Ngôn ngữ nếu không cởi mở, sẽ không thể phát triển và đáp ứng nhu
cầu giao tiếp của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Từ bao ngàn năm nay,
tiếng Việt không ngừng giao thoa với ngôn ngữ của các dân tộc anh em,
các nước láng giềng cũng như những quốc gia khác trên thế giới. Vì thế
mà kho từ ngữ chúng ta ngày nay trở nên phong phú và giàu sức sống với
hủ tiếu, sên, líp, ti vi, Internet, iPhone, iPad ...
Bên cạnh đó, những từ ngoại lai khác như “shopping” khi vào Việt Nam cũng được người Việt tiếp nhận một cách hồ hởi, hồn nhiên, không hề có bất cứ sự chọn lọc nào. Tại sao từ “mua sắm” trong tiếng Việt có nghĩa tương tự, được người Việt sử dụng hàng ngày trước khi “shopping” (hoặc như “make up”, “order”, “menu”) đổ bộ vào đất nước ta, lại bị “gác” sang một bên. Đó chẳng phải là tâm lý sính ngoại, học làm sang của một bộ phận người Việt của ta hay sao?
Không những người dân mắc phải tâm lý sính ngoại, mà ngay cả không ít học giả, chính khách, phát thanh viên trên đài phát thanh, truyền hình cũng không ngoại lệ. Bất cứ lúc nào tham dự sự kiện, nghe đài, xem ti vi, chúng ta cũng có thể nghe những từ như “ép-đi-ai” (FDI), “vi-en” (VN), “ti-en-ti” (T&T) được nói một cách rất tự nhiên như thể chúng là một phần của tiếng Việt.
Việt hóa tiếng Viêt: “hát-xê-em-mờ chấm vi-en” *
Nhân đây xin nêu ví dụ về lỗi phát ngôn không biết đáng cười hay đáng trách của một phát thanh viên: “... xin truy cập trang “hát-xê-em-mờ chấm vi-en”...” (ý nói hcm.vn, chữ “hcm” được vị này phát âm theo tiếng Việt, còn “vn” thì phát âm theo tiếng Anh). Điều này cho thấy sự tùy tiện và thiếu ý thức trong việc sử dụng từ ngoại lai đã đi sâu vào tâm thức của người Việt, và tiếng Việt lúc này trở nên ngây ngô, thiếu trong sáng hơn bao giờ hết.
“FDI”, “vn”, “make up”, “menu”, “order” đều có thể sử dụng cách phát âm và từ tiếng Việt thay thế mà không hề có sự gượng gạo nào, hoàn toàn rõ ràng, trong sáng. Chưa kể trường hợp đối tượng là người chưa được học tiếng Anh như người nông dân, công nhân, dân tộc ít người, người già... thì việc tùy tiện sử dụng từ nước ngoài chẳng khác nào đánh đố họ, thiếu tôn trọng người nghe. Xa hơn nữa, việc lạm dụng tiếng nước ngoài còn cho thấy tâm lý tự ti, nhược tiểu của người sử dụng.
Nếu cho rằng việc sử dụng tràn lan từ ngoại lai sẽ giúp chúng ta hội nhập, giao lưu tốt với người nước ngoài, thì xin thưa đây chỉ là cách nói ngụy biện.
Trong thời đại giao lưu và hội nhập sâu rộng như hiện nay, mọi mặt trong đời sống đều có thể bị ảnh hưởng từ bên ngoài, ngôn ngữ cũng không ngoại lệ. Nhưng đối với tiếng Việt, cần phải ra sức bảo vệ, vì đó là bản sắc của dân tộc Việt. Nếu bản sắc mất đi, tiếng Việt chỉ còn một cái xác không hồn. Giữ gìn tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Một dân tộc không còn bản sắc, chắc chắn sẽ mất đi sự tôn trọng từ bạn bè thế giới, mọi thành quả từ giao lưu, hội nhập, phát triển mà chúng ta đạt được đều trở nên vô nghĩa.
Cũng như Quốc ca, ngôn ngữ mẹ đẻ bao giờ cũng chứa đựng niềm tự hào, tính thiêng liêng của dân tộc. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Việt, do đó việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt phải là nghĩa vụ, niềm tự hào của tất cả người Việt Nam.
Bên cạnh đó, những từ ngoại lai khác như “shopping” khi vào Việt Nam cũng được người Việt tiếp nhận một cách hồ hởi, hồn nhiên, không hề có bất cứ sự chọn lọc nào. Tại sao từ “mua sắm” trong tiếng Việt có nghĩa tương tự, được người Việt sử dụng hàng ngày trước khi “shopping” (hoặc như “make up”, “order”, “menu”) đổ bộ vào đất nước ta, lại bị “gác” sang một bên. Đó chẳng phải là tâm lý sính ngoại, học làm sang của một bộ phận người Việt của ta hay sao?
Không những người dân mắc phải tâm lý sính ngoại, mà ngay cả không ít học giả, chính khách, phát thanh viên trên đài phát thanh, truyền hình cũng không ngoại lệ. Bất cứ lúc nào tham dự sự kiện, nghe đài, xem ti vi, chúng ta cũng có thể nghe những từ như “ép-đi-ai” (FDI), “vi-en” (VN), “ti-en-ti” (T&T) được nói một cách rất tự nhiên như thể chúng là một phần của tiếng Việt.
Việt hóa tiếng Viêt: “hát-xê-em-mờ chấm vi-en” *
Nhân đây xin nêu ví dụ về lỗi phát ngôn không biết đáng cười hay đáng trách của một phát thanh viên: “... xin truy cập trang “hát-xê-em-mờ chấm vi-en”...” (ý nói hcm.vn, chữ “hcm” được vị này phát âm theo tiếng Việt, còn “vn” thì phát âm theo tiếng Anh). Điều này cho thấy sự tùy tiện và thiếu ý thức trong việc sử dụng từ ngoại lai đã đi sâu vào tâm thức của người Việt, và tiếng Việt lúc này trở nên ngây ngô, thiếu trong sáng hơn bao giờ hết.
“FDI”, “vn”, “make up”, “menu”, “order” đều có thể sử dụng cách phát âm và từ tiếng Việt thay thế mà không hề có sự gượng gạo nào, hoàn toàn rõ ràng, trong sáng. Chưa kể trường hợp đối tượng là người chưa được học tiếng Anh như người nông dân, công nhân, dân tộc ít người, người già... thì việc tùy tiện sử dụng từ nước ngoài chẳng khác nào đánh đố họ, thiếu tôn trọng người nghe. Xa hơn nữa, việc lạm dụng tiếng nước ngoài còn cho thấy tâm lý tự ti, nhược tiểu của người sử dụng.
Nếu cho rằng việc sử dụng tràn lan từ ngoại lai sẽ giúp chúng ta hội nhập, giao lưu tốt với người nước ngoài, thì xin thưa đây chỉ là cách nói ngụy biện.
Trong thời đại giao lưu và hội nhập sâu rộng như hiện nay, mọi mặt trong đời sống đều có thể bị ảnh hưởng từ bên ngoài, ngôn ngữ cũng không ngoại lệ. Nhưng đối với tiếng Việt, cần phải ra sức bảo vệ, vì đó là bản sắc của dân tộc Việt. Nếu bản sắc mất đi, tiếng Việt chỉ còn một cái xác không hồn. Giữ gìn tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Một dân tộc không còn bản sắc, chắc chắn sẽ mất đi sự tôn trọng từ bạn bè thế giới, mọi thành quả từ giao lưu, hội nhập, phát triển mà chúng ta đạt được đều trở nên vô nghĩa.
Cũng như Quốc ca, ngôn ngữ mẹ đẻ bao giờ cũng chứa đựng niềm tự hào, tính thiêng liêng của dân tộc. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Việt, do đó việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt phải là nghĩa vụ, niềm tự hào của tất cả người Việt Nam.
Theo TBKTSG
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét