D HOC TIENG VIET Biểu tượng cảm xúc smile
SÁU LUẬT VỀ DẤU HỎI NGÃ
I * Từ tiếng Việt thường có 3 loại (*):
- Từ thuần Việt (hoặc tiếng nôm): Ðó là những từ có thể chuyển đổi thanh theo quy luật hài thanh, hoặc những từ láy âm theo phép hòa phối ngữ âm (Hòa phối ngữ âm là sự kết hợp hài hòa giữa thành phần của một từ với một từ khác để tạo thành sự cân đối nhịp nhàng. Hòa phối ngữ âm giữa hai thành phần của một từ kép gọi là từ láy (thí dụ: vui vẻ, xinh xắn, khô khan, đẹp đẽ ...)
- Từ Hán Việt là những từ vay mượn từ tiếng Hán (Trung Hoa). Số từ này chiếm hơn nửa số vốn từ của ta hiện nay! (thí dụ: hữu ích, vô đạo, bất bình, sơn hà ...)
- Từ vay mượn là những từ mượn từ các ngôn ngữ phương Tây (Pháp, ...) như: xà phòng, xi măng, ô tô ...
II* Dấu Hỏi Ngã Trong Tiếng Thuần Việt:
Luật 1) Khi hai tiếng có thể láy được với nhau thì hễ một tiếng mang dấu ngang(không dấu) hoặc dấu sắc thì tiếng kia phải mang dấu hỏi; ngược lại, hễ một tiếng mang dấu huyền hoặc dấu nặng thì tiếng kia phải mang dấu ngã.
Thí dụ: lửng lơ, thơ thẩn, sang sảng, lở lói, ngả ngớn, vắng vẻ, ...
ầm ĩ, vòi vĩnh, hợm hĩnh, thẫn thờ, nũng nịu, đẹp đẽ, ...
Luật 2) Một từ có thể chuyển thanh điệu sang ngang hoặc sắc thì chắc chắn là mang dấu hỏi; ngược lại, một tiếng có thể chuyển sang thanh huyền hoặc thanh nặng thì chắc chắn là có dấu ngã.
Thí dụ: mở mang, mỡ màng, thở than, vẩn vơ, ngủ nghê, ...
Luật 3) Các tiếng nói gộp âm đều mang dấu hỏi. Nói gộp là nhập hai âm tiết thành một như: phải không --> phỏng, bà ấy --> bả, ngoài ấy --> ngoải, hôm ấy --> hổm, năm ấy --> nẳm, hồi ấy --> hổi, ...
Luật 4) Các tiếng vay mượn từ phương Tây và đã chuyển sang giọng tiếng Việt, thì thường viết với dấu hỏi. Thí dụ: mỏa (moi), xừ lủy (lui), sở cẩm (commissaire de police), làm cỏ vê (corvée), ...
III* Dấu Hỏi Ngã Của Từ Hán Việt:
Luật 5) Các từ Hán Việt có phụ âm đầu d, l, m, n, nh, ng, v đều có dấu ngã.
Thí dụ: dã, dĩ, dữ, ... lão, lễ, lữ, ... mão, mãnh, mẫn, ...não, nễ, nữ, ... ngã, ngũ, ngữ, ... nhã, nhĩ, nhũ, ... vĩ, viễn, vũ, ...
(Ðể cho dễ nhớ có thể dùng câu "thần chú" sau: "mình nên nhớ là viết dấu ngã" trong đó các âm đầu là những phụ âm trong luật trên)
Luật 6) Các từ Hán Việt khác có dấu hỏi.
Thí dụ: ả, ảo, ẩn, yểu, uẩn, uỷ; bảo, bỉ, bỉnh, bổng, bửu; cảo, cổ, củ, kỉ, kiểu, quả, quản, quảng, quỷ; chỉ, chiểu, chuẩn, chủng, chử; đả, đẩu, để, điểu, đổ; giả, giảo; hảo, hỉ, hổ, hủ; khả, khẩu, khổ, khởi; phả, phỉ, phổ, sỉ, sổ, sửu; tả, tảo, tể, tỉ, tổ, tử; thải, thổ, thủ, thưởng; trảo, trảm, triển, trưởng; xả, xảo, xỉ, xử.
Trừ khoảng 30 trường hợp ngoại lệ:
bãi (bãi thị, bãi nại), bĩ (bĩ vận), cữu (linh cữu), cưỡng (cưỡng đoạt), đãng (khoáng đãng), đễ (hiếu đễ), đỗ (Ðỗ thị), hãm (hãm hại), hãn (hãn hữu), hoãn (hoãn binh), hĩ (một tiếng đệm), hỗ (hỗ trợ), hỗn (hỗn hợp, hỗn mang), huyễn (huyễn mộng), hữu (bằng hữu), kĩ (ca kĩ, kĩ thuật, kĩ xảo), phẫn (phẫn nộ), phẫu (giải phẫu), quẫn (quẫn bách), quỹ (quỹ đạo, quỹ tích, thủ quỹ), sĩ (bác sĩ), suyễn (suyễn tức, suyễn yết), tiễn (tiễn biệt), tĩnh (tĩnh mịch), tuẫn (tuẫn tiết), thuẫn (mâu thuẫn), thũng (phù thũng), trãi, trẫm, trĩ (ấu trĩ), trữ (dự trữ, lưu trữ, tích trữ), xã (xã hội, xã tắc).
(*) Dấu Hỏi Ngã (Phố Tịnh).
— cùng với Thomas DoSÁU LUẬT VỀ DẤU HỎI NGÃ
I * Từ tiếng Việt thường có 3 loại (*):
- Từ thuần Việt (hoặc tiếng nôm): Ðó là những từ có thể chuyển đổi thanh theo quy luật hài thanh, hoặc những từ láy âm theo phép hòa phối ngữ âm (Hòa phối ngữ âm là sự kết hợp hài hòa giữa thành phần của một từ với một từ khác để tạo thành sự cân đối nhịp nhàng. Hòa phối ngữ âm giữa hai thành phần của một từ kép gọi là từ láy (thí dụ: vui vẻ, xinh xắn, khô khan, đẹp đẽ ...)
- Từ Hán Việt là những từ vay mượn từ tiếng Hán (Trung Hoa). Số từ này chiếm hơn nửa số vốn từ của ta hiện nay! (thí dụ: hữu ích, vô đạo, bất bình, sơn hà ...)
- Từ vay mượn là những từ mượn từ các ngôn ngữ phương Tây (Pháp, ...) như: xà phòng, xi măng, ô tô ...
II* Dấu Hỏi Ngã Trong Tiếng Thuần Việt:
Luật 1) Khi hai tiếng có thể láy được với nhau thì hễ một tiếng mang dấu ngang(không dấu) hoặc dấu sắc thì tiếng kia phải mang dấu hỏi; ngược lại, hễ một tiếng mang dấu huyền hoặc dấu nặng thì tiếng kia phải mang dấu ngã.
Thí dụ: lửng lơ, thơ thẩn, sang sảng, lở lói, ngả ngớn, vắng vẻ, ...
ầm ĩ, vòi vĩnh, hợm hĩnh, thẫn thờ, nũng nịu, đẹp đẽ, ...
Luật 2) Một từ có thể chuyển thanh điệu sang ngang hoặc sắc thì chắc chắn là mang dấu hỏi; ngược lại, một tiếng có thể chuyển sang thanh huyền hoặc thanh nặng thì chắc chắn là có dấu ngã.
Thí dụ: mở mang, mỡ màng, thở than, vẩn vơ, ngủ nghê, ...
Luật 3) Các tiếng nói gộp âm đều mang dấu hỏi. Nói gộp là nhập hai âm tiết thành một như: phải không --> phỏng, bà ấy --> bả, ngoài ấy --> ngoải, hôm ấy --> hổm, năm ấy --> nẳm, hồi ấy --> hổi, ...
Luật 4) Các tiếng vay mượn từ phương Tây và đã chuyển sang giọng tiếng Việt, thì thường viết với dấu hỏi. Thí dụ: mỏa (moi), xừ lủy (lui), sở cẩm (commissaire de police), làm cỏ vê (corvée), ...
III* Dấu Hỏi Ngã Của Từ Hán Việt:
Luật 5) Các từ Hán Việt có phụ âm đầu d, l, m, n, nh, ng, v đều có dấu ngã.
Thí dụ: dã, dĩ, dữ, ... lão, lễ, lữ, ... mão, mãnh, mẫn, ...não, nễ, nữ, ... ngã, ngũ, ngữ, ... nhã, nhĩ, nhũ, ... vĩ, viễn, vũ, ...
(Ðể cho dễ nhớ có thể dùng câu "thần chú" sau: "mình nên nhớ là viết dấu ngã" trong đó các âm đầu là những phụ âm trong luật trên)
Luật 6) Các từ Hán Việt khác có dấu hỏi.
Thí dụ: ả, ảo, ẩn, yểu, uẩn, uỷ; bảo, bỉ, bỉnh, bổng, bửu; cảo, cổ, củ, kỉ, kiểu, quả, quản, quảng, quỷ; chỉ, chiểu, chuẩn, chủng, chử; đả, đẩu, để, điểu, đổ; giả, giảo; hảo, hỉ, hổ, hủ; khả, khẩu, khổ, khởi; phả, phỉ, phổ, sỉ, sổ, sửu; tả, tảo, tể, tỉ, tổ, tử; thải, thổ, thủ, thưởng; trảo, trảm, triển, trưởng; xả, xảo, xỉ, xử.
Trừ khoảng 30 trường hợp ngoại lệ:
bãi (bãi thị, bãi nại), bĩ (bĩ vận), cữu (linh cữu), cưỡng (cưỡng đoạt), đãng (khoáng đãng), đễ (hiếu đễ), đỗ (Ðỗ thị), hãm (hãm hại), hãn (hãn hữu), hoãn (hoãn binh), hĩ (một tiếng đệm), hỗ (hỗ trợ), hỗn (hỗn hợp, hỗn mang), huyễn (huyễn mộng), hữu (bằng hữu), kĩ (ca kĩ, kĩ thuật, kĩ xảo), phẫn (phẫn nộ), phẫu (giải phẫu), quẫn (quẫn bách), quỹ (quỹ đạo, quỹ tích, thủ quỹ), sĩ (bác sĩ), suyễn (suyễn tức, suyễn yết), tiễn (tiễn biệt), tĩnh (tĩnh mịch), tuẫn (tuẫn tiết), thuẫn (mâu thuẫn), thũng (phù thũng), trãi, trẫm, trĩ (ấu trĩ), trữ (dự trữ, lưu trữ, tích trữ), xã (xã hội, xã tắc).
(*) Dấu Hỏi Ngã (Phố Tịnh).
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=776501369071933&set=a.208466972542045.64394.100001362305076&type=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét