Thiệt là trớ trêu: Ông Hồng Lê Thọ đã từng chống Mỹ cứu... đảng, rồi chống đảng... cứu nước.
Chia sẽ :
"...Ông Hồng Lê Thọ đã từng chống Mỹ cứu... đảng, rồi chống đảng... cứu nước. Bây giờ ông bị đảng bắt bỏ tù, liệu Mỹ có ra tay ... chống đảng để cứu ông không?
Mời xem lại bài viết của ông Hồng Lê Thọ viết về chuyện ông tham gia chống Mỹ ở Nhật: 50 ngày đêm ngăn chặn xe tăng ở Yokohama..."
VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TẠI NHẬT BẢN (từ 1960-1975)
Tác giả: Hồng Lê Thọ - Nguyên Tổng Thư Ký Tổ Chức Người Việt Tại Nhật Bản Đấu Tranh Cho Hòa Bình Và Thống Nhất Đất nước (BEHEITO). Bài đã đăng trong sách “Kiều bào và quê hương” (NXB Trẻ - 2005)
Ảnh: Ông Hồng Lê Thọ và Hoàng Phủ Ngọc Phan (áo trắng) và nhà báo Hằng Nga (áo đỏ) |
Từ năm 1960, số lượng sinh viên Việt Nam tăng dần khi chính phủ Nhật Bản mở rộng diện sinh viên du học theo chương trình của Bộ Giáo Dục Nhật (Mombusho scholarship) ngoại trừ một số ít người Việt Nam ra đi trước đây còn lưu trên đất Nhật làm ăn sinh sống hay theo diện theo chồng người Nhật hồi hương. Vì vậy có thể nói xã hội người Việt bắt đầu hình thành giữa những năm 1965 khi mà lượng người sang Nhật học tập ngày càng đông dảo qua hai lối: du học tự túc và du học theo học bổng. Theo con số ước lượng thì số sinh viên Việt Nam xấp xỉ 900 người vào đầu những năm 1970 và đa số là lưu học sinh tự túc, ở rải rác khắp các đại học Nhật Bản. Vì vậy những hoạt động hướng về Tổ quốc chớm lên từ những sinh hoạt mang nặng tính truyền thống như hội họp vào ngày Tết, trại hè hay văn hóa văn nghệ tình tự dân tộc, hoài hương vào những ngày cuối năm hay nghỉ lễ…
Từ năm 1960, số lượng sinh viên Việt Nam tăng dần khi chính phủ Nhật Bản mở rộng diện sinh viên du học theo chương trình của Bộ Giáo Dục Nhật (Mombusho scholarship) ngoại trừ một số ít người Việt Nam ra đi trước đây còn lưu trên đất Nhật làm ăn sinh sống hay theo diện theo chồng người Nhật hồi hương. Vì vậy có thể nói xã hội người Việt bắt đầu hình thành giữa những năm 1965 khi mà lượng người sang Nhật học tập ngày càng đông dảo qua hai lối: du học tự túc và du học theo học bổng. Theo con số ước lượng thì số sinh viên Việt Nam xấp xỉ 900 người vào đầu những năm 1970 và đa số là lưu học sinh tự túc, ở rải rác khắp các đại học Nhật Bản. Vì vậy những hoạt động hướng về Tổ quốc chớm lên từ những sinh hoạt mang nặng tính truyền thống như hội họp vào ngày Tết, trại hè hay văn hóa văn nghệ tình tự dân tộc, hoài hương vào những ngày cuối năm hay nghỉ lễ…
Những thông tin về cuộc chiến ở trong nước, nhất là khi Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1964) lấy cớ đó ném bom phá hoại miền Bắc, mở rộng và trực tiếp tham gia chiến tranh ở miền Nam đã làm anh em hiểu rõ hơn bản chất của cuộc chiến, ngấm ngầm tổ chức học tập tìm hiểu lại lịch sử nước nhà, trao đổi thông tin bằng những buổi sinh hoạt “kín” theo nhóm nhỏ. Hơn thế nữa, vào thời kỳ này, phong trào phản đối Mỹ sử dụng Nhật Bản làm căn cứ hậu cần cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã dấy lên rầm rộ, tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Tokyo, Yokohama, Nagasaki, Okinawa… nổi lên các phong trào phản chiến sôi bỏng, không kể tầng lớp sinh viên, luôn nêu lên khẩu hiệu đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, thực hiện việc trao trả quần đảo Okinawa, đòi chấm dứt hoạt động của quân đội Mỹ tại Nhật Bản… Sự kiện các phong trào đòi hòa bình, phản đối chiến tranh tại Việt Nam tại Nhật không thể giữ mãi cách hoạt động ngầm, tìm thời cơ chuyển sang hình thái đấu tranh trực diện hơn, ngay ở sân sau của quân đội Mỹ. Một sự kiện không thể không nhắc đến là năm 1967 đã bùng lên một phong trào “Bảo vệ anh Thắng” (Thang-Kun o mamorukai) ở đại học Tokyo (1) và sau đó lan rộng nhiều đại học khi anh bị đàn áp, cắt học bổng và bị đe dọa đuổi về nước (miền Nam) sau khi tham gia và phát biểu chống sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Điều này đã tác động lên anh em thời bấy giờ và hâm nóng ý chí quyết tâm “lên đàng” của phong trào yêu nước sau này ở Nhật Bản. Một “nhóm 11 người” ở Tokyo đã hình thành bí mật để chuẩn bị hành động với ý thức rõ rệt là “đòi người Mỹ chấm dứt ngay cuộc chiến xâm lược, rút quân khỏi miền Nam” và thực hiện hiệp định Genève, tiến đến thống nhất đất nước. Dù với ý thức tự phát, tự tìm hiểu nhưng sự ra đời của phong trào yêu nước này hoàn toàn phù hợp với đường lối đấu tranh chung của đồng bào trong nước và xu thế phản chiến của các phong trào đòi hòa bình, chống chiến tranh trên đất Nhật, vì thế phong trào của nhóm ra đời sau này nhanh chóng đã có tiếng nói chung với bạn bè yêu hòa bình và dân chủ, hòa nhập vào cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ của dân tộc.
Theo tin của Reuter, đăng trên báo The New York Times, ngày 24-8-1963 hai sinh viên Phật tử ở Tokyo đã tuyệt thực trước Tòa Đại Sứ Chính quyền Sài Gòn để phản đối việc đàn áp đẫm máu phong trào Phật giáo tại miền Nam. Có thể nói đây là lần đầu tiên xuất hiện phong trào của sinh viên tại nước ngoài. (The NY times 25-8-1963).
Với khí thế sục sôi chiến đấu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, sau những thất bại liên tiếp tại chiến trường, và trước dư luận phản đối chiến tranh, đòi quân Mỹ rút quân khỏi Việt Nam dâng cao trong lòng xã hội Mỹ, chính quyền Nixon buộc phải thay đổi chiến lược, “dùng người Việt đánh người Việt” (Việt Nam hóa chiến tranh) và cuộc gặp gỡ Thiệu – Nixon tại đảo Midway – Mỹ (ngày 8-6-1969) phân công cho chính quyền Thiệu của chúng là cơ hội để xuất hiện chính thức, đấu tranh công khai, bày tỏ trước dư luận Nhật Bản thái độ của người Việt Nam yêu nước tại Nhật Bản. Ngày 9 tháng 6 năm 1969, 25 anh em tổ chức vào chiếm sứ quán của chính quyền Sài Gòn với biểu ngữ “Mỹ phải cút ngay khỏi miền Nam”, “Đả đảo chính quyền tay sai Thiệu-Kỳ”, “Nước Việt Nam là một”… ra tuyên ngôn đòi hòa bình và tuyệt thực tại đây cho đến ngày 10-6-1969. Đây là một sự kiện được dư luận ở Nhật Bản quan tâm và khá bất ngờ khi những người ra đi từ miền Nam đã đứng dậy, có tác dụng trực tiếp đến các phong trào dân chủ và đòi hòa bình cho Việt Nam của người Nhật, không những làm cho sứ quán chính quyền miền Nam bối rối mà còn gây được tiếng vang trong giới trí thức tại Nhật. “Tổ chức Người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa Bình và Thống Nhất đất nước” đã chính thức ra đời ngay sau đó (ngày 22-6-1969), biểu thị thái độ không công nhận chính quyền Sài Gòn bằng cách thiêu hủy hộ chiếu mà đã được cấp khi đi du học, đấu tranh trực diện với các chính sách xâm lược của Mỹ và chế độ tay sai tại miền Nam trên địa bàn Nhật Bản trong suốt nhiều năm cho đến ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng. Đầu năm 1970, tòa án quân sự đặc biệt vùng 3 chiến thuật đã đem ra xử vắng mặt 3 anh em trong phong trào (2) kết án mỗi người 6 năm khổ sai và 20 năm mất quyền công dân (!?) hòng đe dọa và đàn áp nhưng điệu đó chỉ có tác dụng trui rèn anh em thêm vững chắc. Để giúp đỡ và bảo vệ phong trào của anh em người Việt, một số trí thức, giáo sư, nhà báo… nổi tiếng đã tự nguyện đứng ra thành lập “Hội bảo vệ và giúp đỡ sinh viên Việt Nam” (Beshien) sẵn sàng yểm trợ trước nguy cơ đe dọa từ nhiều phía, trong đó có cả kiều dân Triều Tiên đứng ra cho mượn nhà để làm văn phòng liên lạc và đặt trụ sở để tiếp tục hoạt động.
Bên cạnh những cuộc mít tinh, tuần hành hay hội thảo chung với các phong trào đòi hòa bình Nhật Bản để có tiếng nói trực tiếp tại các diễn đàn, anh em còn tham gia vào những cuộc vận động có qui mô lớn của các đoàn thể dân chủ, tiến bộ như Đoàn Thanh niên Dân chủ Nhật Bản, Hội Phụ nữ Mới, Hội nghị Thế giới chống bom A&H ở Hiroshima và Nagasaki (Gensuikyo), Hội Hữu nghị Nhật – Việt, Ủy ban Đoàn Kết Á – Phi – Mỹ La tinh… tổ chức định kỳ hàng năm để kêu gọi nhân dân Nhật Bản ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đồng thời tổ chức vận động lính Mỹ ở các căn cứ quân sự “đào tẩu”, tham gia đấu tranh phản chiến. Những cuộc tham gia phong trào đòi hòa bình và yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam ở Nhật Bản đã kết hợp với phong trào đấu tranh chống căn cứ quân sự của Mỹ phát triển rộng khắp, đặc biệt là 50 ngày đêm cùng với những đoàn thể phản chiến chận xe tăng, không cho chúng lên tàu sang chiến trường Việt Nam trước căn cứ Sagamihara (Yokohama) vào tháng 8 năm 1972 là cuộc đấu tranh khá quyết liệt của phong trào yêu nước tại Nhật Bản. Song song với những hoạt động tham gia vào các phong trào phản chiến của người Nhật, anh em còn tổ chức những cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Tokyo, mít tinh tại công viên, nhà hát tố cáo chế độ lao tù ở miền Nam, phản đối máy bay B-52 ném bom trải thảm giữa thủ đô Hà Nội, gặp gỡ các nghị sĩ quốc hội Nhật Bản yêu cầu can thiệp vào những chính sách hỗ trợ chính quyền Sài Gòn của chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ. Hai buổi lễ và tuần hành trên đường phố Tokyo trang trọng nhất đáng ghi nhớ là Buổi lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vào chiều ngày 4 tháng 9 năm 1969 sau khi đài Hà Nội đưa tin Người qua đời và buổi lễ truy điệu anh Nguyễn Thái Bình bị sát hại tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 2-7-1972 qui tụ hàng trăm anh chị em ở Nhật Bản. Đó là không kể đến ngày mừng dân tộc toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, 24 anh em bị cảnh sát giam giữ trong đêm 30 tháng 4 năm 1975 khi lao vào sứ quán Sài Gòn để tổ chức mít tinh tại đây. Mỗi đợt sinh hoạt như vậy càng củng cố phong trào ngày mỗi mạnh, phát triển nhiều hình thái đấu tranh linh hoạt để mở rộng hoạt động trong tập thể người Việt Nam tại Nhật và trong lòng xã hội Nhật Bản. Nhiều nhóm hoạt động yêu nước khác lần lượt ra đời tuy không đấu tranh chính diện những vẫn tham gia vào những sinh hoạt chung, ủng hộ các buổi lễ lớn như mừng ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày Quốc Khánh 2-9… tuy rằng sứ quán Sài Gòn ở Tokyo luôn canh chừng, tổ chức một nhóm người “quốc gia” quá khích phá hoại.
Bên cạnh những cuộc mít tinh, tuần hành hay hội thảo chung với các phong trào đòi hòa bình Nhật Bản để có tiếng nói trực tiếp tại các diễn đàn, anh em còn tham gia vào những cuộc vận động có qui mô lớn của các đoàn thể dân chủ, tiến bộ như Đoàn Thanh niên Dân chủ Nhật Bản, Hội Phụ nữ Mới, Hội nghị Thế giới chống bom A&H ở Hiroshima và Nagasaki (Gensuikyo), Hội Hữu nghị Nhật – Việt, Ủy ban Đoàn Kết Á – Phi – Mỹ La tinh… tổ chức định kỳ hàng năm để kêu gọi nhân dân Nhật Bản ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đồng thời tổ chức vận động lính Mỹ ở các căn cứ quân sự “đào tẩu”, tham gia đấu tranh phản chiến. Những cuộc tham gia phong trào đòi hòa bình và yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam ở Nhật Bản đã kết hợp với phong trào đấu tranh chống căn cứ quân sự của Mỹ phát triển rộng khắp, đặc biệt là 50 ngày đêm cùng với những đoàn thể phản chiến chận xe tăng, không cho chúng lên tàu sang chiến trường Việt Nam trước căn cứ Sagamihara (Yokohama) vào tháng 8 năm 1972 là cuộc đấu tranh khá quyết liệt của phong trào yêu nước tại Nhật Bản. Song song với những hoạt động tham gia vào các phong trào phản chiến của người Nhật, anh em còn tổ chức những cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Tokyo, mít tinh tại công viên, nhà hát tố cáo chế độ lao tù ở miền Nam, phản đối máy bay B-52 ném bom trải thảm giữa thủ đô Hà Nội, gặp gỡ các nghị sĩ quốc hội Nhật Bản yêu cầu can thiệp vào những chính sách hỗ trợ chính quyền Sài Gòn của chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ. Hai buổi lễ và tuần hành trên đường phố Tokyo trang trọng nhất đáng ghi nhớ là Buổi lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vào chiều ngày 4 tháng 9 năm 1969 sau khi đài Hà Nội đưa tin Người qua đời và buổi lễ truy điệu anh Nguyễn Thái Bình bị sát hại tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 2-7-1972 qui tụ hàng trăm anh chị em ở Nhật Bản. Đó là không kể đến ngày mừng dân tộc toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, 24 anh em bị cảnh sát giam giữ trong đêm 30 tháng 4 năm 1975 khi lao vào sứ quán Sài Gòn để tổ chức mít tinh tại đây. Mỗi đợt sinh hoạt như vậy càng củng cố phong trào ngày mỗi mạnh, phát triển nhiều hình thái đấu tranh linh hoạt để mở rộng hoạt động trong tập thể người Việt Nam tại Nhật và trong lòng xã hội Nhật Bản. Nhiều nhóm hoạt động yêu nước khác lần lượt ra đời tuy không đấu tranh chính diện những vẫn tham gia vào những sinh hoạt chung, ủng hộ các buổi lễ lớn như mừng ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày Quốc Khánh 2-9… tuy rằng sứ quán Sài Gòn ở Tokyo luôn canh chừng, tổ chức một nhóm người “quốc gia” quá khích phá hoại.
Là một phong trào tự phát của một tập thể sinh viên trẻ vừa đi học, kiếm sống trên đất người nhưng anh em đã sớm trưởng thành trong đấu tranh, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc, tự chọn cho mình một vị trí để khẳng định, đó là làm người con của một dân tộc anh hùng, độc lập và thống nhất (*).
Và từ ngày 30-4-1975, ước mơ đó đã thành sự thật trọn vẹn.
Tháng 9/2005
Nguồn: http://
Theo FB Tin không lề
HỒ SƠ - TƯ LIỆU
50 ngày đêm ngăn chặn xe tăng ở Yokohama
SGGP:: Cập nhật ngày 29/04/2006 lúc 21:14'(GMT+7)
Căn cứ Sagamihara ở Yokohama là một căn cứ quân sự của quân đội Mỹ chiếm đóng tại Nhật Bản, được dùng làm nơi sửa chữa xe cơ giới, khí tài chiến tranh để cung ứng cho lính Mỹ ở Việt Nam.
Nơi đây đã tập trung xe tăng M-48 và các loại xe bọc thép bị hư hỏng để sửa chữa và tân trang, sau đó lại được tàu chiến Mỹ đưa ra chiến trường, vì vậy đây cũng là một địa chỉ bị dư luận Nhật Bản lên án và đòi hỏi quân đội Mỹ sớm trao trả cho Nhật Bản, chấm dứt việc sử dụng lãnh thổ Nhật Bản làm căn cứ ở hậu phương, tiếp tay cho cuộc chiến xâm lược tại Việt Nam.
Trong không khí phản chiến đang nổi lên sôi bỏng vào những năm 1968-1972
trên toàn thế giới, nhất là ở Mỹ thì tại Nhật Bản cuộc đấu tranh đòi
phía Mỹ trao trả tất cả căn cứ quân sự cho Nhật Bản đã kết hợp với phong
trào chống chiến tranh ở Việt Nam rất quyết liệt, có thể nói đã lên đến
đỉnh cao.
Cuối tháng 6-1972 các phong trào thị dân thuộc tỉnh Kanagawa nơi có bến cảng Yokohama và căn cứ quân sự Sagamihara đã nổ ra một cuộc đấu tranh quyết liệt ngăn chặn không cho công voa chở xe tăng của lính Mỹ ra cảng, trở lại chiến trường kéo dài trong suốt 50 ngày đêm.
Được giáo sư Kobayashi thuộc Trường Đại học Công nghiệp Sagami và ông Umehara, Chủ tịch Phong trào phản chiến của nhân dân trong tỉnh Yokohama, thông báo chi tiết về hoạt động “đột xuất” này, tổ chức yêu nước của kiều báo ta tại Nhật Bản đã quyết định tham gia “chặn xe tăng” cùng với bạn bè Nhật Bản mặc dù cảnh sát dã chiến Nhật đã được lệnh đàn áp theo yêu cầu của phía Mỹ.
Với bộ đồ bà ba đen, nhóm người Việt Nam tay cầm hình ảnh lính Mỹ thảm sát đồng bào ta ở Sơn Mỹ, tay phát truyền đơn tố cáo tội ác chiến tranh đồng thời một số anh em khác cầm loa phát biểu ủng hộ phong trào, kêu gọi không cho xe tăng đi chuyển về phía bến cảng.
Càng ngày số người tham gia càng đông, các nhóm đấu tranh cánh tả, giáo chức, công nhân và sinh viên dân chủ... cũng đã cắm lều trại, lập khán đài giao lưu phản chiến, mít tinh liên tục trong suốt thời gian xe tăng bị chặn, nằm ụ ở ngã tư đường.
Nhiều bà mẹ Nhật Bản đã tìm đến anh em Việt Nam động viên, tiếp sức cho anh em những nắm cơm bọc rong biển, túi trà nóng hay bánh nướng ăn đỡ đói, luôn dặn dò “nhớ gìn giữ sức khoẻ”, “hãy cố lên nghe các cháu”. Căn lều nghỉ ngơi của anh em là tụ điểm của nhiều thanh niên học sinh Nhật Bản đến thăm và đặt câu hỏi về cuộc chiến ở quê nhà, chia sẻ những gì mà đồng bào trong nước đang gánh chịu.
Một nữ sinh viên từ Trường Đại học Nagasaki mãi tận phía Nam tham dự đêm không ngủ cũng đã tìm đến chỗ anh em, tâm sự: “Chúng tôi luôn cầu nguyện cho nhân dân Việt Nam thắng lợi, vì chỉ có như thế chúng tôi mới có thể đòi lại được những vùng đất đang bị quân đội Mỹ chiếm cứ”. Chính nơi đây, chị Yokoi Kumiko, ca sĩ được gọi là “Joan Baez của Nhật” cất tiếng hát bài ca Không cho xe tăng nhích nửa bước nổi tiếng.
Sau 48 ngày giằng co, phía quân đội Mỹ định cho xe tông vào đám người đứng chặn làm đột phá khẩu ra bến cảng thì hàng trăm con người đã nằm xuống ngăn chặn ngay đầu xe tăng, trong đó có hình ảnh những chiếc áo bà ba của anh em ta nằm ở mũi đoàn xe.
Chính hình ảnh đó đã làm nức lòng những người Nhật, họ la hét, hô to những khẩu hiệu “Ngăn chặn ngay bọn giết người”, “Không cho xe tăng lên tàu” trong khi dùi cui, xe phun nước cao áp đẩy đoàn người vào hai bên lề một cách thô bạo, gây thương tích cho nhiều anh em trong đoàn.
Đến ngày thứ 50, tức gần hai tháng không hề di chuyển được, đoàn xe tăng đã phải lùi trở lại căn cứ trong tiếng hoan hô của hàng vạn người, kết thúc cuộc đấu tranh không khoan nhượng mặc dù một số anh em đã bị thương khá nặng trong những ngày cuối cùng của chiến dịch.
Ngày 8-8-1972, Đài Phát thanh Hà Nội lên tiếng phê phán và lên án việc sử dụng Nhật Bản làm căn cứ hậu cần cho cuộc chiến, biến Sagamihara làm nơi sửa chữa những chiếc xe tăng đã gây nên tội ác ở Việt Nam và đưa tin về “trận” đấu tranh chặn xe tăng lịch sử này.
Hồng Lê Thọ
Nguồn: 50 ngày đêm ngăn chặn xe tăng ở Yokohama - Sài gòn giải phóng online
50 ngày đêm ngăn chặn xe tăng ở Yokohama
SGGP:: Cập nhật ngày 29/04/2006 lúc 21:14'(GMT+7)
Căn cứ Sagamihara ở Yokohama là một căn cứ quân sự của quân đội Mỹ chiếm đóng tại Nhật Bản, được dùng làm nơi sửa chữa xe cơ giới, khí tài chiến tranh để cung ứng cho lính Mỹ ở Việt Nam.
Nơi đây đã tập trung xe tăng M-48 và các loại xe bọc thép bị hư hỏng để sửa chữa và tân trang, sau đó lại được tàu chiến Mỹ đưa ra chiến trường, vì vậy đây cũng là một địa chỉ bị dư luận Nhật Bản lên án và đòi hỏi quân đội Mỹ sớm trao trả cho Nhật Bản, chấm dứt việc sử dụng lãnh thổ Nhật Bản làm căn cứ ở hậu phương, tiếp tay cho cuộc chiến xâm lược tại Việt Nam.
|
Cuối tháng 6-1972 các phong trào thị dân thuộc tỉnh Kanagawa nơi có bến cảng Yokohama và căn cứ quân sự Sagamihara đã nổ ra một cuộc đấu tranh quyết liệt ngăn chặn không cho công voa chở xe tăng của lính Mỹ ra cảng, trở lại chiến trường kéo dài trong suốt 50 ngày đêm.
Được giáo sư Kobayashi thuộc Trường Đại học Công nghiệp Sagami và ông Umehara, Chủ tịch Phong trào phản chiến của nhân dân trong tỉnh Yokohama, thông báo chi tiết về hoạt động “đột xuất” này, tổ chức yêu nước của kiều báo ta tại Nhật Bản đã quyết định tham gia “chặn xe tăng” cùng với bạn bè Nhật Bản mặc dù cảnh sát dã chiến Nhật đã được lệnh đàn áp theo yêu cầu của phía Mỹ.
Với bộ đồ bà ba đen, nhóm người Việt Nam tay cầm hình ảnh lính Mỹ thảm sát đồng bào ta ở Sơn Mỹ, tay phát truyền đơn tố cáo tội ác chiến tranh đồng thời một số anh em khác cầm loa phát biểu ủng hộ phong trào, kêu gọi không cho xe tăng đi chuyển về phía bến cảng.
Càng ngày số người tham gia càng đông, các nhóm đấu tranh cánh tả, giáo chức, công nhân và sinh viên dân chủ... cũng đã cắm lều trại, lập khán đài giao lưu phản chiến, mít tinh liên tục trong suốt thời gian xe tăng bị chặn, nằm ụ ở ngã tư đường.
Nhiều bà mẹ Nhật Bản đã tìm đến anh em Việt Nam động viên, tiếp sức cho anh em những nắm cơm bọc rong biển, túi trà nóng hay bánh nướng ăn đỡ đói, luôn dặn dò “nhớ gìn giữ sức khoẻ”, “hãy cố lên nghe các cháu”. Căn lều nghỉ ngơi của anh em là tụ điểm của nhiều thanh niên học sinh Nhật Bản đến thăm và đặt câu hỏi về cuộc chiến ở quê nhà, chia sẻ những gì mà đồng bào trong nước đang gánh chịu.
Một nữ sinh viên từ Trường Đại học Nagasaki mãi tận phía Nam tham dự đêm không ngủ cũng đã tìm đến chỗ anh em, tâm sự: “Chúng tôi luôn cầu nguyện cho nhân dân Việt Nam thắng lợi, vì chỉ có như thế chúng tôi mới có thể đòi lại được những vùng đất đang bị quân đội Mỹ chiếm cứ”. Chính nơi đây, chị Yokoi Kumiko, ca sĩ được gọi là “Joan Baez của Nhật” cất tiếng hát bài ca Không cho xe tăng nhích nửa bước nổi tiếng.
Sau 48 ngày giằng co, phía quân đội Mỹ định cho xe tông vào đám người đứng chặn làm đột phá khẩu ra bến cảng thì hàng trăm con người đã nằm xuống ngăn chặn ngay đầu xe tăng, trong đó có hình ảnh những chiếc áo bà ba của anh em ta nằm ở mũi đoàn xe.
Chính hình ảnh đó đã làm nức lòng những người Nhật, họ la hét, hô to những khẩu hiệu “Ngăn chặn ngay bọn giết người”, “Không cho xe tăng lên tàu” trong khi dùi cui, xe phun nước cao áp đẩy đoàn người vào hai bên lề một cách thô bạo, gây thương tích cho nhiều anh em trong đoàn.
Đến ngày thứ 50, tức gần hai tháng không hề di chuyển được, đoàn xe tăng đã phải lùi trở lại căn cứ trong tiếng hoan hô của hàng vạn người, kết thúc cuộc đấu tranh không khoan nhượng mặc dù một số anh em đã bị thương khá nặng trong những ngày cuối cùng của chiến dịch.
Ngày 8-8-1972, Đài Phát thanh Hà Nội lên tiếng phê phán và lên án việc sử dụng Nhật Bản làm căn cứ hậu cần cho cuộc chiến, biến Sagamihara làm nơi sửa chữa những chiếc xe tăng đã gây nên tội ác ở Việt Nam và đưa tin về “trận” đấu tranh chặn xe tăng lịch sử này.
Hồng Lê Thọ
Nguồn: 50 ngày đêm ngăn chặn xe tăng ở Yokohama - Sài gòn giải phóng online
Nguồn: http://www.vanews.org/2014/12/thiet-la-tro-treu-ong-hong-le-tho-tung.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét