Nhật ký yêu nước đang ở trên Facebook. Để kết nối với Nhật ký yêu nước, hãy đăng ký Facebook hôm nay.
Nhật ký yêu nước
[Ơn boác ơn đoảng]
BO BO KÍU ĐÓI
Trong hồi ký của mình, nguyên phó thủ tướng Trần Phương kể: “Nhiệm vụ nặng nhất của Chính phủ và của phó thủ tướng phụ trách lưu thông hồi ấy là chạy gạo. Nhu cầu gạo ăn và thóc giống mỗi năm phải đảm bảo tối thiểu 300kg thóc/đầu người.
Dưới mức ấy phải “vác rá” đi xin viện trợ của các nước anh em hoặc vay nợ để mua lương thực”. Chính vì tình hình nghiêm trọng như vậy nên cơ cấu bữa ăn được độn cả rau, khoai vào, mà đặc biệt là bo bo đã thành nỗi ám ảnh của người dân.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, kể khi còn đi học đã thấy Liên Xô và nhiều nước khác trồng bo bo, nhưng họ ít sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho con người.
Tinh bột chủ yếu trong bữa ăn của họ là khoai tây, bột mì đã qua chế biến và một ít cơm gạo. Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến (sorghum), là loại cây chịu hạn rất tốt.
Vẻ ngoài của nó rất giống cây bắp, nhưng trổ ra chùm nhiều hạt nhỏ như hạt đậu ở phần ngọn. Bo bo có vỏ rất cứng không thể nấu ăn trực tiếp như kiểu người Việt từng phải ăn. Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước khác từng viện trợ và bán nợ bo bo cho VN làm lương thực. Ngoài ra cũng có một số thực hiện theo nghị định thư hàng đổi hàng.
Ngoài bo bo, người dân VN còn ăn độn lúa mì và lúa mạch nguyên hạt chưa xay, được quen gọi chung là bo bo. Theo giáo sư Mai Văn Quyền - chuyên gia cây lương thực, từ thời chiến miền Bắc VN đã nhập lúa mì (wheat) nguyên hạt từ Liên Xô về làm lương thực tạm.
Để làm thực phẩm cho con người phải qua xay xát thải cám, lên men thành bột mì nhưng nhiều đợt VN không có điều kiện làm kịp nên đưa thẳng đến người dân. Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn tự giã làm bột, nhưng vẫn dai cứng do không lên men được.
Đặc biệt, lúa mì được nhập thời kỳ ấy có phẩm cấp thấp từ đầu nguồn, lại tiếp tục bị suy giảm ở khâu vận chuyển nên thành “miếng khổ nhớ đời”. Miền Bắc từng trồng thử lúa mì vào vụ đông xuân với năng suất 2-3 tấn mỗi mẫu trong thời gian 80-90 ngày nhưng không phát triển đại trà được vì sâu bệnh...
Riêng lúa mạch (barley) chủ yếu dùng trong công nghiệp chế biến rượu bia, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học. Một số ít được làm bánh kẹo truyền thống nhưng phải qua xay xát kỹ và trộn thêm với các loại bột khác như bột mì, bắp và sữa.
Nó không được làm thức ăn trực tiếp như gạo nấu cơm ăn ngay cho con người. Tuy nhiên, người VN cũng từng trệu trao nhai nó trong thời đói kém.
Theo Tuổi Trẻ: http:// tuoitre.vn/tin/ chinh-tri-xa-hoi / phong-su-ky-su/ 20150408/ bo-bo-tu-dau-ra/ 731006.html
Ảnh: Người dân TP HCM xếp hàng đợi mua gạo ở một cửa hàng lương thực năm 1985
fb Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và cách mạng
Kili
BO BO KÍU ĐÓI
Trong hồi ký của mình, nguyên phó thủ tướng Trần Phương kể: “Nhiệm vụ nặng nhất của Chính phủ và của phó thủ tướng phụ trách lưu thông hồi ấy là chạy gạo. Nhu cầu gạo ăn và thóc giống mỗi năm phải đảm bảo tối thiểu 300kg thóc/đầu người.
Dưới mức ấy phải “vác rá” đi xin viện trợ của các nước anh em hoặc vay nợ để mua lương thực”. Chính vì tình hình nghiêm trọng như vậy nên cơ cấu bữa ăn được độn cả rau, khoai vào, mà đặc biệt là bo bo đã thành nỗi ám ảnh của người dân.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, kể khi còn đi học đã thấy Liên Xô và nhiều nước khác trồng bo bo, nhưng họ ít sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho con người.
Tinh bột chủ yếu trong bữa ăn của họ là khoai tây, bột mì đã qua chế biến và một ít cơm gạo. Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến (sorghum), là loại cây chịu hạn rất tốt.
Vẻ ngoài của nó rất giống cây bắp, nhưng trổ ra chùm nhiều hạt nhỏ như hạt đậu ở phần ngọn. Bo bo có vỏ rất cứng không thể nấu ăn trực tiếp như kiểu người Việt từng phải ăn. Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước khác từng viện trợ và bán nợ bo bo cho VN làm lương thực. Ngoài ra cũng có một số thực hiện theo nghị định thư hàng đổi hàng.
Ngoài bo bo, người dân VN còn ăn độn lúa mì và lúa mạch nguyên hạt chưa xay, được quen gọi chung là bo bo. Theo giáo sư Mai Văn Quyền - chuyên gia cây lương thực, từ thời chiến miền Bắc VN đã nhập lúa mì (wheat) nguyên hạt từ Liên Xô về làm lương thực tạm.
Để làm thực phẩm cho con người phải qua xay xát thải cám, lên men thành bột mì nhưng nhiều đợt VN không có điều kiện làm kịp nên đưa thẳng đến người dân. Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn tự giã làm bột, nhưng vẫn dai cứng do không lên men được.
Đặc biệt, lúa mì được nhập thời kỳ ấy có phẩm cấp thấp từ đầu nguồn, lại tiếp tục bị suy giảm ở khâu vận chuyển nên thành “miếng khổ nhớ đời”. Miền Bắc từng trồng thử lúa mì vào vụ đông xuân với năng suất 2-3 tấn mỗi mẫu trong thời gian 80-90 ngày nhưng không phát triển đại trà được vì sâu bệnh...
Riêng lúa mạch (barley) chủ yếu dùng trong công nghiệp chế biến rượu bia, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học. Một số ít được làm bánh kẹo truyền thống nhưng phải qua xay xát kỹ và trộn thêm với các loại bột khác như bột mì, bắp và sữa.
Nó không được làm thức ăn trực tiếp như gạo nấu cơm ăn ngay cho con người. Tuy nhiên, người VN cũng từng trệu trao nhai nó trong thời đói kém.
Theo Tuổi Trẻ: http://
Ảnh: Người dân TP HCM xếp hàng đợi mua gạo ở một cửa hàng lương thực năm 1985
fb Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và cách mạng
Kili
319 người thích nội dung này.
Đình Thoan
Ơn
Đoảng ơn Boác đã vào miền Nam giải phóng người dân Sài Gòn khỏi ăn bơ
thừa sữa cặn của Mẽo. Và ban phát cho họ được nếm mùi cao lương mỹ vị
nhai bo bo của Xô Tàu. " Cơm no áo ấm nhớ ơn Đoảng, Độc lập tự do nhớ
Boác Hù "
67 · 3 Tháng 4
Nguyễn văn Nguyễn
Tú tài chận dê
ABC làm việc . khỉ ở rừng xuống làm kinh tế . còn thành phần trí thức bắt đi tù biểu ko ăn bobo khoai mì độn mới lạ
ABC làm việc . khỉ ở rừng xuống làm kinh tế . còn thành phần trí thức bắt đi tù biểu ko ăn bobo khoai mì độn mới lạ
22 · 3 Tháng 4
Nghia Huu Le
Nhờ SÁNG KIẾN ĐỘC-ĐÁO của đãng ta, nếu thiếu không đủ 300kg/đầu người trong 1 năm, thi TRỘN CÁT + SẠN vào nữa là đủ chỉ tiêu.
1 · 3 Tháng 4
Ri Do
cac
thánh noi sao chứ. trong sach giao khoa co noi la nguoi dân an khoai
dộn bobo dộn dau . toan nói la nho on dảng . on bác ma viet nam moi am
no ko con dói khat nhu truoc dat nuoc bjnh yen , cang ngay di len va
hien giờ dang dứng dầu dông nam á mà. xuat khau lua thoc càfê . tieu
dieu , dung dau the gioi ma . nan tham nhung hối lộ o viet nam da ko con
. sach giao khoa noi vay dấy . tac ca deu la nhờ ơn dảng , ơn bác .
4 Tháng 4
Bob Nguyen
Nhờ ơn trên nên miền nam mới biết đc món bobo trứ danh của xứ thiên đường!!!!
Đã chỉnh sửa · 4 · 3 Tháng 4
Joseph Tran
Ám
ảnh một thời bo bo và khoai mì khô hấp ăn thay cơm. Từ hòn ngọc viễn
đông đã trở thành cái hòn gì không tiện nói ra. Kinh khủng!
2 · 3 Tháng 4
Trần Đình Huấn
Ko giải phóng cho bọn mài thì giờ bọn mài đang kéo xích lô hoặc ra đảo bốc vác làm nô lệ rồi. Giờ ngồi đấy mà kêu gào
3 Tháng 4
Kiên Bright
Có 40 năm giải phóng mà đất nước mình được như ngày nay.còn gì để nói nữa ko
2 · 3 Tháng 4
|
Yến Vi
Trước
khi mấy bu phương Tây nhảy vô "dân chủ hóa Việt Nam", tất cả người dân
đều không hề biết đến phải ăn những thứ ấy! Đến bây giờ, món quà đó còn
đc các bợ đít đem ra như một nỗi nhục cho sự tung hô Tây Phương Vạn Tuế
gia
1 · 3 Tháng 4
Nguồn: https://m.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/1342087262484684:
Xem thêm
Sách kể chuyện Sài Gòn thời thiếu ăn được tái bản
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/sach-ke-chuyen-sai-gon-thoi-thieu-uoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét