Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Chiến tranh toàn cầu và HỌC THUYẾT DONALD TRUM





Chiến tranh toàn cầu và HỌC THUYẾT DONALD TRUM

 https://youtu.be/eSv9eD33m5c


 

Cố vấn của Trump tin vào chiến tranh và 'Ngày tận thế'

Steve Bannon, cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Trump ở Nhà Trắng, rất tin vào thuyết dự đoán thế giới đã đến giai đoạn khủng hoảng và phải trải qua những cuộc chiến lớn.






Nước Mỹ chia rẽ vì Trump Sau ngày đắc cử, tổng thống Donald Trump khiến nước Mỹ trở nên chia rẽ, nhiều người tin tưởng vào ông trong khi số khác lo sợ.
Năm 2009, nhà sử học David Kaiser (sau này là giáo sư tại Đại học Hải chiến Mỹ) nhận được cuộc gọi từ người đàn ông xưng là Steve Bannon.
Bannon nói muốn phỏng vấn Kaiser cho bộ phim tài liệu mà ông đang thực hiện dựa trên công trình của hai nhà lý luận William Strauss và Neil Howe. Ông Kaiser tuy không biết Bannon nhưng vẫn nhận lời. Sau đó, Kaiser đến Washington, tìm gặp ông Bannon tại trụ sở chính của Công dân Đoàn kết, một nhóm nhà hoạt động bảo thủ.
Ông Kaiser ấn tượng trước sự hiểu biết của Bannon về Strauss và Howe. Hai nhà lý luận này cho rằng lịch sử Mỹ trải qua chu kỳ 4 giai đoạn, đi từ khủng hoảng lớn, đến thức tỉnh, rồi lại gặp một khủng hoảng lớn. Những cuộc khủng hoảng này được gọi là "Bước ngoặt Thứ 4".
Co van cua Trump tin vao chien tranh va 'Ngay tan the' hinh anh 1
Steve Bannon, cố vấn chiến lược của Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Daily Beast.
Bannon tin rằng nước Mỹ đã bước vào một cuộc khủng hoảng như vậy kể từ ngày 18/9/2008, khi Hank Paulson và Ben Bernanke đến Đồi Capitol để đề nghị một gói cứu trợ từ hệ thống ngân hàng quốc tế.
"Bannon biết về lý thuyết này. Ông ấy rất thích thú khi phỏng vấn tôi", Kaiser kể lại.

Vòng xoáy chiến tranh

Theo nhà sử học Kaiser, Bannon đã hỏi dồn ông về một điểm trong cuộc phỏng vấn. "Ông ấy nói về những cuộc chiến tranh trong Bước ngoặt Thứ 4. Chúng ta đã trải qua Cách mạng Mỹ, trải qua nội chiến, rồi Thế chiến 2. Những cuộc chiến sau ngày càng quy mô hơn".
"Rõ ràng là Bannon tin rằng sẽ có ít nhất một cuộc chiến lớn khác trong Bước ngoặt Thứ 4. Ông ấy cố gắng thuyết phục tôi nói ra điều này trong cuộc phỏng vấn".
Kaiser không tin rằng chiến tranh toàn cầu là điều được định đoạt trước, nên ông chần chừ trước câu hỏi này. Sau cùng, câu hỏi cũng không xuất hiện trong bộ phim tài liệu. Nó được phát hành năm 2010 với tựa "Thế hệ số không".
Sau khi bước vào Nhà Trắng, Bannon trở thành một trong những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, trong các bài phát biểu, bài viết hoặc trả lời phỏng vấn, Bannon thể hiện rõ niềm tin vào lý thuyết Strauss-Howe cũng như ông là một người tin vào "Ngày tận thế".
Theo quan điểm của Bannon, loài người đang ở giữa một cuộc chiến hiện hữu, và tất cả mọi thứ đều là một phần của xung đột ấy. Các hiệp ước cần bị xé bỏ, kẻ thù phải bị nêu tên, văn hóa phải thay đổi. Những xung đột toàn cầu cần được xảy ra để chứng tỏ lý thuyết trên là đúng.
Đối với Bannon, "Bước ngoặt Thứ 4 đã đến" và một đấng cứu tinh có thể đã xuất hiện. "Điều chúng ta đang chứng kiến là sự khai sinh của một trật tự chính trị mới", Bannon trả lời trên Washington Post hồi tháng trước.
Ông Strauss đã qua đời năm 2007 còn Howe thì không phản hồi trước các đề nghị bình luận. Nhưng những cuốn sách của họ đã nói lên tất cả. Cuốn sách đầu tiên tựa "Những thế hệ" phát hành năm 1991 đặt ý tưởng rằng lịch sử trải qua theo chu kỳ 4 bước lặp lại và có thể dự đoán được. Theo họ, nước Mỹ đang trên đường tới gần vòng kết của chu kỳ.












Biểu tình lan rộng ở Mỹ chống lệnh cấm nhập cư Ngày thứ 2 của cuộc biểu tình, hàng chục nghìn người Mỹ xuống đường hô vang khẩu hiệu "Hãy để họ nhập cảnh", "Tất cả chúng ta là người nhập cư" và "Không thù hằn, không sợ hãi".
 

Bước ngoặt thứ 4

Mỗi một chu kỳ kéo dài khoảng 80 - 100 năm. Quyển sách về "Bước ngoặt Thứ 4" được xuất bản năm 1997, tập trung vào giai đoạn cuối là phần khải huyền của chu kỳ. Strauss và Howe tin rằng trong bước ngoặt này, một người lãnh đạo không ai ngờ tới sẽ xuất hiện từ thế hệ cũ để dẫn dắt đất nước. Người này được gọi là "Nhà vô địch Xám", và một cuộc bầu cử hoặc một biến cố (như chiến tranh) sẽ đưa ông lên đỉnh quyền lực, dẫn dắt chế độ vượt qua khủng hoảng.
"Những người chiến thắng sẽ có quyền năng để theo đuổi những chương trình nghị sự mạnh mẽ hơn, những điều họ đã mơ ước từ lâu và chống lại những điều mà kẻ thù cảnh báo. Chế độ mới này sẽ tự tấn phong trong giai đoạn của khủng hoảng.
Bất kể ý thức hệ như thế nào, ban lãnh đạo mới sẽ khẳng định thẩm quyền và yêu cầu sự hy sinh cá nhân. Với những lãnh đạo từng phải nghiêng mình để xoa dịu áp lực xã hội, bây giờ họ sẽ quyết liệt hơn để thu hút sự chú ý của cả nước", Strauss và Howe viết.
Co van cua Trump tin vao chien tranh va 'Ngay tan the' hinh anh 2
Ông Bannon trong phòng làm việc của tổng thống cùng cố vấn an ninh quốc gia. Ảnh: Esquire.

Trump là vị cứu tinh

Nhiều nhà lịch sử và chính trị gia không tin vào các lý thuyết trên, cho rằng đó là điều viển vông, bịa đặt, "giả khoa học".
Nhưng ông Bannon rất tin vào các quan điểm trong cuốn sách này.
"Đây chính là cuộc đại khủng hoảng thứ 4 trong lịch sử Mỹ. Chúng ta đã có cách mạng, nội chiến, Đại suy thoái và Thế chiến Hai. Đây chính là Bước ngoặt Thứ 4", Bannon phát biểu tại một hội nghị hồi năm 2011.
Cũng trong năm 2011, khi phát biểu tại một hội nghị khác, Bannon cho rằng: "những khủng hoảng lớn diễn ra khoảng 80 đến 100 năm". "Và khoảng 10 đến 20 năm tới chúng ta sẽ trải qua cuộc khủng hoảng này. Đất nước có thể vẫn như thứ mà chúng ta thừa hưởng, hoặc trở nên hoàn toàn khác", Bannon nói.
Ông cảnh báo chiến tranh đang sắp đến, nhưng cũng cho rằng nó đã diễn ra rồi.
"Các bạn đang chứng kiến sự bành trướng của đạo Hồi, sự lớn mạnh của Trung Quốc. Họ có động lực, họ kiêu ngạo và đang trên đường hành quân. Họ nghĩ rằng Do Thái giáo và Công giáo phương Tây đang thoái lui", Bannon trả lời trong một chương trình phát thanh năm 2016.
Năm 2011, Bannon tin rằng "một cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan sẽ kéo dài trăm năm". Ba năm sau, ông vẫn khẳng định: "Chúng ta đang trong cuộc chiến chống Hồi giáo thánh chiến phát xít và nó sẽ di căn vượt ngoài tầm xử lý của chính phủ".
Khi miêu tả về trang web Breibart mà ông điều hành, Bannon nói: "Luôn là chiến tranh. Mỗi ngày chúng tôi luôn thể hiện rằng chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh".
Để đối mặt với nguy cơ này, Bannon lập luận Do Thái giáo và Công giáo phương Tây phải chiến đấu để tránh thất bại. Ông gọi đạo Hồi là "tôn giáo quy phục", bác bỏ lời của Tổng thống Bush "con" nói về Hồi giáo sau vụ 11/9 là "tôn giáo của hòa bình". Vào năm 2007, Bannon cũng từng soạn một kịch bản phim tài liệu cho rằng một nhóm cộng đồng Hồi giáo, giới truyền thông, các tổ chức Do Thái và các cơ quan chính phủ đang âm mưu lật đổ chính quyền để áp đặt luật riêng của họ.
Những xung đột hiện sinh như thế này là trọng tâm trong tiên đoán của Strauss và Howe. Có 4 cách để "Bước ngoặt Thứ 4" kết thúc và 3 trong số này bao gồm những sự sụp đổ quy mô lớn. "Nước Mỹ có thể được tái sinh, rồi chúng ta sẽ chờ khoảng 100 năm nữa để chu kỳ lại bước vào khủng hoảng", theo hai nhà lý luận.
Trong khi đó, một người rất tin vào những lời tiên đoán mơ hồ này lại đang ngồi trong Nhà Trắng và là cánh tay phải của tổng thống.
"Chúng ta sẽ phải trải qua những ngày đen tối trước khi chứng kiến bầu trời trở lại trong xanh ở nước Mỹ. Chúng ta sẽ phải chịu nỗi đau khôn xiết. Nếu có ai nói rằng chúng ta không cần phải trải qua đau đớn, tôi tin họ đang lừa dối bạn", Bannon cảnh báo hồi năm 2010.
"Phong trào do ông Trump đang khởi xướng chính là phần đỉnh của hiệp đầu tiên", Bannon nói vào ngày 2/11/2016, vài ngày trước khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra.

Cố vấn Trump muốn quan chức Mỹ đọc sách về chiến tranh VN



Quân sư của Trump nói chiến tranh Mỹ - Trung sẽ xảy ra


Minh Anh dịch
Theo Huffington Post
Nguồn: https://news.zing.vn/co-van-cua-trump-tin-vao-chien-tranh-va-ngay-tan-the-post719542.html

Học thuyết an ninh của ông Trump thể hiện cái nhìn rõ nét về đối đầu toàn cầu



Thi Anh |
Học thuyết an ninh của ông Trump thể hiện cái nhìn rõ nét về đối đầu toàn cầu

Học thuyết này cho rằng Mỹ phải đấu tranh trên mọi mặt trận, với cả kẻ thù cũng như bằng hữu để bảo vệ chủ quyền của mình.





America First và 4 cột trụ
Trong bài viết đăng tải trên AP, cây viết Matthew Lee nhận định: Lập trường "America First" (Nước Mỹ Trước tiên) là quan điểm rõ nét cho rằng các bên đối đầu đang tranh giành nhau để chiếm lấy ưu thế. Lập trường này ít tận dụng tới liên minh, hiệp ước và thỏa thuận quốc tế trừ khi chúng đem lại lợi ích trực tiếp cho nước Mỹ, ngành công nghiệp và lao động Mỹ.
Học thuyết của Trump sẽ được trình bày vào tuần tới khi ông hé lộ Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) của mình. Học thuyết này cho rằng các quốc gia không ngừng cạnh tranh lẫn nhau và Mỹ phải đấu tranh trên mọi mặt trận, với cả kẻ thù cũng như bằng hữu để bảo vệ chủ quyền của mình.
Mặc dù chính quyền Mỹ luôn nói rằng "America First" (Nước Mỹ Trước tiên) không đồng nghĩa với "America Alone" (Nước Mỹ Cô độc), chiến lược mà ông Trump đưa ra vào đầu tuần sau sẽ làm rõ một điều: Nước Mỹ sẽ đứng lên vì chính bản thân mình, kể cả khi hành động đó là đơn phương và tách rời với những nước khác trong các vấn đề như thương mại, biến đổi khí hậu và nhập cư.
Nếu được thực thi một cách toàn diện, chiến lược có thể tượng trưng cho một bước chuyển đáng kể từ lập trường hậu Chiến tranh Lạnh mà các đảng phái vẫn theo đuổi suốt 3 thập kỷ qua. Các chính quyền này đã gắn bó hoặc tìm cách gắn bó với hợp tác đa phương.
Mặc dù chiến lược của Trump tiềm ẩn nguy cơ bị cô lập nhưng cơ sở của nó không đáng ngạc nhiên.
AP đã tiếp cận một số phần trích thô của tài liệu dài khoảng 70 trang và trao đổi với hai nguồn tin hiểu khá rõ về chiến lược. Chiến lược phần lớn được rút ra từ những chủ đề mà ông Trump đã nhắc tới trong các bài phát biểu và dựa trên 4 cột trụ: Bảo vệ tổ quốc, kích thích tăng trưởng, thúc đẩy hòa bình thông qua sức mạnh và tăng cường vị thế lãnh đạo của nước Mỹ.
Nó bắt nguồn từ quan điểm của ông Trump rằng: Cạnh tranh, chứ không phải hợp tác, đang định hình môi trường toàn cầu hiện tại. Tài liệu có đoạn:
"Những thành tựu và chỗ đứng của nước Mỹ trên thế giới không phải là điều chắc chắn, cũng không nghiễm nhiên mà có. Người Mỹ đã nhiều lần phải đấu tranh với các thế lực đối địch để bảo toàn và thúc đẩy an ninh, thịnh vượng cũng như những nguyên tắc mà chúng ta gìn giữ".
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã vạch ra 4 cột trụ của chiến lược trong một bài phát biểu hồi đầu tuần, trong đó ông tuyên bố, "Tình hình địa chính trị đã quay trở lại và trở lại với một sự báo thù".
Học thuyết an ninh của ông Trump thể hiện cái nhìn rõ nét về đối đầu toàn cầu - Ảnh 1.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster. Ảnh: Reuters
Ông McMaster cho rằng, chiến lược mới, cũng là chiến lược đầu tiên của chính quyền Trump, sẽ xác định rõ những mối đe dọa, cũng như lợi ích của nước Mỹ trước những "cường quốc xét lại" (những nước muốn thay đổi trật tự thế giới - ND) như Nga, Trung Quốc, những nước như Iran, Triều Tiên và một số nhân tố không chính thể như các nhóm vũ trang hoặc các tập đoàn tội phạm.
Trong phần này, lập trường không quá khác biệt với những quan điểm của các chính quyền trước.
An ninh kinh tế phải được đảm bảo bằng sức mạnh quân sự
Nguồn tin của AP cho hay, chiến lược của ông Trump sẽ nhấn mạnh tới an ninh kinh tế của Mỹ. Theo đó, an ninh kinh tế là an ninh quốc gia và an ninh kinh tế phải được đảm bảo bằng sức mạnh quân sự. Nước Mỹ sẽ chỉ quan tâm tới những mối quan hệ với các nước khác, bao gồm cả những liên minh như NATO nếu các mối quan hệ ấy công bằng và hai chiều.
Học thuyết an ninh của ông Trump thể hiện cái nhìn rõ nét về đối đầu toàn cầu - Ảnh 2.
Quân đội các nước thuộc NATO. Ảnh: AP
Thêm vào đó, chiến lược sẽ đề cập tới an ninh biên giới: Để duy trì sự cạnh tranh và bảo vệ chủ quyền nước Mỹ thì phải bắt đầu bằng cách bảo vệ biên giới Mỹ và kiểm soát những đối tượng có thể băng qua đó.
"Tăng cường kiểm soát biên giới và hệ thống nhập cư là trọng tâm của an ninh quốc gia, tăng trưởng kinh tế và thượng tôn pháp luật", AP dẫn đoạn trích.
"Những kẻ khủng bố, buôn lậu ma túy cùng những tập đoàn tội phạm khai thác khu vực biên giới lỏng lẻo và đe dọa an ninh của nước Mỹ. Những nhân tố ấy có thể nhanh chóng thích nghi và vượt mặt hàng rào an ninh của chúng ta. Nước Mỹ khẳng định quyền chủ quyền của mình, tức là quyền quyết định xem ai được nhập cảnh và trong tình huống nào".
Bản thảo sơ bộ ban đầu của chiến lược cho rằng, nước Mỹ đã tự đặt mình vào thế bất lợi khi tham gia vào các thỏa thuận đa quốc gia, ví dụ như những thỏa thuận nhằm chống lại biến đổi khí hậu và đưa ra các chính sách nhằm thực thi thỏa thuận ở phạm vi trong nước.
Bản thảo này cũng xem nhẹ rủi ro đối với an ninh quốc gia liên quan tới biến đổi khí hậu và nhấn mạnh tới chi phí mà nền kinh tế Mỹ phải gánh khi thực thi những quy định về môi trường. Hiện chưa rõ phần về biến đổi khí hậu có nằm trong phiên bản chính thức của chiến lược hay không.
Các nguồn tin cũng cho hay, tài liệu sẽ chỉ ra những "kẻ trục lợi" và cam kết nước Mỹ sẽ đối xử với họ một cách tương xứng.
Ví dụ, Trung Quốc sẽ bị chỉ trích vì thao túng trật tự kinh tế quốc tế (vốn dựa trên luật lệ) theo hướng có lợi cho mình, còn Nga sẽ bị phê phán vì những chiến dịch làm gián đoạn quá trình dân chủ ở các nước Liên Xô cũ, châu Âu và Mỹ.
theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: http://soha.vn/hoc-thuyet-an-ninh-cua-ong-trump-the-hien-cai-nhin-ro-net-ve-doi-dau-toan-cau-20171216132428716.htm

Sau gần một năm lãnh đạo nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump sẽ công bố chiến lược an ninh quốc gia có nhiều điểm khác so với người tiền nhiệm.
Theo dự kiến, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18.12 (giờ địa phương) sẽ công bố chiến lược an ninh quốc gia mới, đóng vai trò chỉ dẫn chính sách trong nhiều vấn đề đối ngoại và an ninh của nước này trong giai đoạn sắp tới.
AP dẫn các nguồn tin Nhà Trắng tiết lộ văn kiện này dài 70 trang, gấp đôi tài liệu được cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra năm 2015.
Nội dung cụ thể vẫn được giữ kín nhưng Cố vấn an ninh quốc gia H.R.McMaster cho biết chiến lược mới sẽ là sự kết hợp chặt chẽ 4 lợi ích quốc gia cốt lõi, bao gồm: bảo vệ đất nước và người dân Mỹ; thúc đẩy phát triển thịnh vượng; thúc đẩy hòa bình thông qua sức mạnh và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ.
Ông McMaster nhấn mạnh thêm tài liệu này phản ánh mong muốn của Tổng thống Trump đẩy mạnh gắn kết với các nước khác trong khuôn khổ “hợp tác có đi có lại”, phù hợp với tầm nhìn “nước Mỹ trước tiên”.
Mặt khác, trong chiến lược của ông Obama trước đây, Mỹ tập trung vào thách thức đến từ “4 quốc gia +1”, gồm Trung Quốc, Nga, CHDCND Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, Tổng thống Trump coi Nga và Trung Quốc là “những cường quốc đang tìm cách làm thay đổi trật tự và ổn định toàn cầu”, còn Iran và Triều Tiên là “chính quyền bất hảo”.
Ngoài ra, nguồn tin cấp cao tại Nhà Trắng tiết lộ nhà lãnh đạo sẽ xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong chiến lược mới.
Theo các nhà quan sát, chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ chú trọng phạm trù kinh tế nhiều hơn quân sự. Điều này phù hợp với tuyên bố trước đây của cố vấn McMaster cho biết việc thương thuyết lại các thỏa thuận thương mại sẽ là một phần chính trong chiến lược an ninh quốc gia.
“Mỹ và Anh không thể giữ vai trò là thế lực vì hòa bình và ổn định trên thế giới nếu chúng ta không có được an ninh về kinh tế và tài chính”, Đài ABC dẫn lời ông McMaster nói với người đồng cấp Anh Mark Sedwill trong cuộc gặp hồi tuần trước.
Ngoài ra, chiến lược mới của Tổng thống Trump được cho là sẽ loại bỏ một số nội dung từ người tiền nhiệm, bao gồm việc coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 vì cho rằng thỏa thuận này khiến nước Mỹ mất đi hàng tỉ USD đầu tư và nhiều công ăn việc làm. Đây là một trong những quyết định nằm trong tổng thể chính sách “nước Mỹ trước tiên” mà chủ nhân Nhà Trắng đang theo đuổi.
Ngọc Mai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét