Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

BÔNG HỒNG THỜI CHINH CHIẾN


BÔNG HỒNG THỜI CHINH CHIẾN – (Bài Thứ Hai.)


NGUYỄN KHẮP NƠI.
1. Bông Hồng
Tiếp theo, tôi lại nhận được thơ mời họp sau đây của Ban Chấp Hành Hội Cựu Quân Nhân Victoria:
“T H Ư   M Ờ I   H Ọ P
Melbourne ngày 1 tháng 2 năm 2016,
Kính Gửi :   Quý Hội trưởng, Gia Trưởng/ Gia Đình Quân Binh Chủng
Theo yêu cầu của số đông anh em cựu quân nhân và đồng bào hiện đang cư ngụ tại Victoria có những thắc mắc liên quan đến văn thư của Tổng Hội CQN ngày 22/ 1/ 2016 về vấn đề trùng tu nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.

Ban Chấp Hành hội CQN/ Victoria  kính mời Quý Chiến hữu Cố vấn, Quý Hội trưởng, Gia Trưởng cùng toàn thể CQN và các em Đội Hậu Duệ QLVNCH đến  tham dự buổi họp khoáng đại cùng với đồng hương tại:
Địa điểm: Đền thờ Quốc Tổ, số 90 Knight Ave. North Sunshine
Thời gian:  đúng 2 giờ chiều thứ bảy 6/2/2016
Đề mục họp:
1./ Trình bày quan điểm của Hội CQN/ Vic và Tổng Hội CQN Úc châu về việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
2./ Giải đáp mọi thắc mắc, đón nhận và thảo luận những quan điểm, xu hướng khác biệt của tất cả quý vị tham dự về chủ đề nêu trên.
3./ Tổng kết các quan điểm để phổ biến rộng rãi biên bản buổi họp trong Cộng Đồng tại Úc Châu.
Thể theo lời mời kể trên, tôi đã đến tham dự buổi họp và xin kể lại diễn tiến của buổi họp này như sau:
Tham dự buổi họp, có khoảng 50 tới 60 người, bao gồm đại diện của một số hội đoàn Quân Binh Chủng, ban chấp hành Cộng Đồng NVTD Vic và đồng hương. Trên bàn chủ tọa, ngoài ban chấp hành Hội Cựu Quân Nhân Victoria, còn có ban chấp hành của CĐNVTD Vic nữa.
Sau nghi thức chào cờ Úc Việt và mặc niệm, buổi họp bắt đầu.
Ông Nguyễn Công Minh – chủ tịch Hội CQN Vic, cũng là chủ tịch Tổng Hội CQN Úc châu – mở lời chào đón các chiến hữu và đồng hương đã tham dự buổi họp, rồi đọc thông báo của Tổng Hội Cựu Quân Nhân Úc châu về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Sau đó, ông mời đại diện của tất cả các gia đình Quân Binh Chủng và đồng hương cho ý kiến để cùng thảo luận.
Ông Đỗ Văn Thắng – Phó chủ tịch Hội CQN Vic (không ngồi ở bàn chủ tọa, mà ngồi phía dưới cùng với đồng hương) mở lời, chuyễn lời nhắn của một số đồng hương đã nói chuyện với ông:
Cải Táng 1
“Mồ mả những người Lính Cộng Hòa ở trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đã bị lở xập rất nhiều, một số khác bị Việt Cộng đập phá, nay còn lại phần nào thôi, xin cho tu sửa để đừng bị mai một đi.”
Ông Nguyễn Trường Hưng, Gia Đình Đồng Đế, lên tiếng ủng hộ lập trường của Tổng Hội, không trùng tu Nghĩa Trang QĐBH vào lúc này và tự đặt câu hỏi: Gây quỹ lúc này để làm gì? Và rất nhiều, rất dài những lý do khác nữa hỗ trợ ý kiến của ông.
Ông Nguyễn Hữu An, đại diện Hội Biệt Động Quân Victoria lên tiếng tiếp theo.
Ông nhấn mạnh: Hội Biệt Động Quân Victoria vẫn giữ lập trường của mình về việc Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, và tôn trọng Thông báo của Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH VIC ngày 15/03/2015 trong đó có ba điểm chính:
“1. Việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là cần thiết,
2. Hội CQN/QLVNCH/VIC giữ vững lập trường chống lại mọi sự hợp tác với Việt cộng và sẽ không tham gia bất cứ hoạt động gây quỹ nào cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trong thời gian trước mắt.
3. Ở xứ sở tự do, nơi chúng ta được đủ quyền tự do, chúng tôi tôn trọng tự do cá nhân cũng như tự do hành động của các đoàn thể khác trong vấn đề này nhưng chúng tôi không tán thành bởi các lý do nêu trên.”
Do đó, nếu bất cứ cá nhân, hội đoàn nào khác đồng quan điểm với chúng ta là:
*. Coi việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là cần thiết
*. Chống lại mọi sự hợp tác với Việt cộng, nhưng coi bây giờ là thởi điểm để gây quỹ trùng tu NTQĐBH
Thì: Vì tôn trọng tự do cá nhân cũng như tự do hành động của các hội đoàn khác về vấn đề này, chúng ta sẽ không hợp tác với họ nhưng đồng thời không chống đối việc gây quỹ của họ.
Về Thông báo của Tổng Hội CQN/QLVNCH Úc Châu phổ biến ngày 22/01/2016, ông An cho biết:
Hội BĐQ Úc Châu không có cấp Liên Bang. Hội BĐQ Vic không được tham khảo ý kiến về thông báo này, nên không bị ràng buộc bởi Thông báo này. Nhưng thể theo lời mời của Hội CQN Vic:
“Đón nhận và thảo luận những quan điểm, xu hướng khác biệt của tất cả quý vị tham dự về chủ đề nêu trên.”
Nên hội Biệt Động Quân chúng tôi có ý kiến như sau:
A. VỀ NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA TỔNG HỘI:
*. Không đồng ý với Nhận định 1: Vì nó trái ngược với nhận định của Hội CQN Vic.
Tổng hội cho rằng: “Vấn đề trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là một sách lược và là thủ đoạn chính trị vô cùng thâm độc của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.”
Quan điểm của Hội CQN Vic mà chúng tôi đồng ý, không nhận định như trên, mà cho rằng:
“Vẫn biết việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là cần thiết . . .
*. Đồng ý với Nhận định thứ 2, 3 và 4: Nhà cầm quyền CSVN đã xé nhỏ diện tích nguyên thủy của nghĩa trang, cố tinh xóa tên NTQĐBH để trở thành một nghĩa trang dân sự. VC đã cho trồng những loại cây luồng đễ rễ cây ăn sâu vào lòng mộ, hầu làm tan biến đi những hài cốt của Tử Sĩ VNCH. Có rất nhiều mộ phần của các Tử sĩ VNCH đã bị nhà cầm quyền CSVN san bằng và làm mất đi hết dấu tích.
B. VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA TỔNG HỘI:
*. Không đồng ý với quan điểm 1: Vì nó trái ngược với nhận định 1.
Nhận định 1 đã nói việc trùng tu NTQĐBH là một sách lược và là thủ đoạn chính trị vô cùng thâm độc của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhưng quan điểm 1 thì lại cho rằng việc trùng tu NTQĐBH là điều cần thiết. Như vậy là TH chấp nhận thủ đoạn chính trị thâm độc của VC sao?
*. Không đồng ý với quan điểm 2: Tổng hội cho rằng:
“Bất cứ cá nhân hay đoàn thể nào muốn tu bổ mộ phần tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại đây đều phải được sự chấp thuận và chỉ đạo bởi Cộng sản Việt Nam. Đây là một hành động đã gián tiếp hoặc trực tiếp nuôi béo cán bộ Cộng sản, đồng thời đánh bóng và tuyên truyền cho chế độ Cộng sản trong chiều hương “Hòa Hợp Hòa Giải” cũng như góp phần vào việc thực thi nghị quyết 36 của chúng.”
Hiện tại, đã có rất nhiều cá nhân, hội đoàn, từ khắp nơi trên thế giới đã tự động gom góp tiền (nhất là những anh em Biệt Động Quân ở Hoa Kỳ) nhờ những anh em quân nhân và Thương Phế Binh VNCH ở trong nước hốt hài cốt các tử sĩ VNCH ở An Lộc và các chiến trường khác cải táng, xây mộ cho anh em ở ngay tại An Lộc. Ngay cả Chuẩn Tướng Biệt Động Quân Phạm Duy Tất cũng đã về cùng với anh em trùng tu được hơn 200 ngôi mộ ở trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Quý anh có bằng chứng nào cho thấy họ đã bị chỉ đạo và nuôi béo bọn cán bộ Cộng sản hay không? Họ có hòa hợp hòa giải với chúng hay không? Nếu không có và không biết, Tổng hội không nên chụp mũ họ như vậy.
Họ cũng là những chiến hữu của chúng ta, chỉ vì tình người, tình Huynh Đệ Chi Binh mà đứng ra làm công việc đó mà thôi.
Khi ông An đang trình bầy quan điểm của hội, thì ở phía dưới hàng ghế dự thính viên, có một người đứng lên la lối:
“Những vấn đề ông Nguyễn Hữu An nói chỉ là vấn đề nội bộ giữa Hội Biệt Động Quân và Hội Cựu Quân Nhân, xin tự giải quyết với nhau, hôm nay, chúng ta chỉ bàn cãi về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa mà thôi . . .”
Ông An nhìn xuống người này, trả lời anh ta:
“Tôi được chủ tọa đoàn mời lên đây phát biểu ý kiến về thông báo của Tổng hội CQN. Tôi đang nói, chủ tọa đoàn không ngăn tôi thì thôi, tại sao anh ngồi ở dưới lại ngắt lời tôi? Mời anh ngồi xuống để tôi tiếp tục.”
Không ai đề phòng trường hợp này xẩy ra, nên cả hội trường náo loạn cả lên. Người thì cho rằng:
“Ông An đang nói, phải để cho ông ta nói hết đã chứ!”
Người thì nói khác:
“Đòi trùng tu nghĩa trang là làm lợi cho Cộng sản, không cho nói nữa!”
Chủ tọa đoàn chưa biết giải quyết ra sao, ông An vẫn kiên nhẫn đứng chờ cho bầu không khí dịu lại, nhưng người thanh niên này vẫn tiếp tục nói.
Có giọng nói ai đó cất lên:
-Ai mà dám tự đứng lên ngăn cản người khác nói vậy?
-Thì . . . ông Nguyễn Văn Bon, cựu chủ tịch Cộng đồng mình đó.
-Hết chủ tịch rồi, ngồi ở hàng ghế dưới rồi, mà còn sao còn làm vậy!
Sau đó, có một ai đó đã nắm lấy ông Bon kéo ngồi xuống, để ông An tiếp tục trình bầy:
“Nếu Tổng Hội biết mồ mả anh em tử sĩ đang bị rễ cây tàn phá, đã bị san bằng, thì tại sao không lo tu sửa mà lại quay lưng đi, thì thật là nhẫn tâm quá! Nếu nói rằng thời điểm này vẫn không thích hợp, thì bao giờ mới thích hợp? Hãy nhìn Nghĩa trang Quân Đội Gò Vấp đã hoàn toàn bị phả hủy rồi, mai này sẽ tới NTQĐBH, lúc đó còn gì nữa mà trùng tu?
Khi nghe ông An chỉ trích như vậy, thì ông Hoàng Chính Đan, phó chủ tịch hội Cựu Quân Nhân đã vội vã lên tiếng cắt ngang:
“Ông An muốn trình bầy thêm quan điểm của Hội Biệt Động Quân, thì hãy về nhà mà viết thơ gởi cho Hội Cựu Quân Nhân . . .”
Ông An quay sang hỏi lại ông Đan:
“Anh Đan nói sao? Thông báo của quý anh mời các hội đoàn đến để “Đón nhận và thảo luận những quan điểm, xu hướng khác biệt của tất cả quý vị tham dự về chủ đề nêu trên.” Quý anh mời tôi lên trình bầy, tôi chưa nói hết thời gian hạn định, mà sao anh lại cắt ngang, lại nói tôi . . . về nhà viết thư lên cho Hội Cựu Quân Nhân? Vậy thì quý anh mời mọi người đi họp để làm gì?
Ông An nói xong bỏ về chỗ ngồi. Tất cả hội trường lại nhao nhao lên, mỗi người nói một ý, thật là hỗ loạn.
Một lúc sau, khi trật tự vãn hồi, ông Nguyễn Công Minh lên tiếng mời ông Trần Như Hùng, đại diện Hội Thủy Quân Lục Chiến Victoria và Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến Úc châu cho ý kiến.
Ông Hùng đã đọc bản tuyên bố của Hội như sau:
Hội TQLCVN Victoria, thành viên của Liên Hội TQLCVN Úc Châu, trực thuộc Tổng Hội TQLCVN:
⦁ Trung thành với chính nghĩa quốc gia và lý tưởng chiến đấu cho một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ.
⦁ Không chấp nhận thỏa hiệp với CS.
⦁ Ủng hộ mọi nỗ lực tranh đấu vì một nước Việt Nam độc lập tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
⦁ Tôn trọng quyền tự do của mọi tổ chức, hội đoàn, cá nhân sinh hoạt trong một đất nước tự do dân chủ trong tinh thần thượng tôn pháp luật và tương kính.
⦁ Không chấp nhận mọi hình thức bôi lọ, chụp mũ, gây chia rẽ trong sinh hoạt cộng đồng và giới Cựu Quân Nhân.
Hội Trưởng
MX Quách Vũ Uối.
Ông Nguyễn Công Minh, chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân Victoria và cũng là Chủ tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân Úc Châu đã lên tiếng trả lời tất cả mọi người:
“Lập trường của Tổng Hội là không ủng hộ bất cứ hoạt động gây quỹ để trùng tu NTQĐBH vào lúc này, nhưng không chống đối bất cứ cá nhân hoặc đoàn thể nào gây quỹ để trùng tu NTQĐBH vào lúc này. Đây là đất nước tự do, ai muốn làm gì cứ việc làm, miễn là không phạm luật. Tổng Hội không bôi lọ, chụp mũ ai cả.”
Có một vị nữ lưu (tôi không nhó tên), đã cho ý kiến như sau:
“Tại sao lại cần phần mộ tử sĩ? Các mộ phần ở NTQĐBH cũng đã gần bị tiêu hủy rồi, giữ cũng không được. Hơn nữa, có biêt bao nhiêu tử sĩ đâu có phần mộ gì đâu mà chúng ta vẫn nhớ tới họ. Trung Tá Ngụy Văn Thà, chết đâu có mộ phần đâu, sao chúng ta vẫn nhớ? Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, Đại úy Nguyễn Văn Đương cũng vậy, họ chết không có mộ phần, mà chúng ta cũng vẫn nhớ! Đó là lý do tôi muốn nói: Hãy cứ để cho những nấm mộ đó hoang tàn, hoặc là mất đi . . . miễn là chúng ta không quên họ là được rồi.”
Còn nhiều ý kiến trái ngược với nhau nữa, đại loại, cũng nằm trong hai quan điểm: Lúc này là lúc phải trùng tu NTQĐBH và Không cần trùng tu gì cả. Cuối cùng, ông Minh kết thúc buổi họp mà không có phần “Tổng kết các quan điểm để phổ biến rộng rãi biên bản buổi họp trong Cộng Đồng tại Úc Châu.” Như đã ghi trong thơ mời họp.
Trước khi cuộc họp kết thúc, ông Nguyễn Công Minh đã có lời phát biểu:
“Có tin nói là Hội TQLCVN-Victoria từ nay quyết định không sinh hoạt với Hội CQN-QLVNCH-Victoria nữa”.
Tôi chưa biết tin này, nên định bụng lát nữa sẽ tìm gặp anh Quách Uối, Hội trưởng Hội Thủy Quân Lục Chiến Victoria, sẽ hỏi anh cho rõ việc này.
Sau đó, ông trao micro cho cô Nguyễn Phượng Vỹ, chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria để cô có vài lời với cử tọa.
Cô Phương Vỹ nói rằng, trong bức thơ “Quan điểm của BCH/CĐNVTD Victoria, cô chỉ đề cập tới việc “Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà” mà thôi, chứ không đề cập tới việc gây quỹ của hội đoàn nào cả, xin mọi người đừng hiểu lầm. Cũng vì sự hiểu lầm này, đã đưa đến việc từ chức của ông Lê Đình Anh – Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát của Cộng Đồng VIC.
Sau đó, cô nói thêm:
“Trong thòi gian gần đây, có nhiều tin đồn nói tới việc BCH Cộng Đồng đã bị một người nào đó . . . dựt giây. Phượng Vỹ hoàn toàn bác bỏ diều này, tất cả mọi công việc của Cộng Đồng đều do Phương Vỹ bàn thảo với ban chấp hành rồi tự ý quyết định chứ không bị ai dựt giây cả.”
Vừa nói, cô vừa liếc qua một bên, nên ai ngồi ở những hàng ghế trên, và tinh ý, có thể đoán là cô đang muốn nói tới người nào.
Tôi nghe cô Chủ tịch giải bầy như trên, tiện tay lấy hồ sơ ra xem lại, trên tiêu đề của bức thơ “Quan điểm của Ban Chấp Hành CĐNVTD VIC, quả thật chỉ nói “QUAN ĐIỂM CỦA BCH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO Vic – V/v: TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HOÀ” mà thôi. Nhưng đoạn văn đầu tiên trong tờ quan điểm có đề cập khác một chút:
“Trong mấy tuần qua, cộng đồng người Việt tại Victoria lại một lần nữa chứng kiến một số hội đoàn tổ chức gây quỹ cho Thương Phế Binh và trùng tu NTQĐBH.
Đây là lần thứ hai dưới 12 tháng việc này xảy ra lại gây tranh luận, xôn xao trong cộng đồng người Việt . . . “
Và trong thư mời Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát, thì lại ghi khác hơn nữa:
Thứ năm ,ngày 21, tháng Giêng, năm 2016
Kính thưa: Ông Lê Đình Anh Và BCH Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát
V/V: Phiên họp với các với hội Đồng Cố vấn & Giám Sát xin cố vấn chương trinh văn nghệ Bông Hồng Thời Chinh Chiến”
Càng đọc, càng nghe, tôi càng không biết cô Phượng Vỹ muốn viết gì? Nói gì? Và đính chính điều gì? Xin mời quý độc giả cho ý kiến.
Qua tuần sau, tôi có đi dự buổi trình diễn văn nghệ “Bông Hồng Thời Chinh Chiến” do nhóm anh chị em Châu Xuân Hùng, Kiều Tiến Dũng, Quỳnh Châu và Quốc Việt tổ chức tại Collingwood Town Hall.
Buối trình diễn khai mạc đúng giờ. Mở đầu là phần chào Quốc Kỳ Úc Việt và Mặc Niệm. Trên màn ảnh hiện ra rõ ràng lá cờ Úc – Việt, trên tường của sân khấu có gắn thêm một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa rất lớn.
Bài hát đầu tiên là “Cánh Hoa Thời Loạn” do ba nữ ca sĩ Ngọc Trang, Nghiêm Lệ và Linh Hà trình bầy:
“Như . . . cánh hoa trong thời loạn ly
Ai . . . đem giông tố bao trùm thế hệ
Anh . . . nếu thương cho một đời hoa
Thì xin . . . giữ yên quê nhà . . . “
Vì sân khấu của Collingwood Town Hall rất cao và khoảng khoát, nên ban tổ chức đã gắn một màn ảnh lớn ở phía trên, ca sĩ hát ở phía dưới, nên khán giả vừa được thưởng thức giọng ca của ca sĩ, đồng thời được nhìn thấy những đoạn phim tô điểm thêm ý nghĩa của bài hát. Trong phần trình diễn này, khán giả đã được thấy cảnh đất nước tang thương, người mẹ bồng con chạy loạn, được người những người Lính Cộng Hòa giang rộng đôi tay ra đón nhận họ, đưa về noi an toàn.
Ca sĩ Đoàn Sơn hát bản nhạc “Bà Mẹ Trị Thiên” thật là hay, giọng hát của anh trầm ấm, điêu luyện đưa khán giả vào khung cảnh người mẹ già thời chiến:
“ Mẹ già có một thằng con
tròn ba năm lính vẫn chưa về nhà . . .”
Thế rồi:
“ . . . Nào ngờ có một lần kia
Thằng Hai anh dũng chiến trường Lộc Ninh
Chuyện đời có tử có sinh
có con đi lính hy sinh là thường . . “
Mẹ Khóc Con
Trên màn ảnh hiện ra hình người mẹ già ngồi khóc bên nấm mộ đứa con phủ Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, hỏi ai mà cầm được nước mắt?
Khán giả lại càng ngậm ngùi cho thân phận người đàn bà trong thời chiến khi ca sĩ Ngọc Trang trình bầy bản nhạc “Tưởng Như Còn Người Yêu”, thơ của Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc:
“Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ . . .”
Nói tới Ngày Mai tức là một ngày phải tươi đẹp, phải hạnh phúc, phải vui vẻ hơn ngày hôm nay. Nhưng Ngày Mai của người Vợ Lính lại là một ngày mai ảm đạm thê lương, ngày mai đi nhận xác chồng. Thân xác chồng đã bị bom đạn làm biến dạng, đến nỗi người vợ không còn nhận ra thân xác người chồng yêu quý của mình, chỉ còn biết anh đã lên lon giữa hai hàng nến trong:
“ . . . Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu . . .”
Bạn tưởng tượng ra được những hình ảnh nào khi nghe lời hát đau thương này? Ngửi mùi hương mà cứ tưởng là hơi chồng, ôm mồ mà cứ tưởng như đang ôm người chồng yêu quý?
Nghe lời hát này, tôi vừa rơi nước mắt vừa nhớ lại lời người phụ nữ phát biểu trong buổi họp của Hội Cựu Quân Nhân tuần trước:
“Tại sao lại cần phần mộ tử sĩ? Các mộ phần ở NTQĐBH cũng đã gần bị tiêu hủy rồi, giữ cũng không được.
. . . . Đó là lý do tôi muốn nói: Hãy cứ để cho những nấm mộ đó hoang tàn, hoặc là mất đi . . .”
3. Nhận Xác Chồng
Người phụ nữ đưa ra ý kiến kể trên, chắc chắn không phải là một người vợ lính. Bà ta – càng chắc chắn hơn nữa – không phải là một trong những người vợ đi nhận xác chồng. Hy vọng là như vậy.
Để kết luận cho bài viết này, tôi chỉ xin những điều sau đây:
⦁ CHÚNG TA, NHŨNG NGƯỜI VIỆT ĐI TÌM TỰ DO, ĐỀU MANG ƠN NHỮNG TỬ SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ CHẾT CHO CHÚNG TA ĐƯỢC SỐNG ĐẾN NGÀY HÔM NAY. HÃY TÔN TRỌNG NHŨNG NẤM MỒ CỦA HỌ.
⦁ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA LÀ ĐIỀU CẦN LÀM VÀ PHẢI LÀM.
⦁ NẾU CHÚNG TA CHƯA THẤY LÚC NÀY LÀ THỜI ĐIỂM THUẬN TIỆN ĐỂ TRÙNG TU, HÃY ĐỂ CHO NHŨNG NGƯỜI KHÁC TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA, MIỄN LÀ HỌ KHÔNG LÀM LỢI, KHÔNG THỎA HIỆP GÌ VỚI CỘNG SẢN. HÃY TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ DO CỦA NHỮNG CÁ NHÂN VÀ NHỮNG HỘI ĐOÀN KHÁC VỀ VẤN ĐỀ NÀY.
⦁ XIN ĐỪNG ĐƯA VẤN ĐỀ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA RA MÀ BÀN THẢO NỮA!
MONG LẮM THAY.
Ghi chú: Bài tường thuật này chỉ ghi theo trí nhớ, nên sẽ không là từng câu từng chữ. Nếu có sơ xót, xin quý vị (nếu có thâu băng), bổ khuyết dùm.
NGUYỄN KHẮP NƠI
This entry was posted in Bài Viết Năm 2016 by Nguyễn Khắp Nơi. Bookmark the permalink

Nguồn http://www.nguyenkhapnoi.com/2016/02/19/bong-hong-thoi-chinh-chien-bai-thu-hai/

TÙ CẢI TẠO- NỮ QUÂN NHÂN QL.VNCH

 







(28-12-1964) FLORENCE NIGHTINGALE THỜI ĐẠI HÀNG KHÔNG: Tại Saigon--Quần áo ướt sũng, một nữ y tá Nhảy Dù VNCH leo lên sau cú nhảy biểu diễn xuống sông Saigon hồi tuần qua. Các nữ y tá đã có dịp hành nghề ngoài chương trình khi họ săn sóc cho nhiều lính dù bị thương trong khi nhảy. Nhưng bản năng muôn thuở của phái nữ vẫn không đổi: Các nữ y tá trước tiên dừng lại để vuốt tóc cho gọn và tô chút son môi trước khi mở những cuộn băng ra...

P/S : "Nữ Nhi còn khoác chiến y,
Nam Nhi há dễ kém chi hồng quần...

{ Ảnh của Sài Gòn Xưa & Nay } 

TÙ CẢI TẠO- NỮ QUÂN NHÂN QL.VNCH
"Nữ Nhi còn khoác chiến y,
Nam Nhi há dễ kém chi hồng quần..."

Địa điểm trình diện tập trung sĩ quan cải tạo là trường trung học Nguyễn Bá Tòng, đường Bìu Thị Xuân. Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi tiếp cận với Đại Úy Mai- Nữ quân nhân QL.VNCH- và rất ngại ngùng cho nữ Đại Úy, một khi trở thành thân phận nữ tù binh chiến tranh như cánh mày râu chúng tôi!?
Đồng tù, chúng tôi rất trân trọng và quý mến nữ Đại úy như một " Cánh Hoa thời loạn, lạc giũa rừng gươm" dù lớn cấp bậc hơn, nhưng chúng tôi vẫn quý nàng như chi1ng thương cấp của mình. Ví như bọn vệ binh đỏ VC có sàm sở với Đại Úy Nữ Quân nhân này, chúng tôi sẵn sảng chiến đấu!? vì tình " huynh đệ chi binh.." với chút tình ngưởng mộ sắc đẹp kiêu hùng và anh dũng, dám đi tù cải tạo như nành!!!
Chúng tôi có duyên hội ngộ trong tù Cải tạo Long Khánh, và cùng chung số phận sống chết trong trận " Đạn Nổ Trong Tù Cải Tạo Long Khánh " do cuốn hồi ký tôi viết, liên kết:
http://vietnamesebooks.blogspot.com/2011/03/no-trong-tu-cai-tao-long-khanh-huynh.html
Chúng tôi, ở riêng nhau, và cách nhau một hàng rào kẽm gai dày dặt. Mỗi khii lao động noài nông trường về, có hái vài trái bắp, đào ít củ khoai mì; đợi lúc đêm về, lủ vệ binh đỏ nhủ gục,anh em chung tôi quăng mạnh qua rào, để cho các nàng đở đói lòng...!!!
Chúng tôi xem chị em nữ quân nhân nầy như chính vợ con gia đình mình...Mỗi khi nhìn họ vất vã lao cải tong tù,mà cảm thấy thương thương nhớ vợ nhà...!!!
Nữ quân nhân QL.VNCH
Huỳnh Mai St.8872
{ Đồng tù cải tạo}

"cải tạo" ở Z30D

Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa


Mũ Đỏ Võ thị Vui, một trong những Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà có bằng nhảy dù đầu tiên cuả Quân Đội.

Chân thành cảm ơn Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu đã mang đến cho chúng ta bức chân dung tuyệt đẹp đến chạnh lòng của người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, nó phô diễn hầu hết các nỗi đau đứt ruột, lòng hi sinh vô hạn cùng sự chịu đựng phi thường khó mà tưởng tượng nổi

Ngày không xa, lịch sử sẽ phải giành cho các Chị, người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, các Anh thư Việt nữ, một vị trí xứng đáng để cho Dân tộc ghi ơn và Tổ quốc ghi công.


Đoàn Nữ Quân Nhân được thành hình là một sức mạnh lôi cuốn phái nử đứng lên đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản xâm lăng. Chính vì lòng yêu nước đã hối thúc quý chị đang tuổi thanh xuân với ý chí quật cường đã quyết tâm xa học đường để bước vào quân ngũ cùng nam giới bảo vệ quê hương. Khắp miền đất nước VNCH, từ sông Bến Hải đến vùng đồng bằng Cửu Long tận mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có mặt nữ quân nhân với bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ quân phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.

Chúng tôi xin cảm ơn sự quyết định của quý chị đã chấp nhận là một thành phần của QLVNCH. Nói về sự hy sinh và sức chịu đựng của quý chị thì không có lời nào có thể nói hết được. Ngày trước, quý chị vừa làm bổn phận và trách nhiệm trong quân đội lại còn phải lo chăm sóc cho gia đình, có chị còn phải hồi hộp ngày đêm, ôm con lo lắng cho bước đi của chồng trong vùng nguy hiểm, nghe tiếng đạn pháo nổ hay hỏa châu rơi mà suốt đêm không ngủ.


Rồi ngày tang thương của đất nước xẩy đến, là ngày đổ vỡ và chia lìa của dân tộc, tất cả quân cán chính, cảnh sát và luôn cả quý chị cũng bị lùa vào các trại tù dã man của việt cộng. Những người còn lại trong gia đình bị tống đi vào rừng sâu nước độc, phải tự túc mưu sinh, thực chất là để cướp nhà, cướp đất, cướp của cải... Trong ngục tù cộng sản, nhiều đêm quý chị cũng khó tránh được thao thức, trằn trọc, với những tiếng nấc nghẹn ngào, những tiếng thở dài não ruột trong im lặng buồn tênh với sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau. Bờ vai đã ướt lạnh mà sương gió cứ bám theo, chân đã mỏi mà đường về thì vẫn mịt mù.

Đại Tá Trần Cẩm Hương
Trưởng đoàn Nữ Quân Nhân kiêm Chỉ Huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân Nhân


Những giọt lệ rơi xuống không vì thân phận của một ai mà là những giọt lệ dành cho Miền Nam Việt Nam đau thương tang tóc. Bọn cộng sản đã vắt kiệt sức lực các chị, đày đọa, sỉ nhục, đem tuổi trẻ và tài hoa của các chị chôn vùi dưới gốc cây, bụi cỏ. Chính sách bỏ đói mà phải lao động cực khổ là phương cách giết người thâm độc nhứt của bọn cộng sản. Dù bị hành hạ, đói lạnh quý chị vẫn bước qua ngưởng cửa sống và chết để chứng minh được phẩm giá của con người. Quý chị đã gánh trọn nỗi khổ người dân mất tự do: nỗi đau của người vợ xa chồng, người mẹ xa con, vừa nén đau thương, vừa đối diện với bọn cộng sản tàn ác.


Những điều đó không làm quý chị ngã lòng mà càng thôi thúc quý chị phấn đấu, trưởng thành trong kinh nghiệm để vượt qua mọi khổ nạn. Đó là những Nữ Quân Nhân với nghị lực phi thường và sức sống vô cùng mạnh mẽ .


Với lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay phất phới trên khắp phố phường, với tiếng hát Quốc Ca vang rền thôn xóm, đây là tiếng gọi công dân tiến lên cho công cuộc bảo vệ đất nước và nung đúc hào khí Diên Hồng năm xưa? Ai mà chẳng mang trong mình một thứ tình đất nước thiêng liêng sâu nặng. Vì tương lai tươi sáng của đất nước và tinh thần dân tộc đã dẫn dắt quý chị cùng gặp nhau, vì một mục tiêu duy nhất là bảo vệ chủ quyền của quốc gia.


Đoàn Nữ Quân Nhân là nơi mà quý chị đã lựa chọn, đã nổ lực phấn đấu, đã không bỏ cuộc để cùng bước lên con đường hướng tới mục tiêu chung của dân tộc. Quý chị đã không ngại gian nan để góp bàn tay vào công cuộc bảo vệ miền Nam Tự Do. Mảnh đất này đã từng thắm đỏ máu của những anh thư nước Việt khi tuổi đời đang còn tràn đầy nhựa sống. Những cô gái bình thường của ngày xưa đã trở thành những Anh Thư của ngày nay quyết không đứng nhìn đất nước bị xâm lăng, quân thù giết hại đồng bào nên đã cùng nhau đứng lên khi cuộc chiến bắt đầu. Sự dấn thân của quý chị không vì mục đích, quyền lợi cá nhân mà là một sự đóng góp cần thiết cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Và từ thời khắc đó, Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ nay đã lớn mạnh, được người Việt Nam nhắc đến như một biểu tượng của ý chí quyết tâm và bàn tay của niềm hy vọng. Người nữ quân nhân đã  hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, yểm trợ hữu hiệu cho hậu phương, luôn quyết tâm xây dựng cái đúng, cái hay, đồng thời cũng để loại bỏ cái sai, cái xấu. Quý chị đã để lại những câu chuyện đặc biệt về sức chịu đựng và lòng nhân từ trong chiến tranh. Quý chị thiết tha với đất nước và dân tộc, là những bàn tay êm ấm để xoa dịu phần nào đau khổ của người lính chiến để họ an lòng bước ra tuyến đầu lửa đạn diệt địch bảo vệ Tổ Quốc thân yêu. Mặc dầu nữ quân nhân không phải đương đầu trực tiếp với địch ngoài chiến trường, nhưng phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, gian khổ, kể cả sự nguy hiểm trong nhiệm vụ, nhiều chị cũng đã đổ máu trong những chuyến công tác như bị phục kích, giựt mìn, pháo kích ....


Trung tá Hạnh Nhơn khi còn tại ngũ.

Và người nữ quân nhân cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho. Biết bao nhiêu Việt nữ đã âm thầm hy sinh đóng góp cho công cuộc diệt nội thù và chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Các chị đã làm những gì mà một Con Người có thể làm để không hổ thẹn với lịch sử của một dân tộc bị chiến tranh triền miên này. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên quý chị. Suốt cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam, tình cảm của quý chị là ký ức luôn tràn đầy nỗi tiếc thương cho những chiến sĩ đã để lại cuộc đời trên chiến địa, những thương binh đã đem máu thắm vào lòng đất Việt.


Quý chị đã chịu đựng quá nhiều, chỉ vì quyết tâm đóng góp cho một lý tưởng cao đẹp của một dân tộc, quý chị luôn ắp ủ một hoài bảo tự do, dân chủ của đất nước trong tim. Hành động của nữ quân nhân là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ hiểu rằng quý chị luôn tiếp nối con đường của các thế hệ trước đã đi để đấp xây sự thành công tốt đẹp cho đất nước. Quý chị chính là những Anh Thư của QLVNCH, là nguyên khí của đất nước, thể hiện tinh hoa của dân tộc.

Trong nước cũng như ở hải ngoại, người nữ quân nhân vẫn sống với lòng cảm phục của người đời, không hề bị quên lãng theo tháng năm. Hình ảnh kiêu hùng bất khuất của quý chị vẫn tồn tại trong lòng chúng tôi và đồng bào Miền Nam Việt Nam.


Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga Nguyễn Thanh Thuỷ Khối Đặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia


Hôm nay, quý chị nên hãnh diện và tự hào vì quý chị đã đi qua quãng đường đầy chông gai trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, với những bước chân can đảm của một con người theo đúng nghĩa cao đẹp nhứt, rất xứng đáng là hiện thân của khí phách Bà Trưng, Bà Triệu, được khắc ghi trong trái tim của người dân Việt Nam.

Hai cánh hoa dù Nguyễn thị Dậu và Phan cẩm Phi đang  biểu diễn kỹ thuật nhảy dù ở khu huấn luyện Tân Sơn Nhứt

Nhớ lại ngày trước, trong chiến tranh, quý chị đã chăm sóc cho thương phế binh, quả phụ và gia đình tử sĩ của QLVNCH. Không phải chỉ có vậy, đôi khi quý chị còn chăm sóc luôn cả cho thương binh và tù binh cộng sản bị chúng ta bắt (Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một việt cộng. (Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông ). Còn điều quan trọng hơn nữa là quý chị đã và đang tiếp tục chăm sóc cho thế hệ tương lai. Chúng ta cần khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của các em và các cháu, để cho ngọn lửa đấu tranh của tuổi trẻ bừng sáng lên và tiến tới viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.


Hiện nay, nhu cầu tối cần thiết của chúng ta ở hải ngoại là nhu cầu đoàn kết, duy trì và phát triển tình huynh đệ chi binh trong các quân binh chủng. Chỉ có đoàn kết thì mới có thành công. Đoàn kết là bài học luôn được biến cải cho thích hợp với hiện tình, là căn bản để hành động. Đoàn kết còn là nguồn gốc của sức mạnh, là động lực, là khát vọng, là niềm tin. Đoàn kết luôn là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu để đấu tranh với cộng sản. Nhứt định chúng ta sẽ vươn xa hơn bởi sức mạnh của sự đoàn kết lúc nào cũng tiềm tàng trong tâm khảm người Việt. Chỉ có đoàn kết chúng ta mới có hy vọng diệt được nội thù và đuổi được ngoại xâm.

Trung Úy Trần Huỳnh Mai tại Bình Dương năm 1972


Trong thời chiến, dù là nữ quân nhân đã từng chứng kiến quá nhiều cảnh tượng thương tâm lẫn xót xa của thân nhân tử sĩ, nhưng quý chị cũng không thể đè nén được cảm xúc, đôi mắt của quý chị đã phải rưng rưng lệ ngập lòng uất nghẹn khi đứng trước những quan tài được phủ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đang ôm lấy hình hài của những chiến sĩ mới hy sinh cho đất nước, bên những người thân đầu vừa chít vội mảnh khăn tang với những giòng lệ tuôn trào trong đau đớn và tiếc thương. Quý chị cũng không làm sao tránh được xốn xang, khi nhìn thấy các anh thương binh VNCH vừa trở về từ chiến trường đã không còn nguyên vẹn hình hài, người không còn tay, kẻ thì mất chân, có người không còn đôi mắt để nhìn lại người thân, những chiến hửu và đồng bào thương mến của mình thì làm sao họ có thể tự mưu sinh được.



Vì nỗi đau mất mát này, nên ngày nay quý chị tuy tuổi đã cao mà lòng vẫn thấy còn nợ điều gì đó với đồng đội, bạn bè, nợ với những anh hùng đã hiến dâng đời mình cho đất nước, nợ những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể cho núi sông, nên quý chị cùng đồng đội và đồng bào tỵ nạn cộng sản vẫn tiếp tục chăm sóc cho thương phế binh và quả phụ VNCH còn lại trong nước. Nghĩa cử của quý chị đã làm cho TPB, quả phụ hãnh diện và tự hào vì luôn có những chiến hữu và đồng bào đứng bên cạnh vẫn ghi nhớ công ơn của họ, đó là ý chí quyết tâm, là truyền thống tốt đẹp của QLVNCH.


Hôm nay, tôi xin được nói lời tri ân đến những người chị đã nằm xuống cho công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam. Tên quý chị vĩnh viễn đi vào lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên ơn quý chị, người người thương tiếc quý chị, vì những gì quý chị đã để lại cho đời.


Sau hết, tôi xin gửi đến những Nữ Quân Nhân QLVNCH lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhứt đến với quý chị cùng gia đình.


Cổ Tấn Tinh Châu


05/12/2015
----


 Nữ tù nhân "cải tạo" ở Z30D

Đã quá lâu chúng tôi không đi xe hơi đường xa, xe Molotova này do tài xế công an CS lái thả giàn, mặc cho chúng tôi ngồi sau thùng xe lắc lư nghiêng ngả, nhất là khi xe rẽ vào đường rừng vừa dốc vừa nhiều ổ gà, quanh co, khúc khuỷu, xe chạy như lăn lộn, ngoằn ngoèo làm cho chúng tôi ngất ngư, choáng váng.
Xe dừng lại khoảng giữa trưa trong một khoảng sân rộng, hai tên công an đàng trước nhảy ra gọi chúng tôi xuống xe, chuyền nhau những giỏ xách xuống theo. Trời nắng gắt, chúng tôi tìm bóng mát trước một gian nhà lợp tranh dài và cao, ngồi bệt xuống đất, dựa vào nền nhà, trong lúc chờ đợi tên công an trưởng xa chạy đi đâu đó, có lẽ đi báo cho văn phòng trưởng trại biết chúng tôi đã đến.
Đang đưa mắt nhìn quang cảnh chung quanh, một bầu trời rộng lớn bao trùm một doanh trại xa lạ, có nhiều dãy nhà tranh ngang dọc, phên là những thân tre đóng sát vào nhau, bỗng nghe trong nhà có những tiếng gọi khẽ tên mỗi chúng tôi. Giật mình xoay vào nhà chúng tôi thấy qua các khe hở lấp lánh những ánh mắt nhìn ra, không thấy được toàn mặt nên không biết là những ai trong đó. Hình như họ đang giới thiệu chúng tôi với nhau. Một toán công an theo nhau xuống nhận chúng tôi. Bọn công an gay gắt và hỗn xược hơn bên bộ đội. Việc đầu tiên là điểm danh, sau đó là lục soát "hành lý" cá nhân chúng tôi đem theo.


- Các chị bày đồ đạc ra để khám xét!
- Ai cho các chị dùng dao găm? Các chị đem theo để làm gì đây?
- Đó là những con dao rỉ sét chúng tôi lượm được ở hố rác các trại cũ dùng để làm cỏ.
- Không được! Ở đây cấm dùng. Để riêng những đồ bằng nhôm, sắt, tôn, thép ra một bên.
Chúng tôi nhìn một cách tiếc rẻ những đồ đạc bị tịch thu, những đồ đạc nghèo nàn thân thuộc đã theo chúng tôi hơn ba năm qua, đã giúp chúng tôi rất nhiều trong lao động ở năm trại trước.
- Các chị nào có dao, kéo, đồng hồ tự giác bỏ ra hết đây, khi nào chuyển trại chúng tôi sẽ trả lại.
Chúng tôi nghe mà rụng rời, thất vọng. Tại sao lại "chuyển trại" nữa mà không nói là "khi nào về"? Mới đến đây, thật là thân gái dặm trường, chẳng biết những gì sẽ chờ đợi chúng tôi, sẽ xảy đến ở nơi khỉ ho cò gáy này...
Lại những câu đón tiếp khô khan, dằn mặt thường lệ:
- Các chị đến đây phải tuyệt đối tuân theo nội quy trại, lao động tích cực, không được có những hành động chống đối, trốn trại sẽ có những biện pháp cứng rắn đối với các chị, v.v... và v.v...
Có tiếng mở khóa và tiếng dây xích rổn rảng ở đầu nhà. Họ chỉ cho chúng tôi đến đàng kia để vào nhà bằng một khung cửa hẹp. Trong nhà có hai tầng sạp toàn bằng tre, một lớp chúng tôi nằm ở sàn trên, một lớp nằm ở dưới. Rất đông người, trong số đó, toán nữ sĩ quan Cảnh Sát VNCH đi trước đều ở đây, gặp lại nhau rất mừng rỡ, lăng xăng lo lắng cho chúng tôi. Các chị sắp chỗ cho chúng tôi để đồ đạc sắp ở đầu nằm và treo lủng lẳng trước mặt móc vào phía dưới của sạp trên. Tôi thiếp đi một lúc lâu, khi tỉnh dậy, tôi mơ màng nghe chung quanh nói chuyện lao xao:
- Chị ấy rất yếu, mỗi lần chuyển trại phải di chuyển bằng xe là chị đều bị ngất xỉu.
- Khuấy cho chị ấy một ly nước chanh đi!
Trên đời có những chuyện rất nhỏ, như ly nước chanh chẳng hạn, mà chúng ta nhớ suốt đời, vì đó là một niềm an ủi thân thương trong những ngày hoạn nạn...
Tôi ngồi dậy cùng với các chị, kể cho nhau nghe về trại cũ, trại mới. Bây giờ mới biết là mình đã được chuyển đến một trại giam có phiên hiệu Z30D cạnh ngọn núi Mây Tào thuộc địa phận Hàm Tân.
Trong nhà này chúng tôi còn ở chung với nhiều chị thuộc thành phần khác, những chị nữ dân biểu, công chức cao cấp của VNCH, các chị vượt biên bị bắt, các chị mang tội phản động, có hành động chống đối, âm mưu lật đổ "Chính Quyền Cách Mạng," và cả các nữ cán bộ, đảng viên CS bị khép tội bội phản hoặc thâm lạm của công... Các chị em phản động là những phụ nữ từng làm những việc rất có lý tưởng, thường tiếp tế vào rừng cho anh em kháng chiến sau 1975, mở quán cà phê chiêu gọi thanh niên tham gia hoạt động trong các mật khu.
Về các chị em cán bộ CS thì thật là buồn cười. Họ đã từng là các mẹ, các chị của "chiến sĩ CS," nuôi ăn, che giấu, làm giao liên, trà trộn trong dân, nằm vùng ở thôn quê, ở thành thị. Trước năm 1975 bị VNCH bắt, túng quá phải khai sự thật, chỉ điểm, làm cho các tên CS bị lùng bắt. Nay "giải phóng" thành công, các con, các em biết được nên bắt các mẹ các chị vào tù lãnh án 10 năm, 15 năm.
Sau 1975, có chị được CS chiếu cố, phân công, cho lên xe Jeep VNCH để lại, oai phong lẫm liệt đến tiếp thu các quận, các tiểu khu, nào ngờ khi giở các hồ sơ còn lưu lại của chế độ cũ, thấy những tờ giấy cam kết do các chị ký tên, chứng tỏ các chị đã được chiêu hồi và hứa hẹn sẽ làm việc cho cả hai phía để cung cấp tin tức của CS, thế là các chị lãnh án vào ở chung với chúng tôi. Bây giờ họ đã mở mắt ra để thấy rõ thế nào là CS nên rất quý mến chúng tôi.
Ba năm trước đây, chúng tôi do bộ đội CS quản lý, nhà giam trống trải vì cửa bị gỡ hết, tuy gió lùa, mưa tạt, nhưng chúng tôi được đi lui đi tới trong khuôn viên trại thoải mái hơn, tuy chung quanh trại đều có vòng đai kẽm gai rất kiên cố.
Nay, lần đầu tiên ở trong nhà tù có cửa khóa, thế là kể từ đây chúng tôi chính thức ở trong chế độ giam cầm của công an CS, tù đày thật sự. Vậy mà sau đó, đến kỳ cho viết thư về nhà, tôi có câu: "Đã mấy tháng nay rồi không nhìn thấy trăng sao, mặc dầu bị tù túng nhưng vẫn cố gắng lao động tốt để được mau về.". Thư đó đã bị giữ lại, và tôi bị gọi lên Ban Chỉ Huy nghe xài xể:
- Nhà Nước nuôi các chị như vậy mà các chị gọi là ở tù à? Giữ các chị để các chị học tập trở thành con người tốt, con người mới Xã Hội Chũ Nghĩa để sống cho hợp với nếp sống văn minh, văn hóa mới mà chị cho là ở tù. Cúp thư kỳ này!"
Tất cả ở Z30D này đều quá mới lạ một cách hãi hùng đối với chúng tôi.
Trong trại không có nước, không có giếng, không có bể nước. Tắm giặt đều ở các khu suối thật xa sau giờ lao động trên đường về. Vì vậy, muốn có nước dùng để rửa mặt đánh răng, vệ sinh, chúng tôi phải đi lao động mỗi ngày, xách theo xô để lấy nước về mà dùng. Những ai bệnh hoạn không đi ra ngoài được, mấy chị em khác về chia xẻ cho một phần nhỏ nước. Chúng tôi có một cách tắm ở nhà rất ư là hà tiện, dùng một cái ly thật nhỏ để dội từng giọt.
Số nữ tù nhân "chính trị" chúng tôi ở đây có 64 người chia làm hai đội để sinh hoạt và lao động. Mỗi sáng, đến giờ kẻng đánh, hai đội nữ sắp hàng hai ra bãi ngồi xổm xuống để đội trưởng điểm danh, báo cáo số hiện diện, số người bệnh, rồi nghe gọi tên đội để lần lượt nối đuôi nhau ra khỏi cổng trại, chia đi các phía rừng để lao động.
Bãi tập hợp rộng bao la, anh em tù từ tứ phía đến hội tụ cả hàng ngàn người. Từ trên một chòi canh cao, một tên cán bộ đứng gọi loa tên từng đội. Gió lồng lộng thổi. Cảnh tượng thật bi hùng. Cả một lực lượng đáng kể tụ họp đây kia, trong chốn đọa đày lao khổ này! Nhìn các đội nam thất thểu đi ra cổng, từng hàng đôi rách rưới, áo quần vá chằng và đụp, người đi những đôi dép mòn, kẻ chân không, đội nón rách bươm, hoặc nón vải bạc thếch, hoặc đầu trần, chúng tôi liên tưởng đến các "Cái Bang"!... Những con người đó trước đây đã từng là các cấp chỉ huy ưu tú, các chiến sĩ từng xông pha chiến trận thật anh dũng hào hùng... Họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc, cho quê hương, để đồng bào được sống yên lành trong tự do, no ấm.
Có những người tuổi đã cao, tóc đã bạc muối tiêu, thân thể gầy còm đi thất thểu trong các toán, đôi mắt không còn nét tinh anh!
Về phía chúng tôi, nào có hơn gì! Chắc chắn các anh nhìn chúng tôi cũng có những cảm nghĩ tương tự...
Từ bãi tập họp ra đến bãi lao động phải đi vào rừng sâu, cách nhà giam vài ba cây số. Chúng tôi lại cuốc đất, làm cỏ, đánh vồng trồng khoai, bắp, đậu, mồ hôi nhễ nhại. Chúng tôi lao động giáp ranh với đội nam, do đó lén nghe thì thầm nhiều tin tức mới lạ.
Đặc biệt nhất với chúng tôi là phải tắm suối. Sau giờ lao động, dọn dẹp cuốc xẻng cất vào "nhà lô" để trở về, chúng tôi được dẫn đến một bờ suối để tắm. Đi kèm chúng tôi lúc nào cũng có một nữ quản giáo và một nam cán bộ võ trang. Đến suối, tên võ trang đứng xa hơn, nữ quản giáo đứng trên bờ nhìn xuống chúng tôi để canh giữ. Chúng tôi không được bơi ra xa vì bên kia bờ suối là một gò đất có nhiều bụi cây rậm mà trước đây đã có hai cô trốn trại bơi qua đó, băng vào rừng, nhưng sau đó bị bắt lại.
Lần đầu tiên, cảnh chúng tôi tắm suối thật kinh hãi, không thể tưởng tượng nổi có ngày phải như thế! Toán chị em đã về đây từ trước nhanh nhẹn cởi quần áo để trên bờ đá, trần truồng nhảy xuống thật tự nhiên. Chúng tôi khiếp sợ! Làm sao như vậy được?! Khó quá! Chúng tôi để nguyên quần áo đi xuống nước. Thấy chúng tôi ngần ngại, các chị kêu lên:
- Cởi đại ra đi! Không kịp đâu! Chỉ có mười lăm phút vừa tắm vừa giặt. Lần đầu tụi em cũng như mấy chị, nhưng sau quen đi, không thể làm khác được.
Trời cao trong xanh, những làn mây chiều nhẹ trôi. Suối nước rất đẹp. Có những phiến đá để áo quần. Chúng tôi lúng túng. Thật xấu hổ không chịu được! Phụ nữ VN xưa nay vốn kín đáo, e ấp, thẹn thùng. Thẹn với cả trời, đất, cỏ, cây!...
- Các chị kia nhanh lên, hết giờ rồi, đi về!
Cởi dần ra dưới nước... Ngày đầu tiên tắm và giặt đều không sạch vì chậm chạp quá. Ngày thứ hai thôi đành cởi áo trước để đi xuống nước vậy, nhưng cũng không kịp. Và ngày thứ ba trở đi phải đánh liều, hễ đến suối là phải lo cởi gấp hết, nhảy ùa xuống, vừa tắm vừa giặt gấp rút mới kịp giờ. Chúng tôi có cảm tưởng như một bầy tiên nữ từ trên trời xuống trần gian bị lấy thu mất đôi cánh, như trong thời tiền sử... Thật đáng thương, thật tủi nhục không thể nào chấp nhận được! Càng tệ hại hơn, có đôi khi tắm chưa xong, chợt nhìn lên bờ cao, thấy thấp thoáng người đầu tiên của đám tù nam trên đường về sắp tới.
- Nam, nam! Các chị em la lên.
Thế là nhanh như cắt, chúng tôi nhảy lên bờ vơ vội áo quần để mặc đi về, mặt ai nấy đỏ như gấc.
Đã xong đâu! Trên đường về, đi ngang qua chiếc cầu tre, từ xa đã thấy một toán nam đang tắm dưới cầu, thế là chúng tôi phải ngẩng mặt lên nhìn trời mà đi..
Ôi! Chúng tôi đã đi lui về thời kỳ ăn lông ở lỗ...
Họ đã đối xử với chúng tôi như thế!
Có lần nữ quản giáo bệnh nghỉ, chỉ có tên võ trang đưa đi để canh gác chúng tôi lao động. Khi về đến suối để tắm, tên kia cứ đứng trên bờ cao trân trân nhìn xuống. Làm sao chúng tôi tắm được!
- Anh đi ra xa, đứng vậy làm sao chúng tôi tắm!
- Không! Các chị tắm nhanh lên!
- Thôi chúng tôi không tắm nữa, đi về!
- Có gì đâu mà không tắm? Ngày bữa gì!
- Nhất định chúng tôi không tắm.
- Thế nhỡ các chị trốn đi thì sao?
- Bảo đảm chúng tôi không trốn. Biết đường nào mà trốn?
- Không tin được!
- Đi về! Nhất định phải đi về thôi!
Chúng tôi hăng hái toan bước lên bờ đường. Tên kia nhượng bộ:
- Thôi được rồi, tôi nhìn qua phía kia. Các chị xuống tắm đi!
Tên công an võ trang ngồi xổm xuống nhìn ra phía khác.
Nhỡ anh ta quay lại thì sao?!
Đành phải xuống tắm thật nhanh mà mắt cứ phải coi chừng tên kia quay lại.
Những công việc lao động cực nhọc đến đâu, chúng tôi cũng ráng chịu được, cũng không làm chúng tôi đau khổ, bị chà đạp phẩm giá bằng cách phải đi tắm suối ở Hàm Tân (Z30D).
Thời cuộc đã làm cho chúng tôi là những kẻ sa cơ, gánh chịu vô vàn khổ nhục, nhưng vẫn tin tưởng rằng mọi hoàn cảnh đều sẽ có một lối thoát, nếu ta giữ vững được lòng tin.
Ở mỗi trại tù, mỗi sự hành hạ khác nhau. Và còn biết bao nhiêu mẩu chuyện, giai thoại về những người "Tù Cải Tạo," như những chuyện "Nghìn Lẻ Một Đêm," kể sao cho hết được!

Nguyên Hạnh

------------
  Nước mắt người  nữ Chiến hữu
                                                       *
   (Một buổi sáng mùa thu cuối tháng 8/1978, hôm ấy đội tôi lao động khổ sai gần khu nhà bọn cán bộ công an trại giam Z.30.D. Một tên nữ cán bộ yêu cầu cai tù biệt phái một người tù gánh nước cho các nhà của chúng và tôi bị chỉ định. Nhờ thế, tôi nghe tiếng khóc của một người nữ tù thuộc đội rau xanh khi đang xới đất. Và sau đó tôi biết cô là Nữ Chiến sĩ Phục Quốc.)
                                   
                                                                                
Tôi nhè nhẹ, lắng lòng nghe em khóc,
Mắt u buồn, lệ ướt đẫm bờ mi.
 Suối tóc đen, phủ ôm bờ vai nhỏ,
Lá nghiêng mình nép gọn ở quanh em.

Nghe nho nhỏ tiếng lòng em thổn thức,
Xới đất cầy, chôn giòng lệ chứa chan.
Hai thùng nước, oằn đôi vai rỉ máu,
Cuộc đời tôi, bể trăm mảnh bẻ bàng.

Tôi xót xa, chúng ta cùng cảnh ngộ,
 Kể từ ngày, dạo ấy tháng tư đen.
 Em lạc chồng con trên đường chạy loạn,
 Tôi tan hàng, gảy súng, sống ưu phiền.

  Hận Non Sông, quyết  nối giòng Trưng Triệu
  Em hiên ngang đọ sức với quân thù.
  Rồi một tối, em sa cơ thất thế,
  Trận đòn thù, đầy mối hận thiên thu.

  Lén đến đây, âm thầm nghe tâm sự,
   Chia hận sầu cùng đất cát cỏ cây.
   Tháng Tư ấy, ngày nát tan hoa đá,
   Rừng sâu ơi, có thấu nổi đau nầy.

   Khi Mẹ chết, chân tôi còn cùm xích,
   Vợ con tôi còn lây lất lao tù.
   Cả Quê hương nhuốm một màu tang trắng
   Và Giang sơn chìm đắm giữa sương mù.

    Khóe mắt em, vướng đôi giòng lệ chảy,
    Tim em chờ cuồn cuộn sóng muôn phương
    Ðâu còn thửơ tuổi làm thơ bắt bướm,
    Cài súng gươm, cung nỏ bước lên đường.

     Uất hận ấy, tôi chưa hề phai nhạt,
     Nhớ em hoài, mắt lệ ngấm tim tôi.
     Dù thời gian có làm thay  màu tóc,
     Nhưng tình quê vẫn tha thiết không nguôi.

                                      Tống phước Hiến
 :Trên chiến trường xưa Trên chiến trường xưa (33 năm sau ngày gãy súng) Hơn ba mươi năm sau, cùng với bốn anh em trong đơn vị xưa, chúng tôi trở lại Kontum tìm thăm nơi an nghỉ của những đồng đội cũ. Trong những năm 72 và 73, đơn vị chúng… Read More
 
Nguồn:: http://www.ukdautranh.com/2015/12/nhung-chuyen-ke-sao-cho-het-nu-tu-nhan.htm
 
 

Cựu Nữ Quân Nhân QLVNCH Mũ Ðỏ : Người Xưa Đâu

airborne012
 
(Bài viết dưới đây của Chiến Hữu Võ Thị Vui được ghi chép thời chị Vui còn mạnh khỏe, thời mà đôi mắt chị còn tinh anh, nay thì chị đã ra người thiên cổ; mời bạn đọc theo dõi bài viết với tấm lòng của chị với nghiệp lính và nghề văn đã một thời dấn thân cho quê hương đất nước và dân tộc).
VoThiVui
Mũ đỏ Võ thị Vui
Sau hơn hai mươi mấy năm tại xứ người lưu lạc, người quân nhân của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa xưa. Những người lính một thời mang quân phục, cầm súng giữ quê hương, ngày nay đã ra thân lữ thứ. Thỉnh thoảng có gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, nhưng khi chia tay nụ cười sao thấy ngậm ngùi. Từ kẻ ra đi năm 1975 cho đến người mới sang sau hàng chục năm bị tù đày, tâm trạng dễ giống nhau và vẫn thấy lạc lõng, thấy bơ vơ. Có chăng khi mặc lại bộ quân phục xưa trong các dịp lễ hoặc hội họp của Quân Ðội. Ta mới thấy nụ cười thực sự nở trên môi các người lính cũ đã từng tung hoành ngang dọc trên mọi chiến trường của bốn Vùng Chiến Thuật. Với nhiệm vụ người dân trong thời chiến, giữ vững an bình trên mọi nẻo đường đất nước. Trong một buổi họp mặt của binh chủng bạn, tôi đã gặp lại một cấp chỉ huy xưa. Ông là một danh tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sang đây, thỉnh thoảng gặp lại, ông luôn luôn niềm nở thân mật, hỏi han như lúc xưa. Lúc ông còn là Tư Lệnh Sư Ðoàn TQLC của QLVNCH. Một Sư Ðoàn thiện chiến mà lũ Việt Cộng nghe đến đã co cẳng chạy lẹ. Ông gặp tôi cười và nói:
  • Bà đã viết nhiều về đời lính của bạn bè, đồng ngũ thuộc các quân binh chủng, bà cũng đã viết về các Nữ Quân Nhân. Vậy tại sao bà không viết về các Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ. Tôi biết Nữ Quân Nhân thuộc QLVNCH không ít, nhưng với binh chủng Nhảy Dù chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay, tại sao không viết? – Trình Trung Tướng, các chị có Bằng Dù trong Sư Ðoàn Dù, thật ra cũng không nhiều. Ða số chuyện xảy ra trong đời người Nữ Quân Nhân Nhảy Dù toàn là chuyện cá nhân. Cho nên không có gì để viết. – Thì cứ xem như chuyện kỷ niệm của các cô gái… một thời in gót trên “không gian vương dấu giày” (thơ HHC). – Thưa, tôi sẽ cố gắng…
Vừa chào vị chỉ huy xưa, tôi cũng gặp thêm một số chiến hữu khác, ai cũng khuyến khích tôi ghi lại những kỷ niệm xưa thời trong quân ngũ. Bạn bè còn nói thêm: “Bây giờ không viết, mai mốt chống gậy sức đâu mà viết”. Viết gì đây? Tôi trả lời, thôi viết về lúc xưa các ông lén bà xã đi du dương với các em gái hậu phương được không. Bạn bè la hoảng: – Nè! Bộ muốn đốt nhà… bạn hữu sao? – Ai biểu lúc đó các ông cứ ca “Anh tiền tuyến, em hậu phương” chi? – Nhứt bà rồi đó. Thôi thì ghi lại chuyện tình của các Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ. Giữ kín quá, lâu lâu bật mí cho anh em, để bắt chước và để mừng… cho bà.
vo-thi-vuiThế là trong lúc cao hứng, lỡ hứa với người Chủ Nhiệm KBC. Cho nên đêm nay, trong căn nhà nhỏ quạnh hiu nơi góc núi, tôi để hồn trở về dĩ vãng… Năm 1955. Lúc đó tôi đã đầu quân vào Quân Ðội. Trong một dịp khao quân, tôi đã gặp Ðại Tá Ðỗ Cao Trí, trong đêm tiệc khao quân chiến thắng Bình Xuyên, ông đã gợi ý cho chúng tôi gia nhập Binh Chủng Nhảy Dù và chính ông cổ võ chúng tôi làm đơn xin được học Nhảy Dù. Lúc ấy tuổi trẻ hăng say, 30 cô gái đã tình nguyện học Nhảy Dù, cũng là khóa I Nhảy Dù của Quân Ðội do chính các quân nhân Việt-Nam thực thụ huấn luyện. Sau đợt tuyển chọn, chỉ có 9 cô thực sự được theo học Nhảy Dù, khóa II cũng chỉ có 6 cô được theo học. Nhưng trong lúc huấn luyện nhảy thi lấy bằng, một nữ phụ tá xuống dù bị gãy xương mông nên không có bằng. Thế Là QLVNCH từ năm 1955 đến năm 1966 chỉ có 14 cô thực sự có bằng. Nhưng đến năm 1960 thì hai trong 14 cô đã được theo học Nhảy Dù điều khiển, có bằng Huấn Luyện Viên Dù. Sau năm 1967 đến năm 1975, có khoảng 10 cô nữa có bằng Nhảy Dù. Lúc trước năm 1965, muốn có Bằng Dù bất luận nam nữ đều phải nhảy năm lần ban ngày và hai lần ban đêm. Sau năm 1967 thì chỉ cần bốn lần nhảy là được cấp Bằng Dù. Bởi vì nhu cầu chiến trường nên thời gian nhảy huấn luyện rút ngắn lại. Ða số quân nhân Dù mới đều thở dài nhẹ… nhỏm, và mỗi năm người quân nhân Dù phải có bốn Saut nhảy bồi dưỡng để có thể ăn lương Bằng Dù. Ðó là kể những quân nhân Dù. Còn các huấn Luyện Viên dĩ nhiên gấp 10 lần hơn, vì huấn luyện khóa nào cũng phải nhảy theo. Và trong đời lính Nhảy Dù của phái nữ có nhiều vui buồn lẫn lộn, dĩ nhiên là chuyện… đàn bà. Tôi ghi lại đây một số chị em có với tôi nhiều kinh nghiệm, nhiều kỷ niệm của người con gái mang danh là Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ.
QLVNCH_Nu_Quan_Nhan_1971
  1. Dương Thị Kim Thanh:
Chị là một cán sự y-tế ngoài đời, được phục vụ ngành Quân Y. Người miền sông Hương núi Ngự, nhưng giọng nói đã lai… Sài Gòn 50%. Chị tốt nghiệp khóa I Nhảy Dù với tôi. Cũng là một trong 9 cô Nữ Quân Nhân Nhảy Dù đầu tiên của QLVNCH. Lúc đó chị 25 tuổi, là người lớn tuổi nhất trong 9 cô. Chúng tôi xem chị như người chị cả. Hiền lành nhỏ nhẹ. Phục vụ rất tận tâm trong ngành Quân Y, tuy quân số thuộc Sư Ðoàn Nhảy Dù (lúc đó là Lữ Ðoàn Nhảy Dù). Nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Lúc ấy, 9 cô khóa I đều là độc thân (bắt buộc) nên chị là hoa khôi của Tổng Y Viện Cộng-Hòa nhờ vào chiếc Mũ Ðỏ và Bằng Dù chị mang trước ngực. (Thời đó Nữ Phụ Tá mỗi ngành đồng phục, đội mũ calos trên đầu. Chỉ có các cô gái có Bằng Dù, được Bộ TTM cho phép đội Mũ Ðỏ dù phục vụ ở đâu). Chị đã cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp các nơi và trong một Saut đặc biệt, tình yêu đã nở trên không. Ðại Úy Trương Quang Ân, người đứng thủ khoa của Võ Bị Ðà Lạt (khóa 7, năm 1952) đã cùng chị thực hiện lời ước mơ. Ðám cưới kết thúc mối tình không gian. Chị đã có ba con. Sau này chị là phu nhân Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Ông Bà đã tử nạn trong một tai nạn phi cơ trực thăng lúc đi thăm viếng tiền đồn. Ðể lại vành khăn tang trên đầu ba đứa bé, cùng một lúc mất cha lẫn mẹ. Ðêm nay ngồi đây viết đến dòng chữ này tôi đã không ngăn nổi hai dòng lệ chảy xuống thương cho ba cháu. Không biết bây giờ ra sao?
  1. Nguyễn Thị Sang:
Chị cũng cùng khóa với tôi. Nhưng phục vụ ở Ðại đội Kỹ Thuật (Trung đội gấp dù). Chị người miền Nam cao lớn hiền lành vui tánh. Tuy lúc đó 19 tuổi mà chị như con nít, giận ai thì khóc lớn, phải dỗ và năn nỉ gần chết mới chịu. Khi nghe hứa đền cho cái bánh thì cười ngay. Có một lần đi nhảy biểu diễn ở Ban Mê Thuột, nhân dịp hội chợ. Có Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chủ tọa. Sau khi nhảy xong, chúng tôi trở về, đề nghị Trung Úy hướng dẫn đi xem thác Drakling. Khi về chị xin ngừng xe một chút. Ông Trung Úy trưởng toán không chịu ngừng. Chị kêu lên nếu Trung Úy không ngừng xe thì… tui chết ông phải chịu… Có lẽ sợ trách nhiệm nên Trung Úy cho ngừng xe. Chị nhảy xuống chạy tuốt vào bìa rừng… Năm phút sau, chị hớn hở chạy ra, tươi tỉnh không cần nhìn đến nét mặt cau có của Trung Úy trưởng toán. Lên xe xong, chị nói tỉnh bơ… “Ai cũng vậy, vua chúa cũng làm dzậy mà. Có dzô thì phải… có ra chứ”. Lúc đó mọi người mới biết là chị đi thi hành cái khoái thứ… tư. Sau này, chị xin giải ngũ lý do “Má kêu về lấy… chồng”. Cho dù ông Trung Úy Trung đội trưởng gấp dù là người nổi danh khó tánh, cũng phải hi câu chấp thuận, mới chuyển đơn lên Ðại đội trưởng Kỹ thuật (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sau nầy). Nghe đâu vì sanh khó, nên chị đã từ trần. Nữ Thiên Thần thứ hai đã ra đi, để bạn bè đồng đội ngậm ngùi cho thân phận đàn bà.
  1. Nguyễn Thị Thọ:
Chị cũng phục vụ trong TÐGÐ, người Hà Nội. Vào Nam cha mẹ mất chỉ có hai chị em. Chị rất vui tánh, thực thà, một mình thay cha mẹ nuôi em nên người. Chị có nhiều Saut Dù vì tình nguyện cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp nơi. Lúc nào chị cũng thực thà nói với tôi là chị rất yêu thích miền Nam vì tính tình cởi mở, không khách sáo và trù phú dễ làm ăn, không khó khăn như ngoài Bắc quê chị nghèo nàn. Sau này chị kết duyên với một Huấn Luyện Viên Dù Cao Ðăng Huynh, một trong những huấn luyện viên nhiều Saut Dù nhất. Vì đông con nên chị đã giải ngũ. Thế là khóa I không còn lại mấy người. Hiện gia đình chị bình yên ở Việt-Nam. Các cháu đều lớn cả.
  1. Nguyễn Thị Liên:
Chúng tôi cùng chung một khóa học Dù, tuy là hai ngành khác nhau. Nhưng chúng tôi kết bạn xem như “Tình Bắc Duyên Nam”. Chị cũng là con gái Hà Nội, xinh xắn hiền lành, có hai răng thỏ rất có duyên. Sau này chị kết hôn với một sĩ quan Dù, nên giải ngũ ở nhà lo làm vợ hiền. Nhưng sau, Trung Tá Nguyễn Văn Thạnh bị Việt Cộng phục kích chết tại Vùng IV Chiến Thuật. Chị thay chồng nuôi đàn con dại. Không biết hiện giờ chị ở đâu? Tiểu bang nào? Còn nữa. Trong 9 cô Nhảy Dù được mệnh danh là Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ còn có Khánh, Hương, Hoa (một chị nữa tôi quên tên) đã có Bằng Dù nhưng giải ngũ rất sớm. Hiện tại không biết lưu lạc phương nào. Các chị có ra đi hay còn ở lại?
QLVNCH_Nhay_Du_nu_quan_nhan
Và từ khóa II thì có:
  1. Ngô Bích Lộc:
Người con gái sinh trưởng tại Thủ đô Hà-Nội. Chính gốc tiểu thư Bắc Hà, dáng gầy cao, nhìn bề ngoài giống con trai nhiều hơn gái. Nó rất tinh nghịch, nhưng mỗi lần đứng trước của phi cơ chờ nhảy chỉ cần nghe tiếng của Huấn Luyện Viên nói “Go!” là phóng ra. Nó còn nhìn lại tôi nháy mắt, hẹn sau Saut Dù phóng ra Hóc Môn ăn bì bún, cái món miền Nam nó mê nhất. Tuy là đầm Tây nhưng lại Việt-Nam hơn cả các bạn Việt-Nam. Xếp của chúng tôi lúc bấy giờ là Trung Úy Nguyễn Ngọc Hạnh (Trung Tá Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh) thường hay bắt chúng tôi ra làm “người mẫu” cho ông chụp. Lúc nào nó cũng nói thầm với tôi rằng: “Khiếp thật! Tao mà ế chồng cũng vì làm người mẫu cho Lão này, mày ạ…” Tuy thế, nó vẫn có nhiều người xin bàn tay. Nó lại dân Tây cho nên rất tự nhiên trong sự giao thiệp. Cái điều kỵ nhất của các bà xếp chỉ huy, lúc bấy giờ các bà lúc nào cũng muốn nhân viên của mình e ấp… tiểu thư. Bích Lộc chúa ghét lối giả tạo, tôi bắt chước theo. Cho nên hai chúng tôi được các bà chỉ huy liệt vào hạng “ba gai”. Sau này nó bực mình không chịu ở Quân Ðội, xin giải ngũ, ra làm phóng viên cho hãng Reuter, tiếng Anh như gió, nó sang Mỹ làm việc sớm lắm. Sau 1975, nó mở một nhà hàng trên D.C. Khách hàng của nó từ ông Tổng Thống đến các Bộ Trưởng, nhân viên ngoại giao, Thượng nghị sĩ, Dân Biểu đều đến nhà hàng của nó. Nhà hàng nổi tiếng ngon, khung cảnh đẹp. Lúc tôi sang D.C. tham dự 50 năm kỷ niệm Nhảy Dù của Quân Ðội Mỹ. Nhìn nó tiếp đãi quan khách ở nhà hàng, tôi thấy nó quyết định giải ngũ sớm là đúng. Thỉnh thoảng hai đứa gặp nhau qua phone cho dù đôi bạn lúc xưa, bây giờ có hai thứ tóc, đều làm chức… Bà cả rồi… Mà vẫn mày mày, tao tao như 40 năm về trước, gặp nhau đều khen nhau đẹp… lão.
  1. Trần Xuân Lan:
Sinh trưởng ở miền Hậu Giang, tánh thực thà. Người nhỏ con nên khi mặc bộ đồ Dù, đứng trong hàng chờ điểm danh lên phi cơ chúng tôi đều cho nó lên hàng đầu, vì sợ Huấn Luyện Viên Dù bỏ sót nó. Xuống dù luôn luôn nó xuống sau, dù là nhảy trước. Nó đủ điểm nặng chứ không dư ký thịt da nào. Chúng tôi hay chế nhạo nó đi nhảy phải đeo thêm đá. Nó giận lên mét cấp trên. Làm chúng tôi bị rầy. Tuy thế mà người chỉ huy khi nghe nó khiếu nại cũng phải nở nụ cười kín đáo. Sau lần dang dở tình yêu với một sĩ quan Mũ Ðỏ nó thề không lấy chồng nữa. Nghe đâu hiện nay nó về quê ở Sa Ðéc làm nghề y tá… vườn rất khá. Không biết có lúc nào nó nhớ lại lúc còn áo hoa Mũ Ðỏ hay không?
  1. Bùi Ngọc Thúy:
Cũng sinh đẻ tại Bắc Việt. Nhưng quê nó ở Nam Ðịnh (?) được tính thật thà. Bị bạn bè hay chế nó là “Hăng Rô”. Nó không biết, hỏi tôi rằng: “Tại sao chúng nó gọi tao tên… Tây vậy hở?” Tôi cười đáp ngay là miền Nam hay nói lái. Hăng Rô… tức là “Thưa cô rằng. Ngược là… Răng cô… thừa…” Vỡ lẽ ra, nó kêu tên tam đại tụi bạn ra chửi. Ðược thể tụi bạn còn chọc thêm. Tuy xin tình nguyện đi Nhảy Dù nhưng nó sợ lắm. Bao nhiêu lần định bỏ dở, nhờ tôi khuyến khích. Có lần được lệnh đi nhảy ở Bình Ðịnh, tôi dặn nó: “Năm giờ có lệnh tập họp. Mày nên để đồng hồ reo chứ không thì ngủ quên”. Nó hứa chắc. Saut dù biểu diễn đó, nó không có mặt lúc lên phi cơ. Hôm sau nó trình diện người chỉ huy, với khuôn mặt bầm một bên má, cánh tay thì băng bó, có giấy bác sĩ cho nghỉ ba ngày. Tôi hỏi nó tại sao? Nó mắng tôi: “Ðồ ranh con. Ông nghe lời mày nên ông không đi nhảy biểu diễn được”. Tôi ngạc nhiên nhìn nó dò hỏi nguyên nhân. Nó bảo: “Tại mày dặn để đồng hồ reo. Khi nó reo tao đang nằm mơ. Tưởng tiếng chuông phi cơ cho lệnh GO nên tao nhảy ra. Từ trên giường hai tầng nhảy xuống mang theo cả màn mền, bị bầm mặt. May mà không gãy… răng là phúc ba đời rồi. Còn hỏi gì nữa? Ông không chửi mày là may cho mày lắm rồi. Còn làm bộ tử tế hỏi móc ông hả?” Tôi thầm nghĩ: “Ðúng là đồ Bắc Kỳ chanh chua… Làm ơn mắc oán”. Nghĩ thế nhưng tôi không trả lời, hoặc nói ra ý nghĩ đó. Vì sợ nói tạc dzăn nổi giận thì tôi cũng được bác sĩ cho ba ngày… dưỡng thương. Bây giờ, nó và gia đình định cư, an lạc tại xứ… Úc. Lâu lâu, nó gọi phone sang kêu: “Mày, mày chịu khó sang tao chơi. Tao đãi mày… Mít Ðặc”. Già rồi vẫn còn con nít và mái Tây Hiên của nó vẫn còn… chưa rụng.
8. Nguyễn Thị Thân:
Chị này lớn tuổi nhất của chúng tôi lúc bấy giờ. Chị cũng sinh trưởng ở Bắc Việt, người quê Phát Diệm. Chị góa chồng lúc còn ở Hà Nội, rất xinh đẹp, mắt bồ câu, da trứng gà. Người cao lớn như đầm. Nhưng chỉ giống đầm về nhan sắc và vóc dáng. Khi chị nói thì sặc thổ âm quê của chị. Ví dụ, chị hay lộn chữ D thành chữ R và ngược lại. Khi nhảy dù xuống bãi, thì lệnh bắt buộc cuốn dù lại cho vào bao và vừa chạy về địa điểm tập họp trình diện Sĩ quan Bãi nhảy. Vừa chạy vừa kêu to là “Nhảy Dù cố gắng”. Bất luận nam hay nữ đều phải theo lệnh này. Cho nên chị cũng không ngoại lệ… cứ vừa chạy… vừa la to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”. Tôi và Bích Lộc chạy theo sau cũng gào to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”. Chị quay lại mắng ngay “Nằm kí rì mà to mồm vậy…? Ðồ khỉ gió…” Lũ “khỉ gió” cứ ngoác mồm la “Nhảy… Rzù… cắn gố…” (cố gắng). Chị là người cẩn thận, lúc đi nhảy chị băng độn hai đầu gối bằng băng cứu thương thật dầy. Chị nói rằng khỏi sợ bị trầy đầu gối khi xuống dù, mặc jupe không đẹp. Nhưng chị không nhớ là đầu gối không quan trọng bằng đầu, chân và mông khi xuống dù. Sau này chị tái giá với một sĩ quan Dù, có thêm năm con. Hiện chị ở trên Washington State từ 1975.
9. Mai Thị Minh:
Nũ đỏ Mai thị Minh
Nũ đỏ Mai thị Minh
Nếu chị Thân là hoa khôi của Dù từ năm 1956 đến 1960, thì Mai Thị Minh là hoa khôi Dù từ năm 1962 đến 1975. Nó đúng là con gái Hà Nội chính cống. Nhà giàu, chính Trung Tướng Thiệu, Ðại Tướng Viên lúc còn trẻ ra Bắc cũng thuê nhà của nó mà ở. Sau di cư vào Nam, gia đình bẩn chật, nên nó vào Nữ Phụ Tá. Ðúng gái Hà Nội, đẹp và tiếng nói dịu dàng mọi người đều công nhận. Phục vụ tại bệnh viện Ðỗ Vinh của SÐND. Có một vài “bà bác sĩ” (có nghĩa là vợ của bác sĩ) thấy nó bèn ôm ghè tương, nếu hôm đó ông chồng trực tại bệnh viện. Thật tội cho nó vì nó không bao giờ trực đêm cả. Vì nó độc thân nên có nhiều anh hùng để mắt. Có lẽ vì tưng tiu, nó vẫn còn hình bóng của người anh hùng TQLC năm nào ngã gục trên chiến trường ở tận địa đầu giới tuyến, để lại vết thương lòng cho Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ tài sắc. Hiện nay nó ngày ngày một gánh bún riêu dạo khắp xóm bán nuôi thân. Có ai ngờ người đàn bà lam lũ kia đã có một thời nổi tiếng Hoa Khôi Mũ Ðỏ giầy Saut, nón đỏ áo hoa đã làm một anh hùng nghiêng ngửa…
Còn nhiều nữa. Nào Nguyễn Thị Nguyên Hoành, Lữ Thị Tám. Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Thị Hợi, Phan Cẩm Phi, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Ðào Thị Phùng, Võ Thị Vui. Những Nữ Thiên Thần Mũ Ðỏ của Quân Lực VNCH lúc xưa. Nay người ra thân lữ thứ, người còn lại quê hương với bao nỗi xót xa. Có lúc nào nhớ lại lúc xưa “không gian vương dấu giày” (HHC). Lúc còn đội chiếc Mũ Ðỏ, tung mình ra không trung mang lại hãnh diện cho con cháu Triệu Trưng. Nếu nhớ lại vô tình dòng lệ tiếc thương lặng lẽ chảy xuống khóc cho mình hay người Nữ Quân Nhân Dù khóc cho quê hương  ?
Võ Thị Vui
Nguồn :Nhảy Dù
C130

Nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2015/06/14/cuu-nu-quan-nhan-qlvnch-mu-do-nguoi-xua-dau/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét