Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Lời Cầu Nguyện Đã Cứu Sống Tôi Và Những Người Lính Mỹ Trong Suốt Thời Kỳ Đầu Tiên Của Cuộc Chiến Tranh Iraq


Lời Cầu Nguyện Đã Cứu Sống Tôi Và Những Người Lính Mỹ Trong Suốt Thời Kỳ Đầu Tiên Của Cuộc Chiến Tranh Iraq

0
Khi kẻ xả súng vô nhân tính  tàn sát 26 người đàn ông, phụ nữ, và những em nhỏ vô tội, nhiều nhà lãnh đạo của quốc gia đó đã kêu gọi cả nước cầu nguyện. Người đầu tiên trong số đó chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi ông đang ở Nhật Bản trong chuyến đi mở rộng đến Châu Á.
Tổng thống đã khẩn cầu Chúa ở cùng với người dân ở Sutherland: “Nguyện Chúa ở cùng người dân tại Sutherland Springs, Texas. Mọi người Mỹ đang cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ những nạn nhân bị thương và gia đình của họ.” Phát ngôn viên của Nhà Trắng Paul Ryan nối tiếp sự kêu cầu của tổng thống, ông nói rằng: “Người dân tại Sutherland đang rất cần lời cầu nguyện của mọi người.”
Đảng cách tả phản ứng lại một cách nhanh chóng và ngớ ngẩn, khi nhạo báng và lên án việc cầu nguyện. Những lời nói vô nghĩa đầy thù ghét đó đã chỉ trích sự kêu gọi cầu nguyện. Rep. Pramila Jayapal, đến từ Wasshington, cũng đã tham gia vào hội chống lại sự kêu gọi than khóc và cầu nguyện cho những nạn nhân tại Texas, “Họ không cần lời cầu nguyện của chúng ta. Họ cần chúng ta tập trung vào cuộc khủng hoảng bạo lực súng đạn và đưa ra những điều lệ nhạy cảm.” Sự vô tâm của lời nói đó gây ra sự náo động, và dẫn đến nhiều sự rối loạn trong nước Mỹ.
Đây không phải nước Mỹ chúng ta từng biết
Sự thù nghịch chống lại những lời cầu nguyện trong lúc nghịch cảnh và khó khăn là mới mẻ với quốc gia này. Xuyên suốt lịch sử đất nước, lời cầu nguyện rất được tôn trọng và được yêu cầu khi xảy ra những cuộc khủng hoảng. Thậm chí những người vốn không chấp nhận sự cầu nguyện nhưng vẫn tôn trọng đặt sang một bên những vấn đề chính trị để ủng hộ những lời cầu nguyện xin Chúa ban cho sự khôn ngoan, chữa lành và sự hướng dẫn của Ngài. Sự kêu gọi cầu nguyện mạnh mẽ nhất trong lịch sử quốc gia xảy ra vào năm 1787 trong suốt cuộc họp Quy Ước Hiến Pháp Mỹ. Khi cuộc họp trở nên rối loạn, Benjamin Franklin đứng dậy và nói:
“Thưa Ngài Tổng Thống, tôi khuyên ngài: trước khi chúng ta chia rẽ nhau, theo đúng nghi thức của việc tiến cử và bổ nhiệm một chức vụ giáo sĩ đoàn thể cho Quy Ước, người sẽ chịu trách nhiệm việc nhóm chúng ta lại, liệt kê từng công việc cho mỗi ngày và đề xuất lên Đấng tạo hóa và là Đấng có quyền trên các quốc gia, kêu cầu Chúa tể trị trên hội nghị của chúng ta, soi sáng tâm trí chúng ta với sự khôn ngoan thiên thượng, tác động đến tấm lòng chúng ta với tình yêu của lẽ thật và sự công bằng, và phong chức cho những công dân đã đạt những thành công lớn!”
Lời đề nghị của Franklin đã kết quả bằng hai người giáo sĩ được triệu đến làm người dẫn dắt việc cầu nguyện xin sự ban phước và sự dẫn dắt của Chúa trong Quốc Hội. Việc đó đã tồn tại đến ngày nay.
Còn rất nhiều những ví dụ khác trong suốt 241năm mà những nhà lãnh đạo đất nước kêu gọi cầu nguyện trong các giai đoạn khó khăn, hoạn nạn. Một phong trào nổi bật nhất chính là lời kêu gọi cầu nguyện kiêng ăn của Tổng Thống Lincoln sau sự thất bại của quân Liên Minh ở trận chiến Bull Run tháng 7 năm 1861. Chưa bao giờ mối quan ngại về sự tồn tại của một quốc gia lại lớn đến thế trong thời điểm đó. Trong thì giờ đó, ngài tổng thống đã viết:
“Điều này rất phù hợp với mọi người và ở mọi thời điểm khi thừa nhận và tôn cao Sự Tể Trị Tối Cao thuộc về Chúa; để quỳ gối phục tùng trước sự tể trị của Ngài; để thú nhận và ăn năn mọi tội lỗi và những sự phạm pháp của họ trong toàn quyền xét đoán của Chúa, đó chính là lòng kính sợ Đức Giê-hô-va, khởi đầu của sự khôn ngoan; và để cầu nguyện với lòng sốt sắng và ăn năn, cầu xin sự tha thứ cho những vi phạm trong quá khứ, và xin Chúa ban phước cho những bước đi ở hiện tại và tương lai của họ.
Và bởi vì một khi chính đất nước yêu quý của chúng ta từng được Chúa ban phước cho sự đoàn kết, thịnh vượng, và hạnh phúc, mà nay bị đau đớn bởi những bè phái khác nhau và những cuộc chiến tranh, điều đó đặc biệt phù hớp với chúng ta khi nhận ra bàn tay của Chúa khi Ngài ghé thăm đất nước, và nhớ được những tội lỗi, vi phạm của chính chúng ta như một quốc gia hay từng cá nhân, chúng ta phải khiêm nhường trước Ngài và cầu xin sự thương xót từ nơi Ngài, là lời cầu xin vô giá của dân tộc và quyền tự do tôn giáo, điều mà được ban cho dưới sự hướng dẫn và chúc phước của Chúa bởi những mồ hôi và nước mắt của ông cha chúng ta, được khôi phục.”
Người Mỹ vẫn nhìn thấy những ảnh hưởng của lời cầu nguyện
Trong cuộc đời tôi, tôi cũng đã từng chứng kiến và cảm nhận được sự ảnh hưởng của lời cầu nguyện của cả nước. Thời điểm không thể quên được đó xảy ra trong suốt chiến dịch Desert Storm (Cơn Bão Sa Mạc). Lãnh đạo quân đội Cộng Hòa I-rắc, Saddam Hussein ban lệnh xâm lược và đánh chiếm Kuwait vào tháng 8 năm 1990. Đáp trả lại, nước Mỹ đã tổ chức một liên minh đa quốc gia để giải phóng Kuwait.
Tôi đã dàn quân đến Saudi Arabia cùng trung đoàn binh lính xe thiết giáp thứ hai. Nhiệm vụ chúng tôi là lãnh đạo cuộc tấn công phía nam I-rắc như một phần của VII Corps để tham gia và hủy phá đội quân bảo vệ Saddam. Tổng thống H.W.Bush đã kêu gọi cả nước cầu nguyện cho thời điểm chiến tranh này. Người Mỹ rất quan tâm đến lời yêu cầu đó và “Cầu nguyện cho quân đội của chúng ta” đã trở thành câu khẩu hiệu quốc gia, với dải băng màu vàng được buộc vào những cái cây và cột điện thoại để nhắc nhở cho mọi người cầu nguyện. Vợ của tôi, Rebecca, đã tập hợp hơn 20 hội thánh đặc biệt cầu nguyện cho đội quân của tôi.
Một chiến thắng nhanh chóng và dễ dàng trước quân đội I-rắc không phải là một kết luận được đoán trước. Trong suốt thời điểm chiến tranh leo thang, chúng tôi được lệnh phải xác định trước sẽ có tỷ lệ thương vong cao và cuộc chiến dữ dội với kẻ thù. Đây cũng chính là nơi lời cầu nguyện làm nên sự khác biệt. Chỉ huy của chúng tôi nói rằng quân đội I-rắc sẽ dùng vũ khí hóa học một khi chúng ta tấn công.
Tất cả những dấu hiệu đều chỉ ra rằng Saddam sẽ làm như vậy. Baghdad đã sử dụng vũ khí hóa học với quy mô lớn trong suốt cuộc chiến tranh chống lại I-ran (1980-1988), và thậm chí chống lại cả chính người Kurdish (1988). Làn gió theo mùa đã thổi qua I-rắc đến Saudi Arabia và Kuwait. Điều đó có nghĩa rằng đây là môi trường lý tưởng cho I-rắc sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên lời cầu nguyện đã thay đổi hướng gió tự nhiên và cả kết quả của cuộc chiến tranh.
Trung Đoàn Binh Lính Xe Thiết Giáp Thứ Hai bắt đầu tấn công I-rắc trước ngày thực sự diễn ra chiến tranh. Súng đại bác và phi cơ của không quân Mỹ đã ném bom xuống I-rắc trong khi xe tăng chúng tôi đi trước dẫn đầu. Khi những xe tắng đầu tiên tiến đến I-rắc  lúc 1:30 đêm ngày 23/01/1991, tôi đã chứng kiến hướng gió đổi hướng từ hướng Tây Bắc thành hướng Tây Nam.
Tôi không nói lên lời, là một sĩ quan của đơn vị  tình báo (S2), tôi thường xuyên nói về vấn đề của luồng gió. Hướng gió thay đổi có nghĩa là quân đội I-rắc sẽ không thể sử dụng được vũ khí hóa học, vì gió đã thổi ngược lại về hướng của quân đội họ. Thời điểm chính xác của sự việc này có thể là kết quả của lời cầu nguyện.
Lieutenant Douglas Mastriano trong chiếc trực thăng Chim Ưng Đen trong Chiến Dịch Cơn Bão Sa Mạc
Đây không phải là phép lạ duy nhất mà chúng ta thấy
Đây không phải là hiện tượng thời tiết duy nhất mang đến cho chúng ta lợi thế quyết định mà nếu không có nó thì đây sẽ là cuộc chiến tranh gây tổn thất rất nhiều đối với nước Mỹ và các nước đồng minh. Sự tham gia của những chiếc xe tăng chủ chốt cuối cùng vào thế kỷ 20 được gọi là cuộc chiến tranh miền Đông lần thứ 73. Vào ngày 26/2/1991, trung đoàn của tôi chuẩn bị đưa xe tăng vào cuộc chiến đấu chống lại Quân Đội Cộng Hòa I-rắc. Buổi sáng hôm đó bắt đầu với một loạt cuộc tấn công đại bác và sự tham gia của USAF chống lại sự hợp nhất của đội quân xe tăng (những xe đó đã bị vùi lấp trong sa mạc ).
Khi xe tăng chúng tôi tiến lên phía trước, một cơn mưa và bão cát kỳ lạ quét ngang qua sa mạc và dừng lại ngay chỗ đóng quân của đội quân Tawakalna I-rắc và che khuất tầm nhìn tấn công của chúng. Sự việc này xảy ra khi đoàn quân của chúng tôi vừa mới tiến đến gần tầm bắn của quân đội I-rắc. Cơn bão ấy đã lấy mất đi cơ hội của chúng, che mắt chúng thành công và đã giúp quân đội chúng tôi quyết đoán phá vỡ hàng rào của quân thù. Không còn một lời giải thích nào khác cho thời khắc chính xác của cơn bão đó hơn là do Đức Chúa Trời, Ngài đã nhậm lời cầu nguyện của con dân Ngài.
Tôi đã được trải nghiệm sự bảo vệ của Đức Chúa Trời trong khi đang bay đến doanh trại bọc thép của đội quân I-rắc. Có một lần khác tôi suýt nữa bị tông xe, nhưng may mắn được một người lính cứu, Đức Chúa Trời đã dẫn người đó ra khỏi chỗ của mình và đến vị trí của tôi vừa kịp lúc dừng chiếc xe đang tiến đến phía tôi. Tôi cũng từng chứng kiến rất nhiều lần bàn tay vô hình của Chúa đã thay đổi lịch sử và cứu sống nhiều cuộc đời. Đây là những điều đã xảy ra khi cả một dân tộc tôn kính Chúa, và hạ mình trước Ngài trong lời cầu nguyện.
Sự gian ác xảy đến khi con người quên Đức Chúa Trời
Điều  này thật bất bình khi nhìn vào một bộ phận những lãnh đạo Mỹ, những người không chỉ quên Chúa mà xóa hết mọi sự hiện diện của Chúa khỏi cộng đồng. Bước ra khỏi sự yên lặng và từ chối cầu nguyện cho sự chữa lành là dấu hiệu một đất nước đang trên đà xuống dốc, con đường sẽ chỉ dẫn đến nhiều thảm kịch gây tổn hại người vô tội.
Dường như chúng ta đang lạc lối và cần quay lại sự khiêm nhường và khẩn thiết cầu nguyện cho dân tộc mình tốt đẹp hơn. George Washington đã viết lại lời cầu nguyện cho dân tộc, đất nước mình, điều này thực sự cấp thiết ngày nay. Mong lời cầu nguyện mở đầu bằng sự chữa lành của ông sẽ dẫn chúng ta quay trở lại với Chúa.
“Kính lạy Đức Chúa Trời tối cao, chúng con thật lòng cầu nguyện xin Chúa bảo vệ nước Mỹ trong quyền năng thánh Ngài, xin Ngài khiến cho tấm lòng của dân tộc con thuận phục; tiếp đãi nhau, những người dân nước Mỹ, bằng tình yêu thương. Và cuối cùng nguyện xin Đức Chúa Trời vinh hiển hãy giúp chúng con làm mọi sự trong sự công bằng, yêu mến sự thương xót và tự hạ bản thân mình xuống với lòng nhân từ, sự khiêm nhường, và có được tâm tính nhu mì, đó chính làn những phẩm chất của Đấng tối cao của dân tộc được phước. Và nếu không có những tấm gương này, chúng con cũng không còn có hy vọng nào về một đất nước hạnh phúc. Xin hãy nhậm lời cầu khẩn của chúng con. Trong danh Cứu Chúa Giê-xu Christ, Amen.

Bettina Nguyen dịch
Nguồn: CBN news
Trích nguồn: https://hoithanh.com/40634/loi-cau-nguyen-da-cuu-song-toi-va-nhung-nguoi-linh-my-trong-suot-thoi-ky-dau-tien-cua-cuoc-chien-tranh-iraq.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét