnh còn lại của QK1 kể cả cố đô Huế.
Tình hình chiến sự không được mấy khả quan cho Tướng Trưởng từ sau buổi họp mật tại dinh Độc Lập. Quân Bắc Việt đã mỡ những cuộc tấn công dữ dội,tràn ngập vị trí của hai tiểu đoàn ĐPQ ở mạn sưòn phiá tây tuyến phòng thủ tại sông Mỹ Chánh, Quãng Trị. Lui sâu về phiá nam, tại hành lang Sông Bồ, Tiểu Đoàn 4 và 5 TQLC đẩy lui những đợt xung phong ác liệt của Bắc quân vào khu vực trắch nhiệm của LĐ 147 TQLC. Tại vùng trách nhiệm của SĐ1BB, hai tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 3 BB, bị đánh bật khỏi căn cứ hỏa lực Bastogne, nhưng đã chiếm lại được ngay ngày hôm sau. Giao tranh dữ dội đã diễn ra tại tây nam Tam Kỳ. Quân BV tràn ngập vị trí phòng thủ của các đơn vị ĐPQ tại đây, và chiến xa BV đã xuất hiện ở phía nam quận Tiện Phước. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 5 BB, Tiểu Đoàn 37 BĐQ đã đánh những trận sáp lá cà đẫm máu với quân BV, và có nguy cơ bi tràn ngập.BE082302
Ngày 14 tháng Ba, Tướng Trưởng họp với Tướng Thi, Tư Lệnh Phó QK1, chỉ huy các đơn vị thuộc QĐ tại Quãng Trị và Thừa Thiên, cùng Tướng Lân, Tư Lệnh SĐ TQLC để phát họa kế hoạch phòng thủ Đà Nẵng. Theo đó, ông sẽ đưa toàn bộ lực lượng chiến đấu của QĐ1 về Quãng Nam để bảo vệ Đà Nẵng với các SĐ1, 3BB, SĐ TQLC nằm án ngữ tuyến đầu, và SĐ 2BB làm lực lượng trừ bị. Nhưng kế hoạch này phải được tiến hành từng giai đoạn với các sư đoàn từ Quãng Trị và Thừa Thiên lui binh về Đà Nẵng, và vùng lãnh thổ phía nam quân khu sẽ được rút bỏ. Tướng Trưởng ra lịnh di tản lập tức tất cả các đơn vị chiến đấu tại hai quận miền núi Sơn Hà, Trà Bồng thuộc tỉnh Quãng Ngãi, kể cả hai Tiểu đoàn 68, 69 BĐQ đang đóng tại đây, cùng toàn bộ cư dân nào muốn di tản theo.tqlctanhang
Ngày 15 tháng Ba, LĐ14 BĐQ chuẩn bị nhận vùng trách nhiệm bàn giao từ LĐ 369 TQLC tại Quãng Trị. Trong lúc một lữ đoàn TQLC vẫn còn nằm lại vùng thung lũng Sông Bồ để bảo vệ Huế, Lữ Đoàn 369 TQLC sẽ được điều động về quận Đại Lộc, Quãng Nam, thay thế Lữ Đoàn 3 Dù di chuyễn về Sàigòn. Tướng Trưởng và Tướng Thi dự trù một cuộc di tản khỗng lồ của dân chúng Quãng Trị khi lực lượng TQLC rút đi, nên hai ông đã chỉ thị Bộ Tham Mưu Quân Đoàn chuẫn bị mọi phương án cần thiết để giúp đỡ quân chúng. Đồng thời, Tướng Trưởng ra lịnh cho Tướng Nhựt, Tư Lệnh SĐ2 BB giữ Trung Đoàn 6BB lại, án ngữ phía nam quận Nghĩa Hành để bảo vệ thị xã Quãng Ngãi. Vào ngày 14 và 15 tháng Ba, lực lượng Bắc quân mỡ những đợt tấn công dữ dội đều khắp tỉnh Quãng Ngãi, tràn ngập các tiền đồn quanh vòng đai thị xã. Lực lượng diện địa Tiểu Khu Quãng Ngãi đã suy yếu hẳn, sau khi các đơn vị chính qui của Trung Đoàn 5 BB được điều động qua bảo vệ thị xã Tam Kỳ, Quãng Tín, và phần lớn Trung Đoàn 4 BB đưọc đưa về làm lực lượng trừ bị cho Sư Đoàn 2BB tại Chu Lai. Tiểu Đoàn 70 BĐQ và Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 4BB, là hai tiểu đoàn chính qui duy nhứt còn nằm án ngữ phía tây quận Mộ Đức, cùng ba tiểu đoàn ĐPQ đóng quân giữa khu vực quận Mộ Đức và quận Đúc Phỗ, giáp ranh tỉnh Bình Định. Tại khu vực phía bắc, đêm 15 rạng 16 tháng Ba, quân BV tràn ngập vị trí của lực lượng diện điạ bảo vệ trục giao thông trên QL1, và cắt đứt đoạn đường từ Bình Sơn về Quãng Tín.
Tại Quãng Tín, quân BV tấn công khu vực phía bắc Tam Kỳ, sát gần QL1, đánh tan một đơn vị ĐPQ ở phía bắc thị xã vào đêm 15 tháng Ba. Đồng thời, Bắc quân mỡ những đợt tấn công ác liệt vào vị trí bố phòng của Trung Đoàn 5 BB và LĐ 12 BĐQ tại khu vực phía tây Tam Kỳ, đánh bật lực lượng phòng thủ của ta ỡ đây, và tràn ngập Tiểu Đoàn 37 BĐQ. Trong lúc sự sụp đỗ gần như không thể tránh khỏi ở hai tỉnh phía nam Quân Khu, việc hoán chuyễn các đơn vị tại Quãng Trị vẫn tiến hành như kế hoạch dự trù. Liên Đoàn 14 BĐQ đặt bộ chỉ huy ngay quận Hải Lăng, đã cho ba Tiểu Đoàn 77, 78 và 79 BĐQ nhận lãnh vùng trách nhiệm bàn giao từ các đơn vị thuộc Lữ Đoàn 369 TQLC, đang chuẩn bị di chuyễn xuôi nam để thay thế cho SĐ Dù rút khỏi Quãng Nam. Khi các lữ đoàn TQLC rút đi, tinh thần binh sĩ thuộc lực lượng điạ phương cũng như của dân chúng Quãng Trị sụp đỗ, mặc dầu những đơn vị Bắc quân xâm nhập vào vùng bình nguyên Quãng Trị, cho tới ngày 16 thang Ba, đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Cung từ của một hồi chánh viên thuộc Trung Đoàn 101, SĐ 325 chính qui BV, tại Phú Lộc cho biết toàn bộ SĐ 325 Bắc quân đã có mặt tại vùng phía nam Thừa Thiên, được yểm trợ bởi các đơn vị sơn pháo 85mm, và các đại pháo tầm xa 130 ly thuộc Trung Đoàn 84 Pháo Binh BV. Tới ngày 15 tháng Ba, hai Trung Đoàn 18 và 101 bộ chiến BV đã nằm trong tầm tấn kich Phú Lộc.
Ngày 17 tháng Ba, Lữ Đoàn 258 TQLC rút khỏi Quãng Trị về thay thế cho lữ đoàn Dù tại phía nam Thừa Thiên. Ngày 18 tháng Ba, SĐ TQLC đặt Bộ Tư lệnh Sư Đoàn tại phi trường Non Nước trên bãi biển phía đông Đà Nẳng, trong khi đó Lữ đoàn 2 Dù di chuyễn ra Cảng Đà Nẵng để chuẫn bị rút về Sàigòn. Để tăng cường phòng thủ Đà Nẵng, Tướng Trưởng cho điều các pháo đội 175 ly đang ở phía bắc đèo Hải Vân về Đà Nẵng cùng với một chi đoàn chiến xa M48. Như vậy Thiết Đoàn 20 Chiến Xa chỉ còn hai chi đoàn M48 tại Thừa Thiên. Ngay ngày hôm sau, 19 tháng Ba, 1975, Bắc quân vượt lằn ranh ngưng chiến, tràn vào Quãng Trị!
Cuộc triệt thoái khỏi Sơn Hà và Trà Bồng được tiến hành vào ngày 16 tháng Ba, khi hai trực thăng CH47 bắt đầu di tản thường dân ở đây. Các đơn vị của Tiểu Đoàn 68 BĐQ và lực lượng địa phương được bốc về Sơn Tịnh, phía bắc thị xã Quãng Ngãi. Có khoãng 12000 dân Trà Bồng di tản theo dọc quốc lộ để về Bình Sơn, dưới sự bảo vệ của Tiểu Đoàn 69 BĐQ và các đơn vị diện địa. Khi cuộc di tản vừa bắt đầu, quân BV mỡ những cuộc tấn công tràn ngập các tiền đồn phía bắc Bình Sơn, cắt đứt QL 1, đoạn đường giữa Bình Sơn và Chu Lai. Tướng Nhựt, Tư lệnh SĐ 2 BB, lập tức ra lịnh cho Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 6 BB, trung đoàn còn nằm lại bảo vệ thị xã Quãng Ngãi, di chuyễn từ Nghĩa Hành về tăng cường vòng đai phía tây thị xã Quãng Ngãi. Phía băc đèo Hải Vân, tại quận Phú Lộc, Thừa Thiên, Liên Đoàn 15 BĐQ đã tái chiếm những vị trí trên khu vực Núi Bóng vào ngày 17 và 18 tháng Ba. Tướng Thi, Tư Lệnh Phó QĐ1, đặc trách lực lượng bảo vệ cố đô Huế, cho điều 2 chi đoàn M48 còn lại của Thiết Đoàn 20 Chiến Xa, từ phía băc về để tăng cường phòng thủ khu vực phía nam thành phố Huế.
Từ 1973, năm ký Hiệp Định ngừng bắn Paris, SĐ TQLC của QLVNCH vẫn nằm án ngữ tại vùng gìới tuyến để phòng thủ, bảo vệ tỉnh Quãng Trị. Vào đầu năm 1975, các lữ đoàn TQLC dàn quân dọc theo tuyến phòng thủ phía cực bắc của QK1. Lữ Đoàn 258TQLC nằm bên bờ nam sông Thạch Hản, ngay phía nam và phía tây thị xã Quãng Trị. Lữ Đoàn 147 TQLC đóng quân tại vùng cực nam Quãng Trị bảo vệ mặt phía tây dẫn vào QL1 và vùng duyên hải, vùng giữa phía nam sông Mỹ Chánh và phía tây Mỹ Chánh. Tháng Giêng, 1975, SĐ TQLC bắt đầu thành lập thêm một lữ đoàn, LĐ 468TQLC.Cho tới tháng Hai, 1975, thì nhiệm vụ của SĐ là bảo vệ, ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công nào của địch quân vào hai tỉnh Quãng Trị và Thừa Thiên; trong trường hợp chẵng đặng đừng phải tháo lui, SĐ sẽ rút về phòng thủ cố đô Huế. Ngày 12 tháng Ba, cùng với sự di chuyễn bất ngờ của SĐ Dù từ Đà Nẵng về Sàigòn để bảo vệ thủ đô và Vùng 3 Chiến Thuật, Tướng Trưởng, Tư Lệnh QĐ1 nhận được lịnh phải ưu tiên bảo vệ Đà Nẵng bằng mọi giá. Ông lập tức cho Tướng Lân biết việc thay đôi chiến lược này, và ra linh Tướng Lân chuẫn bị sẵn sàng kế hoạch tái phối trí các đơn vị thuộc SĐ TQLC để trám vào các chỗ trống do lực lượng Dù rút đi, đồng thời nhận lãnh trọng trách bảo vệ Đà Nẵng. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi có quyết định rút SĐ Dù về Sàigòn, SĐ TQLC theo lịnh của Tướng Trưởng đã cho phối trí lại lực lượng, chuyễn hai lữ đoàn đang nằm tại Quãng Trị về phía nam. Lữ Đoàn 147 từ nam Mỹ Chánh rút về Phong Điền, đóng quân dọc hai bên QL1, theo hình cánh cung với Tiểu Đoàn 4 ở phía tây và nam, và Tiểu Đoàn 7 dàn quân về phía đông thị xã này. Tướng Lân cũng cho Lữ Đoàn 369 TQLC chiếm lĩnh vị trí ở khu vực bắc và tây Đà Nẵng; Lữ Đoàn 258 TQLC phụ trách bảo vệ khu vực sườn phía nam của thành phố. Riêng Lữ đoàn tân lập 468 TQLC đựơc Bô TTM chỉ định thay thế cho lực lượng Dù rút đi. Trong lúc QĐ 1 đang tiến hành việc tái phối trí lực lượng, Cộng quân mỡ những đợt tấn công dữ dội vào Tiểu Đoàn 4 và 5 thuộc LĐ 147 TQLC vừa rút về quận Phong Điền. Không còn quân trừ bị trong tay, Tướng Lân đành ra lịnh cho LĐ 147 TQLC vừa đánh vừa lui về phòng thủ Huế.
Tới ngày 17 tháng Ba, LĐ 258 TQLC đã hoàn tất việc chuyễn quân thay thế LĐ 2 Dù tại Đà Nẵng. Ngày 18 tháng Ba, Tướng Lân cho dời Bộ Tư lệnh SĐ từ Hương Điền, Thừa Thiên về phi trường Non Nước, phía đông nam Đà Nẵng, chỉ cách Bộ Tư Lệnh QĐ 1, đặt tại căn cứ Không Quân Đà Nẵng chưa đầy vài cây số. Mặc dầu việc bảo vệ Đà Nẵng là ưu tiên một của SĐ TQLC, ngày 20 tháng Ba, SĐ lại được lịnh tử thủ tại các vị trí phía bắc cố đô Huế. Cùng ngày LĐ 468 TQLC được không vận bằng C130 tới Đà Nẵng, và dàn quân từ mạn bắc đèo Hải Vân, dọc QL1 về tới Phước Tường. Trong khi đó LĐ147 đựoc biên chế thành 4 tiểu đoàn bộ chiến, một tiểu đoàn pháo binh, và các đơn vị yểm trợ. Tiên liệu sẽ có những trận đánh đẩm máu trong những ngày sắp tới, Bộ Tư Lệnh SĐ TQLC đã tăng cường cho LĐ 147, Tiểu Đoàn 3 TQLC thuộc LĐ 258. Với một lực lượng chiến đấu khoãng 3,000 người, LĐ 147 TQLC đã chuẫn bị tinh thân và tâm lý sẵn sàng cho cuộc thư hùng sống mái với Bắc quân trong những ngày sắp tới để bào vệ cố đô Huế. Nhưng chỉ hai ngày sau đó, toàn bộ lữ đoàn lại được lịnh lui binh về phía nam tới bờ biển Tân Mỹ để được tàu Hải Quân bốc về Đà Nẵng. Ngày 23 tháng Ba, lo lắng và bối rối vì lịnh lạc đổi thay, bất nhất, LĐ 147 TQLC mở đường rút về điểm hẹn tại Tân Mỹ, hiểu rõ rằng sanh mạng của toàn lữ đoàn gìờ phút này nằm hoàn toàn trong tay của những người bạn Hải Quân. Nhưng những tàu Hải Quân chỉ được thông báo về kế hoạch này vào giờ phút chót, khi LĐ 147 TQLC đã rời quá xa vị trí phòng thủ tại Hương Điền. Hải Quân đã cố gắng hết sức để đến điểm hẹn kịp lúc, nhưng rất tiếc điều này không thể thực hiên được, và chỉ tới nơi với một số tàu đổ bộ quá ít ỏi, không đủ để bốc các binh sĩ TQLC còn bị kẹt lại trong bờ. Những tàu đỗ bộ tới được khu vực bốc quân lại không thể cập bờ bởi những cồn cát ngầm, và chỉ có số binh sĩ nào bơi thật giỏi, mới có thể bơi tới được các tàu LCM đậu cách bờ hàng vài trăm mét.
Khi hiểu rõ được vị trí mới của họ không thễ phòng thủ được, và các tàu Hải Quân không thể bốc họ, các binh sĩ TQLC bắt đầu phá hủy các vũ khí cộng đồng, quăng các hỏa tiển TOW chống tăng xuống biển. Bị kẹp giữa hỏa lực pháo nặng 130 ly và các binh đoàn Bắc quân truy đuổi, các đơn vị thuộc LĐ147 TQLC tan rả hoàn toàn mà không hề có được một cơ hôị nào để giáp chiến sống mái với địch quân, và chỉ có khoãng 20 phần trăm là về tới Đà Nẵng!!di_tan
Ngày 19 tháng Ba, Tướng Trưởng bay vào Sàigòn để gặp TT Thiệu và Thủ Tướng Khiêm. Tại đây ông lại được lịnh ngưng việc di tản khỏi Huế và phải bố phòng bảo vệ các cứ điểm tại Huế, Đà Nẵng,Chu Lai, và thị xã Quãng Ngãi. Trong trưởng hợp bất khả kháng, ông được phép rút khỏi Chu Lai và Quãng Ngãi, nhưng phải bảo vệ Huế và Đà Nẵng bằng mọi giá! Ngày 20 tháng Ba, Tướng Trưởng bay trở lại Bộ Tư Lệnh QĐ1. Ông ra lịnh ngưng việc chuyễn các pháo đội 175 ly cùng vũ khí, đạn dược từ Huế vào Đà Nẵng. Cố đô Huế phải đưọc bảo vệ với bất cứ giá nào, mặc dầu ngày 19 tháng Ba, pháo binh địch đã bắn vào thành nội, và hàng trăm ngàn dân tị nạn đã nghẹt cứng trên QL1, đoạn đường xuôi về phía nam.
Việc tổ chức phòng ngự co cụm cho cố đô Huế đặt dưới quyền trách nhiệm của Tướng Lâm Quang Thi, được phân bổ cho Đại Tá Trí, Tư Lệnh phó SĐ TQLC, người chịu trách nhiệm mặt trận phía bắc thành phố Huế, và Tướng Điềm, Tư Lệnh SĐ1 BB, chịu trách nhiệm khu vực phía nam của Huế. Các tiền đồn của Đại Tá Trí, nằm ngay trong vùng giáp ranh giữa Quãng Trị-Thừa Thiên, chừng 30 km phía tây bắc Huế. Tại đây, dưới quyền điều động của LĐ 14 BĐQ là Tiểu Đoàn 77 BĐQ, 7 tiểu đoàn ĐPQ, và một chi đoàn Thiết Vận Xa M113 thuộc Thiết Đoàn 17Kỵ Binh. Bốn tiểu đoàn bộ chiến của LĐ 147 TQLC bố trí ngay trong vùng thung lũng trọng yếu Sông Bồ, trong tầm pháo binh nhẹ yểm trợ từ Thành Nội. Trong khi đó, Tiểu Đoàn 78 và 79 BĐQ rãi quân ở tuyến đầu, cách vị trí của các đơn vị TQLC chừng 10 km về phía tây.Về phía nam của LĐ 147 TQLC, tại căn cứ hỏa lực Lion, tức căn cứ Núi Gió là 2 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 51, SĐ1BB.
Vùng trách nhiệm của Tướng Điềm bắt đầu từ phía tây nam của Trung Đoàn 51, SĐ1 BB, đơn vị tăng phái cho lực lượng của Đại Tá Trí. Trung Đoàn 3 BB với hai tiểu đoàn án ngữ trên những cao điạ quanh căn cứ hỏa lực Birmingham, nhìn xuống sông Hữu Trạch, phía nam Huế. Về phía đông của Trung Đoàn 3 BB, là hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 54 BB bảo vệ khu vực Mõ Tàu, trong lúc Trung Đoàn 1BB với ba tiểu đoàn cơ hữu, được tăng cường một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 51 BB, một chi đoàn chiến xa M48, và một chi đoàn thiết quân vận M113, rải quân dài về hướng đông nam tới tận khu vực Núi Bóng. Về phía đông của quận lỵ Phú Lộc ba tiểu đoàn của LĐ15 BĐQ, cùng một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 3 BB, chiếm lĩnh các cao điểm dọc theo QL1. LĐ 258 TQLC, với hai tiểu đoàn đóng quân gần Phú Lộc, và LIên Đoàn 914 ĐPQ gồm ba tiểu đoàn được giao trách nhiệm bảo vệ đèo Hải Vân.nhaydu0475c1
Tình hình chiến sự tại khu vực phía bắc tỉnh Quãng Tín vào ngày 20 tháng Ba, tương đối khả quan hơn so với trước đây khi quân BV nã pháo nặng vào quận lỵ Thăng Bình, và tràn ngập các tiền đồn phiá tây nam quận lỵ này. Hai tiểu đoàn thuộc SĐ 3 BB, điều từ Quãng Nam qua, được tăng cường thêm hai tiểu đoàn ĐPQ, đã mỡ những cuộc phản công gây thiệt hại nặng cho lực lượng địch trong những trận đánh giằng co ác liệt phía đông Thăng Bình. Nhưng tại Tam Kỳ, tình hình không đưọc mấy khả quan dù SĐ 2 BB đã tập trung hầu hết lực lượng tại đây để bảo vệ tỉnh lỵ này. Ngày 21 tháng Ba, địch pháo dữ dội vào thành phố Tam Kỳ. Cùng ngày, Trung Đoàn 4 BB di chuyễn Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn từ Quãng Ngãi tới Tam Kỳ, cùng với Tiểu Đoàn1, Trung Đoàn 6BB, từ quận Bình Sơn qua, và Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 916 ĐPQ rút từ Thăng Bình về.
Tại Quãng Ngãi, tình hình trở nên tối tệ, mặc dầu các đơn vị của Trung Đoàn 4BB thành công trong việc khai thông QL1 tại khu vực quận Bình Sơn. Nhưng tại phía tây Bình Sơn, quân chính qui BV tấn công dữ dội đoàn quân dân di tản từ Trà Bồng về. Tiểu Đoàn 69 BĐQ, đơn vị bảo vệ cuộc rút lui, đã lọt ổ phục kích và tan rã hoàn toàn. Bắc quân tấn công quận Đức Phổ cắt đứt trục giao thông trên QL1, cô lập cửa khẩu Sa Huỳnh và lực lượng bảo vệ gồm hai Tiểu Đoàn 70 BĐQ, và 137 ĐPQ đóng tại đây. Tướng Nhựt, Tư Lệnh SĐ, được phép tùy quyền hành động để duy trì lực lượng tác chiến cuả Sư Đoàn 2BB.
Ngày 19 tháng Ba, chiến xa và bộ binh BV vượt lằn ranh ngưng chiến ở Quãng Trị, tiến thẳng về phía nam mà chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt của lực lượng điạ phương. Các đơn vị tiền tiêu của Bắc quân dừng lại tại tuyến Mỹ Chánh giáp ranh giới tỉnh Thừa Thiên chờ lịnh tấn công. Cuộc tấn công của địch bắt đầu vào sáng sớm ngày 21 tháng Ba, khi các tiểu đoàn tiền phương của SĐ 324B và 325 BV, cùng Trung Đoàn độc lập Trị Thiên, với sự yểm trợ của pháo tầm xa, ào ạt tràn vào vị trí bố phòng của quân ta tạị vùng hành lang Sông Bồ trải dài tới Phú Lộc. Hoả lực pháo nặng của địch cũng bắt đầu bắn vào thành phố Huế.
Tình hình tại tuyến phòng thủ Mỹ Chánh vẩn tương đối yên tĩnh. Những đợt tấn công của địch vào các đơn vị TQLC trấn đóng tại đây đã bị đẩy lui với những thiệt hại nặng nề cho Bắc quân. Nhưng vị trí bố phòng của quân ta tại khu vực Phú Lộc, sau những đợt tấn công ác liệt của lực lượng bộ chiến thuộc hai Sư Đoàn 324B và 325 chính qui BV, đã bắt đầu sụp đổ. Tại khu vực trách hiệm của SĐ1BB, Trung Đoàn 18, SĐ325 BV, được yểm trợ bởi Trung Đoàn 98 Pháo Binh BV, đã tràn lên đồi 350, và tiến đánh các vị trí của ta tại Núi Bóng. Giao tranh diễn ra rất khốc liệt, với Núi Bóng ba lần đổi chủ chỉ trong vòng một buổi chiều, nhưng cuối cùng lực lượng SĐ1BB đã chiếm lại vị trí này vào ngày 22 tháng Ba. Trung Đoàn thiện chiến 101 chính qui BV đã đánh bật Tiểu Đoàn 60, LĐ 15 BĐQ, ra khỏi đồi 500, phía tây Phú Lộc. Pháo địch cũng bắt đầu bắn ngăn chặn trên QL1. Những làn sóng dân tị nạn nghẹt cứng tại phía tây Phú Lộc. Tới chiều tối, đường từ Phú Lộc vào Đà Nẵng đã được khai thông. Về phiá tây, tại vùng đồi núi quanh khu vực Mõ Tàu, các đơn vị thuộc Trung Đoàn 271 Độc Lập, và Trung Đoàn 29, SĐ304 BV, tăng cường cho SĐ324 BV, mỡ những cuộc tấn công ác liệt vào vị trí đóng quân của Trung Đoàn 54 BB, nhưng bị ta đẩy lui. Cung từ của tù binh bắt được thuộc Trung Đoàn 271 Bắc quân cho biếtTrung Đoàn này bị thiệt hại rất nặng, với Tiểu đoàn 9-thuộc trung đoàn này hoàn toàn tan rả.
Ngày 22 tháng Ba, Bắc quân liên tục tấn công dọc tuyến phòng thủ tại Thừa Thiên. Quân miền Nam cũng mỡ những cuộc phản công nhằm chiếm lại đồi 224, một vị trí trọng yếu tại khu vực Mõ Tàu, nhưng không thành công. Cư dân cố đô Huế giảm còn khoãng năm chục ngàn người, và đèo Hải Vân nghẹt cứng dân tị nạn đang hốt hoảng tìm đường thoát hiểm về nam. Thành phố Đà Nẵng đông nghẹt những làn sóng người di tản. Cảnh Sát thị xã Đà Nẵng ước lượng đã có khoãng trên 100,000 dân tị nạn tại đây và dân chúng vẫn tiếp tục đổ dồn về càng lúc càng nhiều. Một phái đoàn liên bộ của chính phủ từ Sàigòn ra nhưng không giúp ích được gì mấy vì gạo đã không còn có đủ cho thị trường Đà Nẵng. Ngày 24 tháng Ba, chính quyền trung ương và điạ phương cố gắng di tản thưòng dân tị nạn mà con số giờ đã lên đến 400,000 về phiá nam bằng mọi phương tiện tàu thuyền có được. Tình hình chiến sự khả quan hơn, với những cuộc tấn công của Bắc quân vào Quãng Nam đã bị các đơn vị thuộc SĐ3 BB và lưc lượng diện địa chận đứng. An ninh tại thị xã Đà Nẵng tương đôi ổn định so với các nơi khác thuộc QK1.
Tại tây nam Tam Kỳ, Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 5BB, liên tục đụng nặng với quân chính qui BV từ ngày 12 tháng Ba. Tiểu Đoàn 2 BB khởi đầu cuộc hành quân với quân số 350 người, đến ngày 22 tháng Ba, đơn vị này chỉ còn khoãng 130 người. Tướng Nhựt cho thay thế tiểu đoàn này với Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 4BB; đồng thời cho dàn toàn bộ Trung Đoàn 4 BB, tăng cường bởi hai tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 5 BB và một chi đoàn chiến xa, tại khu vực tây nam Tam Kỳ. Tiểu Đoàn 6,Trung Đoàn 6BB, được gởi tới Chu Lai để tăng cường phòng thủ căn cứ này. Riêng Liên Đoàn 12 Biệt Động Quân vẫn nằm án ngữ bảo vệ vòng đai phía tây bắc Tam Kỳ.
Ngày 24 tháng Ba, Bắc quân bắt đầu tấn công thị xã Tam Kỳ. Đặc công địch xâm nhập trung tâm thị xã vào buổi sáng, phá hủy nhà máy điện Tam Kỳ. Pháo binh địch bắn cấp tập dọc theo tuyến phòng thủ của quân ta, và tới trưa, chiến xa và quân bộ chiến tùng thiết địch đã xuyên thũng tuyến phòng ngự của một tiểu đoàn ĐPQ và Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 5 BB. Tới chiều tối, thị xã Tam Kỳ thất thủ. Tướng Trưởng ra lịnh cho Tướng Nhựt rút hết lực lượng thuộc SĐ 2 ra khỏi Tam Kỳ, lui về phòng thủ Chu Lai. Nhưng lúc này, Tướng Nhựt không còn nắm được tình hình cũng như các đơn vị dưới quyền ông nữa! Ông cố gắng gom số binh sĩ còn lại của Trung Đoàn 4 BB, đưa về Chu Lai ngay đêm hôm đó. Hai tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 5 BB tan tát trong cuộc đụng độ với Bắc quân cũng được gom lại, di chuyễn vê phía nam. Các đơn vị thuộc LĐ 12 BĐQ trấn gìữ vòng đai phía tây bắc Tam Kỳ, bị thiệt hại nặng, buộc phải rút lui về căn cứ hỏa Lực Baldy, ngay ranh giới tỉnh Quãng Nam, cùng với bộ tham mưu của Tư Lệnh Phó SĐ 2 BB. Tướng Trưởng lập tức cho lịnh di tản tất cả các lực lượng tại tỉnh Quãng Ngãi về Chu Lai để tăng cường phòng thủ căn cứ này. Trong lúc đó, đặc công CS phá sập một cây cầu quan trọng trên QL1, đoạn đường từ Quãng Ngãi về Chu Lai.
Ngày 23 tháng Ba, các tiểu đoàn diện địa bảo vệ tuyến Mỹ Chánh đã tự ý rút lui. Khu vực Núi Bóng-Truồi vẫn còn tương đối yên tĩnh. Các đơn vị Công Binh phá hủy một cây cầu trên QL1, phía đông Lộc Sơn để ngăn cản chiến xa địch tiến về Huế qua ngả Phú Lộc. Ngày 24 tháng Ba, sau khi nhận báo cáo về sự sụp đỗ của tuyến phòng ngự Mỹ Chánh, Tướng Trưởng họp với các tư lệnh chiến trường gồm Tướng Thi, Tướng Lân, Tướng Hoàng Văn Lạc, Tư Lệnh Phó Vùng 1 Chiến Thuật,và Tướng Khánh, Tư Lệnh SĐ1 KQ, để duyệt xét tình hình. LĐ 913 Điạ Phương Quân sau khi tự ý bỏ vị trí phòng thủ tại Mỹ Chánh, rút lui về phía nam, vượt qua khỏi Phong Điền. Việc tháo chạy của LĐ 913 ĐPQ đã gây những chấn động trong các đơn vị khác, và một cuộc triệt thoái toàn bộ đã xãy ra. Bộ Tham Mưu QĐ1 cố gắng tập họp các binh sĩ lại tại khu vực sông Bồ, nhưng số lượng binh sĩ đào ngũ tập thể đã gia tăng. Phần lớn binh sĩ đào ngũ không phải vì sợ hãi chiến đấu với quân thù, mà chính yếu là vì âu lo cho sự an nguy của gia đình họ!
Lúc 6 gìờ chiều ngày 24 tháng Ba, Tướng Trưởng ra lịnh cho Tướng Thi bắt đầu di tản toàn bộ lực lượng phòng thủ Huế. Tất cả các đơn vị tại phía bắc và phía tây Huế đưọc lịnh tập họp tại Tân Mỹ, một cảng nhỏ nằm về phía tây bắc Huế, vượt qua một kênh hẹp để tới Phú Thuận, và di chuyễn về phía tây nam xuôi xuống đảo Vĩnh Lộc. Các đơn vị dự trù sẽ vượt qua cửa Đầm Cậu Bảy bằng một cầu phao do Công Binh bắt sẵn, di chuyễn dọc theo ven biển tới QL1. Từ đó họ sẽ vượt đèo Hải Vân về Đà Nẵng. Tất cả các chiến cụ nặng gồm chiến xa, xe tải, trọng pháo đều được lịnh phá hũy tại chỗ. SĐ 1BB được giao trọng trách bảo vệ cuộc triệt thoái đã dàn quân tại quận Phú Thứ đề làm một tuyến chặn lực lượng truy kích của Băc quân.
Khi dân chúng Huế biết được lệnh rút lui này, họ đã đổ xô về Tân Mỹ, rời khỏi Thừa Thiên bằng mọi phương tiện tàu thuyền tìm được ở đây. Bộ Tư Lệnh Tiền Phương QĐ1 của Tướng Thi đặt bản doanh tại Tân Mỹ, cùng với Bộ Tư Lệnh SĐ TQLC, và Bộ Chỉ Huy LĐ147TQLC. Tiểu đoàn 7 TQLC án ngữ bảo vệ Cảng và an ninh cho Bộ Tư Lệnh QĐ, và SĐTQLC. Lúc này lực lượng SĐ 1 BB rút lui khỏi khu vực Truồi- Núi Bóng. Liên Đoàn 15 Biệt Động Quân, thay thế SĐ1 BB ,trấn giữ các vị trí tại sông Truồi, lui quân về Phú Bài sau khi bị thiệt hại nặng trong các trận đụng độ đẫm máu với lực lượng tấn kích của Bắc quân. Trung Đoàn 54BB triệt thoái khỏi khu vực Mõ Tàu, lui về căn cứ Eagle, phía tây nam Huế, gần QL1. Trung Đoàn 3 BB rút khỏi các vị trí tiền tiêu tại Sơn Huệ Trạch về Nam Hòa, phía nam Huế. Trung Đoàn 51 BB lui về phía tây Huế, và Trung Đoàn1 BB rút về từ Núi Bóng đóng quân quanh vòng đai thị xã Huế cùng Bộ Tư Lệnh SĐ.
Trong khi cuộc triệt binh chiến thuật đang tiến hành, một phái đoàn gồm những- vị-khách-không-mời của Bộ Tỗng Tham Mưu từ Sài gòn ra thẳng Tỗng Hành Dinh của Tướng Trưởng, mang mệnh lệnh bốc SĐTQLC khỏi Vùng 1 ngay lập tức để về bảo vệ thủ đô Sàigòn! Tướng Trưởng quyết liệt phản đối quyết định này, viện lẽ ông không thể nào bảo vệ được Đà Nẵng nếu SĐTQLC rút đi. Phái đoàn TTM khuyên ông bỏ Chu Lai, đưa SĐ2 BB về phòng thủ Đà Nẵng. Tướng Trưởng cho lịnh rút SĐ2BB khỏi căn cứ Chu Lai, nhưng ông vẫn báo cho phái đoàn cao cấp của Bộ TTM hay, Đà Nẵng sẽ không bảo vệ được nếu không còn SĐ TQLC. Một tin thật buồn đến cùng lúc với ông, các lực lượng tan tát còn lại của SĐ 2BB, đã không còn đủ hiệu năng tác chiến nữa!
Cuộc hải vận các đơn vị tại Chu Lai bắt đầu đêm 25 tháng Ba bằng những tàu đổ bộ LSTs từ Sàigòn ra. Lực lượng Hải Quân tham gia hành quân di tản các đơn vị tại Thừa Thiên cũng được điều động tham gia cuộc bốc quân ở Chu Lai. Trong lúc các chiến hạm Hải Quân tập trung về hướng Chu Lai, Trung Đoàn 6BB tả tơi trong chiến trận, đang cố mở đường máu từ Quãng Ngãi về căn cứ Chu Lai.Tỉnh Trưởng Quãng Ngãi cùng ban tham mưu không thể vượt qua nổi vòng vây của quân BV để về Chu Lai, đã dùng tàu di tản ra đảo Lý Sơn. Phía bắc thị xã Quãng Ngãi, trên QL1, cả một đoàn quân dân đang cố mỡ đuờng về Chu Lai với xác chết và người bị thương rải đầy dọc theo quốc lộ, làm gợi nhớ tới hình ảnh lửa máu ghê rợn trên “Đại Lộ Kinh Hoàng”. mùa hè 1972 tại Quãng Trị. Khoãng 7000 binh sĩ đã được các tàu Hải quân bốc từ Chu Lai về Đà Nẵng. Riêng thành phần sống sót của Trung Đoàn 4 và 6 thuộc SĐ2 BB di tản được về đảo Lý Sơn, trong lúc đó, Liên Đoàn 12 Biệt Động Quân,với quân số còn chưa được 500 người, và số binh sĩ còn sót lại của Trung Đoàn 5BB , mỡ đường về tới được Đà Nẵng.
Tình hình tại Đà Nẵng ngày 26 tháng Ba đã gần như rối loạn, nhưng lực lượng thuộc SĐ 3BB vẫn còn giữ vững các quận Dục Đức và Đại Lộc dù áp lực của địch quân càng lúc càng tăng. Sáng sớm cùng ngày, địch bắn 14 hỏa tiển 122-ly vào một trung tâm tỵ nạn gần vòng đai phi trường Đà Nẵng, gây tử thương và bị thương cho một số dân tỵ nạn ở đây, mà phần lớn là phụ nữ và trẻ em! Tinh thần binh sĩ thuộc SĐ 3BB sụp đổ. Binh lính bỏ đơn vị chiến đấu để trở về lo bảo vệ gia đình, vợ con đang ở tại Đà Nẵng. Tình hình hoàn toàn hổn loạn, với hơn 2 triệu người trên đường phố, lo tìm đường đưa gia đình trốn thoát về phía nam. An ninh, trật tự tại Đà Nẵng hầu như không còn duy trì được nữa!89-image_large2
Cuộc lui binh khỏi Thừa Thiên bắt đầu tương đối trật tự. LĐ 258 TQLC bắt tay LĐ 914 ĐPQ tại đảo Vĩnh Lộc để vượt qua eo biển hẹp tới Lộc Trì thuộc quận Phú Lộc. Nhưng đoạn cầu phao dự trù được Công Binh bắt tại đây đã không bao gìờ có ! Các tàu phao đươc công binh trù liệu làm cầu phao bắt qua kênh biển hẹp tại đây đã bị các đơn vị quân đôi khác xử dụng để vượt thoát. Lực lượng triệt thoái phải dùng thuyền đánh cá của dân điạ phương để vượt kênh. Tướng Trưởng bay trực thăng dọc theo đoàn quân di tản tới tận đảo Vĩnh Lộc. Ông hẵn ngậm ngùi khi thấy rõ một điều: tất cả đều hổn loạn, chỉ trừ các đơn vị TQLC là còn chặt chẽ và kỹ luật!
Bị trì hoãn do biển động, ngày 26 tháng Ba, một phần của LĐ 147TQLC rời Tân Mỹ về Đà Nẵng bằng tàu Hải Quân. Cùng ngày, một tiểu đoàn thuộc LĐ 258TQLC bảo vệ đèo Phú Gia, một đoạn đường hẹp, khúc khuỹu, khoãng 15 km về phía tây quận Phú Lộc, đụng nặng với quân chính qui BV. Với các sư đoàn Bắc quân đang tiến ào ạt về hướng đèo Hải Vân từ phía bắc, và mức độ hư hõng không thể sữa chữa kịp của các chiến hạm Hải Quân, Tướng Trưởng đành ra lịnh ngưng việc di tản binh sĩ cùng các khí cụ trang bị từ Huế vào Đà Nẵng. Hơn nữa, khi hiểu được không thể nào tăng cường phòng thủ Đà Nẵng bằng một SĐ 2BB đã gần như tan rã, Tướng Trưởng cho tập trung nổ lực vào các đơn vị TQLC còn kỹ luật và hiệu năng tác chiến. Trưa ngày 27 tháng Ba, máy bay của Không Quân đã bắn hạ bốn chiến xa địch đang tấn công căn cứ hỏa lực Baldy. Mặc dầu các tiểu đoàn bộ chiến của SĐ 3 BB đã chiến đấu thật dũng cảm, đẩy lui quân địch, nhưng rõ ràng lực lượng này không thể nào ngăn chặn được lưc lượng Bắc quân đang ào ạt tràn vào các quận huyện thuộc tỉnh Quãng Nam! Tướng Trưởng đành cho lịnh lui quân về phòng thủ một khu vực hạn hẹp hơn trong tầm yểm trợ của pháo binh từ trung tâm thị xã Đà Nẵng. Nhưng nổ lực để giữ vững tuyến phòng thủ cuối cùng đó đã thất bại khi một số lớn các binh sĩ SĐ 3BB đã bỏ ngũ để lo cứu gia đình. Với sự sụp đỗ hầu như không thể nào tránh khỏi, Tướng Trưởng trong một nổ lực cuối cùng đã cố di tản những đơn vị còn kỹ luật và khả năng tác chiến, mà phần lớn là binh sĩ TQLC bằng tàu Hải Quân về Sàigòn. Tướng Trưởng sau đó đã cùng một số sĩ quan trong bộ tham mưu của ông bơi trong biển động ra chiến hạm tiếp cứu đậu ngoài xa! Đà Nẵng, cứ điểm quân sự chiến lược cuối cùng của Quân Đoàn Một, Quân Khu Một với những đại đơn vị lừng lẫy một thời của QLVNCH: SĐ1BB, SĐ TQLC…đã lọt vào tay Bắc quân đêm-ba-mươi-tháng-Ba, năm-một-ngàn-chín-trăm-bảy-lăm!!!!
TỰ DO, NHỮNG KHOÃNH KHẮC CÒN LẠI
Cuộc tiến công năm 1975 của Cộng Sản BV tại miền Nam Việt Nam được phối hợp đồng bộ trên toàn quốc. Song song với những đợt tấn công tại QK 1 và QK 2, Bắc quân mỡ đầu chiến dịch tỗng công kích tại QK3 bằng cuộc tấn công vào Trị Tâm, quận lỵ quận Dầu Tiếng, nằm về phía tây nam đồn điền cao su Michelin. Phía tây Trị Tâm, bên kia sông Sàigòn, Tỉnh Lộ 239 đi xuyên qua đồn điền Bến Củi, trước khi nhập vào LTL 26, chạy dài về phía tây bắc vào thị xã Tây Ninh và xuôi huớng đông nam tới tận một tiền cứ của quân lực miền Nam tại Khiêm Hạnh. Tất cả mọi giao thông đi lại đều phải ngang qua Liên Tỉnh Lộ 26 và Lộ 239, do các tiền đồn của lực lượng diện địa kiểm soát. Quận lỵ Trị Tâm được phòng thủ bởi 3 tiểu đoàn Điạ Phương Quân và 9 trung đội Nghĩa Quân. Bộ Tư Lệnh QĐ3/QK3 dự đoán Bắc quân sẽ tấn công vào Trị Tâm do tin tức tình báo thu lượm được về việc các đơn vị thuộc SĐ 9 chính qui BV đang tập trung tại phía bắc thị trấn này, nên ngày 10 tháng Ba, đã tăng cường cho lực lượng phòng thũ tại đây thêm hai đại đội ĐPQ.
U1259669INP
Cuộc tấn công vào Trị Tâm khởi sự lúc 6 giờ sáng ngày 11 tháng Ba với những đợt dập pháo dữ dội và các đợt xung phong ác liệt của quân bộ chiến tùng thiết địch vào vị trí quân ta. Trước đó, Bắc quân đã tấn công cắt đứt mọi đường liên lạc, tiếp vận của quân đồn trú; vào lúc 3:30 sáng bộ binh và chiến xa T54 địch tràn ngập môt tiền đồn của đơn vị ĐPQ trên TL239, khoãng 10 km phía tây Trị Tâm. Bộ Chỉ Huy TK Tây Ninh lập tức điều động 2 tiểu đoàn ĐPQ tiến về phía đông, dọc theo lộ 239 về hướng Bến Củi, nhưng lực lượng này đã bị chận đứng bởi hỏa lực dữ dội của địch khi gần đến tiền đồn ĐPQ bị địch chiếm giữ. Chiến xa địch đã xuất hiện ở khu vực đồn điền Bến Củi, yểm trợ cho lực lượng bộ binh địch, nhưng các đơn vị diện địa bảo vệ quận lỵ Trị Tâm, vẫn giữ vững vị trí, đẩy lui những cuộc xung phong ác liệt của Cộng quân, bắn cháy hai chiến xa T54 ngay trong khu vực thị xã. Mũi tấn công chính của Bắc quân vào Trị Tâm phát xuất từ hướng đông nên lực lượng phòng thủ tại đây đã cho nổ sập cây cầu trên lộ 239, phía đông thị trấn để ngăn chặn chiến xa địch. Giao tranh tiếp diễn dữ dội suốt đêm; cho đến hừng sáng 12 tháng Ba, quân trú phòng vẫn còn giữ vững Trị Tâm. Nhưng trong ngày 12 tháng Ba, lực lượng Bắc quân thuộc hai Trung Đoàn 95 C và 272 BV, được yểm trợ bởi một chi đoàn T54 cùng một trung đoàn pháo, mỡ những đợt tấn công liên tục, cuối cùng đã tràn ngập tuyến phòng thủ của quân diện địa trú phòng tại đây.
Bộ Tư Lệnh QĐ3 lập tức tăng viện cho chiến trường Trị Tâm một lực lượng đặc nhiệm. Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318 gồm các đơn vị chiến xa và thiết quân vận thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, với Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân tùng thiết, đã bị chặn đứng bởi hỏa lực B40, 41 và pháo tầm xa 130 ly của địch khi tiến quân gần đến khu vực Trị Tâm. Với Trị Tâm trong tay, Bắc quân đã kiễm soát được hành lang sông Sàigòn chạy dài từ thượng nguồn sông, gần căn cứ Tống Lê Chân, cho tới tận tiền đồn của quân lực miền Nam tại Rạch Bắp trong vùng Tam giác Sắt. Khiêm Hạnh, một tiền cứ của QLVNCH, nằm gần một giang cảng trọng yếu, và khu giao lộ tại Gò Dầu Hạ, với nhiệm vụ chính là ngặn chặn các đơn vị quân BV tiếp cận QL22 và QL1, đã nằm trong tầm pháo địch. Trị Tâm nay trở thành mục tiêu chính trong chiến dịch nhằm cô lập Tây Ninh với thủ đô Sàigòn. Trước đêm tấn công vào Trị Tâm, ba tiểu đoàn chính qui BV D14, 15, 18, với sự yểm trợ của Trung Đoàn 101, cùng Sư Đoàn 75 Pháo Binh BV, đã cắt đứt QL 22 giữa Gò Dầu Hạ và thị xã Tây Ninh. SĐ 75 Pháo Binh BV gồm 5 Trung Đoàn pháo hoạt động tại Tây Ninh trong chiến dịch này. Riêng SĐ 377 Phòng Không địch có khoãng 15-tiểu đoàn pháo cao xạ, mà một số các đơn vị của SĐ này đã yểm trợ trực tiếp cho bộ binh xung kích địch.crasha-1e-danangabrvn-19662
Trong khi các tiểu đoàn quân chính qui BV tại Tây Ninh cắt đứt QL22, phía bắc Gò Dầu Hạ, lực lượng thuộc Trung Đoàn 6 và 174, SĐ 5 Bắc quân, từ Kampuchia tràn qua biên giới, tấn công căn cứ Bến Cầu, phía tây bắc Gò Dầu Hạ, nằm giữa đường biên giới Viêt-Miên và sông Vàm Cỏ Đông. Những đợt tấn công đầu tiên của địch bị đẩy lui, với 2 chiến xa PT-76 bị bắn cháy. Ngày 12 tháng Ba, một lực lượng lớn chiến xa địch bị phát gìác tại phía tây G ò Dầu Hạ; các chiến đấu cơ của ta được gọi tới oanh kích phá hủy 8 tăng địch và làm hư hại 9 chiếc khác. Tuy nhiên, ngày 14 tháng Ba, các đơn vị diện địa phòng thủ Bến Cầu đã rút lui trước áp lực nặng của địch quân. Bến Cầu chỉ là một trong 8 tiền đồn nằm về phía tây sông Vàm Cỏ Đông bi địch tấn kích nặng nề vào ngày 12 tháng Ba. Hầu hết các cuộc tấn công vào các tiền đồn đều bị đẩy lui, nhưng đến ngày 14 tháng Ba, Bắc quân đã chiếm trọn các cứ điểm này.
Tướng Toàn, Tư Lệnh QĐ3 cho tăng cường lực lượng phòng thủ Khiêm Hạnh và dọc theo QL1 và QL22. Ông cho điều Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ với ba thiết đoàn cơ hữu, cùng hai Tiểu Đoàn 64, 92 Biệt Động Quân, và Trung Đoàn 48, SĐ18BB, đuợc tăng cường bởi các Thiết Vận Xa thuộc lực lượng trừ bị Quân Đoàn đóng tại Long Bình, Biên Hòa tới Khiêm Hạnh.và Gò Dầu Hạ. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 7, SĐ 5BB tại Lai Khê cũng được tăng phái cho chiến trường Khiêm Hạnh. Trong lúc một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 48BB tấn công về phía tây Gò Dầu Hạ để khai thông đoạn QL 1 dẫn từ Gò Dầu tới vùng biên giới Việt-Miên, Trung Đoàn 46BB tấn công về phía bắc dọc theo đường 22 để trợ lực các đơn vị diện địa khai thông đoạn đường dẫn về Tây Ninh đã gặp sự kháng cự và hoả lực pháo dữ dội của địch. Pháo phòng không địch dày đặc đến nổi trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn không thể nào đáp xuống Gò Dầu Hạ trong ngày 13 tháng Ba được. QL 22, đoạn giữa Gò Dầu Hạ và Tây Ninh vẫn bị địch quân phong toả.
Quốc Lộ 4 nối liền thủ đô Sàigòn và Vùng 4 Chiến Thuật, con đuờng huyết mạch trọng yếu dẫn về vùng châu thổ sông Cửu Long cũng bị đe doạ bởi các cuộc đụng độ đang lan rộng khắp QK3. QL 4 đi qua một vùng dân cư đông đúc với các ruộng lúa màu mỡ, bạt ngàn và các vườn thơm khóm của tỉnh Long An, nằm giữa ranh giới hai Vùng 3 và 4 Chiến Thuật. Lực lượng diện địa của TK Long An là một trong những lực lượng địa phương thiên chiến nhất trên toàn quốc, đã chứng tỏ thực lực của mình qua việc đè bẹp các tiểu đoàn chủ lực địa phương của địch tại đây trong những trận giao tranh khốc liệt diễn ra vào đầu tháng Ba với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Nhận thấy tầm mức quan trọng của việc bảo vệ giao thông trên QL4, Bộ TTM đã tăng phái hai Tiểu Đoàn 14 và 16 thuộc LĐ TQLC mới thành lập để tăng cường phòng thủ khu vực Long An. Các đơn vị TQLC và ĐPQ Long An đã mỡ những cuộc hành quân phối hợp chặt chẽ, duy trì an ninh cho tỉnh Long An trong suốt tháng Ba, 1975.
Trong khi Tướng Toàn tung hơn phân nữa lực lượng của QĐ3 để bảo vệ cạnh sườn phía tây, Bắc quân mỡ những đợt tấn công vào khu vực phía Đông và vùng trung tâm QK3. Các lực lượng còn lại của quân lực miền Nam hầu như không đủ để đối phó với những cuộc công kích càng lúc càng lan rộng của Cộng quân. Quân miền Nam được lịnh bỏ các cứ điểm tại An Lộc và Chơn Thành vì không còn giá trị về mặt chính trị và quân sự chiến lựơc, để tăng cường phòng vệ các khu vực đang bị áp lực nặng nề của địch. Lúc này lực lượng địch đã tăng cường thêm một SĐ, SĐ341 tỗng trừ bị, mới xâm nhập từ miền Bắc vào. Để bảo toàn lực lượng cho các đơn vị BĐQ và diện địa tại An Lộc và Chơn Thành Tướng Toàn đã cho lịnh di tản lực lượng này khỏi các cứ điểm tại hai khu vực trên cùng 12 khẩu pháo 105 ly Howiter. Riêng 5 trọng pháo 155 mm được phá hủy tại chỗ vì Không Quân không có trực thăng loại nặng để bốc những loại pháo này. Nhìn chung, tình hình tại vùng trung tâm QK3 vẫn tương đối yên tĩnh, mặc dầu có sự xuất hiện của SĐ 341 và Trung Đoàn 273 BV mới xâm nhập vào miền Nam. Áp lực nặng nề nhât của địch tại Vùng 3 Chiến Thuật tập trung ở cạnh sườn phía đông.
Ngay trước khi Bắc quân mỡ đợt tỗng công kích, lực lượng của SĐ18BB được phân bổ theo nhu cầu chiến trường. Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43BB, nằm bảo vệ QL20, phía bắc thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh. Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn này, nằm ở phía nam Định Quán, và Tiểu Đoàn 3 đóng tại quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy. Trung Đoàn 52BB, với Tiểu Đoàn 3 đóng dọc QL1, đoạn giữa Biên Hòa và Xuân Lộc; trong lúc hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 52BB hoạt động tại khu vực tây bắc thị xã Xuân Lộc. Riêng Trung Đoàn 48BB vẫn tăng phái cho SĐ 25BB tại Tây Ninh.
Lực lượng Bắc quân tại Nam Bộ mỡ đầu chiến dịch Bình Tuy-Long Khánh bằng những cuộc tấn công dữ dội vào các vị trí của ta dọc theo QL 1 và 20, hai tuyến liên lạc, tiếp vận chính trong vùng. Địch tấn công các tiền đồn, thị trấn, cầu cống tại phía bắc và phía tây thị xã Xuân Lộc. Ngày 17 tháng Ba, Trung Đoàn 209 chính qui BV, được yểm trợ bởi Trung Đoàn 210 Pháo Binh, thuộc SĐ 7 Bắc Quân, đã mỡ đầu cho đợt công kích đẫm máu và khốc liệt nhất trong cuộc chiến, trận thư hùng sống mái với các đơn vị thiện chiến của quân lực miền Nam tại thị xã Xuân Lộc, bằng cuộc tấn kích vào Định Quán, phía bắc Xuân Lộc, và tại cầu La Ngà, phía tây Định Quán. Địch xữ dụng 8 chiến xa T54 để yểm trợ cho đợt tấn công mỡ màn vào vị trí bố phòng của các đơn vị thuộc SĐ18 BB tại Định Quán. Pháo binh địch tác xạ phá hủy 4 trọng pháo 155 ly Howitzers đang bắn yểm trợ cho các đơn vị diện điạ của ta tại đây. Tướng Đảo, Tư Lệnh SĐ 18BB, tiên liệu trước cuộc tấn công của địch, đã cho tăng cường phòng thủ cầu La Ngà, nhưng trước hỏa lực dữ dội của pháo binh địch, quân trú phòng tại đây buộc phải bỏ vị trí. Ngày 18 tháng Ba, sau những đợt tiền pháo hậu xung ác liệt, Trung Đoàn 209 Bắc quân tiến vào Định Quán. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43 BB và Tiểu Đoàn ĐPQ, bảo vệ Định Quán, bị thiệt hại nặng, buộc phải rút lui. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 43BB cũng đụng độ nặng với địch quân tại tây bắc Hoài Đức, giết chết 10 lính BV trong ngày 17 tháng Ba. Trong lúc đó, một tiền đồn khác của Xuân Lộc do một đại đội ĐPQ và một trung đội pháo binh trấn giữ bị địch pháo và tấn công dữ dội. Cuộc tấn công của quân BV bị đẩy lui với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Một đại đội ĐPQ được gởi tới tăng viện cho tiền đồn này bị chặn đánh và thiệt hại nặng trên đường số 1(QL1), phía tây Ông Đồn. Trung Đoàn 24, SĐ 6 chính qui BV mỡ những đợt tấn công dữ dội vào vị trí của quân ta tại Gia Ray, về phía bắc Ông Đồn, trên lộ 333. Tới lúc này thì Bắc quân đã tung vào mặt trận Long Khánh 2 SĐ 6, và 7 chính qui BV. Đặc công CS cũng phá sập một cây cầu taị khu vực giao lộ giữa QL1 và TL332, cô lập hoàn toàn các đơn vị ta tại phía tây Lộ 332 với thị xã Xuân Lộc.
Phiá Bắc Xuân Lộc, trên đường 20, các ấp xã dọc trục lộ đã bị Bắc quân chiếm đóng, đồng thời một tiền đồn ĐPQ về phía cực bắc Long Khánh, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng cũng bị địch tràn ngập. Tướng Đảo quyết định phản công với Trung Đoàn 52 trừ gồm hai tiểu đoàn bộ chiến, được tăng cường bởi Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh điều từ Tây Ninh qua. Chiến Đoàn 52 được lịnh hành quân khai thông QL20 đoạn từ Long Khánh tới Định Quán. Nhưng lực lượng này đã bị chận đứng bởi sức kháng cự dữ dội và hỏa lực pháo nặng của địch. Bắc quân cho tăng cưòng lực lượng tấn công tại mặt trận Long Khánh. Trung Đoàn 141, SĐ 7 chính qui BV, cùng Trung Đoàn 209 BV, tấn kích Định Quán. Trong lúc đó, Trung Đoàn 812, SĐ 6 chính qui BV tấn công tràn ngập quận Hoài Đức, Bình Tuy; hai trung đoàn còn lại của Sư Đoàn 6 Bắc quân, Trung Đoàn 33 và 274 tiến chiếm Gia Ray. Cứ điểm và là trạm quan sát của quân ta trên đỉnh núi Chứa Chan cao trên 2200 bộ cũng rơi vào tay các đơn vị thuộc SĐ 6 chính qui BV. Bắc quân bắt đầu nã trọng pháo vào thị xã Xuân Lộc. Tướng Toàn lập tức rút một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 48 BB, về tăng viện cho mặt trận phía đông của QK3.
Hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 48 BB vẫn nằm án ngữ bảo vệ Gò Dầu Hạ. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 48BB đụng độ với một đơn vị cấp đại đội quân chính qui BV tại phía tây sông Vàm Cỏ Đông vào ngày 17 tháng Ba, giết chết 36 lính BV, tịch thu một số vũ khí và đan dược. Nhưng tiền đồn Cầu Khói, phòng thủ bởi Tiểu Đoàn 351 ĐPQ, trên LTL 26, về phía bắc thị xã Tây Ninh đã bị Bắc quân tràn ngập. Tuyến phòng vệ ngoại vi của Tây Ninh và Hậu Nghĩa bắt đầu gãy vụn nhanh chóng sau khi Cầu Khói bị địch chiếm. Sau những trận mưa pháo dữ dội, Trung Đoàn Đặc Công 367, SĐ 5 chính qui BV tiến vào Đức Huệ ngày 21 tháng Ba, chiếm các vị trí tại phía tây nam của thị trấn trọng yếu Trảng Bàng trên QL1. Nếu Bắc quân chiếm được Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ và toàn vùng Tây Ninh sẽ bị cô lập. Bảo vệ cho mặt bắc của phi trường Tây ninh là một tiền đồn chính trên QL13. Ngày 22 tháng Ba, Bắc quân tấn công tràn ngập tiền đồn này. Quân trú phòng tại đây rút lui về một vị trí phòng thủ khác tại phía nam. Nhưng ngày 23, Công quân tiếp tục tấn công chiếm giữ vị trí này, như vậy chu vi phòng thủ tại khu vực bắc Tây Ninh chỉ còn trong phạm vi hạn hẹp 10 km chiều sâu.xuanloc_battle4
Tại khu vực phía đông Tây Ninh, Bắc quân vẫn tiếp tục duy trì áp lực vào cứ điểm trọng yếu Khiêm Hạnh. Nằm ngay phía bắc Gò Dầu Hạ, Khiêm Hạnh là một cứ điểm quan trọng, với nhiệm vụ ngăn chặn các đơn vị Cộng quân tiếp cận QL1 từ phía bắc, cũng như chiếm Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Từ Trảng Bàng, QL1 là trục lộ giao thông nhanh chóng nhất đi qua Bộ Tư Lệnh SĐ 25 tại Củ Chi, và thẳng về phi cảng Tân Sơn Nhất của thủ đô Sàigòn. Ngày 23 tháng Ba, chiến xa và quân bộ chiến VNCH đã đụng độ với Bắc quân gần Trường Mít, phía tây bắc Khiêm Hạnh. Lực lượng địch vươt qua cứ điểm Cầu Khói trên đường 26, tràn xuống. Ngày 24 tháng Ba, những trận giao tranh đẫm máu đã diển ra với số thương vong nặng nề cho cả hai bên. Tiểu Đoàn 3,Trung Đoàn 7, SĐ 5 BB, tăng phái cho SĐ 25 BB, đã thiệt hạ i hơn 400 người, vừa chết, bị thương và mất tích. Riêng lực lượng tấn kich, Trung Đoàn 271, thuộc SĐ 9 chính qui BV đã tổn thất nặng nề, với hơn 200 xác bỏ lại chiến trường. Hỏa lực của pháo binh và chiến xa địch bắn rất dữ dội. Trung Đoàn 271 Bắc quân được tăng cường Trung Đoàn 42 Pháo Binh BV, với các sơn pháo 85ly và 122mm, cùng một tiểu đoàn pháo cao xạ 37-ly bắn trực xạ yểm trợ chiến trường. Để đề phòng địch quân đánh bọc sườn các vị trí dọc hành lang sông Sàigòn, Tướng Toàn cho điều Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 7 BB về tăng cường phòng thủ căn cứ Rạch Bắp, phía tây khu Tam Giác Sắt. Tướng Toàn cũng yêu cầu Bộ TTM tăng phái một Lữ Đoàn Dù để phản công tái chiếm Trường Mít, nhưng Bộ TTM từ chối vì không thể tăng phái đơn vị tỗng trừ bị cuối cùng này cho QĐ 3 đuợc trong khi Tướng Toàn vẫn còn một số đơn vị trừ bị trong tay. Ngày 25 và 26 tháng Ba, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh cùng với các đơn vị thuộc SĐ 25BB, mỡ những cuộc phản công nhắm vào Trung Đoàn 271 chính qui BV tại Trường Mít, đã đánh bật Bắc quân ra khỏi khu vực này, và gây thiệt hại nặng nề cho địch. Tướng Toàn cho điều Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 48, SĐ 18BB, cùng 2 tiểu đoàn bộ chiến tới Khiêm Hạnh để tăng cường phòng thủ cứ điểm này.
Ngày 24 tháng Ba, trong lúc cuộc triệt thoái khỏi Bình Long của QĐ3 đang tiến hành thì lực lượng Cộng quân thuộc 2 SĐ 9 và 341 chính qui BV, được sự yểm trợ của một thiết đoàn tăng T54, tấn kích Chơn Thành. Liên Đoàn 31 và 32 Biệt Động Quân, với sự yểm trợ của Không Quân, đã đẩy lui Bắc quân, bắn cháy 7 chiến xa địch. Ngày 26 tháng Ba, SĐ 341 BV lại mỡ cuộc tấn công vào Chơn Thành nhằm thu hồi những T54 bị bắn cháy, nhưng BĐQ, một lần nữa lại đẩy lui quân địch. Ngày 27 tháng Ba, cuộc di tãn khỏi An Lộc, Bình Long hoàn tất; BĐQ vẫn nằm án ngữ bảo vệ Chơn Thành. Ngày 31 tháng Ba, SĐ 341Bắc quân, được tăng cường bởi Trung Đoàn 273 chính qui độc lập, tấn công dữ dội vào cứ điểm này.3196397810_b99e33a937_o1 Sau khi dập hơn 3000 quả pháo vào Chơn Thành, Băc quân với sự yểm trợ của một thiết đoàn chiến xa, đã ào ạt tràn vào Chơn Thành. Nhưng lính Mũ Nâu lại một lần nữa, đánh bật lực lượng tấn kích của Cộng quân, bắn cháy thêm 11 T54. Để bảo toàn lực lượng chiến đấu của 2 LĐ BĐQ sẽ rất cần thiết cho những trận giao tranh sắp tới, Bộ Tư Lệnh QĐ 3 quyết định rút BĐQ ra khỏi cứ điểm Chơn Thành. Ngày 31 tháng Ba, Không Quân với 52 phi xuất đã oanh kích, bắn phá dữ dội khu vực đóng quân của SĐ 341, sư đoàn Bắc quân đã tả tơi trong những trận đọ sức đẫm máu với Biệt Động Quân, để các trực thăng có thể bốc toàn bộ Liên Đoàn 32 BĐQ ra khỏi Chơn Thành về tăng cường cho một điểm nóng khác, Khiêm Hạnh, Tây Ninh. Đêm 31 tháng Ba, 3-tiểu-đoàn thuộc Liên Đoàn 31BĐQ và một tiểu đoàn ĐPQ còn lại rút khỏi Chơn Thành về Bầu Bàng và Lai Khê; cùng rút theo họ là các đơn vị pháo và các chi đoàn chiến xa M41. Tới lúc này thì tuyến phòng ngự mặt bắc của Sàigòn chỉ còn cách Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB đóng tại Lai Khê, chừng 14 km về phía bắc. Áp lực của các sư đoàn Bắc quân càng lúc càng đè nặng quanh thủ đô Sàigòn, và các tuyến tiếp vận, liên lạc trọng yếu với lực lượng phòng thủ ngoại vi đã bị đe dọa nghiêm trọng.
Vấp phải sự kháng cự và phản kích quyết liệt của quân miền Nam tại Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long và Long Khánh, Bắc quân buộc phải rút lui để chấn chỉnh đội ngũ. Lợi dụng sự tạm lắng của chiến trường trong tuần lể đầu tháng Tư, quân miền Nam lo tái tổ chức và tái phối trí các đơn vị đã tả tơi trong chiến trận, triệt thoái về từ QK1 và 2, để sẵn sàng cho những cuộc giao tranh sắp tới với Bắc quân. Ngày 1 tháng Tư, Tướng Toàn cho trả 2 tiểu đoàn cùng Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 48 BB từ Tây Ninh về lại SĐ 18BB. Trung Đoàn 48 BB di chuyễn tới thị xã Xuân Lộc. Một tiểu đoàn của Trung Đoàn này được tăng phái cho thị xã Hàm Tân, thành phố nằm trên vùng duyên hải của tỉnh Bình Tuy, để bảo vệ an ninh cho thành phố cảng này, trong lúc hàng trăm ngàn dân tỵ nạn từ phía bắc đang tràn về. Khoãng 500 binh sĩ sống sót của SĐ 2BB từ QK1 di tản về sẽ được tái phối trí và trang bị để thay thế tiểu đoàn thuộc SĐ 18BB, bảo vệ Hàm Tân.
Trong lúc đó, Trung Đoàn 52, SĐ 18BB, tiến quân trên QL20, phía nam Định Quán đã đụng nặng với lực lượng Bắc quân, giết chết 50 lính BV. Trung đoàn còn lại của SĐ18BB, tấn công về phía đông dọc theo QL1, gần Xuân Lộc cũng đụng độ với một lực lượng lớn của Bắc quân đang có mặt tại đây. Tướng Toàn cho trả Trung Đoàn 7BB đang phụ trách hành quân tại khu vực QL1 gần Gò Dầu Hạ về cho SĐ 5BB tại Lai Khê. Như vậy chỉ còn các đơn vị thuộc SĐ 25BB, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, BĐQ, và ĐPQ phụ trách việc phòng thủ, bảo vệ Tây Ninh cùng các tuyến tiếp vận liên lạc trọng yếu trong vùng.
Bị choáng váng bởi việc triệt thoái hổn loạn các lực lượng chính qui và diện điạ tại QK1 và QK2; bị đè nặng bởi hoang mang do những trận ác chiến bùng nổ trong ngay trong phạm vi an toàn của thủ đô Sàigòn, cộng thêm vào sự mờ mịt về tin tức khả tín liên quan đến tình trạng của các đơn vị di tản hay tan rả, và nhất là nổi âu lo cho những thảm kịch cuả cá nhân hay của gia đình đã đè nặng lên tâm trí các sĩ quan tham mưu trong Bộ Tỗng Tham Mưu tại Sàigòn, khiến họ gần như bị tê liệt, không phản ứng được gì cho tới giờ phút chót. Mãi tới ngày 27 tháng Ba, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tỗng Cục Trưởng Tỗng Cục Tiếp Vận, Bộ TTM, và Đại Tướng Viên, Tỗng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, mới chấp thuận kế hoạch tái tổ chức và phối trí lại các lực lượng quân sự di tản về từ Vùng 1 và 2 Chiến Thuật, bao gồm cả nhu cầu cấp bách thay thế các chiến cụ, trang bị, quân trang, quân dụng bị hư hỏng, thiệt hại trong chiến đấu.
Ngày 2 tháng Tư, những thành phần sống sót của SĐ TQLC được đổ xuống Vũng Tàu. Tướng Lân, Tư Lệnh SĐ cho toàn bộ đơn vị di chuyễn về hậu cứ của Tiểu Đoàn 4 TQLC để tái tổ chức và trang bị. Trong tỗng số 12000 binh sĩ TQLC được phối trí tại chiến trường QK1, chỉ còn lại khoãng 4000 là về đến Vũng Tàu. Các khí cụ, quân trang, quân dụng cần thiết cho việc tái trang bị lại SĐ TQLC có sẵn tại tỗng kho Long Bình, nhưng vấn đề chuyễn vận rất khó khăn. Một vấn đề quan trọng khác là sự thiếu hụt trầm trọng cấp chỉ huy cho các tiểu đoàn bộ chiến. Năm Tiểu Đoàn Trưởng và khoãng 40 Đại Đội Trưởng TQLC đã tử trận trong các cuộc giao tranh trong hai tháng Ba và tháng Tư. Tuy vậy việc tái tổ chức và phối trí SĐ TQLC được tiến hành rất nhanh. Một Lữ Đoàn gồm ba tiểu đoàn bộ chiến và một tiểu đoàn pháo binh đã sẵn sàng để nhận trang bị chỉ trong vòng ba ngày. Mười ngày sau đó, thêm một Lữ Đoàn nữa được tái tổ chức và trang bị.tynansize1
Trong lúc đó, vào ngày 1 tháng Tư, việc di tản khỏi Nha Trang chấm dứt, khi quân chính qui BV chiếm Cảng Nha Trang. Việc di tản tại Cam Ranh vẫn được tiếp tục. Sâu về phía nam, căn cứ Không Quân Phan Rang dưới áp lực nặng nề của địch đã bắt đầu di tản, dù SĐ 6KQ tại đây vẫn tiếp tục các hoạt động hành quân giới hạn. Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của QĐ3/QK3 được thành lập tại Phan Rang, đặt dưới quyền trách nhiệm của Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cựu Tư Lệnh QĐ4/QK4, và ngày 7 tháng Tư, Lữ Đoàn 2 Dù được không vận ra Phan Rang để tăng cường tuyến phòng thủ từ xa này. Ngày 9 tháng Tư, LĐ Dù di chuyễn ra Du Long, phía bắc Phan Rang trên đường số 1 để chặn đánh SĐ 10 Bắc quân đang ào ạt từ Cam Ranh tiến vào. Ngày 14 và 15 tháng Tư, SĐ 10 BV được sự yễm trợ của Trung Đoàn Pháo Binh 689, và chiến xa T54 đã tấn công phi trường Phan Rang cùng các cứ điểm phòng thũ khác của quân ta tại Phan Rang. Lực lượng phòng vệ Phan Rang gồm hai tiểu đoàn của LĐ 2 Dù, Liên Đoàn 33 BĐQ, hai trung đoàn trừ vừa được tái phối trí của SĐ 2BB, SĐ 6KQ và một số thiết quân vận M113 đã chống trả quyết liệt, đánh lui nhiều đợt xung phong của địch. Bắc quân tiếp tục tăng cường lực lượng quyết dứt điểm phi trường Phan Rang. Đến ngày 16 tháng Tư, Phan Rang thất thủ. Tướng Nghi, Tư Lệnh Mặt Trận Phan Rang, Tướng Sang Tư Lệnh SĐ 6KQ và một số sĩ quan cao cấp khác đã lọt vào tay địch. Phan Thiết, thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm về phía tây nam Phan Rang cũng bị địch tấn công dữ dội. Mặc dầu ba tiểu đoàn ĐPQ và 20-trung đội Nghĩa Quân Tiểu Khu Bình Thuận đã chống trả thật kiên cường dũng cảm, nhưng không thể nào ngăn chặn được môt lực lượng lớn quân chính qui BV tràn xuống từ vùng núi đồi phía bắc. Ngày 12 tháng Tư, Phan Thiết bị tràn ngập!
vietnam-girl
Tới ngày 11 tháng Tư, có khoãng 40000 binh sĩ di tản về từ QK1 và 2 được đưa vào các trung tâm huấn luyện quân sự hoặc được tái phối trí vào các đơn vị thuộc QK3. SĐ2 BB tập trung tại Hàm Tân, với quân số lên tới 3600 người, gồm hai tiểu đoàn Điạ Phương Quân thuộc TK Gia Định tăng cường. Trung Đoàn 4 thuộc SĐ 2 BB, vừa thành lập lại, được điều ra Phan Rang để thay thế LĐ 2 Dù; phần còn lại của SĐ 2BB gồm 4 tiểu đoàn sẽ tham chiến sau khi hoàn tất việc tái trang bị. Rất tiếc Trung Đoàn 4 BB đã tan hàng lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong trận đánh bảo vệ Phan Rang. Sư Đoàn 3BB vào ngày 11 tháng Tư còn khoãng 1,100 người nằm tại Bà Rịa, Phước Tuy, sẽ được tăng cường thêm 1000 binh sĩ, nhưng quân trang, quân dụng hoàn toàn thiếu hụt. SĐ 1BB cũng đồn trú tại Bà Rịa với vỏn vẹn 2 sĩ quan và 40 binh sĩ. SĐ 23BB đóng tại Long Hải, gần Bà Rịa với khoãng 1000 binh sĩ và 20 M16!
Riêng SĐ 22BB mà sự chống trả kiên cường trong các trận đánh bảo vệ Bình Định, một trong những chiến tích hào hùng nổi bật nhất, nói lên sự quyết tâm, lòng dũng cảm cùng khả năng lãnh đạo chỉ huy trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam, đã tương đối duy trì được đội ngũ. Tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, Vũng Tàu, SĐ 22BB có khoãng 4600 binh sĩ; một phần ba là Địa Phương Quân thuộc Vùng 2 Chiến Thuật. Tuy nhiên, Sư Đoàn thiếu hụt mọi trang bị, quân trang quân dụng. Mặc dầu Pháo Binh SĐ có đủ nhân lực cho ba tiểu đoàn pháo, nhưng chiến cụ như đại bác Howitzwers lại hoàn toàn không có. Ngày 12 tháng Tư, dù đang trong tình trạng thiếu hụt trang bị trầm trọng và việc tái tổ chức chưa được hoàn tất, SĐ nhận được lịnh về bảo vệ tỉnh Long An.
Ngày 9 tháng Tư một đánh lớn đã bùng nổ ở Long An khi Trung Đoàn 275, SĐ 5 chính qui BV từ tỉnh Svay Rieng, Kampuchia, xâm nhập qua vùng biên giới Việt-Miên, tấn công dữ dội các vị trí của ta gần thị trấn Tân An, Long An. Các lực lượng diện địa thuộc Tiểu Khu Long An, được tăng viện bởi Trung Đoàn 12, SĐ 7BB đã bẻ gãy những đợt tấn kích ác liệt của địch giết trên 100 lính chính qui BV. Ngày 10 tháng Tư, địch tấn công phi trường Cần Đước, quận Tân An, sau khi cắt đứt tuyến giao thông trên Quốc Lộ 4, nhưng bị lực lượng diện điạ tại đây đánh lui, gây thiêt hại nặng nề cho Bắc quân. Trong hai ngày giao tranh ác liệt, các Tiểu Đoàn 301, 322, 330 ĐPQ Long An đã giết chết 120 quân BV, bắt sống hai tù binh. Riêng Trung Đoàn 12, SĐ 7BB, ác chiến với 2 trung đoàn thuộc SĐ 5BV, đã giết chết 350 và bắt sống 16 tù binh BV. Ngày 12 tháng Tư, Bô Tỗng Tham Mưu tăng cường cho mặt trận Long An 3 tiểu đoàn thuộc SĐ 22BB vừa được tái thành lập. Để dể dàng cho việc chiến đấu chống lực lượng thuộc SĐ 5 BV tại đây, Bộ TTM đặt Long An trực thuộc vùng trách nhiệm của Quân Đoàn 4, QK4. Bắc quân vẫn tiếp tục duy trì áp lực tại hai tỉnh Biên Hòa và Tây Ninh bằng những cuộc pháo kích dữ dội vào phi trường quân sự Biên Hoà, trung tâm huấn luyện quân sự tại Bến Cát và các vị trí của ta tại Tây Ninh trong suốt hai tuần lể đầu tháng Tư. Quân miền Nam vẫn giữ vững cứ điểm Khiêm Hạnh, duy trì quyền kiểm soát Trãng Bàng và Củ Chi, mặc dầu giao tranh bùng nổ thường xuyên với địch quân. Trong lúc đó, trận đánh lớn cuối cùng, quyết định cho cuộc chiến, đang hình thành tại mặt trận Xuân Lộc.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu thật dũng cảm, tuyệt vời tại chiến trường Xuân Lộc, nhưng Bắc quân đã biến mặt trận đẫm máu tại đây thành một loại “ cối-xay- thịt-sống”, nướng hàng sư đoàn quân chính qui Bắc Việt, với một ý đồ chiến lược rõ rệt: tiêu-hao-tiềm-năng-không-còn-khả-năng-thay-thế-của-quân-lực-miền-Nam, để Quân Đoàn 4 Bắc quân có thể chuyễn quân về phía tây, chuẫn bị sẵn sàng cho một cuộc tỗng tấn công vào thủ đô Sàigòn.
Sau đợt tấn kích đầu tiên vào Xuân Lộc bị thất bại nặnng nề, ngày 9 tháng Tư, SĐ 341chính qui BV bắt đầu đợt tấn công lần thứ hai vào thị xã Xuân Lộc. Sau những trận mưa pháo dữ dội với hơn 4000 đạn pháo vào Xuân Lộc, quân bộ chiến tùng thiết Bắc Việt tiến công ác liệt vào các vị trí bố phòng của Trung Đoàn 43, SĐ 18 BB. Trận chiến diễn ra rất khốc liệt với chiến xa xung trận và quân bộ chiến đánh sáp lá cà giằng co đẫm máu trên đường phố kéo dài tới hoàng hôn. Tới lúc này, Trung Đoàn 43 BB đã đánh bật hầu hết lực lượng tơi tả cuả địch ra khỏi thị xã, và cứ điểm do Trung Đoàn 52 BB trấn đóng trên QL 20 vẫn còn trong tay quân ta. Bắc quân mỡ đợt tấn công thứ ba vào ngày 10 tháng Tư với lực lượng của Trung Đoàn 165, SĐ 7 BV, được tăng cường bởi các trung đoàn thuộc hai SĐ 6, và 341 chính qui BV. Cường độ giao tranh diễn ra rất đẫm máu, khốc liệt, và một lần nữa, các đơn vị của ba sư đoàn chính qui BV bị đánh thiệt hại nặng, buộc phải tháo lui. Về phía tây Xuân Lộc, khu vực giữa Trãng Bom và giao lộ giữa QL 1 và QL 20, Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 322 và 2 tiểu đoàn của Lữ Đoàn 1 Dù dồn nổ lực tấn công về phía đông, đã gặp phải sự chống cự dữ dội của địch tại đây. Ngày 11 tháng Tư, ngày thứ ba của trận chiến, Bắc quân tấn kích hậu cứ của Trung Đoàn 52 BB trên đường 20, các vị trí của Trung Đoàn 43BB tại Xuân Lộc, và Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân. Vào lúc này, một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 48 BB, đang bảo vệ thị xã Hàm Tân, lui binh về tăng cường cho Xuân Lộc, và LĐ 1 Dù tiến quân tiếp cận thị xã Xuân Lộc. Trong lúc đó, Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 322 vấp phải sự kháng cự và hoả lực dữ dội của địch, tiến rất chậm trên đoạn đường từ Trãng Bom về Xuân Lộc. Tướng Toàn, Tư Lệnh QĐ 3/QK 3 cho điều tiếp Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 315 từ Củ Chi qua tăng cường cho mặt trận Long Khánh.
Ngày 12 tháng Tư, các tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 52 BB đụng nặng với quân BV tại phía bắc Xuân Lộc. Thị xã Xuân Lộc đã trở thành đống gạch vụn, nhưng vẫn còn nằm trong tay Trung Đoàn 43 BB. Thiệt hại của Bắc quân tới giờ phút này rất nặng nề với khoãng 1000 xác bỏ lại chiến trường, 5 tù binh bị bắt sống, hơn 300 vũ khí đủ loại bị tịch thâu, và 11 chiến xa T54 bị phá hủy. Phần lớn các đơn vị thuộc Trung Đoàn 43 BB vẫn nằm bảo vệ phía đông thị xã Xuân Lộc; Trung Đoàn 48 BB án ngữ mặt tây nam; Lữ Đoàn 1 Dù di chuyễn từ phía nam lên phía bắc, nơi đóng quân của Tiểu Đoàn 82 BĐQ; và Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 322 tiến quân trên QL 1, phía tây của giao lộ với đường 20, tấn công về hướng Xuân Lộc. Ngày 13 tháng Tư, Bắc quân lại mỡ những đợt tấn kích vào Xuân Lộc. Tới lúc này, Bắc quân đã tung vào mặt trận Long Khánh 7 trong tỗng số 9 trung đoàn của ba SĐ 6,7, và 341 chính qui BV. Cuộc tấn công của địch vào Tiểu Đoàn 1 và Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 43 BB bắt đầu lúc 4:50, kéo dài tới 9:30 sáng. Địch tháo lui, bỏ lại chiến trường 235 xác và 30 vũ khí đủ loại. Tới trưa, Bắc quân lại mở những đợt xung phong dữ dội vào vị trí quân ta. Trận chiến kéo dài tới 3 giờ chiều, Trunng Đoàn 43 BB với sự yểm trợ hửu hiệu của Không Quân đã đánh lui quân địch, giữ vững vị trí. Trong lúc đó, LĐ 1 Dù tiếp tục tấn công lên hướng bắc, về phía Xuân Lộc, và Chiến Đoàn Đặc nhiệm 322, được tăng viện bởi hai Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 315, 316, tấn công từ hướng tây qua. Không Quân phát giác hai pháo đội 130 ly, pháo tầm xa của địch, đã oanh kích tiêu diệt các đơn vị này.bdq_loisuoi1
Bắc quân tiếp tục tăng cường lực lượng tại Vùng 3 Chiến Thuật mong đè bẹp sức kháng cự của quân ta tại đây. Quân Đoàn 1 BV từ Thanh Hoá xâm nhập vào miền Nam, đặt Bộ Chỉ Huy tại Phước Long với các SĐ 312,320B, 325 và 338 chính qui BV. SĐ 312 BV nằm bảo vệ Bộ Tư Lệnh QĐ1 tại Phước Long, nhưng các SĐ 320 B, 325 BV di chuyễn về hướng Long Khánh và ngày 15 tháng Tư, SĐ 325 BV bắt đầu tham chiến tại mặt trận Long Khánh. SĐ 10 và 304 BV cũng từ Vùng 2 Chiến Thuật tiến về hướng Sàigòn. Không ảnh chụp được cho thấy địch tập trung một lực lượng lớn những đơn vị phòng không gồm pháo cao xạ 85-ly do radar điều khiển và 37-ly quanh khu vực Đôn Luân, cùng các dàn hỏa tiển điạ không SA-2 dọc QL 14, phía nam tỉnh Quãng Đức.
Bộ Tỗng Tham Mưu đã cho tăng cường tuyến phòng thủ nội vi bảo vệ Thủ Đô Sàigòn trong khi trận chiến quyết định tại Long Khánh vẫn đang tiếp diễn ác liệt. Tướng Bá, Tư Lệnh SĐ 25BB, cho thành lập một bộ tư lệnh tiền phương với các đơn vị thuộcTrung Đoàn 50 BB tại Gò Dầu Hạ. Trung Đoàn 49 BB, cùng Bộ Chỉ Huy, và một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 46BB bảo vệ thị xã Tây Ninh. Hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 46 BB đóng dọc theo đường 22, đoạn giữa thị xã Tây Ninh và Gò Dầu Hạ. Ngoài các lực lượng diện địa đặc trách phòng thủ Sàigòn, ba liên đoàn Biệt Động Quân cũng được phối trí bảo vệ mặt phía tây dẫn vào Thủ Đô Sàigòn. LĐ 8 BĐQ mới thành lập với 1600 người đóng gần Phú Lâm, khu vực vòng đai thủ đô, nơi QL 4 dẫn từ vùng châu thổ sông Cửu Long về Sàigòn. Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân, đơn vị tinh nhuệ, bảo vệ và đưa đoàn công voa di tản về Tuy Hoà trên chặng đường điạ ngục Liên Tỉnh Lộ 7B, vừa được tái tổ chức, bổ sung quân số với 2600 binh sĩ nằm án ngữ phía tây nam Phú Lâm, trên QL4, đoạn gần Bình Chánh. Liên Đoàn 9 BĐQ, cũng vừa được thành lập với khoãng 1900 người, nằm bảo vệ quận Hóc Môn, cách phi trường Tân Sơn Nhất 5km về phía bắc. Mỗi liên đoàn BĐQ được một pháo đội trừ gồm 4 khẩu 105-ly Howitzwers yểm trợ, nhưng thiếu hụt trang bị hướng dẫn tác xạ, cũng như các phương tiện truyền tin, liên lạc, và vũ khí cộng đồng. Ngày 14 tháng Tư, BĐQ và quân diện điạ chặn đánh Trung Đoàn 115, SĐ 27 Đặc Công CS tại Hóc Môn, giết chết 11 lính BV. Lực lượng đặc công địch đang yểm trợ một toán đặc công thành có nhiệm vụ tuyên truyền, kích động quần chúng nổi dậy tại quận Gò Vấp, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Đài phát thanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một công cụ của Cộng Sản BV, liên tục phát đi những lời kêu gọi quần chúng nổi dậy, nhưng cũng như những lần kêu gọi trong các cuộc công kích trước đây, hoàn toàn bị dân chúng xao lãng. Mặt phía tây và đông nam dẫn vào Thủ Đô Sàigòn được một lữ đoàn TQLC án quân tại Long Bình, bảo vệ. Ngày 15 tháng Tư, SĐ 18 BB kiệt lực sau những trận đụng độ đẩm máu, liện tục với bốn SĐ quân chính qui BV tại Long Khánh, đã bắt đầu cuộc triệt thoái chiến thuật từ thị xã Xuân Lộc về phòng thủ Biên Hoà qua ngả Trãng Bom. Căn cứ Long Bình nay trở thành tuyến đầu tại mặt trận phía đông.xuanloc2
Tại mặt trận phía tây, mặc dầu lực lượng diện địa của TK Long An và Trung Đoàn 12, SĐ 7 BB vẫn còn giữ vững Tân An, ngày 18 tháng Tư, pháo binh Bắc quân đã tiến sát vòng đai Sàigòn, pháo dữ dội vào đài phát tuyến Phú Lâm bằng hỏa tiển 122-ly, phá hủy hai doanh trại quân đội và khu gia binh tại đây. Kế hoạch của Bắc quân là cắt đứt trục giao thông trên QL 4, gần quận Bình Chánh, nhằm mục đích ngăn chặn không cho lực lượng của hai SĐ 7và 9 BB lên tăng cường phòng thủ Sàigòn; từ Bình Chánh, Đặc Công địch sẽ xâm nhập vào khu vực phi trường Tân sơn Nhất và thành phố Sàigòn. Tại Long An, SĐ 5 BV tiếp tục tấn kích dữ dội dọc theo đường phân ranh cũ giữa QK3 và QK4, nhưng đến ngày 15 tháng Tư, Bắc quân buộc rút lui sau khi hai Trung Đoàn 6, 275 chính qui BV bị các đơn vi thuộc Trung Đoàn 12 BB đánh thiệt haị nặng nề gần khu vực Tân An. Vào lúc này, hai Trung Đoàn 41, 42 thuộc SĐ 22 BB vừa được tái phối trí, bổ sung quân số với trang bị hoàn toàn thiếu hụt, được điều động về Bến Lức và Tân An. Nhưng Bắc quân đã nhanh chóng tăng cường lực lượng tại Long An. Các trung đoàn thuộc Sư Đoàn 3, 5, 8, 9 BV, và SĐ 27 Đặc Công CS đã có mặt tại Long An và khu vực phía tây nam tỉnh Hậu Nghĩa. Trung Đoàn 262 và Lữ Đoàn 71 Pháo Phòng Không địch với các pháo đội đã xuất hiện gần ranh giới hai tỉnh Long An-Hậu Nghĩa.cauxalo
Tại mặt trận Xuân Lộc sau hơn một tuần lể ác chiến đẩm máu liên tục với các sư đoàn trang bị hùng hậu của Cộng Sản Bắc Việt, SĐ 18 BB đã mỡ đường máu rút về phòng thủ Biên Hoà. Trước áp lực nặng của đich, Chiến đoàn Đặc Nhiệm 52 gồm Trung Đoàn 52 BB, Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ và các đơn vị diện đia tỉnh Long Khánh, buộc phải tháo lui trên QL1; phân nữa chiến cụ trang bị bị phá hũy. SĐ 6 BV tiền quân ào ạt về phía Trãng Bom. Các pháo đội 130 ly tầm xa của quân BV được phát giác trong những vùng rừng rậm phía bắc QL1, đang di chuyễn về hướng Biên Hoà. Đêm 15 và 16 tháng Tư phi trường quân sự Biên Hòa bị pháo kích dữ dội. Các phi đạo dành cho máy bay chiến đấu cất cánh đã bị hư hại nặng cùng với 6 chiến đấu cơ F5 và 14 Ả37. Đêm 15, đặc công địch xâm nhập phi trường phá hủy một phần khu vực tồn trử bom đạn của Căn cứ Không Quân Biên Hoà. Ngay đêm 15 tháng Tư, sau những đợt pháo cấp tập dữ dội vào vị trí quân ta, phá hủy 4 trọng pháo 155mm và 8 khẩu 105 ly Howitzer, các sư đoàn quân Bắc Việt tấn công tràn ngập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 52 tại mặt trận Ngã Ba Dầu Dây, Long Khánh, và Trung Đoàn 48 BB, bảo vệ mặt phía tây thị xã Xuân Lộc. Các đơn vị còn lại thuộc SĐ 18 BB, LĐ1 Dù và các đơn vị diện điạ đưọc lịnh mỡ đưòng máu, triệt thoái dọc theo LTL số 2 về Bà Rịa, Phước Tuy. Ngày 16 tháng Tư, các máy bay C130 của Không Quân cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất, đã thả hai quả Daisy Cutter xuống đội hình của một quân đoàn quân Bắc Việt đang tập trung tại khu vực xã Dầu Dây, gây thiệt haị nặng nề cho cả một sư đoàn quân BV.t54_tsn
Trong tuần lể từ 20 tới 26 tháng Tư, chiến trường tạm lắng dịu khi Bắc quân ngừng tiến quân để cũng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc tỗng tấn công vào Thủ Đô Sàigòn. Mười sáu sư đoàn quân chính qui BV đã có mặt tại Quân Khu 3, Vùng 3 Chiến Thuật, sẵn sàng cho ba mũi tấn công vào Sàigòn, cứ điểm trọng yếu cuối cùng của miền Nam tự do. Ngày 21 tháng Tư, trong một hy vọng mong manh Cộng Sản BV sẽ ngừng tấn công, chấp nhận một giải pháp ho à h ợp h òa gi ải cho miền Nam Việt Nam, TT Thiệu từ chức, trao quyền theo hiến định cho Phó TT Trần Văn Hương, để cùng gia đình lên máy bay Hoa Kỳ bay đi Đài Loan!! Nhưng CSBV trên đà chiến thắng đã không hề có một mảy may ý định thưong thuyêt nào khi quân lực miền Nam đang trên đà tan vở hoàn toàn, và đồng minh Hoa Kỳ hầu như quay mặt, phủi tay!
Ngày 26 tháng Tư, Bắc quân tiếp tục mỡ những đợt tấn công vào tỉnh Biên Hòa, nằm về phía đông Sàigòn. Sau những trận mưa pháo dữ dội, các sư đoàn quân chính qui BV trên QL1, bắt đầu tiến vào Biên Hòa. Ngày 27 tháng Tư, 5-quân đoàn quân BV bao vây Thủ Đô Sàigòn. Lực lượng 232 Chiến Thuật BV cắt đứt trục giao thông huyết mạch trên QL4. Quân Đoàn 3 BV tiến quân từ hướng Củ Chi; trong khi QĐ1 Bắc quân chiếm QL13 tại mặt trận Bình Dương, QĐ 2BV khống chế QL15, chiếm Long Thành, và Bà Rịa. Vào lúc này, QĐ 4BV, mũi tấn công chính vào Sàigòn, đã kiểm soát trục tấn công từ hướng đông tại mặt trận Biên Hoà. Cùng ngày 27 tháng Tư, TT Hưong trao chức vụ Tỗng thống VNCH lại cho Tướng Dương Văn Minh trong một nổ lực cuối cùng nhằm đạt được thỏa hiệp với CSBV. Nhưng cố gắng này đã trở nên vô vọng, khi CSBV từ chối mọi cuộc thương thuyết, quyết thôn tính miền Nam tự do bằng vũ lực!bkd_1975
Chiều 28 tháng Tư, Nguyễn Thành Trung, viên Trung Úy phi công đào nhiệm về phía địch, đã dẫn một đoàn Ả 37 oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất phá hủy một số máy bay tại đây. Ngày 29 tháng Tư, pháo nặng của địch bắt đầu bắn dữ dội vào phi trường Tân Sơn Nhât, đồng thời Đặc Công và quân bộ chiến địch xâm nhập vào quận Gò Vấp, ngay phía bắc phi trường. Những đơn vị thiện chiến còn lại của quân lưc miền Nam: TQLC, Dù, Biệt Động Quân, 81 BCND, và một số những đơn vị bộ binh cùng Thiết Giáp, vẫn tiếp tục chiến đấu, kháng cự mãnh liệt. Hừng sáng ngày 30 tháng Tư, người Mỹ hoàn tất việc di tản nhân viên tại sứ quán Hoa Kỳ; 10 giờ 30 phút cùng ngày, Tướng Dương Văn Minh, quyền TT VNCH, qua một thông điệp phổ biến trên hệ thống truyền thông quốc gia, ra lịnh cho các đơn vị còn lại của quân lực miền Nam, hạ vũ khí, chờ bàn giao cho lực lượng Bắc quân. Sàigòn, Thủ-Đô-văn-vật-một-thời-của-miền Nam-tự-do chính thức lọt vào tay Bắc quân trưa ngày-ba-mươì-tháng-Tư, năm-một chín-bảy-lăm!!! Những đốm lữa Tự Do le lói cuối cùng đã phụt tắt sau hơn hai mươi năm trường chói lòa, rực sáng!!arvn_soldiers2
Chư Pao ai oán hờn trong gió,
Một giãi khăn sô: một tấc đường!!”
(Một nhà thơ Biệt-Động-Quân)
toquocghion
Ba mươi năm đã qua. Ba mươi năm của những đoạn trường, dâu bể. Mái đầu xanh của những người lính trẻ năm nào giờ đã điểm trắng màu sương. Nắm xưong tàn của đồng đội gục ngã trong cuộc chiến tương tàn cốt nhục giờ hẵn đã nhạt nhòa theo cát buị! Có còn chăng chỉ là những nuối tiếc, nhớ thương của gia đinh, của bạn bè, đồng đội cũ mỗi độ Tháng Tư về. Tháng Tư, tháng của đau thưong, đất trời hận tủi; tháng của những đêm dài tăm tối, không-còn-thấy-ánh-mặt-trời! Xin một giọt nước mắt khóc cho quê hương điêu tàn, tang tóc. Khóc cho hơn sáu triệu sinh linh của cả hai miền Nam Bắc đã nằm xuống tức tưởi bởi những tham vọng cuồng điên của những tay đồ tể, mất hẵn tính người. Đất nước còn được gì sau hơn ba mươi năm tàn cuộc chiến?! Có còn chăng chỉ là những đói nghèo, lạc hậu, thù hận, bất công, nhũng lạm. Có còn chăng là những vết hằn rức ray, trăn trở của những con người đã từng một thời nhập cuộc, mong làm một chút gì đó cho quê hương, đất nước; nhưng lực bất tòng tâm, nên đành cúi mặt ngậm ngùi, nhìn quê hương tan tát! Xương máu của bao triệu người Việt đã đỗ trong cuộc chiến “đánh-cho-Mỹ-cút-Ngụy-nhào”, dấy động bởi tập đoàn cai trị Bắc phương; để rồi hai mươi năm sau, chính những người Cộng Sản đó lại trải thảm đỏ, van nài kẻ tử thù xưa mau trở lại!! Ôi oái ăm, tủi nhục, uất hờn, mai mĩa cho bao triệu con ngưòi đã nằm xuống! Ba mươi năm, tàn-cơn- chinh-chiến, người Cộng Sản VN vẫn không chút hồi tâm hối cải, vẫn tiếp tục đoạ đày đất nước! Vẫn vì những tư lợi, bè phái riêng tư, cản trở mọi nổ lực nhằm dân chủ hóa đất nước. Nhằm đưa đất nước vượt thoát cái vòng luẫn quẫn ác độc: ‘chuyên chế-đói nghèo-lạc hậu’, đã đeo đuổi dân tộc dai dẵng hàng bao thập kỹ. Người Cộng Sản Âu châu dù sao đi nữa cũng còn có cái can đảm tột cùng và cái liêm sĩ cần thiêt của những kẽ sĩ, biết công khai hối lổi, nhìn nhận những sai lầm của mình đã gây điêu tàn cho đất nước. Nhưng người Cộng Sản Á châu, nhất là người CS Việt Nam không hề có được cái liêm sĩ đó! Vẫn đội cái thây ma “Chũ-Nghĩa-Xã-Hội-ưu-việt” rửa nát để tiếp tục lừa mị, phỉnh gạt, mưu cầu tư lợi cho bản thân và bè nhóm. Mẹ Việt Nam vẫn tiếp tục ưu phiền nhìn những đứa con nghịch-tử không hề biết hối cải, ăn năn; sớm quay đầu trở lại với tự tình dân tộc. Hoà giải, hàn gắn những nổi-thù-hận-thương-đau do chính họ gây nên; vẫn tiếp tục đi theo con đường tội lỗi cũ!!vietnam-heroes-41
Ôi mẹ hiền Việt Nam! Mẹ vẫn mãi mãi gặm nhắm nổi ưu phiền ray rứt, ngậm ngùi nhìn đàn con hận thù cấu xé lẫn nhau, tự-nguyện làm tên-lính-đánh-thuê cho những thế lực cường quốc ngoại bang làm điêu tàn thêm đất nước! Nên mẹ vẫn nhỏ lệ ngậm ngùi, ôm mãi trong lòng một nổi buồn, nổi-buồn-nhược-tiểu-xót-xa!!!
HUY TƯỞNG
California, những ngày tháng tha hương, 2005

Nguồn:  https://ongvove.wordpress.com/2009/04/21/thang-t%C6%B0-khong-anh-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BB%9Di/

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 7th, 2016, 8:27 pm
Tháng 3 năm 1975 Tuyến đầu thất thủ

Image

Tối 28 tháng 3 năm 1975 bọn cộng sản pháo kích vô căn cứ
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời


Theo ông Cao văn Viên vị Tư lệnh Quân khu 1 trong khi đương đầu với địch ông còn phải quan tâm giải quyết vấn đề tỵ nạn đang trầm trọng. Khi Kontum, Pleiku mất người dân lo sợ chính quyền cắt đất nhường cho cộng sản, hàng chục nghìn người đổ dồn về Đà Nẵng mua vé máy bay vào Sài Gòn, hôm 14 tháng 3 các lữ đoàn Dù được điều động để về Sài Gòn khiến dân chúng hốt hoảng kéo nhau về Đà Nẵng.
Ngày 19-3 Thủ Tướng Khiêm ra Đà Nẵng giải quyết vấn đề tỵ nạn, Thủ tướng cho thành lập Ủy ban liên bộ để lo giúp dân tỵ nạn Quân khu để binh sĩ yên tâm chiến đấu.
Thủ Tướng hứa sẽ tăng nhiều tầu chở dân di tản và giúp đồng bào tỵ nạn. Trong khi ấy tại địa phương các đoàn thể, hội từ thiện, phú thương… đóng góp vào cuộc cứu trợ hiệu quả hơn của Trung ương nhưng vấn đề tỵ nạn vượt quá khả năng của họ.
Từ ngày 17 tháng 3 đường Quốc lộ 1 tràn ngập người và xe cộ, tại các bến cảng, tầu chở quân như quân dụng cho chiến trường Huế Đà Nẵng bị dân và lính ép phải chở họ rời bến, giới phụ trách bến tầu phải thuyết phục họ mãi.
Ngày 21 tháng 3 việt cộng cắt đường Quốc lộ 1, dân tỵ nạn bèn đi về miệt biển, tầu bè được mướn hay bị cướp để chạy loạn nhưng không đủ.
Ngày 23 tháng 3 tầu Trường Thanh do Bộ tổng tham mưu mướn chở được hơn 5000 người.
Huế bỏ ngỏ đếm 25 tháng 3, dân quân rút theo bờ biển về Đà Nẵng.
Tam Kỳ mất 24 tháng 3, Chu Lai di tản ngày 26, dân Quảng Ngãi, Quảng Tín chạy về Đà Nẵng.
Ngày 26 Tướng Trưởng gửi Tướng Hoàng Lạc Tư lệnh phó về Sài Gòn trình Tổng Thống và Thủ tướng giải quyết ngay vấn đề tỵ nạn vì thành phố sắp rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến Đã Nẵng sẽ tự sụp đổ không cần việt cộng tấn công.
Lưu thông trong thành phố ứ đọng, dân số trước đấy chỉ có 300 ngàn nay có tới hơn một triệu, cướp của giết người giữa ban ngày.
Ngày 27 tháng 3 chuyến phi cơ dân sự đầu tiên mướn của Mỹ đáp xuống Đà Nẵng nhưng mỗi khi có máy bay xuống hỗn loạn diễn ra dữ dội.
Các chuyến bay dân sự phải đình chỉ, giới hữu trách cho thay bằng 4 máy bay C-130, nhưng hỗn loạn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh được một lần vào ngày 29 tháng 3.
Bến tầu cũng hỗn loạn, các tầu thả neo ngoài khơi Đà Nẵng, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tầu, mỗi tầu được chừng 10 ngàn thì nhổ neo về Cam Ranh, Vũng Tầu, Phú Quốc… Bọn lưu manh côn đồ lợi dụng cướp bóc hà hiếp đồng bào trên tầu, nhiều người xỉu vì kiệt lực.

Việt Cộng pháo kích tấn công vô phi trường và căn cứ Hải quân Đà Nẵng mạnh vào đêm 28 tháng 3, rất dữ dội và chính xác nhờ những toán đặc công, tiền pháo viên chỉ điểm hướng dẫn.
Tướng Trưởng vội báo cáo về Bộ Tổng tham mưu và gọi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xin di tản bằng đường biển.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không ra lệnh rõ ràng chỉ hỏi vu vơ nếu di tản thì có thể được bao nhiêu trong khi ấy có biết bao người đang chết chìm chết bắn vì trọng pháo của địch cũng như bắn giết nhau giành đường tẩu thoát.
Pháo kích của địch khiến cho liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng 1 và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại: chân đèo Hải Vân, núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.
Rạng sáng ngày 29 tháng 3 sương mù bao phủ dọc theo bờ biển, ngoài khơi tầu đã có mặt ở điểm hẹn, thủy triều thấp tầu không vào bờ được, binh sĩ phải lội ra biển.
Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi việt cộng phát hiện chúng bèn pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại cho ta, tầu di tản được 6000 Thủy Quân Lục Chiến, 3000 lính Sư Đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.


Đà Nẵng được coi như thất thủ ngày 29 tháng 3 năm 1975

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 10th, 2016, 1:12 am
Tháng 3 Tây Nguyên

Image


Cứ mỗi độ tháng BA đến, tôi lại nhức buốt nhớ về ngày tháng cũ. Tháng BA năm 1975, tháng của đau buồn-đổ vỡ, nát tan; tháng mở đầu cho những gian truân, khổ nhục, đọa đày, đánh dấu mốc thời gian sang trang một đời quân ngũ.

Trên các tỉnh cao nguyên vùng II, vào đầu năm 19 75 cộng sản Bắc Việt gia tăng hoạt động.
Các cuộc chuyển quân, mở rộng và củng cố các hành lang xâm nhập được thực hiện qui mô và đồng loạt theo các hành lang 715 từ đường mòn Hồ chí Minh vùng tam biên hướng về tây Kontum, hành lang 619 từ các mật khu Quảng Ngải-An Lão hướng về đông Kontum.
Trong thời gian này, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 2, là Tư lệnh chiến trường tổng chỉ huy các Liên Đoàn Biệt Động Quân 21, 22, 23, 25, 4, và 6, chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng trú phòng toàn vùng bắc cao nguyên.

Image


Tháng 2 năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng Hòa mừng xuân bằng cuộc oanh kích ngày đêm vào đoàn xe vận tải lương thực, quân dụng, khí cụ, nguyên liệu và cán binh cộng sản tăng viện cho chiến trường miền nam tại tây bắc Kontum.
Toàn bộ chiến đấu cơ các Sư đoàn 2, 3, 5, 6 Không Quân được dành ưu tiên cho cuộc oanh kích, vì thế địch tổn thất nặng nề.
Qua không ảnh ghi nhận hàng trăm xe vận tải bốc cháy.

Tuy nhiên, niềm vui chưa hưởng trọn, ngày 10 tháng 3 cộng sản bắc việt mở mặt trận dột kích Ban Mê Thuột, chiếm Buôn Hô, đồng lúc vây hãm và pháo kích ngày đêm vào thị xã.

Ngày 11 tháng 3, khi Ban Mê Thuột thất thủ, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân do Trung Tá Lê quý Dậu, Liên Đoàn Trưởng, được trực thăng vận vào vùng hầu giải tỏa bớt áp lực địch và tiếp ứng cho Sư Đoàn 23 Bộ Binh.

Cũng vào ngày này, tôi nhận sự vụ lệnh trở về đơn vị gốc là Liên Đoàn 23 Biệt Động Quân, và trình diện Liên Đoàn đang đóng quân tại căn cứ hỏa lực Lam Sơn, sau gần 5 tháng biệt phái về Trung Tâm Hành Quân Biệt Động Quân Quân Khu 2 tại mặt trận Kontum (thay thế Đại Úy Hồ Thi).

Một số thay đổi về nhân sự của Liên Đoàn nhằm đối với tình hình chiến sự đang nhanh chóng xấu đi:

- Trung tá Lê Tất Biên làm Liên Đoàn Trưởng, thay thế Đại Tá Hoàng thọ Nhu, nhận nhiệm vụ mới là Tỉnh Trưởng Pleiku.

- Thiếu tá Vũ Văn Thi, Xữ Lý Thường Vụ Liên Đoàn Phó (thay thế Trung Tá Lê Qúy Dậu về làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân.) - Đại úy Nguyễn Lạn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11.

- Thiếu tá Lê Văn Đễ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 22.

- Thiếu tá Phạm Duy Ánh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 23.

- Trung úy Phạm Quang Hiền, Đại Đội Trưởng Trinh sát Liên Đoàn....

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 10th, 2016, 1:27 am
Tháng 3 Tây Nguyên

Image


Ngày 15 tháng 3, Liên Đoàn được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên đội Địa Phương Quân Tiểu Khu Kontum, và di chuyển về căn cứ Hàm Rồng trên QL 14 hướng về Ban mê Thuột và ngã ba đường vào Thanh An - Đức Cơ.

Người dân Kontum thuộc vùng lửa đạn, tỉnh địa đầu cao nguyên, đã quá quen thuộc với những cuộc chuyển quân.
Từng đoàn quân đến rồi đi.
Nhảy dù, Biệt Động Quân, các Sư Đoàn 22, 23 Bộ Binh liên tục thay nhau đối đầu chiến trận, cố gắng giữ vững vùng tam biên có sông Dakbla chảy ngược, có những địa danh lạ lẫm nhưng đã nổi danh và đi vào chiến sử: DakTo, BenHet, Polei-Kleng, Charlie…
Bây giờ người dân ở đây không còn thờ ơ như trước.
Họ đã đánh giá được tình thế chiến sự bất lợi cho ta, nên họ lo âu, bàn tán, nhốn nháo, và chuẩn bị cho một lần đi, khi những người lính mũ nâu cuối cùng rời thành phố.
Họ đã biết việt cộng đã chiếm được Ban mê Thuột, nên họ cũng đã phỏng đoán rằng rồi ngày này sẽ đến với chính họ và gia đình.

Các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân rời Kontum, qua ChuPao hướng về PleiKu, rồi Biển Hồ.
Bộ Chỉ Huy Hành Quân Biệt Động Quân Quân Khu 2 cũng đã dời về Hàm Rồng vài ngày trước đó.

Cuộc họp quan trọng tại Nha Trang giữa Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu,Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, các Tư Lệnh các Sư Đoàn 22, 23 Bộ Binh, và Đại Tá Tất, đã được triệu tập để định đọat số phận vùng cao nguyên Hoàng Triều Cương Thổ.

Khoảng 19:00G ngày 15 tháng 3 năm 1975, phiên họp chấm dứt.
Đại Tá Phạm Duy Tất mang mệnh lệnh trở về giao nhiệm vụ mới cho các Liên Đoàn Biệt Động Quân hiện diện trong Quân Khu II.

“Triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku.
Di tản cả một quân đoàn khỏi vùng.”
Những tiếng nghe thật xa lạ, gây nhiều hoang mang cho binh sĩ và thường dân.
Cao nguyên có 2 con đường huyết mạch nối với đồng bằng, QL14 nối liền Kontum-Pleiku-Ban Mê Thuột, QL19 nối liền Pleiku về vùng Qui nhơn, Bình định.
Con đường nào có thể dùng để lui quân?
Vì địch chiếm Ban Mê Thuột, chận đường tiếp viện, QL14 không còn an toàn.
Còn QL19, con đường khả dĩ có thể dùng để rút quân thì địch đóng các chốt cấp đại đội, tiểu đoàn trên các đoạn đèo Mang Yang, đèo An Khê.
QL19 lại quá dài, quá xa đối với đôi chân trần của người lính Bộ Binh.
Các đơn vị rút quân không còn chọn lựa khác, dù biết rằng chông gai và chịu nhiều hy sinh.

Liên Tỉnh Lộ 7, con đường thông thương duy nhất từ Pleiku-Mỹ Thạch-Phú Bổn-Phú Túc-Củng Sơn -đập Đồng Cam và Tuy Hòa, đã bao năm qua không được xử dụng, đầy mìn bẫy, đầy hầm hố dọc theo dòng sông Ba.
Triệt thoái một quân đoàn với các quân binh chủng qua con đường này phải chăng là hành động tự sát?


Gia đình quân nhân, dân chúng Kontumn-Pleiku bắt đầu bế bồng, gồng gánh mang theo gia tài của một kiếp người.
Họ di chuyển bằng mọi phương tiện hiện hữu, quân xa, công xa, bằng những gì có được, bằng đôi chân để rời vùng bỏ ngỏ.
Binh sĩ hoang mang, những suy tư dằn vặt đè nặng lên đôi vai người lính.
Rời quân ngũ, đồng đội ư?
Không được.
Bỏ mặc gia đình, cứu cánh cuộc sống ư?
Cũng không.
Người lính phân vân, lưỡng lự.
Thôi thì phó mặc, gởi gấm lại cho những người ở hậu cứ lo toan.

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 10th, 2016, 1:46 am
Tháng 3 Tây Nguyên

Image


Ngày 16 tháng 3, Liên Đoàn 23 Biệt Động Quân nhận lệnh di chuyển đi Phú Bổn.
Rời Hàm Rồng qua Chu Sê đến ngã ba Mỹ Thạch, Liên Đoàn rời QL14 bắt đầu xuôi theo Liên Tỉnh Lộ 7.
Cuộc hành quân thật khó khăn và không giữ được bí mật, vì đoàn quân đi trước, dân chúng di tản theo sau, hàng hàng lớp lớp, chen chúc nhau trên con đường độc đạo giữa núi rừng Tây Nguyên.
Liên Đoàn nhận lệnh án ngữ phía tây Phú Bổn, mục đích chận bước tiến của địch trên tỉnh lộ 668 nối liền với QL14.
Phòng 2 Quân Khu không có một bản đồ về xuôi, vì thế Liên Đoàn tự phải tự xoay xở bằng cách liên lạc với Tiểu Khu, vào Trung Tâm Hành Quân, Phòng 2, Phòng 3 gom góp được 7 bộ bản đồ 1/100.000,

khả dĩ xử dụng được để phân phối cho các đơn vị trưởng.

Ngày 17 tháng 3, địch cấp tốc chuyển quân chận đứng đường lui quân của các đơn vị.
Địch đánh chiếm đèo Tuna, đọan đường đèo ngoằn ngoèo cánh chỏ bên giòng sông Ba.
Đoàn người xe di tản bị chặn đứng dưới chân đèo.
Liên Đoàn được lệnh rời vị trí án ngữ, pháo binh được lệnh phá hủy bỏ súng và đạn dược, tùng thiết cùng Thiết Giáp cố gắng giải tỏa chốt địch.
Các nòng súng trên M41 nã đạn vào sườn núi vào những điểm địch trú đóng.
Đáp trả lại sơn pháo từ trên núi trực xạ vào đoàn xe.
Địch bắt đầu pháo kích, thiết giáp không xoay trở được, trở thành những mục tiêu cố định.
Sự hỗn loạn của dân làm tình hình càng rối loạn và trầm trọng hơn.
Hằng chục quả đạn không cần mục tiêu, không cần điều chỉnh rơi tự do vào đoàn người không nơi trú ẩn, không điểm tránh thân.
Tiếng nổ của pháo, tiếng gầm rú của chiến xa, tiếng kêu gọi, gào thét, rên siết của người bi thương tạo thành một âm thanh hỗn độn không tìm đâu có được, âm thanh của quỷ gọi hồn.
Đêm xuống, pháo địch bớt dần, Liên Đoàn di chuyển vào sâu Buôn Hoăng, nhưng dân chúng ùn ùn theo đoàn quân.
Trung Tá Biên họp khẩn cấp các vị tiểu đoàn trưởng hầu tìm một phương cách, một lối thoát trước tình hình khó khăn hiện tại. Quyết định được thi hành.

02.00G sáng ngày 18 tháng 3, Liên Đoàn dạ hành về hướng tây nam vào sâu trong vùng núi Phú Ma Nher, nhưng yếu tố bất ngờ và bí mật không giữ được vì dân chúng lũ lượt bám theo. Quân ở đâu dân ở đó.

Khoảng 04.00G, Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân, Đại Đội Trinh Sát và Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn lọt vào ổ phục kích.
Trời tối đen, đạn địch nổ dòn hướng nhắm về phiá của Liên Đoàn, không phân biệt quân dân, đủ cỡ đủ loại.
Bây giờ thì người không tránh đạn mà đạn tránh người, mỗi người có một số một phận thất tán kể từ đó.
Lúng túng vì dân bám sát, Liên Đoàn không còn có thể tiếp tục chiến đấu hiệu quả. Liên đoàn 23 Biệt Động Quân mất tên kể từ đó…

Tôi may mắn thoát được trận phục kích trong đêm. Tôi gặp Trung Sĩ Hoàng Đại Đội Trinh Sát cùng 5 người lính, tiếp tục vào sâu trong núi với quan niệm địch ra đường ta vào núi.
Càng vào sâu chúng tôi không ngờ lại vào ngay vị trí pháo của địch.
Các khẩu pháo đang nổ dòn vào đoàn người đang di tản.
Địch đang thắng thế nên không cần canh gác, không cần an ninh vị trí.
Một lần nữa, chúng tôi trở ra và đến chân dãy núi đèo Tuna.
Khoảng giữa trưa thì chúng tôi gặp được Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân. Thiếu Tá Ánh, Đại Úy Khanh cùng khoảng 2 đại đội, và dân chúng theo lẫn lộn trong hàng quân, đang cùng hướng về chân núi.
Lại một cuộc phục kích của việt cộng giữa rừng tranh cao ngang người.
Địch vây tứ phía, đạn rải liên hồi, súng ta súng địch thi nhau nổ, thây người của ta và địch đua nhau ngã.
Tiểu đoàn nhổ được chốt ở đây, mở đường máu thoát vòng vây, nhưng Đại Úy Khanh đã hy sinh vì một mảnh đạn pháo kích oan nghiệt. Ông đành ở lại với giòng sông Ba, với núi đồi cao nguyên.
Đơn vị còn lại của Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân tiếp tục leo lên đỉnh Tuna, băng rừng hướng về Củng sơn, vùng đất được coi là tạm yên trên con đường mang tên Liên Tỉnh Lộ 7....



Mũ Nâu Trần Tấn Đởm

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 10th, 2016, 8:28 pm
Còn Ai Nhớ Chăng Tháng BA năm 1975..
Những Nỗi Kinh Hoàng và Những Ngày Tang Tóc...

Image


Đã 40 năm kể từ tháng 3 và tháng 4 năm 1975, những nỗi kinh hoàng , những ngày tang tóc, nỗi niềm uất hận đã mất nước cho khối cộng sản quốc tế, như vẫn còn hiện ra trước mắt biết bao người.
Dù thực trạng của xã hội có thay đổi, nhưng nỗi lòng của những người Việt Nam không cộng sản, vẫn hằn sâu vào tâm khảm về những
tội ác diệt chủng của bọn việt cộng tay sai của chủ nghĩa tam vô cộng sản: Vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc.

Những tội ác nầy của bè lủ việt cộng đã lên đến tột đỉnh trong tháng 3 và tháng 4 năm 1975

Tháng Ba là tháng thãm khốc của miền Trung,- Tháng Ba vẽ lại cơn hồng thủy của một cuộc chiến xâm lược dã man, phủ chụp lên số phận của một dân tộc.


Những ngày cuối tháng 3 năm 1975 nhiều đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhiều chiến sĩ đã vị quốc vong thân bởi đạn pháo kích của cộng sản Bắc Việt, một số chiến sĩ đã tự sát tập thể bằng lựu đạn M26 để không bị lọt vào tay của cộng phỉ, một số khác bị cộng quân bắt làm tù binh, bị hành hạ bạo tàn.
Có nhiều người phải bẻ súng đi vì hết đạn mà không còn để bổ sung, cây súng đã trở thành vật vô dụng.

Tháng 3 năm 1975 cả vùng 1 và vùng 2 đã lọt vào tay của cộng quân, dân và quân đã cùng nhau ùn ùn chạy tránh xa bọn cộng phỉ.

Trên đường chạy giặc và rút lui của dân và quân Việt Nam Cộng Hòa, bọn việt cộng vô nhân tính, với đại bác, đã pháo kích vào những người dân tỵ nạn vô tội, thây người chết chất thành đống ven vệ đường, người bị thương nằm rên siết la liệt trên mặt đường, tạo nên sự hãi hùng và nỗi kinh hoàng như địa ngục chốn trần gian:

Image


Những ngày của Tháng BA năm 1975..

ngày thứ 1 – trận chiến Ban Mê Thuột - 10 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 2 – Ban Mê Thuột thất thủ - 11 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 3 – Quân Đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm ban mê thuột – 12 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 4 – di tản miền trung – 13 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 5 – di tản cao nguyên – 14 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 6 – tử chiến ở Quảng Nam – 15 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 7 – Quân Đoàn 2 triệt thoái – 16 Tháng BA năm 1975.
cùng ngày thứ 7 – trận chiến Quảng Tín – 16 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 8 - 17 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 9 – 18 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 10 – 19 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 11 – 20 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 12 –21 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 13 –22 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 14 –23 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 15 –24 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 16 – Quân Đoàn 1 rút khỏi Huế - 25 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 16 – trận chiến Quân Khu 2 – 25 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 17 – kịch chiến tại phú thứ - quân khu 2 – 26 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 18 – trận chiến ở Bình Định – 27 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 19 –28-3-1975
ngày thứ 20 – Tuyên Đức - Lâm Đồng – thất thủ - 29 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 21 – trận chiến tại Quy Nhơn – 30 Tháng BA năm 1975.
ngày thứ 22 – Bình Định thất thủ - 31 Tháng BA năm 1975...

Last edited by nguoiquentaroi on March 10th, 2016, 9:34 pm, edited 1 time in total.

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 10th, 2016, 9:26 pm
Còn Ai Nhớ Chăng Tháng BA năm 1975
Những Nỗi Kinh Hoàng và Những Ngày Tang Tóc...

Image


Tháng BA năm 1975. Vô cùng thảm thương cho người dân là với đầu trần chân đất, tay xách nách mang, già trẻ lớn bé bất kể, do quá hiểu và quá sợ cộng sản nên đã hoảng hốt trốn chạy bằng mọi cách, phần lớn là đi bộ, làm sao cho càng tránh xa giặc thù càng tốt.
Khối lượng quá đông người đã tạo lên sự tắc nghẽn giao thông và là mục tiêu xạ kích vô tội vạ của quân cộng sản bắc việt.
Thật nghẹn ngào, xót xa, não lòng trước cảnh tượng con mất cha vợ mất chồng, xác chết không kịp chôn, vết thương không thuốc men cứu chữa, gia đình tứ tán mỗi người một phương trong lúc đạn thù của bọn cộng sản bắc việt mang tiếng là bộ đội giải phóng trút vãi hàng loạt lên đầu lên cổ dòng người di tản ở các quốc lộ và tỉnh lộ, điển hình là liên tỉnh lộ 7B.
Ngày tận thế, đại lộ kinh hoàng, núi xương sông máu không ở đâu xa mà đã xảy ra trong hai tháng đen tối nhất từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 1975 cho tất cả người dân miền Nam...

Image


Bao nhiêu người đã chết, đã bị thương, đã mất đi cuộc sống yên lành, mất tài sản, mất người thân, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, anh chị em vào những tháng ngày đau thương đó?
Con số chắc chắn phải rất lớn, không phải hàng chục mà là hàng trăm ngàn người.
Nhưng đó mới chỉ là số thương vong và mất mát khởi đầu, và địa ngục trần gian thật sự mở ra cho tất cả người dân miền Nam Việt Nam...

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 10th, 2016, 10:07 pm
Còn Ai Nhớ Chăng Tháng BA năm 1975
Những Nỗi Kinh Hoàng và Những Ngày Tang Tóc...

Image


Sáng ngày 21 tháng 3 năm 1975 tất cả đơn vị thuộc Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, gồm có ba Tiểu Đoàn, Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 5, và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, cùng Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù, Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù, đều sẳn sàng tại vị trí chiến đấu của mình.
Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù của Trung tá Bùi Quyền trấn ngự tại phía nam thị trấn Khánh Dương cạnh QL 21.
Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù của Trung tá Nguyễn Văn Thành trấn ngự tại cao điểm 957 buôn Ea Thi.
Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù của Thiếu tá Trần Công Hạnh trấn ngự ngay tại chân đèo Phượng Hoàng.
Bộ Chỉ huy Lữ Đoàn 3, Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù và Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù đóng tại Dục Mỹ.
Tin tức tình báo cho biết hai Sư Đoàn F10 và 320 cộng sản bắc việt từ Ban Mê Thuột sẽ tiến đánh Khánh Dương để dọn đường tiến thẳng về Sài Gòn.
Tháng 3 năm 1975 - Sáng ngày 22 tháng 3 năm 1975, mặt trận Khánh Dương bị áp lực nặng khi lực lượng cộng sản bắc việt dốc toàn lực mở cuộc tấn công các phòng tuyến.
Lúc 7 giờ 30, quân cộng sản bắc việt mở trận địa pháo kinh hồn vào các đơn vị phòng thủ phía tây Khánh Dương.
Trước hết là hàng ngàn quả đạn pháo đủ loại tới tấp rơi vào các căn cứ phòng thủ của Trung Đoàn 40 Bộ Binh và hai Tiểu Đoàn Ðịa Phương Quân.
Sau đó Sư đoàn F10 cộng sản bắc việt tấn công biển người với xe tăng yểm trợ vào các đơn vị nầy.
Sau một giờ giao tranh các đơn vị phòng thủ bị tràn ngập và cắt ra từng mãnh nhỏ, trên phân nửa quân số bị thương vong, một số tàn quân của các đơn vị nầy rút về phía nam phòng tuyến của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù rồi tiếp tục rút về Diên Khánh.
Lúc 9 giờ sáng cùng ngày, cộng quân tiến về Chi khu Khánh Dương với 12 xe tăng hổ trợ, và nả đại pháo 122 ly vào quận Khánh Dương. Đến 10 giờ thì Chi khu Khánh Dương mất liên lạc.
Ngày 23 tháng 3 năm 1975, cộng quân gia tăng áp lực tại tuyến phòng ngự của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù.
Lúc 16 giờ 30, nhiều chiến xa cộng sản bắc việt xuất hiện ở vị trí cách trung tâm quận lỵ Khánh Dương 2 km về phía tây bắc.
Ở phía đông nam Khánh Dương, phi cơ quan sát của Không quân Việt Nam Cộng Hòa ghi nhận có hai chiến xa T54.
Ở phía bắc có nhiều xe kéo đại pháo cách quận lỵ khoảng 3 km. Không quân đã thực hiện nhiều phi xuất oanh tạc chính xác ngăn chận mức độ tiến quân của Cộng quân. S
au đó các đơn vị tiền sát của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù bắt đầu chạm địch.
Gặp sức kháng cự dũng mảnh của các chiến sĩ Nhảy Dù, địch quân đã bị tổn thất nặng.
Ngày 28 tháng 3 năm 1975 một đoàn xe tiếp tế thực phẩm và đạn dược cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù bị cộng quân phục kích trên Quốc lộ 21 dưới chân đèo Phượng Hoàng.
Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù được lịnh lui quân về vị trí Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù trở thành đơn vị cơ động ứng chiến và được lịnh giải tỏa QL 21 từ đèo Phượng Hoàng đến Dục Mỹ để đảm bảo an ninh lộ trình tiếp tế.
Ngày 29 tháng 3 năm 1975 vào lúc ba giờ sáng, Pháo Binh Cộng quân đủ loại dập lên tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 5 và 6 Nhảy Dù sau đó các sư đoàn 316, 320 và F10 cộng sản bắc việt tập trung toàn lực lượng biển người quyết dứt điểm Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ ba phía.
Địch quân đông như kiến cùng quân phòng thủ đánh cận chiến suốt đêm đến 7 giờ sáng mà tuyến phòng thủ vẫn còn giữ vững.
Sáng ngày hôm sau, hơn 20 phi tuần A37 bay lên yểm trợ làm giảm bớt áp lực của địch quân...

Ngày 31 tháng 3 năm 1975 tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập. Lực lượng chống giữ tại đây của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù gồm có ba Tiểu Đoàn 2, 5 và 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù cùng Đại đội 3 Trinh sát Nhảy Dù, đã phải giao tranh quyết liệt với các trung đoàn thuộc Sư đoàn F10 và 320 cộng sản bắc việt.
Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã chống trả dữ dội.
Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng Lữ đoàn 3 Nhảy Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.
trung đoàn 25/F10 cộng sản bắc việt đồng loạt tấn công vào vị trí của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù do Trung tá Nguyển Văn Thành chỉ huy. Tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 6 Nhảy bị tràn ngập. Trung tá Thành cùng một số quân nhân bị bắt tại trận.
Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù do Trung tá Bùi Quyền chỉ huy bị trung đoàn 28 cộng sản bắc việt vây hảm và tràn ngập.
Thiếu tá Vỏ Trọng Em, Tiểu đoàn phó, đã hướng dẩn được khoảng 200 chiến sĩ rút vào rừng, vượt núi về phía nam.
Năm ngày sau toán quân nầy được trực thăng giải cứu bốc về Phan Rang.
Một số quân nhân khác tháp tùng Thiết đoàn M113 về được Huấn khu Dục Mỹ....

Tháng 3 năm 1975, đã đem tới cho Quân & Dân của Việt Nam Cộng Hòa nhiều Đau Thương Tang Tóc...

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 13th, 2016, 2:05 am
Những Ngày Của Tháng BA Năm 1975



Ngày thứ nhứt - Trận chiến Ban Mê Thuộc - Ngày 10 tháng BA năm 1975

Ngày thứ nhì - Trận chiến Ban Mê Thuộc thất thủ - Ngày 11 tháng BA năm 1975

Ngày thứ ba - Quân Đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm Ban Mê Thuộc - Ngày 12 tháng BA năm 1975

Ngày thứ tư - Di tản Miền Trung - Ngày 13 tháng BA năm 1975

Ngày thứ năm - Di tản Cao Nguyên và họp tại Cam Ranh - Ngày 14 tháng BA năm 1975

Ngày thứ sáu - Tử chiến ở Quãng Nam - Ngày 15 tháng BA năm 1975

Ngày thứ bảy - Quân Đoàn 2 triệt thoái - Ngày 16 tháng BA năm 1975

Cùng Ngày thứ bảy - Trận chiến Quãng Tín - Ngày 16 tháng BA năm 1975



Trong ngày 16 tháng BA năm 1975, tại miền Trung, quân cộng sản bắc việt ở tỉnh Quảng Tín đã tung quân tấn công cường tập khu vực Bình Tú, thuộc quận Thăng Bình và nhiều vị trí đóng quân của Địa Phương Quân tại khu vực Tây Nam và Tây Bắc của tỉnh Quảng Tín.
Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh (trách nhiệm chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng; tùy theo tình hình, đảm trách thêm khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tín), đã điều động Tiểu Đoàn 1 của Trung Đoàn 2 Bộ Binh tăng cường 1 chi đoàn của Thiết đoàn 11 Kỵ Binh giải tỏa áp lực của quân cộng sản bắc việt .
(Trước đó, cộng sản bắc việt đã tràn chiếm các quận Tiên Phước, Hậu Đức, Liên Đoàn 916 Địa Phương Quân của tỉnh Quảng Tín bị tổn thất nặng sau những trận kịch chiến với cộng sản bắc việt).

* Đoàn quân đầu tiên của Quân đoàn 2 rút khỏi Pleiku

Cũng trong ngày 16 tháng BA, đoàn xe đầu tiên của Quân Đoàn 2 khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu.
Nhưng khi chiếc xe cuối cùng vừa rời khỏi bến thì tin này được dân chúng biết.
Mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có, ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theo được.
Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoàn người cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm.

Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2 khỏi Pleiku bắt đầu...

-Theo lịch trình, ngày 16 tháng BA năm 1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh, Công Binh của Quân Đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểm trợ của một đơn vị Thiết Giáp, đã khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái...

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 13th, 2016, 10:05 pm
Những Bí Ẩn về Trận Ban Mê Thuột Trong Tháng BA Năm 1975

Image

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn 2


Trong thời gian bị giam giữ trong các trại cải tạo của cộng sản, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với hàng trăm người có trách nhiệm hay liên quan đến những biến cố đưa đến sự sụp đổ toàn bộ miền Nam Việt Nam, trong đó trận Ban Mê Thuột là trận quan trọng nhất.
Vì được gặp nhiều người cùng một lúc nên chúng tôi đã có dịp kiểm chứng những điều mà mỗi người đã kể.
Đối với những người mà chúng tôi không ở cùng chung trại, sau khi về Saigon hay qua Mỹ, chúng tôi đã tìm cách để tiếp xúc và hỏi thêm, như trường hợp của Đại tá Nguyễn Văn Đồng, Tư lệnh Thiết đoàn 2 của Quân khu 2.
Ông chỉ huy đoàn quân tháo chạy trên liên tỉnh lộ 7 và đã bị bắt gần Củng Sơn (Phú Yên).
Chúng tôi cũng đã có dịp tham khảo nhiều sách báo của các tác giả miền Nam Việt Nam, của người Mỹ cũng như của quân đội việt cộng viết liên quan đến biến cố


ngày 30 tháng 4 năm 1975 .

So sánh những tài liệu thu thập được, chúng tôi đã khám phá ra nhiều sự kiện lịch sử cần được viết lại cho chính xác hơn.
Khi mới đến Hoa Kỳ vào năm 1990, chúng tôi đã viết ngay một bài nói về những bí ẩn đằng sau sự thất thủ Ban Mê Thuột, bài này đã gây ngạc nhiên và xúc động cho nhiều người.
Nay những người liên hệ đến trận Ban Mê Thuột đã đến Hoa Kỳ.
Có nhưng người đã đồng ý viết ra những biến cố mà họ đã tham dự hay chứng kiến như Đại tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 Quân Đoàn 2, Trung tá Ngô Văn Xuân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 Bô Binh... nhưng đa số đã thú nhận rằng họ phải bỏ bớt đi vì sợ đụng chạm.
Có người chỉ kể lại chứ không chịu viết và cũng có người khi kể lại đã yêu cầu đừng nêu tên họ ra khi viết, cũng vì sợ đụng chạm.
Sau khi tổng kết, chúng tôi xin ghi lại những bí ẩn liên quan đến sự thất thủ Ban Mê Thuột trong Tháng BA.

Sự thật có nhiều điều khác xa với những gì Văn Tiến Dũng đã viết trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” hay Phạm Huấn đã viết trong cuốn “Tướng Phú và Những Trận Đánh Từ Điện Biên Phủ 1954 Đến Ban Mê Thuột, Tháng BA Năm 1975”....

Re: Chuyện tháng BA năm 1975

March 13th, 2016, 10:06 pm
Những Bí Ẩn về Trận Ban Mê Thuột Trong Tháng BA Năm 1975

Image

Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn 2


Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 . đã gây ra những ấn tượng kinh hoàng và đau xót trong lòng người Việt trong cũng như ngoài nước.
Biến cố đó đã đưa cả dân tộc vào những ngày bi thảm nhất và để lại một vết thương đau đớn trong lịch sử.

Mặc dầu đã 41 năm qua, ấn tượng đau xót và tủi nhục đó vẫn chưa phai mờ đi được.
Mọi người dều công nhận rằng sự thất thủ Ban Mê Thuột là biến cố khởi đầu đưa đến sự sụp đổ toàn bộ miền Nam Việt Nam.
Tại sao Ban Mê Thuột đã bị thất thủ một cách mau chóng như vậy?
Phải chăng đây là một cuộc tấn công quá bất ngờ của cộng sản bắc việt khiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà không trở tay kịp?
Phải chăng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã thua đòn cân não của Hà Nội?
Phải chăng khả năng chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà quá yếu kém, không đương đầu nổi với lực lượng của cộng sản bắc việt?
Rất nhiều câu hỏi như thế đã được nhiều người đặt ra.
Chúng tôi xin tuần tự trình bày từng chi tiết về diễn biến của trận Ban Mê Thuột để trả lời những câu hỏi đó.


Note : Một bản sơ đồ phối trí quân của 2 bên trong trận Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975 sẽ được scanned và saved in Pict filẹ Nếu bạn nào muốn có nó thì cho biết qua e-mail.

1. Phối trí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và cộng sản bắc việt

Ban Mê Thuột là một tỉnh nằm ở Cao nguyên Trung phần; vùng cao nguyên này gồm 4 tỉnh Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Quảng Đức.
Tướng Phú phụ trách Quân đoàn 2 đã phối trí quân để phòng thủ Cao nguyên như sau : 5 Liên đoàn Biệt động quân được dùng để bảo vệ Kontum vì sợ cộng quân sẽ mở một cuộc tấn công như “Mùa hè đỏ lửa” năm 1972.
3 tỉnh còn lại được giao cho Sư Đoàn 23 Bộ Binh bảo vệ, Sư Đoàn này được phối trí như sau :
2 Trung Đoàn 44 và 45 được đưa về phòng thủ Pleikụ Trung đoàn 45 đóng ở căn cứ Gầm Ga, phía Bắc Quận Thuần Mẫn, gần đèo Tữ sĩ, dọc theo Quốc lộ 14, giữa Ban Mê Thuột và Pleikụ Trung đoàn 53 giữ Ban Mê Thuột và Quảng Đức. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đóng tại Ban Mê Thuột còn Bộ Tư lệnh Hành Quân đóng tại căn cứ Hàm Rồng ở Pleikụ Về sau, Bộ Tổng Tham mưu tăng cường cho Quân Đoàn 2 thêm 3 Liên Đoàn 4, 6 và 7 Biệt Động Quân của trung ương nữạ, cộng sản bắc việt
có sư đoà 320 đóng ở Kontum, sư đoàn F.10 hoạt động ở Pleiku, sư đoàn 986 trú quân tại vùng Tam Biên và trung đoàn biệt lập 25, một trung đoàn khá thiện chiến, luôn quấy phá ở 2 tỉnh Ban Mê Thuột và Quảng Đức.

Ban Mê Thuột là nơi đặt Bộ Tư lệnh của Sư Đoàn 23 Bộ Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Nơi đây toàn rừng cao su, không có chướng ngại thiên nhiên để giúp phòng thủ như ở Kontum hay Pleiku nên rất dễ bị tấn công.
Lực Lượng phòng thủ ở đây lại rất yếụ Nghĩa Quân và Địa Phương Quân phần lớn là người Thượng, không thiện chiến, thiếu tinh thần kỷ luật và được trang bị không đầy đủ.
Tất cả chỉ trông chờ vào Trung Đoàn 53, nhưng Trung Đoàn này phải bao một vùng lãnh thổ quá lớn gồm 2 tỉnh nên khó bảo vệ nổi.
Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy
quân cộng sản bắc việt chọn Ban Mê Thuột để tấn công.
Mặt khác, nếu chiếm được Ban Mê Thuột, quân cộng sản bắc việt sẽ khai thông được con đường Đông Trường Sơ từ Pleiku tới Phước Long qua Quận Đức Lập của Ban Mê Thuột...

BAN MÊ THUỘT - PHÒNG NGỰ TRONG THẾ YẾU-03/1975

Tháng Giêng ngày 06-1975, những sư đoàn chính qui Bắc Việt với T54 và đại pháo 130 ly yểm trợ tràn ngập tỉnh lỵ Phước Bình, Phước Long sau hơn hai tuần lễ ác chiến với quân trú phòng gồm phần lớn là quân địa phương diện điạ và một trung đoàn của SĐ5BB. Hai biệt đội Biệt Cách Nhảy Dù 81 được tung vào trận điạ mong cứu vản tình hình, nhưng đã quá muộn màng. Bắc quân với hỏa lực và quân số áp đảo gấp chục lần đã nghiền nát mọi sức kháng cự còn sót lại ! Lính 81, thiệt hại gần phân nửa, chạy dạt vào rừng, nương bóng tối rừng già tìm đường triệt thoái. Tháng Giêng năm 1975, tháng mở đầu cho định mạng cay nghiệt của miền Nam Việt Nam.

Trận chiến Phước Long thực chất chỉ là một trận đánh thăm dò của Cộng Sản Bắc Việt. Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Hà Nội muốn thử laị lần chót phản ứng của người Mỹ và độ dẽo dai cũa QLVNCH trước khi hình thành kế hoạch tỗng tấn công. Họ đã có ngay câu trả lời. Sự im lặng dửng dưng của người Mỹ, và sự khoanh tay thúc thủ của miền Nam nhìn Phước Long bị tràn ngập.

Hà Nội đã tìm ra chân lý : Hoa Kỳ thực sự bỏ rơi miền Nam và quân lực VNCH đã bị kéo căng tới mức không còn khả năng xoay sở! Kế hoạch tỗng tấn công chiếm dóng miền Nam được chính thức hình thành và Tây Nguyên được chọn làm khởi điểm cho cuộc tấn công, vì đây là nơi mà sự phòng thủ của quân lực miền Nam tương đối mõng và yếu kém nhất vì điạ thế núi rừng mênh mông, điệp trùng hiểm trở!

Để chuẩn bị cho Chiến Dich 275 đánh chiếm Tây Nguyên, Mặt trận B3 Bắc quân đã điều động sư đoàn 968 từ nam Lào vào khu vực Đức Cơ, Pleiku. Trung tuần tháng Hai, 1975, địch điều tiếp sư đoàn 316, tổng trừ bị từ Thanh Hoá, đi xuyên qua Quãng Trị vào điạ phận tỉnh Darlac sẵn sàng cho chiến dịch. Hai sư đoàn 10 và 320 của địch đang hoạt đông tại Tây Nguyên cũng được điều động vào vị trí hành quân. Mục tiêu cuả chiến dich là thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac; vì theo phân tích và nhận định tình hình của Quân Uỷ Trung ương Hà Nội thì Ban Mê Thuột là thủ phủ chính trị và kinh tế của Tây nguyên, dân cư đông đúc, đất đai trù phú, sự phòng thủ lại tương đối mõng vì tướng Phú, tư lịnh vùng II đã bố trí hai trung đoàn của sư đoàn 23 BB và các liên đoàn BĐQ tại khu vực bắc Tây Nguyên nhằm bảo vệ Bộ Tư Lệnh QĐ2 tại Pleiku và tỉnh Kontum.

Để đánh lạc hướng QĐ2, địch mở những cuộc tấn công nghi binh mạnh tại Kontum, Pleiku và vùng cực Nam Tây Nguyên nhằm giử chân các lực lương của tướng Phú không cho về tiếp cứu Ban Mê Thuột, trong khi đó ba sư đoàn địch phiên hiệu số F.10, 316 và 320 lặng lẽ di chuyễn vào khu vực mục tiêu. Tiếng súng mở màn cho chiến dịch 275 nổ dòn, dọc Quốc Lộ 19, con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên và vùng duyên hải, sáng sớm mùng 4 tháng 3, năm 1975. Những cuộc tấn công đồng loạt đã cắt đứt đoạn đường từ đèo Mang Yang, Pleiku xuống Bình Định. Ngay sau đó, đặc công Cộng sản phá sập hai cây cầu trên Quốc Lộ 21 nối liền duyên hải với Cao Nguyên qua ngã Ban Mê Thuột. Đồng thời lực lương bộ binh thuộc Sư Đoàn 3 CSBV tấn công, tràn ngập đơn vị Điạ Phương Quân trấn giữ các cao điểm tại khu vực. đèo An Khê, và một căn cứ hoả lực của Trung Đoàn 47, SĐ22 BB. Địch nả pháo dữ dội vào phi trường An Khê và căn cứ không quân Phù Cát tại Bình Định. Với Quốc Lộ 19 và 21, hai con đường duy nhất nối liền cao nguyên và vùng duyên hải bị cắt đứt, Tây Nguyên hoàn toàn bị cô lập chỉ sau hơn 24 tiếng đồng hồ với những đợt tấn công cường tập ác liệt.


Tại Pleiku, những trận mưa pháo dữ dội của địch dội lên các lực lượng thuộc Quân Đoàn 2 đóng dọc theo Quốc Lộ 19, đoạn từ Lệ Trung, cách thị xã Pleiku 15 km về phía đông, xuống tớI đoạn đường hẹp của đèo Mang Yang. Các căn cứ hỏa lực 92, phía đông Lệ Trung, 93 và 94, phía bắc đồI 3045 cũng bị pháo địch cày nát. Bộ Tư Lịnh QĐ2 lập tức tung hai tiểu đoàn thuộc LĐ4 BĐQ tăng cường cho Lữ Đoàn 2 Thiêt Kỵ đang hành quân khai thông Quốc Lộ 19, nhằm giải toả đoạn đường dẫn tới tận căn cứ hỏa lực 95 - Bình Định, ngay phía bắc đèo Mang Yang. Nhưng trước khi cuộc hành quân khởi sự tiến hành, căn cứ hỏa lực 94 đã bị địch quân tràn ngập. Trong lúc đó địch dùng hoả tiển pháo vào phi trường Pleiku, gây thiệt haị nặng cho khu vực bảo trì của phi trường. Ngày 9 tháng 3, Trung Đoàn 9, SĐ 320 Bắc Việt cắt đứt Quốc Lộ 14, con đường huyết mạch cuối cùng nối liền Darlac với Pleiku về phía bắc, Ban Mê Thuột đã bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài và mọi nguồn viện binh có thể có được!!

Những cuộc tấn công dọc theo QL19 đã hoàn toàn thuyết phục Tướng Phú là Pleiku nơi đóng đại bản doanh của QĐ2 sẽ là mục tiêu chính của quân CSBV. Trong buổi họp tham mưu duyệt xét tình hình chiến sự tại Bộ Tư Lịnh QĐ 2, Đaị Tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 QĐ, cho rằng Ban Mê Thuột sẽ là điểm cho cuộc tấn công, với hai mục tiêu trung chuyễn là Buôn Hô và Đức Lập. Dựa vào tin tức tình báo thâu lượm được về việc các đơn vị của SĐ F.10 và 320 đã chuyễn hướng di chuyễn về phía nam cũng như việc địch tiến hành các hoạt đông trinh sát trong khu vực Quãng Đức và Darlac, Đại tá Tiếu trình với Tuớng Phú theo ông thì những cuộc tấn công của địch tại Kontum, Pleiku, và trên QL19 chỉ là những cuộc tấn công nghi binh nhằm đánh lạc hướng QĐ2, và để cột chân các đơn vị QLVNCH tại chỗ. Tướng Phú nhận định ngược lại (sai lạc 100%). Ông cho rằng mục tiêu chính của quân Bắc Việt sẽ là Pleiku, nơi đóng đại bản doanh của ông; vì trong mấy ngày qua địch đã pháo và tấn công dử dội các đơn vị của SĐ23 tại Thanh An, Pleiku và các tiểu đoàn BĐQ đóng tại phía bắc Kontum. Tướng Phú có lẻ phần vì mới về nắm tư lệnh QĐ 2 nên chưa quen thuộc lắm với cách hành binh bố trận của địch quân, phần vì ông cũng chẳng có bao nhiêu lực lượng trừ bị để xoay sở, nên ông khó có thể rút hai Trung Đoàn đang bảo vệ phía tây Pleiku vể tăng cường cho Ban Mê Thuột được khi mà tình hình tại đây chẳng có gì là nghiệm trọng lắm!?

Có một điều hiển nhiên, không thể nào chối cãi được là sau Hiệp Định Paris 1973, VNCH hầu như bị trói tay bởi những điều khoãn dường như được soạn thảo chỉ nhằm ràng buộc một phía duy nhứt: VNCH ! Ngay trong vấn đề quân viện, quân miền Nam chỉ được phép một đổi một cho những chiến cụ hư hõng; trong khi miền Bắc thì viện trợ quân sự của khối Cộng dành cho Bắc Việt hoàn toàn không bị hạn chế, càng lúc càng tăng! Chưa kể đến từ cuối 73 về sau, khi TT Nixon bị vướng vào vụ Watergate đầy tai tiếng, Quốc Hội Mỹ với phe Dân Chủ nắm đa số bị áp lực nặng của quần chúng Mỹ qua các phong trào phản chiến chống chiến tranh VN, nhất là sự thiên vị đầy ác ý của truyền thông Hoa Kỳ, đã có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của miền Nam Việt Nam: cắt giảm viện trơ quân sự từ một tỷ tư xuống còn 722 triệu đô la, và cuối cùng khi quân Bắc Việt đang ào ạt tấn công lấn chiếm miền Nam, một phát súng ân huệ được chọn đúng thời điểm dành cho VNCH: từ chối mọi quân viện cho miền Nam kễ cả việc tháo khoán 722 triệu đô la trong ngân sách đã dự trù cho miền Nam, với một lý luận hết sức đơn giản ‘300 tỹ cộng vớI nửa triệu quân Mỹ trang bị hùng hậu, tối tân nhất thế giớI trong 10 năm trời vẫn không đánh thắng được CSBV, thì với 722 triệu đô la, quân lực miền Nam hiện đang rời rả trong chiến trận và nạn tham quan ô lại sẽ làm được việc gì ??!!’ Mười lăm sư đoàn quân chính qui Bắc Việt ngang nhiên nằm lại miền Nam trong cái gọi là ngưng- chiến- da-beo, đâu ở tại đó, đã như một lưỡi kiếm thép kề vào yết hầu cuả miền Nam, nằm chờ đợi thời cơ với những đợt tân trang, bổ sung nhân lực cùng khí cụ tối tân từ miền Bắc đưa vào qua những hành lang xâm nhập được xây dựng sau 73, lợi dụng sự ràng buộc cuả Hoa Kỳ bởi Hiệp Định Paris 1973, không được phép ném bom tại cả miền Nam lẫn miền Bắc. Và thời cơ, cuối cùng đã tới.

Ngày 9 tháng ba, các đơn vị thuộc SĐ10 Bắc Việt mở những cuộc tấn công đồng loạt đều khắp tỉnh Quãng Đức. Tại Kiến Đức, BĐQ đẩy lui các đợt tấn công của địch. Tại Đức Lập, Bắc quân cũng bị đánh lui. Nhưng tại Dak Song, phía nam Đức Lập, sau những đợt tiền pháo hậu xung ác liêt, địch tràn ngập vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 53, SĐ23BB.

Tướng Phú lúc này chợt hiểu chính Darlac mới là mục tiêu chính của chiến dịch và ông cần phải có ngay quân tăng viện cho Ban Mê Thuột, trước khi quá muộn! Ông yêu cầu Bộ Tỗng Tham Mưu lập tức tăng cường thêm cho Quân Khu 2, một Liên Đoàn BĐQ, nhưng lời yêu cầu đã bị bác vì Bộ TTM hầu như không còn quân trừ bị trong tay, và chính Sàigòn lẫn Tây Ninh cũng đang bị áp lực mạnh của Cộng quân. Không còn quân trừ bị để xoay xở, Tướng Phú buộc phải rút hai tiểu đoàn 72 và 96 thuộc LĐ 21 BĐQ từ đèo Chư Pao và Kontum, trực thăng vận về Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột 35 km, dùng đường bộ tiến về Ban Mê Thuột. Đại Đội Trinh Sát 45 tại Bản Đôn cũng được lịnh quay trở lại phòng thủ Ban Mê Thuột.

Ngày N, giờ G: 2 giờ sáng ngày 10 tháng 03, Bắc quân tấn công Ban Mê Thuột. Trung đoàn đặc công 198 và hai tiểu đoàn chính qui địch bí mật xâm nhập vào thị xã Ban Mê Thuột từ trước mở những đợt tấn công dữ dộI vào phi trường Phụng Dực, phi trường L19, kho tiếp vận Mai Hắc Đế và Bộ Tư Lệnh SĐ23 BB. Các đơn vị Bắc quân của các SĐ 10, 316 và 320, tân công ào ạt vào thị xã Ban Mê Thuột từ ba hướng với sự yểm trợ của 64 chiến xa và xe bọc thép thuộc Trung Đoàn thiết giáp 273 BV và cơn bão lửa rung chuyễn núi rừng Tây Nguyên của 78 khẩu pháo nặng của hai trung đoàn pháo BV bắn cấp tập vào các mục tiêu đã định sẵn, cùng một lưới lửa của 2 trung đoàn pháo cao xạ phòng không địch giăng kín bầu trời Ban MêThuột, ngăn cản mọi yểm trợ cận yểm của không lực miền Nam. Bắc quân áp dụng chiến thuật sở trường “Hoa Sen Nở” đánh thật bất ngờ, vũ bão và ác liệt với quân số và hỏa lực áp đảo vào các cơ quan chỉ huy đầu nảo của quân trú phòng, nhằm làm tê liệt rối loạn mọi sự điều động kháng cự và phản công của quân đồn trú; sau đó từ trung tâm mục tiêu đánh tỏa ra ngoài để tiêu diệt nốt các lực lượng phòng thủ ngoại vi đang rối loạn vì không còn liên lạc được với trung tâm chỉ huy. Giao tranh diễn ra ác liệt taị Bộ Tư Lệnh SĐ 23, khu phía nam dinh Tỉnh Trưởng, và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac. Năm chiến xa địch bị bắn cháy gần BTLSĐ23, nhưng một lầm lẩn đáng tiếc đã xãy ra làm tê liệt sức kháng cự tại khu vực này. Một máy bay của không quân trong khi yểm trợ lực lượng phòng thủ đã thả lầm bom vào Bộ TLSĐ, hủy diệt Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật (TOC) cùng mọi phương tiên truyền tin liên lạc! Sau 32 giờ chống trả quyết liệt, BTLSD23 bị địch quân tràn ngập, Tư Lịnh Phó SĐ 23 (VT Quang) sa vào tay quân BV. Riêng lực lượng trú phòng tại phi trường BMT đẩy lui được nhiều đợt tấn công của quân địch, bảo vệ được đài kiểm soát không lưu, dù một số máy bay của SĐ6 Không Quân đã bị phá hủy khi địch tấn công mãnh liệt vào phi trường.

Tới chiều tối ngày 10 tháng ba, sau những đợt dập pháo dữ dội, với T54 yểm trợ, quân Bắc Việt mở liến tiếp nhiều đợt xung phong quyết liệt đã chiếm được vùng trung tâm Ban Mê Thuột, tuy vậy các lực lượng còn laị cuả Trung Đoàn 53, Thiết giáp và lực lực lượng diện địa vẫn giữ vững vị trí ở khu vực phía tây, đông và nam của thị xã BMT. Giao tranh vẫn tiếp diển ác liệt tại phi trường Phụng Dực, nơi lực lượng của Bộ Tư LịnhTiền Phương SĐ23, Bộ CH Trung Đoàn 53 BB và Chi Đoàn 3, Lữ Đoàn 8 Thiết Kỵ vẫn tiếp tục cuộc kháng cự. Cưòng độ giao tranh vẫn khốc liệt giữa quân chính qui BV với các đơn vị của Trung Đoàn 53 BB và hai tiểu đoàn thuộc LĐ 21 BĐQ kéo dài tới tận ngày 11 tháng ba. Bắc quân chắc chắn phải bội phần kinh ngạc vì không ngờ những người lính miền Nam với quân số, hỏa lực yếu kém chưa bằng được một phần mười quân địch, dù bị tấn công bất ngờ vẫn chiến đấu kiên cưòng cho tới lúc không còn đạn dược mới chịu rút lui, hoặc buông súng đầu hàng!

Những cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn trọn ngày 11 tháng ba. Quân trú phòng ước tính có tới 400 quân BV bị bắn chết, tich thu 50 vũ khí đủ loại và bắn cháy 13 chiến xa địch. Lực lượng thuộc Trung Đoàn 53 BB bảo vệ phi trường BMT báo cáo, quân BV đã xử dụng súng phun lửa trong các đợt tấn công vào vị trí phòng thủ của quân ta. Các ổ kháng cự rải rác còn lại của quân trú phòng trong thị xã vẫn chiến đấu dù Đại Tá Tỉnh Trưởng Nguyễn Trọng Luật đã bị địch bắt đi. Trong khi đó, LĐ4 BĐQ đụng nặng với Bắc quân dọc QL19, gần cầu 23 và căn cứ hỏa lực 93 khi Trung Đoàn 95B BV mở cuộc phản công dữ dội vào những ngày 11,12 tháng ba nhắm vào các đơn vị mũ nâu. Cộng quân cũng nả pháo vào Bộ TLQĐ 2 và phi trường Pleiku gây hư hại cho một số phi cơ tại đây.

Vào ngày 12 tháng ba, mọi sự kháng cự có tổ chức tại Ban Mê Thuột chấm dứt. LĐ21 BĐQ với thành phần sống sót của hai tiểu đoàn tham chiến mỡ đường máu rút lui về vị trí gần phi trường Phụng Dực. Tướng Phú lập tức cho trực thăng vậnTrung Đoàn 45 về quận Phước An, trên QL21, phía đông Ban Mê Thuột nhằm thực hiện kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột. Ngày 13 tháng ba, SĐ 320 BV cũng cố xong vị trí chiếm được tại thị xã Ban Mê Thuột, bắt đầu tiếp tục tấn công vào phi trường Phụng Dực. Nhận thấy tình hình hết sức nghiêm trọng tại Quân Khu 2, Bộ TTM quyết định tăng viện đơn vị tỗng trừ bị cuối cùng cho Tây Nguyên: LĐ7 BĐQ được không vận đến Pleiku thay thế cho Trung Đoàn 44 đang đóng tại phía tây Pleiku để QĐ2 có thể tung đơn vị này vào việc phản công giải tỏa Ban Mê Thuột.

Vào ngày 14 tháng ba, Tướng Phú cho thành lập một Chiến Đoàn đặc nhiệm tại Phước An, gồm Trung Đoàn 45, một tiểu đoàn và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 44, một tiểu đoàn còn lại của LĐ21BĐQ; tất cả đặt dưới quyền điều động của tướng Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lịnh SĐ23BB. Nhiệm vụ cũa chiến đoàn đặc nhiệm là sẽ tấn công về hướng tây dọc theo hai bên QL21 để bắt tay với lực lượng bạn gồm Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 53, đã ác chiến với đich tại phi trường Phụng Dực suốt bốn ngày liên tục; các thành phần còn laị của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 53, rút lui về từ phia tây thị xã và của hai Tiểu Đoàn 72 và 96 thuộc LĐ21BĐQ. Cuộc phản công sẽ được yểm trợ về tiếp vận từ Nha Trang; và một lực lượng đặc nhiệm khác gồm 5 tiểu đoàn Điạ Phương Quân của tỉnh Khánh Hoà được lịnh hành quân mở đường đoạn từ Nha Trang đến tận Khánh Dương.

Ngày 14 tháng ba Tướng Phú bay về Cam Ranh dự buổi họp định mệnh với TT Thiệu, một buổi họp lịch sữ, quyết định số phận nghiệt ngã của miền Nam tự do, và đồng thời khai tử luôn Quân Lực VNCH, một quân lực đã chiến đấu gian khổ suốt hai mươi năm trường, để bảo vệ, gìn giữ sự vẹn toàn của từng tấc đất cho miền Nam tự do !!

Tham dự cuộc họp có Đai Tướng Viên, TTM Trưởng, Tướng Đặng V.Quang, Cố vấn An Ninh, và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. TT Thiệu đã phát họa kế hoạch chiến lược phòng thủ miền Nam trong tình hình mới. Ông ra lịnh cho Tướng Phú phải chiếm lại Ban Mê Thuột bằng mọi giá, vì theo ông Ban Mê Thuột quan trọng trong việc phòng thủ miền Nam hơn Pleiku hay Kontum. Ông cho biết thêm về khái niệm chiến lược “Đầu Nhẹ, Đáy Nặng” bao gồm việc bỏ vùng lãnh thổ phía Băc, bỏ Pleiku, Kontum, lui về lập tuyến phòng thủ bảo vệ Ban Mê Thuột (phải chiếm lại) và các tỉnh vùng đồng bằng duyên hải, đông dân cư, trù phú, cùng toàn bộ Quân Khu 3 và 4. Lý luận của ông rất đơn thuần “sự giảm quân viện của người Mỹ gây vô cùng khó khăn cho Quân Lực VNCH trong việc chiến đấu chống quân xâm lăng Cộng Sản. Nếu người Mỹ viện trợ đầy đủ, chúng ta sẽ gìữ được toàn thể lãnh thổ. Nếu họ chỉ cho chúng ta có một nữa thì chúng ta sẽ chỉ co' thể giữ một nửa” .

Buổi họp định mệnh đó chỉ kéo dài đúng một tiếng rưởi đồng hồ! Bốn quyết định quan trong được thông qua:

(1) Lực lượng chính qui của QĐ2 sẽ rút khỏi Pleiku-Kontum về vùng duyên hải, phô’i hợp với lực lượng của SĐ22 tại Bình Định để hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.

(2) Các lực lượng diện địa và các viên chức chính quyền địa phương sẽ được để lại.

(3) Cuộc tái phối trí phãi được tiến hành chỉ trong thời hạn vài ngày và tuyệt đối trong vòng bí mật. Và

(4) Với các QL19, 21 đã bị cắt đứt, Liên Tỉnh Lộ 7B, một con đường phụ, tách khỏi QL14 khoãng ba mươi ba km, về phía nam Pleiku, chạy theo hướng đông nam, qua Hậu Bổn (Cheo Reo) về Tuy Hòa được chọn làm đường rút quân để tạo yếu tố bất ngờ.

Liên tỉnh lộ 7B là một con đường nhỏ, lồi lỏm, bỏ hoang từ lâu, dài khoãng 250 km với những đoạn đưòng đầy bụi rậm, những khúc sông cạn nơi xe cộ và con người có thể vượt qua được cần phải tu bổ, sửa chửa, cũng như cây cầu chính bắc qua Sông Ba, phiá nam Cũng Sơn bị phá hủy không còn xử dụng được, và một đoạn đường chót đi vào Tuy Hoà vô cùng nguy hiễm vì đầy rẩy mìn bẩy cuả quân đội Đại Hàn đã gài phong tỏa trước đây. Sau buổi họp với TT Thiệu, Tướng Phú bay trở lại Bộ Tư Lệnh QĐ2 để chuẩn bị kế hoạch lui quân, tái phối trí lực lượng.

Đêm 13 tháng ba, đặc công Cộng Sản đột nhập kho đạn Pleiku, phá hủy 1400 quả đạn pháo 105 ly. Tình hình an ninh tại Pleiku trở nên tồi tệ vì phần lớn lực lượng của hai trung đoàn 44 và 45 đã được đưa về Phước An, chuẩn bị cho cuộc hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.

Tướng Phú ra lịnh xử dụng máy bay của SĐ6 KQ, di tản các quân nhân và gia đình thuộc những phòng sở không quan trọng tại Pleiku và Kontum. Đại Tá Giao, quyền Tư Lệnh SĐ6 Không Quân điều động việc di tản tại phi trường quân sự Pleiku. Chuẩn Tướng Trần V. Cẩm, Tư Lệnh Phó đặc trách hành quân của QĐ2, chỉ huy các lực lượng nằm tạI Pleiku; còn Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh BĐQ Vùng 2, vừa được thăng Chuẩn Tướng, phụ trách các lực lượng diện điạ của tiểu Khu Kontum và ba LĐ 6,22,23 BĐQ đang bảo vệ mặt bắc Kontum. Tướng Phú cho dời Bộ Tư Lệnh QĐ2 về Nha Trang, và bổ nhiệm Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 QĐ thay thế Đại Tá Nguyễn Trọng Luật đã bị bắt, làm Tỉnh Trưởng Darlac. Trưóc khi bay về Nha Trang, Tưóng Phú chỉ định Chuẩn Tưóng Tất, chỉ huy toàn bộ cuộc triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku về Tuy Hòa bằng Liên Tỉnh Lộ 7B.

Ngày 15 Tháng ba, khi các lực lượng SĐ23 tại Phước An bắt đầu cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột, tình hình các đơn vị còn lại của Trung Đoàn 53 tại phi trường Phung Dực càng lúc càng xấu hẳn. Các chiến sĩ SĐ23 và BĐQ tại đây dù bị những trận mưa pháo không ngừng của Bắc quân, vẫn liên tục đẩy lui những đợt tấn công biển người của Trung Đoàn 25 chính qui BV. Mặt Trận B3 địch tung thêm SĐ 316 vào trận điạ, chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng, dứt điểm tuyến phòng thủ đã tơi tả của quân ta. Đồng thời, Tướng Văn Tiến Dũng, Tư Lệnh chiến dịch 275 Bắc quân, ra lịnh cho SĐ 10 BV từ Đức Lập, bôn tập lên chặn đánh chiến đoàn đặc nhiệm của QĐ2 tại Phưóc An, không để lực lượng này bắt tay với quân trú phòng còn lại của Trung Đoàn 53. SĐ F.10 địch với chiến xa và pháo nặng yểm trợ đã chận đứng lực lượng tiền tiêu cuả Trung Đoàn 45 tại sông Ea Nhiêu, khi chỉ còn cách các đơn vị đang bị vây hãm của Trung Đoàn 53 không đầy 10 cây số. Hoàn toàn không có chiến xa, còn không quân thì không yểm trợ được vì hoả lực phòng không dày đặc của địch, chiến đoàn đăc nhiệm của Tưóng Phú chỉ với một hỏa lực hạn chế của pháo binh yểm trợ, đã đánh những trận đẩm máu với Bắc quân trong suốt bốn ngày liền. Tiểu đoàn 2, Trung Đoàn 45, tan hàng sau những trận đụng độ ác liệt ! Khi Tưóng Tường TLSĐ23, chỉ huy chiến đoàn bị thưong nhẹ, tự ý di tản khỏi chiến trường bằng trực thăng, tinh thần chiến đấu cuả binh sĩ suy sụp và lực lượng phản công của hai Trung Đoàn còn lại của SĐ23 BB hoàn toàn tan rả!! Lực lượng đặc nhiệm thứ hai gồm 5 tiểu đoàn ĐPQ của TK Khánh Hòa cũng bị chận đứng tại đèo Khánh Dương. Ngày 18 tháng ba, các binh sĩ sống sót của Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 53, tại phi trường Phụng Dực, sau tám ngày không được tiếp tế lương thực và đạn dược, phải mở đường máu rút lui!
Ngày 21 tháng ba, những đơn vị tơi tả, còn lại của SĐ23 được bốc về Cam Ranh để chỉnh trang và tái phối trí. Trong lúc đó cuộc triệt thoái từ Pleiku đã khởi sự tiến hành. Bắc quân vẫn chiếm giữ các cao điểm tại Khánh Dương và vùng chung quanh, dọc QL21, mặc dầu lực lượng của Tiểu Đoàn 2 và 3 thuộc Trung Đoàn 40, SĐ22 BB đưọc điều qua từ Bình Định, mở những cuộc phản công ác liệt để chiếm lại những cao điểm này, nhưng không kết quả! Lữ Đoàn 3 Dù, từ mặt trận Thường Đức, trên đường về bảo vệ Sàigòn, bằng hải vận hạm của Hải quân VN, đã được li.nh đổ quân xuống Nha Trang, tức tốc lên Khánh Dương, chặn bước tiến cuả SĐ F.10 địch đang từ Tây Nguyên tràn xuống. Mục tiêu đặt ra trước mắt của QĐ2 là tái phôí trí các lực lượng còn lại, hoàn tất việc di tản khỏi Pleiku, Kontum, và chận đứng bước tiến như thác lũ của các binh đoàn Bắc quân, đang ào ạt tràn xuống bình nguyên, theo đường 21.

BAN MÊ THUỘT - PHÒNG NGỰ TRONG THẾ YẾU-03/1975

Tháng Giêng ngày 06-1975, những sư đoàn chính qui Bắc Việt với T54 và đại pháo 130 ly yểm trợ tràn ngập tỉnh lỵ Phước Bình, Phước Long sau hơn hai tuần lễ ác chiến với quân trú phòng gồm phần lớn là quân địa phương diện điạ và một trung đoàn của SĐ5BB. Hai biệt đội Biệt Cách Nhảy Dù 81 được tung vào trận điạ mong cứu vản tình hình, nhưng đã quá muộn màng. Bắc quân với hỏa lực và quân số áp đảo gấp chục lần đã nghiền nát mọi sức kháng cự còn sót lại ! Lính 81, thiệt hại gần phân nửa, chạy dạt vào rừng, nương bóng tối rừng già tìm đường triệt thoái. Tháng Giêng năm 1975, tháng mở đầu cho định mạng cay nghiệt của miền Nam Việt Nam.

Trận chiến Phước Long thực chất chỉ là một trận đánh thăm dò của Cộng Sản Bắc Việt. Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Hà Nội muốn thử laị lần chót phản ứng của người Mỹ và độ dẽo dai cũa QLVNCH trước khi hình thành kế hoạch tỗng tấn công. Họ đã có ngay câu trả lời. Sự im lặng dửng dưng của người Mỹ, và sự khoanh tay thúc thủ của miền Nam nhìn Phước Long bị tràn ngập.

Hà Nội đã tìm ra chân lý : Hoa Kỳ thực sự bỏ rơi miền Nam và quân lực VNCH đã bị kéo căng tới mức không còn khả năng xoay sở! Kế hoạch tỗng tấn công chiếm dóng miền Nam được chính thức hình thành và Tây Nguyên được chọn làm khởi điểm cho cuộc tấn công, vì đây là nơi mà sự phòng thủ của quân lực miền Nam tương đối mõng và yếu kém nhất vì điạ thế núi rừng mênh mông, điệp trùng hiểm trở!

Để chuẩn bị cho Chiến Dich 275 đánh chiếm Tây Nguyên, Mặt trận B3 Bắc quân đã điều động sư đoàn 968 từ nam Lào vào khu vực Đức Cơ, Pleiku. Trung tuần tháng Hai, 1975, địch điều tiếp sư đoàn 316, tổng trừ bị từ Thanh Hoá, đi xuyên qua Quãng Trị vào điạ phận tỉnh Darlac sẵn sàng cho chiến dịch. Hai sư đoàn 10 và 320 của địch đang hoạt đông tại Tây Nguyên cũng được điều động vào vị trí hành quân. Mục tiêu cuả chiến dich là thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac; vì theo phân tích và nhận định tình hình của Quân Uỷ Trung ương Hà Nội thì Ban Mê Thuột là thủ phủ chính trị và kinh tế của Tây nguyên, dân cư đông đúc, đất đai trù phú, sự phòng thủ lại tương đối mõng vì tướng Phú, tư lịnh vùng II đã bố trí hai trung đoàn của sư đoàn 23 BB và các liên đoàn BĐQ tại khu vực bắc Tây Nguyên nhằm bảo vệ Bộ Tư Lệnh QĐ2 tại Pleiku và tỉnh Kontum.

Để đánh lạc hướng QĐ2, địch mở những cuộc tấn công nghi binh mạnh tại Kontum, Pleiku và vùng cực Nam Tây Nguyên nhằm giử chân các lực lương của tướng Phú không cho về tiếp cứu Ban Mê Thuột, trong khi đó ba sư đoàn địch phiên hiệu số F.10, 316 và 320 lặng lẽ di chuyễn vào khu vực mục tiêu. Tiếng súng mở màn cho chiến dịch 275 nổ dòn, dọc Quốc Lộ 19, con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên và vùng duyên hải, sáng sớm mùng 4 tháng 3, năm 1975. Những cuộc tấn công đồng loạt đã cắt đứt đoạn đường từ đèo Mang Yang, Pleiku xuống Bình Định. Ngay sau đó, đặc công Cộng sản phá sập hai cây cầu trên Quốc Lộ 21 nối liền duyên hải với Cao Nguyên qua ngã Ban Mê Thuột. Đồng thời lực lương bộ binh thuộc Sư Đoàn 3 CSBV tấn công, tràn ngập đơn vị Điạ Phương Quân trấn giữ các cao điểm tại khu vực. đèo An Khê, và một căn cứ hoả lực của Trung Đoàn 47, SĐ22 BB. Địch nả pháo dữ dội vào phi trường An Khê và căn cứ không quân Phù Cát tại Bình Định. Với Quốc Lộ 19 và 21, hai con đường duy nhất nối liền cao nguyên và vùng duyên hải bị cắt đứt, Tây Nguyên hoàn toàn bị cô lập chỉ sau hơn 24 tiếng đồng hồ với những đợt tấn công cường tập ác liệt.


Tại Pleiku, những trận mưa pháo dữ dội của địch dội lên các lực lượng thuộc Quân Đoàn 2 đóng dọc theo Quốc Lộ 19, đoạn từ Lệ Trung, cách thị xã Pleiku 15 km về phía đông, xuống tớI đoạn đường hẹp của đèo Mang Yang. Các căn cứ hỏa lực 92, phía đông Lệ Trung, 93 và 94, phía bắc đồI 3045 cũng bị pháo địch cày nát. Bộ Tư Lịnh QĐ2 lập tức tung hai tiểu đoàn thuộc LĐ4 BĐQ tăng cường cho Lữ Đoàn 2 Thiêt Kỵ đang hành quân khai thông Quốc Lộ 19, nhằm giải toả đoạn đường dẫn tới tận căn cứ hỏa lực 95 - Bình Định, ngay phía bắc đèo Mang Yang. Nhưng trước khi cuộc hành quân khởi sự tiến hành, căn cứ hỏa lực 94 đã bị địch quân tràn ngập. Trong lúc đó địch dùng hoả tiển pháo vào phi trường Pleiku, gây thiệt haị nặng cho khu vực bảo trì của phi trường. Ngày 9 tháng 3, Trung Đoàn 9, SĐ 320 Bắc Việt cắt đứt Quốc Lộ 14, con đường huyết mạch cuối cùng nối liền Darlac với Pleiku về phía bắc, Ban Mê Thuột đã bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài và mọi nguồn viện binh có thể có được!!

Những cuộc tấn công dọc theo QL19 đã hoàn toàn thuyết phục Tướng Phú là Pleiku nơi đóng đại bản doanh của QĐ2 sẽ là mục tiêu chính của quân CSBV. Trong buổi họp tham mưu duyệt xét tình hình chiến sự tại Bộ Tư Lịnh QĐ 2, Đaị Tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 QĐ, cho rằng Ban Mê Thuột sẽ là điểm cho cuộc tấn công, với hai mục tiêu trung chuyễn là Buôn Hô và Đức Lập. Dựa vào tin tức tình báo thâu lượm được về việc các đơn vị của SĐ F.10 và 320 đã chuyễn hướng di chuyễn về phía nam cũng như việc địch tiến hành các hoạt đông trinh sát trong khu vực Quãng Đức và Darlac, Đại tá Tiếu trình với Tuớng Phú theo ông thì những cuộc tấn công của địch tại Kontum, Pleiku, và trên QL19 chỉ là những cuộc tấn công nghi binh nhằm đánh lạc hướng QĐ2, và để cột chân các đơn vị QLVNCH tại chỗ. Tướng Phú nhận định ngược lại (sai lạc 100%). Ông cho rằng mục tiêu chính của quân Bắc Việt sẽ là Pleiku, nơi đóng đại bản doanh của ông; vì trong mấy ngày qua địch đã pháo và tấn công dử dội các đơn vị của SĐ23 tại Thanh An, Pleiku và các tiểu đoàn BĐQ đóng tại phía bắc Kontum. Tướng Phú có lẻ phần vì mới về nắm tư lệnh QĐ 2 nên chưa quen thuộc lắm với cách hành binh bố trận của địch quân, phần vì ông cũng chẳng có bao nhiêu lực lượng trừ bị để xoay sở, nên ông khó có thể rút hai Trung Đoàn đang bảo vệ phía tây Pleiku vể tăng cường cho Ban Mê Thuột được khi mà tình hình tại đây chẳng có gì là nghiệm trọng lắm!?

Có một điều hiển nhiên, không thể nào chối cãi được là sau Hiệp Định Paris 1973, VNCH hầu như bị trói tay bởi những điều khoãn dường như được soạn thảo chỉ nhằm ràng buộc một phía duy nhứt: VNCH ! Ngay trong vấn đề quân viện, quân miền Nam chỉ được phép một đổi một cho những chiến cụ hư hõng; trong khi miền Bắc thì viện trợ quân sự của khối Cộng dành cho Bắc Việt hoàn toàn không bị hạn chế, càng lúc càng tăng! Chưa kể đến từ cuối 73 về sau, khi TT Nixon bị vướng vào vụ Watergate đầy tai tiếng, Quốc Hội Mỹ với phe Dân Chủ nắm đa số bị áp lực nặng của quần chúng Mỹ qua các phong trào phản chiến chống chiến tranh VN, nhất là sự thiên vị đầy ác ý của truyền thông Hoa Kỳ, đã có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của miền Nam Việt Nam: cắt giảm viện trơ quân sự từ một tỷ tư xuống còn 722 triệu đô la, và cuối cùng khi quân Bắc Việt đang ào ạt tấn công lấn chiếm miền Nam, một phát súng ân huệ được chọn đúng thời điểm dành cho VNCH: từ chối mọi quân viện cho miền Nam kễ cả việc tháo khoán 722 triệu đô la trong ngân sách đã dự trù cho miền Nam, với một lý luận hết sức đơn giản ‘300 tỹ cộng vớI nửa triệu quân Mỹ trang bị hùng hậu, tối tân nhất thế giớI trong 10 năm trời vẫn không đánh thắng được CSBV, thì với 722 triệu đô la, quân lực miền Nam hiện đang rời rả trong chiến trận và nạn tham quan ô lại sẽ làm được việc gì ??!!’ Mười lăm sư đoàn quân chính qui Bắc Việt ngang nhiên nằm lại miền Nam trong cái gọi là ngưng- chiến- da-beo, đâu ở tại đó, đã như một lưỡi kiếm thép kề vào yết hầu cuả miền Nam, nằm chờ đợi thời cơ với những đợt tân trang, bổ sung nhân lực cùng khí cụ tối tân từ miền Bắc đưa vào qua những hành lang xâm nhập được xây dựng sau 73, lợi dụng sự ràng buộc cuả Hoa Kỳ bởi Hiệp Định Paris 1973, không được phép ném bom tại cả miền Nam lẫn miền Bắc. Và thời cơ, cuối cùng đã tới.

Ngày 9 tháng ba, các đơn vị thuộc SĐ10 Bắc Việt mở những cuộc tấn công đồng loạt đều khắp tỉnh Quãng Đức. Tại Kiến Đức, BĐQ đẩy lui các đợt tấn công của địch. Tại Đức Lập, Bắc quân cũng bị đánh lui. Nhưng tại Dak Song, phía nam Đức Lập, sau những đợt tiền pháo hậu xung ác liêt, địch tràn ngập vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 53, SĐ23BB.

Tướng Phú lúc này chợt hiểu chính Darlac mới là mục tiêu chính của chiến dịch và ông cần phải có ngay quân tăng viện cho Ban Mê Thuột, trước khi quá muộn! Ông yêu cầu Bộ Tỗng Tham Mưu lập tức tăng cường thêm cho Quân Khu 2, một Liên Đoàn BĐQ, nhưng lời yêu cầu đã bị bác vì Bộ TTM hầu như không còn quân trừ bị trong tay, và chính Sàigòn lẫn Tây Ninh cũng đang bị áp lực mạnh của Cộng quân. Không còn quân trừ bị để xoay xở, Tướng Phú buộc phải rút hai tiểu đoàn 72 và 96 thuộc LĐ 21 BĐQ từ đèo Chư Pao và Kontum, trực thăng vận về Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột 35 km, dùng đường bộ tiến về Ban Mê Thuột. Đại Đội Trinh Sát 45 tại Bản Đôn cũng được lịnh quay trở lại phòng thủ Ban Mê Thuột.

Ngày N, giờ G: 2 giờ sáng ngày 10 tháng 03, Bắc quân tấn công Ban Mê Thuột. Trung đoàn đặc công 198 và hai tiểu đoàn chính qui địch bí mật xâm nhập vào thị xã Ban Mê Thuột từ trước mở những đợt tấn công dữ dộI vào phi trường Phụng Dực, phi trường L19, kho tiếp vận Mai Hắc Đế và Bộ Tư Lệnh SĐ23 BB. Các đơn vị Bắc quân của các SĐ 10, 316 và 320, tân công ào ạt vào thị xã Ban Mê Thuột từ ba hướng với sự yểm trợ của 64 chiến xa và xe bọc thép thuộc Trung Đoàn thiết giáp 273 BV và cơn bão lửa rung chuyễn núi rừng Tây Nguyên của 78 khẩu pháo nặng của hai trung đoàn pháo BV bắn cấp tập vào các mục tiêu đã định sẵn, cùng một lưới lửa của 2 trung đoàn pháo cao xạ phòng không địch giăng kín bầu trời Ban MêThuột, ngăn cản mọi yểm trợ cận yểm của không lực miền Nam. Bắc quân áp dụng chiến thuật sở trường “Hoa Sen Nở” đánh thật bất ngờ, vũ bão và ác liệt với quân số và hỏa lực áp đảo vào các cơ quan chỉ huy đầu nảo của quân trú phòng, nhằm làm tê liệt rối loạn mọi sự điều động kháng cự và phản công của quân đồn trú; sau đó từ trung tâm mục tiêu đánh tỏa ra ngoài để tiêu diệt nốt các lực lượng phòng thủ ngoại vi đang rối loạn vì không còn liên lạc được với trung tâm chỉ huy. Giao tranh diễn ra ác liệt taị Bộ Tư Lệnh SĐ 23, khu phía nam dinh Tỉnh Trưởng, và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Darlac. Năm chiến xa địch bị bắn cháy gần BTLSĐ23, nhưng một lầm lẩn đáng tiếc đã xãy ra làm tê liệt sức kháng cự tại khu vực này. Một máy bay của không quân trong khi yểm trợ lực lượng phòng thủ đã thả lầm bom vào Bộ TLSĐ, hủy diệt Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật (TOC) cùng mọi phương tiên truyền tin liên lạc! Sau 32 giờ chống trả quyết liệt, BTLSD23 bị địch quân tràn ngập, Tư Lịnh Phó SĐ 23 (VT Quang) sa vào tay quân BV. Riêng lực lượng trú phòng tại phi trường BMT đẩy lui được nhiều đợt tấn công của quân địch, bảo vệ được đài kiểm soát không lưu, dù một số máy bay của SĐ6 Không Quân đã bị phá hủy khi địch tấn công mãnh liệt vào phi trường.

Tới chiều tối ngày 10 tháng ba, sau những đợt dập pháo dữ dội, với T54 yểm trợ, quân Bắc Việt mở liến tiếp nhiều đợt xung phong quyết liệt đã chiếm được vùng trung tâm Ban Mê Thuột, tuy vậy các lực lượng còn laị cuả Trung Đoàn 53, Thiết giáp và lực lực lượng diện địa vẫn giữ vững vị trí ở khu vực phía tây, đông và nam của thị xã BMT. Giao tranh vẫn tiếp diển ác liệt tại phi trường Phụng Dực, nơi lực lượng của Bộ Tư LịnhTiền Phương SĐ23, Bộ CH Trung Đoàn 53 BB và Chi Đoàn 3, Lữ Đoàn 8 Thiết Kỵ vẫn tiếp tục cuộc kháng cự. Cưòng độ giao tranh vẫn khốc liệt giữa quân chính qui BV với các đơn vị của Trung Đoàn 53 BB và hai tiểu đoàn thuộc LĐ 21 BĐQ kéo dài tới tận ngày 11 tháng ba. Bắc quân chắc chắn phải bội phần kinh ngạc vì không ngờ những người lính miền Nam với quân số, hỏa lực yếu kém chưa bằng được một phần mười quân địch, dù bị tấn công bất ngờ vẫn chiến đấu kiên cưòng cho tới lúc không còn đạn dược mới chịu rút lui, hoặc buông súng đầu hàng!

Những cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn trọn ngày 11 tháng ba. Quân trú phòng ước tính có tới 400 quân BV bị bắn chết, tich thu 50 vũ khí đủ loại và bắn cháy 13 chiến xa địch. Lực lượng thuộc Trung Đoàn 53 BB bảo vệ phi trường BMT báo cáo, quân BV đã xử dụng súng phun lửa trong các đợt tấn công vào vị trí phòng thủ của quân ta. Các ổ kháng cự rải rác còn lại của quân trú phòng trong thị xã vẫn chiến đấu dù Đại Tá Tỉnh Trưởng Nguyễn Trọng Luật đã bị địch bắt đi. Trong khi đó, LĐ4 BĐQ đụng nặng với Bắc quân dọc QL19, gần cầu 23 và căn cứ hỏa lực 93 khi Trung Đoàn 95B BV mở cuộc phản công dữ dội vào những ngày 11,12 tháng ba nhắm vào các đơn vị mũ nâu. Cộng quân cũng nả pháo vào Bộ TLQĐ 2 và phi trường Pleiku gây hư hại cho một số phi cơ tại đây.

Vào ngày 12 tháng ba, mọi sự kháng cự có tổ chức tại Ban Mê Thuột chấm dứt. LĐ21 BĐQ với thành phần sống sót của hai tiểu đoàn tham chiến mỡ đường máu rút lui về vị trí gần phi trường Phụng Dực. Tướng Phú lập tức cho trực thăng vậnTrung Đoàn 45 về quận Phước An, trên QL21, phía đông Ban Mê Thuột nhằm thực hiện kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột. Ngày 13 tháng ba, SĐ 320 BV cũng cố xong vị trí chiếm được tại thị xã Ban Mê Thuột, bắt đầu tiếp tục tấn công vào phi trường Phụng Dực. Nhận thấy tình hình hết sức nghiêm trọng tại Quân Khu 2, Bộ TTM quyết định tăng viện đơn vị tỗng trừ bị cuối cùng cho Tây Nguyên: LĐ7 BĐQ được không vận đến Pleiku thay thế cho Trung Đoàn 44 đang đóng tại phía tây Pleiku để QĐ2 có thể tung đơn vị này vào việc phản công giải tỏa Ban Mê Thuột.

Vào ngày 14 tháng ba, Tướng Phú cho thành lập một Chiến Đoàn đặc nhiệm tại Phước An, gồm Trung Đoàn 45, một tiểu đoàn và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 44, một tiểu đoàn còn lại của LĐ21BĐQ; tất cả đặt dưới quyền điều động của tướng Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lịnh SĐ23BB. Nhiệm vụ cũa chiến đoàn đặc nhiệm là sẽ tấn công về hướng tây dọc theo hai bên QL21 để bắt tay với lực lượng bạn gồm Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 53, đã ác chiến với đich tại phi trường Phụng Dực suốt bốn ngày liên tục; các thành phần còn laị của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 53, rút lui về từ phia tây thị xã và của hai Tiểu Đoàn 72 và 96 thuộc LĐ21BĐQ. Cuộc phản công sẽ được yểm trợ về tiếp vận từ Nha Trang; và một lực lượng đặc nhiệm khác gồm 5 tiểu đoàn Điạ Phương Quân của tỉnh Khánh Hoà được lịnh hành quân mở đường đoạn từ Nha Trang đến tận Khánh Dương.

Ngày 14 tháng ba Tướng Phú bay về Cam Ranh dự buổi họp định mệnh với TT Thiệu, một buổi họp lịch sữ, quyết định số phận nghiệt ngã của miền Nam tự do, và đồng thời khai tử luôn Quân Lực VNCH, một quân lực đã chiến đấu gian khổ suốt hai mươi năm trường, để bảo vệ, gìn giữ sự vẹn toàn của từng tấc đất cho miền Nam tự do !!

Tham dự cuộc họp có Đai Tướng Viên, TTM Trưởng, Tướng Đặng V.Quang, Cố vấn An Ninh, và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. TT Thiệu đã phát họa kế hoạch chiến lược phòng thủ miền Nam trong tình hình mới. Ông ra lịnh cho Tướng Phú phải chiếm lại Ban Mê Thuột bằng mọi giá, vì theo ông Ban Mê Thuột quan trọng trong việc phòng thủ miền Nam hơn Pleiku hay Kontum. Ông cho biết thêm về khái niệm chiến lược “Đầu Nhẹ, Đáy Nặng” bao gồm việc bỏ vùng lãnh thổ phía Băc, bỏ Pleiku, Kontum, lui về lập tuyến phòng thủ bảo vệ Ban Mê Thuột (phải chiếm lại) và các tỉnh vùng đồng bằng duyên hải, đông dân cư, trù phú, cùng toàn bộ Quân Khu 3 và 4. Lý luận của ông rất đơn thuần “sự giảm quân viện của người Mỹ gây vô cùng khó khăn cho Quân Lực VNCH trong việc chiến đấu chống quân xâm lăng Cộng Sản. Nếu người Mỹ viện trợ đầy đủ, chúng ta sẽ gìữ được toàn thể lãnh thổ. Nếu họ chỉ cho chúng ta có một nữa thì chúng ta sẽ chỉ co' thể giữ một nửa” .

Buổi họp định mệnh đó chỉ kéo dài đúng một tiếng rưởi đồng hồ! Bốn quyết định quan trong được thông qua:

(1) Lực lượng chính qui của QĐ2 sẽ rút khỏi Pleiku-Kontum về vùng duyên hải, phô’i hợp với lực lượng của SĐ22 tại Bình Định để hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.

(2) Các lực lượng diện địa và các viên chức chính quyền địa phương sẽ được để lại.

(3) Cuộc tái phối trí phãi được tiến hành chỉ trong thời hạn vài ngày và tuyệt đối trong vòng bí mật. Và

(4) Với các QL19, 21 đã bị cắt đứt, Liên Tỉnh Lộ 7B, một con đường phụ, tách khỏi QL14 khoãng ba mươi ba km, về phía nam Pleiku, chạy theo hướng đông nam, qua Hậu Bổn (Cheo Reo) về Tuy Hòa được chọn làm đường rút quân để tạo yếu tố bất ngờ.

Liên tỉnh lộ 7B là một con đường nhỏ, lồi lỏm, bỏ hoang từ lâu, dài khoãng 250 km với những đoạn đưòng đầy bụi rậm, những khúc sông cạn nơi xe cộ và con người có thể vượt qua được cần phải tu bổ, sửa chửa, cũng như cây cầu chính bắc qua Sông Ba, phiá nam Cũng Sơn bị phá hủy không còn xử dụng được, và một đoạn đường chót đi vào Tuy Hoà vô cùng nguy hiễm vì đầy rẩy mìn bẩy cuả quân đội Đại Hàn đã gài phong tỏa trước đây. Sau buổi họp với TT Thiệu, Tướng Phú bay trở lại Bộ Tư Lệnh QĐ2 để chuẩn bị kế hoạch lui quân, tái phối trí lực lượng.

Đêm 13 tháng ba, đặc công Cộng Sản đột nhập kho đạn Pleiku, phá hủy 1400 quả đạn pháo 105 ly. Tình hình an ninh tại Pleiku trở nên tồi tệ vì phần lớn lực lượng của hai trung đoàn 44 và 45 đã được đưa về Phước An, chuẩn bị cho cuộc hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.

Tướng Phú ra lịnh xử dụng máy bay của SĐ6 KQ, di tản các quân nhân và gia đình thuộc những phòng sở không quan trọng tại Pleiku và Kontum. Đại Tá Giao, quyền Tư Lệnh SĐ6 Không Quân điều động việc di tản tại phi trường quân sự Pleiku. Chuẩn Tướng Trần V. Cẩm, Tư Lệnh Phó đặc trách hành quân của QĐ2, chỉ huy các lực lượng nằm tạI Pleiku; còn Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh BĐQ Vùng 2, vừa được thăng Chuẩn Tướng, phụ trách các lực lượng diện điạ của tiểu Khu Kontum và ba LĐ 6,22,23 BĐQ đang bảo vệ mặt bắc Kontum. Tướng Phú cho dời Bộ Tư Lệnh QĐ2 về Nha Trang, và bổ nhiệm Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 QĐ thay thế Đại Tá Nguyễn Trọng Luật đã bị bắt, làm Tỉnh Trưởng Darlac. Trưóc khi bay về Nha Trang, Tưóng Phú chỉ định Chuẩn Tưóng Tất, chỉ huy toàn bộ cuộc triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku về Tuy Hòa bằng Liên Tỉnh Lộ 7B.

Ngày 15 Tháng ba, khi các lực lượng SĐ23 tại Phước An bắt đầu cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột, tình hình các đơn vị còn lại của Trung Đoàn 53 tại phi trường Phung Dực càng lúc càng xấu hẳn. Các chiến sĩ SĐ23 và BĐQ tại đây dù bị những trận mưa pháo không ngừng của Bắc quân, vẫn liên tục đẩy lui những đợt tấn công biển người của Trung Đoàn 25 chính qui BV. Mặt Trận B3 địch tung thêm SĐ 316 vào trận điạ, chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng, dứt điểm tuyến phòng thủ đã tơi tả của quân ta. Đồng thời, Tướng Văn Tiến Dũng, Tư Lệnh chiến dịch 275 Bắc quân, ra lịnh cho SĐ 10 BV từ Đức Lập, bôn tập lên chặn đánh chiến đoàn đặc nhiệm của QĐ2 tại Phưóc An, không để lực lượng này bắt tay với quân trú phòng còn lại của Trung Đoàn 53. SĐ F.10 địch với chiến xa và pháo nặng yểm trợ đã chận đứng lực lượng tiền tiêu cuả Trung Đoàn 45 tại sông Ea Nhiêu, khi chỉ còn cách các đơn vị đang bị vây hãm của Trung Đoàn 53 không đầy 10 cây số. Hoàn toàn không có chiến xa, còn không quân thì không yểm trợ được vì hoả lực phòng không dày đặc của địch, chiến đoàn đăc nhiệm của Tưóng Phú chỉ với một hỏa lực hạn chế của pháo binh yểm trợ, đã đánh những trận đẩm máu với Bắc quân trong suốt bốn ngày liền. Tiểu đoàn 2, Trung Đoàn 45, tan hàng sau những trận đụng độ ác liệt ! Khi Tưóng Tường TLSĐ23, chỉ huy chiến đoàn bị thưong nhẹ, tự ý di tản khỏi chiến trường bằng trực thăng, tinh thần chiến đấu cuả binh sĩ suy sụp và lực lượng phản công của hai Trung Đoàn còn lại của SĐ23 BB hoàn toàn tan rả!! Lực lượng đặc nhiệm thứ hai gồm 5 tiểu đoàn ĐPQ của TK Khánh Hòa cũng bị chận đứng tại đèo Khánh Dương. Ngày 18 tháng ba, các binh sĩ sống sót của Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 53, tại phi trường Phụng Dực, sau tám ngày không được tiếp tế lương thực và đạn dược, phải mở đường máu rút lui!
Ngày 21 tháng ba, những đơn vị tơi tả, còn lại của SĐ23 được bốc về Cam Ranh để chỉnh trang và tái phối trí. Trong lúc đó cuộc triệt thoái từ Pleiku đã khởi sự tiến hành. Bắc quân vẫn chiếm giữ các cao điểm tại Khánh Dương và vùng chung quanh, dọc QL21, mặc dầu lực lượng của Tiểu Đoàn 2 và 3 thuộc Trung Đoàn 40, SĐ22 BB đưọc điều qua từ Bình Định, mở những cuộc phản công ác liệt để chiếm lại những cao điểm này, nhưng không kết quả! Lữ Đoàn 3 Dù, từ mặt trận Thường Đức, trên đường về bảo vệ Sàigòn, bằng hải vận hạm của Hải quân VN, đã được li.nh đổ quân xuống Nha Trang, tức tốc lên Khánh Dương, chặn bước tiến cuả SĐ F.10 địch đang từ Tây Nguyên tràn xuống. Mục tiêu đặt ra trước mắt của QĐ2 là tái phôí trí các lực lượng còn lại, hoàn tất việc di tản khỏi Pleiku, Kontum, và chận đứng bước tiến như thác lũ của các binh đoàn Bắc quân, đang ào ạt tràn xuống bình nguyên, theo đường 21.

Nguồn:http://lichsunuocvietnam.blogspot.com/2012/06/ban-me-thuot-phong-ngu-trong-yeu-031975.html
 Xin xem tiếp theo...













TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, LỆNH TRIỆT THOÁI


( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh  )
Tại sao phải bỏ Pleiku, Kontum ?
–   Tài liệu của CIA :
Ngày 16-8-1974, Tư lệnh quân đội HK tại VN John Murray họp buổi họp chót với Tướng Cao Văn Viên và một số tướng lãnh của Bộ TTM.  John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, tùy theo mức viện trợ quân sự của Mỹ, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2, và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4.  Sau bổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ ( Frank Snepp, Decent Interval, 1977, trang 95 )..
–   Tài liệu của Cơ quan Vện trợ Quân sự Hoa Kỳ ( DAO, hậu thân của MACV ) :
Nếu mức viện trợ là 750 triệu thì khả năng tác chiến của quân VNCH : Không.  Khả năng kiểm soát vùng sôi động của quân VNCH : Không.  Khả năng tấn công của quân VNCH : Không.
Nếu mức viện trợ quân sự là 600 triệu thì : VNCH chỉ còn khả năng tác chiến tại Vùng 4 và Sài Gòn, nếu bỏ hẵn các vùng khác.
( Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, 1986, phụ lục C trang  753, xem ảnh đính kèm cuối bài viết ).
–   Tài liệu của Tướng Cao Văn Viên : 
Ngày 11-3-1975 Tướng Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975 :
“Quyết định của Tổng thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng.  Hình như Tổng thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”
“… Tổng thống Thiệu phác họa sơ : …Một vài phần đất quan trọng đang bị Cọng sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi giá… …Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại… …” ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, 1983, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131 ).
“…VNCH không còn hy vọng nào.  Một thực tế gần như hiển nhiên là HK không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra.  Đối với HK, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” ( trang 132 ).
Những đoạn tài liệu trích dẫn trên đây đã giải thích rõ vì sao Tổng thống Thiệu phải quyết định bỏ Kontum-Pleiku. Cả ba tài liệu này đều được đưa ra công chúng trước năm 1986.  Nhưng vì thời đó các phương tiện truyền thông của người Việt tị nạn do Mỹ tài trợ muốn hướng sự oán hận mất nước vào cá nhân Tổng thống Thiệu, cho nên tất cả đều giả lơ như không biết vì sao Nguyễn Văn Thiệu lại quyết định bỏ Cao Nguyên. Thậm chí Đại tá CIA Lê Khắc Lý còn tuyên truyền rằng Tổng thống Thiệu bỏ cao nguyên để “tháu cáy” Mỹ nhưng không ngờ thất bại.
*Chú giải : Lê Khắc Lý khoe với các nhà báo rằng ông ta đã tốt nghiệp nhiều trường võ bị, kể cả trường Cao Đẵng Quốc Phòng.  Và các trường quân sự đều dạy cho ông về chiến lược rằng “luôn luôn chiếm giữ “high ground” (vùng cao) để chế ngự các vùng đất chung quanh”.
Chỉ có những người ngoài quân đội mới bị mắc bịp, chứ bất cứ ai đã từng qua trường Hạ sĩ quan hay trường Sĩ quan đều biết rằng đây là một nguyên tắc sơ đẵng của chiến thuật ( Không phải là chiến lược ).  Bất cứ một người Hạ sĩ quan tiểu đội trưởng nào cũng phải biết chọn địa thế đóng quân cho tiểu đội là vùng đất cao khống chế địa thế xung quanh. Đặt một khẩu đại liên hay trung liên của tiểu đội cũng phải tôn trọng nguyên tắc này. Và xưa nay người ta lập đồn bót đều lập trên cao chứ không ai lựa dưới trũng.
Trong khi đó Đại tá Lý lại nói cho các nhà báo rằng Tổng thống Thiệu bỏ trên cao chạy xuống thấp ( triệt thoái cao nguyên ) rồi từ dưới thấp đánh lên cao ( tái chiếm BMT ) là một sai lầm chiến lược… (!). Có lẽ các ông tướng dạy môn chiến lược cho Lê Khắc Lý tại trường Cao Đẵng Quốc Phòng cũng phải phì cười.  Dĩ nhiên đối với chiến lược thì giữ vị trí trên cao có lợi thế hơn, nhưng nếu bị triệt tiếp tế ( Bị bao vậy cô lập ) thì vị trí trên cao đó trở thành bất lợi.  Tình thế của Quân đoàn II vào tháng 3 năm 1975 đã trở thành bất lợi khi quân CSVN đã triệt hết mọi đường tiếp tế cho cao nguyên.
Ngoài ra các trường võ bị cũng không hề dạy cho khóa sinh Lê Khắc Lý rằng “không bao giờ được đánh từ dưới lên”, mà người ta dạy cho rất nhiều cách đánh từ dưới lên khi cần. Năm 1945 quân Việt Minh chiếm Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu.  Nhưng qua năm 1946 quân Pháp chiếm lại các nơi đó bằng cách đánh từ dưới lên mà chẳng đổ máu.  Đơn giản là quân Việt Minh không có đủ súng đạn để chọi với quân Pháp.
Trong trường hợp Tướng Thiệu rút 1 Sư đoàn Bộ binh, 7 Liên đoàn BĐQ ( Tương đương 2 sư đoàn ), 2 trung đoàn tăng và 1 trung đoàn pháo từ Pleiku, Kontum để tái chiếm Ban Mê Thuột cũng là nằm trong tính toán là quân VNCH đông hơn, vũ khí mạnh hơn sẽ áp đảo được quân CSVN.  Điển hình như năm 1972 chỉ cần Sư đoàn 23 BB đủ đánh tan 3 sư đoàn Bắc Việt tại Kontum.
Lê Khắc Lý có bằng Cao Đẵng Quốc Phòng mà cả đời chẳng bao giờ viết một bài phê bình về chiến thuật, chiến lược…!  Lại đi “mớm” chiến thuật chiến lược cho các nhà báo để súi họ viết về chiến thuật chiến lược của Tướng Nguyễn Văn Thiệu thì đủ biết ông ta là tay đại bịp.
Tại sao không cho Mỹ biết ?
Tài liệu của CIA : “Lý cho Nicol biết ngày mai 14/3 tướng Phạm Văn Phú sẽ họp với tổng thống Thiệu tại Cam Ranh. Buổi họp được giữ kín và máy bay của tướng Phú sẽ đi Qui Nhơn trước để đánh lạc hướng.  Lý hứa với Nicol có tin gì sau khi Phú đi họp về Lý sẽ cho hay” ( CIA và Các Ông Tướng, Bản dịch của Trần Bình Nam ).
Đại tá Lý là một điệp viên của CIA, được Tướng Cao Văn Viên đưa vào làm tham mưu trưởng của Tướng Phú.  Lần này Tổng thống Thiệu muốn đánh lạc hướng theo dõi của CIA nhưng không ngờ mật thám của CIA đứng ngay sau lưng Tướng Phú.
Tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, Tùy viên báo chí của Tướng Phạm Văn Phú : “Để bảo mật cho chuyến đi của ông Thiệu, nên đã không có một chuẩn bị nào tiếp đón ông và phái đoàn.  Ngay cả một cái thang cao dùng cho loại máy bay lớn DC.6, DC.4 cũng không có.
Chiếc “biệt thự bay” tiến vào chỗ đậu.  Một chiếc xe jeep được lái tới sát bên.  Ông Thiệu và các tướng Khiêm, Viên, Quang lần lượt… “tụt” bằng đít khỏi chiếc DC.6 rồi bước lên mui xe !” ( Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, trang 80 ).
Để giấu ai mà các nhà lãnh đạo VNCH phải khổ sở như vậy ?  Chắc chắn không phải để che mắt báo chí hay CSVN, bởi vì che mắt báo chí hay CSVN thì không cần giấu CIA.  Nhưng đằng này giấu cả CIA thì có nghĩa là không cho Mỹ biết.
Vấn đề còn lại là tại sao không cho Mỹ biết ?  Câu trả lời là nếu Mỹ biết thì những người Miền Núi ở Tây Nguyên sẽ biết, và họ sẽ không để yên cho quân đội VNCH bỏ rơi họ.
Ngày nay lịch sử còn lại lời chứng của Tướng Phạm Duy Tất :  Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn 2 Trần Văn Cẩm hỏi : “ Còn các tỉnh trưởng, lực lượng địa phương và dân chúng có tổ chức cho họ  rút không?”.  Phú trả lời:  “Theo lệnh ông Thiệu, bỏ lực lượng này lại, không được thông báo cho các tỉnh trưởng, cứ để họ tiếp tục chống giữ. Khi chúng ta rút xong, ai biết thì biết. Địa phương quân toàn là người Thượng thì trả chúng về với cao nguyên” ( Văn Tiến Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân, Việt Nam thư quán ).
Dĩ nhiên khi Tổng thống Thiệu ra lệnh bỏ người Thượng lại Cao Nguyên thì ông và các tướng Khiêm, Viên, Quang, Phú đều biết rằng lực lượng địa phương là 45 ngàn cựu Biệt kích Mỹ ( CIDG, Dân Sự Chiến Đấu ).  Sau khi quân Mỹ rút đi thì 45 ngàn quân này trở thành Địa phương quân và Biệt động quân Biên phòng.  Danh tính 4 liên đoàn Biệt động quân Biên phòng của Quân khu II xuất thân từ Biệt kích Mỹ là Liên đoàn 21, Liên đoàn 22, Liên đoàn 24, và Liên đoàn 25 BĐQ.
Người Mỹ và lực lượng chiến đấu người Miền Núi có quan hệ với nhau như thế nào mà Tướng Thiệu không muốn cho người Mỹ biết ?  Tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng ( sau nhiều cuộc phỏng vấn cựu Tổng thống Thiệu ) cho biết :
“…năm 1960 khi CIA ( Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ ) và Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ gởi người lên Cao Nguyên tổ chức và võ trang dân Thượng chống CS Bắc Việt.  Người Mỹ cung cấp dược phẩm, súng đạn, thực phẩm, và xử sự như giới trung gian giữa người Việt và người Thượng…” ( Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập trang 444 ).
“Để bảo vệ an ninh cho cuộc rút lui này, ông Thiệu ra lệnh bảo mật tối đa, để các lực lượng địa phương, phần lớn là dân Thượng, không biết trước về vụ này….Ngay sau khi 200 chiếc xe vận tải đầu tiên rời khỏi Pleiku đã được tung ra khắp tỉnh.  Đám người Thượng thấy mình bị bỏ rơi bèn quay mũi súng về đoàn quân đang tháo lui…” ( trang 449 ).
Vậy thì đã rõ, nguyên nhân của việc tạm giấu người Mỹ là vì người Mỹ có trách nhiệm với các dân tộc Miền Núi cho nên họ sẽ không chấp nhận chuyện bỏ rơi người Miền Núi, chắc chắn họ sẽ thông báo cho các lực lượng cựu Biệt kích Mỹ biết để họ tự lo cho dân tộc của họ.  Dĩ nhiên một khi các lực lượng vũ trang của người Miền Núi tự lo thì chỉ còn có cách là bắt giữ các sĩ quan và công chức người Kinh làm con tin, để làm áp lực buộc chính phủ Sài Gòn không được bỏ rơi họ.
Lực lượng vũ trang của người Miền Núi
Trách nhiệm an ninh trục lộ cho đoàn di tản tại Phú Bổn được giao cho Liên đoàn 23 BĐQ do Đại tá Lê Tất Biên chỉ huy.  Liên đoàn này xuất thân từ tiểu đoàn BĐQ đầu tiên được thành lập tại Cao Nguyên, hầu hết binh sĩ là người Kinh, gia đình, thân nhân sinh sống tại Pleiku, Kontum.  Liên đoàn lên đường cùng với Lữ đoàn 2 Thiết giáp vào ngày đầu của chiến dịch nhưng sĩ quan và binh sĩ chỉ nhận được lệnh là hành quân xuống Phú Bổn để từ đó đánh qua Khánh Dương, tái chiếm Bam Mê Thuột.
Liên đoàn 22 BĐQ tại Kon tum do Trung tá Bùi Văn Huấn chỉ huy, nhưng liên đoàn này có nguồn gốc là 3 tiểu đoàn cải tuyển từ Lực lượng Biệt kích Mỹ, tất cả gia đình của họ đều sinh sống tại Kontum và Pleiku cho nên họ không có lý do gì để di tản.  Họ phải ở lại buôn làng của họ.  Đây là một đòi hỏi chính đáng và hợp lý.  Nhưng một khi đòi hỏi của họ không được thỏa mãn thì sẵn súng trong tay họ phải dơ súng ra để làm áp lực, và cuối cùng trong cơn tức giận họ đã thanh toán các cấp chỉ huy người Kinh để trị tội đã bỏ rơi các dân tộc Miền Núi.
Cùng có nguồn gốc như Liên đoàn 22 BĐQ là Liên đoàn 21, 24, 25.  Nhưng Liên đoàn 21 BĐQ do Trung tá Lê Quý Dậu chỉ huy đã cởi áo tan hàng tại Phước An, Ban Mê Thuột vào ngày 16-3.  Trong khi đó Liên đoàn 24 BĐQ do Trung tá Hoàng Kim Thanh chỉ huy, bị kẹt lại Quảng Đức sau khi BMT thất thủ cho nên binh lính trong Liên đoàn nghe theo Trung tá Thanh  (và sau đó là Thiếu tá Vũ Mộng Long ), đưa toàn Liên đoàn về Bảo Lộc để rồi hy vọng sẽ theo đoàn quân tái chiếm BMT.
Còn Liên đoàn 25 BĐQ do Đại tá Đặng Hưng Long chỉ huy cũng là một Liên đoàn Biệt kích cải tuyển, được dự trù sẽ đi trong ngày chót của kế hoạch di tản.  Nhưng đến giờ cuối Liên đoàn tan hàng tại Thanh An, phía Tây của Pleiku.
Ngoài các liên đoàn BĐQ, tại Phú Bổn còn có các tiểu đoàn và đại đội ĐPQ, tất cả đều là người Miền Núi, cũng có nguồn gốc từ các đại đội Biệt kích Mỹ.  Khi biết được quân đội VNCH sẽ bỏ Cao Nguyên thì họ rất tức giận, cho rằng người Kinh đã phản bội họ, cho nên có một số đã xả súng bừa vào đoàn di tản để trút hận.
Cái chết của nhà báo Paul Leandri
Tại Sài Gòn, một nhà báo nổi tiếng của Pháp là Paul Leandri đã nhanh chóng loan tin tàn sát cấp chỉ huy người Kinh ra toàn thế giới cho nên ông ta bị bắt ngay và bị bắn chết trong một đồn cảnh sát.  Cơ quan CIA ( Frank Snepp ) loan tin rằng ông ta bị bắn do chạy ra một chiếc xe toan trốn khỏi nơi bị giam.  Tuy nhiên không ai tin rằng một nhà báo gạo cội lại ngu xuẩn đến như vậy.  Chính tin tức mà ông muốn loan đã hại ông ta :
Sở dĩ Leandri bị giết bởi vì trong khi mà 3 Liên đoàn Biệt Động Quân gốc Biệt kích Mỹ thanh toán các cấp chỉ huy người Kinh thì cùng lúc đó, tại Sài Gòn, cơ quan CIA đang cho thì hành kế hoạch di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Nhưng tin tức của Paul Leandri nếu được lan truyền sẽ tạo thành một làn sóng tâm lý, rủ nhau thanh toán người Mỹ một khi các quân nhân Việt Nam thấy người Mỹ bỏ chạy.  Nhất là các quân nhân thuộc Lực Lượng Đặc biệt Việt Nam;  họ sẽ suy ra ai đã lập ra Lực lượng Biệt kích Mỹ mà rốt cuộc thì đồng đội của họ phải nhận lãnh mọi sự trả thù của các quân nhân người Thượng.  Và nay tới phiên người Mỹ rút chạy thì họ cũng sẽ bị thanh toán.  Đó là ngón đòn dành cho kẻ phản bội.
Theo biên bản xét nghiệm tử thi của bệnh viện Grall thì Leandri bị bắn bằng một phát đạn kê sát mang tai bắn lên.  Và theo một bài tùy bút của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích thì Leandri bị Đại tá cảnh sát Phạm Kim Qui bắn chết rồi bắt Việt Tấn Xã phải loan tin theo như báo cáo của đồn cảnh sát.
Cũng theo sách của Frank Snepp thì giám đốc CIA tại Sài Gòn là Polgar đã được Đại sứ Pháp gọi đến Tòa đại sứ Pháp vào giữa khuya hôm đó để “nói chuyện phải quấy”.  Điều này chứng tỏ CIA là người chịu trách nhiệm về cái chết của Leandri chứ không phải là Đại tá Phạm Kim Qui.  Ông Qui chỉ là người thừa hành.
BÙI ANH TRINH









Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, trang 753
Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, trang 753

Xem thêm

IV- TUYẾN LỮA SÀI GÒN
 http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/xem-tiep-theo-tuyen-lua-sai-gon.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét