Trung Quốc tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam?
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-04-07
2010-04-07
Sơ lược về Bạch Long Vĩ
Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo thuộc huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng khoảng 110 km, có diện tích khoảng 2,5 km² khi nước thủy triều lên cao và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống thấp.Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo thuộc huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng khoảng 110 kmTheo tin từ trang web của Huyện đảo Bạch Long Vĩ thì hòn đảo này có khoảng 80 hộ dân, với hơn 350 người đang sinh sống. Nhưng số người có mặt trên đảo thường nhiều hơn con số này cả chục lần, gồm các hộ gia đình, các doanh
nghiệp, thanh niên xung phong và cán bộ nhà nước. Khách vãng lai cũng thường có mặt ở đây, đa số đến từ các tầu cá neo đậu xung quanh đảo, nếu tính cả khách vãng lai, dân cư trên đảo khoảng trên dưới 4.000 người. Ngoài ra, các đơn vị hải quân cũng có mặt trên hòn đảo này.
Lịch sử
Về lịch sử của hòn đảo Bạch Long Vĩ, theo hiệp ước ký kết giữa Pháp với nhà Thanh năm 1887, thì hòn đảo này thuộc về Việt Nam, lúc đó do chính phủ Pháp bảo hộ.Trước đây, do không tìm được nguồn nước nên người dân không đến định cư ở đảo. Mãi đến năm 1920, sau khi tìm được nguồn nước ngọt, người dân Việt Nam đã chuyến tới sinh sống trên hòn đảo này bằng các nghề như: chăn nuôi, trồng trọt và khai thác thuỷ sản.
Về lịch sử của hòn đảo Bạch Long Vĩ, theo hiệp ước ký kết giữa Pháp với nhà Thanh năm 1887, thì hòn đảo này thuộc về Việt Nam, lúc đó do chính phủ Pháp bảo hộ.Đến năm 1937, vua Bảo Đại cho người tới đảo Bạch Long Vĩ lập đồn canh phòng. Sau đó, chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và quân Nhật đã ra Bạch Long Vĩ tước khí giới của quân lính Bảo Đại đang canh giữ ở đảo. Đến năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương và tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.
Năm 1949, phe Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã thua trận, chạy ra Đài Loan và đến chiếm đảo Bạch Long Vĩ. Đến tháng 7 năm 1955, quân cộng sản Trung Quốc đổ bộ lên đảo, đánh đuổi quân Quốc Dân đảng ra khỏi đảo này.
Tháng 01 năm 1957, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp nhận đảo và ra Nghị định số 49, quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Ủy ban Thành phố Hải Phòng. Nghị định này nhằm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo, cùng với vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo.
Do chiến tranh nên từ năm 1965, trên đảo chỉ có các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ. Cho đến cuối năm 1992, chính phủ Việt Nam ra Nghị định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ, thuộc thành phố Hải phòng và kể từ đó, lực lượng thanh niên xung phong cùng một số ngư dân đã được đưa ra sinh sống và làm việc tại hòn đảo này.
Bạch Long Vĩ trong Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ
Theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đảo Bạch Long Vĩ vẫn thuộc về Việt Nam.Theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đảo Bạch Long Vĩ vẫn thuộc về Việt Nam.Liên quan tới vấn đề này, trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dân trước đây, ông Nguyễn Dy Niên, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có nói: "Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km".
Ông Niên nói tiếp: "Theo Hiệp định, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích. Đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý."
Và ông Lê Công Phụng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng đã xác nhận điều này trong bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí Cộng Sản hồi tháng 1 năm 2001 như sau: "Phần Vịnh phía ta có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, khoảng 130 km. Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc được 46,77%, đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý."
Diễn biến mới nhất
Thế nhưng mới đây, theo tin tức từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài thì dường như Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam.Theo tin từ báo Việt Nam Net và báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ra thăm đảo Bạch Long Vĩ trong 3 ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Tại đó, ông Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: "Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và là hòn đảo tiền tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế - xã hội."
Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và là hòn đảo tiền tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế - xã hội.Ông Chủ tịch nhấn mạnh: "Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta, đó là mong muốn của nhân dân. Có hòa bình, hữu nghị thì nhân dân mới có cuộc sống ổn định, đó là thiện chí của cả dân tộc VN suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Không vì vậy mà để cho bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình. Khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, quyết tâm không gì lay chuyển được của Đảng, Nhà nước. Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng."
Riêng báo chí nước ngoài, trong mấy ngày qua cũng có đề cập đến việc tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ. Trong một bài báo đăng trên tờ EarthTimes ngày 2 tháng 4 với tựa đề “Lãnh đạo Việt Nam nguyện bảo vệ lãnh thổ trên Biển Đông”, có nhắc tới việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được hai tàu hải quân hộ tống ra thăm đảo Bạch Long Vĩ. Bài viết có đoạn: "Việt Nam đã kiểm soát Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng một số viên chức Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam về hòn đảo này."
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi tới một hòn đảo đang tranh chấp để nói với các sĩ quan hải quân Việt Nam chuẩn bị “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nàoSau đó, một bài báo có tựa đề “Hà Nội để mắt tới lá bài Asean trên Biển Đông”, số ra ngày 4 tháng 4, trên tờ South China Morning Post, có 2 đoạn cũng nhắc lại việc tranh chấp hòn đảo Bạch Long Vĩ. Bài báo viết: … "Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi tới một hòn đảo đang tranh chấp để nói với các sĩ quan hải quân Việt Nam chuẩn bị “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào”.
South China Morning Post
Và một đoạn khác trong bài báo viết rằng: "Hôm thứ sáu, ông Nguyễn Minh Triết đã tổ chức một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới một căn cứ hải quân Việt Nam trên hòn đảo đang tranh chấp Bạch Long Vĩ giữa miền Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam."
Qua các tin tức trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài trong mấy ngày qua, có những điều bất thường về hòn đảo này. Phải chăng Trung Quốc đã muốn hòn đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam?
Ý kiến
(2)
Đinh Anh
nơi gửi TPHCM
Cái đó là giới truyền thông họ giật tít chứ đâu có ai nói đảo BLV của Trung Quốc đâu chứ. Chỉ có truyền thông nói? Câu khách à?
19/05/2013 11:16
Độc giả không muốn nêu tên
Đây là sự mưu tín thấp hèn xâm lăng vô luật pháp
rỏ rệt của Trung Cộng, để cướp đảo của Việt-Nam để làm vị trí chiến
lược bao vây nước Bắc-Việt của ta. Không biết "Nhà nước" Việt-Nam có tận
tình chống Trung Cộng tới cùng không mà họ phải có bổn phận, vì đã quá
"anh em" với Trung Cộng.
08/04/2010 17:58
Trả lời về đảo Bạch Long Vĩ trong hiệp ước mới
Posted By Đoàn Hữu Long on 08/06/2015 | 07:29
Không
ít bạn vì không hiểu sự việc đã góp lời như: "Đảo BLV có gì đâu, nhà
tôi còn ở đó mà", "mới gọi điện ra đảo, vẫn chưa thấy gì ..."
Trả lời chung một lần cho rõ hơn về tình hình đảo Bạch Long Vĩ.
Đảo Bạch Long Vĩ được Việt Nam chính thức đưa vào chủ quyền thuộc một Huyện của Hải Phòng kể từ năm 1957, trong khi đó Trung Quốc luôn tranh chấp hòn đảo nầy.
Ngày 16/01/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có Hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tầu đấnh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản.
Năm 2010 khi báo chí Trung Quốc đưa tin đòi giành lại Bạch Long Vĩ thì phía Việt Nam vào ngày 31/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã thăm và làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Cần phải hiểu rằng đảo Bạch Long Vĩ bắt đầu có cuộc sống chỉ từ năm 1993. Ngày 26/2/1993, Hải Phòng đã tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra sinh sống và làm việc tại đảo.
Ngày 27/7/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Ngày 21/7/2014, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trực tiếp tới thăm và khảo sát tại Bạch Long Vĩ, ông đã nghe giới chức địa phương báo cáo về "cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển thường xuyên căng thẳng" ở nơi đây.
Bạch Long Vĩ là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, cách đất liền tới 130km. Hiện trên đảo có khoảng 500 dân.
Chủ tịch Trương Tấn Sang được nói đã tìm hiểu khả năng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của các đơn vị đóng trên đảo. Ông cũng cảnh báo rằng "tình hình trên biển và khu vực vẫn có những diễn biến phức tạp", đồng thời kêu gọi cán bộ chiến sỹ các lực lượng "hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ, chủ động trong mọi tình huống không để xảy ra bị động bất ngờ".
Ngày 5/6/2015 Việt Nam bắt đầu thương lượng Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc trong vòng đàm phán thứ 7 vẫn chưa kết thúc, và Thùy Trang đưa tin là Trung Quốc đòi hỏi 75% khu vực đánh cá xung quanh đảo Bạch Long Vĩ và một khu vực khác rộng lớn sát biên giới Móng Cái.
Phải hiểu rõ rằng hiện nay vào ngày 7/6/2015 thì Việt Nam vẫn giữ chủ quyền trên hòn đảo nầy và chưa có lính Trung Quốc nào lên đảo cả, tuy nhiên kể từ hôm nay, tàu bè Trung Quốc sẽ TỰ DO đánh cá và khai thác 75% khu vực chung quanh hòn đảo nầy mà KHÔNG CẦN xin phép Việt Nam nữa.
Sau cuộc đàm phán giữa CSVN và Trung Quốc sau ngày 5/6/2015 thì 12 Hải Lý chủ quyền Việt Nam chung quanh đảo Bạch Long Vĩ, 75% vùng biển sẽ thuộc về Trung Quốc, thay vì là của Việt Nam trước đây.
Điều nầy nhiều người vẫn mơ hồ không nhận thức ra được là người Việt Nam đang ở trên đảo Bạch Long Vĩ thì cứ ở, vẫn cứ lập Huyện, cứ trồng cây, xây nhà tùy thích vẫn như năm 1993, tuy nhiên vùng biển chung quanh khu vực nầy bây giờ 75% đã thuộc chủ quyền Trung Quốc thì người dân Việt nam có ở được trên đảo nhưng chỉ đánh cá được 25% chung quanh khu vực nầy thôi.
Không biết là Thùy Trang giải thích vậy có rõ chưa? Những gì Thùy Trang viết ra thì có rất nhiều anh chị em hiểu rất nhanh, nhưng một số ít người không hiểu nên hôm nay lại có 2 nick góp ý là:
@ Phan Hổ: Hiện mình mới gọi điện ra bạch long vĩ thì vẫn chưa thấy ji. Tin này kiểm lại nhé
@ Binh Nguyen Dung: Bố đang sống ở Bạch Long Vĩ đây, con Trang xàm Vl.
(*) Nếu các bạn nào không thông hiểu lịch sử thì không nên vào đọc bài trong Facebook của Thùy Trang vì mình rất mất công giải thích cho từng cá nhân. Thùy Trang đưa tin tức lên FB chứ KHÔNG mở trường lớp dạy môn lịch sử trên nầy, do đó đây là lần giải thích cuối cùng về lịch sử đảo Bạch Long Vĩ.
Trả lời chung một lần cho rõ hơn về tình hình đảo Bạch Long Vĩ.
Đảo Bạch Long Vĩ được Việt Nam chính thức đưa vào chủ quyền thuộc một Huyện của Hải Phòng kể từ năm 1957, trong khi đó Trung Quốc luôn tranh chấp hòn đảo nầy.
Ngày 16/01/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có Hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tầu đấnh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản.
Năm 2010 khi báo chí Trung Quốc đưa tin đòi giành lại Bạch Long Vĩ thì phía Việt Nam vào ngày 31/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã thăm và làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Cần phải hiểu rằng đảo Bạch Long Vĩ bắt đầu có cuộc sống chỉ từ năm 1993. Ngày 26/2/1993, Hải Phòng đã tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra sinh sống và làm việc tại đảo.
Ngày 27/7/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Ngày 21/7/2014, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trực tiếp tới thăm và khảo sát tại Bạch Long Vĩ, ông đã nghe giới chức địa phương báo cáo về "cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển thường xuyên căng thẳng" ở nơi đây.
Bạch Long Vĩ là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, cách đất liền tới 130km. Hiện trên đảo có khoảng 500 dân.
Chủ tịch Trương Tấn Sang được nói đã tìm hiểu khả năng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của các đơn vị đóng trên đảo. Ông cũng cảnh báo rằng "tình hình trên biển và khu vực vẫn có những diễn biến phức tạp", đồng thời kêu gọi cán bộ chiến sỹ các lực lượng "hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ, chủ động trong mọi tình huống không để xảy ra bị động bất ngờ".
Ngày 5/6/2015 Việt Nam bắt đầu thương lượng Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc trong vòng đàm phán thứ 7 vẫn chưa kết thúc, và Thùy Trang đưa tin là Trung Quốc đòi hỏi 75% khu vực đánh cá xung quanh đảo Bạch Long Vĩ và một khu vực khác rộng lớn sát biên giới Móng Cái.
Phải hiểu rõ rằng hiện nay vào ngày 7/6/2015 thì Việt Nam vẫn giữ chủ quyền trên hòn đảo nầy và chưa có lính Trung Quốc nào lên đảo cả, tuy nhiên kể từ hôm nay, tàu bè Trung Quốc sẽ TỰ DO đánh cá và khai thác 75% khu vực chung quanh hòn đảo nầy mà KHÔNG CẦN xin phép Việt Nam nữa.
Sau cuộc đàm phán giữa CSVN và Trung Quốc sau ngày 5/6/2015 thì 12 Hải Lý chủ quyền Việt Nam chung quanh đảo Bạch Long Vĩ, 75% vùng biển sẽ thuộc về Trung Quốc, thay vì là của Việt Nam trước đây.
Điều nầy nhiều người vẫn mơ hồ không nhận thức ra được là người Việt Nam đang ở trên đảo Bạch Long Vĩ thì cứ ở, vẫn cứ lập Huyện, cứ trồng cây, xây nhà tùy thích vẫn như năm 1993, tuy nhiên vùng biển chung quanh khu vực nầy bây giờ 75% đã thuộc chủ quyền Trung Quốc thì người dân Việt nam có ở được trên đảo nhưng chỉ đánh cá được 25% chung quanh khu vực nầy thôi.
Không biết là Thùy Trang giải thích vậy có rõ chưa? Những gì Thùy Trang viết ra thì có rất nhiều anh chị em hiểu rất nhanh, nhưng một số ít người không hiểu nên hôm nay lại có 2 nick góp ý là:
@ Phan Hổ: Hiện mình mới gọi điện ra bạch long vĩ thì vẫn chưa thấy ji. Tin này kiểm lại nhé
@ Binh Nguyen Dung: Bố đang sống ở Bạch Long Vĩ đây, con Trang xàm Vl.
(*) Nếu các bạn nào không thông hiểu lịch sử thì không nên vào đọc bài trong Facebook của Thùy Trang vì mình rất mất công giải thích cho từng cá nhân. Thùy Trang đưa tin tức lên FB chứ KHÔNG mở trường lớp dạy môn lịch sử trên nầy, do đó đây là lần giải thích cuối cùng về lịch sử đảo Bạch Long Vĩ.
(Ảnh đảo Bạch Long Vĩ, bấm kép sẽ phóng to)
Nguyễn Thùy Trang
https://www.facebook.com/drthuytrangnguyen
[tra-loi-dao-bach-long-vi-trong-hiep-uoc-moi].
Ngày đăng 08/06/2015
Nguồn: http://doanhuulong.blogspot.in/2015/06/tra-loi-dao-bach-long-vi-trong-hiep-uoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét