Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Xâm lăng, quốc gia, mất nước, và ngày quốc hận

Xâm lăng, quốc gia, mất nước, và ngày quốc hận

Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm Lược: Trong phần thứ nhì của bài có hai phần, tác giả Cù Huy Hà Vũ lý luận rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải giải thể để cứu nước. Tuy câu kết luận này có thể có chút giá trị, nhiều lý luận và kết luận của ông trong phần thứ nhất lại sai lầm hoàn toàn. Đại khái, các khẳng định của ông, kể cả câu không có xâm lăng và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không phải là một quốc gia, là các khẳng định sai lầm. Quan trọng hơn, lý luận rằng không có việc mất nước và ngày 30 tháng 4 không nên là ngày quốc hận cho thấy ông kém hiểu biết về người Việt hải ngoại (NVHN) và dân Việt Nam chống cộng, nhất là người miền Nam, đang sống ở Việt Nam. Trên thực tế, cảm xúc mất nước của họ lúc nào cũng có thật vì quả thật VNCH bị phe cộng sản Việt Nam chiếm đóng. Ngày quốc hận được kỷ niệm không phải chỉ thương tiếc sự mất niềm tự do và dân chủ, mà còn đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam.
*
Cù Huy Hà Vũ (2015), người Việt Nam bất đồng chính kiến và học giả tại trường Đại Học George Washington, gần đây viết một bài đăng trên trang mạng của Voice of America, ban tiếng Việt. Đại khái, bài của ông có thể được chia ra thành hai phần. Trong phần thứ nhất, ông lý luận rằng ngày 30 tháng 4 không nên là ngày quốc hận trong các cộng đồng NVHN. Trong phần thứ nhì, ông lý luận rằng tuy không nên có ngày quốc hận, chính quyền cộng sản Việt Nam là thủ phạm đã gây ra hận thù vì bản chất họ. Do đó, giải thể ĐCSVN là cách duy nhất để cứu đất nước Việt Nam và xóa bỏ mọi hận thù trong người dân Việt.
Tuy phần kết luận của bài luận có thể có chút giá trị, có nhiều vấn đề trong phần đầu.
A. Bài của ông Vũ thiếu mạch lạc vì hai phần không có liên kết luận lý
Ta có thể nhận ra ngay một sự bất bình thường trong bài ông Vũ: phần thứ nhất và phần thứ nhì chẳng có liên hệ gì với nhau cả. Mỗi phần có thể đứng một mình có luận lý, nhưng mỗi phần không cần phải cung cấp tiền đề cho, hoặc dùng kết luận từ, phần kia. Ông Vũ cố móc nối hai phần bằng một kết nối nghĩa ngữ; nghĩa là chữ "hận." Tuy nhiên, chữ "hận" không liên kết hai phần với nhau theo luận lý.
Một bài luận văn trình bày có các phần không liên hệ nhau được gọi là thiếu mạch lạc hoặc không chặt chẽ. Không có gì nghiêm trọng về một bài luận trình bày thiếu mạch lạc. Cùng lắm người ta có thể nói tác giả bài luận là người viết dở. Tuy nhiên, khi bài luận chính trị có một chuỗi lý luận trong đó kết luận của một lý luận là tiền đề của lý luận kế tiếp, dẫn đến kết luận cuối cùng, có một sự nguy hiểm về việc thiếu mạch lạc. Sự nguy hiểm đó là độc giả thiếu cẩn thận có thể quá hứng chí với câu kết luận cuối cùng của bài luận mà tưởng mọi chuyện trong bài luận đều đúng hết. Khi một bài có hai phần như bài của ông Vũ, các kết luận sai lầm của phần thứ nhất có thể bị che khuất, hoặc diễn giải là đúng do bởi cái kết luận có vẻ đúng trong phần thứ nhì.
Cái kết luận rằng việc giải thể ĐCSVN là cách duy nhất để cứu nước Việt Nam và xóa bỏ mọi hận thù trong dân Việt quá hấp dẫn và nhử nhiều người Việt đến độ họ có thể tưởng, đôi khi trong tiềm thức, rằng các lý luận và kết luận ở phần đầu là đúng, nhất là kết luận rằng không nên có ngày quốc hận trong cộng đồng NVHN. 
Do đó, rất quan trọng mà vạch ra các lập luận và kết luận sai lạc trong phần đầu của bài ông Vũ để tránh hiểu lầm hoặc lẫn lộn và để "giữ mọi việc chính xác." Trong bài này, tôi sẽ không thảo luận về phần thứ nhì trong bài ông Vũ mà chỉ chú trọng vào phần thứ nhất.
B. Phần thứ nhất trong bài ông Vũ đầy rẫy sai lầm và không chính xác, dẫn đến những kết luận không đúng.
Trong phần thứ nhất, ông Vũ dựa lập luận ông trên hai tiền đề: (1) hành động xâm lăng chỉ có thể được thực hiện bởi một nước hay quốc gia với một nước hay quốc gia khác, (2) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở miền Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở miền Bắc chỉ là hai vùng lãnh thổ của quốc gia Việt Nam và không phải là quốc gia hoặc nước, dựa vào quan điểm chính thống của VNCH. Tiền đề (2) là kết luận của lý luận có hai tiền đề: (3) Không câu nào trong hai Hiến pháp của VNCH khẳng định rằng "quốc gia hoặc nước" chỉ gồm có miền Nam Việt Nam, và (4) Nam Việt Nam có dự tính thống nhất đất nước.
Dựa vào (1) và (2), ông Vũ kết luận rằng miền Bắc không xâm lăng miền Nam vì hành động xâm lăng chỉ có thể được thực hiện bởi một quốc gia hoặc nước với một quốc gia hoặc nước khác, và cả miền Bắc lẫn miền Nam đều không phải là quốc gia hay nước. Ông Vũ sau đó cho rằng vì không có xâm lăng và không có quốc gia hay nước, nên không có mất nước. Từ đó, ông Vũ kết luận là ngày 30 tháng 4 không nên gọi là "Ngày Quốc Hận" ("The National Day of Hatred") ("Cũng như vậy, không thể gọi ngày 30 tháng 4 là 'Ngày Quốc hận' vì đã không có chuyện 'mất nước' vào ngày đó.") Ông Vũ hỗ trợ kết luận này bằng lý luận rằng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quốc gia hoặc nước Việt Nam vẫn hiện hữu trên bản đồ thế giới, là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, và có quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ ("Thực vậy, cho đến nay Việt Nam vẫn có tên trên bản đồ thế giới, là thành viên Liên Hiệp Quốc, có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ, cho dù lãnh thổ đã bị Trung Quốc chiếm nhiều nơi, nhất là ở biển Đông.")
Các lý luận của ông Vũ sai lầm trên ít nhất bốn khía cạnh: định nghĩa của xâm lăng, tính chất quốc gia của miền Nam Việt Nam hoặc VNCH, việc mất nước, và ý nghĩa của ngày quốc hận. Bất cứ một trong những lý luận hoặc kết luận của ông có thể làm toàn thể chuỗi lý luận ông vô giá trị. Tuy nhiên, tôi không chỉ muốn cho thấy một lập luận hoặc kết luận nào đó sai lầm Tôi muốn cho thấy toàn thể khái niệm của ông Vũ về quốc gia hoặc nước, sự mất nước, và Ngày Quốc Hận là sai lầm.
1. Xâm lăng là một chiến dịch quân sự dính líu thực thể địa chính, không nhất thiết chỉ dính líu quốc gia có chủ quyền hoặc nước.
Tiền đề của ông Vũ rằng hành động xâm lăng chỉ có thể được thực hiện bởi một quốc gia hoặc nước với một quốc gia hoặc nước khác là một tiền đề sai lầm.
Theo định nghĩa, xâm lăng "là một cuộc tấn công quân sự trong đó một số lớn chiến sĩ của một thực thể địa chính hung hăng tiến vào lãnh thổ kiểm soát bởi một thực thể khác, thường với mục tiêu chinh phục, giải thoát hoặc tái thiết lập kiểm soát hoặc quyền hành trên một lãnh thổ, ép buộc chia đất nước, thay đổi chính quyền có sẵn, hoặc đạt được nhượng bộ từ chính quyền đó, hoặc một kết hợp mọi việc trên" (Wikipedia 2015a).
Xâm lăng, do đó, không nhất thiết dính líu đến một hay nhiều quốc gia/ nước. Bất cứ một chiến dịch quân sự rộng lớn nào bởi một thực thể với ý định chiếm đóng một lãnh thổ đang được chiếm đóng bởi một thực thể khác đều được gọi là "xâm lăng." Những chiến dịch quân sự tiến hành bởi quân Bắc Việt chống lại miền Nam trong chiến tranh Việt Nam và dẫn đến sự chiếm đóng miền Nam tạo nên một cuộc xâm lăng, cho dù miền Bắc Việt Nam hoặc miền Nam Việt Nam là quốc gia/ nước hay không.
Cho dù miền Bắc và miền Nam Việt Nam là hai phe trong một cuộc nội chiến, một luận đề mà ông Vũ muốn đưa ra, những chiến dịch quân sự của Bắc Việt vẫn được gọi là "xâm lăng" vì "lực lượng vũ trang của họ tiến vào phần qui định rõ rệt của [miền Nam Việt Nam] mà, vào lúc chiến dịch, hoàn toàn dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang của [miền Nam Việt Nam]" (Wikipedia 2015a). Thí dụ cho các cuộc xâm lăng như vậy là các chiến dịch quân sự tiến hành trong Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ và Cuộc Nội Chiến Mỹ (sđd.).
Trên thực tế, như mọi tài liệu lịch sử sho thấy, Hồ Chí Minh và các đồng chí, kể cả Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp, thực hiện một kế hoạch hệ thống để xâm lăng Nam Việt Nam qua nhiều năm trong suốt cuộc chiến. Trong suốt những năm này và sau cuộc chiến, sử gia thế giới và người miền Nam, dân sự hay quân sự, đều gọi những chiến dịch quân sự hoặc tấn công của cộng sản Bắc Việt là hành động xâm lăng. Xem, thí dụ như, "Viên chức Nam Việt Nam tuyên bố hai đại đội quân Bắc Việt xâm lăng Nam Việt Nam" (History), "Cuộc xâm lăng thông thường này... là một sự khác biệt căn bản với các cuộc tấn công của quân Bắc Việt trước đó" (Wikipedia 2015f), "Phần đầu của đoạn kết đến vào đầu tháng ba năm 1975 khi lực lượng xâm lăng lên đến hai mươi sư đoàn được tung ra cho cuộc tấn công cuối cùng của chiến tranh" (Sorley 1999, 376).
Định nghĩa sai lầm của ông Vũ về "xâm lăng" thực ra không quan trọng vì cho dù xâm lăng dính líu đến một quốc gia hay một thực thể địa chính, Nam Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền đầy đủ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 như được thảo luận sau đây.
2. Trong cuộc chiến, miền Nam Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền hay một nước
Khó mà có định nghĩa rõ rệt về nước, quốc gia có chủ quyền, hoặc dân tộc một cách tổng quát. Tôi sẽ thảo luận vấn đề này trong một bài kế tiếp. Tuy nhiên, thật dễ dàng chứng minh rằng miền Nam Việt Nam, hoặc VNCH, là một quốc gia có chủ quyền hoặc một nước trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trước hết, ông Vũ lý luận rằng nhóm chữ "Việt Nam Cộng Hòa" chỉ nói đến danh xưng của thể chế chính trị, và không phải là tên của quốc gia hoặc nước Nam Việt Nam, như được cho biết trong hiến pháp VNCH. Tuy việc này không quan trọng trong việc phân tích, tôi duy trì rằng "miền Nam Việt Nam" và "Việt Nam Cộng Hòa" thiết yếu nói về cùng một quốc gia có chủ quyề̀n hay nước bởi vì trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chế độ của VNCH giữ y nguyên tại miền Nam và do đó hai tên này đồng nghĩa. 
Trong phần lý luận chính, ông Vũ nhấn mạnh rằng không câu nào trong cả hai [1956 và 1967] Hiến pháp của VNCH khẳng định rằng "quốc gia hoặc nước" chỉ gồm có miền Nam Việt Nam ("...không có câu nào của cả hai Hiến pháp trên quy định 'quốc gia' chỉ gồm miền Nam Việt Nam.")
Bằng cách dùng hai hiến pháp của VNCH và các dự tính khác (thí dụ như nỗ lực thống nhất), ông Vũ khẳng định rằng "theo quan điểm chính thống của Việt Nam Cộng hòa thì ở Việt Nam chỉ có một quốc gia, miền Nam và miền Bắc chỉ là hai phần lãnh thổ của quốc gia Viêt Nam." Trên căn bản này, ông Vũ kết luận rằng không có xâm lăng vì cả miền Bắc và miền Nam đều không là quốc gia hoặc nước; do đó, không có việc mất nước và ngày 30 tháng 4 không thể là ngày quốc hận.
Các lý luận của ông Vũ, cho rằng VNCH không phải là một quốc gia hoặc nước, là các lý luận không có giá trị hoặc sai lầm trên ít nhất ba lý do: (1) tự mâu thuẫn, (2) ngụy biện (sai lầm luận lý), và (3) tiêu chuẩn khách quan về tính chất quốc gia. Bất kỳ một trong ba lý do này đều đủ để làm cho lý luận ông Vũ vô giá trị.
a. Ông Vũ mâu thuẫn với chính mình khi ông gọi Nam Hàn là quốc gia hoặc nước mặc dù Nam Hàn và Nam Việt Nam có cùng căn bản hiến pháp mà ông dùng để chối bỏ tính chất quốc gia của Nam Việt Nam.
Khi chứng minh Nam Việt Nam không phải là một quốc gia hoặc nước, ông Vũ dùng đường lối chủ quan, nghĩa là ông dùng quan điểm dùng bởi Nam Việt Nam. (Ta sẽ thấy sự diễn giải của ông về quan điểm của Nam Việt Nam là sai lầm.) Dựa vào hai hiến pháp của Nam Việt Nam và các dự tính thống nhất đất nước như cho thấy qua các câu in trên tem hoặc phát biểu bởi các cấp lãnh đạo Nam Việt Nam, ông Vũ kết luận là Nam Việt Nam không bao giờ tự coi mình là quốc gia hoặc nước và chỉ coi toàn thể Việt Nam là quốc gia có chủ quyền. Do đó, cả Bắc lẫn Nam Việt Nam chỉ là hai phần lãnh thổ của đất nước.
Dùng y hệt các tiêu chuẩn do ông Vũ đặt ra, ta có thể kết luận dễ dàng là Nam Hàn hiện nay không phải là một quốc gia và cũng không phải là một quốc gia hay nước trong cuộc chiến tranh với Bắc Hàn trong 1950-1953.
Hiến pháp của Nam Hàn được viết lần ̣đầu vào năm 1948 và được chỉnh sửa nhiều lần. Điều 3 của Hiến pháp tuyên bố, "Lãnh thổ của Cộng Hòa Đại Hàn gồm có bán đảo Đại Hàn và các đảo lân cận" (Constitute 2015). Điều 4 tuyên bố thêm, "Cộng Hòa Đại Hàn theo đuổi thống nhất đất nước và thiết lập và thực hành chính sách thống nhất ôn hòa dựa vào các nguyên tắc về tự do và dân chủ" (sđd.) Nói cách khác, Hiến pháp của Nam Hàn còn dùng lời lẽ mạnh bạo và rõ rệt hơn cả ngôn từ trong hai hiến pháp VNCH qua định nghĩa không lầm lẫn lãnh thổ là cả bán đảo Đại Hàn và các đảo lân cận, chứ không phải chỉ có phần miền Nam. Ngoài ra, Hiến pháp Nam Hàn tuyên bố rõ rệt nỗ lực thống nhất. Nỗ lực thống nhất của Nam Hàn, do đó, được phát biểu rõ rệt trong Hiến pháp, chứ không phải chỉ được ám chỉ qua các câu in trên tem hoặc tuyên bố bởi cấp lãnh đạo.
Vì vậy, dựa vào chính các tiêu chuẩn của ông Vũ, Nam Hàn không phải là một quốc gia hoặc một nước.
Tuy nhiên, trong bài, ông Vũ khẳng định rằng Bắc Hàn và Nam Hàn là hai quốc gia hoặc nước trong cuộc chiến tranh từ 1950 tới 1953. Ông viết, "Nói cách khác, chiến tranh Nam - Bắc Việt Nam giai đoạn từ 1955 đến 30/4/1975 là một cuộc nội chiến và vì vậy không phải là chiến tranh giữa hai quốc gia, giữa hai 'nước', tương tự như những gì đã diễn ra giữa miền Nam và miền Bắc bán đảo Triều Tiên từ 1950 đến 1953."
Qua việc khẳng định Nam Hàn là một quốc gia hoặc nước trong khi Nam Việt Nam không có cùng tính chất mặc dù cả hai "lãnh thổ" có cùng căn bản hiến pháp theo các tiêu chuẩn định nghĩa của chính mình, ông Vũ tự mâu thuẫn. Nói cách khác, ông Vũ bác bỏ lý luận của chính mình.
b. Lý luận của ông Vũ dựa vào hai hiến pháp VNCH và dự tính thống nhất có một sai lầm luận lý (ngụy biện):
Lý luận của ông Vũ dựa vào hai hiến pháp VNCH là một lý luận sai lầm và chẳng qua là một sai lầm luận lý hoặc ngụy biện. Thực ra có nhiều sai lầm luận lý trong lý luận ông Vũ, kể cả sai lầm qui thức (formal fallacies) và các sai lầm không qui thức (informal fallacies) như lý luận do thiếu hiểu biết (argument from ignorance), so sánh khập khiễng (false analogy), so sánh nối dài (extended analogy), tiêu chuẩn khác biệt (different standards), và không dẫn/đưa đến (non-sequitur). Vì giới hạn, tôi sẽ chỉ chú trọng đến "không dẫn đến" và đề cập ngắn gọn về các sai lầm khác.
Ngụy biện "không dẫn đến" thường được mô tả là "cái mà không suy ra." Nói cách khác, cái được đưa ra là bằng chứng hoặc lý do chẳng dính líu đến hoặc hỗ trợ rất ít cho kết luận (Bo Bennett). Thí dụ: Hôm nay trời mưa; vì vậy, hai đường song song.
Dựa vào "không có câu nào của cả hai Hiến pháp trên quy định 'quốc gia' chỉ gồm miền Nam Việt Nam" và các nỗ lực thống nhất của VNCH, ông Vũ khẳng định "theo quan điểm chính thống của Việt Nam Cộng hòa thì ở Việt Nam chỉ có một quốc gia, miền Nam và miền Bắc chỉ là hai phần lãnh thổ của quốc gia Viêt Nam."
Đặt A = "Hai hiến pháp VNCH," B = "quan điểm chính thống của VNCH," X = "chỉ miền Nam Việt Nam được qui định quốc gia," Y = "toàn thể Việt Nam được qui định quốc gia," và Z = "dự tính thống nhất của VNCH."
Cái mà ông Vũ lý luận là: Vì: (a) A không cho thấy X, và (b) Z hiện hữu, nên B là Y.
Ta thấy ngay không có liên kết gì giữa cái đưa ra làm bằng chứng và câu kết luận.
A và B chẳng có liên hệ gì với nhau. Cái mà hiến pháp mô tả không nhất thiết là quan điểm chính thống của dân về tính chất quốc gia của nước họ (hoặc, theo ông Vũ, cộng đồng hoặc vùng họ). Theo định nghỉa, "hiến pháp là một số những nguyên tắc căn bản hoặc tiền lệ đã được thiết lập theo đó một quốc gia hoặc tổ chức khác được quản trị" (Wikipedia 2015b). Bản hiến pháp xác định các luật lệ tối cao và/hoặc cơ cấu của quốc gia hoặc tổ chức. Điều đó không có nghĩa là bản hiến pháp không thể định nghĩa điều kiện hay tính chất của quốc gia hoặc tổ chức, nhưng nếu không có định nghĩa đó, ta không thể kết luận gì về điều kiện hay tính chất của tổ chức.
X và Y cũng chẳng có liên hệ gì với nhau. Cùng lắm, X là tập hợp con (subset) của Y, nhưng ta không thể kết luận rằng nếu không có bằng chứng của X (hoặc cho dù cho cái mà ông Vũ muốn, "có bằng chứng cho việc không có X"), thì phải có Y. Ngay cả khi ta cho ông Vũ A = B (nghĩa là cái hiến pháp VNCH mô tả là quan điểm chính thống của VNCH), ta vẫn không thể suy ra Y từ X hoặc không phải X. Nói cách khác, ta không thể nói, "Nếu quan điểm chính thống của VNCH không nói rằng chỉ có Nam Việt Nam là quốc gia/ nước, thì quan điểm chính thống của VNCH phải là toàn thể VNCH là quốc gia/ nước." Đó là vì có nhiều kết luận khác ta có thể có giả sử không phải chỉ có Nam Việt Nam là quốc gia. Thí dụ, cả Bắc và Nam Việt Nam đều là quốc gia, hoặc toàn thể Việt Nam cũng không phải là quốc gia, hoặc chỉ có Bắc Việt Nam là quốc gia.
Ngay cả nếu ta bao gồm Z = "dự tính thống nhất của VNCH," vẫn có thiếu móc nối cho thấy "không phải X + Z = Y." Nói cách khác, giả sử hai hiến pháp VNCH không cho thấy chỉ có miền Nam Việt Nam được qui định là quốc gia và có dự tính thống nhất, ta không thể kết luận rằng quan điểm chính thống của VNCH là toàn thể Việt Nam được qui định là quốc gia. Đó là vì tính chất quốc gia độc lập với gia tăng lãnh thổ hoặc thống nhất. Một quốc gia có thể là một quốc gia và sau này kết hợp hoặc thống nhất với một quốc gia khác hoặc một vùng để trở thành một quốc gia rộng lớn hơn. Ngoài ra, một vùng của một quốc gia có thể bị chiếm đóng bởi một phe nhóm khiến cho lãnh thổ của nó bị giảm thiểu thành một phần nhỏ hơn, và phần nhỏ hơn này do đó là một quốc gia.
Lý luận của ông Vũ dường như dựa vào sự kiện rằng Nam Việt Nam là quốc gia và toàn thể Việt Nam là quốc gia là hai sự kiện loại trừ lẫn nhau. Cái sai lầm của quan điểm này là tính chất quốc gia của Nam Việt Nam và Việt Nam không cần phải xảy ra cùng lúc. Nói cách khác, có hai diễn giải cho việc Nam Việt Nam và toàn thể Việt Nam có thể là quốc gia, nhưng không cùng lúc:
(1) Nam Việt Nam là quốc gia và toàn thể Việt Nam sẽ trở thành quốc gia khi Nam Việt Nam xóa bỏ phe cộng sản chiếm đóng Bắc Việt Nam.
(2) Toàn thể Việt Nam đã là quốc gia, nhưng lãnh thổ bị phe cộng sản chiếm đóng ở miền Bắc. Do đó, lãnh thổ Việt Nam bây giờ bị giảm thiểu thành Nam Việt Nam. Nam Việt Nam là quốc gia vì thừa kế tính chất quốc gia từ Việt Nam.
Ta thấy, một trong hai, hoặc cả hai, diễn giải trên đều là kết luận thích đáng dựa vào lịch sử.
Tóm lại, giả sử A không đề cập X và Z hiện hữu, cái kết luận rằng B là Y là một bước nhảy luận lý khổng lồ. Cái kết luận này không suy ra từ A, X, và Z. Lý luận của ông Vũ, do đó, là ngụy biện "không dẫn đến."
Lý luận của ông Vũ còn có các ngụy biện hoặc sai lầm luận lý khác. Tôi có thể vắn tắt đề cập vài cái.
Một sai lầm luận lý qui thức là dùng sai phần bù của tập hợp con: vì Nam Việt Nam là một tập hợp con của toàn thể Việt Nam, phần bù của việc Nam Việt Nam là quốc gia khác với việc toàn thể Việt Nam là quốc gia.
Một sai lầm khác là so sánh khập khiễng. Ông Vũ đồng hóa "đề cập" với "khẳng định." Hai hiến pháp VNCH không đề cập rằng chỉ có Nam Việt Nam là quốc gia, nhưng "không đề cập" không giống như "không khẳng định." Một người có thể không đề cập ông ta giàu có, nhưng việc đó không giống như việc ông ta không khẳng định rằng ông ta giàu có.
Một sai lầm khác là dùng các tiêu chuẩn khác nhau. Dưới tiêu chuẩn thứ nhất, ông Vũ dùng hai hiến pháp VNCH là bằng chứng rằng VNCH không khẳng định là chỉ có VNCH là quốc gia. Tuy nhiên, trong tiêu chuẩn thứ hai, ông dùng hai hiến pháp VNCH cộng với dự tính thống nhất là bằng chứng cho việc VNCH coi toàn thể Việt Nam là quốc gia. Nếu ông ta dùng cùng tiêu chuẩn thứ nhất, rõ ràng là hai hiến pháp VNCH cũng không khẳng định chỉ có toàn thể Việt Nam là quốc gia, và cộng với bằng chứng rõ ràng là miền Bắc Việt Nam bị phe cộng sản chiếm đóng, ta phải kết luận rằng Nam Việt Nam là quốc gia. Dự tính thống nhất lại càng tăng thêm ý này cho việc lấy lại đất bị cộng sản chiếm đóng.
c. Dưới tiêu chuẩn khách quan, Nam Việt Nam được coi là quốc gia có chủ quyền dựa vào là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và liên hệ ngoại giao với nhiều quộc gia.
Đường lối chủ quan của ông Vũ trong việc xét đoán tính chất quốc gia của VNCH thì không thích hợp. Tính chất quốc gia của một dân tộc được xác định bằng một tiêu chuẩn khách quan, nghĩa là tính chất quốc gia như được thấy bởi các quốc gia khác. Nếu không, mọi dân tộc đều có thể là quốc gia có chủ quyền bằng cách chỉ cần tuyên bố như vậy. Bill Gates không thể chối bỏ sự giàu có của mình chỉ bằng cách tuyên bố, "Tôi nghèo." Dưới tiêu chuẩn khách quan, một điều kiện quan trọng để là quốc gia có chủ quyền hoặc nước là khả năng có quyền lực tối cao để đối phó với các nước hoặc quốc gia có chủ quyền khác. Việc này gồm có sự công nhận từ các nước khác và sự tham gia vào các công việc quốc tế.
Mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ), cả Bắc Việt và Nam Việt Nam đều được các quốc gia khác coi là quốc gia có chủ quyền (Xem, thí dụ như, Wikipedia 2015c. Ngoài ra, LHQ coi Nam Việt Nam, hoặc VNCH, là quốc gia có chủ quyền khi tổ chức này bầu để đề nghị Nam Việt Nam được nhận là thành viên. Vào ngày 28 tháng 2 năm 1957, Đại Hội đồng (General Assembly) LHQ " bầu với số phiếu 40 thuận và 8 chống hoặc phiếu trắng, đề nghị Hội đồng Bảo an rằng VNCH và Nam Hàn được nhận là thành viên (Olsen 2006, 75). Ngoài ra, Liên Xô luôn luôn coi Nam và Bắc Việt Nam là hai quốc gia độc lập (sđd.) Nam Việt Nam cũng là thành viên của nhiều cơ quan quốc tế kể cả World Bank, International Monetary Fund, Interpol, UNESCO, v.v. (Wikipedia 2015d). Nam Việt Nam có liên hệ ngoại giao với nhiều nước kể cả Hoa Kỳ, Pháp, Tây Đức, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, và các nước khác,
Con số lớn về thành viên quốc tế và liên hệ ngoại giao của Nam Việt Nam với các quốc gia khác rõ ràng cho thấy Nam Việt Nam quả thực là một nước hoặc một quốc gia có chủ quyền.
Tóm lại, lý luận của ông Vũ về tính chất quốc gia của Nam Việt Nam hoàn toàn vô giá trị vì tự mâu thuẫn và là sai lầm luận lý. Theo các tiêu chuẩn khách quan được mọi nơi chấp nhận, VNCH là một quốc gia có chủ quyền hoặc nước trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
3. Quả thật có việc mất nước dựa vào căn bản gắn bó tình cảm và hiện hữu vật chất khi mìền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
Sau khi cố chứng tỏ Nam Việt Nam không phải là nước hoặc quốc gia và phe cộng sản Việt Nam không xâm lăng miền Nam Việt Nam, ông Vũ kết luận là không có việc mất nước vì không có nước để mà mất. Một cách đáng kể, trong khi ông cố hết sức để cho thấy dự tính thống nhất của VNCH, ông Vũ chỉ kết luận đơn giản là không có việc mất nước như thể đó là chuyện hiển nhiên. Điều này cho thấy sự kém hiểu biết của ông Vũ về khái niệm của mất mát, ngay cả cho ý nghĩa thông thường.
Theo định nghĩa, mất mát là kết quả của việc không thể giữ hoặc không thể tiếp tục có cái gì hoặc trải qua việc có cái gì bị lấy đi hoặc bị tiêu hủy. Đối với đa số người miền Nam, nước Nam Việt Nam bị mất khi phe cộng sản miền Bắc xâm lăng và chiếm đóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cho dù Nam Việt Nam không phải là quốc gia và chỉ có toàn thể Việt Nam là quốc gia, như ông Vũ khẳng định, người dân miền Nam Việt Nam vẫn có thể có cảm tưởng mất mát khi toàn thể quốc gia Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
Cảm tưởng mất mát được dựa vào: sự gắn bó tình cảm và sự hiện hữu vật chất.
a. Mất nước hàm ý sự hư hại đến gắn bó tình cảm với đất nước bây giờ đang ở dưới chế độ không xứng đáng, và không nhất thiết dính líu đến sự thiếu vắng hoặc biến mất của một hiện hữu vật chất. 
Mất mát thường được liên kết với sở hữu, thu thập, cảm giác thuộc về, hoặc thương yêu. Bạn mất tiền, xe hơi, xe gắn máy, nhà, việc, bình tĩnh, người thương yêu, v.v. Cái hoặc người bạn mất có thể hoặc không ngừng hiện hữu. Nếu nhà bạn bị tiêu hủy hoàn toàn vì hỏa hoạn, bạn mất nhà và căn nhà bạn không còn nữa. Tuy nhiên, giả sử bạn không còn tiền để trả tiền nợ nhà, nhà băng tịch thu lại và bán cho người khác. Bạn mất nhà nhưng căn nhà đó vẫn hiện hữu; chỉ có điều là nó thuộc về chủ mới.
Khi ta nói về mất mát cái gì hoặc người nào, ta có thể nói đến cái đó hoặc người đó như là một thực thể vật chất, nhưng sự mất mát có thể hàm ý sự hư hại cho một niềm gắn bó tinh thần hay tình cảm. Sự gắn bó tình cảm vẫn có thể còn, nhưng đối tượng cho sự gắn bó đó có thể không còn trong tầm với, kiểm soát, cảm tưởng thuộc về, hoặc sở hữu. Ta, do đó, có cảm tưởng mất mát và thương tiếc những kỷ niệm liên quan đến cái đó hoặc người đó. Khi bạn mất nhà vì bạn không có đủ tiền trả tiền nợ nhà, bạn vẫn thương yêu căn nhà bạn và vẫn có thể thấy nó mỗi khi bạn đi ngang qua, nhưng bạn không thể sống trong căn nhà đó. Bạn có cảm tưởng mất mát và thương yêu những kỷ niệm sống trong căn nhà. Cảm tưởng mất mát lại còn gia tăng hơn nếu chủ nhà mới phá hủy những gì bạn coi là thiêng liêng hoặc quý báu. Bạn đau lòng khi chủ mới bán vườn sau nhà cho người hàng xóm, bê trễ tưới nước cho vườn hoa từng đẹp đẽ và cây cối, hoặc không màng đến chăm sóc thảm cỏ trước nhà.
Tương tự, mất nước không hàm ý nước đã bị tiêu hủy, ngừng hiện hữu, hoặc bị xóa bỏ trên bản đồ thế giới. Khi người miền Nam Việt Nam, hải ngoại hay trong nước, nói họ mất nước, cái họ có ý nói là nước Nam Việt Nam không còn trong tầm với, kiểm soát, hoặc cảm giác thuộc về bởi vì nó đã bị chiếm đóng, kiểm soát, và cai trị bởi những người không xứng đáng và không có cùng các lý tưởng và giá trị như họ. Lòng yêu thương nước họ vẫn còn, nhưng họ có cảm tưởng mất mát vì nhóm người cầm quyền ngược đãi và lạm dụng dân và lãnh thổ, và hủy hoại những giá trị quí trọng với họ, như nhân quyền, tự do, và dân chủ.
Khái niệm trên về mất nước là khái niệm căn bản. Hầu như ai cũng biết. Kỳ lạ thay, ông Vũ dường như không biết, hoặc ông biết nhưng bỏ qua. Thay vào đó, khi lý luận rằng nước không bị mất, ông viết, "Thực vậy, cho đến nay Việt Nam vẫn có tên trên bản đồ thế giới, là thành viên Liên Hiệp Quốc, có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ, cho dù lãnh thổ đã bị Trung Quốc chiếm nhiều nơi, nhất là ở biển Đông."
Quái lạ là ông Vũ dựa vào các yếu tố như tên trên bản đồ thế giới và liên hệ ngoại giao với các nước khác là bằng chứng cho sự hiện hữu của một nước hay quốc gia, nhưng lại chối bỏ Nam Việt Nam là một nước hay quốc gia mặc dù trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 Nam Việt Nam rõ ràng có tên trên bản đồ thế giới và có liên hệ ngoại giao với nhiều nước kể cả Hoa Kỷ, như đã thảo luận ở trên. Cái yếu tố duy nhất mà Nam Việt Nam (và cả Bắc Việt Nam) không có là thành viên trong LHQ. Nhưng nếu đó là ý ông Vũ, nghĩa là thành viên trong LHQ là điề̀u kiện duy nhất, hoặc quan trọng nhất, cho việc là quốc gia, thì theo như ông, Thụy Sĩ không là một quốc gia cho tới năm 2002 khi Thụy Sĩ trở thành thành viên LHQ. Đó rõ ràng là một kết luận không thích đáng. Quan trọng hơn, như thảo luận trên, ông Vũ mâu thuẫn với chính ông khi ông khẳng định Bắc Hàn và Nam Hàn là hai quốc gia hoặc nước trong chiến tranh từ 1950 tới 1953, mặc dù cả Bắc Hàn lẫn Nam Hàn đều không là thành viên LHQ cho tới năm 1991.
b. Mất nước cũng hàm ý không có hiện hữu vật chất khi nước Nam Việt Nam bị phe cộng sản miền Bắc chiếm đóng
Trong khi đa số người miền Nam Việt Nam nói đến mất nước với ý nghĩa tinh thần và tình cảm, cũng có người nói đến nó là sự thiếu thốn hiện hữu vật chất. Nhưng sự hiện hữu vật chất này không liên hệ đến đất đai, núi non, sông ngòi, biển cả, đảo, v.v. Thay vì vậy, nó liên hệ đến các khái niệm cụ thể về chủ quyền tài sản, quyền lợi, và các giá trị có biểu hiện cụ thể (thí dụ như quốc kỳ VNCH và quốc ca). Chữ "nước" trong "mất nước" hàm ý quốc gia có chủ quyển Nam Việt Nam, hoặc VNCH. Như thảo luận trên, VNCH là một nước hay quốc gia có chủ quyền, không những chỉ với người nước ngoài, mà còn hơn thế nữa với những công dân trước đây của Nam Việt Nam. 
Sự hiện hữu vật chất gồm có thẩm quyền cụ thể or quyền lực kiểm soát dân và lãnh thổ, sở hữu tài sản, và nhiều nữa. Cộng sản Việt Nam tấn công và chiếm đóng Nam Việt Nam bằng lực, lấy đi thẩm quyền và quyền lực, đặt sở hữu trên tài sản, tư và công. Đối với nhiều người Nam Việt Nam, mất nhà, đất đai, tài sản, tự do, khả năng bầu người đại diện trong việc quản trị nước, và các giá trị khác giống y như mất nước.
Tóm lại, quả thật có việc mất nước đối với người miền Nam Việt Nam, cho dù cảm tưởng mất mát này là tinh thần hay vật chất.
4. Ngày 30 tháng 4 là và lúc nào cũng sẽ là ngày quốc hận ngay cả sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ
Ta hãy trước hết giải quyết vài vấn đề về định nghĩa và dịch. Ý nghĩa của từ ngữ "quốc hận" quan trọng vì nó phản ảnh tâm trạng của người miền Nam, hải ngoại hay trong nước, về sự mất mát của quốc gia có chủ quyền VNCH. Ngoài ra, nó cũng phản ảnh thích đáng sự tưởng niệm ngày cuối cùng của quốc gia có chủ quyền VNCH và khởi đầu của giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh là quốc gia có chủ quyền VNCH sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhưng VNCH vẫn còn sống và phát huy mạnh mẽ là một nước, tuy bị chiếm đóng, và là một dân tộc, và sẽ trở thành quốc gia có chủ quyền lần nữa với toàn thể Việt Nam là lãnh thổ khi chế độ cộng sản sụp đổ trong tương lai rất gần.
a. Từ ngữ "ngày quốc hận" nên được dịch là "national day of hatred" vì nó mô tả chính xác nỗi căm hờn sâu đậm đối với cộng sản Việt Nam cho những gì chúng làm với Việt Nam.
Từ ngữ tiếng Anh "National Day of Hatred" là từ ngữ dịch sát nghĩa cho tiếng Việt "Ngày Quốc Hận." Nên để ý là "National Day of Hatred" theo đúng tiếng Anh hơn "National Hatred Day." Các từ ngữ dịch khác gồm có "National Shame Day" (hoặc "National Day of Shame") (Nguyen and Haines 1996, 320), "National Anger Day" (hoặc "National Day of Anger"), "National Day of Anger" (Trần Văn Tích), "Day of National Resentment," và "Day of Commemoration" (DiMaggio and Fernandez-Kelly 2010, 213). 
Trong tiếng Việt, chữ "quốc" có nghĩa "country" hay "nation." (Tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn về định nghĩa của các chữ này trong bài kế tiếp.) Dùng là tính từ, "quốc" có nghĩa "national." Chữ "hận" hơi phức tạp hơn. Khi dùng một mình, nghĩa đen của nó gồm có "hatred," "resentment," "acrimony," "hostility," hoặc "animosity." Chữ "hận" cũng có thể được dùng là chữ phụ cho từ ngữ "ân hận" có nghĩa "regret," "repentance," hoặc "remorse." Tuy nhiên, từ ngữ "ân hận" ít khi được dùng với dạng thu ngắn thành một chữ "hận." Do đó, ta có thể dẹp ý nghĩa này sang một bên.
Chữ "hận" cũng có thể được dùng với chữ "thù" để thành chữ kép "thù hận" hay "hận thù." Tuy chúng có thể được dùng trong chữ kép, "hận" và "thù" có thể được dùng riêng rẽ với ý nghĩa tương tự. Cả "hận" lẫn "thù" đều hàm ý một sự thù ghét, căm hờn sâu đậm, nhưng chúng có chút khác biệt tinh tế. Sự khác biệt tinh tế này khó giải thích, ngay cả với người Việt. Vài thí dụ có thể giải thích việc này. "Thù," khi được dùng với một chữ chỉ người ("kẻ"), một nhóm người như lính ("quân"), một phe đảng ("phe"), có nghĩa "enemy." Thí dụ, "kẻ thù," "quân thù," "phe thù." Trong nội dung này, "thù" thường được dùng với chữ "nghịch" hay "địch" có nghĩa "adversary" hay "opponent" (đối phương, đối thủ, đối nghịch). Do đó, "thù" hàm ý một sự căm hờn sâu đậm rõ rệt, cụ thể, minh bạch cho một hành động được sẵn sàng công nhận là gây ra giận dữ, đau buồn, và thống khổ cho một người. Mặt khác, "hận" không bao giờ được dùng với "kẻ," "quân," hoặc "phe" để chỉ enemy. "hận" hàm ý một cái gì tiểm tàng hơn, trừu tượng hơn, nhưng vẫn có nỗi căm hờn sâu đậm. Một phụ nữ có thể "hận" người tình vì hắn bỏ cô đi theo một cô trẻ hoặc đẹp hơn. John có thể "hận" Steve vì không những Steve lấy cả mọi tài sản giàu có của John mà còn lấy luôn cả tình thương yêu của con cái John. Linda có thể "hận" David vì không những David giết cha mẹ cô, mà còn đào mồ mả tổ tiên Linda. Do đó, "hận" hàm ý một nỗi căm hờn, thù ghét sâu đậm, sắc bén, và hạn hẹp cho một hành động không những tạo ra giận dữ, đau thương, và cay đắng cho một người mà còn đụng chạm đến tình thương yêu cá biệt hoặc kho tàng thiêng liêng của người đó.
Trong bối cảnh những gì đám cộng sản Việt Nam đã làm với người Nam Việt Nam nói riêng, và người dân Việt nói chung, và trong ý nghĩa rộng rãi hơn, với tổ quốc Việt Nam, chữ "hận" là chữ thích hợp nhất.
Ta nên ghi chú là một chữ khác có thể dùng với chữ "thù" là "ghét." Hai chữ này có thể được dùng chung ̣để thành chữ ghép "thù ghét" (nhưng không bao giờ "ghét thù"). Động từ "ghét" có nghĩa "hate" hoặc "dislike." Cường độ của nó kém hơn "hận" hoặc "thù" rất nhiều và do đó không nên được dùng trong bối cảnh căm hờn hoặc thù sâu đậm.
Vì những ý nghĩa trên, "hận" không nên được dịch sang tiếng Anh là "anger" (giận dữ) hoặc "shame" (nhục nhã) mặc dù "anger" hoặc "shame" có thể chỉ những khía cạnh khác của "hận." Chữ đơn độc tiếng Anh hay nhất cho "hận" là "hatred" vì chữ đó ngắn gọn và dễ hiểu.
b. Qua việc coi ngang "quốc hận" với "mất nước," ông Vũ tầm thường hóa nỗi căm hờn sâu đậm và hận thù của dân Việt Nam đối với chế độ cộng sản.
Ông Vũ khai triển các lý luận về vấn đề Nam Việt Nam không phải là một nước hoặc quốc gia qua chính các hiến pháp và dự tính thống nhất. Đây có vẻ là trọng tâm của lý luận ông vì ông kết luận không có việc mất nước và không có Ngày Quốc Hận chỉ trên căn bản này thôi. Ông viết, "Cũng như vậy, không thể gọi ngày 30 tháng 4 là 'Ngày Quốc hận' vì đã không có chuyện 'mất nước' vào ngày đó." Thật đáng kể là ông Vũ quá đơn giản hóa vấn đề qua việc coi ngang ý nghĩa của "quốc hận" với "mất nước."
Qua việc nói rằng vì không có việc mất nước, nên không nên có quốc hận, ông Vũ hàm ý mất nước là lý do duy nhất cho nỗi quốc hận của người miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau câu khẳng định này, ông Vũ viết, "Mặc dầu vậy, không thể phủ nhận oán hận của những người Việt từng phục vụ chính thể Việt Nam Cộng hòa và gia đình họ đối với chính quyền cộng sản Việt Nam là vô cùng lớn. Vậy đâu là nguyên nhân?" Nói cách khác, ông Vũ thừa nhận quả thật có sự oán ghét của người miền Nam với chế độ cộng sản hiện tại, nhưng ông không coi sự oán ghét này liên hệ tới ngày 30 tháng 4 năm 1975. Như được phân tích ở phần đầu bài này, câu này mở đầu cho phần thứ nhì bài luận ông Vũ. Ông Vũ rõ ràng tách rời hai phần qua việc tách "quốc hận" trong "ngày quốc hận" ra khỏi "nỗi oán hận của người Nam Việt Nam đối với chế độ cộ́ng sản hiện tại."
Ta có thể bác bỏ kết luận của ông Vũ rằng không có ngày quốc hận bằng cách chứng minh Nam Việt Nam quả thực là nước hay quốc gia và quả thật có việc mất nước khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Nam Việt Nam, như tôi đã làm ở trên. Tuy nhiên, có việc hay hơn là chỉ bác bỏ lý luận của ông Vũ. Bác bỏ kết luận của ông Vũ trên căn bản sự sai trái của nó thì hữu ích hơn.
Ông Vũ đồng ý việc dân miền Nam Việt Nam oán hận chế độ cộng sản, nhưng ông lại chối bỏ việc oán hận này liên hệ đến ngày 30 tháng 4. Ông Vũ dường như nói rằng không có liên hệ hai việc này vì ngày quốc hận kỷ niệm một ngày đặc biệt, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ VNCH, trong khi nỗi oán hận của người miền Nam Việt Nam đối với chế độ cộng sản hiện nay là kết quả của nhiều năm hận thù đối với cách đối xử của chính quyền cộng sản xảy ta nhiều năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Quan điểm này sai lầm. Hai sự kiện này thực ra có liên hệ chặt chẽ qua ngày 30 tháng 4. Nếu quốc gia có chủ quyền VNCH không sụp đổ, thì sẽ không có việc cộng sản Việt Nam lộ nguyên hình là những kẻ tội phạm, phản bội Tổ quốc, áp bức hung bạo, và gian xảo.
Như tôi đã thảo luận trong bài trước về ý nghĩa lá cờ vàng của VNCH (Cao-Đắc 2014), tuyên truyền cộng sản luôn luôn nói rằng người miền Nam Việt Nam chống cộng, nhất là những cựu chiến sĩ VNCH, oán hận cộng sản Việt Nam vì họ (người miền Nam Việt Nam) thua trong cuộc chiến. Bằng cách mô tả những cựu chiến binh VNCH là những người thua trận cay cú, cộng sản Việt Nam cố tầm thường hóa nỗi căm hờn và oán hận mạnh mẽ đối với chế độ cộng sản.
Thua cuộc chiến không bao giờ là lý do cho nỗi oán hận của người Việt đối với phe thắng trong lịch sử Việt Nam và lại còn hơn thế nữa với người miền Nam Việt Nam sau tháng tư năm 1975. Lịch sử Việt Nam cho thấy mặc dù có nhiều cuộc nội chiến hàng nhiều thế kỷ, từ chiến tranh mười hai sứ quân vào thế kỷ thứ 10 tới cuộc chiến nhà Trịnh và nhà Nguyễn vào thế kỷ 17 và 18, và nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, dân Việt luôn luôn sống hòa thuận với nhau sau đó. Ngoài ra, số cựu chiến binh VNCH chỉ là số ít lúc ban đầu và đã suy giảm rất nhiều sau 40 năm. Những người bây giờ còn sống đang ở tuổi sáu mươi, bảy mươi, và tám mươi. Đa số muốn sống cuộc sống thanh bình. Nhiều người Việt chống cộng là hậu duệ của thế hệ thứ nhất của người miền Nam Việt Nam và họ không có trí nhớ hoặc kinh nghiệm về chiến tranh Việt Nam.
Người miền Nam chống cộng oán hận chế độ cộng sản không phải vì miền Nam Việt Nam thua trong cuộc chiến, nhưng vì cộng sản đối xử người Việt, Bắc hay Nam, với sự tàn nhẫn, tàn bạo, và áp bức. Quan trọng hơn, chế độ cộng sản cướp người dân, dung dưỡng tham nhũng, phá hại luân lý trong xã hội, phá hủy nền văn hóa, làm hư hại đất đai, phản bội tổ quốc, âm mưu bán nước cho Tàu cộng, tiêu hủy trí óc tuổi trẻ, lừa gạt dân với dối trá và giấu giếm, và phạm nhiều tội ác với nhân dân.
Ngày Quốc Hận không có tên đó ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Phải qua nhiều năm trước khi các cộng đồng NVHN quanh thế giới trở nên ổn định trong xứ sở mới của họ. Sự tưởng niệm ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận đã trở thành ngày càng kỹ lưỡng và hoàn chỉnh và có ý nghĩa khi càng có nhiều bằng chứng tội ác của ĐCSVN được biết vạch trần. Vào ngày đó, có diễn hành cho thấy các hoạt động và niềm hãnh diện của NVHN, hội họp tố cáo tội ác ĐCSVN với diễn văn và hình ảnh, các lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho nạn nhân cộng sản và những người hy sinh cho tự do dân chủ, và các chương trình văn hóa khác.
Bằng cách nói rằng vì không có việc mất nước, không nên có ngày quốc hận, ông Vũ dường như nghĩ rằng các cộng đồng NVHN kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận vì ngày đó đánh dấu ngày cuối cùng của VNCH. Tuy ngày 30 tháng 4 quả là ngày quốc gia có chủ quyền VNCH sụp đổ, ngày 30 tháng 4 được gọi là Ngày Quốc Hận không phải chỉ vì biến cố này. Nó được gọi vậy chính yếu là vì nó đánh dấu khởi đầu của giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, tuy quốc gia có chủ quyền VNCH sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước và dân tộc VNCH không bị hủy diệt. Trái lại, như tôi sẽ thảo luận trong một bài kế tiếp, VNCH vẫn sống và phát huy mạnh mẽ là một nước, tuy bị chiếm đóng, và một dân tộc.
Nếu sau sự sụp đổ của quốc gia có chủ quyền VNCH, ĐCSVN mang nước Việt Nam tới thịnh vượng, đối xử người dân với lòng kính trọng và nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền và dân quyền, tôn trọng tự do và dân chủ thực sự, làm giảm tham nhũng, và hành xử với lòng can đảm đối với Tàu cộng, thì ngày 30 tháng 4 không bao giờ được gọi là Ngày Quốc Hận. Thực ra, dưới cảnh đó, chắc là nhiều NVHN sẽ nhiệt tình trở về Việt Nam để tham gia trong việc tái dựng quốc gia.
Mọi quốc gia trên thế giới đều hiểu rõ khái niệm của ngày quốc hận là ngày tưởng niệm sự khởi đầu của một giai đoạn nhục nhã, giận dữ, hoặc đen tối. Từ ngữ "Ngày Quốc Hận" cũng đã từng được dùng để kỷ niệm "những hành động tàn bạo của chế độ Khmer Đỏ cai trị nước trong 1975-1979"(Wikipedia 2015e). Từ ngữ "quốc hận" cũng đã được dùng để mô tả một biến cố lịch sử nào đó như nỗi thù hận của Tàu cộng đối với Nhật trong chiến tranh Tàu - Nhật, nhất là biến cố năm 1937 được biết đến là Cuộc Thảm Sát Vĩ Đại Nam Kinh (Chen 2010, 583; Yim 2013).
Sau 40 năm, ĐCSVN đã phá hủy đất nước và người dân Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 quả thật là ngày đánh dấu giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Do đó, ngày 30 tháng 4 được thích đáng gọi là Ngày Quốc Hận, cho dù sau này đất nước dẹp ĐCSVN và trở thành trù phú.
C. Kết Luận
Bài này bác bỏ phần đầu bài luận của Cù Huy Hà Vũ. Phần này đầy rẫy những sai lầm về đủ mọi khía cạnh, từ tiền đề, lý luận, và kết luận. Cái tiền đề về xâm lăng chỉ dính líu đến quốc gia là tiền đề sai lầm. Ngoài ra, lý luận của ông rằng Nam Việt Nam không phải là một nước hay quốc gia tự mâu thuẫn, là một ngụy biện, và sai lầm dưới tiêu chuẩn khách quan. Quan trọng hơn, kết luận của ông Vũ rằng không có việc mất nước và ngày 30 tháng 4 không nên là ngày quốc hận cho thấy sự kém hiểu biết của ông về cảm xúc mất mát và nỗi oán hận đối với chế độ cộng sản hiện nay của NVHN và dân Việt sống tại Việt Nam.
Ông Vũ lẽ ra có thể viết được một bài mạnh mẽ và có sức thuyết phục hơn nếu ông sửa đổi phần đầu và liên kết nó với phần sau theo luận lý. Ông lẽ ra có thể lý luận rằng cuộc xâm lăng của cộng sản Việt Nam vào miền Nam Việt Nam quả thật lấy đi tinh thần tự do và dân chủ của VNCH và gây ra cảm xúc mất nước to tát cho người miền Nam Việt Nam. Do đó, ngày 30 tháng 4 phải là Ngày Quốc Hận vì không những ngày đó đánh dấu thích đáng sự sụp đổ của quốc gia có chủ quyền VNCH mà còn là sự khởi đầu của giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam như được cho thấy qua bằng chứng của sự tàn ác do cộng sản đặt lên người miền Nam Việt Nam ngay sau cuộc chiến và sự áp bức của toàn thể dân Việt từ ngày đó. Do đó, việc giải thể ĐCSVN là giải pháp hữu hiệu nhất để mang thịnh vượng tới Việt Nam và để làm mạnh mẽ thêm lòng yêu thương trong người dân Việt, từ Nam ra Bắc, mặc cho các nỗ lực chính quyền chia rẽ người dân và xuyên tạc lịch sử.

Cao-Đắc Tuấn
danlambaovn.blogspot.com

____________________________________
Tài liệu tham khảo:
Bennett, Bo. Không rõ ngày. Logically Fallcious. Không rõ ngày.
http://www.logicallyfallacious.com/index.php/logical-fallacies (truy cập 1-6-2015).
Cao-Đắc, Tuấn. 2014. Ý nghĩa lá cờ vàng của người Việt hải ngoại. 23-12-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/12/y-nghia-la-co-vang-cua-nguoi-viet-hai_23.html (truy cập 31-5-2015).
Chen, Kuan-Hsing. 2010. Paik Nak-chung’s theory of overcoming ‘division system’: rethinking the China–Taiwan relation with reference to the two Koreas. Inter-Asia Cultural Studies, Volume 11, Number 4, 566-590.
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14649373.2010.506779 (truy cập 31-5-2015).
Constitute. 2015. Korea (Republic of)'s Constitution of 1948 with Amendments through 1987. 11-3-2015. https://www.constituteproject.org/constitution/Republic_of_Korea_1987.pdf (truy cập 30-5-2015).
Cù Huy Hà Vũ. 2015. Tự do sẽ chấm dứt hận thù dân tộc. 14-5-2015.
http://www.voatiengviet.com/content/chhv-tu-do-se-cham-dut-han-thu-dan-toc/2767507.html (truy cập 26-5-2015).
DiMaggio, Paul and Fernandez-Kelly, Patricia. 2010. Art in the Lives of Immigrant Communities in the United State. Rutgers University Press, Piscataway, NJ. U.S.A.
History. Không rõ ngày. Sept 18, 1964. North Vietnamese Army begins infiltration. Không rõ ngày. http://www.history.com/this-day-in-history/north-vietnamese-army-begins-infiltration (truy cập 8-6-2015).
Nguyen, Hung Manh and Haines, David W. 1996. Vietnamese. Chapter 14 in “Refugees in America in the 1990s: A Reference Handbook,” by David W. Haines (Ed.). Greenwood Press, Westport, Connecticut, U.S.A.
Olsen, Mari. 2006. Soviet-Vietnam Relations and the Role of China, 1949-64: Changing Alliances. Routledge, New York, NY, U.S.A.
Sorley, Lewis. 1999. A Better War. Hartcourt, Inc. Orlando, Florida. U.S.A.
Trần Nhật Kim. 2015. 30 tháng 4 Là Ngày Quốc Hận của Dân Tộc. 4-2015. http://hon-viet.co.uk/TranNhatKim_30thangTuLaNgayQuocHanCuaDanToc.htm (truy cập 31-5-2015).
Trần Văn Tích. Không rõ ngày. Ngày Quốc Hận "in English". Không rõ ngày. Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y. http://svqy.org/2013/5-2013/ngayquochan.html (truy cập 31-5-2015).
Wikipedia. 2015a. Invasion. 18-5-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Invasion (truy cập 28-5-2015).
_________. 2015b. Constitution. 5-6-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Constitution (truy cập 6-6-2015).
_________. 2015c. List of former sovereign states. 28-5-2015.
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_former_sovereign_states#Southeast_Asia (truy cập 29-5-2015).
_________. 2015d. South Vietnam. 27-5-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/South_Vietnam (truy cập 31-5-2015).
_________. 2015e. Day of Remembrance (Cambodia). 20-5-2015.
http://en.wikipedia.org/wiki/Day_of_Remembrance_%28Cambodia%29 (truy cập 31-5-2015).
_________. 2015f. Easter Offensive. 8-6-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Easter_Offensive (truy cập 8-6-2015).
Yim, Tsz Kwan. 2013. China’s Reinterpretation of Nanjing Massacre1937. 2-12-2013.
https://ccpc.asian.lsa.umich.edu/chinas-reinterpretation-of-nanjing-massacre/ (truy cập 31-5-2015).
© 2015 Cao-Đắc Tuấn

Invasion, state, loss of country, and national day of hatred

Tuấn Cao-Đắc (Danlambao) - Abstract: In the second part of his two-part article, author Cù Huy Hà Vũ argues that the Vietnamese Communist Party (VCP) must be dissolved to save the country. While this conclusion may have some merit, several of his arguments and conclusions in the first part are completely wrong. In essence, his assertions about the Vietnam War, including those that state there was no invasion and the Republic of Vietnam (RVN) was not a state or country, are incorrect. More importantly, his arguments that there was no loss of country and April 30 should not be the national day of hatred indicate his ignorance about the anti-communist Overseas Vietnamese (OV) and the anti-communist Vietnamese, especially the South Vietnamese, people living in Vietnam. In reality, their sense of loss of country has always been genuine because indeed the RVN was occupied by the Vietnamese communist faction. The national day of hatred is commemorated not just to mourn the loss of freedom and democracy, but also to mark the beginning of the darkest period in the history of Vietnam.
***
Cù Huy Hà Vũ (2015), a Vietnamese political dissident and a scholar at George Washington University, recently wrote an article published on the Web page of Voice of America (VOA), Vietnamese Department. In essence, his article may be divided into two parts. In the first part, he argues that April 30 should not be the national day of hatred within the Overseas Vietnamese (OV) communities. In the second part, he argues that while there should not be a national day of hatred, the communist government of Vietnam is the culprit for creating hatred because of its behavior. Accordingly, the dissolution of the Vietnamese Communist Party (VCP) is the only way to save the country of Vietnam and to erase all the hatred among the Vietnamese people.
While the conclusion of his essay may have some merit, there are several problems in its first part.
A. Cù’s article is incoherent because its two parts have no logical connection
One can quickly recognize an anomaly in Cù’s essay: there is no logical connection between the first and the second parts. Each part can stand logically on its own, but each part does not need to provide the premise to, or use the conclusion of, the other part. Cù attempts to link the two parts by a semantic link; i.e., the word "hatred." However, the word "hatred" does not logically link the two parts together. 
An expository essay having distinct parts that seem unrelated is called one that lacks coherence, or is fragmented or disjointed. There is nothing really serious about an incoherent expository essay. The worst one can say is that the author of the essay is a bad writer. However, when a political essay contains a chain of arguments in which the conclusion of one argument is the premise of the next argument, culminating in a final conclusion, there is a danger in lack of coherence. The danger is that careless readers may be so enthusiastic about the final conclusion of the essay that they may assume everything in the essay is correct. When an essay has two parts like Cù’s essay, the wrong or incorrect conclusion(s) in the first part may be shadowed or obscured, or even interpreted as correct by the apparent correct conclusion in the second part. 
The conclusion that the dissolution of the VCP is the only way to save the country of Vietnam and to erase all the hatred among the Vietnamese people is so attractive or tantalizing to many Vietnamese that they may assume, sometimes subconsciously, that the arguments and conclusion(s) in the first part are correct, especially the conclusion that there should not be the national day of hatred within the OV communities.
Accordingly, it is important to point out the erroneous arguments and conclusions in Cù’s first part to clear up any misunderstanding or confusion and to "set the record straight." In this article, I will not discuss the second part of Cù’s essay; I will focus only on the first part. 
B. Cù’s first part is full of errors and inaccuracies, leading to incorrect conclusions
In the first part, Cù bases his arguments on two premises: (1) an act of invasion can only be performed by a state/ country to another state/country, (2) the Republic of Vietnam (RVN) (Việt Nam Cộng Hòa) in the South and the communist Democratic Republic of Vietnam (DRV) (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) in the North were merely two territorial portions of the state of Vietnam and were not states or countries, based on the RVN’s official point of view. Premise (2) is the conclusion of an argument having two premises: (3) No statement in two Constitutions of the RVN asserts that the "state or country" only includes South Vietnam, and (4) South Vietnam had unification plans.
Based on (1) and (2), Cù concludes that there was no invasion by the North into the South because an act of invading could only be performed by a state or country to another state or country and neither the North nor the South was a state or country. Cù then states that since there was no invasion and there was no state or country, there was no loss of country. From this, Cù concludes that April 30 should not be called "The National Day of Hatred" ("Ngày Quốc hận"). ("Cũng như vậy, không thể gọi ngày 30 tháng 4 là 'Ngày Quốc hận' vì đã không có chuyện 'mất nước' vào ngày đó.") Cù supports this conclusion with an argument that after April 30, 1975, the state or country of the unified Vietnam has remained in existence on the world map, being a member of the United Nations, and having diplomatic ties with many other countries, including the United States.
Cù’s arguments are flawed in at least four aspects: definition of invasion, statehood of South Vietnam or the RVN, the loss of country, and meaning of the national day of hatred. Any one of Cù’s arguments or conclusions can invalidate his entire chain of arguments. However, I am not merely interested in showing a particular argument or conclusion is wrong. I want to show Cù’s entire concept regarding state or country, the loss of country, and the national day of hatred are wrong. 
1. Invasion is a military operation involving geopolitical entities, not necessarily only sovereign states or countries. 
Cù’s premise that an act of invasion can only be performed by a state or country to another state or country is an incorrect premise. 
By definition, an invasion "is a military offensive in which large parts of combatants of one geopolitical entity aggressively enter territory controlled by another such entity, generally with the objective of either conquering, liberating or re-establishing control or authority over a territory, forcing the partition of a country, altering the established government or gaining concessions from said government, or a combination thereof" (Wikipedia 2015a).
Invasion, therefore, does not necessarily involve one or more states/countries. Any large-scale military operation by an entity with the intention to occupy a territory presently occupied by another entity is called an "invasion." The military operations conducted by the North Vietnamese against South Vietnam during the Vietnam War and culminating in the occupation of South Vietnam constitute an invasion, whether or not North Vietnam or South Vietnam is a sovereign state or country.
Even if North Vietnam and South Vietnam are factions in a civil war, a thesis Cù wants to advance, the North Vietnamese military operations are termed "invasions" because their "armed forces enter[ed] into a well-defined part of [South Vietnam] that, at the time of the operation, was completely under the control of armed forces of [South Vietnam]" (Wikipedia 2015a). Examples of such invasions are military operations conducted during the American Revolutionary War and the American Civil War (ibid.).
In reality, as shown in all historical documents, Hồ Chí Minh and his comrades, including Lê Duẩn and Võ Nguyên Giáp, implemented a systematic plan of invading South Vietnam throughout the years during the war. In all these years and after the war, world historians and the South Vietnamese, civilian or military, called all of Northern communist military campaigns or offensives as acts of invasion. See, for example, "South Vietnamese officials claim that two companies from the North Vietnamese army have invaded South Vietnam" (History), "This conventional invasion... was a radical departure from previous North Vietnamese offensives" (Wikipedia 2015f), "The beginning of the end came in early March 1975 when an invasion force numbering twenty divisions launched what turned out to be the final offensive of the war" (Sorley 1999, 376).
Cù’s incorrect definition of “invasion” is not really important because regardless of whether an invasion involves a state or a geopolitical entity, South Vietnam was a full-fledged sovereign state prior to April 30, 1975 as discussed in the following.
2. During the war, South Vietnam was a sovereign state or a country:
It is very difficult to have clear definitions of countries, sovereign states, and nations in general. I will discuss this problem in a next article. However, it is fairly easy to prove that South Vietnam, or the Republic of Vietnam, was a sovereign state or a country prior to April 30, 1975.
At first, Cù argues that the phrase "Republic of Vietnam" merely refers to the name of the political regime and not to the name of the state or country of South Vietnam, as provided in the RVN’s constitution. While this is not important in the analysis, I maintain that "South Vietnam" and "the Republic of Vietnam" essentially refer to the same sovereign state or country because, prior to April 30, 1975, the regime of the RVN had stayed the same in South Vietnam and therefore the two are synonymous. 
In his main argument, Cù emphasizes that there is no statement in both [1956 and 1967] Constitutions of the RVN that asserts that the "state or country" only includes South Vietnam ("...không có câu nào của cả hai Hiến pháp trên quy định 'quốc gia' chỉ gồm miền Nam Việt Nam.") 
By using only the RVN’s constitutions and other plans (e.g., unification efforts), Cù asserts that "according to the official viewpoints of the RVN, there was only one state/ country in Vietnam; the North and the South were merely two territorial parts of the state/ country of Vietnam" ("theo quan điểm chính thống của Việt Nam Cộng hòa thì ở Việt Nam chỉ có một quốc gia, miền Nam và miền Bắc chỉ là hai phần lãnh thổ của quốc gia Viêt Nam.") On this basis, Cù concludes that there was no invasion because neither North nor South Vietnam was a state or country; therefore, there was no loss of country and April 30 cannot be a national day of hatred.
Cù’s arguments claiming that the RVN was not a state or country are invalid or wrong on at least three grounds: (1) self contradiction, (2) logical fallacy, and (3) objective standard of statehood. Any one of these grounds is sufficient to invalidate his arguments.
a. Cù contradicts himself when he calls South Korea a state or country, even though South Korea and South Vietnam had the same constitutional basis that he uses to decline South Vietnam’s statehood.
In proving that South Vietnam was not a state or country, Cù takes a subjective approach, i.e., he uses the viewpoint adopted by South Vietnam. (We will see that his interpretation of South Vietnam’s viewpoint is incorrect.) Based on the two constitutions of South Vietnam and South Vietnam’s plans for unification as evidenced by statements printed on stamps and made by South Vietnam leaders, Cù concludes that South Vietnam never perceived itself as a sovereign state or country and only considered the entire Vietnam as a sovereign state. Therefore, North Vietnam and South Vietnam were merely two territorial parts of the country. 
Using exactly the same criteria set forth by Cù, one can easily conclude that South Korea is not currently a state and was not a state or country during the war with North Korea in 1950-1953. 
The Constitution of South Korea was first drafted in 1948 and has been revised numerous times. Article 3 of the Constitution declares, "The territory of the Republic of Korea shall consist of the Korean peninsula and its adjacent islands" (Constitute 2015). Article 4 further declares, "The Republic of Korea shall seek unification and shall formulate and carry out a policy of peaceful unification based on the principles of freedom and democracy" (ibid.) In other words, the Constitution of South Korea uses even stronger and more explicit language than the RVN’s two constitutions by unambiguously defining its territory as the entire Korean peninsula and its adjacent islands, not just the southern part. In addition, the Constitution of South Korea explicitly declares the unification effort. South Korea’s unification effort, therefore, is clearly stated in the Constitution, not just implied by statements printed on stamps or declared by its leaders. 
Therefore, based on Cù’s criteria, South Korea would not be a state or country.
However, in his essay, Cù asserts that North Korea and South Korea were two states or countries during the war from 1950 to 1953. He writes, "In other words, the war between North and South Vietnam in the period from 1955 to April 30, 1975 was a civil war and therefore was not a war between two states, between two 'countries,' as what happened between the North and the South of the Korean peninsula from 1950 to 1953." ("Nói cách khác, chiến tranh Nam - Bắc Việt Nam giai đoạn từ 1955 đến 30/4/1975 là một cuộc nội chiến và vì vậy không phải là chiến tranh giữa hai quốc gia, giữa hai 'nước', tương tự như những gì đã diễn ra giữa miền Nam và miền Bắc bán đảo Triều Tiên từ 1950 đến 1953.")
By asserting that South Korea was a state or country while South Vietnam did not have the same status even though both "territories" have the same constitutional basis according to his own definition criteria, Cù contradicts himself. In other words, Cù refutes his own argument.
b. Cù’s argument based on the RVN’s two constitutions and plans for unification contains a logical fallacy:
Cù’s argument based on the RVN’s two constitutions is incorrect and amounts to a logical fallacy. There are actually several logical fallacies in Cù’s argument, including formal fallacies and informal fallacies, such as argument from ignorance, false analogy, extended analogy, different standards, and non-sequitur. Due to limited space, I will only focus on non-sequitur and briefly discuss the others.
The logical fallacy of "non-sequitur" is usually described as "that does not follow." In other words, what is offered as evidence or reason is irrelevant or adds very little to support the conclusion (Bo Bennett). Example: Today is rainy; therefore, the two lines are parallel.
On the basis that there is no statement in both [1956 and 1967] Constitutions of the RVN stating that "state/country" only includes South Vietnam ("... không có câu nào của cả hai Hiến pháp trên quy định 'quốc gia' chỉ gồm miền Nam Việt Nam") and the RVN’s unification efforts, Cù asserts that "according to the official viewpoints of the RVN, there was only one state in Vietnam; the North and the South were merely two territorial parts of the state of Vietnam" ("theo quan điểm chính thống của Việt Nam Cộng hòa thì ở Việt Nam chỉ có một quốc gia, miền Nam và miền Bắc chỉ là hai phần lãnh thổ của quốc gia Viêt Nam.")
Let’s designate A = "the RVN Constitutions," B= "the RVN official viewpoint," X = "only South Vietnam is designated a sovereign state," Y = "the entire Vietnam is designated a sovereign state," and Z = "the RVN’s unification plan." 
What Cù argues is: Because: (a) A does not show X, and (b) Z exists, B is Y.
We can see immediately that there is no connection between what is offered as evidence and the conclusion.
There is no connection between A and B. What the constitution describes is not necessarily the official viewpoint of the people about the statehood of their country (or, according to Cù, their community or region). By definition, "a constitution is a set of fundamental principles or established precedents according to which a state or other organization is governed" (Wikipedia 2015b). A constitution defines the supreme laws and/or the structure of the state or the organization. It does not mean a constitution cannot define the status or the nature of the state or the organization, but without such definition, one cannot draw conclusions about the status or nature of the organization. 
There is also no connection between X and Y. At best, X is a subset of Y, but one cannot conclude that if there is no evidence of X (or even given what Cù wants, "there is evidence of no X"), then there must be Y. Even if we grant Cù A = B (i.e., what the RVN constitution describes is the official viewpoint of the RVN), we still cannot derive Y from X or not X. In other words, one cannot say, "If the official viewpoint of the RVN does not say that only South Vietnam is the sovereign state or country, then the official viewpoint of the RVN must be that the entire Vietnam is the sovereign state or country." It’s because there are many other conclusions one can draw given that not only South Vietnam is a state. For example, both North Vietnam and South Vietnam are states, or the entire Vietnam is not a sovereign state, or only North Vietnam is a state. 
Even if we include Z = "the RVN’s unification plan," there is still a missing link to show that "not X + Z = Y." In other words, given that the two RVN constitutions do not show only South Vietnam is designated a sovereign state and there is a unification plan, one cannot conclude that the RVN official view is the entire Vietnam is designated a sovereign state. This is because statehood is independent of territorial expansion or unification. A state can be a sovereign state and is later combined or unified with another sovereign state or region to become a larger sovereign state. In addition, a region of a former sovereign state may be occupied by a faction such that its territory is reduced to a smaller part, and this smaller part is therefore a sovereign state.
Cù's argument appears to be based on the fact that South Vietnam being a state and the entire Vietnam being a state are two mutually exclusive events. In other words, since South Vietnam is a subset of Vietnam, both South Vietnam and Vietnam cannot be states together. The mistake of this view is that the statehoods of South Vietnam and Vietnam do not have to occur at the same time. In other words, there are two interpretations that account for the fact that South Vietnam and the entire Vietnam can be states, but not at the same time:
(1) South Vietnam is a sovereign state or country and the entire Vietnam will become a sovereign state or country when South Vietnam removes the communist faction occupying North Vietnam.
(2) The entire Vietnam was a sovereign state or country, but the territory has been occupied by the communist faction in the North. The territory of Vietnam is therefore now reduced to South Vietnam which is a sovereign state or country by virtue of inheritance of statehood from Vietnam.
As we can see, either one or both of the above interpretations are indeed the proper conclusions based on historical records. 
In summary, given that A does not mention X and Z exists, the conclusion that B is Y is a giant leap of logic. This conclusion does not follow from A, X and Z. Cù’s argument is therefore a logical fallacy of non sequitur. 
There are other fallacies in Cù’s argument. I can briefly mention a few of them. 
One formal fallacy is the improper complement of a subset: because South Vietnam is a subset of the entire Vietnam, the complement of South Vietnam being a state is different than the entire Vietnam being a state. 
Another fallacy is false analogy. Cù analogizes "mentioning" with "asserting." The two RVN constitutions do not mention that only the RVN is a state or country, but not mentioning is not the same as not asserting. A person may not mention that he is rich, but this is not the same as not asserting that he is rich. 
Another fallacy is using different standards. Under the first standard, Cù uses the RVN two constitutions as proof that the RVN does not assert that only South Vietnam is a sovereign state. However, in the second standard, he uses the two RVN constitutions plus the unification plan as proof that the RVN considers that the entire Vietnam is a sovereign state. If he uses the same first standard, it is clear that the RVN two constitutions also do not assert that only the entire Vietnam is a sovereign state, and coupled with the clear evidence that North Vietnam was occupied by the communist faction, one has to conclude that South Vietnam was a sovereign state. The unification plan even strengthens this idea of re-taking the land occupied by the communists.
c. Under an objective standard, South Vietnam was considered a sovereign state based on its numerous international memberships and diplomatic ties with other countries.
Cù’s subjective approach in judging the statehood of the RVN is improper. The statehood of a nation is determined by an objective standard, i.e., the statehood as seen by others. Otherwise, all nations can be sovereign states simply by declaring it is so. Bill Gates cannot deny his wealth simply by declaring, "I am poor." Under this objective standard, one important condition for being a sovereign state or country is the ability to have supreme power to deal with other sovereign states or countries. This includes recognition by other countries and participation in international affairs. 
Although they were not United Nations (U.N.) members, both North Vietnam and South Vietnam were considered by other sovereign states or countries as sovereign states (See, for example, Wikipedia 2015c). In addition, the U.N. considered South Vietnam, or the Republic of Vietnam, as a sovereign state when it voted to recommend South Vietnam be admitted into membership. On February 28, 1957, the U.N. General Assembly “voted 40 to 8 to recommend to the Security Council that the Republic of Vietnam and of Korea be admitted into membership” (Olsen 2006, 75). Furthermore, the Soviet Union always viewed South Vietnam and North Vietnam as two independent states (ibid.) South Vietnam was also a member of numerous international agencies including World Bank, International Monetary Fund, Interpol, UNESCO, etc. (Wikipedia 2015d). South Vietnam had diplomatic relations with numerous countries including the United States, France, West Germany, Australia, New Zealand, South Korea, and others.
The large number of South Vietnam’s international memberships and diplomatic ties with other sovereign states or countries clearly indicates that South Vietnam was indeed a sovereign state or a country. 
In summary, Cù’s argument regarding South Vietnam’s statehood is completely invalid for its self contradiction and logical fallacy. According to the universally accepted objective standards, The Republic of Vietnam was a sovereign state or a country prior to April 30, 1975. 
3. There was indeed a loss of country on both emotional attachment and physical existence bases when South Vietnam fell into communist hands
After attempting to show that South Vietnam was not a sovereign state or a country and there was no invasion by the Vietnamese communist faction into South Vietnam, Cù concludes that there was no loss of country because there was no country to be lost. Remarkably, while he makes a significant effort to show the RVN’s unification plan, Cù simply draws a conclusion that there was no loss of country as if this was an obvious conclusion. This indicates Cù’s ignorance about the concept of loss, even in a normal sense.
By definition, loss is a result of failure to keep or to continue having something or the experience of having something taken from you or destroyed. To most South Vietnamese, the country of South Vietnam was lost when the Northern communist faction invaded and occupied South Vietnam on April 30, 1975. Even if South Vietnam was not a state and only the entire Vietnam was a state, as Cù asserts, the South Vietnamese can still have a feeling of loss when the entire state of Vietnam falls into communist hands. 
The feeling of loss is based on: emotional attachment and physical existence.
a. Loss of country implies a damage to emotional attachment to the country now under an unworthy regime, and does not necessarily involve absence or disappearance of a physical existence
Loss is usually associated with possession, acquisition, sense of belonging, or love. You lose your money, car, motorcycle, house, job, temper, a loved one, etc. The thing or the person you lose may or may not cease to exist. If your house is destroyed completely by a fire, you lose your house and it no longer exists. However, suppose you can no longer afford to pay the mortgage, the bank seizes your home and sells it to somebody else. You lose your house but it still exists; it just belongs to a new owner. 
When we talk about losing something or someone, we may refer to that thing or that person as a physical entity, but the loss may imply a damage of a spiritual or emotional attachment. The emotional attachment may still exist but the object for the emotional attachment may no longer be within one’s reach, control, sense of belonging, or possession. One therefore has a feeling of loss and cherishes the memories associated with that thing or that person. When you lose your house because you can no longer afford to pay the mortgage, you still love your house and can still see it when you pass by, but you cannot live there. You have a feeling of loss and cherish the memories of living there. The feeling of loss is even more intensified if the current owner ruins what you considered sacred or valuable. You feel pain when the new owner sells the back yard to the neighbor, neglects watering the once beautiful flowers and the trees, or does not maintain the lawn on the front yard. 
Similarly, losing one’s country does not imply that the country is destroyed, ceases to exist, or is erased from the world map. When the South Vietnamese, overseas or domestic, say they lose their country, what they mean is the country of South Vietnam is no longer within their reach, control, or sense of belonging because it is occupied, controlled, and governed by people who are unworthy and do not share the same ideals and values they do. Their love for their country still exists, but they have a sense of loss because the group of people in power mistreats and abuses the people and the territory, and destroys the values that are dear to them, such as human rights, freedom, and democracy.
The above concept of losing one’s country is basic. Almost everybody knows that. Peculiarly, Cù does not seem to know it, or he may know but ignores it. Instead, in arguing that the country is not lost, he writes, "Indeed, as of now Vietnam still has its name on the world map, is a member of the United Nations, and has diplomatic ties with many countries including the United States, despite the fact that its territory has been occupied by China in many places, especially in the East Sea." ("Thực vậy, cho đến nay Việt Nam vẫn có tên trên bản đồ thế giới, là thành viên Liên Hiệp Quốc, có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ, cho dù lãnh thổ đã bị Trung Quốc chiếm nhiều nơi, nhất là ở biển Đông.") 
Strangely, Cù relies on factors such as a name on the world map and diplomatic ties with other countries as evidence of existence of a state or country, but denies South Vietnam’s status as a state or country even though prior to April 30, 1975 South Vietnam clearly had its name on the world map and had diplomatic ties with numerous countries including the United States as discussed above. The only factor that South Vietnam (and also North Vietnam) didn’t have is membership in the U.N. But if this is what Cù has in mind, i.e., membership in the U.N. as the only, or the most important, condition for being a state or country, then according to Cù, Switzerland was not a state or country until 2002 when it became a U.N. member. This is clearly an improper conclusion. More importantly, as discussed above, Cù contradicts himself when he asserts that North Korea and South Korea were two separate states or countries during the war from 1950 to 1953, even though North Korea and South Korea were not members of the U.N. until 1991. 
b. Loss of country also implies absence of physical existence when the country of South Vietnam was occupied by the Northern communist faction.
While most South Vietnamese refer to the loss of their country with a spiritual and emotional meaning, some may refer to it as an absence of physical existence. But this physical existence is not related to the land, the mountains, the rivers, the seas, the islands, etc. Rather, it is related to the concrete concepts of sovereignty, properties, rights, and other values that have concrete expressions (e.g., the flag of the RVN, the national anthem). The word "nước" in "mất nước" (loss of country) implies the sovereign state of South Vietnam, or the RVN. As discussed above, the RVN was a sovereign state or country, not just to other foreigners, but even more so to the former citizens of South Vietnam.
Physical existence includes the concrete authority or power to control the people and the territory, the possession of properties, and more. The Vietnamese communists attacked and occupied South Vietnam by force, took away the authority and power, imposed ownership on properties, private and public. To many South Vietnamese, losing their homes, their lands, their properties, their freedom, their ability to elect their representatives in the governing of the country, and other values is the same as losing their country.
In summary, there was indeed a loss of country to the South Vietnamese, whether this sense of loss was spiritual or physical.
4. April 30 is and will always be the National Day of Hatred even after the communist regime collapses in the future
Let’s first have some definition and translation issues ironed out. The meaning of the term "quốc hận" is important because it reflects the sentiment of the South Vietnamese people, domestic or overseas, about the loss of the sovereign state of the RVN. In addition, it also properly reflects the commemoration of the end of the sovereign state of the RVN and the beginning of the darkest period in the history of Vietnam. I want to emphasize that the sovereign state of the RVN collapsed on April 30, 1975, but the RVN is still alive and prospers as a country, though occupied, and a nation, and will become a sovereign state again having the entire Vietnam as its territory when the communist regime collapses in a very near future.
a. The term "ngày quốc hận" should be translated into "national day of hatred" because it accurately describes the deep resentment toward the Vietnamese communists for what they have done to Vietnam.
The English term "National Day of Hatred" is a literal translation of the Vietnamese term "Ngày Quốc Hận." It should be noted that “National Day of Hatred” is more correct in Engish than "National Hatred Day." Other translated terms include "National Shame Day" (or "National Day of Shame") (Nguyen and Haines 1996, 320), "National Anger Day" (or "National Day of Anger"), "National Day of Anger" (Trần Văn Tích), "Day of National Resentment," and "Day of Commemoration" (DiMaggio and Fernandez-Kelly 2010, 213). 
In Vietnamese, the word "quốc" means country or nation. (I will discuss in more details the definitions of these terms in a next article.) Used as an adjective, "quốc" means "national." The word "hận" is a little more complex. When used alone, its literal meaning includes "hatred," "resentment," "acrimony," "hostility," or "animosity." The word "hận" may also be used as a secondary word for the term "ân hận" which means "regret," "repentance," or "remorse." However, the term "ân hận" is seldom used in short form as a single word "hận." Therefore, this meaning can be readily disregarded. 
The word "hận" may also be used together with the word "thù" to make a compound word "thù hận" or "hận thù." Although they can be used in a compound word, "hận" and "thù" can be used individually with similar meanings. "Hận" and "thù" both imply a deep feeling of hatred, resentment, or animosity, but they connote a slightly subtle difference. This subtle difference is difficult to explain, even for the Vietnamese. A few examples can illustrate this. "Thù," when used with a word that indicates a person ("kẻ"), a group of people like soldiers ("quân"), a faction ("phe"), means the "enemy." For example, "kẻ thù," "quân thù," "phe thù." In this context, "thù" is usually used together with the word "nghịch" or "địch" which means "adversary" or "opponent." Therefore, "thù" implies an explicit, concrete, clear-cut deep hatred, resentment, or animosity for an act that is readily recognized as causing anger, sadness, or sorrow to a person. On the other hand, "hận" is never used together with "kẻ," "quân," or "phe" to indicate the enemy."hận" implies something more implicit and more abstract, but still deep resentment. A woman may "hận" her lover for leaving her for a younger or more beautiful woman. John may "hận" Steve because Steve not only took all John's wealth but also the love of John's children. Linda may "hận" David because not only did David kill Linda's parents, but he also dug up Linda's ancestors' tombs. Therefore, "hận" implies a deep, sharp, and narrow hatred, resentment, acrimony, or animosity for an act that not only causes anger, sorrow, and bitterness to a person but also touches deep into that person's sacred and personal love or treasure. 
In the context of what the Vietnamese communists have done to the South Vietnamese people in particular, and to the Vietnamese people as a whole, and in a broader sense, to the Fatherland of Vietnam, the word "hận" is the most suitable word.
It should be noted that another word that can be used together with "thù" is "ghét." These two words can be used together to form a compound word "thù ghét" (but never "ghét thù"). The verb "ghét" means "hate" or "dislike." Its intensity is much less than "hận" or "thù" and therefore should not be used in the context of deep hatred, resentment, or animosity.
For the above meanings, "hận" should not be translated into English as "anger" or "shame" although "anger" or "shame" may indicate other aspects of "hận." The best single English word for "hận" would be "hatred" because of its brevity and ease in understanding.
b. By equating the meaning of "national hatred" with that of "loss of country," Cù trivializes the intense resentment and hatred of the Vietnamese people toward the communist regime.
Cù elaborates his arguments on the issue that South Vietnam was not a sovereign state or a country by its own constitutions and its plans for unification. This appears to be the center of his arguments because he reaches the conclusions that there was no loss of country and there was no National Day of Hatred on this basis alone. He writes, "Similarly, we cannot call April 30 the 'National Day of Hatred' because there was no 'loss of country' on that day." ("Cũng như vậy, không thể gọi ngày 30 tháng 4 là 'Ngày Quốc hận' vì đã không có chuyện 'mất nước' vào ngày đó.") Remarkably, Cù oversimplifies the issue by equating the meaning of "national hatred" with "loss of country." 
By saying that there was no loss of country, so there should be no national hatred, Cù implies that the loss of country is the only cause of the national hatred by the South Vietnamese. And yet, immediately after this assertion, Cù writes, "However, it is undeniable that the hatred of the Vietnamese, who once served the regime of the Republic of Vietnam, and their families toward the Vietnamese communist government is tremendous. So, what are the causes?" ("Mặc dầu vậy, không thể phủ nhận oán hận của những người Việt từng phục vụ chính thể Việt Nam Cộng hòa và gia đình họ đối với chính quyền cộng sản Việt Nam là vô cùng lớn. Vậy đâu là nguyên nhân?"). In other words, Cù admits that there is indeed intense hatred of the South Vietnamese toward the current communist regime, but he does not consider this hatred to be related to April 30, 1975. As analyzed at the beginning of this article, this statement is the beginning of the second part of Cù’s essay. Cù clearly separates the two parts by separating the "national hatred" in the "national day of hatred" from the "South Vietnamese hatred toward the current communist regime."
One can refute Cù’s conclusion that there is no national day of hatred simply by showing that South Vietnam was indeed a state or country and there was indeed a loss of country when South Vietnam was occupied by the Vietnamese communists, as what I did above. However, there is more than just refuting Cù’s argument. It is more instructive to refute Cù’s conclusion on the basis of its lack of validity. 
Cù agrees that it is valid for the South Vietnamese people to hate the communist regime, but he denies that this hatred is related to April 30. Cù appears to say that there is no connection between the two because the national day of hatred commemorates a particular day, which marks the collapse of the RVN regime, while the current South Vietnamese hatred toward the current communist regime is the result of accumulated years of resentment toward the treatment of the communist government that took place several years after April 30, 1975. This view is wrong. These two facts are actually tightly related through April 30. If the sovereign state of the RVN did not collapse, the Vietnamese communists would not reveal their true faces of criminals, traitors of the Fatherland, brutal oppressors of the people, and frauds.
As discussed in my previous article regarding the significance of the RVN yellow flag (Cao-Đắc 2014), communist propaganda has always said that the anti-communist South Vietnamese people, especially the former RVN soldiers, hate the Vietnamese communists because they (the South Vietnamese) lost in the war. By characterizing the former RVN soldiers as sore losers, the Vietnamese communists attempt to trivialize the intense feelings of resentment and hatred toward the communist regime. 
Losing a war has never been the cause of hatred of the Vietnamese people toward the winning side in the history of Vietnam and even more so with the South Vietnamese after April 1975. The history of Vietnam has shown that despite many civil wars over hundreds of years, from the war among the twelve independent feudal warlords in the 10th century to the war between the Trịnh and Nguyễn in the 17th and 18th centuries, and the Tây Sơn and the Nguyễn in the late 18th and early 19th centuries, the Vietnamese people have always managed to live peacefully together. Furthermore, the population of the former RVN soldiers was reltively small at the beginning and has dwindled significantly after 40 years. Those who are alive are now well into their 60s, 70s or 80s. Most of them want to live a peaceful life. Many of the anti-communist Vietnamese are descendants of the first generation South Vietnamese and have no memory or experience of the Vietnam War. 
The anti-communist South Vietnamese hate the communist regime not because South Vietnam lost the war, but because the communists treat the Vietnamese, whether North or South, with cruelty, brutality, and oppression. More importantly, the communist regime robs the people, nurtures corruption, ruins the morality in society, destroys the culture, damages the land, betrays the fatherland, conspires to sell the country to communist China, destroys the mind of the young people, defrauds the people with lies and cover-ups, and commits numerous crimes against the people.
The National Day of Hatred was not so named immediately after April 30, 1975. It took several years before the OV communities around the world became stable in their new homes. The commemoration of April 30 as the National Day of Hatred has become more and more elaborate and meaningful as more and more evidence of the crimes of the VCP become known and exposed. On that day, there are parades showing the OV pride and activities, meetings denouncing the VCP’s crimes with speeches and pictures, rememberance and praying ceremonies for the victims of the communists and those who sacrificed their lives for freedom and democracy, and other cultural programs. 
By saying that since there was no loss of country, there should not be a national day of hatred day, Cù appears to think that the OV communities commemorate April 30 as the National Day of Hatred because it marks the end of the RVN. While it is true that April 30 is the day when the sovereign state of the RVN collapsed, April 30 is called the National Day of Hatred not just because of this event. It is so called mainly because it marks the beginning of the darkest period in the history of Vietnam. Moreover, although the sovereign state of RVN collapsed on April 30, 1975, the country and nation of the RVN have never been destroyed. On the contrary, as will be discussed in my next article, the RVN is still alive and prospers as a country, though occupied, and a nation.
If after the collapse of the sovereign state of the RVN, the VCP brought the country of Vietnam to prosperity, treated the people with respect and dignity, honored human and civil rights, respected freedom and true democracy, reduced corruption, and acted with courage toward communist China, then April 30 would never be called the National Day of Hatred. In fact, under that scenario, most likely many OV would enthusiastically return to Vietnam to participate in rebuilding the country. 
The concept of the national hatred day as a day to commemorate the beginning of a period of shame, anger, or darkness is well understood by all countries in the world. The term "National Day of Hatred" has also been used to commemorate "the excesses of the Khmer Rouge regime that ruled the country between 1975 and 1979" (Wikipedia 2015e). The term "national hatred" has also been used to describe a certain historical event such as the animosity of China toward Japan during the Sino-Japanese war, especially the event in 1937 known as the Great Nanjing Massacre (Chen 2010, 583; Yim 2013). 
After 40 years, the VCP has destroyed the country and the people of Vietnam. April 30 is indeed the day that marks the gloomiest period in the history of Vietnam. Accordingly, April 30 is properly called the National Day of Hatred, even if later the country rids itself of the VCP and becomes prosperous. 
C. Conclusion
This article refutes the first part of the essay written by Cù Huy Hà Vũ. This part is full of errors in all aspects, from premises, arguments, and conclusions. The premise that an invasion only involves a state or country is incorrect. In addition, his argument that South Vietnam was not a sovereign state or country is self-contradictory, is a logical fallacy, and is wrong under an objective standard. More importantly, Cù’s conclusion that there was no loss of country and April 30 should not be the National Day of Hatred indicates his ignorance of the feeling of loss and hatred toward the current communist regime by the OV and the Vietnamese people living in Vietnam. 
Cù could have written a much more powerful and convincing article if he changed the first part and linked it logically to the second part. He could have argued that the invasion of the Vietnamese communists into South Vietnam indeed took away the RVN spirit of freedom and democracy and caused a tremendous sense of loss of country to the South Vietnamese people. Therefore, April 30 must be the National Day of Hatred because not only does it properly mark the collapse of the sovereign state of RVN, but it also marks the beginning of the darkest period of the history of Vietnam as evidenced by the communists’ brutality imposed on the South Vietnamese people right after the war and the oppression of the entire Vietnamese people ever since. Accordingly, dissolution of the VCP is the most effective solution to bring prosperity to Vietnam and to further strengthen the love among the Vietnamese people, from South to North, despite the government efforts to divide the people and to distort history.
09/06/2015
______________________________________
References:
Bennett, Bo. Unknown date. Logically Fallcious. Unknown date. 
Cao-Đắc, Tuấn. 2014. Ý nghĩa lá cờ vàng của người Việt hải ngoại. December 23, 2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/12/y-nghia-la-co-vang-cua-nguoi-viet-hai_23.html (accessed May 31, 2015).
Chen, Kuan-Hsing. 2010. Paik Nak-chung’s theory of overcoming ‘division system’: rethinking the China–Taiwan relation with reference to the two Koreas. Inter-Asia Cultural Studies, Volume 11, Number 4, 566-590. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14649373.2010.506779 (accessed May 31, 2015).
Constitute. 2015. Korea (Republic of)'s Constitution of 1948 with Amendments through 1987. March 11, 2015. https://www.constituteproject.org/constitution/Republic_of_Korea_1987.pdf (accessed May 30, 2015).
Cù Huy Hà Vũ. 2015. Tự do sẽ chấm dứt hận thù dân tộc. May 14, 2015. 
DiMaggio, Paul and Fernandez-Kelly, Patricia. 2010. Art in the Lives of Immigrant Communities in the United State. Rutgers University Press, Piscataway, NJ. U.S.A.
History. Unknown date. Sept 18, 1964. North Vietnamese Army begins infiltration. Unknown date. http://www.history.com/this-day-in-history/north-vietnamese-army-begins-infiltration (accessed June 8, 2015).
Nguyen, Hung Manh and Haines, David W. 1996. Vietnamese. Chapter 14 in “Refugees in America in the 1990s: A Reference Handbook,” by David W. Haines (Ed.). Greenwood Press, Westport, Connecticut, U.S.A.
Olsen, Mari. 2006. Soviet-Vietnam Relations and the Role of China, 1949-64: Changing Alliances. Routledge, New York, NY, U.S.A.
Sorley, Lewis. 1999. A Better War. Hartcourt, Inc. Orlando, Florida. U.S.A.
Trần Nhật Kim. 2015. 30 tháng 4 Là Ngày Quốc Hận của Dân Tộc. April 2015. http://hon-viet.co.uk/TranNhatKim_30thangTuLaNgayQuocHanCuaDanToc.htm (accessed May 31, 2015).
Trần Văn Tích. Unknown date. Ngày Quốc Hận "in English". Unknown date. Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y. http://svqy.org/2013/5-2013/ngayquochan.html (accessed May 31, 2015).
Wikipedia. 2015a. Invasion. May 18, 2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Invasion (accessed May 28, 2015).
_________. 2015b. Constitution. June 5, 2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Constitution (accessed June 6, 2015).
_________. 2015c. List of former sovereign states. May 28, 2015. 
_________. 2015d. South Vietnam. May 27, 2015. http://en.wikipedia.org/wiki/South_Vietnam (accessed May 31, 2015).
_________. 2015e. Day of Remembrance (Cambodia). May 20, 2015. 
_________. 2015f. Easter Offensive. June 8, 2015. 
Yim, Tsz Kwan. 2013. China’s Reinterpretation of Nanjing Massacre1937. Dec. 2, 2013. https://ccpc.asian.lsa.umich.edu/chinas-reinterpretation-of-nanjing-massacre/ (accessed May 31, 2015).
© 2015 Tuấn Cao-Đắc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét