Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Hoa Kỳ: VN thả tù nhân lương tâm trước,TPP sau

HOA KỲ MUỐN VIỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRƯỚC KHI CÓ TPP 




Hoa Kỳ muốn Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân lương tâm trong những tuần lễ sắp tới, khi mà Quốc hội Mỹ cân nhắc về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP.

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động- Tom Malinowski, nói với báo giới như vừa nêu vào ngày hôm qua.

Theo lời của ông Tom Malinowski thì Hoa Kỳ muốn thấy mọi chuyện chuyển động theo đúng hướng tại Việt Nam, chứ không phải chệch hướng. Ông này nói thêm là hiện đang giam tù hơn 100 tù nhân lương tâm, con số này có giảm so với 160 người trong năm 2013.

Ông Tom Malinowski vừa qua dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Hà Nội tham dự Đối thoại Nhân quyền Việt- Mỹ lần thứ 19 diễn ra vào ngày 7 tháng 5. Trước cuộc đối thoại ông có gặp đại diện của một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam.

RFA
=====

Thả tù nhân là một chuyện ...nhưng sau khi thả rồi ra sao mới là đáng nói!

Tướng 4 sao



Đúng, TPP là "hai bên cùng có lợi"… nếu như bạn không quan tâm đến quyền con người

John Sifton
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ không nâng cao được tình hình nhân quyền ở châu Á.

Nghe chính quyền Obama phát biểu về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay còn gọi là TPP, thì nó như là một giải pháp tiện cả đôi đường. Nó sẽ tạo ra nhiều việc làm ở Mỹ, nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện tính minh bạch trong kinh doanh quốc tế, và giúp hoàn thiện mối quan hệ với châu Á vốn chưa hề thân thiết tính đến thời điểm này.

Tuy nhiên, rất nhiều những nhà lập pháp ở Mỹ cảm thấy không hề thuyết phục. Chính quyền Obama cần quyền "đàm phán nhanh" để kết thúc đàm phán về TPP, và một buổi bỏ phiếu quan trọng có khả năng sẽ diễn ra tại Thượng viện Hoa Kỳ trong tuần này [Dự luật "đàm phán nhanh" đã được thông qua tại Thượng Viện hôm thứ Tư – chú thích của Dân Luận]. Những lời phản đối thỏa thuận này đang nổi lên khắp nơi ở Washington, đến từ đủ loại quan điểm chính trị hay ý thức hệ. Sự phản đối mang tính đối đầu giữa các đảng phái. Lãnh đạo đảng Cộng hòa thuộc Thượng viện, và phần lớn các đảng viên khác, đều ủng hộ "đàm phán nhanh", nhưng lãnh đạo đảng Dân chủ lại phản đối [mặc dù Tổng thống Obam là người của đảng Dân Chủ nhưng đã gặp phản đối của các nghị sĩ trong đảng mình - chú thích của Dân Luận]. Ở cả hai đảng phái đều có thành viên phản đối kế hoạch này.



Người biểu tình phản đối TPP.

Các đối tác tham gia TPP sẽ gồm cả những quốc gia phi dân chủ như Việt Nam và Brunei, và một số quốc gia khác có vấn đề về nhân quyền như Malaysia, Singapore, và Mexico. Những nhà lập pháp chú trọng vào tự do tôn giáo có thể sẽ lo sợ về việc Việt Nam thường bắt giữ những lãnh đạo của các tôn giáo không được nhà nước thừa nhận. Những người ủng hộ cộng đồng LGBT thì lại cảm thấy kinh hoàng về các bộ luật chống cộng đồng này ở Malaysia và Brunei.

Và giờ thì mọi người đang thấy ghê sợ những cam kết được thực hiện bởi vua Brunei khi ông này chính thực thực hiện điều luật Hồi giáo, qua đó cho phép việc đánh đập những người đồng tính và ném đá đến chết những người quan hệ tình dục ngoài hôn thú.

Trong khi đó, những người ủng hộ vấn đề nhân quyền và sức khỏe đang lo ngại các đề xuất có liên quan đến bảo vệ bằng sáng chế sẽ khiến các công ty dược phẩm thu nhiều lợi nhuận hơn, trong khi các loại thuốc cứu người sẽ đắt đỏ hơn làm tăng gánh nặng lên ngân sách y tế công.

Những người khác thì lo ngại rằng các đề xuất của hiệp định về giải quyết tranh chấp đầu tư, trong đó cho phép các tập đoàn được quyền kiện chính phủ khi các chính phủ ban hành hoặc thực thi điều luật hoặc chính sách về sức khỏe, an toàn hoặc môi trường mà gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tập đoàn này. Các cơ chế của loại hình này vốn đang được sử dụng, ví dụ, một công ty thuốc lá đã kiện chính phủ Úc vì đã thông qua luật cấm hút thuốc, và một công ty luyện kim đã kiện Peru sau khi chính phủ nước này có biện pháp bắt công ty này phải thu dọn, làm sạch các chất thải mà nó đã gây ra.


Trong khi phải đối mặt với những chứng cứ này, chính quyền Obama vẫn duy trì ưu tiên cho thỏa thuận ở mức cao nhất. Theo lời chính phủ Hoa Kỳ, TPP sẽ bắt các quốcgia như Việt Nam phải tôn trọng quyền con người và quyền của người lao động. Trong chương về vấn đề lao động của hiệp định, chính phủ cho biết, sẽ chứa các tiêu chuẩn yêu cầu các quốc gia bảo vệ quyền của người lao động, chấm dứt sự kiểm soát của chính quyền đối với các công đoàn và bảo vệ quyền lập hội của người lao động. Các quy định về tranh chấp đầu tư sẽ ngăn cản không để tái phát các vấn đề đã từng xảy ra trong quá khứ.

Không có cách nào để biết được thực sự có những cái gì trong hiệp định, bởi nội dung đàm phán là tuyệt mật. Chính quyền chỉ chia sẻ nội dung với thành viên quốc hội và nhân viên có chức vụ đặc biệt trong ngành an ninh.


Để dành được sự tín nhiệm của chính phủ, phía Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã nỗ lực để cải thiện các phần trọng tâm của hiệp định TPP, như luật lao động, và chính phủ cũng đã cố gắng sử dụng các buổi đàm phán như một đòn bẩy để thúc ép các quốc gia nâng cao tình hình về nhân quyền. Từ các phát biểu của USTR và những thông tin được cung cấp bởi những người từng xem qua hiệp định, thì có vẻ như chương về quyền của người lao động yêu cầu các thành viên TPP phải áp dụng các tiêu chuẩn lao động cơ bản, bao gồm cả quyền tự do lập hội.


Tuy nhiên, vấn đề ở đây là có rất ít những điều trong số trên có tác dụng thực sự.Chính phủ Hoa Kỳ, và bản thân tổng thống Obama, đã nhắc đi nhắc lại từ “mang tính thực thi” gần như trong tất cả mọi lần nói về các quy định lao động của TPP. Sự thật là, chương về luật lao động của TPP không hề mang tính thực thi trong thực tiễn. Và mọi cố gắng của chính phủ trong việc sử dụng hiệp định để cải thiện tình hình nhân quyền - ở những quốc gia như Việt Nam, Malaysia, và Brunei – đều trở nên vô dụng.

Tình hình với Việt Nam là những bằng chứng rõ ràng nhất. Trong suốt 4 năm qua, Hoa Kỳ không chỉ dựa vào TPP mà còn cả quân sự để gây sức ép lên Việt Nam trong việc cải thiện tình hình nhân quyền và quyền của người lao động. Và tất cả những gì Hoa Kỳ nhận lại được chỉ là vài cam kết, một số bước thực hiện, và một số ít tù nhân chính trị đương phóng thích. (Nếu xem như được phóng thích ở đây có nghĩa là: một người mang trọng bệnh và qua đời vài tuần sau đó, hai người khác thì bị trục xuất sang Hoa Kỳ.)

Chính phủ Việt Nam vẫn sử dụng bộ luật hình sự, trong đó chứa các quy định xử phạt những người liên quan đến tự do ngôn luận và tự do lập hội, giam giữ những người đối lập và những người phê phán chính phủ. Hơn 150 người đã bị khép tội trong vòng bốn năm vừa qua, cùng thời điểm Hoa Kỳ đang đàm phán về TPP với Việt Nam.

Trong khi đó, hồ sơ về quyền của người lao động tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Ngoại trừ công đoàn dưới sự kiểm soát của chính phủ có tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thì các tổ chức công đoàn độc lập khác đều bị cấm hoạt động và mọi hành vi cố gắng thành lập một công đoàn khác đều bị kết tội chống nhà nước. Những nhà hoạt động cho quyền của người lao động như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương hiện vẫn phải ngồi tù. Và hàng chục nghìn người đang bị giam giữ vì bị cho là nghiện ma túy đang phải chịu hình thức cưỡng bức lao động không được trả công, hoặc được trả rất ít.


Chính phủ Hoa Kỳ quả quyết rằng chương mục về lao động của TPP sẽ buộc ViệtNam phải cải thiện tình hình này, vì Hà Nội cần thay đổi luật, cho phép công đoàn độc lập- công đoàn trong các nhà máy, chứ không phải công đoàn ngành hay liên đoàn, được phép hoạt động.

Thật khó có thể tưởng tượng rằng những cải cách trên giấy này bao giờ mới thành hiện thực được khi nền tư pháp độc lập, hệ thống chức năng và giải quyết tranh chấp lao động đều không tồn tại.

Tồi tệ hơn, vì không có thêm bất cứ cải cách nào về những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống pháp lý, những tổ chức hoạt động vì người lao động tại Việt Nam vẫn sẽ bị ruy tố theo một số điều luật hình sự vì có hành động chống phá đảng hoặc chống chính quyền – mà theo cách nhìn nhận của chính quyền thì hành động đó bao gồm việc rải truyền đơn hoặc tổ chức các buổi dã ngoại trong công viên mà ở đó các thành viên tham gia đều đọc Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.

Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng những điều luật lao động trong TPP sẽ được thực hiện, nhưng lại không chỉ rõ là thực hiện như thế nào. Liệu TPP có mang lại hiệu quả không và nếu Việt Nam cứ cố tình từ chối quyền của người lao động, thì phải giải quyết thế nào? Không lẽ những hội đoàn tồn tại không chính thức sẽ sử dụng cơ chế tranh chấp lao động không tồn tại sẽ kiện những công nhân này ra tòa?

Tốt nhất, các hội nhóm bảo vệ quyền của người lao động quốc tế hoặc Hoa Kỳ có thể khiến nghị lên chính phủ Mỹ nộp đơn khiếu nại lên tòa án thương mại để chống lại Việt Nam, nhưng việc này sẽ chỉ nói về những sai phạm chung chung, chứ không phải là khiếu nại cụ thể.

Điều còn thiếu trong hiệp định TPP chính là cơ chế cụ thể để thực thi cam kết của các chính phủ về quyền của người lao động. Một khi đã được hưởng lợi với tư cách thành viên TPP, tại sao Việt Nam bắt buộc phải làm điều này? Một con đường tốt hơn có lẽ là đàm phán một thỏa tuận mà trong đó các lợi ích chính sẽ bị cắt nếu Việt Nam hay quốc gia nào khác thất bại trong việc thực thi cam kết của mình.

Chính quyền Obama cần phải thực tế hơn trong việc định hình điều gì có thể hoàn thiện được bởi TPP. Việc từ bỏ vấn đề nhân quyền để đổi lấy thương mại đã đủ tai tiếng rồi. Và nó thậm chí còn tồi tệ hơn khi quảng bá cho thỏa thuận này bằng cách kể lể rằng có những điều khoản bảo vệ nhân quyền trong thỏa thuận, trong khi chúng chẳng hề tồn tại trên thực tế.

Chính quyền Obama cần phải cứng rắn hơn đối với các thành viên TPP trong vấn đề cải thiện nhân quyền – thực sự. Hoa Kỳ không nên tiếp tục TPP cho đến khi nó có thể chứng tỏ những cam kết nghiêm túc hơn trong việc tạo lập những quy định thực sự được thi hành về quyền được bảo vệ của người lao động và giải quyết tốn hơn các vấn đề nhân quyền. Trong khi đó, Quốc hội nên tập trung nhiều hơn vào các chi tiết cụ thể của thỏa thuận và thực thiện giám sát chặt chẽ. Không cần phải vội vàng, nhất là trong điều kiện này, bởi canh bạc này thật sự quá mạo hiểm.


John Sifton
Athena, cộng tác viên Dân Luận, chuyển ngữ

Theo tờ Diplomat


John Sifton (@johnsifton) là Giám Đốc Chuyên Trách Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch).

(VNTB)

Tướng 4 sao
 

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến: Vi phạm nhân quyền ở VN ‘khủng khiếp và trắng trợn’

Trà Mi (VOA)


Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến gặp mặt các nhà ngoại giao Mỹ và Australia tại nhà riêng.

Một nhà hoạt động ôn hòa bị hành hung đẫm máu tại Hà Nội kêu gọi cộng đồng quốc tế tận dụng các cuộc thương lượng do Mỹ dẫn đầu về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để mạnh mẽ thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Anh Nguyễn Chí Tuyến, nhà hoạt động được nhiều người biết đến qua các cuộc tuần hành chống Trung Quốc và bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, bị những kẻ lạ mặt mà anh nghi là do công an hậu thuẫn vô cớ hành hung hôm 11/5 gần tư gia ở quận Long Biên, Hà Nội.

Hình ảnh được phổ biến trên các trang mạng xã hội cho thấy anh Tuyến bê bết máu sau vụ tấn công đã gây phẫn nộ công luận trong và ngoài nước và khiến dư luận quốc tế một lần nữa chú ý đến tình hình nhân quyền bị nhiều chỉ trích của Hà Nội.

Dân biểu Alan Lowenthal, thành viên của phái đoàn Quốc hội Mỹ vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hôm 13/5 đã gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ quan ngại sâu sắc và yêu cầu có biện pháp chấm dứt ngay việc sử dụng bạo lực đẫm máu chống lại những tiếng nói phản biện ôn hòa và các nhà hoạt động cổ súy dân chủ-nhân quyền.

Đại diện các cơ quan ngoại giao Mỹ và Australia hôm nay 15/5 đã tới tư gia động viên, thăm hỏi anh Tuyến sau cuộc viếng thăm vài ngày trước của tham tán chính trị Đức tại Hà Nội.

Nhiều người ủng hộ hôm qua đã xuống đường cầm biểu ngữ phản đối việc nhà cầm quyền Hà Nội làm ngơ hoặc tiếp tay cho các hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng nhắm vào giới vận động nhân quyền.

Bất chấp sự lên tiếng, quan tâm của công luận trong và ngoài nước, giới hữu trách tới nay chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc xảy ra chỉ hai ngày sau khi đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ kết thúc tại Việt Nam.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ sau khi tiếp xúc với đại diện sứ quán Mỹ và Australia tại Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói vụ hành hung anh và sự phản ứng hời hợt của nhà cầm quyền là một bằng chứng thêm nữa làm nổi rõ tình trạng vi phạm nhân quyền ‘trắng trợn’ và ‘khủng khiếp’ tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng vụ việc sẽ giúp mang lại áp lực cụ thể hơn nữa từ cộng đồng quốc tế giữa lúc Hà Nội đang tìm cách bước vào sân chơi bình đẳng của thế giới.

“Rất nhiều anh chị đấu tranh, bà con dân oan ra thăm tôi. Ngoài ra có cả các cơ quan ngoại giao nước ngoài như Đức, Mỹ, và Australia đến thăm hỏi động viên. Về phía chính quyền, chưa có một động thái nào từ các cấp dù nhỏ nhất, chưa thấy một người nào hỏi thăm tình hình như thế nào cả. Tôi khá thất vọng với cách hành xử của giới hữu trách các cấp ở Việt Nam. Với vụ việc nghiêm trọng xảy ra như thế, các nước khác họ lại quan tâm đến mình hơn so với nước sở tại mà mình đang là công dân. Vụ việc của tôi xảy ra ngay tại thủ đô mà không có sự quan tâm nào của chính quyền từ cấp thấp đến cấp cao thì cũng hơi buồn cho dân tộc mình, cho cái chính quyền hiện tại bây giờ.”

“Việc họ hành xử bạo lực hoặc để xảy ra chuyện hành xử bạo lực trong một quá trình rất dài phản ánh tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam rất là khủng khiếp và trắng trợn. Họ bất chấp tất cả. Các nước cần phải lên tiếng yêu cầu Việt Nam thực hiện đúng những gì họ đã tham gia ký kết.”

“Tôi cảm ơn tình cảm mọi người dành cho tôi. Tôi cũng mong chính thể Việt Nam biết lắng nghe những tiếng nói của dư luận xã hội để ứng xử văn minh hơn, nhân bản hơn, bớt những cái vô luật pháp, vô nhân tính như họ đang hành xử.”

“Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi cũng ủng hộ chuyện Việt Nam được vào TPP nhưng với điều kiện là chính thể Việt Nam phải chấp nhận những quy định chung của TPP về nhân quyền, về việc thành lập hội đoàn độc lập, về quyền dân sự của người dân. Và nếu Việt Nam vào được, các nước phải làm sao giám sát được việc thực hiện những cam kết đó.”

Trong bài bình luận đăng trên trang mạng chính trị hàng đầu của Mỹ, The Hill, hôm 13/5 dân biểu Chris Smith thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nói không thể chấp nhận để Việt Nam vào TPP vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Ông Smith dẫn chứng rằng trong các đối tác của Hiệp định TPP hiện nay, Việt Nam là nước duy nhất bị xem là vi phạm tồi tệ nhất quyền tự do internet, là quốc gia duy nhất không cho mở công đoàn độc lập và cấm các tổ chức tôn giáo độc lập, cũng như thường xuyên bỏ tù và tra tấn những người bất đồng quan điểm với nhà nước.

Trà Mi
Nguồn: : http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33973

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét