Tin tức / Việt Nam
Chủ trang Blog Người Lót Gạch bị bắt
Tin Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ trang blog Người Lót Gạch bị bắt vào
cuối tuần vừa rồi, đã làm xôn xao dư luận mạng và gây chú ý của các hãng
thông tấn quốc tế.
Pháp Tấn Xã và Reuters ngày thứ Hai 1 tháng 12, trích thông báo bắt người trên cổng thông tin của Bộ Công an Việt Nam, xác nhận ông Hồng Lê Thọ, 65 tuổi, đã bị bắt vì vi phạm điều 258 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Thông báo ngắn ngủi đăng trên cổng thông tin của Bộ Công An nói ông Thọ bị tạm giữ hình sự vào lúc 10h30’ ngày 29/11/2014, “theo tin tố giác của quần chúng,” và cho hay ông bị khám xét và bắt quả tang, và sẽ bị tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong cùng ngày, Mạng lưới Blogger Việt Nam đã ra bản lên tiếng về trường hợp này, khẳng định rằng “blogger Người Lót Gạch chỉ thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, là quyền đã được quy định bởi Hiến pháp Việt Nam, và được công nhận bởi các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết”.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam nêu tên một số blogger khác mà theo họ, cũng là nạn nhân của điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam như Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hữu Vinh.
Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) Phil Robertson cho biết ý kiến của ông về điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam:
“Điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam là một điều khoản luật pháp vô cùng mơ hồ, theo dó người dân có thể bị bỏ tù vì tội gọi là lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại các lợi ích của nhà nước. Chúng tôi thì coi việc sử dụng điều khoản đó là bởi vì nhà chức trách không tìm ra chứng cớ để buộc tội họ, và do đó phải dùng tới một diều khoản mơ hồ để có thể truy tố họ.”
Cho biết phản ứng từ Việt Nam về vụ Người Lót gạch bị bắt, nhà báo tự do Nguyễn khắc Toàn nói:
“Bất ngờ và bàng hoàng, bởi lý do là vì những tội danh mà nhà cầm quyền gán cho chủ blog này hết sức là mơ hồ. Tôi nghĩ có lẽ Bộ Công An họ muốn bắt là để dằn mặt những Việt kiều đang tham gia đòi dân chủ, đòi cải cách chế độ chính trị trong nước. Ông Thọ thậm chí là người có công lao đối với đảng và nhà nước và chế độ hiện nay, thế mà còn bị bắt thì tôi nghĩ là thế nào cũng có những thâm ý, những tính toán rất sâu xa trong cái chuyện này.”
Trang blog Người Lót Gạch đã hoạt động trong ít nhất 3 năm, blog được cập nhật thường xuyên trong 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp, với những bài bình luận về các vấn đề chính trị và xã hội Việt Nam.
Trang blog có đăng một số bài viết với có những lời lẽ gay gắt chống Bắc Kinh. Pháp tấn xã nói giới lãnh đạo độc tài của Việt Nam rất nhạy cảm đối với bất cứ lời chỉ trích nào nhắm vào họ về cách xử lý tranh chấp Biển Đông,
Reuters lưu ý rằng vụ chủ trang blog Người Lót Gạch bị bắt 1 tháng sau khi blogger Điếu Cày, được phóng thích.
Bản tin nói rằng trong vài năm qua, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp biểu tình, bắt giữ và tống giam nhiều người chỉ trích chính phủ, và qua đó gây quan ngại cho Hoa Kỳ giữa lúc Washington đang tìm cách thuyết phục dân chúng để củng cố hơn nữa các quan hệ thương mại với Việt Nam, một quốc gia vẫn mang tiếng là không chấp nhận những quan điểm bất đồng.
Sự phổ biến của các trang blog chính trị đã tăng mạnh cùng với đà tăng của số người sử dụng internet tại Việt Nam, trong bối cảnh những bất bình đang âm ỉ trong công chúng về cách quản lý kinh tế của nhà nước và nạn tham nhũng tràn lan trong các cơ quan công quyền.
Nguồn: Reuters, AFP, Web Portal/Ministry of Security,The Star.com
Tin VOA
Pháp Tấn Xã và Reuters ngày thứ Hai 1 tháng 12, trích thông báo bắt người trên cổng thông tin của Bộ Công an Việt Nam, xác nhận ông Hồng Lê Thọ, 65 tuổi, đã bị bắt vì vi phạm điều 258 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Thông báo ngắn ngủi đăng trên cổng thông tin của Bộ Công An nói ông Thọ bị tạm giữ hình sự vào lúc 10h30’ ngày 29/11/2014, “theo tin tố giác của quần chúng,” và cho hay ông bị khám xét và bắt quả tang, và sẽ bị tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong cùng ngày, Mạng lưới Blogger Việt Nam đã ra bản lên tiếng về trường hợp này, khẳng định rằng “blogger Người Lót Gạch chỉ thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, là quyền đã được quy định bởi Hiến pháp Việt Nam, và được công nhận bởi các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết”.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam nêu tên một số blogger khác mà theo họ, cũng là nạn nhân của điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam như Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hữu Vinh.
Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) Phil Robertson cho biết ý kiến của ông về điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam:
“Điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam là một điều khoản luật pháp vô cùng mơ hồ, theo dó người dân có thể bị bỏ tù vì tội gọi là lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại các lợi ích của nhà nước. Chúng tôi thì coi việc sử dụng điều khoản đó là bởi vì nhà chức trách không tìm ra chứng cớ để buộc tội họ, và do đó phải dùng tới một diều khoản mơ hồ để có thể truy tố họ.”
Cho biết phản ứng từ Việt Nam về vụ Người Lót gạch bị bắt, nhà báo tự do Nguyễn khắc Toàn nói:
“Bất ngờ và bàng hoàng, bởi lý do là vì những tội danh mà nhà cầm quyền gán cho chủ blog này hết sức là mơ hồ. Tôi nghĩ có lẽ Bộ Công An họ muốn bắt là để dằn mặt những Việt kiều đang tham gia đòi dân chủ, đòi cải cách chế độ chính trị trong nước. Ông Thọ thậm chí là người có công lao đối với đảng và nhà nước và chế độ hiện nay, thế mà còn bị bắt thì tôi nghĩ là thế nào cũng có những thâm ý, những tính toán rất sâu xa trong cái chuyện này.”
Trang blog Người Lót Gạch đã hoạt động trong ít nhất 3 năm, blog được cập nhật thường xuyên trong 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp, với những bài bình luận về các vấn đề chính trị và xã hội Việt Nam.
Trang blog có đăng một số bài viết với có những lời lẽ gay gắt chống Bắc Kinh. Pháp tấn xã nói giới lãnh đạo độc tài của Việt Nam rất nhạy cảm đối với bất cứ lời chỉ trích nào nhắm vào họ về cách xử lý tranh chấp Biển Đông,
Reuters lưu ý rằng vụ chủ trang blog Người Lót Gạch bị bắt 1 tháng sau khi blogger Điếu Cày, được phóng thích.
Bản tin nói rằng trong vài năm qua, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp biểu tình, bắt giữ và tống giam nhiều người chỉ trích chính phủ, và qua đó gây quan ngại cho Hoa Kỳ giữa lúc Washington đang tìm cách thuyết phục dân chúng để củng cố hơn nữa các quan hệ thương mại với Việt Nam, một quốc gia vẫn mang tiếng là không chấp nhận những quan điểm bất đồng.
Sự phổ biến của các trang blog chính trị đã tăng mạnh cùng với đà tăng của số người sử dụng internet tại Việt Nam, trong bối cảnh những bất bình đang âm ỉ trong công chúng về cách quản lý kinh tế của nhà nước và nạn tham nhũng tràn lan trong các cơ quan công quyền.
Nguồn: Reuters, AFP, Web Portal/Ministry of Security,The Star.com
Tin VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét