Skip to content
42 Năm Sau (1975-2017) Nhìn Lại “Thực Chất” Cuộc Chiến Việt Nam
MƯỜNG GIANG
Trong bối cảnh của cuộc chiến trạnh lạnh từ 1947-1973, người Mỹ gần
như đã thất bại trong khi đối đầu để ngăn chận ảnh hưởng của Nga Sô
Viết, cho dù đã sử dụng rất nhiều chiến lược hoàn cầu, từ chủ thuyết
Containment sang Domino, hết phản du kích tới trực diện tham chiến. Rốt
cục mọi hy sinh, nổ lực, bạc tiền và mạng lính của Mỹ, Ðồng Minh và Việt
Nam Cộng Hòa thành vô ích khi Hoa Kỳ tới Paris vào tháng 1-1973, cúi
mặt để nhận tờ giấy lộn của cái được gọi là “Hiệp định hòa bình ngưng
bắn Việt Nam”. Tóm lại, trong cuộc chiến Việt Nam, chỉ có bọn đại tư bản
lái súng Mỹ và các con buôn trung gian liên hệ khắp thế giới làm giàu
mà thôi.
Sự bội tín của người Mỹ tại Việt Nam, còn là dây chuyền giúp Nga chiếm ảnh hưởng tại Iraq, Libya, Angola, đưa các đảng xã hội lần lượt nắm quyền tại Tây Âu. Ở Trung Mỹ, dưới sự tiếp tay của Nga và Cu Ba, đảng Cộng Sản Sandinista chiếm Nicaragua, cùng đe dọa các nước quanh vùng, nhất là El Salvador. Ðó là chưa nói tới dịch khủng bố quốc tế, lợi dụng sự thất thế uy tín của người Mỹ, gieo rắc máu lửa chết chóc khắp nơi cho nhân loại.
Vì vậy đã không có đại chiến thứ ba, mà chỉ có cuộc chiến khu vực. Cũng vì Bắc Hàn và Bắc Việt lúc đó là chư hầu của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế, đã xung phong nhận lãnh trách nhiệm làm tên lính tiền phong của đế quốc đỏ trong khu vực. Nên Liên Sô-Trung Cộng, đã chọn bán đảo Triều Tiên và Ðông Dương, làm hai CHIẾN TRƯỜNG thí điểm, để hai khối thanh toán, đồng thời cũng là nơi mà các cường quốc dùng để tiêu thụ số bom đạn thặng dư sau thế chiến và thử nghiệm những loại vũ khí mới vừa chế tạo.
Chỉ tội nghiệp cho các dân tộc nhược tiểu trong vùng chiến cuộc bỗng dưng bị họa lây, gồm Đại Hàn, Việt Nam, Lào, Cam Bốt.. do hai đảng Cộng Sản Bắc Hàn và Bắc Việt, rước voi về giày mả tổ, tàn phá quê hương và hủy diệt dân tộc mình. Vì nếu không có sự xuất hiện của đảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, chắc chắn các quốc gia trên, trong đó có Việt Nam cũng sẽ như các nước trong vùng như Ấn Ðộ, Pakistan, Tích Lan, Miến Ðiện, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương… thuộc địa cũ của Anh-Pháp hay Phi Luật Tân thuộc Mỹ, cũng độc lập mà không cần phải gây ra cuộc kháng chiến chín năm (1946-1954), làm tốn biết bao máu xương của đồng bào, lại còn hủy hoại tài nguyên và nhiều công trình kiến tạo của tiền nhân để lại rất vô ích và tội lỗi.
Ðó là thực chất của cái được thế giới gán cho danh từ hào nhoáng “Chiến Tranh Giải Phóng Việt Nam”. tuy chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi nhưng lại bi thảm nhất trong dòng sông lịch sử Hồng-Lạc, với sự yểm trợ của khối Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế và sự tham chiến của Hoa Kỳ, giúp Người Việt hai bên chiến tuyến, chém giết nhau một cách tận tuyệt.
Theo Kenneth E.Sharpe trong “The Post Vietnam Formula under Siege và Political Science Quarterly”, thi giai đoạn 1960 tới cuối năm 1971, được coi như là thời kỳ “Giải Kết” của Mỹ. Chính Tiến Sĩ Henry Kissinger đã chủ trương đưa Trung Cộng về lại với Thế Giới Tự Do bằng sự đánh đổi Bỏ Rơi Tiền Ðồn Chống Cộng tại Á Châu là Việt Nam Cộng Hòa. “Hành động giải kết trên, tuy có tạo được cho đương sự một tầm vóc quốc tế nhưng kết quả đã đưa đến sự bại trận nhục nhã” cho nước Mỹ, bởi vì Kissinger đã lẫn lộn giữa chính trường và khuôn viên trường đại học. Tóm lại chỉ vì ngu muội, Kissinger đã tự mình đưa nước Mỹ vào một thời kỳ suy thoái nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (1973-1980), dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Chủ toàn phần.
Tóm lại, sau hơn ba mươi bảy năm VNCH bị sụp đổ nhưng ngày nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc nhất là cái gọi đài BBC Luân Ðôn, mỗi khi có dịp nói-viết về cuộc chiến trên, vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách và cái máy nói này, đã khiến cho ai đọc hay nghe tới, cũng đều có cảm tưởng là những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó, toàn ngu xuẩn hay điên rồ, cho nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã.
Với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do vì không giữ được lời hứa, bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Việt-Miên-Lào trên bán đảo Ðông Dương, nên vẫn cứ phải loay hoay giữa tự ái và lương tâm khi muốn giải đáp trước công luận quốc tế và trong nước lý do tại sao một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và hiện tại, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như Cộng Sản Bắc Việt dù chúng đã được toàn khối Cộng Sản viện trợ, hay rất lì lợm, dã man, tham tàn, coi mạng sống của đồng bào Việt Nam và cán binh thua cỏ rác.
Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Sô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, về thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Như Pháp năm 1954, người Mỹ đã thua Cộng Sản trong mặt trận ý chí tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn và ngay trên đất nước mình, chứ không phải ở chiến trường Ðông Dương. Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ “No more Việt Nam” như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng Thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối Cộng Sản Quốc Tế.
Tất cả không phải vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc miền Nam không có tướng tài và cấp lãnh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại hay Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là M. Cain vừa tuyên bố trên báo chí, mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU VN, hay nói đúng hơn chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh là Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản, đã sắp xếp sẵn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhiều nước Ðông Âu kể cả Đức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như Việt Nam và Đại Hàn khi nằm trong thế cờ quốc tế đã định đoạt sẵn. Nhưng may thay họ đã tự mình tháo gỡ được gông cùm nô lệ Cộng Sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế tan rã.
Tại Việt Nam trước năm 1975, dù không bị sa lầy Hoa Kỳ vẫn tháo chạy vì mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vỡ thế liên hoàn Nga-Hoa, đã hoàn thành từ 1972. Tại Iraq dù bị sa lầy thực sự, Hoa Kỳ vẫn không bao giờ bỏ chạy khi chưa làm chủ được mỏ dầu Iraq và kho dầu cũng như con đường vận chuyển dầu, từ Caspi-Trung Á, A Phú Hãn ra Ấn Ðộ Dương. Ðây chính là những khác biệt cụ thể của Hoa Kỳ khi tham chiến tại Việt Nam, trước đó và Iraq, A Phú Hãn ngày nay, càng lúc càng thấy rõ ràng hơn dù ai có làm tổng thống thì quốc sách của Mỹ cũng không thay đổi.
A- Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam
Theo luật pháp hiện hành, thì tổng thống Mỹ là tổng tư lệnh quân đội, cố vấn bởi Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, để ban hành các quyết định quân sự, được thi hành bởi bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, xuống tới các Bộ Tham Mưu Liên Quân và các Bộ Tư Lệnh Hải Ngoại, trong số này có Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương chỉ huy trực tiếp các Bộ Tư Lệnh Không Quân, Lục Quân, Hạm Ðội 7 và Cơ Quan Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại Việt Nam (MACV).
Từ năm 1965 khi Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân ào ạt vào Việt Nam Cộng Hòa. Ðể đáp ứng nhu cầu chiến lược, Mỹ lập Lực Lượng Lục Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam (US Army VN – USARV), bao gồm tất cả các đơn vị bộ binh Mỹ đang tham chiến ở đây, trực thuộc cả hai Bộ Tư Lệnh Lục Quân và cơ quan MACV Thái Bình Dương. Theo hệ thống tổ chức trên, lực lượng tham chiến của Mỹ tại VN còn có Hải Quân + Quân Đoàn III Thủy Bộ TQLC và Quân Qoàn 7 Không quân.
Sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa sau Hiệp Định Geneve 1954, đầu tiên là Phái bộ Cố vấn Viện trợ Quân sự Ðông Dương (MAAG – Indochina) rồi đổi thành Phái Bộ CVVTQS -VN (MAAG – VN) với nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện QLVNCH và chấm dứt ngày 8-2-1962 bằng Cơ quan MACV, duới quyền chỉ huy của các tướng lãnh:
– Trung Tướng S.William, tư lệnh MAAG từ 11/1955 – 9/1960.
– Trung Tướng LMcGarr, tư lệnh MAAG từ 9/1960 – 2/1962.
– Ðại Tướng P.Harkins, tư lệnh MACV từ 2/1962 – 6/1964.
– Ðại Tướng W.Westmoreland, tư lệnh MACV, từ 6/1964 – 7/1968.
– Ðại Tướng C Abram, tư lệnh MACV từ 7/1968 – 6/1972.
– Ðại Tướng F. Weyand, tư lệnh MACV từ 6/1972 – 3/1973.
– Thiếu Tướng J Murray, tư lệnh DAO, từ 3/1973 – 8/1974
– Thiếu Tướng H Smith, tư lệnh DAO, từ 8/1974 – 4/1975.
Tại Việt Nam, Hoa Kỳ thành lập Quân Ðoàn 1 (1 Field Force US) ngày 15-3-1966, có bô tư lệnh đóng tại Nha Trang, chỉ huy tất cả các đơn vị Hoa Kỳ tham chiến tại Vùng 2 Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa tới ngày giải tán về nước 30-4-1971, gồm có Sư Đoàn 4 Bộ Binh, Lữ Đoàn 3/Sư Đoàn 25 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1/Sư Đoàn 101 Dù, Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù, Liên Đoàn 41 và 52 Pháo Binh.
Cùng lúc Quân Ðoàn II (II Field Force US) cũng được thành lập, có bộ tư lệnh đóng tại Biên Hỏa, chỉ huy các đơn vị Mỹ tham chiến tại Vùng 3 Chiến Thuật của Nam Việt Nam tới ngày giải tán 2-5-1971, gồm Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận, Sư Đoàn 9BB, Sư Đoàn 25 Bộ Binh, Sư Đoàn 101 Dù, Lữ Đoàn 173 Dù, Trung Đoàn 11 Kỵ binh, Liên Đoàn 23 và 54 Pháo Binh.
Tại Vùng 1 Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ thành lập Quân Đoàn III Thủy Bộ Thủy Quân Lục Chiến (III Marinne Amphibious Force), có bộ tư lệnh đóng tại Ðà Nẵng, chỉ huy Sư Đoàn 1 và 3 Thủy Quân Lục Chiến, 2 trung đoàn đổ bộ, Không Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến cùng Quân Đoàn XXIV.
Về quân số tham chiến của Hoa Kỳ, khởi đầu 760 (1959), 900 (1960), 3205 (1961), 11.300 (1962), 16300(1963), 23300 (1964), 184.300 (1965), 383.300 (1966), 485.600 (1967), 536.100 (1968), 475.200 (1969), 334.600 (1970). 156.800 (1971), 24.200 (1972) và 50 (1973). Như vậy từ sau Hiệp Ðịnh Ba Lê ra đời, Quạn Lực Việt Nam Cộng Hòa một mình ngăn chận và chống trả với toàn Khối Xã Hội Chủ Nghĩa, cho tới ngày miền Nam mất theo lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh vào trưa ngày 30-4-1975.
*Các Vị Tướng Lãnh Hoa Kỳ Tử Thương Tại Việt Nam
THIẾU TƯỚNG WILLIAM JOSEPH CRUMM:
Sinh ngày 20-9-1919, Scarsdale New York, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược, Mỹ. Ngày 7-7-1967, Tướng W. J. Crumm đích thân lái một chiếc B.52 dẫn đầu một hợp đoàn gồm 3 chiếc B.52 đến yểm trợ chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Lúc còn cách ngoài khơi tỉnh Vĩnh Bình (Vùng 4 Chiến Thuật) khoảng 32km, tai nạn xảy ra khi hai chiếc B.52 chạm cánh vào nhau và rớt xuống biển Đông Việt Nam Cộng Hòa. Có sáu người bị chết (không tìm được xác) và bảy người được cứu sống. Trong số người tử nạn có Thiếu Tướng W. J. Crumm. Ông là sĩ quan cấp tướng đầu tiên của quân đội Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam.
THIẾU TƯỚNG ROBERT FLANKLIN WORLEY:
Sinh ngày 10-10-1919, Riverside California. Nguyên tư lệnh phó Không Lực 7, Không Lực Thái Bình Dương. Ngày 23-7-1968, Tướng R.F. Worley tự mình lái chiếc máy bay phản lực loại RF-4C Phantom đến yểm trợ một đơn vị bạn ở hướng tây-nam Huế thì máy bay bị trúng đạn phòng không của Cộng Sản Bắc Việt. Chiếc Phantom được ghi nhận đâm vào một sườn núi, khoảng 85km Tây-Bắc phi trường Đà Nẵng.
THIẾU TƯỚNG BRUNO ARTHUR HOCHMUTH:
Sinh ngày 10-5-1911 Houston, Texas, nguyên tư lệnh Sư Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến, hoạt động trong hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Vào ngày 14-11-1967, tướng B.A. Huchmuth đang trên đường đến thăm chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh SĐI/BB thì trực thăng của ông bỗng dưng phát nổ trên không tại hướng tây bắc thành phố Huế. Trong số những quân nhân Mỹ tử nạn trên chiếc trực thăng còn có thiếu tá Nguyễn Ngọc Chương là sĩ quan liên lạc Sừ Doàn I Bộ Binh cạnh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3/ TQLC Mỹ.
Thiếu Tướng B.A.Hochmuth là vị tướng duy nhất của TQLC Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam.
THIẾU TƯỚNG KEITH LINCOLN WARE:
Sinh ngày 23-11-1915, Denver Colorado, nguyên tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Sư Đoàn Anh Cả Đỏ, The Big Red One Division). Ngày 13-9-1968, trong lúc đang chỉ huy đơn vị cơ hữu chạm súng với VC, chiếc trực thăng chỉ huy của ông bị trúng đạn phòng không của VC, và bị rơi ở địa điểm khoảng 6km Tây-Bắc Lộc Ninh tỉnh Bình Long.
CHUẨN TƯỚNG WILLIAM ROSS BOND:
(Chúng tôi tạm dịch chức vụ Brigadier General, tướng một sao của quân đội Mỹ là chuẩn tướng) Sinh ngày 4-12-1918, Portland, Maine, nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 199 Bộ Binh. Ngày 1-4-1970, lúc nhận được tin một đơn vị của mình là Chi đội 2, Chi đoàn D, Thiết đoàn 17 Kỵ Binh bị địch tấn công khi đang hộ tống một đoàn xe tiếp tế trên Tỉnh Lộ 15, phía nam Võ Xu tỉnh Long Khánh. Tướng W.R. Bond đã đáp trực thăng của mình xuống ngay trận địa để đôn đốc chiến sĩ. Khi ông chạy khỏi máy bay độ vài thước thì bị trúng đạn ngay vào ngực. Trực thăng khẩn cấp đưa ông khỏi trận địa, nhưng ông đã tắt thở lúc còn trên không. Chuẩn Tướng W.R. Bond là vị tướng thứ nhất của quân đội Mỹ tử trận ngay trên mặt đất Việt Nam, không phải trên máy bay.
THIẾU TƯỚNG ALBERT BROADUS DILLARD, JR:
Sinh ngày 1-9-1919, Lake Charles, Louisiana, nguyên tư lệnh Công Binh Mỹ ở Việt Nam . Ông bị tử thương ngày 12-5-1970 lúc từ Pleiku bay trực thăng đến trại Biên Phòng Plei D’Jreng để thám sát Tỉnh Lộ 509. Trực thăng của tướng J.B. Dillard bị trúng đạn phòng không của CS và phát nổ. Địa điểm xảy ra khoảng 16 km hướng tây-nam thị xã Pleiku.
THIẾU TƯỚNG GEORGE WILLIAM CASEY:
Sinh ngày 9-3-1922, Allston Massachusetts, nguyên tư lệnh Sư Đoàn I Không Kỵ (The First Air Calvary Division). Ngày 7-7-1970, tướng G.W. Casey từ Phước Vinh tỉnh Tuyên Đức, dự tính đến thăm thương binh ở bệnh viện dã chiến Cam Ranh. Trên đường bay, trực thăng chở ông bị trúng đạn phòng không của CS Bắc Việt và đâm xuống đất.
Hải Quân Đề Đốc Rembrandt C. Robinson:
Sinh ngày 2-10-1924 Clearfield Pennsylvania . Nguyên hạm trưởng (Soái Hạm) Khu Trục Hạm USS Flotilla 11, kiêm tư lệnh Chiến Đoàn Khu Trục Hạm thuộc Hạm Đội 7. Vào buổi tối ngày 8-5-1972, sau khi dự họp trên một chiến hạm gần đó, ông dùng trực thăng trở về soái hạm thì tai nạn xảy ra lúc máy bay không đáp đúng vị trí trên tàu. Trực thăng lao xuống biển và vỡ tan làm chết tất cả những người trên trực thăng. Nơi xảy ra tai nạn nằm ngoài khơi biển đông Việt Nam, gần bán đảo Đồ Sơn thành phố Hải Phòng, Bắc Việt. Đề Đốc R.C. Robinson là vị tướng Hải Quân duy nhất của quân đội Mỹ bị chết trong chiến cuộc Việt Nam.
CHUẨN TƯỚNG RICHARD JOSEPH TALLMAN:
Sinh ngày 28-3-1925, Honesdale Pennsylvania, nguyên tư lệnh phó Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Yểm Trợ (Third Regional Assistance Command: TRAC). Ngày 9-7-1972, Tướng R.J. Tallman đáp trực thăng xuống An Lộc, tỉnh Bình Long để họp với Thiếu Tá Joe Hallum thuộc toán cố vấn Trung Đoàn 48/BB và Đại Úy Willbanks, toán cố vấn Trung Đoàn 43 SĐ 18/BB. Cuộc họp bàn thảo về sự phối hợp yểm trợ cho lực lượng phòng thủ ở thị xã An Lộc. Lúc trực thăng sắp cất cánh thì quân VC tập trung pháo kích dữ dội vào khu vực bãi đáp làm chết tại chổ bốn người. Chuẩn Tướng Tallman bị thương nặng, được tản thương về Bệnh Viện 3 Dã Chiến tại Sài Gòn, và chết lúc còn trên bàn mổ.
Có tất cả 11 vị tướng Mỹ chết ở Việt Nam. Ngoài ra còn 2 vị tướng chết vì bạo bệnh.
(tham khảo tài liệu của Biệt Động Quân Đỗ Như Quyên)
B- Hoa Kỳ Có Bị Sa Lầy Tại Chiến Trường Việt Nam
Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đã manh tâm bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như: Những Năm Tháng Ờ Bạch Cung (1979), Niên Đại Sóng Gió (1982) và Bí Lục Kissinger… hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Sô-Trung Cộng, Chiến Tranh Việt Nam và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị, Bình Long, Kon Tum và Bình Ðịnh của Việt Nam Cộng Hòa.
Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ vì lợi lộc của riêng mình, đã bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu, tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tại Bắc Kinh, khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo, để tặng Trung Cộng. Sau đó tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đã cho Ngoại Trưởng Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Sô, để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Sô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị.
Tóm lại, giống như trường hợp VN, trước khi Tổng Thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đã bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lần, để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đã đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm tình báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa, để thu lượm tin tức, theo dõi tình hình chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cử giữ chức trưởng trạm tình báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ. Tháng 4-1975, theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng Thống G. Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ, trong lúc cùng hợp tác đồng mình, để từ đó chúng ta mới nhận diện rõ ràng về ý nghĩa của sự sa lầy tại Việt Nam, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.
Người Việt tị nạn Cộng Sản đã sống ở Hoa Kỳ hơn ba mươi bảy năm qua, nên đâu còn lạ gì bản chất ngoại giao môi miệng của họ, hoàn toàn khác biệt với hành động thực tế. Tại A Phú Hãn và Iraq, nguời Mỹ lấy “nhân quyền” cùng cớ “Saddam Hussein có Weapons of Mass Destruction và tiêu diệt khủng bố” làm bình phong để che đậy hành động quân sự và dành thị trường cho tư bản Mỹ-Anh tiêu thụ hàng hóa, cùng dịch vụ khai thác dầu khí trên lãnh thổ của hai quốc gia Hồi Giáo này.
Ðọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì quyền lợi của tư bản Mỹ vẫn là ưu tiên số một. Tóm lại, dù Mỹ với tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cỡ Reagan, thì mục tiêu hành động của chính phủ cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước. Còn tất cả chỉ là phương tiện để đảng nọ đảng kia mới còn cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nữa mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng Thống Johnson đã đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 người của các nước Ðồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí. Rồi đang lúc Việt Nam Cộng Hòa sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Cam Bốt 1970 và nhất là trận Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.. thì tổng thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của Tổng Thống Johnson lại ký hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, tháo chạy khỏi Việt Nam, bỏ mặc cho miền Nam bị toàn khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế cưỡng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975.
Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật “Quyền tự do tư liệu và thông tin”, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đã giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên hệ tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời tổng thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đã diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Tòa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mệnh của VN, phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngũ hay trốn quân dịch, như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này. Ðó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép sử dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ.
Còn một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội mình tới chiến đấu ở Việt Nam, thì cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trang dụng sang Nga, các nước Ðông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhãn đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho bộ đội Cộng Sản có phương tiện dồi dào, bắn giết chẳng những QLVNCH mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường. Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa bành trướng sắt máu của Trùm Ðỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng mình như Tổng thống Nixon, thì cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi.
Riêng về câu hỏi, tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm, lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô Đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích “cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẻo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng”.
Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ.. Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy, từ năm 1961 “Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cộng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng”.Nhưng tiếc thay đất Bắc, nơi phát sinh ra cuộc chiến VN, lại là vùng đất bảo đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho Cộng Sản Bắc Việt..
Ðã vậy Tổng Thống Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Cam Bốt giáp ranh với Viêt Nam. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trữ lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ VNCH.. Chính cựu Tổng Thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao Tổng Thống Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu não của quân Bắc Việt tại Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẫn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với VC phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ không biết đâu mà mò.
Tóm lại như Nixon đã nhận biết từ năm 1954, Cộng Sản dùng chiêu bài “chiến tranh giải phóng”, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cộng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, thì giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, còn hơn VC thứ thiệt ở Việt Nam, cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ. Ðây là một nghịch lý nổi bật và mai mỉa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến Việt Nam.
Ðó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), hay sĩ quan John Kerry đã công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ võ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ mình, qua các cuộc biểu tình phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, phủ nhận huy chương, lên đài phát thanh truyền hình chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô HCM
Khi than rằng “Chúng ta đã đánh bại chính ta”, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân mình, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng VC bằng chính trị, một chiến lược giá rẻ, mà không một nhà lãnh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặc này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cộng sản quốc tế.
Năm 1967 Nixon nhậm chức tổng thống, ai cũng nghĩ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh vì ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài. Về lý thuyết, Nixon cũng giống như Tổng Thống Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn VNCH phải sụp đổ vì Bắc Việt xâm lăng. Nhưng cả ba đã lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với Tổng Thống Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ miền Bắc xâm nhập vào Nam và sự khuynh đảo chính trị tại VNCH. Khi Nixon lên cầm quyền cũng là lúc nước Mỹ qua vai trò của Kissinger đang đi đêm để nhúm nhen sự nối kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Sô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vì sợ phản lại lời hứa “rút quân” khi ứng cử, lại vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ võ và ủng hộ Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam. Ðó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho VNCH tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”.
Sau này qua các hồi ký chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa như Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Phú Ðức, Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ðức Nhã.. ta mới biết được gánh nặng của các nhà lãnh đạo VNCH suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.. tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực, khống chế, ép bắt hăm dọa VNCH phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự ký kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973, ngày nay bị đánh giá như tờ giấy lộn không hơn không kém, đối với sự giải quyết hòa bình tại VN lúc đó.
Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đã nói lên cái gọi là “thực chất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự” và trên hết đã phần nào lột trần hai nhân vật “NixonKissinger”, trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi miền Nam, để khỏi bị sa lầy.
Không được đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi, Tổng Thống J. Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ sát tổng thống hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa là Ngô Ðình Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lãnh đạo.
Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam, tiếp tục xâm lăng thôn tính miền Nam, như Kissinger đã hứa với Mao-Chu tại Bắc Kinh năm 1972, mà mới đây trong hồi ký có nhắc tới.
Nói là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang dụng như lời hứa, khiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lâm vào tình trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lãnh thổ vì không có phương tiện để phòng thủ. Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, thì người Mỹ tháo chạy “trong danh dự”, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó. Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và miền Nam mới bị sụp đổ, khi kẻ thù đang hấp hối chờ đầu hàng vào cuối năm 1972, qua những trận mưa bom tàn khốc trên đất Bắc.
Thực chất của người Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam là thế đó!
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2017
MƯỜNG GIANG
https://www.tvvn.org/42-nam-sau-1975-2017nnhin-lai-thuc-chat-cuoc-chien-viet-nam-muong-giang/
Sự bội tín của người Mỹ tại Việt Nam, còn là dây chuyền giúp Nga chiếm ảnh hưởng tại Iraq, Libya, Angola, đưa các đảng xã hội lần lượt nắm quyền tại Tây Âu. Ở Trung Mỹ, dưới sự tiếp tay của Nga và Cu Ba, đảng Cộng Sản Sandinista chiếm Nicaragua, cùng đe dọa các nước quanh vùng, nhất là El Salvador. Ðó là chưa nói tới dịch khủng bố quốc tế, lợi dụng sự thất thế uy tín của người Mỹ, gieo rắc máu lửa chết chóc khắp nơi cho nhân loại.
Vì vậy đã không có đại chiến thứ ba, mà chỉ có cuộc chiến khu vực. Cũng vì Bắc Hàn và Bắc Việt lúc đó là chư hầu của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế, đã xung phong nhận lãnh trách nhiệm làm tên lính tiền phong của đế quốc đỏ trong khu vực. Nên Liên Sô-Trung Cộng, đã chọn bán đảo Triều Tiên và Ðông Dương, làm hai CHIẾN TRƯỜNG thí điểm, để hai khối thanh toán, đồng thời cũng là nơi mà các cường quốc dùng để tiêu thụ số bom đạn thặng dư sau thế chiến và thử nghiệm những loại vũ khí mới vừa chế tạo.
Chỉ tội nghiệp cho các dân tộc nhược tiểu trong vùng chiến cuộc bỗng dưng bị họa lây, gồm Đại Hàn, Việt Nam, Lào, Cam Bốt.. do hai đảng Cộng Sản Bắc Hàn và Bắc Việt, rước voi về giày mả tổ, tàn phá quê hương và hủy diệt dân tộc mình. Vì nếu không có sự xuất hiện của đảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, chắc chắn các quốc gia trên, trong đó có Việt Nam cũng sẽ như các nước trong vùng như Ấn Ðộ, Pakistan, Tích Lan, Miến Ðiện, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương… thuộc địa cũ của Anh-Pháp hay Phi Luật Tân thuộc Mỹ, cũng độc lập mà không cần phải gây ra cuộc kháng chiến chín năm (1946-1954), làm tốn biết bao máu xương của đồng bào, lại còn hủy hoại tài nguyên và nhiều công trình kiến tạo của tiền nhân để lại rất vô ích và tội lỗi.
Ðó là thực chất của cái được thế giới gán cho danh từ hào nhoáng “Chiến Tranh Giải Phóng Việt Nam”. tuy chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi nhưng lại bi thảm nhất trong dòng sông lịch sử Hồng-Lạc, với sự yểm trợ của khối Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế và sự tham chiến của Hoa Kỳ, giúp Người Việt hai bên chiến tuyến, chém giết nhau một cách tận tuyệt.
Theo Kenneth E.Sharpe trong “The Post Vietnam Formula under Siege và Political Science Quarterly”, thi giai đoạn 1960 tới cuối năm 1971, được coi như là thời kỳ “Giải Kết” của Mỹ. Chính Tiến Sĩ Henry Kissinger đã chủ trương đưa Trung Cộng về lại với Thế Giới Tự Do bằng sự đánh đổi Bỏ Rơi Tiền Ðồn Chống Cộng tại Á Châu là Việt Nam Cộng Hòa. “Hành động giải kết trên, tuy có tạo được cho đương sự một tầm vóc quốc tế nhưng kết quả đã đưa đến sự bại trận nhục nhã” cho nước Mỹ, bởi vì Kissinger đã lẫn lộn giữa chính trường và khuôn viên trường đại học. Tóm lại chỉ vì ngu muội, Kissinger đã tự mình đưa nước Mỹ vào một thời kỳ suy thoái nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (1973-1980), dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Chủ toàn phần.
Tóm lại, sau hơn ba mươi bảy năm VNCH bị sụp đổ nhưng ngày nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc nhất là cái gọi đài BBC Luân Ðôn, mỗi khi có dịp nói-viết về cuộc chiến trên, vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách và cái máy nói này, đã khiến cho ai đọc hay nghe tới, cũng đều có cảm tưởng là những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó, toàn ngu xuẩn hay điên rồ, cho nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã.
Với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do vì không giữ được lời hứa, bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Việt-Miên-Lào trên bán đảo Ðông Dương, nên vẫn cứ phải loay hoay giữa tự ái và lương tâm khi muốn giải đáp trước công luận quốc tế và trong nước lý do tại sao một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và hiện tại, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như Cộng Sản Bắc Việt dù chúng đã được toàn khối Cộng Sản viện trợ, hay rất lì lợm, dã man, tham tàn, coi mạng sống của đồng bào Việt Nam và cán binh thua cỏ rác.
Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Sô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, về thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Như Pháp năm 1954, người Mỹ đã thua Cộng Sản trong mặt trận ý chí tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn và ngay trên đất nước mình, chứ không phải ở chiến trường Ðông Dương. Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ “No more Việt Nam” như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng Thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối Cộng Sản Quốc Tế.
Tất cả không phải vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc miền Nam không có tướng tài và cấp lãnh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại hay Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là M. Cain vừa tuyên bố trên báo chí, mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU VN, hay nói đúng hơn chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh là Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản, đã sắp xếp sẵn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhiều nước Ðông Âu kể cả Đức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như Việt Nam và Đại Hàn khi nằm trong thế cờ quốc tế đã định đoạt sẵn. Nhưng may thay họ đã tự mình tháo gỡ được gông cùm nô lệ Cộng Sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế tan rã.
Tại Việt Nam trước năm 1975, dù không bị sa lầy Hoa Kỳ vẫn tháo chạy vì mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vỡ thế liên hoàn Nga-Hoa, đã hoàn thành từ 1972. Tại Iraq dù bị sa lầy thực sự, Hoa Kỳ vẫn không bao giờ bỏ chạy khi chưa làm chủ được mỏ dầu Iraq và kho dầu cũng như con đường vận chuyển dầu, từ Caspi-Trung Á, A Phú Hãn ra Ấn Ðộ Dương. Ðây chính là những khác biệt cụ thể của Hoa Kỳ khi tham chiến tại Việt Nam, trước đó và Iraq, A Phú Hãn ngày nay, càng lúc càng thấy rõ ràng hơn dù ai có làm tổng thống thì quốc sách của Mỹ cũng không thay đổi.
A- Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam
Theo luật pháp hiện hành, thì tổng thống Mỹ là tổng tư lệnh quân đội, cố vấn bởi Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, để ban hành các quyết định quân sự, được thi hành bởi bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, xuống tới các Bộ Tham Mưu Liên Quân và các Bộ Tư Lệnh Hải Ngoại, trong số này có Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương chỉ huy trực tiếp các Bộ Tư Lệnh Không Quân, Lục Quân, Hạm Ðội 7 và Cơ Quan Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại Việt Nam (MACV).
Từ năm 1965 khi Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân ào ạt vào Việt Nam Cộng Hòa. Ðể đáp ứng nhu cầu chiến lược, Mỹ lập Lực Lượng Lục Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam (US Army VN – USARV), bao gồm tất cả các đơn vị bộ binh Mỹ đang tham chiến ở đây, trực thuộc cả hai Bộ Tư Lệnh Lục Quân và cơ quan MACV Thái Bình Dương. Theo hệ thống tổ chức trên, lực lượng tham chiến của Mỹ tại VN còn có Hải Quân + Quân Đoàn III Thủy Bộ TQLC và Quân Qoàn 7 Không quân.
Sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa sau Hiệp Định Geneve 1954, đầu tiên là Phái bộ Cố vấn Viện trợ Quân sự Ðông Dương (MAAG – Indochina) rồi đổi thành Phái Bộ CVVTQS -VN (MAAG – VN) với nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện QLVNCH và chấm dứt ngày 8-2-1962 bằng Cơ quan MACV, duới quyền chỉ huy của các tướng lãnh:
– Trung Tướng S.William, tư lệnh MAAG từ 11/1955 – 9/1960.
– Trung Tướng LMcGarr, tư lệnh MAAG từ 9/1960 – 2/1962.
– Ðại Tướng P.Harkins, tư lệnh MACV từ 2/1962 – 6/1964.
– Ðại Tướng W.Westmoreland, tư lệnh MACV, từ 6/1964 – 7/1968.
– Ðại Tướng C Abram, tư lệnh MACV từ 7/1968 – 6/1972.
– Ðại Tướng F. Weyand, tư lệnh MACV từ 6/1972 – 3/1973.
– Thiếu Tướng J Murray, tư lệnh DAO, từ 3/1973 – 8/1974
– Thiếu Tướng H Smith, tư lệnh DAO, từ 8/1974 – 4/1975.
Tại Việt Nam, Hoa Kỳ thành lập Quân Ðoàn 1 (1 Field Force US) ngày 15-3-1966, có bô tư lệnh đóng tại Nha Trang, chỉ huy tất cả các đơn vị Hoa Kỳ tham chiến tại Vùng 2 Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa tới ngày giải tán về nước 30-4-1971, gồm có Sư Đoàn 4 Bộ Binh, Lữ Đoàn 3/Sư Đoàn 25 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1/Sư Đoàn 101 Dù, Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù, Liên Đoàn 41 và 52 Pháo Binh.
Cùng lúc Quân Ðoàn II (II Field Force US) cũng được thành lập, có bộ tư lệnh đóng tại Biên Hỏa, chỉ huy các đơn vị Mỹ tham chiến tại Vùng 3 Chiến Thuật của Nam Việt Nam tới ngày giải tán 2-5-1971, gồm Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận, Sư Đoàn 9BB, Sư Đoàn 25 Bộ Binh, Sư Đoàn 101 Dù, Lữ Đoàn 173 Dù, Trung Đoàn 11 Kỵ binh, Liên Đoàn 23 và 54 Pháo Binh.
Tại Vùng 1 Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ thành lập Quân Đoàn III Thủy Bộ Thủy Quân Lục Chiến (III Marinne Amphibious Force), có bộ tư lệnh đóng tại Ðà Nẵng, chỉ huy Sư Đoàn 1 và 3 Thủy Quân Lục Chiến, 2 trung đoàn đổ bộ, Không Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến cùng Quân Đoàn XXIV.
Về quân số tham chiến của Hoa Kỳ, khởi đầu 760 (1959), 900 (1960), 3205 (1961), 11.300 (1962), 16300(1963), 23300 (1964), 184.300 (1965), 383.300 (1966), 485.600 (1967), 536.100 (1968), 475.200 (1969), 334.600 (1970). 156.800 (1971), 24.200 (1972) và 50 (1973). Như vậy từ sau Hiệp Ðịnh Ba Lê ra đời, Quạn Lực Việt Nam Cộng Hòa một mình ngăn chận và chống trả với toàn Khối Xã Hội Chủ Nghĩa, cho tới ngày miền Nam mất theo lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh vào trưa ngày 30-4-1975.
*Các Vị Tướng Lãnh Hoa Kỳ Tử Thương Tại Việt Nam
THIẾU TƯỚNG WILLIAM JOSEPH CRUMM:
Sinh ngày 20-9-1919, Scarsdale New York, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược, Mỹ. Ngày 7-7-1967, Tướng W. J. Crumm đích thân lái một chiếc B.52 dẫn đầu một hợp đoàn gồm 3 chiếc B.52 đến yểm trợ chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Lúc còn cách ngoài khơi tỉnh Vĩnh Bình (Vùng 4 Chiến Thuật) khoảng 32km, tai nạn xảy ra khi hai chiếc B.52 chạm cánh vào nhau và rớt xuống biển Đông Việt Nam Cộng Hòa. Có sáu người bị chết (không tìm được xác) và bảy người được cứu sống. Trong số người tử nạn có Thiếu Tướng W. J. Crumm. Ông là sĩ quan cấp tướng đầu tiên của quân đội Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam.
THIẾU TƯỚNG ROBERT FLANKLIN WORLEY:
Sinh ngày 10-10-1919, Riverside California. Nguyên tư lệnh phó Không Lực 7, Không Lực Thái Bình Dương. Ngày 23-7-1968, Tướng R.F. Worley tự mình lái chiếc máy bay phản lực loại RF-4C Phantom đến yểm trợ một đơn vị bạn ở hướng tây-nam Huế thì máy bay bị trúng đạn phòng không của Cộng Sản Bắc Việt. Chiếc Phantom được ghi nhận đâm vào một sườn núi, khoảng 85km Tây-Bắc phi trường Đà Nẵng.
THIẾU TƯỚNG BRUNO ARTHUR HOCHMUTH:
Sinh ngày 10-5-1911 Houston, Texas, nguyên tư lệnh Sư Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến, hoạt động trong hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Vào ngày 14-11-1967, tướng B.A. Huchmuth đang trên đường đến thăm chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh SĐI/BB thì trực thăng của ông bỗng dưng phát nổ trên không tại hướng tây bắc thành phố Huế. Trong số những quân nhân Mỹ tử nạn trên chiếc trực thăng còn có thiếu tá Nguyễn Ngọc Chương là sĩ quan liên lạc Sừ Doàn I Bộ Binh cạnh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3/ TQLC Mỹ.
Thiếu Tướng B.A.Hochmuth là vị tướng duy nhất của TQLC Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam.
THIẾU TƯỚNG KEITH LINCOLN WARE:
Sinh ngày 23-11-1915, Denver Colorado, nguyên tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Sư Đoàn Anh Cả Đỏ, The Big Red One Division). Ngày 13-9-1968, trong lúc đang chỉ huy đơn vị cơ hữu chạm súng với VC, chiếc trực thăng chỉ huy của ông bị trúng đạn phòng không của VC, và bị rơi ở địa điểm khoảng 6km Tây-Bắc Lộc Ninh tỉnh Bình Long.
CHUẨN TƯỚNG WILLIAM ROSS BOND:
(Chúng tôi tạm dịch chức vụ Brigadier General, tướng một sao của quân đội Mỹ là chuẩn tướng) Sinh ngày 4-12-1918, Portland, Maine, nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 199 Bộ Binh. Ngày 1-4-1970, lúc nhận được tin một đơn vị của mình là Chi đội 2, Chi đoàn D, Thiết đoàn 17 Kỵ Binh bị địch tấn công khi đang hộ tống một đoàn xe tiếp tế trên Tỉnh Lộ 15, phía nam Võ Xu tỉnh Long Khánh. Tướng W.R. Bond đã đáp trực thăng của mình xuống ngay trận địa để đôn đốc chiến sĩ. Khi ông chạy khỏi máy bay độ vài thước thì bị trúng đạn ngay vào ngực. Trực thăng khẩn cấp đưa ông khỏi trận địa, nhưng ông đã tắt thở lúc còn trên không. Chuẩn Tướng W.R. Bond là vị tướng thứ nhất của quân đội Mỹ tử trận ngay trên mặt đất Việt Nam, không phải trên máy bay.
THIẾU TƯỚNG ALBERT BROADUS DILLARD, JR:
Sinh ngày 1-9-1919, Lake Charles, Louisiana, nguyên tư lệnh Công Binh Mỹ ở Việt Nam . Ông bị tử thương ngày 12-5-1970 lúc từ Pleiku bay trực thăng đến trại Biên Phòng Plei D’Jreng để thám sát Tỉnh Lộ 509. Trực thăng của tướng J.B. Dillard bị trúng đạn phòng không của CS và phát nổ. Địa điểm xảy ra khoảng 16 km hướng tây-nam thị xã Pleiku.
THIẾU TƯỚNG GEORGE WILLIAM CASEY:
Sinh ngày 9-3-1922, Allston Massachusetts, nguyên tư lệnh Sư Đoàn I Không Kỵ (The First Air Calvary Division). Ngày 7-7-1970, tướng G.W. Casey từ Phước Vinh tỉnh Tuyên Đức, dự tính đến thăm thương binh ở bệnh viện dã chiến Cam Ranh. Trên đường bay, trực thăng chở ông bị trúng đạn phòng không của CS Bắc Việt và đâm xuống đất.
Hải Quân Đề Đốc Rembrandt C. Robinson:
Sinh ngày 2-10-1924 Clearfield Pennsylvania . Nguyên hạm trưởng (Soái Hạm) Khu Trục Hạm USS Flotilla 11, kiêm tư lệnh Chiến Đoàn Khu Trục Hạm thuộc Hạm Đội 7. Vào buổi tối ngày 8-5-1972, sau khi dự họp trên một chiến hạm gần đó, ông dùng trực thăng trở về soái hạm thì tai nạn xảy ra lúc máy bay không đáp đúng vị trí trên tàu. Trực thăng lao xuống biển và vỡ tan làm chết tất cả những người trên trực thăng. Nơi xảy ra tai nạn nằm ngoài khơi biển đông Việt Nam, gần bán đảo Đồ Sơn thành phố Hải Phòng, Bắc Việt. Đề Đốc R.C. Robinson là vị tướng Hải Quân duy nhất của quân đội Mỹ bị chết trong chiến cuộc Việt Nam.
CHUẨN TƯỚNG RICHARD JOSEPH TALLMAN:
Sinh ngày 28-3-1925, Honesdale Pennsylvania, nguyên tư lệnh phó Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Yểm Trợ (Third Regional Assistance Command: TRAC). Ngày 9-7-1972, Tướng R.J. Tallman đáp trực thăng xuống An Lộc, tỉnh Bình Long để họp với Thiếu Tá Joe Hallum thuộc toán cố vấn Trung Đoàn 48/BB và Đại Úy Willbanks, toán cố vấn Trung Đoàn 43 SĐ 18/BB. Cuộc họp bàn thảo về sự phối hợp yểm trợ cho lực lượng phòng thủ ở thị xã An Lộc. Lúc trực thăng sắp cất cánh thì quân VC tập trung pháo kích dữ dội vào khu vực bãi đáp làm chết tại chổ bốn người. Chuẩn Tướng Tallman bị thương nặng, được tản thương về Bệnh Viện 3 Dã Chiến tại Sài Gòn, và chết lúc còn trên bàn mổ.
Có tất cả 11 vị tướng Mỹ chết ở Việt Nam. Ngoài ra còn 2 vị tướng chết vì bạo bệnh.
(tham khảo tài liệu của Biệt Động Quân Đỗ Như Quyên)
B- Hoa Kỳ Có Bị Sa Lầy Tại Chiến Trường Việt Nam
Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đã manh tâm bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như: Những Năm Tháng Ờ Bạch Cung (1979), Niên Đại Sóng Gió (1982) và Bí Lục Kissinger… hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Sô-Trung Cộng, Chiến Tranh Việt Nam và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị, Bình Long, Kon Tum và Bình Ðịnh của Việt Nam Cộng Hòa.
Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ vì lợi lộc của riêng mình, đã bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu, tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tại Bắc Kinh, khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo, để tặng Trung Cộng. Sau đó tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đã cho Ngoại Trưởng Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Sô, để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Sô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị.
Tóm lại, giống như trường hợp VN, trước khi Tổng Thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đã bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lần, để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đã đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm tình báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa, để thu lượm tin tức, theo dõi tình hình chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cử giữ chức trưởng trạm tình báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ. Tháng 4-1975, theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng Thống G. Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ, trong lúc cùng hợp tác đồng mình, để từ đó chúng ta mới nhận diện rõ ràng về ý nghĩa của sự sa lầy tại Việt Nam, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.
Người Việt tị nạn Cộng Sản đã sống ở Hoa Kỳ hơn ba mươi bảy năm qua, nên đâu còn lạ gì bản chất ngoại giao môi miệng của họ, hoàn toàn khác biệt với hành động thực tế. Tại A Phú Hãn và Iraq, nguời Mỹ lấy “nhân quyền” cùng cớ “Saddam Hussein có Weapons of Mass Destruction và tiêu diệt khủng bố” làm bình phong để che đậy hành động quân sự và dành thị trường cho tư bản Mỹ-Anh tiêu thụ hàng hóa, cùng dịch vụ khai thác dầu khí trên lãnh thổ của hai quốc gia Hồi Giáo này.
Ðọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì quyền lợi của tư bản Mỹ vẫn là ưu tiên số một. Tóm lại, dù Mỹ với tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cỡ Reagan, thì mục tiêu hành động của chính phủ cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước. Còn tất cả chỉ là phương tiện để đảng nọ đảng kia mới còn cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nữa mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng Thống Johnson đã đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 người của các nước Ðồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí. Rồi đang lúc Việt Nam Cộng Hòa sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Cam Bốt 1970 và nhất là trận Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.. thì tổng thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của Tổng Thống Johnson lại ký hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, tháo chạy khỏi Việt Nam, bỏ mặc cho miền Nam bị toàn khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế cưỡng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975.
Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật “Quyền tự do tư liệu và thông tin”, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đã giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên hệ tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời tổng thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đã diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Tòa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mệnh của VN, phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngũ hay trốn quân dịch, như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này. Ðó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép sử dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ.
Còn một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội mình tới chiến đấu ở Việt Nam, thì cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trang dụng sang Nga, các nước Ðông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhãn đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho bộ đội Cộng Sản có phương tiện dồi dào, bắn giết chẳng những QLVNCH mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường. Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa bành trướng sắt máu của Trùm Ðỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng mình như Tổng thống Nixon, thì cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi.
Riêng về câu hỏi, tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm, lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô Đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích “cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẻo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng”.
Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ.. Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy, từ năm 1961 “Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cộng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng”.Nhưng tiếc thay đất Bắc, nơi phát sinh ra cuộc chiến VN, lại là vùng đất bảo đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho Cộng Sản Bắc Việt..
Ðã vậy Tổng Thống Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Cam Bốt giáp ranh với Viêt Nam. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trữ lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ VNCH.. Chính cựu Tổng Thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao Tổng Thống Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu não của quân Bắc Việt tại Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẫn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với VC phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ không biết đâu mà mò.
Tóm lại như Nixon đã nhận biết từ năm 1954, Cộng Sản dùng chiêu bài “chiến tranh giải phóng”, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cộng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, thì giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, còn hơn VC thứ thiệt ở Việt Nam, cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ. Ðây là một nghịch lý nổi bật và mai mỉa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến Việt Nam.
Ðó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), hay sĩ quan John Kerry đã công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ võ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ mình, qua các cuộc biểu tình phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, phủ nhận huy chương, lên đài phát thanh truyền hình chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô HCM
Khi than rằng “Chúng ta đã đánh bại chính ta”, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân mình, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng VC bằng chính trị, một chiến lược giá rẻ, mà không một nhà lãnh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặc này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cộng sản quốc tế.
Năm 1967 Nixon nhậm chức tổng thống, ai cũng nghĩ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh vì ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài. Về lý thuyết, Nixon cũng giống như Tổng Thống Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn VNCH phải sụp đổ vì Bắc Việt xâm lăng. Nhưng cả ba đã lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với Tổng Thống Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ miền Bắc xâm nhập vào Nam và sự khuynh đảo chính trị tại VNCH. Khi Nixon lên cầm quyền cũng là lúc nước Mỹ qua vai trò của Kissinger đang đi đêm để nhúm nhen sự nối kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Sô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vì sợ phản lại lời hứa “rút quân” khi ứng cử, lại vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ võ và ủng hộ Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam. Ðó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho VNCH tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”.
Sau này qua các hồi ký chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa như Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Phú Ðức, Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ðức Nhã.. ta mới biết được gánh nặng của các nhà lãnh đạo VNCH suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.. tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực, khống chế, ép bắt hăm dọa VNCH phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự ký kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973, ngày nay bị đánh giá như tờ giấy lộn không hơn không kém, đối với sự giải quyết hòa bình tại VN lúc đó.
Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đã nói lên cái gọi là “thực chất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự” và trên hết đã phần nào lột trần hai nhân vật “NixonKissinger”, trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi miền Nam, để khỏi bị sa lầy.
Không được đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi, Tổng Thống J. Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ sát tổng thống hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa là Ngô Ðình Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lãnh đạo.
Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam, tiếp tục xâm lăng thôn tính miền Nam, như Kissinger đã hứa với Mao-Chu tại Bắc Kinh năm 1972, mà mới đây trong hồi ký có nhắc tới.
Nói là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang dụng như lời hứa, khiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lâm vào tình trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lãnh thổ vì không có phương tiện để phòng thủ. Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, thì người Mỹ tháo chạy “trong danh dự”, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó. Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và miền Nam mới bị sụp đổ, khi kẻ thù đang hấp hối chờ đầu hàng vào cuối năm 1972, qua những trận mưa bom tàn khốc trên đất Bắc.
Thực chất của người Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam là thế đó!
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2017
MƯỜNG GIANG
https://www.tvvn.org/42-nam-sau-1975-2017nnhin-lai-thuc-chat-cuoc-chien-viet-nam-muong-giang/
Advertis
Nguồn: https://dongsongcu.wordpress.com/2017/05/01/42-nam-sau-1975-2017-nhin-lai-thuc-chat-cuoc-chien-viet-nam-muong-giang/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét