Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Sách kể chuyện Sài Gòn thời thiếu ăn được tái bản

Sài Gòn năm 1977 không đủ gạo cho dân, có lúc dự trữ gạo toàn thành phố chỉ đủ ăn một tuần. Nhiệm cụ cứu đói đặt lên vai nhiều người, trong đó có một người phụ nữ tên Ba Thi.

Quyển sách Cô Ba Thi và hột gạo của tác giả Hoài Bắc vừa được tái bản nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4. Sách phát hành từ năm 1985, đến nay là đợt tái bản lần thứ ba.
Ấn phẩm chỉ hơn 100 trang nhưng là lát cắt sống động về Sài Gòn những năm thiếu thốn. Sau ngày 30/4/1975, TP HCM nhiều lúc rơi vào tình trạng căng thẳng lương thực. Đó là thời của bột mì, sắn, bo bo, người dân đùa nhau ăn gạo "Hòa Lan", thật ra là cách nói trại của ăn gạo trộn khoai lang. Hình ảnh từng đoàn người rồng rắn xếp hàng trước các cửa hàng lương thực quốc doanh trở thành một ký ức in đậm về thời kỳ khốn khó này.
Bìa cuốn "Cô Ba Thi và hột gạo".
Bìa cuốn "Cô Ba Thi và hột gạo".
Trước tình thế này, bà Ba Thi - phó giám đốc Sở Lương thực - đề xuất thành lập một Ban Thu mua để tổ chức mua gạo từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long về cứu đói cho người thành phố. Bà Ba Thi vốn là cán bộ lãnh đạo trong hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ. Bà được gọi tên theo bí danh của chồng bà, ông Nguyễn Trọng Tuyển, nguyên Bí thư tỉnh ủy Gia Định, hy sinh năm 1959. Sau năm 1975, bà được bạn bè, đồng nghiệp gọi vui là "người lính già". Và ngay trong thời bình, người lính ấy vẫn chọn xông pha trên mặt trận kinh tế.
Hàng triệu người dân thành phố trông chờ vào tổ chức thu mua của Sở Lương thực. Bà Ba cùng các cộng sự ngày đêm dồn sức lực, sáng tạo ra nhiều cách chạy gạo. Tổ chức thu mua không nhiều nhân sự, phần đông là thành viên nữ. Những người phụ nữ Sài Gòn này sẵn sàng đi về các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, có khi xa tận Minh Hải (chia thành Cà Mau, Bạc Liêu ngày nay), đến từng xã ấp, vào từng gia đình, vận động người dân mang thóc đến bán để về Sài Gòn cứu đói. Kinh tế giai đoạn này rối ren, không ít thương lái, con buôn tận dụng sơ hở để làm giá lương thực, ban thu mua của bà Ba Thi có lúc còn bị nhầm là những người buôn lậu, "phá hoại kinh tế".
Tổ chức thu mua, vận chuyển lúa gạo về TP HCM chưa phải là nhiệm vụ cuối của bà Ba Thi và các cộng sự của mình. Đội của bà Ba Thi - mà sau này là công ty kinh doanh lương thực do bà trực tiếp làm chủ nhiệm - nghĩ cách đưa gạo đến tay người tiêu dùng, tổ chức lại mạng lưới thị trường gạo của TP HCM, ổn định lại đời sống mọi người. Hồi ức về thời kỳ này được tác giả Hoài Bắc kể lại thông qua ghi chép từ cuộc trò chuyện với các nhân chứng là thành viên ban thu mua thời trước, và qua số liệu thu thập được từ các nguồn.
Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Bí thư Thành Ủy TP HCM - chia sẻ, ông rất vui mừng khi cuốn Cô Ba Thi và hột gạo được tái bản. Trong lời giới thiệu sách, ông viết: "Cuốn sách giới thiệu sự hình thành, hoạt động có hiệu quả của công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh và những con người gắn bó với công ty từ những ngày đầu khó khăn, gian khổ, tiêu biểu nhất là Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Ráo - Ba Thi. Nhưng ý nghĩa của sách không bó hẹp trong khuôn khổ các sự kiện đó. Người đọc có dịp hiểu biết thêm về tình hình thành phố, đất nước, con người Việt Nam một thời quá khứ".
Thất Sơn

Nguồm: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/diem-sach/sach-ke-chuyen-sai-gon-thoi-thieu-an-duoc-tai-ban-3202065.htm
Ý kiến bạn đọc ()
Bây giờ hồi tưởng lại mà rớt nước mắt , bo bo phải ngâm nước qua đêm mới nấu , củ mì bào vỏ để nấu ăn cơm độn , gạo với bông cỏ vừa ăn vừa lựa " gióng truyện tấm cám ", cháo ăn với rau ... nước ...  
keokun123456 - 21:53 17/04/2015
Bo bo, khoai độn, cháo nấu với thân chuối... Ngày nay nhớ là rớt 1 hột cơm xuống sàn thì lượm lại ăn cũng không có chết đâu.
Mr Lion - 13:25 17/04/2015
Lượm lại ăn thì quá khứ cũng có thay đổi được đâu, có khi lại tốn tiền chữa giun sán. Nên rút kinh nghiệm để lần sau đong gạo cho chuẩn, ăn cơm đừng để rơi vãi thôi, chứ cứ ăn cố cẩn thận lại mang bệnh vào người. Tôi ...  
Choco - 16:23 17/04/2015
@Choco: Làm ra hạt lúa thì sẽ biết bạn à... đừng và cố cũng vướng phải lỗi...lỗi thì phải sửa !
Mr Lion - 22:35 17/04/2015
Mình người Bắc.Suốt thời thơ ấu cho tới tuổi thanh xuân chưa bao giờ được ăn cơm no bụng chứ đùng nói thịt cá.Nay thì cơm gạo thừa mứa nhưng mình cũng không bao giờ để phí cơm gạo .Chó ăn không hết thì cho gà,gà ăn cùng chim sẻ.Khi ...  
Hoàng hoa - 08:29 20/04/2015
Nhớ mãi hình ảnh cô Ba, một con người phúc hậu và tình nghĩa, một con người từ "phạm tội" trở thành anh hùng! Thật là điều đáng mừng khi sách được tái bản.
Dai Hai Vo - 13:58 17/04/2015
đã từng trãi nghiệm nhưng ở quê chứ không phải Sài Gòn dù khi đó chỉ vài ba tuổi, ăn cơm độn khoai mì (chỉ vài ba hột gạo bám vào miếng khoai mì chứ không ngon như khoai lang), rất thèm chén cơm trắng (không độn gì) mà không được.
phan - 13:25 17/04/2015
like tất cả các còm các bạn và xúc động vô cùng..
ben - 00:11 18/04/2015
Bột mì cán ra ,thái thành sợi ,nước lèo là một chút tôm khô giả nhỏ,gọi là bánh canh , bột mì làm bánh bao không ủ bột ,khoai mì một lần cả chục kilo ăn một lần không hết phải cắt ra phơi khô ,bánh mì cũng vậy , ...  
Nguyet Lai Thi - 21:14 18/04/2015
  Trả lời  | Thích   14 | Vi phạm | 

Xem thêm
Bức tranh Sài gòn thời bao cấp
http://2saigon.vn/saigon-xua/buc-tranh-sai-gon-thoi-bao-cap.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét