Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

HÒA GIẢI DÂN TỘC

Hòa giải dân tộc

Hòa giải dân tộc – thực tế hiện nay (phần 1):
Tại sao cùng một giống nòi mà phải Hòa Giải Dân Tộc ? chỉ giải thể chế độ cộng sản là HÒA rồi, không cần gì phải GIẢI cả. Tại vì sự CHIA RẼ xuất phát từ đảng Cộng Sản Bắc Việt tạo ra. Đảng tuyên truyền và giáo dục gây sự chia rẽ Dân Tộc để độc tài cai trị.(Hải)

Chân Như, phóng viên RFA
2015-04-08
1.cauhienluon1
Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải – Vĩ tuyến 17,
giới tuyến ngày xưa chia cắt 2 miền đất nước.
Xomnhiepanh.com
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này và suy nghĩ của họ về sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai ? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền tải đến quý vị và các bạn cho đến hết ngày 30/4/ 2015.

Tuần này chúng tôi bắt đầu mời quý vị đến với phần hòa hợp và hòa giải dân tộc, cái nhìn của giới trẻ về vấn đề này.
Chân Như: Theo các bạn cảm nhận, sau 40 năm kết thúc cuộc chiến, dân tộc Việt Nam hiện nay có thực sự đoàn kết, hòa giải hay chưa ?
Lã Việt Dũng: Sau 40 năm kết thúc cuộc chiến tôi cảm thấy chưa có đoàn kết và chưa hòa giải thật sự. Thậm chí việc mâu thuẫn cũng như mất đoàn kết còn gia tăng, bởi vì dân tộc chúng ta cũng rất bi thương ở cuộc chiến mà đối với cộng sản miền Bắc là cuộc chiến giải phóng đất nước, nhưng với nhiều người là nhồi da xáo thịt.  Và sau kết quả của cuộc chiến thì từ năm 1976 chúng ta có đến hơn hai triệu đồng bào phải vượt biên tị nạn ở các nước khác.  Điều này tạo ra sự khó khăn trong vấn đề về xã hội ở Việt Nam. Bây giờ, theo tôi cảm nhận các vấn đề về hòa giải hòa hợp và đoàn kết chưa giải quyết được bao nhiêu mà đang có xu hướng mâu thuẫn và tăng lên nhiều.
Nhật Thành: Em cũng bổ sung thêm cụ thể những vấn đề gây ra mất đoàn kết.  Thứ nhất vấn đề giữa hai  thể chế cũ và mới vẫn chưa hòa hợp thật sự. Vấn đề quan trọng hơn là về các dân tộc (thiểu số) vì theo mình biết những dân tộc như Chăm, H’mong vẫn tồn tại những mâu thuẫn rất lớn vì phía chế độ CS họ can thiệp quá nhiều vào đời sống (của người dân tộc).Vì thế  âm ỉ trong người dân tộc vẫn còn có những sự chia rẽ nhất định, càng ngày họ càng bức xúc nhiều.
Quang Sơn: Theo em sau 40 năm công cuộc hòa giải của đất nước Việt Nam mình vẫn chưa được hoàn thiện và hầu như rất chậm chạp giữa những người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại. Ngay chính bên trong đất nước Việt Nam này họ cũng đang có sự không hòa hợp được với nhau.  Ví dụ đơn giản: người miền Bắc ghét người miền Trung, người miền Nam thì ghét người miền Bắc. Ngay chính bản thân nội tại trong một đất nước nó đã không hòa hợp hòa giải với nhau rồi thì nói gì đến việc người Việt Nam trong nước hòa hợp được với người Việt Nam ở hải ngoại, chính quyền cũ hòa hợp với chính quyền mới. Chúng ta thấy rằng dân tộc mình rất là bi ai ở chỗ là nếu mà nhìn sang nước Mỹ chẳng hạn em thấy lịch sử nước Mỹ từng có một cuộc nội chiến phân chia Nam Bắc, mà tại sao khi họ thống nhất được với nhau rồi đến bây giờ chính ngày tưởng niệm đó thì người dân nước Mỹ đâu có phân biệt miền Nam miền Bắc đâu. Họ tưởng niệm chung cho tất cả các chiến sĩ đã hy sinh cả hai vùng miền. mà tại sao dân tộc Việt Nam của mình lại không được như thế thì công cuộc hòa giải này nó rất còn lâu lắm.
Chân Như: Vậy thì, điều gì đã khiến cho quá trình hòa giải dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh giữa người Việt và người Việt diễn ra chậm chạp và khó khăn đến vậy ?
Lã Việt Dũng: Trước khi nói về nguyên nhân, thì tôi vẫn nghĩ là cái tác nhân nào đã gây ra việc hòa giải diễn ra chậm chạp và khó khăn. Theo tôi thấy người Việt Nam từ trước tới nay có một nguyện vọng rất là mãnh liệt và chính quyền cộng sản đã dung chính điều đó: nguyện vọng thống nhất đất nước.  Chúng ta thấy bảo người miền Bắc ghét người miền Nam hay ghét người miền Trung hay giữa các dân tộc ghét lẫn nhau thì tôi thấy về mặt con người thì chắc không phải như vậy. Con người chúng ta thường là hiền hòa nhân hậu và rất là thân ái với nhau; Chúng ta luôn luôn có xu hướng muốn đoàn kết gắn bó và hòa hợp với nhau, thống nhất với nhau.  Quan trọng nhất vẫn là tác nhân cuối cùng :chính quyền.  Có hai yếu tố gây ra làm việc hòa giải chậm và khó khăn- một là yếu tố chính trị- hai là yếu tố văn hóa.  Yếu tố chính trị thì cũng như Sơn vừa nói là trong cuộc nội chiến  của nước Mỹ chẳng hạn, chúng tôi được biết là sau kết thúc chiến tranh người miền Bắc thắng trận thì họ đứng lại và chào người miền Nam. Họ tạo ra  cảm xúc cho người miền Nam rằng là đây không phải là cuộc chiến thắng thua mà đây là một cuộc chiến để chúng ta thống nhất để cùng xây dựng lại nước Mỹ.
Trong cuộc nội chiến của nước Mỹ chẳng hạn, chúng tôi được biết là sau kết thúc chiến tranh người miền Bắc thắng trận thì họ đứng lại và chào người miền Nam. Họ tạo ra cảm xúc cho người miền Nam rằng là đây không phải là cuộc chiến thắng thua mà đây là một cuộc chiến để chúng ta thống nhất để cùng xây dựng lại nước Mỹ
Lã Việt Dũng
Thế nhưng ở Việt Nam đến ngày 30/4 thì những người CS họ kỷ niệm ngày gọi là giải phóng còn những người phía miền Nam, đặc biệt là những người phải đi ra nước ngoài thì đó là ngày quốc hận.  Và đến ngay Võ Văn Kiệt cũng phải nói một câu ngày 30/4 là “một ngày có hàng triệu người vui và có hàng triệu người buồn”. Do đó tôi cho rằng vấn đề về góc độ chính trị, nếu đảng CSVN không thay đổi góc nhìn về những gì mà họ đã gây ra, những gì mạ họ sẽ tiếp tục tuyên truyền, rêu rao đấy là thắng lợi mà họ không nhìn cụ thể vấn đề quan trọng của một đất nước, của một dân tộc bây giờ chính là cần hòa giải hòa hợp, thì việc hòa hợp hòa giải sẽ rất là khó.
Một anh bộ đội miền Bắc đứng gác bên này dòng sông Bến Hải trước năm 1975
Một anh bộ đội miền Bắc đứng gác bên này dòng sông Bến Hải trước năm 1975
Vấn đề thứ hai tôi nói về văn hóa. Như anh Thành cũng nói giữa các sắc tộc Việt Nam và như Sơn nói giữa các vùng miền, thì đúng là có những vấn đề về sắc tộc như vậy nhưng nó vẫn xuất phát từ quan điểm rằng nếu chúng ta nhìn nhận Việt Nam là một đất nước đa văn hóa đa sắc tộc thì chúng ta hoàn toàn có thể  thấu hiểu nhau hơn, có những chia sẻ, thương yêu nhau hơn trong một nền tảng Việt Nam chung.  Tôi cũng rất không hài lòng với việc chính quyền CSVN thường xuyên tổ chức ngày quốc tổ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhưng đấy là ngày quốc tổ của người Kinh, chứ hoàn toàn không phải là của người Chăm, Khmer hay H’mong mà những ngày của người Khmer hay H’mong của những (sắc tộc) khác thì họ không tổ chức làm cứ như cả Việt Nam là dân tộc của người Kinh vậy.  Tôi thấy đó chính là tác nhân mà chính quyền thiếu trong những việc về chính trị và văn hóa vì những cách hành xử như vậy nó làm cho quá trình hòa hợp hòa giải rất là khó khăn.
Nhật Thành: Thành thấy vấn đề hòa giải quan trọng nhất là hai bên phải nhìn nhận những cái ưu và khuyết của nhau. Về phía CS hiện nay họ chủ trương hòa giải nhưng vẫn đứng trên phương diện là một người thắng cuộc muốn hòa giải. Cái đó dẫn đến bế tắc tại vì hòa giải thì không thể nào là một bên hoàn toàn đúng và các bên kia là sai hoàn toàn.  Họ đứng ở quan điểm đó nên công cuộc hòa giải nó sẽ không đi được một kết quả.
Quang Sơn: Em hoàn toàn đồng tình với anh Lã Việt Dũng.  Em cũng rất đồng tình ở quan điểm là do chính quyền CS này bởi vì em cảm giác rằng hình như họ đang cố tình có những chính sách gây chia rẽ dân tộc với mục tiêu chia để trị.  Em thấy nguyên nhân chính là do những chính sách và do chính quyền cộng sản nó làm cho những diễn biến của công cuộc hòa giải nó chậm chạp.
Chân Như: Qua theo dõi trên các diễn đàn trên mạng xã hội và đặc biệt là trên Facebook, chúng tôi thấy rằng: có rất đông những người bình luận gây chia rẽ dân tộc giữa người trong nước với hải ngoại, giữa những người thích và không thích chế độ Cộng sản hiện nay, giữa người Bắc và người Nam, … Nói chung, từ cả hai phía đều có thành phần như vậy. Các bạn nghĩ gì về điều này ?
Nhật Thành: Em nghĩ vấn đề tranh cãi cũng là vấn đề tuyên truyền và giáo dục. Phần đông giới trẻ trong nước hiện nay họ bị giảng dạy về lịch sử như vậy nên họ nhìn theo góc độ một chiều. Em nghĩ để mà thấu hiểu nhau hơn thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là giáo dục.
Nếu đảng CSVN không thay đổi góc nhìn về những gì mà họ đã gây ra, những gì mạ họ sẽ tiếp tục tuyên truyền, rêu rao đấy là thắng lợi mà họ không nhìn cụ thể vấn đề quan trọng của một đất nước, của một dân tộc bây giờ chính là cần hòa giải hòa hợp, thì việc hòa hợp hòa giải sẽ rất là khó
Lã Việt Dũng
Quang Sơn: Theo em ngoài lực lượng dư luận viên chịu sự tuyệt đối của ban tuyên giáo và đảng thì đa phần những bạn trẻ lên trên mạng comment hoặc bình luận những lời lẽ chia rẽ như vậy thì đa phần họ là những sản phẩm của sự nhồi sọ liên tục và họ đang bị ảo tưởng bởi chính những quá khứ huy hoàng, những quá khứ đánh thắng giặc Mỹ đánh thắng Pháp, và họ cho rằng họ có quyền lên mặt.  Theo em họ chính là sản phẩm của sự nhồi sọ.
Lã Việt Dũng: ý kiến của Sơn lúc nãy Sơn cho rằng gần như đây là một âm mưu để chia rẽ.  Thật ra thì tôi cũng không nghĩ đến như vậy, nhưng chỉ nghĩ rằng là chính quyền CS họ cũng rất cố gắng nhưng bất lực trong việc hòa hợp hòa giải. Bởi vì đúng như góc độ họ nhìn, như Thành nói, nhìn như người thắng cuộc và họ ban phát cái sự hòa giải đó cho những người khác và cách làm như vậy thì hai bên sẽ không bao giờ có sự hòa hợp hòa giải với nhau được.  Còn theo dõi trên các trang mạng, chúng tôi thấy rằng giữa việc tranh cãi, bình luận gây chia rẽ dân tộc thì chúng ta nhìn có 2 góc độ. Thứ nhất, đúng như anh Thành nói đây là góc độ về giáo dục. Giáo dục đây phần lớn là những người mà họ ở trong hệ thống giáo dục một chiều của ĐCSVN thì thực tế, họ không có cái thói quen để tư duy độc lập và họ không có thói quen tìm tòi thông tin do đó họ được dạy như thế nào thì họ sẽ phát biểu như vậy. Tôi cũng rất thông cảm và tỉnh táo bởi vì có rất nhiều người hải ngoại họ đã phải hy sinh cả cuộc đời, hy sinh gia đình tài sản vợ con khi đặt chân lên xứ người. Hiện nay trong quá trình thông tin qua facebook chẳng hạn thì quyền trao đổi thông tin giữa người với người đã được nhiều hơn, họ cũng có một số tương đối cực đoan.
Đầu tiên mình phải nhìn nhận một cách là thông cảm bởi vì phải đặt mình vào địa vị của họ thì mình mới hiểu được.  Tuy vậy, nhiều khi tôi cũng muốn khuyên họ rằng họ cũng phải nhìn vào vấn đề chung khi chúng ta tranh luận, trao đổi thì chúng ta cần phải có một mục đích và việc cực đoan quá nhằm mục đích gì? Với một người Việt ở hải ngoại, đôi khi tôi cũng không biết mục đích của họ khi họ trao đổi như thế thì họ chửi chính quyền CS. Vậy thì mục đích của họ là gì?  Nhưng ví dụ như anh Điếu Cày sang có một tiêu chí rất rõ ràng đó là đấu tranh cho ngày trở về. Và điều đấy nhiều khi đã làm tôi cũng bừng tỉnh ra rằng rõ ràng người hải ngoại rất tha thiết ngày trở về. Nếu họ muốn đấu tranh cho ngày trở về, tôi nghĩ họ phải bớt cực đoan xuống để làm sao đó ngày trở về một là chóng đến hơn hai là khi trở về thì giữa vòng tay của mọi người chúng ta được hòa đồng hơn. Đấy là suy nghĩ của tôi.
Chân Như: Vì tương lai của đất nước Việt Nam, các bạn mong muốn điều gì trong tiến trình hòa giải dân tộc và hàn gắn vết thương chiến tranh ?
Nhật Thành: Điều mà Thành muốn nhất đó là cả hai phía nên nhìn vào một điểm chung đó là vấn đề một Việt Nam tương lai, là một Việt Nam có dân chủ và đầy đủ tất cả các quyền tự do cho mọi người- tùy quan điểm tùy đảng phái họ đều có thể sống ở Việt Nam. Hiện nay, quan điểm của hai bên vẫn là quan điểm loại trừ nhau tức là một là CS hai là Cộng Hòa thì cái đó sẽ không đi đến một giải quyết rốt ráo được.  Thành mong muốn nhất là tất cả mọi người dù ở phía nào nếu mà nhìn được một điểm chung thì sẽ tìm được một giải pháp chung cho Việt Nam và từ giải pháp đó ở trong một vị trí trong một hoàn cảnh của mỗi người thì họ sẽ có những hành động thiết thực hơn.
Điều mà Thành muốn nhất đó là cả hai phía nên nhìn vào một điểm chung đó là vấn đề một Việt Nam tương lai, là một Việt Nam có dân chủ và đầy đủ tất cả các quyền tự do cho mọi người- tùy quan điểm tùy đảng phái họ đều có thể sống ở Việt Nam
Nhật Thành
Quang Sơn: Em với tư cách là một người trẻ em không nhìn nhận quá khứ. Thế hệ bọn em nói chung là chưa đủ tư cách và chưa đủ sự độc lập để phán xét về quá khứ của chính cha ông của mình nên em chỉ nhìn nhận về hiện tại và tương lai. Em thấy với hiện tại và tương lai của Việt Nam quá u tối như vậy và trước mối đe dọa của Trung cộng thì việc hòa hợp hòa giải của dân tộc Việt Nam mình cần hơn bao giờ hết. Muốn được hòa hợp hòa giải được như vậy thì chính quyền CS này họ cũng cần bắt đầu dân chủ hóa, bắt đầu có những chính sách mở cửa.  Và những đồng bào hải ngoại cũng phải có những cái gọi là bớt những tư tưởng tiêu diệt CS và em muốn trong một vài năm nữa hoặc năm nay thì những người đồng bào hải ngoại có thể trở lại Việt Nam trong vòng tay của những người anh em trong nước. Bản thân em em luôn luôn chờ sự trở về của mọi người.
Lã Việt Dũng: Nếu mà gọi là mong muốn thì có 2 mong muốn: một là phía bên trên (cũng như mọi người nói) là ĐCS phải thay đổi, nhìn nhận vấn đề về hòa hợp hòa giải dân tộc là một trong vấn đề rất quan trọng. Họ cần phải thay đổi trong nhận thức trong suy nghĩ và trong các tuyên truyền để đảm bảo được việc đó.  Thứ 2, từ lâu nhiều người dân Việt Nam và chúng tôi cũng không đợi hay đúng hơn là không thể trông mong được cộng sản thay đổi. Bản thân mỗi người chúng ta đều cần phải có ý thức đấu tranh để đòi được quyền lợi của mình.
Chúng tôi cũng mong muốn được làm sao các tổ chức  xã hội dân sự, kể cả tổ chức xã hội dân sự của người Việt ở hải ngoại họ có thể hình thành và họ có thể có những hoạt động để làm sao cho họ và những người trong nước có thể được hòa giải với nhau, được gặp gỡ nhau ở trên chính đất Việt Nam. Hiện nay, tôi thấy rất nhiều người Việt hải ngoại khi lên tiếng phản đối CS thì việc đầu tiên họ lo nhất (và một số người đã bị rồi) là họ không về được Việt Nam nữa. Tôi thấy đó là một điều rất tệ, mà điều tệ đó cũng là của từ chính quyền CS nhưng cũng là từ phía chúng ta nếu chúng ta không hình thành những việc đấu tranh đòi quyền lợi theo mong muốn của chúng ta thì không bao giờ chúng ta có cả.  Đấy là mong muốn của tôi.
Xin cám ơn ba bạn Nhật Thành , Lã Việt Dũng và Quang Sơn đã dành thời gian chia sẻ về đề tài này.

2 Responses to Hòa giải dân tộc

  1. haiz00 says:
    Đáng lẽ ra các phản ứng này nên được kềm lại trước số phận tăm tối của số lượng lớn những người Việt bị chuyển giao. Đối với họ, hành trình tử nạn thực sự chỉ mới bắt đầu với chiến thắng của cộng sản.
    – Khoảng từ 200.000 tới 400.000 người đã bị chết chìm trong khi chạy trốn khỏi đất nước của họ trên những chiếc thuyền đánh cá và thuyền chắp vá tạm bợ, theo Cao ủy LHQ về người tị nạn.
    – Khoảng 65.000 người đã bị hành quyết.
    – Một triệu người bị đẩy vào các trại tập trung, ở đó, 165.000 người bị tra tấn hay bị bỏ đói đến chết.
    – Trong số những người bị giết gồm có 30.000 người trong danh sách tình báo viên của CIA bị sót lại tại tòa đại sứ, theo tường trình của National Review.
    https://haiz00.wordpress.com/2015/04/02/30-4-1975-ngay-giai-phong/
  2. haiz00 says:
    Hòa giải dân tộc – Tuyên truyền và dạy lịch sử (phần 2)
    Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này và suy nghĩ của họ về sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai ? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền tải đến các bạn cho đến hết ngày 30/4/ 2015.
    Tuần này chúng tôi mời các bạn đến với việc tuyên truyền và dạy lịch sử và tác động của việc này đến sự hòa giải dân tộc ra sao?
    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/reconciliation-part-2-04152015060219.html
 Nguồn: https://haiz00.wordpress.com/2015/04/10/hoa-giai-dan-toc/

Đánh lận con đen trong chiêu bài “hòa giải hòa hợp dân tộc”

03/05/201507:34:00(Xem: 4585)
Đánh lận con đen trong chiêu bài “hòa giải hòa hợp dân tộc”
Đánh lận con đen trong chiêu bài “hòa giải hòa hợp dân tộc”
Trúc Giang MN
1* Mở bài
Đánh lận con đen là đánh lừa bằng mánh khóe gian xảo.
Trong tháng 4 có rất nhiều bài viết về biến cố lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong đó có những bài kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc, hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, đoàn kết xây dựng tương lai của đất nước.
Hòa giải hòa hợp dân tộc là một chiêu bài tuyên truyền trong Nghị quyết 36 của đảng CSVN.
Sở dĩ có lời kêu gọi hòa giải là vì họ cho rằng dân tộc VN, giữa người Việt ở nước ngoài và người Việt ở trong nước có hận thù với nhau, cho nên họ mới kêu gọi hòa giải để hòa hợp.
Sự thật là không có hận thù gì trong dân tộc VN cả. Chiêu bài đó chỉ là việc đánh lận con đen gán cho những phong trào đòi dân chủ cho VN là vì hận thù dân tộc. Chống lại chế độ độc tài không phải là do hận thù dân tộc.

2* Hai chữ “dân tộc” bị lạm dụng
Trong mục đích chận đứng những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam, ở trong nước và hải ngoại, Việt Cộng đưa ra chiêu bài mang tính hợp lý và chính nghĩa, đó là “hòa giải hòa hợp dân tộc”.
Hai chữ “dân tộc” bị lạm dụng và đặt sai vị trí mà trên thực tế là họ muốn sự hòa giải, hòa hợp với chế độ cai trị của đảng CSVN hiện nay.
Dùng hai chữ “dân tộc” được thay thế cho “đảng CSVN” là đánh lận con đen, nghĩa là đánh lừa bằng mánh khóe gian xảo.
Thật ra “dân tộc” và “chế độ cai trị” là hai thành phần hoàn toàn khác biệt nhau.
Xin chứng minh như sau.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều chế độ cai trị khác nhau. Chế độ thay đổi nhưng dân tộc Việt Nam vẫn là một. Không đổi.
Dân tộc Việt Nam trải qua sự cai trị của nhiều triều đại khác nhau, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn…. Triều đại thay đổi nhưng dân tộc Việt Nam vẫn là một.
Không thể nói nhà Lê, nhà Trần, nhà Nguyễn là dân tộc Việt Nam. Cũng lý luận như thế, không thể nói nhà Tống, nhà Minh, Nhà Hán là dân tộc Việt Nam khi họ cai trị Việt Nam trong những thời kỳ Bắc thuộc.
Cũng tương tự, không thể nói Nhật Bản hay nước Pháp là dân tộc Việt Nam khi họ cai trị dân tộc Việt Nam.
Kết luận. Chế độ Cộng Sản, đảng Cộng Sản không phải là dân tộc Việt Nam.

3* Dân tộc Việt Nam không hận thù nhau nên không cần phải hòa giải, hòa hợp.
3.1. Truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau
Dân tộc Việt Nam có truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, xem nhau như anh em ruột thịt. “Anh em như thể tay chân” (Huynh đệ như thủ túc), tay và chân cùng một huyết thống trong cơ thể con người. Không thể tách rời ra được.
Nguồn gốc dân tộc bắt nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh ra một bào thai 100 trứng, cùng một bào thai nên gọi nhau là đồng bào. Chỉ có người Việt Nam mới gọi nhau như thế mà thôi.
Cùng một cha một mẹ Lạc Long Quân và Âu Cơ nên thương yêu đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”.
Thấy ai đói rách thì thương
Rét thời cho mặc, đói thường cho ăn.
Hay
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Chị ngã em nâng…
Đồng bào trong nước cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn. Người Việt hải ngoại thực hiện công tác từ thiện, hướng về đồng bào trong nước với tình dân tộc, nghĩa đồng bào, thậm chí còn đấu tranh cho đồng bào trong nước được sống dưới chế độ dân chủ, có nhân quyền…

3.2. Không có hận thù với nhau
Người Việt trong nước được tự do đi lại thoải mái khắp nơi từ Nam ra Bắc. Người Việt ở nước ngoài về Việt Nam cũng được đi lại an toàn từ Sài Gòn ra Huế, Hà Nội, ngoài công an Việt Cộng ra, thì người dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước không có vấn đề gây trở ngại nào cả.
Rõ ràng là dân tộc Việt Nam không có mâu thuẩn, thù hận gì với nhau nên không cần phải hòa giải hòa hợp gì với nhau cả.
Nhiều bài viết có những tựa đề không rõ ràng, gây hiểu lầm. “Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau”. Đó là cái tựa bài trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ thuật lại cuộc phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa ngày 28-4-2015 của đài BBC tiếng Việt.
Cái tựa bài nầy không rõ ràng, gây hiểu lầm, vì dân tộc VN trong và ngoài nước tuyệt đối là không có thù oán gì với nhau cả. Một cái tựa khác cũng không rõ ràng, đó là “Hòa giải Mỹ- Việt dễ hơn với nội bộ Việt Nam”
Đấu tranh cho dân chủ Việt Nam không phải là do thù oán.

4* Chiêu bài “Hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai”
4.1. Hãy quên quá khứ
Vì sao phải kêu gọi “hãy quên quá khứ”?
Quá khứ của Chủ Nghĩa Cộng Sản là tội diệt chủng và tội chống nhân loại vì đã giết trên 100 triệu người vô tội. Đó là quá khứ tội ác của Staline, Mao Trạch Đông, Pol Pot và Hồ Chí Minh.
Quá khứ của đảng CSVN là tội ác trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, và trong “đánh tư sản” ở Miền Nam sau 1975. Đó là “cướp của giết người”. Đánh tư sản dân tộc, cướp của để trở thành tư sản đỏ như hiện nay ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Hùng Trương, suốt đời chỉ mua bán sách, nhưng vì ông có nhà cửa và tài sản là nhà sách Khai Trí cho nên bị bắt giam để cướp tài sản. Không phải chỉ có một mình nhà sách khai Trí mà nhiều nhà kinh doanh khác bị cướp tài sản và đuổi vào các vùng kinh tế mới…Những tài sản của các tôn giáo cũng bị cướp sạch.
Đó là quá khứ của đảng CSVN. Họ kêu gọi hãy quên nó đi!
Nhiều kẻ a dua với Việt Công cũng xen vào kêu gọi như thế. (A dua là hùa theo người khác một cách vô lý để lấy lòng)

4.2. “Đảng Cộng Sản không phải là tương lai của Việt Nam”
Dân biểu Chris Smith cho biết: “Đảng Cộng sản không phải là tương lai của Việt Nam”
Về quan hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán, một nhóm 4 dân biểu Hạ viện Mỹ thuộc cả hai đảng, đã giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam để bảo đảm rằng vấn đề nhân quyền không bị 'bán đứt' trong các cuộc đàm phán thương mại nầy.
Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch tiểu ban đặc trách nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam là “tệ hại” và vì thế Việt Nam không xứng đáng nhận được những lợi ích thương mại trong tổ chức kinh tế Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán. Ông nói “Đảng Cộng Sản không phải là tương lai của Việt Nam”
Chris Smith và 4 dân biểu: Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Dana Rohrabacher (Đảng Cộng hòa), Zoe Lofgren và Gerald Connolly (cùng Đảng Dân Chủ) giới thiệu một đạo luật nhân quyền cho Việt Nam. “Dự luật này là trọng yếu trong những nỗ lực của chúng ta nhằm cải thiện tình hình nhân quyền cho người dân Việt Nam”.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết, từ giữa tháng hai Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 34 blogger.
Ngày 1-5-2015, Tổng Thống Obama đã tiếp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc, mà trước kia đã tuyên bố không tiếp Nguyễn Phú Trọng tại đó, chỉ vì nhân quyền của Việt Nam.

4.3. Xóa bỏ hận thù
Như trên đã chứng minh, giữa “người dân” VN với “người dân” VN dù ở trong nước hay ở ngoài nước đều hoàn toàn không có mâu thuẩn đối kháng nhau, không có thù hận gì với nhau cả.
Đảng CSVN chụp mũ, cho rằng những người hay những tổ chức đấu tranh nhân quyền cho dân tộc VN là những người chống Cộng vì cảm tính, do cái mặc cảm bị bại trận, những người H.O thì do hận thù vì bị đày đọa trong trại tù cải tạo…
Nhận xét chụp mũ nầy ngụy biện và trật lất.
Những nhà dân chủ trong nước là những người được sinh ra dưới chế độ XHCN, bị giáo dục nhồi sọ dưới mái trường XHCN, trong đó có những đảng viên CS, họ không bị mất nước, không có mặc cảm bị bại trận, không có hận thù vì tù cải tạo…
         blank

Cụ thể là nữ đại úy công an Tạ Phong Tần, cựu đảng viên Vi Đức Hồi, cựu trung tá Trần Anh Kim, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Tiến Trung, Trương Duy Nhất, nhà báo Trương Minh Đức nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và con gái là Huỳnh Thục Vy, và còn rất nhiều người khác nữa…
Việt Nam bị đề nghị đưa trở lại danh sách các quốc gia đáng quan tâm CPC (Country of Particular Concernt=CPC) về nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo.
Tóm lại, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam, dứt khoát không phải là do mặc cảm bại trận hay hận thù cải tạo.
4.4. Hướng tới tương lai
Hiện tại như thế nầy thì tương lai sẽ ra sao?
Tương lai của một dân tộc Việt Nam đang bị chế độ Cộng Sản cai trị thì tương lai sẽ trở thành một khu tự trị mà dân tộc Việt Nam sẽ trở thành một sắc tộc thiểu số trong “đại gia đình các dân tộc” thuộc chính trung ương ở Bắc Kinh.
Xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của đảng độc tài, tham nhũng có truyền thống bán nước của đảng CSVN đã bị văn hóa xuống cấp, đạo đức suy đồi cùng cực, sống vô trách nhiệm, sống chết mặc bây, chết ai nấy bỏ…Phóng xe bừa bãi gây tai nạn chết người cao nhất, bỏ hóa chất độc hại vào thực phẩm để bán lấy tiền, lừa phụ nữ và trẻ em đem bán vào các động mãi dâm ở nước ngoài…Chỉ vì tiền mà không có tội ác nào mà họ không dám làm.
Nếu đảng CSVN tiếp tục cai trị, nếu cái đà nầy kéo dài thì tương lai của dân tộc có được tươi sáng không? Biết đến bao giờ mới bằng được như xã hội Nhật Bản hiện nay đây?
Những kẻ a dua Việt Cộng lại xen vào phổ biến cái chủ trương nầy thêm một lần nữa.
Tóm lại, chủ trương “Hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù hướng tới tương lai” là lối tuyên truyền nằm trong Nghị quyết 36 của đảng CSVN mà những kẻ bợ đít, nâng bi Việt Cộng tiếp tay tuyên truyền trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
5* Những ví dụ được nêu ra để tuyên truyền cho việc hòa giải hòa hợp dân tộc của Việt Nam
5.1. Ví dụ về sự thống nhất giữa Đông và Tây Đức
         blank Một Việt kiều yêu nước ở Đức đem sự thống nhất giữa Đông và Tây Đức ra làm thí dụ để kêu gọi người Việt hải ngoại về nước phục vụ đảng CSVN để góp phần xây dựng quê hương.
Mới thoạt nghe về việc xây dựng quê hương thì thấy cũng có lý đôi chút, nhưng nghĩ kỹ lại thì chẳng ra gì. Vì sai bét. Trật lất.
Vì sao?
Vì người Đức thống nhất bằng cách đạp đổ bức tường ô nhục Bá Linh, tiêu diệt chế độ Cộng Sản để về sống với người Đức dưới chế độ dân chủ của Tây Đức.
Và sau đó, những tên trùm Cộng Sản Đông Đức bị lôi ra tòa cho vào nhà đá gỡ lịch.
Những tên trùm Cộng Sản Đức như Erich Honecker và những quan chức cao cấp phải vác chiếu ra tòa.
Người tội nặng nhất là Chủ Tịch Hội đồng Nhà Nước, Egon Krenz, nhận bản án 6 năm 6 tháng. 11 người khác nằm nhà đá gỡ lịch từ 4 đến 6 năm.
Tờ TheTelegraph nêu thống kê, cho đến năm 2014 Tây Đức phải chi tiêu cho Đông Đức 2,000 tỷ euro, trung bình mỗi năm 100 tỷ euro.
Người Đông Đức trở về thống nhất với người ở Tây Đức sống dưới chế độ dân chủ. Trái lại bà Việt Kiều nầy cổ võ người Việt ở chế độ dân chủ về sống dưới chế độ độc tài, đó là tuyên truyền tào lao trơ trẻn, vì họ đã từng liều mạng chạy trối chết để trốn tránh chế độ ôn hoàng Cộng Sản nầy.
Nhiều ông bà yêu nước chỉ xúi người ta đâm đầu vào chỗ chết, xúi con nít ăn cứt gà, trái lại họ cứ bám trụ. Nằm vùng.
5.2. Ví dụ về sự hòa hợp của người Mỹ sau nội chiến 1861-1865
1. Kêu gọi không đúng đối tượng
Nhiều người nêu ra sự hòa hợp hòa giải giữa người Mỹ sau Nội Chiến (Civil War 1861-1865) để kêu gọi người Việt hải ngoại thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc mà Nghị quyết 36NQ-TW ngày 26-3-2004 của đảng CSVN đề ra trong “công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Họ dùng sự kiện lịch sử nầy của Mỹ để kêu gọi người Việt hải ngoại hãy về nước phục vụ đảng CSVN để góp phần xây dựng quê hương.
“Kêu gọi người Việt hải ngoại” là áp dụng không đúng đối tượng. Phải kêu gọi đảng CSVN mới đúng.

2. Tóm tắt nội dung hòa hợp dân tộc của người Mỹ
blank
                                   
Chính quyền liên bang miền Bắc chủ trương tiêu diệt chế độ nô lệ mà các bang miền Nam thực hiện để bắt người nô lệ da đen phục vụ trong các đồn điền, nhất là bông vải.
Trong nội chiến, số người Mỹ thiệt mạng và bị thương lên đến hàng triệu người.
Chỉ huy quân đội miền Nam là tướng Robert Edward Lee cùng với chỉ huy quân đội miền Bắc là tướng Ulysses S.Grant đã ký thỏa thuận ngừng chiến. Hai vị tướng nầy được xem là những người văn minh, quân tử cho nên thỏa thuận được gọi là The Gentlemen’s Agreement.
Thỏa thuận có nội dung như sau.
Trong buổi gặp gỡ, Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có nội dung nói về cách đối xử với binh lính miền Nam như sau:

1- Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.

2- Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.

3- Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều mà tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng tôi sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta”

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta” .

- Bên phe thắng trận không hề có một tiếng reo hò hay chế nhạo. Họ đứng nghiêm trang, đưa tay chào đoàn quân bại trận đang lần lượt trao nộp vũ khí. Sau đó, Chính phủ Liên Bang đã trả lại tài sản bị trưng dụng hoặc bị chiếm đoạt cho phe bại trận để hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Những người lính hy sinh từ hai chiến tuyến được chôn chung với với nhau. Hoàn toàn không có sự phân biệt từ phe thắng trận.

- Không một ai bị giết để trả thù. Không ai bị truy tố ra toà về tội phản quốc. Nhân phẩm của họ được tôn trọng. Họ được giữ lại súng ngắn, gươm kiếm, lừa và ngựa là sở hữu tư nhân mà họ đã mang theo khi nhập ngũ. Họ được tự do ra về đoàn tụ với gia đình, được bảo đảm yên tâm sinh sống.

- Sự tái thiết sau chiến tranh, các nguồn lực được ưu tiên cho miền Nam. Tinh thần nhân hậu và cách đối xử văn minh của phe lãnh đạo miền Bắc đã tạo nên một tiền lệ lịch sử cho tinh thần nước Mỹ: luôn luôn chăm lo cho phe thua cuộc hơn là băm xẻ những miếng mồi ngon bở cho phe nhóm mình.

Đảng CSVN không làm được những điều nầy thế mà có người cố ý dùng nó để kêu gọi hòa giải với Đảng, đúng là gian lận lịch sử. Xử dụng lịch sử không đúng chỗ. Làm việc hồ đồ. Tầm bậy.

6* Chính đảng Cộng Sản Việt Nam chia rẽ dân tộc
6.1. Đấu tranh giai cấp
Nghị quyết 36 kêu gọi đoàn kết dân tộc. Nhưng thật ra, chính đảng Cộng Sản Việt Nam là người chủ trương chia rẻ dân tộc, rồi kích động gây hận thù để giết đồng bào một các công khai và hợp pháp.
Dân tộc Việt Nam từ ngàn năm vẫn là một khối đoàn kết, sống chung hòa bình trong tình đồng bào. Sĩ, nông, công, thương, chưa bao giờ chia rẽ và thù oán nhau cả.
Áp dụng thuyết đấu tranh giai cấp của CNCS, Đảng đã chia dân tộc ra nhiều giai cấp. Giao mã tấu, súng đạn cho bần cố nông ba đời, rồi kích động thù hận để giết nhau công khai và hợp pháp trong những phong trào gọi là Cải Cách Rộng Đất. Tệ hại hơn nữa là rước cán bộ Trung Cộng vào Việt Nam để chỉ đạo và truyền lại kinh nghiệm giết người trong CCRĐ đó.
Ám ảnh về lý lịch. Có một thời người dân Miền Nam luôn luôn bị ám ảnh về lý lịch. Trong đơn xin việc làm, phần lý lịch là mối quan tâm và lo sợ nhất. Phải khai ông nội là nông dân, cha làm ruộng cho đủ ba đời bần cố nông cho chắc ăn. Tuyển sinh đại học có 14 thứ tự ưu tiên…

6.2. Hiện nay vẫn còn chia rẽ, tạo ra bất công
Đó là cán bộ đảng viên nắm tất cả những chức vụ lãnh đạo chỉ huy ở tất cả những cơ quan nhà nước.
Đảng viên nắm quyền chỉ huy trong các ban ngành của bộ máy nhà nước từ các phòng, sở, cơ quan, từ hiệu trưởng các trường học đến các trưởng ban, trưởng phòng, chủ tịch các cơ quan hành chánh, quân đội, công an đều do đảng viên nắm giữ.
Đảng viên trong quốc hội làm ra luật. Đảng viên của nhà nước, chính phủ thi hành luật. Đảng viên trong công an đi bắt dân. Đảng viên trong tòa án xử tội nhân dân. Đảng viên trong nhà tù canh giữ nhân dân. Đảng viên của chính quyền địa phương quản chế, kềm kẹp nhân dân…
Chia rẽ hiện nay là thành phần gọi là “gia đình cách mạng”. Đó là chế độ gia đình trị, chia rẽ và bất công xã hội.
Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết sẽ nối gót cha là Nguyễn Tấn Dũng cai trị Việt Nam.

7* Bài học kinh nghiệm về hoà giải hoà hợp với Việt Cộng


       blank
                  
7.1. Tóm tắt vụ việc
Để phát động chiến dịch thực hiện NQ 36 về hoà giải hoà hợp dân tộc, nhà sư thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, Thích Đức Nghi, qua Pháp móc nối với sư ông Thích Nhất Hạnh để thành lập chùa Bát Nhã theo thiền phái Làng Mai ở Việt Nam.
Tu viện Bát Nhã thuộc thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, diện tích 30 hecta, được thành lập năm 1995 do thượng tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ.

Tháng 2 năm 2005, Thích Đức Nghi đồng ý cho thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng nhân Làng Mai xây dựng Bát Nhã thành một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai ở Pháp. Thiền sư Nhất Hạnh chi ra một triệu đô la để mua đất và mở rộng khu tu viện ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Tháng 5 năm 2005, Thích Đức Nghi bảo lãnh các nhà sư tu tập tại Làng Mai, người Pháp và người Pháp gốc Việt, được về nước đào tạo tăng sinh. Trong vòng một năm, tăng sinh lên trên 300 người. Một dự án xây dựng cơ sở cho 1,000 tăng sinh, được đề ra.


Tháng 6 năm 2008, Thích Đức Nghi phản phé, tuyên bố chấm dứt việc bảo lãnh các nhà sư quốc tịch nước ngoài, có nghĩa là buộc những tăng ni quốc tịch Pháp phải rời Việt Nam.
Công điện của toà Đại sứ Mỹ bị Wikileaks phổ biến trên Internet có nội dung như sau:
Ngày 8-8-2008, công an địa phương ra công văn trục xuất 397 tăng ni ra khỏi Viện. Các tu sinh gởi kiến nghị khắp nơi nhưng không ai trả lời cả.
Ngày 19-11-2008, một buổi họp ở Sài Gòn, Viện Phật Giáo VN và Ban Tôn Giáo Chính phủ, ủy quyền cho Ban Trị Sự Phật Giáo Lâm Đồng giải quyết vụ việc.
Ngày 27-6-2009, Thích Đức Nghi cắt điện và nước của tăng sinh cho đến ngày 1-8-2009.
Ngày 20-9-2009, một bọn côn đồ đến đập phá nhà cửa, ném đá và đồ vật dơ bẩn, đập phá chỗ ở của các tăng sinh trước mặt Thích Đức Nghi. Quần áo của các ni cô bị lấy đem vứt xuống suối.
Ngày 27-9-2009, công an thường phục mang mặt nạ chống hơi độc với dùi cui, sát cánh với bọn côn đồ, cưỡng bức 150 tăng sinh ra ngoài sân để chúng vào lục soát. Các tăng sinh phải chịu đựng suốt cơn mưa. Chúng xông vào phá phách các liêu phòng, phá cửa sổ, bàn ghế, giường chiếu, đổ nước phá hư những thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến máy vi tính.

7.2. Máu đổ trước sân chùa, bộ áo cà sa nhuộm máu.

Hai thầy bị kéo đi như kéo súc vật, bị đập phun máu đầu bất tỉnh. Hai tăng sĩ sư huynh bị bắt mang đi. Các tăng sinh nằm dài dưới mặt đường trước những chiếc xe để ngăn chận việc mang người, không biết đem đi đâu. Nhưng công an ra tay “hơi mạnh”, máu me đầy người, những bộ áo cà sa đẫm máu và máu đổ trước sân chùa do sự đàn áp dã man và tàn bạo.
Hai người bị thẩm vấn, ép cung công nhận là Làng Mai hoạt động chống chính quyền. Sau đó họ bị trục xuất về nguyên quán là Nha Trang và Hà Nội để chính quyền địa phương quản chế.
Khoảng từ 80 đến 100 tăng sinh bị chở đi đâu không ai biết.
Vào đêm chủ nhật, tất cả tăng sinh đều bị trục xuất ra khỏi tu viện sau khi bị tấn công dã man. Đến 6 giờ sáng thứ hai, Viện Bát Nhã không còn bóng dáng một tăng sinh nào cả. Công an đã trục xuất 100% tăng sinh ra khỏi tu viện.

Khoảng 200 tăng sinh chạy đến tá túc ở chùa Phước Huệ, cách đó 17 km cũng bị áp lực phải trục xuất. Giáo Hội Phật Giáo gởi tối hậu thơ buộc các tăng sinh phải rời khỏi chùa Phước Huệ thời hạn chót là ngày 30-11-2009.
Nhà cầm quyền CSVN tuyên bố vụ việc là do tranh chấp nội bộ giữa Phật giáo với nhau, tu mà tâm chưa tịnh.
Ông Bùi Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Phật Giáo chính thức lên án sư ông Nhất Hạnh. Tiếp theo, báo Công An Nhân Dân đăng tải nhiều bài mạ lỵ Thích Nhất Hạnh.
Ngày 30-9-2009, sư ông Nhất Hạnh gởi một lá thư cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xin che chở cho các tăng sinh Bát Nhã. Nguyễn Minh Triết trước đó cũng có cuộc tiếp xúc, gặp gỡ chào đón ân cần cho việc hòa hợp dân tộc. Nguyễn Minh Triết cũng trở mặt. Không có hồi âm.

Ngày 2-10-2009, Nhất Hạnh gởi thơ cho các trí thức trong và ngoài nước, xin lên tiếng kịp thời che chở cho 400 người trẻ bị bao vây và đàn áp tại Bát Nhã.
Các tăng sinh Làng Mai giữ đúng tôn chỉ là chế ngự cơn giận, hoà giải hoà hợp và yêu thương đối với công an, nhưng rất tiếc công an CS chưa giác ngộ.

Hoà giải hòa hợp phải được thực hiện bình đẳng và tự nguyện tự giác giữa hai bên mới được. Ngay cả nhà sư quốc doanh Thích Đức Nghi cũng lật lọng, tráo trở đối với người đồng đạo, nên thầy trò Nhất Hạnh phải chịu bó tay.
Nhớ lại, khi về VN, thầy Nhất Hạnh thực hiện hoà giải hòa hợp dân tộc theo nội dung NQ 36, tổ chức 3 Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng ở 3 miền, Nam Trung Bắc, gọi là “Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan”, cầu nguyện giải trừ oan khổ.

Trước năm 1975, thầy Nhất Hạnh chống Mỹ, bị VNCH buộc phải lưu vong sau khi dự Đại hội Phật giáo ở Nhật Bản vào năm 1967.
Việt Cộng lợi dụng Làng Mai để quảng cáo cho việc thực hiện thành công của NQ 36.
Thầy Nhất Hạnh bị mất trên một triệu đô la, 400 tăng sinh bị đàn áp, cấm tụ tập tu hành. Đó là cái đau do tin lời Cộng Sản, thấm thía nhất là trước kia thầy đã binh vực họ.
Bài học Làng Mai giúp chúng ta nhận chân về chiêu bài hoà giải hoà hợp của Việt Cộng.
8* Kết luận
Chiêu bài “hòa giải hòa hợp dân tộc” chỉ là thủ đoạn tuyên tuyên truyền để chống lại những phong trào đấu tranh ở trong nước và ngoài nước, đòi dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Cần phải nhận thức rõ ràng là đảng CSVN không phải là dân tộc VN, không phải là quê hương hay tổ quốc VN.
Theo thống kê của Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế TW thì năm 2013, kiều hối gởi về VN là 11 tỷ USD. Hàng năm cũng có hàng triệu lượt người về thăm quê hương. Chứng tỏ không có hận thù gì trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
Trúc Giang
Minnesota này 3-5-2015

Nguồn:https://vietbao.com/a237165/danh-lan-con-den-trong-chieu-bai-hoa-giai-hoa-hop-dan-toc

Xem thêm
Người Việt không " HH & HG  "
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/nguoi-viet-khong-hh-hg.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét