Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tiết lộ mới của FBI có thể hủy bầu cử Mỹ?

(Thế giới) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố những tài liệu điều tra tham nhũng về cựu tổng thống Bill Clinton cách đây 15 năm có nguy cơ xáo trộn những nước cờ của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton, theo nhận định của nhà khoa học chính trị, nhà báo người Nga Leonid Krutakov.
bau cu my2_RFBG (1)
Tài liệu nói trên liên quan tới việc Bill Clinton (tới thời điểm đó đã mãn nhiệm tổng thống) ra lệnh ân xá cho doanh nhân Marc Rich, người bị truy tố về tội trốn thuế và thực hiện những hợp đồng bất hợp pháp với Iran trong cuộc khủng hoảng con tin 1979-1981.
Những người đối địch với cựu tổng thống Mỹ đã phát hiện con gái của doanh nhân được ân xá đã quyên góp hơn 1 triệu USD cho chiến dịch tranh cử vào Thượng viện của bà Hillary Clinton và thư viện tổng thống Bill Clinton.
Cuộc điều tra được khép lại vào năm 2005. Tuy nhiên, từ các tài liệu được công bố có thể hiểu là FBI cho rằng cựu tổng thống đã phạm luật.
Đáng lưu ý, tập tài liệu được công bố khi chỉ còn một tuần nữa cuộc bầu cử sẽ diễn ra ở Mỹ.
Phát biểu với Sputnik, nhà khoa học chính trị, nhà báo Leonid Krutakov nêu quan điểm rằng, chiến dịch bầu cử tại Hoa Kỳ đang vấp phải thách thức nghiêm trọng. Ông cũng nhắc lại trước đó lãnh đạo FBI James Comey tuyên bố khôi phục điều tra “thư điện tử” của bà Hillary Clinton.
“Tất cả những điều này rõ ràng đang chống lại bà Clinton và dường như là có lợi cho ông Trump. Nhưng liệu có thật có lợi cho ông Trump hay là nhằm bãi bỏ bầu cử? Tôi nghiêng về giả thiết thứ hai. Nếu vài ngày trước bầu cử bỗng vụ án hình sự đối với bà Clinton được khởi tố thì tình hình sẽ diễn biến như thế nào, không thể biết được”, ông Leonid Krutakov nói.
Theo học giả này, tầng lớp chính trị Mỹ đặt cược vào Clinton sẽ bằng mọi cách không để cho Donald Trump thắng cử.
“Các thăm dò dư luận trước bầu cử thực sự cho thấy chiến thắng của Trump sẽ là một thách thức đối với hệ thống chính trị Mỹ. Bởi Trump có nghĩa là tái đánh giá nhiều nghĩa vụ, tái đánh giá các mô hình chính trị-xã hội Mỹ hiện nay. Nếu các thăm dò cho thấy chiến thắng của ông Trump thì tầng lớp chính trị ưu tú Mỹ đã đặt kỳ vọng vào bà Clinton sẽ định làm gì? Cảnh báo bê bối, làm gì đó với hệ thống bầu cử? Nếu như vậy sẽ lại một vụ bê bối. Thậm chí nếu mai kia bà Clinton tuyên bố rút khỏi cuộc đua — thì cũng lại là bê bối, không khác gì bãi bỏ bầu cử… Một điều chắc chắn là nước Mỹ hiện đang trong một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”, ông Leonid Krutakov cho biết.
Bình luận về động thái của người đứng đầu FBI, nhà khoa học chính trị Nga lưu ý là thông thường trước bầu cử hai tháng Bộ Tư pháp Mỹ, cấu trúc quản lý FBI, không khôi phục những vụ điều tra chống lại ứng cử viên tổng thống.
James Comey đã phá vỡ truyền thống này nhưng rất khó cáo buộc giám đốc FBI có định kiến. “Truyền thống bị phá vỡ bởi không ai khác ngoài giám đốc FBI. Nhưng không thể cáo buộc họ, họ đang xác nhận tình hình thực tế. Tất cả những quân cờ “bài Nga” được Hillary Clinton đưa ra, còn họ đơn thuần là tiến hành điều tra chi tiết và không tìm thấy mối quan hệ nào giữa Trump với Nga”, Leonid Krutakov kết luận.
(Theo Lao Động)

Tình báo Mỹ: Phá hoại bầu cử sẽ cực điểm vào ngày 8-11

Thứ sáu, 04/11/2016, 21:18 (GMT+7)
(Thế giới) - Tin tặc có thể phá hoại bầu cử bằng cách tung chứng cứ giả lừa đảo bầu cử lên mạng; làm chậm đường truyền internet; tấn công mạng. Các tin tặc có thể phá hoại bầu cử bằng các bước: tung chứng cứ giả về lừa đảo bầu cử lên mạng; làm chậm đường truyền internet; tấn công mạng; hoặc công bố các email đã tấn công được có chỉnh sửa nội dung.
Tình báo Mỹ: Phá hoại bầu cử sẽ cực điểm vào ngày 8-11
Ngày người dân Mỹ đi bầu tổng thống 8-11 cũng là ngày nước Mỹ chứng kiến một cuộc chiến công nghệ thông tin khốc liệt và ở một hình thức hoàn toàn mới, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn nhận định của nhiều đương chức và cựu quan chức tình báo Mỹ.
Theo các quan chức này, chiến dịch kéo dài hàng tháng trời nay do Nga bảo trợ nhằm phá hoại uy tín bầu cử tổng thống Mỹ – thông qua tấn công mạng, tung tin tức giả đánh lạc hướng – nhiều khả năng sẽ lên tới cực điểm vào ngày bầu cử.
Phía Nga trước sau vẫn bác bỏ rằng mình không làm việc này. Tuy nhiên các quan chức tình báo Mỹ cảnh báo các tin tặc có thể quấy rối cuộc bầu cử bằng các bước: tung chứng cứ giả về lừa đảo bầu cử lên mạng; làm chậm đường truyền internet; tấn công mạng; hoặc công bố các email đã tấn công được, không trừ khả năng sửa đổi nội dung trước khi công bố.
“Đừng xem nhẹ những gì họ có thể hay sẽ làm. Chúng ta phải chuẩn bị tư thế. Trong mức độ nào đó họ đã thành công quấy rối tiến trình bầu cử của chúng ta. Và một khi chưa phải trả giá thì họ sẽ còn tiếp tục.” theo ông Leon Panetta – cựu Giám đốc CIA và Bộ trưởng Quốc phòng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.
Tuy từ chối bình luận về giả thuyết Nga đang phá hoại bầu cử Mỹ nhưng Giám đốc CIA John Brennan nói rằng tình báo Nga có một lịch sử lâu dài là phối hợp hoạt động gián điệp truyền thống với công nghệ tiên tiến.
Theo ông Brennan, thời buổi kỹ thuật số mang tới nhiều cơ hội cho hoạt động gián điệp nhưng cũng mang đến nhiều nguy hiểm.
Trong 18 tháng qua, ông Brennan đã tiến hành một loạt biện pháp cải cách sâu rộng nhất lịch sử 69 năm của CIA. Và bên cạnh lo ngại từ các đe dọa từ khủng bố và an ninh thông thường, đe dọa từ công nghệ mạng cũng là một nguyên nhân thúc giục ông Brennan quyết định cải cách.
“Thời buổi công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta có thể hoạt động và cần hoạt động. Phần lớn tương tác giữa người với người diễn ra trong lĩnh vực kỹ thuật số. Tình báo chuyên nghiệp chịu ảnh hưởng của điều này, không thể tránh được.” ông Brennan từng nói trong nhiều lần trả lời phỏng vấn Reuters.
Tình báo Mỹ: Phá hoại bầu cử sẽ cực điểm vào ngày 8-11 - Ảnh 1.
Giám đốc CIA John Brennan. Ảnh: REUTERS
Khi một nhà ngoại giao Mỹ tới nhận việc tại đại sứ quán Mỹ ở Nga hay Trung Quốc đều được tình báo các nước này thẩm tra rất kỹ.
Nếu người này có quá ít dữ liệu về hoạt động công nghệ – độ tham gia mạng xã hội, lịch sử các cuộc gọi di động, lịch sử dùng thẻ tín dụng – người này sẽ bị quy là nhân viên CIA trá hình.
Nga phá hoại uy tín bầu cử Mỹ không phải là trường hợp duy nhất. Năm 2014 nhiều tin tặc liên quan đến tình báo Trung Quốc cũng từng ăn cắp thông tin của 22 triệu công chức và người lao động – vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử chính phủ Mỹ.
(Theo Pháp Luật)
Ngồn: http://trandaiquang.org/tinh-bao-my-pha-hoai-bau-cu-se-cuc-diem-vao-ngay-8-11.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét