Trung Quốc lấn tới, Việt Nam ngả về cựu thù?
Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong buổi lễ đón tiếp Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Hà Nội, ngày 1/6/2015.
02.06.2015
Đích thân các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam hôm qua đã đón tiếp
long trọng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong khi vấp phải phản ứng thách
thức từ nước láng giềng Trung Quốc ở biển Đông.
Các bức ảnh chụp quan chức Việt Nam tiếp đón ông Ashton Carter cho thấy sự nồng hậu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng như của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Theo báo chí trong nước, tại cuộc gặp hôm 1/6, ông Trọng đã “khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước”.
Trong khi đó, ông Sang thì nói rằng “hai bên đã khép lại quá khứ và hướng tới tương lai thể hiện bằng việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đặc biệt quan trọng là trao đổi cấp cao diễn ra thường xuyên hơn”.
Giáo sư Tương Lai, nhà quan sát quan hệ Việt - Mỹ, cho rằng việc
chính quyền Hà Nội nồng ấm đón tiếp phái đoàn quốc phòng Hoa Kỳ “là một
chuyển biến đáng mừng”, nhất là trong khi Bắc Kinh ráo riết tiến hành
những hoạt động xây đảo nhân tạo qui mô lớn trên biển Đông. Ông nói:
“Rõ ràng là Việt Nam có một nhu cầu hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới Việt Nam sau khi có những phát biểu rất cứng rắn, vạch trần những việc làm phi pháp của Trung Quốc tại diễn đàn Shangri-La. Không phải chỉ ông Ashton Carter mà Ngoại trưởng John Kerry và Thượng nghị sĩ John McCain đều cho biết thái độ của chính quyền Mỹ cũng như Thượng viện, Hạ viện Mỹ là rất rõ ràng, minh bạch, lên án hành động ngang trái, vi phạm luật pháp quốc tế, ỷ nước lớn, ức hiếp nước nhỏ, và Mỹ có trách nhiệm trong quá trình xoay trục sang châu Á”.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ”.
Trong tuyên bố 5 điểm này, đáng chú ý có nội dung nói rằng “hai bên tăng cường trao đổi đoàn, đối thoại ở các cấp nhất là các đoàn cấp cao của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, quân đội hai nước”.
Ngoài ra, Hà Nội và Washington sẽ “hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, luật pháp của mỗi bên”.
Theo tuyên bố này, Hoa Kỳ sẽ “chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, đào tạo nhân viên cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho Việt Nam một số trang bị cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển”.
Về thông điệp mà các động thái xích gần tới Mỹ của Việt Nam sẽ phát đi tới Trung Quốc, giáo sư Tương Lai nhận định:
“Dựa vào những sự việc đang diễn ra, nhất là qua trả lời phỏng vấn của ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, dường như là người phát ngôn đã được chuẩn bị một cách chu đáo, thì Việt Nam muốn đánh một tín hiệu cho Trung Quốc rằng Trung Quốc phải chấm dứt những hành động ngang ngược, vi phạm luật pháp quốc tế, và đừng có nhân danh vấn đề cùng chung ý thức hệ để mà áp đặt chính sách của Trung Quốc lên đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, khi mà nắm được một vài người chóp bu trong bộ máy quyền lực. Việc Tổng thống Obama sẵn sàng đón ông Nguyễn Phú Trọng là một lời cảnh báo cho Trung Quốc là phải rút lại hành vi ngang ngược trên biển Đông, và rút bớt đi những áp lực đang tác động tới Việt Nam thông qua những người lãnh đạo mà Trung Quốc đã mua chuộc được hoặc đã gây áp lực được.”
Tuyên bố trên được ký trong bối cảnh Trung Quốc đã thẳng thắn bác bỏ những sự chỉ trích của Mỹ về những hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Phát biểu hồi cuối tuần tại diễn đàn an ninh ở Singapore, Thượng tướng Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói rằng những việc làm đó của nước ông là “hợp pháp, hợp tình và hợp lý”.
Hôm 1/6, khi được hỏi phản ứng của Bắc Kinh về chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter cũng như các thỏa thuận ký giữa Hà Nội và Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc “đã nhiều lần lặp lại quan điểm rõ ràng về vấn đề biển Đông”.
Bà Hoa nói thêm rằng Bắc Kinh “hy vọng các bên liên quan nên có những hành động đóng góp vào việc thúc đẩy lòng tin chung giữa các quốc gia trong khu vực cũng như hòa bình và ổn định khu vực”.
Các bức ảnh chụp quan chức Việt Nam tiếp đón ông Ashton Carter cho thấy sự nồng hậu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng như của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Theo báo chí trong nước, tại cuộc gặp hôm 1/6, ông Trọng đã “khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước”.
Trong khi đó, ông Sang thì nói rằng “hai bên đã khép lại quá khứ và hướng tới tương lai thể hiện bằng việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đặc biệt quan trọng là trao đổi cấp cao diễn ra thường xuyên hơn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
tới Việt Nam sau khi có những phát biểu rất cứng rắn, vạch trần những
việc làm phi pháp của Trung Quốc tại diễn đàn Shangri-La. Không phải chỉ
ông Carter mà Ngoại trưởng Kerry và Thượng nghị sĩ McCain đều cho biết
thái độ của chính quyền Mỹ cũng như Thượng viện, Hạ viện Mỹ là rất rõ
ràng, minh bạch, lên án hành động ngang trái, vi phạm luật pháp quốc tế,
ỷ nước lớn, ức hiếp nước nhỏ
“Rõ ràng là Việt Nam có một nhu cầu hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới Việt Nam sau khi có những phát biểu rất cứng rắn, vạch trần những việc làm phi pháp của Trung Quốc tại diễn đàn Shangri-La. Không phải chỉ ông Ashton Carter mà Ngoại trưởng John Kerry và Thượng nghị sĩ John McCain đều cho biết thái độ của chính quyền Mỹ cũng như Thượng viện, Hạ viện Mỹ là rất rõ ràng, minh bạch, lên án hành động ngang trái, vi phạm luật pháp quốc tế, ỷ nước lớn, ức hiếp nước nhỏ, và Mỹ có trách nhiệm trong quá trình xoay trục sang châu Á”.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ”.
Trong tuyên bố 5 điểm này, đáng chú ý có nội dung nói rằng “hai bên tăng cường trao đổi đoàn, đối thoại ở các cấp nhất là các đoàn cấp cao của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, quân đội hai nước”.
Ngoài ra, Hà Nội và Washington sẽ “hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, luật pháp của mỗi bên”.
Theo tuyên bố này, Hoa Kỳ sẽ “chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, đào tạo nhân viên cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho Việt Nam một số trang bị cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển”.
Việt Nam muốn đánh một tín hiệu cho
Trung Quốc rằng Trung Quốc phải chấm dứt những hành động ngang ngược, vi
phạm luật pháp quốc tế, và đừng có nhân danh vấn đề cùng chung ý thức
hệ để mà áp đặt chính sách của Trung Quốc lên đất nước Việt Nam, dân tộc
Việt Nam, khi mà nắm được một vài người chóp bu trong bộ máy quyền lực.
Việc Tổng thống Obama sẵn sàng đón ông Nguyễn Phú Trọng là một lời cảnh
báo cho Trung Quốc là phải rút lại hành vi ngang ngược trên biển Đông
“Dựa vào những sự việc đang diễn ra, nhất là qua trả lời phỏng vấn của ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, dường như là người phát ngôn đã được chuẩn bị một cách chu đáo, thì Việt Nam muốn đánh một tín hiệu cho Trung Quốc rằng Trung Quốc phải chấm dứt những hành động ngang ngược, vi phạm luật pháp quốc tế, và đừng có nhân danh vấn đề cùng chung ý thức hệ để mà áp đặt chính sách của Trung Quốc lên đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, khi mà nắm được một vài người chóp bu trong bộ máy quyền lực. Việc Tổng thống Obama sẵn sàng đón ông Nguyễn Phú Trọng là một lời cảnh báo cho Trung Quốc là phải rút lại hành vi ngang ngược trên biển Đông, và rút bớt đi những áp lực đang tác động tới Việt Nam thông qua những người lãnh đạo mà Trung Quốc đã mua chuộc được hoặc đã gây áp lực được.”
Tuyên bố trên được ký trong bối cảnh Trung Quốc đã thẳng thắn bác bỏ những sự chỉ trích của Mỹ về những hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Phát biểu hồi cuối tuần tại diễn đàn an ninh ở Singapore, Thượng tướng Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói rằng những việc làm đó của nước ông là “hợp pháp, hợp tình và hợp lý”.
Hôm 1/6, khi được hỏi phản ứng của Bắc Kinh về chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter cũng như các thỏa thuận ký giữa Hà Nội và Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc “đã nhiều lần lặp lại quan điểm rõ ràng về vấn đề biển Đông”.
Bà Hoa nói thêm rằng Bắc Kinh “hy vọng các bên liên quan nên có những hành động đóng góp vào việc thúc đẩy lòng tin chung giữa các quốc gia trong khu vực cũng như hòa bình và ổn định khu vực”.
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét